Monday, October 26, 2015

TRÀ LŨ * BÚT KÝ I

TRÀ LŨ I

   

     
MỤC LỤC


1. Tết Làng Tôi
2. Tìm Hạnh Phúc
3. Bữa ăn trên thiên đàng
4.. Bữa ăn trên thiên đàng (2)
5. Chị Ba kể chuyện
6. Chuyện ăn cỏ khô
7. Cụ B.95
8. Miền đất gấm hoa
9. Các cụ chọn gì ?
10. Giáng Sinh An Bình

 
1. Tết Làng Tôi


Làng An Hạ chúng tôi đã ăn tết trong hai tuần lễ, theo đúng truyền thống cha ông ngày xưa, nghĩa là ngay từ ngày cúng ông Táo về Trời cho tới ngày hạ nêu mồng Bảy. Người làm cho cả làng luôn đầy tiếng cười là ông Từ Hoè. Các cụ còn nhớ ông hội viên viễn cư đáng yêu này của chúng tôi chứ. Cái ông ngày xưa đi hành quân bắt được một chú chính ủy VC, ông đem chú về trại rồi ông và chú tranh luận chính tà mấy ngày liền, khi thấy chú đưối lý thì ông thả chú về rừng. Sau 1975, chú vào Saigon và giống y như bà Dương Thu Hương, chú mở mắt và tỉnh mộng. Chú tìm cách cứu được ông Từ Hoè ra khỏi trại cải tạo rồi cùng ông vượt biên. Hai người kết nghĩa anh em, thề từ nay sống chết có nhau. Bây giờ hai anh em kết nghĩa sống ở miền trung Canada. Tuy bỏ làng đi theo người em nhưng ông Từ Hoè tết nào cũng về làng. Tết con mèo này ông đã về làng sớm hơn thường lệ. Ông bảo ông phải về sớm để kịp làm cỗ cúng ông Táo.
Năm nay ông đem về con cá chép và một thùng bánh chưng. Cá chép do ông đánh bắt được ở hồ, còn bánh chưng do chú em kết nghĩa tự tay gói lấy để tết làng. Các cụ có biết con cá chép ông mang về to cỡ nào không? Thật không thể tưởng tượng được, nó bự và nặng hơn10 kí lô. Ông Từ Hoè phải cắt khúc, để đông lạnh và đóng thùng. Ông chỉ con cá chép rồi cười hà hà: giống cá này mới xuất hiện ở Ngũ Đại Hồ giáp giới Mỹ và Canada. Tên nó là Asian Carp, cá chép Á Châu. Các nhà đại dương học cho biết loại cá này ở Á Châu thì chỉ cân nặng tối đa là 2 kí lô, nay không biết tại sao nó bơi sang được Canada, tự nhiên nó phát tướng, con nào con nấy to đùng và nặng từ 10 kí trở lên. Các nhà khoa học không biết tại sao con cá chép này bơi sang được Canada, chứ tôi thì tôi biết tại sao. Nó sang được tới đây vì nó có gốc Việt Nam. Nó nhớ người VN, nó vượt biên. Người VN sang đây gặp đất tốt, đất thiên đàng, nên ai cũng làm ăn thành công và phát đạt, bao nhiêu là bác sĩ ,kỹ sư, luật sư, bao nhiêu là thiên tài, ngay thế hệ thứ nhất này. Con cá chép cũng vậy, nó gặp môi trường thiên đàng, nó to ra, nó béo ra, nó nặng ra, là thế.

Chắc ông Từ Hoè này khi còn trong bụng mẹ đã có sao văn trong miệng. Ông ăn nói có duyên lạ lùng. Chính cụ B.95 đã thốt ra ngay từ năm xưa: Nghe bác nói thì con rắn trong lỗ cũng phải bò ra. Anh John đã mê ông ngay từ phút đầu. Hai cô Huế thì khỏi nói, đã quên ăn quên ngủ.

Xưa nay lúc bình thường làng tôi có một bồ chữ là ông ODP, không khí làng đã vui lắm rồi, nay dịp tết làng lại có thêm một bồ chữ nữa là ông Từ Hoè, thì các cụ có thể tưởng tượng chúng tôi vui biết là chừng nào. Làng lúc nào cũng như đang mở hội.

Trong bữa cúng ông Táo, ông Từ Hoè kể chuyện con cá chép xong thì quay vào phe liền ông rồi nói lớn: Này, xin truyền kinh nghiệm bản thân cho anh em nha: Cỡ tuổi như anh em chúng mình thì ai cũng phải ‘ kiêng 4 EM’ nha. Anh H.O. nghe xong liền thưa ngay: 1 Em đã đủ chết, nói gì tới 4 Em, cái này đàn anh khỏi phải dạy. Phe các bà cũng ngạc nhiên lắm về câu ‘4 Em’ này. Chị Ba Biên Hòa lên tiếng hỏi: Vậy ra xưa nay ông Từ Hoè đã có những 4 em, rồi bây giờ ông mới nghiệm ra là nguy hiểm và mới kiêng sao ? Không khí làng tôi tự nhiên sôi động hẳn lên. Để cho dân làng xôn xao ồn ào một chập ông mới nói: Tôi chưa nói hết ý mà. Em đây không phải là em mèo, em đây là tiếng phát âm của chữ M. 4 Em của tôi là 4 chữ M, 4 chữ đầu cũa Mỡ, Mặn, Mèo và ham Muốn. 4 Em thì chỉ có 1 Em mèo là người mà thôi. Dân già chúng tôi thì ai cũng phải kiêng mỡ, mặn, mèo và ham muốn, phải không nào? Tôi nói có đúng không ạ ? Đấy, miệng lưỡi cái ông Từ Hoè này như thế đấy, các cụ ạ, có mê không chứ.

Rồi ông Từ Hoè quay vào ông ODP: Xin đàn anh nói sang chuyện khác giúp tôi, chứ để mình tôi nói thì chắc sẽ gây hiểu lầm thêm rồi đêm nay gây khó ngủ cho mọi người. Ông ODP liền nhận lời ngay. Ông bảo chúng ta đang trong mùa tết con Mèo, xin bỏ con Mèo của Anh Từ Hoè mà chuyển sang con mèo dân gian. Xét về hệ tộc thì dòng họ nhà mèo lớn lắm. Con mèo là bà con với con cọp, con sư tử, con báo leopard, con báo đốm jaguar, con báo nâu cougar, và con linh miêu. Gia tộc mèo, bất luận đực hay cái đều có râu. Kỳ ha ! Năm mới này người VN chúng ta chọn biểu tượng là con mèo, còn người Trung Hoa thì chọn con thỏ. Tàu và ta chỉ khác nhau về năm Mão này mà thôi. Trong văn chương bình dân của ta có bài thơ con mèo trèo cây cau, ai cũng thuộc ngay thời còn bé:

Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo

Trong bài thơ, mèo bị gọi là ‘con’, còn chuột thì được kêu là ‘chú’, rõ ràng có phân biệt về sự tôn kính, và rõ ràng ta thấy bài thơ có ý chửi xéo con mèo. Xưa nay tôi vẫn thắc mắc là không biết cha ông ta có ý ám chỉ việc gì qua mấy câu thơ này. Gần đây đọc Từ Điển Văn Học Việt Nam của LM Trần Văn Kiệm, tôi thấy tác giả giải thích: con mèo cũng có tên là con mãn. Con mèo trong bài thơ chỉ quân Mãn Thanh năm xưa kéo vào thành Thăng Long của ta, và con chuột, chỉ quân ta phải tạm rút về đèo Tam Điệp để chờ vua Quang Trung từ miền Trung tiến ra lãnh đạo việc tổng tấn công diệt giặc. À, ra thế. Bây giờ thì rõ rồi. À, mà bốn câu thơ trên đây nếu áp dụng vào việc thời sự bây giờ ở Việt Nam thì cũng đúng qúá, các cụ cứ nghẫm mà coi. Người trong nước ai cũng đang chờ minh chúa Quang Trung xuất hiện để đuổi quân Tàu. Hiện nay con mèo đã dám chiếm rừng, chiếm đất, chiếm biển của ta. Nhất định chúng ta phải sống chết với chúng, theo đúng gương tiền nhân.

Ông ODP vừa ngưng thì ông Từ Hoè hướng ngay vào anh John: Này anh Hai John, cả năm nay tôi thèm nói chuyện với anh, tôi thèm nghe anh nói về việc anh học tiếng Việt, tiếng Việt quê hương vợ anh có hay lắm không?

Anh John trả lời ngay lập tức: Tiếng Việt Nam không những chỉ hay sơ sơ mà hay vô cùng, tôi có thể nói về đề tài này cả ngày không hết. Nó ở khắp nơi. Chẳng hạn đĩa cà bung ở trên bàn đây nó nhắc tôi bao nhiêu chuyện. Riêng trái cà, tiếng anh là egg plant. Sở dĩ người Anh gọi nó là egg vì nó giống quả trứng. Tiếng Việt trong tự điển dịch là trái cà tím. Đó là cách nói thanh lịch vì chỉ nói tới màu tím. Người bình dân Việt Nam thì không nhìn nó đơn sơ như vậy mà diễn tả nó chính xác và rõ ràng hơn nhiều, egg plant người bình dân gọi là ‘cà dái dê’. Đúng và hay hết sức vậy đó. Tôi chưa hề thấy tiếng nước nào tả trái egg plant chính xác như vậy. Đấy là mặt chữ nghĩa. Về mặt âm thanh thì tiếng VN cũng vô cùng tuyệt diệu. Làm gì trên thế gian này có tiếng nước nào mà giầu âm thanh như tiếng VN, những 8 thanh cơ mà. Nói mà như hát. Nhiều sách vở nói tiếng VN có 6 thanh là nói sai vì dấu sắc và dấu nặng cho 4 thanh khác nhau tùy phụ âm đi theo, như đán/đắt, đạn/đạt... Riêng dấu ngã thì nghe hay quá cỡ. Nó nũng nịu, nó bẽn lẽn, nó lãng đãng mãi mãi không thôi... Dấu ngã nghe như là tổng hợp của dấu huyền và dấu sắc.

Các bác còn muốn nghe nữa chứ? Ai cũng gật đầu lia lịa. Anh tiếp: Xin nói về ý nghĩa. Trong tiếng Việt, nhiều chữ có nghĩa trái ngược hẳn nhau nhưng trong vài trường hợp lại đồng nghĩa với nhau, mới ghê chứ, như

- Quân ta đánh thắng quân Tàu = Quân ta đánh bại quân Tàu (thắng=bại)

- Máy bay ném bom trúng nhà dân = máy bay ném bom lầm nhà dân (trúng=lầm)

- Mùa đông phải mặc áo ấm = mùa đông phải mặc áo lạnh ( ấm=lạnh)

Mà thôi, tôi xin tạm ngưng bài diễn văn của anh John để trình các cụ việc gói bánh chưng bánh tét. Phe liền ông chúng tôi phụ trách bánh chưng, phe liền bà dưới sự lãnh đạo của chị Ba Biên Hòa phụ trách bánh tét. Mỗi phe đều lái xe đi chợ sắm hàng riêng.

Và ngày trọng đại đã đến, dân làng tụ họp tại nhà Cụ Chánh. Phòng khách nhà cụ đã được xử dụng làm xưởng gói bánh. Cụ Chánh và cụ B.95 làm cố vấn tối cao. Ông ODP và ông Từ Hoè lãnh đạo việc gói bánh chưng, anh H.O., anh John và tôi chạy vòng ngoài phụ tá. Hai ông như cặp bài trùng, hợp ý nhau hết sức. Hai ông gói bánh chưng mà không cần khuôn, các ông gói buông tay mà đồng bánh vẫn vuông vức. Gạo nếp có rắc chút xíu bột ngọt các cụ ạ, hai chủ tướng bảo bột ngọt nếu dùng đúng liều lượng sẽ tăng thêm hương vị chứ không có độc hại gì. Rồi nhân thì có đậu xanh, và thịt heo đã ướp tiêu hành nước mắm, đây là thịt mông gồm cả da cả mỡ cả thịt nạc. Ông Từ Hoè cười hà hà. Cả năm mình kiêng mỡ kiêng mặn, ngày tết phá giới một chút không sao, sẽ uống thuốc bù. Nghe cũng có lý phải không cơ. Còn phe các bà cũng vui vẻ náo nhiệt lắm. Bánh chưng gói bằng lá giong, bánh tét gói bằng lá chuối. Gạo cũng thêm chút xíu bột ngọt, nhân thì vừa đâu xanh, đậu đen đậu đỏ, vừa thịt heo vai đã ướp tiêu đường nước mắm, và gói thành đòn dài.

Dân làng vừa gói bánh vừa chuyện trò râm ran. Chúng tôi đã nói bao nhiêu thứ chuyện. Tiếng cười rộn rã có lúc tưởng chừng vỡ nhà. Đề tài muôn thuở ‘ nam nữ yêu đương’ lại được khơi lên. Ông Từ Hoè xin được đọc bài thơ nói về tính nghĩa hạnh phúc vợ chồng như sau: Ta Mình hai đứa một đôi
Lâu lâu giận dỗi mỗi nơi một người
Làm lành hai đứa lại cười
Xáp vào lại hóa hai người một đôi
Ngọt ngào cất tiếng ‘ Mình ơi’
Trên đời đẹp nhất là tôi với mình
Đôi khi có chuyện bất bình
Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau
Nhưng mà giận chẳng được lâu
Giận nhau hôm trước hôm sau lại hoà
Nhìn mình tôi lại cười xòa
Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi
Chúng mình như đũa có đôi
Có đôi để gọi ‘ Mình ơi, Mình à’

Ai cũng cho bài thơ mùi mẫn qúa. Tình nghĩa vợ chồng là phải thế. Cụ B.95 lên tiếng góp ý: Nãy giờ dân làng chỉ toàn nói chuyện tiếng cười Viêt Nam. Xin cho tôi nghe chuyện cười Canada xem nào. Anh John đâu, xin cho nghe chuyện nào thât đặc sắc Canada. Anh nhớ kể chuyện nào không có đề tài ‘ấy’ mà vẫn gây được tiếng cười nha.

Cái anh John này thật đa tài, cái gì cũng như có sẵn trong túi. Anh nói ngay: Tôi xin kể 2 chuyện. Chuyện thứ nhất được chấm giải là chuyện ngắn nhất và ý nghĩa nhất. Đây là mẩu đối thoại giữa Adam và Eve. Nhưng trước khi vào chuyện xin cho tôi có đôi lời giới thiệu 2 nhân vật này. Khởi đầu sách Kinh Thánh là phần nói về việc Chúa tạo dựng ra trời đất và con người. Adam là nhân vật đầu tiên được chính tay Chúa tạo nên và sau đó Chúa lấy xương sườn của Adam mà tạo ra Eve. Adam và Eve là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất. Ông Adam thọ tới 930 tuổi. Và câu chuyện thứ nhất như thế này:

Một buổi đẹp trời kia, tại vườn địa đàng, Eve mới hỏi Adam: Anh có yêu em không? Adam đáp ngay: Ủa, anh có sự chọn lựa sao?

Xin hết chuyện thứ nhất. Các bạn có thấy cái anh chồng Adam này ghê không? Và đây là chuyện thứ hai: Mike và Jim là hai bạn thân nhau từ nhỏ. Bữa đó sau buổi học hai chàng thấy trời đẹp bèn nổi hứng rủ nhau vào công viên chơi. Mike thấy một thiếu nữ rất đẹp đang ngồi trên ghế đá, dưới chân là một con chó vàng. Anh liền nổi máu tếu nên anh đố bạn: Tao đố mày dám đến gần cô gái đẹp kia và nói một câu gì mà có thể làm cho người đẹp cười liền, rồi sau đó nói một câu gì làm cho cô ấy nổi giận liền, Dám không? Mày mà làm được thì tao xin bao một chầu cà rem. Bị Mike nói khích, Jim làm ngay. Jim liền chạy đến trước mắt cô gái, xin được vuốt ve con chó, rồi Jim khoanh tay nói với con chó: Con chào Ba! Cô gái nghe vậy liền cười hắc hắc. Rồi Jim đột ngột đứng lên, cung kính nói với cô gái: Con chào Má. Nghe xong, cô gái giật mình rồi nổi giận. Cô la Jim là người mất dạy và định kêu cảnh sát.

Anh John kể xong hai chuyện, không thấy Cụ B.95 cười như mọi khi liền hỏi: Cụ thấy hai chuyện Canada này có hay không? Cụ đáp: Chuyện đầu tôi chả hiểu gì cả. Sao mà chuyện Canada khó hiểu làm vậy! Còn chuyện thứ hai thì tôi hiểu, nhưng không thấy hay, chắc nó thiếu mắm thiếu muối.

Vừa nghe đến đây, anh H.O. lên tiếng ngay: A, rõ ràng nha, rõ ràng cụ cũng thích chuyện mặn nha. Vậy xin phép cho cháu nói chuyện mặn một tí nha. Tôi xin được đố cả làng hai câu:

- Cái gì có chân mà không có đầu?

Câu đố này nghe mơ hồ mung lung qúa, chưa ai biết ý của anh. Đang lúc cả làng suy nghĩ thì anh tự trả lời: Đó là cái ghế. Làng thua tôi 1-0 nha. Tôi xin đố câu thứ hai:

- Con gì có đầu mà không có chân?

Làng vẫn tắc. Cả hai bồ chữ ODP và Từ Hoè cũng chịu. Hai cô Huế thì cho rằng câu đố này vô lý, làm gì trên đời này có con vật nào có đầu mà lại không có chân. Cuối cùng thì làng xin chịu. Anh H.O. bèn cười tồ tồ rồi nói:

- Đó là con c...

Nghe đến đây thì phe liền ông phá ra cười, vừa cười vừa đập bàn đập ghế. Phe các bà thì cười bò lăn, vừa đấm nhau thùm thụp vừa la ‘Đồ qủy! Đồ qủy!’

Các cụ đã thấy không khí nấu bánh chưng của làng tôi có vui không? Vui qúa chứ. Rồi bếp lửa được nhóm lên. Dân làng vây quanh hai nồi bánh lửa cháy rừng rực. Bao nhiêu chuyện, bao nhiêu tâm sự, bao nhiêu kỷ niệm thời xưa được khơi dậy bên hai nồi bánh này.

Ông ODP thấy mình như đang sống lại những ngày xưa thân ái ở Saigon. Theo ông thì con hẻm lớn nhà ông có nhiều kỷ niệm đáng yêu đáng nhớ nhất. Này nha, cứ đúng 6 giờ sáng là anh bán bánh mì cất tiếng ‘ bánh mì nóng dòn đây’. Anh là cái đồng hồ đánh thức cả ngõ dậy. Rồi sau đó là bà bán cháo sườn. Nồi cháo thơm lừng cả hẻm. Chừng nửa giờ sau là bà bán xôi. Rồi gánh hàng của bà bán bún riêu. Lúc sau là bà bán bánh cuốn. Đến 9 giờ là con hẻm trở lại yên tĩnh hoàn toàn. Rồi đến trưa, khoảng 1 giờ thì có tiếng rao giọng Nam Kỳ đặc: Ai đậu xanh nước dừa đường cát.. .hôn... Cái bà bán chè này nấu chè rất ngon và bán hàng rất mát tay. Bà đến đây bán chè từ thời con gái. Bà lập gia đình, bà có con rồi có cháu, bà vẫn đến đây, vẫn gánh hàng chè này. Tay bà đã nuôi được một đàn con ăn học thành tài. Sau bà bán chè là tiếng lốc cốc của ông Tàu bán mì gõ. Khoảng 1 giờ 30, lúc các ông công chức chuẩn bị đi làm ca chiều thì xe hàng bán trái cây ướp lạnh đến. Nào đu đủ, nào mía, nào dứa, nào củ đậu. Rồi ngõ hẻm được trả lại sự yên tĩnh cho tới tối. Khoảng 8 giờ thì con hẻm lại tưng bừng nhộn nhịp, lại vang lên tiếng ồn ào của hàng cháo vịt, cháo huyết, cháo mực. Có cả vịt lộn, cả bún bò. Người đến sau cùng là ông Tàu bán chè mè đen ‘chí mã phù’.

Nói đến đây rồi ông ODP tặc lưỡi: Sao thời xưa các món này ăn ngon thế, và mình sung sướng thế! Mà đây mới chỉ là một ngõ hẻm, chứ những ngã ba ngã tư còn náo nhiệt hơn nhiều. Dân nhậu thành phố hẹn hò nhau cứ đến tối là tới đây biến khu vực này thành khu ăn uống dã chiến ồn ào và đa dạng vô cùng. Bàn ghế cái nào cũng thấp lè tè. Người đứng người ngồi. Tiếng gọi khô mực, khô bò, vịt lộn, bò kho, bê thui, lòng heo, la de, trà đá vang lên một cõi. Râm ran náo nhiệt tới qúa nửa đêm.

Ông Từ Hoè thì không nhớ những bàn nhậu bên đường bằng mấy quán ăn bình dân như quán bà Bà Ba Bủng, quán ông Cả Cần, quán Bà Cả Đọi. Ông cho biết ông thích quán Bà Cả Đọi nhất. Thực ra tên nguyên thủy chỉ là Quán Bà Cả mà thôi. Cái tên Đọi nghe nói là do cái ông nhạc sĩ Trường Kỳ thêm vào. Sở dĩ ông Trường Kỳ gọi như thế vì thuở xưa khi ông ta chưa rủng rỉnh, lúc trong túi không có tiền, ông và bạn bè vẫn kéo đến đây và Bà Cả vẫn cho ăn chịu. Ông Từ Hoè tỏ ra biết rất rõ về quán này. Ban đầu quán của bà ở Chợ Cũ Saigon. Vì phát đạt nên quán bành trướng ra qúa nhiều lề đường, thế là cảnh sát bắt dẹp. Bà rút về một con hẻm đường Nguyễn Huệ. Không những trong hẻm mà thôi, mà còn rút lên gác nữa nới khiếp, thế nhưng dân nhậu Bắc Kỳ vẫn kéo đến nườm nượp. Khách hàng thường xuyên nhất là nhóm báo Sống của ông Chu Tử. Ôi cái hương vị Bắc kỳ, những tô canh rau đay nấu cua, những đĩa cà pháo chấm mắm tôm, đĩa dưa cải chua, đĩa thịt đông, đĩa rau muống xào, đĩa đậu rán, sao mà ngon thế, sao mà quê hương thế. Quán không có thực đơn. Khách đứng xem các món bày ngay tủ kính lối vào rồi chỉ. Đúng là cơm chỉ. Quán không hề đăng quảng cáo. Tiếng lành đồn xa. Rồi Bà Cả đủ tiền mua nhà ở đường Trương Định và Tôn Thất Hiệp. Lần này thì có quán khang trang, lại có cả bảng hiệu Đồng Nhân. Đồng Nhân là làng sinh quán của bà Cả.

Nói đến đây xong, ông Từ Hoè ngưng để chiêu một ngụm nước trà và ăn một miếng bánh ngọt. Cái gốc Bắc Kỳ của ông rõ ràng quá. Các cụ có để ý viêc này không, là người Bắc uống trà rồi lai rai với bánh ngọt, bánh đậu xanh, còn người Nam thì uống trà và nhâm nhi với khô cá thiều khô cá mực.

Rồi Ông Từ Hoè chỉ anh John đang ngồi bên. Ông bảo ông già rồi nên hay nói chuyện ngày xưa nhất là chuyện ăn uống. Lâu nay bọn ông hay bắt anh nói chuyện hoc tiếng Việt. Bữa nay xin anh đổi đề tài, xin anh nói về món ăn VN. Anh có ý kiến gì về những thứ nhậu nhẹt của cái bếp VN không?

Anh John bị hỏi bất ngờ nên suy nghĩ một chập rồi mới phát biểu: Tôi thấy người Việt Nam khi gặp nhau thường ăn uống. Món đầu tiên bao giờ cũng là món gỏi, đây là món khai vị. Đơn sơ thì món này gồm cà rốt, củ cải trắng, dưa leo, bắp cải thái nhỏ, trộn với dấm chanh đường và rau răm rau quế với một chút đậu phọng rang. Sang hơn một chút thì thêm thịt heo, bao tử, tôm, mực luộc thái mỏng. Nhưng điều quan trọng là các thứ này phải dòn, và nhậu ngay khi vừa trộn. Đĩa gỏi mà để lâu là mất ngon ngay. Vừa nhậu gỏi, vừa nhâm nhi la de, vừa nói chuyện tục tĩu thì thật là tuyệt vời. Sau món gỏi khai vị này thì có thể đến các món kế tiếp như bún thịt nướng, bún thang, bún mọc, bánh bèo. Cái bếp VN rất nhiều món bún. Người Bắc thì ăn bún thang, bún ốc, bún mọc, bún riêu, bún ngan, bún đậu, bún sườn. Người Trung thì bún bò Huế, người Nam thì bún bì, bún chả giò, bún thịt nuớng, bún cà ri, bún gỏi gà...

Nghe anh John nói về các món bún dân làng ai cũng thấy đói bụng. Đúng lúc đó thì phe các bà dọn bữa ăn tối ra. Ai ngờ trong khi các nhà quân tử chúng tôi đưa nhau về thời ăn uống xa xưa thì các bà lúi húi trong bếp. Các bà giỏi thât. Loáng một cái mà đã xong một nồi cơm và một nồi thịt heo kho với cả cá lóc cả hột vịt nước dừa. Chị Ba Biên Hòa tuyên bố: “ Đây là bữa ăn cuối năm. Các ông xơi xong thì xin các ông cứ bàn tiếp các chuyện quan trọng trong nước cũng như trên thế giới. Khi nào nồi bánh chín, chúng tôi sẽ mời các ông xơi bánh chưng chấm với mật, bánh tét với tôm khô củ kiệu ạ.”

Các cụ đã thấy Chị Ba vợ anh John này giỏi chưa. Chị là một nội tướng tài ba số một. Làng tôi đã ăn một bữa ăn cuối năm thật là ngon và vui vẻ như thế đấy.

Trong phần ăn tráng miệng và uống nước trà, anh H.O. cao hứng nói thêm chuyện vui. Anh lại đố làng nữa: Xin đố cả làng khi nào thì ta biết con trai con gái bước vào mùa xuân cuộc đời, tức là vào giai đoạn dậy thì ? Cụ Chánh bảo cả làng vừa ăn no nên khó nghĩ ra câu trả lời, do vậy cụ đề nghị anh hỏi và đáp luôn cho làng sung sướng. Anh xin tuân lệnh cụ tiên chỉ và nói: Thưa khi đến tuổi dậy thì anh con trai vỡ tiếng, tiếng nói ồ ồ, còn cô con gái thì mặt có mụn, và thích soi gương. Rồi tuổi xuân đến, tuổi yêu đương đến. Tình yêu miên man sấm nổ. Vậy cho tới khi nào thì ta biết đàn bà đàn ông hết tuổi yêu đương mà đi vào tuổi hồi xuân? Thưa, khi người đàn bà bắt đầu nghĩ tới việc tân trang trên dưới, và khi người đàn ông nghĩ tới xuân dược Viagara.

Làng lại phá ra cười. Không ngờ cái anh H.O. này hóm hỉnh như vậy

Rồi Cụ chánh tiên chỉ được mời nóí chuyện ngày xưa. Cụ vừa nói, mắt cụ lim dim như nhìn về dĩ vãng: Lão không nhớ chuyện nhậu nhẹt nhưng nhớ sinh quán. Làng lão khi xưa có cánh đồng cò bay thẳng cánh, con đường làng lát gạch bát tràng, đi lên xóm trên, đi xuống xóm dưới, đâu đâu cũng là nhà bà con họ hàng, đêm nằm nghe rõ gà gáy sang canh, sáng có con chim chích choè con chim chìa vôi bay nhảy trên cành cây, trưa nghe rõ tiếng con cu gáy trên ngọn cau, tiếng chó sủa bên hàng xóm, chiều nghe tiếng chuông chùa ngân nga...Ngày nay làng của lão không còn nữa, tất cả đã thành biển dâu. Đó là chuyện qúa khứ, vì các bạn muốn nghe nên lão khơi lại vậy thôi.

Bây giờ lão xin chúc tết.

Lão vừa đọc được chuyện này trên liên mạng, xin trình bà con:

Một buổi sáng đầu mùa đông, tại ga điện ngầm L’Enfant Plaza ở thù đô Washington, người ta thấy một nhạc sĩ dạo đứng kéo vĩ cầm. Anh kéo đàn rất say sưa. Anh trình diễn những nhạc khúc bất hủ của Bach, của Shubert của Massenet. Bấy giờ là 8 giờ sáng, thời gian cao điểm đông người qua lại. Một ông cụ đi ngang qua và bỏ vào cái nón của anh nhạc sỉ đồng bạc đầu tiên. Sau đó là một phụ nữ. Bà ta đứng lại nghe một chút rồi mở ví cho một đồng bạc. Mấy phút sau thì có một thanh niên đi ngang qua, nhìn thấy nhạc sĩ nhưng làm lơ đi tiếp, sau đó một phút anh quay lại bỏ vào cái nón xin tiền mấy đồng tiền lẻ rồi vội vã đi ngay như sợ trễ giờ tới sở. Rồi người ta chú ý tới một em bé chừng ba tuổi. Em níu tay mẹ để đứng lại xem và nghe nhạc. Mẹ em cố kéo em đi, nhưng càng kéo em càng ghì lại. Em nhìn nhạc sĩ một cách say đắm. Mẹ em phải bế em lên và bồng em đi. Mắt em bé vẫn ngoái lại. Sau 45 phút kéo đàn, người nhạc sĩ vĩ cầm đã nhận được 35 đôla. Chẳng ai dừng lại để khen chàng một câu. Chẳng ai nóí với chàng một tiếng.

Nào có ai ngờ nhạc sĩ chơi đàn này chính là Joshua Bell, một thiên tài vĩ cầm nổi danh nhất thế giới. Ông đã chơi nhạc bằng cây đàn Stradivarius 1713 trị giá 3 triệu 500 ngàn đô la tại những đại sảnh như Boston và vé vào cửa tối thiểu 100 đô la. Báo Washington Post đã chủ ý tạo ra biến cố bất ngờ này để khảo sát về khả năng cảm nhận và khiếu thưởng ngoạn cũng như những ưu tiên hành động của công chúng. Tờ báo đã suy ra điều này: Chúng ta thường không nhận ra nhiều điều tuyệt mĩ, không nhìn thấy nhiều điều tuyệt hảo chung quanh ta.

Từ chuyện này suy ra: trong cuộc đời chúng ta có biết bao nhiêu việc kỳ diệu mà vì vô tình, vì bất ngờ, vì vô minh mà ta đã không nhìn thấy. Hằng ngày chung quanh ta có biết bao nhiêu là những thiên tài vĩ cầm Joshua Bell xuất hiện mà ta đâu có thấy. Năm mới, lão xin thành tâm kính chúc dân làng nhìn ra những điều vĩ đại và kỳ diệu đang xảy ra quanh chúng ta và cho chính chúng ta.

Kính chúc các cụ Năm Mới đầy tiếng cười và nhận ra nhiều Hạnh Phúc mình đang có.
Trà Lũ

 

  2. Tìm Hạnh Phúc


Canada đang bước vào Thu. Các chậu hoa cúc rực rỡ bày bán trên đường đã loan tin như thế. Tiếng trống múa lân ‘ tùng là cà rùng tùng xoèng’ đã loan tin như thế. Thực ra tiếng trống múa lân không phải chỉ loan tin mà là mời gọi. Năm nay tại Toronto, Hội Người Việt cộng tác với nhiều hội đoàn quốc gia đã tổ chức một lễ Tết Trung Thu thật lớn, rất mực hoành tráng. Cả làng An Lạc chúng tôi đã tới dự. Mấy chục năm xưa thì dắt con, năm nay thì dân làng không còn dắt con mà là dắt cháu dắt chắt. Vui và thích qúa sức. Tiếng trống múa lân tùng cheng tùng cheng, tùng xoèng tùng xoèng đã gợi lại trong tôi bao nhiêu kỷ niệm thân yêu thời VC chưa về phá làng phá xóm. Ôi những ngày xưa thân ái ấy làm sao mà quên được.

Tới nơi hành lễ, các cháu các chắt của chúng tôi đã lanh lẹ nhập vào nhiều đoàn thiếu nhi, tay cầm đèn Trung Thu, tay cầm quả bóng xanh đỏ, miệng hát bài ‘Tết Trung Thu rước đèn đi chơi…’ Ôi bầy trẻ VN đẹp như các thiên thần, đáng yêu làm sao ! Bầy trẻ đã múa hát với con lân, từ đầu chương trình cho tới cuối chương trình, rất say mê. Nhiều em bé lúc bố mẹ dẫn ra về còn khóc thét, các bông hoa VN này còn muốn ở lại chơi nữa với ông địa với con lân, với bạn bè mới quen.

Cụ Chánh thấy những em bé còn đòi ở lại chơi thì cười hà hà rồi bảo cả làng : Thế này là điềm vui điềm lành rồi đây vì chất văn hóa truyền thống VN đang bắt đầu ngấm vào lòng lớp trẻ. Cụ B.95 thì thích lắm, cụ cứ bảo ngoài Bắc ngày xưa của tôi thì gọi là ‘múa sư tử’. Ông ODP trả lời ngay : Đúng vậy. Ngày xưa cha ông ta cho rằng con lân xuất hiện là một điềm lành, nên dịp Tết Trung Thu cho con lân nhảy múa là thế. Vì đầu con lân chỉ có một sừng, trông xa như con sư tử. Người Tàu không múa lân mà múa rồng. Rồng VN khác với rồng Tàu : Rồng của Tàu có 4 chân cao và thân ngắn, còn rồng VN 4 chân thấp, thân dài và uốn khúc. Múa rồng VN là đúng vì mình rồng dài, chứ anh Tàu múa rồng là sai vì mình rồng của Tàu ngắn thì múa lượn sao được.

Tan tiệc Trung Thu của cộng đồng, chúng tôi kéo về nhà Anh John Chị Ba Biên Hòa làm tiệc thứ hai. Lần họp này, ngoài dân làng còn có thêm nhiều con nhiều cháu, lại có thêm vài đứa chắt của Cụ B.95 và Cụ Chánh nữa, nên buổi họp biến thành một đại hội gia đình và một đại tiệc. Vui qúa là vui. Bầy con nít vừa ăn bánh trung thu vừa ăn chả giò, vừa uống coke vừa xem các phim hoạt họa, lại còn nhảy múa, còn hát và hò hét. Rất đỗi sống động. Cụ Chánh thì gật gù sung sướng : Đây là dịp rất tốt để chúng làm quen với nhau, nhận họ nhận hàng với nhau, chứ quanh năm cắp sách đến trường nào chúng có dịp gặp nhau đâu. Chị Ba Biên Hòa nói thêm : Cầu mong chúng biết nhau, quen nhau, rồi sau này lớn lên yêu nhau và lấy nhau thì còn gì tốt đẹp bằng.

Riêng các vĩ nhân và các nhà quân từ chúng tôi thì ăn phở. Chị Ba Biên Hòa là dân Nam Kỳ mà nấu phở Bắc Kỳ ngon cách gì. Chị Ba nhiều tài quá. Chuyện này dài, xin nói về sau. Bây giờ xin kể các chuyện nóng mà làng tôi đã trao đổi với nhau.

Thứ nhất là chuyện thời sự về chuyến công du của Đức Giáo Hoàng Francis, 3 ngày ở Cuba, 6 ngày ở Mỹ. Ai cũng cho đây là một phép lạ. Tôi nói phép lạ là vì nhớ lời Ông Fidel Castro nói năm 1973. Hồi đó, Ông Castro dựa thế Nga Xô và chống Mỹ quyết liệt. Ông hét ra lửa. Ông nói như tuyên chiến với Mỹ và Vatican. Ông bảo ông không thèm nói chuyện với 2 tên này. Chừng nào Mỹ có một tổng thống da đen, chừng nào Vatican có một giáo hoàng gốc Nam Mỹ thỉ chừng đó ông mới thèm nói. Hơn 40 năm sau, phép lạ đã xảy ra, ông đã và đang nói chuyện với Ông Obama gốc da đen và đã tiếp Giáo Hoàng Francis gốc Nam Mỹ. Cuba và Mỹ sẽ sống hòa bình, Raul Castro, người kế vị ông anh Fidel, sau khi ôm hôn Đức Francis đã tuyên bố sẽ không chống Roma nữa và sẽ nhập đạo Công Giáo. Cái gì ? Nhập đạo nha.

Con lân xuất hiện là dấu hiệu hòa bình ló rạng. Chắc con lân VN do các đoàn múa lân dịp Tết Trung Thu vừa qua ở Hoa Kỳ và Canada đã mang dấu hiệu hòa bình tới, các cụ ạ. Chứng cớ ư ? Thì tháng Chín vừa qua, đất Hoa Kỳ là nơi xuất hiện, là điểm đến của nhiều lãnh tụ lớn, phải không nào. Đức Francis là một, Đức Đạt Lai Lạt Ma là hai, vua Tập Cận Bình là ba, vua Trương Tấn Sang là bốn. Đúc Francis đã xin với Vua Obama, Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ và Đại Hội Đồng LHQ quan tâm đặc biệt tới môi trường thế giới, và thương xót những người di dân đang chạy tới. Lời xin của Ngài đã được lắng nghe.

Đáp lời kêu gọi này, Canada đã hứa sẽ nhận 10 ngàn người tỵ nạn Syria. Hiện nay Giáo Hội Công Giáo Canada đang xin giáo dân bảo trợ các người Syria này như 40 năm trước đây đã mở lòng đón tiếp các thuyền nhân VN. Làng tôi cũng đang bàn tới chuyện bảo trợ. Cha Paolo tuần qua đã nói một câu rất hay : Chúng ta thường cho người khác những cái mà chúng ta có dư, chứ không cho những cái mà chúng ta đang cần dùng. Cho thứ này mới qúy, đúng như Mẹ Teresa Calcutta nói : Chúng ta phải rộng tay cho tới khi nào tay ta đau.

Viết đến đây thì tôi chợt nhớ tới Cô Kiều Chinh, người nữ tài từ điện ảnh số 1 của Việt Nam. Cô cũng tới Toronto này vào tháng 9 vừa qua để tham dự một sinh hoạt lớn của cộng đồng ghi dấu 40 năm biệt xứ và ngày 30/4 được mang tên là ‘Hành Trình tới bến Tự Do’. Trong một bữa ăn có tôi ngồi chung bàn, Cô kể chuyện về chính Cô. Cô là người tỵ nạn VN đầu tiên đến Canada vào 6 giờ chiều ngày 30 tháng Tư 1975. Cô tới Canada với hai bàn tay trắng vì cô đâu có ngờ mất nước nhanh thế, cô đang đi đóng phim mà. Cô liên lạc với những nơi quen biết nhưng chỗ nào cũng trả lời lạnh lùng và hững hờ. Cô nói một câu nghe rất chí l‎ý‎ và thấm thía : Những lúc ngặt nghèo khổ sở mới biết rõ ai là người bạn tốt. Cái việc đầu tiên mà cô xin được là đi quét dọn chuồng gà cho một trại gà lớn. Cô chỉ làm được có 3 ngày rồi ngã bệnh. Chất độc của phân gà đã đánh gục cô. Hết bệnh thì cô phải tiếp tục đi xin việc khác. Nơi nào cũng lắc đầu. Nơi cuối cùng mà cô gọi nhưng không mấy hy vọng gì trong lòng, là một nữ tài tử ở Hollywood, cô quen tài tử này cách đây đã lâu, trên 10 năm. Cô Kiều Chinh khóc khi nói chuyện và cô tài tử Hollywood nghe cô kể chuyện cũng khóc theo. Chỉ 3 ngày sau Cô Kiều Chinh đã nhận được giấy bảo lãnh, vé máy bay và một việc làm với hãng phim. Người bạn ngoại quốc xa cách đã 10 năm mà hóa ra lại là người tốt nhất !

dgh usa vn 1Xin nói tiếp về Đức Giáo Hoàng Francis. Trong buổi lễ bế mạc Đại Hội Gia Đình Thế Giới 2015 ở Pennsylvania mà Ngài làm chủ tế có hai bạn trẻ VN bận quốc phục VN lên dâng của lễ. Tôi thấy Ngài vừa nhận lễ vật vừa nói thì thào gì đó với hai em VN này. Cụ Chánh thấy cảnh này thì chảy nước mắt. Cụ bảo đại hội có bao nhiêu đại biểu các nước thế mà đại biểu VN được chọn, vinh dự lắm chứ. Ngài nói gì với hai em này vậy ? Không chừng Ngài hứa sẽ sang thăm VN nay mai.

Cụ B.95 bữa nay được sống lại những kỷ niệm ngày xưa, nào tiếng trống múa sư tử tùng cheng tùng xoèng, nào bánh xem trăng, nào bạn bè ôn lại chuyện cũ, nào được xem những hình ảnh tông du của Đức Giáo Hoàng, nào được ăn phở đúng hương vị ngày xưa, cụ tỏ ra sung sướng vô cùng. Anh John nói với cụ : Cháu thấy hôm nay bác vui vẻ khác thường, như vậy đã đủ chưa, hay bác còn muốn nghe thêm mấy chuyện cười như thông lệ mọi khi nữa không? Nghe tới chuyện cười thì không chỉ cụ già Bắc Kỳ này mà tất cả phe liền bà đều gật đầu. Cô Tôn Nữ nói ngay : Hôm nay vui, toàn chuyện vui, toàn chuyện về Đức Giáo Hoàng, chúng ta chỉ mới vỗ tay chứ chưa cười. Nào, phe các ông có gì cho chúng tôi cười không ?

Ông ODP liền giơ tay xin nói. Rằng hiện nay thế giới đang chia rẽ về việc cho phép hay không cho phép, lên án hay không lên án việc hôn nhân đồng tính, nam lấy nam, nữ lấy nữ. Hiến Pháp Hoa Kỳ đã cho phép họ lấy nhau. Ông đại sứ Canada ở Hà Nội hiện nay cũng là một ông đồng tính. Chả biết ở VN hiện nay ông có bị chê không chứ ngày xưa các cụ ta chê là cái chắc. Tôi thấy lời ca dao nói rất rõ việc này :

Đàn ông nằm với đàn ông

Như gốc như gác như chông như chà,

Đàn ông nằm với đàn bà

Như lụa như lãnh như hoa trên cành…

Giáo Hội Công Giáo xưa nay vẫn chống. Đức Giáo Hoàng Francis thì xin mọi người hãy thương những người này vì khi sinh ra họ đã là người bất bình thường rồi.

Nghe đến đây thì phe các bà lên tiếng : Mấy tin mà các ông vừa kể khô quá, chả có tiếng cười gì cả. Ông H.O. liền giơ tay nói : xin có tiếng cười ngay đây :

Rằng bữa đó có 4 bà bạn học cùng lớp ngày xưa gặp nhau. Họ sung sướng kể cho nhau bao nhiêu chuyện về gia đình mình. Đến mục nói về con cái thì bà nào cũng có vẻ hãnh diện kể tốt về con mình. Bà thứ nhất khoe : Tôi có cậu con trai đi tu và làm linh mục. Ai gặp con tôi cũng đều chào : Lạy Cha ạ ! Bà thứ hai kể : Tôi cũng vậy, có con đi tu, không những làm cha mà còn làm tới giám mục, ai gặp cũng đều cung kính chào : Lạy Đức Cha ạ. Bà thứ ba nghe xong liền nói : các chị chưa tốt phước bằng tôi. Cậu con tôi đi tu và làm tới chức Hồng Y lận, ai gặp cũng chào rất mực tôn kính : Lạy Đức Hồng Y ạ. Ba bà đều nghĩ rằng bà bạn thứ bốn này hết mức rồi, trong đạo Công Giáo thì chức Hồng Y là tột đỉnh rồi, không còn ai cao hơn được nữa. Thế nhưng bà thứ bốn đã vui vẻ kể về con mình. Rằng tôi không có con trai để đi tu, tôi chỉ có một con gái. Cháu năm nay vừa tuổi trăng tròn, trời cho nó khỏe mạnh và nhan sắc. Cháu thường ăn mặc rất phong phanh và hở hang, nên ai gặp cháu cũng đều nói lớn : Lạy Chúa tôi !

Nghe đến đây thì cả làng vỗ tay khen hay. Ông H.O. được làng vỗ tay khen nên ông cao hứng kể nữa. Bữa nay làng ta mở đầu đã nói tới Đức Giáo Hoàng nên tôi không dám kể chuyện tục chuyện mặn, tôi xin kể tiếp chuyện liên hệ tới đạo. Rằng theo Thánh Kinh Cựu Ước thì thủy tổ của loài người là Ông Adam và Bà Eva. Chúa dựng nên ông bà trực tiếp. Về mặt cơ thể, Ông bà Adam Eva thiếu một thứ mà tất cả chúng ta đều có. Xin đố các bạn ông Adam và bà Eva thiếu cái gì ? Phe các bà phản ứng ngay : Chúng ta là con cháu mà có đầy đủ, tại sao ông bà nguyên tổ lại thiếu ? Nghe vô l‎‎ý quá. Ông H.O. quả quyết : Thế mới lạ chứ, nhưng đây là chuyện có thực, làng cứ nghĩ kỹ coi. Mãi mà nghĩ không ra, cuối cùng cả làng chịu. Ông H.O. cười hề hề : Thưa đó là cái rốn ! Phe liền ông thì cười ha hả vì hiểu liền, còn phe các bà thì còn ú ớ. Ông H.O. phải đi một đường diễn nghĩa : tất cả chúng ta đều do mẹ đẻ từ trong bụng ra, người đỡ đẻ phải cắt nhau. Chỗ cuống nhau bị cắt là cái rốn. Chúa sinh ra Adam và Eva đâu có theo lối mẹ đẻ con nên làm gì hai cụ tổ có rốn ! Nghe kỳ qúa nhưng lại đúng quá, phải không cơ?

Và ông H.O. còn xin đố làng một câu cuối cùng : Trên thế gian này, ai là người chồng sung sướng nhất ? Anh John là người giơ tay xin trả lời ngay : Thưa, đó là ông Adam. Tại sao ông sung sướng nhất ư, thưa vì ông không có mẹ vợ. Thấy mọi người còn ngạc nhiên, nhà thông thái John giảng nghĩa : Tại vì vợ ông là bà Eva do Chúa tạo dựng trực tiếp, nên bà Eva không có mẹ, và vì thế ông Adam là người chồng duy nhất không hề có mẹ vợ. Theo truyền thống Canada, anh chồng nào không có mẹ vợ thì là người chồng sung sướng nhất.

Thấy cụ B.95 chưa hiểu rõ , ông H.O. xin cắt nghĩa thêm : Người VN mình thường đem chuyện mẹ chồng ra diễu, mẹ chồng nàng dâu thường là đề tài chuyện cười ở VN, còn người Canada thì lại đem mẹ vợ ra diễu. Câu đố trên đây mang màu sắc chuyện cười của Canada, xứ hay châm chọc các bà mẹ vợ là thế. Rồi ông chỉ vào tôi : Hình như Bác Trà Lũ hay lấy cái ‎đề tài này khi viết các sách chuyện cười. Chẳng hạn có chuyện này : Hai cô thư k‎‎‎ý nói chuyện với nhau trong giờ ăn trưa. Một cô người Canada, một cô gốc người Việt. Cô Canada mới hỏi cô gốc VN rằng : Nếu mày giận chồng mày thì mày đe chồng mày như thế nào? Cô Canada gốc VN trả lời : Tao sẽ đe chồng tao thế này : Anh mà còn lộn xộn nữa thì tôi sẽ ôm quần áo về sống với mẹ tôi ngay tức thì. Nghe xong, cô Canada nói ngay : Mày ngu ! Nói như vậy là mày thua rồi. Tao mà giận chồng thì tao đe thế này : Anh mà còn lộn xộn nữa thì tôi mời mẹ tôi đến đây sống với tôi ngay bây giờ!

Cụ B.95 lên tiếng xin thôi kể chuyện các bà mẹ vợ mà xin nghe tiếp chuyện thời sự. Đây là phận sự của Anh John. Anh lên tiếng ngay. Bâygiờ đang là mùa vận động bầu cử liên bang. Báo chí và các cơ quan truyền thông đều chú trọng vào 3 lãnh tụ của 3 đảng lớn hiện nay. Ở Canada, sự thắng cử phần lớn là do tài các lãnh tụ. Dân chúng nghe các lãnh tụ này nói, và các câu trả lời báo chí rồi quyết định sẽ bầu cho đảng nào. Đa số cử tri đi bầu là nghĩ tới đảng hơn là cá nhân ứng cử viên. Ngày bầu cử là ngày 19 tháng 10. Hiện nay thì Đảng Bảo Thủ Conservatives đang dẫn đầu.Tôi sẽ trình kết quả bầu cử vào cuối tháng sau.

Một tin thời sự cũng khá nóng bỏng là tin phái nữ Canada đang dòi quyền được cởi trần đi ngoài đường. Các bà các cô phen bì : Bây giờ là thời đại tự do dân chủ, nam nữ bình quyền, tại sao liền ông được toàn quyền cởi trần chạy nhông nhông ngoài đường mà liền bà chúng tôi thì lại không được? Một vài nơi họ đã dựng những tấm bảng lớn cổ võ việc này : ‘Go Topless ! Topless Equality’ . Giới cảnh sát cho biết : Phái nữ cởi trần đi trong công viên thì được, chứ phái nữ ngực trần mà tung tăng trên dường phố thì không được vì sẽ gây ra rất nhiều tai nạn. Việc này quốc hội phải làm thành luật. Hình như phái nữ Canada cũng đang đòi quyền tự do cởi trần ngoài bờ biển. Tôi thấy nhà văn Tu Dinh bên Hoa Kỳ bình luận rất hay. Rằng con mắt của chúng ta bây giờ thua xa con mắt của người Hy Lạp ngày xưa. Thuở xưa người Hy Lạp đã nhìn ra vẻ đẹp tuyệt vời của bộ ngực phụ nữ nên bao nhiêu pho tượng nổi tiếng và các bức tranh nổi tiếng đều đề cao các bộ ngực trần. Nhìn các pho tượng và họa phẩm này, lòng dục của họ không nổi lên mà lòng ái mộ thẩm mỹ nổi lên rất cao. Còn chúng ta bây giờ thì sao cơ, thưa các cụ ?

Một tin thời sự khác về môi trường cũng gây sự chú ‎‎ý là đầu tháng 9 người ta bắt được 3 con cá chép gốc Á Châu, Asian Grass carp, ở hồ Toronto. Chúng nặng hơn 20 cân. Giới thẩm quyền về Ngũ Đại Hồ, 5 hồ lớn giữa Canada và Hoa Kỳ, rất lo ngại về loại cá Á Châu này, vì chúng sẽ phá hủy môi sinh và tàn sát các loại thủy sản khác. Năm 2012 lần đầu tiên khi bắt được những con cá này thì có con nặng tới 40 k‎ý‎ lô và dài tới 1 mét. Cụ B.95 nghe tin này đều lè lưỡi : cá chép ở quê mình đâu có to và nặng như vậy. Chắc vì đất nước Canada này cái gì cũng tốt nên con cá mới phát triển kinh khủng như thế. Cụ Chánh đáp ngay : Còn chắc với lép gì nữa, đó là sự thực. Chả riêng gì con cá chép, về con người cũng y chang. Tôi biết có gia đình tỵ nạn VN gốc ngư dân đói rách ở miền Trung, sang bên này, ba đứa con đi học đều dỗ tiến sĩ về tin học và đang phục vụ trong ngành không gian Canada. VN mình là giống tốt, giống tốt gặp đất tốt thì bung lên. Đúng không nào?

Báo chí Toronto cũng vừa nhắc tới một nhân vật lịch sử, đó là nữ hoàng Elizabeth dệ Nhị, vua bên Anh cũng là vua bên Canada. Ai tuyên thệ nhập tịch cũng đều phải giơ tay thề trung thành với Nữ Hoàng này. Bà năm nay 89 tuổi, ngồi trên ngai vàng dã 63 năm. Bà đã vượt qua bà cố tằng tổ là Nữ Hoàng Victoria về thời gian làm vua, bà đã đi vào sách kỷ lục. Chỉ tội cho ông con trai Charles, ông đã nhắm ngai vua bao nhiêu năm, bây giờ đã già mà vẫn chưa được làm vua. Dân Canada gốc Anh rất đông nên ở đây tôi thấy họ nhắc tới tên Nữ hoàng rất cung kính. Hình ảnh của bà khắp nơi. Chỉ riêng ngành bưu điện, hình của bà đã được in trên bao nhiêu loại tem. Con người ta quả là có số. Ngày xưa còn bé bà đâu có nghĩ mình sẽ lên làm vua. Năm 1952, bà và chồng đang đi chơi thì được gọi về triều lên ngôi mà.

Tháng vừa qua tôi được dịp nói chuyện với GS Nguyễn Tiến Hưng, tác giả cuốn sách lịch sử nổi tiếng ‘ Khi Đồng Minh Tháo Chạy’. Ông cựu tổng trưởng này đang viết cuốn thứ hai‘ Khi Đồng Minh Nhảy Vào’, cuốn này đáng lẽ phải ra mắt trước cuốn đầu, ghi dấu lịch sử VN từ 1954 tới 1975. Ông cho biết vì bây giờ nhiều hồ sơ đã được giải mật nên ông tìm được rất nhiều tài liệu qu‎ý chưa từng có ai biết đến. Tôi xin ông một sự kiện. Ông bảo chẳng hạn trong chương trình hội nghị Geneve 1954 có ghi sẽ bàn đến việc biến miền Phát Diệm, khu an toàn của Đức Cha Lê Hữu Từ, thành một khu trung lập như Berlin bên Đông Đức. Tiếc rằng cái ông thủ tướng Pháp Pierre Mendes France vì đã trót hứa với dân Pháp là sẽ giải quyết vấn đề chiến tranh VN trước cuối tháng 7, 1954, nên ông ta đã nhắm mắt xin kết thúc sớm hội nghị Geneve ngày 20 tháng Bảy 1954. Xin các cụ chuẩn bị đọc cuốn sách đầy sử liệu hiếm qu‎ý về VN này nha.

Anh John nói đến đây thì hết hơi, anh phải xin ông bồ chữ ODP tiếp sức. Ông ODP vui vẻ nhận lời ngay. Ông rút trong túi ra một tờ giấy rồi nói với cả làng : Tôi xin đọc một mẩu tin về Lạng Sơn một tỉnh cực bắc của VN. Không phải tin xây tượng đài Hồ Chí Minh 147 tỷ đâu. Tin xây đài là một tin về sự tham nhũng của bọn người vô lương tâm. Tin của tôi là một tin về sự đói nghèo cùng cực của người dân ở đây. Tôi vừa được người bạn kể chuyện về VN và thăm viếng Lạng Sơn. Thành phố này vẫn còn nghèo khổ cùng cực, vẫn còn dấu vết cuộc chiến với Trung Cộng năm 1979. Bức thư ông bạn kể rằng : Buổi sáng hôm đó tôi chỉ kiếm được vài củ khoai lang luộc và một ấm nước chè tươi. Đang lúc ăn khoai thì tôi được tin sẽ có phiên tòa xử một tù nhân can tội giết người nhưng vô cùng ngoan cố. Tôi liền đi xem. Tòa xử công khai, cho mọi người vào coi và nghe. Tù nhân bị truy tố tội danh : “ Cố tình đầu độc người em ruột cũng vừa là hàng xóm, đã bị giam hơn một năm, tội đã rành rành, bị đánh mãi mà không chịu khai.” Nhìn mặt nghi can thì tôi lại thấy anh ta có vẻ rất hiền lành, nhẫn nhục, trên mặt và thân thể còn nguyên dấu vết bị công an tra tấn. Quan tòa phán : “Tội giết người của anh rõ ràng như ban ngày, tại sao anh không chịu nhận mà lại còn giả vờ tìm cách tự tử ?” Tù nhân bấy giờ mới mở miệng, đây là lần đầu tiên anh nói sau một năm im lặng trong tù :

- Thưa quan tòa, tôi sống với 1 đứa con trai 3 tuổi, mẹ nó chết vì đói và bệnh

sau khi sinh nó. Vì đói khổ quá không có gì cho con ăn nên tôi không muốn sống nữa, cho nên tôi đã đánh cắp con gà duy nhất của em tôi để nấu một nồi cháo rồi trộn với thuốc độc, dự định sáng dậy hai bố con sẽ ăn để được chết theo mẹ nó, nhưng không may tôi đã ngủ quên, em tôi ở nhà bên đã sang trộm nồi cháo mang về ăn nên mới ra nông nỗi chết hết cả nhà, chứ tôi giết chúng nó làm gì! Đúng ra thì chúng đã ăn cắp cái chết của hai bố con tôi ! Được bà mẹ và láng giềng bênh vực nên anh đã được tha bổng, và tù nhân được nói lời cuối cùng trước khi được phóng thích. Anh nói :

- Xin tòa cho tôi được ở lại luôn trong tù vì dầu sao cũng còn chút khoai sắn để ăn, chứ bây giờ ra ngoài, tôi cũng sẽ tự tử nữa, rồi ai chôn tôi đây.

Ông ODP tuyên bố hết chuyện, xếp bức thư bỏ vào túi rồi nói : Cầu mong câu chuyện bi thảm này đến tai các quan lớn ở Hà Nội và Lạng Sơn.

Ông ODP còn cho biết người bạn về VN này cũng đã gặp một đảng viên CS cao cấp là bạn học cũ ngày xưa, anh này đã mở mắt nhưng ở cái thế cỡi cọp, đang hưởng mọi đặc quyền đặc lợi, nay nhảy xuống là chết liền, do vậy anh ta ngậm miệng. Vì tôi là bạn thân ngày xưa nên anh ta thì thầm vào tai tôi :

-Chúng nó k‎ý‎ bán nước trong đại hội Thành Đô từ tháng 9, 1990 lâu rồi.

Năm 2020 sắp tới, chúng sẽ giả vờ trưng cầu dân ‎ý nên theo Tàu hay theo Mỹ. Dân bỏ phiếu xong thì chúng sẽ vất hết phiếu vào sọt rác rồi tuyên bố 99% dân đồng ‎‎ý theo Tàu. Bản chất CS là gian dối mà. Chúng sẽ ra lệnh quốc hội soạn thảo văn thư gửi Trung Quốc xin làm một tỉnh. Tàu sẽ đóng kịch từ chối. Chúng lại viết một văn thư năn nỉ, và lần này Tàu tuyên bố mình miễn cưỡng nhận vì tình môi hở răng lạnh. Chúng sẽ làm như vậy để lịch sử không bắt tội vì chúng bảo chúng làm theo ‎‎ý dân mà thôi. Gần đây chúng ta thấy đôi lúc CSVN lên tiếng chống Tàu. Chúng không dám chống thật đâu, chúng chỉ đóng kịch, màn kịch đã được Tàu cho phép diễn. Bọn chúng gian dối mà !

Đầu bữa ăn, chuyện múa lân tết Trung Thu, chuyện Đức Giao Hoàng Francis đi Cuba và Hoa Kỳ, chuyện Chị Ba nấu phở, chuyện ông Adam bà Eva không có rốn… làm cả làng vui nhộn, nay nghe chuyện bi thảm ở Lạng Sơn, cả làng yên lặng như tờ. Ông ODP thấy mình có lỗi về sự làm cho làng mất vui này, ông bèn chuyển đề :

Anh bạn kể cho tôi nghe các chuyện VN thấy mặt tôi buồn đã vỗ vai tôi rồi nói : Hãy vui lên vì chúng ta hiện ở Canada, đất nước hạnh phúc như thiên đàng.

Cụ Chánh đang nhấp ly trà, nghe tới câu Canada là đất hạnh phúc như thiên đàng thì gật đầu rồi nói ngay : Chí l‎‎ý ! Câu nói thật chí l‎‎ý. Cả làng lòng ai cũng như đang chùng xuống vì những chuyện CSVN gian dối và tàn ác, dân nghèo đói xác xơ, bây giờ nghe cụ nói tới chuyện hạnh phúc thì ai cũng như bừng tỉnh. Chị Ba Biên Hòa lên tiếng xin cụ nói thêm về hạnh phúc.

Cụ trả lời ngay. Rằng lão đọc sách báo cũng như nghe các bài giảng trong nhà thờ và các bài thuyết pháp trong chùa, thì chỗ nào hầu như cũng nói tới 5 điều cần có để được hạnh phúc, đó là : không giận hờn, không lo lắng, sống đơn giản, cho nhiều và mong đợi ít. Có 3 người làm gương cho lão về 5 điều này là Đức Giáo Hoàng Francis, Đức Đạ Lai Lạt Ma và cụ già tỷ phú Warren Buffet. Lão biết không nhiều về vị giáo hoàng Francis và Đức Lạt Ma, nhưng lão biết nhiều về cụ già tỷ phú Warren 85 tuổi nhờ các giới truyền thông. Chuyện kể tỷ phú Bill Gates tới thăm cụ Warren, ban đầu ông chỉ tính thăm nửa giờ, nhưng lối sống và quan điểm đặc biệt phi thường của cụ Warren đã làm cho cuộc thăm kéo dài hơn 10 giờ. Sau đó ít lâu cụ tặng cho quỹ bác ái của ông Gates 31 tỷ đô la. Cụ vẫn còn sống trong căn nhà 3 phòng ngủ ở Omaha, Nebraska. Căn nhà này cụ mua sau khi cưới vợ, cách đây 50 năm. Cụ bảo cụ có hết mọi thứ cần thiết trong căn nhà này. Cụ tự lái xe, cụ không có tài xế, không có vệ sĩ. Cụ không bao giờ đi du lịch bằng máy bay riêng tuy cụ có một công ty hàng không lớn. Cụ không giao dịch với giới chức quyền và giàu sang. Cụ không có cell phone hay computer trên bàn. Trong giờ rảnh rỗi, ông tự làm lấy món bắp rang mà cụ ưa thích. Báo chí hay phong vấn và xin cụ lời khuyên. Cụ khuyên giới trẻ như thế này :

- Hãy nhớ người làm ra tiền chứ không phải tiền làm ra người

- Hãy tránh xa các loại thẻ tín dụng

- Hãy sống cuộc đời đơn giản

- Đừng làm cái mà người khác bảo. Hãy lắng nghe họ nói nhưng hãy làm cái mà chính bạn cho là tốt

- - Đừng ăn mặc theo hàng hiệu. Hãy mặc loại quần áo nào mà bạn thấy thoải mái

- Đừng tốn tiền mua sắm những cái không cần, chỉ nên mua những thứ bạn thật cần

- Nói tóm lại, đây là đời của bạn thì tại sao bạn lại để người khác chỉ huy?

Nét mặt cụ già tỷ phú đứng hàng thứ hai trên thế giới này luôn luôn có nụ cười. Nụ cười là biểu hiệu của sự hạnh phúc. Có nhiều của, nhiều lòng bác ái, sống đơn giản với nhiều nụ cười, cụ Warren Buffet còn thiếu gì không, thưa các bạn?

  

  3. Bữa ăn trên thiên đàng (1)


canhtuyetChưa bao giờ Canada lạnh dữ dội như năm nay. Ngày Tết mà lạnh hơn 20 âm độ C, tương đương với O độ F bên Hoa Kỳ. Sáng mồng một xuất hành, người đầu tiên tôi gặp là ông hàng xóm da trắng. Chuyện đầu tiên chúng tôi nói với nhau là chuyện trời băng giá. Ông cười rồi bảo trời lạnh cóng như thế này là vì tháng Hai này đặc biệt quá. Theo các nhà làm lịch thì cứ 823 năm mới có một tháng Hai cân bằng như tháng Hai năm nay. Tôi giật mình, và ngó vào lịch. Ừ, lạ ha. Tháng Hai có 28 ngày là chuyện bình thường, điều không bình thường mà ông hàng xóm nói là 28 ngày chia đều cho 7 ngày trong tuần, từ Chúa Nhật rồi thứ Hai thứ Ba cho tới ngày thứ Bảy cuối tuần, ngày thứ nào cũng chẵn 4 lần. Thật là đặc biệt. Chính vì cái đặc biệt như vậy mà cả nước Canada đã chìm vào bầu khí băng giá như thế này. Rồi tôi miên man nghĩ tới người Da Đỏ. Họ đã sống trên đất nước băng giá này bao nhiêu ngàn năm, mà họ vẫn sống, vẫn tồn tại. Sử ghi rằng cách đây mấy trăm năm khi đoàn người Da Trắng mới đến đây thì qua mùa đông thứ nhất, đoàn người tiên phong này đã chết quá nửa.

Nhưng mặc trời lạnh, cộng đồng VN khắp nơi trên giải đất Canada thân yêu này vẫn mừng tết vui vẻ đầm ấm. Xứ này có tên là Đất Lạnh Tình Nồng mà. Đặc biệt làng An Lạc chúng tôi đã có một ngày tết thật là vui vẻ hạnh phúc. Việc này một phần là nhờ cái tài của Ông Từ Hòe hội viên viễn cư. Không khí làng tôi đã vui sẵn rồi, nay có ông từ miền Tây về nên nó sôi động lên hơn nữa. Ông về đây từ ngày cúng ông Táo, và ra đi ngày hạ nêu mãn tết vừa qua. Trước khi về miền tây, ông làm một đại tiệc tạm biệt. Ông cười hà hà : Tạm biệt thôi nha, vì đến đầu tháng tháng Tư tôi sẽ trở lại để mừng đại lễ. Các cụ phương xa có biết ‎‎ý ông nói đại lễ gì không? Thưa, đó là đại lễ Cụ Chánh tiên chỉ làng và Cụ bà B.95 nhập đạo Công Giáo ngày Lễ Phục Sinh. Nhưng đó là chuyện của đầu mùa xuân đang đến. Bây giờ xin mời các cụ nghe chuyện ông Từ Hòe làm tiệc tạm từ giã dân làng.

Tết vừa qua là tết con Dê nên ông Từ Hòe đã nấu những món dê thật xuất sắc, chuyện này tôi đã kể các cụ nghe rồi. Để thay đổi khẩu vị, bữa nay ông trổ tài làm món gà đút lò. Nghe hấp dẫn chứ, phải không cơ. Món này ông làm khá công phu vì trong bụng con gà là cơm rang với đậu đỗ, với nấm, với tôm khô, với cà rốt, với mắm hành tiêu ớt . Bên trong và bên goài ông quết bơ. Các cụ có biết ông dùng loại bơ gì không ? Thưa, ông cầu kỳ lắm, ông đi chợ cố tìm cho được loại bơ chính hiệu Beurre Bretel của Pháp. Dân làng tới 10 người nên ông làm 2 con lận. Khi lấy gà ra khỏi lò, da nó vàng au, thơm điếc mũi. Ông còn phết thêm một lớp bơ mỏng lên con gà rồi mới bày ra đĩa. Lớp bơ mỏng này tan ngay vì con gà còn đang nóng hổi. Mùi bơ cộng với mùi thịt gà, mùi cơm chiên trong bụng gà, tỏa ra một mùi thơm ngon quyến rũ hết sức.Chung quanh con gà, ông bày thêm các lát cà chua và dưa cải cà rốt. Mời các cụ cầm dao, vừa cắt thịt gà vừa bới cơm chiên trong bụng gà. Mời các cụ xơi ngay lúc cơm và gà còn nóng sốt nha. Nhậu món này rồi đưa cay với hớp vang đỏ, thì ôi thôi, bữa cơm trên thiên đàng cũng chỉ ngon tới cỡ này là cùng.

Rồi rượu vào, lời ra. Chị Ba Biên Hòa là người mở đầu. Chị bảo ông Từ Hòe rằng bữa cơm hôm tết con Dê ông kể chuyện về con dê ít quá. Ông còn muốn kể gì về con dê nữa không? Ông Từ Hòe trả lời ngay : Thịt con dê ít mỡ nên nấu được rất nhiều món ngon, như cà ri dê, lẩu dê, dê nướng ngũ vị hương, dê xào lăn, dê xào xa tế, dặc biệt tái dê chấm với tương bần. Tôi tiếc là ngày tết vừa qua chúng ta ăn tái dê mà không có tương bần. Chị Ba ngạc nhiên lên tiếng hỏi ngay : Tái dê phải chấm với tương bần mới ngon sao? Ông Tử Hòe đáp ngay : Đúng vậy. Mùi tương này kỳ diệu lắm, nó nâng hương vị của miếng tái dê lên rất cao. Chẳng vậy mà cha ông ta đã truyền lại hậu thế câu kinh nghiệm tuyệt bút này :

Tái dê chấm với tương bần

Ăn vào một miếng rần rần như dê

Đêm về vợ thở hê hê

Tối mai ta lại tái dê tương bần

Món dê được tiếng là thuốc đại bổ nên tôi thấy Bác sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh ở Montreal đã khuyên các bạn trẻ là ăn vừa vừa thôi kẻo ‘nổ bình điện’. BS Chánh cho biết là ở Canada, dân Hồi Giáo ăn thịt dê nhiều nhất. Muốn mua thịt dê thì cứ tìm chợ Ả Rập là có liền. Dân Hồi bảo thịt dê trong sạch nên ăn, còn thịt heo dơ dáy chớ ăn.

À, nhân nói tới dân Hồi Muslim ở Montreal, xin kể ngay một tin thời sự còn nóng hổi là ngay đầu tháng Hai vừa qua, trước tết của chúng ta hai tuần, hội phụ huynh học sinh gốc Hồi giáo ở miền Dorval ngoại ô Montreal đã gửi thư cho hội đồng giáo dục ở đây xin các căng-tin ở nhà trường hủy bỏ các món ăn có thịt heo. Chính quyền Dorval đã trả lời ngay. Rằng các bạn đã xin tới đất nước này chứ chúng tôi không có mời các bạn đến. Đây là đất của văn hóa Thiên Chúa Giáo. Các bạn tới đây thì phải hòa nhập với nếp sống ở đây. Nếu không thì mời các bạn đi chỗ khác.

Ai đọc xong bản tin này cũng đều gật đầu đồng ‎ý với thành phố. Tôi nhớ cách đây mấy chục năm, cũng dân Hồi giáo ở Montreal này đã gửi thư xin chính quyền gỡ bỏ các cây thánh giá treo trong các lớp học. Chính quyền lúc đó cũng đã trả lời ngay, rằng đây là đất Thiên Chúa Giáo, các anh không chịu được thì mời các anh xéo đi chỗ khác.

Các bạn bè tôi ở Canada, nhất là người da trắng, đều rất lo sợ mấy ông bà Hồi giáo này, vì dân số họ lên tới một triệu, tức là hơn 3% dân số Canada. Riêng ở Montreal, dân số Hồi Giáo là 250.000, tức là 23% dân số tỉnh bang này. Đàn bà họ Hồi thường không đi làm, chỉ ăn rồi đẻ, đẻ sồn sồn mỗi năm một, trong khi dân da trắng thì lười đẻ. Cứ đà này thì chỉ trong 10 năm nữa dân Hồi Giáo ở Montreal sẽ chiếm đa số, họ sẽ biến Montreal ra một thành phố Hồi Giáo…

Nhưng thôi, không nói chuyện mấy ông bà Rệp này nữa. Đầu năm mới con Dê phải nói chuyện vui. À, mà phải bá cáo các cụ ngay việc này là bữa ăn gà đút lò lúc đầu vắng bóng anh John. Anh không đến được vì bị cảm lạnh. Chị Ba cho biết tại mấy hôm trước anh xúc tuyết nhiều quá. Vì anh John không có mặt nên Cụ B.95 mới hỏi Chị Ba : Tôi thấy chồng chị có vẻ mê món ăn Việt Nam, vậy xin hỏi nhỏ chị nha : anh John chồng chị có kiêng món VN nào không ? Chị Ba nghe xong câu hỏi rồi tỏ ra vẻ ngần ngại không muốn trả lời. Dân làng túm vào xin chị cứ nói. Mãi rồi Chị Ba mới đáp :

- Chồng con thích mọi món VN, nhất là những món Cụ và các anh chị ở đây nấu. Nhưng chồng con không thích đi ăn tiệc ở nhà hàng, như tiệc cưới, tiệc sinh nhật. L‎ý do là vì nhiều người thích anh, ai cũng tranh ngồi bên anh rồi gắp thức ăn cho anh. Anh sợ nhất việc này. Anh sợ đôi đũa của người gắp thức ăn. Bạn đang dùng đôi đũa đưa thức ăn vào miệng, đôi đũa đó dính nước bọt, dính rãi, tất nhiên là có dính cả vi trùng từ miệng bạn, nay bạn dùng chính đôi đũa này gắp thức ăn cho người khác, người da trắng sợ việc này lắm. Ngoài ra, trong các món ăn ở nhà hàng, anh sợ nhất món lẩu. Tuy nhà hàng có dọn thìa muỗm để múc thức ăn, nhưng đa số bà con ta tự động dùng chính đôi đũa của mình gắp rau và thịt cá bỏ thẳng vào cái lẩu, rồi còn lấy đũa quấy rau quấy thịt cho chìm xuống, rồi lại dùng chính đôi đũa đó đưa lên miệng vừa nếm vừa mút chùn chụt. Rồi cũng dùng đôi đũa đó và cái muỗng của cá nhân mình mà múc thức ăn từ cái lẩu. Cả bàn ai cũng làm như vậy, cho nên cái lẩu xúp vô tình hóa ra một cái chậu nhỏ để cả làng rửa đũa. Rồi ai cũng múc nước xúp ở cái lẩu này mà húp, vừa húp vừa khen nước lẩu ngon, hóa ra chúng ta đang uống nước rãi của nhau… Lại còn có người lấy đũa của mình gắp món thịt món rau trong lẩu bỏ vào bát cho chồng cháu, ép chồng cháu ăn. Chồng cháu rất sợ cánh ăn lẩu này.

Làng tôi nghe Chị Ba nói đến đây đều giật mình. Ừ, đúng. Bà con ta ăn lẩu ở nhà

hàng đều như vậy cả. Thật mất vệ sinh quá. Các cụ nghĩ sao cơ ?

Đúng ngay lúc đó thì anh John xuất hiện. Anh bảo anh nhớ làng quá nên không thể nằm nhà một mình được. Em nhớ các bác qúa, vừa nhớ vừa thèm. Em thèm nghe, thèm nói và thèm ăn. Vì anh đang bệnh nên anh xin một đĩa thức ăn riêng. Ông Từ Hòe chạy ngay vào bếp rồi đem ra một gói lớn. Ông bảo anh John : Tôi dã chuẩn bị phần ăn cho anh đây, định rằng chút nữa khi Chi Ba về thì sẽ gửi cho anh. Cái ông Từ Hòe này ‎‎ý tứ và chu đáo thế đấy, các cụ ạ.

Cụ B.95 được gặp thần tượng John thì thích lắm. Cụ để cho anh ngồi ăn hết đĩa cơm gà rồi bắt chuyện : Chúng tôi đang thèm nghe chuyện cười của anh đây. Năm nay là năm con dê, anh có chuyện cười con dê nào mới không? Anh John trả lời ngay : Có. Cháu có chuyện này vừa đọc được trong báo. Chuyện thế này : Con dê, chữ Hán gọi là ‘Dương’. Từ chữ dương này người ta mới suy ra rằng :

- Con dê to lớn có quốc tịch Pháp gọi là Đại Tây Dương

- Con dê hiền lành không thích đánh nhau gọi là Thái Bình Dương

- Con dê nghèo khổ gọi là dương cực

- Con dê lớn gọi là đại dương

- Con dê sống ở miền đông gọi là Đông dương

- Con dê bị cắt hết lông gọi là dương trần

- Đàn dê gọi là dương cầm

- Dê không lương thiện gọi la dương gian

- Dê mạnh khỏe gọi là cường dương

- Dê bệnh không đi lại được gọi là liệt dương

- Cuộc đời con dê gọi la dương thế …

Mọi người nghe xong thì đều vỗ tay khen anh John này dí dỏm. Ông Từ Hòe lên tiếng : Anh là người Canada nói cả tiếng Anh cả tiếng Pháp, xin hỏi anh về những tiếng cười trong Pháp văn. Anh thích chuyện nào nhất ? Ông ODP đã chạm đúng tần số của anh John. Anh thưa ngay :

- Các chuyện cười xưa nay tôi kể, một phần tôi lấy ở trong sách tiếng Pháp đấy

chứ. Tôi thấy làng ta ai cũng biết tiếng Pháp, nhân đầu năm con Dê, xin cho tôi đố làng một câu đố rất dễ về tiếng Pháp nha . Câu đó như thế này : ‘Tôi là lãnh tụ của 25 người lính. Không có tôi thì thành phố Paris bị thất thủ ngay. Xin đố : Tôi là ai ? Tiếng Pháp nói thế này : Je suis le chef de 25 soldats. Sans moi, Paris sera pris. Qui suis-je?

Xưa nay làng chúng tôi đều sống trong thế giới tiếng Việt, lâu lâu có đi vào thế giới tiếng Anh một chút xíu, hôm nay lần đầu tiên dân làng được dẫn vào thế giới tiếng Pháp, hình như mọi người hơi choáng váng. Cụ Chánh, Ông ODP, ông Từ Hòe, anh H.O. Cô Tôn Nữ, Cô Cao Xuân, tất cả đều biết tiếng Pháp mà, thế mà tự nhiên cả làng im re. Lạ qúa ha. Ai cũng vỗ trán suy nghĩ. Mãi một lúc sau thì ông ODP vỗ tay cái bốp rồi cười ha ha. Tôi tìm ra đáp số rồi. Đó là chữ A. Hầu như cả làng chưa ai hiểu gì hết. Sao lại là chữ A ? Anh John chắp tay vái ông ODP ba cái liền rồi thưa : Em xin bái phục đại ca. Em từng đố câu này với người Pháp mà nhiều người Pháp cũng không nghĩ ra. Thưa dân làng, bác ODP đã đáp trúng. Lời giải như thế này: Về chữ viết, tiếng Pháp có 26 mẫu tự ABCD... Chữ A đứng đầu, và sau chữ A là 25 chữ cái tiếp theo. Có phải chữ A là lãnh tụ không ? Trong chữ PARIS, nếu bỏ chữ A đi thì chữ Paris sẽ thành chữ PRIS, mà chữ PRIS thì có nghĩa là bị bắt, bị thất thủ.

Dân làng vì đa số biết tiếng Pháp nên hiểu lời giải, lúc này mới hiểu ra câu đố, liền vỗ tay râm ran. Ai cũng khen câu đố của anh John quá hay. Anh đúng là một người Canada song ngữ vẹn toàn.

Anh John được dịp nói về tiếng Pháp, anh đi thêm một bước nữa, anh kể sang chuyện tên món ăn VN bằng tiếng Pháp. Rằng sau 1975, người Việt đến Montreal thành phố nói tiếng Pháp khá đông, và tất nhiên nhà hàng VN cũng mọc ra khá nhiều. Trong thực đơn, ngoài phần viết bằng tiếng Việt còn phần viết bằng tiếng Pháp. Bữa đó hai vợ chồng anh đi Montreal thăm mấy người bạn, anh chị đã ghé một nhà hàng VN. Món mà anh chị kêu là phở và chả giò. Anh John đọc tên chả giò và lời dịch chả giò là ‘rouleau de printemps’nghĩa là một cuốn mùa xuân, thì anh kêu lên : Trời ơi, thiên tài thiên tài ! Chả giò mà dịch là ‘rouleau de printemps’ thì hay hết ‎‎ý, quả là thiên tài. Ăn chả giò là ăn một khúc mùa xuân vào lòng thì thật là hay hết ‎‎ý, hay thấm thía, hay tuyệt vời. Anh John liền đứng lên xin gặp chủ nhà hàng để ca ngợi chữ rouleau de printemps trong thực đơn. Chủ nhà hàng tươi cười và nhũn nhặn trả lới rằng lời dịch này không phải của ông mà là của mấy nhà hàng VN bên Paris mách cho.

Từ hôm đó anh John ghi chữ ‘chả giò / rouleau de printemps vào bụng và đi ‎tìm cái gốc. Mãi sau này khi anh mua được từ điển Việt Hán thì anh mới tìm được nó. Chả giò hay Nem Rán, tiếng Hán dịch là ‘ xuân quyển’ , xuân quyển có nghĩa là ‘ gói lại cả mùa xuân’. Chà, hay quá chứ, phải không các cụ. Chính từ cái ‎‎ý ‘xuân quyển’ này người ta mới chuyển qua Pháp văn là rouleau de printemps và Anh Văn là ‘spring rolls’. Xin bái phục tác giả phần Hán Văn trong cuốn tự điển song ngữ này. Ngài là người thấy được cái tinh hoa trong cái chả giò nem rán của người Việt nên ngài mới gọi nó là một gói mùa xuân. Ăn chả giò là ăn một gói mùa xuân vào trong lòng.

Cụ B.95 nghe đến đây xong thì lên tiếng. Cụ bảo cụ nghe các bác nói tiếng Pháp thì cụ chả hiểu gì. Cụ xin anh John đổi đề tài. Cụ xin nghe chuyện thời sự.

Cái anh John này đã bị dân làng bỏ thuốc mê. Rõ ràng anh đang bệnh mà đến đây ăn cơm VN, nói tiếng VN, cười ha hả với người VN, thở không khí của đại gia đình VN thì tự nhiên anh hết bệnh. Lúc đầu vừa tới thì anh ho sù sụ, bây giờ tự nhiên hết ho, mặt hết tái mét, bây giờ mặt mũi hồng hào.

Anh John vui vẻ đáp lời yêu cầu của Cụ B.95 ngay : Tháng này có nhiều chuyện thời sự lắm, cháu chỉ xin nói vài chuyện mà cháu cho là nóng nhất. Đầu tiên là việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ Roma sang thăm xứ Phi Luật Tân, có 6 triệu người ra đón. Trong buổi gặp gỡ giới trẻ, một bé gái12 tuổi tên Polomar được chọn đọc diễn văn chào mừng . Đây là một em bé mồ côi bị bỏ rơi được các dì phước đem về nuôi. Cô bé cầm giấy đọc bài đã được viết sẵn, nhưng khi đọc tới những thảm cảnh của các thiếu nhi bệnh tật, nghèo khổ và bị bỏ rơi như bé thì bé khóc nức nở. Bé không đọc tiếp được nữa mà bé ôm lấy Đức Giáo Hoàng, rồi hỏi ngài tại sao trên đời lại có những cảnh đau khổ như thế này. Bé vừa gạt nước mắt vừa xụt xùi hỏi thêm câu thứ hai: Tại sao thế giới hững hờ và có ít người thương giúp chúng con như vậy? Đức Phanxicô bị xúc dộng, ngài vội ôm lấy bé. Ngài trả lời ngay là ngài cũng không biết tại sao. Và vì quá xúc động, ngài đã bỏ hẳn bài giảng đã soạn sẵn bằng tiếng Anh. Ngài ứng khẩu nói ngay tới sự đau khổ và kêu gọi mọi người hãy biết khóc thương những cảnh đau khổ, nước mắt sẽ chỉ cho ta biết việc phải làm tiếp theo.

Cũng trong cuộc thăm viếng Á Châu này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới thăm xứ Sri Lanka xứ của Phật Giáo. Trong buổi gặp gỡ các nhà sư, một vị cao tăng dã choàng cho ngài một tấm khăn vàng rất lớn. Ngài đã mang tấm khăn lịch sử này trong suốt buổi thăm viếng. Một giáo hoàng Công Giáo mang một tấm khăn choàng của một nhà sư Phật giáo, hình ảnh này đẹp vô cùng, nó có giá trị bằng bao nhiêu bài thuyết giảng.

Cụ Chánh tiên chỉ làng góp thêm ‎ý‎ : Xem các hình ảnh dân Phi Luât Tân và dân Sri Lanka đón tiếp giáo hoàng Phan Xi cô, lão không chú ‎‎ý nhiều đến nhân vật chính là vị giáo hoàng, nhưng lão quan sát rát kỹ nét mặt dân chúng đón rước, lão thấy mặt mọi ngươi đều rạng rỡ vui mừng. Lão cho đây là một điều rất hiếm và độc đáo…

Tin thời sự thứ hai là tin một gia đình người Canada da trắng sang nhận con nuôi bên VN. Đó là ông bà Michael Wagner quê miền Kingston phía đông của Toronto. Ông bà đã có 5 con. Do lòng ‘mến Chúa yêu người’ thúc đẩy, hai ông bà đã sang VN đầu tháng 12 năm 2012 và đã nhận hai em bé mồ côi làm con nuôi. Hai bé là một cặp song sinh, tên Bình và Phước, một tuổi rưỡi, mỗi em chỉ nặng hơn 2 kí lô. Biết hai bé này bị nhiều bệnh trong đó có bệnh gan là nặng nhất, nhưng hai ông bà vẫn vui nhận và đem về Canada . Bây giờ gia đình ông bà Wagner có tất cả 7 người con. Đầu năm ngoái thì bệnh gan của hai bé Phước và Bình lâm vào tình trạng nguy hiểm, phải thay gan. Ông bố nuôi Michael Wagner bằng lòng hiến một phần gan cho một bé vì cùng một mẫu máu và DNA. Bé còn lại thì ông kêu cứu với cộng đồng. Lời kêu cứu vừa được phổ biến thì liền có hơn 400 người Canada đáp ứng. Bệnh viện đa khoa Toronto đã tiếp xúc với các ân nhân này để lập hồ sơ và thử gan thử máu. Tin giờ chót là bệnh viện Toronto đã lọc ra được 8 người để đi vào giai đoạn chót. Ngoài việc hiến gan, gia đình Wagner còn cần tiền để trả bệnh phí giải phẫu. Tuần san Thời Báo gốc Toronto vào ngày trước Tết Con Dê đã phát động ‘ Quỹ Thời Báo giúp hai em Bình và Phước, (416) 925-8607’, và đã đi tiên phong tặng quỹ này 3.000 đồng. Dân làng tôi đang hô hào bạn bè mở lòng. Bà con ơi, đã 400 người Canada mở lòng, còn chúng ta là đồng bào với 2 em Bình và Phước, chả lẽ chúng ta rửng rưng sao?

Chị Ba Biên Hòa nghe chuyện này xong thì phát biểu : Canada xa Việt Nam mình nửa vòng trái đất, không hề có nợ gì với VN, thế mà người Canada yêu thương người VN mình vô biên giới. Chứng cớ thì vô vàn. Sau năm 1975 thì bảo trợ các thuyền nhân tỵ nạn, số người VN hiện nay ở Canada lên tới gần 300.000 thì quá nửa là thuyền nhân đã được nhiều tư nhân Canada bảo trợ. Nói gì đâu xa, ngay dân làng ta đây đa số do nhà thờ Cha Paolo bảo trợ. Hết bảo trợ tỵ nạn rồi đến việc sang Việt Nam nhận trẻ mồ côi làm con nuôi. Họ sang rất nhiều và nhận rất nhiều. Hai em bé Bình và Phước trên đây chỉ là con số tượng trưng. Đó là Canada. Còn phía VN thì sao? Tôi thấy mắc cở và đau lòng. ‎ Tôi xin đơn cử một chuyện nhỏ mà thôi. Các bạn có biết ông Linh Mục Bác Sĩ Nguyễn Viết Chung ở Kontum không? Trái tim ông giống như trái tim của vợ chồng Wagner trên đây. Gia đình ông theo đạo Ông Bà. Ông thông minh từ nhỏ nên học y khoa, và đậu bằng bác sĩ. Ông chuyên về bệnh cùi. Nhân chuyến đi thăm các trại cùi Kontum ông biết chuyện Đức Cha Cassaigne ở ĐàLat năm xưa. Vị giám mục này khi về hưu đã lên sống với người cùi ở miền Thượng, và chết bên người Thượng. BS Chung bị xúc động. Một thời gian sau, ông xin nhập đạo Công Giáo. Nhập đạo xong, ông cởi áo bác sĩ rồi xin đi tu. Sau khi thành linh mục, ông dấn thân cho người cùi y như Đức Cha Cassaigne.

Tôi và gia đình có gửi tiền giúp người cùi qua Cha Chung. Gần đây Cha Chung và 6 em bé cùi đang sống với Cha bị chính quyền CSVN đuổi đi. Không biết số phận 6 em bé này thế nào, còn Cha Chung thì sống chui, nhất định Cha bám lấy đất những người anh em đau khổ này. Tôi hằng tự hỏi là mấy ông chính quyền CS không phải là người sao, không phải là người VN sao, mà lại nhẫn tâm và tàn ác như vậy . Người dưng nước lã ở xa nửa vòng trái đất như người Canada mà còn sang VN ôm lấy trẻ VN, còn các ông CS này thì không hề ôm, không hề thương xót, chẳng những thế lại còn xua đuổi. Thật là tai ác và tai ngược.

Anh H.O. nghe đến chữ tai ngược thì thích quá, anh xin góp lời ngay. Anh bảo: Bọn chính quyền VN hiện nay thuộc dòng tai ngược mà! Cả làng nghe mà không ai hiểu gì. Anh bèn cười hì hì: Các bạn có bao giờ quan sát kỹ hình Hồ Chí Minh chưa? Các bạn hãy nhìn kỹ cái mặt ông ta, cái tai bên phải của ông ta mọc ngược. Bên ngoài, tai của con người bao giờ cũng có hai phần, vành tai và giái tai. Giái tai là phần ở dưới, chỗ mà các bà các cô đeo vòng đeo hoa. Tai ai cũng thế. Muôn ngàn người mới có một người mọc tai ngược, nghĩa là giái tai thay vì ở dưới thì nó ở bên trên, nó ngược. Tai bên phải của Hồ Chí Minh là tai ngược. Bây giờ có nhiều Hồ Chí Minh giả. Cứ xem tai mặt của ông ta là biết thật hay giả liền. Người có tai ngược thì đều là người gian ác. Tôi có được xem một tấm ảnh Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp chụp với Mao Trạch Đông năm 1950. Điều đặc biệt của tấm ảnh này là cả 3 lãnh tụ VN đều mặc đồng phục Tàu, giống y như đồng phục của Mao Trạch Đông, nghĩa là áo cao cổ và 4 túi. Hồ Chí Minh luôn luôn mặc áo 4 túi này. Thì ra CSVN đã theo Tàu ngay từ ngày xưa. Trong tấm hình này, cái tai mọc ngược của họ Hồ rất rõ ràng.

Cụ B.95 kêu to lên : Thôi, không nghe chuyện các đấng tai ngược nữa, nhức đầu quá!

Anh John xin nói tiếp tin thời sự. Tin này cũng nóng lắm : Hoa Kỳ vừa phát minh ra một phương pháp mới tìm dầu lửa. Họ đã phát hiện nhiều lớp đá ngầm chứa nhiều dầu khí. Họ dùng hơi nước ép cho đá vỡ ra rồi hút lấy dầu, dầu này mang tên là shale oil. Phương pháp này có tên là Hydrautic Fracturing hay gọi tắt là Fracking. Họ đã khai thác thành công và lấy được dầu ở vùng Bakken thuộc tiểu bang North Dakota. Nghe nói rằng dẫy núi Trường Sơn ở VN là cả một hệ thống đá chứa dầu khí shale oil. Có lẽ chính vì vậy mà Trung Cộng đã ngấp nghé kho dầu vĩ đại này của VN. Năm ngoái VC đã cho Trung Cộng thuê Đèo Ngang, về sau bị phản đối dữ quá nên VC đã rút lại. Nếu Trường Sơn là dãy núi có dầu khí đá thì quả thực đất nước VN chúng ta là đất vàng. Xin Tổ tiên phù hộ cho chúng con biết gìn giữ đất nước gấm hoa này, đừng để VC dâng cho TC.

Tin thời sự cuối cùng là tin thể thao. Nước Canada là nước thể thao. Lúc nào mở

TV cũng thấy thể thao, không đài này thì đài kia. Năm 2015 này Canada phụ trách hai chương trình thể thao lớn của thế giới. Thứ nhất là các cuộc thi chung kết giải nữ về bóng đá toàn cầu, FIFA Women’s World Cup. Thứ hai là Đại Hội Thể Thao Liên Mỹ Châu, 2015 Pan Am Games tại Toronto. Các cụ phương xa thích thể thao nên du lịch Canada trong năm nay nha. Đã lắm. Ông Từ Hòe về miền tây nhưng ông bảo năm nay ông sẽ trở về Toronto nhiều lần. Về để dự lễ nhập đạo Công Giáo của cụ Chánh tiên chỉ làng, về để xem trực tiếp các nữ lực sĩ thế giới đá banh, về để xem các cuộc tranh tài thể thao liên Mỹ châu.

Bữa ăn tiễn Ông Từ Hòe vui quá nên đã kéo dài tới gần nửa đêm. Thời gian bên bạn bè tâm huyết sao mà nó đi nhanh thế.

Cụ Chánh được mọi người mời nói lời kết cho bữa tiệc thân ái này. Cụ phát biểu ngay : Lão đã bước vào tuổi 90 nhờ sự vui vẻ hạnh phúc luôn luôn bao quanh. Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành, khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng bao giờ đến. Chứng cớ không phải chỉ riêng tôi mà mọi người. Làng ta có mấy người đau yếu đâu. Chúng cớ nhãn tiền là anh John. Bữa nay khi anh đến thì mặt mũi xanh xao, ho sù sụ, thế mà nhậu một lúc và cười một lúc, bây giờ mặt mũi anh hồng hào và hình như đã hết bệnh. Tôi cầu chúc cả làng năm nay lúc nào cũng đầy tiếng cười. Không những cười khi họp làng, mà còn cười ở nhà, làm cho cả nhà cười, nhất là trong bữa ăn. Tôi mới dự một buổi họp tại giáo xứ của Cha Paolo, Cha Paolo nói rất hay về tiếng cười trong bữa cơm gia đình. Hãy biến bữa ăn trong gia đình thành những giây phút hạnh phúc. Hãy nói những lời yêu thương. Nhiều cha mẹ có thói quen dùng bữa ăn là giờ phán xét con cái, la mắng con cái, còn anh em thì cãi chửi nhau. Chớ. Hãy nói lời yêu thương. Hãy làm mọi người vui cười. Hãy làm bữa ăn thành bữa ăn trên thiên đàng.

Xin chúc các cụ bữa ăn nào cùng đầy yêu thương, đầy tiếng cười nha.

TRÀ LŨ

TIN VUI : Tác giả Trà Lũ đã viết xong bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’, gồm 4 cuốn 300, 400, 500, 600 chuyện cười, tổng cộng hơn 1.800 chuyện cười khác nhau. Đây là món quà tặng trang nhã nhất, bạn và bằng hữu sẽ cười cả năm. Giá bán toàn tập 4 cuốn là 95 Gia kim hay Mỹ kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com

 

 4. Bữa ăn trên thiên đàng (2)


Vừa bước vào hè, Canada đã tưng bừng rộn rã. Về thể thao thì có lẽ không nước nào trên thế giới rộn rã bằng. Này nha, tháng trước Canada là xứ tổ chức đại hội nữ túc cầu thế giới. Ai mà còn nghĩ phái nữ là phái yếu thì phải xét lại việc này. Nhóm già bạn tôi là nhóm mê túc cầu từ bé, xưa nay vẫn còn thành kiến sai lầm là phái nữ không biết đá banh, thế mà qua các trận cầu giữa các nữ cầu thủ thế giới tháng Sáu vừa qua, ai cũng mở mắt và tỉnh mộng hết. Các nàng đá có thua gì nam cầu thủ đâu. Chị Ba Biên Hòa nghe chúng tôi bàn về việc này bèn lên tiếng ao ước : Giá mà Tổng Hội FIFA quốc tế tổ chức các cuộc tranh hùng giữa đội vô địch nam với đội vô địch nữ xem hơn thua thế nào thì hay biết mấy. Ông bạn già ODP của tôi nghe câu này xong thì cười hà hà rồi phát biểu :

- Đội nam đấu với đội nữ thì chắc FIFA chưa dám làm vì liền bà đâu có sức

khỏe bằng liền ông chúng tôi, nhưng trong tương lai gần đây thì trong một dội banh chắc sẽ có nhiều nữ cầu thủ. Ha ha, Chị Ba bằng lòng chưa?

Canada là đất thể thao các cụ ạ. Quanh năm thể thao. Mùa hè có thể thao mùa hè, mùa đông có thể thao mùa đông. Đây là một trong những l‎‎ý do mà Canada được yêu mến nhất thế giới. Tôi nói có sách mách có chứng đây nha. Những 2 chứng lận. Cơ quan quốc tế The Reputation Institute sau khi nghiên cứu 55 quốc gia uy tín trên thế giới vừa công bố ngày 15 tháng Bảy vừa qua : Canada là quốc gia được ngưỡng mộ và nổi tiếng nhất thế giới xét về mặt an sinh, y tế, kinh tế, xã hội. Đứng thứ hai là nước Thụy Điển, thứ ba là nước Thụy Sĩ và Úc Đại Lợi. Hoa Kỳ đứng thứ 22, các cụ bên Mỹ đừng buồn về việc này nha. Chứng thứ hai là Tổ Chức Phát Triển và Hỗ Tương Kinh Tế quốc tế (OECD) vừa công bố kết quả nghiên cứu trong 50 năm, trong đó có liệt kê danh sách 10 quốc gia có cư dân học thức nhất thế giới. Đứng đầu danh sách là Canada vì có tỷ lệ dân chúng có bằng cấp đại học là 50%, sau đó là Do Thái, rồi Nhật Bản, rồi Hoa Kỳ…

pan am toronto 2015Xin trở lại ngành thể thao. Canada vừa tổ chức xong Đại Hội Thể Thao Mỹ Châu, Pan An Games 2015, ở Toronto, với 7 ngàn lực sĩ tham dự đến từ 41 nước trong Châu Mỹ. Đại hội này là một thứ Thế Vận Hội mùa hè thu nhỏ, thi đủ mọi môn. Sau 16 ngày tranh tài, về mặt huy chương, phái đoàn Hoa Kỳ đứng hạng nhất với 265 huy chương (103 vàng, 81 bạc, và 81 đồng). Canada đứng hạng hai với 217 huy chương ( 78 vàng, 69 bạc và 70 đống). Hạng ba là Brazil, 592 lực sĩ, được 141 huy chương… Nước có số lực sĩ tham dự đông nhất là Canada chủ nhà với 723 người, Hoa Kỳ 624, Brazil 592. Nước ít người nhất là nước tí hon Belize chỉ có 3 người. Đây là con số các lực sĩ tham dự tranh tài thật sự, chưa kể các nhà điều hành, huấn luyện, dìu dắt, bảo trợ, và thiện chí tháp tùng. Lễ khai mạc và bế mạc được tổ chức tại đại hội trường Rogers ngay bên bờ hồ Toronto. Có một chuyện vui trong buổi tối khai mạc : Vì hội trường Rogers ở ngay chân tháp CNTower là tháp cao nhất thế giới. Đúng lúc khai mạc thì trên đỉnh ngọn tháp này bùng nổ một đám lửa đỏ vĩ đại, khói trắng bay lên ngút trời. Nhiều người đã hốt hoảng tưởng là hỏa hoạn. Thì ra ban tổ chức đã cho đốt pháo bông trên đỉnh tháp để chào mừng. Lễ bế mạc vào đêm 26 tháng Bảy, đỉnh tháp này cũng cháy đỏ bùng lên như vậy nữa nhưng không ai hốt hoảng mà lại vỗ tay hoan hô ầm ỹ. Hội trường Rogers với sức chứa 45 ngàn ghế đã đầy nghẹt. Những ai không mua được vé vào hội trường này thì có thể tới công viên Nathan Phillips ngay ở tòa dô chính gần đó, nơi đây có ba màn ảnh khổng lồ, có thể xem rõ lễ khai mạc .

Canada đã tổ chức Thế Vận Hội nhỏ này thành công mọi mặt và rất chuyên nghiệp, các cụ có biết tại sao không? Thưa, vì Canada đã có rất nhiều kinh nghiệm : năm 1976 Canada đã tổ chức Thế vận Hội Mùa Hè ở Montreal, năm 1988 Thế Vận Hội mùa đông ở Calgary, năm 2010 Thế vận Hội Mùa đông ở Vancouver. Hiện nay Canada đang nộp đơn xin tổ chức Thế Vận Hội mùa hè vào năm 2024. Chắc sẽ được vì mọi sự đã có sẵn. Các cụ mê thể thao xin cố sống tới năm 2024 để xem Thế Vận Hợi Mùa Hè này nha, chắc là sẽ vĩ đại và hoành tráng vô cùng. Cụ nào cần thuốc Hải Cẩu Bổ Thận Hoàn mà Canada sắp sản xuất để giữ sức khỏe xin nhớ để dành tiền nha, tôi sẽ mua giúp. Làng tôi đang dự định xin làm đại l‎ý.

Đại hội thể thao Mỹ Châu này có nhiều chuyện vui bên lề lắm. Xin kể sơ sơ để các cụ nghe chơi nha. Thứ nhất là chuyện pháo bông nổ trên tháp CN Tower kể trên đây. Thứ hai là xe thực phẩm Da Đỏ do đầu bếp trứ danh da Đỏ David Wolfman đứng nấu, nổi bật là hai món kebab thịt hươu và càri thịt nai. Các lực sĩ đại hội được mời ăn miễn phí. Thứ ba là đường HOV. Các cụ phương xa nghe tên HOV có hiểu gì không cơ ? Thưa đây là chữ viết tắt của High Occupancy Vehicle, có nghĩa là lằn đường chỉ dành riêng cho những xe chở từ 3 người trở lên. Có một ông kia mê thể thao quá nên ông đã đem 2 người gỗ ‘ma nơ canh’ vào xe, cho bận quần áo như người thật, và ông chạy phom phom trên HOV, không ngờ mắt các thày cảnh sát Canada tinh quá, các thày đã chận bắt được cái ông ăn gian này. Sở cảnh sát cho biết tổng cộng số giấy phạt loại ăn gian trong thời gian thi thể thao này là 1.735 và tiền phạt đã cho vào kho là hơn 200.000 đồng. Chuyện này làm tôi nhớ chuyện Car Pool năm xưa. Ở Hoa Kỳ hay ở Canada những xa lộ lớn thường có đường dành riêng cho xe chở 2 người trở lên, con đường này gọi là car pool. Có một bà xồn xồn lái xe một mình mà chạy vào car pool, thày cảnh sát Canada tinh mắt bắt được, thấy thày biên giấy phạt thì bà xồn xồn này phản đối : Trong xe tôi có 2 người, vì tôi đang có bầu, bào thai trong bụng tôi hiện nay cũng phải được kể là một người chứ. Thày cảnh sát không phải tay vừa, thày bèn cười rồi đáp : Tôi phạt bà vì tội hai người mà lại ngồi chung một ghế ! Bà xồn xồn cúi mặt vì không cãi được nữa và phải nhận giấy phạt. Tôi kể sơ sơ vậy để các cụ từ nước ngoài mà lái xe đến Canada thì phãi cẩn thận nha, cảnh sát Canada tinh mắt và thông minh lắm. Chuyện vui thứ bốn là nhân tham dự đại hội thể thao ở Toronto đã có 4 ông lực sĩ Cuba đào thoát xin tỵ nạn. 4 ông này thuộc đội đua thuyền Cuba. Tôi bảo chuyện vui là vì các ngài cộng sản xưa nay từ Cụ Xít, cụ Mao, cụ Hồ cho tới các cụ Hà Lội hiện nay vẫn vỗ ngực bảo các nước cộng sản là các nước thiên đàng. Chuyện thứ năm là chuyện gây ấn tượng mạnh nhất nơi tôi. Đó là bài ca ‘anthem’ của đại hội lần này, bài ca mang tên ‘ Together We Are One’. Trong lễ bế mạc nữ ca sĩ giọng vàng Serena Ryder đã hát, thiệt là hay qúa sức. Lời ca nói lên cái mục đích cao đẹp của thể thao mà người La Mã ngày xưa đã đề cao là mỗi ngày mỗi‘ cao hơn, nhanh hơn và mạnh hơn’.

Cuối lễ bế mạc, đô trưởng Toronto thành phố chủ nhà đã trao cờ đại hội cho đô trưởng thành phố kế tiếp là Lima nước Peru . Nước này sẽ tổ chức đại hội Pan Am vào năm 2019.

Bế mạc Pan Am 2015 rồi, Toronto lại chuẩn bị tổ chức cũng đại hội thể thao Mỹ Châu cho các thành viên khuyết tật. Đại hội mang tên Parapan Games, khai mạc ngày 7 tháng Tám và kéo dài 11 ngày. Có 1600 lực sĩ khuyết tật đến từ 28 nước trong miền tham dự. Lễ khai mạc tổ chức tại vận động trường Đại Học York, và bế mạc tại công trường Nathan Phillip Square ở trung tâm Toronto. Có 12 cộng đồng tham dự cuộc tiếp sức rước lửa, xuất phát từ 2 nơi là thủ đô Ottawa và Thác Niagara. Cũng vui vẻ náo nhiết qúa chừng. Bạn bè tôi từ Âu Châu và Úc Châu sang đây đều tỏ ra nể phục dân Mỹ Châu : Người khuyết tật không hề bị bỏ quên.

Những ngày vui mùa hè 2015 còn dài. Đầu tháng Tám, tại bờ hồ nổi tiếng quốc tế của Toronto là Habour Front còn lễ hội văn hóa của Da Đỏ mang tên ‘Planet Indigenus 4’. Người Da Đỏ đã tham dự Đại Hội Pan Am trên đây bằng xe thực phẩm cực lớn, nay còn chủ động một đại hội văn hóa kéo dài 10 ngày. Làng tôi đã hẹn nhau đi tham dự các sinh hoạt văn hóa này với hy vọng sẽ băt gặp những nét văn hóa của quê hương Việt Nam ngày xưa. Các cụ biết tại sao tôi nói thế không ? Thưa, chúng tôi là học trò của triết gia Kim Định mà, người Da Đỏ chính là người VN ngày xưa của mẹ Âu Cơ. Các con đã theo mẹ lên núi, lên tới đỉnh núi cực bắc rồi đi về phương tây là vào eo biền Bering, là miền dẫn đến Canada ngày nay. Tôi còn nhớ 1999 là năm Canada thiết lập ra đặc khu Nunavut ở miền giáp bắc cực, cư dân ở đây đại đa số là dân Da Đỏ. Trong lễ khai mạc có các màn văn nghệ. Sau lễ, Cụ Đào Trọng Cương và Cụ Trần Văn Khắc ở thủ đô Ottawa gọi cho tôi ngay và cả hai cụ đều bảo tôi rằng cái màn mấy cô Da Đỏ vừa múa vừa hát, giọng hát rõ ràng mang âm điệu dân gian cổ truyền VN. Ngoài ra, các cô này đều mặc xiêm y đúng như xiêm y các cụ VN ta ngày xưa. Hai cụ gọi cho tôi cốt để nhấn mạnh và đề cao cái thuyết các cụ và tôi vẫn chủ trương là dân Da Đỏ ở Canada có gốc VN. Các bạn còn nhớ hai bậc đại lão này chứ? Cụ Đào Trọng Cương là kỹ sư công chánh đầu tiên ngày xưa ở Hà Nội, Cụ Trần Văn Khắc là tổ phụ của Phong Trào Hướng Đạo VN. Lời của hai cụ là lời uy tín có trọng lượng.

Tôi đi xa qúa rồi. Xin mời các cụ trở về các lễ hội ở Toronto đất Canada.

Cùng thời gian với đại hội văn hóa Da Đỏ trên đây còn có đại hội văn hóa truyền thống Caribana ở Toronto. Các sắn dân ở miển Trung Mỹ hằng năm kéo nhau lên Toronto họp đại hội. Canada là đất lành, các đàn chim phương nam kéo lên đây hàng trăm ngàn, ca hát nhảy múa ăn uống vui vẻ hết biết. Mở đầu đại hội Caribana là ngày diễn hành trọng đại. Ôi, các sắc dân ở miền Trung Mỹ ăn mặc sặc sỡ làm sao. Có biết bao nhiêu là xe hoa và ban nhạc, có biết bao nhiêu là vũ công. Họ hóa trang theo dạng các loài chim sặc sỡ, với những cánh chim và đuôi chim che phủ hết mặt đường. Các cụ muốn xem tận mắt thì xin kính mời đến đây vào đầu tháng Tám hàng năm, hoặc ở nhà thì xin mở Google bấm chữ Caribana Festival Toronto. Các cụ sẽ thấy hết mọi sinh hoạt của các sắc dân da nâu này. Toronto cho họ diễn hành, nhảy múa tưng bừng mấy ngày trong thành phố, dặc biệt ở bờ hồ, rồi dành riêng một hòn đảo ngay sát bờ cho họ sinh hoạt. Vui không để đâu cho hết. Cụ muốn nghe nhạc Nam Mỹ, ăn món Nam Mỹ, bận y phục Nam Mỹ, nhảy múa ca hát tiếng Nam Mỹ, làm quen với văn hóa Nam Mỹ, xin mời cụ đến đây nha. Vui và sướng hết biết. Có một ông bạn già đã nói nhỏ vào tai tôi : Nhìn các em Nam Mỹ da nâu đi diễn hành ăn mặc sơ sài qúa, vòng một và vòng ba chỉ che chút xíu, nóng mắt qúa chừng ! Nói rồi ông cười hê hê. Tiếng cười hê hê này nghe không trong sạch tí nào. Tôi hỏi ngay : cụ cứ nói thực cho tôi nghe nha, thế cụ nhìn thấy các vòng lộ liễu như mời gọi thì trong lòng cụ có nổi sóng gì không ? Tôi với ông bạn già này thân nhau lắm, thường kêu nhau bằng cụ. Ông ta nói thật nhỏ : Tôi chỉ ao ước giá mà được cắn vào cái vòng số 1 một cái thì chắc tôi sẽ trẻ lại 10 tuổi, vòng số 1 chứ không phải vòng số 3 nha. Chuyện ông bạn già dê này dài lắm, xin kể về sau.

Và làng tôi đã đi xem cả đại hội Da Đỏ ở bờ hồ, cả đại hội Caribana bên đảo. Vì dân số làng đông, nên chúng tôi đã chia thành hai phe. Phe liền bà do Chị Ba Biên Hòa làm trưởng đoàn, còn phe liền ông, tức các vĩ nhân quân tử chúng tôi, do Ông ODP làm lãnh tụ. Ai cũng thích như vậy vì mỗi phe được tự do và thoải mái hơn.

Ngày hôm sau họp làng đúc kết. Ôi thôi, bao nhiêu là chuyện hấp dẫn từ trang phục, thức ăn, văn nghệ, cái gì cũng lạ mắt lạ tai lạ miệng. Và toàn tiếng khen. Mọi người xin ‎ý‎ kiến của Cụ Chánh tiên chỉ. Cụ vui vẻ nói ngay : Lão cũng có những nhận xét rất giống của các bạn. Tối về nhà mãi mới ngủ được vì thấy mình sung sướng qúa. Và rồi tự nhiên lão bò nhỏm dậy, chắp tay nói lời cảm tạ Thiên Chúa. Nhờ Chúa làm phép lạ mà cuối đời lão được sống ở miền đất hạnh phúc này, được hưởng mọi tự do dân chủ, được tiếp cận với mọi tiện nghi tối hảo vật chất và tinh thần, được làm bạn với các bạn đây, được xem nghe nhìn và ăn các món ăn lạ miệng của nhiều sắc dân, như mấy bữa nay. Tóm lại, lão có y nói và nhắc các bạn là phải tạ ơn Thiên Chúa và nhớ ơn đất nước Canada này mãi mãi.

Anh John giơ tay xin góp ‎ : Lời Cụ Chánh nói chí lý vô cùng. Cuộc đời chúng ta mang ơn rất nhiều người. Chúng ta phải luôn luôn tỏ lòng biết ơn và nhớ ơn. Lời này làm tôi nhớ tới hai chuyện trong lịch sự hiện đại. Chuyện thứ nhất là chuyện ông Tướng Charles de Gaulle của nước Pháp. Ông này sau khi được Đồng Minh giúp giải phóng nước Pháp thời Đệ Nhị Thế Chiến thì lên làm tổng thống. Ông kiêu căng vênh váo vô cùng. Báo chí còn ghi chuyện đầu thập niên 1960, trong một cuộc họp các nhà lãnh đạo Âu Châu để tìm cách sống chung hòa bình với khối Cộng sản. Cuộc họp này có sự hiện diện của Ngoại trưởng Dean Rusk của Hoa Kỳ. Ông De Gaulle nói với ngoại trưởng Hoa kỳ : ‘Tôi muốn quân đội Hoa Kỳ phải rút ra khỏi nước Pháp càng sớm càng tốt’. Quả là tiếng sét trong đại hội. Ngoại trưởng Rusk nhìn thẳng vào mặt Tổng Thống De Gaulle rồi từ tốn hỏi : Thưa Ngài, thế lệnh này có bao gồm luôn cả các quân nhân Hoa Kỳ đã tử trận trong việc giải phóng nước Pháp và được an táng tại Pháp không? Hội trường im lặng như tờ, im lặng đến nỗi nghe được tiếng thở của người bên cạnh. Tổng Thống Pháp cứng lưỡi không trả lời được.

Chuyện thứ hai là chuyện cụ già Robert Whiting 84 tuổi ở phi trường Paris. Cụ già lúng túng lục lọi mãi mà không tìm ra sổ thông hành để trình cho nhân viên sở Di Trú. Chờ mãi không thấy cụ già đưa ra sổ thông hành, anh nhân viên Di trú Pháp mới sẵng giọng hỏi :

- Thưa ông, ông đã đến Pháp bao giờ chưa ?

- Thưa có một lần nhưng lâu rồi. Hồi đó tôi không phải trình sổ thông hành.

Nhân viên sở di trú nổi nóng với ông già Mỹ mà anh cho là lẩm cẩm này. Chàng ta nói :

- Chuyện vô l‎ý. Tới đất Pháp thì ai cũng phải trình sổ thông hành. Xin ông nói chuyện đàng hoàng!

- Tôi nói thiệt mà. Hồi đó là ngày D Day năm 1944 tôi trong đoàn quân đổ bộ ở bãi biển Omaha để giải phóng nước Pháp thóat khỏi sự thống trị của Đức Quốc Xã, tôi có thấy nhân viên Pháp nào ở đó để trình sổ thông hành đâu !

Cả làng nghe đến đây xong liền vỗ tay khen là Anh John biết nhiều chuyện l‎‎ý thú.

Xưa nay Cụ B.95 vẫn mê anh John vì cụ không thể ngờ được một người Da Trắng mà lại nói tiếng Việt rành rẽ và giỏi như vậy. Anh John xin hết chuyện kể nhưng mà cụ không cho. Cụ bắt anh kể nữa. Cụ hỏi : Ngày xưa khi anh học tiếng Việt với Chị Ba, anh có thấy câu tiếng Việt nào khó nói không ? Anh John gật đầu rồi thưa ngay :

- Có, chỉ có một câu thôi, mà cho đến ngay bây giờ cháu vẫn không nói nhanh được. Đó là câu : Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch.

Cụ B.95 nghe xong câu này thì cười sằng sặc rồi bảo : Chả riêng gì anh, ngay tôi đây này, tôi cũng chưa bao giờ nói nhanh câu đó mà không vấp.

Thế rồi tự nhiên cả làng quay ra nói thi câu này, mà lạ qúa, chả ai nói trôi mà không vấp. Nồi đất nấu ếch thì ai cũng nói ra là ‘ nồi đất nấu đếch’ !!!

Đang khi dân làng cười sặc sụa thì làng được Cụ Chánh mời ăn cháo gà. Cháo nóng hổi, thơm ngào ngạt. Nồi cháo gà có gừng nó thơm cách gì. Khi ăn xong tiệc cháo thì anh John lên tiếng. Anh bảo bữa nay anh đã nói nhiều rồi, bây giờ đến lượt bồ chữ ODP. Mọi ngươi vỗ tay khen là ‎‎ý kiến hay.

Ông ODP bằng lòng góp chuyện nhưng ông không biết nói về đề tài gì. Cụ Chánh liền lên tiếng : Chúng ta vừa ăn cháo gà xong, bác nói về chuyện con gà đi. Ông ODP gật đầu xin vâng và giao hẹn rằng bữa nay ông được kể chuyện xả láng. Và ông bồ chữ đã kể như thế này :

Rằng bữa đó có một cặp vợ chồng xồn xồn đến thăm trại nuôi gà của một người bạn. Anh chị được dẫn đi coi khắp trại. Anh bạn chủ trại chỉ vào một chuồng gà rồi nói : Cái con gà trống to kia nó ghê lắm. Sáng nào nó cũng đạp ít là 15 con mái. Cô vợ nghe xong liền nói nhỏ vào tai chồng : Anh nghe rõ chưa, sáng nào nó cũng đạp nha, và sáng nào cũng 15 lần nha. Anh chồng nhìn cô vợ sung sức của mình, rồi trả lời : Nhưng nó đạp 15 con khác nhau chứ không phải chỉ 1 con mà 15 lần !

Phe các bà nghe xong thì cười ồ lên rồi nói : Bác lại có ‎ý ‎chọc chị em chúng tôi rồi. Ông ODP cười hà hà rồi giảng. Tôi không dám trêu tức các bà đâu. Tôi kể chuyện đó là để dẫn đến mấy câu ca dao mà tôi vừa đọc thấy ở trên mạng. Mấy câu này hay quá vì nó nói rất hay rất đúng về con gà, rồi từ con gà làm ta nghĩ ngay đến con người. Mấy câu ca dao như thế này :

- Có con gà trống hoa mơ
Nó đi đạp mái hói trơ cả đầu
Hói thì hói có sao đâu
Nếu không đạp mái, tóc râu làm gì !

- Có con gà mái hoa mơ
Nó đi tìm trống, đỏ phơ cả mào
Đỏ thì đỏ kệ xác tao
Nếu không tìm trống thì tao ế à ?

- Ước gì anh hóa thành gà
Cả ngày đạp mái các gà chung quanh

- Kiếp sau xin chớ làm người
Làm con gà trống cho đời tự do !

Phe liền ông chúng tôi nghe xong đều thích và khoái quá, cười ngả nghiêng. Anh H.O. còn cao giọng : Đúng, kiếp sau tôi xin làm con gà trống hoa mơ. Còn phe các bà thì khen thơ hay, nhưng ‎ý thì không hay vì chỉ đề cao các ông. Cụ Chánh nghe xong, vừa cười vừa bình : Tiếng VN mình cũng lạ, chuyện chú gà trống làm tình thì gọi là ‘đạp mái’, chứ còn chuyện loài người, cHồng Yêu vợ mà gọi là ‘đạp vợ’ thì nguy to rồi !

Để cho làng cười thỏa thích, rồi Cụ B.95 lại lên tiếng, lại xin thần tượng John nói chuyện học tiếng Việt. Rằng khi anh học ca dao VN anh có thấy câu nào hay hơn mấy câu tả con gà trống hoa mơ và con gà mái hoa mơ trên đây không? Anh John đáp ngay : Về các câu ca dao trai gái tỏ tình thì cháu thuộc nhiều lắm, nói cả ngày không hết, bữa nay xin cho cháu khất về ca dao, bữa nay cho cháu nói về một câu chuyện thuộc loại giáo dục dân gian ngày xưa, cháu chưa thấy có chuyện nước nào hay bằng chuyện này của VN.

Đó là chuyện ‘ Hũ Vàng Trời Cho’ chép trong sách cổ tích VN. Rằng trong ngôi làng nhỏ kia có một cặp vợ chồng nông phu rất nghèo nhưng rất lương thiện và chăm chỉ. Một buổi sáng kia anh chồng ra đồng làm cỏ. Anh cuốc phải một vật cứng. Anh bới lên và thấy đó là một hũ vàng. Anh lại bỏ xuống và lấp đất đi. Tối hôm đó về nhà anh kể chuyện hũ vàng cho vợ nghe. Vợ nghe xong thì trách anh sao không đem hũ vàng về nhà. Chồng trả lời là vì đó không phải là vàng của mình. Lúc đó có tên ăn trộm rình ở ngoài nghe được chuyện này, nó liền chạy ra đồng, tìm được cái hũ vàng, nhưng mở ra thì nó thấy toàn rắn độc, nó bèn vất hũ rắn độc này vào gốc cây gần đó rồi bỏ chạy. Ngày hôm sau ra đồng làm ruộng thì anh nông phu thấy cái hũ vàng đã biến mất. Tối về anh kể việc này cho vợ. Cô vợ rất buồn và trách anh là người ngu ngốc. Anh chồng cười xòa rồi trả lời vợ : Trời chưa cho, có thế thôi. Tên trộm rình bên ngoài nghe thấy vậy thì tức quá vì nó nghĩ cái anh nông phu này nói như cái hũ vàng có thật, bèn chạy ra đồng đem cái hũ rắn về chỗ cũ. Ngày hôm sau ra đồng anh nông phu lại thấy cái hũ vàng ở chỗ cũ. Anh về nhà lại kể chuyện này cho vợ nghe. Chị vợ bịt tai lại không muốn nghe tiếp rồi nói : Ông điên rồi, hôm thì thấy, hôm thì không thấy, rồi bây giờ lại thấy. Anh chồng trấn an vợ : Mình tin tôi đi, nếu là của Trời cho thì trước sau gì nó cũng thuộc về mình, không ai có thể đụng tới. Tên trộm vẫn rình ở ngoài, nghe thấy vậy thì giận cái anh nông phu ngu ngốc này qúa, muốn dạy cho anh ta một bài học, cho rắn cắn anh ta chết. Nghĩ rồi làm, tên trộm bèn chạy ngay ra đồng, bưng cái hũ đó về đặt ngay trước cửa nhà anh ta, để các con rắn sẽ cắn anh ta chết. Sáng hôm sau, vừa mở cửa để ra đồng thì anh ta trông thấy cái hũ. Anh liền kêu vợ cùng bưng cái hũ vào nhà. Lúc mở hũ ra, cả hai vợ chồng thấy cái hũ đầy những đồng tiền vàng. Từ đó hai vợ chồng anh nông phu lương thiện trở nên giàu có.

Kể đến đây xong thì anh John xin hết chuyện. Chuyện cổ VN vừa đơn sơ vừa mang đầy tính giáo dục, quả là ‎‎hay, các cụ có đồng ‎với anh John không ?

Câu chuyện hũ vàng ngoài đồng và anh nông phu làm tôi liền nhớ tới một câu đố mà nhà văn Tu Dinh mới đố trên mạng. Rằng có một anh nông dân ra đồng làm cỏ thì trời bỗng dưng mưa một trận dữ dội, sấm chớp đùng đùng. Ông Tu Dinh đố mọi người là anh nông phu phải làm cách nào để không bị sét đánh. Cái này liên quan tới khoa học. Tôi liền mở các sách về khoa học chỉ dẫn cách chống sét thì sách nào cũng nói là phải vào trong nhà, đóng cửa lại, nhà phải có cột thu lôi chống sét đánh. Anh nông dân đang ở giữa đồng trống tư bề thì làm gì có nhà cho anh chạy vào trú, nên ta vô phương cứu anh. Thế mà ông Tu Dinh cứu được anh ta, mới tài chứ. Phục ông nhà văn này qúa. Các cụ biết ông chỉ cách nào không? Ông bảo rằng : Việc này dễ ợt. Ở quê mình, ai ra đồng cũng mang theo một nắm cơm gói trong mo cau để ăn trưa. Vậy ta hãy bảo anh nông phu mở gói cơm ra mà ăn, anh sẽ không bị sét đánh. Tại sao lại tránh được sét ? Ông Tu Dinh trả lời : Tại vì ông bà mình vẫn nói ‘ Trời đánh cũng tránh miếng ăn’…

Cả làng phá ra cười vì bị ông Tu Dinh lừa. Ha ha, trời đánh sét còn mình bị đánh lừa ! Ha ha. Ông ODP lên tiếng : Ông Tu Dinh có ‎‎ý chơi chữ nên cố tình cắt nghĩa cái câu thành ngữ đó theo nghĩa đen, chứ câu đó thường không hiểu theo nghĩa đen mà hiểu theo nghĩa bóng. Đó là một lời khuyên. Tổ tiên ta có ‎ý ‎dạy rằng ta đừng la mắng hay chửi bới ai trong bữa ăn, bữa ăn là lúc gia đình họp mặt trong ngày thì phải có không khí vui vẻ. Cha mẹ đừng la mắng con cái lúc này, anh em đừng cãi nhau trong lúc này. Hãy biến bữa ăn thành những giây phút vui vẻ và hạnh phúc nhất trong ngày. Tổ tiên VN đã dạy chúng ta : bữa ăn là thời gian hạnh phúc, sự hạnh phúc trong gia đình bắt đầu từ bữa ăn, ngay cả ông Trời xưa nay cũng kính trọng bữa ăn của con người, chưa bao giờ thấy ông nỡ cho sét đánh khi con người ăn cơm.

Chị Ba Biên Hòa phụ họa với chồng : Tôi nhớ đã nghe Cha Paolo cũng đã giảng trong nhà thờ về điều này, là chúng ta hãy biến các bữa ăn trong gia đình thành những bữa ăn trên thiên đàng.

Nghe đến đây thì anh John thốt lên : Tôi học tiếng Việt đã bao năm, đã thuộc bao nhiêu câu ca dao tục ngữ, mà vẫn chưa hiểu được hết cái thâm trầm của tổ tiên VN. Câu ‘Trời đánh còn tránh bữa ăn’ đã cho tôi một bài học hay quá.

Cụ Chánh góp lời‎ cuối cùng : Bữa ăn vui vẻ là bữa ăn trên thiên đàng, nhớ nha bà con.

TRÀ LŨ

Tin Vui : Tác giả Trà Lũ đã viết xong bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ gồm 4 cuốn 300, 400, 500, 600 chuyện, tổng cộng hơn 1800 chuyện cười khác nhau. Đây là món quà ‎‎ý nghĩa và trang nhã, cho chính mình và cho bằng hữu. Giá toàn tập 4 cuốn này là $85 Mỹ kim hay Gia kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com
 

5. Chị Ba kể chuyện


Thời gian đi nhanh quá. Mới ngày nào còng lưng xúc tuyết, mới ngày nào hồ hởi đi phố mua lá gói bánh chưng, mới ngày nào ồn ào xem các nữ cầu thủ quốc tế đá banh, thế mà nay đã vào tháng Chín, con cháu đang chuẩn bị đến trường một niên khóa mới. Tôi than như thế với mấy ông bạn già trong làng vào tuần qua khi uống cà phê. Nghe câu than này thì ông nào cũng gật gù rồi cũng nói: Đúng vậy, đúng vậy. À, mà quên, xin hỏi các cụ có biết chúng tôi than thời gian đi mau quá ở nơi nào không ạ? Thưa ở quán cà phê Starbucks gần nhà Cụ Chánh tiên chỉ làng. Đã lâu lắm rồi, phe liền ông trong làng chúng tôi, mà Chị Ba Biên Hòa đã đặt cho mỹ danh là ‘các nhà quân tử, các vĩ nhân, các triết gia’, có thói quen rủ nhau đi bách bộ vào các buổi sáng thứ Bảy. Chúng tôi đi quanh một công viên lớn trong vùng, đi chừng một giờ rồi các nhà quân tử đi vào quán Starbucks uống cà phê. Cái món cà phê ở đây nó ngon cách gì. Hình như có bùa, các cụ ạ. Ai cũng mê cái tách cà phê ở đây.

Nhóm chúng tôi đã bị bỏ bùa. Vừa nhâm nhi cà phê vừa đọc báo chùa. Cái quán này chiều khách hàng hết sức. Họ mua đủ thứ báo cho khách hàng đọc‎. Các nhật báo thứ Bảy thường cô đọng tin tức trong tuần và tiên đoán những việc sắp xảy ra trên thế giới. Cứ đọc báo Thứ Bảy là biết hết. Nếu cụ đọc báo xong mà chưa nắm vững tình hình Canada và thế giới thì xin cụ mở tai lắng nghe các lời bình luận của khách hàng chung quanh nha. Các cụ biết không, chẳng phải chỉ có nhóm vĩ nhân chúng tôi mới tới đây xem báo chùa mà thôi, mà chung quanh chúng tôi có rất nhiều vị da trắng cũng có nhiều máu vĩ nhân quân tử như chúng tôi, họ cũng tới đây đọc báo chùa và chia sẻ tin tức với bạn bè. Hiện nay Canada đang trong mùa bầu cử, trung tuần tháng sau dân sẽ đi bỏ phiếu. Vì đây là mùa bầu cử liên bang, hiện 3 đảng lớn đang đi vận động ráo riết. Đầu mùa thì có một đảng thứ 4 nhưng nay đảng này đã biến mất vì thấy mình không ăn khách. Đó là đảng ‘Xanh’ chủ trương bảo vệ môi sinh. Tôi thuộc loại già nhà quê nên không phân biệt được đảng Bảo Thủ Conservatives khác đảng Tân Dân Chủ NDP và đảng Tự Do Liberal ở những chỗ nào. Chắc tôi thuộc loại ba phải mất rồi vì cho rằng đảng nào ở Canada cũng tốt hết.

Xin nói tiếp về quán cà phê. Chúng tôi thích cái quán này quá, vì uống cà phê xong, đọc báo xong, được nghe các lời bình luận của khách hàng da trắng ở đây xong, ai cũng thấy mình thật là sướng quá sức. Tháng trước là mùa thế vận hội, chúng tôi được nghe những lời bình luận hay hết ‎ý, toàn những ông Huyền Vũ ngày xưa tái thế không à. Thứ Bảy tuần qua, nhóm trí thức vĩ nhân chúng tôi đã qua một buổi sáng hạnh phúc như vậy, nghĩa là đã uống xong đợt cà phê, xem xong đợt báo chùa và đã nghe xong các danh nhân quốc tế bình luận thời sự, chúng tôi thong thả đi bộ về nhà Cụ Chánh tiên chỉ để ăn trưa.

Khi chúng tôi tới thì phe các bà đã có mặt đầy đủ, và các bà cũng đang thảo luận về những vấn đề hết sức quan trọng, như băng nhạc Asia và Thúy Nga hơn nhau chỗ nào, như cô ca sĩ này mập qúa và mặc cái áo đỏ chói mắt quá, như thẩm mỹ viện này sửa ngực không giỏi bằng thẩm mỹ viện kia, như son môi của Pháp và của Mỹ giống nhau chỗ nào…

Và bữa nay cả làng được Anh Chị John bao thầu. Một điều hết sức lạ lùng là người đầu bếp chính không phải Chi Ba Biên Hòa mà là anh John. Đây là sáng kiến do lời yêu cầu của Cụ B.95. Tháng trước cụ bảo anh rằng lâu nay toàn phái nữ nấu ăn và thức ăn toàn mang khẩu vị VN. Xứ Canada là xứ da trắng, mà tôi chưa hề được ăn một bữa theo hương vị da trắng bao giờ. Nghe nói tổ tiên của anh thuộc gốc người Anh, vậy anh thử cho chúng tôi ăn một bữa có hương vị người Anh coi.

Ý kiến của cụ B.95 được mọi ngươi vỗ tay hoan hô quá chừng. Và một điều làm dân làng vô cùng ngạc nhiên là anh John gật đầu chịu liền. Anh thưa với cụ rằng anh đã mê nấu ăn từ bé. Ngày xưa, mẹ anh là người gốc Anh thuần túy nên đã cho anh ăn những món rất Anh, và còn dạy anh cách nấu nữa. Theo Anh thì món ăn điển hình nhất của người Anh là bữa ăn điểm tâm. Anh hứa sẽ đãi cả làng món này, cam đoan hương vị sẽ rất Anh.

Nào ai có thể ngờ được rằng cái anh John này biết cả nấu ăn nữa và nấu giỏi nữa mới hay chứ. Sỡ dĩ không ai biết tài này vì ngôi sao của bà vợ anh, tức Chị Ba Biên Hòa, sáng qúa. Sao Chị Ba sáng quá nên nó làm mờ ngôi sao John.

Bữa nay Chị Ba chỉ làm phụ tá, nghĩa là chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để đầu bếp John biểu diễn. Anh đã đun nóng các món lên, bỏ gia vị vào rồi bầy ra đĩa, mỗi người một đĩa lớn. Các cụ đã bao giờ ăn một đĩa điểm tâm của người Anh chưa? Ấn tượng lắm các cụ ạ. Ăn một bữa điểm tâm mà như ăn một bữa chính, no kềnh bụng. Này nha, trên đĩa anh John đã bày ra một miếng thịt xông khói, mấy lát cà chua nướng, hai quả trứng ốpla, nấm chiên, hai miếng xúc xích, một chén nhỏ đậu đỏ chiên dầu olive, mấy lát bánh mì quệt bơ và phó mát. Bên cạnh là một ly nước cam vắt. Cụ xơi xong ngần ấy thứ rồi mời cụ xơi sang ly cà phê nóng bên cạnh. Các cụ thấy thế nào cơ? Có đủ no không cơ? Mấy cô Huế thì vừa cười vừa ăn, và cô nào cũng bảo đĩa điểm tâm này cũng là bữa ăn tối luôn. Mà chẳng phải chi có hai cô Tôn Nữ và Cao Xuân nói thế, ngay bọn đàn ông chúng tôi đây, sức lực như vậy mà ăn xong thì ai cũng ngất ngư. Cụ B.95 nhâm nhi mỗi món một chút xíu. Cụ tỏ ra rất hài lòng vì đã được ăn món điểm tâm do chính đầu bếp của dòng họ nước Anh nấu. Cụ tuyên bố đã no gần vỡ bụng nên xin phép anh John cho cụ được gói đem về cho các cháu ở nhà.

Vì bữa ăn nặng quá nên ai cũng xin uống trà, uống trà để nó giúp tiêu mấy món đại bổ vừa thưởng thức. Rồi cụ B.95 lại cất tiếng, bữa nay cụ cao hứng quá, cụ chiếm hết cả diễn đàn. Cụ nói với Chị Ba Biên Hòa: Lâu nay tôi chỉ được ăn các món Chị nấu mà chưa được nghe các chuyện Chị Ba kể bao giờ. Chị có gốc nhà giáo nên phải biết nhiều chuyện lắm. Mà tôi xin thêm điều này nữa là xưa nay toàn nghe các chuyện Bắc Kỳ, do các ông tướng Bắc Kỳ ở dây kể, vậy bữa nay Chị là người Nam xin chị kể các chuyện có mầu sắc Miền Nam nha.

Lần đầu tiên Chị Ba Biên Hòa được chính thức mời kể chuyện, lại phải kể chuyện có gốc miền Nam, chị Ba thấy lúng túng và mắc cở. Mặt Chị Ba đỏ au lên. Ôi nét mặt một cô giáo miền Nam ngoài 60 đỏ hồng sao mà nó đẹp thế. Anh H.O. nói nhỏ vào tai tôi: mặt Chị Ba đẹp như mặt thiên thần. Nào có ai thấy mặt thiên thần bao giờ, nhưng tôi cũng hiểu anh có ‎ý‎ nói gương mặt dễ thương quá. Anh John thấy vợ bị khựng lại vì nghĩ chưa ra câu chuyện, anh liền nhắc tuồng: Em kể chuyện gia đình Công tử Bạc Liêu coi. Câu nhắc làm mặt Chị ba sáng lên. À, phải rồi. Chuyện này thì chị biết rất rõ vì gia đình chị có họ hàng bà con xa với gia đình nổi tiếng này.

Chị Ba nhấp một miếng trà rồi thong thả kể: Chuyện về chính anh chàng công tử Bạc Liêu thì không có gì hay vì anh ta chỉ có phá. Ai cũng biết chuyện anh ta đốt những tờ giấy $100 để soi lối cho người bạn đi tìm tờ bạc $20, phải không cơ? Chuyện thân phụ của anh ta mới hay và đáng nói. Chuyện như thế này: Ông bố tên là Trần Trinh Trạch gốc Gò Công. Vì nghèo túng nên cha mẹ ông phải đem một đàn con dại xuống miền đất mới Bạc Liêu tỉm kế sinh nhai. Ngay từ lúc bé xíu, cậu Trạch đã phải đi chăn trâu cho một phú hộ trong miền. Năm 1881, khi cậu Trạch lên 8 tuổi thì là lúc thực dân Pháp mở ra các trường bảo hộ và bắt con cái các điền chủ phải gửi con đến đây học theo chương trình gọi là khai hóa. Ông điền chủ có đứa con trạc tuổi cậu bé chăn trâu, ông ta không muốn cho con học chữ của thực dân mà ông chỉ muốn cho con học chữ thánh hiền của tổ tiên nên ông đã thuê riêng một ông đồ về nhà để dạy con. Ông điền chủ không mưốn thực dân Pháp bắt lỗi nên đã bắt cậu bé chăn trâu Trần Trinh Trạch đi học thế. Bé Trạch được gửi vào nội trú. Không ngờ cậu bé chăn trâu này sáng dạ, học rất giỏi, giỏi cả chữ quốc ngữ cả chữ Pháp. Cậu đậu bằng thành chung dễ dàng. Đỗ xong, cậu Trạch xin được chân thư k‎‎ý làng. Vì cậu tỏ ra thông minh khác thường nên cậu được tuyển lên quận, rồi lên tỉnh. Ở đây câu làm việc trong văn phòng điền địa. Cậu có lòng tốt nên giúp đỡ rất nhiều người. Một đại điền chủ trong miền thích cậu quá nên đã gả con gái cho cậu và đã chia gia tài cho cậu. Vợ chồng trẻ Trần Trinh Trạch làm ăn thành công ngay. Ban đầu thành công về điền địa, sau trúng thầu về hàng cầm đồ, rồi hàng rượu Bình Tây, rồi công ty cho vay tiền lấy lãi, rồi công ty muối. Tiền vào tay vợ chồng thày Trạch ào ào như nước. Thày Trạch mua được rất nhiều đất đai, lúc đó lên tới 200.000 hecta, lớn hơn đất Singapore 3 lần. Vì có nhiều tiền như thế nên ông Trạch đã cho xây một ngôi biệt thự vĩ đại do kỹ sư Pháp vẽ kiểu và thiết kế, gạch ngói và dụng cụ được chở từ Pháp sang. Ngôi nhà đó bây giờ vẫn còn, hiện là khách sạn mang tên ‘Công Tử Bạc Liêu’ do công ty du lịch quản l‎‎ý. Về già, ông Trần Trinh Trạch biết mình sắp lìa đời và của cải không mang theo về thế giới bên kia được, ông đã rộng tay làm nhiều việc phước thiện, như tặng quỹ xã hội của chính quyền Pháp số tiền tương đương với 10 ngàn lượng vàng, như góp tiền để xây Cư xá Đại Học Đông Dương ở Hà Nội, ông phân phát tiền bạc cho những người nghèo, và đặc biệt xé hết giấy nợ của các tá điền. Năm 1943, cảm thấy ngày ra đi đã tới gần, ông muốn làm một chuyến du hành cuối đời. Ông kêu cậu con trai là Trần Trịnh Huy, tức Công tử Bạc Liêu, chở ông đi thăm Saigon, Đà Lạt và Vũng Tàu. Khi tới Vũng Tàu thì ông ngã bệnh nặng và chết ở Vũng Tàu, thọ 71 tuổi. Tang lễ của ông kéo dài 7 ngày. Ai cũng thương mến ông. Chỉ tiếc rằng cậu con trai của ông là Trần Trịnh Huy, sau khi ông mất, đã phung phí tài sản ông để lại, cuối cùng khánh kiệt. Nghe nói những người cháu của Công Tử Bạc Liêu, sau 1975 đều rơi vào cảnh khốn cùng, có người con phải chạy xe ôm.

Kể đến đây xong thì Chị Ba xin hết chuyện. Cả làng vỗ tay râm ran. Chuyện Chị Ba kể hay quá chứ, phải không các cụ?

congtu baclieu hotel
Tư gia của công tử Bạc Liêu, được xây cất từ năm 1919, nay trở thành Hotel Công Tử Bạc Liêu (Ảnh trên Net)

Câu chuyện Chi Ba vừa kể đã gây cho ông ODP nhiều hứng thú, ông giơ tay xin phát biểu. Rằng chuyện cụ Trần Trịnh Trạch trên đây cho chúng ta nhiều bài học. Thứ nhất là từ chú bé chăn trâu nghèo đói có số đỏ, biến thành một đại điền chủ tỷ phú, nhưng gia tài khổng lồ này đã bị ông con, biệt danh Công tử Bạc Liêu, làm tan nát. Giá ông con này biết theo gương cha thì cơ sở sẽ còn vĩ đại biết bao nhiêu. Bài thứ hai là cụ Trần Trịnh Trạch đã có một cái tâm cũng rất lớn, đã làm nhiều việc phước thiện lúc cuối đời, nhưng tôi nghĩ cụ chưa làm nhiều đủ. Giá cụ làm thêm nữa để ông con không còn có nhiều của mà tàn phá thì hay biết mấy. Việc thiện của cụ làm tôi nhớ tới mấy vị tỷ phú hiện nay là Bill Gates và Warren Buffett. Cụ Trạch để cơ nghiệp lại cho con, còn 2 vị tỷ phú Hoa Kỳ này không để của lại cho con mà để lại cho đời, cho những người bệnh tật và nghèo khổ, không chỉ ở Hoa Kỳ mà cho khắp thế giới. Báo chí hỏi tại sao ông Bill Gates không chia của cho con cái thì ông Gates trả lời: ‘ Con tôi là con người, đã là con người thì phải tự kiếm sống, sống cho mình và cho đời nữa’. Lòng quảng đại của Bill Gates đã chinh phục được nhà tỷ phú khác là Warren Buffett cũng ở Hoa Kỳ, và sau đó kéo theo rất nhiều tỷ phú khác trên khắp thế giới. Nhóm tỷ phú có đại tâm này đã và đang bỏ của ra làm việc thiện. Gần đây nhất là một nhà tỷ phú ở Hong Kong, Cụ Yu Pang-Lin. Trước khi qua đời ở tuổi 93, Cụ để lại di chúc là hiến toàn bộ tài sản trị giá 2 tỷ mỹ kim cho các tổ chức từ thiện. Bill Gates và nhóm tỷ phú đại tâm trên đây quả thật là những cơn mưa rào lớn cho một thế giới đầy hạn hán…

Ông ODP vừa ngưng thì bà cụ B.95 lại chiếm diễn đàn. Bà nói với thần tượng xưa nay của bà là anh John: Hôm nay anh vừa cho chúng tôi một bữa ăn đặc biệt. Mới được ăn thôi, mà chưa được nghe. Chị Ba đã kể chuyện, bây giờ đến lượt anh kể. Xưa nay toàn nghe anh kể chuyện VN, hôm nay xin anh kể chuyện nào đặc sắc trong thế giới Anh Ngữ của Anh. Ăn món Anh rồi nghe chuyện tiếng Anh thì mới thật là đầy đủ cho ngày hạnh phúc bữa nay của lão.

Các bạn đã thấy bà cụ già Bắc Kỳ này hùng biện chưa ?

Anh John thấy mọi người khen bữa ăn do anh nấu, nay lại được cụ già khen nữa thì thích lắm, anh tỏ ra đầy hứng thú nên xin kể ngay: Rằng thế giới nói tiếng Anh có lẽ họ bắt chước thế giới tiếng Việt nên cũng thường mang đề tài ‘cơm với phở, vợ và bồ nhí’ ra kể. Nhiều lắm, xin sơ sơ như sau:

- Chẳng hạn Lee Majors một diễn viên nổi tiếng của các đài TV và kịch trường nói một câu để đời này: Nếu có tên đàn ông nào cướp vợ của bạn, thì cách trả thù hay nhất là hãy cho tên đó giữ luôn cô vợ của bạn.

- Cựu tổng thống Bill Clinton hào hoa và đẹp trai hiện nay nói về chuyện vợ chồng đối thoại với nhau: Tôi nói với vợ có một câu ngắn, mà vợ tôi thường đáp lại bằng cả một đoạn dài !

- Một cụ già, hình như là cựu tổng thống George Bush: Thiên hạ hỏi tôi bí quyết hôn nhân bền vững, tôi xin trả lời: Có gì khó đâu. Chúng tôi lần lượt đi ăn tiệm một tuần hai lần, bữa ăn dưới ánh đèn nến lung linh, trên bàn có hoa, âm nhạc dịu dàng, rồi khiêu vũ. Vợ tôi đi tối thứ Bảy, còn tôi đi tối thứ Năm.

- Rudy Giuliani, một luật sư hùng biện nổi tiếng ở New York: Tôi không lo sợ về việc bị khủng bố, tôi quen rồi vì tôi đã lấy vợ được hai năm.

- Donald Trump, một tỷ phú của đảng Cộng Hòa đang làm mưa gió trong mùa tranh cử: Tôi gặp toàn khó khăn vì các bà vợ: bà vợ thứ nhất đã bỏ đi, bà thứ hai ở lỳ không chịu bỏ đi, bà thứ ba thì đẻ xồn xồn năm một.

- Đây là một câu chơi chữ trong tiếng Anh, đó là chữ RING trong hôn nhân, như sau: Mới yêu và hứa sẽ lấy nhau, anh con trai trao cho cô con gái cái nhẫn tên là Promise Ring. Rồi sau đó trao nhẫn đính hôn gọi là Engagement Ring. Và dến nhẫn cưới gọi là Wedding Ring. Sau cùng, ở với nhau thì sẽ có Suffer..RING !

- Và một câu nổi tiếng của tổ phụ triết học Socrates: Các bạn hãy lấy vợ. Nếu lấy được người vợ tốt thì bạn là người hạnh phúc, còn nếu lấy phải người vợ xấu thì bạn sẽ là một triết gia.

Anh John nói đến đây thì Chị Ba ra dấu cho anh chấm dứt vì các câu anh trích dẫn không có tiếng cười. Anh John vâng lời vợ, xin ngưng, nhưng cả làng không cho. Ai cũng bảo nụ cười trong tiếng Anh thường khô khan như vậy, phải ngẫm nghĩ một lúc rồi mới cười. Anh John không đồng ‎‎ý, anh cãi: Tiếng Anh có nhiều chuyện không khô mà rất ướt. Mấy bà mấy cô nghe đến chuyện ướt thì thích lắm, giục anh chứng minh. Anh bèn kể: Rằng trong khu đèn hồng ở London có một tổ hoa rất sang trọng và đắt tiền. Toàn những bông hoa chân dài và đẹp hấp dẫn. Bữa đó có một ông khách đến và đòi em Madeleine. Bà chủ trả lời: Em Madeleine đẹp nhất ở đây, giá đắt lắm. Ông khách hỏi đắt bao nhiêu thì bà chủ trả lời: 5.000 đồng. Ông khách gật đầu ngay và ông đã được em Madeleine phục vụ tới bến. Tuần sau ông khách này tới nữa và cũng đòi em Madeleine. Ông cũng được thỏa mãn vì ông trả tiền rất sòng phẳng. Tuần thứ ba ông khách cũng tới nữa và ông cũng được em Madeleine phục vụ. Sau khi nhận tiền xong thì em Madeleine tò mò hỏi ông khách đào hoa: Em chưa hề thấy ai đến đây chi nhiều tiền và đòi em phục vụ 3 lần liền như anh. Anh quê ở đâu ? Ông khách hàng vui vẻ trả lời: Anh quê ở Cardiff miền Wales. Cô gái tròn xoe mắt rồi nói: Em cũng quê ở Cardiff nè. Ông khách đáp ngay: Anh biết chứ. Anh là luật sư. Chị của em vừa chết, trước khi chết thì chị em nhờ anh thi hành di chúc và nhờ anh đem 15 ngàn đến trao tận tay cho em, đây là món quà cuối đời của chị.

Nghe đến đây thì Chị Ba Biên Hòa lên tiếng ngay: Thôi, không nghe chuyện cái ông luât sư ranh mãnh kia xí gạt em Madeleine nữa. Xin làng nói sang chuyện khác. Rồi chị xin ông ODP nói chuyện thời sự.

Lời xin này hợp ‎ý ông và đẹp lòng mọi ngươi. Ông ODP kể: Chuyện phải nói ngay vì ai cũng thấy nhưng không phải ai cũng hiểu.Đó là chuyện kinh tế của Trung Cộng đang tụt dốc thê thảm. Nói một cách ngắn gọn, đây chính là một đòn độc của Hoa Kỳ đánh Trung Cộng. Đánh nhau có nhiều mặt, mặt kinh tế, mặt văn hóa, mặt quân sự. Bây giờ Hoa Kỳ có giương oai diễu võ trên biển trên không, nhưng chỉ là trò hỏa mù làm Trung Cộng rối mắt và rối trí, chứ thực ra là Hoa Kỳ đang đánh Trung Cộng bằng mặt trận kinh tế. Thị trường chứng khóan của Tàu đang đi xuống kinh hoàng. Dân Tàu có của đang rút của chuyển sang Thụy Sĩ, sang Hoa Kỳ, sang Canada. Địa ốc khắp nơi lên giá ào ào là do dân Trung Cộng bỏ ra mua hết. Các quan CSVN gốc tham nhũng theo gương đàn anh cũng đang chuyển của ra ngoại quốc. Tôi có mấy anh bạn giỏi về kinh tế đều bảo anh Mỹ chơi cái đòn này thật là hiểm, chả phải đổ máu gì mà Tàu Cộng sụp đến nơi. Mà Tàu Cộng sụp thì Việt Cộng cũng sụp theo ngay.

À, nhân chuyện Việt Cộng sợ hãi đàn anh Trung Cộng, xin kể một chuyện thời sự để chứng minh sự sợ hãi và hèn nhát này. Đó là chuyện hai bảng tên đường mới ở Hà Nội: Đường Mạc Thái Tổ và đường Mạc Thái Tông. Các cụ nghe tên hai vua này có biết là ai không ? Thưa, đó là tên hai cha con Mạc Đăng Dung va Mạc Đăng Doanh ! Sử gia Trần Trọng Kim đã viết về 2 tên này như sau: “ Mạc Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà lại giết vua để cướp ngôi, ấy là một nghịch thần, đã làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đất mà dâng cho Tàu ấy là một tên phản quốc. Làm ông vua mà không giữ được cái danh giá cho trọn vẹn đến nỗi phải cởi trần ra tự trói mình lại, đến quỳ lạy trước cửa một người tướng của quân nghịch để cầu lấy cái phú qu‎ý cho thân mình và nhà mình, ấy là một người không biết liêm sỉ ”.

Xưa nay ta có thấy đền miếu hay đường xá mang tên Mạc Đăng Dung và Mạc Đăng Doanh bao giờ đâu, thế mà bây giờ cộng sản Hà Nội dùng tên của hai nghịch thần và phản quốc vô liêm sỉ này đặt cho 2 con đường ở giữa thủ đô Hà Nội. Chúng không dám dùng tên thường mà dùng tên hỏa mù, Mạc Thái Tổ và MạcThái Tông!

Mời các bạn nghe lời của Ngài Đinh Quang Hải Viện trưởng Viện Sử Học Hà Nội tuyên bố: Sau khi nghiên cứu tài liệu, Viện sử Học nhận thấy đây là việc làm đúng đắn nhằm giáo dục truyền thông và ghi công lao của tiền nhân’. Thật là hết ‎‎ý ! Ai đọc xong câu này mà cười rồi bảo rằng cái anh tiến sĩ này hèn là phải đi tù đấy nhé.

Về tên 2 con đường mới, Hà Nội có ‎ý‎ gì đây ? Thưa, CSVN muốn trình với đàn anh Trung Cộng rằng: Thưa các Đại lãnh tụ, chúng em xin đầu hàng và xin tùng phục các anh như cha chú họ Mạc ngày xưa của chúng em vậy !

Đối với giặc Tàu thì hèn như vậy, còn đối với dân thì tàn ác. Cứ xem việc Việt Cộng sắp chi tiền tỷ để xây tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La thì đủ thấy sự tàn ác đến thế nào. Dân nghèo đói xơ xác mặc dân, tiền công quỹ xây đài là cốt ‎ý để chúng tao chia nhau bỏ túi, đó là quyền của chúng tao. Đứa nào mở miệng phản đối là không tôn kính Bác, chúng tao bỏ tù liền...

Nói tới việc dân chúng khắp nơi nghèo đói làm tôi nhớ tới lời cựu thủ tướng Anh Winston Churchill: Chủ nghĩa tư bản có thể không chia đồng đều sự giàu có, nhưng chủ nghĩa cộng sản thì chia rất đều sự nghèo khổ.

Nhân việc xây đài, xin nói thêm việc xây lăng. Ở Nghệ An, CSVN đã cho xây lăng ông bà và cha mẹ của Hồ Chí Minh, bốn cái lăng rất nguy nga đồ sộ, mỗi vị một lăng riêng, ở những vị trí riêng. Có đất nước nào như đất nước Việt dưới sự cai trị của CSVN thối như vậy không, thưa các cụ.

Thấy cả làng im lặng nghe ông ODP nói về Trung Cộng và Việt Cộng, bà Cụ B.95 không thích cái không khí nặng nề này. Bà lại quay vào anh John, xin anh tiếng cười để lấy lại cái vui tươi vốn có trong mỗi lần họp làng.

Anh John thưa ngay: Lúc nãy cháu chưa nói hết nhưng phải ngưng vì vợ ra lệnh‎. Cháu mới nói xong một nửa về tiếng cười của người Anh Quốc. Cái tiếng cười này khô khan và thường không tôn kính người vợ, còn trong tiếng Việt, đôi khi cũng đem đề tài này ra pha trò, có lúc cũng chế riễu, nhưng đa số là tôn kính vợ. Chứng cớ thì nhiều lắm. Nói đâu xa, mở tự điển ra, xem chữ BẤT, cháu thấy có nhà văn đã tôn vinh các bà vợ một cách hấp dẫn như thế này:

- Bị vợ đánh mà không không khóc là bất khuất

- Vợ chửi mà làm thinh là bất bạo động

- Tài sản của vợ là bất động sản

- Em gái của vợ là bất khả xâm phạm

- Ý muốn của vợ là bất di bất dịch

- Được vợ khen là bất ngờ

- Người khác khen vợ mình là bất ổn

- Lấy phải vợ xấu là bất tài

- Già mà lấy vợ trẻ là bất chấp thiên hạ

- Trẻ mà lấy vợ già là bất cần đời

- Vợ bỏ là bất lợi

- Vợ chồng lâu không cãi nhau là bất bình thường

- Vợ chồng không ngủ chung giường là bất hợp tác

Làng nghe xong thì phá ra cười. Để làng cười xong thì anh H.O. lên tiếng hỏi:

Tôi thấy anh John thông thái hết sức, nay tôi còn cái thắc mắc này mà tôi tìm không thấy lời giải trong tự điển, vậy xin hỏi anh câu mà nhiều ông chồng hay nói về bà vợ dữ của mình. Họ gọi vợ là ‘Bà La Sát, bà hay nổi Tam Bành Lục Tặc ’ Vậy La Sát, Tam Bành, Lục Tặc nghĩa là gì?

Nghe xong câu hỏi thì anh John lắc đầu ngay. Anh bảo mấy tiếng này phải hỏi bồ chữ ODP. Cụ Chánh cũng gật đầu xin ông ODP giãi nghĩa. Ông cười rồi nói:

- La Sát là tiếng Phạn, chỉ chung loài ác quỷ

- Tam Bành chỉ tên 3 vị thần Bành Kiều, Bành Cứ, Bành Chất, những vị thần hay xúi ta làm điều ác, có nói tới trong sách Phật

- Lục Tặc, chỉ tên 6 thứ giặc làm mê hoặc con người, đó là Sắc,Thanh, Hương,Vị, Xúc, Pháp.

Nói đến đây xong thì ông ODP cười hà hà rồi hỏi: Chúng ta thường nói ‘ Bà La sát, Bà Chằng Lửa’ chứ không nói ‘Ông La Sát, ông Chằng Lửa bao giờ. Tại sao vậy ? Cả làng lại cười rồi phe các bà lên tiếng cầu cứu Cụ Chánh: Cụ ơi, bác ODP đang chế diễu phái nữ nè. Cụ Chánh cười xòa, rồi lắc đầu trả lời:

-Lão cũng không biết tại sao không có ‘Ông Chằng Lửa’ trong tiếng Việt. Bác ODP vừa nói tới lục tặc làm lão nghĩ tới ‎ý‎ nghĩa cuộc đời. Xưa nay ông cha mình vẫn nói đời là bể khổ. Có triết gia đã phân tích cái khổ này, đã chia cái khổ do 8 mối: Sinh Lão Tử Bệnh là 4 cái khổ không ai thoát được, 4 cái còn lại là: Muốn có mà không có được, Có mà không giữ được, Yêu nhau mà không sống được với nhau, Ghét nhau mà phải sống với nhau… Vậy làm sao hết khổ ? Đạo Chúa Đạo Phật đều chỉ cho ta những con đường thoát khổ. Riêng lão, lão thấy làm việc bác ái, giúp tha nhân là một trong những cách giúp ta thoát khổ hữu hiệu nhất. Những người như Ông Trần Trịnh Thạch và Bill Gates trên đây là những tấm gương sáng cho ta. Có người hỏi Mẹ Teresa Calcutta là tay làm việc bác ái tới mức nào là đủ, Mẹ Terasa đã trả lời: Bạn hãy rộng tay cho tới khi nào bạn thấy đau, Give until it hurts !

Tôi thấy nhóm ông Bill Gates đang làm nhiều việc từ thiện mà hình như họ chưa đau tay. Còn các cụ, các cụ có đau tay bao giờ không?



TRÀ LŨ

Tin Vui: tác giả Trả Lũ đã hoàn thành bộ sách ‘Chuyện Cười Trà Lũ Toàn tập, gồm 4 cuốn 300, 400, 500, 600 chuyện, hơn 1800 chuyện cười khác nhau. Đây là món quà trang nhã và ‎‎ý nghĩa nhất để tặng cho chính bạn và bằng hữu, 1 tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ, Laughter is the best medicine. Giá $85 gồm tiền sách và bưu phí. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả: petertralu@gmail.com

6. Chuyện ăn cỏ khô


Ðầu Tháng Sáu, Canada công bố sổ thông hành loại mới. Tôi yêu đất nước quê hương thứ hai này của tôi quá. Nhiều kỹ thuật tối tân được thấy rõ trong tập sổ này. Ðây là một tuyệt tác. Ban ngày thì nó giống như các sổ thông hành khác, nhưng ban đêm thì nó là một chuỗi kinh ngạc. Các trang đều hiện lên những hình ảnh đặc trưng của đất nước này, như hình lá phong, hình tòa nhà Quốc Hội... Trang nào cũng gấm hoa như thế. Sổ mới này sẽ tránh được bao nhiêu việc làm giả. Tôi gọi cuốn sổ thân yêu này là “sổ thông hành” nha, chứ không xài chữ của Việt Công là “hộ chiếu,” thưa các cụ. Hộ hộ cái gì, chiếu chiếu cái gì, nghe nặc giọng Tàu Cộng.

Rồi ngày mồng 3 Tháng Sáu, Canada đã làm một việc lịch sử: một buổi lễ “hòa hợp hòa giải” với người da đỏ. Dân da trắng đến đất của dân da đỏ này vào thế kỷ 15, đã chiếm đất và đã mang cái văn hóa Da Trắng Âu Châu áp đặt lên toàn lãnh thổ. Cách đây 130 năm, họ đã mở ra những trường nội trú bắt con cái người da đỏ vào học với hy vọng đồng hóa được lớp trẻ. Sử ghi khoảng 150,000 trẻ em da đỏ đã bị bắt rời gia đình vào sống trong những ký túc xá này. Nhưng việc đồng hóa đã thất bại. Theo kết quả điều tra, đã có hơn 6,000 trẻ em da đỏ chết trong các trường nội trú.

Trong buổi lễ xin lỗi và hòa giải mang tên “Truth and Reconciliation” được tổ chức tại thủ đô Ottawa ngày đầu Tháng Sáu, Thủ Tướng Harper đã ôm lấy bà da đỏ Evelyn Dewache, một học sinh nội trú ngày xưa còn sống sót, nói lời xin lỗi. Nhìn tấm ảnh ôm hôn và làm hòa này, ai cũng cảm động. Nhưng đây mới là một trong những bước đầu Canada phải làm với dân da đỏ.

harper evelyn dewacheThủ Tướng Canada Stephen Harper đang ôm bà Evelyn Dewache trong ngày "Truth and Reconciliation" tại Rideau Hall, Ottawa hôm 3/6/2015 vừa qua. 

Ðất của người ta, tự nhiên đến chiếm đoạt, tự cho mình quyền làm chủ đất, rồi dồn họ vào những đặc khu mang tên là “Reserved Area,” và gọi họ là “Aboriginal People.” Người da đỏ không chịu. Họ xưng mình là “The First Nations.” Danh xưng này rõ ràng nói lên cái ý họ là chủ nhân của toàn lãnh thổ. Chuyện này còn dài, nhưng tôi hy vọng sẽ có kết quả tốt đẹp vì bản chất người Canada là hiền hòa và lương thiện, không còn máu “thực dân” như cha ông họ ngày xưa thời đi xâm lăng. Khác với máu của ông Nga Putin bây giờ còn đang lăm le chiếm đất Ukraine, khác với máu của ông Tàu Cộng Tập Cận Bình bây giờ vẫn còn đang lăm le chiếm Biển Ðông.

Rồi trung tuần Tháng Sáu là lễ tôn vinh Các Người Cha. Theo truyền thống của làng An Lạc chúng tôi, lễ này phe các bà trong làng làm tiệc đãi phe các ông. Ôi chao, bữa tiệc mới ngon làm sao. Toàn những món mà phe các nhà quân tử chúng tôi thích. Các cụ đã đoán ra món gì chưa cơ? Thưa, món ngon lắm và dễ làm lắm, các bà chỉ mất công đi chợ mua những thứ này cho tươi rồi đem về hấp lên là xong ngay. Thưa, đó là món tôm hùm lobster và cua biển Canada. Tôi xin lặp lại: cua Canada nha, Canada nổi tiếng về cua biển. Ông ODP đã biết trước các bà đãi những món này, nên khi bữa ăn bắt đầu, khi chị Ba Biên Hòa và hai cô Huế Tôn Nữ và Cao Xuân mang thức ăn từ bếp ra thì ông cũng chạy đi lấy một thùng rượu mà ông đã đem tới và giấu dưới bàn thờ. Ông này quả là tổ sư về nhiều mặt. Ông vừa cười vừa bày lên bàn năm chai rượu quý. Ông thưa với cả làng: Ðây là rượu Canada, những chai này được các con sâu rượu quốc tế đánh giá là ngon nhất trong năm. Tôi xin chép tên mấy chai rượu quý ra đây để các cụ phương xa muốn nếm rượu ngon của Canada thì có sẵn tên nha: chai Henry of Pelham, rượu hồng rosé, làm ở miền thác Niagara, bang Ontario; chai Benjamin Bridge, rượu bọt sparkling, làm ở Nova Scotia miền Ðông Canada; chai Bartier Bros, rượu trắng, làm ở miền thung lũng Okanagan, bang BC; chai Culmina Estate, rượu đỏ, làm ở Ontario; chai Tawse Winery, rượu trắng, làm ở Niagara falls, bang Ontario.

Cụ B.95 thấy rượu thì kêu lên: Như thế này thì chỉ có tôi là thiệt vì tôi không biết uống rượu. Anh John trấn an cụ ngay: Xin cụ an lòng, bác ODP đã nghĩ trước tới việc này vì trong số 5 chai rượu quý kia có một chai cụ uống được mà không sợ say, đó là chai rượu bọt sparkling. Loại rượu bọt này thuộc hạng champagne, uống rất nhẹ và rất thơm. Phe các bà ai cũng xin uống chai này, còn các nhà quân tử chúng tôi thì uống các thứ kia. Ôi, tôm hấp cua hấp mà nhâm nhi với ba loại rượu trắng đỏ hồng sao mà nó đã thế.

Trong bữa ăn vui vẻ và sung sướng này, chúng tôi đã nói bao nhiêu chuyện. Cụ Chánh tiên chỉ là người kể chuyện đầu tiên. Cụ bảo cụ đã 90, nên cụ thường suy ngẫm về thời gian. Cụ mới đọc được một bài viết về sự tiến bộ của loài người trong 100 năm qua. Rằng cách đây 100 năm thì tuổi thọ của loài người trung bình là 47 tuổi. Ở Hoa Kỳ và Canada cứ 100 gia đình thì chỉ có 14 gia đình có phòng tắm riêng, và 8 gia đình có điện thoại. Cả nước Mỹ chỉ có 8 ngàn xe hơi, xăng bán trong thùng và bày bán ở các tiệm thuốc tây, và toàn quốc chỉ có 144 dặm đường là lát gạch hay đá. Năm 1910 lương một giờ là 22 xu, và lương trung bình một năm của một người thợ là từ 200 đến 400 đồng, lương người kế toán giỏi một năm là 2 ngàn đồng. 100 năm qua thế giới đã có những bước tiến vĩ đại. Không biết 100 năm nữa, thế giới sẽ tiến bộ đến đâu?

Cả làng vỗ tay khen câu chuyện hay, cụ Chánh được hứng liền kể tiếp một chuyện nữa. Rằng nhân lễ kính các Hiền Phụ, lão cũng vừa đọc được một bài rất ý nghĩa đề cao người cha. Chuyện bên Mỹ. Ðây là chuyện một người cha Việt Nam gương mẫu, do ký giả Ðằng Giao trên báo Người Việt ở Cali kể. Ðó là chuyện Ông Thomas Trịnh. Ông tới Hoa Kỳ năm 1982 khi mới 40 tuổi, góa vợ, với một đàn con. Ông một mình vất vả đi làm ở Beaverton, Oregon, nuôi một đàn con ăn học thành tài. Bốn cô con gái: Tuyết Mai, Thanh Thanh, Bích Ngọc, Tường Vy, khi tốt nghiệp trung học đều đậu thủ khoa. Báo chí phỏng vấn các cô thủ khoa này thì các cô đều trả lời giống như nhau: Vì cả đời cha đã hy sinh cho chúng em, nên chúng em cố học và cố sống sao cho cha chúng em hạnh phúc. Ôi, người cha gà trống tuyệt vời! Ôi, bốn người con gái thủ khoa tuyệt vời! Tình cha tình con, đẹp biết chừng nào!

Nhân nói tới tình cha con, cũng xin nói tới tình thầy trò. Hai tháng vừa qua, thế giới âm nhạc Việt Nam đã mất hai ông thầy nổi tiếng. Thày thứ nhất là nhạc sĩ Nguyễn Ðức, ông là vị thầy đã đào tạo ra bao nhiêu ca nhạc sĩ tại Saigon trước 1975 và tại hải ngoại này, ông cư ngụ tại Toronto. Ông đã về VN sống những ngày cuối cùng. Nhạc sĩ Nguyễn Ðức mất ngày 25 Tháng Năm thọ 85 tuổi. Vị thày thứ hai, nổi danh quốc tế, đào tạo ra bao nhiêu môn sinh, người có công đầu về nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc cổ truyền Việt Nam, cũng đã về quê Việt Nam sống những ngày cuối, và đã ra đi ngày 24 Tháng Sáu tại Saigon, đó là giáo sư đại lão Trần Văn Khê, hưởng thọ 95. Nguyện cầu hai vị từ cõi thiên thu cực lạc phù hộ cho nền âm nhạc Việt Nam.

Anh H.O. xin làng ngưng nói chuyện cõi thiên thu để trở về hạ giới với hai món hải sản ngon quên chết mà dân làng đang nhậu say sưa này. Anh cười hê hê: Chúng ta đang nhậu tôm hùm và cua biển làm tôi nhớ tới một món cũng cực ngon cực bổ mà chúng ta đã nếm sơ sơ mấy tháng trước. Tôi đố cả làng biết tôi định nói về món gì. Anh John giơ tay đáp ngay: Ðó là món ngọc dương hải cẩu mà bác Từ Hòe cho chúng ta ăn dịp Tết vừa qua.

Vâng, đúng thế. Tôi mới đọc báo thấy Bộ Ngư Nghiệp Canada đang có chương trình chế biến và xuất cảng món ngọc dương của hải cẩu. Ðất Canada phía Nam giáp Hoa Kỳ còn ba mặt kia đều giáp 3 đại dương lớn, là nơi sinh sống của hàng triệu con hải cẩu. Xưa nay Canada xuất cảng bộ lông hải cẩu đi khắp thế giới, chỉ bộ lông mà thôi còn các thứ khác thì vất đi hết. Nhưng nay Canada đã bừng tỉnh, không vất hết đi nữa.

Bộ Ngư Nghiệp Canada, ngoài xuất cảng bộ lông, còn có chương trình bán thịt hải cẩu và đặc biệt bán món “ngọc dương.” Bây giờ Canada mới biết món ngọc dương này được dân Á Châu quý hơn thần dược Viagara nên đã có kế hoạch xuất cảng món quý này dưới dạng khô và dạng nước. Dạng khô thì tôi có biết, còn dạng nước thì bây giờ tôi mới nghe. Chắc sẽ dưới dạng rượu thuốc. Ðể mở đầu chương trình này Canada sẽ dùng một đoàn tàu gồm 5 chiếc với 40 thủy thủ và săn hải cẩu với loại súng hãm thanh. Hãm thanh vì sợ hải cẩu nhức tim khi nghe súng nổ vang. Chưa biết rồi đây phong trào bảo vệ thú vật sẽ lên tiếng ra sao. Bao giờ Canada có sản phẩm ngọc dương hải cẩu khô và nước, tôi sẽ trình các cụ ngay. Các cụ nào ưa xài Viagara xin để dành tiền mua thuốc mới này nha.

Cô Tôn Nữ trong làng giơ tay xin lên tiếng. Rằng việc xuất cảng hai đặc phẩm vể hải cẩu này cốt chỉ để phục vụ phe các ông, như thế là bất công, phe liền bà chúng tôi chả được hưởng gì cả! Ðây là hai món trợ dương để phe các ông nhiều sức tấn công phe phái yếu chúng tôi.

Các cụ đã thấy cô này ăn nói bạo chưa. Ông ODP liền phản công ngay: Cô nói như vậy là đổ oan cho phe liền ông chúng tôi. Không phải lúc nào phe liền ông cũng ở thế tấn công đâu. Cô có biết chuyện “Cỏ Khô” nổi tiếng bên Ả Rập không? Cô Huế lắc đầu và xin ông kể.

Rằng trong một chuyến xe lửa đường trường ban đêm, trên một toa xe chỉ có hai hành khách. Một nam, một nữ, cả hai đều tuổi sồn sồn. Ðể không cảm thấy trống vắng vì đường xa, họ đã làm quen với nhau và cả hai đều ngồi xuống bên nhau và kể cho nhau nghe các thứ chuyện vui. Anh con trai kể trước. Ðến lượt cô gái thì cô vừa kể vừa cầm tay chàng, và kể chuyện này:

Có một vị hoàng đế kia sắp sửa lên đường đi săn. Ðây là một cuộc đi săn dài ngày nên vua cho gọi tên hầu cận thân tín và dặn: Trong thời gian ta đi xa, ngươi phải hầu hạ chiều chuộng công chúa mọi mặt, nghe chưa? Tên hầu cận sấp mình xuống và thưa xin tuân lệnh. Ðêm thứ nhất công chúa bấm chuông gọi tên hầu cận vào phòng. Anh ta thấy công chúa không mặc quần áo gì cả. Nàng nằm trên giường và than lạnh. Anh hầu cận liền lấy chăn đắp cho công chúa rồi rút lui. Ðêm thứ hai công chúa cũng bấm chuông gọi, anh hầu cận vào phòng và cũng thấy công chúa trần truồng, nằm trên giường và kêu lạnh. Anh hầu cận không thấy chăn đâu cả, liền tháo màn cửa đắp cho công chúa rồi rút lui. Ðêm thứ ba, công chúa cũng bấm chuông gọi. Anh hầu cận vào và cũng thấy công chúa trần truồng và kêu lạnh. Anh hầu cận không tìm thấy chăn, không tìm thấy màn cửa, liền cởi áo của mình đắp cho công chúa rồi rút lui.

Ngày thư tư thì vua đi săn về và cho gọi người hầu cận vào hỏi: Trong thời gian ta đi vắng, ngươi có chiều chuộng công chúa như nàng muốn không? Anh hầu cận trả lời là anh ta đã làm hết sức mình. Vua cho gọi công chúa và hỏi tên hầu cận có chiều chuộng không. Công chúa đáp: Nó chẳng chiều con một tí gì! Nhà vua giận dữ nhìn tên hầu cận rồi nói: Ta cho ngươi một ngày một đêm để chuẩn bị lên máy chém. Tên hầu cận sợ hãi vô cùng. Anh ta chạy đến một vị đại thần thầy dạy của vua để xin một lời khuyên. Vị quan này nghe xong liền chỉ vào đám cỏ khô và nói: Mi hãy ăn đi! Anh hầu cận hỏi tại sao. Quan đáp: Vì mi ngu như con bò! Cô gái kể xong câu chuyện này thì xe lửa cũng vừa chạy tới ga nàng phải xuống. Anh chàng sồn sồn liền xách giúp nàng cái vali ra tới cửa. Cô gái liền mở ví cho anh ta 10 đồng. Anh ta từ chối, cô gái vừa cười vừa nói: Ðể anh mua cỏ khô!

Cả làng vỗ tay khen câu chuyện hay thấm thía và cười nghiêng ngả. Ai cũng bảo cái anh sồn sồn trong toa xe lửa ngu y như cái anh hầu cận công chúa Ả Rập. Anh John cũng cười, nhưng rồi anh nói: Riêng tôi thì đã được vợ dạy là trong mọi hoàn cảnh tôi luôn luôn phải ngu như vậy!

Cụ bà B.95 lên tiếng: Anh John kể chuyện “ăn cỏ khô” như vậy đủ rồi, anh mà kể nữa thì tối nay sẽ được chị Ba dạy bảo mệt lắm. Xin anh kể sang đề tài khác, đề tài nào mà anh thích. Anh vâng lời ngay. Anh xin kể cái tuyệt vời của tiếng Việt trong cách đọc các chữ viết tắt. Rằng có một lần anh nghe người bạn chê người kia là hội viên Hội NATO thì anh ngạc nhiên lắm, vì NATO là một hiệp hội quân sự khối Bắc Ðại Tây Dương có từ năm 1949, anh Mít kia là cái thớ gì mà được nhập khối NATO. Ông bạn tôi thấy tôi ngây thơ và chưa Việt Nam hóa đủ nên mới cười hì hì rồi giảng:

NATO mà tôi nói ở đây không có nghĩa to lớn như vậy đâu, NATO là chữ viết tắt của bọn tôi “No Action Talk Only,” có nghĩa rằng cái anh chàng này chỉ được cái miệng, yêu nước bằng mồm, chứ chả có hành động nào cả.

Từ đó tôi cứ nhớ mãi cái tếu của chữ NATO. Gần đây, cái tếu này còn tăng lên gấp bội khi tôi đọc được trên mạng một bài bàn về chữ Xã Hội Chủ Nghĩa của Cộng Sản Việt Nam, bốn chữ này viết tắt là XHCN. Cái máu tếu của dân ngụy Miền Nam đã phát nổ dữ dội khi đọc 4 chữ viết tắt này. XHCN đọc là xếp hàng cả ngày, xuống hố cả nước, xuống hàng chó ngựa, xạo hết chỗ nói, xét hỏi cả ngày, xâm hại con người, xấu hơn cả ngợm, xơi hết cả nhà, xóa hết cội nguồn, xì hơi chết người, xóa hết chữ nghĩa... Bốn chữ này đều diễn tả đúng cái khốn nạn của các đỉnh cao trí tuệ Hà Nội. Tôi chưa hề thấy có tiếng nước nào mà thần tình đọc ra được nhiều lối như tiếng Việt Nam.

Chuyện “ăn cỏ khô,” chuyện âm dương nam nữ hút nhau, chuyện XHCN đã đưa các cụ đi xa quá mất rồi, xin mời các cụ trở về chuyện đầu mùa hè.

Xin kể chuyện quốc khánh Canada gần đây. Lễ quốc khánh Canada là ngày đầu Tháng Bảy, bốn ngày sau mới là quốc khánh Hoa Kỳ. Ðây là lễ sinh nhật Canada tròn 148 tuổi. Theo lịch sử thì năm xưa Canada xém bị Hoa Kỳ chiếm và đồng hóa đấy các cụ ạ. Nhưng gần đây các nhà tiên tri sử học lại cho biết 100 năm nữa thì Canada sẽ sát nhập vào Hoa Kỳ, lần này không phải Hoa Kỳ đem quân xâm chiếm mà Canada tự ý kết hợp. Lúc đó thì quốc gia mới mang tên Americana và sẽ bá chủ thế giới về mọi mặt. Chắc Tàu Cộng và Việt Cộng đoán trước được việc này nên bây giờ các quan lớn Tàu và Việt đang vơ vét, đem của và đưa vợ con sang Canada và Hoa Kỳ.

Ðó là chuyện tương lai, bây giờ xin trở lại chuyện hiện tại. Ngày lễ quốc khánh năm nay cũng là ngày kỷ niệm lá cờ Canada được chẵn 50 tuổi. Canada lập quốc cách đây 148 năm, lúc đó Canada mang màu cờ khác, tên là “The Union Jack.” Nó phảng phất dấu hình của đế quốc Anh. Quốc kỳ hiện nay mang tên “The Red Maple Leaf.” Các cụ biết cờ Canada rồi chứ? Nó chỉ có 2 màu, trắng và đỏ. Hình lá cây phong mầu đỏ ỡ giữa nền trắng. Chị Ba Biên Hòa bảo tôi: Cờ Canada có màu đỏ và màu đỏ này chỉ tình yêu, sức mạnh, tiến bộ, hòa bình, khác hẳn cái màu đỏ trên cờ Tầu Cộng và Việt Cộng, đó là màu máu. Nhật báo lớn Toronto Star, số ngày quốc khánh, đã làm một cuộc phỏng vấn 50 công dân: Bạn nghĩ gì khi ôm lá cờ Canada? Canada là nước có tới 100 sắc dân khác nhau, 50 người được phỏng vấn này cũng đủ mọi gốc di dân, nhưng hầu như ai cũng trả lời là yêu lá cờ này hết lòng, vì nó tượng trưng cho tự do, ấm no, dân chủ, hòa bình, tiến bộ. Bà Jasmine Katsikaris nói: Tôi yêu đất nước mà tôi chọn làm quê hương thứ hai này quá, vì quốc kỳ có màu trắng và màu đỏ, hai màu chỉ sự hòa bình và tình yêu. Khi bạn có tình yêu và hòa bình thì bạn còn thiếu gì nữa đâu. Tôi thường đi du lịch nhiều nơi, ai thấy thông hành Canada in cờ lá phong của tôi thì đều vui vẻ và dành mọi sự dễ dàng cho tôi.

À, còn một tin rất lớn và nóng hổi là các trận đá banh phái nữ giải vô địch túc cầu thế giới lần thứ 7 đã được tổ chức ở Canada, từ ngày 6 Tháng Sáu tới ngày 5 Tháng Bảy với sự tham dự của 24 quốc gia, tại 6 thành phố lớn là Moncton, Montreal, Ottawa, Edmonton, Winnipeg và Vancouver. Không có trận nào ở thành phố Toronto nổi tiếng này vì Toronto đang dành sức chuẩn bị cho Ðại Hội Thể Thao Mỹ Châu, 2015 Pan Am Games, vào trung tuần Tháng Bảy. Ngày đầu khai mạc giải bóng đá nữ, đoàn chủ nhà Canada đã đấu với đoàn Trung Quốc tại sân Edmonton và đã chiến thắng với tỷ số 1-0 . Cả nước vỗ tay vang rền, vỗ lâu nhất là cộng đồng Việt Nam ở Toronto và dân làng An Lạc chúng tôi. Ðoàn Canada bị loại ở vòng tứ kết, nhưng ai cũng bằng lòng vì túc cầu là môn thể thao rất mới lạ ở xứ lá phong nơi chỉ biết bóng rổ và gậy hockey này. Liên Ðoàn Bóng Ðá thế giới FIFA xưa nay vẫn coi Canada ở vào hạng giữa, đàng sau Ðức, Pháp, Nhật và Hoa Kỳ.

Ngày có trận chung kết là Chủ Nhật, mồng 5 Tháng Bảy, cả làng tôi họp ở nhà anh John vì nhà anh có màn hình to như cái chiếu, xem đã con mắt vô cùng. Hai đội Hoa Kỳ và Nhật Bản tranh nhau chức vô địch. Ðoàn Nhật Bản làm chúng ta mát mặt quá, phải không các cụ. Da vàng Á Châu đâu có thua châu nào.

Và một việc lịch sử đã xảy ra là phe các bà trong làng cũng tới tham dự. Ngày xưa con gái đâu có biết đá banh, ngay cả việc xem đá banh cũng không có họ bao giờ. Riêng làng tôi, xưa nay chỉ có phe liền ông tức các nhà quân tử chúng tôi xem đá banh, phe các bà có đến không phải để xem đá, nhưng để phục vụ thức ăn và nghe các chuyện ngoài lề. Lần này, vì các cầu thủ là phái nữ nên phe các bà bảo nhau đến đông đủ và rất sớm. Xưa nay các bà có hiểu gì về đá banh đâu nên bác ODP, một ông Huyền Vũ của Saigon ngày xưa, đã chỉ dẫn và giải thích luật lệ, thế nào là đá phạt góc, đá phạt đền, đá phạt trực tiếp, thế nào là thẻ vàng thế nào là thẻ đỏ.

Ðang khi ông thao thao về luật trên sân cỏ thì một việc rất tức cười đã xảy ra. Số là anh John đang chăm chú nhìn vào màn ảnh, tay đang ôm con chó mà anh cưng nó như con, thì chị Ba tiến tới và lấy con chó đi. Phe đàn ông chúng tôi thấy thế thì phá ra cười, còn phe đàn bà thì ngơ ngác. Tại sao chị không cho anh ôm con chó khi coi đá banh? À, đây là chuyện dài có gốc từ ngày xưa. Hình như cách đây hơn chục năm, tôi có kể cho các cụ rồi thì phải. Chuyện như thế này: Số là lần xem đá banh bữa đó, anh John cũng ôm con chó trong lòng. Lúc anh xem thấy cầu thủ thiên tài Ronaldo của Brazil lừa được banh từ cầu thủ số 1 của Anh là Beckham, dẫn banh tới vùng cấm địa và đá một phát thật mạnh như trời giáng, trái banh trúng xà ngang của khung thành rồi bật ra ngoài. Anh John cũng như trăm ngàn khán giả đã cùng thét lên một tiếng. Tiếng thét to như sét nổ, con chó đang ở trong lòng anh sợ hãi chạy vuột ra cửa. Mãi 3 ngày sau anh mới tìm lại được con chó.
Lần này chị Ba cũng sợ mất chó như vậy nên chị đã không cho anh vừa ôm chó vừa xem.

Ông ODP, giống y như Huyền Vũ năm xưa của dài phát thanh Saigon, ông thuộc tên từng cầu thủ, nhất là các cầu thủ đầu đàn, như cô Christine Sinclair của Canada, cô Ogimi Yuki của Nhật, cô Carli Lloyd và Kelley O”Hara của Mỹ, cô Celia Sasic của Ðức... Ông theo từng đường banh, ông làm mọi người đứng tim từng phút. Anh John vừa nói vừa cười hà hà: Bữa nay mà có thêm bác Từ Hoè cùng xem và cùng bình luận một lúc thì chắc nhà tôi sập!

Ông ODP còn chỉ cho mọi người thấy Thủ Tướng Harper của Canada và ông Phó Tổng Thống Joe Biden của Hoa Kỳ ngồi ở hàng ghế danh dự. Xưa nay có mấy khi thấy các vị này đi coi đá banh đâu. Khán giả từ Mỹ sang ngồi chật cầu trường B.C. Place. À, tôi chưa kịp nói là trận chung kết này diễn ra tại thành phố Vancouver của bang B.C. miền Tây Canada. Cầu trường có 53,000 chỗ, vé đã bán hết trước 2 tuần và nghe nói vé chợ đen lên cao khủng khiếp. Thời tiết thật là đẹp vì mới đầu hè. Trận chung kết này có 2 điều đặc biệt: Ngay 16 phút đầu đội Hoa Kỳ đã đá lọt lưới Nhật bản 4 lần, do bàn chân vàng của cầu thủ siêu sao Carli Lloyd. Hoa Kỳ đã thắng lớn với tỷ số 5-2, đè bẹp đội Nhật Bản ngay từ phút đầu. Phục các người đẹp Hoa Kỳ quá!

Trận chung kết vừa xong, ai cũng no con mắt vì các đường banh, ai cũng no lỗ tai vì những lời bình luận và tiếng reo hò, và bụng ai cũng đói cồn cào. Tôi nhìn quanh thấy anh chị John không nấu nướng gì cả, bếp không có lửa gì cả. Lạ quá chứ. Tôi thấy dân làng ai cũng thắc mắc như tôi. Nhưng sự thắc mắc này không kéo dài. Trong khi dân làng đứng lên vặn mình vặn cổ cho thư giãn thì chuông cửa reo. A, nhà hàng dưới phố giao đồ ăn. Thật tuyệt vời. Sau mười phút nghỉ ngơi, cả làng được mời ăn cơm tối. Các cụ có biết chị Ba Biên Hòa đãi chúng tôi món gì không? Thưa, món Bún Thịt Nướng. Mỗi người một hộp to đùng. Trong hộp có bún, thịt nướng, các loại rau thơm và nước mắm pha với đồ chua cà rốt xu hào củ cải. Mời các cụ xơi ngay vì món thịt heo nướng còn nóng hổi. Chưa bao giờ tôi ăn món bún thị nướng ngon như bữa nay, các cụ ạ. Miếng thịt nướng cháy cạnh trên than hồng ăn kèm với lá tía tô, kinh giới, ngò, ngò gai, dấp cá, rau diếp, mấy sợi rau muống chẻ. Sao mà các thứ này hợp nhau thế. Thiệt là ngon quá sức! Thế mới biết ông bà tổ tiên Việt Nam chúng ta tài giỏi thần sầu. Ông bà đã mất bao nhiêu thời gian mới tìm ra các hương liệu này và biết các thứ này phải đi với thịt heo nướng và bún chín. Anh John bảo tôi từ ngày anh biết ăn các lá thơm tía tô, kinh giới, dấp cá, ngò gai của người VN thì anh như người bị bỏ bùa.

Rồi chuyện cười bùng lên ở góc bàn của anh H.O. cô Tôn Nữ lên tiếng cáo với cụ B.95: Cụ ơi, anh H.O. đang nói chuyện chê phụ nữ chúng ta nè. Cụ B.95 từ đầu bữa toàn nghe bình luận về trận đấu nên bắt đầu ngấy, nay nghe thấy đề tài khác thì thích quá. Cụ hỏi ngay: Sao, anh H.O. dám xúc phạm tới phái nữ mình hả, anh xúc phạm ra sao?
Cô Tôn Nữ được dịp trả thù, liền đáp: Anh kể những 2 chuyện, chuyện nào cũng xúc phạm hết. Chuyện thứ nhất kể rằng có bà mẹ kia bảo cậu con trai: Con đã gần 40 tuổi rồi đấy, liệu mà lấy vợ đi, kẻo sau này ăn cơm xong muốn xỉa răng cũng không có người lấy tăm cho đâu. 40 năm sau, chàng trai ngày ấy nay đã thành ông già 80 tuổi, nằm ôm đầu ôm tai, miệng than thở: Ôi chỉ vì cái tăm mà thân ta phải khổ thế này...

Làng phá ra cười. Cô Tôn Nữ nói thêm: Chưa hết đâu, anh H.O. kể những hai chuyện cơ. Chuyện thứ hai như thế này: Trên đời có 2 việc khó nhất: Một là nhét được tư tưởng của mình vào đầu người khác, hai là lấy tiền của người khác bỏ vào túi mình. Ai làm được điều 1 thành công thì gọi là thầy giáo, ai làm được điều 2 thành công thì gọi là ông chủ. Ít có ai thành công làm được cả 2 việc, trừ một lớp người. Ðố bạn biết lớp người này là ai. Nhóm trong bàn cháu đã trả lời, đó là các anh chị thuộc bang xã hội, anh đều lắc đầu. Anh bảo không phải ngoài xã hội, mà ngay trong nhà chúng ta, thưa đó chính là các bà vợ. Phe các bà thì nhao nhao phản đối: Dữ ha, dữ... ha! Còn phe các ông, tức các nhà quân tử chúng tôi thì ai cũng gật đầu, khen rằng đáp số đúng và hay quá.

Mọi người quay vào Cụ Chánh xin cụ phân xử. Cụ Chánh bữa nay không còn đóng vai trung lập mà lây cái tếu của bọn liền ông chúng tôi. Cụ nghe cô Tôn Nữ cáo tội ông H.O. xong, liền trả lời: Lão cũng không biết phân xử ra sao, vì chính lão đã 90 tuổi rồi mà cũng đang lúng túng về một việc. Ðó là không biết dùng dấu phẩy làm sao cho đúng với 2 câu sau đây in trong 2 ấn bản khác nhau:

1. Câu 1 liên hệ tới phán quyết của quan tòa:
- Ở với vợ lớn, không được ở với vợ bé!
- Ở với vợ lớn không được, ở với vợ bé!

2. Câu 2 liên quan tới một lời khuyên:
- Gia đình nên có 2 con, vợ chồng hạnh phúc.
- Gia đình nên có 2 con vợ, chồng hạnh phúc.

Các cụ phương xa, đang mùa hè nhàn rỗi, xin góp ý với làng tôi về dấu phẩy này nha. Chúc các cụ mùa hè vui vẻ và hạnh phúc.

Tin vui:

Tác giả Trà Lũ đã viết xong bộ “Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập” gồm 4 cuốn sưu tầm 300, 400, 500, 600 chuyện, tổng cộng hơn 1,800 chuyện cười khác nhau. Ðây là món quà trang nhã nhất để tặng cho chính mình hay người thân. Giá sách 95 Gia kim hay Mỹ kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả: petertralu@gmail.com

7. Cụ B.95


Tôi mới đi California thăm bạn bè. Chuyến đi thật tuyệt vời, được gặp bao nhiêu bạn cũ, được nói bao nhiêu chuyện xưa. Suốt ngày rong chơi. Các nhà hàng VN hình như mỗi ngày mỗi nhiều hơn, các món ăn mỗi ngày mỗi phong phú hơn. Bên Canada có thứ gì thì bên Cali cũng có những thứ đó mà còn nhiều hơn và rẻ hơn nữa. Litlle Saigon ở Nam Cali quả là kinh đô tỵ nạn của chúng ta.

hoa phuong timNhưng có một thứ bên Nam Cali có mà bên Canada này không có, các cụ biết là thứ gì không ? Thưa, đó là cây phượng hoa màu tím. Xưa nay thì hoa phượng bao giờ cũng màu đỏ, riêng Nam Cali cây phượng trổ bông màu tím. Tôi sang Cali vào đầu mùa xuân, hoa phượng tím tràn lan, nhất là các trường học.

Một số bạn già đưa tôi đi là cà đủ nơi, thấy tôi mê Cali, từ thời tiết khí hậu, tới các nhà hàng, tới các cửa tiệm, tới cây phượng tím thì rủ tôi di cư sang Cali. Tôi lắc đầu ngay. Tôi cám ơn lòng qúy hóa của bằng hữu nhưng tôi không thể bỏ miến đất quê hương thứ hai thân yêu này được. L‎‎ý do ư? Nhiều lắm. Một l‎ý‎ do rất cá nhân và chủ quan là ở Canada tôi có làng An Lạc, nơi tôi đang được sống trong hạnh phúc

Ngày tôi rời Cali về lại miền đất thiên đàng này là ngày giữa mùa xuân. Trời đất cỏ cây như chào đón tôi. Đồi dốc sau nhà là rừng phong, lá phong đã xanh mượt mà, màu xanh mạ non rất mát mắt. Vườn hoa lily trước cửa đã mọc lên lớp lá đầu tiên báo cho tôi biết rằng chẳng bao lâu nữa chúng sẽ trổ ra những bông hoa hình chuông trắng muốt và sẽ gửi hương thơm nhè nhẹ vào phòng tôi. Mùa xuân đang về thật, tôi yêu mùa xuân này quá.

Trong xấp thư bưu điện đem tới, tôi thích nhất bức thư của cậu con trại cụ B.95 mời dự lễ Hiền Mẫu. À, lâu quá tôi không nói về ông con trai đáng yêu hết sức này. Chuyện này dài lắm, xin cho tôi kể từ từ nha.

Cụ B.95, bây giờ kêu là cụ chứ vào thập niên 1950 thì cụ mới 30, đang thời nhan sắc. Lớp trai trẻ Hà Nội hồi đó ai cũng sôi lòng yêu nước, ai cũng rủ nhau lên Việt Bắc tham gia kháng chiến. Chồng cụ cũng lên Việt Bắc. Đến năm 1954 đình chiến, cụ bà chờ cụ ông về để đi Nam. Cụ chờ hoài mà không thấy ông về. Sợ hụt chuyến tàu chót, cụ đành giao cậu con trai 6 tuổi cho ông em để di cư vào Nam trước. Rồi cụ ông đã không về mà tin dữ báo tử đã về. Cụ ông đã bỏ mình trong một trận công đồn đánh Pháp.Thế là chương trình di cư vào Nam của cụ hỏng cả vì mọi sự đã trễ. Cụ khóc hết nước mắt. Cụ phải nhắm mắt về quê làm ruộng nín thở sống qua ngày. Sau năm 1975, cụ vào Nam tìm em tìm con. Nhưng mọi sự lại trễ một lần nữa. Em cụ và con cụ đã vượt biên tỵ nạn. Sau một thời gian dài hỏi thăm tin tức, cụ đã liên lạc được với em với con. Em đã tìm ra chị, con đã tìm ra mẹ. Việc con bảo lãnh mẹ đã tiến hành, và ngày hạnh phúc đã xảy ra trong năm 1995. Thật là một phép lạ, cụ đã bay thẳng từ Hà Nội sang Canada vào đúng ngày lễ Phục Sinh.

Cụ B.95 kể chuyện mẹ con gặp nhau sau 41 năm xa cách mà nước mắt ròng ròng. Cụ bảo tôi nhập đạo Công Giáo trong lể Phục Sinh vừa qua để ghi nhớ ngày tôi được sống lại, các bạn ạ. Chúa đã làm phép lạ. Tôi nghĩ mình đã chết từ lâu rồi. Năm 1954, tôi mất chồng và nghĩ rằng cũng mất con luôn. Ai ngờ tôi được sống lại để sống một đời mới trên đất Canada thần tiên này. Ngày xưa còn bé có ông thày tướng bảo tôi có hậu vận vàng son. Khi còn ở VN sống khổ cực với CS tôi nghĩ ông thày nói sai hoàn toàn, nay tôi mới thấy ông thày tướng nói đúng mọi sự. Tôi thật có đại phước vì có đứa con chí hiếu, vợ nó là một cô con dâu tuyệt vời, và một đàn cháu nội dễ thương vô vàn.

Trên đây là lời cụ B.95 kể. Còn ông con trai, tên Hiếu, nay đã ngoài 60, cũng kể chuyện trong nước mắt. Anh bảo nếu năm 1954 mà mẹ không can đảm gửi anh đi theo ông cậu vào Nam, mà cứ giữ anh lại miền Bắc thì bây giờ chắc anh là một tên cán bộ tàn ác, tham nhũng và dối trá. Anh cho biết sau 1954, ở Saigon anh được ông cậu nuôi nấng cho ăn học đàng hoàng, vào đại học rồi đi lính, rồi bị VC bỏ tù, rồi vượt biên. Bữa nay anh muốn mời cả làng An Lạc tới dự bữa cơm gia đình ngày lễ Hiền Mẫu, để anh được công khai cám ơn Mẹ và được cám ơn Làng đã giúp cho mẹ anh sống những ngày già thần tiên.

Anh Hiếu, từ ngày mẹ sang, đã đổi nhà hai lần. Một lần vì nhà ở ngoại ô. Một lần vì nhà không có vườn cho mẹ trồng rau. Bây giờ thì mẹ con và một đàn cháu ở một căn nhà rộng, phía trước có miếng đất nhỏ để cụ trồng hoa, phía sau có vườn để cụ trồng rau. Vợ anh là người Công Giáo, có học và sống đạo, đã làm anh cảm mến đạo rồi anh tự động nhập Công Giáo. Anh quả là một hiếu tử, đúng như tên bố mẹ đã đặt cho anh.

Và ngày lễ Hiền Mẫu đã tới, dân làng đều hăm hở đến nhà anh Hiếu, cũng là nhà Cụ B.95. Tôi cứ quen niệng gọi là anh chứ anh Hiếu đã 65, đã ăn tiền già, đáng lẽ phải gọi là ông hay là cụ mới đúng, phải không cơ. Làng An Lạc của tôi đúng là một làng cao niên, ai cũng trên 60 cả rồi, thế mà chúng tôi vẫn quen miệng anh anh em em. Cụ Chánh tiên chỉ bảo ta cứ gọi như thế cho nó thân. Xin vâng.

Bữa ăn được tổ chức ngay giữa phòng khách. Anh Hiếu chủ nhà cùng mẹ vui sướng chào đón mọi người, còn vợ con anh thì tất bật nấu cỗ trong bếp. Vì Cụ B.95 quê Hà Nội chính gốc nên đàn con anh nói tiếng Việt rất giỏi và giọng Bắc Kỳ rặt. Vợ anh gốc Saigon nhưng cũng ‘được’ Bắc Kỳ hóa. Bữa nay là cỗ Bắc Kỳ. Anh Hiếu nói mở đầu chào mừng và l‎ý do có bữa ăn. Anh ôm lấy mẹ nói lời cám tạ công ơn sinh thành và nuôi nấng lúc bé rồi gửi anh di cư vào Nam năm 1954, nếu không có việc đi Nam này thì không có bữa ăn hôm nay. Lời anh trộn với nước mắt. Mắt cụ B.95 cũng ngấn lệ. Cụ Chánh lên tiếng ngay: Bài diễn văn của Anh Hiếu quá hay và đã nói đủ rồi. Bây giờ tôi xin mọi người cùng đứng lên, chúng ta nắm tay nhau đọc kinh ‘Lạy Cha’ để tạ ơn Chúa về bữa ăn đặc biệt này.

Và bữa ăn ‘Bắc Kỳ’ bắt đầu. Đầu bếp bữa nay là cô con dâu. Các cụ có đoán ra thực dơn bữa nay không ? Thưa, món đầu tiên là món miến gà. Cô con dâu thưa ngay: Tiếng là cháu chủ bếp nhưng mẹ cháu là người chỉ đạo. Mỗi người được phục vụ một tô miến. Lâu lắm rồi tôi mới được ăn cái món rất Bắc Kỳ này. Thường thì món miến này ta quen nấu với nước giùng, với miến, với thịt gà, với hành ngò, sang trọng chút nữa thì có thêm miếng lobster. Bữa nay thi chúng tôi được ăn ngon hơn thế nữa. Ngoài miến và thịt gà, chúng tôi còn thấy mấy lát tim gà, mấy quả trứng non, và đặc biệt có miếng tiết gà, cộng với rau răm. Ông ODP ăn xong tô miến rồi nức nở: Tôi như vừa ăn quê hương vào lòng !

Và món thứ hai là món ‘bún chả Hà Nội’. Công phu nhất là miếng thịt lợn nướng cháy cạnh trên than hồng. Phải gọi là thịt lợn vì đó là tiếng Hà Nội, chứ không phải là thịt heo, Cụ B.95 vừa cười vừa bảo cả làng thế. Tôi đi chợ mua được miếng thịt rất tươi, đem về ướp ngay với hành tiêu tỏi húng lìu nước mắm và dầu olive, bỏ tủ lạnh qua đêm, trước đây một tiếng mới bỏ ra, rồi xiên vào que tre, nướng trên than hồng. Mời các cụ gắp thịt bỏ vào bát nước mắm, thêm bún, thêm rau sống, thêm rau thơm, thêm củ cải cà rốt. Mời các cụ xơi. Cụ nào cắn được chút ớt tươi nữa thì thật là tuyệt cú mèo. Và một tớp bia lạnh nữa nha. Cụ có thấy bóng dáng Hà Nội trước 1954 hiện ra trên đầu lưỡi không?

Món ăn ngon quá đã làm mọi người mải mê nhậu mà quên nói chuyện, mãi sau Cụ B.95 mới lên tiếng: Hôm nay là đại lễ Hiền Mẫu, xin cụ Chánh tiên chỉ cho dân làng nói chuyện cười xả láng nha. Anh Hiếu là người lên tiếng đầu tiên ủng hộ ‎ý‎ kiến này của mẹ. Anh bảo mẹ anh thường kể cho anh nghe những chuyện vui trong các buổi họp làng, anh mới chỉ được nghe mẹ kể lại mà đã thấy hay quá sức rồi, vậy bữa nay xin cho cháu được nghe trực tiếp nha, xin mọi người kể thoải mái nha. Rồi anh đưa mắt nhìn anh John. Hình như theo thông lệ, anh John là ngươi khai mào các chuyện cười, xin mời anh.

Anh John không khách sáo này kia mà kể ngay một chuyện của chính anh khi bắt đầu học tiếng Việt lúc anh chưa biết phát âm rõ ràng, chưa phân biệt dấu huyền dấu sắc.

Rằng bữa đó tôi đến họp làng trễ, tôi hỏi mọi người: các bạn đã ăn buồi tôi chưa?”. Tôi thấy mọi người nghe xong thì ai cũng ngơ ngác. Tôi phải lập lại câu hỏi lần nữa ‘các bạn đã ăn buồi tôi chưa?’. Nghe xong, phe các ông thì phá ra cười, phe các bà thì đỏ mặt. Vợ tôi bảo tôi đã nói tục vì đã nói sai dấu ! Thật là tầm bậy cái miệng của tôi. Vợ tôi bảo anh phải nói cho đúng dấu như thế này: Các bạn đã ăn buổi tối chưa?”

Mọi người nghe xong, hiểu ra cái tôi nói sai dấu huyền dấu sắc, mới phá ra cười. Để mọi người cười hả hê xong, anh xin kể tiếp về cái tuyệt diệu của tiếng Việt trong lối ‘nói lái’. Tuần vừa qua tôi nói chuyện với anh Hiếu đây. Anh có vẻ vui sống, vì lúc nào cũng có mẹ có vợ có con ở chung quanh. Anh bảo ‘ Tôi chả lo gì!’, nói rồi anh cười hì hì. Cụ B.95 nghe anh nói xong mà thấy tôi không có phản ứng gì liền bảo tôi: thắng Hiếu nó nói lái đấy anh ạ. ‘Chả lo gì’ tức là ‘chỉ lo già’. Cả làng cười xong dều gật gù khen cái anh con rể Canada này giỏi tiếng Việt thật sự. Và mọi người muốn nghe anh nói nữa. Thấy phe các bà trong làng thích nghe chuyện nên anh được hứng bèn xin nói tiếp về cái hay của tiếng VN, như sau:

. Tiêng VN hễ nói về phái nữ thì thường dùng những từ tốt đẹp thanh nhã,

- như nói về một cô gầy thì không chê gầy mà khen là ‘ thon thả, mảnh mai’

- nói về một cô béo mập thì khen là ‘đầy đặn, có da có thịt’

- nói về một cô cao nghều thì khen là ‘dong dỏng, mình hạc xương mai’

- một cô thấp lùn thì khen là ‘nhỏ nhắn’

Trong khi đó, nói về anh con trai thì khác hẳn, chả khen mà toàn chê,

- con trai gầy thì chê là ‘ gầy giơ xương’

- con trai béo thì chê là ‘ mập như heo nọc’

- con trai cao thì chê là ‘ cao kều như tre miễu’

- con trai lùn thì chê là ‘ lùn tịt’.

Dân làng nghe xong ai cũng gật gù. Anh John này có l‎ý‎, phải không các cụ?.

Rồi anh John quay vào ông ODP: Đàn em hết chữ rồi, xin nhường diễn đàn cho huynh trưởng. Ông ODP thấy đề tài nói về liền ông liền bà đang hấp dẫn nên xin tiếp sức anh John ngay.

Rằng ông trời sinh ra đàn ông và đàn bà tính nết khác nhau, nên đàn bà thường bênh đàn bà, đàn ông thường bênh đàn ông, do vậy mới sinh ra chuyện này: có một cặp vợ chồng kia rất đông bạn. Một hôm bà vợ giận chồng, bỏ nhà ra đi. Ông chồng thấy trời đã khuya mà vợ vẫn chưa về bèn nhấc điện thoại gọi cho các bà bạn của vợ hỏi xem vợ mình có đến đó xin ngủ nhờ không. Ông gọi tới 10 bà mà bà nào cũng nói y như nhau:

-Không, chị ấy không hề đến đây, nếu có đến thì tôi sẽ bắt chị ấy về với anh ngay.

Đấy là chuyện các bà bạn của vợ. Còn các ông bạn của ông chồng thì lại khác. Ông chồng giận vợ bỏ đi, khuya không thấy chồng về, bà vợ nhấc máy hỏi các người bạn, thì ông nào cũng rối rít trả lời giống như nhau: Có, anh ấy đang ngủ say như chết ở đây. Có ông còn nói thêm: Chị có muốn tôi đánh thức anh ấy dậy để nói chuyện với chị không?

Chính vì vậy, muốn cho gia đình êm ấm, không ai phải đi hoang, các ông chồng thường nhịn vợ, nhịn quá nên bị coi là sợ vợ. Do đó mới sinh ra câu chuyện này. Rằng có cậu con trai kia còn vị thành niên, một hôm cậu này hỏi bố:

-Bố ơi, có phải mai mốt con lớn lên thì con sẽ được tự do đi đây đi đó tùy ‎‎ý, đi với ai và đến nhà ai cũng được, về nhà giờ nào cũng được, không phải xin phép mẹ nữa, phải không cơ ?

Ông bố bèn thở dài rồi đáp ngay: Nếu cứ theo các điều con nói thì bây giờ bố vẫn còn là vị thành niên, con ạ !

Phe các ông trong làng, vì là các nhà quân tử, nên ai cũng gật gù, còn phe các bà thì im lặng.

Rồi ông ODP kết luận: Mấy chuyện tôi vừa kể thì toàn là chuyện liền ông liền bà ghét nhau. Thực ra không phải thế. Đó là mặt tiêu cực, và rất nhỏ. Chứ mặt kia, mặt tích cực, là cả một trời biển mênh mông, đàn ông đàn bà hút nhau. Đó là âm dương. Đó là tình yêu. Đó là hạnh phúc. Trời sinh ra thế. Nhiều khi âm dương hút nhau mạnh quá, nhiều quá khiến các nhà mô phạm đạo đức phải nhăn mặt.

Hai cô Huế Tôn Nữ và Cao Xuân thấy đề tài này hấp dẫn nên giả bộ ngây thơ, hỏi Ông ODP:

- Nhăn mặt là sao cơ?

- Là ‘ Bánh mì phải có patê, Làm trai phải có máu dê trong người !’

Cô Tôn Nữ yêu đề tài này quá nên giả bộ ngây thơ hỏi tiếp:

- Máu dê là sao cơ?

Anh H.O. tưởng cô này ngây thơ thật, bèn chen vào nói ngay: Là anh con trai thấy cô gái đẹp thì nghĩ ngay tới cái giường ! Rồi từ cái giường mới sinh ra chuyện tiếp theo:

Gió đưa bụi chuối sau hè, Giỡn chơi một chút ai dè có con !

Nghe tới việc ‘ có con’ thì ông ODP lại xin kể một chuyện vui khác. Rằng có một bà mẹ thấy cô con gái của mình hay đi chơi khuya với bạn trai nên bà lo lắm. Bà chỉ sợ con gái có bầu rồi đẻ hoang. Bà mới dặn con gái phải khôn ngoan. Rằng đứa nào tấn công con mà sắp quá mức an toàn thì con phải hãm nó lại. Một trong những cách hãm anh con trai là con hỏi nó ‘ Chúng ta sẽ đặt tên cho đứa con là gì ?’. Quả là câu thần chú. Nhiều anh chàng nghe tới có con là hạ hỏa liền. Thế nhưng cô đã gặp một võ lâm cao thủ. Nghe cô hỏi về tên đứa con, chàng này không hạ hỏa mà còn làm tới đích. Tới xong, chàng dũng sĩ mới trả lời: Anh đã đề phòng, bận áo mưa hẳn hoi. Nếu mà còn có con thì đứa con này sẽ mang tên là ‘David Copperfield’ !

Nghe đến đây thì chỉ có phe liền ông trong làng và Chị Ba Biên Hòa là vỗ tay rồi bò ra cười, còn phe các bà thì ai cũng ngơ ngác. Chị Ba Biên Hòa hiểu chuyện nên chị quay vào phe các bà rồi cắt nghĩa: Cái anh chàng David Copperfield mà bác ODP vừa nhắc tới trong chuyện là cái anh chàng ảo thuật người Mỹ nổi tiếng quốc tế. Anh đã biểu diễn những màn gay cấn vô cùng, như cưa đôi một người, như biến một người đàn ông thành một người đàn bà, như đi xuyên qua một bức tường. Mấy năm trước đây, anh sang tận Trung Hoa biểu diễn một màn nghẹt thở trước con mắt của cả thế giới là anh đã đi xuyên qua bức tường của Vạn L‎ý‎ Trường Thành. Cái việc đi xuyên qua tường áp dụng vào câu chuyện trên có nghĩa rằng nếu cô gái có bầu tức là con tinh trùng cũa dũng sĩ kia đã đi xuyên qua được bao cao su như chàng Copperfield đi xuyên qua Vạn L‎‎‎‎ý Trường Thành vậy.

Nghe xong phe các bà mới ồ lên một tiếng rồi cười bò. À, hóa ra muốn thấy cái hay thấm thía của các chuyện cười, ta phải có trình độ văn hóa cao.

Trong khi cả làng còn đang bàn về chuyện cười thấp với cao thì anh John và Cụ chánh từ trong nhà bếp bưng ra một đồng bánh lớn. Cụ Chánh nhìn mọi người rồi nói:

- Theo truyền thống của làng ta thì phe các ông bao giờ cũng làm cơm đãi phe các bà ngày lễ Hiền Mẫu. Năm nay Cụ B.95 và anh Hiếu tranh mất việc này, nên phe liền ông chúng tôi phải tranh đấu mãi mới dành được việc làm món tráng miệng. Bữa nay chúng tôi xin đãi các bà món bánh Tiramisu. Bánh này gốc bên Ý, hương vị thơm ngon đậm đà. Làng ta đã làm bánh này cách đây mấy năm trong ngày Lễ Tạ Ơn, đã đem đến biếu nhà thờ Cha Paolo và được cả nhà thờ khen nức nở. Tên đồng bánh mang ‎nghĩa rất hay. Tira = hãy kéo, mi = tôi, su=lên. Tiramisu là ‘hãy kéo tôi lên’. Cụ B.95 được con bảo lãnh sang Canada, lại mới nhập đạo Công Giáo lễ Phục Sinh vừa qua, chúng tôi thấy cụ đã được Chúa kéo lên thiên đàng. Sống ở Canada, sống giữa đất nước gấm hoa, giữa làng An Lạc hạnh phúc này, đúng là thiên đàng.

Bà Cụ B.95 thấy Cụ Chánh nói đúng ‎lòng của mình quá, đã vỗ tay to nhất và thốt lên 2 tiếng của nhà thờ: Amen, Alleluia ! Hai cô Huế Tôn Nữ và Cao Xuân lần đầu tiên nghe ngôn ngữ lạ, đã hỏi ngay: Cụ nói gì vậy? Cụ trả lời ngay: Đó là 2 tiếng Do Thái cổ ngày xưa thời Chúa Giêsu còn sống tại thế, và được giữ lại trong lễ nhà thờ, hai tiếng này có nghĩa là ‘ Tôi tin như vậy, ta hãy vui mừng lên !

Các cụ đã ăn bánh Tiramisu chưa ? Ngon lắm các cụ ạ. Ăn món này rồi nhâm nhi với ly cà phê nóng thì sướng không chịu được.

Bữa nay Cụ Chánh vui vẻ khác thường. Cụ thấy anh John chưa kể chuyện thời sự, cụ bèn làm thay. Cụ kể về 2 trận động đất lớn ở xứ Nepal khiến gần 10 ngàn người chết, và khắp nơi trên thế giới đều gửi tiền bạc và người đến tiếp cứu. Đồng bào VN ta ở Canada cũng như ở Hoa Kỳ đang hô hào quyên góp và lập sổ vàng cho Nepal.

Anh H.O. giơ tay xin phụ đề 2 chuyện liên quan tới biến cố này: Chuyện thứ nhất là có một nhóm cán bộ VN đang tham dự khóa huấn luyện về động đất ở Nepal thì trận dộng đất thật sự xảy ra. Thay vì ở lại tại chỗ để cứu các nạn nhân thì nhóm VN này đã cao chạy xa bay, trốn về nước ngay. Một mợ về tới VN còn khoe với báo chí tấm ảnh mình chụp trước cảnh đổ nát, trong hình mợ giơ tay chỉ và miệng cười toe. Khắp nơi đã lên tiếng chửi bới việc này. Chuyện thứ hai, báo chí quốc tế cũng cho biết là trước trận động đất thì xứ Nepal có lễ hội giết súc vật, ít nhất họ đã giết hơn 6 ngàn con trâu. Các tấm ảnh cho thấy xác 6 ngàn con trâu bị chém đầu nằm la liệt trên mấy cái sân vận động lớn. Nhiều người cho rằng hồn các con vật bị giết vô tội này đã báo oán, đã làm cho động đất.

Cụ Chánh đáp ngay: Lão tin rằng có sự báo oán. Nói gì đâu xa, CSVN đã giết mấy triệu đồng bào qua bao nhiêu năm máu lửa hận thù nên bọn giặc đỏ này có ngóc đầu lên được đâu. Chúng đưa dân VN xuống vực thẳm. Chỗ nào cũng thấy VN mình xuống dốc. Lão mới đọc một bài về các bằng sáng chế của Liên Hiệp Quốc. Nhật Bản dân số 127 triệu người có 46.130 bằng sáng chế, Singapore dân số 5 triệu người có 647 bằng sáng chế. Mã Lai dân số 28 triệu có 161 bằng sáng chế, Thái Lan dân số 68 triệu có 53 bằng sáng chế, còn Việt Nam dân số 89 triệu có 00 bằng sáng chế. Nhục nhã chưa, đồng bào ơi !

Chuyện làng An Lạc của tôi còn dài lắm, xin hẹn các cụ thư sau.

TRÀ LŨ

Tin Vui: Tác giả Trà Lũ đã viết xong bộ ‘Chuyện Cưởi Trà Lũ Toàn Tập’ gồm 4 cuốn 300, 400, 500, 600, tổng cộng hơn 1800 chuyện cười khác nhau. Đây là món quà trang nhã nhất để tặng chính bạn và thân hữu. Bạn sẽ cười quanh năm. Giá sách và bưu phí là $95. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả: petertralu@gmail.com

8. Miền đất gấm hoa


Chưa năm nào làng An Lạc chúng tôi mừng lễ Phục Sinh vui đến thế. Các cụ có biết tại sao không ? Thưa, vì vị tiên chỉ làng tôi, Cụ Chánh, nhập đạo Công Giáo. Trong lễ đêm Thứ Bảy trước Chúa Nhật Phục Sinh, Cụ và cụ B.95 đã được Cha Paolo làm lễ Thánh Tẩy. Mỗi cụ được choàng một tấm khăn trắng lớn và tay cầm một cây nến cháy sáng tượng trưng cuộc đời mới, sức sống mới. Chưa bao giờ cộng đoàn nhà thờ vỗ tay chào mừng hai cụ to đến thế. Giáo dân ở đây đã quen Cụ lâu rồi, vì mỗi ngày lễ Tạ Ơn hằng năm, Cụ đều đến dự và lập lại lời cám ơn giáo xứ đã bảo lãnh cụ từ trại tỵ nạn Thái Lan khi xưa. Lần này Cụ cũng làm cả nhà thờ cảm động. Cụ nói: Năm 1981, khi đón chúng tôi tại phi trường, Cha Paolo bảo: Chúng tôi biết cụ theo đạo Ông Bà ở VN từ bé, xin cụ cứ tiếp tục sống theo đạo của cụ. Đời sống, lời nói và việc làm của Cha đã làm tôi thao thức bao nhiêu năm. Tôi và bà bạn già của tôi đây thấy mình hạnh phúc vô cùng vì chúng tôi vẫn còn được thờ ông bà tổ tiên như xưa, chỉ thờ thêm Thiên Chúa ở bên trên. Từ nay, trong thánh lễ chúng tôi có thể cầm tay mọi người và cùng đọc chung lời kinh kêu Thiên Chúa là Cha, Lạy Cha chúng con ở trên trời…

Nói đến đây rồi Cụ Chánh nghẹn ngào, cụ B.95 cũng khóc theo. Ai trong nhà thờ cũng cảm động. Cha Paolo chủ lễ liền ôm lấy hai cụ. Cha Paolo lên tiếng trong cơn xúc động: Lời cụ vừa nói hay hơn bài giảng của tôi.

Trong lễ rứa tội này, anh John là người đỡ đầu cho cụ Chánh, và Chị Ba Biên Hòa đỡ đầu cho Cụ B.95. Bây giờ là thời đại điện tử, trong túi ai cũng có iPad. Bao nhiêu người trong nhà thờ đã đưa máy iPad lên để chụp những giây phút đáng ghi nhớ này.

Chiều Chúa Nhật Phục Sinh là một đại tiệc tại nhà Cụ Chánh. Đầu bếp là Chị Ba Biên Hòa. Người khách danh dự là Cha Paolo. Trong buổi tiệc chúng tôi đã nói bao nhiêu chuyện, nhưng câu chuyện làm tôi cảm động và nhớ nhất là chuyện Cụ Chánh kể. Rằng một lần kia vào mùa xuân Cha đến thăm chúng tôi bất chợt, ngay đầu bữa ăn. Tôi mời Cha ăn cơm với chúng tôi, Cha đã vui vẻ ngồi ngay xuống và ăn rất vui vẻ thân tình. Cuối bữa ăn, lúc uống trà, tôi hỏi Cha rằng: Ông bà chúng con ở trên bàn thờ kia, chúng con nhìn thấy ông bà hằng ngày, thế còn Thiên Chúa của Cha thì Ngài ở đâu, ở trên trời hay ở trong nhà thờ? Cha đã trả lời tôi ngay: Thiên Chúa ở ngay đây, rồi Cha chỉ tay ra mảnh vườn trước cửa kia, Cha nói: Vườn bây giờ đầy hoa vàng hoa đỏ, đầy rau xanh tươi thơm ngát. Khi Cụ trồng hoa và trồng rau, cụ có thấy màu vàng màu đỏ ở trong đất không, cụ có thấy mùi hoa ngạt ngào ở trong đất không? Chắc chắn là cụ không thấy gì. Thế cái màu vàng màu đỏ, cái mùi hương thơm ngát kia từ đâu ra ? Đó, cụ ơi, Thiên Chúa đó. Câu này làm tôi nhớ đời. Cái vườn nhỏ trước cửa sổ phòng ăn đã làm tôi thấy Thiên Chúa. Bây giờ mỗi lần tôi cầu xin với ông bà tổ tiên thì tôi cầu với Thiên Chúa trước vì Thiên Chúa là đấng đẻ ra ông bà tồ tiên…

Người vui thứ hai trong bữa tiệc này là anh John và Chị Ba Biên Hòa.

Anh John nói trước mặt Cha Paolo: Chúa đã nhận lời chúng con hằng cầu xin. Từ bữa nay trở đi, mỗi sáng Chúa Nhật vợ chồng con sẽ lái xe đến rước hai cụ cùng đi lễ nhà thờ với gia đình chúng con. Nào, còn niềm hạnh phúc và niềm vui gì lớn hơn !

Sau bữa tiệc thì Cha Paolo ra về vì ngài còn bao nhiêu việc ở nhà thờ. Dân làng An Lạc của tôi thì ở lại rất lâu, vì còn bao nhiêu chuyện vui vẻ để kể cho nhau nghe.

Cụ Chánh tâm sự đầu tiên: Xưa nay lão hằng kính phục 2 người, đó là Đức Lạt Ma và Đức Giáo Hoàng đương kim Phan Xi Cô. Câu Cha Paolo nói với lão ở phi trường ngày xưa đúng y chang lời Đức Lạt Ma nói với một anh Do Thái. Anh này không thích đạo Do Thái nên đã nhập đạo Công Giáo. Theo đạo ít lâu, anh chán và đi sang gặp Đức Lạt Ma để xin theo đạo của Ngài. Đức Lạt Ma đã vỗ vai anh mà nói: xin bạn cứ giữ đạo của bạn hiện nay, hãy sống vui vẻ hết mình theo lời Chúa dạy, yêu tha nhân như chính mình. Như vậy cũng là đạt đạo của tôi. Còn Đức Phan Xi Cô thì hôm Thứ Năm Tuần Thánh vừa qua, ngài đã làm tôi cảm động quá. Các bạn biết gì không, Thứ Năm trước lễ Phục Sinh thì các nhà thờ có nghi lễ Rửa Chân cho 12 người được kén chọn trong cộng đoàn tượng trưng 12 môn đệ khi xưa. Vị chủ tế đến quỳ xuống trước mặt họ rồi rửa chân cho từng người. Năm nay, tại Roma, Đức Phanxicô đã không làm lễ rứa chân cho 12 người vị vọng ở đại giáo đường, mà ngài đã vào trong nhà tù rửa chân cho 12 tù nhân, 6 tù nam và 6 tù nữ. Cử chỉ và nét mặt của ngài rất chân thành, ngài qùy xuống, rồi đổ nước rửa chân, rồi lau chân cho từng người, lau xong ngài còn hôn vào chân họ. Tôi thấy 3 tù nhân đã khóc. Có một nữ tù nhân ôm đứa con hai tuổi trên tay, ngài đã rửa chân và hôn chân cả hai mẹ con. Đây là một vị đại thánh.

Tuần trước, có ông bạn già bên Âu Châu đã viết thư sang chúc mừng lão nhập đạo Công Giáo. Ông ta cho biết là ông ta rất vui mừng vì lão đã đi cùng con đường với Cựu Hoàng Bảo Đại, GS Vũ Quốc Thúc, GS Nguyên Sa Trần Bích Lan, Thi Sĩ Hà Thượng Nhân, Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện. Lão giật mình. À, thế ra vào cuối đời các vị này cũng nhìn thấy Thiên Chúa như mình.

Cụ Chánh vừa ngưng thì anh John tiếp lời ngay. Anh bảo: Hôm nay là ngày vui lớn, ngày hạnh phúc của 2 Cụ. Chắc ai cũng muốn phát biểu, cháu sợ mất phần nói nên xin cho cháu nói liền bây giờ. Bữa nay cháu không cần Cụ B.95 yêu cầu, không cần vợ nhắc, cháu xin kể chuyện thời sự ngay. Tháng Tư này nhiều chuyện lắm.

Thứ nhất là chuyện 2 con cá. Sáng sớm ngày mồng một vừa qua, cô Tôn Nữ gọi điện thoại. Ở Canada này, thường không ai gọi điện thoại trước 8 giờ cả. Điện thoại mà reng trước 8 giờ sáng là chắc có việc khẩn cấp. Cô Tôn Nữ gọi lúc 7 giờ, giọng đầy hốt hoảng: Anh Chị John ơi, CSVN tan rồi. Em vừa đọc email trên mạng rằng tứ trụ Sang Trọng Hùng Dũng tuyên bố giải thể Đảng CSVN như Ông Gorbachev ở Liên Xô ngày xưa. Anh Chị mở máy ra coi ngay đi.

Bà cụ B.95 lên tiếng hỏi: Đó là tin đảng CSVN đổ mà sao vừa rồi anh bảo là tin mua cá? Anh John cười ha ha một chập rồi nói: Ở Canada có thói quen là ngày đầu tháng Tư bạn có thể nói phịa ra nhiều tin, càng phịa giỏi càng lừa được nhiều người thì càng vui, và việc bịp và đánh lừa này không ai bắt lỗi cả. Dân Canada gọi việc này là ‘ cá Tháng Tư, Poisson d’avril, April Fool’.

Đó là con cá của Cô Tôn Nữ. Còn một con cá thứ hai của báo chí. Cũng sáng sớm ngày mồng một tháng Tư, tờ nhật trình ‘24’ ở Toronto đã đăng một tin lớn, kèm với một họa đồ chi tiết. Bài báo đưa tin là chinh quyền Canada thấy dân chúng càng ngày càng hay xuống tắm biển ở miền Trung Mỹ, nhất là mùa đông, nên chính quyền đã quyết định dùng ngân sách thặng dư và các khả năng về khoa học kỹ thuật, sẽ xây một cái đảo nổi rộng 10 cây số vuông, ở gần xứ Jamaica và Haiti. Trên đảo sẽ trồng rất nhiều cây phong và các vườn cây ăn trái, với những nhà nghỉ mát, quanh đảo là những bãi tắm rộng mênh mang. Tất cả đều miễn phí cho công dân Canada xuống đây tắm nắng…

Chị Ba Biên Hòa thấy cô Tôn Nữ mắc cở đỏ mặt, chị liền giơ tay ngăn chồng không cho anh kể chuyện cá tháng Tư nữa. Anh John thấy dân làng cười vui đủ rồi anh mới kể sang chuyện khác. Anh bảo: Xin hết chuyện cá nha, sau đây là chuyện thời sự có thiệt:

- Một di dân gốc Việt Nam định cư tại Montreal miền nói tiếng

Pháp ở Canada đã doạt giải nhất về văn chương, giải mang tên ‘ Canada Reads 2015’. Giải này do thông tấn xã CBC đề xuất, đã được tổ chức trong 14 năm qua. Mục đích là tuyển chọn những tác phẩm có thể làm thay đổi nhãn quan và vượt qua mọi định kiến để soi sáng một vấn đề.

Người đoạt giải toàn quốc năm nay là nhà văn Kim Thúy với tác phẩm RU viết bằng Pháp văn.

RU là câu chuyện một em bé rời Saigon khi mới 10 tuổi, theo gia

đình vượt biên, tỵ nạn ở Mã lai, được Canada nhận và cho định cư tại Montreal. Trong tác phẩm RU, Kim Thúy viết về chính đời mình.

Ông Camaron Bailey, giám đốc nghệ thuật Đại Hội Phim quốc tế ở

Toronto đã nhận định trên đài CBC: Đây là một trong hàng triệu câu chuyện về những người nhập cư Canada. Một phụ nữ tỵ nạn gốc Việt viết chuyện về đời mình, câu chuyện thật đau lòng, nhưng đẹp, được thể hiện với một bút pháp tài tình. Tôi đọc RU bằng l‎ý‎ trí và rồi trí tôi được nối với con tim. RU đã mở rộng lòng nhân đạo và nhãn quan của người Canada.

Nhà văn Kim Thúy năm nay 46 tuổi. Tác phẩm RU đã đoạt 2 giải văn chương khác vào năm 2010 và 2012. Đã có ấn bản bằng Anh văn. Thật là một niềm hãnh diện lớn không chỉ riêng cho nhà văn Kim Thúy mà cho cả cộng đồng người Việt, trong đó có vợ tôi, và cả tôi nữa, ha ha.

Tin thời sự tiếp theo là tin Rước Đuốc cho Thế Vận PAN AM. Đây là thế vận hội của Liên Mỹ Châu, năm nay được tổ chức tại Toronto vào tháng Bảy sắp tới. Còn hơn hai tháng nữa mới bắt đầu, nhưng cuộc rước đuốc cho lễ khai mạc đã khởi sự. Khởi điểm là thành phố Teotihuacan ở Mexico, sẽ di chuyển qua 130 vùng, bó đuốc sẽ được 3.000 lực sĩ chuyền tay nhau, theo hướng bắc tiến, qua các phương tiện xe hơi, máy bay, xe lửa và tàu biển. Thế vận hội Liên Mỹ Châu này có 41 quốc gia tham dự với 6.600 lực sĩ thi tài trong 16 ngày.

Thời sự tiếp theo là tin những quả bom trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại liên hệ tới tên gọi ngày đau thương 30 tháng Tư. Ngày này nên mang tên gì ? Tôi thấy nhiều tên lắm: Tháng Tư Đen, ngày Quốc hận, Ngày tranh đấu cho Tự Do, Hành Trình tìm Tự Do…Chỉ vì cái tên mà nhiều người chống nhau, chống một cách dữ tợn, chống mạnh hơn là chống VC.

Về việc cãi nhau này tôi thấy nhà văn Mặc Giao đã viết một bài rất hay, đăng trên DienDanCongLuan ngày cuối tháng Ba vừa qua và trên nhiều cơ quan ngôn luận khác. Tôi thích bài này. Xin trích vài dòng của Mặc Giao:

…Việc đầu tiên khối người Việt chúng ta phải làm là đừng tấn công nhau nặng hơn đánh cộng sản, đừng rút giây chặt cầu để khi cần nhau còn có thể nhìn mặt nhau không ngượng. Bốn mươi năm rồi, chúng ta không học được bài học này sao? Miến Nam VN mất vào tay CS cách đây 40 năm. Phe thắng cuộc gọi ngày 30/4 là ngày chiến thắng, ngày giải phóng Miền Nam. Phe thua cuộc gọi đó là ngày quốc hận, ngày mất nước, tháng Tư đen. Ai muốn gọi gì thì gọi, muốn kỷ niệm kiểu gì tùy ‎ý và tùy theo lập trường của mình. Chẳng ai áp đặt được ai. Bốn mươi năm qua vẫn vậy.

… Năm nay chuyện tranh cãi về tên gọi ngày 30/4 trở nên sôi nổi. L‎‎ý do xuất phát từ Canada do việc Ông Nghị sĩ gốc Việt Ngô Thanh Hải đệ nạp Dự luật S-219 ‘ Hành Trình Đến Tự Do ‘ ( Journey to Freedom ) tại Thượng Nghị Viện Canada. Nội dung ghi nhớ ngày mất Saigon mở đầu cho phong trào bỏ nước đi tìm tự do của hàng triệu người VN, trong đó có khoảng 300.000 người hiện sinh sống ở Canada. Dự luật đã được Thượng Viện chấp thuận ngày 8/12/2014 và đã chuyển sang Hạ Viện ngày 10/12/2014…Ngay khi dự luật được phổ biến, nhiều cuộc tranh cãi đã xảy ra xoay quanh cái tên và tác giả….

Việc tranh cãi đang đi vào gay cấn. Nhiều mũ VC đã được đem ra… Cụ Chánh làng tôi lên tiếng: Giá mà chúng ta biết tương kính, bất đồng nhưng không bất hòa, thì tốt đẹp biết bao. Các bạn có nghe thấy tiếng cười và vỗ tay của CSVN không? Canada quá tốt với người Việt tỵ nạn chúng ta chứ. Cách đây 20 năm, Canada cho chúng ta dựng đài kỷ niệm thuyền nhân ở thủ đô Ottawa, và 20 năm sau lại cho dựng dài tưởng niệm các nạn nhân CS cũng tại thủ đô Ottawa, và sắp ban hành luật S-219 ghi nhớ ngày các thuyền nhân tỵ nạn bỏ nước đến đây tìm Tự Do. Chúng ta còn muốn gì nữa?

Cộng sản VN đã phản ứng mạnh mẽ chống dự luật này, từ Nguyễn Tấn Dũng đến bộ Ngoại Giao. Một số người Việt xưa nay chống CS cũng lớn tiếng chống đối dự luật, thậm chí còn mạ lỵ Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh hải, kết tội ông là Việt gian. Những người này làm như vậy thì có khác gì về cùng phe với CS để vô hiệu hóa một cơ hội hiếm có chưa từng xảy ra trong Thế Giới Tự Do. Nào có nước nào tốt với người Việt tỵ nạn chúng ta bằng nước Canada không?

Ông ODP gật gù hoan hô ‎ kiến chúng ta phải biết ơn nước Canada. Ông nhiệt liệt tán dương bài ca của hai vợ chồng nhạc sĩ Vũ Tiết Hùng và Tôn Nữ Thùy Lan ở Ottawa. Bài ca rất hay, cả nhạc cả lời. Mấy dòng cuối bài làm ai cũng cảm động:

… Oh Canada! Oh Canada! Forty years ago I was lost and stateless, Then Canada adopted me, let me stay, and gave me a new homeland Thank you Canada ! Merci Canada !

Canada ơi ! Canada ơi! Bốn mươi năm xưa tôi là người mất nước và vô tổ quốc. Canda đã nhận tôi, cho tôi ở lại, và còn cho tôi một mái ấm gia đình. Xin cám ơn Canada, xin ghi ơn Canada !

K‎ý‎ giả Robert Bosteller của báo Ottawa Citizen đã viết bài giới thiệu bài hát và hết lời khen ngợi trên trang nhất.

Rất nhiều dân biểu Canada đã ủng hộ dự luật S.219 mang tên ‘Hành Trình tìm Tự Do’. Đặc biệt ông Peter Kent, cựu bộ trưởng, hiện là dân biểu vùng Thornhill, Ontario, đã ca ngợi dự luật này rất dài, phần cuối bài phát biểu, ông kết luận:

… Dự luật tưởng niệm ‘ Hành Trình tìm Tự Do’ mang 3 ‎ý‎ nghĩa này:

- nó đánh dấu sự kiện bi thảm Saigon thất thủ 30/4/1975

- nó vinh danh những người Canada đã bảo trợ và đón nhận những người tỵ nạn VN

- nó tán dương những đóng góp phi thường của những người tỵ nạn VN cho đất nước gấm hoa này của chúng ta.

Ông ODP giơ tay xin phát biểu: chưa biết việc một số đồng hương đang đánh nhau này sẽ đi tới đâu. Gần đây tôi đọc được câu chuyện tiếu lâm, nó diễn tả y boong việc phe ta đánh phe mình hiện nay. cua trong gioChuyện kể 2 ông đi câu cua, họ ngồi bên nhau. Một ông Mỹ một ông Việt. Ông Mỹ câu được con cua nào thỉ bỏ vào giỏ rồi đậy nắp rất cẩn thận, trong khi đó ông Việt câu được con nào thì cũng bỏ vào giỏ nhưng không hề đậy nắp. Ông Mỹ thấy lạ mới hỏi ông Việt về việc này. Ông Việt cười tỉnh bơ:

- Con cua bạn câu được là cua Mỹ. Bạn phải đậy nắp giỏ vì các con cua công kênh nhau bò lên, con này giúp con kia cùng thoát hiểm. Còn con cua Việt của tôi, không con nào bò lên được cả, con nào mà mon men bò lên cao một tí là những con cua khác kéo nó xuống liền…

Làng tôi nghe xong thì ai cũng gật gù rồi nói: Quả đúng vậy.

Ông ODP thấy dân làng còn muốn ông nói nữa nên ông kể tiếp. Rằng ông cũng mới đọc được câu chuyện về sự thành công của một người Việt ở Hawaii, do nhật báo Ngườii Việt ở Cali phổ biến nhân dịp 30 tháng Tư. Đó là triệu phú Lâm Quốc Thanh chủ nhân hệ thống bánh ngọt nổi tiếng La Tour Bakehouse. Lò bánh của ông làm không kịp bán. Ông cung cấp bánh cho nhiều hãng máy bay quốc tế, nhiều khách sạn nổi tiếng, nhiều hệ thống siêu thị. Sau 1975 ở VN ông làm nghề bán vé số. rồi nhờ vượt biên thành công, ông được tới Mỹ. Ông làm đủ nghề để sinh sống. Nghề cuối cùng là làm cho Bánh Mì Ba Lẹ. Từ nghề này, ông tìm hiểu và học hỏi về làm bánh, rồi từ đó ông tiến lên thành triệu phú. Mỗi năm số doanh thu của ông hơn 20 triệu mỹ kim. K‎ý‎ giả Thiên An thuộc báo Người Việt đã đến phỏng vấn và hỏi ông về những bí quyết đã giúp ông thành công như hiện nay, ‘Ông Thanh Ba Lẹ’ đã vui vẻ trả lời: Tôi thường khuyên con tôi những điều này:

- không cờ bạc hút sách

- phải thành thật, thành thật và thành thật

- không kiêu ngạo và ức hiếp người nghèo

- cố học lên cao, càng cao càng tốt

- lễ phép với mọi người. Ai khen con tôi thông minh thì tôi không thích bằng khen nó lễ phép

- đặt nhân viên lên hàng đầu, mình tốt với nhân viên thì nhân viên sẽ hết lòng với mình

- đọc sách Học Làm Người. Cuốn sách Đắc Nhân Tâm nổi tiếng của Dale Carnegie là sách gối đầu giường của cha con chúng tôi. Đọc, suy ngẫm rồi thực hành.

Cả làng vỗ tay khen bài học qu‎‎ý của triệu phú Lâm Quốc Thanh trên đây.

Anh John lại giơ tay xin nói tin thời sự chót: Làng ta nhớ đi coi xuất hát Exodus Saigon vào ngày 2 tháng Năm của của đạo diễn Hoàng Hùng nha. Nghe nói qúa nửa tài tử là những thiên tài người Canada. Canada hát về VN…

Chị Ba Biên Hòa nhân danh chủ bếp bữa tiệc mừng, đã hỏi Cụ Chánh: Trên đây là kinh nghiệm của người ở xa. Thế còn cụ tiên chỉ ở ngay đây, nhân đại lễ hôm nay xin Cụ đôi điều với dân làng.

Cụ Chánh giọng đầy cảm động: Tôi được sống tự do và ấm no như thế này, luôn có bạn vàng vây quanh như thế này, luôn sống trong không khí đầy tiếng cười như thế này, tôi thấy mình hạnh phúc vô cùng. Xin tạ ơn Thiên Chúa, xin tạ ơn đất nước gấm hoa thiên đàng này.

TRÀ LŨ

Tin vui: Tác giả Trà Lũ đã viết xong ‘Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’, gồm 4 cuốn 300, 400, 500, 600 chuyện cười, tổng cộng hơn 1.800 chuyện cười khác nhau. Đây là món quà trang nhã và ‎‎ý nghĩa để tặng người thân. Giá bán 4 cuốn và cước phí bưu điện là 95 Gia kim hay Mỹ kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả petertralu@gmail.com .

9. Các cụ chọn gì ?

Canada tháng Tám, nắng đầy trời. Nắng vàng bát ngát như lời mời mọi người xuất hành. Ngày mồng 2 đầu tháng là lễ hội Caribana. Các cụ phương xa còn nhớ lễ hội đầy âm thanh đầy mầu sắc này ở Toronto chứ? Mấy năm trước tôi có trình các cụ rồi mà. Thành phố Toronto này đúng là miền đất hạnh phúc vì nó được nhiều sắc dân các đảo quốc phía Trung Mỹ chọn làm nơi hội tụ hàng năm. Gốc nó như thế này : Người dân Trung Mỹ ai cũng đầy máu văn nghệ, họ không ca hát không nhảy múa thì không chịu được. Họ phải gặp nhau để ca hát nhảy múa, nhưng vì có bao nhiêu sắc dân thì biết chọn đất dân nào để hội tụ đây? Các ngài cãi nhau um xùm mà tìm không ra giải pháp. Canada bèn mở cửa : Mời các ngài lên đây, thành phố chúng tôi dư phương tiện để đón tiếp tất cả qúy liệt vị. Thế là các ngài phương nam gật đầu liền. Hàng năm các sắc dân miền Trung Mỹ da màu nâu đều kéo hết lên đây. Năm nay là lần thứ 47 . Báo chí cho biết con số dân các đảo quốc kéo lên và các du khách đến đây xem là một triệu người. Các ngài thuộc miền Caribbean, nên lễ hội mang tên là Caribana. Các ngài chọn đầu tháng Tám hàng năm vì thởi gian này thời tiết Toronto nắng và nóng như miền Caribbean vậy. Và vì cất công đi xa, từ phía nam lên tận phía bắc, lễ hội của họ phải kéo dài 3 tuần lễ cho bõ công di chuyển, cho bõ công lao động và dành dụm.
Năm nay đại lễ đã bắt đầu. Dân Canada có thói quen ra đường sớm dể xem cuộc diễn hành khai mạc. Bao giờ đoàn diễn hành này cũng dài , màu sắc và tươi đẹp hơn cuộc rước ông già Santa Claus dịp lễ Giáng sinh.
Làng An Lạc chúng tôi cũng đã hẹn nhau xuống phố. Ôi chao, người đâu mà đông thế, vui thế, náo nhiệt đến thế. Đoàn diễn hành dài gần 4 cây số, trên đại lộ Lakeshore ngay bờ hồ, lâu hơn 6 tiếng đồng hồ mới xong. Chao ơi là mầu sắc, chao ơi là âm thanh. Tôi thích nhất những cô gái miền Trung Mỹ này. Các nàng đẹp nây nẩy, đẹp hây hây, da bánh mật, xiêm y rất phong phanh, bao nhiêu da thịt bày ra hết. Các cô đeo hình những con công, con phượng, cô nào cũng mang bộ cánh chim xòe ra rộng tới 4 hay 5 thước. trên đầu các cô là những rừng lông chim xanh đỏ, hết sức rực rỡ. Các cô bước đi theo nhịp kèn nhịp trống, các cô nhún nhẩy, miệng tươi cười, tay vẫy chào mọi người, thật đáng yêu hết sức. Còn phe nam thì khỏi nói, cũng sexy hết biết. Anh nảo cũng cởi trần đóng khố, đầu đội mũ lông chim, thân mình vẽ xanh vẽ đỏ, tay cầm những cây gậy hoa. Cũng lắc lư theo nhịp trống, miệng hò la theo nhịp Nam Mỹ. Đoàn diễn hành dài ngắc ngư này kết thúc ở miền bờ hồ nơi có các thuyền rồng đang chờ sẵn. Họ được rước sang một hòn đảo nhỏ ngay đó, nơi đây sẽ là một thế giới vui chơi nhảy múa trong 3 tuần liền.
Cụ Chánh tiên chỉ làng tôi đứng xem mấy tiếng đồng hồ đã thấy ngất ngư. Cụ bảo : May mà thành phố có một hòn đảo cho họ vui chơi hò hét, chứ họ mà hò hét như thế này trong thành phố mấy tuần lể liền thì chúng ta sẽ điếc tai mà chết. Bạn nào chưa biết văn hóa da nâu Trung Mỹ Caribbean Carnival xin mời đến Toronto vào dịp tháng Tám nha.
Ông H.O. trong làng say sưa ngắm mấy cô gái da nâu sặc sỡ múa nhảy xong liền phát biểu : Ôi, các nàng da nâu bóng loáng ánh mặt trời sao mà trông khỏe mạnh và đẹp thế ! Ông ODP cười hà hà : Đồng ý là đẹp, nhưng không phải là đẹp nhất nha. Anh John ngày xưa đã bảo da vàng của Á Châu chúng ta mới là đẹp nhất. Ông H.O. liền chất vấn anh John : Chứng cớ nào cho anh câu kết luận như vậy ? Anh John đáp ngay : Chứng cớ rõ ràng ở trong Thánh Kinh. Thánh Kinh, sách Sáng Thế Ký chép rằng Chúa đã lấy đất sét mà nặn ra ông Adam. Sách chỉ chép vắn tắt như thế, phần tiếp theo là hiểu ngầm. Ngầm đây là gì? Thưa, ban đầu Chúa nặn tượng Adam bằng đất sét xong thì Ngài bỏ vào lò nung. Tượng đất bao giờ cũng phải nung, đó là lẽ đương nhiên bắt buộc. Vì Chúa để trong lò lâu qúa, lúc đem ra thì tượng đất đã đen ngòm. Đó là gốc người da đen. Chúa làm lại, lần này Chúa bỏ vào lò nhưng lấy ra qúa sớm nên tượng còn trắng bệch, đó là gốc người da trắng. Rút kinh nghiệm, lần thứ ba Chúa bỏ tượng đất Adam vào lò và Chúa căn giở rất cẩn thận nên lúc lấy ra tượng hình Adam vàng tươi. Đó là gốc người da vàng. Người da vàng đẹp nhất là thế. Nghe xong thì cả làng vỗ tay râm ran khen cái anh John này nịnh vợ hay nhất thế giới. Chị Ba Biên Hòa mặt đỏ lên vì cái anh chồng da trắng miệng có mật ong này.
Sau khi xem diễn hành lễ hội Caribana xong, làng tôi kéo về nhà Cụ Chánh mừng lễ Vu Lan. Tháng Tám này có lễ Caribana cho người da nâu và da trắng, còn làng da vàng chúng tôi có lễ Vũ Lan. Ông ODP bảo cả làng : Ngày xưa xứ Canada này được coi là xứ Thiên Chúa Giáo, nhà thờ ở khắp nơi. 95% dân chúng đều đi nhà thờ, Nhưng nay đời sống đã biến đổi. Sau 1975, người VN đã mang theo Đức Phật và chùa tới đây. Chỉ riêng Toronto này có biết bao nhiêu là chùa. Ban đầu chùa nhỏ, nay chùa đang biến dạng, biến ra những chùa lớn hết sức, như Chùa Pháp Vân ở miền Mississauga, như Chùa Cam Lộ Vương ở miền Vaughan. Chùa này đang đúc một tượng Đức Phật cao gần 5 thước. Toronto lại còn có Chùa Phật Giáo Hòa Hảo, và Thánh Thất Cao Đài. Tháng Tám này, đâu đâu cũng nghe thấy tiếng tụng kinh gõ mõ cầu siêu của đại lễ Vu Lan. Đây là mùa báo hiếu. Canada qủa là miền đất hòa bình, đầy bác ái và yêu thương, phải không cơ ?
Trên đây là sơ sơ mấy tin tôn giáo. Bây giờ xin trình các cụ chút xíu về tin văn hóa. Bây giờ là thời đại điện tử, chỉ ngồi nhà bấm máy mà tôi được đọc bao nhiêu là tin hấp dẫn. Bài báo đầu tiên mà tôi thích là bài ‘ Sáu mươi năm sau Hiệp Định Geneve 1954’ của Trọng Đạt đăng trên báo Con Ong Texas. Bài báo này nhắc tôi bao nhiêu thảm cảnh chiến tranh từ Trận Điện Biên Phủ tới cuộc di cư bỏ bắc vào Nam. Bài báo nói rõ về cái thế VM bị Nga và Trung Cộng bắt chẹt, và cái thế của Miền Nam bị Pháp cũng bắt chẹt. Bài báo nói lên cái hào khí quốc gia của Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ tuyên bố không ký và không chấp nhận hiệp định. Mới đó mà đã 60 năm. Bao nhiêu mồ hôi, bao nhiêu máu xương, bao nhiêu nước mắt…
Bài báo thứ hai mà tôi thích hơn nữa là bài ‘ Nhìn lại lịch sử 40 năm trước, ngày Song Bát 8.8.1974’, tác giả là Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng in trên báo Người Việt ở Cali và BBC-VietNam. Bài dài và đầy chi tiết lịch sử. Đọc xong bài tôi thấy giận cái anh già qủy quái Kissinger này qúa. Cái gốc mà VNCH của chúng ta bị thua đã bắt nguồn từ ngày Tổng Thống Nixon từ chức, ngày 8 tháng Tám năm 1974. Xưa nay ta thường cho số 8 là số may mắn vì âm tiếng Hán, 8 dọc là bát, bát nghe mài mại như phát, phát chỉ sự may mắn phát đạt. Ngày 8 tháng 8, hai con số 8 rõ ràng thế mà lại hóa ra ngày xui cho chúng ta. Vì Nixon từ chức trao quyền cho ông Ford, ông Ford tiếp tục tựa vào anh già Kissinger, và vẫn giữ Kissinger làm ngoại trưởng và làm cố vấn an ninh, nên Kissinger đã mặc sức tung hoành. VNCH đã bị cắt hết tài chính lẫn quân viện, đã bị trói tay và đưa tới ngày 30 tháng Tư 1975.
Đọc hết bài báo, tôi có thắc mắc này là giả như không có vụ Watergate thì Tổng Thống Nixon đâu có phải từ chức và VNCH đâu có mất. Sở dĩ có vụ Watergate là do cái anh da đen ban an ninh tên Frank Wills nhìn thấy cái băng dán ở cửa. Anh bóc nó đi, rồi anh đi tuần tiếp. Lúc anh đi vòng thứ 2 thì lại thấy cái băng lần nữa. Thấy sự lạ, anh sinh nghi, anh liền báo cho cảnh sát. Thế là chuyện ầm lên, thế là đám cháy bùng nổ bắt đầu. Đây có phải là duyên số không các cụ ?
Tác giả đã tìm được nhiều tài liệu mật vừa được giải mã. Ông vừa là chính khách vừa là nhà văn. Đọc thấy hấp dẫn lạ. Nghe nói ngày xưa, sau 30 tháng Tư 1975, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã thách thức Kissinger đối chất trên đài về việc ông ta bán đứng VNCH, mà ông già gốc Do Thái này không dám nhận lời.
Ông Hưng còn kể tâm sự của Tổng thống Thiệu khi nghe tin Nixon từ chức ngày song bát này. Ông Hưng là giáo sư Kinh tế ở Hoa Kỳ trước khi về VN giúp ông Thiệu. Ông cũng dịch bài văn trên đây sang Anh Văn đễ con cháu chúng ta có thể hiểu rõ một giai đoạn đen tối của cha ông, nhan đề ‘ The Day of the Double Eights’. Muốn đọc bài báo bằng Việt văn hay Anh văn, xin bạn vào mạng http//tamtutongthongthieu.com/update
Đó là chuyện đọc báo của tôi. Khi viết những dòng này thì nắng vàng bát ngát đang rọi vào phòng tôi. Những tia nắng lung linh vàng rực này làm tôi nhớ những ngày hạnh phúc vừa qua ở California. À, xin khoe các cụ : tôi vừa qua gần hai tuần lễ hạnh phúc ở miền thủ đô tỵ nạn.

nhathokiengNhà Thờ Kiếng ở quận Cam, California.

Tuần đầu tôi được mời tham dự buổi lễ cầu nguyện và gây quỹ cho giáo phận Phát Diệm. Buổi lễ được diễn ra tại Nhà Thở Kiếng nổi tiếng ở quận Cam California. Đây là ngôi nhà thờ chính tòa nguy nga tráng lệ nằm trên một giải đất 34 mẫu mênh mông. Ngôi nhà thờ này được coi là một trong những kỳ quan của Hoa Kỳ. Khi trước, đây là một nhà thờ của giáo phái Tin Lành Reformed Church. Anh em Tin Lành đã bán lại cho Công Giáo. Ban đầu tôi cứ thắc mắc làm sao mà giáo dân gốc Phát Diệm lại có thể tổ chức lễ tại một nhà thờ nguy nga như thế này, sau rồi mới biết, một trong những cha phó của Nhà thờ chính tòa này là Cha Nguyễn Văn Tuyên. Cha Tuyên gốc Phát Diệm nên ngài lấy quyền phó xứ để làm lễ cho dân Phát Diệm và cầu cho giáo phận Phát Diệm. Buổi lễ còn có sự đồng tế của Cha Trần Công Nghị giám đốc hệ thống truyền thông VietCatholic.net, Cha Nghị cũng gốc Phát Diệm. Thánh lễ bằng tiếng VN, thánh ca bằng tiếng VN, ý lễ cầu cho quê hương Phát Diệm cũng bằng tiếng VN, thật sốt sắng hết sức.

Sau thánh lễ là một đại tiệc gây quỹ cho việc xây cất chủng viện Phát Diệm đang tiến hành ở quê nhà. Dự buổi tiệc này, tôi học được nhiều điều qúy báu. Ngồi dự tiệc mà trong lòng thấy cảm phục sự thông thái và khôn ngoan của ban tổ chức. Thường thì xưa nay các buổi tiệc gây qũy đều bán vé trước. Nhưng đại tiệc gây quỹ cho Đại chủng viện Phát Diệm bữa nay không bán vé. Xin tùy tâm người tham dự. Đã tới đây tham dự, lại giúp quê nhà, chả lẽ chỉ bỏ vào thùng 50$ sao. Cho nên tôi thấy đa số ai cũng cho tối thiểu là 100$. Thật là khôn ngoan quá chừng. Chưa hết. Giữa bữa thì Cha Phó Nguyễn Văn Tuyên lên công bố danh sách các nhà hảo tâm, con số 100$ tự nhiên tăng lên cao dần. Rồi những người ở xa không tới tham dự được cũng gọi vào hứa đóng góp, bây giờ con số không phải là một trăm mà lên tới một ngàn, rồi hai ngàn… Cuối tiệc, tổng cộng số tiền các ân nhân cho đã lên tới 100 ngàn mỹ kim. Các cụ phương xa nghe có nể không? Mới một buổi tiệc thôi đó nha. Phục Cha Tuyên Cha Nghị qúa.
Trong buổi tiệc có nhiều màn văn nghệ đặc sắc. Khi tôi được mời lên đóng góp thì tôi bầy tỏ sự ái mộ và thán phục, rồi tôi xin được ca tụng một trong những nét đặc sắc của người Phát Diệm. Đó là cách phát âm chữ R. Người Phát Diệm phát âm chữ R rất rõ ràng và chính xác. Nhiều người đã gọi quê mình là Phát Riệm thay vì Phát Diệm. Người Phát Diệm phát âm tiếng Roma rất rõ ràng. Roma thì đọc là /Roma/ chứ không như mấy người Hà Nội hay mấy ca sĩ đọc là /Zôma/, ‘ăn rồi’ là /ăn rồi/ chứ không đọc là /ăn zồi/. Mẹ Maria, Thánh Phêrô thì đọc rõ ràng chữ R, chứ không / Mẹ Mazia, Thánh Phêzô/...
Mấy cụ cao niên gốc Phát Diệm gật gù khen tôi nói đúng.
Trên đây tôi nói tới Nhà thờ Chính Tòa Nhà Kiếng. Tôi xin nói thêm về việc Tổng Giáo Phận Orange mua được nhà thờ này từ anh em Tin Lành với giá 53 triệu mỹ kim. Có một chuyện bên lề rất đáng kính phục là khi anh em Tin Lành rao bán nhà thờ này vì họ không còn khả năng bảo trì, thì có nhiều nơi trả giá cao, đặc biệt có Viện Đại Hoc Chapman ở ngay trong miền đã trả giá 60 triệu, nhưng chủ nhân không bán mà lại bán cho anh em Công Giáo với giá rẻ hơn. Lý do : Anh em Tin Lành chủ trương chỉ bán cho ai mua để dùng vào việc thờ phụng Thiên Chúa. Đại học Chapman không mua được vì họ chủ trương sẽ biến nhà thờ này làm học khu giảng dạy. Xin bái phục anh em Tin Lành không mê tiền. Đáng nể qúa.
Xin kể tiếp về tuần lễ thứ hai hạnh phúc của tôi ở California. Tôi được tham dự ba ngày Đại Hội của phong Trào Cursillo Toàn Quốc Hoa Kỳ họp tại trung tâm Viện Đại Học Chapman là đại học đã mua hụt Crystal Cathedral trên đây. Đại Hội có hơn 600 tham dự viên đến từ khắp nước Mỹ, với một cụ già đến từ Canada, đó là kẻ cầm bút này. Chúng tôi ngủ tại lầu ba, và ăn uống ở lầu 1. Tôi được sống lại không khí đại học ngày xưa, thật sung sướng quá chừng. Bây giờ tôi mới thấy đất nước Hoa Kỳ giầu có. Các phòng ngủ thật là tiện nghi và ngăn nắp, còn câu lạc bộ ăn uống thì không chê vào đâu được. Tôi nghĩ các sinh viên học giỏi một phần cũng là do được ăn ngon và đầy chất bỗ dưỡng như thế này. Sáng trưa tối chúng tôi đều vào nhà ăn. Nhà này rộng mênh mông, có 4 quầy thức ăn và thức uống ở 4 góc. Mỗi quầy là một bếp khác biệt, nấu món khác biệt. Mỗi bữa đều đổi món. Giờ ăn là một tiếng rưỡi mà không ai muốn ra về sớm, vì thức ăn ngon quá và vui qúa. Tôi mắc tội tham ăn nên qua mấy ngày họp, tôi có cảm tưởng mình đã lên mấy kí. Hiện nay tôi đang phải ăn chay để đền tội.
Ba ngày hội họp là ba ngày tu tâm học đạo. Các cụ biết phong trào Cursillo chứ? Đây là một sinh hoạt hoàn toàn tôn giáo, mục đích là giúp giáo dân học cách sống đạo. Bạn có đạo thì chưa đủ, bạn phải sống đạo, phải thánh hóa bản thân rồi thánh hóa môi trường tức là gia đình, sở làm, trường học,và cộng đồng. Phong trào này phát xuất từ Tây Ban Nha cách đây 70 năm. Các buổi học hỏi và hội họp rất sống động, nhiều chất Tây Ban Nha. Có 3 giám mục và nhiều linh mục cùng sinh hoạt với giáo dân. Phái đòan VN lên tới 170 người. Ba ngôn ngữ chính được dùng trong đại hội là Anh Ngữ, Tây Ban Nha và Việt Ngữ. Nhiều bài giảng rất xúc tích và sốt sắng. Đêm cuối cùng là đêm văn nghệ. Các màn ca múa hát hay hết sức. Đặc sắc nhất là màn trình diễn của sắc dân nói tiếng Tây Ban Nha và Việt nam. Đoàn VN được danh dự mở đầu. Tôi rất ngỡ ngàng và cảm động khi thấy mấy cô VN còn trẻ mà hát đã hay lại còn điều khiển cả hội trường hát theo và múa theo hay hơn nữa. Các cô nói tiếng Việt tiếng Mỹ rất giỏi và lưu loát như gió. Thật là tuyệt vời. Rồi tiếp theo là màn VN trình diễn thời trang của các nước. Cô bà nào mặc áo nước nào thì chảo hỏi bằng tiếng nước đó. Tôi không ngờ đồng bào VN của tôi tài giỏi đến như vậy. Mấy màn văn nghệ của VN và Tây Ban Nha hay không thua gì các xuất hát Thuý Nga và Asia.
Ngày Chúa Nhật chia tay, ai cũng bịn rịn. Ai cũng đánh giá đại hội thành công quá sự mong ước. Các cu có biết chủ tịch của Phong trào Cursillo ở toàn nước Mỹ hiện nay là ai không? Thưa đó là Anh Trần Thái Hoàng cư dân Texas. Đây là một bạn trẻ ngoài 50, gốc thuyền nhân Việt Nam. Vừa trẻ vừa gốc thiểu số mà chỉ huy cả một phong trào lớn của toàn đất Hoa Kỳ. Dễ nể chứ.
Rồi trước khi trở về Canada, tôi được dự ngày văn nghệ ngoài trời‘ Cám Ơn Anh, Người Thương Phế Binh VNCH’ tại sân vận động một trường học lớn ở Quân Cam, do Liên Hội Cựu Chiến Sĩ tổ chức. Hình ảnh các cựu quân nhân mặc sắc phục các binh chủng với bà cựu Trung Tá Hạnh Nhơn đứng giữa, trông oai hùng, đẹp mắt và cảm động quá chừng. Trưởng ban văn nghệ là nhạc sĩ Trúc Hồ, và trưởng ban MC là là ông Nam Lộc. Gần 100 ca sĩ nghệ sĩ tên tuổi đến trình diễn miễn phí. Đồng bào tham dự rất đông. Đi từ xa đã thấy cờ vàng phất phới, ngay từ xa đã nghe thấy tiếng nhạc vang dội. Số tiền quyên góp được lên tới nửa triệu. Tôi phục đồng bào VN ở Cali quá, vừa giầu của vừa giầu lòng.
Tôi về Canada kể các chuyện hạnh phúc bên Cali cho cả làng nghe, ai cũng thích và nức lòng. Dân làng đang bàn chuyện một chuyến đi Mỹ, đi xem cho được Nhà Thờ Kiếng, phố chợ Bolsa, làng báo chí trên đường Moran. Náo nức nhất là Chị Ba Biên Hòa và hai cô Huế. Tôi sẽ trình các cụ về việc đại sự này. Bây giờ xin trở lại chuyện bữa ăn tại nhà Cụ Chánh sau buổi đi xem diễn hành Caribana trên đây.
Nhà Cụ Chánh tiên chỉ cũng như nhà Cụ B.95 đều có một vườn rau thơm rất tốt. Vì vườn rau thơm đầy hương vị VN này mà Cụ Chánh đã làm một bữa cá nướng ngon quên chết. Người phụ bếp cho cụ không phải là các bà mà lại là bồ chữ ODP. Cái ông này văn võ toàn tài, nấu ăn cũng vô cùng xuất sắc. Dân số trong làng xấp xỉ 10 vĩ nhân, nên cụ mua 3 con cá bass lớn. Các cụ biết cá bass chứ, loại cá Bắc Mỹ nhiều thịt ít xương này rất phổ thông ở đây. Cá còn tươi rói, cụ mua về rồi ướp mắm muối ngay. Cái ngon của bữa cá là do cái phép ướp này. Tôi cũng mê nấu ăn nên đòi xuống bếp làm phụ tá. Lá rau răm băm nhỏ, trộn với nước mắm và hành tỏi ớt nghệ giã nát. Cá khứa hai bên, rồi ướp với các thứ hương liệu trên đây, rồi để một lúc cho ngấm. Vặn lò nóng 180 độ C. Chừng 15 phút sau thì bày cá trên mặt giấy bạc lót lá chuối với các cọng rau răm ở dưới, gói cá lại rồi bỏ vào lò. 20 phút là cá chín. Chúa ơi, cá nướng thơm lừng điếc mũi. Mời các cụ xơi ngay khi cá còn nóng. Mời cụ xơi với bún, với bánh tráng, với các thứ rau thơm. Xin cụ chấm với nước mắm me.

Chúng tôi đã có một bữa cơm chiều ngon hết sảy. Ông ODP vừa ăn cá nướng vừa uống với bia lạnh. Lâu lâu thì lập đi lập lại cái câu nói nổi tiếng của nhà văn Doãn Quốc Sĩ khi xưa ‘ Chúng ta đang đưa quê hương vào lòng !’. Bữa ăn ngon đến độ không ai còn có giờ mở miệng để nói chuyện. Ăn như thế này mới là ăn thực lòng và hết lòng, các cụ có đồng ý không. Ăn món cá này phải ăn bằng tay vì cuốn cá với bánh tráng mà. Lại còn mấy cọng lạc rang, lại còn mấy ly bia, lâu lâu còn cắn một miếng ớt. Chỉ có miệng để ăn và xuýt xoa chứ không còn miệng để nói chuyện. Cụ B.95 thì nói Miền Nam các bạn sướng thật, ngày xưa ở Bắc Kỳ chúng tôi đâu có được ăn như thế này. Cô Huế Tôn Nữ thì cám ơn Cụ Chánh rối rít vì bữa nay cô mới học được kinh nghiệm về rau thơm. Xưa nay cô vẫn kêu ca là nhiều rau thơm không có mùi. Hóa ra cô đã rửa rau thơm quá sớm. Các loại rau thơm chỉ rửa trước khi ăn thì mới giữ đươc mùi vị, nếu rửa sớm thì mùi sẽ bay đi hết!
Sau một hồi chiến đấu, 3 con cá trên đĩa chỉ còn xương, chiến trận mới tạm ngưng , và chuyện thời sự mới bắt đầu. Anh John sau khi đã nhậu hết lòng hết sức, nay đã có sức để kể chuyện thời sự.
Chuyện nóng hổi thứ nhất là chuyện Hội Nghị Quốc tế ASEAN vừa họp ở Miến Điện thượng tuần tháng Tám vừa qua. Đây là hội nghị của các ngoại trưởng 10 nước thành viên ĐNA và một số ngoại trưởng ngoài vùng được mời. Nước Miến Điện chủ nhà tỏ ra mắc cở về việc không hòa giải được cuộc chiến giữa Phật Giáo và Hồi Giáo. Hoa Kỳ trong bài phát biểu mở đầu đã chỉ trích Tàu Cộng gây biến động ở Biển Đông. Ngoại Trưởng John Kerry của Hoa Kỳ nói rất khôn khéo. Ông không nói rõ tên Trung Cộng, nhưng ai cũng hiểu là ông đang chỉ trích Trung Cộng. Ngoại trưởng Tàu là Vương Nghị có đáp lễ nhưng lập luận tuy đại ngôn nhưng cố ý né tránh chủ đề. Phía VC, nhà ngoại giao Phạm Bình Minh vẫn cúi mặt. Chắc ông đã bị Tàu Cộng răn đe từ trước ‘ Mi mà mở miệng chống ta là ta đánh mi chết’. Thế giới đang chờ bản tuyên bố chung. Mong là có được bản thông cáo chung, chứ năm ngoái ASEAN họp ở Cao Mên đã không ra được thông cáo chung vì Cao Mên bị Tàu Cộng bịt miệng.
Tin tiếp theo là tin con sông Ôn Châu bên Tàu tự nhiên nước đỏ như máu. Tàu Công cố tình che dấu tin này, nhưng phóng viên Shannon S. Wan của đài VOA đã chứng kiến tận mắt và đã làm ầm lên. Các báo bên Hong Kong cũng làm ầm lên. Nhiều người cho rằng đây là điềm gở, Tàu Cộng đang tái mặt.
Anh John nói tiếp : Vừa rồi là bản tin thời sự làm mọi người vừa hồi hộp vừa nhức đầu. Sau đây tôi xin kể một tin khác nhẹ nhàng hơn và rất Canada. Tin này báo chí đã thuật rất nhiều. Đó là ngày sinh nhật của Chú Er Shun. Các cụ còn nhớ cái tên này không? Chắc không rồi. Để tôi nhắc nha. Đó là tên một con gấu trúc panda mà sở thú Toronto đã thuê từ Trung Quốc năm ngoái, cái con gấu lông đen lông trắng trông như con chó mực ấy mà. Dân Canada mê nó lắm. Trung quốc đã cho Sở Thú Toronto thuê hai con, một con đực một con cái. Bữa nay là sinh nhật 7 tuổi của nàng Er Shun. Hôm nay Sở Thú mở tiệc mừng, cũng hoa cũng quà, cũng thiệp mừng, và cũng một đồng bánh sinh nhật to tổ chảng. Báo chí chụp ảnh rõ ràng. Bánh sinh nhật làm bằng lá trúc với trái cây. Mấy ông bà hàng xóm da trắng của tôi thì say mê hai con gấu này quá chừng, còn bọn tôi, chắc vì lòng đang căm thù cái thằng Tàu Cộng nên ghét con gấu này luôn. Không biết sự ghét này có tội không, thưa các cụ. Sở dĩ phải trình các cụ cái tin này vì nó nói lên lòng yêu súc vật đặc biệt của dân Canada.
Cụ B.95 nghe xong chuyện thời sự về sinh nhật chị gấu panda thì tỏ ra hững hờ. Vừa hết tin này thì ông ODP ép anh John ăn thêm miếng đuôi cá. Ông bảo anh John : Theo người Tàu thì món đuôi là món ngon nhất trong con cá vì cái đuôi là nơi tập trung sức mạnh. Con cá bơi nhanh bơi chậm là do cái đuôi này, nó vừa lái vừa đẩy. Ăn gì bổ nấy. Ngoài ra các cụ ta ngày xưa bảo ăn đuôi cá chữa được bệnh ngáy. Ông H.O. nghe đến đây thì phá ra cười rồi xin kể một câu chuyện về ngáy. Bà Cụ B.95 giao hẹn : Anh phải kể chuyện cười đấy nhá. Tôi mà không cười được thì anh phải ăn hết mấy cái đuôi cá còn lại nghe chưa. Ông H.O. gật đầu xin vâng và bắt đấu kể. Rằng có ba cô gái tên Xuân Hạ Thu rất thân với nhau, thân từ ngày còn bé. Các cô đã có chồng . Bữa đó các cô đi ăn cưới gặp nhau nên cùng ngồi một bàn. Các cô nói đủ các thứ chuyện. Khi nói đến chuyện chồng con thì cô Xuân kể : Chồng tao được mọi nết trừ cái việc ngáy. Chời ơi, chàng bắt đầu ngủ là ngáy như sấm. Cô Hạ cũng than chồng mình y như vậy. Cô Thu bèn hỏi :
- Sao tụi bay không mua thuốc chữa ngáy cho chồng uống ?
- Làm gì có thuốc chữa ngáy!
- Tao nghe có người mách là cho chồng ngậm cái núm vú cao su của trẻ con thì sẽ hết ngáy. Tao đã làm như vậy. có thành công, nhưng chỉ được vài đêm rồi chàng vất cái vú cao su đi, không chịu ngậm nữa, rồi ngáy tiếp
- Tao lại nghe có người mách cho chồng ngậm vú thật của mình thì sẽ hết ngáy ngay. Tao đã làm như vậy, và may quá, tao đã thành công.
- Tao không thể áp dụng cái phép cho ngậm vú được, vì chồng tao vừa ngáy lại vừa nghiến răng nữa cơ !
Nghe đến đây thì cả làng tôi phá ra cười. Cụ B.96 thì cười to tiếng nhất. Làng tôi vui thế đấy, các cụ ạ.
Thấy cả làng vui cười về đề tài chồng ngáy, anh John xin kể một chuyện tiếu lâm khác : Rằng có anh chàng kia đi hỏi vợ. Bữa đó anh gặp ông bố người yêu. Ông này có ý tìm hiểu tính nết và lòng dạ của anh con rể tương lai nên ông hỏi :
- Bây giờ nếu Chúa cho anh chọn 1 trong 3 sự này : khôn ngoan, danh vọng, và tiền bạc thì anh chọn cái nào ?
Anh con rể tương lai đáp ngay : Con chọn tiền bạc. Ông già tỏ ra thất vọng. Ông bảo : Tôi thì tôi chọn sự khôn ngoan như vua Salomon dã xin Chúa trong Kinh Thánh, sao anh không chọn khôn ngoan? Anh này to gan đáp tỉnh bơ :
- Khi phải chọn lựa thì bao giờ ta cũng chọn cái mình thiếu. Con xét thấy mình thiếu tiền bạc nên con xin Chúa tiền bạc.
Nghe xong, ông già giận quá vì như thế là cái thằng này láo, nó dám chửi mình thiếu khôn ngoan. Ông đã đập bàn đuổi anh ta ra khỏi cửa.
Cả làng vỗ tay khen câu chuyện hay và đã chấm dứt bữa ăn cá nướng.
Xin cho tôi hỏi nhỏ các cụ nha : Nếu phải chọn thì các cụ chọn thứ gì cơ?
TRÀ LŨ
LTS : Tác giả Trà Lũ vừa xuất bản 2 tác phẩm mới : Đất Quê Hương 2 và 600 Chuyện Cười, và tái bản 3 cuốn chuyện cười cũ. Độc giả muốn mua những sách này, xin liên lạc trực tiếp với tác giả qua :

10. Giáng Sinh An Bình

peaceViệc nhộn nhịp này là do các nhà kinh tế tạo ra, cốt để bán được nhiều hàng, cho thương mại đi lên. Và họ mời Ông Già Noel giúp. Ông được rước trọng thể vào thành phố, trống phách tưng bừng ầm ĩ. Đối với Toronto đây là cuộc rước thứ 101, có nghĩa rằng thành phố này đã rước ông hơn 100 năm nay. Mỗi năm mỗi vĩ đại hơn. Năm nay đoàn dài hơn 6 cây số, gồm 30 xe hoa và 21 ban nhạc. Ông già Noel ngồi cao ngất, có 6 chú hươu tuần lộc kéo xe. Ông đến đâu thì dân chúng vừa vỗ tay vừa hét lên đến đó. Ông quay bên phải quay bên trái, ông vẫy tay chào mọi người, luôn miệng nói Hô Hô Hô. Dân Canada có thói quen đi đón chào ông với cả gia đình. Các đấng nhi đồng thì sung sướng ra mặt. Trên tay bé nào cũng có lá cờ viết hàng chữ ‘ Hi Santa, I’ve been good this year’ / Kính chào Ông Già Noel, con ngoan cả năm nay. Câu này chắc do ba má em gà cho cốt để‎ vòi quà.
Ngoài viết lời chào ông già Noel trên lá cờ, các em bé còn viết thư cho ông qua đường bưu điện nữa. Trong thư em nào cũng xin quà, nói rõ tên từng món quà. Và bao thư gửi cho ông già Noel chỉ cần đề ‘ Santa Claus, North Pole, Canada’. Không cần gián tem. Bưu điện Canada có cả một cơ quan lớn gom các thư này, rồi chuyển tới cho ông tại Bắc Cực. Các cụ phương xa nhớ kỹ nha, ông già Noel của cả thế giới nhưng ông chọn miển bắc nước Canada làm nơi cư ngụ. Cứ lễ Giáng Sinh là ông ngồi xe do một bầy hươu kéo xuống. Phải dùng loại xe này mới đi được vì ở bắc cực đầy tuyết không thể dùng xe hơi. Ông xuống phát quà ở Canada trước rồi mới đi các nước khác.
Tôi gọi tên ông là Ông Già Noel để các cụ dễ nhận ra, chứ ở Canada này và bên Mỹ tên của ông là Santa Claus. Bưu điện Canada có cả một văn phòng lớn được ông ủy nhiệm trả lời tất cả thư mà các em nhi đồng gửi cho ông. Một trong các thư trả lời này đã được ghi vào lịch sử văn học. Rằng có một em bé kia viết cho ông như thế này: Ông ơi, cháu là đứa con độc nhất trong gia đình, cháu cô đơn lắm, xin ông cho cháu một đứa em. Ông già Noel đã trả lời ngay: Cháu ơi, ông rất sẵn lòng cho cháu một đứa em nếu cháu gửi mẹ cháu lên đây ngay với ông một đêm.
Dân làng An Lạc khi nghe tôi nhắc lại chuyện này, vì năm nào tôi cũng kể, thì bảo tôi: Bác nên làm việc phúc đức đăng báo, mách cho những bà nào mà hiếm muộn, hãy viết thư cầu cứu ông Santa Claus ở bắc cực phía trên Canada, cam doan sẽ được toại nguyện. Ông rất thích làm việc phúc đức này.
Ông già Noel vào thành phố xong thì tòa thị chínhToronto bắt đầu dựng cây thông Giáng Sinh. Đây là một truyền thống. Cây này cao 30 thước, gốc ở rừng thông nổi tiếng Bancroft ngoại ô. Tám nhân viên đã làm việc cật lực trong 7 ngày để trang trí cây thông cao vời vợi này. Nào đèn, nào hoa, nào các giây kim tuyến, nào các thiệp chức mừng, nào các gói quà, tổng cộng hơn 700 thứ được treo lên. Ngày 27 cuối tháng vừa qua mới trang trí xong, và tối 28 có nghi lễ khai mạc. Nào diễn văn, nào hát thánh ca. Khi mấy trăm ngọn đèn được đồng loạt bật sáng, mọi người vỗ tay râm ran ă mừng, rồi cùng ca hát và khiêu vũ suốt đêm. Âm vang bài thánh ca quốc tế ‘Silent Night’ như hòa vào gió và tỏa ra khắp thành phố.
Các cụ phương xa đã thấy dân Canada chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh trọng thể và vui vẻ chưa? À, nhân nói tới đèn treo ở cây thông Giáng Sinh, tôi thấy có điều đặc biệt này là dân Canada cũng như dân Hoa Kỳ chỉ treo đèn điện chứ không hề treo đèn ngôi sao phất giấy như ở VN. Chắc vì họ chậm tiến. Dân VN mình biết làm đèn bằng khung và phất bằng các loại giấy mầu. Các cụ cứ vào các nhà thờ VN mà coi. Đẹp và độc đáo lắm, Mà chưa hết. Đèn sao lối Bắc Kỳ khác với đèn sao Nam Kỳ, các cụ có thấy như tôi không?
Toronto vừa đón ông già Noel vào thành phố ngày hôm trước thì ngày hôm sau trời sa tuyết. Việc này thật bất ngờ, xưa nay chưa từng xày ra bao giờ. Tuyết đến sớm quá. Dân Canada thường mong có tuyết vào lễ nửa đêm cơ. Ở đây bạn đi lễ Giáng Sinh nửa đêm, lúc tan lễ mà trời có tuyết thì dân chúng thích lắm vì tin rằng sẽ hên cả năm. Bài ca nổi tiếng ‘White Christmas’ là do niềm vui này mà ra. Năm nay, mới trung tuần tháng Mười Một mà trời sa tuyết. May mà chỉ một lớp tuyết mỏng. Dân Canada còn đang ngơ ngác nhìn tuyết thì nghe tin bên Buffalo ở Hoa Kỳ, phía bên kia hồ Ontario, trời bão tuyết mịt mù. Buffalo đã chìm trong biển tuyết. Nhờ hồ nước lớn Onatrio ngăn cản mà Toronto thoát trận bão tuyết.
Làng An Lạc của tôi cũng bị lôi kéo vào không khí Giáng Sinh. Cụ Chánh lại đánh trống họp làng để bàn về lễ này. À, có một tin rất quan trọng đang sắp xảy ra trong làng tôi, các cụ ạ. Tôi mới nghe thôi, nhưng chắc sẽ là sự thực. Đó là Cụ Chánh tiên chỉ và Cụ B.95 đang học đạo với Cha Paolo và hai vị đại lão này sẽ nhập đạo Công Giáo vào Mùa Phục Sinh sắp tới. Thế nào rồi hai cụ cũng sẽ công khai báo tin này cho cả làng. Việc này khá tế nhị nên chúng tôi chưa dám hỏi thẳng. Cụ Chánh đã 90 tuổi vàng và Cụ B.95 đã 92 tuổi ngọc.
Dân làng tôi xưa nay qúy mến nhau, coi nhau như ruột thịt, nên thích gặp nhau lắm. Ai mời một tiếng là tới ngay. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, có tin gì thì cho nhau biết ngay, tin vui cũng nói, tin buồn cũng nói. Việc ăn uống là đương nhiên. Thật tạ ơn Trời, ở Canada này việc ăn uống sung sướng quá, món gì cũng có, muốn là được. Hôm nay Cụ Chánh mời đến để bàn xem lễ Giáng Sinh này có đi lễ nửa đêm nhà thờ Cha Paolo không, rồi lễ về sẽ ăn bữa reveillon như thế nào, và bàn việc đón ông Từ Hòe từ miền tây sẽ về ăn tết.
Cụ Chánh gốc Bắc Kỳ nên đãi cả làng mấy món rất Bắc Kỳ: canh rau đay nấu cua, dưa chua, tôm kho, và rau muống xào. Ăn xong còn được uống nước vối. Các cụ còn nhớ nước hạt vối Bắc Kỳ không?
Việc làng ăn uống và bàn chuyện đã thành cái lệ. Ăn xong rồi được nói thả giàn các thứ chuyện. Tôi thích nhất việc nói chuyện này vì thường ai cũng cười rũ rượi, tối về nhà ai cũng ngủ ngon như chết.
Và việc đầu tiên sau bữa ăn là Cụ B.95 xin anh John nói chuyện thời sự. Anh John kể ngay, bắt đầu bằng chuyện ông Nga và ông Tàu đang hù dọa thế giới, ông Iran Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm Hồi Giáo quá khích đang châm lò thuốc súng. Còn ông CSVN thì nội bộ đang chia rẽ về việc đi với Tàu hay với Mỹ. Đi với Mỹ thì mất đảng, còn đi với Tàu thì mất nước. Các đảng viên gộc đang chạy tài sản tham nhũng vơ vét được ra ngoại quốc, cho con sang Mỹ du học và mua nhà cửa. Bà cụ B.95 nghe đến đây thì nói rằng những tin nhức đầu này như vậy đủ rồi, xin cho nghe chuyện vui. Anh John cười hi hi rồi trả lời: Các tin thời sự vui thì phải nhờ tài anh H.O.
Anh H.O. gật đầu rồi kể ngay chuyện cô ca sỹ mập ù Susan Boyle gốc Tô Cách Lan. Các cụ biết cô này chứ. Cô sinh năm 1961, mãi năm 2009 cô mới vào đời ca hát qua cuộc thi Britain Got Talent, không ngờ cô thành công ngay và nổi tiếng khắp thế giới. Cô được mời đi nhiều nơi trình diễn. Tháng vừa qua cô đi diễn ở Mỹ. Lần đầu tiên được một người tình hôn, cô bủn rủn cả chân tay. Đó là một anh bác sĩ Hoa Kỳ, cùng ở một khách sạn với cô. Cô bảo chưa biết mối tình rồi sẽ ra sao nhưng lần đầu tiên lúc đã 53 tuổi mới được hôn nên cô thấy đê mê hết sức. Anh H.O. kể đến đây rồi bình luận: Chả lẽ cô 53 tuổi rồi mới biết mùi hôn sao? Thế cái khoản kia thì chắc cô chưa hề biết tới sao? Lạ qúa chứ.
Chuyện thời sự thứ hai đang còn nóng hổi là ông tài tử già Bill Cosby, một siêu sao trên TV, có triệu người ái mộ, đã 77 tuổi, hiện đang bị tố cáo là trong những năm qua ông đã tấn công tình dục rất nhiều người. Vì biết rằng đây là một vụ án lớn và số tiền đền bù sẽ rất cao, nên càng ngày càng có nhiều bà nhiều cô ra mặt tố cáo và xưng mình là nạn nhân. Cụ Bill Cosby đang xuất hiện ăn khách trên các màn hình, nay tự nhiên rơi xuống vực thẳm. Không biết rồi cụ Cosby sẽ ra sao.
Ông ODP lên tiếng bênh vực cụ Cosby ngay: Chúng ta không nên lẫn mặt siêu sao và mặt tình dục. Hai mặt này khác nhau nhưng bổ túc cho nhau. Cosby là thần tượng của bao nhiêu người, là một thiên tài trong các chương trình văn nghệ, một nhà văn, một nhà giáo dục, một nhà trí thức, ông có bằng tiến sĩ về giáo dục. Cosby cũng là người, cũng có bản năng tình dục chứ. Tại sao bắt Cosby là một vị thánh phải tiết dục? Tôi vẫn thích Cosby. Cosby cũng như Phạm Duy của VN. Tại sao bắt Phạm Duy phải là một ông thánh tu hành ? Tôi vẫn mê và vẫn yêu Phạm Duy. Cung nhạc và lời ca của Phạm Duy đẹp vô cùng, xưa nay chưa thấy ai tài ba như vậy.
Hai cô Tôn Nữ và Cao Xuân không chịu điểm này, bèn giơ tay xin nói. Ông ODP gạt đi. Ông bảo ông biết lập luận của hai cô rồi. Đó là lập luận bất công của một số người đạo đức giả và to miệng. Ông bảo chuyện này dài chúng ta sẽ tranh luận với nhau vào dịp khác.
Và chuyện thời sự thứ ba cũng rất nóng hổi là một thần tượng về thể thao của Canada mới qua đời. Chắc các cụ biết môn thể thao quốc gia của Canada là môn hockey chứ, loại tranh tài bằng khúc cây dài để đánh con khăng trên sân băng ấy mà. Một siêu sao thần tượng của bao nhiêu thế hệ, Jean Béliveau, vừa qua đời, thọ 83 tuổi. Beliveau được mọi người ái mộ, không những về thiên tài thể thao mà còn về nhân cách và đức độ. Ông nổi tiếng ngay từ thập niên 1950 và 1960. Ông là thủ lãnh của đội ‘Montréal Canadiens’. Người ta đúc tượng ông ngay khi còn sống và tên của ông được đặt cho một cầu trường lớn ở Montreal. Thủ tướng Canada đã đề nghị tặng ông 2 chức vị lớn nhất ở Canada là làm Thượng Nghị Sĩ liên bang, và giữ chức Toàn Quyền Governor General, nhưng ông đã từ chối. Ông chỉ nhận một bảng danh dự ‘Order of Canada’ mà thôi. Ông nằm xuống vì bệnh già ngày đầu tháng Mười Hai này. Chính quyền liên bang đã quyết định tổ chức quốc táng. Đây là một việc đặc biệt, vì xưa nay Canada chỉ tổ chức lễ quốc táng cho các thủ tướng, các vị Toàn Quyền và những bộ trưởng chết trong khi đang làm nhiệm vụ. Trường hợp ngoại lệ thì phải được quốc hội đồng‎ ý‎. Thủ tướng Harper mang việc này ra quốc hội thì toàn thể quốc hội đồng ‎‎y‎ ngay ‎, và tất cả đã đứng lên tưởng niệm người hùng Beliveau ngay tại chỗ.Thế mới biết người Canada yêu quí và trọng kính thiên tài thể thao này như thế nào.
Anh H.O. đã kể xong 3 chuyện thời sự Canada, đã cạn hơi, bèn xin Ông ODP nói chuyện thời sự của cộng đồng thay cho ông.
Chuyện thứ nhất là chuyện cộng đồng VN ở Vancouver đã đón tiếp 28 đồng bào thuyền nhân tỵ nạn từ Thái Lan tới. Đây là công đầu của LS Trịnh Hội và Nhóm VOICE. LS Hội đã tranh đấu cho 105 đồng bào cuối cùng kẹt lại Thái lan từ năm 2006. Ông đã bền chí, đã đem hết tài năng và sức lực ra tranh đấu cho những thuyền nhân kém may mắn này. Ông đã gõ cửa khắp nơi. Các nước đã quay mặt, trừ Canada. Canada nhận nhưng trách nhiệm về tài chính thì Trịnh Hội và VOICE phải lo. Các nhà thiện chí và VOICE Canada đã cộng tác đắc lực với Trịnh Hội. Cuối cùng, nhóm đầu tiên 28 người đã đến bờ tự do Canada ngày 13 tháng Mười Một vừa qua. Một nửa số này đã đến định cư tại Toronto. 28 người tiên phong này đã được cộng đồng VN ở Vancouver và Toronto đón tiếp trọng thể. Tôi thấy ở sân bay, đồng bào vừa tới đất Canada đã ôm cờ Vàng và cờ Canada vừa hôn vừa khóc. Hy vọng đầu năm 2015 này những người còn lại trong số 105 sẽ tới bến bờ Canada hạnh phúc. Xin ghi ơn LS Trịnh Hội, các bạn VOICE và các cộng đồng VN.
Chuyện thời sự thứ hai, tuy nhỏ nhưng đáng nói. Đó là một buổi nhạc thính phòng rất trí thức đã được tổ chức thành công ở Toronto vào ngày 15 tháng vừa qua. Ca sĩ chính là cô Lệ Thu từ Hoa Kỳ sang cùng với 3 ca sĩ nổi tiếng địa phương là Trần Khánh Ly, Phạm Trí và Nhật Lâm. Khán giả chọn lọc. Chương trình mang tên ‘Say Thu’ hay tuyệt. Ngoài việc nghe nhạc, khán thính giả còn được mời ăn tối. Bữa ăn rất ngon. Người đứng ra tổ chức là Hoàng Mạnh Hùng, một bạn trẻ say mê âm nhạc và nghệ thuật. Anh đã từng tổ chức nhiều xuất hát như thế này trong mấy năm qua. Tuy không ồn ào nhưng xuất nào cũng thành công và được ca ngợi. Xin hoan hô bạn Hùng.
Ông ODP xin hết chuyện thời sự địa phương và xin trả diễn đàn lại cho anh John. Anh John còn đang phân vân không biết kể chuyện gì tiếp theo, thì Chị Ba Biên Hòa nhắc chồng nên kể những chuyện làm cho cả làng cười, chứ nãy giờ toàn chuyện nghiêm trang. Thấy dân làng vỗ tay hoan hô‎ y kiến này, anh được hứng bèn kể câu chuyện về chữ nghĩa. Rằng có một anh cán bộ VC kia, tên là Láo. Sở dĩ có tên Láo là vì sinh ra anh xong thì cha mẹ thấy anh đau ốm rề rề sợ anh chết nên cha mẹ anh đặt cho anh một cái tên rất xấu để ma quỷ chê không bắt. Lớn lên anh này bỏ học rồi nhập bọn du đãng. Sau 1975 anh làm công an VC, anh bắt nạt mọi người. Làng xóm ai cũng ghét. Rồi ngày kia anh ngã bệnh nặng. Biết mình sắp chết nên anh dặn vợ: Trên mộ bia của tôi đừng khắc tên tôi là Láo kẻo thiên hạ chê cười. Vợ anh mới hỏi: Thế phải khắc như thế nào? Anh ta bảo: Cứ khắc đơn sơ như thế này ‘ Đây là nơi an nghỉ của một người cộng sản chân thật’. Anh chết và vợ anh đã làm đúng như lời anh dặn. Sau đó ai đi qua, đọc mộ bia xong đều nói: Láo !
Dân làng vỗ tay khen hay và xin anh tiếp tục kể nữa. Cụ Chánh cổ võ thêm: Anh không cần phải tìm kiến đề tài gì khác, anh cứ lấy đề tài học tiếng VN của anh là đã đủ hay lắm rồi. Lâu nay trong việc học tiếng Việt, anh có thấy chuyện gì hay không?
Anh John đáp ngay. Có, cháu thấy nhiều chuyện trong tiếng Việt hay lắm. càng học càng thấy nhiều. Chẳng hạn trong tiếng Việt có nhiều chữ nếu nói theo lối bình thường thì không thấy gì tức cười, nhưng nếu nhìn theo con mắt tếu thì thấy nhiều cái rất buồn cười. Chẳng hạn chữ TỬ. Cháu đọc thấy trên máy điện toán có một bài tán rất hay về chữ Tử. Chữ TỬ có nhiều nghĩa lắm nhưng tác giả bài này bắt tất cả những chữ Tử của ông đều chỉ có một nghĩa là chết mà thôi:
- Đang mạnh khỏe mà chết là Mạnh Tử
- Chết già là Lão Tử
- Ngươi cao to lớn mà chết là Khổng Tử
- Chết vì lạnh gọi là Hàn Mặc Tử
- Cung nữ mà chết gọi là Tử cung

- Chết một cách lãng xẹt gọi là Lãng tử

- Bị điện giật mà chết là Điện tử

- Bị chí rận cắn mà chết là Chí tử

- Cha chết gọi là Phụ tử

- Mẹ chết gọi là Mẫu tử

- Em chết gọi là Đệ tử

- Học trò chết gọi là Sĩ tử
- Giáo sư chết gọi là Sư tử
- Quân lính chết gọi là Quân tử
- Chết khi đang đi đái gọi là Tiểu tử
Hai cô Tôn Nữ và Cao Xuân cười rũ rượi. Vừa cười vừa bảo cái ông tác giả này đầu óc méo mó. Rồi Cô Tôn Nữ hỏi anh John: Tiếng Việt Nam nhiều nghĩa hay như vậy, thế trong Anh văn có tiếng nào hay tương đương như thế không? Vô tình Cô Huế này đã chạm vào đúng mạch điện của anh John. Anh văn là tiếng mẹ đẻ của anh mà. Anh đáp ngay. Có. Có rất nhiều, nhưng nếu dịch ra tiếng VN thì thấy nó không còn hay nữa. Tôi lấy ví dụ chữ TIỀN nha. Anh văn tiền là MONEY. Nhưng chữ Money lại mang rất nhiều tên khác nhau:
- Tiền bỏ vào nhà thờ thì tên là Donation
- Tiền bỏ vào nhà trường thì tên là Fee
- Tiền bỏ vào lễ cưới thì tên là dowry
- Tiền bỏ vào việc ly dị thì tên là alimony
- Tiền bạn vay ai tên là debt
- Tiền bạn nộp cho chính quyền thì tên là tax
- Tiền bạn nộp tại tòa án thì tên là fines
- Tiền bạn lãnh từ chủ cuối tháng tên là salary
- Tiền bạn lãnh khi về hưu tên là pension
- Tiền cho con nít tên là allowance
- Tiền bạn mượn của ngân hàng tên là loan
- Tiền nộp cho tên bắt cóc tên là ransom
- Tiền hối lộ tên là bribe
Nói một hơi dài xong rồi anh John diễn nghĩa thêm: Cái hay nằm ở chỗ các chữ trên đây đều chỉ tiền mà ta không thấy dóng dáng chữ Money đâu cả. Rồi anh John hết diễn văn. Ông ODP giơ tay xin tiếp sức.
- Tôi không bàn về chữ tiền và chữ tử mà xin bàn thêm về chuyện chữ LÁO

anh vừa kể trên đây. Anh lấy Chị Ba là người Nam nên hiểu chữ Láo theo nghĩa người Nam, láo có nghĩa là nói điêu, nói sai, nói dối, chứ người Bắc Kỳ hiểu láo là hỗn láo. Và cái nghĩa Láo của Miền Nam là điêu ngoa gian dối thì rất phổ cập, ai cũng hiểu như thế. Câu nói nổi tiếng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ‘ Đừng tin những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm’ nó bàng bạc cái nghĩa là VC luôn nói láo.

Nói đến đây rồi ông OPD cười hà hà. Tôi cũng vừa đọc trên mạng điện tử một câu hay hết sức. Câu này lấy hứng từ câu của Tổng thống Thiệu. Phần đầu là lời Ông Thiệu, phần sau là ‎ y mới của tác giả:

Đừng tin những gì CS nói

Mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm

Đừng sợ những gì CS đang làm

Mà hãy làm những gì CS đang sợ

Cả làng vỗ tay vì câu này hay quá.

Nghe đến đây thì Cô Tôn Nữ hỏi ngay: Bác ơi, thế CS đang sợ những gì? Ông ODP đáp:
- CSVN đang sợ bị phanh phui ra rằng xưa nay họ toàn gian dối và tàn ác. Họ
sợ toàn dân biết hết cái dã tâm của họ. Ba nhân vật chống CSVN gây xôn xao nhất hiện nay là Trần Đĩnh của Đèn Cù, Đặng Chí Hùng và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, ba người này đang cố lột mặt nạ CSVN, đang cố chứng minh CSVN gian dối, tàn bạo và có dã tâm bán nước.
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà tranh đấu hiện nay là phải làm sao cho cả nước biết CS gian dối. Hiện nay nhiều bà con ở các vùng xa vùng cao vẫn còn bị CS bịt mắt nên vẫn tin như chết rằng Bác Hồ là một đại thánh, và Mỹ Ngụy ở Miền Nam là lũ quỷ gian ác.
Ông ODP cho biết biết hiện có một nhóm trí thức VN, nhờ thông thạo nhiều ngoại ngữ, giỏi về sử, và nhờ những tài liệu vừa được giải mật, họ đang miệt mài hoàn thành một cuốn sách lớn viết về 5 nhà đại văn hóa VN đã bị CSVN giết hại ngay thời sơ khởi, đó là Dương Quảng Hàm, Khái Hưng, Phạm Quỳnh, Tạ Thu Thâu, và Thiều Chửu.
Nghe đến đây thì Cụ Chánh lên tiếng ngay: Năm vị này thì đã nổi tiếng, cắp sách đi học là phải nghe đến tên 5 vị này rồi. Riêng lão vì ngày xưa có học chữ Hán và tra tự điển chữ Hán. Ngày xưa tự điển Hán Việt thì chỉ có 2 cuốn, một của Đào Duy Anh, một của Thiều Chửu. Hồi đó lão cứ nghĩ Thiều Chửu là người Tàu vì cái tên này rất Tàu, té ra không phải. Ông là người Việt trăm phần trăm. Thiều Chửu là bút hiệu. Tên thực của ông là Nguyễn Hữu Kha. Thiều Chửu nghĩa là ‘ cái chổi quét bụi’. Ông là một cư sĩ Phật giáo, tinh thông Phật học. Ông dịch rất nhiều Kinh Phật, viết rất nhiều sách về Phật. Ông nguyện xin làm cái chổi để quét sạch các lớp bụi làm mờ và hoen ố đạo Phật.

Lão thích ông này lắm. Lão tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của Thiều Chửu thì thấy ông này quả là một thiên tài, một bác học, một đạo sĩ. Ông sinh năm 1902 ở làng Trung Tự, huyện Hoàn Long nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Gia đình nghèo nhưng có gốc nho học lớn. Bố ông là Cụ Cử Nguyễn Hữu Cầu thuộc nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục, bị Pháp bắt tù ở Côn Đảo. Vì tư chất thông minh lại thuộc dòng họ có nho học nên ông rất giỏi về Hán văn. Ông lại được người anh dạy thêm tiếng Anh tiếng Pháp và tiếng Nhật. Ông được tiếp xúc và học hỏi về đạo Phật với nhiều danh tăng, nên cái vốn kiến thức về văn hóa và về Phật Giáo của ông rất lớn. Ông miệt mài học hỏi và nghiên cứu. Ông đã dịch 14 bộ kinh căn bản của đạo Phật như Kinh Di Đà, Kinh Địa Tạng, Kim Cương Bát Nhã… Ngoài ra ông còn dịch nhiều cuốn khác như ‘ Vì Sao Tôi Tin Đức Phật, Phật Học Cương Yếu… Ông đã biên soạn tự điển để phục vụ người học chữ Hán, nhất là giới tăng ni. Cuốn tự điển Hán Việt được phát hành năm 1942 đã được tái bản rất nhiều lần và có gía trị vươt thời gian. Khi Hội Phật Giáo Bắc Kỳ thành lập năm 1934 và ra báo Đuốc Tuệ, ông nhận làm quản nhiệm và biên tập. Năm 1941 khi trường Phật học Phổ Quang được mở, ông nhận việc giảng dạy chữ Hán, giảng kinh và chủ trì các khóa lễ. Năm 1945, Hồ Chí Minh mời ông ra làm bộ trưởng Cứu Tế Xã Hội, ông từ chối. Ông tiếp tục dạy học cho các lớp Phật giáo và cùng các tăng ni cứu giúp các trẻ em mồ côi. Ông bỏ vùng của Pháp mà về vùng quê. Khi đội Cải Cách Ruộng Đất về tới vùng của ông, chúng thấy ảnh hưởng của ông lớn quá nên đã vu cáo ông tội địa chủ và tội dùng Phật giáo mê hoặc dân chúng. Biết được thâm ‎y của chúng, và biết không thể thoát khỏi vòng đấu tố và tử hình, ông đã quyết định từ trầm ở Sông Cầu, xã Vạn Thắng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Trước khi chết ông có gửi cho Hồ Chí Minh một bức thư ‘tự bạch’, trách họ Hồ có dã tâm.
Cụ Chánh kết luận: Lão nghĩ rằng phó bản bức thư tự bạch này vẫn còn lưu trữ đâu dó, nơi các tăng lữ và những học trò chung quanh. Cầu mong các nhà khảo cứu sưu tầm chóng tìm ra. Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ xem những dấu vết lịch sử của Thiều Chửu, một cư sĩ Phật Giáo nổi tiếng, một thiên tài đắc đạo, một nhà văn hóa lớn.
Trong khi chờ đợi, kính chúc các cụ Mùa Giáng Sinh hạnh phúc, ai cũng được hưởng hòa bình, như lời các thiên thần hát mừng Chúa Giáng Sinh năm xưa‘ Bằng an dưới thế cho người lòng ngay’.

No comments: