Tác phẩm Trung Dung Tân Khảo của Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ có hai quyển; Quyển thứ nhất là TRUNG DUNG KHẢO LUẬN và quyển thứ hai là TRUNG DUNG BÌNH DỊCH. Nay chúng tôi chỉ sao lục quyển thứ hai. Quý vị cần quyển thứ nhất, xin đọc Trung Dung Tân Khảo ở nhantu.net
» Mục lục » Tựa của Chu Hi » Chương: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
Tựa của Chu Hi
中 庸 ☸ 朱 熹 章 句
子 程 子 曰: 不 偏 之 謂 中; 不 易 之 謂 庸; 中 者 天 下 之 正 道, 庸 者 天 下 之 定 理. 此 篇 乃 孔 門 傳 授 心 法 ,子 思 恐 其 久 而 差 也, 故 筆 之 於 書, 以 授 孟 子: 其 書 始 言 一 理, 中 散 為 萬 事, 末 復 合 為 一 理, 放 之 則 彌 六 合, 卷 之 則 退 藏 於 密,其 味 無 窮, 皆 實 學 也. 善 讀 者, 玩 索 而 有 得 焉, 則 終 身 用 之, 有 不 能 盡 者 矣.
PHIÊN ÂM
TRUNG DUNG - CHU HI CHƯƠNG CÚ
CHÚ THÍCH - Trung 中 = giữa, tâm điểm (xem bài Trung đồ phần phụ lục). - Dung 庸 = không thay đổi, vĩnh viễn trường cửu. - Chu Hi chương cú 朱 熹 章 句 = Chu Hi phân ra từng chương từng câu. - Di 彌 = đầy rẫy. - Lục hợp 六 合 = sáu phía, chỉ cả vũ trụ (trời, đất, đông, tây, nam, bắc). - Sách 索 = tìm tòi. - Tử 索 = tôn hiệu. - Trình Tử 程 子 (Trình Di, Trình Y Xuyên, 1033- 1107)
TRUNG DUNG - TỰA CỦA CHU HI Trình Tử nói: Trung ấy là không nghiêng không ngửa, Dung ấy là muôn thủa y nguyên.[1] Trung là đạo chính mọi miền, Dung kia là lý hiển nhiên mọi đời. Tâm pháp này truyền nơi cửa Khổng, Ông Tử Tư sợ chóng sai ngoa. Bút thần tay thảo thiên hoa, Muôn vàn truyền lại Mạnh Kha sách này. Sách mới thoạt trình bày một lẽ, Sau dần dần mới tỏa thành muôn Cuối cùng thu lại một nguồn. Tung ra, tản mạn khắp muôn phương trời, Thu cuốn lại, dấu nơi ẩn áo, Hay sao hay kỳ ảo khôn cùng. Đó là thực học chính tông, Ai say tìm hiểu sẽ thông ý mầu. Thông ý mầu rồi sau ứng dụng, Dùng cả đời cũng chẳng hề vơi.
[2] BÌNH LUẬN Chu Hi mượn lời Trình Tử để đề tựa Trung Dung. Ông xưng Trình Tử là Thầy, tuy Trình Tử đã mất trước ông 100 năm, vì ông thụ giáo với Lý Đồng 李 侗 từ 1158 đến 1163, mà Lý Đồng là học trò La Tòng Ngạn 羅 從 彥 . La Tòng Ngạn học Dương Thì 楊 時. Dương Thì là môn đệ Nhị Trình.[3] Ông chủ trương như Trình Tử rằng Trung Dung là chính đạo bao quát những định luật bất biến trong thiên hạ. Trình Tử cho rằng sách đã viết theo luật Dịch từ nhất tán vạn, từ vạn quy nhất.
Nói cách khác, sách khởi đầu bằng thiên mệnh, bằng bản tính con người, bằng những định luật đã ghi tạc trong thâm tâm con người, để suy ra tam đức, ngũ luân, định luật hiệt củ (loi de réciprocité), cửu kinh, bao quát tất cả mọi đường lối tu tề trị bình. Tiếp theo, lại từ cái ngọn chính trị, suy ngược trở về cái gốc tu thân, và vạch ra những nguyên tắc học hỏi, tu trì, để có thể trở nên chí thành, chí thiện, phối hợp với Thượng Đế. Như vậy, sách thực cao siêu vậy.
Danh ngôn đối chiếu:
[1] - Rends droit ton cœur et sois constant. (L’Ecclésiastque, 2.2)
- Orderly and consistent conduct is the essential feature of the good life. (A source book in Indian Philosophy, p.27)
[2] - Avec elle me sont venus à la fois tous les biens, et des richesses innombrables sont dans ses mains. (Livre de la Sagesse, 7,11)
- Car elle est pour les hommes un trésor inépuisable. (Livre de la Sagesse, 7,14)
- Lòng của Trời siêu vi huyền ảo,
Lòng con người điên đảo ngả nghiêng.
Tinh ròng chuyên nhất ngày đêm,
Ra công, ra sức giữ nguyên lòng Trời.
Kinh Thư: Nhân tâm duy nguy. Đạo tâm duy vi. Duy tinh duy nhất. Doãn chấp quyết trung.
人 心 惟 危. 道 心 惟 微. 惟 精 惟 一. 允 執 厥 中.
[3] Phùng Hữu Lan, Trung Quốc triết học sử, p.895.
» Mục lục » Tựa của Chu Hi » Chương: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
Chương 1
THIÊN ĐẠO TẠI NHÂN TÂM
第 一 章
天 命 之 謂 性. 率 性 之 謂 道, 修 道 之 謂 教. 道 也 者 不 可 須 臾 離 也. 是 故 君 子 戒 慎 乎 其 所 不 睹, 恐 懼 乎 其 所 不 聞. 莫 見 乎 隱, 莫 顯 乎 微. 故 君 子 慎 其 獨 也. 喜 怒 哀 樂 之 未 發 謂 之 中, 發 而 皆 中 節 謂 之 和. 中 也 者 ,天 下 之 大 本 也. 和 也 者, 天 下 之 達 道 也. 致 中 和, 天 地 位 焉, 萬 物 育 焉.
CHÚ THÍCH - Tính 性 = (1) Thiên tính 天 性 , (2) Thiên lý 天 理 , (3) Thiên mệnh 天 命 , (4) Thiên đạo 天 道 . - Nhân chi tính, tức thiên tính, diệc tức tự nhiên chi lý; như vi phản tự nhiên chi lý, vi hồ nhân đạo, phản hồ nhân tính, kỳ nhân tất bại, kỳ quốc tất vong. 人 之 性, 即 天 性, 亦 即 自 然 之 理; 如 違 反 自 然 之 理, 違 乎 人 道, 反 乎 人 性, 其 人 必 敗, 其 國 必 亡 . (Trung Dung kim thích, tr.5) - Thiên tính, thiên mệnh dữ thiên đạo, bản nhất quán đích. 天 性, 天 命, 與 天 道, 本 一 貫 的. (Trung Dung kim thích, tr.5) - Tính 性 = (1) Trung 衷 (Kinh Thư, Thang cáo), (2) Di 彝 (Kinh Thi, chưng dân), (3) Minh đức 明 德 (Đại học), (4) Thành 誠 = Hoàn thiện. - Suất 率 = Thuận ứng 順 應 = theo. - Suất tính 率 性 = thuận ứng thiên lý 順 應 天 理 = thuận theo lẽ trời. (Trung Dung kim thích, tr.4) - Tu du 須 臾 = giây phút
1. Chu Tử viết: Hỉ nộ ai lạc, tình dã. Kỳ vị phát tắc tính dã. Vô sở thiên ỷ, cố vị chi trung. Phát giai trung tiết, tình chi chính dã, vô sở quai lệ, cố vị chi hòa. Đại bản giả: Thiên mệnh chi vị tính. Thiên hạ chi lý, giai do thử xuất, đạo chi thể dã. Đạt đạo giả tuần tính chi vị. Thiên hạ cổ kim chi sở cộng do. Đạo chi dụng dã.[1] 朱 子 曰: 喜 怒 哀 樂, 情 也. 其 未 發 則 性 也. 無 所 偏 倚 故 謂 之 中. 發 皆 中 節, 情 之 正 也, 無 所 乖 戾, 故 謂 之 和. 大 本 者: 天 命 之 謂 性. 天 下 之 理, 皆 由 此 出, 道 之 體 也.達 道 者 循 性 之 謂. 天 下 古 今 之 所 共 由. 道 之 用 也. (Chu Hi nói: mừng, vui, buồn, giận là tình. Khi chưa phát động là tính; tính không nghiêng lệch, chếch mác, nên gọi là Trung. Phát ra trúng tiết, tức là tình cảm chân chính: tình cảm không có chi ngang trái, nên gọi là Hòa. Căn bản chung tức là thiên mệnh là Tính. Nó phát sinh công lý thiên hạ và là cốt đạo. Đạt đạo là theo đúng tính Trời. Cổ kim đều theo đường ấy.)
2. Tử Tư đem vũ trụ quan làm khuôn mẫu cho nhân sinh quan. Trời đất vận hành ‘trúng, tiết’, điều hòa, con người cũng phải theo đường đạo lý, để mọi hành vi hợp với công lý, lý tưởng.[2]
3. Khang Hi ngự án viết: «Chu Tử gọi Vô cực là Thái cực nghĩa là lấy cái bản thể của Âm Dương mà nói. Trung Dung gọi là Thiên mệnh, là Tính. Thiệu Tử gọi là Vô cực, lấy khu nũu của sự động tĩnh mà nói. Trung Dung gọi là ‘cái ở trong tâm chưa phát ra’.
[3] Tóm lại Trung là Thái cực là nguyên lý, Hòa là Thái cực, là cùng đích. Thái cực, từ trung tâm phát huy ra, tiết tấu theo đúng chiều âm dương, rồi lại trở vào thế Trung hòa nguyên thủy. Sách Kim Bích cổ văn gọi Trung điểm là ‘Trung cung thổ đức nãi mậu kỷ chí hòa chi khí’. (Lời bàn của dịch giả) - Phát 發 = hiển dương; Vị phát 未 發 = Chưa hiển dương; Phát 發 = (dĩ phát 已 發 ) = đã hiển dương. a. Theo Tống Nho: Vị phát 未 發 = nguyên lý chưa hiển dương (l’état du principe avant qu’il agisse); Phát 發 (dĩ phát 已 發 ) = Nguyên lý hoạt động (l’état du principe dans ses actions) b. Theo Vương Dương Minh: Vị phát 未 發 = Nguyên lý (lương tri) (le Principe considéré en lui-même); Phát 發 (dĩ phát 已 發 ) = Nguyên lý hoạt động (le principe en tant qu’agissant) cf. Wang Tch’ang Tche, La philosophie morale de Wang Yang Ming, p.211. DỊCH CHƯƠNG 1 Nhận được chân bản tính mình, kính sợ Trời tiềm ẩn đáy lòng mình là theo thiên đạo, Là tiến tới thế Trung hòa muôn thủa. Bản tính cũng chính là thiên mệnh,[4] Đạo là noi theo tính bản nhiên.
[5] Giáo là cách giữ đạo nên, Đạo trời giây phút vẫn liền với ta.[6] Rời ta được đâu là đạo nữa. Thế cho nên quân tử giữ gìn,[7] E dè cái mắt không nhìn. Tai nghe không nổi cho nên hãi hùng. Càng ẩn áo lại càng hiện rõ, Càng siêu vi càng tỏ sáng nhiều.[8] Nên dù chiếc bóng tịch liêu, Đã là quân tử chẳng xiêu lòng vàng.[9] Khi chưa phát vui thương mừng giận, Gọi là Trung vì chẳng ngả nghiêng. Phát ra đúng tiết, hợp duyên, Ấy là hòa tấu ấm êm nhạc trời.[10] Trung ấy chính là muôn đời căn bản, Hòa kia là đạo quán thiên thu. Ước gì đạt thế trung hòa. Ấm êm trời đất, nhởn nhơ muôn loài.
BÌNH LUẬN Chương này là chương quan trọng nhất và toát lược đại ý toàn sách. ta cần bàn giải cho kỹ càng. A. Thiên mệnh chi vị tính
I. Chữ Mệnh Chữ Thiên mệnh có nhiều cách bình giải: a. Thiên mệnh là thiên tính Nhiều triết gia chủ trương thiên mệnh là thiên tính. Bắc Khê Trần Thị nói: «Tính và mệnh không phải là hai, ở nơi Trời thì gọi là mệnh, ở nơi người thì gọi là tính.» Lại nói: «Tính mệnh chỉ là một đạo lý mà thôi.» [11] Trung Dung Hoặc Vấn viết: «Ở nơi người, nơi Trời tuy có phân thành tính mệnh, nhưng mà vẫn là một nguyên lý.» [12] Trương Tử nói: «Cái mà trời cho người thì gọi là mệnh; cái mà người nhận được nơi Trời thì gọi là tính.» [13] Ngô Thảo Lư viết: «Tính hay mệnh hay Thái Cực cũng là một.» [14] Quan niệm này là nền tảng cho những học thuyết chủ trương con người thông phần bản tính Trời.
[15] Quan niệm này giúp ta hiểu được những đại học thuyết ở Á Châu về tương quan giữa Trời người như: - Thiên nhân tương dữ - Thiên nhân nhất quán - Thiên nhân hợp phát - Thánh nhân phối thiên, v.v. b. Thiên mệnh là mệnh lệnh của Trời Chu Hi giải thích Thiên mệnh là mệnh lệnh của Trời.[16] Theo quan điểm này, câu ‘Thiên mệnh chi vị tính’ phải hiểu là: ‘Cái mà Trời truyền ta phải thực hiện là tính.’ Nhưng Tính ở đây dĩ nhiên không phải là tính tình thông thường, mà là Thiên Tính hàm cụ vạn lý, hoàn thiện tuyệt hảo. Thế tức là Trời truyền ta phải phải thực hiện được tính Trời, thể hiện tuyệt đối. Quan niệm này này tương đương như quan niệm của các nhà huyền học Ấn Độ, vì các ngài cũng chủ trương Tat tvam Asi (Con là cái đó = Con là tuyệt đối thể).
c. Thiên mệnh là định mệnh con người Theo quan điểm này, Trời đã giành cho con người một định mệnh cao sang là thực hiện Thiện tính, tiến tới tuyệt đối. Quan điểm này làm ta liên tưởng đến Kant, vì Kant cũng chủ trương: Định mệnh con người là khao khát vươn lên cho tới tuyệt đối.[17] Kant còn cho rằng trong con người có một nguyên lý thúc đẩy con người vươn lên cho tới một trạng thái cao siêu hơn, khác hẳn hiện trạng về phẩm, và nhờ vậy, con người mới thực hiện được định mệnh thực sự của mình.
[18] Kant gọi nguyên lý ấy bằng nhiều danh hiệu, như là: siêu hình, hoàn thiện, toàn thể, toàn bích, tự thể, chân ý, thánh mệnh (thiên mệnh), v.v.[19] II. Chữ Tính Chữ Tính trong Trung Dung phải hiểu là Thiên Tính, hàm cụ vạn lý,[20] hoàn thiện,[21] theo như quan niệm của Mạnh Tử.[22] Trong Từ Nguyên có chữ Tính Thiên, và giải: «Tính Thiên hay Thiên Tính chính là tính bản nhiên hoàn thiện mà con người đã được Trời phú cho.
Tống Nho hằng dùng chữ này.» [23] Âm Phù Kinh viết: «Thiên Tính nhân dã, nhân tâm cơ dã. Lập thiên chi đạo dĩ định nhân dã.» 天 性 人 也, 人 心 機 也. 立 天 之 道 以 定 人 也 (Thiên tính là người. Nhân tâm là máy. Lập ra thiên đạo, để định thế nào là con người.) Xét chung lại, câu ‘Thiên mệnh chi vị Tính’ ta thấy rằng thực sự Trung Dung đã chủ trương con người thông phần bản tính Trời. Công phu tu luyện, học hỏi mà Trung Dung đã chỉ vẽ ra, chỉ cốt là để thực hiện Thiên Tính ấy. B. Suất Tính chi vị đạo Vì trong con người có Thiên Tính nên con người có bổn phận phải thuận theo Tính ấy, tuân theo Tính ấy, lấy đó làm khuôn vàng thước ngọc, làm khuôn mẫu để nương theo mà cải thiện tâm tính cho tới chỗ hoàn thiện.
Đó là đạo mà Trời muốn ta theo. Suất Tính là theo Tính. Đã có theo, thì phải có dẫn; nếu đã có một cái theo chân, thì phải có một cái hướng đạo. Tính là hướng đạo; đó là Thiên Tính. Tâm theo chân; đó là nhân tâm hay phàm tâm. Đại Học dạy ta phải chính tâm, tức là phải sửa tâm hồn cho ngay chính. Trung Dung dạy suất Tính, tức là muốn sửa tâm hồn cho ngay chính thì phải thuận theo Thiên Tính, thiên lý.
Phân tích Tâm và Tính như vậy chẳng những giúp ta hiểu Trung Dung mà còn giúp ta hiểu rõ thánh thư các tôn giáo khác. Đối chiếu với các từ ngữ Phúc Âm chẳng hạn thì: - Tính là Thiên nhân (homme spirituel, l’image du céleste), hay Thiên thể (corps spirituel). - Tâm là phàm nhân, phàm thể (l’homme psychique, l’image du terrestre, hay corps psychique)[24].
Đối chiếu với các từ ngữ Phật giáo thì: - Tính là Phật, là Phật Tính. - Tâm là chúng sinh, là vọng tâm, v.v. Đối với từ ngữ của quần chúng thì: - Tính là lương tâm. - Tâm là tâm hồn, là lòng dạ, v.v. C. Tu đạo chi vị giáo Các lời giáo hóa của thánh hiền xưa nay là làm cho mọi người hiểu biết thế nào là đạo Trời, thế nào là Tâm là Tính; dạy cho con người biết đường lối giữ trọn đạo Trời, tìm ra những phương châm bất hủ như: - Chính tâm, suất Tính. - Khử nhân dục, tồn thiên lý. - Tư vô tà. - Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân, v.v.
Tóm lại những câu ‘Thiên mệnh chi vị Tính, suất Tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo’ có thể hiểu một cách nôm na mộc mạc như sau: Trời đã phú bẩn cho con người bản tính hoàn thiện. bản tính này vừa là bản tính con người, vừa là căn cơ, gốc gác sin đạo đức nhân luân. Trời truyền ta phải theo tính ấy, thực hiện tính ấy, để tiến tới hoàn thiện. Đó là bổn phận con người. Thánh hiền chỉ muốn dạy con người tìm ra được bản tính hoàn thiện ấy, và biết phương pháp thực hiện bản tính ấy. D. Đạo dã giả bất khả tu du ly dã Câu này có thể hiểu hai cách:
(1) Luật Trời chẳng lìa xa người; (2) Trời chẳng xa người. 1. Luật Trời chẳng hề lìa xa con người, vì nó đã được ghi tạc trong thâm tâm con người. Đó là nguyên lý đã được cổ nhân khám phá từ lâu. Trung Dung chỉ nhắc lại. Kinh Thi viết: «Phạt kha, phạt kha, kỳ tắc bất viễn.» 伐 柯 伐 柯 其 則 不 遠 (Đẽo rìu, đẽo rìu, mẫu mực chẳng xa.)[25] Kinh Thi lại viết: «Thiên sinh chưng dân, hữu vật hữu tắc. Dân chi bỉnh di, hiếu thị ý đức.» [26] 天 生 蒸 民 有 物 有 則 民 之 秉 彝 好 是 懿 德 . «Trời sinh ra khắp muôn dân, Vật nào phép nấy, định phân rành rành. Lòng dân chứa sẵn căn lành, Nên ưa những cái tinh thành đẹp tươi.» Khổng Tử khi đọc tới câu Kinh Thi này đã phải khen tác giả bài thơ là người hiểu đạo.[27]
Thánh kinh Công giáo đã nhiều lần long trọng xác nhận rằng luật Trời đã ghi tạc trong thâm tâm con người. Trong Deutéronome, khi truyền mười giới răn cho dân Do Thái, Thiên Chúa phán: «Thực vậy, lề luật mà ta truyền dạy ngươi hôm nay, không có ở ngoài tầm kích ngươi. Nó không có ở trên trời để ngươi phải nói: ‘Ai lên trời cho chúng tôi để tìm luật đó, để chúng tôi được nghe biết và thi hành.’ Nó cũng chẳng ở cách trùng dương để ngươi phải nói: ‘Ai sẽ vượt biển cả cho chúng tôi để tìm luật đó, để chúng tôi được nghe biết và thi hành.’ Đạo kế bên ngươi, Đạo ở trong miệng, trong lòng ngươi để ngươi có thể đem thực hiện.»
[28] Jérémie viết lại lời Thiên Chúa: «Ta để luật ta trong tầng sâu bản thể chúng, và sẽ viết luật ta trong đáy lòng chúng.» [29] Về phía các triết gia, ta thấy Emmanuel Kant (1724-1804) viết: «Bầu trời đầy sao trên đầu ta, và định luật luân lý trong lòng ta, đó là hai điều càng ngày càng làm cho tâm hồn ta phải thêm kính phục.»
[30] Johann Gottfried von Herder (1744-1803), một văn gia Đức, cũng chủ trương đại khái rằng khuôn mẫu hoàn thiện chẳng lìa xa con người, đã ghi tạc trong thâm tâm con người. Mẫu người hoàn thiện đã có sẵn trong thâm tâm con người.[31]
2. Trời chẳng xa người Hơn thế nữa, Trời cũng chẳng lìa xa con người, và đã lồng ngay trong tâm khảm con người. Trung Dung đã dùng cả chương 16 để chứng minh điều ấy. Ta sẽ trở lại vấn đề khi bình chương 16. Đó là niềm tin tưởng của thánh hiền Trung Hoa từ xưa và đã được ghi trong Kinh Thi: «Chái Tây Bắc góc nhà thanh vắng, Đừng làm chi đáng để hổ ngươi. Đừng rằng tăm tối chơi vơi, Đừng rằng tăm tối ai người thấy ta. Thần giáng lâm ai mà hay biết, Nên dám đâu khinh miệt dễ ngươi.» [32] Kinh Thi cũng viết trong Đại nhã: «Không hiển hiện mà vẫn giáng lâm.»[33]
Có thế mới hiểu vì sao Trung Dung viết: «Cho nên người quân tử e dè đối với cái mình không trông thấy, sợ hãi với cái mình không nghe thấy.» Các nhà bình giải Trung Dung cũng đã có người hiểu được điều ẩn áo ấy. Trong Trung Dung Hoặc Vấn ta thấy viết: «Người quân tử xưa lúc đứng thấy như Ngài ở trước mặt, lúc đi xe, thấy như Ngài tựa trên thành xe.» [34] Thiệu Tử viết: «Thần có một và ở khắp nơi, thì cái thần của mình tức là cái thần của trời đất. Vậy nên người quân tử phải thận độc, nghĩa là phải kính cẩn lúc một mình, không lừa dối mình bao giờ.»
[35] Đức Khổng cảm thấy Trời ở trong lòng mình, nên lúc nguy khốn ở đất Khuông, mới xưng mình là vẻ sáng của Thượng Đế, như Văn Vương xưa.[36] Các bậc đại nho ý hẳn cũng đã lĩnh hội được điều cao nhiệm ấy. Bằng chứng là ngay ở Việt Nam, cụ Nguyễn Đình Chiểu, một vị thạc nho, đã viết trong Ngư Tiều vấn đáp y thuật: «Có Trời thầm dụ trong lòng, Tuy ngồi một chỗ, suốt thông trăm đời.» (tr.372) «Vậy thà theo lẽ an phần, Trăm năm chờ mạng trong thân có Trời.» (tr.208) «Lấy lòng tạo hóa làm lòng, Vậy cho người thế khó trông thấy hình.» (tr.330) Kinh Thư viết: «Duy thiên thông minh.» [37] Sách Nhật giảng quảng luận câu ấy như sau: «Trời trên tầng cao thăm thẳm, thật chí hư, chí công, chí thần, chí linh. Không cần nghe mà thông biết mọi sự, không cần nhìn mà thấy mọi điều.
Chẳng những công cuộc hưng vong của các chính thể, vận hội thịnh suy của các dân tộc không thoát được sự chứng giám của Ngài, mà ngay muốn điều xảy ra trong những căn phòng tối tăm hẻo lánh, mắt thế nhân không dòm hành tới được, thì Trời vẫn thông suốt không sót một mảy may. Ấy Trời thông minh là vậy.»
[38] Suy ra thì nhận thức được rằng trong tâm có Trời là điều kiện tiên quyết để trở nên thánh hiền. Bất kỳ một đại thánh, đại tiên nào cũng đều quả quyết như vậy. Hán Chung Ly và Lữ Động Tân hỏi Tào Quốc Cữu: «Ông tu luyện ra sao?» Tào Quốc Cữu nói: «Lòng mộ đạo thì lánh trần chứ không có phép chi hết.» Hai tiên hỏi: «Đạo ở đâu mà mộ?» Tào Quốc Cữu chỉ trời. Hai tiên hỏi: «Trời ở đâu?» Tào Quốc Cữu chỉ cái tim,. Hán Chung Ly cười rằng: «Lòng là Trời, Trời là Đạo, đã biết cội rễ, tu chắc thành tiên.» [39] Ramakrishna viết: «Bao lâu bạn cảm thấy Thượng Đế xa bạn thì bấy lâu bạn còn u tối. Nhưng nếu bạn nhận chân rằng Thượng Đế ở trong bạn, thì bạn đã đạt được sự khôn ngoan thật.» [40] Sách Gương Phúc viết: «Bao giờ cũng có Thiên Chúa hiện diện trong mình, và không còn ước mơ gì bên ngoài, đó là trạng thái của con người nội tâm.»
[41] Thánh Thérèse d’Avila viết: «Thật là một ân sủng lớn khi Thiên Chúa giúp ta tìm ra Ngài trong lòng ta.» [42] E. Thị cố quân tử giới thận hồ ... thận kỳ độc dã Trời đã hiện diện trong tâm, thì còn gì mà có thể che khuất mắt Ngài. Cổ nhân đã nói: «Nhân gian tư ngữ Thiên văn như lôi, Ám thất khuy tâm, Thần mục như điện.» Nếu vậy thì người quân tử sợ hãi, e dè là phải. Sợ hãi, e dè vì tuy tai mắt mình không nghe, không nhìn thấy, nhưng mà Trời vẫn hiển hiện trong tâm, vì các điều bí ẩn trong lòng mình đều phơi bày trước mắt Ngài, như núi Thái Sơn trước ánh dương quang.
Cho nên người quân tử phải thận trọng khi ở một mình, luôn phải ăn ở cho hợp thiên lý. Con người đạo hạnh phải luôn soát xét tâm hồn mình, đừng để cho tà dục làm hoen ố, và chỉ không buồn, không sợ, nếu xét thấy lòng mình không có lỗi lầm gì. Ramakrishna viết: «Con người đạo hạnh thực sự là người không phạm tội khi ở một mình, vì biết rằng Trời thấy mình, mặc dầu không ai thấy mình. Người có thể chống trả lại được sự cám dỗ của một thiếu nữ trẻ đẹp trong khu vườn hoang vắng, khi không ai trông thấy mà chỉ sợ rằng Trời thấy, nên không dám để mắt thèm muốn thiếu nữ ấy, đó là người đạo hạnh thực sự.
Người thấy một túi đầy vàng trong một ngôi nhà hẻo lánh, mà chống trả được sự cám dỗ, không chiếm đoạt túi vàng, ấy là người đạo hạnh.» [43] F. Hỉ nộ ai lạc chi vị phát ... vạn vật dục yên Trên kia Trung Dung đã luận về Tính, bản thể con người và là cơ cấu nhân luân, nay lại bàn về hai phương diện động tĩnh của Tính ấy. Bản tính con người khi chưa vận dụng phát huy, thì hoàn toàn thiện mỹ, đến khi biến thiên phát xuất thì gọi là tình. Nếu phát xuất biến thiên theo đúng tiết tấu, thì gọi là hòa.
Nếu ta lấy Trời làm căn bản tâm hồn mình, quyết theo những định luật Trời đã ghi tạc trong thâm tâm mình, nhất tâm tu luyện cho đến mức hoàn thiện, rồi ra sống một cuộc đời khinh khoát luôn hợp tình hợp lý, hợp thời, hợp cảnh để cuối cùng đạt tới mức hoàn thiện, thế là tìm ra được gốc lớn của thiên hạ, và thực hiện đạo cao siêu nhất trong thiên hạ. Nếu mọi người đều thực hiện được đời sống lý tưởng như vậy, âu hẳn nhân loại sẽ sống một thời đại hoàng kim, vạn vật và vũ trụ cũng sẽ có một thời đại hoàng kim...
Trung Dung muốn dạy cho con người có một đời sống đạo hạnh thực sự, lý tưởng thực sự, để giúp đất trời trong công cuộc hóa sinh, đem lại cho vũ trụ sự thái hòa mong mỏi. Chủ trương này cũng giống như chủ trương của Herbert Spencer gần đây. Spencer chủ trương: Vạn vật tiến hóa. Sư tiến hóa của vạn hữu là do sự chuyển động không ngừng của bản thể vũ trụ. Sự chuyển động này làm cho bản thể ấy đi dần dà từ những trạng thái không hoàn bị, đến những trạng thái hoàn bị, để cuối cùng đạt tới thế trung hòa, nhờ sự hoàn thiện và hạnh phúc của toàn thể.
[44] Cho nên điều hay là điều mang lại cho ta và cho người thêm sống động, hạnh phúc và bổn phận mọi người là phải trở nên những người cộng tác minh tri và hữu hiệu vào cuộc tiến hóa tâm thần.[45] CHÚ THÍCH CỦA CHU HI 右 第 一 章 .子 思 述 所 傳 之 意, 以 立 言. 首 明 道 之 本 原 出 於 天, 而 不 可 易, 其 實 體 備 於 己, 而 不 可 離, 次 言 存 養 省 察 之 要. 終 言 聖 神 功 化 之 極. 蓋 欲 學 者 於 此, 反 求 諸 身 而 自 得 之. 以 去 夫 外 誘 之 私 ,而 充 其 本 然 之 善. 楊 氏 所 謂 一 章 之 體 要 是 也. 其 下 十 章, 蓋 子 思 引 夫 子 之 言, 以 終 此 章 之 義 .
PHIÊN ÂM Hữu đệ nhất chương. Tử tư thuật sở truyền chi ý, dĩ lập ngôn. Thủ minh đạo chi bản nguyên xuất ư thiên, nhi bất khả dịch, kỳ thực thể bị ư kỷ, nhi bất khả ly, thứ ngôn ‘tồn, dưỡng, tỉnh, sát’ chi yếu. Chung ngôn ‘thánh thần công hóa’ chi cực. Cái dục học giả ư thử, phản cầu chư thân nhi tự đắc chi, dĩ khử phù ngoại dụ chi tư, nhi sung kỳ bản nhiên chi thiện. Dương Thị[46] sở vị nhất thiên chi thể yếu thị dã. Kỳ hạ thập chương, cái Tử Tư dẫn Phu Tử chi ngôn, dĩ chung thử chương chi nghĩa.
Chú thích của Chu Hi Tử Tư nương ý chân truyền, Trung Dung hạ bút nói liền nguyên do: Nguồn đạo ấy phát từ Thượng Đế, Chẳng đổi thay, chẳng thể biến rời. Hoàn toàn đầy đủ nơi người, Một giây một phút chẳng rời khỏi ta. Rồi bàn tiếp chi là cần thiết, Lẽ ‘Dưỡng, Tồn, Tỉnh, Sát’ vân vân... Cuối cùng tác giả luận bàn, Sức thiêng ‘Biến hóa thánh thần’ uy linh. Những học giả muốn tìm đạo ấy, Tìm đáy lòng sẽ thấy chẳng sai. Dẹp tan cám dỗ bên ngoài, Căn lành sẵn có, đồng thời khuếch sung. Theo ý kiến họ Dương bàn định, Chương đầu này là chính chốt then. Mười chương sau Tử Tư biên, Dẫn lời Đức Khổng bàn thêm cho tường.
BÌNH LUẬN Chu Hi tóm chương đầu như sau: 1. Đạo Trung Dung phát xuất từ Trời, và đã ghi tạc trong thâm tâm con người nên không thể biến dịch. (Từ «Thiên mệnh chi...» đến «Khả ly phi đạo dã») 2. Muốn theo đạo Trời phải biết tồn tâm dưỡng tánh, nội quan, nội tỉnh. (Từ «Thị cố quân tử...» đến «Thận kỳ độc dã») 3. Lúc đạt đạo sẽ lên tới mức cao siêu, biến hóa muôn ngàn, hóa dục vạn vật. (Từ «Hỉ nộ ai lạc...» đến «Vạn vật dục yên») Chu Hi cho rằng muốn tìm đạo ấy phải tìm nơi đáy lòng mình, rũ bỏ mọi điều cám dỗ bên ngoài, để phát huy nguồn mạch thánh thiện nơi lòng mình. Xem thế vì Trung Dung chủ trương một nền nhân văn thiên bản (Humanisme théocratique, ou théocentrique), một nền đạo hạnh thuần túy, nội tại giữa mình với Trời, một nền đạo hạnh sáng suốt cao siêu, vì đòi hỏi một sự suy tư, và minh triết rất sâu sắc. Tóm lại, Trung Dung muốn dẫn dắt con người lên bậc thánh hiền thật sự.
CHÚ THÍCH
[1] Cận Tư Lục, I, tr.2.
[2] Trung Dung, văn ngôn đối chiếu, tr.3.
[3] Nguyễn Mạnh Bảo, Dịch kinh tân khảo, q.I, tr.119.
Danh ngôn đối chiếu:
[4] Car Dieu a créé l’homme pour une vie éternelle et l’a fait à l’image de sa propre nature. (Livre de la Sagesse, 2,23)
[5] Heureux l’homme qui prend son plaisir dans la loi de Yahweh et médite sa joie nuit et jour. (Psaume, 1.2)
[6] Car ton esprit incorruptible est dans tous (les êtres). (Livre de la Sagesse, 12,1)
[7] Le principe de la sagesse est de craindre le Seigneur; elle et les fidèles sont ensemble créés dans le sein (maternel). (L’Ecclésiastque, 1.14)
[8] Car Dieu est le témoin de ses reins, le véritable scrutateur de son cœur, et il entend ses paroles. (Livre de la Sagesse, 1,6)
[9] Et ton Père qui voit dans le secret, te le revaudra. (Jean, 6,4,6,18)
Danh ngôn đối chiếu:
[10] L’homme en naissant apporte deux tendances avec lui dans ce monde: l’une (vidya = sagesse) qui le pousse à chercher le chemin de sa libération, l’autre (avidya = ignorance) qui l’entraýne vers la vie terrestre et vers l’esclavage. A la naissance, ces deux tendances sont en équilibre comme les deux plateaux d’une balance. Bientôt le monde pose d’un côté ses plaisirs et ses jouissances. Sur l’autre plateau, l’esprit pose alors l’attirance de ses promesses. La balance s’incline du côté d’avidya si l’homme choisit le monde et il se trouve entraýné vers la terre; mais s’il fait l’élection de l’esprit, le plateau de vidya l’élèvera jusqu’à Dieu... (L’Enseignement de Ramakrishna, p.5,6)
[11] Bắc Khê Trần Thị viết: «Tính dữ mệnh phi nhị vật. Tại Thiên vị chi mệnh, tại nhân vị chi Tính. Hựu viết: Tính mệnh chỉ thị nhất cá đạo lý.» 北 溪 陳 氏 曰: 性 與 命 非 二 物 在 天 謂 之 命 在 人 謂 之 性 又 曰: 性 命 只 是 一 箇 道 理 (Trung Dung hoặc vấn, tr.6a)
[12] Cái tại Thiên, tại nhân, tuy hữu tính mệnh chi phân, nhi kỳ lý tắc vị thường bất nhất. 蓋 在 天 在 人 雖 有 性 命 之 分 而 其 理 則 未 嘗 不 一 (Trung Dung hoặc vấn, tr.6a)
[13] Trương Tử viết: «Thiên thụ ư nhân tắc vi mệnh; nhân thụ ư thiên tắc vi tính.» 張 子 曰: 天 授 於 人 則 為 命;人 受 於 天 則 為 性 (Wieger, Textes philosophiques, II, p.191-192)
[14] Ngô Thảo Lư viết: «Đạo dã, lý dã, thành dã, Thiên dã, Đế dã, Thần dã, Mệnh dã, Tính dã, Đức dã, Thái Cực dã, danh tuy bất đồng, kỳ thực nhất dã. 道 也. 理 也. 誠 也. 天 也. 帝 也. 神 也. 命 也. 性 也. 德 也. 太 極 也. 名 雖 不 同 其 實 一 也. (Tống Nguyên Học Án, q.12, tr.8)
- Đọc thêm «Vấn đề thiên mạng» trong: Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê, Đại Cương Tiết Học Trung Quốc, q. Hạ, tr. 37.
[15] Pierre 1,4: «... mà trở nên người dự phần bản tính Đức Chúa Trời.»
[16] 命 He (Chu Hsi) defines by 令, to command, to order. (J. Legge, The Doctrine of the Mean, p. 385, notes)
[17] C’est la destinée de l’homme d’aspirer à l’absolu. (Lucien Goldmann, La communauté humaine et l’univers chez Kant, p.136)
[18] Il existe dans l’homme un principe qui le pousse à aspirer sans cesse vers un état plus élevé, qualitativement différent de son état actuel et c’est par cela seulement qu’il peut accomplir sa vraie destinée. (Ibid., p.134)
[19] Nous trouvons chez Kant un très grand nombre d’expression pour désigner l’inconditionné: le supra-sensible, le souverain bien, la totalité, l’Universitas, le noumène, la chose en soi, l’intellect archétype, la volonté sainte, l’entendement intuitif ou créateur. (Ibid., p.137)
[20] Cái sở vị Tính giả vô nhất lý chi bất cụ. 蓋 所 謂 性 者 無 一 理 之 不 具 (Trung Dung Hoặc Vấn, tr. 7a)
[21] Thử ngô chi Tính sở dĩ thuần túy chí thiện. 此 吾 之 性 所 以 純 粹 至 善 (Ibid., tr.6a)
[22] Nhân tính chi thiện dã. 人 性 之 善 也 (Mạnh Tử, Cáo Tử [thượng-2])
[23] Cf. Từ Nguyên, nơi chữ Tính Thiên.
[24] L’homme psychique n’accueille pas ce qui est de l’Esprit de Dieu... L’homme spirituel juge de tout et ne relève lui-même du jugement de personne. (I Cor. 2,14-15; Bible de Jérusalem)
... S’il y a un corps psychique, il y a aussi un corps spirituel. Le premier homme issu du sol est terrestre, le second homme lui vient du ciel... Et de même que nous avons revêtu l’image du terrestre, il nous faut revêtir aussi l’image du céleste. (I Romains, 15, 44-49; Bible de Jérusalem)
... Ce sont eux qui créent des divisions, ces êtres ‘psychiques’ qui n’ont pas d’esprit. (Épitre de St. Jude, 19; Bible de Jérusalem)
[25] Kinh Thi, Bân phong, phạt kha thiên.
[26] Kinh Thi, Chưng dân.
[27] Khổng Tử viết: «Vi thử thi giả, kỳ tri đạo hồ.» 孔 子 曰: 為 此 詩 者 其 知 道 乎 (Mạnh Tử, Cáo Tử [thượng-7])
[28] Car cette loi que je te prescris aujourd’hui n’est pas au-delà de tes moyens ni hors de ton atteinte. Elle n’est pas dans les cieux, qu’il te faille dire: ‘Qui montera pour nous aux cieux nous la chercher, que nous l’entendions pour la mettre en pratique?’ Elle n’est pas au-delà des mers, qu’il te faille dire: ‘Qui ira pour nous au-delà des mers nous la chercher, que nous l’entendions pour la mettre en pratique?’ Car la Parole est tout près de toi, elle est dans ta bouche et dans ton cœur pour que tu la mettes en pratique. (Deutéronome, 30,11-14)
[29] Je mettrai ma Loi au fond de leur être et je l’écrirai sur leur cœur. (Jérémie, 31; 33-34)
[30] Le ciel étoilé au-dessus de nos têtes, dit Kant, et la loi morale au-dedans de nos cœurs, deux choses qui remplissent l’âme d’une admiration toujours croissante. (P. Ch. Lahr, S.J., Morale, p.486)
[31] Le but d’une chose qui n’est pas simplement un moyen sans vie doit nécessairement se trouver en elle-même. Si nous étions créés pour, de même que la boussole se dirige vers le nord, tendre vers un effort éternellement vain en un point de perfection en dehors de nous que nous ne pourrions jamais atteindre, nous serions fondés, à titre de machines aveugles, à plaindre non seulement nous, mais l’être même qui nous aurait condamné à un destin de Tantale, en créant notre espèce uniquement pour le plaisir de ses yeux, plains de malignité et indigne d’un dieu.
Mais par bonheur, la nature des choses ne nous enseigne pas cette hypothèse fausse; si nous considérons l’humanité telle que nous la connaissons d’après les lois qu’elle porte en elle, nous ne connaissons rien de plus haut que l’humanité idéale en l’homme: car même quand nous imagnons des anges ou des dieu nous les représentons seulement comme des hommes idéaux supérieurs. (Herder, Idées pour la philosophie de l’histoire de l’humanité, p.269-271)
[32] Tướng tại nhĩ thất, thượng bất quí vu ốc lậu. Vô viết bất hiển mạc dư vân cẩu. Thần chi cách tư bất khả đạc tư. Thần khả dịch tư. (Mao Thi. Đại nhã ức thiên)
[33] Bất hiển diệc lâm, vô xạ diệc bảo. 不 顯 亦 臨 無 射 亦 保 (Đại Nhã, tư trai tứ chương, chương lục cú)
[34] Cổ chi quân tử lập tắc kiến kỳ tham ư tiền, tại dư tắc kiến kỳ ỷ ư hành. 古 之 君 子 立 則 見 其 參 於 前 在 輿 則 見 其 倚 於 衡 (Sđd., tr.22a)
[35] Trần Trọng Kim, Nho giáo, q.2, p.113)
[36] Luận Ngữ, Tử Hãn, 9-5.
[37] Kinh Thư, Duyệt mệnh, hạ.
[38] Notitiӕ sinicӕ, tr.168: Duy thiên cao cao tại thượng, chí hư, chí công, chí thần, chí linh, bất dụng thính nhi thông vô bất văn, bất nhu thị nhi minh vô bất kiến, bất duy chính lệnh chi đắc thất, dân sinh chi hưu thích, cử bất năng đào Thiên chi giám, tức ám thất ốc lậu chi trung, bất đổ bất văn chi địa, diệc giai chiêu nhiên sát vô di yên. Thiên chi thông minh như thử. 惟 天 高 高 在 上, 至 虛, 至 公, 至 神, 至 靈, 不 用 聽 而 聰 無 不 聞, 不 需 視 而 明 無 不 見, 不 惟 正 令 之 得 失, 民 生 之 休 戚, 舉 不 能 逃 天 之 鑒, 即 暗 室 屋 漏 之 中, 不 睹 不 聞 之 地, 亦 皆 昭 然 察 無 遺 焉. 天 之 聰 明 如 此.
[39] Đông Du Bát Tiên, q. 4, tr.52.
[40] Tant que vous sentez Dieu loin de vous et extérieurement, vous avez l’ignorance, mais quand vous réalisez Dieu intérieurement, vous arrivez à la vraie sagesse. (L’Enseignement de Ramakrishna, p.403)
[41] L’imitation de Jésus Christ, ch. 6, p.4.
[42]... C’est une grande grâce que Dieu nous fait, quand il nous aide à le chercher dans notre intérieur. (Ste. Thérèse d’Avila, cité par Illan de Casca Fuerte, Le Religion essentielle, p.167)
[43] Ibid., p.143-144.
[44] L’évolutionisme explique la formation et le progrès des êtres par un mouvement continu de la substance cosmique qui la fait passer graduellement du moins parfait au plus parfait, pour aboutir à cet équibre final résultant de la perfection et du bonheur de l’ensemble (Ch. Lahr, S.J., Morale, p.534)
[45] L’acte bon, dit Herbert Spencer, est l’acte utile à l’évolution c’est-à-dire à l’accroissement de la vie et du bonheur en nous et dans les autres, et le devoir peut se formuler: sois un agent conscient et volontaire de l’évolution morale. (Ibid., p.534)
[46] Dương thị phải chăng là Dương Tử Vân 楊 子 雲 một danh nho đời Hán?
» Mục lục » Tựa của Chu Hi » Chương: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
Chương 2
TRUNG DUNG LÀ ĐẠO CỦA QUÂN TỬ
第 二 章
仲 尼 曰: 君 子 中 庸; 小 人 反 中 庸. 君 子 之 中 庸 也, 君 子 而 時 中;小 人 之 中 庸 也, 小 人 而 無 忌 憚 也.
CHÚ THÍCH 1. Từ thời Khổng tử về trước, người quân tử là người có địa vị cao, hào hoa phú quí. Trái lại, Khổng tử gọi người đạo đức, đức hạnh là người quân tử. Con người tiểu nhân là người vô đạo bất lương. (Khổng Tử dĩ tiền sở xưng đích quân tử, thị chỉ tại thượng vị, đãn phú quí đích nhân. Khổng Tử tắc dĩ xưng hữu đạo đức đích nhân. Hòa bất đạo đức, đích tiểu nhân tương đối trĩ. (Trung Dung văn ngôn đối chiếu, tr.3) 2. Quân tử theo được đạo Trung hòa, Tiểu nhân thì không. Quân tử lúc nào tình ý cũng trúng tiết hợp lẽ, còn tiểu nhân thì không còn biết kiêng dè e nể cái gì vì lương tâm đã táng tận. (Trung Dung văn ngôn đối chiếu, tr.4) DỊCH CHƯƠNG 2 Thiên đạo: lối đường quân tử Đức Khổng nói: Người quân tử Trung Dung một đạo, Kẻ tiểu nhân trở tráo Trung Dung.
[1] Trung Dung quân tử thời thường, Phản Trung Dung ấy là phường tiểu nhân. Tiểu nhân chẳng thẹn chẳng cần, Chẳng còn sợ hãi, lần khân tháng ngày.[2] BÌNH LUẬN Từ thời Khổng Tử về trước, người quân tử là người có địa vị cao, hào hoa phú quý. Trái lại, Khổng Tử gọi người đức hạnh là người quân tử còn người tiểu nhân là kẻ vô đạo, bất lương.[3] Quân tử và tiểu nhân là một đề tài rất quan trọng trong Nho giáo, và được Tứ Thư đề cập nhiều lần. Trần Trọng Kim đã bình luận rất nhiều về quân tử và tiểu nhân trong Nho giáo, quyển I, tr.105-117. Ta tóm tắt: a. Quân tử - Biết mục đích sang cả của đời mình.
[4] - Có hoài bão cao đẹp, luôn luôn hướng thượng.[5] - Cố tu đạo, theo đạo.[6] - Đi theo nhân nghĩa, không ham danh lợi.[7] - Lo hoàn thiện mình.[8] - Sáng suốt, ham học, thức thời.[9] - Nói ít, làm nhiều.[10] - Thương yêu mọi người.[11] - Lúc nào cũng ung dung thư thái.[12] - Lúc nguy cơ vẫn bình tĩnh.
[13] Tóm lại người quân tử luôn trau dồi tâm thần,[14] «ở thì ở chỗ quảng đại của thiên hạ, đứng thì đứng vào địa vị chính đáng của thiên hạ, đi thì đi trên con đường lớn của thiên hạ, đắc chí thì cùng với nhân dân noi theo đạo nghĩa, không đắc chí thì một mình thực hành đạo nghĩa. Giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo hèn không thay đổi lòng, vũ lực không khuất phục được chí lớn. Như thế mới là đại trượng phu.» [15] Đó là người quân tử mà Vương Dương Minh đã phác họa như sau:
«Người quân tử lấy trung tín làm lợi, lấy lễ nghĩa làm phúc. Nếu trung tín lễ nghĩa mà không còn, thì tuy lộc có muôn chung, tước đến vương hầu, cái quý ấy người quân tử vẫn cho là họa với hại.» [16] Đó là người quân tử mà Kinh Thi đã khen bằng những vần thơ: «Kìa xem bên khuỷu sông Kỳ, Tre non mới mọc xanh rì vườn ai. Người sao văn vẻ hỡi người, Dường như cắt đánh dũa mài bấy nay. Lẫm liệt thay, rực rỡ thay, Hỡi người quân tử biết ngày nào quên.»
[17] b. Tiểu nhân Tiểu nhân thì trái lại: - Lý tưởng của họ là lợi và dục,[18] mặc tình cho vật dục và ngoại cảnh khiên dẫn, không kể đến việc sa đọa.[19] - Tiểu nhân chỉ cần bề ngoài, cần hư danh, miễn sao che mắt thế gian được là đủ, còn trong dạ xấu xa gian ác thế nào thì chẳng sao.[20] - Họ thường hợm hĩnh kiêu căng, nhưng lòng dạ chẳng bao giờ được an vui.[21] - Họ thích a dua bè đảng.[22] - Họ sẵn sàng hại người để đạt ý mình.[23] Tóm lại, tiểu nhân chỉ lo trau giồi những phần thấp kém trong người, vì thế gọi là tiểu nhân.[24] Họ hoàn toàn phóng ngoại, hoàn toàn xao lãng phần tâm thần, và đi theo con đường bất nhân.
[25] Ta có thể mượn lời Ramakrishna để kết thúc phần bình luận quân tử và tiểu nhân: «Con người sinh ra mang theo hai khuynh hướng: một là giác, khuynh hướng này thúc đẩy họ đi tìm con đường giải thoát; hai là mê, khuynh hướng này thúc đẩy họ lăn vào đời sống trần hoàn và nô lệ. Lúc mới sinh ra thì hai khuynh hướng cân bằng như hai đĩa cân. Thế rồi trần tục đặt lên một đĩa cân những thú vui thế tạm. Còn bên đĩa cân kia Trời đặt lên những hứa hẹn người. Nếu đĩa cân nghiêng về hướng mê, thì con người sẽ chọn trần tục và sẽ bị luôi cuốn về vật chất thế tục; nếu con người chọn tinh thần thì đĩa cân giác ngộ sẽ nâng họ lên tới Thượng Đế.» [26] Thời Trung Có thể hiểu theo hai cách:
1. Người quân tử không bao giờ rời bỏ lý tưởng hoàn thiện. 2. Người quân tử tỏ ra biết thích ứng với hoàn cảnh. Muốn hiểu chữ thời trung cho phải, thiết tưởng phải phân biệt tiến hóa (évolution) và thích ứng (adaptation). Phân biệt thế, ta thấy ngay rằng người quân tử không bao giờ được dừng bước trên con đường tiến hóa, nhưng cũng phải luôn luôn thích ứng với hoàn cảnh. Nói cách khác, có kinh nhưng cũng có quyền. Những kẻ khư khư cứng cỏi, cố chấp một chiều là những người thấp kém. Người theo đạo Trung Dung tuy không bao giờ rời bỏ lý tưởng hoàn thiện, nhưng bao giờ cũng tỏ ra thích thời, lúc đáng làm sao thì làm vậy, hết sức linh động uyển chuyển. Nghĩa là làm việc gì, làm trường hợp nào, cũng cư xử cho hết sức hẳn hoi, tốt đẹp, không thẹn với người, với lương tâm, với trời đất. Đức Khổng đã tỏ ra hết sức linh động, luôn cư xử đúng với hoàn cảnh.
«Khi ra khỏi nước Tề, gạo vừa vo xong chưa kịp nấu chín, thế mà ngài tiếp lấy và vội vã ra đi. Khi ra khỏi nước Lỗ, ngài rằng: ‘Ta đi chầm chậm vậy thôi ! Đó là buộc lòng rời đất nước của cha mẹ vậy. Lúc cần đi gấp thì ngài đi gấp. Lúc cần ở lâu thì ngài ở lâu. Khi nên lui về ẩn thì ngài lui về ẩn. Khi nên ra làm quan thì ngài ra làm quan. Đó là phong độ của đức Khổng vậy.» ... Vì thế mà Mạnh Tử gọi Khổng Tử là ‘Thánh chi thời dã.»
[27] Thế là «tùy thời biến dịch nhi tòng đạo dã». Chữ thời có nhiều nghĩa: - Thời gian thông thường, hoặc thời tiết (temps sidéral et temps climatérique). - Thời thế (temps historique). - Tuổi tác (temps biologique). - Thời gian tâm lý (temps psychologique). tất cả hành động của mình phải lo sao cho hợp với mọi thứ thời gian đó.
CHÚ THÍCH
Danh ngôn đối chiếu:
[1] Khổng tử viết đạo nhị: nhân dữ bất nhân nhi dĩ hĩ. (Mạnh Tử, Ly Lâu [thượng-2])
Les deux voies:
Heureux est l’homme, celui-là
qui ne va pas au conseil des impies,
Ni dans la voie des égarés ne s’arrête,
Ni au banc des rieurs ne s’assied,
Mais se plaît dans la loi de Yahve,
Mais murmure sa loi jour et nuit !
(Psaume 1-1,2; La Bible de Jérusalem, p.654)
[2] L’insensé dit en son cœur:
Plus de Dieu ! Corrompues, abdominables leurs notions...
(Psaume 14-13, 1; La Bible de Jérusalem, p.663)
[3] Trung Dung văn ngôn đối chiếu, tr.3.
[4] Luận Ngữ, Nghiêu viết (ch.20), # 3. (ghi dấu # 3 là câu 3)
[5] Luận Ngữ, Hiến vấn (ch.14), # 24.
[6] Luận Ngữ, Lý nhân (ch.4), # 9.
[7] Luận Ngữ, Lý nhân (ch.4), # 16; Vệ Linh Công (ch.15), # 17, 20. Trung Dung, ch.11.
[8] Luận Ngữ, Vệ Linh Công, # 17, 20. Trung Dung, ch.14, 20.
[9] Luận Ngữ, Ung dã (ch.6), # 25; Lý nhân, # 10. Trung Dung, ch.20.
[10] Luận Ngữ, Lý nhân (ch.4), # 22.
[11] Luận Ngữ, Nhan Uyên (ch.12), # 15.
[12] Luận Ngữ, Thuật nhi (ch.7), # 36.
[13] Luận Ngữ, Vệ Linh Công (ch.15), # 1.
[14] Manh Tử, Cáo Tử, thượng-15.
[15] Mạnh Tử, Đằng Văn Công, hạ-2.
[16] Tạp chí Quê Hương, số 5, tháng 11-1959, tr.9.
[17] Tản Đà dịch, Kinh Thi, tr.168. - Đại Học, ch.3. - Kinh Thi, Vệ nhất chi ngũ, Kỳ úc.
[18] Quân Tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi. (LN, Lý nhân, # 16)
[19] Tiểu nhân hạ đạt. (Luận Ngữ, Hiến vấn, ch.14)
[20] Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân. (Luận Ngữ, Vệ Linh Công, ch.14, # 20)
[21] Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái. (Luận Ngữ, Tử Lộ, ch.13, # 26)
[22] Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa. (Luận Ngữ, Tử Lộ, ch.13, # 23)
[23] Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác. Tiểu nhân phản thị. (Luận Ngữ, Nhan Uyên, ch.12, # 15). - Tiểu nhân chi sử vi quốc gia, tai hại tịnh chí. (Đại Học, ch.10)
[24] Mạnh Tử, Cáo Tử, thượng-15.
[25] Khổng Tử viết: Đạo nhị nhân dữ bất nhân nhi dĩ hĩ. (Mạnh Tử, Ly Lâu, thượng-2)
[26] L’Enseignement de Ramakrishna, p.5,6.
L’homme en naissant apporte deux tendances avec lui dans ce monde: l’une (vidya = sagesse) qui le pousse à chercher le chemin de sa libération, l’autre (avidya = ignorance) qui l’entraîne vers la vie terrestre et vers l’escalavage. A la naissance, ces deux tendances sont en équilibre comme les deux plateaux d’une balance. Bientôt le monde pose d’un côté ses plaisirs et ses jouissances. Sur l’autre plateau, l’esprit pose alors l’attirance de ses promesses. La balance s’incline du côté d’avidya si l’homme choisit le monde et il se trouve entraýné vers la terre; mais s’il fait l’élection de l’esprit, le plateau de vidya l’élèvera jusqu’à Dieu...
- Thể hữu quý tiện, hữu tiểu đại. Vô dĩ tiểu hại đại. Vô dĩ tiện hại quý. Dưỡng kỳ tiểu vi tiểu nhân. Dưỡng kỳ đại vi đại nhân. 體 有 貴 賤, 有 小 大. 無 以 小 害 大, 無 以 賤 害 貴. 養 其 小 者 為 小 人. 養 其 大 者 為 大 人. Mạnh Tử, Cáo Tử, thượng-1.
[27] Mạnh Tử, Vạn Chương, hạ-1: Khổng Tử chi khứ Tề, tiếp tích nhi hành. Khứ Lỗ viết: Trì trì ngô hành dã. Khứ phụ mẫu quốc chi đạo dã. Khả dĩ tốc nhi tốc; khả dĩ cửu nhi cửu; khả dĩ xử nhi xử; khả dĩ sĩ nhi sĩ. Khổng Tử dã. 孔 子 之 去 齊, 接 浙 而 行. 去 魯 曰: 遲 遲 吾 行 也. 去 父 母 國 之 道 也. 可 以 速 而 速;可 以 久 而 久;可 以 處 而 處;可 以 仕 而 仕 孔 子 也.
- Luận Ngữ, Hương đảng (ch.10), # 18: Sắc tư cử hĩ, tường nhi hậu tập. Viết: Sơn lương thư trĩ, thời tai! Tử Lộ củng chi, tam khứu nhi tác. 色 斯 舉 矣, 翔 而 厚 集 曰: 山 梁 雌 雉 時 哉 子 路 拱 之 三 嗅 而.
- Luận Ngữ, Thái Bá (ch.8), # 14: Nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư. Thiên hạ hữu đạo tắc hiện; vô đạo tắc ẩn. 作 危 邦 不 入, 亂 邦 不 居 天 下 有 道 則 現; 無 道 則 隱.
- Luận Ngữ, Vệ Linh Công (ch.15), # 6: Bang hữu đạo tắc sĩ; bang vô đạo tắc khả quyển nhi hoài chi. 邦 有 道 則 仕;邦 無 道 則 可 卷 而 懷 之.
Chương 3
ĐẠO TRUNG DUNG CAO SIÊU
第 三 章
子 曰: 中 庸 其 至 矣 乎! 民 鮮 能 ,久 矣 .
PHIÊN ÂM
Tử viết: «Trung Dung kỳ chí hĩ hồ! Dân tiển năng, cửu hĩ.»
CHÚ THÍCH
- Chí 至 = cao siêu
- Tiển 鮮 = ít hiếm
Danh ngôn đối chiếu:
Mạnh Tử vị Cao Tử viết: «Sơn kính chi khê gian, giới nhiên dụng chi, nhi thành lộ. Vi gián bất dụng, tắc mao tắc chi hĩ. Kim mao tắc tử chi tâm hĩ!» 孟 子 謂 高 子 曰: 山 徑 之 溪 間, 介 然 用 之, 而 成 路. 為 間 不 用, 則 茅 塞 之 矣. 今 茅 塞 子 之 心 矣. (Mạnh Tử nói với Cao Tử rằng: Trong núi, nếu người ta vạch một lối mà đi, đi lại thường thường thì lối ấy thành ra một cái lộ. Nếu bẵng một thời gian người ta chẳng dùng lộ ấy thì cỏ lau sẽ làm nó bế tắc đi vậy. Hiện nay lòng dạ ngươi đã bị cỏ lau bế tắc hết rồi.) Mạnh Tư, Tận tâm, hạ-21, tr.266.
DỊCH CHƯƠNG 3
Thiên đạo khó
Đức Khổng nói:
Đạo Trung Dung cao siêu toàn mỹ
Theo Trung Dung hồ dễ mấy ai.[1]
BÌNH LUẬN
Xem bình luận chung các chương 3, 4, 5 ở cuối chương 5.
CHÚ THÍCH
Danh ngôn đối chiếu:
[1] La hauteur du ciel et la largeur de la terre
L’abȋme et la Sagesse qui peut les pénétrer.
(Ecclésiastique, I, 3; Bible Crampon)
Des cieux Yahvé se penche
Vers les fils d’Adam
pour voir s’il en est de sensé,
Un qui cherche Dieu.
Tous ils sont dévoyés,
Ensemble pervertis.
Plus d’honnête homme
Plus un seul.
(Psaume 14 [13], 2,3; La Bible de Jérusalem, p.663)
- Lăng Nghiêm vân: Nhất nhân phát chân qui nguyên, thập phương hư không tất giai tiêu vẫn. Nhi Trung Dung dĩ hỉ nộ ai lạc vị phát vi trung. Ký nhi viết: Trí "Trung" tắc thiên địa vị. Hội thông Nho, Thích giả, vị Trung tức Chân nguyên dã. 楞 嚴 云: 一 人 發 真 歸 元, 十 方 虛 空 悉 皆 消 殞. 而 中 庸 以 喜 怒 哀 樂 未 發 為 中. 既 而 曰: 致 中 則 天 地 位. 會 通 儒 釋 者 謂 中 即 真 元 也 (Phát chân qui nguyên, Trúc song tùy bút, tr.36)
Chương 4
TRUNG DUNG LÀ ĐẠO CỦA THÁNH HIỀN,
KHÔNG PHẢI LÀ ĐẠO CỦA PHÀM PHU TỤC TỬ
第 四 章
子 曰: 道 之 不 行 也, 我 知 之 矣 .知 者 過 之; 愚 者 不 及 也. 道 之 不 明 也, 我 知 之 矣. 賢 者 過 之; 不 肖 者 不 及 也. 人 莫 不 飲 食 也, 鮮 能 知 味 也 .
PHIÊN ÂM
Tử viết: Đạo chi bất hành dã, ngã tri chi hĩ. Trí giả quá chi; ngu giả bất cập dã. Đạo chi bất minh dã, ngã tri chi hĩ. Hiền giả quá chi; bất tiếu giả bất cập dã. Nhân mạc bất ẩm thực dã, tiển năng tri vị dã.
CHÚ THÍCH
- Trí giả hiền giả 智 者 賢 者 = Legge cho rằng phải hiểu là những người tự cho mình là trí là hiền không học Trung Dung vì cho rằng Trung Dung không đủ cao siêu cho họ học. (智 者 and 賢 者 are not to be understood as meaning the truly wise and the truly worthy, but only those who in the degenerate time of Confucius seemed to be such. The former thought the course of the Mean not worth their study, and the latter thought it not sufficiently exalted for their practice.) James Legge, The Doctrine of the Mean, p.387.
- Bất tiếu 不 肖 = người ngu xuẩn, đối ngược với người hiền (dégénéré)
Danh ngôn đối chiếu:
Ngô ngôn thậm dị tri, thậm dị hành.
吾 言 甚 易 知 甚 易 行
Thiên hạ mạc năng tri mạc năng hành.
天 下 莫 能 知 莫 能 行
Ngôn hữu tông, sự hữu quân.
言 有 宗 事 有 君
Phù duy vô tri, thị dĩ bất ngã tri.
夫 唯 無 知 是 以 不 我 知
Tri ngã giả hi, tắc ngã giả quí.
知 我 者 希 則 我 者 貴
Thị dĩ thánh nhân bị hạt hoài ngọc.
是 以 聖 人 被 褐 懷 玉
(Đạo Đức Kinh, ch.70)
Dịch:
Lời ta dễ biết dễ làm,
Nhưng mà thiên hạ chẳng am chẳng tường.
Lời ta nói có chủ trương,
Việc ta vốn có lối đường chốt then.
Nhưng mà tục tử ngu hèn,
Hiểu ta chẳng nổi, chuyện xem thường tình
Hiểu ta mấy bậc tinh anh,
Ít người hiểu nổi, nên danh càng lừng.
Xưa nay các bậc thánh nhân,
Ngọc tàng dưới lớp áo quần xác xơ.
DỊCH CHƯƠNG 4
Thiên đạo khó theo, khó hiểu
Đức Khổng nói:
Ta biết đạo Trung Dung theo rất khó
Người sắc sảo quá trớn chân đi lỡ,
Kẻ ngu đần chậm chạp khó khuôn theo.
Ta biết đời chảng hiểu đạo cao siêu
Người hiền đức ỷ mình không suy xét,
Kẻ ngu si trông vào thì mù mịt,
Uống ăn kia ai cũng lấy làm thường,
Nhưng mấy ai sành mùi vị tinh tươm.[1]
BÌNH LUẬN
Xem bình luận chung các chương 3, 4, 5 ở cuối chương 5.
CHÚ THÍCH
Danh ngôn đối chiếu:
[1] Mon fils! dès ta jeunesse choisis l'instruction
et jusqu'à tes cheveux blancs tu trouveras la Sagesse.
Comme le laboureur et le semeur, cultive-la
et compte sur ses fruits excellents.
Car tu peineras quelque temps à la cultiver
Mais bientôt tu mangeras de ses produits.
Elle est fort rude aux ignorants
et l'homme court de sens ne s’y attache pas.
Elle pèsera sur lui comme une lourde pierre,
et il ne tardera pas à la rejeter.
Car la Sagesse mérite bien son nom,
elle n’est pas accessible au grand nombre.
(L’Ecclésiaste 6-18-23, La Bible de Jérusalem, p.900-901)
Chương 5
ÍT NGƯỜI THEO ĐƯỢC ĐẠO TRUNG DUNG
第 五 章
子 曰: 道 其 不 行 矣 夫.
PHIÊN ÂM
Tử viết: «Đạo kỳ bất hành hĩ phù.»
CHÚ THÍCH
A. Mượn lời Chu Hi
Chu Tử viết: «Tự thánh học bất truyền, vi sĩ giả bất tri học chi hữu bản nhi sở dĩ cầu ư thư bất việt hồ ký tụng huấn hỗ văn từ chi gian. Thị dĩ thiên hạ chi thư dũ đa nhi lý dũ muội, học giả chi sự dũ cần nhi tâm dũ phóng, từ chương dũ lệ, nghị luận dũ cao nhi kỳ đức nghiệp, sự công chi thực dũ vô.» (Tứ thư tiết yếu, tr.7. Tựa)
朱 子 曰: 自 聖 學 不 傳, 為 士 者 不 知 學 之 有 本而 所 以 求 於 書 不 越 乎 記 誦 訓 詁 文 詞 之 間. 是 以 天 下 之 書 愈 多 而 理 愈 昧, 學 者 之 事 愈 勤 而 心 愈 放 ,詞 章 愈 麗, 議 論 愈 高 而 其 德 業, 事 功 之 實 愈 無.
(Chu Tử nói: Từ khi phép học để nên thánh hiền không truyền tụng, các học giả không biết lý do của sự học mà học chỉ học từ chương, học chú thích, học thuộc lòng. Do đó sách vở ngày một nhiều mà nghĩa lý ngày một mờ tối, học hành ngày một vất vả mà tâm hồn ngày một phóng túng, văn chương ngày một hay, nghị luận ngày một cao, mà thực hành trau dồi đức độ thì ngày một hết.)
B. Mượn lời Trương thị
Tục nho dụng công quá cần nhi muội ư đạo, dị đoan ngụ ý cao viễn nhi ly hồ trung. 俗 儒 用 功 過 勤 而 昧 於 道, 異 端 寓 意 高 遠 而 離 乎 中(Tục nho thực là vất vả mà chẳng hiểu đạo lý; tin dị đoan, ý nghĩa viễn vông mà quên mất đường ngay chính.) (ibidem)
DỊCH CHƯƠNG 5
Đức Khổng nói: Đạo khó theo, đạo theo là khó,
Ở trên đời ít có ai theo.[1]
BÌNH LUẬN
Bình luận các chương 3, 4, 5:
Ba chương này ý nói đạo Trung Dung:
(1) Cao siêu; (2) Khó biết; (3) Khó hiểu.
1. Cao siêu
Đạo Trung Dung cao siêu toàn mỹ vì nó chỉ vẽ cho con người con đường hoàn thiện, con đường hiền thánh, con đường phối thiên.
Chu Hi cho rằng Trung Dung là đạo thống tương truyền của thần thánh thay Trời lập cực từ thượng cổ.[2]
Trương Hoành Cừ nói: «Người theo đạo Nho sẽ từ chỗ minh triết tiến tới toàn thiện, rồi lại từ chỗ toàn thiện tiến tới chỗ minh triết hoàn toàn. Cho nên Thiên nhân hợp nhất là tuyệt đỉnh của sự học vấn và như vậy con người có thể thành thánh...» [3]
Trung Dung dạy con người đạt thiên đức,[4] lấy Trời làm tiêu chuẩn cho con người, lấy thiên tính, thiên đạo làm mức tới cho con người. Chủ trương này tương tự như chủ trương của Âm Phù Kinh.[5]
2. Khó biết
Khó biết vì đạo ở trong mà cứ tìm kiếm bên ngoài; đạo ở gần mà cứ kiếm ở xa.[6] Dân gian ai cũng nói Trung Dung mà chẳng ai hiểu Trung Dung là gì. Đã không biết sao có thể hành đạo được? Trung Dung và Mạnh Tử đều nói: Bất minh hồ thiện, bất thành kỳ thân hĩ. 不 明 乎 善, 不 誠 其 身 矣.[7]
Chu Tử viết: «Từ khi phép học để nên thánh hiền không truyền tụng, các học giả không biết lý do của sự học mà học chỉ học từ chương, học chú thích, học thuộc lòng. Do đó sách vở ngày một nhiều mà nghĩa lý ngày một mờ tối, học hành ngày một vất vả mà tâm hồn ngày một phóng túng, văn chương ngày một hay, nghị luận ngày một cao, mà thực hành trau dồi đức độ thì ngày một hết.» [8]
3. Khó theo
Khó theo vì:
- Trung Dung đòi hỏi một niềm tin sâu xa về Thượng Đế.
- Trung Dung đòi hỏi một đời sống nội tâm dồi dào, cao siêu, toàn hảo.
- Trung Dung đòi hỏi một trí tuệ khác thường, và một sự suy tư thấu triệt.
- Chỉ có thánh nhân mới thung dung Trung đạo.[9]
- Có cực cao minh mới lên tới Trung Dung.[10]
- Trời chỉ ban đạo ấy cho người có đại đức.[11]
- Chính đức Khổng cũng không tìm được người Trung mà truyền đạo, nên phải chọn ra những người ở hạng dưới, tức là hạng cuồng (kẻ sĩ có chí tiến thủ), và hạng quyến (kẻ sĩ giữ bền khí tiết).[12]
Lời đối thoại giữa Côn Tôn Sửu và Mạnh Tử cho ta thấy điều ấy.
Công Tôn Sửu nói: «Đạo ngài thời cao thật, đẹp thật, nhưng y như lên Trời, tưởng chừng không sao đạt tới được. Sao ngài chẳng hạ thấp xuống cho vừa sức người, để họ hằng ngày ra công học tập.»
Mạnh Tử đáp: «Người thợ khéo không vì người thợ vụng mà bỏ thằng, mặc. Chàng Nghệ không vì kẻ bắn dở mà thay đổi phép dương cung. Người quân tử dạy dương cung, nhưng không bắn hộ... Lập ra Trung đạo, ai có sức thì theo...» [13]
CHÚ THÍCH
Danh ngôn đối chiếu:
[1] Sauve Yahvé ! Il n’est plus de saints.
La vérité a disparu parmi les hommes.
Psaume 12 (11), 2. La Bible de Jérusalem, p.662.
[2] Chu Tử nhận Trung Dung vi thượng cổ thần thánh kế Thiên lập cực sở truyền chi đạo thống. 朱 子 認 中 庸 為 上 古 神 聖 繼 天 立 極 所 傳 之 道 統.
(Hồ Hoài Thâm, Trung Quốc Tiên Hiền học thuyết, p.66)
[3] Nho gia tắc nhân minh trí thành, nhân thành trí minh. Cố Thiên nhân hợp nhất trí học nhi khả dĩ thành thánh. 儒 家 則 因 明 致 誠 因 誠 致 明 故 天 人 合 一 致 學 而 可 以 成 聖 (Tống Nguyên học án, q.17, tr.55)
[4] Cẩu bất chí đức, đạo bất ngưng yên. 苟 不 至 德 道 不 凝 焉 (Trung Dung, ch.27)
[5] Âm Phù Kinh viết: «Thiên tính nhân dã, nhân tâm cơ dã; lập thiên chi đạo dĩ định nhân dã.» 天 性 人 也 人 心 機 也 立 天 之 道 以 定 人 也 (q.thượng, tr.1a)
[6] Đạo tại nhĩ nhi cầu chư viễn, sự tại dị nhi cầu chư nan. 道 在 爾 而 求 諸 遠, 事 在 易 而 求 諸 難. Mạnh Tử, Ly Lâu, thượng-2.
[7] Mạnh Tử, Ly Lâu, thượng-12. - Trung Dung, ch.20.
[8] Chu Tử viết: «Tự thánh học bất truyền, vi sĩ giả bất tri học chi hữu bản nhi sở dĩ cầu ư thư bất việt hồ ký tụng huấn hỗ văn từ chi gian. Thị dĩ thiên hạ chi thư dũ đa nhi lý dũ muội, học giả chi sự dũ cần nhi tâm dũ phóng, từ chương dũ lệ, nghị luận dũ cao nhi kỳ đức nghiệp, sự công chi thực dũ vô.» 朱 子 曰: 自 聖 學 不 傳, 為 士 者 不 知 學 之 有 本 而 所 以 求 於 書 不 越 乎 記 誦 訓 詁 文 詞 之 間. 是 以 天 下 之 書 愈 多 而 理 愈 昧, 學 者 之 事 愈 勤 而 心 愈 放. 詞 章 愈 麗, 議 論 愈 高 而 其 德 業, 事 功 之 實 愈 無 (Tứ thư tiết yếu, tr.7. Tựa)
[9] Thung dung trung đạo thánh nhân dã. 從 容 中 道 聖 人 也 (Trung Dung, ch.20)
[10] Cố cực cao minh nhi đạo Trung Dung. 故 極 高 明 而 道 中 庸 (Trung Dung, ch.27)
[11] Cẩu bất chí đức, chí đạo bất ngưng yên. 苟 不 至 德 至 道 不 凝 焉 (Trung Dung, ch.27)
[12] Mạnh Tử, Tận tâm, hạ-37. - Luận Ngữ, Tử Lộ (ch.13), #21.
[13] Công tôn Sửu viết: «Đạo tắc cao hĩ, mỹ hĩ, nghi nhược đăng thiên nhiên, tự bất khả cập dã. Hà bất sử bỉ vi khả cơ cập, nhi nhật tư tư dã.» Mạnh tử viết: «Đai tượng bất vị chuyết công cải phế thằng mặc. Nghệ bất vị chuyết xạ biến kỳ cấu luật. Quân tử dẫn, nhi bất phát... Trung đạo nhi lập; năng giả tùng chi.» 公 孫 丑 曰: 道 則 高 矣, 美 矣, 宜 若 登 天 然, 似 不 可 及 也. 何 不 使 彼 為 可 幾 及, 而 日 孳 孳 也.孟 子 曰: 大 匠 不 為 拙 工 改 廢 繩 墨 羿 不 為 拙 射 變 其 彀 率. 君 子 引, 而 不 發... 中 道 而 立; 能 者 從 之. (Mạnh Tử, Tận tâm, thượng-41)
Chương 6
HAI ĐƯỜNG LỐI ĐẠO ĐỜI:
KHÔN NGOAN VÀ XẢO TRÁ
第 六 章
子 曰: 舜 其 大 知 也 與! 舜 好 問, 而 好 察 邇 言. 隱 惡 揚 善. 執 其 兩 端, 用 其 中 於 民. 其 斯 以 為 舜 乎.
PHIÊN ÂM
Tử viết: «Thuấn kỳ đại trí dã dư ! Thuấn hiếu vấn, nhi hiếu sát nhĩ ngôn. Ẩn ác dương thiện. Chấp kỳ lưỡng đoan, dụng kỳ trung ư dân. Kỳ tư dĩ vi Thuấn hồ !»
CHÚ THÍCH
- Dư 與 = 歟 .
- Nhĩ 邇 = gần.
- Nhĩ ngôn 邇 言 = thiển cận đích thoại 淺 近 的 話 = lời lẽ thiển cận.
DỊCH CHƯƠNG 6
Hai đường lối đạo đời: khôn ngoan và xảo trá
A. Khôn ngoan
Đức Khổng nói:
Vua Thuấn thực thông minh uyên bác,
Thích hỏi han quan sát chuyện đời.[1]
Rồi ra cân nhắc đầy vơi,
Xấu thời đậy điệm, lành thời phô trương.
Hai cực đoan, ngài thường giữ lấy,
Chỉ đem điều vừa phải dạy dân,
Thảo nào Vua Thuấn tiếng tăm.
BÌNH LUẬN
Xem bình luận chung các chương 6, 7, 8, 9, 10 ở cuối chương 10.
CHÚ THÍCH
Danh ngôn đối chiếu:
[1] C’est la gloire de Dieu de celer une chose,
C’est la gloire des rois de la scruter.
(Les Proverbes, 25, 2; La Bible de Jérusalem, p.836)
- Un cœur sage est proclamé intelligent,
La douceur des lèvres les rend plus persuasives.
(Les Proverbes, 16, 21; La Bible de Jérusalem, p.823)
- Si tu aimes à écouter, tu apprendras,
Et si tu prêtes l’oreille, tu seras sage.
(L’Ecclésiaste 6,23; La Bible de Jérusalem, p.901)
Chương 7
HAI ĐƯỜNG LỐI ĐẠO ĐỜI:
KHÔN NGOAN VÀ XẢO TRÁ (tt)
第 七 章
子 曰: 人 皆 曰: 予 知. 驅 而 納 諸 罟, 獲, 陷, 阱之 中; 而 莫 之 知 辟 也. 人 皆 曰: 予 知. 擇 乎 中 庸, 而 不 能 期 月 守 也.
PHIÊN ÂM
Tử viết: Nhân giai viết: Dư trí. Khu nhi nạp chư cổ, hoạch, hãm, tỉnh chi trung; nhi mạc chi tri tị dã. Nhân giai viết: Dư trí. Trạch hồ trung dung, nhi bất năng cơ nguyệt thủ dã.[1]
CHÚ THÍCH
- Cổ 罟 = lưới. - Hoạch 獲 = bẫy bắt thú rừng
- Hãm 陷 , tỉnh 阱 = Hầm hố để bắt thú rừng
- Tị 辟 = Tránh. - Cơ nguyệt 期 月= đầy một tháng (mãn nhất nguyệt)
DỊCH CHƯƠNG 7
Hai đường lối đạo đời:
Khôn ngoan và xảo trá (tt.)
B. Xảo trá
Đức Khổng nói:
Ai cũng nói ta đây tài giỏi,
Đường trần hoàn rong ruổi ngược xuôi.
Sa vào cạm bẫy ngoài đời,
Sa hầm sụp hố thoát thôi dễ nào.
Ai cũng ỷ trí cao tài giỏi,
Theo Trung Dung không nổi tháng trời.[2]
BÌNH LUẬN
Xem bình luận các chương 6, 7, 8, 9, 10 ở cuối chương 10.
CHÚ THÍCH
[1] Danh ngôn đối chiếu:
Ly đạo biệt mích đạo, 離 道 別 覓 道
Chung thân bất kiến đạo. 終 身 不 見 道
Ba ba độ nhất sinh, 波 波 度 一 生
Đáo đầu hoàn tự áo. 到 頭 還 自 懊
(Pháp Bảo Đàn Kinh, p.66-67)
Lìa đạo mà tìm đạo,
Trọn đời chẳng thấy đâu.
Lao xao trót cả đời,
Rốt cuộc rồi ảo não.
[2] Danh ngôn đối chiếu:
Vous les hommes, jusques à quand ces cœurs fermés,
Ce gout du rien, cette course au mensonge?
(Psaume 4,3; La Bible de Jérusalem, p.655)
... Les païens ont croulé dans la fosse qu’ils ont faite,
Au filet qu’ils ont tendu, leur pied s’est pris. (Psaume 9,16)
No comments:
Post a Comment