Tuesday, September 17, 2013

CỘNG SẢN LUẬN * TỔNG KÊT


TỔNG KÊT

Ở thế kỷ XX, một số người tin vào Marx và chủ nghĩa Marx. Đảng cộng sản là một đạo quân có quân số đông với một niềm tin sắt đá, nhưng đạo quân này cũng là những đao thủ phủ của nhân dân và những kẻ phá hoại đất nước của họ. Không phải sau khi Đông Âu và Liên Xô tan vỡ, mà trước đó, sau khi Thomas More viết Utopia, và trước khi Marx viết tuyên ngôn của đảng Cộng sản, nhiều người đã phản đối đường lối cộng sản. và đã nhìn thấy trước những địa ngục của thuyết xã hội không tưởng.

Công cuộc nghiên cứu của chúng tôi chú trọng hai mặt là lý thuyết và thực tế. Lý thuyết nào cũng phải trải qua cơn thử thách của thực tiễn. Ngoài ra, ngôn ngữ cộng sản rất phức tạp, câu trước trái với câu sau, cho nên khi nghiên cứu về cộng sản, chúng ta cũng phải chú ý đến điểm nào là thực, điểm nào là hư, nhất là các tác giả sau Marx. Sau một thời gian nghiên cứu và khảo chứng thực tế, chúng tôi rút được những điểm sau:

I.Tư tưởng của Marx mâu thuẫn, nếu không là giả dối.

+Ông kết tội tư bản bóc lột, chủ trương giai cấp đấu tranh, kêu gọi vô sản đứng lên tiêu diệt tư bản để đem lại một xã hội không giai cấp và tiến bộ hơn tư bản nhưng cuối cùng với chủ trương bãi bỏ tư hữu, thì tư sản hay vô sản đều bị cộng sản bóc lột, trở thành nô lệ của đảng cộng sản.

+Ông bảo rằng giai cấp vô sản lật đổ giai cấp tư sản bằng bạo lực để cướp chính quyền, nắm chính quyền nhưng lại nói đảng cộng sản đại biểu cho giai cấp vô sản, như vậy là giai cấp vô sản chỉ là tấm bình phong, là hình nộm cho đảng cộng sản lợi dụng.

+Marx tuyên bố người cộng sản hướng đến dân chủ, nhưng trong lý thuyết, Marx đề cao giai cấp công nhân, và kết tội các giai cấp khác là phản động. Như vậy, Marx chủ trương chống lại đa số nhân dân, cho nên đảng cộng sản không thực thi dân chủ. Với chủ trương bạo động của Marx, chính sách chuyên chính vô sản. đảng cộng sản đã chủ trương độc tài, phản dân chủ vì chủ trương độc đảng, quyền bính thuộc thiểu số lãnh đạo. Lãnh tụ cộng sản như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông ra tay sát hại các đảng phái trong nước, giết hại các đồng chí và đồng bào, tạo nên việc diệt chủng tồi tệ nhất trong lịch sử.

+Marx tuyên bố tiêu diệt tư sản sẽ xây dựng một xã hội không giai cấp nhưng trái lại, trong xã hội cộng sản nhiều giai cấp ra đời, bất công ngày càng to rộng. Đường lối vô sản chuyên chính là chính sách đàn áp nhân dân, và đưa đến những hành động phi pháp, phi dân chủ, sinh ra tệ đoan sùng bái cá nhân, nịnh hót, phe nhóm trong đảng cộng sản.Đường lối này cũng đưa đến bệnh tự tôn, kiêu căng, lãnh đạo trung ương và các cấp mặc sức vạch kế hoạch này, kế hoạch nọ là những kế hoạch quá sức và không tưởng,làm cho kinh tế sụp đổ. Những kế hoạch đại công nghiệp của Liên Xô, và bước nhảy vọt của Mao Trạch Đông đã dẫn đến hàng triệu người chết đói.

Ngoài tính độc tài, kiêu căng, người cộng sản còn phạm nhiều sai lầm như là giáo điều, loại bỏ trí thức, đem công nhân lãnh đạo nhà máy, điều khiển kỹ sư. Chính sách đưa công nông lên lãnh đạo, chủ trương" hồng hơn chuyên", việc tuyển lựa sinh viên hay cán bộ theo lý lịch, thành phần là những nguyên nhân đưa đến suy sụp kinh tế và các ngành nghề khác.

Chủ trương vô sản chuyên chính của cộng sản đưa đến cho dân chúng bị mất tự do, trong khi đảng cộng sản trở thành giai cấp thống trị, chiếm hữu tài sản quốc gia và tài sản nhân dân, trong khi dân chúng ngày càng nghèo khổ.

II. Marx không tưởng

+ Không còn giai cấp bóc lột
Trong TNCS, Marx đã mơ xóa tan giai cấp, rồi tiến lên xóa tan biên cương quốc gia và quốc gia trở thành vô chánh phủ.
Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ.
Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II , 5 ).
Ở cuối chương II, Marx nhắc lại quan điểm trên nghĩa là sau khi đấu tranh giành được chính quyền và tài sản của tư sản, giai cấp vô sản biến mất và chính quyền do nó dựng lên cũng biến mất
(TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN II , 7).

Trong quyển Hệ Tư Tưởng Đức (1845), Marx đã mơ mộng:
Trong xã hội cộng sản, nơi không có ai bị giới hạn lĩnh vực hoạt động nhất định… xã hội điều tiết toàn bộ quá trình sản xuất và vì vậy sẽ tạo điều kiện cho tôi hôm nay làm việc này, ngày mai làm việc khác, sáng đi săn, giữa trưa đi câu cá, chiều chăn gia súc, sau bữa ăn tối thì làm phê bình - tuỳ thích – và không vì thế mà biến tôi thành thợ săn, ngư dân, người chăn nuôi hay nhà phê bình. (CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN I , 5, [1]

George Lukacs cũng theo Marx mà mộng tưởng:
Vì vậy việc loại bỏ tư hữu chính là điều kiện cần thiết của tự do chân chính. Phải giải thoát khỏi sự phụ thuộc đó thì nhân loại mới đạt đến sự tự thể hiện hoàn toàn. Phân công lao động sẽ biến mất và người ta có thể tự do chuyển từ công việc này sang công việc khác.
Cũng như Marx , sau này Lenin nói về sự tiêu vong của nhà nước. Milovan Djilas nhận định về quan niệm nhà nước tiêu vong của cộng sản như sau:
Điều đặc biệt là ngược lại với lí luận về sự “tiêu vong”, chức năng của nhà nước ngày càng mở rộng và phân nhánh cùng với số người tham gia vào bộ máy ngày một đông hơn. Nhận thức được rằng vai trò của bộ máy nhà nước sẽ ngày càng mở rộng và phức tạp thêm (dù xã hội đã chuyển sang giai đoạn “phi giai cấp”, giai đoạn “cộng sản), Stalin quyết định rằng nhà nước sẽ tiêu vong khi tất cả các công dân đều sẵn sàng nhận những công việc của ông ta, đạt đến trình độ của ông ta. Lenin cũng từng nói tới giai đoạn khi một bà nấu bếp cũng đảm đương vai trò quản lí nhà nước. Như chúng ta đã thấy các lí thuyết tương tự như của Stalin từng hiện diện tại Nam Tư. Nhưng không lí thuyết nào có thể san bằng được cách biệt giữa giáo điều cộng sản về nhà nước, nghĩa là sự “tiêu vong” các giai cấp và “tiêu vong” của nhà nước trong chế độ “xã hội chủ nghĩa” của họ với chế độ đảng trị-toàn trị trên thực tế (GIAI CẤP MỚI IV, 16)

Lenin và Stalin muốn nói gì đây? Phải chăng hai ông muốn nói: " không bao giờ!"Nếu hai ông nói như vậy thì lại trái mộng tưởng của Marx là sau khi giai cấp vô sản nắm quyền và chiếm đoạt tài sản tư sản và bỏ tù họ, giết hại họ thì hết giai cấp, hết đấu tranh và nhà nước cũng tiêu vong luôn, nghĩa là không cần ai cai trị!
Lý thuyết này chỉ là phỉnh gạt những kẻ hiền lành và nhiều ảo mộng.Một khi một người nào hay một nhóm người nào đã cầm quyền bính trong tay thì khó mà buông tay. Họ sẽ ôm cho đến chết trừ một số ngưòi ít tham sân si và hiểu đời. Làm sao khi vô sản cướp được chính quyền, cướp được tài sản của tư bản mà lại giải tán chính quyền? Và làm sao một nước lại không chính phủ, và các quốc gia không cần biên cương?

Hơn nữa, trong thực tế, ta thấy sau khi cướp được chính quyền, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh ngồi ở ghế hoàng đế cho đến chết. Và sau khi cướp đưọc chính quyền, cộng sản không giải tán chính phủ, giải tán đảng cộng sản mà còn khuyếch trương nó quy mô hơn trước.Và sau khi củng cố địa vị trong nước, cộng sản lộ bộ mặt đế quốc xâm lược. Như vậy thì sao gọi là xóa bỏ biên cương? Xóa bỏ biên giới để đế quốc cộng sản thống nhất thiên hạ?

Cái mộng tưởng này, lý luận này thật là không tưởng và hoàn tòan trái sự thực! Marx phê bình người ta không tưởng nhưng sự thật, ông cũng như họ mà thôi. Có điều không tưởng của người một là cho đời nở hoa, hay là cho cười một chút cho vui chứ không phương hại đến ai. Còn các ông Marx, Lenin, Stalin thì chín rõ mười là phạm tội cướp của, giết người! Các ông Lương Sơn Bạc là người giang hồ vô học, còn Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot là trí thức sát nhân và đạo tặc.

Sau khi cướp chính quyền và cướp tài sản của tư sản, giai cấp vô sản không tự tiêu vong mà còn thiết lập một nhà nước chuyên chế với lực lượng đảng viên, công an, quân đội hùng hậu nhất từ xưa đến nay.
Milovan Djilas viết:
Chính cuộc sống đã bác bỏ lời tiên đoán của Lenin: “chuyên chính vô sản” không những không thủ tiêu các giai cấp mà chính nó cũng không có ý định tự tiêu vong[..], sức mạnh của nhà nước (trước hết là các cơ quan chuyên chính) không những không giảm mà còn tăng thêm không ngừng.(GIAI CẤP MỚI IV ,16)

Bản chất Marx không tưởng cho nên đã truyền lại cho các thế hệ sau căn bệnh này. Lý do là hoang tưởng, không khách quan, thiếu chuyên môn và tự cao, tự đại. Không tưởng là căn bệnh chung của cộng sản các nước. Bệnh này thể hiện rõ rệt trong các nghị quyết, trong các chương trình năm, mười năm của cộng sản.

Nguyễn Kiến Giang đã phê bình bệnh không tưởng của cộng sản:
Hậu quả của các dự án xã hội không tưởng là rất nguy hại, nhất là khi chúng được coi là duy nhất khoa học có thể có, nghĩa là khi chúng biến thành những tín điều. [. .]. Những dự án xã hội không tưởng còn mang lại một hậu quả khác, cũng không kém nghiêm trọng: nhân danh tương lai để bắt buộc con người hy sinh hiện tại. Và khi cuộc sống hiện tại của con người bị hy sinh cho tương lai, thì chính cái tương lai ấy sẽ không bao giờ tới. Thay thế cho cái hiện tại bị hy sinh, cái tương lai không bao giờ tới là cái quá khứ mà con người muốn từ bỏ nhưng bây giờ lại chìm sâu vào đó (Suy tư 90, IX).

+ Dựa theo" duy vật biện chứng", luật phủ định của phủ định, Marx tin rằng xã hội cộng sản tốt hơn tư bản. Đây rõ là phương pháp " Duy vật biện chứng " và Marx đều sai lầm.
Nguyễn Kiến Giang đã nói lên ảo tưởng của người cộng sản về tính chất ưu việt của chủ nghĩa cộng sản:
Người ta tưởng rằng với chủ nghĩa xã hội, tất cả những tật bệnh xã hội phát sinh dưới chủ nghĩa tư bản sẽ được khắc phục, nhất là chế độ người bóc lột người. Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều tuyên bố xóa bỏ xong các giai cấp bóc lột. Nhưng kết quả là thế nào? Kết quả là chủ nghĩa xã hội vẫn không tỏ rõ được ưu thế của nó đối với chủ nghĩa tư bản. (SUY TƯ 90 * III, 3).

+Marx đã tin tưởng khối vô sản đoàn kết.
Ông hô hào:" Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại! (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN IV ,2)
Marx lạc quan hay ông hoang tưởng tin rằng sau khi diệt giai cấp bóc lột thì thế giới hòa bình, giai cấp vô sản không còn kẻ thù. Marx đã lầm. Trong chương đầu tiên, người nghiên cứu đã nói rằng lịch sử thế giới không phải chỉ là đấu tranh giai cấp mà nhiều khi cùng gia tộc, cùng quốc gia đấu tranh với nhau hay nước này đánh nước khác. Bên cạnh đó còn có đấu tranh giữa thiện và ác, mạnh và yếu. Liên Xô chiếm Đông Âu, Trung quốc đấu với Liên Xô và Việt Nam, Việt Nam đánh Cao Miên rõ là anh em, đồng chí, vô sản đánh nhau. Luận điểm của Marx rõ là không tưởng. Hơn nữa khi nói như vậy, Marx đã quên nhìn ngắm lại ông. Chính ông và các đảng viên cộng sản , và đảng viên xã hội đã nặng lời tố cáo nhau, sát hại nhau thì làm sao mà đoàn kết?

Tranh đấu, vô sản chuyên chính đã làm cho con người khát máu. Ngay khi Lenin vừa bị bệnh, Stalin đã cướp quyền rồi đày Trotsky và giết hại gia đình và các đồng chí của ông. Stalin, Mao Trạch Dông đã giết biết bao đồng chí và đồng bào của ông. Liên Xô cướp đất Trung Quốc và xâm lược Đông Âu; Trung Quốc chiếm Tây Tạng, lấn Việt Nam; Việt Nam đánh chiếm Cao Miên thì đâu còn tình đồng chí, anh em vô sản!

III. Marx tiên đoán sai lầm

Trong các triết gia cổ và kim, Marx là một người luôn muốn chứng tỏ trí thông minh và tài tiên tri. Tài tiên tri này ông bảo là do ông nắm quy luật của lịch sử.Điều này chứng tỏ ông tự tôn và làm cho các đệ tử ông sinh bệnh giáo điều và làm cho chủ nghĩa Marx thành một tôn giáo.

+Trong TNCS, Marx đã tin tưởng nước Đức đủ điều kiện làm cuộc cách mạnh vô sản đầu tiên trên thế giới Nhưng nước Nga là một nước nông nghiệp lạc hâu lại đi tiên phong trong phong trào cộng sản (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * IV , 1)

+Trong TNCS, Marx nhiều lần xác quyết giai cấp tư sản dẫy chết (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN I ,16)

Cho đến nay, tư bản vẫn tồn tại, trong khi các nước cộng sản đã chết và đang dẫy chết. Từ khi thành lập liên bang Nga, và trong thế chiến thứ hai, Liên Xô phải sống nhờ lúa mạch của Mỹ và đồng đô la Mỹ. Nay Trung Quốc và Việt Nam cũng phải nhờ đến đồng đô la Mỹ. Như vậy rõ ràng là luận cứ của Marx sai.
Trần Độ nhìn nhận xã hội chủ nghĩa thất bại, tư bản không chết vì tư bản biết tư điều chỉnh, không máy móc, không giáo điều. Điều này cho thấy luận điểm của Marx sai lầm, là chủ quan, thiếu khoa học:
Sau những năm 90, mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết đã thất bại (rõ là thất bại chứ không phải thoái trào hay tiến trào gì cả), chủ nghĩa xã hội phải tự điều chỉnh. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản cũng đang tự điều chỉnh, và ngày càng tiến đến hậu tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản không thể đế quốc, phát xít hơn như Mác hoặc Lê nin, dự đoán, mà tự nó muốn cứu nó thì nó buộc phải dân chủ hơn [TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN V].

Nhận định sai, dự báo sai là do việc làm đầy chủ quan và ngạo mạn cùng cẩu thả. Điều này chứng tỏ biện chứng pháp không phải là khoa học như người cộng sản lầm tưởng.

Karl Popper viết về duy vật biện chứng:
Tất nhiên tiên tri không có nghĩa là phi khoa học, giống như các tiên đoán về các sự kiện nhật thực và các sự kiện thiên văn khác chỉ ra. Nhưng biện chứng của Hegel, hay phiên bản duy vật chủ nghĩa của nó, không thể được xem như là một nền tảng đúng đắn cho các dự báo khoa học. [..].. Do vậy, nếu tiến hành các các dự đoán dựa trên phép biện chứng thì một số sẽ trở nên đúng và một số sẽ trở nên sai. Trong trường hợp sau, hiển nhiên sẽ làm nảy sinh một tình huống không biết trước được. (BIỆN CHỨNG PHÁP LÀ GÌ, 2 ).


Marx không phải là một chuyên gia kinh tế. Ông là một triết gia, một chính trị gia và ông đem quan điểm đó vào lý luận kinh tế của ông. Tham vọng của ông quá lớn. Vẫn biết triết học, chính trị, kinh tế, văn hóa có mối liên hệ nhưng không thể đem tất cả bỏ chung vào nhau. Khoa học tự nhiên có phương pháp của nó khác với chính trị, kinh tế, lịch sử. Marx tham vọng quá lớn mà những người theo ông lại vừa tham vọng, vừa giáo điều chẳng khác nhà thờ thời trung cổ đã bắt khoa học phải chịu " phép rửa tội", không được phát biểu trái với thánh kinh, nếu không thì bị kết tội là tà giáo, phải lên giàn hỏa!

Chủ nghĩa Marx có một đạo quân hùng hậu nhất, và một triết lý hàng trăm tập, hàng ngàn quyển và đã cai trị nửa nhân loại và nửa trái đất non một thế kỷ.Trước đây lịch sử nhân loại đã đầy những trang máu, nào là chiến tranh tôn giáo, nào là chế độ thực dân, đế quốc, và phát xít, nhưng chủ nghĩa cộng sản là một tai họa lớn nhất của nhân loại.

Cộng sản là một thất bại. Câu chuyện cũng đơn giản. Cộng sản chủ trương bãi bỏ tư hữu. Bãi bỏ tư hữu thì tài sản quốc gia lọt vào tay một nhóm người , họ sống xa hoa, phung phí. Bãi bỏ tư hữu là một việc trái tâm lý và quyền lợi con người. Do vậy mà nhân dân chống đối. Nhân dân chống đối thì chúng phải đàn áp do đó mà có chính sách " vô sản chuyên chính". Để bảo vệ quyền lợi, cộng sản tăng cường công an, quân đội. Do đó mà giai cấp mới, giai cấp thống trị ra đời. Càng vô sản chuyên chính, nhân dân càng bất mãn và phản đối. Nhân dân không làm việc thì lao động không đạt năng suất cao. Thêm vào đó, vô sản chuyên chính thì lãnh đạo kiêu căng, đặt ra những kế hoạch không tưởng và sai lầm. Do đó, kinh tế quốc gia càng suy sụp, nhân dân đói khổ.
Tóm lại chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa khủng bố và diệt chủng, làm cho con người đói rét, mất tự do, dân chủ trong khi giai cấp thống trị sống huy hoàng bằng cách ăn cắp của công, cườp tài sản nhân dân và bán nước

Một số người cho rằng Marx, Engels là đúng, còn Lenin, Mao làm sai. Thiết tưởng chỉ cần căn cứ vài điểm trong TNCS là chúng ta đã thấy tội ác khởi đầu từ Marx và Engels:
-Đấu tranh giai cấp
-Tịch thu tài sản tư bản.
-Bãi bỏ tư hữu
-Cưỡng bách lao động
-Chuyên chính vô sản

IV. Cộng sản thất bại

Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi xin đưa ra vài so sánh về kết quả xây dựng XHCN của cộng sản và các nước khác.
Nhiều tài liệu cho biết đời sống quốc gia và cộng sản khác nhau.+Nghiên cứu kinh tế Liên Xô, về lương công nhân,Milovan Djilas nhận định rằng cộng sản bóc lột công nhân và không tôn trọng con người:Trong tình hình như thế, mức sống của người dân không làm lãnh đạo phải bận tâm mặc dù theo Marx thì con người là nhân tố sản xuất quan trọng nhất. Theo ông Krankshown, một đảng viên cộng đảng, thì lương 600 rub một tháng phải được coi là không đủ sống, trong khi Harrie Shvars, một nhà báo Mĩ lại cho rằng có đến 8 triệu người chỉ được nhận dưới 300 rub một tháng. (GIAI CẤP MỚI 5 ,9)
Milovan Djila so sánh kinh tế thời Cộng sản và thời Nga hoàng. Ông viết:
Ta biết rằng năng suất là thấp và các nhà kinh tế Nam Tư tính ra rằng (dĩ nhiên là trong giai đoạn mâu thuẫn với Liên Xô) ngay trên những cánh đồng màu mỡ của Ukraine năng suất cũng không được 1 tấn một hecta. Số lượng gia súc và gia cầm trong giai đoạn hợp tác hoá cũng giảm hơn 50%, và cho đến nay vẫn chưa đạt mức như thời nước Nga Sa Hoàng lạc hâu. (GIAI CẤP MỚI 4 ,1)

+Richard Pipes cho ta biết tình hình kinh tế hai miền Băc và Nam Triều Tiên:
Ở nước Bắc Triều Tiên cộng sàn, trong những năm 1990 phần lớn trẻ em bị mắc các căn bệnh do đói ăn mà ra; theo các số liệu hiện có, trong nửa sau của thập kỉ 1990 gần hai triệu người Bắc Hàn đã bị chết vì đói. Tại nước này tỉ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh là 88 trên 1000, trong khi ở Hàn Quốc là 8 trên 1000; tuổi thọ của đàn ông Bắc Hàn là 48,9 trong khi ở Nam Hàn là 70,4. Thu nhập tính trên đầu người Bắc Hàn là 900 dollar, trong khi ở Nam Hàn là 13.700 dollar.(Richard Pipes.CHU NGHĨA CỘNG SẢN VI ,3)

+Nguyễn Kiến Giang viết về kinh tế Việt Nam:
Những tính toán gần đây cho biết các doanh nghiệp nhà nước phần lớn đều thua lỗ, chỉ có 21% có lãi, [..]. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước đang mắc nợ tới khoảng 200 ngàn tỉ đồng, xấp xỉ 1/2 tống sản phẩm quốc dân (SUY TƯ 90 * IV , 3).

+Triệu Tử Dương [2] là một người sáng suốt khi ông từ chối đàn áp sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989. Ông cũng là một người nhận thức rõ tình hình Trung Hoa và thế giới khi ông viết trong Nhật ký của ông về dân chủ:

+Trần Độ nhận định rằng đảng cộng sản là tai họa, làm chậm bước tiến của dân tộc:Trên thế giới có đến hơn 100 nước không cần chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội, không cần có Đảng cộng sản “tài tình” và “sáng suốt” mà cứ phát triển đến trình độ giàu có, văn minh cao. (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN I ,1)

+Vì mang dấu ấn của lịch sử, người Việt Nam đã trải qua nhiều chế độ.
Dù căm thù thực dân Pháp, người Việt Nam cũng như những người Á ,Phi khác đã ngậm ngùi nhận định về thời hậu thực dân rằng thực dân tốt hơn cộng sản.

-Thi sĩ Hữu Loan viết rằng thời thực dân nước ta có bầu cử, quan lại không tham nhũng, báo chí được xuất bản, lương dư ăn, sinh viên học sinh không phải trả tiền, nhà thương miễn phí.[3]

+Nguyễn Chí Thiện [4]viết:
OÂi thaèng Taây maø tröôùc khi ngöôøi daân khoâng tieác maùu xöông ñaùnh ñuoåi.
Nay hoï xoùt xa luyeán tieác voâ chöøng.
Nhôø vuoát nanh cuûa luõ thuù röøng.
Maø baøn tay teân cai trò thöïc daân hoùa ra eâm aû ( ÑOÀNG LAÀY).

+Trong Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên [5] ghi lại lời mẹ ông, bà Vũ Đình Huỳnh, người đã có kinh nghiệm với mật thám Pháp đã đưa ra một nhận định để đời:
Chúng nó đến, con có tưởng tượng được không, còn tệ hơn cả mật thám Pháp nữa kia! (28)
Thời Pháp thuộc, mẹ còn chống chọi được, bọn thực dân tiếng thế chứ không đến nỗi ác như bọn này. Bây giờ khó lắm, mọi sự làm ăn đều khó, chúng nó bít kín mọi đường, bắt mọi người muốn sống phải phụ thuộc chúng nó (139).

+Người chị của Trần Độ đã hoạt động chống Pháp thời bí mật cho rằng cộng sàn gian ác hơn thực dân. Trần Độ kể:
Tôi có một bà chị có chồng là tù nhân trong thời đế quốc phong kiến, nay có con rể là tù cách mạng. Chị có kể chuyện về hai cuộc đi thăm tù : trước đi thăm chồng, nay (sau năm 1975) đi thăm con rể. Chị có một ấn tượng rất nặng nề khi phải so sánh hai cuộc đi thăm ấy : tù nhân thời nay cực hơn thời đế quốc (BÚT kÝ * MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI I, 4)

Trần Độ so sánh chế độ cộng sản với chế độ cũ:
Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội chưa tốt đẹp, còn nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, của một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN II, 3)

Sau đây là những nhận định rất có giá trị về chủ nghĩa cộng sản.
+Simon Sebag Montefiore trong"QUAI VẬT MANG TÊN KARL MARX " đã kết tội Marx rất đúng:
Không có Marx thì đã không có chiến tranh lạnh. Không có Marx thì đã không có “bức màn sắt”, không có quần đảo GULAG[..]. Không có Marx thì Lenin và Stalin không thể có hệ tư tưởng cho phép họ thực hiện những vụ đàn áp chống lại chính nhân dân nước mình với con số nạn nhân lên đến 60 triệu người. Không có Marx thì Mao Trạch Đông không thể trở thành kẻ giết người hàng loạt khủng khiếp nhất trong lịch sử, 75 triệu người đã trở thành nạn nhân của ông ta. Giết người hàng loạt đã trở thành một loại thống kê: năm 1937, khi khởi sự vụ “đàn áp lớn” Stalin đã giao chỉ tiêu giết người cho từng tỉnh, không khác gì giao chỉ tiêu sản xuất gang thép vậy. “Một người chết là bi kịch, hàng triệu người chết là con số thống kê”, Stalin từng nói như thế ( QUAI VẬT MANG TÊN KARL MARX ).

+Trần Xuân Bách [6] phê phán những tội trạng của đảng ông mà ông đã có lần ở trong bộ chính trị: Nguyên nhân khủng hoảng là lãnh đạo sai lầm, vi phạm dân chủ, duy ý chí, bảo thủ trì trệ, đổi mới lệch lạc, đội ngũ đảng viên cán bộ thoái hóa, hư hỏng. (CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THẠT SỰ LÀ GÌ? )+Trần Độ thẳng thắn vạch rõ bộ mặt ghẻ lở của đảng cộng sản Việt Nam:
Nơi nơi tham nhũng, cấp cấp tham nhũng, ngành ngành tham nhũng. To tham nhũng to, nhỏ tham nhũng nhỏ. Người dân đóng góp nhiều thứ, nhiều lần quá, trong khi lương thực không đủ ăn. Mất dân chủ mọi lúc mọi nơi, mất tự do hơn cả khi còn chế độ thực dân (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN V )

+Ông Nguyễn Kiến Giang nói ông bỏ cộng sản là vì chủ nghĩa Marx là một sai lầm:
Một số nhà tư tưởng và chính khách phương Tây đang dự báo sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội về mặt lịch sử (Brezinski: “kỷ nguyên hậu cộng sản” - postcommunisme). Và ở ngay trong các nước xã hội chủ nghĩa, cũng có người coi chủ nghĩa xã hội như một “thử nghiệm lịch sử sai lầm” và tuyên bố từ bỏ không thương xót (Suy tư 90, 1).

+Milovan Djilas đã nhận định vê sự tồn tại của triết học Marx tại Tây và Đông:
Chủ nghĩa Marx “khởi thuỷ” chẳng còn để lại gì: ở phương Tây người ta đã quên hoặc gần như thế; ở phương Đông, sau khi cộng sản giành được quyền thống trị thì biện chứng pháp và chủ nghĩa duy vật mác-xít đã chỉ còn là hình thức và trở thành giáo điều, được dùng để củng cố quyền lực, được dùng để biện hộ cho sự đàn áp và nô dịch về tư tưởng. Chủ nghĩa Marx thực chất cũng đã bị vất bỏ ngay cả ở phương Đông, nó càng ngày càng trở thành một giáo lí xơ cứng. Đối với phần này của thế giới, nó đã không còn là tư tưởng nữa, nó đã trở thành một thứ quyền lực mới, một nền kinh tế mới, một hệ thống xã hội mới. (GIAI CẤP MỚI I,3).

Thực tế chứng minh XHCN đã làm nhân dân mất tự do, đói rét, chết hàng triệu người, các cơ sở quốc doanh thua lỗ, ngân hàng thiếu tiền bạc. Trotsky, Khrushchev, Gorbachev, Lâm Bưu, Lưư Thiếu Kỳ,Đặng Tiểu Bình đã học tập và trưởng thành trong cái nôi cộng sản Liên Xô và Trung Quốc, đã nắm quyền và đã chứng thực những thất bại to lớn và trầm trọng của Stalin, Mao Trạch Đông và Cộng sản quốc tế cho nên họ phải tìm con đường khác .

Thực tế đó đã làm cho Khrushchev lên tiếng tố cáo Stalin, Lâm Bưu, Đặng Tiểu Bình, Lưu Thiếu Kỳ chỉ trích Mao, và Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang kêu gọi đảng phải thức tỉnh cơn mê. Khrushchev là chiến sĩ xung kích đã phá hàng rào giây kẽm gai, và nhân dân Đông Âu, Liên Xô và Gorbachev hủy diệt trung tâm thành trì cộng sản .Người Việt Nam đã sống nhiều chế độ và đã kinh qua kinh nghiệm thực dân và cộng sản. Cảm giác và ý nghĩ của người Việt Nam và dân tộc Á Phi thời hậu thực dân đều giống nhau.
Chế độ tư bản đã chiếm thuộc địa, mở rộng thị trường, tàn sát dân Á, Phi, Mỹ và bắt dân châu Phi làm nô lệ nhưng không tàn ác bằng cộng sản.

Milovan Djilas khẳng định:
Giai cấp mới nhất định sẽ biến khỏi vũ đài lịch sử, điều đó là rõ ràng. So với các giai cấp khác trong quá khứ việc biến mất của nó sẽ tạo ra ít hoài cảm nhất. Chà đạp lên tất cả những gì không thoả mãn được tính ích kỉ của nó, giai cấp mới tự chuốc lấy cho mình một cái chết nhục nhã và sự thờ ơ của người đời (GIAI CẤP MỚI IV , 7)
Milovan Djilan không phải là tay sai của đế quốc Mỹ, hoặc đứng vào phe tư bản, ông là một trí thức đồng thời là một chiến sĩ cộng sản trong cái nôi cộng sản, đã yêu và đã hận cho nên nhận định của ông rất chân tình:
Toàn trị cộng sản đưa tới oán cừu toàn diện, mọi tình cảm của con người đều bị nung cháy trong ngọn lửa oán hận đó, chỉ còn lại nỗi tuyệt vọng và lòng hận thù.(GIAI CẤP MỚI V ,5)

Những nhận định trên đây đã được thực tế kiểm chứng và xác nhận. Đó là việc nhân dân Đông Đức và Đông Âu bỏ chạy sang Tây Đức khi bức tường Bà Linh sụp đổ 1989 và việc dân Việt Nam vượt biên sau 1975 đã xác định dân chúng xa lánh cộng sản.Và quan trọng nhất là việc Đông Âu sụp đổ, Liên Xô tan rã và Trung Quốc, Việt Nam biến thái là những minh chứng cụ thể nhất cho sự sụp đổ tất yếu của cộng sản.

Chủ nghĩa cộng sản là một tai họa cho nhân loại. Cộng sản chỉ trích tư bản nhưng cộng sản bóc lột hơn tư bản mà còn phạm tội diệt chủng. Đế quốc, phát xít cũng phạm tội giết người nhưng cộng sản giết người nhiều hơn , giết đồng bào của họ và đồng chí của họ. Cộng sản gian tham, giả dối, họ chuyên môn lừa đảo, miệng nói công bằng, tự do, dân chủ nhưng thực tế là tàn bạo theo chủ trương vô sản chuyên chính. Cộng sản nói bênh vực vô sản nhưn g từ trước đến nay, người vô sản chỉ làm nô lệ cho đảng cộng sản, vẫn đói khổ trong khi cộng sản trở thành tư sản đỏ, trở thành giai cấp mới đầy quyền uy và tiền bạc. Ngày nay, cách mạng Việt Nam thêm khó khăn. Bên cạnh những chính sách phi dân chủ, bất lực trong việc xây dựng quốc gia, ngang nhiên cướp tài sản quốc gia và tài sản nhân dân, cộng sản Việt Nam còn cam tâm bán nước cho Trung Quốc. Chúng ta phải giành lại độc lập và vẹn toàn lãnh thổ, đồng thời xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản để xây dựng một quốc gia Viêt Nam độc lập, tự do, dân chủ và thịnh vượng.



______
[1]."In communist society, where nobody has one exclusive sphere of activity but each can become accomplished in any branch he wishes, society regulates the general production and thus makes it possible for me to do one thing today and another tomorrow, to hunt in the morning, fish in the afternoon, rear cattle in the evening, criticise after dinner, just as I have a mind, without ever becoming hunter, fisherman, herdsman or critic."
[2].Triệu Tử Dương 趙紫陽; Zhào Zǐyáng;( 1919–2005) là một chính trị gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông từng giữ chức Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1980 tới 1987, và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1987 tới 1989. Là một quan chức cao cấp trong chính phủ, ông đã lãnh đạo phe cải cách tiến hành những biện pháp cải cách thị trường đóng góp lớn vào tăng trưởng sản xuất và tìm kiếm các biện pháp giải quyết tình trạng quan liêu cũng như chiến đấu chống tham nhũng. Từng được đề cử là người kế tục Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương đã bị thanh trừng vì có tình cảm với những sinh viên tham gia phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và sống mười lăm năm cuối cuộc đời trong hoàn cảnh bị quản thúc tại gia.
[3]. A variety of freedoms did exist even under the colonial regime. Let me list a number of memorable points in the French-occupied Vietnam that still remain in the memory of this slave:First, freedom of election. Most administrative offices were subject to popular vote. The provincial French officials simply played umpires. Other lesser [Vietnamese] officials dared not accept bribes. People can sue and even impeach officials from their positions. Corrupted officials were scorned by everyone. Corruption resulting in loss of lives was treated even worse. One such district official in Hue city was made known to the whole country.Second, freedom of the press and expression. Private individuals were allowed to set up their own papers. They refused to accept government subsidy. Among these papers were the famous Nam Phong (Southern Wind) Magazine, Dan Ba (Women) Magazine, Phu Nu Thoi Dam (Women's Contemporary Discussion) Magazine, Tieng Dan (People's Voice) Newspaper, Phong Hoa Ngay Nay (Today's Custom) Newspaper, etc. Among the well-respected writers and reporters were Pham Quynh, Nguyen Van Vinh, Phan Khoi, Thuy An, Huynh Thuc Khang, etc.Candidates to any position must take qualifying exams. Those with talents would pass. Workers' salaries were enough to pay for their livings and some for their savings. A teacher of two classes, preliminary and preparation, earned 12 piasters a month, equivalent to 2 "chi" of gold today.
Students did not have to pay tuition. Only higher education would cost them a few piasters a month. Good students were awarded scholarships, even scholarships to study in France.Sick people were given medicine without pay at district dispensaries. Provincial hospitals had reserved areas for poor patients who received treatment and food for free. These hospitals were known as charity hospitals.
Today, medical ethics has long disappeared. Hospitals everywhere take patients' money but make no effective treatments.The French colonial regime was horrible indeed, but it is still a far dream for people under regimes that are thumping their chest bragging about independence [and turn around oppressing their own people ( TÁC PHẨM HỮU LOAN).
Hữu Loan Tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh 1914 tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi. Ông phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương.Hiện ông đang sống tại quê nhà. chủ trương. Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến. Có thông tin cho rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý quân dân, nên ông bị phê bình rồi ông bỏ ngũ về nhà.[4].Nguyễn Chí Thiện Ông sinh năm 1939 tại Hà Nội) là một nhà thơ phản kháng người Việt Nam. Ông từng bị cộng sản bắt giam 27 năm tù vì tội "phản tuyên truyền". Ông được phóng thích ngày 28 tháng 10 năm 1991 và đến tháng 1 năm 1995 thì được xuất cảnh sang Mỹ.Tập thơ Hoa Địa ngục của ông xuất hiện ở hải ngoại vào năm 1980 sau khi tác phẩm này được lén đưa vào toà đại sứ Anh tại Hà Nội và được giáo sư Patrick J. Honey thuộc Đại học Luân Đôn (University of London), nhân chuyến đi Việt Nam năm 1979, mang được ra ngoài nước để phổ biến.

[5].Vũ Thư Hiên sinh ngày 18 tháng 10 năm 1933 tại Hà Nội, trong một gia đình mà cha là Vũ Ðình Huỳnh và mẹ là Phạm Thị Tề đều là thành viên của tổ chức Thanh niên Cách mạng Ðồng chí Hội, tiền thân của Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Ông thuở nhỏ đi học, lớn lên đi ca hát, đóng kịch trong một đội Tuyên truyền xung phong (năm 1946); Đi bộ đội (1949); Công tác điện ảnh (1953); đi học viết kịch bản điện ảnh tại Liên Xô (1954-1959). Năm 1967, ông bị bắt sau cha là ông Vũ Ðình Huỳnh hai tháng, trong vụ án được gọi là "vụ nhóm xét lại chống Ðảng". Ông bị giam 9 năm, trong đó bị giam trong xà lim cá nhân bốn năm rưỡi, qua các nhà tù Hỏa Lò, Bất Bạt (Sơn Tây), Tân Lập (Phú Thọ). Năm 1993 Vũ Thư Hiên được đi sang Nga với tư cách phiên dịch cho một công ty thương mại. Ông vận động để được ở lại, làm đại diện cho công ty. Trong khi làm việc ông bắt đầu viết cuốn hồi ký Ðêm giữa ban ngày về chín năm bị giam cầm,Vũ Thư Hiên quyết định qua tỵ nạn tại Pháp. Tại đây, ông đã hoàn thành tập hồi ký Ðêm giữa ban ngày, được xuất bản vào tháng 4/1997.
[6].Trần Xuân Bách (1924-2006) tên thật là Vũ Thiện Tuấn quê tỉnh Nam Định,nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng trong giai đoạn 1986-1990. Trần Xuân Bách đã tham gia đánh chiếm Campuchia năm 1979 với tư cách là Phó Chính ủy, sau đó ông làm trưởng Ban B68 như một thái thú tại đây. Ông đã có nhiều bài viết và phát biểu theo hướng đổi mới mạnh mẽ theo xu hướng đa nguyên, đa đảng theo trào lưu cải tổ của Gorbachov .Do đó, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 3 năm 1990), Trần Xuân Bách đã bị phê phán gay gắt và bị kỷ luật, phải ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương. Ông được Nguyễn Cơ Thạch mời về làm chuyên viên tại Bộ Ngoại giao cho đến tháng 8 năm 1990 thì nghỉ hưu.

No comments: