Thursday, February 24, 2011

THƯỢNG KINH IV


THƯỢNG KINH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

» Dịch Kinh Đại Toàn | Lời Nói Đầu | Dịch Kinh Giản Lược |

Quẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30


13. 天 火 同 人 THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN

Đồng Nhân Tự Quái 同 人 序 卦
Vật bất khả dĩ chung Bĩ. 物 不 可 以 終 否
Cố thụ chi dĩ Đồng Nhân. 故 受 之 以 同 人

Quẻ Đồng Nhân cũng như quẻ Tỉ, quẻ Thái, bàn về sự đoàn kết, sự thân ái. Nhưng Thái và Tỉ bàn về đoàn kết để dựng nhà, lập nước, đem thái thịnh lại cho một quốc gia, còn Đồng Nhân lại bàn đến tình yêu nhân loại, đến sự đồng tâm, nhất trí, để đem thái hòa, đem tình thân hữu lại cho thiên hạ, đó là Đại Đồng. Muốn thực hiện Đại Đồng, nó đòi hỏi một sự chuẩn bị lâu dài, một trình độ văn minh tiến hóa vượt mức của nhân loại. Dịch kinh cho rằng muốn Đại Đồng cần phải chấp nhận các giá trị tinh thần, các tinh hoa vĩnh cửu của con người, tượng trưng bằng quẻ Kiền và chỉ thực hiện khi mà lòng con người đã trở nên quang minh chính đại. Thời kỳ Đại Đồng là thời kỳ hoàng kim của nhân loại, nhưng rất khó thực hiện. Nó mới ló dạng, khi con người bỡ ngỡ bước chân vào bình minh của cuộc đòi nhân loại, và có lẽ chỉ được thực hiện sau này, khi con người đã quá đắng cay, sầu khổ vì chia ly, chiến tranh, căm thù, trá ngụy. Vì thế quẻ Đồng Nhân xế sau quẻ Bĩ.

Con người chỉ khi nào gặp đại nạn, vì những hành động, những quan niệm, những lý thuyết ngu xuẩn của mình gây ra, nới có thể đoạn tuyệt với đường xưa lối cũ, với tệ đoan, tệ tục, tư dục, tư tình mà thực thi sự tương thân, tương ái. Muốn hiểu quẻ Đồng Nhân cho thấu đáo, ta hãy lần lượt nghiên cứu ít nhiều vấn đề tiên quyết.

1. Đại đồng là gì?

Là một chủ trương Triết học và Chính trị cho rằng con người có thể đại đoàn kết được vơi nhau, sống trong cảnh an bình thái thịnh, bốn bể một nhà.

2. Nhân loại có thể đi đến Đại đồng được không?

Thưa: Có thể. Theo Dịch lý, nếu ta chấp nhận sự biến thiên, thì sự biến thiên ấy phải có đầu, có đuôi, có căn nguyên, mục đích, thì dĩ nhiên lúc chung cuộc sẽ được hưởng thời kỳ hoàng kim. Đó là lẽ biến dịch tuần hoàn chung nhi phục thủy của Trời đất.

Nhiều môn phái Triết học, nhiều Học thuyết đã chủ trương thời Đại đồng hoàng kim mai hậu.

1) Các tiên tri Isaie và Jérémie. (Isaie: 65, 21, 25 - Jérémie: 31, 31-34).

2) Sách Khải Huyền. (Apocalypse 23, 3).

3) Môn phái triết học Alexandrins & Hégel (Le Christianism et les philosophes).

4) Karl Marx.

5) Kant.

6) Radakhrishnan.

7) Chiêm tinh hoa.

8) Max Scheler...

3) Làm thế nào để thực hiện Đại đồng?

Muốn thực hiện Đại Đồng, thời trên phương diện tinh thần, con người phải dẹp bỏ lòng ích kỷ, phải theo công lý, chính đạo, chính nghĩa. Còn theo phương diện chính trị và tổ chức thì: Nhân sinh, nhân vị, nhân quyền phải tuyệt đối được bảo đảm và tôn trọng.

Sau khi đã bàn qua về chủ nghĩa Đại Đồng, ta trở về nghiên cứu quẻ Đồng Nhân.

I. Thoán.

Thoán Từ.

同 人 . 同 人 于 野 . 亨 . 利 涉 大 川 . 利 君 子 貞 .

Đồng Nhân: Đồng Nhân vu dã. Hanh. Lợi thiệp đại xuyên. Lợi quân tử trinh.

Dịch.

Đồng Nhân hòa với mọi người,

Thênh thang lòng dạ, như ngoài đồng không.

Hay thay khoan quảng, hòa đồng,

Một lòng, thì dẫu lội sông, quản gì.

Đồng tâm, sẽ vượt gian nguy,

Theo đường quân tử, quy về chính trung.

Thoán Từ cho rằng: muốn hòa mình với người, cần phải mở lòng mình cho rộng rãi (Đồng Nhân vu dã).

Hòa đồng, hợp nhất với người sẽ đem lại hanh thông, thái thịnh, và lướt thắng được mọi trở lực, làm nên được những đại công, đại nghiệp (Hanh. Lợi thiệp đại xuyên). Quân tử sẽ lấy sự minh chính, chính nghĩa để làm mối giây liên lạc, thắt chặt tình thân ái giữa mọi người (Lợi quân tử trinh).

Thoán Truyện.

同 人 . 柔 得 位 得 中 . 而 應 乎 乾 . 曰 同 人 . 同 人 曰 . 同 人 于 野 . . 利 涉 大 川 . 乾 行 也 . 文 明 以 健 . 中 正 而 應 . 君 子 正 也 . 唯 君 子 為 能 通 天 下 之 志 .

Thoán viết. Đồng Nhân. Nhu đắc vị đắc trung nhi ứng hồ Kiền. Viết Đồng Nhân. Đồng Nhân viết, Đồng Nhân vu dã hanh. Lợi thiệp đại xuyên. Kiền hành dã. Văn minh dĩ kiện. Trung chính nhi ứng. Quân tử chính dã. Duy quân tử vi năng thông thiên hạ chi chí.

Dịch.

Thoán rằng: Mềm được ngôi trung,

Lại còn tương ứng, tương thông với Kiền,

Hòa đồng, khoan quảng, mới nên,

Đồng không man mác, nối liền gần xa,

Dầu rằng sông lớn cũng qua,

Sức trời hùng dũng, ai mà cản ngăn,

Cương cường, vẫn vẻ, vẫn văn,

Văn minh, tế nhị, êm đềm, mới nghe.

Thấy điều trung chính, ứng về,

Duy người quân tử, muôn bề thẳng ngay.

Nhân loại chỉ có thể tiến tới Đồng Nhân khi thực hiện được nhân cách, khi ứng hợp được với lương tâm, với Trời, với Đạo. Đã thân ái với nhau, đã coi nhau như anh em ruột thịt, bốn biển một nhà, lại biết đoàn kết, biết cố gắng, thì hỏi còn có điều gì khó khăn mà con người không thể thực hiện được (Đồng Nhân vu dã. Kiền Hành dã)...

Điều kiện nội tại để xây đắp hòa đồng mai hậu, là có một tâm hồn sáng láng, vô tư, vô tà, quyết lòng cư xử với nhau theo chính đạo, chính nghĩa (Văn minh dĩ kiện. Quân tử chính dã). Hòa đồng với nhau, dắt dìu nhau trên đường tiến bộ, làm cho mọi người thỏa lòng, thỏa nguyện, đó là một công việc mà chỉ có người quân tử mới thực hiện nổi (Duy quân tử ... thiên hạ chi chí). Thoán truyện làm ta nhớ lại hoài bão của Đức Khổng, ghi chép trong Thiên Lễ Vận: Đại đạo khi được thực thi, thời thiên hạ là của chung. Người hiền tài sẽ được tuyển lựa, cất nhắc lên lãnh đạo, thiên hạ sẽ được dạy dỗ cho biết tín nghĩa, hòa mục, vì thế nên người ta không cứ người nào thân mình mới thân, không cứ là con mình mới coi là con, người già sẽ có nơi an dưỡng, người trẻ sẽ được sử dụng. Trẻ thơ sẽ được dưỡng dục, những người tàn tật, côi cút, góa bụa, cô độc sẽ được nuôi nấng, trông nom... Trai có phận, gái có chồng, người ta không phí phạm, vung vãi của cải, không ngại gắng công, gắng sức, nhưng cũng không lao tác vì mình. Vì thế, người có cơ mưu cũng không dám thi thố, trộm cướp, giặc giã không có, cửa ngõ cũng chẳng cần khóa then. Thế là Đại Đồng (Lễ vận 9). Nhu thế Đại Đồng tức là Đại Đoàn kết, bốn bể một nhà.

II. Đại Tượng Truyện.

天 與 火 . 同 人 . 君 子 以 類 族 辨 物 .

Tượng viết. Thiên dữ hỏa. Đồng Nhân. Quân tử dĩ loại tộc biện vật.

Dịch. Tượng rằng:

Trời cùng với lửa Đồng Nhân,

Đã là quân tử, phải phân hay, hèn.

Người năm, bảy đấng dĩ nhiên,

Của muôn vạn loại, phải xem cho rành.

Tượng Truyện cho rằng trong cái đồng vẫn có cái dị, như trời với lửa, tuy cùng là thanh khí, nhưng vẫn khác biệt nhau, vì thế người quân tử phải biết biện phân những nét đặc thù, dị biệt để mà phân loại người và vật.

Tìm được những lý do, khiến cho người và vật trở nên dị biệt, ta sẽ làm cho ta cảm thông được người, hiểu thấu được vật. Chẳng hạn, nếu ta phân biệt được rằng Đạo có nhiều hình thức, có nhiều thứ bậc:

a) Huyền đồng, hoàn thiện.

b) Nghệ thuật, duyên dáng, thơ mộng.

c) Luân lý, tu trì,

d) Giáo lý, suy luận

e) Hình thức, lễ nghi.

ta nhận thức ngay được mức độ cao thấp của người hành đạo. Hoặc là ta phân biệt Đạo giáo làm hai loại:

1) Tu thân = Nội giáo (chú trọng đếm sự tu luyện tâm thần)

2) Thờ phụng = Ngoại giáo (chú trọng đến sự van vái, thờ phụng và cầu phúc)

Lại nữa, nếu ta phân chiến tranh làm nhiều loại: Chiến tranh vì:

1) Tôn giáo

2) Chủ nghĩa

3) Chủng tộc

4) quốc gia

5) Giai cấp

6) Xâm lược

7) Phòng ngự

8) Phục thù

ta sẽ thấy không phải chỉ có nguyên do vật chất, kinh tế chi phối sự diễn biến của lịch sử.

Phân biệt con người có: Thần, Hồn, Xác, ta sẽ phân loại được văn hóa có ba chiều hướng chính:

- Văn hóa thiên bản (vụ thần)

- Văn hóa nhân văn (vụ nhân)

- Văn hóa vật bản (vụ vật chất)

và nhờ đó có cái nhìn trong sáng về sự vật...

Biết cái dị, tức là biết cái biến, gây nên bởi hoàn cảnh, lịch sử, huyết thống, giáo dục, sẽ giúp ta đi đến cái đồng, cái bất biến, nơi giao hội của mọi cái dị biệt. Những cái biến thiên dị biệt, không thể lấy làm căn bản cho sự hòa đồng nhân loại được.

Hòa đồng nhân loại, chỉ có thể xẩy ra trên một nền tảng duy nhất bất biến, ấy là bản tính con người, lương tâm, lương tri con người, trên những định luật tự nhiên của Trời đất.

III. Hào Từ & Tiểu Tượng Truyện.

1. Hào Sơ Cửu.

初 九 . 同 人 于 門 . 無 咎 .

象 曰 . 出 門 同 人 . 又 誰 咎也。

Sơ Cửu. Đồng Nhân vu môn. Vô cữu.

Tượng viết.

Xuất môn Đồng Nhân. Hựu thùy cữu dã.

Dịch.

(Quang minh chính đại rạng ngời).

Cùng người hòa hợp cửa ngoài mới hay,

Tượng rằng:

Bước ra cửa, hợp với người.

Mình, người một dạ, ai cười, ai chê.

Khi đã đặt ra những tôn chỉ để đi đến Đại đồng rồi. Hào Sơ cho rằng muốn Đại đồng phải ra khỏi cửa nhà, tức là phải thoát ra khỏi những quyền lợi, những tư tình của cá nhân, của gia đình.

2. Hào Lục nhị.

六 二 . 同 人 于 宗 . .

象 曰 . 同 人 于 宗 . 吝 道 也 .

Lục nhị. Đồng Nhân vu tông. Lận.

Tượng viết.

Đồng Nhân vu tông. Lận đạo dã.

Dịch.

Hòa đồng vì họ, vì phe.

Hòa đồng như thế, đáng chê, đáng cười,

Tượng rằng:

Hòa đồng vì họ, vì phe.

Thế là đường lối đáng chê, đáng cười.

Hòa đồng với người không phải là với người thân mình, bạn bè mình, họ mình, đảng mình, nước mình, mà phải mở tầm kích tâm hồn mình cho tới muôn nước, muốn phương.

3. Hào Cửu tam.

九 三 . 伏 戎 于 莽 . 升 其 高 陵 . 三 歲 不 興 .

象 曰 . 伏 戎 于 莽 . 敵 剛 也 . 三 歲 不 興 . 安 行 也 .

Cửu tam. Phục nhung vu mãng. Thăng kỳ cao lăng. Tam tuế bất hưng.

Tượng viết:

Phục nhung vu mãng. Địch cương dã. tam tuế bất hưng, An hành dã.

Dịch.

Cửu tam: rừng rậm phục quân.

Gò cao ngấp nghé, ba năm chẳng vùng.

Tượng rằng: Rừng rậm phục quân,

Muốn cùng (Cửu ngũ) qua phân tranh hùng.

Ba năm chẳng dám vẫy vùng.

Vì rằng chẳng thể tấn công được nào.

Hào ba cho rằng: không nên lấy vũ lực để bắt người hòa đồng với mình. Cho nên phải tổ chức quốc tế hùng mạnh thế nào, để cho mỗi mọi nước dẫu có muốn hưng binh làm loạn cũng không đủ sức.

4. Hào Cửu tứ.

九 四 . 乘 其 墉 . 弗 克 攻 . .

象 曰 . 乘 其 墉 . 義 弗 克 也 . 其 吉 . 則 困 而 反 則 也 .

Cửu tứ. Thừa kỳ dung. Phất khắc công. Cát.

Tượng viết:

Thừa kỳ dung. Nghĩa phất khắc dã. Kỳ cát. Tắc khốn nhi phản tắc dã.

Dịch.

Trèo tường mà chẳng tấn công,

Biết không nên đánh, mới mong tốt lành.

Tượng rằng:

Trèo tường không đánh, mới hay,

Biết điều phi nghì, nên đây chẳng làm.

Hay vì trong lúc khốn nàn,

Biết đàng hồi hướng, biết đàng trở trăn.

Hào tư cho rằng dẫu mình có uy thế, cũng đừng nên vì thế mà bắt người phụ họa theo mình. Nếu thấy không có chính nghĩa, chính đạo, thì chớ nên múa may, gây rối làm gì. Nếu dở dói lắm, chỉ tổ đâm vào họa hoạn, rồi ra sẽ sáng mắt, mà trở lại với chính nghĩa.

5. Hào Cửu ngũ.

九 五 . 同人,先 號 啕 而 . 大 師 克 相 遇 .

象 曰 . 同 人 之 先 . 以 中 直 也 . 大 師 相 遇 . 言 相 克 也 .

Cửu ngũ. Đồng Nhân tiên hào đào nhu hậu tiếu. Đại sư khắc tương ngộ.

Tượng viết.

Đồng Nhân chi tiên. Dĩ trung trực dã. Đại sư tương ngộ.

Ngôn tương khắc dã.

Dịch.

Đồng Nhân, trước khóc, sau cười,

Vi rằng trung trực, nên rồi ra hay.

Cử binh đánh bọn bài bây,

Sau cùng sẽ gặp được người đồng tâm.

Hào năm cho rằng con người sinh ra cốt để hòa đồng với nhau, nhưng trong thực tế, muốn đi tới cuộc vui đoàn tụ, con người phải trải qua nhiều đoạn khóc vì chia ly.

Người đứng chủ chốt cuộc hòa đồng, cần phải có chính nghĩa, chính đạo, nhưng cũng cần phải có võ lực, nếu không có binh bị trong tay, vạn quốc sẽ không sợ.

Có nhà đạo đức bình giải chữ Đại su+ trong Hào Cửu ngũ này là bằng sức mạnh tinh thần, bằng sức mạnh đạo đức, và cho rằng con người Đại đồng phải hết sức sáng suốt, hết sức bền chí, dẻo dai, nói thành công trong những việc lớn lao, cao cả. Đó là lối giải thích của những bậc cao minh, nhìn đời bằng cặp mắt lý tưởng.

6. Hào Thượng cửu.

上 九 . 同 人 于 郊 . 無 悔 .

象 曰 . 同 人 于 郊 . 志 未 得 也 .

Thượng Cửu. Đồng Nhân vu giao. Vô hối.

Tượng viết:

Đồng Nhân vu giao. Chí vị đắc dã.

Dịch.

Đồng Nhân mới tới đến giao

Đồng Nhân (chưa khắp), phải nào lỗi ta.

Tượng rằng:

Đồng Nhân mới tới đến giao,

Bình sinh chí nguyện, đã nào thỏa thuê.

ÁP DỤNG QUẺ ĐỒNG NHÂN VÀO THỜI ĐẠI

Ngày nay, ta tự hỏi: Muốn xây dựng Đại đồng, lấy gì làm nền tảng? Mầu da, sắc áo, học thuyết, hay các giá trị ngoại tại như các điều kiện kinh tế hay sự chuyển dịch giao thông? Và đây là ít nhiều đường lối đưa đến Đại đồng, của ít nhiều đạo giáo và triết học, triết gia.

1) Phật giáo, Ấn giáo cho rằng phải từ bi, hỉ xả, tuyệt đối không hại người, không dùng võ lực, không sát sinh. Đó cũng là chủ trương Kiêm Ái của Mặc Tử, bất bạo động của Gandhi, chủ trương phản chiến, phản binh của các giáo phái Quakers, Mennomites, của Tolstoi... (Le Pacifisme héroique).

2) Công giáo cho rằng muốn có Đại đồng, nhân loại cần phải thấm nhuần tôn chỉ Phúc Âm, cần có một tôn giáo duy nhất (Le Pacifisme Chrétien).

3) Nhiều nhà Kinh tế học thuộc học phái Manchester, và nhiều triết gia Anh như Bentham, Stuart Mill, herbert Spencer cho rằng: nhân loại cần phải được tự do giao dịch, doanh thương mới có thể đi đến Đại đồng (Le Pacifisme du Libéralisme Économique).

4) Nhiều triết gia Tây phương cho rằng cần phải minh định tôn trọng nhân quyền, công pháp, công quyền, quốc tế công quyền, và cần phải có những tổ chức quốc tế có nhiệm vụ thực thi công quyền và bảo vệ công pháp (Le pacifisme Juridique ou pacifisme de droit). Đó là chủ trương của: Hugo Frotius, Suarez Victoria, Pufendorf, Emmanuel Kant, và những cố gắng của Tòa án Hòa Giải La Haye, Hội Quốc Liên (Société des Nations, 1920-1946), Liên Hiệp Quốc (O.N.U. 1946), Hội Đồng bảo an ở Liên Hiệp Quốc hiện nay v.v...

5) Cộng Sản chủ trương con người chỉ tiến tới Đại đồng được bằng xã hội chủ nghĩa, khi mà trong thiên hạ không còn ai bóc lột ai (Le Pacifisme Maxiste Socialiste et Communiste).

6) Jean Jacques Rousseau cho rằng phải dùng võ lực mới đem lại Đại Đồng được.

7) Chủ trương rằng muốn được Đại Đồng, phải đặt muôn nước dưới quyền cai trị của một nước. Đó là chủ trương của Alexandre, của đế quốc la Mã (Pax Romana), của Napoléon, vv... (Le Pacifisme d'Hégémonie Impérialiste).

8) Chủ trương dùng văn hóa đi tới Đại Đồng, cho rằng những học giả, vác học, thức gỉả trong nhân quần phải liên kết với nhau (Le Pacifisme Culturel).

9) Nho gia cho rằng muốn đi tới Đại Đồng, thì điều kiện tiên quyết là mọi người phải cải thiện tâm hồn mình trước đã.

Nhưng theo nhận định chúng tôi, thì dân tộc Hoa Kỳ hiện nay đang trên đà tiến tới Đại Đồng. thực vậy dân tộc này là gồm người của mọi chủng tộc khác nhau hợp lại, họ không cùng màu da, sắc áo, nhưng nay họ đã liên hợp với nhau thành một nước giàu có, hùng mạnh, đứng hàng bá chủ trên thế giới. Họ đã mở vòng tay thân ái, mà đón nhận hàng triệu người từ tứ phương kéo đến, đã săn sóc, nuôi nấng, giúp đỡ họ. Chính phủ đã giúp những người dân tỵ nạn y như giúp dân nước mình, khi những người này cần đến sự giúp đỡ của chính phủ, mà không để họ phải chịu một sự hổ thẹn nào. Hơn nữa là dù trong tình trạng kinh tế nước nhà đang gặp khó khăn, nhưng khi nước bạn cầu xin giúp đỡ, chính phủ vẫn sẵn sàng giúp họ.

Ra đường, trông ai cũng bằng ai; khi phạm tội thì dù là ông lớn, hay dân thưòng nào cũng bị đền tội như nhau, không phân biệt.

Tôi ở xứ này đã lâu năm, nhưng chưa hề trông thấy người lính Hoa Kỳ nào, nên trên khắp lãnh thổ, thấy vắng bóng chiến tranh, mà chỉ thấy cảnh thanh bình vui tươi trên mặt đất. Cảnh thanh bình này còn lan xuống vạn vật. Chim chóc, cỏ cây không ai có quyền tự ý hủy hoại, nên chim tự do bay, đậu, không còn lo sợ loài người bủa lưới, bắn tên. Ngoài công viên, trong đồng nội, trăm hoa đua nở, khoe sắc thắm, nhưng con người chỉ đứng ngắm, chứ không ai dám, hoặc nỡ ngắt hoa, vì hủy hoại nó sẽ bị phạt, hoặc bị người khác bắt gặp sẽ khinh khi mình.

Đi ra đường, nhiều khi gặp người không quen biết, họ cũng chào mình. Mua bán đồ vật, nếu về không ưng thì có quyền trả lại. Thử hỏi, trong chúng ta, nếu ai có một chút kiến thức, thì dù vô tình đến đâu cũng nhận thấy xứ này có những đặc điểm hơn quê hương mình, và hơn nhiều nơi mình đã đi qua.

Ngày nay, các nước Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển, Phần lan) và các nước khác như Thụy Sĩ vv... đều có một đời sống rất cao và một nền an sinh xã hội rất chu đáo. Các nước này cũng như Hoa Kỳ đang tiến tới Thế Giới Đại Đồng vậy.



14. 火 天 大 有 HỎA THIÊN ĐẠI HỮU

Đại Hữu Tự Quái

大 有 序 卦

Dữ nhân đồng giả.

與人 同 者

Vật tất quy yên.

物 必 歸 焉

Cố thụ chi dĩ Đại Hữu.

故 受 之 以 大 有

Đại Hữu Tự Quái

Được người, vật cũng theo chân về mình.

Cho nên Đại Hữu mới sinh.

Đại Hữu là giàu to, có lớn. Khi đã đồng tâm, hiệp ý với người rồi, tự nhiên của cải sẽ theo về. Vì thế, được lòng người sẽ giàu to, có lớn. Do đó quẻ Đại Hữu tiếp sau quẻ Đồng Nhân. Đại Hữu quan niệm rằng cầm đầu dân nước mà được lòng lê thứ, được lòng các bậc hiền minh, anh kiệt trong nước sẽ trở nên giàu có vô ngần. Đó cũng là chủ trương của Đại Học. Quẻ Đại Hữu còn dạy cách đem lại phú cường cho đất nước.

Đại Hữu trên có Ly là tâm, dưới có Kiền là Trời. Cái giầu có lớn lao nhất mà con người có thể có được nơi trần gian này là làm sao trong tâm khảm có Trời.

Chúng ta sẽ dùng quẻ Đại Hữu làm chiếc chìa khóa thần, chẳng những là để mở khóa then các đạo giáo, để tìm cho ra kho tàng châu báu, đã bị chìm ngập dưới nhiều tầng lơp bóng hình, ngôn ngữ, mà cũng còn là để mở cừa kho tàng tâm hồn ta, để tìm cho thấy tinh hoa của trời đất, ngọc châu vũ trụ, khuất lấp sau những bức tường nhân dục, và những khóa then của u mê.

A. Tân Ước cho rằng: Nước Trời ở trong ta (Luc 17, 20).

B. Đạo Phật cho rằng: Ngọc châu viên giác nằm tại liên hoa tâm. Mà liên hoa tâm đây không phai là những bông hoa sen nghìn cánh nở trong ao, trong hồ trần thế, mà chính là não, là tâm con người.

Vì thế, trong khi mà Thiền tông cho rằng phải Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật, thì kinh Diệu Pháp Liên Hoa Kinh lại nói bóng bảy đến một người cùng tử, bó kho tàng châu báu muôn dật của nhà cha, mà đi làm tôi tớ ở phương xa. Người cha phải tốn công lắm mới tìm về được, du, dỗ lắm cuối cùng mới trao lại được cho hắn gia tài châu báu đó. Khi đã nhận được kho tàng rồi, người cùng tử đó mớ reo lên: ta vốn không lòng mong cầu, nay kho tàng châu báu này tự nhiên mà có.

Chúng ta chẳng hẹn mà gặp nhau nơi này, trên muôn vạn nẻo đường đời, truyền cho nhau những bí quyết của tiên nhân, rồi lại chia tay nhau, bước đi trên những con đường muôn vạn ngã, há chẳng phải vốn không có lòng cầu, mà nay kho tàng châu báu này tự nhiên mà đến hay sao.

C. Dở Áo Nghĩa Thư, Ấn Độ giáo mà suy, mà đọc, ta lại thấy bí quyết: Tâm nội hữu thiên = Hỏa Thiên Đại Hư hiện ra sáng quắc như vừng nhật giữa trong thanh.

Áo Nghĩa thư viết:

Dung quang Ngài khó mà cầu,

Mắt trần sau trước thấy sao được Ngài.

Biết Ngài trong dạ, ấy ai,

Tâm thần biết thế, muôn đời trường sinh.

Maitri Upanishad viết:

Tâm thường có 2 chiều, 2 vẻ,

Vẻ phàm phu và vẻ thanh cao.

Phàm phu, dục vọng rạt rào,

Lòng cố giữ thập phần tĩnh lãng,

Đứng ù lì, phá tán lòng ai.

Hòa đồng, hiệp nhất với Trời,

Ấy là tuyệt diệu, trên đời mấy ai.

Lòng chớ để pha phôi lạc lõng,

Tội tình chi, lóng ngóng Đông Tây,

Đáy lòng, giải thoát là đây,

Giác minh vô tận, cũng ngay đáy lòng.

Hãy cố gắng tập trung thần trí,

Thời oan khiên, phiền lụy tiêu tan,

Hòa đồng, phối hợp Atman,

Ấy là hạnh phúc muôn ngàn tả sao?

Diễm tuyệt ấy, lời nào tả xiết,

Chỉ tâm thần mới biết, mới hay.

Nước kia, nước nọ hòa hài,

Lửa phừng trong lừa, ai tài biện phân.

Khí pha khí, ai lần manh mối,

Đã hiệp rồi, khó nỗi hia ly,

Tâm thần mà nhập huyền vi,

Thời thôi trần cấu, còn chi bận lòng.

Lẽ giải kết ở trong hoàn võ,

Đều do tâm, dây nhợ mối manh,

Lụy là, bám víu sự tình,

Tâm không lụy vật, âu đành thần tiên.

Và còn nhiều sách như; Đạo Đức Kinh, Đại Thừa Chân Giáo (Cao Đài), đều có chủ trương Tâm nội hữu thiên = Thiên nhân hợp nhất.

Sau khi đã nói qua về những bậc thánh hiền đắc Thiên, đắc đạo, ta trở về quẻ Đại Hữu, với những lời bàn giải thực dụng, thực tế là làm thế nào trở nên giàu có, hùng mạnh.

I. Thoán.

Thoán Từ.

大 有 . 元 亨 .

Đại Hữu. Nguyên Hanh.

Dịch:

Quẻ Đại Hữu vì hay nên tốt.

Thoán Từ cho rằng vị quốc quân phải hoàn thiện, rồi ra công việc mới trôi chảy được (Nguyên hanh).

Thoán Truyện.

彖 曰 . 大 有 . 柔 得 尊 位 . 大 中 而 上 下 應 之 . 曰 大 有 . 其 德 剛 健 而 文 明 . 應 乎 天 而 時 行 . 是 以 元 亨 .

Thoán viết: Đại Hữu. Nhu đắc tôn vị đại trung. Nhi thượng hạ ứng chi. Viết Đại Hữu. Kỳ đức cương kiện nhi văn minh. Ứng hồ thiên nhi thời hành. Thị dĩ nguyên hanh.

Dịch. Thoán rằng:

Quẻ Đại Hữu: nhu cư tôn vị,

Ngôi đại trung muôn vẻ gồm thâu.

Dưới, trên, ứng hợp hồi đầu,

Trong lòng mạnh mẽ, ngoài mầu văn minh.

Thuận Trời, lại thi hành đúng lúc,

Thế cho nên hạnh phúc, hay ho.

Thoán Từ cho rằng vị quốc quân muốn trở nên hùng cường, phú hữu thực sự, cần phải được dân thương, dân tin và trọng, nghĩa là cần phải có uy tín đối vơi dân, từ như Hào Âm ở ngôi tôn cho chúng Dương, tức là chúng dân chầu về (Nhu cư tôn vị đại trung. Nhi thượng hạ ứng chi. Viết Đại Hữu). Ngự Án đề cao quan niệm cần phải đắc hiền tài, mới đi đến Đại Hữu. Như vậy cần phải có một vị nhân quân hư tâm há hiền, như vậy là lợi dụng được cái thông minh, kiến thức của thiên hạ, đó là đường đi tới Đại Hữu.

Chính quyền phải cương quyết và sáng suốt, phải viết thuận lòng dân, lòng Trời, phải biết cải biến theo Trời, luôn luôn theo được đà tiến hóa của thời gian và Lịch sử, để lèo lái con thuyền quốc gia cho hẳn hoi, cho vạn hảo, như vậy mới đi đến phú cường, mới được hanh thông mọi mặt (Kỳ đức cương kiện nhi văn minh. Ứng hồ thiên nhi thời hành).

Muốn cho nước phú cường, quân dân phải thực hiện được chữ Đại Hòa, Đại thuận; vua quan thì như tim óc, dân gian thời như tay chân, tuyệt đối tin cậy lẫn nhau, mới có thể thực hiện Đại Hữu, thực hiện phong doanh, cường thịnh.

II. Đại Tượng Truyện.

象 曰 . 火 在 天 上 . 大 有 . 君 子 以 竭 惡 揚 善 . 順 天 休 命 .

Tượng viết. Hỏa tại Thiên thượng. Đại Hữu. Quân tử dĩ át ác dương thiện. Thuận thiên hưu mệnh.

Dịch. Tượng rằng:

Đại Hữu là lừ trên Trời,

Hiền nhân xấu dấu, lành thời tán dương.

(Cho đời thêm đẹp, thêm hương).

Đúng theo đường lối, chủ trương của Trời.

Đại Học viết: Đức bản, tài mạt. Cái đức hạnh mới là cái chí quý trong một nước, cho nên bậc Nhân quân phải biết cổ xúy thiện, đức nơi con người, và phải biết kiềm chế, ức chế tính xấu trong dân. Dân có tinh thần mạnh mẽ, nước mới phú cường, dân có tinh thần bệnh hoạn, nước sẽ suy bĩ.

III. Hào Từ & Tiểu Tượng Truyện.

1. Hào Sơ Cửu.

初 九 . 無 交 害 . 匪 咎 . 艱 則 無 咎 .

象 曰 . 大 有 初 九 . 無 交 害 也 .

Sơ Cửu. Vô giao hại. Phỉ cữu. Gian tắc vô cữu.

Tượng viết:

Đại hữu sơ cửu. Vô giao hại dã.

Dịch. Sơ Cửu:

Không sa đọa vào vòng tệ hại,

Thế là hay, là phải, lỗi chi.

Sống mà chẳng quản gian nguy,

Rồi ra sẽ khỏi điều chê, tiếng cười.

Tượng rằng;

Thuở Đại Hữu còn thời Sơ Cửu,

Không lâm vòng tệ hại nhiễu nhương.

Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách, nên nước chỉ phú cường khi mỗi người dân biết nhất quyết không bao giờ làm điều gì di hại cho kẻ khác, và không ngại gian khổ.

2. Hào Cửu Nhị.

九 二 . 大 車 以 載 . 有 攸 往 . 無 咎 .

象 曰 . 大 車 以 載 . 積 中 不 敗 也 .

Cửu nhị. Đại xa dĩ tải. Hữu du vãng. Vô cữu.

Tượng viết:

Đại xa dĩ tải. Tích trung bất bại dã.

Dịch.

Xe lớn sinh ra là để chở,

Phải làm gì, khỏi hổ với ai.

Tượng rằng: Xe lớn chở chuyên,

Chở đầy đức hạnh, há gì rủi ro.

Nước chỉ phú cường, nếu mỗi người có tài, có đức, đều sẵn sàng phục vụ quốc gia, cố lo nho mình trở nên người có thực tài, thực đức, gánh vác nổi được những nhiệm vụ giao phó, chứ không đến nỗi đức bất xứng kỳ vị, mà nếm mùi thất bại chua cay.

Thân hệ bang gia chung hữu dụng,

Thiên sinh hào kiệt mạc ưng hư.

(Nguyễn Công Trứ)

3. Hào Cửu tam.

九 三 . 公 用 亨 于 天 子 . 小 人 弗 克 .

象 曰 . 公 用 亨 于 天 子 . 小 人 害 也 .

Cửu tam. Công dụng hưởng vu Thiên tử. Tiểu nhân phất khắc.

Tượng viết:

Công dụng hưởng vu Thiên tử. Tiểu nhân hại dã.

Dịch.

Hào Cửu tam; Công hầu chức trọng

Vì quân vương triều cống, chẳng sai,

(Một lòng trung nghĩ, chẳng ngơi)

Tiểu nhân noi nổi gương người được sao.

Tượng rằng: Công tước tuy cao,

Vẫn vì Thiên tử, há nào riêng tây.

Tiểu nhân ở dịa vị này,

Âu đành họa hại, tự tay chuốc vời.

Nước chỉ phú cường, khi chư hầu, hay những người có một phương, một cõi, không có đầu óc sứ quân, mà chỉ dốc lòng tận trung, báo quốc, luôn luôn tâm nệm rằng mọi sự mình dùng, mình hưởng, đều là ơn vua, lộc nước.

4. Hào Cửu tứ.

九 四 . 匪 其 彭 . 無 咎 .

象 曰 . 匪 其 彭 . 無 咎 . 明 辨 晰 也 .

Cửu tứ. Phỉ kỳ bành. Vô cữu.

Tượng viết:

Phỉ kỳ bành vô cữu. Minh biện triết dã.

Dịch.

Hào Cửu tứ: giầu có mà không ỷ,

Không ỷ mình, ai kẻ kêu ca,

Tượng rằng: giầu chẳng ỷ mình,

Mới là thông suốt, liễu minh chuyện đời.

Nước chỉ hùng mạnh khi mà các bậc đại thần không có ỷ sang, ỷ thế; ở ngôi cao không lấy làm vinh, mà chỉ lo phục vụ dân, lo sao thực hiện được phú cường, thái thịnh cho đất nước. Thế mới là sáng suốt.

5. Hào Lục ngũ.

六 五 . 厥 孚 交 如 . 威 如 ﹔吉 .

象 曰 . 厥 孚 交 如 . 信 以 發 志 也 . 威 如 之 吉 . 易 而 無 備 也 .

Lục ngũ. Quyết phu giao như. Uy như cát.

Tượng viết:

Quyết phu giao như. Tín dĩ phát chí dã. Uy như chi cát. Dị nhi vô bị dã.

Dịch.

Hào Lục ngữ: thành tâm đối xử.

Lại uy nghi, muôn sự sẽ hay.

Tượng rằng: Đối xử thành tâm,

Phát huy được chí chúng nhân xa gần,

Uy nghi hay, mới vẹn phần

Khiến người chẳng dám lần khân, khinh thường.

Nước chỉ phú cường khi mà con người trên có đủ tài năng, đức độ, có đủ lòng thành tín, gây được sự tin tưởng cho dân, và có đủ uy nghi để dân kính phục. Có uy tín, bậc lãnh đạo dân mới thực thi thái thịnh cho dân, cho nước được.

6. Hào Thượng cửu.

上 九 . 自 天 佑 之 . 吉 無 不 利 .

象 曰 . 大 有 上 吉 . 自 天 佑 也 .

Thượng Cửu. Tự nhiên hựu chi. Cát. Vô bất lợi.

Tượng viết:

Đại Hữu thượng cát. tự nhiên hựu dã.

Dịch.

Hào Thượng Củu: Trời cao phù hộ

Nên lợi, hanh, vẹn cả mọi bề.

Tượng rằng: Đại Hữu trên hay,

Là vì được sự tiếp tay của Trời.

Khi mà trong nước có đạo nghĩa hẳn hoi, dân chúng đua nhau theo điều hay, lẽ phải. Trên dưới một lòng cải tiến nhân sinh, cải tiến quốc gia, xã hội, để cho đời sống cộng đồng ngày thêm hoàn hảo, thêm thái thịnh, thì dĩ nhiên là thêm hoàn hảo, thêm thái thịnh, thì dĩ nhiên là theo đúng ý Trời. Đã thuận lòng Trời, dĩ nhiên là được Trời thương, Trời giúp, như vậy mà không hay sao được.

ÁP DỤNG QUẺ ĐẠI HỮU VÀO THỜI ĐẠI

Ngày nay, muốn tiến tới Đại Hữu, tức là tới phú cường, là phong thịnh, tới sự đồng tâm nhất trí của mọi người, là muốn chi đất nước giầu có, ta cần phải có một lành tụ anh minh, làm được cho mọi người nô nức, phấn khởi.

Lại nữa, mọi người cần phải có một khối óc sáng suốt, một tấm thân mạnh mẽ, biết tổ chức, biết chịu đựng, biết các định luật của Trời đất, của vạn vật, ngõ hầu có thể chế ngự, khai thác được ngoại cảnh, phải đồng tâm, hiệp lực, tùy thời, tùy thế mà hành động, dưới sự dìu dắt khôn ngoan của vị Nguyên thủ. Khi mà mọi tổ chức đã tinh tế, đã hoàn hảo, thì còn lo gì mà mọi sự chẳng xuôi. vả lại, một nước giầu có không phải nguyên vì tài vật bên ngoài phong doanh, phú thịnh, mà chính vì dân trong nước có một tâm hồn khang kiện, theo đúng được định luật Trời đất, đi theo được đường ngay, nẽo chính.

Cho nên muốn đánh giá mức giàu có của một dân nước, chẳng những phải bắc cân gia; trị các tài nguyên, các kỹ nghệ, các vấn đề kinh tế bên ngoài, mà cần phải dựa vào tiêu chuẩn tinh thần, đức độ nữa.

Hơn nữa, mọi người dân cũng đều phải giỏi giang, tháo vát, phải cố gắng lao tác, thì nước nhà mới đi tới phúc cường được. Ta hãy nhìn xem nước Hoa Kỳ, nước Nhật bản hiện nay, mọi người dân làm việc hết sức chịu khó, siêng năng. Họ hợp tác chặt chẽ với Chính Phủ, và tuân theo mệnh lệnh của Chính phủ, đồng thời Chính phủ cũng giúp đỡ, khuyến khích con dân phát triển tài năng đến mức tối đa: Cấp học bổng, cho vay dài hạn tiền cho những sinh viên ưu tú để ăn học cho tới lúc thành tài, để có thể mang tài năng của mình mà đóngười góp cho quốc gia, xã hội. giúp đỡ các nhà bác học để họ có đủ phương tiện mà theo đuổi nghiên cứu, phát minh ra những sáng kiến, ngõ hầu có thể giúp ích cho nhân loại mai sau.

Tổ chức được một xã hội văn minh, tinh tiến, đoàn kết, phú cường như vậy, thực là một điều quý báu nơi trần gian, vì thế gọi là Đại Hữu.



15. 地 山 謙 ĐỊA SƠN KHIÊM

Khiêm Tự Quái

Hữu đại giả.

有 大 者

Bất khả dĩ doanh.

不 可 以 盈,

Cố thụ chi dĩ Khiêm.

故 受 之 以 謙

Khiêm Tự Quái

Có nhiều, chớ có ỷ mình tự kiêu.

Quẻ Khiêm vì vậy tiếp theo.

Quẻ Khiêm là một quẻ tốt nhất trong kinh Dịch. Toàn thể quẻ từ Thoán đến Hào, toàn thấy Hanh, thấy Cát, thấy Lợi. Mới hay Thánh Hiền trọng nhất sự khiêm cung.

Quẻ Khiêm thủ nghĩa ở Hào Cửu tam và ở hình dung của quẻ: một Hào Dương tức là Dương Cương chi tài, mà chịu khuất lấp dưới Hào Âm, siêu việt như núi non mà chịu ẩn mình trong lòng đất, quán thế hiền tài mà sống thầm lặng trong lòng dân, giúp ích cho đời mà không khoe khoang nửa lời, nửa tiếng.

Quẻ Khiêm cũng còn nói lên một định luật hằng cửu của trời đất:

- Cái gì thấp (Khôn= Đất) sẽ được đưa lên cao.

- Cái gì cao ( Cấn= Núi) sẽ bị hạ xuống thấp.

Ta thấy nơi quẻ Khiêm: Khôn là đất lại ở trên, Cấn là núi lại ở dưới. Tất cả quẻ Khiêm đều đề cao sự cần thiết và ích lợi của sự khiêm cung.

I. Thoán.

Thoán Từ.

謙:亨,君 子 有 終。

Khiêm. Hanh. Quân tử hữu chung.

Dịch.

Khiêm là khiêm tốn, mới hay.

Việc người quân tử có ngày thành công.

Thoán Từ chủ trương Khiêm tốn rồi ra sẽ đem lại sự thành công mỹ mãn.

Thoán Truyện.

謙,亨,天 道 下 濟 而 光 明,地 道 卑 而 上 行。天 道 虧 盈 而 益 謙,地 道 變 盈 而 流 謙,鬼 神 害 盈 而 福 謙,人 道 惡 盈 而 好 謙。謙 尊 而 光,卑 而 不 可 踰,君 子 之 終 也。

Thoán viết. Khiêm hanh. Thiên đạo hạ tế nhi quang minh. Địa đạo ti nhi thượng hành. Thiên đạo khuy doanh nhi ích Khiêm. Địa đạo biến doanh nhi lưu Khiêm. Quỷ thần hại doanh nhi phúc Khiêm. Nhân đạo ố doanh nhi hiếu Khiêm. Khiêm tôn nhi quang. Ti nhi bất khả du. Quân tử chi chung dã.

Dịch. Thoán Truyện

Thoán rằng: Khiêm tốn mới hay.

Trời kia giúp dưới, nên đầy quang minh,

Đất kia chốn thấp, phận đành,

Thấp nên mới có công trình vươn cao.

Trời làm vơi chốn rồi rào,

Mà thêm vào những chỗ nào khiêm cung.

Đất soi mòn, bớt cao phong,

Để cho lòng biển, lòng sông thêm dày,

Quỷ thần hại kẻ no đầy,

Mà đem phúc lại cho người khiêm cung.

Người thường ghét kẻ thừa dùng,

Còn người khiêm tốn thật lòng, thời ưa.

Trên khiêm, thì sáng mãi ra,

Dưới khiêm, ai kẻ hơn ta được nào,

Khiêm cung, giữ vẹn trước sau,

Rồi ra, quân tử gót đầu hanh thông.

-Trên trời, thời mặt trời lên tới đỉnh đầu sẽ phải xế bóng, có lặn xuống lòng trời, thì mới có cơ tiến thăng. Mặt trăng tròn rồi lại khuyết, có vơi rồi lại đầy.

-Dưới đất, núi non thường bị soi mòn, mà lòng biển, lòng sông thời được bồi đắp thêm mãi.

-Trên đời ta thấy thịnh rồi lại suy, suy rồi lại thịnh, các tầng lớp người thay nhau hưởng phú quý, hoặc nếm phong trần, Nhung lụa thường cũng có lúc sa cơ, áo vải vẫn làm nên sự nghiệp. Y thức như Trời, Đất ghen ghét kẻ tài danh, kiêu ngạo, mà phù trợ những kẻ khiêm cung, tự lực, tự cường. Ca vịnh Magnificat cũng có đoạn đại khái như sau:

Xô kẻ quyền uy xuống khỏi ngôi,

Đem người khiêm tốn tới Quỳnh đài.

Hồng ân, đói khổ ban rào rạt,

Bạc mệnh, giàu sang phận khiến xui...

Nhân tình cũng thường ghét kẻ kiêu căng, mà thương người khiêm tốn. Có khiêm cung, đường đời mới được hanh thông, và cuối cùng mới được giàu có.

II. Đại Tượng Truyện.

象 曰. 地 中 有 山,謙 ﹔ 君 子 以 裒 多 益 寡,稱 物 平 施。

Tượng viết:

Địa trung hữu sơn. Khiêm. Quân tử dĩ biều đa ích quả. Xứng vật bình thi.

Dịch. Tượng rằng:

Núi trong lòng đất là Khiêm,

Hiền nhân, nhiều bớt, ít thêm, mới là,

Những gì chênh lệch, quá đà,

Sửa sang, thêm bớt, cho vừa, cho cân.

Tượng Truyện cho rằng: Người quân tử khi trị dân cũng phải biết hạn chế quyền uy, giảm bớt tài sản của những kẻ sang giầu, đồng thời cũng phải biết nâng đỡ, khuyến khích những kẻ khó nghèo, ngu muội, như vậy mới giữ được thế quân bình cho xã hội.

III. Hào từ & Tiểu tượng Truyện

1. Hào Sơ Lục.

初 六. 謙 謙 君 子,用 涉 大 川,吉。

象 曰: 謙 謙 君 子,卑 以 自 牧 也。

Sơ Lục. Khiêm Khiêm quân tử. Dụng thiệp đại xuyên. Cát.

Tượng viết:

Khiêm Khiêm quân tử. Ti dĩ tự mục dã.

Dịch.

Quân tử khiêm cung, thế tốt rồi.

Vượt qua sông lớn dễ như chơi.

Tượng rằng: Quân tử khiêm nhường,

Nhún mình cốt để lo lường tu thân.

Các Hào bàn đến sự lợi ích của sự khiêm cung, cũng như phải khiêm cung thế nào cho hay, cho phải.

Hào Sơ bàn đến sự khiêm cung, nhũn nhặn của người quân tử, khi còn ở địa vị thấp; và cho rằng, nhờ sự khiêm cung ấy, sẽ lướt thắng được mọi sự khó khăn, sẽ dễ dàng tu thân, tu đạo.

2. Hào Lục nhị.

六 二. 鳴 謙,貞 吉。

象 曰: 鳴 謙 貞 吉,中 心 得 也。

Lục nhị. Minh Khiêm. Trinh cát.

Tượng viết:

Minh Khiêm trinh cát. Trung tâm đắc dã.

Dịch.

Lục nhị khiêm cung hiện ra ngoài,

Ôn tồn ăn nói, tốt mấy mươi.

Tượng rằng: Khiêm hiện ra ngoài,

Là vì trong đã đầy rồi, phát ra.

Hào hai dạy rằng: Khiêm cung phải làm sao cho thành khẩn, trung thực để sự khiêm cung ấy được thể hiện một cách tự nhiên vào lời ăn, tiếng nói.

3. Hào Cửu tam.

九 三. 勞 謙,君 子 有 終,吉。

象 曰: 勞 謙 君 子,萬 民 服 也。

Cửu tam. Lao Khiêm quân tử. Hữu chung. Cát.

Tượng viết:

Lao Khiêm quân tử. Vạn dân phục dã.

Dịch.

Công lao chất ngất, lại khiêm cung,

Quân tử làm nên việc đến cùng.

Lao Khiêm như vậy, có hay không.

Tượng rằng: Công lớn, lại Khiêm,

Làm cho dân chúng mọi miền, phục tuân.

Hào ba là Hào Dương duy nhất, lại cũng là chủ Hào, tượng trưng người quân tử công đức cao dầy với dân, với nước, mà vẫn khiêm cung một dạ, khiến cho mọi người phải khâm phục. Các nhà bình giải đã mang Hào này để tượng trưng cho vua Hạ Võ, hay Chu Công.

Hạ Võ ra tài trị thủy, đem thái thịnh lại cho chúng dân, mà vẫn không khoe công, cậy tài, cậy giỏi.

Chu Công trong thì phò ấu chúa, ngoài thì trị bình thiên hạ, mà vẫn một mực khiêm cung, một lòng vì vua, vì nước, không bao giờ để cho huyễn tượng công danh, lợi lộc lay chuyển được lòng trung nghĩa, sắt son. Lời lẽ này chẳng khác lời lẽ Thoán Từ bao nhiêu.

4. Hào Lục tứ.

六 四. 無 不 利,撝 謙。

象 曰: 無 不 利,撝 謙 ﹔ 不 違 則 也。

Lục tứ. Vô bất lợi. Vi Khiêm.

Tượng viết:

Vô bất lợi vi Khiêm. Bất vi tắc dã.

Dịch. Lục tứ:

Đức Khiêm hãy phát huy.

Rồi ra ích lợi chẳng thiếu gì.

Tượng rằng: Khiêm tốn cho hay,

Đừng Khiêm thái quá, phải tày phép khuôn.

Hào tứ dạy rằng: Khi ở vào bậc trọng thần, phải khiêm cung, thành khẩn, nhất là khi trên mình còn có một vì vua khiêm cung đức độ, dưới mình có một công thần quán chúng mà không kiêu ngạo, cậy mình. Khiêm cung nhưng đúng mực, không a dua, nịnh hót.

5. Hào Lục ngũ.

六 五. 不 富 以 其 鄰,利 用 侵 伐,無 不 利。

象 曰: 利 用 侵 伐,征 不 服 也。

Lục ngũ. Bất phú dĩ kỳ lân. Lợi dụng xâm phạt. Vô bất lợi.

Tượng viết:

Lợi dụng xâm phạt. Chinh bất phục dã.

Dịch.

Chẳng ỷ giầu sang, được láng giềng,

Có khi chinh phạt, vẫn là nên.

Tượng rằng: Chinh phạt cũng nên,

Để ai chưa phục. phục quyền mới hay.

Hào năm dạy rằng: Khiêm cung không phải là Nhu nhược, như ở ngôi vị quân vương mà có những dân man, di, Nhung, địch không chịu qui phục mình, thì cũng nên dùng đến uy vũ mà chinh thảo, như vua Thuấn đánh Miêu, vua Võ dẹp Hung Nô vậy.

6. Hào Thượng Lục.

上 六. 鳴 謙,利 用 行 師,征 邑 國。

象 曰: 鳴 謙,志 未 得 也。 可 用 行 師,征 邑 國 也。

Thượng Lục. Minh Khiêm. Lợi dụng hành sư. Chinh ấp quốc.

Tượng viết:

Minh Khiêm. Chí vị đắc dã. Khả dụng hành sư. Chinh ấp quốc dã.

Dịch.

Thượng Lục: Khiêm cung hiện ra ngoài.

Dẹp loạn khi cần, lợi hẳn thôi.

Tượng rằng: Khiêm hiện ra ngoài,

Ước nguyền chưa được vẹn mười thỏa thuê,

Tảo thanh trong xứ, ngoài quê,

Xuất sư chinh phạt, cũng khi phải dùng.

Hào Thượng Lục dạy thêm rằng: Khiêm cung nhưng phải khiêm cung cho lý sự, chứ không phải khiêm cung đến mức độ yếu mềm, hèn hạ. Khiêm cung nhưng lúc cần ra uy vũ, dẹp loạn, thì vẫn xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên.

ÁP DỤNG QUẺ KHIÊM VÀO THỜI ĐẠI

Bất cứ ở vào Thời đại nào, sự Khiêm cung cũng là một đức tính, mà mỗi người trong chúng ta đều nên có. Khiêm cung là cơ vi của sự tồn vong, suy thịnh.

Ở đời cố gắng mới thành công, có thận trọng mới tránh được họa, có chịu thu phục lòng người, mới có nhân tài cộng tác. Cho nên tương lai chỉ để dành cho những người có lý tưởng để vươn lên, có mục phiêu để đạt tới, tức là cho những người còn thấy mình khuyết điểm chưa hoàn bị. Còn những người tự hào, tự mãn, sống kiêu sa, cao ngạo, tự thị, khinh người, thì thế nào cũng đi vào con đường suy bại.

Các Thánh Hiền xưa nay, không phân Đạo giáo, đều tôn trọng đức Khiêm cung.

Nếu chúng ta có đức Khiêm cung:

-Trong gia đình, thì cha mẹ vui lòng, anh em hòa thuận, vợ chồng êm ấm.

-Ngoài xã hội, thì được lòng người, dễ làm ăn hơn.

-Về phương diện Quốc gia, nếu người lãnh đạo mà có đức Khiêm cung, thì dễ thu phục lòng người, và sẽ có nhiều nhân tài tới cộng tác với mình hơn.


16. 雷 地 豫 Lôi ĐỊA DỰ

Dự Tự Quái

Hữu đại nhi năng Khiêm.

有 大 而 能 謙.

Tất Dự.

必 豫

Cố thụ chi dĩ Dự.

故 受 之 以 豫

Dự Tự Quái

Có, mà khiêm tốn, mới nhiều hân hoan.

Cho nên quẻ Dự tiếp luôn.

Quẻ Dự bao quát nhiều vấn đề:

1-Tự Quái đề cập đến sự hòa lạc của dân nước, khi đã đạt tới phong doanh, thái thịnh.

2- Ca tụng công lao của vị trọng thần làm cho dân được thái hòa, an lạc.

3- Hướng ta về công chuyện khảo cứu nhạc lý để áp dụng vào chính trị, dạy người cầm quyền biết cách xử sự, hoạt động đúng theo luật Trời, theo đúng ý dân, để dân được vui thỏa, dạy cho ta biết ý nghĩa sâu xa của chính trị, là đưa dân lên đến tinh hoa, là chau chuốt tâm hồn dân con trở nên thanh lịch, để cùng nhau tấu lên một khúc nhạc thái hòa.

Theo quái đức, ta thấy Dự trên là Lôi, là Động, dưới là Khôn là Thuận. Người xưa đọc thành Thuận dĩ động. Do đó, phát sinh ra hai nguyên tắc chính:

a) Người cầm quyền bất kỳ làm gì, cũng phải thuận tình, thuận lý, như thế mới làm cho dân được vui thuận.

b) Phải làm sao cho dân tự nguyện đóng góp vào công cuộc kiến thiết quốc gia.

Theo quái tượng, Dự trên có Lôi là Sấm, dưới có Khôn là Đất, như Sấm đầu xuân, kích thích lòng muôn vật để cho sinh khí rạt rào, sống một cuộc sống mới, đẹp như ánh xuân. Thánh Vương cai trị cũng muốn làm rung động lòng người, làm sinh khí rào rạt trong tâm hồn mọi người. Vì thế nên chế ra vũ, nhạc, để hướng nghệ thuật cai trị lên tới tuyệt luân, tuyệt đỉnh. Nhạc chính là sự hỗn hợp của trời đất, sự đồng điệu của Âm Dương, và sự vui chung của quân thần, phụ tử và dân chúng nơi nơi.

Chữ Nhạc đây không phải là ca nhạc không, mà gồm cả ca nhạc và nhạc vũ. Nhạc ký viết: Chuông, trống, sáo, khánh, vũ thược, can, qua là những nhạc khí. Co, ruỗi, ưỡn, khom, chụm, tỏa, nhanh, chậm, là nhạc văn.

Nói cách khác, nhạc gồm: Thi, ca, nhạc, vũ. Nhạc là sự phối hợp của thanh âm, mầu sắc, tiết tấu, chuyển động để mà kích thích, di dưỡng tâm thần con người.

-Thời cổ Trung Hoa: Về Nhạc khí, người ta dùng 8 nguyên liệu mà chế ra:

1) Cách = Da súc vật như trâu, bò v v...làm trống.

2) Bầu = Quả bầu để khô làm Sênh, Hoàng, Vu.

3) Trúc, gồm những loại Quản, Sáo như: Trì, Địch, Thược, Tiêu, Quản.

4) Mộc = Gỗ, gồm các loại: Chúc, Ngữ.

5) Ti = Sợi tơ, gồm các loại đàn: Cầm, Sắt, Không hầu, Tỳ bà, Trúc.

5) Thổ = Đất, gồm các loại: Huân, Phữu.

6) Kim = Kim khí, gồm các loại Chuông, Trống, Não bạt.

7) Thạch = Đá, gồm các loại Khánh: Ngọc, Thạch, Đại, Biên, Sanh, Tụng.

Về Vũ khí, có Mao, Vũ, Can, Thích, Múa Văn dùng Mao. Múa Võ dùng Can, Thích.

Như vậy, trong trời đất bất kỳ thứ gì nếu được tinh luyện, chế hoá cũng có thể trở nên thanh kỳ, và góp phần vào khúc đại hòa tấu của vũ trụ.

I. Thoán.

Thoán Từ

豫:利 建 侯 行 師。

Dự. Lợi kiến hầu hành sư.

Dịch.

Dự là hứng chí, hứng tâm.

Lập hầu cũng tốt, ra quân cũng lời.

Thoán Truyện.

豫,剛 應 而 志 行,順 以 動,豫。豫,順 以 動,故 天 地 如 之,而 況 建 侯 行 師 乎?天 地 以 順 動,故 日 月 不 過,而 四 時 不 忒﹔ 聖 人 以 順 動,則 刑 罰 清 而 民 服。豫 之 時 義 大 矣 哉!

Thoán viết: Dự. Cương ứng nhi chí hành. Thuận dĩ động. Dự. Dự thuận dĩ động. Cố thiên địa như chi. Nhi huống kiến hầu hành sư hồ. Thiên địa dĩ thuận động. Cố nhật nguyệt bất quá. Nhi tứ thời bất thắc. Thánh nhân dĩ thuận động. Tắc hình phạt thanh nhi dân phục. Dự chi thời nghĩa đại hĩ tai.

Dịch.

Dự là hứng chí, hứng tâm,

Cương, Nhu ứng hợp, muôn lòng hòa vui.

Thuận tình, hành động êm xuôi,

Thuận tình hành động, đất trời cũng ưa.

Đất trời còn chẳng phôi pha,

Thời chi dựng nước, với là ra quân.

Đất trời thuận lý xoay vần,

Cho nên nhật nguyệt, hai vầng vững y.

Tứ thời cũng chẳng sai đi,

Thánh nhân hành động, hợp nghì mới nên.

Thuận theo đạo lý, một niềm.

Chẳng cần ráo riết, dưới trên phục tòng.

Dân vui, dân phục thong dong.

Làm dân thuận phục, nên công cao vời.

Thoán cho rằng: Người trên mỗi khi thi hành phận sự phải thuận lý, thuận thiên, thuận thời, thuận nhân tâm, và thuận cảnh (Thuận dĩ động). Hơn nữa, muốn cho dân thi hành công tác gì cũng phải làm sao cho họ vui thuận mà làm, chứ không phải miễn cưỡng mà làm(Thuận dĩ động).

Người trên muốn dân phục, phải có một đời sống thanh cao, đạo đức, một dạ vì dân, vì nước, xót thương lê thứ, tránh mọi sự hà khắc, nhũng nhiễu dân, mà chỉ muốn dân giàu có, vui sướng, an hòa. Được vậy, dân sẽ phục. Dịch nói vắn tắt: Thiên địa dĩ thuận động... dân phục. Thánh nhân cho rằng: khi dân đã có đủ ăn, đủ mặc , mà nghĩ đến sự giáo hóa, sự tinh luyện tâm thần dân, để đem lạc thú, hạnh phúc cho dân, thì cao siêu biết bao( Dự chi thời nghĩa đại hỹ tai).

II. Đại Tượng Truyện.

象 曰. 雷 出 地 奮,豫。 先 王 以 作 樂 崇 德,殷 荐 之 上 帝,以 配 祖 考。

Tượng viết: Lôi xuất địa phấn. Dự. Tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức. Ân hiến chi Thượng Đế. Dĩ phối tổ khảo.

Dịch. Tượng rằng:

Dự là đất chuyển, sấm rung,

Tiên vương tác nhạc, tôn sùng đức cao.

Ơn trời, tấu khúc tiêu tao,

Tình thâm tổ khảo, gửi vào nhã ca.

Tượng cho rằng: Trị dân là phải biết cổ võ lòng dân, kích động lòng dân theo chính nghĩa, chính đạo, biết sống một đời sống linh hoạt, vui tượi, dào dạt sinh khí như vạn vật đầu xuân, nhờ sấm động mà bừng tỉnh giấc đông miên.

Trời lấy sấm động, làm rung lòng đất, và rung lòng vạn vật, đem sinh khí lại cho muôn vật, thì Thánh nhân cũng chế nhạc để ca tụng đạo đức, làm rung động lòng thần minh, tiên tổ và lòng muôn dân, để sinh khí rạt rào khắp vũ trụ, hòa khí lan tỏa khắp muôn phương.

III. Hào từ & Tiểu Tượng Truyện

1. Hào Sơ Lục.

初 六. 鳴 豫,凶。

象 曰: 初 六 鳴 豫,志 窮 凶 也。

Sơ Lục. Minh Dự. Hung.

Dịch.

Vui mà để lộ ra ngoài,

Khoe vui, khoe sướng với đời hay chi.

Tượng rằng:

Hào Sơ vui lộ ra ngoài,

Vênh vang tự đắc với đời hay chi?

Hào Sơ cho rằng: mới vui, mới sướng, mà đã cuống cuồng, không tự chủ được, toe toét, huyênh hoang, thì thế nào cũng hỏng, vì thế nào cũng nghĩ đến hưởng thụ, cho nên sa đọa.

2. Hào Lục nhị.

六 二. 介 于 石,不 終 日,貞 吉。

象曰: 不 終 日,貞 吉﹔ 以 中 正 也。

Lục nhị. Giới vu thạch. Bất chung nhật. Trinh cát.

Tượng viết:

Bất chung nhật trinh cát. Dĩ trung chính dã.

Dịch.

Vững vàng như đá, há đâu thay,

Chẳng cần suy tính đến trọn ngày,

Cương kiên, thiết thạch thêm sung mãn,

Minh mẫn, Cương kiên, thế mới hay.

Tượng rằng: Chẳng cứ cả ngày,

Chính trung nên tốt, nên hay lâu dài.

Hào hai dạy rằng: Khi đã được thoải mái, không được buông thả tâm thần, phải biết trì chí luyện tâm, theo đường đạo lý, lòng dạ sắt son, không để cho dục tình lôi cuốn, đã định làm điều hay, phải làm cho ngay, cho gấp. Tức là trong hoàn cảnh sung mãn, mà vẫn giữ được chính lý, chính đạo, vẫn Cương kiên, thiết thạch, không ủy mị, kiêu sa. Như vậy mới là hay.

3. Hào Lục tam.

六 三. 盱 豫,悔。 遲 有 悔。

象 曰: 盱 豫 有 悔,位 不 當 也。

Lục tam. Hu dự hối. Trì hữu hối.

Tượng viết:

Hu Dự hữu hối. Vị bất đáng dã.

Dịch.

Hay chi ngửa mặt, cầu vui,

Ỷ thần, ỷ thế của người hay chi.

Hào ba cho rằng: những kẻ vô tài, vô đức, bất trung, bất chính dựa vào địa vị, cậy quyền, cậy thế người mà dương dương tự đắc, vênh váo, hân hoan, thì cái vui ấy có ra gì. Biết mình sống trong những thú vui giả tạo, trong dật lạc sa đọa, mà lần lữa sống đoạn tháng, qua ngày, không chịu thay đổi nếp sống, như vậy hỏi có ra chi?

4. Hào Cửu tứ.

九 四. 由 豫,大 有 得。勿 疑。 朋 盍 簪。

象 曰: 由 豫,大 有 得 ﹔ 志 大 行 也。

Cửu tứ. Do Dự. Đại hữu đắc. Vật nghi. Bằng hạp trâm.

Tượng viết:

Do Dự đại hữu đắc. Chí đại hành dã.

Dịch.

Do mình thiên hạ được vui,

Khá đem chí lớn, giúp đời, giúp dân.

Đừng nghi chẳng có tay chân,

Bạn bè như tóc, theo trâm hội về.

Tượng rằng:

Nhờ ta thiên hạ được vui,

Càng cao trí cả, vì đời thi vi.

Hào tứ chủ trương như Thoán Từ rằng: nếu mình là trọng thần, mà ngày đêm lo đem lại an vui cho quốc dân, thì thực là một điều đại hạnh, đại bảo, còn gì mà phải nghi nan, phải sợ sệt. Chúng dân sẽ theo về mình, như tóc theo trâm, đó là trường hợp Chu Công, Y Doãn, Phó Duyệt, Đại Vũ, những bậc đại nhân như vậy, sẽ vì sự an lạc cho dân, mà lập những đại công, đại nghiệp, như ta thấy: Vũ trị Hồng Thủy, Y Doãn phạt Kiệt, Chu Công đông chinh.

5. Hào Lục ngũ.

六 五. 貞 疾,恆 不 死。

象 曰: 六 五 貞 疾,乘 剛 也。 恆 不 死,中 未 亡 也。

Lục ngũ. Trinh tật. Hằng bất tử.

Tượng viết:

Lục ngũ trinh tật. Thừa Cương dã. Hằng bất tử. Trung vị vong dã.

Dịch:

Lục ngũ giống như người có tật,

Ốm lắt leo, mà chẳng chết cho.

Tượng rằng: Lục ngũ ốm lâu,

Vì là đã cưỡi lên đầu Dương Cương,

Dằng dai, vẫn sống vất vương,

Dằng dai, vì vẫn thời thường ngôi trung.

Hào ngũ cho rằng: khi nước đã thái bình, mà vua chuyên hưởng lạc, thì có khác nào một người mắc bệnh kinh niên, nan trị, sống lay, sống lắt đâu. Lúc ấy, còn hay mất, sống hay chết, không còn do vua quyết định. Quyền thần mà trung, thì ngôi vua còn, quyền thần mà phản, thì ngôi vua mất.

6. Hào Thượng Lục.

上 六. 冥 豫,成 有 渝,無 咎。

象 曰:冥 豫 在 上,何 可 長 也。

Thượng Lục. Minh Dự. Thành. Hữu du. Vô cữu.

Tượng viết:

Minh Dự tại thượng. Hà khả trường dã.

Dịch.

Vùi đầu mê hưởng cuộc vui,

Nếu như biết sửa, vậy thời lỗi chi.

Tượng rằng: Mê mải cuộc vui.

Chênh vênh, ngất ngưởng, lâu dài làm sao?

Hào Thượng cho rằng: Một con người đang say đắm trong hoan lạc, mà biết hồi đầu, tu chính, trở về với đạo lý, sống một cuộc đời thanh cao, thì có gì đáng trách đâu. Nhược bằng cứ vùi đầu trong hoan lạc. thì làm sao mà trường cửu được?

ÁP DỤNG QUẺ DỰ VÀO THỜI ĐẠI

Trong Kinh dịch, thì quẻ Lý nói về Lễ, quẻ Dự nói về nhạc. Ta nên biết, Nhạc hết sức quan trọng đối với vua chúa xưa, vì nó kích động và thanh lịch hóa tâm thần, nên các trường đều phải học nhạc. Mỗi triều đại, lại có một khúc nhạc tiêu biểu cho chí hướng, hoài bão và công trình của triều đại.

1.) Thời Hoàng Đế, có nhạc khúc Hàm Trì, ý muốn nói vua đã làm cho đạo đức phát huy, phát triển được khắp nơi.

2.) Nghiêu có nhạc Đại Chương, ý nói lên lòng mong muốn cho nhân nghĩa đại hành, phát độ chương minh.

3.) Đế Khốc có nhạc Lục Anh. Chuyên Húc có nhạc Ngũ Hành.

4.) Thuấn có nhạc Tiêu thiều. Thiều là kế tục, ý nói vua Thuấn muốn tiếp tục con đường của vua Nghiêu.

5.) Đại Võ có nhạc Đại Hạ, ý nói vua Đại Võ nối tiếp về đường lối của hai vua Nghiêu, Thuấn, muốn cho thiên hạ được thái bình.

6.) Nhà Ân có nhạc Đại Hội, ý nói nhà Ân sẽ cố phục hưng, bảo hộ nền đạo đức của các Thánh Vương xưa.

7.) Nhà Chu có nhạc Đại Chước, cũng gọi là Đại Vũ, ý nói sẽ châm chước để luôn theo đường lối của hai vua Văn, Võ. Thế mới hiểu rằng: Người xưa mượn lời thơ, để nói lên chí hướng và hoài bão của mình, rồi phổ vào ca, nhạc, vũ, để lời thơ trở nên bất diệt, hoài bão mình trở nên quảng thi, quảng diễn, nhờ đó ảnh hưởng sâu xa đến quần chúng. Người xưa cho rằng: xét Thanh thì biết Âm, xét Âm thì biết Nhạc, xét Nhạc thì biết cách trị dân, trị nước.

Nay, trở về với dân tộc ta, ta sẽ nhận thấy tinh thần, ý chí của dân tộc đều có thể nhận thấy trong lời nhạc, ý thơ..

Hồi tiền chiến ( trước năm 1939), dân tộc ta còn sống trong vòng nô lệ của Thực Dân Pháp, lòng người dân, một phần ngơ ngác như con nai vàng lạc trong rừng hoang, một phần tìm được lối đi, nhưng không hẹn ngày trở lại, để vợ con mong mỏi ngày đêm. Tình trạng này, được nhạc sĩ Lưu Trọng Lư diễn tả trong tập thơ Tiếng Thu của ông, và năm 1939 đã phổ thành nhạc, và đã nổi tiếng một thời.

Em không nghe mùa thu,

Dưới trăng mờ thổn thức.

Em không nghe rạo rực,

Hình ảnh kẻ chinh phu,

Trong lòng người cô phụ.

Em không nghe rừng thu,

Lá thu kêu xào sạc.

Con nai vàng ngơ ngác,

Đạp trên lá vàng khô.

Cuối năm 1945, sau khi Việt Minh cướp chính quyền, lòng dân vùng dậy, khí thế hăng say, được thể hiện trong bài Anh hùng ca của nhạc sĩ Phạm Duy:

Ngày bao hùng binh tiến lên,

Bờ cõi vang lừng câu Quyết chiến. . .

Tóm lại, ta có thể nói: Thơ & Nhạc là linh hồn dân tộc vậy. Ngày nay, ta thấy Thơ & Nhạc đi vào chỗ ủy mị. Thật là không nên vậy!


THƯỢNG KINH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

» Dịch Kinh Đại Toàn | Lời Nói Đầu | Dịch Kinh Giản Lược |

Quẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30


17. 澤 雷 隨 TRẠCH LÔI TÙY

Tùy Tự Quái

Dự tất hữu Tùy.

豫 必 有 隨

Cố thụ chi dĩ Tùy.

故 受 之 以 隨

Trạch Lôi Tùy

Hân hoan hòa dự, thì thường người theo,

Quẻ Tùy vì thế nối điêu...

I. Tùy với chữ Thời.

Quẻ Tùy là một trong 12 quẻ Dịch bàn về chữ Thời. Vì thế nơi quẻ Tùy, ta hãy duyệt lại vấn đề chữ Thời, vấn đề thời gian trong Kinh Dịch, cũng như trong cuộc đời...

Có thể nói được rằng thời gian sinh ra là do sự biến dịch, chuyển dịch của vạn hữu.

-Trước tiên, tinh cầu và địa cầu chuyển dịch trên vòm trời, tạo nên tháng năm và tuần tiết: đó là Thời gian thiên văn.

-Các tế bào trong người ta sinh sinh, hóa hóa, lúc thịnh, lúc suy, lúc tụ, lúc tán, cũng tạo nên một thứ thời gian: đó là Thời gian tuổi tác.

-Tâm hồn ta chuyển dịch, biến thiên, vui vui, buồn buồn, lúc thì bừng sáng như bình minh, lúc thì ảm đạm như bóng tối. Sự chuyển dịch ấy cũng tạo nên một thứ thời gian: đó là Thời gian tâm lý. Thời gian đó co giãn không chừng, vì nếu vui thì: ngày vui ngắn chẳng tầy gang. Nếu mà buồn bã, hoặc nhớ Nhung, hay mong đợi, khắc khoải thì một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu.

-Tâm tư, chí hướng, dân tình của mỗi dân, mỗi nước cũng biến thiên, tạo nên một thứ thời gian mới, là Thời gian lịch sử. Thời gian như là động cơ, mà không gian như là môi trường chuyển dịch. Thời gian, không gian cũng có thể nói chung là hoàn cảnh, mà tâm hồn ta sẽ băng qua trên lộ trình đi tìm chân lý, hay nói cách khác, trên lộ trình thực hiện con người chân thực của ta.

II. Tùy với hai chữ: Tùy thời.

Bây giờ, ta trở về quẻ Tùy để giảng rộng 2 chữ Tùy thời. Như trên đã nói, thời gian chỉ là những giai đoạn, những công cụ, những điều kiện cần thiết để chúng ta đào luyện xác thân, trí não, tâm thần, để con người chúng ta trở nên hoàn hảo, toàn chân, toàn mỹ. Như vậy, ta cần phải xác định mục tiêu, và chí hướng của ta, sau đó phải biết quyền biến, tùy thời, xử thế, tùy nghi tiến thoái, để thực hiện mục tiêu ấy.

III. Tùy áp dụng vào nghệ thuật trị dân

Xã hội chẳng qua chỉ là một tập thể của con người. Cái tập thể ấy, không nên dùng những luật pháp vô nhân, những biện pháp hà khắc để cai trị. Trái lại, phải tổ chức sao cho mọi người đều nhận định ra được thiên chân, thiên lý, nhận định ra rằng mỗi người sinh ra, kẻ nhanh, người chậm, đều cốt là tạo cho mình một đời sống lý tưởng, gồm đủ Chân, Thiện, Mỹ.

I. Thoán.

Thoán Từ.

隨:元 亨 利 貞,無 咎。

Tùy. Nguyên hanh. Lợi trinh. Vô cữu.

Dịch.

Tùy kia cao trọng biết bao,

Hanh thông, lợi ích, bề nào cũng hay.

Nếu mà theo trọn đường ngay,

Thời Tùy mới khỏi mỉa mai miệng đời.

Phương châm thứ nhất: Phải lấy Chân, Thiện, Mỹ, làm mục tiêu để vươn lên, phải lấy sự công chính làm cùng đích để đạt tới, rồi ra cuộc đời của mọi người cũng được hanh thông, cũng được lợi ích thật sự.

Thoán Truyện.

隨,剛 來 而 下 柔,動 而 說,隨。大 亨 貞,無 咎,而 天 下 隨 時,隨 之 時 義 大 矣 哉!

Thoán viết:

Tùy. Cương lai nhi há Nhu. Động nhi duyệt tùy. Đại hanh trinh vô cữu. Nhi thiên hạ tùy thời. Tùy thời chi nghĩa đại hỹ tai.

Dịch. Thoán rằng:

Cứng xuống dưới mềm,

Đây vừa tác động, kia liền vui theo,

Dưới trên, hòa xướng, thương chiều.

Thời hay mãi mãi, khỏi điều chê bai,

Nếu mà thiên hạ tùy thời,

Tùy thời mà hiểu, lớn thôi không chừng.

Tùy thời dẫu sao cũng vô cùng quan trọng, vì nhờ thời gian và hoàn cảnh, với tất cả sự thách đố cam go của chúng, mà cốt cách của mỗi người, theo đà thời gian, dần dà sẽ được minh định bằng tầm hiểu biết, bằng cái yêu, cái ghét, cái thích thú đặc biệt của mỗi người; niềm tin tưởng, chí hướng, và sự quyết tâm thực hiện chí hướng ấy của mỗi người (Tùy thời chi nghĩa đại hỹ tai).

II. Đại Tượng Truyện.

象 曰. 澤 中 有 雷,隨﹔ 君 子 以 嚮 晦 入 宴 息。

Tượng rằng:

Trạch trung hữu lôi. Tùy. Quân tử dĩ hướng hối nhập yến tức.

Dịch. Tượng rằng:

Trong hồ, sấm lặng là Tùy,

Hiền nhân tối đến, lo về nghỉ ngơi.

Như vậy, nhà vua cai trị dân không phải bằng ý riêng mình, mà chính là bằng ý Trời. Đem luật Trời hằng cửu mà ban cho dân, đem lý tưởng toàn thiện mà làm mục tiêu để cùng nhau tiến tới. Được như vậy là Tùy Thiên, Thuận Thiên.

Phương châm thứ hai: Bậc lãnh đạo dân là phải biết tùy theo ý muốn của toàn dân, vì dân đã muốn tức là Trời muốn, dân đã muốn tức là Trời sẽ theo, nhẽ nào nhà lãnh đạo dân đi ngược lại. Đó cũng là chủ trương của Đại Học. Đại Học viết: Vui sướng thay bậc quân tử, cha mẹ dân, dân ưa thích điều gì, nhà cầm quyền cũng ưa thích theo; dân chán ghét điều gì, nhà cầm quyền cũng chán ghét theo, vì biết thuận theo dân tâm, đó mới gọi là cha mẹ dân vậy.

Sướng thay là bậc trị dân,

Cùng dân yêu ghét, muôn phần chẳng sai,

Đáng làm cha mẹ muôn người. (Đại Học, X)

Mà ước muốn của dân thật là giản dị, làm sao có được một đời sống bình an, sung túc, đầm ấm, thuận hòa, không bị quấy nhiễu, bóc lột, tóm lại sống một cuộc đời đáng sống, không phải thở than, phải xót xa, phải cay đắng, cơ cực. Trị dân mà thuận lòng dân như vậy, thì bất kỳ đề xướng chuyện gì dân cũng vui theo, vì họ biết đó là vì họ, vì quyền lợi của con cháu họ sau này.

Phương châm thứ ba: Trị dân phải biết bắt chước Trời mà hành sự, lúc cần động thì động, cần tĩnh thì tĩnh, không bắt dân làm gì trái thời tiết, để cho dân luôn sống hòa mình cùng đại khối vũ trụ.

III. Hào từ & Tiểu Tượng Truyện

1. Hào Sơ Cửu.

初 九. 官 有 渝,貞 吉。 出 門 交 有 功。

象 曰: 官 有 渝,從 正 吉 也。 出 門 交 有 功,不 失 也。

Sơ Cửu. Quan hữu du. Trinh cát. Xuất môn giao hữu công.

Tượng viết:

Quan hữu du. Tòng chính cát dã. Xuất môn giao hữu công. Bất thất dã.

Dịch. Sơ Cửu:

Người trên đổi cảnh ở ăn,

Luôn theo lẽ chính, mới rằng là hay

Ra đời xử thuận với đời,

Chiều lòng đại chúng, ắt thời công lao.

Tượng rằng: Trên có đổi thay,

Để theo lẽ chính, nên hay đã đành.

Hào Sơ cho rằng: Trị dân phải có phương châm cao cả, là luôn luôn theo lẽ chính, theo chính đạo, theo lý tưởng. Trị dân mà lâng lâng vẹn sạch niềm tây, treo gương chính nghĩa, tùy thuận nhân tâm, thì còn gì hay hơn.

2. Hào Lục nhị.

六 二. 系 小 子,失 丈 夫。

象 曰: 系 小 子,弗 兼 與 也。

Lục nhị. Hệ tiểu tử. Thất trượng phu.

Tượng viết:

Hệ tiểu tử. Phất kiêm dữ dã.

Dịch.

Nếu mà vương lấy kẻ hèn,

Thế nào cũng mất ngưởi hiền, người hay.

Tượng rằng: Vương lấy kẻ hèn,

Được đây , mất đó hai bên chẳng cùng.

Hào hai cho rằng: người trị dân có hai con đường thuận nhân tâm. Một là theo bầy bọn tiểu nhân, theo thị dục, thị hiếu của chúng, thì sẽ mất lòng những người quang minh, chính đại, những người hiền lương. Hai là theo đường lối người quân tử, như vậy sẽ mất lòng tiểu nhân. Không thể nào được lòng cả đôi bên được.

3. Hào Lục tam.

六 三 . 系 丈 夫,失 小 子。 隨 有 求 得,利 居 貞。

象 曰: 系 丈 夫,志 舍 下 也。

Lục tam. Hệ trượng phu. Thất tiểu tử. Tùy hữu cầu đắc. Lợi cư trinh.

Tượng viết:

Hệ trượng phu. Chí xả hạ dã.

Dịch.

Bậc trượng phu, nếu mình giữ lấy,

Kẻ tiểu nhân thấy vậy sẽ xa.

Theo người, muốn sẽ được mà,

Ở ăn chính đáng, mới là lợi lâu

Tượng rằng: Giữ lấy trượng phu,

Rắp lòng bỏ kẻ hạ ngu đã đành.

Còn như thuận theo ước vọng của những người hiền lương, công chính, thì những kẻ gian tà sẽ lánh mặt xa.

Theo được đường lối này, phải cho Cương quyết, bền gan, sau sẽ hay, sẽ lợi, vì có thể cảm hóa được những bọn tiểu nhân, tà ngụy.

4. Hào Cửu tứ.

九 四. 隨 有 獲,貞 凶。有 孚 在 道,以 明,何 咎。

象 曰: 隨 有 獲,其 義 凶 也。 有 孚 在 道,明 功 也。

Cửu tứ. Tùy hữu hoạch. Trinh hung. Hữu phu tại đạo. Dĩ minh. Hà cữu.

Tượng viết:

Tùy hữu hoạch. Kỳ nghĩa hung dã. Hữu phu tại đạo. Minh công dã.

Dịch.

Chiều dân, dân sẽ theo mình,

Chiều dân thái thậm, âu đành chẳng hay.

Một lòng trung chính, thẳng ngay,

Khôn ngoan, khéo xử, thế này lỗi chi.

Tượng rằng: Chiều dân, dân sẽ theo mình,

Chiều dân thái thậm, âu đành chẳng hay,

Một lòng trung chính, thẳng ngay,

Ở ăn phải đạo, thế này là khôn.

Hào tứ cho rằng: cai trị thuận nhân tâm, không phải là cai trị mị dân. Hơn nữa một trọng thần mà được lòng dân, phải biết ăn ở cho phải đạo, để sao cho lòng luôn luôn giữ được sự tín thành, hành động luôn luôn hợp nghĩa lý, ngôi vị tuy cao trọng, mà không mang tiếng lấn vua, quyền thế tuy to tát mà vẫn không đi quá trớn, thế mới là sáng suốt, khéo léo. Đó là trường hợp Đức Trần Hưng Đạo, 3 lần cả phá quân Nguyên, phò vua, cứu nước mà vẫn giữ trọn được niềm thần tử.

5. Hào Cửu ngũ.

九 五. 孚 于 嘉,吉。

象 曰: 孚 于 嘉,吉 ﹔位 正 中 也。

Cửu ngũ. Phu vu gia, cát.

Tượng viết:

Phu vu gia, cát. Vị chính trung dã.

Dịch.

Cửu ngũ: Khi thịnh đạt, tín thành vẫn giữ,

Giữ tín thành, thế đó mới hay.

Tượng rằng:

Khi hay, mà vẫn tín thành,

Hay là ngôi vị của mình chính trung.

Còn nhà vua, ở ngôi vị cao, mà luôn luôn sống thuận theo đạo lý, bao giờ cũng tín thành, hợp lễ nghĩa, xử sự luôn đúng theo hai chữ chính trung, như vậy còn gì đẹp đẽ hơn.

6. Hào Thượng Lục.

上 六. 拘 系 之,乃 從 維 之。 王 用 亨 于 西 山。

象 曰: 拘 系 之,上 窮 也。

Thượng Lục. Câu hệ chi. Nãi tòng duy chi. Vương dụng hanh vu Tây Sơn.

Tượng viết:

Câu hệ chi. Thượng cùng dã.

Dịch.

Quấn quít, vấn vương, dính líu nhau,

Dường như thắt buộc chẳng rời nhau,

Thái Vương nhờ thế hưng cơ nghiệp,

Đi đến Tây Sơn, dựng nghiệp lâu.

Hào Thượng Lục cho rằng: Nếu vua và bách quan, ai nấy trước sau đều tha thiết một lòng thuận theo đạo lý, thuận theo chính nghĩa, chính đạo, thuận theo ước nguyện của dân, thuận theo nhân tâm mà trị dân, thì dĩ nhiên dân sẽ qui thuận, sẽ một dạ trung thành với vua, với chính quyền. Sự khắng khít, gắn bó ấy, dẫu chư thần cũng phải cảm động, như vậy lo chi giang sơn không bền vững. Đó là phương pháp lập nghiệp của Thái Vương xưa ở đất Kỳ Sơn vậy.

ÁP DỤNG QUẺ TÙY VÀO THỜI ĐẠI

Muốn cho cuộc đời ta thêm ý nghĩa, ta phải phác họa đạị khái cho ta những chiều hướng, những bước đường của ta sẽ đi, những giai đoạn mà ta muốn vượt, những công trình mà ta muốn làm từ đầu, đến cuối cuộc đời. Được như vậy, ta sẽ sống một cuộc đời thoải mái, sung sướng, và

cuộc đời chúng ta sẽ là một mùa Xuân bất diệt, và thời gian sẽ trở nên có ý nghĩa với ta. Ta không còn phải than thở như Lamartine trong bài thơ Le Lac của ông ta:

Phiêu dạt mãi tới bến bờ xa lắc,

Trong đêm tăm, trôi dạt biết về đâu.

Lênh đênh sống trên trùng dương thời khắc,

Chẳng buông neo dừng lại được ngày sao?

Nếu ta hãy còn trong tuổi vị thành niên, chỉ còn ít tháng nữa là học hết bậc trung học, ta phải phác họa một tương lai cho ta.:

- Nếu dựng sự nghiệp bằng con đường học vấn: Ta phải chọn nghề nào mà năng khiếu ta thích hợp, dân chúng đang cần, và quan trọng nhất là ta có đủ thông minh, kiên nhẫn để theo đuổi nó tới khi đạt được tới mục đích hay không?. Đó là ta phải tùy theo ngoại cảnh và hoàn cảnh của ta vậy.

- Dựng sự nghiệp bằng con đường thương mại: Ta phải biết tự kiểm xem ta có phải là người thành tín, xã giao giỏi, có độ lượng, và nhất là phải có năng khiếu về thương mại không? Nếu có, thì ta chỉ cần biết Tùy thời xuất nhập, thì ta đã có thể thành công được rồi.

Bất kỳ làm chuyện gì đều phải dựa vào chữ Tùy, người biết hành động theo chữ Tùy, sẽ biết tiến, thoái, và như vậy trên bước đường đời sẽ dễ dàng giải quyết những chuyện khó khăn mà ta gặp phải hơn.

Ngày nay, chữ Tùy quả là rất cần thiết, và rất hữu dụng cho chúng ta, những người dân sống nơi đất lạ, quê người. Ta phải tùy theo hoàn cảnh, trình độ hiểu biết, tài năng của mình mà tìm công ăn, việc làm, như vậy sẽ dễ dàng cho ta hơn. Điều quan trọng là ta phải luôn luôn kiên nhẫn và tự tin, đừng bao giờ nản lòng trước một hoàn cảnh khó khăn nào, thì trước sau gì ta cũng sẽ được toại lòng.


» Dịch Kinh Đại Toàn | Lời Nói Đầu | Dịch Kinh Giản Lược |

Quẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30


18. 山 風 蠱 Sơn Phong CỔ

Cổ Tự Quái

Dĩ hỷ tùy nhân giả tất hữu sự.

Cố thụ chi dĩ Cổ.

Cổ giả sự dã.

Cổ Tự Quái

...Vui theo người, ắt có nhiều sự sinh,

Cho nên quẻ Cổ tiếp thành,

Cổ là công chuyện thi hành trước sau.

Cổ là thối nát. Chữ Cổ gồm chữ Mãnh là đĩa, trên có 3 chữ Trùng là sâu, gợi lên ý nghĩa, thức ăn để lâu đã bị hư hại, dòi bọ.

-Cổ có nghĩa là lầm lạc, quẻ Cổ trên có quẻ Cấn là con trai nhỏ, dưới có quẻ Tốn là con gái lớn: con gái lớn dùng nữ sắc làm mê hoặc người con trai nhỏ.

-Cổ là đình đốn, hoại loạn. Quẻ Cổ, trên là Cấn là đình chỉ, đình đốn, dưới là Tốn= Nhu thuận. Trên ù lì, đình đốn, dưới nhắm mắt thuận theo, sẽ sinh ra hoại loạn

Hơn nữa, ở nơi quẻ Cổ, Âm Dương bất tương giao, tôn ti bất tương tiếp. Quẻ Cấn là Dương ở trên quẻ Đoài là Âm, nên Âm Dương bất giao; ở nơi quẻ Cấn và quẻ Đoài, hào Dương ở trên, hào Âm ở dưới, thế lại là Âm Dương bất giao, nên sinh cổ hoại.

Tự Quái nói vui theo người sẽ có chuyện. Mới hay, mỗi khi ta để cho người lôi kéo ta, mê hoặc ta mà không chịu suy nghĩ, không chịu tự lo, tự liệu cho mình, âu sẽ có lắm chuyện lôi thôi

I. Thoán.

Thoán Từ.

蠱:元 亨,利 涉 大 川。 先 甲 三 日,后 甲 三 日。

Cổ. Nguyên hanh. Lợi thiệp đại xuyên.

Tiên Giáp tam nhật. Hậu Giáp tam nhật.

Dịch.

Cổ đổ nát, nay ta dựng lại,

Thế mới hay, mới lợi làm sao,

Qua sông, nào quản chi nào?

Ba ngày trước Giáp, lại sau ba ngày.

Thoán Truyện. Thoán viết.

彖 曰. 蠱,剛 上 而 柔 下,巽 而 止,蠱。 蠱,元 亨,而 天 下 治 也。利 涉 大 川,往 有 事 也。 先 甲 三 日,后 甲 三 日,終 則 有 始,天 行 也。

Cổ. Cương thượng nhi Nhu hạ. Tốn nhi chỉ. Cổ. Cổ nguyên hanh. Nhi thiên hạ trị dã. Lợi thiệp đại xuyên. Vãng hữu sự dã. Tiên Giáp tam nhật. Hậu Giáp tam nhật. Chung tắc hữu thủy. Thiên hành dã.

Dịch. Thoán rằng:

Cổ, cứng trên mà mềm ở dưới,

Dưới vâng theo, trên lại ù lì.

Cơ đồ đổ nát, còn chi.

Nay gây dựng lại, còn gì hay hơn.

Rồi lại thấy giang sơn bình trị,

Dẫu vượt sông, quyết chí ra tay,

Ra công sau trước ba ngày,

Trước lo, sau liệu cho hay, mới hào.

Đầu với cuối, việc nào chẳng có,

Rõ luật trời, đâu khó thành công.

Cổ cũng có nghĩa là gây dựng lại đổ nát, người xưa gọi thế là Trì cổ. Cho nên, khi gặp hoại loạn phải ra tay chấn chỉnh cơ đồ, phải sửa sang lại mọi chếch mác, dở dang, chấn hưng lại mọi câu chuyện đình đốn, như vậy sẽ đi đến hanh thông. Muốn ra tay sang sửa mối giường, phải biết lướt thắng gian truân, xông pha nguy hiểm. Hơn nữa, phải nghiên cứu hiện tình cho kỹ lưỡng, để tìm cho ra duyên do đổ nát. Đó là ý nghĩa câu Tiên Giáp tam nhật = phải biết nhìn về quá vãng (Ba ngày trước ngày Giáp, là ngày Tân, ý nói muốn canh tân, phải thấu triệt duyên do sự hủ bạị). Đàng khác phải tìm, phải hoạch định cho rõ ràng kế hoạch chấn hưng; lại phải đinh ninh, gắn bó, lo lường để tránh mọi sơ hở. Đó là ý nghĩa câu Hậu Giáp tam nhật = phải biết nhìn về tương lai để xếp đặt kế hoạch. (Ba ngày sau Giáp tức là ngày Đinh, ý nói phải đinh ninh, cẩn trọng). Hoàn cảnh đổ nát, nhưng nếu gặp người tài đức ra tay gây dựng lại cơ đồ, thì chẳng có gì mà phải lo, thế nào cũng đi tới hanh thông.

II. Đại Tượng Truyện.

Tượng viết.

象 曰. 山 下 有 風,蠱﹔ 君 子 以 振 民 育 德。

Sơn hạ hữu phong. Cổ. Quân tử dĩ chấn dân dục đức.

Dịch.

Cổ là gió thổi ven non,

Hiền nhân cổ xúy, dân con hào hùng.

Gió thổi gặp núi, nên quẩn lại làm hại cây cối. Ở đời tính quẩn sẽ sinh đổ nát. Muốn chấn hưng cơ đồ, trước hết phải cổ súy nhân tâm, chấn hưng đạo đức. Nếu toàn dân đã thức tỉnh, đã trở nên hăng say, tha thiết, đã thực tâm muốn quật khởi xây dựng, thì làm việc gì mà chẳng nên công.

III. Hào từ & Tiểu Tượng Truyện

Sáu Hào mượn gia sự, mà nói đến sự gây dựng lại cơ đồ đã đổ nát. Khưu Kiến An cho rằng : sáu Hào đều nói đến gia sự. Hào thượng là cha, Hào ngũ là mẹ, bốn Hào dưới đều là con. Còn như lấy quốc sự mà nói, thì hào ngũ là quân vương, hào thượng là bất sự chi thần, bốn Hào dưới là dụng sự chi thần.

1. Hào Sơ lục.

初 六. 幹 父 之 蠱,有 子,考 無 咎,厲 終 吉。

象 曰: 幹 父 之 蠱,意 承 考 也。

Sơ Lục.

Cán phụ chi cổ. Hữu tử khảo. Vô cữu. Lệ. Chung cát.

Tượng viết.

Cán phụ chi cổ. Ý thừa khảo dã.

Dịch.

Ra tay dựng lại cơ đồ,

Cha làm đổ nát, con lo gây dừng.

Nhờ con, cha khỏi lỗi lầm,

Biết lo, biết liệu, cuối cùng sẽ hay.

Tượng rằng:

Cha phá hỏng, con xây dựng lại,

Thế chính là con nối chí cha.

Hào Sơ đại khái nói rằng: nếu cha làm lỗi, làm hỏng, mà con gây dựng lại cơ đồ, thế là người cha chẳng có lỗi, vì đã có con nối được chí cha.

2. Hào Cửu nhị.

九 二. 幹 母 之 蠱,不 可 貞。

象 曰: 幹 母 之 蠱,得 中 道 也。

Cửu nhị. Cán mẫu chi cổ. Bất khả trinh.

Tượng viết.

Cán mẫu chi cổ. Đắc trung đạo dã.

Dịch. Cửu nhị,

Mẹ làm nát, con gây dựng lại,

Đừng phũ phàng, vừa phải mới hay.

Hào Hai đề cập đến một quan điểm cho rằng sửa sai, nhưng cũng có khi phải mềm dẻo, khéo léo, tùy thời, tùy cơ, tùy nhân, tùy sự, mà xử trí mới hoàn toàn tốt đẹp. Ví dụ: mẹ đã làm hư cơ đồ, con cũng đừng cứng rắn quá, làm đau lòng mẹ. Chữ Bất khả trinh nơi đây, phải hiểu là đừng nên cố chấp quá, hoặc cứng rắn quá.

3. Hào Cửu tam.

九 三. 幹 父 之 蠱,小 有 晦,無 大 咎。

象 曰: 幹 父 之 蠱,終 無 咎 也。

Cửu tam. Cán phụ chi cổ. Tiểu hữu hối. Vô đại cữu.

Tượng viết.

Cán phụ chi cổ. Chung vô cữu dã.

Dịch.

Hào Cửu tam, vì cha sửa tệ,

Tránh sao điều nhỏ bé lầm sai,

Ăn năn vặt vãnh thế thôi,

Nhưng mà lỗi lớn, có đời nào đâu.

Tượng rằng: Sửa tệ cho cha,

Cuối cùng chẳng đến nỗi ra lỗi lầm.

Hào Cửu tam đề cập đến một người con gây dựng lại cơ đồ, mà người cha đã làm hư hại, hay một người muốn gây dựng lại cơ đồ, mà người đi trước đã làm hư hại. Hào Cửu tam ở đây, vì quá Cương, nên đã tỏ ra quá cứng rắn, nên đã gây ra những bất hòa, những phiền toái nhỏ. Nhưng dầu đã có một vài sự đáng tiếc nhỏ xẩy ra, đương sự cũng không bị những điều chê trách lớn. Vì thế nói: Tiểu hữu hối. Vô đại cữu.

4. Hào Lục tứ.

六 四. 裕 父 之 蠱,往 見 吝。

象 曰: 裕 父 之 蠱,往 未 得 也

Lục tứ. Dụ phụ chi cổ. Vãng kiến lận.

Tượng viết:

Dụ phụ chi cổ. Vãng vị đắc dã.

Dịch.

Sửa tệ cha, nếu mà do dự,

Thời làm gì, cũng cứ bị chê.

Tượng rằng:

Sửa tệ cha, nếu mà do dự,

Dẫu làm gì, cũng cứ dở dang.

Hào Lục tứ ám chỉ một người Nhu nhược, do dự không dám sửa những lỗi lầm của người xưa để lại; nếu cứ chần chừ, để mặc cho dòng đời trôi chẩy như vậy, sẽ chuốc lấy sự xấu (Dụ= chần chờ, do dự).

5. Hào Lục ngũ.

六 五. 幹 父 之 蠱,用 譽。

象 曰: 幹 父 之 蠱 ﹔承 以 德 也。

Lục ngũ. Cán phụ chi cổ. Dụng dự.

Tượng viết.

Cán phụ dụng dự. Thừa dĩ đức dã.

Dịch.

Lục ngũ: Nếu vì cha sửa tệ,

Biết dùng người, âu sẽ nổi danh.

Tượng rằng: Sửa tệ cho cha,

Dùng người khéo léo, gần xa khen mình,

Dùng người phụ bật cho minh,

Ta hay, người sẽ tâm thành giúp ta.

Hào Lục ngũ tuy là Âm Nhu chi tài, một mình không đủ sức sửa sai, sửa tệ của người xưa lưu lại, nhưng vì biết dùng hiền tài phụ bật (Hào Cửu nhị ), nên cũng chấn chỉnh được cơ đồ, như vậy cũng đáng khen, đáng trọng.

6. Hào Thượng Cửu.

上 九. 不 事 王 侯,高 尚 其 事。

象 曰: 不 事 王 侯,志 可 則 也。

Thượng Cửu. Bất sự vương hầu. Cao thượng kỳ sự.

Tượng viết.

Bất sự vương hầu. Chí khả tắc dã.

Dịch.

Hết còn thù phụng quân vương,

Việc làm cao thượng, dễ thường mấy ai.

Tượng rằng: Chẳng giúp quân vương,

Chí cao cả ấy, treo gương cho đời.

Ở trên đời, có những người không dấn thân vào vòng Cương toả, lợi danh, sống cao khiết bên lề trần tục, một lòng tu đạo lập thân, mong đạt tới tinh hoa nhân loại. Những bậc ẩn giả này, tuy không vương tục lụy, trần cấu đương thời, nhưng thật đã làm gương cho vạn thế.

ÁP DỤNG QUẺ CỔ VÀO THỜI ĐẠI

Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách, đó là điều mà quẻ Cổ này muốn nói. Chúng ta, những người Việt ly hương, tuy nay đời sống đã ổn định vững vàng, nhưng hỏi có mấy ai là có thể quên Quê hương, Tổ quốc ? Tôi nghĩ chẳng có ai có thể quên được, dù là những người, vừa mới lọt lòng mẹ đã ở nơi đất khách quê người này rồi, tuy lúc còn nhỏ, họ chưa có ý niệm gì về quốc gia dân tộc, nhưng khi đã trưởng thành, thì tự nhiên trong đầu óc họ sẽ có ý niệm về gốc gác của mình, và lòng yêu quê hương sẽ nẩy nở trong lòng họ, vì quê hương là đất mẹ, là cha mẹ họ. Nếu có kẻ nào quên được quê hương, thì kẻ đó thuộc về loại vong bản, ta không cần nói đến họ làm chi.

Bà mẹ đang sống cảnh khó khăn, lo lắng, bệnh hoạn, thì đứa con yêu mẹ, tuy sống xa mẹ nó, nhưng nó có yên tâm được không? Chắc chắn là không rồi.

Vậy chúng ta, những người dân của một nước, mà nước đó hiện nay đang vùng vẫy để ra khỏi những gì gọi là hủ hóa, tệ đoan của xã hội, để vươn lên cho kịp đà tiến hoá của nhân loaị. Chúng ta hãy gạt bỏ những gì gọi là thành kiến, là thù oán cá nhân, hãy thành khẩn bắt tay với chính quyền trong nước, hãy mang những ý kiến xây dựng của mình, những tài năng của mình- nếu có- để chung lo vá lại mảnh dư đồ đã rách.

Đọc tới đây, chắc nhiều vị đã nghĩ rằng tôi đã nói chuyện viển vông, nói chung lo, nhưng chung lo bằng cách nào? Chưa ngồi gần đã vạch lỗi nhau, để bôi nhọ nhau, để chửi bới nhau, như vậy hỏi sao mà hợp tác được với nhau?

Nhưng theo tôi, mọi sự trên đời không có gì là khó đến nỗi không giải quyết nổi, những khó khăn như những nút thắt, nếu ta từ từ gỡ, thì chặt cách mấy cũng gỡ được.

Chúng ta đừng quá bi quan, cũng đừng quá tự phụ, hãy xét mình trước, rồi hãy bắt lỗi người sau. Nếu chúng ta có lòng thành khẩn muốn góp ý kiến, góp tài năng, góp tâm tư một cách vô vị lợi, một cách xây dựng, chúng ta cứ thành khẩn trình bầy ý kiến của chúng ta, sau khi đã suy nghĩ kỹ càng đó là những ý kiến đứng đắn, vô tư, những ý kiến xây dựng, nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, dân tộc, mà người góp ý kiến này, chỉ vì lòng yêu nước chứ không cầu mong công danh, lợi lộc gì hết. Nhưng muốn đi tới giai đoạn trên, trước hết chúng ta phải có khối óc vô tư, không tư vị bên nào, để lối nhìn của mình không bị lệch lạc, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thành công. Và đây là bài thơ, lấy ý của Hào Thượng Cửu quẻ Cổ này, nói lên kết quả đời sống của người có lòng yêu quê hương một cách thành khẩn, vô vị lợi trên.

Chẳng cần thù phụng đấng quân vương,

Vượt trổi chúng nhân, sống phi thường,

Đời sống thanh cao, tâm linh sảng,

Lưu lại muôn đời, một tấm gương.

Còn chính quyền nơi đất mẹ, muốn chấn chỉnh lại cơ đồ, trước hết phải cổ súy nhân tâm, chấn hưng đạo đức, thu nạp nhân tài, nghiên cứu và ứng dụng những ý kiến hay, hai bên kết hợp thật lòng với nhau, làm sao không đi tới đích được. Ta mượn bài thơ sau để vẽ lên sự thành công đó:

Ra tay gây dựng lại cơ đồ.

Khéo dụng nhân tài mới khỏi hư.

Nếu biết dụng người, sang sửa tệ,

Rồi ra tăm tiếng sẽ lan xa.

19. 地 澤 臨 ĐỊA TRẠCH LÂM

Lâm Tự Quái

Cổ giả sự dã.

Hữu sự nhi hậu khả đại.

Cố thụ chi dĩ Lâm.

Lâm giả đại dã.

Lâm Tự Quái

Cổ là công chuyện thi hành trước sau,

Công nhiều, sau sẽ lớn cao.

Cho nên quẻ nối tiếp vào là Lâm.

Lâm là cao đại vượt tầm.

Quẻ Lâm có 2 Hào Dương ở dưới, bốn Hào Âm ở trên, nói lên cái thế đương lên của Dương khí, cũng như của người quân tử. Vì thế Lâm báo trước một thời kỳ thịnh đạt.

Lâm trên là Khôn = Đất, dưới là Đoài = Hồ. Bờ hồ và hồ nước tiếp cận mật thiết với nhau. Cho nên quẻ Lâm mượn tượng này mà đề cập đến sự thân yêu, thành khẩn tiếp súc với dân của những người cầm quyền.

Lâm dưới có quẻ Đoài là hòa duyệt, trên có Khôn là Nhu thuận, ý nói người quân tử lúc gặp thời thế hãy hòa duyệt mà tiến lên, đừng có kiêu sa, hung bạo. Làm sao cho vạn dân phục tùng mình mới hay.

Lâm có 2 Hào Dương ở dưới, 4 Hào Âm ở trên, nói lên quan điểm rằng tuy mình mạnh thế, nhưng phải luôn theo chính lý, chính nghĩa mà tác tạo cho dân, phải luôn luôn cảm thông với dân, mới được dân thương, dân phục.

Lâm là cách đối xử của người trên đối với người dưới. Phàm người trên khi tiếp xúc với dân phải uy nghi, trang kính, phải thành khẩn, cẩn trọng.

I. Thoán.

Thoán Từ.

元,亨,利,貞。 至 于 八 月 有 凶。

Lâm. Nguyên hanh lợi trinh. Chí vu bát nguyệt hữu hung.

Dịch.

Lâm là tiến bước dần dà.

Thật là cao đại, thật là hanh thông.

Lợi vì minh chính, một lòng.

Tới hồi tháng tám, họa hung có ngày.

Thoán Truyện.

彖 曰 : 臨,剛 浸 而 長。 說 而 順,剛 中 而 應,大 亨 以 正,

天 之 道 也。至 于 八 月 有 凶,消 不 久 也。

Thoán viết.

Lâm. Cương tẩm nhi trưởng. Duyệt nhi thuận. Cương trung nhi ứng. Đại hanh dĩ chính. Thiên chi đạo dã. Chí vu bát nguyệt hữu hung. Tiêu bất cửu dã.

Dịch.

Lâm là tiến bước dần dà,

Cương cường, hùng dũng, được đà triển dương.

Vui hòa, thuận thảo, mọi đường,

Kiên trinh, chính đáng, huy quang với đời,

Chính minh, cao đại, rạng ngời,

Chính minh, cao đại, ắt rồi hanh thông.

Cứ theo đường cũ ruổi rong,

Trời kia âu cũng một giòng thế thôi.

Họa hung tháng tám trông vời.

Sớm chầy cũng sẽ gặp hồi suy vi.

Thoán Từ, Thoán Truyện đại khái nói rằng: Gặp thời Dương thịnh, gặp thời quân tử đương lên, là một điều đáng mừng cho nhân loại, có thể mở một kỷ nguyên thái thịnh, an bình (Nguyên hanh). Nhưng người quân tử đừng thấy mình đắc thế mà quên đi mất chính nghĩa. Phải luôn luôn xử sự theo đường minh chính, mới hay, mới lợi. (Lợi trinh). Cai trị sao, mình được thư thái, hòa duyệt, mà dân thì thuận phục (Duyệt nhi thuận). Đừng có ỷ vào sức mạnh, mà phải luôn cảm thông với người (Cương trung nhi ứng). Gặp thời cơ thái thịnh, hanh thông, mà mình vẫn giữ được chính nghĩa (Đại hanh dĩ chính), mới là đi đúng đường lối của Trời Đất (Thiên chi đạo dã). Vả nay mình thịnh, nên nghĩ tới một ngày kia mình suy. Nay mình còn tại chức, nên nghĩ tới một ngày kia mình phải lui chân. Mà cái ngày ấy chẳng có xa, như quẻ Lâm sau 8 tháng lại đến quẻ Bĩ vậy (Chí vu bát nguyệt hữu hung. Tiêu bất cửu dã ). Có nghĩ được như vậy, mới tiếp nhân sử kỷ cho trọn vẹn được.

II. Đại Tượng Truyện.

象 曰: 澤 上 有 地,臨 ﹔ 君 子 以 教 思 無 窮,容 保 民 無 疆。

Tượng viết.

Trạch thượng hữu địa. Lâm. Quân tử dĩ giáo tư vô cùng.

Dung bảo dân vô Cương.

Dịch.

Hồ trên có đất là Lâm,

Hiền nhân giáo dưỡng chúng nhân chẳng rời.

Hồ với đất ven hồ luôn tiếp cận mật thiết với nhau. Đó là bài học dạy người quân tử khi đến với dân, cũng phải thân cận với dân như vậy. Đó là phải lo dạy dỗ dân mãi mãi, và phải lo bao bọc che chở cho dân để họ được có một đời sống sung túc, an lạc. Như vậy mới là trị dân.

III. Hào từ & Tiểu Tượng Truyện

1. Hào Sơ Cửu.

初 九 : 咸 臨,貞 吉。

象 曰: 咸 臨 貞 吉,志 行 正 也。

Sơ Cửu. Hàm Lâm. Trinh cát.

Tượng viết.

Hàm Lâm trinh cát. Chí hành chính dã.

Dịch.

Cùng nhau chung sức giúp đời,

Mở mang chính nghĩa, hay thời đã hay.

Tượng rằng:

Hay vì chung sức giúp đời,

Mở mang chính nghĩa, chẳng lơi tấc lòng.

Hào Sơ dạy rằng: khi người quân tử gặp thời cơ thuận tiện, hãy kéo nhau ra giúp đời. Nhưng phải theo đúng nghĩa công chính, mới hay, mới tốt. Cho nên chí hướng lúc nào cũng phải gửi gấp theo nhẽ công chính.

2. Hào Cửu nhị.

九 二: 咸 臨,吉 無 不 利。

象 曰: 咸 臨,吉 無 不 利 ﹔ 未 順 命 也。

Cửu nhị. Hàm Lâm. Cát. Vô bất lợi.

Tượng viết:

Hàm Lâm cát vô bất lợi. Vị thuận mệnh dã.

Dịch.

Cửu nhị: Cùng nhau chung sức giúp đời,

Xét về lợi ích, thì thôi vẹn toàn.

Tượng rằng:

Cùng nhau chung sức giúp đời,

Làm nên ích lợi, chúa tôi hiệp hòa.

Hào hai dạy thêm: Khi gặp thời cơ thuận tiện, quân tử hãy hợp lực với nhau, đoàn kết với nhau, mà giúp đời. Nếu được như vậy, làm gì cũng hay, cũng lợi ( Hàm Lâm cát vô bất lợi). Hơn nữa, dẫu gặp thời cơ thuận tiện, đừng bao giờ quên nỗ lực, cố gắng, đừng có ỷ lại nguyên vào Thời Trời, Mệnh Trời (Vị thuận mệnh dã).

3. Hào Lục tam.

六 三. 甘 臨,無 攸 利。 既 憂 之,無 咎。

象 曰: 甘 臨,位 不 當 也。 既 憂 之,咎 不 長 也。

Lục tam. Cam Lâm. Vô du lợi. Ký ưu chi. Vô cữu.

Tượng viết.

Cam Lâm. Vị bất đáng dã. Ký ưu chi. Cữu bất trưởng dã.

Dịch.

Lục tam vồn vã, ngọt ngào.

Mà không tài đức, thời nào ích chi?

Thà lo tu tỉnh hành vi,

Nếu làm được vậy, có gì lỗi đâu.

Tượng rằng: Vồn vã, ngọt ngào,

Vị ngôi không đáng, thời nào ích chi.

Thà lo tu tỉnh hành vi,

Lỗi lầm như vậy, nhẽ gì bền lâu?

Hào ba là Hào Lục tam bất trung, bất chính, ám chỉ một kẻ tiểu nhân ở địa vị cao, nhưng không có tài đức, chỉ ngọt ngào, ve vãn lấy lòng người. Nhưng sự ngọt ngào ấy là thứ ngọt ngào giả tạo, đáng sợ, đó là Tiếu lý tàng đao = Trong cái cười có dấu con dao bén. Tiểu nhân dẫu sao cũng không thể chinh phục quân tử bằng sự ngọt ngào giả tạo ấy được. Nếu họ biết rằng tài đức của họ chưa xứng kỳ vị (Vị bất đáng dã), mà biết lo cải hóa, biết lo trau dồi tài đức, thì cái lỗi lầm của họ, một ngày nào đó có thể xóa bỏ được.

4. Hào Lục tứ.

六 四 : 至 臨,無 咎。

象 曰: 至 臨 無 咎,位 當 也。

Lục tứ. Chí Lâm. Vô cữu.

Tượng viết:

Chí Lâm vô cữu. Vị đáng dã.

Dịch. Lục tứ:

Hết lòng cộng tác với người hay,

Nếu mình thành khẩn, lỗi chi đây.

Tượng rằng:

Ưa làm việc với người hay,

Vì mình xứng đáng với ngôi vị mình.

Hào Bốn cũng là Hào Âm, nhưng đắc vị, lại ứng với Sơ Cửu là người có tài. Hai bên nếu biết giao thiệp với nhau cho chí tình, chí thiết, thì cũng có thể cùng nhau giúp đời, vì thế mới gọi là (Chí Lâm vô cữu).

5. Hào Lục ngũ.

六 五 : 知 臨,大 君 之 宜,吉。

象 曰: 大 君 之 宜,行 中 之 謂 也。

Lục ngũ. Tri Lâm. Đại quân chi nghi. Cát.

Tượng viết:

Đại quân chi nghi. Hành trung chi vị dã.

Dịch.

Khôn ngoan, khéo dụng nhân tài,

Đó là hay, khéo của người minh quân.

Tượng rằng:

Minh quân xử sự êm xuôi,

Đó là làm đúng phận người quân vương.

Hào năm đề cập đến cách trị dân của một đấng quân vương. Thiên hạ thì bao la, nên vua không thể nào ôm đồm, không thể nào thấu suốt được mọi công việc. Vì vậy bổn phận nhà vua là phải tìm cho ra hiền tài phụ bật, rồi sau đó phải ủy thác cho họ công cuộc trị dân. Như vậy mới là người minh trí. Cho nên nói Tri Lâm. Bất kỳ vị vua danh tiếng nào cũng phải làm như vậy (Đại quân chi nghi).

6. Hào Thượng Lục.

上 六 : 敦 臨,吉 無 咎。

象 曰: 敦 臨 之 吉,志 在 內 也。

Thượng Lục. Đôn Lâm. Cát. Vô cữu.

Tượng viết:

Đôn Lâm chi cát. Chí tại nội dã.

Dịch. Thượng Lục:

Một lòng nâng đỡ hiền tài,

Là hay, là tốt, ai người kêu ca.

Tượng rằng:

Hiền tài nâng đỡ mới hay,

Ấy vì quí chuộng người tài, chẳng quên.

Hào Sáu, tiếp tục chủ trương: Khi ở ngôi cao trị dân, mà không dồi dào tài đức, thì lại càng phải thành khẩn mà tiếp đãi các bậc hiền tài. Hoặc là đã trị dân, thời trước cũng như sau, phải một lòng thành khẩn vì dân, vì nước mới là hay.

ÁP DỤNG QUẺ LÂM VÀO THỜI ĐẠI

Ngày nay, dần dà thế giới đi vào chế độ dân chủ, mà điển hình là chế độ Tổng thống & Lưỡng viện. Tổng Thống có quyền chọn lựa một vị Phó Tổng Thống để điều hành việc nước chung với mình. Còn Lưỡng Viện là Thượng nghị viện & Hạ nghị viện, đều không thuộc quyền Tổng Thống. Thượng, Hạ 2 viện là cơ quan Lập pháp, còn Tổng Thống là cơ quan hành pháp

Xưa, nếu người dân bị nghi là có tội, là bị giam giữ, tù tội, có khi còn bị chém đầu, tịch thu tài sản, nếu nặng còn có thể bị chu di 3 họ. Ngày nay, bất cứ tội gì cũng phải có bằng chứng thì mới có thể bắt bớ, giam giữ người ta được.

Xưa, bất cứ có công chuyện gì mà đến chính quyền là phải hối lộ, đút lót. Nay, người làm công chức phải có lễ độ, nếu người trong chính quyền làm bậy, hoặc hống hách, đã có cơ quan ngôn luận là báo chí lên tiếng tố cáo công khai, hơn nữa công danh của họ là do dân bầu lên, do đó họ đâu dám đè đầu cưỡi cổ dân công khai, hoặc quá đáng.

Tóm lại cách cai trị dân của thời nay, làm cho dân cảm thấy mình sống được tự do thoải mái hơn xưa nhiều, thêm vào đấy, sự tiến triển của Khoa Học càng ngày càng cao, khiến con người nói chung, dân chúng nói riêng, cảm thấy đời sống bớt nặng nề, nhọc nhằn, cơ cực. Ứớc mong Đạo Đức cũng tiến, thì chúng ta sẽ sống trong hoan lạc thật sự vậy. Và như vậy là đúng theo ý muốn của quẻ Lâm.


» Dịch Kinh Đại Toàn | Lời Nói Đầu | Dịch Kinh Giản Lược |

Quẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30


No comments: