Thursday, February 24, 2011

HỆ TỪ THƯỢNG I



Bản của Nguyễn Văn Thọ thiếu Hệ Từ, bản Nguyễn Hiến Lê có Hệ Từ nhưng thiếu phần chữ Hán. . Nay thêm phần Hán văn để tiện tham khảo.
Sơn Trung


易經﹒系辭上傳》
第一章

天尊地卑,乾坤定矣。卑高以陳,貴賤位矣。 動靜有常,剛柔斷矣。方以類聚,物以群分,吉凶生矣。 在天成象,在地成形,變化見矣。

  鼓之以雷霆,潤之以風雨,日月運行,一寒一暑,乾道成男,坤道成 女。 乾知大始,坤作成物。  乾以易知,坤以簡能。

易則易知,簡則易從。 易知則有親,易從則有功。 有親則可久,有
功則可大。 可久則賢人之德,可大則賢人之業。

易簡,而天下矣之理矣﹔天下之理得,而成位乎其中矣。




易經﹒系辭上傳》第二章

聖人設卦觀象,系辭焉而明吉凶,剛柔相推而生變化。

是故,吉凶者,失得之象也。 悔吝者,憂虞之象也。 變化者,進退 之象也。 剛柔者,晝夜之象也。 六爻之動,三極之道也。

是故,君子所居而安者,易之序也。 所樂而玩者,爻之辭也。是故,君子居則觀其象,而玩其辭﹔ 動則觀其變,而玩其占。 是故自天佑之,吉無不利。




《易經﹒系辭上傳》 第三章


彖者,言乎象也。爻者,言乎變者也。吉凶者,言乎其失得也。悔吝者,言乎其小疵也。 無咎者,善補過也。

是故,列貴賤者,存乎位。 齊小大者,存乎卦。辯吉凶者,存乎辭。
憂悔吝者,存乎介。 震無咎者,存乎悔。 是故,卦有小大,辭有險易。辭也者,也各指其所之。



《易經﹒系辭上傳》 第四章

易與天地准,故能彌綸天地之道。

仰以觀於天文,俯以察於地理,是故知幽明之故。原始反終,故知死 生之說。 精氣為物,游魂為變,是故知鬼神之情狀。

與天地相似,故不違。 知周乎萬物,而道濟天下,故不過。 旁行而 不流,樂天知命,故不憂。 安土敦乎仁,故能愛。

范圍天地之化而不過,曲成萬物而不遺,通乎晝夜之道而知,故神無 方而易無體。




《易經﹒系辭上傳》 第五章

一陰一陽之謂道,繼之者善也,成之者性也。

仁者見之謂之仁,知者見之謂之知, 百姓日用不知﹔ 故君子之道鮮矣!

顯諸仁,藏諸用,鼓萬物而不與聖人同憂,盛德大業至矣哉!

富有之謂大業,日新之謂盛德。生生之謂易,成象之謂乾,效法之謂坤,極數知來之謂占,通變之謂 事,陰陽不測之謂神。




《易經﹒系辭上傳》 第六章

夫易,廣矣大矣!以言乎遠,則不御﹔以言乎邇,則靜而正﹔以言乎 天地之間,則備矣!

夫乾,其靜也專,其動也直,是以大生焉。夫坤,其靜也翕,其動也 辟,是以廣生焉。



《易經﹒系辭上傳》 第七章

子曰:「易其至矣乎!」夫易,聖人所以崇德而廣業也。 知崇禮卑,崇效天,卑法地,天地設位,而易行乎其中矣。 成性存存,道義之門。



《易經﹒系辭上傳》 第八章

聖人有以見天下之賾,而擬諸其形容,象其物宜﹔是故謂之象。聖人有以見天下之動,而觀其會通,以行其禮。系辭焉,以斷其吉凶﹔是故謂之爻。

言天下之至賾,而不可惡也。 言天下之至動,而不可亂也。 擬之而后言,議之而后動,擬議以成其變化。


「鳴鶴在陰,其子和之,我有好爵,吾與爾靡之。」子曰:「君子居 其室,出其言,善則千里之外應之,況其邇者乎? 居其室,出其言,不善千里之外違之,況其邇乎?言出乎身,加乎民﹔ 行發乎遠﹔言行君子之樞 機,樞機之發,榮辱之主也。 言行,君子之所以動天地也,可不慎乎?」

「同人,先號啕而后笑。」 子曰: 「君子之道,或出或處,或默或語,二人同心,其利斷金﹔同心之言,其臭如蘭。」

「初六,藉用白茅,無咎。」 子曰:「苟錯諸地而可矣﹔席用白茅,何咎之有?慎之至也。 夫茅之為物薄,而用可重也。 慎斯朮也以往,其 無所失矣。」

「勞謙君子,有終吉。」 子曰: 「勞而不伐,有功而不德,厚之至 也, 語以其功下人者也。 德言盛, 禮言恭, 謙也者,致恭以存其位者也。」

「亢龍有悔。」 子曰:「貴而無位,高而無民,賢人在下位而無輔,是以動而有悔也。」

「不出戶庭,無咎。」 子曰:「亂之所生也,則言語以為階。 君不 密,則失臣﹔臣不密,則失身﹔几事不密,則害成﹔是以君子慎密而不也 也。」

子曰:「作易者其知盜乎?易曰:『負且乘,致寇至。』負也者,小 人之事也﹔小人而乘君子之器,盜思奪矣!上慢下暴,盜思伐之矣!慢藏 誨盜,冶容誨淫,易曰:『負且乘,致寇至。』盜之招也。」



《易經﹒系辭上傳》 第九章

  
天一地二,天三地四,天五地六,天七地八,天九地十。天數五,地數五,五位相得而各有合。天數二十有五,地數三十,凡天地之數,五十有五,此所以成變化而行鬼神也。

大衍之數五十,其用四十有九。分而為二以象兩,挂一以象三,揲之以四以象四時,歸奇於扐以象閏,故再扐而后挂。

  乾之策,二百一十有六。 坤之策,百四十有四。 凡三百有六十,當期之日。 二篇之策,萬有一千五百二十,當萬物之數也。

是故,四營而成易,十有八變而成卦,八卦而小成。 引而伸之,觸類 而長之,天下之能事畢矣。

顯道神德行,是故可與酬酢,可與佑神矣。 子曰: 「知變化之道者,其知神之所為乎!」




《易經﹒系辭上傳》 第十章

是有聖人之道四焉, 以言者尚其辭, 以動者尚其變,以制器者尚其象,以卜筮者尚其占。

是以君主子將以有為也,將以有行也, 問焉而以言,其受命也如向,無有遠近幽深,遂知來物。 非天下之至精,其孰能與於此。

參伍以變,錯綜其數,通其變,遂馬天地之文﹔極其數,遂定天下之象。 非天下之致變,其孰能與於此。

易無思也,無為也,寂然不動,感而遂通天下之故。 非天下之致神,其孰能與於此。

夫易,聖人之所以極深而研几也。 惟深也,故能通天下之志﹔惟几 也,故能成天下之務﹔惟神也,故不疾而速,不行而至。 子曰: 「易有聖人之道四焉」者,此之謂也。




《易經﹒系辭上傳》 第十一章

子曰: 「夫易何為者也? 夫易開物成務,冒天下之道,如斯而已者也。 是故,聖人以通天下之志,以定天下之業,以斷天下之疑。」

是故,蓍之德,圓而神﹔卦之德,方以知﹔六爻之義,易以貢。聖人以此洗心,退藏於密,吉凶與民同患。神以知來,知以藏往,其孰能與於此哉! 古之聰明睿知神武而不殺者夫?

是以,明於天之道,而察於民之故,是與神物以前民用。聖人以此齋戒,以神明其德夫!

是故,闔戶謂之坤﹔ 辟戶謂之乾﹔ 一闔一辟謂之變﹔往來不窮謂之通﹔ 見乃謂之象﹔形乃謂之器﹔ 制而用之,謂之法﹔利用出入,民咸用之,謂之神。

是故,易有太極,是生兩儀, 兩儀生四象, 四象生八卦,八卦定吉凶,吉凶生大業。

是故,法象莫大乎天地﹔變通莫大乎四時﹔懸象著明莫在乎日月﹔崇高莫大乎富貴﹔備物致用,立成器以為天下利,莫大乎聖人﹔ 探賾索隱,鉤深致遠,以定天下之吉凶,成天下之亹亹者,莫大乎蓍龜。

是故,天生神物,聖人執之。 天地變化,聖人效之。 天垂象,見吉凶,聖人象之。 河出圖,洛出書,聖人則之。 易有四象,所以示也。 系辭焉,所以告也。 定之以吉凶,所以斷也。



《易經﹒系辭上傳》 第十二章

易曰:「自天佑之,吉無不利。」 子曰:「佑者助也。天之所助者,順也﹔人之所助者,信也。履信思乎順,又以尚賢也。是以自天佑之,吉無不利也。」

子曰: 「書不盡言,言不盡意﹔然則聖人之意,其不可見乎?」 子曰:「聖人立象以盡意,設卦以盡情偽,系辭焉以盡其言,變而通之以盡 利,鼓之舞之以盡神。」

乾坤其易之縕邪? 乾坤成列,而易立乎其中矣。乾坤毀,則無以見易﹔易不可見,則乾坤或几乎息矣。

是故,形而上者謂之道﹔形而下者謂之器﹔化而裁之謂之變﹔推而行之謂之通﹔舉而錯之天下之民,謂之事業。

是故,夫象,聖人有以見天下之賾,而擬諸形容,象其物宜,是故謂之象。聖人有以見天下之動,而觀其會通,以行其典禮,系辭焉,以斷其吉凶,是故謂之爻。極天下之賾者,存乎卦﹔鼓天下之動者,存乎辭﹔化而裁之,存乎變﹔推而行之,存乎通﹔神而明之,存乎其人﹔默而成之,不言而信,存乎德行。

http://www.ai5429.com/17/8x/00065.htm





HỆ TỪ THƯỢNG

HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN THƯỢNG - CHƯƠNG I


ĐẠI TRUYỆN


1. Thiên tôn địa ti, Càn khôn định hĩ; ti cao dĩ trần, quí tiện vị hĩ.
Động tĩnh hữu thường, cương nhu đoán hĩ.
Phương dĩ tụ loại, vật dĩ quần phân, cát hung sinh hĩ.
Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình, biến hoá hiện hĩ. (1).
Dịch: (vì thấy) trời cao đất thấp (mà thánh nhân) vạch ra quẻ Càn và quẻ Khôn; cao thấp đã bày ra thì định được quí và tiện (dương quí mà âm tiện).
Động và tĩnh đã có luật nhất định do đó mà phân biệt cương và nhu (dương là cương động; âm là nhu, tĩnh).
Việc (1) có xu hướng phải trái nên sắp với nhau thành nhóm; vật có hình riêng nên chia ra từng bầy; do đó mà đặt ra lời cát và hung.
Xem trên trời thấy (nhật nguyệt tinh thần . . .) thành ra nhiều tượng; xem dưới đất thấy (núi sông, vạn vật . . .) thành ra nhiều hình; sự biến hoá như vậy đã hiện rõ.
Chú thích: tiết này nói về nguồn gốc và nguyên lý Kinh dịch.
(1). Chữ phương ở đây có người hiểu là nơi và dịch: các loài tụ lại từng phương. Chúng tôi theo Phan Bội Châu mà dịch như trên. R. Wilhelm dịch là biến cố.

2. Thị cố cương nhu tương ma, bát quái tương đăng.
Dịch: cho nên cứng và mềm cọ nhau, giao nhau mà thành bát quái, bát quái luân chuyển nhau (chồng lẫn lên nhau mà thành sáu mươi bốn quẻ).

3. Cổ chi dĩ lôi đình, nhuận chi dĩ phong vũ, nhật nguyệt vận hành, nhất hàn nhất thử.
Dịch : Cổ động cho muôn vật bằng sấm sét (ám chỉ quẻ Chấn); thấm nhuần cho muôn vật bằng gió mưa (ám chỉ quẻ Tốn), mặt trời mặt trăng xoay vần, cứ lạnh rồi tới nóng (thay đổi nhau hoài).
Chú thích: đây nói về sự biến hoá thành ra các tượng ở trên trời.

4. Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ.
Dịch: Có đạo Càn (tức khí dương) nên thành giống đực, có đạo Khôn (tức khí âm) nên thành giống cái.
Chú thích: Chữ đạo ở đây không có nghĩa là đạo đức, cũng không hẳn có nghĩa như trong “Đạo đức kinh”. Có thể tạm coi là luật thiên nhiên. Nam, nữ thường dịch là trai, gái, như vậy là chỉ xét chung về loài người thôi, nghĩa hẹp đi.

5. Càn tri thái (có người đọc là đại) thủy, Khôn tác thành vật.
Dịch: đạo Càn làm chủ (tác động) lúc mới đầu (lúc chưa thành hình); rồi sau đạo Khôn làm cho (vạn vật) ngưng kết mà thành hình.
Chú thích: Chữ tri ở đây không có nghĩa là biết; mà có nghĩa là làm chủ, như tri phủ, tri huyện. . .

6. Càn dĩ dị tri, khôn dĩ giản năng.
Dịch: Càn (nhờ đức cương kiện mà động nên) dễ dàng, không tốn sức mà làm chủ tác động lúc mới đầu; Khôn (nhờ đức nhu thuận mà) đơn giản, không rối ren mà tác thành vạn vật.
Chú thích: tiết là tiếp tiết trên. Tiết trên nói về công dụng của Càn, Khôn; tiết này nói về đức của Càn, khôn. Chữ tri ở đây nghĩa như chữ tri ở trên, chữ năng ở đây nghĩa như chữ tác ở trên.

7. Dị tắc dị tri, giản tắc dị tòng. Dị tri tắc hữu thân, dị tòng tắc hữu công. Hữu thân tắc khả cửu, hữu công tắc khả đại. Khả cửu tắc hiền nhân chi đức, khả đại tắc hiền nhân chi nghiệp.
Dịch: (Người ta nếu bắt chước Càn, xử thế một cách) bình dị thì (lòng minh) người khác dễ biết (1); (nếu bắt chước Khôn mà xử sự một cách) đơn giản thì người khác dễ theo mình. Người khác dễ biết mình thì có nhiều người thân với mình; người khác dễ theo mình thì mình lập được công lao. Có nhiều người thân thì mình được lâu dài (2), lập được nhiều công thì sự nghiệp mình lớn. Mình được lâu dài thì là có đức của hiền nhân, có sự nghiệp lớn thì là có sự nghiệp của hiền nhân.
Chú thích: Mấy tiết trên nói về đạo, đức của Càn, Khôn; tiết này nói về người hiền.
(1) Dị tắc dị tri: chữ tri ở đây không có nghĩa là làm chủ như trong hai tiết trên, mà có nghĩa là biết. Chữ dị thứ nhất nghĩa là giản, chữ dị thứ nhì (dị tri) là dễ, trái với nan là khó.
(2) Cửu: lâu dài, có nghĩa là giữ chức vụ lâu, vì nhiều người đồng tâm với mình.

8. Dị giản nhi thiên hạ chi lí đắc hĩ, thiên hạ chi lý đắc nhi thành vị hồ kì trung hĩ.
Dịch: có đức “dị” (của Càn), có đức “giản” (của Khôn) thế là nắm được đạo lý trong thiên hạ rồi; nắm được đạo lý trong thiên hạ, thế là có được cái địa vị ở giữa trời và đất (cùng với trời đất thành ba ngôi: tam tài: trời, người, đất, tham dự được với trời đất.
Chú thích: thành vị hồ kỳ trung, R. Wilhelm dịch là “sự toàn thiện ở trong đó” tức đạt được sự toàn thiện. J.Legge, trong The I ching. Theo Chu Hi, dịch như chúng tôi.
hết: HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN THƯỢNG - CHƯƠNG I


CHƯƠNG II

1. Thánh nhân thiết quái, quan tượng, hệ từ yên nhi minh cát hung.
Dịch: thánh nhân đặt ra quẻ, xem tượng ở trong quẻ , rồi ghép (1) lời đoán vào sau mỗi quẻ mỗi hào để tỏ rõ lẽ tốt, xấu.
Chú thích:
(1) Hệ có nghĩa là buộc. Thời xưa khắc chữ lên thẻ tre, và buộc các thẻ vào với nhau.
2. Cương nhu tương thôi nhi biến hoá.
Dịch: Cương (quẻ hào dương), nhu (quẻ và hào âm) dời đẩy nhau mà sinh ra biến hoá (dương thành âm, âm thành dương).
3. Thị cố (1) cát hung giả, đắc thất chi tượng dã: hối lận giả, ưu ngu chi tượng dã.
Dịch: Tốt xấu là cái tượng của sự đắc thất; hối tiếc là cái tượng của sự lo ngại.
Chú thích: (1) chữ thị cố này thời xưa dùng để chuyển, không thực có nghĩa nhân quả, cho nên chúng tôi không dịch.

4. Biến hoá giả, tiến thoái chi tượng dã; cương nhu giả, trú dạ chi tượng dã; lục hào chi động, tam cực chi đạo dã.
Dịch: Biến hoá là hình tượng của sự tiến thoái; cương (dương) nhu (âm) là hình tượng của ngày đêm; sáu hào động là cái lý cùng cực của tam tài (trời, người, đất) (1)
Chú thích: (1) Hào 6 và 5 là trời, hào 4 và 3 là người, hào 2 và 1 là đất; vì vậy bảo sáu hào là tam tài.
5. Thị cố quân tử sở cư nhi an giả. Dịch chi tự dã; sở lạc nhi ngoạn giả, hào chi từ dã.

Dịch: Người quân tử khi tự xử nhờ xem cái thứ tự của đạo Dịch (1) mà yên tâm; nhờ lời đoán các hào mà vui thích, ngẫm nghĩ không chán.
Chú thích: (1) thứ tự của đạo Dịch tức lẽ đương nhiên sự việc nó phải biến đổi theo trình tự nào đó, chẳng hạn thịnh rồi thì suy, cùng rồi thì biến thông.
6. Thị cố quân tử cư tắc quan kỳ tượng nhi ngoạn kỳ từ; động tắc quan kỳ biến nhi ngoạn kỳ chiêm; thị dĩ tự nhiên hữu chi, cát vô bất lợi.
Dịch: người quân tử khi ở yên thì xem tượng mà ngẫm nghĩ lời kinh (10; khi hữu sự (muốn hành động) thì xem sự biến hoá mà ngẫm nghĩ lời đoán quẻ (2) nhờ vậy mà được trời giúp cho gặp điều tốt, không có gì chẳng lợi .
Chú thích:
(1) Chữ từ ở đây là lời giảng về mỗi quẻ, mỗi hào (quái từ, hào từ) tức là lời Kinh của Văn Vương, Chu Công.

(2) chiêm là lời quẻ bảo về sự tốt xấu sẽ gặp, khi mình xin quẻ.



CHƯƠNG III

1. Thoán giả, ngôn hồ tượng giả dã: hào giả, ngôn hồ biến giả dã.
Dịch: Lời “Thoán” (Thoán từ Văn Vương đặt ở dưới mỗi quẻ) là để chỉ rõ cái tượng (ý tượng và hình tượng) của mỗi quẻ, lời hào (hào từ, Chu Công đặt ở dưới mỗi hào) là để nói về sự trao đổi, biến hoá của các hào.
2. Cát hung giả, ngôn hồ kì thất đắc dã; hối lận giả, ngôn hồ kì tiểu tì dã; vô cữu giả, thiện bổ quá dã.
Dịch: Cát (tốt) hung (xấu) là nói về sự đắc (được) thất (mất); hối lận là nói về những sai lầm nhỏ; vô cữu là khéo sửa lỗi.
Chú thịch: Có sách giảng: hối: là có cơ được “cát”, lận” là có cơ bị “hung”
3. Thị cố liệt quí tiện giả, tồn hồ vị; tề tiểu đại giả, tồn hồ quái; biện cát hung giả, tồn hồ từ.
Dịch: cho nên xét vị (ngôi), của hào mà biết sang hay hèn (1); xem tượng của quẻ mà cân nhắc (quyết định) được lớn (dương) hay nhỏ (âm) (2); xét lời đoán mà phân biệt được tốt xấu.
Chú thích:
(1) Ví dụ hào 5 là sang, hào 1 là hèn.
(2) Ví dụ quẻ Bĩ, âm thịnh, cho nên thoán từ nói là “tiểu lai” (âm tới, vào trong tức tiểu nhân ở trong); quẻ Thái dương thịnh, cho nên thoán từ nói là “đại lại” (dương tới, tức quân tử ở trong).
4. Ưu hối lận giả tồn hồ giới, chấn vô cữu giả tồn hồ hối.
Dịch: Biết lo về những hối hận (lầm nhỏ) thì biết dự phòng ở chỗ giới hạn giữa thiện và ác (lùi về một chút thì là thiện, tiến quá một chút thì hoá ác); làm chấn khởi sự vô cữu (không lỗi) là ở sự ăn năn (biết ăn năn tức là lòng sửa lỗi đã bắt đầu phát động, chấn lên – mà do đó có thể sẽ không lỗi).
5. Thị cố quái hữu tiểu đại, từ hữu hiểm dị; từ dã giả các chỉ kỳ sở chi.
Dịch: Cho nên quẻ thì có lớn nhỏ (1), lời thì có hiểm hóc hay dễ dàng, lời là để bảo cái hướng diễn biến (2).
Chú thích: (1) Quẻ lớn là quẻ nào mà dương thịnh, âm suy (quân tử thinh, tiểu nhân suy); ngược lại là quẻ nhỏ.
(2) Biết cái hướng diễn biến của sự việc thì biết tránh cái xấu, tìm cái tốt (xu cát tị hung); do đó “bảo cho ta cái hướng diễn biến” cũng là bảo cho ta cách xử sự. Vậy nếu ta sáng suốt thì vẫn làm chủ được vận mệnh của ta. Cơ hồ dịch chủ trương có thiên mệnh tức luật thiên nhiên chứ không có định mệnh.

Kinh dịch - Đạo của người quân tử

HỆ TỪ TRUYỆN - THIÊN THƯỢNG
Dịch và chú thích

CHƯƠNG IV

1. Dịch dữ thiên địa chuẩn, cố năng di luân thiên địa chi đạo.
Dịch: Kinh dịch (vì có đủ cái đạo của trời đất, cho nên) cùng làm chuẩn đích với trời đất; do đó mà chỉnh đốn, sửa sang được đạo của trời đất.
2. Ngưỡng dĩ quan ư thiên văn, phủ dĩ sát ư địa lý, thị cố tri u minh chi cố. Nguyên thủy phản chung, cố tri tử sinh chi thuyết. Tinh khí vi vật, du hồn vi biến, thị cố tri quỉ thần chi tình trạng.
Dịch: (Thánh nhân trước khi làm Dịch) ngửng lên mà xem thiên văn, cúi xuống mà xem địa lý, cho nên biết cái cơ sở dĩ u và minh (1). Suy nguyên từ trước, trở lại về sau, nên biết cái thuyết sống chết (2). Tinh và khí là vật chất hoạt động, hồn tan mà biến, nên biết được tình trạng quỉ thần (3) .
Chú thích: (1) U là tối, lúc mà vạn vật chưa có hình tích rõ ràng, ngược lại là minh, là sáng.
(2) Suy nguyên từ trước là từ khi âm dương hoà hợp, tụ lại thành hình, tức là biết thuyết sinh (sinh ra); trở lại về sau là về lúc âm dương tiêu kiệt, khí tán, hình tán, tức lúc chết, do đó mà biết được thuyết tử (chết).
(3) Quỉ, thần ở đây khác hẳn nghĩa ngày nay. Âm dương ngưng tụ lại mà thành hình, thành chất, đó là tình trạng thuộc về thần; khi hồn tan rồi, chỉ còn một khối tử vật, đó là tình trạng thuộc về quỉ (Giải thích của Phan Bội Châu).
3. Dữ thiên địa tương tự cố bất vi; trí chu hồ vạn vật nhi đạo tế thiên hạ, cố bất quá, bàng hành nhi bất lưu, lạc thiên tri mệnh cố bất ưu; an thổ đôn hồ nhân, cố năng ái.
Dịch: (Trên nói về trời đất, đây nói về thánh nhân) (thánh nhân) giống với trời đất cho nên không trái với trời đất, đức trí (sáng suốt) soi khắp vạn vật, mà đạo (nhân của thánh nhân) giúp khắp thiên hạ, cho nên không bao giờ quá (luôn luôn hợp với đạo trung); biết quyền biến (bàng hành) mà không lưu đãng (không mất lẽ chính đáng) vui lẽ trời, biết mệnh trời (1) cho nên không lo lắng; yên với cảnh ngộ, đôn đốc về đức nhân, cho nên thực hành được bác ái.
Chú thích: (1) chữ tri mệnh ở đây tức là chữ tri mệnh trong luận ngữ: ngũ thập nhi tri thiên mệnh. Mệnh không phải là số mệnh, mà là cái luật, cái đạo trời.
4. Phạm vi thiên địa chi hoá nhi bất quá, khúc thành vạn vật nhi bất di, thông hồ trú dạ chi đạo nhi tri, cố thần vô phương nhi dịch vô thể.
Dịch: (Thánh nhân) lấy sự biến hoá của trời đất làm khuôn mẫu mà không quá (vẫn giữ đạo trung), uốn nắn mà thành tựu được vạn vật, chẳng bỏ sót vật nào, thông suốt đạo ngày đêm mà hiểu nó (tức đạo u mình, sinh tử, quỉ thần) ; do đó thấy sự huyền diệu của bậc chí thần là không có phương sở mà biến hoá của Dịch không có hình thể (không hạn lượng được).
Chú thích: Hai tiết sau, R.Wilhelm cho là vẫn nói về đạo Dịch, chứ không nói về đạo thánh nhân, và tiết cuối này ông dịch như sau:
“Trong Dịch có hình thức và phạm vi của mọi vật trong trời đất, không gì thoát ra ngoài được. Trong Dịch mọi vật ở mọi nơi được hoàn thành, không sót vật nào. Cho nên, nhờ Dịch chúng ta có thể thấu được đạo ngày đêm mà hiểu nó. Cho nên cái thần trí (spirit) không bị giới hạn ở nơi nào cả mà Kinh Dịch không bị giới hạn ở hình thể nào cả”.


CHƯƠNG V


1. Nhất âm nhất dương chi vị đạo.
Dịch: Một âm một dương gọi là đạo.
Chú thích: Câu này Phan Bội Châu theo Chu Hi giảng là: âm, dương thuộc về phần khí, (tức phần hình); hai cái đó “đắp đổi, chuyển vần với nhau”; cái “lý” của nó gọi là “đạo”.
R. Wilhelm dịch là: “Cái khiến cho khi thì âm xuất hiện, khi thì dương xuất hiện, cái đó là “đạo” (đạo, R.Wilhelm phiên âm là tao).
J. Legge dịch “đạo” là sự chuyển vần của sự vật (the course of things).
2. Kế chi giả, thiện dã; thành chi giả, tính dã.
Dịch: (Tiết này cũng rất khó hiểu như tiết trên, mỗi nhà giảng một khác, chúng tôi châm chước Phan Bội Châu và Chu Hi mà dịch như sau).
Cái nguyên lý, cái đạo ấy khi phát ra thì tốt lành, cái tốt lành ấy tức cái đạo ấy cụ thể hoá (thành) ở người (và ở vạn vật) thì bấy giờ gọi bằng tính.
Chú thích: tư tưởng trong tiết này giống tư tưởng trong câu “thiên mệnh chi vị tính”, sách Trung Dung; và giống thuyết tính thiện của Mạnh tử.
3. Nhân giả kiến chi vị chi nhân, trí giả kiến chi vị chi trí. Bách tính nhật dụng chi nhi bất tri, cố quân tử chi đạo tiển hỉ.
Dịch: (đạo rất huyền nhiệm tinh vi, không ai biết hết được, tùy bẩm thụ khác nhau mà) người (có đức) nhân thấy nó nhân, gọi nó là đạo nhân; người trí (sáng suốt) thấy nó trí, gọi nó là trí. (còn hạng người thấp kém tức) trăm họ ngày nào cũng dùng nó mà chẳng biết, cho nên đạo người quân tử (gồm cả nhân lẫn trí) mới ít người có được.
4. Hiển chư nhân, tàng chư dụng, cổ vạn vật nhi bất dữ thánh nhân đồng ưu, thịnh đức đại nghiệp chí hỉ tai.
Dịch: đạo đó hiện rõ ở đức nhân, mà mầu nhiệm về tác dụng ; nó cổ võ vạn vật mà (vô tâm) không lo lắng như thánh nhân, cho nên cái đức của nó cực thịnh, sự nghiệp của nó cực lớn.
Chú thích: tiết này cơ hồ chủ trương rằng đạo “vô vi nhi vô bất vi” như Lão tử, nhưng lại bảo thánh nhân ưu thời mẫn thế, tức hữu vi, như nho gia.
5. Phú hữu chi vị đại nghiệp, nhật tân chi vị thịnh đức.
Dịch: Nó to lớn, bao trùm hết thảy (phú hữu) cho nên bảo là sự nghiệp nó lớn; nó biến hoá không bao giờ ngừng (nhật tân) cho nên bảo là đức nó thịnh.
6. Sinh sinh chi vị dịch.
Dịch: (Âm dương) Sinh sinh (hoá hoá hoài) gọi là dịch.
Chú thích: so sánh câu này với câu: “nhất sinh nhị, nhi sinh tam, tam sinh vạn vật” của Lão tử.
7. Thành tượng chi vị Càn, hiệu pháp chi vị Khôn.
Dịch: Tạo nên tượng (tờ mờ, còn phôi thai) là cái khí Càn; trình bày (hiệu) cái hình thức (pháp) đầy đủ, là khí Khôn.
Chú thích; Vậy là Càn chủ động, Không tiếp tục công việc của Càn mà tạo thành vạn vật.
8. Cực số tri lai chi vị chiêm, thông biến chi vị sự.
Dịch: Xem xét đến cùng luật của các số mà biết được vị lai, thì gọi là coi bói, thông suốt sự biến hoá thì gọi là (hiểu) việc (nên làm).
Chú thích: Tiết này nói về việc bói – Phan Bội Châu bỏ.
9. Âm dương bất trắc chi vị thần.
Dịch: Trong âm có dương, trong dương có âm, không nhất định để mà lường được (bất trắc) như vậy gọi là thần.


CHƯƠNG VI+VII

(Phan Bội Châu bỏ trọn chương này)
1. Phù dịch quảng hĩ, đại hĩ: dĩ ngôn hồ viễn tắc bất ngự, dĩ ngôn hồ tĩnh nhi chính, dĩ ngôn hồ thiên địa chi gian tắc bị hĩ.
Dịch: đạo dịch rộng lớn thật; nói về xa thì đạo ấy vô cùng, nói về gần thì đạo ấy tĩnh mà chính (ngay), nói về khoảng trong trời đất thì đạo ấy bao gồm đủ cả.
2. Phù càn kì tĩnh dã chuyên, kì động dã trực, thị dĩ đại sinh yên. Phù khôn, kỳ tĩnh dã hấp, kỳ động dã tịch, thị dĩ quảng sinh yên.
Dịch: Đạo càn lúc tĩnh thì chuyên nhất, lúc động thì tiến thẳng, cho nên sức sinh ra của nó lớn. Đạo khôn lúc tĩnh thì thu lại, lúc động thì mở ra, cho nên sức sinh của nó rộng.
3. Quảng đại phối thiên địa, biến thông phối tứ thời, âm dương chi nghĩa phối nhật nguyệt, giản dị chi thiện phối chí đức.
Dịch: Đạo dịch vì rộng lớn nên phối hợp với trời đất, vì biến thông nên phối hợp với bốn mùa, vì lẽ âm dương nên phối hợp với mặt trời mặt trăng, vì nó có cái hay là giản và dị (1), cho nên phối hợp với cái đức tối cao (2).
Chú thích: (1) Giản là đức của Khôn, của âm; dị là đức của Càn, của dương – Coi Ch.I tiết 6 ở trên.
(2) Chữ “chí đức” ở đây, J.Legge dịch là những tác dụng hoàn toàn, R. Wilhelm dịch là năng lực tối cao.
Chương này để chỉ đề cao đạo Dịch, không thêm ý nghĩa gì cả.


CHƯƠNG VII

1. Tử viết: Dịch kỳ chí hĩ hồ! Phù dịch thánh nhân sở dĩ sùng đức nhi quảng nghiệp dã; trí sùng lễ ti; sùng hiệu thiên, ti pháp địa.
Dịch: thầy (Khổng ) nói: Đạo Dịch tinh diệu thay! Thánh nhân dùng nó mà đưa đức mình lên cao, mở rộng sự nghiệp của mình; trí (đức) thì cao mà xử sử (lễ) thì khiêm hạ; về phần cao đó là bắt chước trời, về phần khiêm hạ (thấp) là bắt chước đất.
2. Thiên địa thiết vị nhi dịch hành kỳ trung hĩ; thành tín tồn tồn, đạo nghĩa chi môn.
Dịch: Trời (cao) đất (thấp) đã thành ngôi, mà sự (âm dương) biến hoá lưu hành ở khoảng giữa (trời đất); người ta bẩm thụ được cái tính (tốt) rồi, thì còn, còn mãi, đó là cái cửa của đạo nghĩa.
Chương này cũng đề cao Dịch như chương trên.



No comments: