Tuesday, September 17, 2013

CỘNG SẢN LUẬN * TƯ HỮU VÀ ĐỜI SỐNG TẬP THỂ

CHƯƠNG IV

TƯ HỮU VÀ ĐỜI SỐNG TẬP THỂ
Có nhiều quan niệm về tư hữu, song nhìn chung, quyền tư hữu gồm các điểm:
-Cai quản việc sử dụng tài sản
-Hưởng lợi tức từ tài sản
-Chuyển nhượng hay bán tài sản
-Không cho ai tài sản
Quyền tư hữu đi đôi với quyền thừa kế.

Marx phân biệt tư hữu và sở hữu cá nhân. Tự điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam định nghĩa:

QUYỀN SỞ HỮU CÁ NHÂN : tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu đối với các tư liệu tiêu dùng và sinh hoạt của công dân. Đặc điểm của QSHCN được quyết định bởi tính chất của sở hữu cá nhân là chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng chứ không nhằm để kinh doanh. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 công nhận và bảo vệ QSHCN của công dân. Chủ thể của QSHCN là công dân. Khách thể của QSHCN được giới hạn trong phạm vi tài sản dùng cho các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân như nhà cửa, phương tiện đi lại, những trang thiết bị nội thất, tiền bạc, gia cầm, vv. Với tư cách là chủ sở hữu đối với các tư liệu sinh hoạt và tiêu dùng, công dân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt chúng theo ý muốn của mình. Tuy nhiên, pháp luật quy định các chủ sở hữu không được sử dụng QSHCN nhằm mục đích bóc lột lao động hoặc trái với trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Marx phân biệt tư hữu và sở hữu cá nhân nhưng thực tế cộng sản chẳng phân biệt gì cả . Các nạn nhân và con cháu địa chủ, tư sản bị tịch thu nhà cửa, bị đuổi ra khỏi nhà, còn nông dân phải nộp gà heo vào hợp tác xã, và công nhân phải nộp dụng cụ cá nhân cho tổ hợp sản xuất mà không được lấy lại sau khi ra tổ hợp.

Xã hội càng ngày đi đến tình trạng suy đồi và nguy ngập. Đó là con người sinh lòng tham, nước lớn chiếm nước bé, người khoẻ cướp người yếu, bọn quan quyền và bọn lưu manh chuyên ăn cắp, ăn trộm, lừa đảo thiên hạ mà sống. Chiến tranh, bóc lột , bất bình đẳng xã hội trở thành phổ biến. Từ thời cổ, một số giáo tổ và nhà luân lý đã rao giảng từ bi, bác ái, trừ tham, diệt dục là có ý cứu nhân loại thoát vòng tranh giành chém giết.

Một số triết gia cho rằng nguyên do chiến tranh và bất bình đẳng là do tư hữu cho nên họ chủ trương bãi bỏ tư hữu để thành lập một xã hội mới. Nhiều người cho rằng xã hội này là hình ảnh ảnh của thời nguyên thủy, con người sống thành bầy, ăn chung, ở chung, chồng chung vợ chạ, không có tài sản riêng, sống vào thiên nhiên là kho tài sản chung. Người ta gọi chế độ tài sản chung là cộng sản. Tư tưởng cộng sản này khác với tư tưởng cộng sản của Marx. Trong khi Marx chủ trương đấu tranh giai cấp, gây hận thù, gây chiến tranh thì các triết gia này chủ trương xậy dựng hòa bình và thịnh vương. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày sơ lược tư tưởng các triết gia cổ đại như Socrates, Plato, và triết gia và chính trị gia cận đại như Marx, Lenin. . .

I.TƯ TƯỞNG CỘNG SẢN TRƯỚC MARX

Bãi bỏ tư hữu để thành lập cộng sản tất nhiên sẽ đưa đến việc sống chung, làm chung trong một công trường, nông trường hay trong một cộng đồng. Do đó bãi bỏ tư hữu và sống tập thể là hai việc liên quan mật thiết với nhau. Quan niệm bãi bỏ tư hữu đã có từ lâu. Socrates, Plato và rất nhiều triết gia và nhà xã hội đã mơ về một chủ nghĩa cộng sản lý tưởng, mà tư tưởng này có lẽ cũng đã ảnh hưởng đến Marx mặc dầu trong TNCS, ông chê tất cả là phản động, bảo thủ, và không tưởng .

I.1. Socrates
Plato là học trò của Socrates cho nên trong hai tác phẩm Các Luật LệCộng Hòa, ông đã trình bày về các cuộc thảo luận của thầy ông với các học trò , cùng những ý nghĩ của ông.
Quan điểm cộng sản của các triết gia trước Marx chỉ là những nét phác họa. Theo Socrates, lý do chính đưa đến mâu thuẫn và chiến tranh trong thế giới là do óc chiếm hữu, phân biệt "của tôi", "của anh"." Socrates đã xây dựng quan điểm cộng sản của ông trên sự bình đẳng, vô giai cấp và lòng nhân đạo. Đó là một xã hội đầy tình thương, mọi người cùng chung nỗi buồn vui, và coi nhau như huynh đệ, như cha con. [1]

I.2. Plato
Plato cũng trình bày quan điểm của ông về một xã hội lý tưởng trong đó tư hữu bị bãi bỏ, đàn bà, trẻ con là của chung, mọi người được chia nhà cửa, ruộng đất. Plato cực đoan khi cho rằng mắt và tay cũng trở thành của chung , người ta cùng nhìn, cùng nghe và cùng hành động, tất cả mọi người cùng ca tụng hay cùng lên án, cùng vui cùng buồn vì cùng những lí do như nhau. [2]

Tuy có khuynh hướng cộng sản, ông vẫn chủ trương đa nguyên, đa dạng, không phải bắt tất cả thế giới phải trồng rau muống hay xuyên tâm liên. Trong tác phẩm Cộng Hòa,ông đã đề cập nhiều chế độ thay đổi nhau từ tốt đến xấu, từ quân chủ đến cộng hòa và độc tài tàn bạo.Có chế độ tàn bạo do vô sản nổi lên giết nhà giàu, có chế độ chuyên chế giết sạch những người đối lập, đày ải và sát hại dân chúng, nhưng các chế độ khác, vẫn có nhiều thành phần, nhiều giai cấp sống bên nhau, trong đó bao gồm người giàu kẻ nghèo, và có những giai cấp sống đời khắc khổ như nhà tu hành chính hiệu. Đó là giai cấp "bảo vệ" tức là giai cấp quân nhân, sống bằng đồng lương nhà nước, không tư hữu. . .,trong khi các giai cấp khác có tư hữu, và vợ con.[3]

I.3. Pierre-Joseph Proudhon
Ông viết "Tài sản là ăn cắp" (Property is theft! ). Đó là một khẩu hiệu của Proudhon trong quyển sách của ông nhan đề " Tài sản là gì? Một Tra Vấn về Nguyên Tắc của Quyền Hành và của Chính Phủ""in năm 1840 (What is Property? Or, an Inquiry into the Principle of Right and of Government.)

II.TƯ TƯỞNG CHỐNG CỘNG TRƯỚC MARX

II.1. Aristote
Aristote là học trò của Socrates sau cũng theo học Plato. Tư tưởng ông chống lại cả hai thầy ông. Ông chống việc đem đàn bà ,trẻ con làm sở hữu chung. Ông cho rằng việc này đưa đến cảnh cha con, anh em làm tình với nhau như vậy là loạn luân, phạm luật giao cấu với người đồng huyết thống. Ông cho rằng vợ chung ,con chung đưa đến tranh cãi, chém giết nhau vì không biết ai là ruột thịt, ai là người dưng nước lã. Ông cho rằng việc vợ chung, con chung là phi lý vì ai cũng bảo mấy đứa trẻ kia là con mình, vợ mình, vậy mỗi người có cả ngàn vợ, ngàn con , nhưng thực tế thì chẳng ai có trách nhiệm.Về vấn đề tài sản chung, ông cho rằng đường lối này đưa đến kèn cựa kẻ làm ít ăn nhiều, người siêng năng kẻ lười biếng, sao bằng tư hữu, mọi người hăng hái làm việc thì xã hội mới tiến bộ.

Tuy nhiên, ông rất tiến bộ khi
chủ trương đất đai có thể thuộc tài sản chung, hoặc thuộc tài sản cá nhân, hoặc một phần thuộc tư điền ,một phần thuộc công thổ. [4] Ông cũng chủ trương giáo dục bình đẳng cho trẻ nhà giàu cũng như trẻ nhà nghèo.[5]II.2.Thánh Augustine (354-430)
Ngài nói : xã hội không có sở hữu chỉ có thể tồn tại trên Thiên đường, chỉ tồn tại trong “Thời hoàng kim”, do mắc tội tổ tông mà loài người đã đánh mất (Richard Pipes. CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I).

II.3.James Harrington (1600s)
Ông phát biểu rằng bãi bỏ tư hữu lập chế độ cộng sản chỉ làm lợi cho bọn cai trị chiếm tài sản quốc gia và đàn áp dân chúng.(Wikipedia)

II.Tư tưởng Việt Nam
Người Việt Nam có tư tưởng nhân đạo nhưng trong truyền thống, người Việt Nam không thích chủ nghĩa cộng sản mặc dù sau 1930 chủ nghĩa cộng sản mới xuất hiện. Người Việt Nam nhận rõ chủ nghĩa cộng sản thông qua các việc sống chung trong xã hội, và làm các việc cộng ích như đắp đê, làm đường, hội hè, đình đám..Người Việt Nam chống cộng sản vì:
+Lòng nhân đạo:
Người Việt Nam vốn có lòng thương người, yêu hòa bình lại được tư tưởng từ bi của Phật giáo và nhân nghĩa của Nho giáo nên ghét sự gian ác, lưu manh của cộng sản. Tư tưởng Việt Nam là :
-Thương người như thể thương thân.."
-Dầu xây chín đợt phù đồ,
Không bằng làm phúc cứu cho một người.
+Tinh thần quốc gia:
Người Việt nam chống đối sự kỳ thị giai cấp, đấu tranh giai cấp, quốc gia là của toàn dân không phải do một đảng phái, giai cấp nào cai trị. Tinh thần đoàn kết dân tộc là nguyên tắc chính của người Việt Nam:
-Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
-Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
-Gà cùng một mẹ chờ hoài đá nhau.
+Chống cộng sản.
Người Việt Nam quân bình công và tư. Họ có tinh thần tập thể đồng thời có tinh thần tự do cá nhân."Trên vì nước, dưới vì nhà". Họ ghét chủ nghĩa cộng sản bóp chệt tự do cá nhân, và sáng tạo cá nhân:
-Sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người một mồ".
-Cha chung không ai khóc.
-Lắm sãi không ai đóng cửa chùa.
-Lắm thầy thối ma, lắm cha con khó lấy chồng. . .

III.KARL MARX & F. ENGELS

Trong TNCS, Marx đã xác nhận mục tiêu của người cộng sản là bãi bỏ tư hữu :
Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu "(TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II , 1 ).

Trong TNCS, Marx nói rõ bản ý của ông muốn tiêu diệt óc tư hữu vì tư hữu từ tích lũy sẽ phát sinh ra giai cấp tư sản là giai cấp bóc lột. Marx muốn chặt đứt gốc rễ của tư bản:
Điều kiện căn bản của sự tồn tại và sự thống trị của giai cấp tư sản là sự tích luỹ của cải vào tay những tư nhân, là sự hình thành và tăng thêm tư bản (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN I, 16).

Trong quyển Tư Bản Luận, Marx cũng nói:
" Sự chiếm hữu tư bản chủ nghĩa phù hợp với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là sự phủ định thứ nhất, nó phủ định cái quyền tư hữu xuất phát từ lao động cá nhân độc lập. Nhưng chính sự sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo nên sự phủ định bản thân nó. Đấy là sự phủ định sự phủ định. Nó khôi phục không phải là quyền tư hữu của người lao động mà là cái quyền sở hữu của anh, trên cơ sở những thành tựu của thời đại tư bản chủ nghĩa, trên cơ sở sự hợp tác và sự chiếm hữu chung những tư liệu sản xuất, trong ấy có đất đai ( Le Capital. Edition sociales I, 3, 205, trích Trần Đức Thảo, Vấn Đề Con Người. . . 141).

Khi cộng sản cầm quyền là họ chủ trương bãi bỏ tư hữu . Lúc này có hai việc xảy ra theo chủ trương của Marx. Việc đầu tiên là cướp tài sản của tư nhân, tịch thu ruộng đất, hãng xưởng, và ngân hàng của tư sản, thương gia, địa chủ và phú nông. Chính sách thứ hai là họ lập ra những nông trường, công trường bắt nhân dân phải làm nô lệ cho họ.Việc này Marx đã nói trong TNCS:

Trong những nước khác nhau, những biện pháp ấy dĩ nhiên sẽ khác nhau rất nhiều.
Nhưng đối với những nước tiên tiến nhất thì những biện pháp sau đây sẽ có thể áp dụng khá phổ biến:
1. Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.

2. áp dụng thuế luỹ tiến cao.
3. Xoá bỏ quyền thừa kế
4. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn
5. Tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.
6. Tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước.
7. Tăng thêm số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.
8. Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.
9. Kết hợp nông nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt thành thị và nông thôn.
10. Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em. Xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất - TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II , 6).

IV. PHÊ BÌNH CÁC TRIẾT THUYẾT & HIỆN THỰC XHCN
Có lẽ từ buổi đầu, nhân loại đã có những xã hội có tư hữu và xã hội không tư hữu. Cho đến ngày nay, trong các thành phố Âu Mỹ và trong rừng sâu vẫn có những bộ lạc, những cộng đồng sống theo đường lối cộng sản nhân ái và tự do. Ngay trong một số tôn giáo, các tu sĩ cũng là những người cộng sản vì họ không tư hữu và sống chung, nhưng tôn giáo khác cộng sản vì một bên hữu thần, một bên vô thần, một bên tìm thiên đàng trong kiếp sau, còn cộng sản thực hiện thiên đường tại thế. Nhưng đa số xã hội theo đường lối tư hữu. Sau đây là những ý kiến về bảo vệ tư hữu, chống bãi bỏ tư hữu.

IV.1. Vi phạm tư hữu là vô đạo đức Các nhà tôn giáo và đạo đức đã chú trọng khuyên dạy con người sống đaọ đức. Đức Phật đã dạy tam quy ngũ giới, trong đó có giới sát, giới đạo. Trong Mười điều răn (Exodus 20:2-17) có điều cấm trộm cướp. Đức Khổng cũng dạy nhân nghĩa lễ trí tín , tức là tôn trọng mạng người, tôn trọng tài sản của người khác.

IV.2. Vi phạm tư hữu là phạm pháp
Pháp luật các nước đều bảo vệ tư hữu, chống lường gạt, cướp bóc, khủng bố. Trước đây cộng sản tước đoạt tư hữu. Nay pháp luật cộng sản Trung Quốc và Việt Nam có điều khoản về tư hữu nhưng ruộng đất thuộc nhà nước. Riêng bọn cộng sản gộc và bà con lại được cấp sổ đỏ công nhận quyền sở hữu ruộng đất và chúng ngang nhiên cướp nhà cửa ruộng đất nhân dân. Pháp luật Mỹ bảo vệ quyền tư hữu.Điều IV và V luật pháp Mỹ quy định không được vi phạm đời sống, tự do và tài sản của dân chúng mà không căn cứ vào luật pháp. Nếu muốn dùng tư hữu thì phải bồi thường. Không một tiểu bang nào được vi phạm tư hữu của nhân dân Mỹ mà không căn cứ vào pháp luật.

Cộng sản cho rằng tư sản, địa chủ bóc lột . Đó là những quan niệm rất cực đoan và sai lầm Bất cứ thời đại nào cũng có nhiều cách làm giàu. Nhưng tựu trung có hai cách làm giàu là làm giàu chân chính và làm giàu bất hợp pháp. Làm giàu bất hợp pháp cũng có kẻ trọng tội, kẻ khinh tội.
Lại nữa, tư bản có nhiều loại. Chính Marx cũng cho rằng không những vô sản là nạn nhân của tư bản mà tư bản cũng là nạn nhân của tư bản vì thương trường là chiến trường, vì cuộc đời là cảnh cá lớn nuốt cá bé.

Vì bọn tư sản ngày càng cạnh tranh với nhau hơn và vì khủng hoảng thương mại do sự cạnh tranh ấy sinh ra. . . [. .]. Giai cấp tư sản sống trong một trạng thái chiến tranh không ngừng : trước hết chống lại quý tộc; sau đó, chống lại các bộ phận của chính ngay giai cấp tư sản mà quyền lợi xung đột với sự tiến bộ của công nghiệp, và cuối cùng, luôn luôn chống lại giai cấp tư sản của tất cả các nước ngoài (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN I , 11, 13).
Như vậy, Marx phải xét đến những tư bản suy yếu hay đã khánh tận mà tha tội cho họ vì họ cũng bị bóc lột, bị mất mát dưới móng vuốt của các đại tư bản. Thế nhưng không, Marx kết tội tất cả tư sản trong đó có cha mẹ ông và gia đình Engels!
Marx cũng nói rằng các tiểu thương, thủ công nghiệp đều là nạn nhân của tư bản mà trở thành vô sản ( I, 11). Thế mà ông lại coi họ là thành phần lưng chừng là phản động (I, 14).Ngay Lenin cũng coi nông dân là " tiểu tư sản", và tại Trung quốc , Việt Nam, trí thức bị khinh miệt và liệt vào hạng "tiểu tư sản", và giá trị không bằng cục phân. Quan niệm như vậy có phải là bất công và mù quáng không?

Như đã trình bày ở chương trước, giai cấp là một phân biệt không chính xác. Không một luật nào kết tội toàn thể một giai cấp vì trong mỗi giai cấp đều có người tốt kẻ xấu. Cộng sản kết tội toàn thể tư sản, địa chủ là bóc lột, không phân biệt tội nặng, tội nhẹ và giam giữ, chém giết không cần tòa án theo chủ trương "giết lầm mười người hơn bỏ sót một".

Tòa án nhân dân của cộng sản thực chất là một trò khủng bố tinh thần, không cần chứng cớ, luật pháp của thế giới văn minh.Thật ra cộng sản gán tội tư sản, địa chủ, phản động cho một số nông dân nghèo, và tiểu tư sản để khủng bố toàn dân trong đó có cả một số lớn đảng viên. Hành động của cộng sản Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và Kampuchia là vi phạm pháp luật của loài người văn minh.

IV.3.Tư hữu là Nhân quyền
Các triết gia, văn gia cho rằng tư hữu là quyền tự do của con người, và con người có quyền bảo vệ tư hữu. Nếu người ta chăm chỉ làm việc tạo nên tài sản bằng đôi tay , nước mắt và mồ hôi cùng trí thông minh sáng tạo thì đó là tài sản chính đáng, không thể cướp đoạt. Nếu người ta tình nguyện đem một phần hay toàn bộ tài sản nộp cho chính phủ, hay nộp cho cộng đồng là sự tự do lựa chọn của người ta.

Thomas Hobbes (1600s) nói " cho mọi người tài sản riêng". Câu nói của ông có lấy lấy từ Ciceron. William Blackstone (1700s) cho rằng các chủ đất có quyền giết những ai xâm phạm đất đai cho dù đó là nhân viên nhà nước.Charles Comte trong tác phẩm Quyền Tư Hữu (1834) chứng minh quyền tư hữu là chính đáng. Ayn Rand (19ọ5-1982) viết: Con người không thể tồn tại nếu không có thân thể, cũng vậy con người không thể tồn tại nếu không có quyền tư hữu.
Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền điều 17 và Tuyên ngôn nhân quyền của Pháp điều 17 đều bảo vệ quyền tư hữu

Ngoài ra, việc cưỡng bách lao động là vi phạm tự do con người. Trong thế giới cộng sản, con người mất quyền tự do lao động. Chính sách chuyên chính vô sản đã là vi phạm nhân quyền. Công sản nói dân chủ, tranh đấu cho vô sản, phục vụ nhân dân nhưng thực tế là bóc lột nhân dân, khủng bố nhân dân. Chính sách lao động nặng nề, quá sức con người, coi khinh giá trị con người của đảng cộng sản là một điều phổ biến trong thế giới cộng sản. Tư bản bóc lột nhưng cộng sản vừa bóc lột vừa tàn sát tập thể.

Đời sống tập thể đôi khi cũng cần thiết như trại lính, tu viện. Người và loài vật từ xưa đã biết sống tập thể. Đó là ý thức, là bản năng, là do tự nguyện, không có sự bắt buộc. Trong đời sống tập thể, con người vẫn có tự do cá nhân. Nói chung, từ xưa, cá thể và tập thể luôn ở thế quân bình, và tự do, tự nguyện. Chủ nghĩa cộng sản chủ trương tập thể, loại bỏ tự do cá nhân, trong đó có tự do tư tưởng và tự do lao động.

Khi đã cướp tài sản nhân dân tập trung vào tay nhà nước thì nhà nước trở thành chủ nhân ông, tài sản trong nước biến thành sở hữu quốc gia, sở hữu tập thể. Nhà nước làm chủ các công trường, nông trường cho nên nhân dân trở thành đàn bò, đàn cừu sống tập thể trong nông trại hay máy móc tập trung trong công trường.

Khi đã tập trung đông người như vậy, tất nhiên nhà máy, công trường, nông trường sẽ biến thành trại lính với kỷ luật sắt thép làm mất tự do con người.

IV.4. Tư hữu là bản năngTư hữu là bản năng của con người. Đứa bé mới đẻ đã biết giữ chặt lấy vú mẹ.Ngay loài vật mới lọt lòng mẹ đã đứng dậy bú mẹ vì nó biết vú mẹ là nguồn sống, là tư hữu của nó. Con mẹ cho con mình bú nhưng con của kẻ khác mon men lại gần thì đánh đuổi. Và loài vật như ong, kiến, nhện beo, cọp, đã biết tích lũy và chiếm hữu thực phẩm. Ở đây, con người cũng như loài vật có tư hữu và công hữu và họ chiến đấu cho công ích và tư lợi. Tổ chức xã hội từ đầu của con người và loài vật đều có công và tư phân minh, hòa hợp, không ai quá nặng về tư hữu hoặc quá nặng về công ích. Đó là những thái quá đưa đến sụp đổ tương tranh và mất quân bình.

Trong quốc gia hoặc cộng đồng, lãnh đạo, tổ chức phải có công bằng thật sự, phải có lãnh đạo sáng suốt thật sự, phải có phân công rõ ràng, nếu không sẽ bị các thành viên phản đối. và sẽ sinh ra bạo loạn. Kiến, ong, mối sống chung và tạo nên cuộc sống chung là cả tập thể cùng lao động và cùng hưởng thụ. Mọi thành viên phải được đối xử công bằng, không có cảnh phân biệt quần chúng với đảng viên, đảng viên cao cấp với đảng ciên cấp dười, không phân biệt thù, bạn, lý lịch tốt xấu , mọi người công bằng , không ai bóc lột, trấn áp ai.. Do đó mà tổ chức tập thể ong, kiến, mối sống mãi trăm ngàn năm hay triệu năm.

Tư hữu là bản năng, nếu diệt trừ bản năng sinh tồn thì sẽ đưa đến tai họa. Cá nhân sẽ chán nản, không tích cực làm việc, còn cộng sản hô hào bãi bỏ tư hữu thì bản năng chiếm hữu càng mạnh hơn, dẫn đến độc tài toàn trị, phung phí, chiếm đoạt tài sản quốc gia và cướp tài sản nhân dân. Nếu cấp lãnh đạo ngu dốt, gian ham, tàn bạo thì quốc gia suy vong, nhân dân sẽ chết đói tập thể, và sống tập thể trong tại tù vĩ đại của Siberia hay hay quần đảo Gulak. Vì cộng sản đi trái tâm lý con người, chống lại bản năng con người cho nên ngay tự đầu đã bị nhân dân các tầng lớp như tôn giáo, nông dân, trí thức và một số đảng viên chống đối cho nên Lenin , Stalin nổi điên lên mà giết sạch.

Richard Pipes đã phê phán quan điểm của chủ nghĩa Marx về sở hữu tư nhân là hoàn toàn sai.lầm: Luận điểm này cho rằng sở hữu tư nhân, mà nó cố gắng tiêu diệt, là một hiện tượng lịch sử nhất thời, chỉ tồn tại trong giai đoạn chuyển tiếp giữa chủ nghĩa cộng sản nguyên thuỷ và giai đoạn sau chót của nó mà thôi. Các chứng cớ hiện có đều chứng tỏ rằng đất đai, nguồn gốc chủ yếu của tài sản vào thời tiền sử, nếu không nằm trong tay nhà vua thì cũng nằm trong tay các bộ lạc, gia đình hay cá nhân riêng lẻ. Gia súc cũng như thương mại và vốn liếng luôn luôn và khắp nơi đều nằm trong tay tư nhân. Từ đó có thể rút ra kết luận rằng sở hữu tư nhân không phải là một hiện tượng nhất thời mà là một thành tố thường trực của xã hội và vì thế mà không thể bãi bỏ được.(CHU NGHĨA CỘNG SẢN VI, 2 ).

Trong thời Mao Trạch Đông, sinh viên, học sinh và nhân dân biều tình, đình công phản kháng. Ngay cả một số đảng viên cũng bất đồng ý kiến. Và sau khi Mao mất, cộng sản Đặng Tiểu Bình bãi bỏ chính sách kinh tế chỉ huy mà theo kinh tế thị trường, bãi bỏ nội dung cộng sản mà theo tư bản như Mao đã kết tội. Marx chủ trương diệt tư hữu, diệt giai cấp nhưng chính cộng sản sinh ra giai cấp mới, tư sản đỏ.Cuối thế kỷ XX, nhân dân Đông Âu và Liên Xô đã thủ tiêu chủ nghĩa Marx. Bệnh nan y kinh niên không thể một sớm một chiều mà bình phục, nhưng cơ bản là họ đã vứt sách của Marx vào thùng rác, và giật sập tượng đài Lenin.
IV.5. Cộng sản là không tưởng
Bãi bỏ tư hữu, thành lập một xã hội công sản là điều sai lầm. Tất cả những thuyết cộng sản trước Marx là không tưởng, mà triết thuyết của Marx cũng không tưởng.
Marx cũng như một số triết gia cho rằng thời cộng sản nguyên thủy là hoàng kim thời đại , và chế độ cộng sản nào cũng là thời đại hoàng kim. Plato cho rằng thời nguyên thủy, tài nguyên phong phú,con người sống bình đẳng, không có người giàu kẻ nghèo, người bóc lột kẻ bị bóc lột, mọi người thương yêu nhau, và sống hạnh phúc.[6]

Theo thiển kiến, tập thể nào và thời đại nào, người và vật đều có sự chiếm hữu. Cứ xem tổ ong, đàn kiến là sống tập thể vẫn có chiếm hữu tập thể, nhưng đàn trâu, đàn sói vẫn tranh giành thực phẩm với nhau và với loài khác. Loài vật cũng biết làm tổ, chiếm hữu con mái và bảo vệ trứng và bảo vệ và nuôi dưỡng con cái.

Richard Pipes cũng chống lại huyền thoại thời nguyên thủy hoàng kim này. Ông cho rằng thời cộng sản nguyên thủy, thời hoàng kim con người không tham lam, tranh giành chỉ là huyền thoại bởi vì qua những cuộc đào xới di tích mấy của ngàn năm trước, người ta thấy có sinh hoạt riêng tư, và tích trữ của cải. Ông viết :
Cần phải nói rằng lí tưởng về một “Thời kì vàng son” mà không có tư hữu chỉ là một huyền thoại, một sản phẩm của ước mơ chứ không phải là sản phẩm của trí nhớ vì các nhà sử học, các nhà khảo cổ học và các nhà nhân chủng học đã thống nhất rằng chưa ở đâu và chưa bao giờ có chuyện tư liệu sản xuất từng là của chung. Tất cả các sinh vật sống, từ những thực thể đơn giản nhất cho đến những sinh vật phát triển nhất đều cần phải kiếm thức ăn, mà như thế, phải có quyền sở hữu không gian sinh tồn. [. .]. Chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Israel cổ đại là nước đầu tiên có sở hữu tư nhân về ruộng đất.

Chúa Trời trong Cựu Ước nguyền rủa bất cứ kẻ nào dám di chuyển các phiến đá ngăn cách, trong Kinh Cựu Ước còn có mấy cuốn có những đoạn nói về các gia đình hoặc một số người có ruộng đất và bãi chăn thả riêng. Nhưng việc sở hữu ruộng đất ở Israel cổ đại còn bị hạn chế bởi một loạt qui ước về tôn giáo và chủng tộc. Chỉ ở Hy Lạp cổ đại là từ xa xưa đất đai đã là tài sản riêng. Nói cách khác, không có bằng chứng nào chứng tỏ rằng ở một thời rất xa nào đó đã từng có những xã hội không biết đến “cột mốc biên giới và hàng rào”, chưa từng có xã hội nào không công nhận “của tôi” và “của anh”
(CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I , 1)

Richard Pipes cũng đả kích những ai dựa vào Thiên chúa giáo để tuyên truyền cho thuyết cộng sản. Ông viết:

Nhiều người có quan niệm lầm lẫn rằng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chỉ là kiến giải mang tính thế tục, hiện đại, của Thiên chúa giáo mà thôi. Nhưng sự khác nhau, như Vladimir Sovoliev đã chỉ rõ, nằm ở chỗ nếu Chúa Giêsu chỉ kêu gọi các đồ đệ của ông từ bỏ sở hữu của chính họ thì các nhà xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa lại muốn tước đoạt sở hữu của người khác. Hơn nữa, Chúa Giêsu chưa bao giờ kêu gọi người ta phải sống trong nghèo đói, ông chỉ nói rằng người nghèo thì dễ được cứu chuộc hơn mà thôi. Câu nói nổi tiếng của Thánh Phao Lồ về tiền bạc cũng hay bị người ta trích dẫn sai: ông không nói rằng “tiền là nguồn gốc của tội lỗi” mà cho rằng nguồn gốc của tội lỗi là “tình yêu đối với tiền bạc”, nói cách khác, nguồn gốc của tội lỗi là lòng tham. Thánh Augustine từng hỏi: “Vàng là vật không tốt sao?” và ông đã trả lời: “Không, vàng là tốt. Nhưng kẻ ác dùng vàng để làm điều ác, còn người thiện thì dùng vàng vào việc thiện” (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I , 1).

Trong Utopia, Thomas More đã mô tả một đời sống tập thể và mọi người bình đẳng. Nhưng bình đẳng là sao? Người cộng sản đầu tiên đã tưởng rằng sau khi lập chế độ cộng sản là sẽ xóa giai cấp, xóa bộ máy nhà nước. Tư tưởng cộng sản đã dẫn đến tư tưởng vô chánh phủ. Nhưng đó là hoang tưởng.

Richard Pipes phê bình Utopia như sau:
Nhưng đấy không phải là vùng đất tốt đẹp như ngày nay ta quan niệm về Utopia, đấy là một xã hội rất nghiêm khắc và tuân theo các qui định rất khắt khe, tất cả mọi người đều mặc như nhau, đều sống trong những ngôi nhà giống nhau, không được đi đâu nếu chưa có giấy thông hành, không được tự ý thảo luận các vấn đề xã hội, hình phạt có thể là tử hình. Tiền bị bãi bỏ, vàng bạc được dùng để chế tạo ra những cái bô dùng vào ban đêm. Đề tài chung của những tác phẩm không tưởng sau này, cũng như của More, đều xoay quanh việc thiếu vắng sự giàu sang cá nhân, cũng như việc sử dụng bạo lực của xã hội đối với cá nhân con người: cả trong lí thuyết lẫn trên thực tế, Utopia nghĩa là cá nhân phải khuất phục chính quyền, con người buộc phải làm cái mà nếu được tự do anh ta có thể không muốn làm (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I , 1).

Trong Hệ Tư Tưởng Đức, Marx mơ mộng một xã hội tự do, hạnh phúc dưới cây đũa thần cộng sản:
“Trong xã hội cộng sản, nơi không có ai bị giới hạn lĩnh vực hoạt động nhất định… xã hội điều tiết toàn bộ quá trình sản xuất và vì vậy sẽ tạo điều kiện cho tôi hôm nay làm việc này, ngày mai làm việc khác, sáng đi săn, giữa trưa đi câu cá, chiều chăn gia súc, sau bữa ăn tối thì làm phê bình - tuỳ thích – và không vì thế mà biến tôi thành thợ săn, ngư dân, người chăn nuôi hay nhà phê bình.”Đây là một điều không tưởng và cũng là một điều mâu thuẫn vì chính Marx trong TNCS đã đề ra việc Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.Khi đã cưỡng bách và khi thi hành vô sản chuyên chính thì sao mà có tự do trong lao động?
Tại Liên Xô, công nhân không được vắng mặt, và kể từ năm 1930, một hệ thống "giấy phép đi đường" được áp dụng theo đó không một người dân một tỉnh này được phép đi qua tỉnh khác nếu không có giấy phép di chuyển của công an. Trong tình trạng này, làm sao công nhân Marx có thể bỏ việc mà đi câu cá?Điều này càng rõ rệt trong chế độ của Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và Pol Pot. Marx không tưởng và cũng là dối trá.

IV.6. Nhân dân mất động cơ lao động

Bãi bỏ tư hữu đã gây ra nhiều bất lợi cho cá nhân và xã hội.Việc đầu tiên là người ta sinh ra biếng nhác. Đa số con người tích cực làm việc là cho tương lai của họ: " Ăn khi no, lo khi đói". Họ còn làm việc để giành cho con, cháu họ.: "Truyền tử lưu tôn". Nay sống trong chế độ cộng sản, họ không cần làm nhiều vì làm nhiều thì bản thân họ và con cái họ chẳng được lợi gì.

Trong trường hợp, không có tư hữu, con người không chịu trách nhiệm, phó mặc việc chung cho trời đất. Ngày xưa con người có lý tưởng quốc gia. Một số người có tinh thần quốc gia và xã hội cao. Nhưng quyền lợi quốc gia và bản thân phải gắn bó nhau:"Trên vì nước, dưới vì nhà".Trong những trường hợp cần thiết, con người có thể hy sinh bản thân cho quốc gia, xã hội. Nếu không có lợi ích cho bản thân và quốc gia thì ai cũng không muốn làm việc. Cộng sản bắt mọi người hy sinh cá nhân cho tập thể, nhưng tập thể của cộng sản là một danh từ trống rỗng, thực chất là phục vụ những lãnh tụ gian ác và phục vụ quyền lợi Nga Tàu.
Tục ngữ Việt Nam có câu: " Lắm thầy thối ma, lắm cha con khó lấy chồng"Không tôn trọng trí thức và tự do thì không có sáng tạo.Ban đầu cộng sản cực đoan đưa ra vấn đề sáng tác tập thể không đề tên cá nhân tác giả cho nên công cuộc nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật suy sụp. Sau họ bỏ việc này, một số cộng sản dốt nát, lười biếng nhưng gian manh, thích lập thành tích,họ đã cướp công trình chung mà đề tên cá nhân họ vào.

Bọn này là những kẻ có thế lực hoặc kẻ nịnh hót của đảng CS.Lại nữa, chế độ cộng sản hà khắc, bọn chính trị viên, bọn công an văn nghệ ưa vạch lá tìm sâu trong cái chủ trương đảng tính, giai cấp tính, lập trường công nông và hiện thực XHCN đã ngăn chận lao động khoa học và sáng tạo. Vì các lẽ trên, các nhà khoa học và văn nghệ sĩ chỉ làm cầm chứng và chỉ làm khi có lệnh.Về công nông nghiệp cũng vậy. Công nhân, nông dân bị đói rét, đau ốm không được nghỉ ngơi lại thiếu thuốc men, nhất là tại Nga thời Lênin, Stalin, công nhân, nông dân phải chịu đói,rét mà làm việc ngoài trời dưới 45 độ âm thì làm sao mà tích cực, làm sao mà có hiệu quả?

Trước khi Marx viết TNCS, có nhiều ý kiến phê bình chủ nghĩa cộng sản. Người ta bảo rằng chủ nghĩa cộng sản bãi bỏ tư hữu sẽ làm cho con người biếng nhác. Trong TNCS, Marx đã phản biện:
Người ta còn phản đối lại rằng xoá bỏ chế độ tư hữu thì mọi hoạt động sẽ ngừng lại, thì bệnh lười biếng sẽ phổ biến sẽ ngự trị. Nếu quả như vậy thì xã hội tư sản phải sụp đổ từ lâu rồi do tình trạng lười biếng, vì trong xã hội ấy, những người lao động thì không được hưởng, mà những kẻ được hưởng lại không lao động. Tất cả sự lo ngại chung quy chỉ là luận điệu trùng phức cho rằng không còn tư bản thì cũng không còn lao động làm thuê nữa .TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II ,4)

Marx nói đúng, chính tư bản cũng lười. Mà nói rộng ra từ xưa tới nay một số giàu có thì sinh ra hưởng thụ và lười biếng chứ không gì tư bản. Ngày nay, các ông cộng sản đã thành tư sản đỏ, họ và con cháu họ cũng ăn chơi đủ kiểu. Nhưng Marx quên một điều quan trọng, trong xã hội có hai hạng là hạng chăm chỉ và hạng lười biếng. Nhờ chăm chỉ, cần cù mà làm nên sự nghiệp. Sau khi thành công, họ vẫn tiếp tục hoạt động. Nếu tư sản mà lười biếng thì không hại ai. Một ông chủ lười biếng thì một hãng suy sụp, nếu trong chế độ cộng sản, hàng triệu công nhân, nông dân lười biếng, chán nản thì cả nền sản xuất tập thể phải đình trệ và suy sụp!

Richard Pipes đã nói đến vấn đề này:
Thỉnh thoảng ở phương Tây lại xuất hiện các công xã cộng sản tự nguyện. Một trong những công xã như thế là Công ty Virgin ở Jamestown, được thành lập vào năm 1607; năm 1825 Robert Owen thành lập một công xã lấy tên là “Sự hoà hợp mới” ở Indiana. Tất cả các thử nghiệm như thế trước sau gì cũng thất bại vì không thể giải quyết được vấn đề “những kẻ lười biếng”, tức là những thành viên công xã chỉ muốn ăn mà không muốn làm (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I , 2)

Nếu trong xã hội công chính thì công nhân, nông dân còn cố gắng làm việc, nhưng khi gặp người lãnh đạo tham nhũng, tập đoàn cai trị tàn bạo, khắt khe và bóc lột thì dân chúng lại càng chán nản, không thiết lao động. Và đó cũng là một cách tranh đấu bất bạo động.

Trong XHCN, công trạng các công nhân, nông dân và chiến sĩ chỉ tạo danh vọng và quyền lợi cho giai cấp đảng thống trị. Nhiều công trình hợp tác hay tập thể về nghiên cứu khoa học đã bị người ta đứng tên và cướp công lao. Các chiến sĩ thi đua, các anh hùng lao động thực ra là những thêm thắt, bịa đặt.

Tại Việt Nam, dân chúng sau 1954 đã nói lên tình trạng nịnh hót, phe đảng , bất công và tham nhũng khiến cho dân chúng không hăng hái làm việc trong các công trường, nông trường và HTX:
-Thằng làm thì đói
Thằng nói thì no. . .
-Một người làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ mua nhà sắm xe.
-Vào nhà thủ trưởng mà tuởng rằng kho"

Nhiều sự kiện minh chứng cho suy nghĩ này là đúng.
+Trong nông nghiệp, cộng sản bỏ ra 5% đất đai cho dân tự canh tác.Với 5% này, nhân dân sản xuất 30% hoa màu.
+Trước 1986, với chế độ tập đoàn, nông dân đói. Khoảng 1986, cộng sản bỏ chế độ Hợp tác xã, đặt ra khoán, tức là chia ruộng cho nhân dân làm rẽ. Từ đó Việt Nam xuất cảng gạo.

Người cộng sản cũng biết chủ nghĩa cộng sản là thất bại vì đứa trẻ tiểu học cũng biết làm bài toán tam suất:
5% đất tư thì thu hoạch 30% sản phẩm
1% đất tư thì thu họach 30% :5 = 6% sản lượng
100% đất tư thì thu hạch 30%:5 x 100% =600%

Bài toán tam suất là như thế nhưng áp dụng thực tế sẽ sai lầm. Với 5% đất đai, con người đạt được 30% sản lượng, nhưng diện tích càng tăng thì năng suất sẽ giảm vì sức ngưòi có hạn. Dẫu sao, không đạt 600% thì cũng đạt 100% hơn là quốc doanh thua sút, hao hụt vì nhiều lý do. Ta có thể nói tư hữu thì sức làm việc hiệu quả hơn quốc doanh. Như vậy , bãi bỏ quốc doanh, HTX, trả đất đai cho nông dân tự canh tác thì sản phẩm sẽ tăng nhiều hơn là nằm trong tay cộng sản. Điều này rõ rệt là khi Việt Nam bỏ HTX thì có gạo xuất khẩu.

Họ biết là sai nhưng phải làm vì mục đích chính trị mặc dù nguy hại cho nhân dân.
Nhưng họ không thể bỏ chính sách tập đoàn, tập thể , và lập trường vô sản vì làm như vậy là trái với triết thuyết của Marx, với đảng cộng sản. Họ sẽ bị các đồng chí kết tội họ, đuổi họ ra khỏi đảng hoặc họ sẽ bị giam cầm nhục nhã. Đó là trường hợp của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, Trần Xuân Bách , Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang. . .

Phải chờ khi Đặng Tiểu Bình "đổi mới", bãi bỏ HTX, mở cửa giao thương thì Việt Nam mới đi theo chính sách này. Trần Xuân Bách đi quá sớm trong chủ trương "khoán " nên bị các đồng chí bảo thủ của ông đánh gục.

IV.7. Giai cấp thống trị. Giai cấp mớiCộng sản chủ trương bãi bỏ tư hữu, nhưng trên lý thuyết và thực tê, điều này không làm đưọc vì tài sản lúc nào cũng có người làm chủ, có người chiếm hữu. Bãi bỏ tư hữu nghĩa là chuyển tài sản nhân dân vào tay một chủ nhân khác. Tài sản không đổi, nhưng chủ nhân thay đổi. Tài sản của nhân dân sau khi bị tịch thu hay quốc hữu hóa cũng sẽ bị tư hữu hóa, tức là tài sản từ tay nhân dân sẽ lọt vào đại chủ nhân ông cộng sản. Sở hữu quốc gia bây giờ lọt vào tay một người như thời quân chủ hoặc lọt vào tay một tập đoàn gọi là giai cấp thống trị, tức là giai cấp mới nhưng dẫu sao Tổng bí thư cộng sản vẫn là ông chủ lón nhất.
Cộng sản luôn mượn danh nghĩa tranh đấu cho vô sản nhưng khi thành công, họ chiếm mọi quyền lợi, rõ ra họ chỉ phục vụ cho bản thân , trái lại họ còn đàn áp dân vô sản, gán cho họ tội tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, phú, nông và phản động. Cộng sản đã trở thành giai cấp thống trị tàn ác hơn quân chủ. Cộng sản bảo rằng họ san bằng bất công xã hội, nhưng chính họ lại dựng lên một giai cấp mới mà màu sắc ảm đạm, và rùng rợn hơn quân chủ và tư bản. Modivan Djilas là người đầu tiên gọi cộng sản là giai cấp mới.

Ông viết:

Dù sử dụng bất cứ định nghĩa nào về giai cấp, kể các định nghĩa mac-xít nữa, ta đều đi đến kết luận: tại Liên Xô và các nước cộng sản khác đã xuất hiện một giai cấp mới, giai cấp hữu sản và bóc lột. ( GIAI CẤP MỚI IV , 1)

Ông cho rằng giai cấp mới này mang hai chứng bệnh nan y phổ biến trong thế giới cộng sản:
Quyền lực, nghĩa là quyền phân phối tài sản quốc gia, sẽ tạo ra cho những kẻ có quyền đó các ưu đãi về vật chất nhất định sẽ kéo theo thói ham hố quyền lực, giả dối, ninh bợ, ghen tị. Tham quyền và chủ nghĩa quan liêu ngày càng phát triển là hai căn bệnh nan y của chủ nghĩa cộng sản.
( GIAI CẤP MỚI IV , 4)

Khi bãi bỏ tư hữu thì tài sản quốc gia lọt vào tay cộng sản, nhân dân trở thành nô lệ. Chính từ đó sinh ra những tệ đoan và tai họa.

IV. 7.1. Kém khả năng chuyên môn, độc đoán, tham lam

Nắm quyền lực và tài sản to lớn, các lãnh tụ cộng sản tự coi mình là thiên tài, là trí tuệ đỉnh cao, mặc sức vạch kế họach này, kế họach kia. Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông tham lam, muốn tiến nhanh tiến mạnh vượt tư bản cho nên đã bắt dân làm việc quá sức khiến cho nông dân, công nhân chết đói. Đã thế, họ khinh miệt trí thức, khủng bố và sát hại trí thức cho nên thiếu chuyên viên. Lenin, Stalin, đã mời chuyên viên ngoại quốc về làm việc, còn Mao Trạch Đông thì cực đoan, tin rằng nông dân với ý chí sắt đá sẽ thành công, không cần bọn trí thức tư sản và kỹ thuật tư bản. Tư duy giáo điều, nhiều tham vọng của Mao trong Bước Đại Nhảy Vọt đã giết hàng triệu dân Trung Hoa .

Cộng sản độc đoán, khinh thường chuyên môn nên thất bại trong khi tư bản thành công vì họ chú trọng yếu tố kinh tế. Marx không phải là một kinh tế gia. Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông dù có chút học vấn, có chút tài năng trong nghề cướp chính quyền nhưng lại không phải là chuyên gia kinh tế, ấy thế mà họ lại vạch những kế họach vĩ đại, thất bại là đương nhiên.

Đó là nói về các lãnh đạo cao cấp. Còn cấp dưới thì sao? Tại Liên Xô, và Trung Quốc, và Việt Nam sau khi chém giết, tù đày và đuổi trí thức, cùng giết hại các tầng lớp nhân dân thì hàng ngũ trí thức không còn bao nhiêu. Với chính sách vô sản chuyên chính, họ đưa công nhân, nông dân lên cầm quyền tất nhiên có lợi về chính trị nhưng cũng có hại về chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa.

Theo Richard Pipes, cuộc khảo sát được thực hiện ở Liên Xô vào năm 1922 cho thấy chỉ có 0,6 phần trăm đảng viên có bằng tốt nghiệp đại học và 6,4 phần trăm có bằng tốt nghiệp trung học. Trên cơ sở các số liệu đó, một nhà sử học Nga đã đưa ra kết luận là 92,7 phần trăm đảng viên không đủ kiến thức ngõ hầu thực hiện các nhiệm vụ mà đảng giao phó (4,7 phần trăm đảng viên là người mù chữ).(CHU NGHĨA CỘNG SẢN VI ,3)

Lenin, Stalin, Mao, Hồ đã đưa các nông dân lên cầm quyền tại các xã thôn, tỉnh, huyện, các viện bộ, các công trường, nông trường và các hãng xưởng. Những người này ít học, lại không có chuyên môn, không rành việc quản lý lại hách dịch, tham lam, gian dối, cho nên họ làm những việc phá hoại đất nước.

Nếu họ có biết một chút chuyên môn cũng còn đỡ. Đằng này, họ không biết gì cả mà ngang nhiên chỉ đạo việc đào thủy lợi khiến cho mùa mưa nước ngập, mùa hè nước cạn. Họ muốn ra oai và tỏ ra có tài, họ coi khinh kinh nghiệm nhân dân.Nhân dân Củ Chi có nhiều đất phèn, thường để trồng lác, còn ruộng tốt thì trồng lúa. Sau 1975, cộng sản, chỗ nước mặn , đất phèn lại bắt trồng lúa trồng thơm như ở nông trường Củ Chi, trong khi nơi đất trồng lúa lại ra lệnh trồng lác, trồng đay. Sau 1975, cộng sản vỗ ngực khoe rằng tất cả họ đã tốt nghiệp trường đại học chống Mỹ thì trên thế giới không còn ai giỏi hơn họ!

Họ kẻ khẩu hiệu " đảng cộng sản bách chiến bách thắng". Và họ luôn miệng khoe rằng họ tài giỏi" Kẻ thù nào cũng đánh thắng, khó khăn nào cũng vưọt qua." Và từ đó, họ đưa những đại tá, trung tá, đại úy vốn là nông dân chỉ quen trận mạc nhưng chưa từng học và có kinh nghiệm hành chánh, kinh tế, và khoa học, kỹ thuật làm giám đốc các công ty, hãng, xưởng. Trong một đất nước mà kỹ sư phải theo lệnh cán bộ nông dân thì làm sao mà đạt kết quả trong khoa học, kỹ thuật và công, nông, thương nghiệp? Nhà tư bản có thể là người không học nhưng họ rành việc quản lý, giỏi lao động và biết trong người chuyên môn làm việc cho họ vì lợi ích kinh tế.Còn cộng sản vì óc bè phái, vì tính đảng, vì đặt nặng về chính trị ( hồng hơn chuyên ) cho nên thất bại nhiều bề là một chuyện không phải lạ.

Trong khi quân chủ chú trọng yếu tố văn hóa và đạo đức, tư bản chú trọng yếu tố chuyên môn, cộng sản lại chú trọng yếu tố giai cấp nên họ đã gây thảm họa cho đất nước.

Richard Pipes viết:
Cách quản lí mang tính nghiệp dư như thế cộng với nội chiến đã dẫn đến kết quả là tất cả các chỉ tiêu sản xuất đều sụt giảm một cách không thể cứu vãn được. Năm 1920 tổng sản phẩm của ngành công nghiệp nặng chỉ bằng 20% năm 1913; than còn 27%, sắt 2,4%. Năm 1921 số công nhân làm việc trong ngành công nghiệp giảm một nửa, mức sống của họ giảm chỉ bằng một phần ba trước chiến tranh . Một chuyên gia cộng sản nói rằng kinh tế Liên Xô giai đoạn 1917-1920 đã rơi vào một thảm hoạ “chưa từng có trong lịch sử [...] ”Đáp lại những cuộc đàn áp chống lại nông dân, cả người giầu lẫn người nghèo, là sự sụt giảm diện tích canh tác vì nông dân không muốn “dư thừa” để khỏi bị tịch thu. Đồng thời vì ngựa đã bị đưa ra mặt trận, sức kéo giảm cũng dẫn đến năng suất giảm. Sản lượng ngũ cốc giảm từ 78,2 triệu tấn vào năm 1913 xuống còn 48,2 triệu tấn vào năm 1920. (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN II ,9)
Việc này cũng đã xảy ra tại miền Nam. Sau 1975, cộng sản đánh thuế các vườn cây ăn trái để bắt dân trồng lúa thì dân chặt trụi vườn. Cộng sản bãi bỏ kinh doanh cá thể, bắt dân vào HTX thì dân chỉ cày cấy đủ ăn. Kết quả toàn quốc đói.


IV. 7.2. Dối trá & Tàn ác ( Vô sản chuyên chính)

Nói đến cộng sản thì phải nói rằng dối trá và tàn ác là hai tính chất của cộng sản.Lý luận của Marx mâu thuẫn.Một đằng ông bảo là chỉ bãi bỏ tư hữu của tư sản mà thôi nhưng đoạn sau ông lại bảo " những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là "xoá bỏ chế độ tư hữu".

Như vậy là vô sản hay tư sản, bóc lột hay bị bóc lột đều bị tội như nhau, đều bị tước quyền tư hữu là một quyền thiêng liêng của con người mà quân chủ và tư bản đầu tôn trọng. Như vậy, vấn đề đấu tranh giai cấp là không cần phải nói nữa. Marx chú trọng đấu tranh giai cấp là chỉ tuyên truyền, gây căm thù trong lòng người, tạo cuộc chiến trong quốc gia để cộng sản thủ lợi.

Marx chỉ đem vấn đề đấu tranh giai cấp để biện minh cho việc cướp tài sản tư bản như kiểu "thế thiên hành đạo" của bọn Lương Sơn Bạc. Marx cũng dùng vấn đề đấu tranh giai cấp, kết tội tư bản để che giấu tội ác của ông trong việc xướng xuất thủ tiêu tư hữu của con người. Như vậy cuối cùng, không riêng tư sản bị cướp nhà cửa, tài sản mà nhân dân các giai cấp đều bị cộng sản lột da!

Hơn nữa, tịch thu tài sản tập trung trong tay nhà nước rồi sao? Đất nước có thịnh vượng không? Nhân dân có hạnh phúc không? Marx và Lenin bảo sau khi cướp chính quyền, cộng sản sẽ tạo một thiên đường, nào là tự do, no ấm, nào là làm theo sở thích, hưởng theo nhu cầu, xã hội bình đẳng, bốn bể là anh em một nhà.Những lời này là không tưởng mà cũng là dối trá vì vô sản chuyên chính thì đâu còn tự do, dân chủ. Không còn tự do, dân chủ thì dù cơm no, áo ấm cũng vẫn đau khổ huống hồ mất tự do và mất cơm áo.

Theo Marx, việc loại bỏ tư hữu chính là điều kiện cần thiết của tự do chân chính. Phải giải thoát khỏi sự phụ thuộc đó thì nhân loại mới đạt đến sự tự thể hiện hoàn toàn. Phân công lao động sẽ biến mất và người ta có thể tự do chuyển từ công việc này sang công việc khác.Trong Hệ Tư Tưởng Đức, Marx mơ mộng một xã hội tự do, hạnh phúc dưới cây đũa thần cộng sản nhưng đó chỉ là những lời tuyên truyền, quảng cáo của đám bán thuốc dán ngoài chợ.
Làm sao trong chế độ cộng sản, con người được tự do một khi chính Marx ban lệnh cưỡng bách lao động? Làm sao một người dân có quyền chuyển từ việc này sang việc khác trong khi đảng nắm quyền kiểm soát hầu bao và việc đi lại của nhân dân?Khi đã vào công trường, nông trường, hàng triệu dân Liên Xô , Trung Quốc đã chêt, vì đói, lạnh, thiếu thuốc men và làm việc quá sức:
" Làm ngày không đủ
Tranh thù làm đêm
Làm thêm ngày nghỉ".

Ngoài ra, công nhân, nông dân, phụ lão,thanh thiếu niên mỗi tối phải đi sinh hoạt, đi học tập, làm sao có thì giờ nhàn du như Marx? Khoảng 1930, Liên Xô ra lệnh cấm công nhân vắng mặt trong giờ làm việc và cấm di chuyển từ nơi này qua nơi khác. Muốn đi xa phải trình lý do chính đáng để được nghỉ và có giấy thông hành.Ông công nhân Marx muốn tù rũ xương hay sao bỏ việc này nhảy sang việc khác và bỏ đi câu cá, đi săn ?


Plato nói đến xã hội cộng sản, là nói đến việc tạo hạnh phúc cho mọi người, không phân biệt vô sản hay hữu sản, và không chủ trương thù oán , kỳ thị hay sát hại một giai cấp nào trong khi cộng sản đã nắm chính quyền, đã giết hại các tầng lớp nhân dân mà vẫn phân biệt vô sản, tư sản, thù và bạn. Socrates, Plato nói đến giai cấp thống trị và giai cấp bảo vệ. Hai giai cấp này đều là người có tài đức, nhất là giai cấp cai trị phải có vua triết gia, và triết gia làm vua. Ý tưởng này cũng giống quan điểm Nho giáo về vua thánh tôi hiền. Ông cho rằng xã hội muốn tiến bộ và thịnh vượng thì phải chú trọng giáo dục, ý thức lẽ phải và pháp luật. Còn cộng sản thì chủ trương đưa vô sản lên nắm quyền, chủ trương đàn áp, tàn sát nhân dân, đặc biệt là diệt trừ trí thức,tư sản và tu sĩ, bất chấp pháp luật và lẽ phải.

Marx bãi bỏ tư hữu là muốn tiêu diệt nguồn gốc sinh tư bản bóc lột, nhưng Marx đã lầm. hoặc dối trá. Một khi tài sản toàn dân lọt vào tay nhà nước thì nhà nước trở thành một đại tư bản. bóc lột. Nhà nước là danh từ trừu tượng mà thực tế quyền bính nằm trong tay một thiểu số chóp bu quây xung quanh Tổng bí thư đảng có quyền uy tối thượng. Óc tư hữu không bao giờ chết. Nó sống mạnh trong lòng người cộng sản cho nên họ sẽ lãng phí, tham ô, và đi đến việc ngang nhiên cướp tài sản xã hội, bán nước, cướp bóc nhân dân. Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, Lenin, Stalin, Mao, Hồ, Pol Pot đã giết người không gớm tay!


Khi bãi bỏ tư hữu, bắt nhân dân lao động cưỡng bách, tịch thu tài sản giáo hội và giết hại tăng lữ thì cộng sản đã làm cho nhân dân bất mãn.Nhất là cộng sản áp dụng vô sản chuyên chính, khủng bố và sát hại nhân dân thì bất mãn lên cao độ. Khi thất bại trong các kế họach, cộng sản đã không hối ngộ, lại đổ lỗi cho nhân dân và ra tay sát hại nhân dân. Stalin cho rằng kế họach của ông thất bại là do dân Kulak, dân tộc thiểu số và các tôn giáo chống đối nên đã giết hại và đày ải hàng triệu người đi Siberia. Mao Trạch Đông sau thất bại Bước Đại Nhảy Vọt cũng đổ lỗi cho tư tưởng tư sản sống lại trong nhân dân và cán bộ cho nên ông bày ra trò Cách Mạng "vô "Văn hóa bỏ tù, làm nhục và giết hại hàng triệu nhân dân và đảng viên.

Cộng sản tàn ác đối với toàn thể nhân dân. Những kẻ họ gọi là quân thù là những người dân nghèo vô tội bị gán cho nhãn hiệu tư sản, tiểu tư sản , địa chủ và phản động. Cộng sản Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam đã giết những đảng viên tốt và những người đã ủng hộ họ, nuôi nấng họ. Đó là điều mà cổ nhân gọi là bất nhân, bất nghĩa. Họ cần làm thế để khủng bố mọi người để bảo vệ ngai vàng của họ.

Họ tưởng làm thế thì công nhân, nông dân sợ mà tích cực làm việc. Họ không biết rằng chính chủ trương vô sản chuyên chính của Marx, chính sách tàn bạo của Lenin, Stalin, Mao, Hồ làm cho nhân dân xa lánh họ, và mất hiệu quả kinh tế. Người Việt Nam nói : " Nếu cột đèn biết đi thì nó cũng vượt biên" là một chân lý và cũng là một thực tế Việt Nam. Lenin kết tội tư bản gian ác khi ông nói " Người với người là lang sói" nhưng câu này áp dụng cho cộng sản thì đúng hơn. Và ta có thể nói rằng " đồng chí với đồng chí là lang sói"! Stalin chết có lẽ do các đồng chí thân cận ông đầu độc. Họ làm thế là muốn trừ diệt một bạo chúa cho nhân dân họ, nhất là cho bản thân họ. Họ sợ không biết ngày nào bản thân họ cũng bị lão điên Stalin bắt giam, bắt thú những tội mà họ không làm rồi đem ra xử bắn!

IV.7.3. Bóc lột
Milovan Djilas đã cho rằng bãi bỏ tư hữu thì tài sản quốc gia sẽ nằm trong tay một nhóm người thì họ trở nên độc tài, coi khinh con người và giá trị lao động.Việc này cũng đưa đến hệ quả là nhân dân lánh xa chế độ và không thiết tha với lao động và sản xuất. Đảng khinh dân, dân chán đảng, hai yếu tố này liên hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại với nhau. Ông viết

Khi toàn bộ sở hữu đã nằm trong tay của một nhóm người thì kết quả và ý nghĩa của nền sản xuất cũng trở thành vô giá trị đối với ngay chủ nhân của nó. Tiền lương và điều kiện lao động cũng như sức lao động trở thành những khái niệm trừu tượng, vô hồn, chỉ là các định mức và hệ số mà thôi. Kết quả hoạt động của từng xí nghiệp hoặc lĩnh vực không có hoặc có rất ít ý nghĩa đối với thu nhập của người lao động. Đấy là nói chung, tuỳ vào điều kiện và nhu cầu, dĩ nhiên là có những trường hợp ngoại lệ. Cách đặt vấn đề như thế nhất định sẽ dẫn tới sự bàng quan của người lao động và cuối cùng là dẫn đến chất lượng kém, lãng phí tài nguyên, v.v... Những người cộng sản luôn luôn kêu gọi nâng cao năng suất lao động nhưng họ đã bỏ qua không thèm nghĩ đến việc sử dụng có hiệu quả sức lao động nói chung (GIAI CẤP MỚI V ,7) .
Theo Richard Pipes, đời sống của công nhân, nông dân thời Lenin, Stalin còn tệ hơn thời Nga hoàng.Ông viết:
Bằng những lời hứa hẹn rằng “xây dựng xong chủ nghĩa xã hội” thì đời sống sẽ được nâng cao, chính phủ đã động viên được nhiệt tình lao động. Nhưng đấy là chiếc bánh không dành cho những người dân thấp cổ bé miệng. Trên thực tế, mức sống ngày một thấp đi vì tiền đầu tư cho công nghiệp càng phình ra thì lương công nhân sẽ càng phải teo lại. Năm 1933 đồng lương thực tế của công nhân hạ xuống chỉ còn bằng một phần mười thời chưa chuyển sang công nghiệp hoá (1926-1927).[. .].Sau khi tập thể hoá, tình cảnh người nông còn khốn cùng hơn cả dưới thời chế độ nông nô, vốn tồn tại ở Nga cho đến năm 1861, lúc đó, dù là nông nô nhưng người nông dân vẫn được quyền làm chủ (trên thực tế) mùa màng và gia súc của mình. Địa vị của họ bây giờ đã bị hạ xuống ngang hàng với nô lệ, chỉ có những phương tiện tối thiểu để duy trì sự sống của chính mình: năm 1935 một gia đình nông trang viên chỉ được cấp 247 rub, đủ mua một đôi giầy. ( CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN III, 3)

Milovan Djilas nhận định như sau về đời sống của công nhân, nông dân Liên Xô:
Theo ông Krankshown, một đảng viên cộng đảng, thì lương 600 rub một tháng phải được coi là không đủ sống, trong khi Harrie Shvars, một nhà báo Mĩ lại cho rằng có đến 8 triệu người chỉ được nhận dưới 300 rub một tháng [...]. Kế hoạch hoá và chuyên chính vô sản (toàn trị) bổ sung cho nhau. Chính những tính toán về chính trị đã thúc đẩy những người cộng sản tập trung đầu tư vào những lĩnh vực nhất định nào đó. Tất cả kế hoạch đều tập trung cho những lĩnh vực này. Chính điều đó đã gây ra mất cân đối mà thu nhập cướp được từ việc quốc hữu hoá các nhà tư sản cũng như địa chủ lớn không thể bù đắp được, giai cấp công nhân phải trả giá bắng mức lương chết đói, còn nông dân thị bị cướp bóc bằng lao động cưỡng bức. (GIAI CẤP MỚI 5, 9)


IV.7.4. Độc tài, phản dân

Cộng sản luôn tuyên bố phục vụ đại đa số nhân dân nhưng thực tế cộng sản phản quốc hại dân, làm những điều phi dân chủ, bóp chẹt mọi quyền tự do của con người. Tập trung tài sản nghĩa là tập trung quyền lực trong tay thiểu số. Marx nói rõ quyền lực nằm trong tay giai cấp vô sản, giai cấp vô sản là giai cấp công nhân nhưng thực tế là đảng cộng sản lãnh đạo. Marx khinh miệt các chủ thuyết xã hội, các đảng cộng sản, và cho rằng đảng cộng sản của Marx là cương qưyết nhất, tiến bộ nhất. Lenin thì thẳng tay đàn áp, tiêu diệt Menchevishs, và các nhóm khác. Stalin cũng tiêu diệt Trotsky và các đồng chí và thành lập một giai cấp mới. Nói chung, cộng sản là độc tài, họ nắm quyền hành trong nước, không cho phe phái nào chia xẻ quyền bính , và họ khủng bố, đàn áp nhân dân cho nên công sản là độc tài, mất dân chủ.

+Mặc dầu tuyên bố dân chủ, cộng sản chỉ là cướp quyền, bầu cử chỉ là bàn bạc, tương nhượng, chia quyền trong nội bộ, người dân không hề biết đến quyền bầu cử và ứng cử. Cộng sản một vài nước lại theo truyền thống cha truyền con nối. Những việc này cho thấy cộng sản coi quốc gia là tư hữu của họ, chẳng khác thời quân chủ.
+Ban đầu, các lãnh tụ cộng sản giữ chức vụ cho đến chết. Sau này, vì tranh giành, họ đặt ra lệ về hưu, về hưu nhưng vẫn có chức vụ, quyền lơị. . .
+ Quân chủ và tư bản sau khi làm việc mà hưu trí thì họ về nhà của họ, ngoại trừ vua chúa, không ai chiếm hữu tài sản công. Cộng sản lớn nhỏ chiếm dinh thư quốc gia , nhà của tư sản, địa chủ và người bỏ ra nước ngoài và truyền lại cho con cháu. Đó là chiếm hữu bất hợp pháp.

Richard Pipes cho ta thấy chính sách độc tài tàn ác của Stalin đối với các đồng chí và nhân dân Liên Xô:
Tầng lớp lãnh đạo cấp cao của Đảng cũng bị thanh trừng, 70% trong số 139 uỷ viên Trung ương và uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu tại Đại hội lần thứ XVII vào năm 1934, đã bị tử hình . Tất cả những người bạn chiến đấu của Lenin, trong đó có Zinoviev và Kamenev, đã bị bắt, bị tra tấn và sau khi bị đánh gục cả về thể xác lẫn tinh thần, đã buộc phải thú nhận trong những “phiên toà” giả mạo những tội lỗi không thể nào tưởng tượng nổi như hoạt động gián điệp, khủng bố và có ý định khôi phục “chủ nghĩa tư bản”; sau đó tất cả đều bị xử bắn hoặc lưu đầy, ít người sống sót.

Trong Di chúc, Lenin nhắc đến sáu người có khả năng kế tục mình thì chỉ có một người sống sót, đó là Stalin. Dmitri Volkogonov, một viên tướng Liên Xô, sau này trở thành nhà sử học, đã kinh hoàng khi phát hiện ra trong hồ sơ lưu trữ ba mươi bản danh sách được ghi cùng một ngày, 12 tháng 12 năm 1938. Đây là danh sách 5 ngàn người bị kết án tử hình, Stalin đã kí các bản án trước khi toà chính thức xét xử, sau đó ông ta đi vào rạp chiếu phim riêng trong Điện Kremlin, hôm đó ông ta xem hai bộ phim, một bộ có tên Mấy anh chàng vui tính
(CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN III , 5).

Khi Stalin giết các đại biểu quốc hội , và tàn sát các sắc tộc là ông đã coi thường nhân dân. Khi ông làm mọi việc không cần bàn bạc với chính phủ, ban bí thư, bộ chính trị và ủy ban trung ương đảng là ông coi khinh nguyên tắc dân chủ và lãnh đạo tập thể. Việc này truyển đến Trung Quốc, Việt Nam, Kampuchia như một đại dịch.

IV.7.5. Đặc quyền, đặc lợi, Marx và các đảng viên cộng sản khi chưa nắm quyền thì họ chỉ trích vua quan quân chủ và tư bản sống huy hoắc xa hoa, gây bất công xã hội. Lời lẽ của họ đã gãi trúng chỗ ngứa của dân nghèo và dân nghèo theo họ để được bình đẳng tự do. Nhưng khi họ cầm quyền thì họ trở thành giai cấp cai trị, sống xa hoa gấp mấy lần chế độ trước vì tài sản toàn quốc nay vào tay họ, họ mặc tình phung phí và chiếm đoạt. Họ trở thành giai cấp mới hưởng mọi đặc quyền đặc lợi trong khi dân chúng đói khổ.

Richard Pipes viết như sau về giai cấp mới (Nomenclatura ) ở Liên Xô:
Các viên chức cao cấp của Đảng và chính phủ, vẫn thường được gọi là tầng lớp Nomenclatura, xuất phát từ đây; họ không chỉ độc chiếm các chức vụ có nhiều quyền lực mà còn có những đặc lợi không thể tưởng tượng nổi, đấy chính là một giai cấp bóc lột mới. Có chân trong tầng lớp này là được đảm bảo một địa vị xã hội vững chắc và trên thực tế địa vị của họ cũng mang tính cha truyền con nối. Khi Liên Xô sụp đổ, Nomenclatura có 750 ngàn người, nếu tính cả giai đình thì giai cấp này có tổng cộng 3 triệu người, nghĩa là 1,5% dân số, gần tương đương thành phần quí tộc phục vụ dưới thời các Sa hoàng thế kỉ XVIII. Họ cũng có bổng lộc y như các lãnh chúa thời xưa. Đây là lời của một người trong tầng lớp tinh hoa đó:

“… Nomenclatura sống như trên một hành tinh khác. Như trên sao hoả. Vấn đề không chỉ là những chiếc ô tô hay các căn hộ cao cấp. Đây là sự đáp ứng ngay lập tức những ước muốn đỏng đảnh của bạn, lúc nào cũng có một lũ nịnh thần, chúng tạo cho bạn khả năng làm việc mà chẳng phải lo nghĩ gì. Những viên chức cấp thấp trong bộ máy sẵn sàng làm bất cứ những gì bạn muốn. Tất cả các ước muốn của bạn đều được thực hiện. Bạn có thể vào rạp hát bất cứ lúc nào, có thể bay thẳng từ các khu săn bắn của bạn đến Nhật Bản. Cái gì cũng có mà lại chẳng phải khó nhọc gì… Giống như một vị hoàng đế: bạn chỉ cần giơ ngón tay lên là xong.Các đảng viên thường, “bọn nịnh thần”, ngay dưới thời Stalin cũng đã đông lắm, trở thành đầy tớ cho tầng lớp ưu tú. (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN III ,5)

Tại Việt Nam, thời chiến tranh, trong các chiến khu, các lãnh tụ, thủ trưởng sống riêng, có kho hàng đặc biệt đủ thứ hàng Âu Mỹ, có cần vụ, bếp núc riêng. Xuống đến các trung đội, đại đội, trong khi binh sĩ thiếu thốn thì các cấp chỉ huy dùng giờ hội ý hội báo để cùng nhau ăn thức ngon vật lạ. Khi về Hà Nội, các quan lớn thì chiếm dinh thự to lớn, các quan lại bực trung thì nhà cửa, xe cộ xấu hơn ,nhỏ hơn một ít. Họ có lính canh gác, kẻ hẩu hạ, tài xế, cần vụ, binh sĩ bảo vệ chẳng khác vua quan và thực dân đời trước.Họ hơn vua chúa và tư bản vì họ có cửa hàng riêng , bệnh viện riêng. Lương bổng của rất cao.

Milovan Djilas viết:
Chính nó tạo ra đặc quyền đặc lợi. A. Uralov viết rằng lương trung bình của người công nhân Liên Xô vào năm 1935 chỉ có một ngàn tám trăm rub, trong khi bí thư huyện uỷ lĩnh tổng cộng khoảng 45 ngàn rub.( GIAI CẤP MỚI III, 3)

Tại Việt Nam hiện nay, theo một vài tài liệu, mức lương của các cấp lãnh đạo cao nhất trung ương hiện cũng chưa đến 3,8 triệu đồng/người. Cụ thể: Lương của Tổng bí thư và Chủ tịch nước (có cùng hệ số lương 13,000) là 3,770 triệu đồng và Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội (hệ số 12,50) là 3,625 triệu đồng; Ủy viên Bộ Chính trị thường trực Ban Bí thư: 3,480 triệu đồng; Ủy viên Bộ Chính trị: 3,393 triệu đồng; Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam: 3,393 triệu đồng; Bí thư T.Ư Đảng: 3,190 triệu đồng; các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ: từ 2,813 - 2,987 triệu đồng; bảng lương sĩ quan quân đội và Công an: đại tướng là 3,016 triệu đồng, thượng tướng 2,842 triệu đồng, trung tướng 2,668 triệu đồng...


Trong khi lương tốt nghiệp đại học khoảng 500 ngàn hoặc 600 ngàn thì lương các đầu gấu thế là khá cao. Nhưng ở Việt Nam, cộng sản làm gì cũng giấu diếm. Những điều họ công khai không bao giờ thực. Nhất là tiền lương không quan trọng, bổng lộc mới là quan trọng.

Không những các cán bộ cao cấp được hưởng thụ mà cán bộ cấp dưới cũng được nhiều quyền lợi. Các cán bộ cao và thấp được chia nhà đất theo chủ trương sở hữu hóa mà gọi gọi là " hóa giá"tức là một hình thức bán rẻ mạt, bán ít mà cho nhiều. Các công an bắt hàng lậu được hưởng phân ( một số phần trăm). Đám công an đã ném phân người vào nhà bà Trần Khải Thanh Thủy và nói:" Dẹp bỏ đảng cộng sản thì ai cho tao mỗi tháng 4 triệu?". Giáo viên cấp ba lương khoảng 6 hay 700 ngàn một tháng trong khi một công an tầm thường được 4 triệu!

Sau các cuộc nổi dậy tại Đông Âu vào cuối năm 1989, người dân châu Âu và người dân các nước cộng sản đã sửng sốt khi nhìn thấy chiếu trên màn ảnh truyền hình các cảnh xa hoa đã bị che dấu và đã do các nhà lãnh đạo đảng hưởng thụ một cách kín đáo, từ các căn nhà lộng lẫy dùng làm nơi săn bắn, nghỉ mát của Honecker, các biệt thự bên trong có rất nhiều bức danh họa vô giá, các vòi nước mạ vàng của Ceausescu, các khách sạn rực rỡ của một số đảng viên Tiệp Khắc.

Milovan Djilas viết về tình trạng bất công của Liên Xô:
Sự xuất hiện giai cấp mới và tài sản của nó không thể không ảnh hưởng đến tâm lí và cách sống của những người đã nằm trong giai cấp ấy. Họ chiếm đoạt hết: nhà nghỉ, các căn hộ đẹp, đồ gỗ, v.v...Tầng lớp quan chức chóp bu, giới tinh hoa của giai cấp mới, sống trong các khu đặc biệt, nghỉ trong những khu vực an dưỡng riêng. Bí thư đảng uỷ và giám đốc cảnh sát mật trở thành không chỉ những người có quyền tối thượng mà còn sở hữu những căn hộ đẹp nhất, những chiếc ô tô xịn nhất, v.v... Sau họ là những người khác, theo nấc thang quyền lực. Tiền ngân sách, “tặng phẩm”, việc xây dựng và tái trang bị, tất cả dường như là do nhu cầu của nhà nước và cơ quan, nhưng thực ra đây chính là nguồn tài sản vô tận, vĩnh cửu dành riêng cho các quan chức của bộ máy chính trị ( GIAI CẤP MỚI IV , 2)

Richard Pipes cho biết tình trạng bất công xã hội ở Liên Xô. Trong khi giai cấp mới hưởng đặc quyền, đặc lợi, công nhân và dân chúng Liên Xô sống rất cực khổ;
Bằng những lời hứa hẹn rằng “xây dựng xong chủ nghĩa xã hội” thì đời sống sẽ được nâng cao, chính phủ đã động viên được nhiệt tình lao động. Nhưng đấy là chiếc bánh không dành cho những người dân thấp cổ bé miệng. Trên thực tế, mức sống ngày một thấp đi vì tiền đầu tư cho công nghiệp càng phình ra thì lương công nhân sẽ càng phải teo lại. Năm 1933 đồng lương thực tế của công nhân hạ xuống chỉ còn bằng một phần mười thời chưa chuyển sang công nghiệp hoá (1926-1927). Alec Nove, một chuyên gia về nền kinh tế Liên Xô, cho rằng “năm 1933 là điểm cực tiểu trên đồ thị đi xuống một cách đột ngột của mức sống từng được lịch sử biết tới trong thời bình” (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN III , 3).

Nguyễn Kiến Giang nói rất rõ tình hình giai cấp mới trước và sau thời Nguyễn Văn Linh mở cửa:
Ở đô thị, xã hội phân chia thành hai hạng người: người của Nhà nước được hưởng các loại tem phiếu do cơ quan, xí nghiệp phát và người không phải của Nhà nước chỉ có phiếu N (nhân dân) do các phường, các khu phố phát. Và ngay trong “những người của Nhà nước”, sự chênh lệch về mức cung cấp rất lớn, nếu tính từ phiếu E đến bìa A (chưa nói tới một số ít người được cung cấp “theo nhu cầu”). Chưa nói tới rất nhiều bất công khác làm người ta công phẫn: từ trường học cho con em đến những khả năng tiến thân khác nhau, từ nhà nghỉ đến chỗ chữa bệnh, từ vé đi xem các cuộc trình diễn đến vé nghỉ mát, v.v... Cũng chưa nói đến những cơ hội đi nước ngoài học hành và công tác... Và cũng chưa nói tới những bất công về mặt chính trị theo sự phân chia lý lịch: “trong sạch” và “có liên quan” (với chế độ cũ, với gia đình bóc lột ngày xưa, với đủ mọi thứ đáng nghi ngờ). Bất công hiện lên khắp nơi và khắp các lĩnh vực. Xin nhấn mạnh: đó là những bất công được chính thức thừa nhận, không cần che đậy, nhân danh “cách mạng”, “chủ nghĩa xã hội”, “thời kỳ quá độ”... Có những bất công có thể hiểu được, nhưng có những bất công không thể hiểu được vì những chế độ xã hội “lạc hậu” trước đây cũng không thấy có.

Những bất công thời “quan liêu bao cấp” này đã làm triệt tiêu những động lực lành mạnh của con người và ở một mức độ nào đó, làm “lưu manh hóa” con người. Chúng phỉ báng nhân cách tốt đẹp của con người, đưa con người vào trạng thái bệnh hoạn. Bởi vì để tồn tại và nhất là để tiến thân, người ta buộc phải đi theo những tính toán nhỏ nhen: dìm dập nhau, xu nịnh, giả dối, v.v... Ðạo đức suy đồi vì thế, guồng máy hỗn loạn vì thế và cả nền kinh tế nữa, cũng mất hiệu năng vì thế..(SUY TƯ 90 *XXIV * CÔNG BẰNG XÃ HỘI,2)


IV.7.6. Lãng phí, tham nhũng

Tư hữu là bản năng, là quyền tự do thiêng liêng, là nguồn sống của người và vật. Nếu cấm tư hữu thì óc tư hữu vẫn sống và sẽ xảy ra hai hai hướng: Về cán bộ nắm tài sản và quyền bính thì sinh ra tham nhũng, lãng phí.
Một tình trạng khá phổ biến trong chế độ cộng sản ăn cắp và lãng phí khối tài sản quốc gia. Tài sản quốc gia, tài sản tịch thu của tư sản, địa chủ đã trở thành " của chùa", ai có quyền ,có thế thì cứ lấy. " Cha chung không ai khóc", "Lắm sãi không ai đóng cửa chùa" là như vậy. Nhất là trong xứ cộng sản, chính quyền tham ô, nhũng lạm, không tôn trọng luật pháp. Bọn đầu gấu và bọn thân tín luôn luôn coi thường pháp luật vì pháp luật, và đảng chính là họ. Chính sách " xử lý nội bộ" chính là môi trường dung dưỡng tệ nạn ăn cắp, hối lộ. . .

Khi bãi bỏ tư hữu thì óc tư hữu lại sống mãnh liệt trong óc các tay đầu gấu của đảng. Tài sản nằm trong tay họ nên họ mặc tình thao túng.
+Tuy lý thuyết cộng sản bài trừ tư hữu, chính cộng sản lại chiếm đoạt tài sản quốc gia và tài sản quốc dân. Lý thuyết và hành động khác nhau.
+Cộng sản bán nước, hại dân, cướp tài sản quốc gia và tài sản nhân dân ngày càng rõ rệt. Ngày nay, cộng sản phá rừng, chúng chia nhau mỗi tên vài trăm, vài ngàn mẫu ruộng. Đã thế, chúng lại cướp đất, cướp nhà dân cho nên khắp nơi dân oan nổi lên phản kháng. Điều này chứng tỏ lý thuyết của Marx là lý thuyết của bọn cướp, bọn ăn cắp.

Richard Pipes viết về nạn ăn cắp của công đã thành phổ biến trong xã hội chủ nghĩa:
Ăn cắp tài sản nhà nước đã không còn là việc phải áy náy lương tâm nữa. Một câu nói đùa đã trở thành thông dụng: “Nếu không ăn cắp của nhà nước thì anh phải ăn cắp của gia đình mình đấy”. Cách suy nghĩ như thế đã đưa cả nước đến tình trạng tha hoá (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN III , 9)
Milovan Djilas cũng viết về việc này:
Ăn cắp và lãng phí khối tài sản khổng lồ trong các chế độ cộng sản là việc không thể nào tránh được. Mọi người đều được phép thò tay vào khối tài sản này không phải vì nhu cầu mà đơn giản nó gần như là tài sản vô chủ. Giá trị dường như không còn là giá trị nữa và đấy chính là điều kiện thuận lợi cho việc ăn cắp và lãng phí. Ở Nam Tư năm 1954 đã phát hiện 20 ngàn trường hợp ăn cắp “tài sản xã hội”. Các lãnh tụ cộng sản nắm giữ tài sản quốc gia như tiền của mình nhưng đồng thời lại phung phí nó như tiền chùa vậy. Bản chất của sở hữu, của quyền lực trong chế độ cộng sản là như thế đấy (GIAI CẤP MỚI V, 9)

Nguyễn Kiến Giang trình bày rất đúng việc tham ô, nhũng lạm của cộng sản:
Không có gì bí mật khi nói rằng một bộ phận khá lớn những người giàu có hôm nay chính là những quan chức chiếm giữ những đặc quyền đặc lợi hôm qua và bây giờ đang dựa vào những quyền lực sẵn có trong tay để làm giàu. Ðúng là ta đang khuyến khích “dân giàu” (để cho “nước mạnh”). Nhưng sự giàu có cần khuyến khích là sự giàu có do năng lực (trí tuệ, kinh doanh) tạo ra, chứ không phải là bất cứ sự giàu có nào, nhất là sự giàu có do tham nhũng, ăn cướp của dân, đầu cơ, buôn lậu. Một hiện tượng khá phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa trước khi chuyển sang kinh tế thị trường là chủ nghĩa tư bản quan chức (capitalism nomenclatura): những quan chức có thế lực đang dùng tài sản đục khoét bằng mọi kiểu (từ đặc quyền đặc lợi đến tham nhũng), cũng dùng quyền lực hiện có để làm giàu vô cùng nhanh chóng kiểu mafia. Họ thông đồng với những thế lực buôn bán phi pháp để trục lợi. Pháp luật không đụng tới họ (một bộ phận trong bộ máy giám sát và xử lý về luật pháp cũng dựa vào quyền lực của mình để làm giàu).

Và không ít trường hợp, họ và con cái họ đang trở thành những “bà chủ”, “ông chủ” của những đơn vị kinh doanh mới, trở thành những “nhân vật mới” có thế lực trong nền kinh tế thị trường hoặc công khai, hoặc ngấm ngầm. Chưa nói tới việc họ dùng những đồng tiền ăn cắp hoặc ăn cướp để xây dựng nhà cửa nguy nga, mua sắm những thiết bị sang trọng, sống phè phỡn như đế vương. Chỉ cần nhìn hàng loạt ngôi nhà đồ sộ mọc lên gần đây ở các thành phố và thị xã, cũng đủ nhận diện thứ “chủ nghĩa tư bản quan chức” này không khó khăn gì. Rồi nhà cửa, đất đai (nhất là đất đai) họ được Nhà nước giao cho sử dụng theo lối đặc quyền đặc lợi trước đây cũng đang dần dần biến thành tài sản “hợp pháp” của họ. (SUY TƯ 90 *XXIV * CÔNG BẰNG XÃ HỘI,2)

V. ĐOẠN CUỐI CỦA CỘNG SẢN & BÃI BỎ TƯ HỮU

Cộng sản thất bại nhiều mặt. Họ chỉ thành công về quân sự vì họ đem tất cả tài nguyên để lo về khoia học quân sự mà bỏ quên kinh tế nhân dân, nhất là hàng tiêu dùng. Hậu quả nghiệm trọng là các kế hoạch kinh tế thất bại, dân chúng đói khổ và mất tự do.Giữa tư bản và xã hội chủ nghĩa có sự khác biệt. Tư bản mang lại nhiều tiến bộ cho nhân loại về khoa học, kỹ thuật, còn cộng sản mang lại những đống xương tàn và những đau khổ cho nhân loại, nhất là những quốc gia dưới ngọn cờ máu. Chính Marx đã khen tư bản chủ nghĩa tiến bộ , đạt nhiều thành quả khoa học, đem lại của cải vật chất cho xã hội:

Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại. Sự chinh phục những lực lượng thiên nhiên, sự sản xuất bằng máy móc, việc áp dụng hoá học vào công nghiệp và nông nghiệp, việc dùng tàu chạy bằng hơi nước, đường sắt, máy điện báo, việc khai phá từng lục địa nguyên vẹn, việc khai thông các dòng sông cho tầu bè đi lại được, hàng khối dân cư tựa hồ như từ dưới đất trôi lên, có thế kỷ nào trước đây lại ngờ được rằng có những lực lượng sản xuất như thế vẫn nằm tiềm tàng trong lòng lao động xã hội! (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN I , 7).

Thực tế cho thấy cộng sản thất bại hoàn tòan khiến cho Gorbachev, Đặng Tiểu Bình phải từ bỏ đường lối cũ của Stalin và Mao Trạch Đông. Dù vẫn giữ sắc cờ đỏ và bảng hiệu cộng sản, đường lối kinh tế cộng sản đã thay đổi. Năm 1986, Gorbachev lên làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô đã đưa ra nhiều chính sách như glasnost ( "mở cửa" ), và "perestroika" (tái cơ cấu) là những chính sách trái với quan điểm Marx, Lenin, nhắm phá vỡ cơ cấu quốc doanh để phát triển tư doanh. Và trước Gorbachev mười năm, Đặng Tiểu Bình đã bãi bỏ các chính sách tập thể của Mao, trong đó có hai điểm chính là mở cửa kêu gọi ngoại quốc đầu tư, và cho dân chúng quyền tư hữu.

Điều này rõ rệt là chính người cộng sản đã tự xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản, trong đó quốc doanh tập thể và xã hội là hai vấn đề quan trọng. Từ đây, đảng viên tha hồ làm giàu, dân chúng phải tự lo thân, phải trả tiền học, tiền bệnh viện. Dân chúng phải chịu mọi thứ thuế và mọi thứ tiền vô lý. Chính thể quân chủ và tư bản còn lo cho dân nghèo như công điền, trường học công, bệnh viện công trong khi cộng sản xưng xe là vì dân, phục vụ dân nhựng thực sự bóc lột nhân dân quá tệ hại. Đầu thế kỷ XXI, cộng sản Việt Nam công khai cướp nhà đất nhân dân, chúng bán nước, và bán đất đai. Như vậy rõ rệt đảng cộng sản là phản dân hại nước, không có một chút yêu nước, thương dân và bảo vệ giai cấp vô sản như Marx rêu rao.

Sau bao nhiêu năm cấm tư hữu, bây giờ một tự điển Việt Nam cộng sản được phép nói đến quyền tư hữu. Tự Điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam viết như sau về Quyền sở hữu tư nhân: chế định pháp luật quan trọng thừa nhận, bảo đảm và bảo vệ Quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất. Chế định này xuất hiện rất sớm bởi vì quyền tư hữu được coi là một trong những quyền tự nhiên của con người. Ở các nước tư bản, sở hữu tư nhân được coi là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Chủ sở hữu được pháp luật trao cho các quyền rộng rãi để bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình. Khách thể của Quyền sở hữu tư nhân trong pháp luật các nước tư bản không bị hạn chế. Trong phạm vi sở hữu tư nhân có thể có bất kì tư liệu sản xuất, sinh hoạt nào.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, sở hữu tư nhân được coi là sở hữu của chế độ người bóc lột người nên bị nhà nước tìm cách xoá bỏ. Vì vậy, Quyền sở hữu tư nhân ở các nước xã hội chủ nghĩa bị hạn chế. Hiện nay, theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, Quyền sở hữu tư nhân, kể cả tư liệu tư bản được thừa nhận và bảo hộ. Các công dân, các cá nhân có quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất, thu nhập, được tổ chức kinh doanh phù hợp với pháp luật [Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và Luật doanh nghiệp (1999)].

Chủ thể của quyền sở hữu là công dân. Với tư cách là sở hữu chủ, công dân được chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với những tư liệu sản xuất nhất định, được sử dụng tư liệu sản xuất để kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép. Khách thể của quyền sở hữu theo pháp luật hiện hành của Việt Nam bao gồm tất cả các tài sản, trừ những tài sản thuộc về sở hữu tuyệt đối của nhà nước.
Thực ra phục hồi quyền tư hữu không phải cộng sản thương dân mà là chúng ban cho chúng quyền sở hữu tài sản do hối lộ, trộm cắp của nhân dân và của quốc gia, nghĩa là chúng hợp pháp hóa tài sản bất hợp pháp của chúng.

Trong khi Đặng Tiểu Bình cho dân làm giàu và có sở hữu, nhà triết học cộng sản tên là Trần Đức Thảo, đã bị cộng sản đầy ải về vụ Nhân Văn Giai Phẩm đã lên tiếng một cách rụt rè khiêm nhường về quyền tư hữu của con người. Ông viết trong quyển "Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không có Con Người (Le Problème de l'homme et l'antihumanisme théorique) in năm 1988 về tư hữu.

Ông vẫn theo Marx, nhưng ông bào chữa cho quyền sở hữu. Ông phân ra hai loại tư hữu và sở hữu cá nhân. Ông chống tư hữu nhưng cổ vũ cho sở hữu cá nhân. Trong Tư Bản Luận , Marx nêu lên hai sự phủ định: phủ định thứ nhất là tư bản phủ định tư bản ( tư bản lớn giết tư bản nhỏ) , phủ định thứ hai là tư bản phủ định vô sản ( bóc lột vô sản) -như đã nói ở trên-Trần Đức Thảo nói về sự phủ định thứ ba là việc khôi phục quyền sở hữu của người lao động , lẽ cố nhiên không phải dưới hình thức tư hữu mà là dưới hình thức sở hữu cá nhân dựa trên lao động bản thân và trên cơ sở quyền sở hũu xã hội về tư liệu sản xuất, trong ấy có đất đai. Tức là người lao động xã hội chủ nghĩa được hưởng quyền sở hữu cá nhân về giá trị sản phẩm mà mình làm ra, lẽ cố nhiên trừ những chi phí chung.

Đây không phải là quyền tư hữu nữa mà là quyền sở hữu cá nhân dựa trên lao động bản thân và được khôi phục thông qua sự phủ định của xã hội tư bản. Trên thực tế thì cái quyền tư hữu dựa trên lao động bản thân đã bước đầu xuất hiện vào thời bộ lạc tan rã. Chính nó là thành tựu cao nhất của xã hội cộng sản nguyên thủy. . . ( 142)

Trần Đức Thảo có tư tưởng khá mới ở Việt Nam nhưng lạc hậu quá vì từ 1976, Đặng Tiểu Bình đã cải cách kinh tế, cho dân được quyền tư hữu, được quyền làm giàu và cho những nhà tư sản vào đảng cộng sản, thế mà đến 1988, ông vẫn còn tôn sùng Marx, và đưa ra hai loại sở hữu và tư hũu cá nhân.

Các tự điển chỉ phân biệt hai loại là công hữu và tư hữu. Tự điển Wikipedia cho rằng tư hữu là sở hữu của cá nhân; phân biệt với công hữu.

Cộng sản thường ra tay rất nặng. Họ cướp của và giết người chứ không phải như bọn cướp tầm thường chỉ cướp của mà thôi. Vì vậy mà việc giết, bỏ tù giai cấp tư sản, địa chủ và nhân dân trở thành việc phổ biến trong chế độ cộng sản.

Trong giai đoạn trước 1985, nghĩa là trước thời kỳ mở cửa, các bộ và dân chúng sống trong những căn nhà tối tăm, bẩn thỉu vì không ai lo vệ sinh và sửa sang. Cuộc sống tập thể bị cán bộ làm cho khốn đốn như vì tệ nạn ăn bớt, ăn cắp trong các cư xá sinh viên. Ngoài ra, ở chung nhiều khi đưa đến bất hòa. Nhưng những chính sách này sau mấy chục năm đã thất bại vì kinh tế suy thoái, dân chúng nghèo khổ. Toàn thể thế giới cộng sản lâm vào khủng hoảng thiếu. Cuối thế kỷ XX, thế giới đã thức tỉnh. Chính các lãnh tụ cộng sản tại Liên Xô và Trung quốc như Gorbachev và Đặng Tiểu Bình đã bỏ rơi Marx.

VI.KÊT LUẬN

Cộng sản ban đầu tích cực bãi bỏ tư hữu vì bãi bỏ tư hữu thì tài sản toàn dân trở thành cộng sản, là một tài sản to lớn nằm trong tay họ mặc tình họ phung phí, và cướp làm của riêng. Cộng sản hô hào đấu tranh giai cấp, tịch thu tài sản tư bản, nhưng sau đó thì tư sản hay vô sản đều bị đoạt quyền tư hữu, và trở thành nô lệ của cộng sản.Marx, Lenin, Stalin, Mao, Hồ quảng cáo rằng chủ nghĩa cộng sản ấm no, thịnh vưởng hơn nhiều lần tư bản, nhưng thực tế cho thấy cộng sản là địa ngục, nhân dân đói khổ và mất tự do.

Không những thế, họ còn bị khủng bố, tù đày và bắn giết. Ban đầu, cộng sản thực thi một vài chính sách nhưng chính Lenin bãi bỏ tự do báo chí, ra lệnh tàn sát hàng vạn, hàng triệu người dân vô tội. Sau một vài thất bại về kinh tế, Lenin đã tạm lùi bước, nhưng Stalin vẫn tiến tới, bắt nhân dân Lên Xô làm việc ngày đêm để mong vượt Mỹ, mặc cho dân đói khổ. Sau này, Mao nhận thấy ông bất lực, cho nên ông bãi bỏ các chính sách giúp dân. Khoảng 1986, Việt Nam chính thức bãi bõ " bao cấp" nghĩa là để mặc dân sống chết.

Cộng sản từ nay bỏ tính cách xã hội, tính cách cộng sản của họ. Trong khi các cán bộ đuợc hữu sở hóa thì dân chúng phải bỏ tiền để đi học, vào nhà thương. Ở đâu cộng sản cũng moi tiền nhân dân và cướp tài sản nhân dân, tài sản nhà nước. Sau này, Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam chính thức công nhận quyền tư hữu để hợp thức hóa tài sản bất chính của họ. Dẫu sao, những sự việc này cũng cho biết chính sách bãi bỏ tư hữu của cộng sản đã thất bại. Không phải Mỹ phá hoại mà tự Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đã chán lý tưởng cộng sản.

Trong chế độ quân chủ và tư bản, dù nghèo khổ, con người vẫn có một số tự do tương đối. Đó là chọn nghề cho mình, chọn chủ nhân, chọn làm việc nhiều hay it. Còn trong chế độ cộng sản, con người mất tự do. Con người phải làm việc theo lệnh, theo kế hoạch của cộng sản, không có một chút tự do nào. Đã thế, nhân dân phải chịu đói khổ. Làm một tháng, tiền lương chỉ đủ ăn một tuần.
Ngoài ra, dân chúng bị kìm kẹp, bị mất tất cả tự do. Đời sống tập thể trong XHCN là những kinh nghiệm đắng cay mà chính người cộng sản nay cũng tự phủ định.

Tóm lại, làm người ai cũng muốn sống tự do. Ta có quyền sống theo ý muốn của ta, trong khuôn khổ của đạo lý và pháp luật quốc gia. Ta có quyền làm chủ đời ta và ta chịu trách nhiệm về đời ta. Ta không cần ai quản lý, đốc thúc, nhất là ta lại không cần những lãnh đạo ngu dốt cai trị đời ta!Tư bản chưa phải là tốt nhưng so với cộng sản thì tốt hơn nhiều. Quân chủ, tư bản tốt hơn cộng sản vì họ tôn trọng tư hữu và con người.




__

[1].And there is unity where there is community of pleasures and pains --where all the citizens are glad or grieved on the same occasions of joy and sorrow?
No doubt.
Yes; and where there is no common but only private feeling a State is disorganized --when you have one half of the world triumphing and the other plunged in grief at the same events happening to the city or the citizens?
Certainly.
Such differences commonly originate in a disagreement about the use of the terms 'mine' and 'not mine,' 'his' and 'not his.'
Exactly so. [. . .]. But would any of your guardians think or speak of any other guardian as a stranger?
Certainly he would not; for every one whom they meet will be regarded by them either as a brother or sister, or father or mother, or son or daughter, or as the child or parent of those who are thus connected with him.

http://classics.mit.edu/Plato/republic.6.v.html
[2].The first and highest form of the state and of the government and of the law is that in which there prevails most widely the ancient saying, that "Friends have all things in common." Whether there is anywhere now, or will ever be, this communion of women and children and of property, in which the private and individual is altogether banished from life, and things which are by nature private, such as eyes and ears and hands, have become common, and in some way see and hear and act in common, and all men express praise and blame and feel joy and sorrow on the same occasions, and whatever laws there are unite the city to the utmost-whether all this is possible or not, I say that no man, acting upon any other principle, will ever constitute a state which will be truer or better or more exalted in virtue. Whether such a state is governed by Gods or sons of Gods, one, or more than one, happy are the men who, living after this manner, dwell there; and therefore to this we are to look for the pattern of the state, and to cling to this, and to seek with all our might for one which is like this. The state which we have now in hand, when created, will be nearest to immortality and the only one which takes the second place; and after that, by the grace of God, we will complete the third one. And we will begin by speaking of the nature and origin of the second.
Let the citizens at once distribute their land and houses, and not till the land in common, since a community of goods goes beyond their proposed origin, and nurture, and education
.http://classics.mit.edu/Plato/laws.5.v.html
[3].And this agrees with the other principle which we were affirming, --that the guardians were not to have houses or lands or any other property; their pay was to be their food, which they were to receive from the other citizens, and they were to have no private expenses; for we intended them to preserve their true character of guardians. http://classics.mit.edu/Plato/republic.6.v.html

[4]. Part III.
But, even supposing that it were best for the community to have the greatest degree of unity, this unity is by no means proved to follow from the fact 'of all men saying "mine" and "not mine" at the same instant of time,' which, according to Socrates, is the sign of perfect unity in a state. For the word 'all' is ambiguous. If the meaning be that every individual says 'mine' and 'not mine' at the same time, then perhaps the result at which Socrates aims may be in some degree accomplished; each man will call the same person his own son and the same person his wife, and so of his property and of all that falls to his lot. This, however, is not the way in which people would speak who had their had their wives and children in common; they would say 'all' but not 'each.' In like manner their property would be described as belonging to them, not severally but collectively. There is an obvious fallacy in the term 'all': like some other words, 'both,' 'odd,' 'even,' it is ambiguous, and even in abstract argument becomes a source of logical puzzles. That all persons call the same thing mine in the sense in which each does so may be a fine thing, but it is impracticable; or if the words are taken in the other sense, such a unity in no way conduces to harmony. And there is another objection to the proposal. For that which is common to the greatest number has the least care bestowed upon it. Every one thinks chiefly of his own, hardly at all of the common interest; and only when he is himself concerned as an individual. For besides other considerations, everybody is more inclined to neglect the duty which he expects another to fulfill; as in families many attendants are often less useful than a few. Each citizen will have a thousand sons who will not be his sons individually but anybody will be equally the son of anybody, and will therefore be neglected by all alike. Further, upon this principle, every one will use the word 'mine' of one who is prospering or the reverse, however small a fraction he may himself be of the whole number; the same boy will be 'so and so's son,' the son of each of the thousand, or whatever be the number of the citizens; and even about this he will not be positive; for it is impossible to know who chanced to have a child, or whether, if one came into existence, it has survived. But which is better- for each to say 'mine' in this way, making a man the same relation to two thousand or ten thousand citizens, or to use the word 'mine' in the ordinary and more restricted sense? For usually the same person is called by one man his own son whom another calls his own brother or cousin or kinsman- blood relation or connection by marriage either of himself or of some relation of his, and yet another his clansman or tribesman; and how much better is it to be the real cousin of somebody than to be a son after Plato's fashion! Nor is there any way of preventing brothers and children and fathers and mothers from sometimes recognizing one another; for children are born like their parents, and they will necessarily be finding indications of their relationship to one another. Geographers declare such to be the fact; they say that in part of Upper Libya, where the women are common, nevertheless the children who are born are assigned to their respective fathers on the ground of their likeness. And some women, like the females of other animals- for example, mares and cows- have a strong tendency to produce offspring resembling their parents, as was the case with the Pharsalian mare called Honest.

Part IV

Other evils, against which it is not easy for the authors of such a community to guard, will be assaults and homicides, voluntary as well as involuntary, quarrels and slanders, all which are most unholy acts when committed against fathers and mothers and near relations, but not equally unholy when there is no relationship. Moreover, they are much more likely to occur if the relationship is unknown, and, when they have occurred, the customary expiations of them cannot be made. Again, how strange it is that Socrates, after having made the children common, should hinder lovers from carnal intercourse only, but should permit love and familiarities between father and son or between brother and brother, than which nothing can be more unseemly, since even without them love of this sort is improper. How strange, too, to forbid intercourse for no other reason than the violence of the pleasure, as though the relationship of father and son or of brothers with one another made no difference.

This community of wives and children seems better suited to the husbandmen than to the guardians, for if they have wives and children in common, they will be bound to one another by weaker ties, as a subject class should be, and they will remain obedient and not rebel. In a word, the result of such a law would be just the opposite of which good laws ought to have, and the intention of Socrates in making these regulations about women and children would defeat itself. For friendship we believe to be the greatest good of states and the preservative of them against revolutions; neither is there anything which Socrates so greatly lauds as the unity of the state which he and all the world declare to be created by friendship. But the unity which he commends would be like that of the lovers in the Symposium, who, as Aristophanes says, desire to grow together in the excess of their affection, and from being two to become one, in which case one or both would certainly perish. Whereas in a state having women and children common, love will be watery; and the father will certainly not say 'my son,' or the son 'my father.' As a little sweet wine mingled with a great deal of water is imperceptible in the mixture, so, in this sort of community, the idea of relationship which is based upon these names will be lost; there is no reason why the so-called father should care about the son, or the son about the father, or brothers about one another. Of the two qualities which chiefly inspire regard and affection- that a thing is your own and that it is your only one-neither can exist in such a state as this.

Again, the transfer of children as soon as they are born from the rank of husbandmen or of artisans to that of guardians, and from the rank of guardians into a lower rank, will be very difficult to arrange; the givers or transferrers cannot but know whom they are giving and transferring, and to whom. And the previously mentioned evils, such as assaults, unlawful loves, homicides, will happen more often amongst those who are transferred to the lower classes, or who have a place assigned to them among the guardians; for they will no longer call the members of the class they have left brothers, and children, and fathers, and mothers, and will not, therefore, be afraid of committing any crimes by reason of consanguinity. [..].Indeed, we see that there is much more quarrelling among those who have all things in common, though there are not many of them when compared with the vast numbers who have private property.

http://classics.mit.edu/Aristotle/politics.2.two.html

[5]. In the first place the youth receive a democratical education. For the sons of the poor are brought up with with the sons of the rich, who are educated in such a manner as to make it possible for the sons of the poor to be educated by them. A similar equality prevails in the following period of life, and when the citizens are grown up to manhood the same rule is observed; there is no distinction between the rich and poor. In like manner they all have the same food at their public tables, and the rich wear only such clothing as any poor man can afford.(part IX)
http://classics.mit.edu/Aristotle/politics.4.four.html


[6].In the first place, the desolation of these primitive men would create in them a feeling of affection and good-will towards one another; and, secondly, they would have no occasion to quarrel about their subsistence, for they would have pasture in abundance, except just at first, and in some particular cases; and from their pasture-land they would obtain the greater part of their food in a primitive age, having plenty of milk and flesh; moreover they would procure other food by the chase, not to be despised either in quantity or quality. They would also have abundance of clothing, and bedding, and dwellings, and utensils either capable of standing on the fire or not; for the plastic and weaving arts do not require any use of iron: and God has given these two arts to man in order to provide him with all such things, that, when reduced to the last extremity, the human race may still grow and increase. Hence in those days mankind were not very poor; nor was poverty a cause of difference among them; and rich they could not have been, having neither gold nor silver:-such at that time was their condition. And the community which has neither poverty nor riches will always have the noblest principles; in it there is no insolence or injustice, nor, again, are there any contentions or envyings. And therefore they were good, and also because they were what is called simple-minded; and when they were told about good and evil, they in their simplicity believed what they heard to be very truth and practised it.
http://classics.mit.edu/Plato/laws.3.iii.html
.

No comments: