Tuesday, September 17, 2013

CỘNG SẢN LUẬN * DUY VẬT BIỆN CHỨNG PHÁP VÀ DUY VẬT LỊCH SỬ

                                                                                     CHƯƠNG VI                                   


                                        DUY VẬT BIỆN CHỨNG PHÁP
                                              VÀ DUY VẬT LỊCH SỬ


Thuyết Duy tâm và thuyết duy vật là hai thuyết quan trọng nhất trong triết học từ xưa. Một bên chú trọng về tâm, một bên thiên về vật thành ra đối chọi nhau. Trước khi đi vào thuyết duy vật biên chứng và duy vật lịch sử, chúng ta thừ điểm qua nhận định của các từ điển về các danh từ quan trọng.
I.DUY TÂM
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Là một nền tảng của ngành vũ trụ học, hay một cách tiếp cập tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật, cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.
Chủ nghĩa duy tâm có hai khuynh hướng:
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và coi nó là một cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể qui định.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận ý thức và tinh thần là thuộc tính thứ nhất (có trước), vật chất là thuộc tính thứ hai (có sau), và coi cơ sở tồn tại không phải là tâm thức con người theo như quan niệm của Chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà là một tâm thức nào đó ở bên ngoài thế giới như "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế giới", v.v...
Cách tiếp cận tới chủ nghĩa duy tâm của các triết gia phương Tây khác với cách tiếp cận của các nhà tư tưởng phương Đông. Trong nhiều tư tưởng phương Tây, (tuy không có trong tư tưởng của một số triết gia lớn của phương Tây như PlatoHegel) ý niệm có quan hệ với tri thức trực tiếp của các hình ảnh hoặc quan niệm trí óc chủ quan. Khi đó nó thường được đặt cạnh chủ nghĩa hiện thực mà trong đó sự thực được xem là có sự tồn tại tuyệt đối trước tri thức của ta và độc lập với tri thức của ta. Các nhà duy tâm nhận thức luận có thể khẳng định rằng những thứ duy nhất mà có thể được "biết chắc" một cách trực tiếp là các ý niệm. Trong tư tưởng phương Đông, như được phản ánh trong chủ nghĩa duy tâm Ấn Độ giáo, khái niệm chủ nghĩa duy tâm sử dụng ý nghĩa ý thức, về cốt yếu là ý thức sống động của một Thượng Đế có mặt ở mọi nơi, làm nền tảng cho mọi hiện tượng. Một kiểu chủ nghĩa duy tâm châu Áchủ nghĩa duy tâm Phật (Wikipedia).
II. DUY VẬT CHỦ NGHĨA
II.1. Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam

"CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN" :
tác phẩm của Lênin về triết học; viết năm 1908, xuất bản năm 1909. Trong phần đầu, Lênin trình bày khái quát bản chất triết học duy tâm chủ quan của Beckơly (G. Berkeley), chủ nghĩa hoài nghi của Hium (D. Hume) và chủ nghĩa duy vật của Điđơrô (D. Diderot). Từ đó, khẳng định rằng chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của Makhơ (E. Mach) và Avênariut (R. Avenarius) chỉ là sự rập khuôn các luận điểm của Beckơly. Trong ba chương đầu, Lênin phân tích, phê phán lí luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và phát triển những vấn đề nhận thức luận duy vật biện chứng. Chương IV dành cho việc xem xét mối liên hệ giữa chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và các trường phái khác của chủ nghĩa duy tâm triết học. Chương V: phân tích những nguyên nhân xuất hiện, bản chất và vai trò của chủ nghĩa duy tâm "vật lí". Chương VI: phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán trong lĩnh vực khoa học xã hội và phát triển các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Khi giải quyết những vấn đề cơ bản của triết học, phát triển toàn diện lí luận nhận thức duy vật biện chứng, Lênin nêu ra ba kết luận quan trọng:

1) Sự vật tồn tại một cách khách quan và độc lập với ý thức con người. Lênin đã đưa ra một định nghĩa mới và nội dung mới về phạm trù "vật chất". Đồng thời, Lênin cũng chỉ ra rằng sự đối lập tuyệt đối giữa vật chất và ý thức chỉ ở trong một phạm vi nhất định, phạm vi "vấn đề nhận thức luận cơ bản", còn ngoài phạm vi đó ra, sự đối lập ấy chỉ là tương đối.

2) Giữa hiện tượng và "vật tự nó" chỉ có sự khác nhau giữa cái đã nhận thức được và cái chưa nhận thức được; 3) Nhận thức phát triển một cách biện chứng từ chỗ không biết đến chỗ biết, từ chỗ ít sâu sắc đến chỗ sâu sắc hơn, từ chỗ chưa đầy đủ, chưa chính xác đến chỗ ngày càng đầy đủ và chính xác hơn. Những vấn đề quan trọng của lí luận phản ánh như vấn đề khách quan và tính cụ thể của chân lí, phép biện chứng của chân lí tuyệt đối và chân lí tương đối. Trong khi bảo vệ và phát triển lí luận nhận thức duy vật biện chứng, Lênin vạch ra mối liên hệ bên trong, sự thống nhất không thể tách rời giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự thống nhất trong cách giải thích duy vật về tự nhiên, xã hội và về cả tư duy con người cũng được đề cập trong tác phẩm này.

Trong khi tổng kết những dữ kiện mới của khoa học tự nhiên, Lênin đã vạch ra thực chất của cuộc khủng hoảng trong khoa học tự nhiên. Đó là do "lí luận duy vật về nhận thức mà vật lí cũ thừa nhận một cách tự phát đã nhường chỗ cho thuyết không thể biết và chủ nghĩa duy tâm về nhận thức". Điều kiện để thoát khỏi khủng hoảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình. Trong "CNDVVCNKNPP", Lênin đã luận giải về nguyên tắc tính đảng của triết học, về những nguyên tắc sắp xếp và phân loại các trường phái triết học, mối liên hệ của chúng với lợi ích các tập đoàn và giai cấp trong xã hội.

II.2. Định nghĩa Chủ nghĩa duy vật
của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trong triết học, chủ nghĩa duy vật là một hình thức của thực hữu luận (physicalism) với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tạivật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất. Khoa học sử dụng một giả thuyết, đôi khi được gọi là thuyết tự nhiên phương pháp luận, rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không-tồn tại của cái siêu nhiên. Với vai trò một học thuyết, chủ nghĩa duy vật thuộc về lớp bản thể học nhất nguyên. Như vậy, nó khác với các học thuyết bản thể học dựa trên thuyết nhị nguyên hay thuyết đa nguyên. Xét các giải thích đặc biệt cho thực tại hiện tượng, chủ nghĩa duy vật đứng ở vị trí đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm.

Tổng quan
Miêu tả chi tiết đầu tiên về triết học xuất hiện trong bài thơ khoa học De Rerum Natura của Lucretius khi ông nói về triết học cơ giới (mechanistic) của DemocritusEpicurus. Theo quan niệm này, tất cả những gì tồn tại là vật chất và hư vô, và mọi hiện tượng là kết quả của các chuyển động và sự kết hợp khác nhau của các hạt vật chất cơ bản gọi là các "nguyên tử". De Rerum Natura cung cấp các giải thích cơ học đặc biệt thấu đáo cho các hiện tượng như sự xói mòn, bay hơi, gió và âm thanh, những cách giải thích mà đến 1500 năm sau mới được công nhận. Các nguyên lý nổi tiếng như "không có gì có thể sinh ra từ hư vô" và "không có gì có thể chạm vào cơ thể trừ cơ thể" đã lần đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm nổi tiếng bậc nhất này của Lucretius.
Có lẽ quan niệm này được hiểu rõ nhất trong vị trí đối lập của nó đối với các học thuyết về chất phi vật chất áp dụng cho tâm thức trong lịch sử, và nổi tiếng nhất là bởi René Descartes. Tuy nhiên,chủ nghĩa âm vật tự nó không nói gì về việc các chất vật chất có những đặc điểm nào. Trong thực tiễn, nó thường được đồng hóa với dạng này hay dạng khác của thực hữu luận.
Đôi khi, chủ nghĩa âm vật được liên minh với nguyên lý phương pháp luận của thuyết hoàn nguyên (reductionism), theo đó, các đối tượng hay hiện tượng được định rõ tại một mức miêu tả, nếu chúng là xác thực, phải có thể được giải thích bằng các đối tượng hoặc hiện tượng tại một mức miêu tả nào đó khác -- thường là một mức tổng quát hơn mức đã bị suy giảm. Tuy nhiên, chủ nghĩa âm vật bất hoàn nguyên (Non-reductive materialism) loại bỏ khái niệm này và cho rằng cấu tạo vật lý của mọi chi tiết đều nhất quán với sự tồn tại của các đối tượng, tính chất hay hiện tượng có thật mà không giải thích được một cách tương xứng theo các thành phần vật chất cơ bản. Jerry Fodor đã bảo vệ quan điểm này, theo ông, các qui tắc và giải thích kinh nghiệm trong "các khoa học đặc biệt" như tâm lý học hay địa chất học là vô hình khi nhìn từ góc độ của vật lý cơ bản. Nhiều tác phẩm tranh luận sôi nổi đã nảy sinh quanh mối quan hệ giữa các quan điểm này.
Chủ nghĩa âm vật điển hình đối lập với thuyết nhị nguyên, hiện tượng luận, chủ nghĩa âm tâm, và thuyết sức sống (vitalism). Định nghĩa của "vật chất" chủ nghĩa âm vật hiện đại mở rộng cho tất cả các thực thể quan sát được bằng khoa học, chẳng hạn như năng lượng, lực, và sự uốn cong của không gian. Theo nghĩa đó, người ta có thể nói về "thế giới vật chất".
Chủ nghĩa âm vật đã thường được xem là toàn bộ thế giới quan duy lý và khoa học, đặc biệt bởi các nhà tư tưởng tôn giáo chống đối nó, họ xem nó là một tôn giáo trống rỗng về tinh thần. Chủ nghĩa Marx cũng sử dụng chủ nghĩa âm vật để nói tới một thế giới quan khoa học. Nó nhấn mạnh một "quan niệm vật chất về lịch sử", quan niệm này không liên quan đến siêu hình học mà lấy trọng tâm là thế giới kinh nghiệm của các hoạt động thực của con người và các thể chế được xây dựng, tái tạo hoặc phá hủy bởi các hoạt động đó (xem quan niệm vật chất về lịch sử).

Các nhánh của chủ nghĩa duy vật

Lịch sử chủ nghĩa duy vật

Các triết gia Hy Lạp cổ như Thales, Parmenides, Anaxagoras, Democritus, Epicurus, và cả Aristotle là các tiền bối của các nhà duy vật sau này. Sau đó, Thomas HobbesPierre GassendiRené Descartes khi ông cung cấp các nền tảng nhị nguyên cho các ngành tự nhiên học. Các nhà duy vật thời kỳ sau bao gồm Denis Diderot và các triết gia Khai sáng Pháp, cũng như nhà triết học Ludwig Feuerbach. đại diện cho truyền thống duy vật, để đối lập với nỗ lực của
Schopenhauer đã viết rằng "...chủ nghĩa duy vật là triết học của chủ thể mà người đó quên không tính đến bản thân mình." (The World as Will and Representation, II, §1). Ông cho rằng một chủ thể quan sát chỉ có thể biết các đối tượng vật chất qua trung gian là bộ não và tổ chức đặc biệt của nó. Cách thức bộ não nhận biết quyết định cách thức các đối tượng vật chất được trải nghiệm. "Chủ nghĩa duy vật coi bất cứ thứ gì khách quan, mở rộng, chủ động, nghĩa là tất cả những gì vật chất, đều là một cơ sở cho các giải thích về nó, và cơ sở đó vững chắc đến mức một phép suy giảm về nó có thể chẳng để lại cái gì mong muốn, đặc biệt nếu cuối cùng nó sẽ dẫn đến lực và phản lực. (Nhưng) đó lại là cái gì đó mà ta chỉ nhận được một cách rất gián tiếp và phụ thuộc điều kiện, và do đó chỉ hiện hữu một cách tương đối. Bởi vì nó đã đi qua bộ máy và sự chế tác của bộ não, nên đã bước vào các dạng không gian, thời gian, và luật nhân quả, và do đó nó được thể hiện trước hết là một vật mở rộng trong không gian và hoạt động trong thời gian." "Everything objective, extended, active, and hence everything material, is regarded by materialism as so solid a basis for its explanations that a reduction to this (especially if it should ultimately result in thrust and counter-thrust) can leave nothing to be desired. (But) [a]ll this is something that is given only very indirectly and conditionally, and is therefore only relatively present, for it has passed through the machinery and fabrication of the brain, and hence has entered the forms of time, space, and causality, by virtue of which it is first of all presented as extended in space and operating in time." (ibid., I, §7)
Karl MarxFriedrich Engels, khi lật ngược phép biện chứng duy tâm của Georg Hegel, đã mang lại cho chủ nghĩa duy vật một quan niệm về các quá trình thay đổi chất và lượng, được gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng, và một quan niệm duy vật về tiến trình của lịch sử, được biết đến với tên chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Trong những năm gần đây, PaulPatricia Churchland đã đề xuất chủ nghĩa duy vật tiêu trừ eliminativist materialism), trong đó khẳng định rằng các hiện tượng tinh thần (mental) đơn giản là không hề tồn tại -- những thuyết về tinh thần (mental) phản ánh một ngành tâm lý học dân gian (folk psychology) hoàn toàn giả tạo mà thực tế không hề có cơ sở, một cái gì đó tương tự như cách khoa học dân gian nói về các kiểu bệnh tật do tà ma gây ra.


III. DUY VẬT BIỆN CHỨNG PHÁP
III.1. BIỆN CHỨNG PHÁP.

Biện chứng là cách lý luận trong khi nói và viết. Biện chứng pháp đã có từ xưa. Theo J.A. Cuddon, biện chứng pháp ( dialectic) là phương pháp triết học dùng để tìm hiểu và lý luận. Phương pháp này đã được dùng từ thời Plato, Socartes trong lúc hỏi và đáp. Phương pháp này cũng dược dùng để tạo hình ảnh, và lý luận trong văn chương khiến cho một hay các tác phẩm có sự thống nhất và chặt chẽ (Dictionary of Literary Terms and Literary Theory, The Penguin , 4th edition, 1999,217).

Về cách lý luận thì đại khái có phương pháp thống nhất nghĩa là trước sau không mâu thuẫn nhau.
A và B khác nhau.
Như vậy A không thể là vừa là A laị vừa là B.
(Một số học giả cho rằng triết lý Marx có thể nói A là A, mà A cũng là B vì sự vật luôn thay đổi).
Ngoài ra có phương pháp thứ tự nghĩa trước đến sau, hoặc sau đến trước;hoặc trong ra ngoài, hoặc ngoài ra trong; quá khứ đến hiện tại hoặc hiện tại đến quá khứ; từ đơn giản đến phức tạp, hoặc từ phức tạp đến đơn giản. . .
Và phương pháp quan trọng là dùng tam đoạn luận, nghĩa là chia ra ba đoạn mà đầu tiên là
" chân lý" hay định lý, hay định đề được mọi người chấp nhận. Ở đây ta đi từ trường hợp phổ biến, đi đến trường hợp riêng biệt.

Hegel sử dụng thuật ngữ đó và gọi là tam đoạn biện chứng gồm chính đề (these) , phản đề, (anti these) và hợp đề (synthese) :

Không những biện chứng pháp, phương pháp lý luân được dùng trong văn chương, triết học mà còn trong khoa học, như trong toán học.

Thí dụ :
Loài người phải chết.
Socrates là người.
Socrates phải chết.

Thí dụ 2:
Góc vuông có 90 độ
Góc BÂC có 90 độ
Vậy góc BÂC vuông

Thí dụ 3:
A=B
B=C
Vậy :
A=C

Các triết gia chú trọng đến mâu thuẫn, và trong lý luận, họ gọi đề thứ hai là phản đề nhưng sự thực không phải là phản đề mà là một giả thiết, một trường hợp từ thực tế, từ bên ngoài chính đề được đưa vào để đối chiếu với chính đề. Giả thuyết này có thể là mâu thuẫn hay phù hợp với chính đề chứ không phải luôn luôn phản nghịch. Hợp đề là kết luận.
Chính đề "Loài người phải chết" là một chân lý phổ biến. Chân lý phổ biến này chiếu dọi vào cái mà người là gọi là phản đề. Thực ra nó không phản, nó là con đẻ của chính đề, là đồng loại với chính đề vì đề thứ nhất và đề thứ hai đều chung chủ đề "con người". Thực ra ba đề trên hòa hợp nhau vì cùng đề cập đến " con người" và " sự chết". Khi chúng hòa hợp, thống nhất là lý luận đúng.

Nhiều người gọi Biện chứng như trên là biện chứng hình thức, nghĩa là phương cách, phương pháp lý luận. Còn nội dung thì tùy. Nếu thiên về chủ nghĩa duy tâm thì gọi là biện chứng duy tâm. Còn nội dung căn cứ vào duy vật chủ nghĩa thì gọi là biện chứng duy vật.

Bộ Bách Khoa Toàn thư Việt Nam định nghĩa:

PHÉP BIỆN CHỨNG là học thuyết về các mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, hay là khoa học về các quy luật vận động và phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Thời cổ đại ở phương Tây, thuật ngữ "phép biện chứng" được sử dụng để chỉ nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lí. Phép biện chứng với tư cách học thuyết triết học là một hệ thống các quan điểm, trong đó một số quan điểm đã có ngay từ thời cổ đại. Chẳng hạn, quan điểm cho rằng vạn vật trong thế giới đều có quá trình hình thành và tiêu vong như đã được Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử (Laozi) khẳng định chứ không phải trường tồn bất biến. Các quan điểm phép biện chứng trong thời cổ đại mang nhiều tính tự phát. Arixtôt (Aristote) coi phép phép biện chứng là khoa học về những ý kiến có tính chất xác suất khác với khoa học về chứng minh. Platôn (Platôn) thì cho rằng nghệ thuật kích thích linh hồn suy tư chính là nghệ thuật phép biện chứng. Ở những mức độ khác nhau và với những hạn chế khác nhau, các nhà triết học từ thời Phục hưng như Brunô (G. Bruno), Nikôlaut Cudanut (Nikolaus Cusanus) cho đến thời cận đại như Đêcac (R. Descartes), Xpinôza (B. Spinoza), Ruxô (J. J. Rousseau), Điđơrô (D. Diderot), Kantơ (I. Kant), Selinh (F. W. J. von Schelling) đã có nhiều đóng góp vào việc phát triển phép phép biện chứng, Hêghen (G. W. F. Hegel) là người có công lớn trong việc xây dựng phép phép biện chứng thành một học thuyết triết học có hệ thống. Tuy nhiên, phép biện chứng của Hêghen là phép phép biện chứng duy tâm – coi sự phát triển của vạn vật chỉ là cái bóng của ý niệm tuyệt đối thần bí.

Marx áp dụng phương pháp biện chứng của Hegel và thay đổi theo nhãn quan duy vật và cộng sản của ông và lập một biện chứng mới. Ông gọi những phương pháp lý luận và tác phẩm của những người khác là " duy tâm biện chứng pháp". Từ đó có danh từ duy vật biện chứng pháp và danh từ này được phổ biến trong thế giới cộng sản.


III.2. DUY VẬT BIỆN CHỨNG PHÁP.


Để các độc giả có đầy đủ tài liệu, chúng tôi xin trình bày ba bài viết về Duy vật biện chứng pháp.

III.2.1. BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM

Bộ Bách Khoa Toàn thư Việt Nam định nghĩa như sau:
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG : thế giới quan triết học khoa học, một trong những bộ phận hợp thành của triết học Macxit; do Mac, Enghen sáng lập từ những năm 40 thế kỉ 19, được Lênin và những người macxit khác phát triển thêm. Triết học của chủ nghĩa Mac là chủ nghĩa duy vật. Nhưng Mac không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỉ 18 mà đưa nó lên một trình độ cao hơn bằng cách tiếp thu có phê phán những thành quả của triết học cổ điển Đức, nhất là của hệ thống triết học Hêghen, với thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển. Tuy nhiên, phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm. Vì vậy, để sử dụng phép biện chứng đó, Mac, Enghen đã cải tạo nó, đặt nó trên cơ sở duy vật. Chính trong quá trình cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hêghen và phát triển tiếp chủ nghĩa duy vật, trên cơ sở khái quát những thành tựu khoa học tự nhiên và thực tiễn xã hội giữa thế kỉ 19, Mac, Enghen đã sáng tạo phép biện chứng duy vật hay chủ nghĩa duy tâm biện chứng . Nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy tâm biện chứng.

Thứ nhất, đó là các nguyên lí của chủ nghĩa duy vật đã được giải thích một cách biện chứng. Theo các nguyên lí đó, "trong thế giới không có gì khác ngoài vật chất đang vận động, và vật chất đang vận động không thể vận động cách nào khác ngoài vận động trong không gian và thời gian" (Lênin). Còn ý thức là sản phẩm của vật chất có tổ chức cao (bộ óc con người) và là sự phản ánh tự giác, tích cực các sự vật và quá trình của thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên, khác với chủ nghĩa duy vật cũ, chủ nghĩa duy tâm biện chứng không chỉ khẳng định sự phụ thuộc của ý thức vào vật chất mà còn thừa nhận tác dụng tích cực trở lại của ý thức đối với vật chất thông qua hoạt động của con người.

Thứ hai, các nguyên lí của phép biện chứng được giải thích trên lập trường duy vật. Theo các nguyên lí đó:
a) mỗi kết cấu vật chất có muôn vàn mối liên hệ qua lại với các sự vật và hiện tượng, quá trình khác của hiện thực;
b) tất cả các sự vật cũng như sự phản ánh của chúng vào trong đầu óc con người đều ở trạng thái biến đổi, phát triển không ngừng.

Nguồn gốc của sự vận động và phát triển là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ở ngay trong lòng sự vật. Phương thức của sự phát triển là sự chuyển hoá từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại, theo kiểu nhảy vọt. Chiều hướng của sự phát triển là sự vận động tiến lên theo đường xoáy trôn ốc.

Nội dung của hai nguyên lí trên được thể hiện trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng (thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; chuyển hoá những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại; phủ định cái phủ định) và trong hàng loạt cặp phạm trù có mối quan hệ biện chứng với nhau như cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, vv.

Thứ ba, phép biện chứng duy vật còn bao gồm lí luận nhận thức. Nhận thức là sự phản ánh giới tự nhiên bởi con người, nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn toàn, mà là quá trình tư duy không ngừng tiến gần đến khách thể. Cơ sở, động lực và mục đích của toàn bộ quá trình này là thực tiễn. Thực tiễn cũng chính là tiêu chuẩn của chân lí. chủ nghĩa duy tâm biện chứng là cơ sở phương pháp luận đúng đắn chỉ đạo mọi hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn. Tuy vậy, chủ nghĩa duy tâm biện chứng vẫn là khoa học đang phát triển. Cùng với mỗi phát minh lớn của khoa học tự nhiên, với sự biến đổi của xã hội, các nguyên lí của chủ nghĩa duy tâm biện chứng được cụ thể hoá, được phát triển, trên cơ sở tiếp thu những tri thức mới của khoa học và kinh nghiệm lịch sử của loài người.


III.2.2. DIALECTICAL MATERIALISM
by John Pickard [1]. Xin xem bản Anh văn ở phần phụ lục.
DUY VẬT BIỆN CHỨNG PHÁP của John Pickard
Bản dịch của Ngô Minh Tuấn

Khi chúng ta nói về phương pháp của chủ nghĩa Marx, chúng ta làm việc với những tư tưởng cung cấp nền tảng cho những hoạt động của chúng ta trong phong trào công nhân, những lập luận mà chúng ta đưa ra trong những cuộc thảo luận mà chúng ta tham gia, và những bài báo chúng ta viết.

Thường được chấp nhận là chủ nghĩa Marx được cấu thành từ ba nguồn gốc chính. Một trong những nguồn gốc đó được phát triển từ những phân tích của Marx về nền chính trị nước Pháp, cụ thể là cuộc cách mạng tư sản Pháp vào những năm 1790, và những cuộc đấu tranh giai cấp sau đó trong suốt những năm đầu thế kỷ 19. Một nguồn gốc khác của chủ nghĩa Marx là cái được gọi là kinh tế học Anh, những phân tích của Marx về hệ thống tư bản chủ nghĩa như nó đã phát triển ở nước Anh. Nguồn gốc còn lại của chủ nghĩa Marx, về phương diện lịch sử lần đầu tiên được đề ra, và được gọi là "triết học Đức", và đó là khía cạnh mà tôi muốn nói đến ở đây.

Để bắt đầu, chúng ta cần nói rằng nền tảng của chủ nghĩa Marx là chủ nghĩa duy vật. Tức là, chủ nghĩa Marx bắt đầu từ tư tưởng cho rằng vật chất là bản chất của mọi thực tại, và rằng vật chất tạo ra tư tưởng, chứ không phải ngược lại. Nói cách khác, tư tưởng và tất cả mọi thứ xuất phát từ tư tưởng - những tư tưởng nghệ thuật, khoa học, luật pháp, chính trị, đạo đức và tiếp nữa..- những thứ đó thực tế xuất phát từ thế giới vật chất. "Trí tuệ" .., tư tưởng và những quá trình tư tưởng, là sản phẩm của bộ não; và bản thân bộ não, và do đó bản thân tư tưởng, xuất hiện từ một trạng thái nhất định của sự phát triển của vật chất sống. Chúng là sản phẩm của thế giới vật chất.

Do đó, để hiểu được bản chất đích thực của ý thức con người và xã hội, như bản thân Marx đã làm, là vấn đề "không phải là bắt đầu từ cái mà con người nói, tưởng tượng, quan niệm ... để đi đến con người bằng xương bằng thịt; mà là từ thực tại, từ con người hoạt động, và từ những cơ sở của đời sống thực tế của họ giải thích sự phát triển của những phản ánh và những tiếng vang tư tưởng của họ về quá trình đời sống hiện thực này.

Những ảo tưởng được tạo thành trong đầu óc của con người cũng vậy, cần được coi là những hình ảnh của những quá trình sống hiện thực của họ, có thể được xác nhận một cách kinh nghiệm chủ nghĩa bằng những tiền đề vật chất và bị giới hạn bởi những tiền đề vật chất này. Đạo đức, tôn giáo, siêu hình học, tất cả những gì còn lại của hệ tư tưởng và những dạng tương ứng của ý thức, do đó không còn giữ cái vẻ độc lập được nữa. Chúng không có lịch sử, không có sự phát triển nào; mà chính là con người, trong quá trình phát triển nền sản xuất vật chất của họ và những mối liên hệ nội tại vật chất giữa họ với nhau, cùng với sự tồn tại thực tế của họ, đã biến đổi suy nghĩ của họ và những sản phẩm của suy nghĩ của họ. Đời sống không phải được quyết định bởi ý thức, mà là ý thức được quyết định bởi đời sống. Trong phương pháp tiếp cận thứ nhất (phi duy vật), điểm bắt đầu là ý thức chế ngự cá nhân sống; phương pháp thứ hai (duy vật), thích hợp với bản thân những cá nhân sống hiện thực, và ý thức chỉ còn được coi là ý thức của họ mà thôi." (Hệ tư tưởng Đức, chương một).

Một nhà duy vật chủ nghĩa do đó sẽ tìm lời giải thích không phải từ những tư tưởng, mà là từ bản thân những hiện tượng vật chất, dưới dạng những nguyên nhân vật chất và không phải là những sự can thiệp phi tự nhiên bởi chúa hay cái gì đại loại như thế. Và đây là một khía cạnh đặc biệt quan trọng của chủ nghĩa Marx, làm tách biệt một cách rõ ràng phương pháp này ra khỏi những phương pháp tư duy và logic được thiết lập trong xã hội tư bản.

Sự phát triển của tư duy khoa học trong những quốc gia châu Âu vào thế kỷ 17 và 18 đã để lộ ra một số những tính chất mâu thuẫn thực sự, vẫn còn lại trong cách tiếp cận của các lý thuyết gia tư sản ngày nay. Một mặt có một sự phát triển hướng đến phương pháp duy vật. Các nhà khoa học đi tìm kiếm những nguyên nhân. Họ không chỉ chấp nhận những hiện tượng tự nhiên như là những phép màu do chúa sắp đặt, họ đi tìm lời giải thích cho mình. Nhưng cùng lúc những nhà khoa học này chưa nắm được một hiểu biết nhất quán hay duy vật thực tiễn; và thường là, đằng sau những lời giải thích cho những những hiện tượng tự nhiên, họ cũng thấy, ở cuối sợi dây xich, bàn tay của chúa chạm vào.


Cách tiếp cận như thế chấp nhận, hay chí ít là để ngỏ cho khả năng, rằng thế giới vật chất chúng ta sống trong ở điểm tận cùng được tạo nên bởi những lực lượng ở bên ngoài nó, và rằng ý thức hay tư tưởng có trước tiên, theo cái nghĩa là chúng có thể tồn tại độc lập với thế giới thực tại. Cách tiếp cận này, đối lập lại với chủ nghĩa duy vật, chúng ta gọi là "chủ nghĩa duy tâm". Theo như cách tiếp cận này, sự phát triển của nhân loại và của xã hội - của nghệ thuật, khoa học ... - bị bức chế không phải là bởi những quá trình vật chất mà là bởi sự phát triển của các tư tưởng, bởi sự hoàn hảo hay sự suy đồi của tư tưởng con người. Và không phải là ngẫu nhiên mà cái cách tiếp cận phổ biến này, dù được nói ra hay không, tràn ngập trong những triết thuyết của chủ nghĩa tư bản.

Những nhà triết học và các sử gia tư sản nói chung coi hệ thống hiện thời là tất nhiên. Họ chấp nhận rằng chủ nghĩa tư bản là một dạng hoàn hảo, một hệ thống hoàn bị không thể được thay thế bởi một hệ thống nào mới và cao hơn. Và họ cố gắng trình bày tất cả lịch sử đã qua như là những nỗ lực kém trọng đại hơn nhằm đạt được cái "xã hội hoàn hảo" mà họ tin là chỉ có chủ nghĩa tư bản là đã đạt được hoặc có thể đạt được.

Vì vậy, khi chúng ta nhìn vào những tác phẩm của một số nhà khoa học và nhà tư tưởng tư sản vĩ đại nhất trong quá khứ hay thậm chí cả trong ngày nay, chúng ta có thể thấy họ có khuynh hướng lẫn lộn trong đầu óc mình những tư tưởng duy vật và duy tâm như thế nào. Lấy ví dụ, Isaac Newton, người nghiên cứu những quy luật cơ học và những quy luật chuyển động của các hành tinh và các vật thể hành tinh, đã không tin rằng những quá trình này bị chế ngự bởi đầu óc hay tư tưởng. Nhưng ông lại tin vào một sự thúc đẩy lúc ban đầu cho vật chất, và cái đẩy ban đầu này được cung cấp bởi một dạng lực lượng siêu tự nhiên, bởi Chúa.

Theo cách tương tự ngày nay có nhiều nhà sinh vật học chấp nhận tư tưởng cho rằng các loài cây cối và động vật đã tiến hóa từ loại này sang loại kia, và rằng con người bản thân nó cũng là một sự phát triển từ một giống loài trước đó. Và cũng có nhiều người trong bọn họ bám lấy cái khái niệm cho rằng có một sự khác nhau về chất giữa trí tuệ của con người và đầu óc của động vật, kết luận rằng có một linh hồn bất diệt rời bỏ cơ thể con người sau khi chết.


Ngay cả một số những nhà khoa học xuất chúng nhất cũng lẫn lộn phương pháp duy vật và những tư tưởng duy tâm theo kiểu này, về phương diện khoa học mà nói điều này thực sự là lạc hậu, và có liên hệ với ma thuật và mê tín nhiều hơn là với khoa học. Do đó chủ nghĩa Marx đưa ra một sự đoạn tuyệt một cách hệ thống và căn bản với chủ nghĩa duy tâm dưới mọi hình thức, và phát triển trong nó một hiểu biết duy vật về những gì đang diễn ra trong thực tế. Chủ nghĩa duy vật là thế giới quan cung cấp một trong những khởi điểm căn bản cho chủ nghĩa Marx. Khởi điểm căn bản còn lại là phép biện chứng.


PHÉP BIỆN CHỨNG

Phép biện chứng đơn giản là logic của sự vận động, hay là logic của tri giác thông thường của những nhà hoạt động phong trào. Chúng ta đều biết rằng mọi thứ đều không đứng yên, chúng luôn thay đổi. Nhưng còn có một dạng logic khác đối lập lại với phép biện chứng mà chúng ta gọi là logic hình thức, là thứ đặc biệt tiêu biểu trong xã hội tư bản.

Có lẽ cần thiết phải bắt đầu bằng một bức phác thảo sơ lược những gì hàm chứa trong phép này. Logic hình thức dựa trên cái được biết là quy luật đồng nhất, nó nói rằng A bằng A.. tức là các vật là cái mà chúng là, và các vật này đứng trong mối quan hệ xác định đối với nhau. Còn có những quy luật phái sinh khác từ quy luật đồng nhất; ví dụ, nếu A bằng A, thì khi đó A không thể bằng B, hay C.

Thoạt nhìn, phương pháp tư duy này dường như cũng là tri giác thông thường; và thực tế nó là một công cụ tư duy vô cùng quan trọng, một phương pháp rất quan trọng trong sự phát triển của khoa học và trong cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo dựng nên xã hội ngày nay. Sự phát triển của toán học và số học cơ bản, chẳng hạn, là dựa trên logic hình thức. Bạn không thể dạy cho một đứa trẻ bản cửu chương mà lại không dùng đến logic hình thức. Một cộng một bằng hai, và không phải là bằng ba. Và tương tự, phương pháp của logic hình thức cũng là cơ sở cho sự phát triển của cơ học, hóa học, sinh vật học... Ví dụ, trong thế kỷ 18 nhà sinh vật học người Scandinavia Linnaeus đã phát triển một hệ thống phân loại cho tất cả những sinh vật đã biết. Linnaeus chia tất cả những vật sống thành những lớp, bộ, họ, trong bộ khỉ, họ người, giống người và giới thiệu loài homo sapiens.

Hệ thống phân loại này đem lại một bước tiến khổng lồ trong lĩnh vực sinh học. Lần đầu tiên, nó tạo ra khả năng nghiên cứu một cách thực sự có hệ thống về cây cối và động vật, để so sánh và đối chiếu các giống động vật và cây. Nhưng nó dựa trên logic hình thức. Nó dựa trên phát biểu rằng homo sapiens bằng với homo sapiens; một con giun đất bằng với một con giun đất và cứ thế.. Nói cách khác, nó là một hệ thống cố định và cứng nhắc. Theo như hệ thống này thì không thể có chuyện một loài này bằng với một loài khác nào đó, nếu không thì hệ thống phân loại này sẽ hoàn toàn bị sụp đổ. Trong lĩnh vực hóa học cũng tương tự, ở đây thuyết nguyên tử của Dalton mang ý nghĩa một bước tiến khổng lồ.

Thuyết Dalton dựa trên ý tưởng rằng vật chất được tạo thành từ các nguyên tử, và mỗi một loại nguyên tử hoàn toàn tách biệt và riêng có đối với bản thân nó - tức là hình dáng và cân nặng là của riêng nguyên tử đó và không phải là của nguyên tử nào khác. Sau Dalton có xuất hiện một hệ thống phân loại ít nhiều cứng nhắc như thế, một lần nữa lại dựa trên logic hình thức cứng nhắc, nói rằng một nguyên tử hydro là một nguyên tử hydro, một nguyên tử carbon là một nguyên tử carbon...

Và nếu một nguyên tử nào đó có thể là một nguyên tử khác, thì toàn bộ hệ thống phân loại này, hệ thống phân loại tạo lên nền tảng của hóa học hiện đại, sẽ sụp đổ. Giờ điều quan trọng là thấy được rằng phương pháp logic hình thức có những giới hạn của nó. Đó là một phương pháp rất tốt cho cuộc sống hàng ngày, nó đem lại cho chúng ta một phép gần đúng hữu ích đối với việc nhận thức các vật. Chẳng hạn, hệ thống phân loại của Linnaeus vẫn còn hữu dụng đối với các nhà sinh học; nhưng từ tác phẩm của Charles Darwin chúng ta có thể nhận thấy những yếu kém của nó. Darwin đã chỉ ra rằng trong hệ thống của Linnaeus có một số loài cây có tên gọi rất khác nhau, như là những loài khác nhau vậy, nhưng thực sự chúng lại rất giống nhau. Và cũng có những cây với cùng tên gọi, cùng loài, là những biến dị của cùng một loài cây, mà chúng lại rất khác nhau. Vì vậy ngay từ thời của Charles Darwin đã có thể nhìn vào trong hệ thống phân loại của Linnaeus và nói "ô, hẳn là phải có sai sót ở đâu đó".


Và tất nhiên tác phẩm của Charles Darwin đã cung cấp một cơ sở mang tính hệ thống cho học thuyết tiến hóa, học thuyết lần đầu tiên tuyên bố rằng một loài này có thể chuyển hóa thành một loài khác. Và điều đó để lại một lỗ hổng lớn trong hệ thống Linnaeus.


Trước Charles Darwin, người ta tin rằng số lượng các loài trên hành tinh chính xác bằng số lượng các loài được Chúa tạo ra trong 6 ngày đầu tiên - tất nhiên là ngoại trừ những loài đã bị lụt lội hủy diệt - và rằng những loài còn sống sót đã không hề thay đổi gì trong suốt hàng triệu năm. Nhưng Darwin đã đưa ra tư tưởng về sự biến đổi của các loài, và chắc chắn là phương pháp phân loại cũng phải thay đổi theo. Những gì áp dụng vào lĩnh vực sinh học thì cũng áp dụng vào lĩnh vực hóa học.

Vào cuối thế kỷ 19, các nhà hóa học nhận ra rằng một nguyên tố nguyên tử này có thể biến đổi thành một nguyên tố nguyên tử khác. Nói cách khác, những nguyên tử không hoàn toàn tách biệt và riêng có đối với bản thân chúng. Giờ chúng ta biết được rằng có nhiều nguyên tử, nhiều nguyên tố hóa học, là không bền vững. Ví dụ, uranium và các nguyên tố phóng xạ khác sẽ phân rã theo thời gian và tạo nên các nguyên tử hoàn toàn khác với các tính chất hóa học và cân nặng cũng hoàn toàn khác. Do đó chúng ta có thể thấy được rằng phương pháp của logic hình thức đã bắt đầu bị đổ bể cùng với sự phát triển của bản thân khoa học.


Chính là phương pháp biện chứng đã thu hút những kết luận từ những phát hiện thực tiễn đó, và chỉ ra rằng không tồn tại những phạm trù tuyệt đối hay cố định, cả ở trong tự nhiên lẫn trong xã hội. Trong khi mà một người logic hình thức nói rằng A bằng A thì người biện chứng sẽ nói rằng A không nhất thiết phải bằng A. Vì vậy chúng ta cần có một hình thái nhận thức, một hình thái logic lý giải cái sự kiện thực tế là mọi thứ, cuộc sống và xã hội ở trong một trạng thái chuyển động và thay đổi liên miên. Và hình thái logic đó không nghi ngờ gì là phép biện chứng. Nhưng mặt khác sẽ là sai lầm nếu cho rằng phép biện chứng gán cho vũ trụ một quá trình thay đổi đều và dần dần. Những quy luật của phép biện chứng, và đây là một lời cảnh báo: những khái niệm đó nghe đáng sợ hơn chúng thực sự là - những quy luật của phép biện chứng mô tả cách thức trong đó những quá trình thay đổi diễn ra trong thực tế.

LƯỢNG BIẾN THÀNH CHẤT

Chúng ta hãy bắt đầu với quy luật chuyển hóa của lượng thành chất. Quy luật này phát biểu rằng quá trình biến đổi - vận động trong vũ trụ - không phải là dần dần, chúng không phải là đều. Những khoảng thay đổi tương đối dần dần và từng chút một xen kẽ với những khoảng thay đổi hết sức đột ngột - sự thay đổi không thể đo bằng lượng được mà phải đo bằng chất. Sử dụng thêm một ví dụ lấy từ khoa học tự nhiên, chúng ta hãy nghĩ đến nhiệt của nước. Bạn có thể đo được trên thực tế (lượng hóa) dưới dạng độ của nhiệt sự thay đổi diễn ra trong nước khi bạn làm nóng nó lên. Cho là từ 10 độ bách phân (nhiệt độ này tương ứng với nhiệt của nước máy) lên đến khoảng 98 độ bách phân, sự thay đổi vẫn còn là thay đổi về lượng.., nước vẫn là nước, mặc dù nó đã trở nên nóng hơn.

Nhưng khi đến một điểm mà tại đó sự thay đổi trong nước trở thành sự thay đổi về chất, và nước trở thành hơi. Bạn sẽ không còn có thể mô tả sự thay đổi trong nước khi nó được làm nóng từ 98 độ lên đến 102 độ dưới dạng thuần túy về lượng được nữa. Chúng ta phải nói rằng một sự thay đổi về chất (nước thành hơi) là kết quả của một sự tích tụ của sự thay đổi về lượng (tức là thêm vào ngày càng nhiều nhiệt). Và đó là những gì mà Marx và Engels muốn nói khi họ nhắc đến sự chuyển hóa từ lượng thành chất.

Trong sự phát triển của các loài cũng có thể thấy hiện tượng tương tự. Trong mỗi loài đều có sự biến dị rất lớn. Nếu chúng ta nhìn quanh quất trong phòng chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều những sự khác biệt giữa những người trong phòng. Những khác biệt đó có thể được đo về mặt lượng, chẳng hạn, về cân nặng, chiều cao, màu da, độ dài mũi. Nhưng nếu như những biến đổi tiến hóa tiến tới một điểm nhất định dưới ảnh hưởng của những biến đổi môi trường, khi đó những biến đổi về lượng này có thể tích lũy tạo thành một sự biến đổi về chất. Nói cách khác, bạn sẽ không thể nào còn có thể nói rằng sự biến đổi ở động vật và cây cối chỉ đơn thuần là biến đổi về lượng.


Những giống loài sẽ trở nên khác biệt về chất. Ví dụ, chúng là một loài khác biệt về chất với tinh tinh hay gorilla, và đến lượt chúng lại khác biệt về chất với những loài động vật có vú khác. Và những khác biệt về chất này, những bước nhảy tiến hóa, là kết quả của những biến đổi về lượng ở trong quá khứ. Ý tưởng của chủ nghĩa Marx là luôn có những thời kỳ biến đổi dần dần xen lẫn với những thời kỳ biến đổi đột ngột. Trong thời kỳ thai nghén, là thời kỳ biến đổi dần dần, và sau đó là một thời kỳ biến đổi đột ngột tại điểm kết.


Sự phát triển của xã hội cũng vậy. Các nhà Marxist rất thường hay sử dụng sự tương tự của thời kỳ thai nghén để mô tả sự phát triển của chiến tranh và cách mạng. Những bước tiến về chất này là tiêu biểu trong sự phát triển của xã hội; nhưng chúng là kết quả của một sự tích tụ những mâu thuẫn về lượng trong xã hội.


PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

Quy luật thứ hai của phép biện chứng là quy luật "phủ định của phủ định", và một lần nữa, tên gọi của nó lại rối rắm hơn nội dung của nó. "Phủ định" theo nghĩa này chỉ đơn giản là vượt qua một điều gì đó, cái kết của một vật nào đó khi nó chuyển hóa thành một vật khác. Ví dụ, sự phát triển của xã hội có giai cấp trong lịch sử nguyên thủy của loài người đại biểu cho sự phủ định xã hội phi giai cấp trước đó. Và trong tương lai, với sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, chúng ta sẽ thấy xã hội phi giai cấp khác, mang ý nghĩa là sự phủ định tất cả những xã hội có giai cấp trước đây. Do vậy quy luật phủ định của phủ định phát biểu một cách đơn giản là khi một hệ thống ra đời, nó làm cho hệ thống khác bị biến mất. Nhưng như vậy không có nghĩa là hệ thống thứ hai là cố định hay không thể thay đổi.

Bản thân hệ thống thứ hai trở nên mất hiệu lực khi mà xã hội phát triển xa hơn và do bởi quá trình biến đổi của xã hội. Vì xã hội có giai cấp là sự phủ định của xã hội phi giai cấp, nên xã hội cộng sản sẽ là sự phủ định của xã hội có giai cấp - phủ định của phủ định.

Một khái niệm khác của phép biện chứng là quy luật thâm nhập của các mặt đối lập. Quy luật này tuyền bố một cách hoàn toàn đơn giản rằng những quý trình biến đổi diễn ra là do bởi những sự mâu thuẫn - bởi những đối lập giữa các yếu tố khác nhau ẩn chứa trong tất các quá trình tự nhiên và xã hội. Có lẽ ví dụ tốt nhất cho sự thâm nhập của những mặt đối lập trong khoa học tự nhiên là thuyết lượng tử.

Thuyết này dựa trên khái niệm cho rằng năng lượng có tính chất đối ngẫu - theo như một số thí nghiệm, với một số mục đích thì năng lượng tồn tại dưới dạng sóng, như năng lượng điện từ. Nhưng cho một số mục đích thì năng lượng lại thể hiện bản thân nó như là các hạt. Nói cách khác, các nhà khoa học hoàn toàn chấp nhận rằng vật chất và năng lượng có thể thực sự tồn tại ở hai trạng thái khác nhau cùng một lúc - một mặt là một loại sóng phi quảng tính, mặt khác là một hạt với môt gói năng lượng xác định ẩn chứa trong nó.

Do đó nền tảng của thuyết lượng tử trong vật lý học hiện đại là một sự mâu thuẫn. Nhưng ngày nay đã có nhiều mâu thuẫn khác trong khoa học được biết đến. Ví dụ, năng lượng điện từ là một tập hợp chuyển động qua sự tác động của các lực âm và lực dương lên nhau. Hiện tượng từ tính phụ thuộc vào sự tồn tại của cực bắc và cực nam. Những thứ này không thể tồn tại độc lập đối với nhau.

Chúng tồn tại và vận hành chính bởi những lực đối lập ẩn chứa trong cùng một hệ thống. Tương tự, mọi xã hội ngày nay chứa đựng những nhân tố đối lập khác biệt nhau cùng chung trong một hệ thống, làm cho tất cả mọi xã hội, mọi quốc gia không thể nào cứ mãi duy trì được sự ổn định hay bất biến. Phương pháp biện chứng, đối lập lại với logic hình thức, huấn luyện cho chúng ta để chúng ta nhận ra được những mâu thuẫn này, và từ đó chạm được đến đáy của những biến đổi đang diễn ra. Những nhà Marxist nói một cách không e dè đến những yếu tố đối lập nội tại trong mọi quá trình xã hội.

Trái lại, rõ ràng là nhờ nhận ra và hiểu được những lợi ích đối lập ẩn chứa nội trong cùng một quá trình xã hội mà chúng ta có thể chỉ ra được chiều hướng thay đổi thích hợp, và sau cùng nhận ra mục đích và mục tiêu cần thiết và có thể đạt được trong trường hợp đó phải đấu tranh cho từ quan điểm của giai cấp công nhân.

Đồng thời, chủ nghĩa Marx cũng không gạt bỏ logic hình thức. Nhưng từ quan điểm hiểu được những sự phát triển của xã hội, điều quan trọng cần phải thấy được rằng logic hình thức chỉ đứng hàng thứ hai. Tất cả chúng ta sử dụng logic hình thức cho những mục đích thường ngày. Nó đem lại cho chúng ta những sự xấp xỉ cần thiết để giao tiếp và điều khiển những hoạt động thường ngày của chúng ta. Chúng ta sẽ không thể bình thường được cuộc sống của chúng ta mà không có sự phục vụ của logic hình thức, mà không sử dụng sự xấp xỉ một bằng với một. Nhưng, mặt khác chúng ta cũng thấy những mặt hạn chế của logic hình thức - những giới hạn trở nên rõ ràng trong khoa học khi chúng ta nghiên cứu những quá trình sâu và chi tiết hơn, và cũng thế khi chúng ta khám phá các quá trình xã hội và chính trị một cách tỉ mỉ hơn.


Các nhà khoa học rất hiếm khi chấp nhận phép biện chứng. Một số nhà khoa học là những người biện chứng, nhưng phần lớn ngay cả là ngày nay cũng đều lẫn lộn phương pháp duy vật với cái mới bòng bong đủ mọi loại tư tưởng hình thức và duy tâm. Và nếu đó là trường hợp trong khoa học tự nhiên, thì nó lại càng là trường hợp trong khoa học xã hội.

Những nguyên nhân cho điều này khá là rõ ràng. Nếu bạn cố gắng khảo sát xã hội và những quá trình xã hội từ quan điểm khoa học, thì bạn sẽ không thể nào tránh được việc phải đi đến chỗ chống lại những mâu thuẫn của hệ thống tư bản và cần phải chuyển biến xã hội lên xã hội chủ nghĩa.

Nhưng những trường đại học, nơi thường được coi là những trung tâm học tập và nghiên cứu, dưới chủ nghĩa tư bản còn xa mới độc lập được với sự thống trị giai cấp và nhà nước. Đó là lý do tại sao khoa học tự nhiên có thể vẫn còn có một phương pháp khoa học thiên về chủ nghĩa duy vật biện chứng; nhưng khi bước sang khoa học xã hội bạn sẽ bắt gặp trong các trường cao đẳng và đại học những loại duy tâm chủ nghĩa và hình thức chủ nghĩa tồi tệ nhất. Điều đó không phải là không có liên quan gì đến lợi ích thụ hưởng của các giáo sư và giảng viên, những người được trả lương cao ngất. Hoàn toàn và không thể tránh được là cái vị trí ưu thế của họ trong xã hội sẽ gây ra một số những phản chiếu, những tác động lên những gì họ được hỗ trợ để dạy.


Những quan điểm và đánh giá của cá nhân họ sẽ được chứa đựng trong "kiến thức" mà họ đi tiếp cùng các sinh viên, và cứ thế tiếp tục hạ thấp mức độ của nhà trường xuống. Cụ thể, những sử gia tư sản nằm trong số những khoa học gia xã hội thiển cận vào bậc nhất. Đã bao nhiêu lần chúng ta bắt gặp cái mẫu tưởng tượng của các sử gia này nói rằng lịch sử đã kết thúc hôm qua rồi!

Ở đây tại nước Anh tất cả bọn họ dường như đều thú nhận nỗi ghê sợ chủ nghĩa đế quốc Anh trong thế kỷ 17,18 và 19; rằng chủ nghĩa đế quốc Anh đã tham gia buôn bán nô lệ; rằng nó phải chịu trách nhiệm về một số cuộc chinh phục đẫm máu nhất đối với những người dân thuộc địa; rằng nó cũng phải chịu trách nhiệm cho một số công cuộc bóc lột tồi tệ nhất những người công nhân Anh, cả phụ nữ và trẻ em, trong các hầm mỏ than đá, các nhà máy cotton.. Họ sẽ chấp nhận tất cả những điều tội lỗi đó - cho đến tận ngày hôm qua.

Nhưng đến hôm nay, tất nhiên khi này thì chủ nghĩa đế quốc Anh đã đột nhiên trở thành dân chủ và tiến bộ rồi. Và đó là một quan niệm hoàn toàn một chiều, hoàn toàn phiến diện về lịch sử, đối lập tuyệt đối lại với phương pháp của chủ nghĩa Marx. Quan điểm của Marx và Engels là nhìn những tiến trình xã hội từ lập trường giống với lập trường họ nhìn tự nhiên - từ lập trường của các quá trình đúng như nó diễn ra.

Trong những cuộc thảo luận và tranh luận thường ngày của chúng ta trong phong trào lao động, chúng ta sẽ thường đụng phải những người hình thức. Thậm chí nhiều người trong cánh tả nhìn sự vật với một con mắt hoàn toàn cứng nhắc và hình thức, không hiểu được những chiều hướng vận động của sự vật. Cánh hữu trong phong trào lao động, và một số người thuộc phe tả, tin rằng học thuyết Marxist là một giáo điều, rằng "lý thuyết" như một vật nặng 600 pao đè nặng lên lưng của các nhà hoạt động, và bạn càng chóng thoát khỏi cái khối đó, bạn càng năng động và có hiệu quả. Nhưng đó là một sự lầm lẫn hoàn toàn về bản chất chung của học thuyết Marxist.


Thực tế, chủ nghĩa Marx đối lập lại với sự giáo điều. Nó là một phương pháp chính xác để hiểu được những quá trình biến đổi diễn ra chung quanh chúng ta. Không có gì là cố định và bất biến. Chính những người hình thức mới là những người xem xét xã hội như một chiếc máy ảnh, những người khúm núm trước hoàn cảnh mà họ đối đầu do bởi họ không thấy được tại sao sự vật thay đổi và thay đổi như thế nào.

Chính phương pháp như vậy mới dễ dẫn đến sự chấp thuận một cách giáo điều sự vật như cái nó là hay như cái nó đã là, mà không hiểu được tính không thể tránh được của sự biến đổi. Do đó học thuyết Marxist là một công cụ hoàn toàn bản chất cho mọi hoạt động trong phong trào lao động. Chúng ta cần hòa hợp một cách có ý thức vào lực lượng đối lập đang làm việc trong cuộc đấu tranh giai cấp, để hướng bản thân mình đến con đường mà những sự biến đang phát triển.


Tất nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng giải phóng mình khỏi những khuôn khổ tư duy đang chiếm ưu thế trong xã hội tư bản và hấp thụ chủ nghĩa Marx. Như Karl Marx nói, không có con đường cái quan nào trong khoa học. Đôi khi, bạn phải vượt qua con đường gian nan để lĩnh hội được những tư tưởng chính trị mới. Nhưng việc thảo luận và nghiên cứu học thuyết Marxist là phần thiết yếu để phát triển mọi hoạt động. Chỉ duy nhất học thuyết này mới cung cấp được cho các đồng chí chiếc la bàn và tấm bản đồ giữa muôn vàn khó khăn của cuộc đấu tranh. Sẽ rất tuyệt nếu là một nhà hoạt động.

Nhưng nếu thiếu đi sự hiểu biết tỉnh táo về các quá trình mà bạn tham gia, bạn sẽ không hoạt động hiệu quả gì hơn một nhà thám hiểm không có la bàn và bản đồ. Và nếu bạn cố gắng thử khám phá mà thiếu đi những sự trợ giúp khoa học, bạn có thể nhiệt tình thoải mái nhưng sớm hay muộn sẽ rơi vào hẻm núi hay đầm lầy và biến mất, như nhiều nhà hoạt động không may mắn đã làm theo năm tháng.


"The idea of having a compass and a map is that you can take your bearings. You can judge where you are at any particular time, where you are going and where you will be. And that is the fundamental reason why we need to get to grips with Marxist theory. It provides us with an absolutely invaluable guide to action as far as our activities in the labour movement are concerned." (Dialectical Materialism - Chủ nghĩa duy vật biện chứng.- Thursday, 12 February 2009.Biên dịch: Ngô Minh Tuấn. In Defence of Marxism. International Marxist Tendency.
III.2.3. DIALECTICAL MATERIALISM
Wikipedia.
Chúng tôi xin lược dịch bài trên:

DUY VẬT BIỆN CHỨNG PHÁP

"Duy vật biện chứng pháp là triết lý của Karl Marx do Marx lấy ý niệm "biện chứng " của Hegel nối kết với " duy vật chủ nghĩa" của Feuerbach. Theo những đệ tử Marx, Duy vật biện chứng là căn bản triết lý Marx.

1.Từ ngữ

Thuật ngữ Duy vật biện chứng pháp ra đời năm 1887 do Joseph Dietzgen , một người theo chủ nghĩa xã hội tạo ra. Ông này cùng Marx đã hoạt động và thất bại trong Cách mạng Đức năm 1848. Từ ngữ này có trong tác phẩm Kautsky của F. Engels, viết cùng năm. Marx thường nói đến " quan điểm duy vât lịch sử" sau này được Engels đề cập trong " Duy vật lịch sử". Sau Engels cũng nói về "Duy vật biện chứng nhưng ông dùng từ "materialist dialectic" chứ không phải là "dialectical materialism" " -" Biện chứng Duy Vật"- trong tác phẩm " Biện Chứng Thiên Nhiên" in năm 1883. Georgi Plekhanov, cha đẻ Cộng sản Nga, sau đó trình bày từ ngữ " Duy vật biện chứng pháp" trong văn học cộng sản. Stalin cũng dùng từ ngữ này trong tác phẩm Diamat và coi như đó là chủ thuyết Mác Lê.

Sự thực Marx không kết hợp hai từ ngữ " Duy vật" với " biện chứng" nhưng từ ngữ này liên kết trong tư tưởng Marx về lực vật chất tạo nên biến đổi xã hội và kinh tế. Từ ngữ này cũng bổ túc cho "Duy vật lịch sử " là cái danh hiệu mà người ta tặng cho Marx trong phương pháp nghiên cứu xã hội, chính trị và lịch sử. Duy vật biện chứng pháp là triết lý của Karl Marx tạo ra do kết hợp biện chứng của Hegel với "thuyết Duy vật" của Feuerbach, rút ra những ý niệm về sự tiến bộ của "mâu thuẫn" tác động qua lại với những ý niệm về các lực gọi là "đề", phản đề". Khi mâu thuẫn lên cao độ thì đi đến "hợp đề", và quan điểm này được áp dụng trong lịch sử của sự phát triển xã hội và đưa đến ý niệm cách mạng thay đổi xã hội.

2. Các khía cạnh của vấn đề

Duy vật biện chứng pháp bắt nguồn từ hai khía cạnh của triết học Marx. Khía cạnh đầu tiên là việc ông thay đổi quan điểm của Hegel về duy tâm biện chứng thành duy vật biện chứng, một hành động được coi như coi khinh biện chứng của Hegel. Và khía cạnh thứ hai là lấy quan điểm lịch sử là lịch sử đấu tranh giai cấp trong Tuyên Ngôn của đảng Cộng Sản năm 1848.
Duy vật biện chứng tin rằng tất cả các hiện tượng có thể giải thích qua phương tiên thiên nhiên. Các khía cạnh của triết học Marx được tạo thành từ thuyêt duy vật. Theo triết thuyết duy vật, vật chất bao gồm không gian, thiên nhiên, con người, tâm lý, ý thức, trí tụệ con người, xã hội, lịch sử và các khía cạnh khác của hiện hữu. Chủ nghĩa Marx có nhiệm tìm hiểu chân lý khoa học. Nếu khoa học hiểu được các vấn đề của vật chất thì có thể hiệu mọi sự. Có thể kết luận rằng vật chất là khởi đầu và kết thúc của thực tại. Sự ngư trị của vật chất trong thiên nhiên là sức mạnh của chủ nghĩa Marx mặc dầu duy vật biện chứng xuất phát từ duy tâm biện chứng của Hegel. Thuyết Duy Vật biện chứng thiết yếu là do tiền đề "lịch sử là sản phẩm của giai cấp đấu tranh", tiếp theo "phản đề " là triết thuyết của Hegel về lịch sử, để đưa đến" hợp đề ".

3. Hegel

Hegel không dùng thuật ngữ "hợp đề" (Aufhebung) để diễn tả biện chứng của ông. Hợp đề chứa đựng tiền đề và phản đề. Sự mâu thuẫn này cho ta biết trở ngại của tư tưởng Hegel. Biện chứng pháp của Hegel nhắm giải thích sự phát triển của lịch sử con người. Hegel quan niệm rằng sự thật là sản phẩm của lịch sử và nó luân chuyển qua những kỳ khác nhau, bao gồm khi sai lầm, sai lầm và tiêu cực là một phần của phát triển sự thực. Duy tâm biện chứng Hegel coi lịch sử là sản phẩm của Tinh thần. Trái lại, Duy vật biện chứng của Marx coi lịch sử là sản phẩm của vật chất giai cấp đấu tranh trong xã hội. Như vậy, thuyết này bắt nguồn từ vật chất của xã hội hiện hữu.

4. Các luât của duy vật biện chứng

Phe Marx đưa ra ba luật của Duy vật biện chứng pháp để trả lời những vấn đề liên quan đến thiên nhiên và con người, bao gồm cả những vấn đề: nguồn gốc năng lực hay động cơ trong thiên nhiên; tại sao ngân hà, thái dương hệ, hành tinh, động vật và các hoàng triều của thiên nhiên lại gia tăng về số; nguồn gốc con người, nguồn gốc các loài vật, và nguồn gốc của ý thức và tinh thần, nguồn gốc của trật tự xã hội và các phương hướng của nó. . . Marx và Engels đã trả lời những câu hỏi này bằng cách dùng ba luật của vận động có nghĩa là biện chứng mà khởi đầu là do các triết gia Hy Lạp, sau Hegel đã hệ thống hóa.

4. 1. Luật mâu thuẫn

Marx và Engels khởi đầu việc quan sát và cho rằng các sự vật hiện hữu là hợp nhất các mâu thuẫn.
Như điện là do các lực âm và dương, và nguyên tử gồm proton và electron vốn là những lực mâu thuẫn. Một ngôi sao là kết hợp trọng lực kéo các phân tử vào trung tâm và sức nóng đẩy chúng ra khỏi trung tâm. Nếu một trong hai thành công hoàn toàn thì ngôi sao ngưng tồn tại. Nếu khí nóng thắng thì ngôi sao nổ tan thành tân siêu sao [2], nếu trọng lực thắng thì nổ tung vào trong thành ra ngôi sao trung hòa hay lỗ đen.

Các sự sống nỗ lực cân bằng các lực bên trong và bên ngoài để duy trì nội môi [3], đó là sự cân bằng đơn giản các đối lực như chất acid và chất kiềm . Marx kết luận rằng " mọi sự chứa đựng sự tương hòa và độc quyền nhưng chẳng bao giờ các phần hay các khía cạnh được bằng nhau trong bản chất và trong sự cần thiết. Sự thống nhất các mặt đối lập làm cho thực thể năng động và cung cấp cho sự vận động và đổi thay được bền bĩ. Ý niệm này là mượn của Georg Wilhelm Hegel khi ông nói:
"Mâu thuẫn trong bản chất là gốc của các vận động và đời sống". Phần nhiều mầu thuẫn là đối kháng như là trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và lao động. Các chủ nhân xí nghiệp trả lương rẻ mạt trong khi nhân đòi lương cao nhất. Nhiều khi đối kháng này đưa đến đình công hay đóng cửa.4.2. Luật phủ định

Luật phủ định là để nói về sự gia tăng không ngừng về số lượng của các vật.Marx và Engels chứng minh rằng các thực thể có xu hướng phủ định nhau để tiến bộ hay tái sản xuất ở số lượng cao hơn. Điều này có nghĩa là bản chất của mâu thuẫn sẽ tạo ra đối kháng trong các yếu tố và cho nó động lực, đồng thời cũng phủ định chính sự vật. Tính năng động của sinh và diệt sẽ làm cho thực thể tiến tới. Luật này là đơn giản hóa cái vòng của đề, phản đề và hợp đề. Trong thiên nhiên, Engels luôn luôn nói đến trường hợp cái hạt trong tình trạng tự nhiên, nẩy mầm và trở thành cây.

Khi nẩy mầm thì hột sẽ tiêu vong, tức là cây phủ định hột. Cây lớn lên sinh ra hạt rồi cây sẽ chết. Như vậy là hạt phủ định cây. Như vậy là thiên nhiên trải rộng qua các chu kỳ. Trong xã hội, các giai cấp cũng tương tự. Như giai cấp phong kiến bị giai cấp tư sản phủ định, giai cấp tư sản tạo ra giai cấp vô sản rồi giai cấp vô sản lại phủ định tư sản. Minh họa này chứng tỏ vòng phủ định là vô tận, mỗi giai cấp tạo đều tạo ra đào mồ chôn nó, và người kế tiếp sẽ chôn kẻ đã tạo ra nó.
4.3.Luật chuyển hóa

Luật này nói rằng một số lượng phát triển thành chất là buớc "nhảy vọt" trong tự nhiên, nghĩa là hoàn toàn tạo nên một hình thúc mới hoặc một thực thể mới. Điều này nói lên lại sao lượng biến đổi thành chất. Sự chuyển hóa này tạo thành một tiến trình đảo ngược, chất tác động đến lượng.
Thuyết này vẽ ra nhiều đường song song với thuyết Tiến hóa. Các triết gia phái Marx kết luận rằng các thực thể tích tụ thành lượng cao có thể " nhảy vọt" để sinh ra các hình thức mới và trình độ cao. Luật này minh chứng rằng xuyên qua thời gian dài, qua những quá trình tích tụ nhỏ, tự nhiên phát triển thành những chuyển đổi đáng chú ý về phương hướng.

Trong thiên nhiên, luật này giải thích việc bộc phát của núi lửa là do áp lực tích tụ nhiều năm. Núi lửa không còn là núi thường nhưng khi dung nham nguội, nó trở thành vùng đất cằn khô không còn gì cả. Trong xã hội, luật này cũng giải thích tại sao cách mạng gây áp căng thẳng trong bao nhiêu năm giữa các yếu tố đối nghịch.

Luật này cũng xuất hiện trong những trường hơp nghịch đảo như chất tốt sinh ra lượng như việc phát minh ra nông cụ mới sẽ làm tăng số lượng sản phẩm.
5. Thuyết duy vật trong duy vật biện chứng pháp
Luận án tiến sĩ của Marx liên hệ đến thuyết nguyên tử của Epicure và Democritus ( thuyết này thường kết với chủ nghĩa khắc kỷ) được coi là nền tảng của triết thuyết duy vật. Marx cũng thân thiết với thuyết clinamen [4] của Lucretius.
Thuyết duy vật cho rằng vật chất trong thế giới là bậc nhất, là vấn đề đầu tiên, hay nói ngắn gọn vật chất đi trước tinh thần. Phái duy vật cho rằng:
-thế giới là vật chất.
-các hiện tượng trong vũ trụ là "vật chất chuyển động", chúng phụ thuộc với nhau và nối kết với nhau và phát triển theo luật tự nhiên.
-thế giới tồn tại ngoài chúng ta và độc lập với nhận thức về nó.
-tư tưởng chỉ là sự phản chiếu của thế giới vật chất vào trong não bộ.
-trên nguyên tắc, thế giới là có thể hiểu được.

Marx viết:
" Tư tưởng chỉ là thế giới vật chất phản chiếu vào tinh thần con người, và diễn dịch thành tư tưởng" (Tư Bản Luận,vol.1) Duy vật chủ nghĩa của Marx chống lại " duy tâm chủ nghĩa" của Hegel, ông lật nhào " biện chứng " của Hegel. Ông cũng chống các thuyết duy vật cổ điển và các phái duy tâm. Theo tác phẩm Theses on Feuerbach (1845), triết học đã ngưng việc giải thích thế giới bằng những tranh luận siêu hình học bất tận, để khởi đầu cuộc đổi thay thế giới để bàn về phong trào lao động do Engels ở Anh và Marx ở Pháp, Đức. Như vậy, duy vật biện chứng có khuynh hướng hợp nhất với giai cấp đấu tranh.

Ý nghĩa cao nhất của thuyết duy vật Marx là triết học tự thân phải có vị trí trong cuộc đấu tranh giai cấp căn cứ vào sự phân tích khách quan về mối tương quan vật lý và xã hội. Nói cách khác, nó sẽ giảm thành duy vật chủ nghĩa như triết lý của Kant hay Hegel, chỉ là những ý thức hệ là sản phẩm của hiện hữu xã hội. Như vậy, duy vật của Marx mở ra con đường cho lý thuyết phê phán của trường phái Frankfurt trộn triết học với các khoa xã hội học nhằm chẩn đoán nỗi đau đớn của xã hội.
6.Biện chứng trong Duy vật biện chứng

Biện chứng là khoa học về các luật tổng quát và trừu tượng của thiên nhiên, xã hội, và tư tưởng. Những nguyên tắc chính gồm có:
(1). Vũ trụ là một tổng thể trong đó các vật phụ thuộc lẫn nhau chứ không như một hỗn hợp các vật riêng lẻ.
(2). Bản chất thế giới và vũ trụ là luôn luôn vận chuyển. Engels đã nói: Trong thiên nhiên, từ vật nhỏ nhất đến lớn nhất, từ một hạt cát cho đến mặt trời, từ một sinh vật nguyên sinh cho đến con người, tất cả đều thường xuyên xuất và nhập thực tại trong dòng chảy thường xuyên không ngưng nghỉ của chuyển động và biến dịch
(Dialectics of Nature).
(3).Phát triển là tiến trình không có ý nghĩa và không thể nhận thức về lượng chuyển hóa thành chất. Sự thay đổi của chất xuất hiện không tuần tự, nhưng nhanh chóng và đột ngột, nhảy vọt từ trạng thái này sang trạng thái khác. Xin đưa một thí dụ đơn giản trong thế giới vật lý như việc nấu nước. Khi nhiệt độ tăng một độ thì lượng nước tăng lên, nhưng từ 99-100 độ thì lượng thành chất tức là nước sôi.
Marx nhận định :
"Những lượng khác nhau khi vượt qua một điểm nào đó thì biến thành chất."(Capital, vol 1).
1. Mọi vật chứa trong chúng biện chứng mâu thuẫn, là nguyên nhân của chuyển động, thay đổi và phát triển trong thế giới. Phải ghi nhớ rằng "biện chứng mâu thuẫn" không phải là "đối nghịch" hay " phủ định " đơn giản. Phải hiểu rằng " biện chứng mâu thuẫn/ đối nghịch" như là đối nghịch giữa các đối tượng kết hợp trực tiếp với nhau trong cùng một khung cảnh.
(Muốn biết việc áp dụng biện chứng cho lịch sử, xin xem phần Lịch sử Duy vật)

6.1. Luật biện chứng của Engels
Như đã nói ở trên, Engels xác nhận ba luật của biện chứng khi ông đọc tác phẩm "Khoa Học Lý Luận" của Hegel. Đó là
a.Luật thống nhất và mâu thuẫn:
b.Luật chuyển hóa lượng thành chất
c.Luật phủ định của phủ định.

Luật thứ nhất thì Hegel và Lenin xem như là trung tâm của biện chứng cho việc hiểu biết sự vật, và đó cũng phát xuất từ các triết gia ngày xưa như Ionian và Heraclitus. Luật thứ hai , Hegel lấy từ Aristotle, và điều này cũng tương đương với cái mà các khoa học gia gọi là " thời kỳ chuyển tiếp". Quan điểm đó khởi đầu từ trước truyền cho các triết gia Ionian (đặc biệt là Aneximenes) từ những người này mà Aristotle, Hegel và Engels thừa hưởng được. Với những triết gia , một trong những minh chứng là thơì kỳ chuyển tiếp của nước.Luật thứ ba là của riêng Hegel và biện chứng của ông đã nổi tiếng trong thời ông.
Khi đưa ra những luật trên, Engels đã vạch ra dàn bài như trên, và sau Lenin cũng nhấn mạnh rằng các vật là ở trong vận động và ông đã đưa ra ba điểm biện chứng dưới đây:
6.2. Các yếu tố biện chứng của Lenin
Sau khi đọc Khoa Học Lý Luận năm 1914 của Hegel, Lenin ghi chú tóm tắt về ba yếu tố của lý luận. Đó là:
a. Việc xác định khái niệm ngoài nó ( sự vật chính nó được coi như ở trong mối liên hệ và phát triển của nó)
b. Bản chất mâu thuẫn trong của bản thân các vật ( bản thân vật khác), các lực mâu thuẫn và các khuynh hướng trong các hiện tượng;
c.Sự hợp nhất giữa phân tích và tổng hợp.
Lenin viết:" Rõ ràng đó là các yếu tố của biện chứng"
( Tóm tắt biện chứng)

Lenin phát triển các yếu tố trên thành các bài viết, và đem ra tranh luận rằng sự chuyển hóa lượng thành chất và chất thành lượng là một thí dụ về sự thống nhất và mâu thuẫn của đối kháng
diễn ra như không chỉ là " thống nhất các mặt đối lập, mà còn là sự chuyển hóa của các" xác định, chất, tính chất, khía cạnh, đặc tính trong mọi cái khác (phải chăng là trong đối lập của nó?)
7. Lịch sử duy vật biện chứng pháp
7.1. Đóng góp của Lenin

Duy vật biện chứng pháp đầu tiên do Lenin biên soạn trong quyển Duy Vật Chủ Nghĩa và Chủ Nghĩa Phê Phán Kinh Nghiệm ( Materialism and Empiriocriticism ) năm 1908 là tập hợp ba trục:
"Vật chất đảo nghịch"của biện chứng Hegel, tính chất lịch sử của nguyên tắc vô thần đưa đến giai cấp đấu tranh và sự hội tụ của luật tiến hóa trong vật lý của Helmholtz, sinh vật học của Darwin và kinh tế chính trị của Marx.
Lenin giữ địa vị ở giữa một sử gia chủ nghĩa Marx (Labriola), và một người quyết định chủ nghĩa Marx, gần với chủ nghĩa xã hội Darwin (Kautsky). Những khám phá mới về vật lý như X ray, electrons, và Cơ học lượng tử (quantum mechanics ) [5] đã làm thay đổi những quan niệm trước kia về vật chất và thuyết duy vật. Vật chất dường như biến mất. Lenin không đồng ý:
"Vật chất biến mất nghĩa là giới hạn giữa cái mà ta biết biến mất , và kiến thức của ta càng sâu thêm. Tính chất của vật chất biến mất vì trước kia dường như là tuyệt đối, bất biến và sơ đẳng, mà nay thì ở trong một số trạng thái nó lộ rõ là tương đối, đặc thù. Tính chất độc đáo của vật chất với sự nhận thức của Duy vật chủ nghĩa là xây dựng nên đặc điểm là một thực tại khách quan, hiện hữu ở bên ngoài tinh thần."
Lenin theo tác phẩm của Friedrich Engels ghi chép rằng " với khám phá của mỗi thời đại ngay cả trong phạm vi khoa học tự nhiên, duy vật chủ nghĩa cũng thay đổi hình dạng" Một điều mà Lenin thách thức dư luận là ông chỉ trích những phái " duy vật tầm thường" như đoạn ông chê bai " óc tiết ra tư tưởng như gan gây bực dọc" ( quy cho y sĩ ở thế kỷ 18 là ông Pierre Jean Georges Cabanis, 1757-1808); " chủ nghĩa duy vật siêu hình", ( vật chất được bởi các phần tử bất động, bất dịch ), và thế kỷ 19 " chủ nghĩa duy vật cơ giới" ( vật chất như là các trái banh tròn tác động qua lại theo luật đơn giản của cơ giới). Giải pháp của Lenin (và Engels) cho cuộc thách thức này là " duy vật biện chứng", trong thuyết này vật chất được hiểu theo nghĩa rộng của " thực thể khách quan" và bao gồm những phát triến mới của khoa học.
7.2. Đóng góp phụ của Lukács

Georg Lukács đã làm bộ trưởng văn hóa của Cộng hoà Sô Viết Hung (1919), đã xuất bản quyển History and Class Consciousness năm 1923. Sách này định nghĩa biện chứng duy vật như là kiến thức xã hội như một tổng thể, là kiến thức tức thời về ý thức giai cấp vô sản. Chương đầu " Chính thống Marxist là gì, ông định nghĩa chính thống là trung thành theo phương pháp của Marx nhưng không coi nó là tín điều:
"Chính thống Marx do đó không phải là chấp nhân mà không phê phán lý thuyết Marx. Không phải là tin vào điều này, điều kia, cũng không phải tin nó là sách thiêng liêng. Trái lại, người Marxist chính thống tuyệt đối vào phương pháp. Rất khoa học khi tin tưởng rằng duy vật biện chứng là con đường đi đến sự thực và phương pháp của nó sẽ phát triển, sẽ lan rộng, sẽ đào sâu mãi mãi theo con đường mà người sáng lập đã vạch ra."
Lukács chỉ trích dự tính của phái xét lại ( revisionist) bằng cách kêu gọi trở lại phương pháp của Marx. Cũng vậy, Althusser sau muốn định nghĩa chủ nghĩa Marx là khoa phân tâm học, như là đối lập với khoa học. Lukács hiểu chủ trương xét lại và sư phân hóa chính trị gắn liền với chủ nghĩa Marx và tập tục. Theo Lukcacs, duy vật biện chứng pháp là sản phẩm của giai cấp đấu tranh: and political splits as inherent to Marxist theory and praxis, insofar as dialectical materialism is, according to him, the product of class struggle:
" Vì lý do này, công việc phe chính thống Marx, với chiến thắng phe xét lại và phe không tưởng, không bao giờ đánh bại những khuynh hướng sai lầm. Cuộc tranh đấu luôn đổi mới chống lại ý thức hệ tư sản bằng tư tưởng vô sản. Hệ thống Marx chính thống không bảo vệ truyền thống, nó luôn luôn tuyên bố mối quan hệ của nhiệm vụ hiện tại và toàn bộ tiến tiến trình lịch sử."

Hơn nữa, ông nêu lên rằng" tiền đề của Duy vật biện chứng pháp là, chúng tôi nhắc nhở rằng :" không phải con người quyết định hiện hữu mà trái lại, hiện hữu xã hội quyết định ý thức. . . Chỉ khi nào lõi của hiện hữu nêu rõ khi tiến trình hiện hữu được thấy như một sản phẩm, dù rằng là sản phẩm vô ý thức của hoạt động con người."

Cũng theo tư tưởng Marx, ông chỉ trích tính chủ quan của triết lý cá nhân chủ nghĩa tư sản trong vấn đề ý thức chủ quan. Chống lại triết lý chủ quan này, ông nêu lên vấn đề trọng yếu những mối tương quan xã hôi. Hiện hữu - thế giới- là sản phẩm của hoạt động con người; nhưng vấn đề này có thể thấy nếu vấn đề quan trọng của tiến trình xã hội đối với ý thức cá nhân được chấp nhận. Ông phân loại ý thức này như là một tác dụng của ý thức hệ thần bí. Luận thuyết của ông không đòi hỏi Lukács phải kiềm chế tự do con người trên danh nghĩa xã hội học quyết định: trái lại, sản phẩm của hiện hữu chỉ là khả năng tập quán.

Tuy nhiên, định nghĩa không chính thống cho rằng " chính thống Marxist là phải trung thành với 'phương pháp" chứ không giáo điều đã bị kết án với tác phẩm của Karl Korsch vào tháng bảy năm1924, và trong đại hội V của quốc tế cộng sản ( Comintern ) do Grigory Zinoviev.

7.3. Chủ thuyết của Stalin trong Diamat

Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, triết học Sô Viết chia hai phái, là phái Triết học Biện chứng của Deborin và phái Triết lý máy móc của Bukharin. Năm 1931, Stalin đề cao Duy vật biện chứng coi như là cột trụ của triết học Mac-Lê. Ông trình bày thuyết này trong tác phẩm Dialectical and Historical Materialism (1938) và đề cập các "luật biện chứng".Những luật này là căn bản cho nguyên lý của khoa học lịch sử, và bảo đảm khái niệm vô sản về thế giới." Như vậy Diamat trở thành lý thuyết căn bản cho đệ tam quốc tế, và triết lý chính thức cho liên bang Sô Viết cho đến ngày sụp đổ.

8. Phái Marxist phê phán Duy vật biện chứng

Thuyết Duy vật biện chứng đã bị chính những người Marxist chỉ trích như các triết gia như Louis Althusser , Antonio Gramsci. Một số tưởng gia theo Marx đã dựa vào các văn bản của Marx và Engels để lập ra những triết lý Marxist mới và có ý kiến khác nhau về Duy vật bịện chứng. Năm 1937, Mao Trạch Đông đã viết về luật "mâu thuẫn" và đưa ra những giải thích mới . Trong thuyết này , ông chống các " luật mâu thuẫn" và chú trọng đến tính chất phức tạp của mâu thuẫn. Thuyết của Mao đã ảnh hưởng đến Althusser trong tác phẩm về mâu thuẫn của ông như For Marx (1965). Althusser muốn phân biệt ý niệm Marxist về mâu thuẫn bằng cách mượn ý niệm của thuyết " quyết định tối cao" của phân tâm học. Ông chỉ trích những ai đọc Marx mà muốn trở lại duy tâm biện chứng của Hegel. Ông phát triển ý niệm " duy vật ngẫu nhiên" đối nghịch với " biện chứng duy vật", là ý niệm của Althusser chống chống nhân bản chủ nghĩa hay triết thuyết chủ quan".. Trong khuynh hướng đi tìm cái mới, Ludovico Geymonat , triết gia ngưòi Ý theo " duy vật biện chứng" để lập nên "nhận thức luận lịch sử". Althusser dựa trên " nhận thức luận lich sử" phản bác việc phân đôi chủ thể và khách thể, là vấn đề đã làm cho tác phẩm của Marx không hợp với những người đi trước.

Rất nhiều người ca tụng Biện chứng pháp duy vật. Phan Văn Hùm là người đầu tiên ở Việt Nam viết về Biện chứng pháp duy vật nhưng tác phẩm này quá sơ lược. Trương Tửu trước 1945 đã áp dụng Duy vật biện chứng để phê bình văn học. Ông cực lực ca tụng Duy vật biện chứng pháp và coi đó là đỉnh cao của phương pháp lý luận.
Trong Văn Chương Truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa [ 6 ]đề cao Biện Chứng Pháp, cho rằng đây là phương pháp tuyệt diệu để phân tích, phê bình văn học.
''
Những việc mổ xẻ, giải thích, phân tích ấy, ta chỉ có thể làm được mỹ mãn. . . khi nào ta lĩnh hội và khéo biết áp dụng biện chứng pháp duy vật. Chỉ có dùng biện chứng pháp duy vật mới có thể hiểu được chất thơ kia, thưởng thức được cái đẹp kia, cảm thông được linh hồn kia đánh giá được thiên tài kia (83).
Ông khẳng định:
Không công nhận những kết quả rực rỡ của khoa học hiện tại , không tán thành và áp dụng biện chứng pháp duy vật, cứ khư khư cố chấp ôm lấy những quan niệm đã lỗi thời về linh hồn, về thiên tài về cái đẹp, về nghệ thuật: đó là thái độ của những người phản động (81).


IV. DUY VẬT LỊCH SỬ

IV.1.Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam
Duy vật lịch sử là
bộ phận hợp thành của triết học macxit, khoa học về những quy luật chung nhất của xã hội. CNDVLS khẳng định tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Trong các quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất là cơ sở hiện thực của mỗi xã hội nhất định, cấu trúc hạ tầng, trên đó xây dựng lên cấu trúc thượng tầng: chính trị, pháp luật và các hình thái ý thức xã hội khác, với những thiết chế của chúng. Mỗi hệ thống quan hệ sản xuất của một xã hội nhất định, phụ thuộc vào tính chất và trình độ phát triển của các lực lượng sản xuất. Các lực lượng sản xuất luôn luôn phát triển không ngừng, đến một giai đoạn nhất định sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời và đòi hỏi phải thay đổi các quan hệ sản xuất ấy bằng những quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn. Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi ấy được thực hiện bằng cách mạng xã hội. Một khi cấu trúc hạ tầng đã thay đổi, thì toàn bộ cấu trúc thượng tầng sớm muộn cũng thay đổi theo. Hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng một hình thái kinh tế - xã hội mới tiến bộ hơn. Như vậy, lịch sử loài người là lịch sử thay thế của những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Quy luật xã hội khác với quy luật tự nhiên ở chỗ: quy luật xã hội được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người, quần chúng nhân dân. Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực của lịch sử. Khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của sự phát triển lịch sử, CNDVLS phê phán mọi biểu hiện của chủ nghĩa định mệnh, chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa xét lại.

IV.2. Tự điển Wikipedia viết:
Historical materialism is a methodological approach to the study of society, economics, and history, first articulated by Karl Marx (1818-1883). Marx himself never used the term but referred to his approach as "the materialist conception of history." Historical materialism looks for the causes of developments and changes in human society in the means by which humans collectively produce the necessities of life. The non-economic features of a society (e.g. social classes, political structures, ideologies) are seen as being an outgrowth of its economic activity. The classic brief statement of the theory was made by Marx in the Preface to A Contribution to the Critique of Political Economy (1859):

Chúng tôi xin lược dịch:
Duy vật lịch sử là một phương pháp nhằm nghiên cứu xã hội, kinh tế và lịch sử, trước tiên do Marx tạo ra nhưng Marx không hề dùng danh từ này nhưng mà danh từ này được gán cho là Duy vật Sử Quan. Duy vật lịch sử tìm hiểu nguyên nhân phát triển và biến dịch trong xã hội loài người trong những phương thức sản xuất cho sự cần thiết của đời sống . Các tính chất phi kinh tế của một xã hội ( giai cấp xã hội, cấu trúc chính trị, ý thức hệ ) được coi như là sự phát triển của các hoạt động kinh tế.. Học thuyết căn bản của Marx về vấn đề này là lời nói đầu của quyển " Đóng Góp Về Phê Bình Kinh Tế Chính trị (1859).


Trên đây là các tài liệu của nhiều tác giả, chúng tôi xin đưa ra đề độc giả đầy đủ tài liệu mà tìm hiểu. Phần sau, chúng tôi sẽ phê bình các thuyết trên.
____

[1]. John Pickard là một người hoạt động trong phong trào Marxist ở Anh quốc khi ông còn trẻ. Khoảng 1965, ông ở Newcastle, là một phóng viên cho tờ "Militant" ( Chiến đấu) của nhóm Trotskist, và viết bài này. Năm 1989-90, vì bất đồng chính kiến, ông rời khỏi nhóm Militant. Sau ông làm một giáo viên và nay cũng tiếp tục hoạt động tại Anh. Bài của ông được đăng tải nhiều nơi.
[2]. Siêu tân tinh, hay siêu sao mới, là một số loại vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma bùng lên trong một thời gian ngắn, cấp sao biểu kiến tăng lên đột ngột hàng tỉ lần, rồi giảm dần trong vài tuần hay vài tháng. Tổng năng lượng thoát ra đạt tới 1044J. Cấp sao tuyệt đối có thể đạt đến -20m. Có hai kiểu nổ. Trong kiểu thứ nhất, các sao khổng lồ cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất ánh sáng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó, cho đến lúc mật độ và áp suất tăng cao gây nên bùng nổ. Trong kiểu thứ hai, các sao lùn trắng hút lấy vật chất từ một sao bay quanh nó, cho đến khi đạt được khối lượng Chandrasekhar và bùng nổ nhiệt hạch. Trong cả hai kiểu này, một lượng lớn vật chất của sao bị đẩy bật ra không gian xung quanh. Kiểu nổ thứ nhất kết thúc một quá trình sống của một ngôi sao, kết quả có thể là nhân ngôi sao trở thành sao lùn trắng, sao neutron (pulsar, sao từ, sao hyperon hay sao quark...) hay hố đen tùy thuộc chủ yếu vào khối lượng ngôi sao. Các vật chất lớp vỏ sao bị bắn vào khoảng không giữa các vì sao trở thành tàn tích siêu tân tinh.
[3]. Cân bằng nội môi (tiếng Anh: homeostasis) là một đặc tính của một hệ thống mở để điều khiển môi trường bên trong nhằm duy trì trạng thái cân bằng, thông qua việc điều chỉnh các cơ chế điều hòa cân bằng độngsinh vật (organism) sống bao gồm cả đơn bào hay đa bào đều duy trì cân bằng nội môi. Cân bằng này có thể là cân bằng pH nội bào ở mức độ tế bào; hay cân bằng nhiệt độ cơ thể ở động vật máu nóng; hay cũng chính là tỷ phần khí cacbonic trong khí quyển ở mức độ hệ sinh thái. (dynamic equilibrium) khác nhau.
[4]. Clinamen là lý thuyết về sự vân động của nguyên tử (Clinamen (gen.: clinaminis) is the name Lucretius gave to a minimal indeterminacy in the motions of atoms, an unpredictable ‘swerve... at no fixed place or time’[1]. This indeterminacy, according to Lucretius, prevents us from being 'automata'. The clinamen designates the ‘smallest possible angle’ by which an atom deviates from the straight line of the fall of the atoms through a laminar void; an ‘infinitely small deviation' that marks the beginning of the world as atomic turbulence. According to Lucretius, there would be no contact between atoms without the clinamen; and so, "No collision would take place and no impact of atom upon atom would be created. Thus nature would never have created anything." (2.220-225). It must be observed that Lucretian clinamen concept was based in Epicurus' atomistic doctrine.
[5]. Cơ học lượng tử là một trong những lý thuyết cơ bản của vật lý học. Cơ học lượng tử là phần mở rộng và bổ sung của cơ học Newton (còn gọi là cơ học cổ điển). Nó là cơ sở của rất nhiều các chuyên ngành khác của vật lý và hóa học như vật lý chất rắn, hóa lượng tử, vật lý hạt. Khái niệm lượng tử để chỉ một số đại lượng vật lý như năng lượng không liên tục mà rời rạc.
[6].Trương Tửu ( 1913 - 1999), bút danh khác: Nguyễn Bách Khoa, Mai Viên, Thời trai trẻ, ông học hết năm thứ nhất bậc trung học, rồi học trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng (nghề thợ tiện, cùng trường lớp với Lê Văn Siêu). Nhưng chỉ được một năm rưỡi thì bị đuổi học (Năm 1927), vì tham gia bãi khoá ở Hà Nội.. Bị buộc rời trường, ông tự học chương trình Tú tài Pháp Việt.Từ năm 1941 đến 1946, Trương Tửu làm Giám đốc Văn chương NXB Hàn Thuyên. Thời kháng chiến chống Pháp, ông là ủy viên Hội Văn hóa Việt Nam, chi hội phó Chi hội Văn hóa Thanh Hóa, tham gia bí thư đoàn liên đoàn Văn nghệ kháng chiến liên khu IV, dạy trường Thiếu sinh quân, trường Dự bị đại học…Sau hiệp định Genève 1954, ông hồi cư về Hà Nội, dạy Trường đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa Hà Nội. Năm 1957, ông được phong chức danh Giáo sư, cùng đợt với Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Tường…Đầu năm 1958, bị buộc thôi việc vì dính líu đến vụ Nhân văn giai phẩm. Sau đó, ông chuyển sang nghiên cứu y học và sống bằng nghề Đông y.


                             PHÊ PHÁN DUY VẬT BIỆN CHỨNG PHÁP
                                      VÀ DUY VẬT LỊCH SỬ
Phần trước, chúng tôi đã trình bày những bài viết nhằm giải thích duy vật biện chứng pháp. và duy vật lịch sử. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày những ý kiến về duy vật biện chứng pháp và duy vật lịch sử.

I. TÂM & VẬT

Vấn đề này, trên thế giới và Việt Nam, người ta đã tranh cãi gần một thế kỷ mà chẳng đi đến đâu.
Chúng tôi không muốn đi sâu vào việc tranh biện, chúng tôi chỉ xin trình bày khái quát một vài điều.Chủ nghĩa duy vật không phải là độc quyền của chủ nghĩa Marx. Từ xưa đã có nhiều thuyết duy vật và duy tâm. Theo thiển kiến, vật chất và tinh thần là hai khía cạnh khác nhau và gắn liền với nhau trong mỗi con người và xã hội. Ai cũng biết rằng linh hồn, tri thức, tình cảm là những cái vô hình cần phải dựa vào thân thể con người tức vật chất để tồn tại. Tuy nhiên sự khác biệt là phái duy vật cho vật chất có trước, tinh thần có sau, trong khi phái duy tâm chủ trương tinh thần làm chủ, do tinh thần mà ta nhận thức vũ trụ.

Có thể vật chất sinh trước tinh thần, nhưng cuối cùng, tinh thần đã ngự trị vật chất như duy vật thuyết đã công nhận: " Vật chất có trước, tinh thần có sau, nhưng tinh thần tác động trở lại vật chất". Có lẽ cuối cùng duy tâm và duy vật đã công nhận giá trị của tinh thần, ý thức mặc dù không đồng ý về cái nào có trước, cái nào có sau. Nhưng chính Marx cũng không giải thích tại sao tinh thần tac động trở lại vật chất. Khi tinh thần có khả năng tác động đến vật chất và vật chất cũng có khả năng quyết định tinh thần, vậy lực nào mạnh? Phật giáo duy tâm, duy ý khi cho tâm ý quyết định, vũ trụ hiện hữu là do ta nhận thức. Tâm động hay phướn động? Hai lập luận đều hữu lý, một bên duy vật ( phướn động), một bên duy tâm (tâm động). Sự vật xảy ra trước, nhận thức đến sau, nhưng không có tâm nhận thức thì phướn động hay không động đều không có nghĩa lý. Phần đông tôn giáo là duy tâm, và phần nhiều triết gia duy tâm. Theo Karl Popper [2],
Hegel với chủ nghĩa duy tâm của mình đã đi xa hơn Kant. Hegel cũng quan tâm tới câu hỏi về nhận thức luận, “Các tâm trí của chúng ta có thể thấu hiểu thế giới như thế nào?” Cùng với các nhà duy tâm chủ nghĩa khác, ông trả lời: “Bởi vì thế giới tựa-như-tâm-trí”. Nhưng lý thuyết của ông cực đoan hơn của Kant. Ông nói, “bởi vì tâm trí là thế giới”; hoặc dưới một dạng khác, “Bởi vì cái hữu lý là có thực; bởi vì thực tồn (reality) và lý tính là đồng nhất” ( BIỆN CHỨNG PHÁP II ,2)

Nhưng gọi tất cả tôn giáo là duy tâm là không hoàn toàn đúng. Phật giáo cho rằng do ngũ quan mà ta nhận thức đưọc sắc, thanh ,hương, vi, xúc. . . Phật giáo tin tâm, ý làm chủ, nhưng Phật giáo cũng cho rằng lục căn là cửa ngõ của nhận thức. Nho giáo coi trọng biến dịch, coi vũ trụ ban đầu là một khối hỗn tạp mà tên gọi là thái cực sau sinh ra âm dương, từ đó vạn vật sinh [1] 。

Như vậy Nho giáo coi vật chất sinh ra con người, không phải do thượng đế, mặc dầu Nho giáo vẫn tin có thượng đế, có quỷ thần và có linh hồn. Như vậy , Phật giáo , Nho giáo vừa duy tâm vừa duy vật.Thành thử tự xưng là duy vật và kết án người khác là duy tâm, duy tâm thần bí là một phán đoán vội vàng.
Nhưng duy tâm thì đã sao? Không những các triết gia Đông phương duy tâm mà các triết gia Tây phương trước Marx và đồng thời với Marx củng duy tâm. Kant duy tâm. Có nhiền vấn đề về vật chất mà nay ta chưa giải quyết, nhất là mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất. Đức Phật là một triết gia, với con mắt giác ngộ, Ngài đã thấy vi khuẩn, vi trùng, và thấy các thái dương hệ. Như vậy không nên nhân danh khoa học, phỉ báng tôn giáo rồi đi đến cấm tự do tín ngưỡng, phá hoại di tích lịch sử, sát hại các tu sĩ và tín đồ các tôn giáo như người cộng sản đã làm. Hơn nữa, con người có nhiều nhận thức về sự vật khác nhau qua không gian và thời gian, thành thử việc Marx, Engels mạt sát các đối thủ là hành vi độc đoán và tự tôn , nặng về tuyên truyền.

Xã hội quân chủ và tư bản duy tâm nhưng vẫn xây dựng một cuộc sống tinh thần và vật chất đầy đủ, còn phe Marx chủ trương duy vật lại làm cho nhân dân khốn khổ về phương diện tinh thần và vật chất. Như vậy thì tranh luận duy tâm, duy vật làm gì, chẳng qua là việc tranh luận về triết lý suông, chẳng quan trọng để đến nỗi phải chém giết. Các khoa học gia, có thể là duy tâm nhưng họ vẫn làm tốt công cuộc nghiên cứu khoa học. Trong khi người cộng sản chủ trương duy vật lại quan trọng hóa vấn đề tư tưởng, đi đến cực đoan, giáo điều, không những lớn tiếng đả kích đối phương mà còn tàn sát đồng chí mình nếu họ có tư tưởng khác mình. Duy vật như vậy thì tốt hay xấu?

Lại nữa, không thể nói rằng tất cả hoạt động của con người là do vật chất. Vật chất độc lập, và lạnh lùng với những hoạt động của xã hội con người. Con dun nằm ngoài vườn, con chim thiên di bay trên trời, chúng không quan tâm khung trời bên trên chúng, bên dưới chúng là tư bản hay cộng sản, loài ngườio dưới chúng, bên cạnh chúng là vui hay buồn. Do suy nghĩ mà có toán học. Einstein tìm ra thuyết tương đối không qua thực nghiệm mà chỉ với cây bút và tờ giấy. Mặt trời, mặt trăng chuyển động là do vật chất. Con chó sủa gâu gâu, con mèo kêu ngao ngao là do vật chất. Con sư tử ăn thịt con hươu không liên hệ gì đến những tinh tú trên thiên hà. Con chó không thể bảo rằng nó tiến bộ hơn, cách mạng hơn, khoa học hơn con mèo. Tục ngữ Việt Nam có câu "Thấy người sang, bắt quàng làm họ". Marx thấy thời đại ông, người ta trọng vật chất, sùng bái khoa học nên ông cũng tự xưng là duy vật, là khoa học. Marx chỉ dán nhãn hiệu khoa học, duy vật cho món hàng vô sản của ông mặc dù bên trong món hàng đó là những thứ phi khoa học.

Vấn đề tư tưởng là vấn đề tự do của con người, không nên có thái độ đề cao mình và khinh miệt người như những người cộng sản đã hành động. Trong thế giới tự do, con người lo cuộc sống, vật chất nhưng vẫn tự do tổ chức đời sống tinh thần của mình, không cần phải theo ý kiến của ai, mệnh lệnh của ai. Ai muốn theo Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Phật giáo hay Hồi giáo, ai vô thần hay hữu thần, ai duy tâm, duy vật là tùy thích . Còn thế giới cộng sản ngược lại. Họ chủ trương duy vật mà lại tỏ ra cực kỳ duy tâm chuyên chế, bắt nhân dân phải theo thứ Mac Lê của lãnh tụ họ, đảng viên và nhân dân ai có ý kiến khác thì bị kết tội là thiên tả, thiên hữu, trở lại con đường tư bản chủ nghĩa hay phản động. Đó là sự nghịch lý đáng buồn cười của nhân loại!Công việc của nhà chính trị, xã hội và khoa học là đem lại hòa bình, no ấm cho mọi người chứ không phải là bịt miệng nhân dân và làm cho nhân dân sợ hãi. Trong phạm vi văn chương, triết lý không nên có thái độ độc tài và chủ quan.

Hơn nữa, còn nhiều vấn đề nan giải mà khoa học chưa khám phá ra hết. Khoa học chưa đi sâu vào vật chất và tinh thần. Những vấn đề tinh thần và vật chất còn phải chờ khoa học tương lai chiếu dọi thêm.


II.KHOA HỌC & CÁC QUY LUẬT

II.1. Marx, Engels lợi dụng tâm lý chuộng khoa học của xã hội

Marx đã căn cứ vào thành tựu khoa học của thế kỷ 19 mà cho rằng triết thuyết của ông là khách quan, khoa học và có giá trị trường tồn. Chúng ta cũng biết rằng thời đại của Marx, người ta đang háo hức về những thành quả khoa học kỹ thuật và những lý thuyết mới về khoa học. Marx là một người nắm bắt đuợc thị hiếu của thời đại về vật chất, khoa học và mối quan tâm của thời đại về mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản cho nên trong các sách của ông, ông tô đậm các chữ khoa học, vật chất, quy luật, tư bản, và vô sản.
Để quảng cáo hay để tự đề cao, Marx, Engels, Lenin đã cho họ là khoa học, như Lenin gọi chủ nghĩa của ông là " chủ nghĩa xã hội khoa học", và khinh miệt các thuyết xã hội và cộng sản khác như thái độ, ngôn ngữ của Marx, Engels trong TNCS và các tài liệu khác.
Lenin viết
Những phát hiện mới đây của khoa học tự nhiên - như ra-di-om, điện tử, sự biến hoá của nguyên tố - đều xác nhận một cách tuyệt diệu chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác, bất chấp những học thuyết của các nhà triết học tư sản cùng với việc họ "lại" quay về với chủ nghĩa duy tâm đã cũ kỹ và thối nát. Nghiên cứu sâu hơn và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học (Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác)
http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1913/03/three_sources.htm


II.2.Marx, Engels lạm dụng khoa họcCó thể Marx và Engels chủ quan, mà cũng có thể họ muốn tuyên truyền cho nên đã nhập nhằng hai chữ khoa học và vật chất. Đồng ý thế giới của ta và thế giới của khoa học là vật chất nhưng không phải tất cả do vật chất điều khiển và theo quy luật khoa học tự nhiên. Quả đất xoay, mặt trời sớm mọc tối lặn là do quy luật của vật chất, theo Darwin vạn vật tiến hóa lnhưng không phải vì thế mà Marx, Engel, Lenin bảo rằng thuyết của họ tiến bộ nhất, và xã hội cộng sản là tất yếu. Sư tan rã và biến thái của khối cộng sản đã chứng tỏ thuyết của họ sai lầm. Và tin rằng thuyết của họ là khoa học cho nên họ đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách phản khoa học, hại nước, hại dân.
II.3.Triết học Marx bái vật và sùng bái khoa học quá đáng

Marx tin tưởng khoa học quá đáng.Chúng ta cũng có thể đồng ý rằng vật chất đóng vai trò quan trọng trong đời sống, vật chất chi phối xã hội. Cổ nhân nói " phú quý sinh lễ nghĩa". Vật chất đầy đủ thì tinh thần trở nên tốt đẹp hơn. Mạnh tử cũng cho rằng muốn muốn cho dân có đạo đức thì phải lo cơm no áo ấm cho dân [3]. Tuy nhiên không phải cái gì cũng do vật chất quyết định, tinh thần cũng có quyền quyết định . Lịch sử do con người tạo ra. Thế giới này do con người tạo ra. Thiên nhiên tạo ra sông, núi, con người cũng có khả năngđào ngòi khơi sông, và xuyên sơn phá thạch. Ý chí con người, trí tuệ con ngươời đóng góp rất lớn.
Người cộng sản tôn thờ khoa học sinh ra tư tưởng bái vật. Marx nói : "Cái quạt gió sinh ra xã hội phong kiến, máy hơi nước sinh ra kỹ nghệ tư bản " (The hand-mill gives you society with the feudal lord; the steam-mill society with the industrial capitalist.( Poverty of Philosophy (1847)
Marx cũng nói:
"Khoa học tự nhiên xâm nhập và thay đổi đời sống con người thực hành qua trung gian kỹ nghệ" (Natural science has invaded and transformed human life all the more practically through the medium of industry) Private Property and Communism (1844).

Kinh tế châu Âu ở thế kỷ 17-18 phát triển cho nên phải chuyển sang chủ nghĩa tư bản. Tại sao kinh tế phát triển? Kinh tế tức vật chất phát triển cho nên nó thúc đẩy cách mạng. Nhưng kinh tế phát triển là do đâu? Là do khoa học, kỹ thuật phát triển. Tức do óc sáng tạo của trí tuệ con người. Trí óc của con người đã tạo nên khoa học, kỹ thuật, kinh tế, và tạo nên một nền văn minh tinh thần và vật chất. Như vậy là trí óc con người tạo ra kỹ nghệ và phát triển kinh tế để mang lại lợi ích cho con người như con người mong muốn .

Khoa học là nô lệ của con người chứ không phải quân xâm lăng mặc dầu một số người tưởng thế! Robot không phải là thần linh. Thần linh chính là con người. Robot là nô lệ của con người. Phái bái vật thì chỉ biết lạy lục vật chất mà bỏ quên giá trị tinh thần mặc dầu họ luôn luôn vỗ ngực xưng là trí tuệ đỉnh cao! Cách mạng hay lịch sử là do ý chí con người. Thời Xuân thu , Chiến quốc bên Trung Hoa, kinh tế đời đời là nông nghiệp thô sơ, nhưng lịch sử luôn sang trang. Và thời thượng cổ, bên Ai Cập, Ấn Độ, La Mã, Hy Lạp, và châu Âu, nông nghiệp, chăn nuôi không đổi nhưng biết bao cuộc chiến đã làm bộ mặt thế giới thay đổi, và bao nền văn minh đã ra đời.

+Cách mang, lịch sử, chính trị, quân sự là những hoạt động thuộc xã hội, cũng không thuộc phạm vi khoa học thuần túy. Con người giải quyết mọi việc theo tư tưởng của mình chứ không thuần túy do vật chất như hệ thống Marx quan niệm. Ngay vật chất cũng mang những hình thái khác nhau. Anh sáng là hạt hay là sóng? hay cả hai? Thuyết lượng tử đi đến kết luận về lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng và vật chất; đúc kết ở công thức de Broglie, 1924, liên hệ giữa động lượng một hạt và bước sóng của nó.
Trước tình thế giống nhau, con người có nhiều phương án khác nhau và đi đến những kết quả giống nhau hoặc khác nhau chứ không thống nhất như quy luật khoa học. Những công nhân và dân chúng Âu Mỹ không theo cộng sản cho nên đất nước thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc!Và ngay trong hàng ngũ cộng sản, Trotsky chủ trương khác Stalin; Lenin, sửa Marx; Stalin sửa Lenin và Marx. Mao tuy trung thành với Marx và Stalin cũng có tư duy riêng của ông.Như vậy chủ nghĩa Marx không chính xác nên không thể xưng là khoa học.Tư tưởng, chính trị, kinh tế Marx cũng chỉ là những suy nghĩ , những toan tính của con người, giống mọi trường phái khác chứ không thể tự cho là độc tôn, nghĩa là có đúng có sai, có thành có bại chứ không phải bách chiến bách thắng. Như vậy không chính xác và thống nhất như khoa hoc chính xác,


II.3.Triết học Marx không phải là khoa họcNgười ta thường dùng từ "khoa học" để chỉ khoa học tự nhiên. Khoa học là một từ ngữ chỉ nhiều bộ môn như vật lý,y học, dược học, toán học, thiên văn học, hóa học. Nay người ta cũng dùng từ ngữ khoa học để chỉ các bộ môn khác như chính trị, sử học,dân tộc học, triết học, văn chương cũng là khoa học, nhưng là khoa học nhân văn, xã hội. Hai ngành khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn xã hội hoàn toàn khác nhau. Dù cách gì đi nữa, chính trị, triết học, kinh tế không thể giống với hóa học, vật lý, thiên văn, địa chất. . .,. Hơn nữa, triết học về tự nhiên, theo duy vật chủ nghĩa không phải đã thành khoa học tự nhiên. Ấy thế mà Engels và những người theo Marx nhập nhằng dùng danh từ khoa học. Đi xa hơn nữa, những người này cho triết học Marx là khoa học, là định luật và tất yếu chung cho khoa học tự nhiên, và khoa học xã hội.

Marx viết: Khoa học tư nhiên sẽ thâm nhập khoa nhân văn, và khoa học nhân văn sẽ hòa hợp với khoa học tự nhiên, thế là thành một khoa học .(Natural science will in time incorporate into itself the science of man, just as the science of man will incorporate into itself natural science: there will be one science. ( Private Property and Communism (1844)
Engels coi biện chứng pháp như là một khoa học chung cho khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn. Ông viết trong Chống Duhring:
Nhưng phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loại người và của tư duy.
(XIII. Biện chứng phủ định cái phủ định.
http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1870s/chongduhring/phan_14.htm

Nature is the proof of dialectics, and it must be said for modern science that it has furnished this proof with very rich materials increasing daily. Anti-Dühring (1877)

Engels ca tụng Marx là người đầu tiên định luật chung cho khoa học xã hội và tự nhiên:
It was Marx who had first discovered the great law of motion of history, the law according to which all historical struggles, whether they proceed in the political, religious, philosophical or some other ideological domain, are in fact only the more or less clear expression of struggles of social classes, and that the existence and thereby the collisions, too, between these classes are in turn conditioned by the degree of development of their economic position, by the mode of their production and of their exchange determined by it. This law, which has the same significance for history as the law of the transformation of energy has for natural science.
Preface to The Eighteenth Brumaire of Louis Bonaparte (1885)


Dialectics constitutes the most important form of thinking for present-day natural science, for it alone offers the analogue for, and thereby the method of explaining, the evolutionary processes occurring in nature, inter-connections in general, and transitions from one field of investigation to another.( On Dialectics (1878)Qua mấy câu này thôi ta đã thấy Marx, Engels phản khoa học vì thế giới càng ngày đi vào chuyên biệt, cho đến nay loài người vẫn chưa tìm ra một quy luật chung, khoa học chung cho các khoa học, nhất là họ cho rằng có sự thống nhất của các bộ môn, giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Chính lời này của Marx và Engels đã khiến cho cộng sản bắt buộc mọi người học tập chính trị, triết học Marx, Lenin , và quy tội cho các khoa học gia , các văn nghệ sĩ, nhà chính trị có tư tưởng ra ngoài của hệ thống Marx. Họ luôn nói đến quy luật, đây cũng là một việc phản khoa học, lạm dụng danh từ, dùng ngôn ngữ mập mờ nhập nhằng.

Quy luật khoa học tự nhiên khác quy luật khoa học xã hội. Ngay trong khoa học tự nhiên có biết bao định luật, định lý khác nhau, làm sao có thể quy thành một định luật áp dụng cho tất thảy ngành khoa học. Dầu chính xác và thống nhất, khoa học nào cũng có những định luật đặc biệt, ngoại lệ. Khoa học không phải là một thứ dầu cù là, dầu Nhị thiên đường trị bá bệnh. Chủ nghĩa Marx tham vọng đem truyết thuyết Marx để cắt nghĩa mọi sinh hoạt xã hội và mọi biến chuyển của tự nhiên. Làm sao dám nói đến quy luật trong xã hội? Nước một trăm độ sôi, hay dưới 0 độ nước sẽ thành băng. Đó là quy luật. Mà quy luật thì phải khách quan và thống nhất. Không cần phải cầu thần lạy Phật, không cần phải hò hét hay hoan hô đả đảo, nước sẽ tự động sôi và đóng thành băng khi đủ điều kiện khách quan. Hơn nữa, dù ở đâu nước cũng sôi và đóng băng ở một nhiệt độ nhất định, không thể ở Nam cực thì nước sôi 120 độ còn ở xích đạo thì nước sôi 90 độ nhưng người ta đã vì lợi ích cá nhân mà bóp méo lý luân và quy luật ban đầu. Như vậy thì hệ thống Marx là tùy tiện, không khoa học, không quy luật.


Marx bảo giai cấp vô sản sẽ tiêu diệt giai cấp tư sản và xây dựng một xã hội tiến bộ hơn tư sản. Có gì chứng minh? Muốn đi đến một kết luận, khoa học phải trải qua thí nghiệm nhiều lần, kiểm chứng nhiều lần rồi mới có thể phải biểu thành quy luật.Nếu bảo rằng chủ nghĩa cộng sản là giai đoạn lịch sử tất yếu thì không cần hô hào, biểu tình, không cần học tập cải tạo, không cần tuyên truyển, khủng bố, giết chóc, khi lịch sử chín muối, dân chúng các nơi sẽ theo cộng sản hết. Hoàng đế, tổng thống, các nhà tư sản đều đầu hàng hoặc tự tử trước thánh tượng Marx, Lenin!

Một định luật khoa học phải trải qua thí nghiệm và kiểm chứng. Marx chỉ mới suy nghĩ, chưa thí nghiệm và kiểm chứng thì sao ông có thể bảo rằng quan điểm của ông, lời nói của ông là quy luật, là khoa học, là khách quan và có giá trị vĩnh cữu! Hơn nữa, lịch sử không thể lập lại để thí nghiệm cho nên không thể coi lịch sử là một khoa học, theo quy luật khoa học như là khoa học chính xác.Hơn nữa, nước sôi và đóng băng là có thể kiểm chứng, có thể nhìn thấy, có thể đo lường bằng máy móc. Còn vô sản có nên nổi dậy hay không, và lúc nào thì nổi dậy, hoàn toàn không có quy luật, không có con số cụ thể và không thể tính toán, tiên liệu như khoa học

II.4. Cộng sản thiếu khách quan, duy ý chí, duy tâm

+Những lời Marx, Engels, Lenin phê bình các triết gia, các nhà xã hội và các tổ chức cộng sản là gay gắt, thiếu khách quan.Marx chủ quan, cộng thêm tính tự tôn, cho rằng thuyết của ông hay nhất, còn các thuyết khác dù là của các phái xã hội và cộng sản đều kém.Tính kiêu ngạo này đưa đến chủ nghĩa quan liêu, giáo điều và sùng bái cá nhân lãnh tụ trong toàn hệ thống Marx :" Lãnh tụ anh minh, đảng không bao giờ sai, Stalin luôn luôn đúng, Mao đại trí, đai nhân. . .". Thêm vào đó, nhờ thành công, họ cho là tài giỏi khiến cho Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông độc hành độc đoán mặc sức ra kế họạch này, kế hoạch kia rồi đày ải hàng chục triệu người , làm chết hàng chục triệu người.

+Những ý tưởng của Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao và hành động của họ trong các chính sách kinh tế, chính trị, và khủng bố là không khách quan, không khoa học.Những kế hoạch không tưởng của Lenin, Stalin, Mao, Hồ là không tưởng, không căn cứ vào quy luật kinh tế mà chỉ là tham vọng chính trị. Phái cộng sản duy ý chí, họ muốn dùng bạo lực cướp chính quyền, dùng vô sản chuyên chính thì nhân nào quả nấy, họ đã tạo ta một trường máu tanh! Còn những người hiền lương như Khổng tử, ( nhân nghĩa lễ, trí tín), Nguyễn Trãi ( Đem đạo nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo), Kautsky chỉ trương cách mạng ôn hòa.

+Chủ nghĩa Marx duy lý, duy tâm, chú trọng về tuyên truyền, giáo dục, và đề cao ý thức hệ trong khi tư bản thì không thế. Các lãnh tụ cộng sản rất chú trọng lý thuyết và tinh thần. Ông viết: "Muốn có phong trào cách mạng phải có lý thuyết cách mạng."
(Without revolutionary theory there can be no revolutionary movement.)
Lenin, What Is To Be Done?, “Dogmatism And ‘Freedom of Criticism’” (1902)

+Những ý tưởng của Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao là những ước mơ, những dự đoán tương lai xa xôi mà tưởng gần trước mắt, là những bài luận văn mô tả hơn là những công trình nghiên cứu khoa học thực nghiệm của các kinh tế gia,khoa học gia tài giỏi. Trong TNCS, Marx đã xác quyết: Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu.
Những ý tưởng vô sản chôn sống tư bản, tư bản dẫy chết, nhà nước tự tiêu vong, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu là duy tâm chẳng khác gì tôn giáo tin vào thiên đàng.Marx tiên đoán sai nghĩa là chủ nghĩa Marx không chính xác, không phải là khoa học tự nhiên.

II.5. Hệ thống Marx mâu thuẫn, không chính xác

Khoa học thì phải thống nhất. Nước 100 độ sôi thì ở Bắc cực hay Nam cực cũng thế. Một khoa học gia không thể nói: Nước sôi ở trăm độ thì tốn củi, tốn điện, phải nấu sôi nước ở 60 độ Và tốc lực xe hơi khoảng 200 km/giờ không thể tăng năng suất lên 300kmn/giờ như cộng sản thường tuyên bố. Chủ nghĩa Marx chứa nhiều mâu thuẫn nội tại , và các lãnh tụ tự ý " linh động sáng tạo" mà thay đổi chính sách. Lenin, Mao, Hồ Chí Minh đã cùng nhau phản Marx khi chủ trương xây dựng cộng sản chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Rõ ràng đấy là con người duy ý chí, muốn làm sao cũng được, và lịch sử chẳng có quy luật gì và chẳng tất yếu tí nào! Như đã nói ở trên, định luật khoa học mới là tất yếu, còn lịch sử có thể xảy ra thế này hay xảy ra thế kia, không thể gọi là tất yếu. Ngôn ngữ của Marx và những người theo ông chỉ là ngôn ngữ tuyên truyền

+Marx và Lenin nói cộng sản tự do, thịnh vượng gấp trăm, gấp ngàn tư bản tại sao lại bày ra chuyên chính vô sản? Khi đã dùng súng đan, công an, nhà tù , cưỡng bách lao động, cấm báo chí, triệt hạ tôn giáo thì làm sao dân chúng có tự do?
+Marx chủ trương thế giới phải tiến lên theo thứ tự năm hình thái xã hội, nhưng Lênin đã xây dựng XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
+Marx chủ trương cách mạng vô sản, hy vọng nước Đưc là nước cộng sản đầu tiên nhưng Nga là nước có nông dân chiếm 2/3 dân số ổ Nga đã thành lập chủ nghĩa cộng sản đầu tiên.
+Marx đề cao công nhân nhưng Mao lại đề cao nông dân.
+ Marx chủ trương hạ tầng cơ sở (kinh tế) làm nền tảng cho thượng tầng kiến trúc, nhưng Trung Quốc và Việt Nam nay theo kinh tế thị trường, tức là lấy kinh tế tư bản làm hạ tầng để xây dựng văn hóa, chính trị và xã hội cho chủ nghĩa cộng sản.
+Marx chủ trương đấu tranh giai cấp nhưng công nhân các nước Âu Mỹ không chống tư bản. Cộng sản nay đã chết, một số biến thái. Điều này xác định chủ nghĩa Marx không chính xác, khách quan và khoa học.
+Cộng sản nổi dậy do ý chí bọn cầm đầu thúc đẩy và quyết định. Quyết định này do chủ quan chứ không khách quan như khoa học, thành thử không thể nói là theo quy luật của khoa học, của vật chất.Hết ngày đến đêm là tất yếu, nước triều lên xuống là tất yếu, theo quy luật, đâu cần phải cầu khẩn, răn đe, dụ dỗ!
Trong Khi Marx cho rằng giai cấp công nhân tất yấu là thắng lợi nhưng cuộc tranh đấu này đã thắng và đã bại. Ông cũng cho rằng lịch sử là quy luật của vật chất vận động, nhưng ông cũng cho rằng lịch sử hay cách mạng do con người thei đuổi mục đích nào đó. (History is nothing but the activity of man pursuing his aims., The Holy Family, Chapter 6 (1846).

Vây lịch sử do sự vận động của vật chất hay do ý chí con người?Như vậy là ý kiến Marx trái ngược nhau? Lenin nói: Đôi khi lịch sử cần phải thúc đẩy (Sometimes - history needs a push.)Nếu cách mạng vô sản là tất yếu thì cần gì phải thúc đẩy, đấu tranh, tuyên truyền và giết người! Khi đã tàn sát, vô sản chuyên chính tức là trái nhân tâm, trái khoa học. Người cộng sản cũng như các bọn cướp, bọn thực dân, đế quốc dùng bạo lực chứ chẳng hơn gì cho nên những lời tuyên bố khoa học, quy luật, tất yếu là không đúng.
+Về việc mâu thuẫn tư bản- vô sản, có nhiều giải pháp và con người đã áp dụng. Như vậy các biến cố lịch sử là do tư duy con người, không theo một quy luật nào. Marx cho rằng hạ tầng kinh tế quyết định thượng tầng kiến trúc.
. Một điều căn bản nhất cho " cách mạng vô sản" là phải xây dựng xã hội chủ nghỉa phải trên nền tảng tư bản chủ nghĩa.
.

Ta có thể kết luận, chủ nghĩa Marx là một bài toán sai, là một giả thuyết vô căn cứ, không phải là một quy luật khoa học, không liên hệ gì đến khoa học , hoặc mang tính khoa học bí.

II.6 .Hệ thống Marx giáo điều.

Marx hoang tưởng, còn Lenin, Stalin, Mao và những người cộng sản đệ tử thì giáo điều> Ta có thể phê bình họ giáo điều vì nhiều lý do.
Tư tưởng Marx ra đời giữa thế kỷ 19 đến nay khoa học đã tiến bộ xa cho nên tư tưởng của Marx và Engels đã lạc hậu. Tư trưởng của Marx bắt nguồn tử triết lý Hegel và khoa học thế kỷ 18, thế kỷ 19. Nhưng nay thì khoa học và thế giới đã mang những đôi hài vạn dặm. Ở thế kỷ XX, mọi thứ đều biến đổi, nhất là khoa học đã vượt qua những giá trị của thời Marx cho nên nghiên cứu Marx hay theo Marx mà giáo điều là một sai lầm lớn. Chẳng những thế, tình hình tư bản cũng khác xưa vì kỹ nghệ tiến bộ rất nhanh, và họ cũng đã thay đổi thái độ đối với công nhân.

Một số vì quyền lợi , một số vì óc bảo thủ quá nặng nhất nhất đều theo Marx, Lenin, Stalin ,Mao trong khi Lenin, Stalin, Mao chẳng còn trung thành với lý tưởng Marx, họ đã biến đổi Marx theo quan diểm và quyền lợi của ho. Họ tuyệt đối trung thành và tin tưởng vào lãnh tụ như Gia Tô giáo thời trung cổ giáo điều kết tội những nhà khoa học, là trái lời chúa, và những người theo tôn giáo khác là tội làm phù thủy, và đã bắt họ lên giá treo cổ lên giàn hỏa.Những gì họ tuân theo là đức tin chứ không phải sự thực.B.Russell trong History of Western Philosophy rất đúng khi ông cho rằng cộng sản là một tôn giáo.

Gorbachev, Yeltin, Triệu Tử Dương, Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang đã sáng suốt nhận thấy cộng sản đã lạc hậu và giáo điều.Cộng sản châu Âu nay cũng tan rã hoặc thay đổi chính sác và tổ chức. Người ta đã biến hệ thống Marx thành tôn giáo.Thời đại loạn tiêu diệt văn hóa của Hồng vệ binh, người ta đã coi quyển sách đỏ của Mao là một thánh kinh, mỗi câu của Mao là một thần chú có thể đảo hải di sơn. Ngày nay, cộng sản Việt Nam dựng đền thờ Hồ Chí Minh, và dùng dị đoan mê tin để đầu độc nhân dân, khiến cho họ xao lãng ý chí chống cộng.
III. DUY VẬT BIỆN CHỨNG PHÁP

III.1. MÂU THUẪN

Như đã trinh bày ở chương trước, mâu thuẫn và thống nhất là cặp phạm trù trong triết học Hegel. Engels và Marx cũng tiếp thu tư tưởng của Hegel về mâu thuẫn. Thực ra thuyết mâu thuẫn đã có từ lâu. Trước Khổng tử, có thuyết ngũ hành và kinh Dịch đã nói âm dương. Đồng thời với Khổng tử, Lão tử có Đạo Đức kinh đã nói về mâu thuẫn.
Marx đã nói đến thống nhất mâu thuẫn. Có những mâu thuẫn khiến cho hai bên phải đoạn tuyệt, nhưng cũng có những mâu thuẫn mà phải gắn bó với nhau, cộng tác với nhau trong quá trình phát triển, như cực âm phải hợp với cực dương mới sinh ra điện; hai cực bắc và nam trong thanh nam châm không thể tách rời. Người Trung Quốc đã nói đến ngũ hành tương xung nhưng cũng tương hợp. Âm dương hòa hợp và cũng trái ngược nhau nhưng trong âm có dương, trong dương có âm [4].Theo tinh thần của Lão và kinh Dịch thì xã hội có mâu thuẫn mà có sự hòa hợp.

Sự vật là mâu thuẫn, mà cũng chỉ là khác nhau, và cũng là hòa hợp. Ngày và đêm, âm và dương, nam và nữ không phải là mâu thuẫn một mất một còn mà chúng chỉ là hai mặt của một thực thể cần phối hợp với nhau tạo thành cuộc sống như Kinh Dịch và Đạo Đức kinh quan niệm [5].

Mặc dầu nghiên cứu Marx, nhiều học giả có ý kiến khác nhau, đôi khi mâu thuẫn. Trong khi các học giả Marxist chỉ chú trọng mặt mâu thuẫn mà quên mất mặt thống nhất, cương quyết cho rằng mâu thuẫn là tranh đấu không khoan nhượng, là vô sản chuyên chính, là giết cùng đuổi tân thì Rob Sewell [6], cho rằng Duy vật biện chứng có nói đến " thống nhất của mâu thuẫn", mà quan niệm này cũng giống như Dịch kinh và Đạo đức kinh.
Ông viết:
The contradiction, however, is the source of all movement and life; only in so far as it contains a contradiction can anything have movement, power, and effect." (Hegel). "In brief", states Lenin, "dialectics can be defined as the doctrine of the unity of opposites. This embodies the essence of dialectics…"
The world in which we live is a unity of contradictions or a unity of opposites: cold-heat, light-darkness, Capital-Labour, birth-death, riches-poverty, positive-negative, boom-slump, thinking-being, finite-infinite, repulsion-attraction, left-right, above-below, evolution-revolution, chance-necessity, sale-purchase, and so on (What is Dialetical materialism? http://www.marxist.com/what-is-dialectical-materialism.htm).

Như đã trình bày ở trên, ít nhất có hai loại đấu tranh. Một loại đấu tranh đi đến tiêu diệt như hai xe đụng nhau, hay sự nổ tan của siêu sao mới. Một loại là hai mặt của một thống nhất như hai cực Nam Bắc của thanh nam châm. Vũ trụ cũng như cuộc đời con người là do ý chí quyết định. Trận chiến tranh nào cũng có nhiều giải pháp, nhưng tựu trung có hai giải pháp là hòa hay chiến.

Chính Marx cũng cho rằng có sự thống nhất các mặt mâu thuẫn, thế tại sao Marx không chủ trương hòa hợp mà chủ trương đấu tranh, một thứ đấu tranh quyết liệt, một mất một còn? Chủ nghĩa Marx đưa đến chiến tranh khủng khiếp giữa nước này với nước nọ, giai cấp này với giai cấp khác, và giữa các nước anh em, giữa các đồng chí với nhau, tồi tệ hơn bất cứ xã hội nào!

Sau khi Stalin chết, Khrushchev đưa ra thuyết "sống chung hòa bình "giữa tư bản và cộng sản. Trung cộng và Việt Nam chỉ trích chủ trương " xét lại hiện đại" của Liên Xô, nhưng nay thì Trung Quốc và Việt Nam thực hiện tư tưởng Khrushchev một cách đầy đủ nghĩa là hợp tác với tư bản. Hơn nữa, việc cộng sản thành công là chỉ trong phạm vi châu Á, và nói chung là ở các nước thuộc địa và nghèo đói. Mâu thuẫn giai cấp ở các nước tư bản không nổ ra, công nhân và tư bản hòa hợp chứ không đấu tranh một mất một còn như Marx hô hào.

Giả sử đồng ý rằng giết hết tư sản để lập xã hội không giai cấp, để cho loài người được no ấm nhưng than ôi giết hết lớp tư sản cũ thì lớp tư sản đỏ mọc lên. Cách mạng vô sản chỉ là đổi chủ mà không đổi đầy tớ. Trước và sau việc cướp chính quyền tháng mười Nga, người vô sản đổ xương máu cho giai cấp mới, mà trước sau vô sản vẫn là vô sản.
Trong thế giới có nhiều cái nhìn khác nhau và nhiều cách giải quyết. Theo lý luận của Hegel và Marx, một số vật có mâu thuẫn và cũng có thống nhất. Tại sao Marx và Engels không chú trọng mặt thống nhất mà chú trọng tranh đấu để cho xã hội điêu tàn, quốc gia tan nát?Phải chăng hy vọng của Marx, Engels, Lenin là cướp chính quyền và giết người, cướp của để họ có địa vị lãnh đạo thế giới?Nay thì ràng là chủ trương tranh đấu ôn hòa như Kautsky, E. Bernstein, cộng sản châu Âu, hoặc không đấu tranh giai cấp như vô sản Âu, Mỹ là đúng.

III.2. CHUYỂN HÓA LƯỢNG THÀNH CHẤT

Marx cho rằng lượng tới một biên giới nào đó thì sinh bước nhảy vọt tạo thành chất. Có thể có những trường hợp lượng thành chất và chất thành lượng như phái Duy vật nói, nhưng không phải tất cả đều như thế. Trong trường hợp nước sôi thì thí dụ đó không đúng. Khi nghiên cứu thì ta phải chú trọng vào đối tượng chính. Đối tượng ở đây là nước. Ví như đổ một lít nước vào nồi, không thấy gì nhưng đổ đến một trăm lít nước vào nồi thì nước biến thành mật sôi lên. Đó là lượng thành chất. Còn khi dùng củi ,than, điện mà nấu lên, đó là tác dụng của nhiệt lên nước khiến nước biến chất.

Chính nhiệt độ cao mà nước bốc hơi thành sương mù hay thành mưa, và cũng vì nhiệt độ thấp mà thàng băng, tuyết. Đó là do tác dụng bên ngoài đối với nước chứ không phải bản thân lượng của nước. Cũng vậy, một tấn đất , một tấn cát vẫn là đất, là cát. Nếu đổ thêm một ngàn tấn đất, một ngàn tất cát mà biến thành kim cương hay vàng thì mới có thể nói lượng thành chất. Đổ nhiều đất thì thành núi, trồng nhiều cây thành rừng đó chỉ là biến hình thái chứ không phải biến thành phẩm chất.

Tác động trực tiếp của một hay nhiều vật khác với một hay nhiều vật có thể gây ra biến chất, tạo thành một hợp chất hoặc thành một chất mới. Như vậy là chưa có chứng minh cụ thể cho quy luật lượng thành chất, chất thành lượng.

Hegel và Marx cũng nói đến sự nhảy vọt. Khi nước 90 độ hay gần 0 độ thì nước "nhảy vọt", hóa thành nước sôi hay băng. Nhiều người cho rằng có sự nhảy vọt trong thiên nhiên và lịch sử. Có thể có sự kiện đó trong nhiên giới và nhân giới. Biết đâu có một ngày quả đất đang từ 15 -30 độ bỗng nhiên tăng lên 300 độ hay giảm xuống -120 độ! Nhưng phần nhiều là tuần tự mà tiến. Thường thường là nước tăng hay hạ nhiệt dần dần. Trong Văn ngôn, kinh Dịch, Khổng tử nói : " Tôi giết vua, con giết cha, không phải một sớm, một chiều, mà nguyên do tích lũy từ lâu " [7].
Marx cũng cho rằng cách mạng là phát triển từ từ, chứ không phải bộc phát tức thời [8].
Thuyết tiến hóa của Darwin cho thấy con người và loài vật tiến bộ dần dần, trải qua hàng triệu năm mới đến ngày nay. Nếu như vậy, lịch sử con người không phải là năm giai đoạn mà là ngàn giai đoạn, trăm giai đoạn hay mấy chục giai đoạn?Ngày nay, nhiều người cho rằng Darwin sai [9] Sự vật nhảy vọt sau một thời gian im lìm hoặc tiến hóa chậm chạp. Có lẽ cũng như nước sôi. 100 độ là nhảy vọt, nhưng phải một thời gian chuẩn bị để nhiệt tăng cho đến mức nhảy vọt.

Giả sử lưọng thành chất là đúng thì đó cũng chỉ ở trong khoa học còn ở trong xã hội và lịch sử không phải thế, vì con người và vật chất như sắt thép, nước, mây. . . khác nhau. Không thể đem kết quả của khoa học để áp dụng cho xã hội loài người. Khoa học thì kiên định. Nước trăm độ thì sôi nhưng tư bản và vô sản không nhất thiết phải quyết đấu sanh tử. Cái ý niệm đem khoa học áp dụng vào xã hội là niềm tự hào của Marx về triết thuyết vật chất của ông là tân tiến, khoa học đã gây ảo tưởng cho nhiều người. Khoa học thì đong đếm, kiểm nghiệm được còn kinh tế , chính trị thì làm sao là đến mức nhảy vọt? Nước 100 độ thì sôi nhưng khi nào thì xã hội đạt bước nhảy vọt? Tuy nhiên, dù là vật chất, là khoa học, chúng ta nên coi chừng ,những biến cố đột ngột có thể gây ra tai họạ cho người và vật, thí dụ thay đổi nhiệt độ đột ngột.Phải chăng Mao Trạch Đông đã tâm đắc với ý niệm "nhảy vọt" này mà làm cho hai ba triệu người Trung Quốc chết đói? Ở đây, ta lại thấy các thuyết duy vật mang tính chất duy ý chí, duy tâm, và phản khoa học!


III.3. PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH


Luật phủ định của phủ định đúng trong vài trường hợp. Danh từ phủ định chỉ đúng một phần. Luật này cũng như luật mâu thuẫn nhằm giải thích sự đấu tranh đưa đến tiêu diệt nhau. Phủ định theo Marx là cái mới diệt cái cũ, cái mới tốt hơn cái cũ. Đúng là có sự tiêu diệt nhau như đã nói ở mục mâu thuẫn . Cách mạng Pháp 1789 đã tiêu diệt chế độ quân chủ Pháp, và cách mạng tháng mười Nga năm 1917 tiêu diệt chế độ quân chủ của Nga hoàng. Khi xe hơi, xe đò ra đời thì xe ngựa, xe bò phải xếp xó. Nhưng có nhiều trường hợp không phải là phủ định, là tiêu diệt nhau mà là thay thế, là tiếp nối theo một chu kỳ, hay sự kế thừa từ đời này sang đời khác..

Người Marxist thường lấy thí dụ con gà và cái trứng, hay hạt và cây để nói về phủ định của phủ định. Nhưng ở đây con gà không giết chết cái trứng, mà cái trứng chuyển hóa thành gà trong chu kỳ sinh tử của tự nhiên. Cái hạt thành cây, cây sinh hạt cứ như thế mãi. Tre già măng mọc, cha mẹ sinh ra con cái. . .Ai phủ định ai? Cái trứng phủ định con gà hay con gà phủ định cái trứng? Mà đó có phải là phủ định hay là kế thừa?
Marx lý luận rằng giai cấp phong kiến nuôi nấng giai cấp tư sản, rồi giai cấp tư sản phủ định phong kiến. Rồi giai cấp tư sản sinh ra vô sản để rồi vô sản phủ định giai cấp tư sản bằng cách đào mồ chôn nó. Nhận định này chủ quan và sai lầm.

Từ lâu, xã hội loài người sống theo chế độ bộ lạc. Những bộ lạc mạnh thì trở thành vua cai trị các bộ lạc chứ không phải giết hết các tộc trưởng hoặc tiêu diệt hết các bộ lạc. Trong cách mạng 1789, phong kiến không chết nhưng nó thay màu đổi sắc. Phong kiến vẫn làm chủ. Họ có tiền bạc, ruộng đất và họ trở thành nhà tư bản. Con cái phong kiến không làm quan nhưng làm bộ trưởng, giám đốc trong các cơ sở quốc gia và tư nhân. Ở Anh thì vẫn còn vua, không còn bá tước nhưng lại có các bộ trưởng, các giám đốc và nghị sĩ. Bên Nhật cũng vậy. Phong kiến thay màu đổi sắc nhưng không thể nói là đã bị tiêu diệt. Marx bảo đó là biện chứng duy vật, là đấu tranh giai cấp, nhưng đó là sự tiếp tục không phải là hủy diệt như kiểu người này cầm dao giết người kia.Và điều này đã xảy ra trước mắt Marx, tại sao Marx lại bắt sự thật biến hóa theo lý thuyết phủ định của Marx. Như vậy là Marx không tôn trọng sự thực của lịch sử. Và điều này, ngày nay ta cũng nhận thấy chứ không phải đã thành chuyện đời xưa.

Sự biến đổi trong thiên nhiên và xã hội con người có khi là hủy diệt nhưng cũng có trường hợp kế thừa " tre già, măng mọc". Cái trứng gà bể ra, cái vỏ bị hủy diệt nhưng là để sinh thành ra con gà con. Trong con gà con có cái trứng cho đến khi con gà đẻ ra trứng lập lại chu kỳ sinh tử. Cái trứng, cái hột là sự kế thừa. Cũng như xã hội tư bản sinh ra trong lòng phong kiến, Lẽ dĩ nhiên ai giải thích thế nào cũng được. Hai người đều được bạn tặng nửa bình rượu ngon. Một người hân hoan nói: "Tôi sướng quá, tôi được nửa bình rượu ngon". Còn người kia buồn rầu phát biểu: " Tôi chỉ được nửa bình rượu ngon"!

Trong phạm vi văn hóa, tư tưởng và văn chương, nghệ thuật , tinh thần quyết định. Con người có thể chọn nhiều kế hoạch khác nhau mà nhân và quả sẽ khác nhau. Lịch sử đã chứng minh ý chí quyết định. Trong khung cảnh xã hội vật chất tư bản và vô sản mâu thuẫn giống nhau, Marx chủ trương tranh đấu cho nên gây ra một trường thịt nát, xưong tan. Trong khi công nhân tư bản không chống tư bản thì họ có một kết cuộc khác. Quan niệm phủ định của Marx mang tính cách bạo lực theo chủ trương đấu tranh giai cấp của ông. Marx không khách quan. Ông bắt mọi sự phải theo tinh thần đấu tranh giai cấp, đấu tranh tiêu diệt của ông mà thôi.

Nhận định của Marx cũng một chiều. Trong cuộc long tranh hổ đấu không phải bao giờ cái cũ cũng thua và cái mới bao giờ cũng thắng. Trong khoa học kỹ thuật, ta thấy cái mới thắng cái cũ là vị nếu nhà khoa học không sáng chế ra cái mới tốt đẹp hơn thì tự nhà khoa học đã từ bỏ nó. Trong xã hội và khoa học, nhiều trường hợp cho thấy cái mới có thể bằng, hơn hay thua cái cũ. Rõ ràng là xã hội tư bản tuy có nhiều khuyết điểm vẫn tốt hơn chế độ cộng sản.

Riêng người Á Phi thì nhận thấy rằng sống dưới thời thực dân, đế quốc, họ khổ mười phần nhưng ở với cộng sản thì khổ trăm phần. Thực dân, đế quốc bóc lột nhưng họ đã xây dựng cho thuộc địa những thành phố, những con đường, và giúp cho nền văn học, nghệ thuật bản xứ tiến bước và phong phú. Còn văn học, nghê thuật và khoa học, kỹ thuật cộng sản là một con số không to lớn. Trong trường hợp này, cái mới cộng sản thua cái cũ của thực dân, đế quốc.

Nhưng Marx áp dụng luật phủ định không triệt để như Marx lý luận. Ông lạc quan tin rằng tư bản sinh ra trong chế độ phong kiến, rồi phủ định phong kiến. Sau đó tư bản tự đưa vũ khí cho vô sản để vô sản giết mình. Ông cũng cho rằng sau khi phủ định giai cấp tư sản, vô sản sẽ tự phủ định mình nghĩa là một khi không còn bóc lột thì không còn giai cấp. Như luật phủ định cái mới phủ định cái cũ, vậy sau chế độ cộng sản thì là chế độ gì sinh ra?Chế độ nào phủ định cộng sản? Nói rõ hơn, cái thứ hai phủ định cái thứ nhất trước nó. Cái thứ hai không bền vững, sẽ bị cái thứ ba phủ định nó. Cứ thế mãi. Nhưng Marx lại bảo tư bản là giai cấp bóc lột cuối cùng, và cộng sản là xã hội sau cùng, không bị cái nào phủ định. Thế là Marx tự mâu thuẫn. Và con đường tiến hóa bị tắc tị, và con đường thẳng hay xoắn trôn ốc hóa ra cái gì? Và cái luật biến dịch đã bị Marx chôn sống!Đến đây, ta không khỏi thắc mắc là Marx duy tâm hay duy vật?

Marx không dám nói ra hay ông không biết? Ông không trả lời nhưng ta cũng thấy từng bước phủ định trong lịch sử theo quan điểm của Marx:
+Tư bản phủ định phong kiến
+Vô sản phủ định tư bản (sự phủ định này chỉ là một phần).
Sau đó:
+Vô sản phủ định vô sản.
-Sự phủ định này chỉ là một phần :Trotsky phủ định Stalin, Stalin phủ định Trotsky, Khrushchev phủ định Stalin( trong đại hội XX đảng cộng sản Liên Xô ).
-Mikhail Gorbachev, Boris Yeltsin phủ định toàn phần chủ nghĩa cộng sản.
+Tư bản phủ định cộng sản: Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, và trở lại tư bản chủ nghĩa; Trung Quốc. Việt Nam mở cửa buôn bán với tư bản ; bãi bỏ kinh tế hoạch định và chạy theo kinh tế thị trường.

Ở đây, chúng ta thấy hiện rõ hai điều:
+Nếu bảo rằng cộng sản là giai đoạn chót của lịch sử thì trái với luật phủ định của Marx.
+Nếu bảo rằng một xã hội khác tốt đẹp hơn sẽ thay thế cộng sản, thì chủ nghĩa Marx và đảng cộng sản cũng chỉ là lũ khỉ tầm thường trên Hoa Quả sơn, không thoát khỏi luật tử sinh, và như thế thì có gì mà tự hào? và phải giết nhiều người như vậy?


IV. DUY VẬT SỬ QUAN

IV.1. Tồn tại và ý thức

+Duy vật lịch sử chú trọng hai điểm:
-Vật chất có trước, tinh thần có sau. Tồn tại quyết định ý thức.Xã hội, lịch và những thành quả của nó như cách mạng, kiến trức, văn chương, tư tưởng là do vật chất.
- Lịch sử tiến theo năm giai đoạn của lịch sử, và lịch sử là lịch sử giai cấp đấu tranh.
Quan điểm của Marx và các triết gia cho triết học khác họ là triết học duy tâm, phản động còn triết học duy vât của họ là khoa học.. Nhưng triết học hiên đại cũng như cổ điển quan niệm con người là một thể thống nhất, những quan niệm cực đoan về duy tâm và duy vật là sai lầm.,.
Hơn nữa, triết học Marx còn quan niệm rằng ý thực tác động trở lại vật chất. Dẫu sao ý thức dù sinh sau vẫn chỉ huy vật chất. Phải chăng hai ý này trái ngược nhau? Hay đây là cái bình có hai quai, muốn xách quai nào cũng được?

Marx quả quyết lịch sử biến chuyển theo quy luật năm hình thái xã hội, và chủ nghĩa cộng sản là tất yếu! Nhưng lịch sử đâu có tất yếu? Marx tin tưởng luật mâu thuẫn và luật phủ định của phủ định nhưng các xã hội nguyên thủy, phong kiến và tư bản vẫn sống cạnh cộng sản?Và tư bản đâu có dẫy chết và vô sản đâu có chôn tư bản? Trái lại cộng sản đã chết hơn một nửa và cộng sản nay lại xin đồng tiền tư bản? Vậy là có quy luật không? Có do vật chất không? Vật chất không có quy luật hay vật chất chẳng quyết định gì cả. Đó là ý thức quyết định. Chính ông Marx và những người cộng sản muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản, trong khi đa số dân Âu Mỹ không thích chủ nghĩa cộng sản.
Mặt khác, ta thấy cộng sản làm ngược những gì Marx và họ nói. Marx nói sau khi triệt tiêu giai cấp bóc lột, giai cấp vô sản sẽ tiệt tiêu, xã hội không còn người bóc lột người, nước lớn không xâm chiếm nước nhỏ, nhưng thực tế trái hẳn điều Marx nói. Lại nữa Marx nói cộng sản phát triển ở các nước công nghiệp cao nhưng thực tế tại đây công nhân không nghe lời cộng sản dụ dỗ, trong khi tại nhiều nước đã xây dựng XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Như vậy là xã hội hình thành theo ý muốn và ý thức của con người.

IV.2. Các giai đoạn lịch sử

Marx chỉ ra rằng lịch sử có 5 hình thái xã hội:
-Xã hội nguyên thủy
-Xã hội nô lệ
-Xã hội phong kiến
-Xã hội tư bản
-Xã hội cộng sản

Với luật phủ định của phủ định và luật mâu thuẫn, Marx tin rằng cái mới tiêu diệt cái cũ và cái mới tốt hơn cái cũ. Ông đưa ví dụ xã hội tư bản tốt hơn phong kiến và xã hội cộng sản ắt tiến hơn xã hội tư bản. Điều này sai về lý luận và thực tế. Rõ rệt nhất là cộng sản thua xa tư bản.Hơn nữa, ngay trong thời Marx còn sống, xã hội nguyên thủy vẫn còn ở nhiều nơi ( Nam Mỹ), vẫn còn phong kiến, vẫn còn tư bản. Và sau khi Marx chết, cộng sản nổi lên và cuối thế kỷ XX, cộng sản đã chết. Như vậy, cộng sản không là tất yếu. Ta còn thấy danh từ " xã hội nô lệ" là không ổn. Nếu như quan niệm xã hội nguyên thủy là sống bình đẳng thì làm sao mà có chế đô nô lệ?

Còn giữa nguyên thủy và phong kiến còn có chế độ gì nữa? Chế độ nô lệ tồn tại trong thời phong kiến. Nếu đã nói xã hội nô lệ, rồi lại nói xã hội phong kiến tức là trùng nhau.Làm sao chứng minh xã hội nguyên thủy bình đẳng, không bóc lột, không có chém giết và chiến tranh? Loài vật có thể là hình ảnh của xã hội nguyên thủy của loài người. Loài ong, loài kiến, loài mối sống tập thể, loài nhện sống cá thể nhưng loài nào, giống nào sống riêng với nhau (kiến đen, kiến đỏ, ong bầu, ong vò vẽ sống riêng với nhau từng loại), chúng bắt loài vật khác để dành làm thức ăn. và đó cũng là một hình thức của chế độ nô lệ, của sự chiếm hữu.

Lại nữa, Marx cho rằng 5 giai đoạn lịch sử là tất yếu. Marx bảo phải xây dựng XHCN sau khi đã có cơ sở tư bản chủ nghĩa. Marx có lý vì chờ cho người ta giàu, mình nhảy vào cướp nhà, cướp của thì hơn là người ta đang nghèo, mình nhảy vào ăn cướp thì có lợi bao nhiêu? Chính Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông đã đi trái ngược với lý thuyết của Marx vì họ đã "tiến lên XHCN" bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Lenin cũng biết điều này nhưng quyền lợi , tham vọng của ông và phe phái của ông không cho ông tuân theo lời dạy của Marx dù ông xưng là đệ tử của Marx. Ông biết là khó, là sai mà phải làm liều như lời ông nói:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một vị thế hoàn toàn khác. Do những dích dắc của lịch sử, đất nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa càng lạc hậu thì giai đoạn chuyển tiếp từ quan hệ tư bản chủ nghĩa sang quan hệ xã hội chủ nghĩa sẽ càng khó khăn (GIAI CẤP MỚI, II 2)

Điều này là nỗi đau của người cộng sản. Họ đã cướp được chính quyền, không lẽ họ lại để cho tư bản được hưởng lợi , thế thì họ đi đâu? Kháng chiến bao năm để rồi không có quyền lợi, địa vị gì hay sao? Do đó họ phải cầm quyền, phải nắm tài sản và địa vị cho họ và cho đàn em. Họ giết tất cả và cướp tài sản trong nước và tập trung vào tay họ. Họ nghĩ rằng thế là họ có quyền hô phong hoán vũ, chỉ một đêm là khắp nước Nga, Đông Âu là thành những tòa lâu đài, những nhà máy và những cánh đồng xanh. Ở thế kỷ 18, tại châu Âu chỉ có Pháp, Anh, Đức là tiến lên tư bản chủ nghĩa, còn Nga, Tiệp, Hung đang ở trong nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chưa có kỹ nghệ nặng, chưa đặt căn bản cho tư bản chủ nghĩa.Nhưng cộng sản đã lật đổ Nga hoàng, và thiết lập chính quyền vô sản trên một đống gạch nát. Điều này cho thấy từ Lenin, Stalin, cộng sản duy ý chí, duy tâm nhiều hơn là duy vật. Việt Nam, Trung Quốc, Lào Miên, Bắc Triều Tiên cũng là bản sao của " cách mạng" Sô Viết!

Nhưng chờ khi nào thì Liên Sô, Đông Âu tiến lên Tư bản chủ nghĩa? Và nếu họ xây dựng xong tiền đề tư bản chủ nghĩa, dân chúng họ có theo cộng sản không?Người Marxist tin vào Marx, vào quy luật của vật chất, của lịch sử, họ có thể quả quyết rằng có hay không. Nhưng lịch sử cho thấy dân lao động tư bản không theo cộng sản. Dân Á châu theo cộng sản là vì lòng yêu nước, vì chủ nghĩa dân tộc chứ không phải chủ nghĩa cộng sản. Cộng sản thành công vì họ lừa bịp, dùng nhãn hiệu giải phóng dân tộc che đây cái nhãn hiệu cộng sản của họ.

Và điều này cũng cho ta một ý niệm rằng biến chuyển của lich sử là do lựa chọn của con người, không phải do sức đẩy vật chất hay định luật khoa học như Marx khẳng định.
Chính cộng sản đã phủ nhận năm hình thái xã hội của Marx, và các quy luật của Marx. Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông đã sửa sách của Marx và chủ thuyết của Marx. Lúc thì họ lôi Marx ra, lúc thì trưng Lenin hay Stalin, hay Mao, quả thật " miệng cộng trôn trẻ"!

Nói tóm lại, chính phe cộng sản đã phủ nhận quan điểm duy vật lịch sử của Marx, và thư65c tế lịch sử cũng vậy.

IV.3. Vượn thành người

Người cộng sản thích thuyết nói rằng người do vượn sinh ra. Thuyết này có nhiều người tin và cộng sản theo thuyết này ngụ ý rằng con người không do thượng đế sinh ra Nếu vưọn sinh ra người thì tại sao nay vẫn còn loài vượn? Nếu có một loài vượn nào đó sinh ra người thì đó là một giống đặc biệt, khác với các loại vượn thông thường. Có thể không phải là vượn. Trong khi phân loại động vật, Darwin nhận thấy rằng có nhiều loại giống nhau nhưng lại khác họ , và có nhiều loại khác nhau lại cùng một họ. Phải còn nhiều khám phá nữa mới có thể tìm ra nguồn gốc loài người.

IV.4. Con đường tiến hóa

Marx lạc quan cho rằng cái mới thắng cái cũ. Xã hội bộ lạc là kém, cứ lên mỗi bậc cao hơn thì con người khá hơn. Lý luận như vậy cho nên ông cho rằng tư bản hơn phong kiến, rồi cộng sản hơn tư bản. Rất rõ ràng là cộng sản tạo ra những đất nước nghèo nàn và đau khổ. không thể hơn tư bản, nhất là ngày nay, Trung Quốc và Việt Nam đang sống bằng đồng tiền của tư bản.

Thật ra, trong lãnh vực tư tưởng, có nhiều quan điểm khác nhau. Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo cho đời là thay đổi, hết thành đến bại, hết bĩ đến thái chứ không phải lúc nào cũng đi lên thẳng đuột hay đi lên theo vòng xoắn trôn ốc. Thành bại, bĩ thái có thể ở dạng lên xuống như điện tâm đồ, cũng có thể ở vòng tròn như là các chu kỳ của mặt trăng, mặt trời, và chu kỳ kinh tế của tư bản. Khách quan mà nói đường thẳng hay xoắn trôn ốc cũng có hai chiều: một lên và một xuống chứ không phải đi lên như Marx nghĩ. Rõ ràng là chủ nghĩa Marx ở Liên Xô và Đông Âu suy sụp, và cộng sản Trung Quốc, Việt Nam đang biến chất chứ không đi lên.


V.TAM ĐOẠN LUẬN

Marx áp dụng tam đoạn luận vào việc nghiên cứu xã hội. Tam đoạn luận cùng ba luật của biện chứng pháp phối hợp với nhau, cùng đi đến xác định: giai cấp đấu tranh, vô sản sẽ chôn tư bản. Marx áp dụng tam đoạn luận cho việc nhận định xã hội. Ông cho tam đoạn luân là luật của xã hội tiến hóa:
-Tiền đề
-Phản đề
-Hợp đề.

Như đã trình bày ở chương trước, đề thứ hai không hoàn toàn có nghĩa là phản đề mà là một giả thuyết, một trường hợp cá biệt trong khi tiền đề là định luật, là chân lý phổ biến. Thật ra ba đề trên đã chung nhất với hợp đề. Nếu đề thứ hai trái với đề thứ nhất thì không thành hợp đề.

Theo tam đoạn luận, thì có hai lực là tiền đề và phản đề.Marx cho đó là hai lực mâu thuẫn, rồi cái mới phủ định cái cũ thành ra hợp đề. Điều này đúng trong khoa học, khi A tác động đến B thì sẽ sinh ra một hay nhiều cái mới như H2+O + H2O, hay acide +Baze = muối+ nước.

Nhưng trong lịch sử, cũng như trong tự nhiên, khi hai vật tác động vào nhau thì sẽ xảy ra ba trường hợp:
-Cả hai bị tiêu diệt
-Một phe chiến thắng, không biết là phe cũ hay phe mới.
-Cả hai phe hợp tác.
-Yếu tố mới xuất hiện khác với tiền đề và phản đề.

Tại sao Marx nhất định cho là cái mới thay thế cái cũ, giai cấp vô sản thay thế tư bản? Đó là một ý kiến độc đoán, chủ quan.

Khoa học và lịch sử khác nhau, không thể giống nhau. Mới và cũ, đông và tây xung đột có thể bên này tiêu diệt bên kia, có thể cả hai hòa đồng. Một hòa đồng là cả hai tồn tại trong một thực thể, như trường hợp người Việt Nam thâu thái văn minh tây phương trong khi vẫn giữ nề nếp cổ truyền. Và một sự hòa đồng tuyệt diệu là sự hòa hợp của tiền đề và phản đề đưa đến hợp đề như:
Cha + mẹ = con.
Con chính là hợp đề của cha và mẹ. Và ở đây, ta nên gọi cha là đề thứ nhất, mẹ là đề thứ hai, chứ không phải là phản đề. Đề thứ nhất và đề thứ hai phối hợp nhau tạo ra đề thứ ba. Danh từ hợp đề ở đây rất đúng.Lại nữa, lý luận của Marx không đúng trên lý thuyết. vì theo tam đoạn luận, giai cấp tư bản đấu tranh với vô sản thì hai bên đi đến hòa hợp nhau ( hợp đề) , tại sao ông lại cho rằng vô sản chôn tư bản? Lý luận của ông cũng sai trong thực tế, vì tại Âu Mỹ và các nước tự do, tư bản và lao động kết hợp theo tinh thần " lao tư lưỡng lợi", "lao tư hợp tác".

Tuy nhiên vấn đề không đơn giản như thế. Karl Popper phê phán về tam đoạn luận của Marx như sau:
Chẳng hạn chúng ta phải cẩn thận đối với một số các ẩn dụ mà các nhà biện chứng đưa ra và đáng tiếc là chúng lại thường xuyên được tiếp nhận ở mức độ quá đáng. Một ví dụ là khi các nhà biện chứng nói rằng chính đề “sản sinh” ra phản đề của nó. Thực sự thì chỉ có thái độ phê phán của chúng ta mới sản sinh ra phản đề, và khi thiếu thái độ như vậy – mà đây là trường hợp khá thường xuyên xảy ra – chẳng có phản đề nào được sản sinh ra. Tương tự, chúng ta phải cẩn thận không nên nghĩ rằng “cuộc đấu tranh” giữa chính đề và phản đề sẽ “sản sinh ra” hợp đề. Cuộc đấu tranh luôn diễn ra trong từng bộ óc; và những bộ óc này phải sản sinh ra các ý tưởng mới: có rất nhiều cuộc đấu tranh vô bổ trong lịch sử tư tưởng loài người, các cuộc đấu tranh kết thúc chẳng đi đến đâu cả. Và ngay cả khi đạt được một hợp đề thì hợp đề này thường xuyên là một phát biểu ở dạng “đầu ngô mình sở” thay vì là một hợp đề “bảo tồn” những phần tốt đẹp hơn của cả chính đề và phản đề. Phát biểu này thường gây ra hiểu nhầm ngay cả khi nó đúng, bởi vì bên cạnh các ý tưởng cũ mà nó “bảo tồn”, hợp đề trong mọi trường hợp nhất thiết phải chứa đựng một ý tưởng mới nhất định nào đó mà không thể qui giản về các giai đoạn trước đó của quá trình phát triển. Nói cách khác, hợp đề sẽ thường bao gồm nhiều thứ hơn cái được xây dựng chỉ từ chất liệu do chính đề và phản đề cung ứng. Cân nhắc tất cả điều này thì lý giải biện chứng, với gợi ý của nó rằng một hợp đề sẽ được tạo dựng từ các ý tưởng được chứa đựng trong một chính đề và một hợp đề, ngay cả khi ứng nghiệm, hầu như chẳng có mấy hữu ích đối với việc phát triển tư duy.(BIỆN CHỨNG PHÁP LÀ GÌ, I)

Karl Popper còn nhận định rằng người ta lầm lẫn giữa biện chứng với logic học:
Hiểm nguy chính của sự nhầm lẫn như thế giữa phép biện chứng và logic học là: như tôi đã nói, nó cho phép người ta lập luận một cách giáo điều.(BIỆN CHỨNG PHÁP II,8)

Và Karl Popper phê phán biện chứng duy vật của Marx đưa đến chủ nghĩa giáo điều:

Nhờ có phép biện chứng, thái độ chống giáo điều đã biến mất, và chủ nghĩa Marx đã tự biến nó thành một chủ nghĩa giáo điều đủ linh động, bằng cách sử dụng phương pháp biện chứng của mình, để đè bẹp bất kỳ cuộc tấn công tiếp theo nào. Do đó, nó đã trở thành cái mà tôi đã gọi là chủ nghĩa giáo điều được gia cố.
Đúng là không có vật cản tồi tệ hơn nào đối với sự phát triển của khoa học bằng một chủ nghĩa giáo điều được gia cố. Sẽ không có bất kỳ sự phát triển khoa học nào nếu như không có cạnh tranh tự do về tư tưởng – đây là cốt lõi của thái độ chống giáo điều đã từng được Marx và Engels ủng hộ mạnh mẽ; và nói chung không thể có cạnh tranh tự do trong tư duy khoa học nếu không có tự do đối với mọi tư tưởng.Do đó phép biện chứng đã tạo ra sự bất hạnh khủng khiếp, không chỉ đối với sự phát triển của triết học, mà còn cả sự phát triển của lý thuyết chính trị.
(BIỆN CHỨNG PHÁP II, 8)

Marx và Engels khoe khoang ba quy luật của biện chứng pháp duy vật ( lưọng thành chất, mâu thuẫn, và phủ định). Nhưng ba quy luật này là của Hegel dùng trong tư tưởng mà Marx và Engels lại đem áp dụng cho khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội. J.Paul Sartre phê bình ba quy luật của biện chứng pháp như sau:
Lý luận của Engels không vững chắc (.. .). Engels chỉ trích Hegel đã áp đặt các quy luật trên cho tư tưởng nhưng chính Engels lại áp đặt các quy luật này trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Như vậy là Engels đã dẹp bỏ tính duy lý, cho rằng tự con người tạo ra con người, và cho rằng phải là như thế, không cách nào khác hơn.(The Dogmatic Dialectic and the Critical Dialectic.DElo, Belgrade, June 6, 1966, Vol XII,p.794-799. Trích Milovan Djilas. The Unperfect Society Beyond the New Class. New York, 1969, 82-83).
Milovan Djilas cũng nhận định về điểm này:
Trong lịch sử nhân loại không có gì vô nghĩa hơn chủ nghĩa Marx về biện chứng tự nhiên. Đó là một phần phụ của ý thức hệ giai cấp đấu tranh. Thuyết này chỉ làm cho con người tối tăm, ngu dốt.(sđd, 83)

Thật vậy, văn chương, triết học là phạm vi khoa học xã hội, nó không là khoa học chính xác. Ngay cả khoa học tự nhiên, thuyết này chống lại thuyết kia để đi đến chân lý. Con người phải xét lại vấn đề chứ không nhắm mắt mà tin như Descartes đã nhận định. Nhưng chủ nghĩa Marx với duy vật biện chứng pháp, duy vật lịch sử đã trở thành "thánh kinh", đảng cộng sản đã trở thành nhà thờ trung cổ, ai dám nói trái ý các " giáo sĩ", ai suy nghĩ và làm trái lời dạy của " giáo chủ" sẽ bị lên giàn hỏa. Trong viễn ảnh này, duy vật biện chứng và duy vật lịch sử không có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn nghĩa là không ích lợi cho đời sống vật chất và tinh thần con người.Biên chứng duy vật, duy vật sử quan và triết lý Marx không làm cho nhân loại tiến lên một bước mà chỉ làm nền tảng cho ý thức hệ mù quáng, giáo điều, phi khoa học và phản dân, hại nước.

____

[1]. Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, tam sinh vạn vật. 道 生 一 , 一 生 二 , 二 生 三 , 三 生 萬 物 ( Lão tử Đạo Đức kinh. Chương 42). Thuyết văn Giải Tự giải thích: Duy sơ thái cực, đạo lập ư nhất, tạo phân thiên địa, hóa thành vạn vật《說文解字:惟初太極。道立於一,造分天地,化成萬物。
[2]. Sir Karl Raimund Popper, CH, FRS, FBA (1902 – 1994) là một triết gia Anh quốc, giáo sư tkinh tế ại trường London School .
[3].孟子: 民之為道也,有恒產者有恒心,無恒產者無恒心
[4]. Đạo Đức kinh:高下相倾,音声相和,前后相随 Cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy .
[5]. Kinh Dịch (Hệ từ thượng) nói : "nhất âm nhất dưong chi vị đạo 一陰一陽之謂道 (Một âm một dương tạo ra vũ trụ). Thiên nhiên mà âm dương hòa hợp, cũng như nam nữ giao hoan thì thế giới và vũ trụ phát triển: thiên địa nhân huân vạn vật hóa thuần, nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh 天地因缊,万物化醇,男女构精,万物化生 (Hệ từ hạ)。
[6] .Rob Sewell hiện là chủ biên tạp chí điện tử "In Defence of Marxism" editor@marxist.com www.marxist.com
[7].Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triêu, nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hỉ 臣弒其君,子弒其父,非一朝一夕之故,其所由來者漸矣 (乾文言傳).
[8].The revolution made progress, not by its immediate tragicomic achievements but by the creation of a powerful, united counter-revolution, an opponent in combat with whom the party of overthrow ripened into a really revolutionary party. Marx, Class Struggle in France (1850)
[9]. Even Charles Darwin believed that his theory of evolution was essentially gradual and that the gaps in the fossil record did not represent any breaks or leaps in evolution, and would be "filled in" by further discoveries. In this Darwin was wrong. Today, new theories, essentially dialectical, have been put forward to explain the leaps in evolution. Stephen J. Gould and Niles Eldredge termed their dialectical theory of evolution "punctuated equilibria". They explained that there were long periods of evolution where there were no apparent changes taking place, then suddenly, a new life form or forms emerged. In other words, quantitative differences gave rise to a qualitative change, leading to new species. The whole of development is characterised by breaks in continuity, leaps, catastrophes and revolutions. (Rob Sewell .What is Dialetical materialism? http://www.marxist.com/what-is-dialectical-materialism.htm).


No comments: