Friday, February 25, 2011

TRUNG DUNG BÌNH DỊCH IV






Chương 25

THÁNH NHÂN TRONG NGOÀI TRỌN HẢO

第 二 十 五 章

誠 者, 自 成 也; 而 道, 自 道 也. 誠 者, 物 之 終 始, 不 誠 無 物. 是 故 君 子 誠 之 為 貴. 誠 者, 非 自 成 己 而 已 也, 所 以 成 物 也. 成 己, 仁 也; 成 物, 知 也; 性 之 德 也, 合 外 內 之 道 也. 故 時 措 之 宜 也.

PHIÊN ÂM

Thành giả, tự thành dã; nhi đạo, tự đạo dã. Thành giả, vật chi chung thủy, bất thành vô vật. Thị cố quân tử thành chi vi quý.[1] Thành giả, phi tự thành kỷ nhi dĩ dã, sở dĩ thành vật dã. Thành kỷ, nhân dã; thành vật, trí dã; tính chi đức dã, hợp ngoại nội chi đạo dã. Cố thời thố chi nghi dã.

CHÚ THÍCH

- Thành 誠 = sự hoàn thiện. Thị cố quân tử thành chi vi quí 是 故 君 子 誠 之 為 貴 = Pour cette raison, le sage met la perfection au-dessus de tout (Couvreur dịch).

DỊCH CHƯƠNG 25

Thánh nhân trong ngoài trọn hảo

Thành là tự mình nên hoàn thiện,

Đường tinh thành phải kiếm cho ra.

Thành là cùng đích duyên do,

Duyên do cùng đích khắp cho muôn loài.[2]

Bỏ lẽ ấy khôn bài có vật,

Nên hiền nhân quý nhất chữ thành.

Hoàn thành không những riêng mình,

Rồi ra hoàn thiện quần sinh muôn loài.

Hoàn thành mình là người nhân đức,

Tác thành vật là bực thông minh.[3]

Thiên nhiên tự tính uy linh,

Trong ngoài hai mặt một mình quán thâu.

Nên quân tử biết câu sau trước,

Xếp thời giờ tổ chức cho hay.[4]

BÌNH LUẬN

1. Thành giả, tự thành dã; nhi đạo, tự đạo dã.

Chí thành là đạo Trời, và cũng là đạo của thánh nhân. Thành chi (trở nên hoàn thiện) là đạo quân tử, là đạo người.

Thành là đạo Trời, là đạo thánh nhân vốn tự nhiên mà có. Nơi Trời, nơi thánh, sự hoàn thiện đã sẵn có nơi mình, mà đạo lý cũng đã sẵn có nơi mình,không phải cầu cạnh nơi đâu.

Cụ Phan Bội Châu bình rằng: «Tự thành ở đây cũng như tự cường, tự lập, tự trị. Sở dĩ mình nên được mình chỉ là mình làm lấy mình, nên không phải vay mướn nhờ cậy ai cả, nên bảo rằng tự thành; mà sở dĩ tự thành được là gốc ở cái tinh thần chân thật, nên nói rằng ‘Thành giả, tự thành dã’. [...] Xem ở hai chữ tự đạo thời chúng ta nên biết rằng ta đã là người thời chính giữa chân lý của mình ta làm nên người tức là đạo. dầu Phật, dầu thánh, dầu Thượng Đế, dầu Thiên chúa cũng chỉ ở giữa mình ta mà thôi, không bao giờ ở ngoài mình ta mà có đạo, nên nói rằng tự đạo.» [5]

Vì thành là đạo Trời, là đạo thánh nhân,[6] nên có sách áp dụng câu ‘Thành giả, tự thành dã; nhi đạo, tự đạo dã.’ vào Trời, vào Thượng Đế.[7] Tưởng giải như vậy cũng chẳng có sai.

2. Thành giả, vật chi chung thủy, bất thành vô vật.

Thượng Đế hoàn thiện là gốc gác phát sinh ra muôn vật. Như vậy gốc gác muôn vật dĩ nhiên là hoàn thiện. Hơn nữa vạn vật dẫu biến hóa đa đoan đến mức nào, rồi ra lúc chung cuộc cũng phải trở về nguyên bản là Thượng Đế.[8] Đó là định luật tuần hoàn. Cho nên sự hoàn thiện cũng chính là mục đích muôn loài.

Không Trời, dĩ nhiên không người, không vạn vật. Nhưng sinh muôn vật mà không để cho biến thiên tiến hóa cho tới hoàn thiện, thì sinh ra đã vô nghĩa, mà biến hóa cũng vô nghĩa. Cho nên dù xét về phương diện nguyên thủy, quá trình biến hóa, hay cùng đích, thì sự hoàn thiện cũng vẫn là lẽ sống muôn loài.

3. Cố quân tử thành chi vi quý.

Hiểu biết đầu đuôi của cuộc thế, hiểu biết ý nghĩa sâu xa của lẽ biến dịch, tuần hoàn, cũng như của cuộc đời, dĩ nhiên người quân tử lấy sự hoàn thiện mình làm quý.

4. Thành giả, phi tự thành kỷ nhi dĩ dã, sở dĩ thành vật dã. Thành kỷ, nhân dã; thành vật, trí dã; tính chi đức dã, hợp ngoại nội chi đạo dã. Cố thời thố chi nghi dã.

Thành kỷ là hoàn thiện mình, thành vật là cải thiện hoàn cảnh bên ngoài. Người hoàn thiện phải có đủ hai mặt trong ngoài, không thể khinh khi một khía cạnh nào. Sách Ecclésiastique nói: «Mọi sự đều có một lúc, mọi vật đều có một thời ở dưới trời này.» [9] Cho nên dồn cả thời gian vào công việc chắc không phải là thuận theo ý Trời.

Á Đông ta từ trước đến nay thường chỉ chú trọng nội tâm, mà quên đi hoặc coi thường ngoại cảnh, nên đã phải chứng kiến cảnh bao nhiêu triệu sinh linh đói khát lầm than. Đó cũng là một bài học cần phải được ngẫm nghĩ.

Sống trong thế giới tương đối, dĩ nhiên là phải chấp nhận hai chiều, hai mặt biến thiên, cần phải có cả trong lẫn ngoài, bỏ một phương diện nào cũng có thể gọi là không hoàn toàn. Cho nên cái hay là phải biết sắp đặt thời giờ.

Tuổi trẻ thì để tâm nhiều hơn đến xác thân, vật chất, ngoại cảnh, quốc gia, xã hội. Tuổi già cần chú trọng phương diện nội tâm. Thế mới đúng là chiều Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng của trời đất.[10]

CHÚ THÍCH

[1] Cổ chi học giả vị kỷ, kỳ chung chí ư thành vật. Kim chi học giả vị vật, kỳ chung chí ư táng kỷ. 古 之 學 者 為 己, 其 終 至 於 成 物. 今 之 學 者 為 物, 其 終 至 於 喪 己 (Người xưa học cốt vì mình, rồi ra sẽ tác thành được vật chất. Đời nay học vì vật chất, sau hủy hoại đời mình.) (Cận tư lục II, tr.9)

Danh ngôn đối chiếu:

[2]... It signifies that every man will be confronted with the same dilemma, that every man will have to face the same conflict and that he will only triumph by crushing the animal impulses within themselves and by consecrating himself to the triumph of spirit. Thus he will fulfill his mission as a man and will contribute to the divine plan which tends to produce a spiritually perfect being. (Lecomte du Noüy, Human destiny, p.86)

[3] Il a mis son oeil dans leurs cœurs pour leur montrer la magnificence de ses oeuvres.

Et ils loueront son saint nom afin de décrire les merveilles de ses oeuvres.

Il leur a remis la science, et les a dotés de la loi de vie.

Il a institué pour eux une alliance éternelle, et il leur a révélé ses commandements. (L’Ecclésiaste 17, 7-10)

[4] Pour tout, il y a un moment,

un temps pour chaque chose sous le ciel. (Ibidem., 3, 1)

[5] Phan Bội Châu, Khổng học đăng I, tr.378)

[6] Vấn thánh nhân dữ thiên đạo hà dị. Viết vô dị. 問 聖 人 與 天 道 何 異? 曰 無 異 (Nhị Trình toàn thư, Di thư 18, tr.20b)

[7] Thượng Đế tự thành và tự đạo: Hai kiểu nói tự thành và tự đạo của sách Trung Dung nhấn mạnh tính cách tự lập, sung mãn của Thượng Đế. Thành giả tự thành dã, nhi đạo tự đạo dã. Thành (tuyệt đối thể) tự mình mà có, và thành làm đường cho chính mình. (Vũ Đình Trác & Trần Văn Hiến Minh, Triết học Đông phương, tr.140)

[8] Origène có một quan điểm tương tự như sau: Un point principal de sa doctrine était «l’apocatastase universelle»; les âmes de ceux qui ont commis le péché sur la terre, vont, après la mort, dans un feu de purification, mais peu à peu toutes, ainsi que les démons, montent de degré et finalement, totalement purifiées, ressusciteront dans des corps éthérés et Dieu sera de nouveau tout en tous... Avec Platon, Origène enseignait que, dans un changement sans fin, un monde succédait à un autre. Il niait donc l’éternité de l’enfer. (Berthold Altaner, Précis de Patrologie, p.306)

[9] L’Ecclésiaste 3, 1.

[10] Nhất âm nhất dương chi vị đạo, kế chi giả thiện dã, thành chi giả tính dã. 一 陰 一 陽 之 謂 道, 繼 之 者 善 也, 成 之 者 性 也 (Hệ Từ thượng)

- Nhân sinh ngũ thập chi tiền vi tiến số, dụng thế chi học, đương nhất nhật, chương nhất nhật; ngũ thập chi hậu vi thoái số, thùy thế chi học, đương nhất nhật, tích nhất nhật 人 生 五 十 之 前 為 進 數, 用 世 之 學, 當 一 日, 章 一 日; 五 十 之 後 為 退 數, 垂 世 之 學, 當 一 日, 積 一 日 (Kỷ chương ngữ, tr.10)

Tuy nhiên bao giờ cũng phải tâm niệm rằng vật chất cốt là để phục vụ tinh thần, chứ không phải là tinh thần cốt để phục vụ vật chất. Suốt đời lấy tinh thần phục vụ vật chất là không biết bắc cân nặng nhẹ. Đã không biết nặng nhẹ trọng khinh thì rốt cuộc sẽ nếm mùi thất bại. Lã Thị Xuân Thu viết: «Vật dã giả sở dĩ dưỡng tính dã, phi sở dĩ tính dưỡng dã. Kim thế chi nhân hoặc giả đa dĩ tính dưỡng vật, tắc bất tri khinh trọng dã. Bất tri khinh trọng tắc trọng giả vi khinh, khinh giả vi trọng hĩ. Nhược thử tắc mỗi động vô bất bại.» 物 也 者 所 以 養 性 也, 非 所 以 性 養 也. 今 世 之 人 惑 者 多 以 性 養 物 則 不 知 輕 重 也. 不 知 輕 重 則 重 者 為 輕 輕 者 為 重 矣. 若 此 則 每 動 無 不 敗 (Chư Tử văn túy, q.47, tr.1)

Chương 26

THÁNH NHÂN PHỐI THIÊN

第 二 十 六 章

故 至 誠 無 息. 不 息 則 久; 久 則 征; 征 則 悠遠; 悠 遠 則 博 厚; 博 厚 則 高 明. 博 厚, 所 以 載 物 也; 高 明, 所 以 覆 物 也; 悠 久, 所 以 成 物 也; 博 厚 配 地; 高 明 配 天; 悠 久 無 疆. 如 此 者, 不 見 而 章; 不 動 而 變; 無 為 而 成. 天 地 之 道, 可 一 言 而 盡 也: 其 為 物 不 貳, 則 其 生 物 不 測. 天 地 之 道 博 也, 厚 也, 高 也, 明 也, 悠 也, 久 也. 今 夫 天, 斯 昭 昭 之 多; 及 其 無 窮 也, 日 月 星 辰 系 焉, 萬 物 覆 焉. 今 夫 地, 一 撮 土 之 多; 及 其 廣 厚, 載 華 岳 而 不 重, 振 河 海 而 不 洩, 萬 物 載 焉. 今 夫 山, 一 卷 石 之 多; 及 其 廣 大, 草 木 生 之; 禽 獸 居 之; 寶 藏 興 焉. 今 夫 水, 一 勺 之 多; 及 其 不 測, 黿, , , , , 鱉 生 焉; 貨 財 殖 焉. 詩 云: 維 天 之 命 于 穆 不 已. 蓋 曰: 天 之 所 以 為 天 也: 于 乎. 不 顯. 文 王 之 德 之 純. 蓋 曰: 文 王 之 所 以 為 文 也 , 純 亦 不 已.

PHIÊN ÂM

Cố chí thành vô tức. Bất tức tắc cửu; cửu tắc trưng; trưng tắc du viễn; du viễn tắc bác hậu; bác hậu tắc cao minh. Bác hậu, sở dĩ tải vật dã; cao minh, sở dĩ phú vật dã; du cửu, sở dĩ thành vật dã. Bác hậu phối địa; cao minh phối thiên; du cửu vô cương. Như thử giả, bất hiện nhi chương; bất động nhi biến; vô vi nhi thành.[1] Thiên địa chi đạo, khả nhất ngôn nhi tận dã: kỳ vi vật bất nhị, tắc kỳ sinh vật bất trắc. Thiên địa chi đạo bác dã, hậu dã, cao dã, minh dã, du dã, cửu dã. Kim phù thiên, tư chiêu chiêu chi đa; cập kỳ vô cùng dã, nhật nguyệt tinh thần hệ yên, vạn vật phú yên. Kim phù địa, nhất toát thổ chi đa; cập kỳ, quảng hậu, tải Hoa Nhạc nhi bất trọng, chấn hà hải nhi bất tiết, vạn vật tải yên. Kim phù sơn, nhất quyển thạch chi đa; cập kỳ quảng đại, thảo mộc sinh chi; cầm thú cư chi; bảo tàng hưng yên. Kim phù thủy, nhất thược chi đa; cập kỳ bất trắc, nguyên, đà, giao, long, ngư, biết sinh yên; hóa tài thực yên. Thi vân: «Duy thiên chi mệnh ô mục bất dĩ!» [2] Cái viết: Thiên chi sở dĩ vi Thiên dã: «Ô hô! bất hiển! Văn vương chi đức chi thuần.» Cái viết: Văn vương chi sở dĩ vi Văn dã, thuần diệc bất dĩ.

CHÚ THÍCH

- Tức = nghỉ. - Trưng = hiện ra, trưng lên. - Du = bao la bát ngát (ví dụ: du du bỉ thương 悠 悠 彼 蒼 = Xanh kia thăm thẳm tầng trên - Chinh phụ ngâm 征 婦 吟 ). - Trắc = đoán trước. - Tinh thần 星 辰 = tinh tú. - Hệ = treo. - Toát = Nắm, tóm lấy. – Hoa = núi Hoa. - Chấn = thu vào. - Thược = gáo. - Nguyên 黿 = con giải. - Đà = rùa lớn. - Giao = con thuồng luồng, cá sấu. - Biết = ba ba. - Ô = Ôi. - Mục = sâu xa. - Bất dĩ 不 已 = không cùng, vô cùng. - Bất hiển 不 顯 = phi hiển 丕 顯 (các sách cổ). - Phi hiển 丕 顯 = lớn lao hiển hách. - Thuần = tinh thuần, thuần nhất.[3]

BÌNH LUẬN

1. Cố chí thành vô tức... vô vi nhi thành.

Đạo chí thành là đạo của Thánh-nhân và cũng là đạo trời đất. Thánh nhân là những người đã khuếch sung thiên tính đến cùng cực,[9] cho nên đã bước lên được thiên vị: Dữ thiên đồng đức.

Trời hoạt động không ngừng thì thánh nhân cũng bắt chước Trời hoạt động không ngừng nghỉ. Hoạt động của thánh nhân không cứ phải là lao tác tay chân, mà là hoạt động siêu việt về thần trí.

Nhờ sức hoạt động không ngừng nghỉ ấy mà thánh nhân trở nên cao minh, bác hậu, ảnh hưởng đến muôn dân, muôn đời.

Ảnh hưởng của thánh nhân không biên cương, giới hạn, biến hóa quần sinh, tác thành muôn vật. Cho nên nói: Các ngài bác hậu, cao minh, phối hợp được với đất trời.

Trung Dung coi thánh nhân với Trời là một, nên dùng cùng một thứ hình dung từ để mô tả thánh nhân và trời đất.

Thánh nhân chí thành vô tức thì Trời cũng ô mục bất dĩ. Thánh nhân bác hậu, cao minh, du cửu, vô cương thì trời đất cũng bác hậu, cao minh, du cửu, vô cương.

Đó cũng là quan niệm của các danh nho đời Tống như Chu Hi, Trình Tử.[10] Các vị thánh nhân khi đã đạt tới thiên đức, không cần phô trương mà đức độ vẫn luôn hiển hiện; không cần lao tác mà vẫn cảm hóa chúng dân, chẳng phải lao đao vất vả mà vẫn thành công rực rỡ. Dịch Kinh viết: «Trời đất cảm vạn vật mà vạn vật hóa sinh; thánh nhân cảm nhân tâm mà thiên hạ bình.» [11]

Sách Trung Dung kim thích bình rằng: «Thánh nhân cùng một thể với trời đất, cho nên chẳng phô trương mà vẫn hiển hiện, chẳng lao tác mà vẫn cảm hóa, chẳng làm mà vẫn thành công.» [12]

Thánh hiền Trung Quốc cho rằng chỉ có Trời và thánh nhân mới có thể vô ngôn nhi tín, vô vi nhi thành,[13] cho nên hai chữ vô vi ở đây cần được hiểu là hoạt động siêu việt của thần minh. Liệt Tử viết trong Xung Hư Chân Kinh: «Hoạt động cao siêu nhất gọi là vô vi.» [14]

Nhìn vào lịch sử, ta thấy Chúa Jesus, Phật, Lão Tử, Khổng Tử, tuy sống không đầy trăm năm mà ảnh hưởng đến mấy ngàn năm, đến hằng ngàn muôn triệu người. Như vậy những lời bàn của Trung Dung tưởng không ngoa vậy.

2. Thiên địa chi đạo ... hóa tài thực yên.

Cái bí quyết làm nên những công chuyện vĩ đại chính là sự hoạt động không ngừng nghỉ. Cho nên chương này khởi đầu bằng chữ chí thành vô tức, rồi lại kết thúc bằng thuần diệc bất dĩ. Đó là định luật chung cho Trời và người.

Dịch Kinh (quẻ Càn) viết: «Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức. « (Trời hoạt động mãnh liệt, người quân tử cũng phải cố gắng không ngừng.)

Nhờ sự hoạt động không ngừng nghỉ ấy mà một khuôn thiêng Thái Cực đã sinh hóa ra được muôn loài muôn vật, kỳ ảo khôn lường. Cho nên Trung Dung viết: «Kỳ vi vật bất nhị, kỳ sinh vật bất trắc.» [15]

Tiên nho cho rằng hoạt động không ngừng nghỉ sẽ súc tích mãi mãi, và càng súc tích nhiều thì càng trở nên bao la vĩ đại.[16]

Trình Tử viết: «Thần sở dĩ là thần, chính là nơi súc tích vô cùng mà thôi.» [17]

Trời đất, sông biển, núi non cũng đều là do định luật tích thiểu thành đại mà ra, đều do súc tích mà thành.[18]

Con người cũng vậy, có tích đức tích thiện thì mới trở nên thánh hiền cao cả được. Dương Qui Sơn viết: «Tích mãi cho đến bác hậu, cao minh, sẽ có thể chở che, thành tựu muôn vật, công dụng ảnh hưởng sẽ không thể nào lường, cho nên vô cùng như trời đất.» [19]

Ta cũng có thể bình luận rằng vì hoạt động không ngừng nghỉ của vũ trụ mà trời đất, núi non, sông biển được triển dương biến hóa đến cùng cực.

Cắt nghĩa câu «cập kỳ chí, cập kỳ bất trắc...» [20] là: khi triển dương, biến hóa đến kỳ cùng ta sẽ làm cho muôn vật trở nên hết sức sống động, sẽ làm nổi bật được sức tiến hóa của Tuyệt đối thể, của Nguyên động lực tiềm ẩn trong lòng vạn vật, sẽ bao quát được các lẽ biến dịch tiến hóa, bao quát không gian, thời gian, hiểu được thuyết nhất thể vạn thù của cổ nhân, cũng như phối kiểm được các thuyết khoa học mới mẻ nhất về vũ trụ và về vạn vật, như thuyết vũ trụ triển dương của linh mục Georges Lemaître, Hubble, và Eddington,[21] thuyết vạn vật tiến hóa của Lamarck và Darwin, thuyết vạn sự, vạn vật đều tàng ẩn trong nguyên thể, nguyên noãn của Weissmann, v.v.[22]

Chỗ giống nhau của thuyết Đông Tây kim cổ là tất cả đều đề xướng thuyết Nhất thể vạn thù. Chỗ khác nhau là: Á Đông chủ trương Nhất thể là Thái Cực, là Trời; còn Georges Lemaître chủ trương Nhất thể là nguyên tử ban sơ (atome primitif); Lamarck, Darwin chủ trương nguyên thểnguyên noãn.

Đồng thời đoạn này cũng cho ta thấy rằng con người tuy tầm thường, nhưng nếu dày công tu luyện, sẽ có thể tiến hóa, triển dương đến cùng cực, có thể đạt được thiên đức, thiên vị.[23]

Chính vì vậy mà Mạnh Tử đã viết: «Mình có sẵn 4 mối (thiện đoan) ấy nơi mình, mà mình biết mở rộng ra cho chúng nó sung túc, thì chúng nó như ngọn lửa nhen nhúm sắp cháy bùng, như dòng suối phát tích sắp lưu thông. Nếu mình biết làm cho 4 mối thương xót, hổ thẹn, khiêm nhường, phải quấy ấy được sung túc nơi mình thì mình đủ sức giữ gìn bốn biển; còn như chẳng biết làm cho chúng nó được sung túc, thì mình chẳng đủ sức phụng dưỡng cha mẹ.» [24]

3. Thi vân ... thuần diệc bất dĩ.

Cuối chương, tác giả viện dẫn Kinh Thi để cho thấy rằng thánh nhân cũng như trời đất sở dĩ làm nên được những việc cao cả chính vì đã hoạt động không hề ngừng nghỉ gián đoạn, chính vì đã đạt tới mức hoàn thiện, tinh thuần. Như vậy Trung Dung đã cho ta bí quyết để trở nên thánh hiền. Muốn thành thánh hiền cần phải học hỏi, tu luyện, cố gắng không ngừng để khuếch sung các mối thiện đoan trong mình, khuếch sung thiên lý thiên chân cho đến chỗ chí thiện, chí mỹ, chí cao, chí đại.[25]


CHÚ THÍCH

[1] L’homme, ici-bas, ne possède la vérité que comme il possède la vertu: en tant que direction d’un devenir. Il lui fait toujours faire effort, toujours conquérir, toujours se renouveler et renaître. Point d’équilibre pour lui, sinon un de ces équilibre que ne subsistent que lar le fait même du mouvement. Dès qu’il s’arrête il tombe; et la vérité qui est esprit lui échappe. (Edouard Le Roy)

[2] Mao Thi, Chu tụng, Duy Thiên chi mệnh.

[3] Trình Tử viết: Thiên địa bất dĩ; Văn vương ư thiên đạo, diệc bất dĩ. Thuần tắc vô nhị vô tạp; Bất dĩ tắc vô gián đoạn tiên hậu. 程 子 曰: 天 地 不 已; 文 王 於 天 道, 亦 不 已. 純 則 無 貳 無 雜. 不 已 則 無 間 斷 先 後 (Thiên đạo vô cùng, Văn vương sánh với thiên đạo cũng vô cùng.)

[4] Toutes les fois qu’un homme se met, suivant ses forces, en rapport avec le Créateur, et qu’il produit une institution quelconque au nom de la Divinité; quels que soient d’ailleurs sa faiblesse individuelle, son ignorance, sa pauvreté, en un mot son dénument absolu de tous les moyens humaine, il participe en quelque manière à la toute-puissance dont il s’est fait l’insttrument; il produit des oeuvres dont la force et la durée étonnent la raison. (Joseph de Maistre)

- Il vivra aussi longtemps que le soleil et aussi longtemps que la lune d’âge en âge. (Psaume 71-5)

[5] Car la Sagesse est plus active que toute activité elle pénètre et gagne toutes choses à cause de sa pureté. (Livre de la Sagesse 7-24)

[6] Toute seule qu’elle est, elle peut tout;

et sans sortir d’elle-même, elle renouvelle tout;

se répandant, à travers les âges, dans les âmes saintes,

elle en fait des amis de Dieu et des prophètes.

(Livre de la Sagesse 7-27)

[7] Car les éléments échangeaient leurs propriétés,

comme dans le psaltérion les sons changent de rythme,

tout en conservant le même ton.

C’est ce que manifeste clairement le spectacle de ces évènements.

(Livre de la Sagesse 19-18)

[8] - Tout ce qui se cache et tout ce qui se voit, je l’ai appris car la sagesse, ouvrière de touts choses, me l’a enseigné. En elle, en effet, il y a un esprit intelligent, saint, unique, multiple, subtil,

se mouvant aisément, pénétrant, incapable de souillure, limpide, impassible, aimant le bien, allègre, incoercible, bienfaisant,

bon pour les hommes, ferme, assuré, sans inquiétudes,

tout puissant, surveillant tout,

animant tous les esprits,

les intelligents, les purs et les plus subtils.

Car la sagesse est plus active que toute activité;

elle pénètre et gagne toutes choses à cause de sa pureté.

Elle est, en effet, le souffle de la puissance de Dieu,

une pure émanation de la gloire du Tout-Puissant;

aussi rien de souillé ne peut s’insinuer en elle.

Car elle est le resplendissement de la lumière éternelle,

le miroir sans tache des operations de Dieu,

et l’image de sa bonté. (Livre de la Sagesse 7, 21-26)

- Comprenez que vous n’êtes rien, et que ce qui fut avant ne fut rien, et ce qui sera après ne sera rien. Et rien n’existe, si ce n’est toi, clarté de Dieu ! (Armand Salacrou)

[9] Hoằng vu thiên. 弘 于 天 (Kinh Thư, Khang Cáo)

- Nhiên sở dĩ chí ư thánh nhân giả, sung kỳ lương tâm, đức thịnh, nhân thục nhi hậu xưng dã. 然 所 以 至 於 聖 人 者, 充 其 良 心, 德 盛, 仁 孰 而 後 稱 也 (Trung Dung hoặc vấn, tr.126a)

[10] Thánh nhân thành nhất chi ư thiên. Thiên tức thánh nhân, thánh nhân tức thiên. 聖 人 誠 一 之 於 天. 天 即 聖 人, 聖 人 即 天 (Trình thị kinh thuyết, q.7, tr.5b)

[11] Thiên địa cảm nhi vạn vật hóa sinh; thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hòa bình. 天 地 感 而 萬 物 化 生. 聖 人 感 人 心 而 天 下 和 平. (Dịch Kinh, quẻ Hàm, thoán)

[12] Thánh nhân hòa thiên địa đồng thể, sở dĩ bất hiện nhi chương, bất động nhi năng biến hóa, vô vi nhi thành. 聖 人 和 天 地 同 體, 所 以 不 見 而 章, 不 動 而 能 變 化, 無 為 而 成. (Sđd, tr.63a)

[13] Thiên tắc bất ngôn nhi tín, thần tắc bất nộ nhi uy. 天 則 不 言 而 信 神 則 不 怒 而 威. (Di thư, q.11, 2b)

[14] Chí vi vô vi. 至 為 無 為 (Liệt Tử, Xung Hư Chân Kinh, 8-H)

[15] Nhất khí giả, tức tiên thiên. Âm Dương vị phán chi khí; chí ư phân Âm phân Dương, lưỡng nghi ký lập, tắc bất đắc danh vi nhất khí. Nho gia vân: Kỳ vi vật bất nhị, kỳ sinh vật bất trắc, diệc chỉ tiên thiên nhất khí chi ngôn. 一 氣 者 即 先 天. 陰 陽 未 判 之 氣;至 於 分 陰 分 陽 兩 儀 既 立 則 不 得 名 為 一 氣. 儒 家 云: 其 為 物 不 二, 則 其 生 物 不 測, 亦 指 先 天 一 氣 而 言. (Tôn Bất nhị nữ đan thi chú, tr.11)

[16] Qui Sơn Dương Thị viết: Thành chi nhất ngôn túc dĩ tận chi, bất tức chi tích dã. 龜 山 楊 氏 曰: 誠 之 一 言 足 以 盡 之, 不 息 之 積 也. (Trung Dung hoặc vấn, tr.124b)

[17] Sở dĩ thần giả, tích chi vô cùng nhi dĩ. 所 以 神 者 積 之 無 窮 而 已. (Trình thị kinh thuyết, q.8, tr.5b)

[18] Dĩ tích thiên chi chiêu chiêu dĩ chí ư vô cùng. 以 積 天 之 昭 昭 以 至 於 無 窮. (Trung Dung hoặc vấn, tr.123b)

- Đãi tích nhi hậu thành chi. 待 積 而 後 成 之. (Ib., tr.123b)

[19] Qui Sơn Dương Thị viết: Tích nhi chí ư bác hậu cao minh tắc phúc tải thành vật chi sự bị hĩ, kỳ dụng tắc bất khả đắc nhi kiến dã, cố phối thiên địa vô cương ngôn chi. 龜 山 楊 氏 曰: 積 而 至 於 博 厚 高 明 則 覆 載 成 物 之 事 備 矣. 其 用 則 不 可 得 而 見 也. 故 配 天 地 無 彊 言 之. (Trung Dung hoặc vấn, tr.124b)

[20] Có sách dịch các chữ ‘cập kỳ chí, cập kỳ quảng đại, v.v.’ là «nhìn cho khắp, gẫm ra vô cùng». (Đoàn Trung Còn dịch, Trung Dung)

[21] - Pierre Rousseau, Histoire de la science, p.769.

- G. Lemaître, L’Hypothèse de l’atome primitif, Essai de cosmogonie.

[22] L’homme physique ne peut être considéré que comme l’aboutissment d’une série ininterrompue d’organismes qui remontent jusqu’aux formes les plus élémentaires de la vie. (Lecomte du Noüy, L’Avenir de l’Esprit, p.106)

... D’après Donald Culross Peattie, l’ancêtre le plus ancien antérieur aux algues serait une sorte de bactérie... qui vivait autrefois aux temps les plus reculés qu’on appelle tantôt Précambrien, tantôt Algonkien, tantôt Archéozoïque, dans les grands océans d’eau douce... C’est le Leptothrix. (Ib., p.86)

... Préformation absolue et complète dans l’être originel. Tout le futur inscrit dans le 1er oeuf. (Weissmann). (Ib., p.168)

[23] Phù nhân chi sung kỳ lương tâm dĩ chí ư dữ thiên địa hợp đức. 夫 人 之 充 其 良 心 以 至 於 與 天 合 德 (Trung Dung hoặc vấn, tr.123b)

[24] Mạnh Tử, Công Tôn Sửu [thượng-6], Đoàn Trung Còn dịch, tr.107.

[25] Tứ Thư Ngũ Kinh coi Văn Vương như vị thánh nhân, như là hiện thân của Thượng Đế:

- Kinh Thi viết: «Thượng thiên chi tải vô thanh vô xú, nghi hình Văn Vương vạn bang tác phu.» 上 天 之 載 無 聲 無 臭 儀 刑 文 王 萬 邦 作 孚. (Kinh Thi, Đại nhã tam, Văn Vương chi thập tam chi nhất)

- Luận Ngữ viết: «Tử úy ư Khuông. Văn Vương ký một, văn bất tư hồ?» 子 畏 於 匡. 文 王 既 沒, 文 不 斯 乎 (Luận Ngữ, Tử Hãn [ch.9], #5)

- Trung Dung viết: «Văn Vương chi đức chi thuần.» 文 王 之 德 之 純 文 (Trung Dung, ch.26)

- Trình Tử viết: «Văn Vương chi đức trực thị tự thiên.» 王 之 德 直 是 似 天. (Di Thư, q.23, tr.21b)



Chương 27

MÊNH MANG LÀ ĐẠO THÁNH HIỀN

第 二 十 七 章

大 哉 聖 人 之 道! 洋 洋 乎, 發 育 萬 物; , 極 于 天. 優 優 大 哉! 禮 儀 三 百, 威 儀 三 千. 待 其 人 而 後 行. 故 曰: 苟 不至 德, 至 道 不 凝 焉. 故 君 子 尊 德 性, 而 道 問 學. 致 廣 大, 而 盡 精 微: 極 高 明, 而 道 中庸. 溫 故, 而 知 新; 敦 厚 以 崇 禮. 是 故 居 上, 不驕; 為 下, 不 倍. 國 有 道, 其 言 足 以 興; 國 無道, 其 默 足 以 容. 詩 曰 : 既 明 且 哲; 以 保 其 身. 其 此之 謂 與 ?

PHIÊN ÂM

Đại tai Thánh nhân chi đạo ! Dương dương hồ, phát dục vạn vật; tuấn, cực vu thiên. Ưu ưu đại tai ! Lễ nghi tam bá, uy nghi tam thiên. Đãi kỳ nhân nhi hậu hành. Cố viết: Cẩu bất chí đức, chí đạo bất ngưng yên. Cố quân tử tôn tính, nhi đạo vấn học. Trí quảng đại, nhi tận tinh vi: cực cao minh, nhi đạo Trung dung; ôn cố nhi tri tân; đôn hậu dĩ sùng lễ. Thị cố cư thượng, bất kiêu; vi hạ, bất bội. Quốc hữu đạo, kỳ ngôn túc dĩ hưng; quốc vô đạo, kỳ mặc túc dĩ dung. Thi viết: «Ký minh thả triết; Dĩ bảo kỳ thân.» [1] Kỳ thử chi vị dư.

CHÚ THÍCH

- Dương dương 洋 洋 = rộng rãi mênh mông. - Tuấn = cao lớn. - Ưu ưu 優 優 = đầy đủ có thừa. - Chí đức 至 德 = đức hạnh tuyệt vời. - Chí đạo 至 道 = Đạo tuyệt vời cao cả. - Ngưng = tụ lại. - Đức tính 德 性 = chính lý, thiên tính. - Bội = trái.


BÌNH LUẬN

1. Đại tai thánh nhân chi đạo... chí đạo bất ngưng yên.

Đạo thánh nhân là đạo cao cả, ảnh hưởng đến quần sinh vũ trụ, cao vút đến tận trời. Như ta đã biết thánh nhân phối thiên, nên đạo thánh nhân chính là thiên đạo, là đạo hoàn thiện, là đạo Trung Dung.

Cho nên, nói đến đạo thánh nhân thì Trung Dung cho rằng: (1) Đạo đó cao vút đến tận trời. (2) Đó là đạo cao siêu nhất, chỉ để dành cho những người có đức độ cao siêu nhất.[3]

Nói đến đạo trời thì Trung Dung cho rằng đó là sự hoàn thiện tuyệt hảo.[4]

Nói đến đạo Trung Dung thì Tử Tư cho rằng phải tận tinh vi, cực cao minh mới đạt được đạo Trung Dung.

Như vậy ta có thể kết luận một cách chắc chắn rằng Trung Dung là thánh đạo, là thiên đạo.

Tiên nho cho rằng Trung Dung là thiên lý.[5] Là thiên lý nên cao minh.[6] Không lên tới cực điểm cao minh[7] thì không đạt Trung Dung, vì Trung Dung chính là cực điểm của cao minh vậy.[8] Tiên nho cũng cho rằng nhờ đạo Trung Dung, con người có thể đạt tới thiên vị, thiên đức, có thể phối hợp với Trời.[9]

Đã đạt đạo Trung Dung thì còn lễ nghi nào mà không quán triệt, còn uy nghi nào mà chẳng bao quát. Vì uy nghi và cao siêu như vậy, nên đạo Trung Dung chỉ dành cho những bậc đại hiền, đại đức.

Trung Dung viết:

«Đợi thánh nhân, Trời mới phú thác cho,

Không đức cả, Trời không ngưng đạo cả.» [10]

2. Cố quân tử đôn hậu ... dĩ sùng lễ.

Đây là phương pháp tu thân để đạt tới thiên đạo, để đạt tới Trung Dung. Muốn đạt tới Trung Dung cần phải có đủ Trí - Nhân - Dũng.

Muốn đạt đức Nhân, người quân tử phải tôn trọng đức tính, phải hàm dưỡng tính Trời nơi mình, dẹp bỏ tư dục.

Muốn đạt Trí, người quân tử phải học hỏi không ngừng. Có học hỏi không ngừng mới trở nên thông tuệ được.

Ngoài ra còn cần có sự dũng mãnh tinh thần để tiến mãi cho tới quảng đại, cho tới tinh hoa.

Chương 20 Trung Dung đã viết: «Hiếu học cận hồ Trí, lực hành cận hồ Nhân, tri sỉ cận hồ Dũng.» Nay thì nhắc lại phương pháp đạt tới Trí - Nhân - Dũng.

Người quân tử còn phải học hỏi những điều cũ, để phát minh ra những điều mới, thế mới là kế vãng khai lai. Có như vậy mới có thể đi lên quảng đại, tinh vi, và tới Trung Dung được.

Phần trên là đạo Thành, là thiên đạo. Phần này là phần thành chi, là nhân đạo, là con đường dẫn từ người lên tới trời.[11]

Tiên nho cho rằng phải đi cho tận nhân đạo, rồi mới lên đến thiên đạo.[12] Lên đến thiên đạo là đạt đạo Trung Dung, là phối thiên.

Như vậy phối thiên là thoát nhân cách, mặc lấy thiên tính. Sách Huỳnh Đình Kinh chú có chủ trương rằng: «Lòng có chết thì thần mới sống.» [13] cũng không ngoài ý đó.[14]

Abu Yazid, một vị thánh Hồi giáo, nói: «Tôi đã gặp Chúa huyền năng trong giấc mộng và hỏi ngài: ‘Đường nào đưa tới Chúa?’ Ngài trả lời tôi: ‘Hãy trút bỏ ngã chấp và hãy vươn lên.’» [15]

3. Thị cố ... kỳ thử chi vị dư.

Khi đã dốc chí tu thân, học hỏi để tiến tới Trung Dung, người quân tử sẽ lạc thiên tri mệnh, ở địa vị nào cũng ung dung sảng khoái. Gặp khi nước có đạo thì dùng lời nói mà làm cho nước trở nên hưng thịnh; gặp khi nước đảo điên thì lặng lẽ để dung thân.

Thế là: Khôn lại còn ngoan.

Khôn ngoan nên mới bảo toàn tấm thân.


CHÚ THÍCH

[1] Mao Thi, Đại nhã Chưng dân thiên.

[2] Quân tử dĩ đa thức tiền ngôn vãng hạnh, dĩ súc kỳ đức. 君 子 多 識 前 言 往 行 以 畜 其 德. = Quân tử phải học cho biết nhiều lời xưa việc cũ, để hàm súc đức độ mình. (Dịch kinh tân khảo, q.III. Đại súc, tiết 5, tr.1706)

- Toujours plus haut

place ton rêve ou ton désir

L’idéal que tu veux servir,

Toujours plus haut !

Toujours plus haut !

Si, bien souvent, ton ciel se voile

Que de ta foi brille l’étoile

Toujours plus haut ! (Albert Schweitzer)

- Le bien suprême de l’âme est la connaissance de Dieu; et la vertu suprême de l’âme, c’est connaître Dieu. (Baruch Spinoza)

[3] Cẩu bất chí đức, chí đạo bất ngưng yên.

[4] Thành giả, thiên chi đạo dã. (Trung Dung, ch.20)

[5] Trung Dung thiên lý dã. 中 庸 天 理 也 (Trung Dung hoặc vấn, tr.125b)

[6] Thiên lý cố cao minh. 天 理 故 高 明 (Ibid.)

[7] Bất cực hồ cao minh bất túc dĩ đạo Trung Dung. 不 極 乎 高 明 不 足 以 道 中 庸 (Ibid.)

[8] Trung Dung nãi cao minh chi cực dã. 中 庸 乃 高 明 之 極 也 (Ibid.)

[9] Nhất thiên nhân, tề thượng hạ. 一 天 人 齊 上 下 (Ibid.) - Cố viết phối thiên. 故 曰 配 天 (Trung Dung, ch.31)

[10] Cẩu bất chí đức, chí đạo bất ngưng yên.

[11] Tự nhân nhi thiên, tắc thượng đạt hĩ. 自 人 而 天 則 上 達 矣. (Trung Dung hoặc vấn, tr.127a)

[12] Tận nhân đạo tắc thiên đạo chí.

[13] Huỳnh Đình Kinh chú, Ngoại Cảnh Ngọc Kinh, q.thượng, tr.17.

[14] Au bout du chemin mystique, seul Dieu est présent. Le saint peut alors disparaître complétement en Dieu: C’est l’état du ‘fana’, il peut aussi, à d’autres moments, subsister par Dieu c’est l’état du baqa. Mais dans les deux cas, c’est Dieu qui agit en lui. (Marijan Molé, Les mystiques musumans, p.61)

- Câu trên làm ta liên tưởng lời Phúc Âm Matthieu X, 39:

Qui invenit animam suam perdet illam; et qui perdiderit animam suam propter me, inveniet eam. (Vulgate): Ai tìm linh hồn mình sẽ mất nó, ai mất linh hồn mình vì ta, sẽ tìm thấy nó. (Dịch nguyên văn theo nghĩa huyền học). câu này cũng tương tự câu: Ce n’est plus moi qui vis, c’est le Christ qui vit en moi. (Gal. II, 20)

[15] Abu Yazid dit: «Je vis le Seigneur de la Puissance en rêve et lui demandai: ‘Quel est le chemin qui mène vers Toi?’ Il me dit: ‘Dépouille-toi de ton toi et élève-toi.’» (Les mystiques musumans, p.54)

- Lorsque rien d’humain n’est resté en lui, alors s’infuse en lui l’Esprit de Dieu qui s’était infusé en Jésus, fils de Marie. Il ne désire plus rien d’autre que ce que Dieu a voulu, et toutes ses actions sont des actions de Dieu Très-Haut.» (Bagdadi, Farq bain al-firaq, Le Caire, 1367/1948, p.158s) (Les mystiques musumals, p.69)

- cf. Luận Ngữ, Tử Hãn: «Tử tuyệt tứ: Vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã.»



Chương 28

ĐẠO THÁNH HIỀN PHẢI HỢP VỚI ĐẠO CỔ NHÂN

第 二 十 八 章

子 曰 : 愚 而 好 自 用, 賤 而 好 字 專; 生 乎 今 之 世, 反 古 之 道; 如此 者, 災 及 其 身 者 也. 非 天 子, 不 議 禮, 不 制 度, 不考 文. 今 天 下, 車 同 軌, 書 同 文, 行 同 倫. 雖 有 其 位, 苟 無 其 德 , 不 敢 作 禮 樂 焉. 雖 有 其 德, 苟 無 其 位, 亦 不敢 作 禮 樂 焉. 子 曰 : 吾 說 夏 禮, 杞不 足 征 也. 吾 學 殷 禮, 有 宋 存 焉. 吾 學 周 禮, 今 用之; 吾 從 周.

PHIÊN ÂM

Tử viết: Ngu nhi hiếu tự dụng, tiện nhi hiếu tự chuyên; sinh hồ kim chi thế, phản cổ chi đạo; như thử giả, tai cập kỳ thân giả dã. Phi Thiên Tử, bất nghị lễ, bất chế độ, bất khảo văn. Kim thiên hạ, xa đồng quỹ, thư đồng văn, hạnh đồng luân. Tuy hữu kỳ vị, cẩu vô kỳ đức, bất cảm tác lễ nhạc yên. Tuy hữu kỳ đức, cẩu vô kỳ vị, diệc bất cảm tác lễ nhạc yên. Tử viết: Ngô thuyết Hạ lễ, Kỷ bất túc trưng dã. Ngô học Ân lễ, hữu Tống tồn yên. Ngô học Chu lễ; kim dụng chi; ngô tùng Chu.

CHÚ THÍCH

- Phản = (1) trở về với;[1] (2) phản lại, vi phản 違 反.[2] (Dịch giả cũng theo nghĩa (2), vì thấy hợp lý hơn. Hơn nữa, ông Tử Tư cũng như Đức Khổng muốn đem đạo Nghiêu Thuấn mà truyền bá, tức là một đạo có từ xưa. Dĩ nhiên chủ trương không được phản lại đạo lý cổ truyền). - Tai = tai ương 災 殃.- Nghị = bàn. - Chế = làm. - Độ = phẩm chế như luật pháp, cân lượng, thước tấc, v.v. - Quĩ = trục xe, vết xe cách nhau, phép tắc. - Cẩu = nếu.

BÌNH LUẬN

1. Ngu nhi hiếu tự dụng... bất khảo văn.

Trình Tử cho rằng ngu là người không có đức, tiện là người không có địa vị. Không có đức mà làm lễ nhạc, thế là ngu mà thích tự dụng. Có đức nhưng không có địa vị mà làm lễ nhạc, thế là tiện mà thích tự chuyên. Sinh đời Chu mà muốn theo nghi lễ của đời Hạ, đời Ân; thế là sống thời nay mà muốn theo đạo thời xưa; trong ba điều ấy nếu phạm một, là chiêu tai vạ cho mình.[7]

Các dịch giả Legge, Couvreur, Phan Bội Châu, Phan Khoang, v.v. đều dịch câu ‘sinh hồ kim thế, phản cổ chi đạo’ theo ý của Trình Tử là: sinh thời nay

mà theo đạo thời xưa. Dịch như vậy có thể hợp với chương này, vì Đức Khổng không theo Hạ lễ, Ân lễ, mà theo Chu lễ.

Duy có Trung Dung văn ngôn đối chiếu bình rằng: «Sinh vào thời nay mà vi phản lại những nguyên lý đã được thánh hiền xưa minh định.» [8]

Trên đây cũng đã dịch theo lối Trung Dung kim thích là: sống thời nay mà làm điều trái đạo tiên hiền thuở xưa. Dịch như vậy có nhiều lý do:

* Vì lễ nghi là những hình thức bên ngoài, chứ không phải là đạo. Lễ nghi có thể tùy thời biến đổi, tập tục có thể tùy thời biến đổi, nhưng đạo thánh hiền không biến đổi.

* Vì nếu đức Khổng và Tử Tư chủ trương không theo đạo người xưa, thì tại sao chương 30 của Trung Dung lại nói: «Trọng Ni tổ thuật Nghiêu, Thuấn, hiến chương Văn, Võ.» ?

Ta nên nhớ, vua Nghiêu tức vị năm 2356 tcn, vua Thuấn tức vị năm 2255 tcn, trước nhà Hạ (2205-1766), nhà Ân (1766-1122); như vậy chứng tỏ đức Khổng không hề chủ trương đi ngược lại đạo của tiên thánh, tiên hiền.

Hơn nữa, trong Luận Ngữ, đức Khổng cũng nói: «Ta đem kinh sách thánh hiền mà truyền lại cho đời sau, chứ ta chẳng có làm ra. Ta tin tưởng và mộ đạo người xưa. Ta trộm ví ta với ông Lão Bành.» [9]

Mạnh Tử cũng chê học thuyết của Hứa Hành là ngược với đạo lý của tiên vương.[10]

Hơn nữa, đọc Mạnh Tử ta cũng thấy rằng đệ tử của đức Khổng là những người mê say đạo lý của thánh hiền thiên cổ.[11]

Như vậy đủ chứng tỏ đức Khổng cũng như Trung Dung không hề chủ trương: sinh vào thời nay mà theo đạo thời xưa là điều họa hại.

Tuy nhiên, nhận định của Trình Tử không phải là không có lý do. Thực ra những lễ nghi, hình thức bên ngoài là các thức để tập hợp quần chúng, để cho quần chúng cảm thông nhau dễ dàng, và cũng là những phương tiện cho họ biểu lộ tâm tình, cho nên càng thống nhất được càng hay, và những lễ nghi thịnh hành nhất, phổ thông nhất cần được bảo tồn.

Quần chúng thường đặt nặng vấn đề lễ nghi, hình thức bên ngoài. Họ giống như những con trẻ mô tả trong Phúc Âm, thường hay hạch hỏi: «Ta đã thổi sáo, sao bay không nhảy múa? Ta đã hát những bài lâm khốc bi ai, sao bay không khóc lóc?» [12] Cho nên nếu mình không theo lễ nghi hình thức bên ngoài hiện đang thịnh hành, đôi khi cũng có thể chiêu hại vào thân.

2. Xa đồng quỹ, thư đồng văn, hạnh đồng luân.

Lập lễ nghi, chế độ, phép tắc, làm cho chúng được phổ biến, phổ cập khắp nơi, thi hành nhất luật khắp chốn là phận sự của thiên tử. Nhờ vậy mà khắp nước đều cùng một phép tắc, chế độ, xe cùng một thứ vết, sách cùng một thứ chữ, phong hóa cùng một lề lối.

Mấy chữ xa đồng quỹ, thư đồng văn, hạnh đồng luân đã gây nên giả thuyết rằng Trung Dung không phải do Tử Tư viết, mà đã được viết sau này vào thời Hán, khi Tần Thủy Hoàng đã thống nhất được đất nước, văn tự, chế độ, cân lượng. Lý lẽ viện dẫn là: Sử Ký (Tần Thủy Hoàng bản kỷ) có ghi: «Năm 26, ... một pháp độ, một cân lượng, một thước trượng, xe cùng một thứ vết, sách cùng một thứ chữ.» [13]

Tuy nhiên thuyết này chẳng có gì là vững chãi. Thực vậy, đọc Kinh Thư, ta đã thấy ngay các vị thiên tử như Nghiêu và Thuấn đã ra công thống nhất thể chế, cân lượng, lễ nghi.[14]

3. Ngô thuyết Hạ lễ ... ngô tùng Chu.

Đức Khổng đã theo Chu lễ, vì thời ấy Chu lễ phổ cập khắp nơi, còn Ân lễ, Hạ lễ chỉ còn nước Kỷ, nước Tống theo mà thôi.

Ta thấy rõ ràng Trung Dung phân biệt hai phương diện: đạo lý và nghi lễ (hình thức bên ngoài).

Tinh hoa đạo giáo của thánh hiền thì muôn đời không thay đổi. Vì thế chương 29 của Trung Dung viết: «Khảo chư tam vương [Đại Vũ, Thành Thang, Vũ Vương], nhi bất mậu; kiến chư thiên địa nhi bất bội; chất chư quỷ thần, nhi vô nghi, bá thế dĩ sĩ Thánh nhân, nhi bất hoặc.»

Mạnh Tử cũng viết: «Tiên thánh hậu thánh kỳ quỹ nhất dã.» [15]

Còn lễ nghi hình thức là những lề lối thi hành,

áp dụng, phát lộ ra bên ngoài, thì có thể biến dịch tùy thời. cái gì phổ thông tiện lợi thì theo, vì thế đức Khổng mới nói ‘Ngô tòng Chu’.

Đoạn này chứng minh ngược lại rằng Trung Dung đã được viết trước thời Tần Thủy Hoàng vì ta thấy còn ba loại nghi lễ:

- Hạ lễ còn được thi hành ở nước Kỷ.

- Ân lễ còn được thi hành ở nước Tống.

- Chu lễ còn phổ cập thực thi ở khắp các nơi khác trong nước.

Nếu Trung Dung đã được viết sau thời Tần Thủy Hoàng thì cả chương này vô nghĩa, vì dĩ nhiên, Tần Thủy Hoàng đã hủy bỏ ba loại nghi lễ Hạ, Thương, Chu.


CHÚ THÍCH

[1] Cách giải trong các bản dịch của: Đoàn Trung Còn; Couvreur; Jame Legge; và trong bản chú giải: Trung Dung kim thích.

[2] Cách giải trong Trung Dung văn ngôn đối chiếu. Sinh tại hiện kim đích thời đại vi phản cổ thánh sở định chi nguyên lý. 生 在 現 今 的 時 代 違 反 古 聖 所 定 之 原 理.

[3] La voie de l’insensé est droite à ses yeux, mais le sage écoute les conseils. (Proverbes 12,15)

[4] Ne déplace pas la borne ancienne, que tes pères ont posée. (Proverbes 22,28)

- Garde, mon fils, le précepte de ton père, et ne néglige pas l’enseignement de ta mère. (Proverbes 6,20)

- Kim dã, Nam Man quích thiệt chi nhân, phi tiên vương chi đạo, tử bội tử chi sư nhi học chi, diệc dị ư Tăng Tử hĩ. Ngô văn "xuất u cốc, thiên vu kiều mộc" giả; vị văn há kiều mộc nhi nhập ư u cốc giả. 今 也, 南 蠻 鴃 舌 之 人, 非 先 王 之 道, 子 倍 子 之 師 而 學 之, 亦 異 於 曾 子 矣. 吾 聞 出 於 幽 谷, 遷 于 喬 木 者;未 聞 下 喬 木 而 入 於 幽 谷 也 = Hiện nay, có người rợ Man miền Nam [tức Hứa Hành] giọng nói như tiếng chim quích, học thuyết chẳng hợp với đạo lý của các vì vua thánh thuở xưa. Người đành bội phản thầy ngươi là Trần Lương mà theo học với va. Thế là người khác với Tăng Tử rồi đó. ta từng nghe rằng: "Con chim từ bỏ chỗ hang tối, bay lên đậu trên cây cao." Nhưng ta chưa từng nghe rằng con chim bỏ cây cao, hạ mình mà chui xuống hang tối. (Vậy ngươi không nên bỏ chân lý mà theo tà thuyết). (Mạnh Tử, Đằng Văn Công [thượng-4], tr.172)

[5] Một ý niệm về lễ nghi hình thức:

Celui qui cherche simplement un refuge en des pratiques extérieures fait fausse route, parce que le progrès moral dépend de la condition intérieure de la pureté et du progrès vers la Vérité. La foi aveugle en des pratiques extérieures a d’ailleur causé une indescriptible misère dans le monde. Elle mène à la stupeur, au fanatisme, à l’intolérance, à l’exaltation de soi-même et au mépris des autres, à la dissension, au désaccord à la guerre et aux crimes sanglants, comme l’histoire du Moyen Age nous le démontre suffisamment. Cette foi en des rites extérieurs émousse la puissance de la pensée et étouffe toute émotion noble dans l’homme. Elle en fait un esclave mental pleine de suffisance, et favorise le développement de toutes sortes d’hypocrisies.

Le Bouddha l’a déclaré d’une manière claire et positive: L’homme pris dans le filet de l’aveuglement ne sera jamais purifié par la simple étude des Ecritures saintes ou par des sacrifices aux dieux, non plus que par des jeunes ou par le sommeil sur la terre nue, par des veillées difficiles et fatigantes, ou par le répétition de prières. Ni les donations aux moines, ni le châtiment de soi-même, ni l’accomplissement de rites et de cérémonies ne sauront purifier celui dont le cœur connaît encore le désir égoïste. Ce n’est certainement pas par la consommation de la viande ou du poisson qu’un homme devient impur, mais bien par ivresse, obstination, bigoterie, fraude, envie, exaltation de soi-même, mépris des autres et mauvaises intentions, -- c’est par ces choses-là que l’homme devient impur.

(Présence du Bouddhisme, p.245)

- Một ý niệm về lễ nghi tập tục:

Le Buddha dit dans le Kalamasutta: «Ne vous confiez point à de ouï-dire, ou à la tradition, à ce qu’on a transmis des temps ancienns, aux bruits, aux raisonnements et aux déductions logiques, aux apparences extérieures, aux opinions favorites, aux spéculations et aux possibilités, et ne croyez point parce que je suis votre Maître. Mais si vous avez vu par votre propre expérience qu’une chose est mauvaise et qu’elle mène au désagrément et à la souffrance, alors il faut le rejeter, et si vous avez vu qu’une chose est bonne et irréprochable, et qu’elle mène au bien-être et au salut, alors il faut la pratiquer.»

(Présence du Bouddhisme, p.245)

[6] - Nhà Hạ (2205-1786 tcn). - Nước Kỷ = hậu duệ nhà Hạ. - Nhà Ân (1783-1122 tcn). - Nước Tống = hậu duệ nhà Ân (Thương)

[7] Vô đức viết ngu, vô vị viết tiện. Hữu vị vô đức nhi tác lễ nhạc, sở vị ngu nhi hiếu tự dụng. Hữu đức vô vị nhi tác lễ nhạc, sở vị tiện nhi hiếu tự chuyên. Sinh Chu chi thế nhi tòng Hạ, Ân chi lễ, sở vị cư kim thế phản cổ chi đạo. Tam giả hữu nhất yên thủ tai chi đạo dã. 無 德 曰 愚, 無 位 曰 賤. 有 位 無 德 而 作 禮 樂, 所 謂 愚 而 好 自 用. 德 無 位 而 作 禮 樂, 所 謂 賤 而 好 自 專. 生 周 之 世 而 從 夏, 殷 之 禮, 所 謂 居 今 世 反 古 之 道. 三 者 有 一 焉 取 災 之 道 也. (Trình thị kinh thuyết, q.8, tr.8b)

[8] Sinh tại hiện kim đích đại, vi phản cổ thánh sở định đích nguyên lý. 生 在 現 今 的 代 違 反 古 聖 所 定 的 原 理. (Trung Dung văn ngôn đối chiếu, tr.35)

[9] Tử viết: Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ. Thiết tỉ ư ngã Lão Bành. 述 而 不 作 信 而 好 古 竊 比 於 我 老 彭. (Luận Ngữ, Thuật nhi, #1)

[10] Kim dã, Nam Man quích thiệt chi nhân, phi tiên vương chi đạo. 今 也 南 蠻 鴃 舌 之 人 非 先 王 之 道. (Mạnh Tử, Đằng Văn Công [Thượng-4])

[11] Mạnh Tử, Tận tâm [hạ-37]

[12] Luc VII, 31, 32; Mat XI, 16, 19.

[13] Sử Ký, Tần Thủy Hoàng bản kỷ: Nhị thập lục niên... nhất pháp độ, hành thạch, trượng xích, xa đồng quỹ, thư đồng văn. 史 記, 秦 始 皇 本 紀: 二 十 六 年... 一 法 度, 衡 石, 丈 尺, 車 同 軌, 書 同 文 (Trung Dung kim thích, tr.97)

[14] Il (Chouenn) établit l’uniformité des tubes musicaux, des mesures de longueur, des mesures de capacité, des balances et des poids et régla les cinq sortes de cérémonies. (Les annals de la Chine, p.18; Couvreur dịch từ Kinh Thư, Thuấn điển, 8) 同 律 度 量 衡 修 五 禮.

[15] Mạnh Tử, Ly lâu [hạ-1]



Chương 29

ĐẠO THÁNH NHÂN HỢP TÂM LÝ, LỊCH SỬ, THIÊN CƠ

第 二 十 九 章

王 天 下 有 三 重 焉. 其 寡 過 矣 乎 ! 上 焉 者, 雖 善 無 征, 無 征 不 信; 不 信 民 弗 從. 下 焉 者, 雖 善 不 尊; 不 尊 不 信, 不 信 民 弗 從. 故 君 子 之 道, 本 諸 身, 征 諸 庶 民; 考 諸 三 王, 而 不 繆; 建 諸 天 地 而 不 悖; 質 諸 鬼 神, 而 無 疑, 百 世 以 俟 聖 人 而 不 感. 質 鬼 神 而 無 疑: 知 天 也. 百 世 以 俟 聖 人 而 不 感, 知 人 也. 是 故 君 子 動 而 世 為 天 下 道; 行 而 世 為 天 下 法; 言 而 世 為 天 下 則. 遠 之 則 有 望; 近 之 則 不 厭. 詩 曰 : 在 彼 無 惡; 在 此 無 射; 庶 几 夙 夜, 以 永 終 譽. 君 子 未 有 不 如 此, 而 蚤 有 譽 于 天 下 者 也.

PHIÊN ÂM

Vương thiên hạ hữu tam trọng yên. Kỳ quả quá hĩ hồ ! Thượng yên giả, tuy thiện vô trưng, vô trưng bất tín; bất tín dân phất tùng. Hạ yên giả, tuy thiện bất tôn; bất tôn bất tín, bất tín dân phất tùng. Cố quân tử chi đạo, bản chư thân, trưng chư thứ dân; khảo chư tam vương, nhi bất mậu; kiến chư thiên địa nhi bất bội; chất chư quỷ thần, nhi vô nghi, bá thế dĩ sĩ Thánh nhân nhi bất hoặc. Chất chư quỷ thần nhi vô nghi: tri Thiên dã. Bá thế dĩ sĩ Thánh nhân nhi bất hoặc, tri nhân dã. Thị cố quân tử động nhi thế vi thiên hạ đạo; hạnh nhi thế vi thiên hạ pháp; ngôn nhi thế vi thiên hạ tắc. Viễn chi tắc hữu vọng; cận chi tắc bất yếm. Thi viết: «Tại bỉ vô ố; tại thử vô đố; thứ cơ túc dạ, dĩ vĩnh chung dự.» [1] Quân tử hữu bất như thử, nhi tao hữu dự ư thiên hạ giả dã.

CHÚ THÍCH

- Vương = cai trị, thống suất. - Trọng = trọng hệ, quan trọng. - Tam trọng 三 重 = các sách thường cho là: (1) Lễ nhạc; (2) Luật lệ; (3) Văn tự. Dịch giả, theo ý đọan này, thiết nghĩ tác giả trưng ra ba điều kiện truyền đạo hữu hiệu: Tam trọng = (1) Đức độ; (2) Phát huy, biểu dương đức độ; (3) Địa vị tôn quý. - Trưng = Tỏ ra, dẫn chứng. - Thượng vị quân dã... Hạ vị thần dã. 上 謂 君 也 下 謂 臣 也 (Tống bản thập tam kinh Lễ Ký) [2] - = ghét.- Đố = nhàm, nhờn.- = mong mỏi.- Túc = sớm. - Dự = khen.

BÌNH LUẬN

1. Vương thiên hạ hữu tam trọng... dân phất tùng.

Chu Hi dẫn lời Lã Thị cho rằng ‘tam trọng’ là ‘lễ nghi, chế độ, khảo văn’. Ba điều này phải để thiên tử qui định, ban hành thì trong nước mới có cùng lệ luật, phong tục, và dân mới bớt sai lầm.[6]

Trình Tử và Trịnh Huyền cho rằng: ‘tam trọng’ là ‘tam vương chi lễ’.[7]

Ta cũng có thể cắt nghĩa ‘tam trọng’ như sau:

(1) Đức độ.

(2) Phát huy, biểu dương đức độ.

(3) Địa vị tôn quý.

Tóm lại, cần phải có địa vị cao trong xã hội, cần phải có đức độ, cần phát huy và biểu dương đức độ. Đó là định luật ‘Đăng cao viễn chiếu’ (đèn để nơi cao chiếu sáng xa). Đức độ của vua chúa, thái độ của vua chúa rất dễ cảm hóa dân và làm cho dân phải noi theo.

Một Constantin (274-337), một Théodose (thượng vị La Mã từ 379 đến 393) theo Công giáo, thì toàn quốc theo Công giáo. Một A Dục theo Phật giáo thì cả dân theo Phật giáo.

Có lẽ vì vậy mà Khổng Tử đã mong ước có một địa vị tôn quý trong nước để thi hành và phổ biến đạo ngài.

Các linh mục dòng Tên, khi sang Trung Quốc giảng giáo, đã quyết tâm chinh phục vua Khang Hi và triều thần, vì nghĩ rằng nếu đạt được mục đích ấy thì nước Tàu theo Công giáo rất đông.[8]

2. Thị cố quân tử chi đạo ... tri nhân dã.

Đạo người quân tử phải hội đủ những điều kiện sau đây:

(1) Phát xuất tự thâm tâm.

(2) Đem trưng bày, phổ cập được vào quần chúng, tức là có thể minh chứng được.

(3) Hợp với đạo thánh hiền thiên cổ.

(4) Hợp với định luật trời đất.

(5) Hợp với đường lối quỷ thần.

(6) Siêu việt không gian, thời gian, dẫu ngàn đời sau có thánh nhân ra đời cũng không phủ nhận được những lời mình. Tiên thánh hậu thánh kỳ quỹ nhất dã.

Những tiêu chuẩn trên đây có thể xem là những tiêu chuẩn chính yếu để nhận biết thế nào là chân lý vĩnh cửu.

Nói cách khác, chân lý vĩnh cửu là thứ chân lý mà mọi nơi, mọi đời, mọi người thường tin tưởng.[9] Nó phải hợp vũ trụ và siêu không gian, thời gian, cho nên không biến thiên theo giòng lịch sử hay theo hoàn cảnh địa lý.

Chân lý vĩnh cửu và phổ quát thực ra không phải là phát minh của một cá nhân nào, một đạo giáo nào, mà chính là đã được tất cả các bậc thánh hiền vạn cổ phát huy, và đã được lưu truyền qua các trung gian của đạo giáo và các nền văn hóa với những vo tròn bóp méo của con người, cũng như của thời gian và hoàn cảnh. Cho nên mọi người chúng ta đều có bổn phận tìm cho ra chân lý vĩnh cửu, phổ quát và nguyên tuyền ấy.

Trong một phiên họp của Hiệp hội Âu Châu Phát huy Văn hóa, linh mục Houang đã nói những lời hữu lý sau đây: «Bổn phận người Âu cũng như người Á là phải tìm cho ra chân lý hằng cửu và phổ quát... Chúng ta có nhiệm vụ khơi mào cho một cuộc đối thoại giữa Á và Âu bằng cách minh định rằng trong mọi nền văn hóa đều có những điều hằng cửu và phổ quát. Như vậy chúng ta sẽ có thể yêu nhau như anh em, và thế giới sẽ có thể sống bình yên thực. [...] Trong suốt thế kỷ 19, quý vị đã coi thế giới như là chiếc xe lửa đang di chuyển, mà chân lý phổ quát là đầu tàu, người Âu Châu thì ở toa thượng hạng và hạng nhất, còn các toa hạng ba và toa hàng hóa thì dành cho người Á Phi. Quan điểm này ngày nay không thể chấp nhận được... Trái lại phải quan niệm thế giới như là một chiếc hoa thị mà ta thấy ở các giáo đường xây vào thời Trung Cổ, trong đó mỗi cánh hoa là một chủng tộc với tất cả những điều nguyện ước, thắc mắc, băn khoăn, và đòi hỏi của họ.» [10]

3. Thị cố quân tử động nhi thế vi thiên hạ đạo... nhi tao hữu dự ư thiên hạ giả dã.

Cho nên người quân tử phải ăn ở sao cho ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi mình nên như mẫu mực của chúng dân.

Gần đây Kant cũng đưa ra một phương châm tương tự: «Hãy ăn ở sao để bạn có thể muốn được rằng phương châm hành động của bạn sẽ trở thành một định luật phổ quát.» [11]

Có như vậy mới mong được xa gần tôn trọng, quý mến.


CHÚ THÍCH

[1] Mao Thi, Chu tụng, chấn lộ thiên. 毛 詩 周 頌 振 鷺 篇.

[2] 1/ Ở ngôi cao mà muốn làm điều lành, tất trước phải có việc trưng chứng cho dân biết. 2/ Ở bậc dưới, tất phải làm thế nào tạo được một thời thế mà đặt mình lên ngôi tôn. Nếu không cả hai lẽ ấy, hoặc có ngôi mà không đức sẵn, hoặc có đức mà không ngôi cao, thảy là không sử được dân; lý vẫn như thế mà thế cũng như thế. Chúng ta ra đời không phải chuyên ỷ một chữ "thiện" mà xong được. (Phan Bội Châu, Khổng học đăng, tr.388)

Danh ngôn đối chiếu:

[3] - Mais la sagesse du pauvre est méprisée,

et ses paroles ne sont pas écoutées. (L’Ecclésiaste 9–16)

- Tam trọng: 1/ Vous êtes la lumière du monde. (Mat. 5,16); 2/ Qu’ainsi brille votre lumière aux yeux des hommes, pour qi’ils voient vos bonnes oeuvres et glorifient votre Père qui est dans les Cieux. (Mat. 5,16); 3/ On n’allume pas non plus la lampe pour la mettre sous le boisseau, mais sur le support, et elle brille pour tous ceux qui sont dans la maison. (Mat. 5,15).

- La vraie religion, c’est, concordanct avec la raison et le savoir de l’homme, le rapport établi par lui envers la vie infinie qui l’entoure, qui lie sa vie avec cet infini et le guide dans ses actes. (Léon Tolstoi)

- Dữ thiên địa tương tự, cố bất vi. Tri chu hồ vạn vật, nhi đạo tế thiên hạ cố bất quá. Bàng hành nhi bất lưu, lạc Thiên tri mệnh cố bất ưu. An thổ đôn hồ nhân cố năng ái. 與 天 地 相 似 故 不 違. 知 周 乎 萬 物, 而 道 濟 天 下 故 不 過. 旁 行 而 不 流, 樂 天 知 命 故 不 憂. 安 土 敦 乎 仁 故 不 能 愛. (Giống đất trời nên không sai. Biết khắp muôn vật, giúp đỡ thiên hạ nên không lỗi.) (Hệ từ thượng)

[4] Lâm Ngữ Đường dịch: «C’est pourquoi il est vrai de dire de l’homme vraiment moral, que chacun de ses gestes devient un exemple pour les générations chacun de ses actes un modèle, chacune de ses paroles, un guide. Ceux qui sont au loin regardent à lui et ceux qui sont près ne l’en respectent pas moins.» (Lin Yutang, La Sagesse de Confucius)

- C’est une grande folie que de vouloir être sage tout seul. (François de la Rochefoucauld)

- La sagesse de la vie est toujours plus profonde et plus large que la sagesse des hommes. (Maxime Gorki)

- Outre que l’Ecclésiaste fut un sage,

il a encore enseigné le savoir au peuple;

il a pesé et sondé et il a arrangé becaucoup de sentences.

L’Ecclésiaste a cherché à trouver des paroles qui plaisent et à écrire droitement des paroles de vérité. (L’Ecclésiaste 12, 9–10)

[5] Traduction de Couvreur:

Il est dit dans le Cheu king: «Là personne ne les hait ici personne n’est lassé de leur présence; leur mémoire sera célébrée dans tous les âges.» Jamais prince n’est parvenu de bonne heure à se faire un nom dans tout l’empire, si ce n’est pas cette voie.

[6] Trung Dung văn ngôn đối chiếu, tr.37.

[7] Trung Dung hoặc vấn, tr.131a.

- James Legge, The Doctrine of the Mean, p.425.

[8] En adoptant cette politique, les Jésuites avaient clairement présent à l’esprit l’éclatant succès de la conversion de l’Empire romain au christianisme, et ils caressèrent l’espoir que les divers souverains asiatiques se révèleraient de nouveaux Constantins, prêts à ambrasser la nouvelle ici...

... Dès lors, il (Matteo Ricci) s’attacha à appliquer la méthode prescrite par ses supérieurs: au lieu de tenter la conversion de millions de paysans et d’artisans illettrés, s’efforcer d’atteindre la tête même de l’Empire. Il valait infiniment mieux convertir les milieux dirigeants de Pékin, les intellectuels et les mandarins. les Jésuites étaitent convaincus que si les couches supérieures de la nation épousaient le christianisme, le reste de l’Empire suivrait automatiquement leur exemple... (Amoury de Riencourt, L’Âme de la Chine, p.223-224)

[9] Quod ubique, quod semper, quod ab omn us creditum est. (Robert Will, Le Culte, Étude d’histoire de la philosophie religieuse, p.81)

- Thiên bách thế chi thượng, hữu thánh nhân xuất yên, thử tâm, thử lý đồng dã. Thiên bách thế chi hạ, hữu thánh nhân xuất yên, thử tâm, thử lý, đồng dã. 天 百 世 之 上, 有 聖 人 出 焉, 此 心, 此 理 同 也. 天 百 世 之 下, 有 聖 人 出 焉, 此 心, 此 理, 同 也. (Trung Dung hoặc vấn, tr.232)

[10] cf. Comprendre, revue de politique de la culture, No16 (Société européenne de culture près la biennale Venise), p.334-335.

R.P. Houang: Au contraire, la tâche des Occidentaux et des Asiatiques seraient de trouver les constantes de l’universalité. Notre tâche à nous est d’amorcer un dialogue entre Asiatiques et Européens, montrant qu’à travers toutes les cultures il y a des constantes de l’universalité. Nous pourrons alors nous aimer en frères, et le monde pourra vivre vraiment en paix...

Tout au long du XIXe siècle, vous avez représenté l’universel à l’image d’un train en mouvement dont l’universalité est la locomotive et dans lequel les Européens occupent les wagons-lits et les wagons de 1e classe, laissant les 3e classe et peut-être les wagons de marchandises aux Asiatiques et aux Africains. Cette forme d’universalité est inacceptable, d’autant plus qu’aujourd’hui nous devrions former une universalité qui ressemblerait non pas à ce train à sens unique, mais plutôt à une rosace, à la belle rosace des grandes cathédrales du moyen-âge dont chaque pétale représenterait une race avec toutes ses aspirations, ses angoisses et ses besoins...

[11] Agis de telle sorte que tu puisses vouloir que la maxime de ton action soit érigée en loi universelle. (Émile Boutroux, La philosophie de Kant, p.300)





Chương 30

THÁNH NHÂN DỮ THIÊN ĐỒNG ĐỨC

第 三 十 章

仲 尼 祖 述 堯, , 憲 章 文 武, 律 天 時, 下 襲 水 土; 辟 如 天 地 之 無 不 持 載, 無 不 覆 幬; 辟 如 四 時 之 錯 行; 如 日 月 之 代 明. 萬 物 并 育 而 不 相 害. 道 并 行 而 不 相 悖. 小 德 川 流; 大 德 敦 化. 此 天 地 之 所 以 為 大 也.

PHIÊN ÂM

Trọng Ni tổ thuật Nghiêu, Thuấn, hiến chương Văn Võ, thượng luật thiên thời, hạ tập thủy thổ; thí như thiên địa chi vô bất trì tải, vô bất phúc đảo; thí như tứ thời thác hành; như nhật nguyệt chi đại minh. Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại. Đạo tịnh hành nhi bất tương bội. Tiểu đức xuyên lưu; đại đức đôn hóa. Thử thiên địa chi sở dĩ vi đại dã.

CHÚ THÍCH

- Tổ thuật = noi theo dấu tích. - Hiến chương = những công việc khuôn mẫu cho đời, như chế độ, lễ nhạc, tất cả thấy rõ ràng đợi ta trông thấy. (chú thích của cụ Phan Bội Châu) [1]

BÌNH LUẬN

Chương này tán tụng đức độ đức Khổng, và cho rằng đức độ ngài cao siêu sánh với đất trời.

Ngài truyền thuật lại đạo Nghiêu Thuấn, xiển minh nền chính trị Văn Võ, sống hợp thiên thời và thủy thổ.

Ngài như Trời không gì không bao dung che chở, như đất không gì không cưu mang. Ảnh hưởng ngài không hề ngừng nghỉ như bốn mùa vần xoay đắp đổi, như mặt trời mặt trăng lần lượt sáng soi, làm cho vạn vật vui sống bên trong mà không tác hại lẫn nhau, làm cho nhật nguyệt tinh cầu vần xoay, thời tiết biến đổi mà không lộn lạo.

Ngài cũng như trời đất: đức nhỏ thì như sông suối, lưu thông thấm nhuần khắp chốn; đức lớn thì nồng hậu làm cho vạn vật sinh hóa, ảnh hưởng bao la như vậy mới đáng bậc thánh nhân, cũng như mới là trời đất.[3]

Thế tức là chương này chủ trương ‘thánh nhân phối thiên’. Thánh nhân hợp nhất với Trời. vì vậy ảnh hưởng cũng bao la sâu rộng như Trời. Nho giáo trước sau vẫn chủ trương rằng những bậc thánh nhân có đạo đức siêu việt sẽ phối hợp được với Thượng Đế.

Trình Tử viết: «Đạo thánh nhân cũng như là Trời vậy.» [4] Có người hỏi ông: «Thánh đạo và Thiên đạo khác nhau thế nào?» Ông đáp: «Không khác.» [5]

Tôn Chung Nguyên viết: «Trời với thần là một, thánh với Trời cũng chẳng là hai.» [6]

Trương Tái viết: «Đã học tất phải nên như thánh nhân mới được thôi. Đòi biết người mà chẳng biết Trời, chỉ cầu làm hiền nhân mà chẳng cầu làm thánh nhân, đó là cái tệ hại của các học giả từ thời Tần, thời Hán đến nay.» [7]

Vì thế chương 26 của Trung Dung đã đan cử trường hợp Văn Vương, nay lại đan cử trường hợp Khổng Tử.

Thực ra chính đức Khổng cũng tin rằng mình là vẻ sáng của Trời như Văn Vương, và luôn bắt chước Trời mà hành sự.[8]

Ước vọng của thánh hiền từ ngàn xưa là tu thân tích đức, khuếch sung thiện đoan, hàm dưỡng thiên tính nơi mình để đạt tới mức cao siêu, toàn mỹ như Trời.

Kinh Thư (Khang Cáo) viết: «Hoằng vu Thiên.» Đại Học (ch.1) viết: «Chỉ ư chí thiện.» Trung Dung (ch.27) viết: «Tuấn cực vu Thiên.» đều không ngoài ý đó.

Nhưng cái hay của Khổng giáo là chủ trương: không phải chỉ có Khổng Tử mới giữ được địa vị độc tôn, mà trước Khổng Tử đã có Nghiêu, Thuấn, Đại Vũ, Thang, Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công; sau đức Khổng cũng có nhiều bậc thánh nhân khác ra đời. Vì thế Trung Dung mới nói: «Bá thế dĩ sĩ thánh nhân nhi bất hoặc.»

Tào Giao (ông Giao, em vua nước Tào) hỏi Mạnh Tử rằng: «Có phải mọi người đều có thể nên được như Nghiêu, Thuấn được chăng?» Mạnh Tử đáp: «Phải. Sở dĩ chúng ta không được như Nghiêu, Thuấn là vì chúng ta không muốn mà thôi.» [9]

Trong bài tựa quyển Khổng học đăng, cụ Phan Bội Châu viết: «Hễ ai đọc bản sách này trước phải lập định một cái chí khí tự nhiên rằng: ta là Khổng Tử, ta là Mạnh Tử, ta là Platon, ta là Kant. Chẳng qua đời tuy có xưa nay, đất tuy có Đông Tây, mà tâm lý in như nhau. Thánh hiền tức là ta. ta tức là thánh hiền. Ta chỉ là người hậu tiến của cổ nhân mà thôi.» [10]

Mấy lời trên chứng tỏ cụ Phan thâm hiểu đạo Nho vậy.

Để kết thúc chương này ta có thể mượn lời sách Khải Huyền (Apocalyse): «Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi ta, như chính ta đã thắng và ngồi với Cha ta trên ngôi ngài.» [11]


CHÚ THÍCH

[1] THIÊN NHÂN TƯƠNG DỮ: Tự đời thượng cổ, người Tàu đã có tư tưởng cho rằng người ta sinh ra ai cũng bẩm thụ cái tính của Trời. Cái tính ấy tức là một phần thiên lý. Vậy Trời với người quan hệ với nhau rất mật thiết lắm. Bởi thế mới lấy phép tắc tự nhiên của Trời làm cái mô phạm của người và cho thiên luân là nhân luân, thiên đạo là nhân đạo. Kinh Thi nói rằng: «Thiên sinh chưng dân, hữu vật hữu tắc, dân chi bỉnh di, hiếu thị ý đức.» (Trời sinh ra dân, có hình phép, dân giữ tính thường, muốn có đức tốt). Trời sinh ra người cho người có lòng muốn đức tốt, thì người phải lấy Trời làm gốc, phải kính Trời, sợ Trời, và phải theo cái bản tính của Trời đã phú cho, mà ăn ở cho hợp với đạo Trời. Cái tư tưởng đặc biệt của người Tàu là cho thiên đạo và nhân sự quan hệ với nhau. Trời là cái công lý tự nhiên lưu hành khắp cả mọi nơi. Vậy kính Trời và sợ Trời là phải giữ mình lúc nào cũng kính cẩn, lúc ngồi im lặng một mình cũng như lúc làm công kia việc nọ, bao giờ cũng phải theo thiên lý mà hành động: Làm việc gì hợp với lẽ Trời là phải, là hay, nghịch với lẽ Trời là trái, là dở. (Trần Trọng Kim, Nho giáo, tr.39)

[2] - Quảng đại phối Thiên Địa, biến thông phối tứ thời, âm dương chi nghĩa phối nhật nguyệt. Dị giản chi thiện phối chí đức. , , . (Sự quảng đại sánh với trời đất, sự biến thông sánh với bốn mùa, cái nghĩa âm dương sánh với mặt trời mặt trăng, sự giản dị khéo léo sánh với đức siêu việt.) (Dịch kinh tân khảo, hệ từ thượng, tr.3602)

- Phù đại nhân giả, dữ thiên địa hợp kỳ đức, dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh, dữ tứ thời hợp kỳ tự, dữ quỷ thần hợp kỳ cát hung. Tiên thiên nhi thiên phất vi, hậu thiên nhi phụng thiên thời, thiên thả phất vi nhi huống ư nhân hồ, huống ư quỷ thần hồ! 夫 大 人 者, 與 天 地 合 其 德, 與 日 月 合 其 明, 與 四 時 合 其 序, 與 鬼 神 合 其 吉 凶. 先 天 而 弗 違, 後 天 而 奉 天 時, 天 且 弗 違 而 況 於 人 乎, 況 於 鬼 神 乎 (Ôi ! người lớn ấy là người hợp đức cùng trời, đất hợp sự sáng soi cùng với mặt trời, mặt trăng, hợp thứ tự với bốn mùa, hợp các hung với quỷ thần. Ở trước trời mà trời không trái, ở sau trời mà vâng theo thời trời. Trời còn không trái, huống chi người, huống chi quỷ thần!) (Dịch kinh tân khảo, II tiết 49, tr.668-669)

[3] Câu ‘Tiểu đức xuyên lưu, đại đức đôn hóa» có 3 lối dịch giải: 1/ Tiểu đức, đại đức đó là của Trời. (Đoàn Trung Còn, Couvreur, Legge); 2/ Tiểu đức, đại đức đó là của Khổng Tử. (Phan Bội Châu, Phan Khoang); 3/ Tiểu đức là đức của chư tử, quần hiền; đại đức là đức của Khổng Tử. (Tứ Thư độc bản).

[4] Thánh nhân chi đạo do thiên nhiên. 聖 人 之 道 猶 天 然. (Nhị Trình toàn thư, Túy ngôn, I, tr.4b)

[5] Vấn thánh nhân dữ thiên đạo hà dị? Viết vô dị. 問 聖 人 與 天 道 何 異?曰 無 異. (Di thư, 18, tr.20b)

[6] Tôn Chung Nguyên viết: Thiên dữ thần phi nhị kiến. Thánh nhân tức thiên. 孫 鍾 元 曰: 天 與 神 非 二 見. 聖 人 即 天. (Tống Nguyên học án, q.17, tr.13)

[7] Cáo chư sinh dĩ học tất như thánh nhi hậu dĩ. Dĩ vi tri nhân nhi bất tri thiên, cầu vi hiền nhân nhi bất cầu vi thánh nhân, thử Tần Hán dĩ lai học giả chi đại tệ dã. 告 諸 生 以 學 必 如 聖 而 後 已. 以 為 知 人 而 不 知 天, 求 為 賢 人 而 不 求 為 聖 人. 此 秦 漢 以 來 學 者 之 大 敝 也 (Tống Nguyên học án, q.17, tr.2)

Cùng tính mệnh chi nguyên tất dĩ thể thiên vi học vấn chi bản. 窮 性 命 之 原 必 以 體 天 為 學 問 之 本. (Tống Nguyên học án, q.2, tr.10)

[8] Luận Ngữ, Tử Hãn (ch.9), #5 và Dương Hóa (ch.17), #18.

[9] Mạnh Tử, Công Tôn Sửu [thượng-2]; Đằng Văn Công [thượng-1]; Ly Lâu [hạ-28].

[10] Phan Bội Châu, Khổng học đăng, tựa, tr.10.

[11] Khải Huyền III, 21. Đọc thêm thư thứ hai thánh Jean, 1,2.


Chương 31

THÁNH NHÂN LÀ HIỆN THÂN CỦA THƯỢNG ĐẾ

第 三 十 一 章

唯 天 下 至 聖, 為 能 聰, , , , 足 以 有 臨 也; , , , , 足 以 有 容 也; , , , , 足 以 有 執 也; , , 中 正 足 以 有 敬 也; , , , , 足 以 有 別 也. 溥 博, 淵 泉, 而 時 出 之. 溥博 如 天, 淵 泉 如 淵; 見 而 民 莫 不 敬; 言 而 民 莫 不 信; 行 而 民 莫 不 說. 是 以 聲 名 洋 溢 乎 中 國, 施 及 蠻 貊. 舟 車 所 至, 人 力 所 通, 天 之 所 覆, 地 之所 載 日 月 所 照, 霜 露 所 隊, 凡 有 血 氣 者, 莫 不 尊 親, 故 曰 配 天.

PHIÊN ÂM

Duy thiên hạ chí thánh, vi năng thông, minh, duệ, trí, túc dĩ hữu lâm dã; khoan, dụ, ôn, nhu, túc dĩ hữu dung dã; phát, cường, cương, nghị, túc dĩ hữu chấp dã; tề, trang, trung chính túc dĩ hữu kính dã; văn, lý, mật, sát, túc dĩ hữu biệt dã. Phổ bác, uyên tuyền, nhi thời xuất chi. Phổ bác như thiên, uyên tuyền như uyên; hiện nhi nhân mạc bất kính; ngôn nhi dân mạc bất tín; hành nhi nhân mạc bất duyệt. Thị dĩ thanh danh dương dật hồ Trung quốc, thi cập Man Mạch. Chu xa sở chí, nhân lực sở thông, thiên chi sở phú, địa chi sở tải, nhật nguyệt sở chiếu, sương lộ sở trụy, phàm hữu huyết khí giả, mạc bất tôn thân, cố viết phối Thiên.

CHÚ THÍCH

- Duệ = thông minh, sâu sắc. - Dụ = rộng rãi, giàu có, khoan thai. - Cường = mạnh. – Cương = cứng. - Chấp = cầm giữ. - Trang = trang nghiêm. - Phổ = khắp. - Bác = rộng. - Uyên = sâu. - Uyên tuyền 淵 泉 = sâu như suối sâu. - Duyệt = thích. - Dương = mênh mang. - Man = mọi rợ phía Nam. – Chu = thuyền. - Tải = chở. - Phối thiên 配 天 = kết hợp với trời. - Dật = dầy. - Mạch = mọi rợ phía Bắc. - Phú = che. - Trụy = rơi.

BÌNH LUẬN

Chương này luận về thánh nhân phối thiên. Vì phối thiên nên đầy đủ thông minh, trí tuệ, ôn hòa, nhu thuận, phấn phát, tự cường, nghiêm trang, cung kính, lý sự khúc chiết, y như đã thông phần bản tính Trời, và là hiện thân của Trời.

Cũng vì thế mà thánh nhân được trọng vọng tin theo. Thanh danh ngài sẽ truyền ra khắp các nước và sẽ bền vững với núi sông.

Đoạn đầu chương này xưa nay thường được dịch đại khái như sau: «Trong thiên hạ chỉ có bậc chí thánh mới [có đủ năm đức hạnh này]: (1) [về trí thức thì] tai thông mắt tỏ, độ suốt, hiểu làu, như vậy đủ mà cai trị trăm họ; (2) [về bụng dạ thì] rộng rãi, dũ hòa, ôn nhã, nhu thuận, như vậy đủ mà bao dung chúng dân; (3) [về tính tình thì] phấn phát tự cường, cang dũng, quyết nghị, như vậy đủ mà giữ gìn phận sự; (4) [về nết hạnh thì] trai giới, nghiêm trang, trung thành, chính trực, như vậy đủ mà giữ niềm cung kính trong mọi việc; (5) [về ngôn ngữ thì] có văn, có lý, cặn kẽ, minh bạch, như vậy đủ mà phân biệt sự lý.» [4]

Dịch như vậy thiết tưởng không lột được ý thánh nhân phối thiên của chương sách.

Vì thế tôi mới dịch lại như trên. Lối dịch này làm sáng tỏ đường lối Nho giáo nói riêng và chủ trương của thánh hiền Âu Á cổ kim nói chung, cho rằng thánh nhân hợp nhất với Trời.

Chủ trương thánh nhân phối thiên, thánh nhân là hiện thân của Thượng Đế đã được thấy trong Kinh Thi, Kinh Thư, Tứ Thư, cũng như ở các hiền triết Nho giáo.

Kinh Thi viết:

«Việc Trời chẳng tiếng chẳng tăm,

Nên dùng dạng thức vua Văn hiển hình.

Cho muôn dân thấy mà tin...» [5]

Lại viết:

«Thuở nhà Ân còn thời thịnh trị,

Đã từng cùng Thượng Đế tất giao.» [6]

Trung Dung cũng nhiều lần đề cập tới sự phối hợp của Thượng Đế.[7] Đại Học (ch.10) cũng nhắc đến sự phối thiên bằng cách đan cử câu Kinh Thư: «Ân chi vị táng sư, khắc phối Thượng Đế.» Đối với Trung Dung ta thấy đó là đề tài chính yếu.[8]

Liêm Khê viết: «Hiểu đến nguồn gốc của tính mệnh, ắt sẽ lấy sự hợp nhất với Trời làm căn bản cho sự học vấn.» [9]

Thượng Thái (1050-?) nói: «Người học đạo phải nên cùng lý. Muôn vật đều có lý. Cùng lý hẳn biết được sở vi của Trời. Biết được sở vi của Trời hẳn cùng Trời làm một.» [10]

Hoành Cừ viết: «Nho gia từ minh giác tiến tới toàn thiện, lại từ toàn thiện tiến tới minh giác hoàn toàn. Cho nên Trời người hợp nhất, học đến cùng tột để nên thánh nhân.» [11]

Nhìn sang đạo Lão, ta thấy Đạo Đức Kinh (ch.68) viết: «Sống kết hợp với Trời là lý tưởng cao siêu nhất của người xưa.»

Trương Kỳ Quân, một học giả Trung Hoa lỗi lạc hiện nay, đã viết trong tạp chí Trung Quốc nhất chu và trong bộ Trung Hoa ngũ thiên niên sử của ông như sau: «Trung Hoa từ thời Đường, Ngu (Nghiêu, Thuấn) đến nay đều có chủ trường Trời người kết hợp. Kính Trời cốt để yêu người, yêu người cốt để kính Trời.» [12]

Tư tưởng ‘thánh nhân là hiện thân của Thượng Đế’ thực ra là tư tưởng chung của hoàn vũ. Bergson viết: »… Bây giờ thì Thượng Đế hoạt động bởi tâm hồn; sự phối hợp đã hoàn toàn, và vì thế vĩnh cửu.» [13]

Abu Yazid, một vị thánh Hồi giáo, viết: «Một hôm Thượng Đế đem tôi lên đặt trước mặt ngài và phán: ‘Hỡi Abu Yazid, tạo vật ta muốn thấy con.’ Tôi liền thưa: ‘Xin Chúa trang điểm con bằng sự duy nhất Chúa, xin hãy mặc cho con cá tính Chúa, để hễ thấy con, tạo vật sẽ nói: Ta đã thấy Chúa. Và đó là Chúa chẳng còn có con nữa.’» [14]

Al Hallag, một vị đại thánh Hồi giáo khác, cũng viết: «Ta là đấng ta yêu. Đấng ta yêu là ta. Chúng ta là hai thần trong một xác. Nếu bạn thấy ta, bạn sẽ thấy ngài. Nếu bạn thấy ngài, bạn sẽ thấy ta.» [15]

Tạm dịch ra thơ:

«Ta cùng với đấng ta yêu,

Hai đàng là một, khôn chiều qua phân.

Một thân mà có hai thần,

Thấy ta, thấy Chúa, cũng ngần ấy thôi.»

Những lời lẽ này làm ta liên tưởng đến lời Chúa Cơ Đốc phán trong Phúc âm thánh Jean: »Ai đã thấy ta tức là thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: ‘Xin chỉ Cha cho chúng tôi?’ Ngươi há không tin rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta hay sao?» [16]

Chương 31 này của Trung Dung còn có một điểm lạ lùng là có những âm hưởng tương tự như thánh kinh Cựu Ước của Công giáo. Để minh chứng, xin viện dẫn một đoạn trong Thánh Vịnh David, là một đoạn minh triết.

Trung Dung cho rằng danh tiếng của thánh nhân sẽ lâu bền với tinh cầu, nhật nguyệt, thì Thánh Vịnh David cũng viết:

«Danh người sẽ muôn đời sáng tỏ,

Cùng vầng dương muôn thuở lưu lai.

Muôn dân diễm phúc nhờ Người,

Phúc Người truyền tụng muôn đời dài lâu.» [17]

Minh Triết viết:

«Nhờ minh triết, tiếng ta vang dậy,

Trẻ như ta già thảy kính tôn.

Ngồi tòa thiên hạ khen khôn,

Gặp ta vương tướng cũng còn ngạc nhiên.

Ta nín lặng người thêm mong đợi,

Ta nói năng người vội lắng nghe.

Lời ta nhả ngọc phun huê,

Làm cho thiên hạ say mê nghe hoài.

Nhờ minh triết muôn đời trường thọ,

Ta lưu danh vạn cổ hậu lai.

Muôn dân ta quản ta coi,

Muôn dân muôn nước trong ngoài phục ta.» [18]


CHÚ THÍCH

[1] - Tout ce qui se cache et tout ce qui se voit, je l’ai appris;

car la sagesse, ouvrière de toutes choses, me l’a enseigné.

En elle, en effet, il y a un esprit intelligent, saint,

unique, multiple, subtil,

Se mouvant aisément, pénétrant, incapable de souillure, limpide, impassible, aimant le bien, allègre, incoercible, bienfaisant,

bon pour les hommes, ferme, assuré, sans inquiétudes,

tout-puissant, surveillant tout,

animant tous les esprits,

les intelligents, les purs et les plus subtils.

(Livre de la sagesse, 7 21-23)

- Liêm Khê tiên sinh viết: Thánh hi thiên, hiền hi thánh, sĩ hi hiền. 廉 溪 先 生 曰: 聖 希天, 賢 希 聖, 士 希 賢 (Thánh mong nên giống trời, hiền mong nên thánh, sĩ mong thành hiền). (Cận tư lục II, tr.1)

[2] - Les sages tiennent leur savoir en réserve. (Livre des Proverbes 10, 14)

- Par elle, (me disais-je) je serai considéré dans assembleés

et malgré ma jeunesse, jeunesse, j’aurai l’estime des anciens

on reconnaîtra ma pénétration dans les jugements,

et devant moi les grands seront dans l’admiration.

Si je me tais, ils attendront que je (prenne la parole);

si je parle, ils seront attentifs,

et si je prolonge mon discours,

ils mettront la main sur leur bouche.(Livre de la Sagesse 8 10-12)

[3] Tiên vương duy thời, mậu kính quyết đức, khắc phối thượng đế. Kim vương tự hữu lệnh tự, thượng giám tư tai. 先 王 惟 時, 懋 敬 厥 德, 克 配 上 帝. 今 王 嗣 有 令 緒, 尚 監 茲 哉 (Kinh Thư, Thái Giáp hạ)

= vua trước đã luôn tu nhân tích đức để phối hợp cùng thượng đế. Nay ngài nối nghiệp tưởng nên soi gương đó. (Lời Y-Doãn khuyên vua Thái Giáp).

- Son nom sera béni à jamais;

tant que brillera le soleil, son nom sera redit.

Toutes les tribus de la terre auront en lui bénédiction;

toutes les nations proclameront sa félicité. (Psaume 72, 17)

- Par elle (la sagesse) j’obtiendrai l’immortalité

et je laisserai à la postérité un souvenir éternel,

je gouvernerai des peuples et les nations (étrangères) me seront soumises. (Livre de la Sagesse 7, 9, 14)

[4] Đoàn Trung Còn dịch, Trung Dung, tr.21.

[5] Thượng thiên chi tải, vô thanh vô xú, nghi hình Văn Vương, vạn bang tác phù. 上 天 之 載, 無 聲 無 臭, 儀 形 文 王, 萬 邦 作 孚. (Đại nhã tam, Văn Vương chi thập tam chi nhất)

[6] Ân chi vị táng sư, khắc phối Thượng Đế. 殷 之 未 喪 師 克 配 上 帝. (Kinh Thư, Thái Giáp hạ, 3)

[7] - Khắc phối thượng đế. 克 配 上 帝 (Kinh Thư, Thái Giáp hạ, 3)

- Kỳ tự thời phối Hoàng Thiên. 其 自 時 配 皇 天 (Kinh Thư, Thiệu cáo, 14)

- Cố Ân lễ trắc phối thiên. 故 殷 禮 陟 配 天 (Kinh Thư, Quân thích, 8)

[8] - Cố viết phối thiên. 故 曰 配 天 (ch.31)

- Thánh nhân chi đạo... tuấn cực vu thiên. 聖 人 之 道... 峻 極 于 天 (ch.27) - Trung Dung, ch.26; 30; v.v.

[9] Cùng tính mệnh chi nguyên tất dĩ thể thiên vi học vấn chi bản. 窮 性 命 之 原 必 以 體 天 為 學 問 之 本 (Tống Nguyên học án, q.2, tr.10)

[10] Bửu Cầm, Tống Nho, tr.99.

[11] Nho gia tắc nhân minh trí thành, nhân thành trí minh. Cố Thiên nhân hợp nhất trí học nhi khả dĩ thành thánh. 儒 家 則 因 明 致 誠, 因 誠 致 明. 故 天 人 合 一 致 學 而 可 以 成 聖

(Tống Nguyên học án, q.17, tr.55)

- Tôn Chung Nguyên viết: Thiên dữ thần phi nhị kiến. Thánh nhân tức thiên. 孫 鍾: 天 與 神 非 二 見. 聖 人 即 天. (Tống Nguyên học án, q.17, tr.13)

[12] Trung Quốc tự Đường Ngu dĩ lai, tức hữu Thiên nhân hợp nhất chi tư tưởng. Kính thiên tức sở dĩ ái nhân, ái dân tức sở dĩ tôn thiên. Lịch đại thánh triết mạc bất kế tục hoành dương thử thiên nhân hợp nhất chi đạo. 中 國 自 唐 虞 以 來, 即 有 天 人 合 一 之 思 想. 敬 天 即 所 以 愛 人, 愛 民 即 所 以 宗 天. 歷 代 聖 哲 莫 不 繼 續 宏 揚 此 天 人 合 一 之 道.- Trung Quốc nhất chu, kỳ 623, tr.21.- Trung Hoa ngũ thiên niên sử, q.3, chương Lão Tử.

[13] «… Maintenant c’est Dieu qui agit par elle (l’âme), en elle: l’union est totale et par conséquent définitive.» (Les deux sources de la morale et de la religion, Paris, 1932, p.247-248)

- (Louis Oechslin, L’intuition mystique de Sainte Thérèse, p.167)

[14] Abu Yazid dit: «Il m’éleva un jour et me plaça devant Lui... et dit: ‘O Abu Yazid ! Mes créatures veulent te voir.’ Je dit alors: ‘Orne-moi de Ton unicité, habille-moi de Ton individualité, élève-moi à Ton unité, afin que me voyant, tes créatures disent: ‘Nous t’avons vu. Et ce sera Toi et moi je n’y serai pas.’» (Marijan Molé, Les mystiques musulmans, p.56)

[15] Je suis celui que j’aime, et celui que j’aime est moi.

Nous sommes deux esprits infus en un seul corps.

Si tu me vois, tu le vois; et si tu le vois, tu me vois.

(Le divin d’Al-Hallag, éd. Massignon, M 57)

(Marijan Molé, Les mystiques musulmans, p.70)

[16] Jean, 14, 9, 10. Kinh Thánh, nhà in hội thánh Tin Lành Đông Pháp, Hà Nội, tr.128.

Bible de Jérusalem, tr.1420, dịch như sau:

Qui m’a vu, a vu le Père,

Comment peux-tu dire: Montre-nous le Père?

Ne crois-tu pas

que je suis dans le Père et que le Père est en moi?

[17] Thánh Vịnh David 72, 17.

[18] Minh Triết, 8, 10-14.



Chương 32

THÁNH NHÂN LÀ BẬC ĐẠI TRÍ VÀ HOÀN HẢO

第 三 十 二 章

唯 天 下 至 誠, 為 能 經 綸 天 下 之 大 經, 立 天下 之 大 本, 知 天 地 之 化 育, 夫 焉 有 所 倚? 肫 肫 其 仁; 淵 淵 其 淵; 浩 浩 其 天. 苟 不 固 聰 明 聖 知, 達 天 德 者, 其 孰 能 知 之?

PHIÊN ÂM

Duy thiên hạ chí thành, vi năng kinh luân thiên hạ chi đại kinh, lập thiên hạ chi đại bản, tri thiên địa chi hóa dục, phù yên hữu sở ỷ ? Chuân chuân kỳ nhân; uyên uyên kỳ uyên; hạo hạo kỳ thiên. Cẩu bất cố thông minh thánh trí, đạt thiên đức giả, kỳ thục năng tri chi ?

CHÚ THÍCH

- Kinh luân = sửa sang. - Kinh = luật lệ. - Kinh = gỡ tơ. - Luân = xắp tơ. - = dựa.

- Chuân chuân = khẩn thiết. - Uyên uyên = sâu xa. - Hạo hạo = man mác.

BÌNH LUẬN

1. Duy thiên hạ chí thành ... tri thiên địa chi hóa dục.

Các nhà bình dịch Trung Dung giải đại kinh là:

- Ngũ luân.[2]

- Những đường lối chính trị.[3]

và giải đại bảnngũ thường,[4] hoặc là gốc lớn của thiên hạ.

Thiết tưởng còn có thể cắt nghĩa đoạn này như sau: Thánh nhân là những người đã có thể:

- Tháo gỡ và tìm ra những đường lối chính yếu của nhân loại.

- Tìm ra được căn bản của nhân loại.

- Hiểu được mục đích biến thiên, hóa dục của trời đất.

Thánh nhân đã tìm ra được căn bản của nhân loại và minh định căn bản căn nguyên ấy chính là Trời.

Đồng thời các ngài cũng nhận định rằng tất cả mọi cuộc biến thiên, tiến hóa trong trời đất là cốt giúp con người cải thiện mình, giúp con người đạt được mục đích cao siêu ấy.

Như vậy đường lối chính yếu của con người là phải biết tận dụng hoàn cảnh xã hội và tha nhân, thời gian và không gian, và phải hiểu biết về mình cho tận tường để có thể tiến hóa, để có thể phục hồi bản nguyên, hay quy nguyên phục mệnh theo từ ngữ của Đạo Đức Kinh.

Đường lối nhân loại tưởng chừng hết sức đa đoan, phức tạp, nhưng kỳ thực chỉ có hai chiều hướng chính yếu:

a/ Hướng ngoại để mưu sinh. Chiều hướng ngoại tức là chiều vãng, tức là chiều đi ra ngoại cảnh, đi vào xã hội. Á Đông xưa gọi là nhập thế.

b/ Hướng nội để mưu đạo. Chiều hướng nội tức là chiều lai, chiều đi vào tâm linh, để cầu đạo, đắc đạo, phối thiên.

Trung Dung đã xác định hai chiều hướng ấy nơi chương 25: «Tính chi đức dã, hợp nội ngoại chi đạo dã.» Hai chiều hướng ấy cũng đã ghi trong tượng hình Thái Cực:[5]

—> : chiều hướng ngoại (VÃNG)

<— : chiều hướng nội (LAI)

Tâm điểm là Thái Cực, Trời.

Vòng tròn là ngoại cảnh, xã hội.

Xác định được rằng căn nguyên và cùng đích con người là một, ấy là Trời, tức là tìm ra định luật tuần hoàn, thủy chung như nhất.

Xác định được hai chiều vãng lai, từ nhất tiến ra vạn, rồi lại từ vạn trở về nhất, là tìm ra được định luật Âm Dương thác tống, vãng lai, phản phúc của Dịch Kinh.[6]

2. Chuân chuân kỳ nhân ... hạo hạo kỳ Thiên.

Thánh nhân là những người siêu việt, có một lý tưởng cao siêu tuyệt đỉnh, sống một cuộc đời hoàn thiện tuyệt vời, sâu xa như vực thẳm, mênh mang như Trời.

Legge dịch câu ‘hạo hạo kỳ thiên’ là ‘Hãy gọi Ngài là Trời, Ngài mênh mang biết bao’.[7]

Thiệu Văn biên giải câu ‘hạo hạo kỳ thiên’ hết sức đặc biệt. Tạm dịch thành mấy vần thơ như sau:

«Trời người đâu có chia hai,

Con người vì có hình hài mới xa.

Trông, nghe, suy nghĩ, lân la,

Ai ai cũng tưởng tự ta tự mình.

‘ Ta ’, ‘mình’ khi đã phát sinh,

Con người thôi thế đã đành nhỏ nhoi.

Nếu trừ được hết hình hài,

Con người hợp nhất với Trời như xưa.

Hình hài làm thế nào trừ?

Muốn trừ: Bỏ hết riêng tư, ta, mình.

Trừ xong lộng lộng trời xanh,

Tâm ta lồng lộng một vành mênh mang.

Hết còn cách trở quan san,

Trời người hợp nhất muôn vàn khinh phiêu.» [8]

Những lời bình giải như vậy thiết tưởng cũng phù hợp với ý Trình Tử. Trình Tử viết trong Di Thư: «Người và trời đất là một, nhưng con người tự coi mình là ti tiểu, tại sao?» [9]

3. Cẩu bất cố thông minh thánh trí... kỳ thục năng tri chi.

Trung Dung cho rằng thánh nhân là những người:

- Đạt đạo Trung Dung,

- Thông minh thượng trí,

- Đạt tới thiên đức, thiên đạo,

cho nên phi là những bậc thánh nhân, thì không ai hiểu nổi thánh nhân. Điều đó không lạ, vì định luật ‘Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu’.[10] Tam Quốc Chí có câu: «Yến tước an tri hồng hạc chí tai?» (Chim di, chim sẻ làm sao biết được chí của chim hồng, chim hạc?) [11]

Trang Tử cũng viết trong thiên Tiêu tiêu du: «Người trí nhỏ không hiểu được người trí lớn, vật sống ít năm không thể hiểu được những chuyện lâu dài nhiều năm.» [12]

Tại sao? Vì thánh nhân là những người thông minh tuyệt phẩm, nhìn thấy toàn thể, bao quát không gian, thời gian, lịch sử, địa dư; còn những người tiểu trí chỉ trông thấy một vài vấn đề, biết một vài khía cạnh, lại bị giam hãm trong những khung cảnh lịch sử, địa dư eo hẹp, trong những thành kiến hẹp hòi, như vậy làm sao hiểu được thánh nhân?


CHÚ THÍCH

[1] Danh ngôn đối chiếu:

- Thánh nhân ký kiệt mục lực yên, kế chi dĩ qui, củ, chuẩn, thằng dĩ vi viên, phương, bình, trực, bất khả thắng dụng dã. Ký kiệt nhĩ lực yên, kể chi dĩ lục luật chính ngũ âm, bất khả thắng dụng dã. Ký kiệt tâm tư yên, kế chi dĩ bất nhẫn nhân chi chính nhi nhân phú thiên hạ hĩ. 聖 人 既 竭 目 力 焉. 繼 之 以 規, , , 繩 以 為 圓, , , , 不 可 勝 用 也. 既 竭 而 力 焉, 繼 之 以 六 律 正 五 音, 不 可 勝 用 也. 既 竭 心 思 焉. 繼 之 以 不 忍 人 之 政 而 仁 覆 天 下 矣. (Mạnh Tử, Ly lâu [thượng-1])

- Car elle connaît et comprend toutes choses,

et elle me conduira avec prudence dans mes activités

et me protégera par sa gloire.

Et mes oeuvres seront acceptables, je gouvernerai ton peuple avec justice,

et je serai digne du trône de mon père.

Quel homme, en effet, peut connaître les desseins de Dieu,

ou bien qui peut considérer ce que veut le Seigneur?

(Livre de la Sagesse 9, 11-13)

- Lorsqu’une barque appareille, son patron connaît d’ordinaire toute la traversée à l’avance; mais s’il s’agit d’une frégate ce n’est qu’au large que le capitaine ouvre enfin son ordre de route. Il en va de même avec le génie: taillé pour la haute mer, c’est là qu’il reçoit ses ordres - mais nous autres nous ne savons guère que des bribes sur les bribes d’entreprises qui nous occupent. (Kierkegaard Carnet VI, A, 93)

[2] Đoàn Trung Còn, Phan Khoang.

[3] Trung Dung độc bản, Trung Dung văn ngôn đối chiếu.

[4] Đoàn Trung Còn.

[5] Les deux aspects de la dualité existentielle humaine, le Biologique et le Spirituel s’unissent dans ce mandala en une synthèse expressive, on dirait qu’ici le pouvoir de s’élever vers l’Absolu détient encore sa force toute entière que rien n’a brisée. (Wilfried Daim, Transvaluation de la psychanalyse, p.200)

[6] Cũng còn gọi là Âm Dương điên đảo.

[7] Call him Heaven, how vast is he. (James Legge, The Doctrine of the Mean, p.430)

[8] cf. James Legge, The Doctrine of the Mean, p.430, notes:

In the 紹 聞 編 we read: 天 人 本 無 二, 人 只 有 此 形 體, 與 天 便 隔, 視 聽, 思 慮, 動 作 皆 曰 由 我, 各 我 其 我, 可 知 其 我 小 也. 除 卻 形 體, 便 渾 是 天. 形 體 如 何 除 得? 只 克 去 有 我 之 私, 便 是 除 也. 天 這 般 廣 大, 吾 心 亦 這 般 廣 大, 而 造 化 無 間 於 我, 故 曰 浩 浩 其 天.

Thiên nhân bản vô nhị, nhân chỉ hữu thử hình thể, dữ Thiên tiện cách, thị thính, tư lự, động tác giai viết do ngã, các ngã kỳ ngã, khả tri kỳ ngã tiểu dã. Trừ khước hình thể, tiện hồn thị Thiên. Hình thể như hà trừ đắc? Chỉ khắc khử hữu ngã chi tư, tiện thị trừ dã. Thiên giá ban quảng đại, ngô tâm diệc giá ban quảng đại, nhi tạo hóa vô gián như ngã, cố viết «hạo hạo kỳ Thiên».

[9] Nhân dữ Thiên địa nhất vật, nhi nhân đặc tự tiểu chi, hà da? 人 與 天 地 一 物 而 人 特 自 小 之 何 耶? (Di Thư II, tr.3b)

[10] Kinh Dịch, Càn quái, Văn ngôn cửu ngũ.

[11] Lời Tào Tháo trả lời Trần Cung. (Hồi 4, tr.15)

[12] Tiểu trí bất cập đại trí. Tiểu niên bất cập đại niên. 小 知 不 及 大 知. 小 年 不 及 大 年. (Tiêu diêu du, đoạn A)



Chương 33

CHÂN ĐẠO TẠI NHÂN TÂM

第 三 十 三 章

詩 曰 衣 錦 尚 絅 惡 其 文 之 著 也. 故 君 子 之 道 闇 然 而 日 章. 小 人 之 道 的 然 而 日 亡. 君 子 之 道, , 而 不 厭; 簡 而 文 溫, 而 理. 知 遠 之 近, 知 風 之 自, 知 微 之 顯; 可 與 入 德 矣. 詩 云: 潛 雖 伏 矣, 亦 孔 之 昭. 故 君 子 內 省 不 疚, 無 惡 于 志. 君 子 之 所 不 可 及 者 其 唯 人 之 所 不 見 乎. 詩 云: 相 在 爾 室, 尚 不 愧 于 屋 漏. 故 君 子 不 動 而 敬, 不 言 而 信. 詩 曰: 奏 假 無 言, 時 靡 有 爭. 是 故 君 子 不 賞, 而 民 勸; 不 怒 而 民 威 于 鈇 鉞. 詩 曰: 不 顯 惟 德, 百 辟 其 刑 之. 是 故 君 子 篤 恭, 而 天 下 平. 詩 云: 予 懷 明 德, 不 大 聲 以 色. 子 曰: 聲 色 之 于 以 化 民, 末 也. 詩 云: 德 輶 如 毛, 毛 猶 有 倫. 上 天 之 載, 無 聲 無 臭, 至 矣.

右 第 三 十 三 章

, , , , . . , , . . , .

PHIÊN ÂM

Thi viết: «Ý cẩm thượng quýnh» ố kỳ văn chi trứ dã. Cố quân tử chi đạo, ám nhiên nhi nhật chương. Tiểu nhân chi đạo, chước nhiên nhi nhật vong. Quân tử chi đạo, đạm, nhi bất yểm; giản, nhi văn ôn, nhi lý. Tri viễn chi cận, tri phong chi tự, tri vi chi hiển; khả dữ nhập đức hĩ. Thi vân: «Tiềm tuy phục hĩ, diệc khổng chi chiêu», Cố quân tử nội tỉnh bất cứu, vô ố ư chí. Quân tử chi sở bất khả cập giả kỳ duy nhân chi sở bất kiến hồ. Thi vân: «Tướng tại nhĩ thất, thượng bất quí vu ốc lậu». Cố quân tử bất động nhi kính, bất ngôn, nhi tín. Thi viết: «Tấu cách vô ngôn, thời mỹ hữu tranh.» Thị cố quân tử bất thưởng, nhi dân khuyến; bất nộ, nhi dân oai ư phủ việt. Thi viết: «Bất hiển duy đức, bá tích kỳ hình chi.» [1] Thị cố quân tử đốc cung, nhi thiên hạ bình. Thi vân: «Dư hoài minh đức, bất đại thanh dĩ sắc.» Tử viết: «Thanh sắc chi ư dĩ hóa dân, mạt dã.» Thi vân: «Đức thù như mao: Mao do hữu luân. Thượng thiên chi tải, vô thanh vô xú, chí hĩ.» [2]

Hữu đệ tam thập tam chương.

Tử tư, nhân tiền chương cực trí chi ngôn, phản cầu kỳ bổn, phục tự hạ phục vị kỷ cẩn độc chi sự, suy nhi ngôn chi, dĩ tuần trí hồ đốc cung nhi thiên hạ bình chi thịnh. Hựu tán kỳ diệu, chí ư vô thanh vô xú, nhi hậu dĩ yên. Cái cử nhất thiên chi yếu nhi ước ngôn chi. Kỳ phản phúc đinh ninh thị nhân chi ý, chí thâm thiết hĩ. Học giả kỳ bất tận tâm hồ ?

CHÚ THÍCH

Thi = Mao thi tiểu nhã chính nguyệt thiên 毛 詩 小 雅 正 月 篇 .

- Khổng = rất. - Chiêu = sáng tỏ (briller). - Cứu = buồn, lỗi.

- Thi = Mao thi Thương tụng Liệt tổ thiên 毛 詩 商 頌 烈 祖 篇 .

- Tấu = tiến lên. - Cách = giáng lâm.[3] - Mỹ = không. - Khuyến = phấn khởi.

- Phủ việt 鈇 鉞 = rìu búa.[4] - Hiển = tỏ ra. - Bá tích 百 辟 = chư hầu. - Hình = bắt chước.

- = ta. - Hoài = nhớ. - Minh đức 明 德 = nhân đức hoàn hảo. - = dữ = và.

- Thù = nhẹ. – Luân = so sánh. - = khí vị. - Chí hĩ 至 矣 = tuyệt vời.

BÌNH LUẬN

1. Thi vân: Ý cẩm thượng quýnh... Bất quý vu ốc lậu.

Chương 33 này tổng luận về đạo người quân tử.

Đạo quân tử theo Trung Dung là thứ đạo nội tâm, không có những hình thức thờ phụng, van vái bên ngoài, mà chỉ cốt theo gương toàn thiện của Trời, tu sửa tâm hồn cho nên toàn thiện.

Để phối thiên, người quân tử nên hết sức tránh sự lòe loẹt bên ngoài.[14] Trọng tâm của người quân tử là giữ cho tâm hồn của mình luôn thanh cao trang nhã, lúc nào cũng mường tưởng như có thần minh ở bên cạnh mình.[15]

Lý luận rằng cá ở trong nước sâu mà vẫn còn thấy được bóng dáng thì những điều kín nhiệm trong lòng mình làm sao thoát khỏi mắt thần minh, cho nên người quân tử luôn luôn cẩn trọng dẫu là khi ở một mình. Người quân tử hơn người chính là ở chỗ đó.

Kẻ tiểu nhân thì trái lại, cần có một thứ đạo phô trương lộ liễu để được tiếng khen bên ngoài; tâm hồn có xấu xa mấy cũng không sao, miễn là đậy điệm, giấu giếm được.

Quân tử theo nội đạo (ésotérisme), tiểu nhân theo ngoại đạo (exotérisme), khác nhau ở chỗ đó.[16]

2. Cố quân tử bất động nhi kính... đốc cung nhi thiên hạ bình.

Người quân tử nếu giữ cho tâm chính ý thành thì chẳng bao lâu nhân đức sẽ hiển lộ ra bên ngoài, ảnh hưởng đến quần chúng xa gần, và cảm hóa được chúng dân. Đó là định luật của trời đất.

Người quân tử cũng không cần phải vất vả bon chen, lao tác mới cảm hóa được chúng dân, mà có thể cảm hóa mọi người bằng ảnh hưởng tâm thần, đức độ lời lẽ và đời sống mình.

Đạo Đức Kinh viết:

«Thánh nhân chẳng đi mà vẫn đến,

Chẳng phô trương mà vẫn tiếng tăm.

Chẳng làm mà vẫn thành công.» [17]

Dịch Kinh cũng viết:

«Dạy rằng quân tử trên đời,

Ngồi nhà nói phải muôn người vẫn theo.

Dặm nghìn còn phải hướng chiều,

Thời trong gang tấc đâu điều lần khân.» [18]

Người xưa cho rằng đức Khổng viết kinh Xuân Thu thì: «Một chữ khen vinh hơn áo cổn hoa, một chữ chê nhục hơn hình rìu búa.» [19] Thế tức là thánh nhân tu kỷ mà đem được an bình cho thiên hạ vậy.[20]

3. Thi vân: Dư hoài minh đức... vô thanh vô xú chí hĩ.

Trung Dung cho rằng đạo nội tâm chính là đạo của thánh hiền muôn thuở, là đạo của Văn Vương, và viện dẫn lời Kinh Thi (thiên Hoàng hĩ) để chứng minh điều đó. Để thấu triệt vấn đề, xin tạm dịch đoạn Kinh Thi ấy như sau:

«Thượng Đế gọi Văn Vương phán bảo,

Ta ưa người hoài bão đức nhân.

Chẳng cần khoe tiếng khoe tăm,

Chẳng cần thanh sắc lố lăng bên ngoài.

Không hay, không biết, thảnh thơi,

Ung dung theo đúng luật Trời ở ăn.» [21]

Phúc Âm Công giáo cũng đã rao truyền đạo nội tâm đó. Trong Matthieu (đoạn 6, 1-6), Chúa Jésus dạy chớ nên phô trương đức độ, vì làm thế sẽ mất phần thưởng Thiên Chúa. Cho nên làm phúc hay cầu nguyện cũng phải làm cho âm thầm kín đáo, đừng để cho ai hay, ai biết, chỉ cần một mình Chúa Trời biết mà thôi.

Trong Phúc Âm Jean (4, 23-24) ngài lại dạy: «Chúa là Thần và những kẻ thờ người phải thờ bằng tâm thần và chân lý. Vì Thiên Chúa chỉ ưa những người thờ phụng ngài bằng tâm thần và chân lý.» Trái lại những kẻ phụng thờ ngài bằng môi miệng, hình thức bên ngoài, thì bị công kích kịch liệt bằng những lời lẽ sau:

«Dân này môi miệng thờ ta,

Nhưng mà lòng nó cách xa ngàn trùng.

Phụng thờ hình hạc luống công,

Những lời giảng giáo thuần dòng nhân vi.» [22]

Phật cũng dạy trong kinh Kim Cương: «Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai.» (Ai lấy sắc tướng mà xem ta, lấy âm thanh mà tìm ta, ấy là kẻ theo tà đạo, không thể thấy Như Lai được.) [23]

Đức Khổng thì nói: «Lấy thanh sắc mà cảm hóa dân ấy là đường lối thấp kém nhất.»

Tư tưởng của ba ngài quả thật giống nhau vậy.

Tổng luận về Trung Dung cụ Phan Bội Châu viết: «Thế thời tuyền bộ sách, mở đầu ra chữ Thiên, thắt đuôi lại cũng chữ Thiên,biết được thâm ý của người làm sách, chỉ cốt nói rõ Thiên chi đạo, tức là đạo của Trời. Nhưng mà đạo của Trời đó há phải để mắt vào chỗ xanh cao ngất, mà bảo là Trời hay sao? Đạo của Trời cũng chỉ ở nơi lòng người ta mà thôi. Lòng người ta tức là nhân chi đạo, mà nhân chi đạo tức là Thiên chi đạo. Nên bản sách này có hai câu rằng: ‘Thành giả thiên chi đạo dã, thành chi giả, nhân chi đạo dã.’ Nói cho đúng, nhân chi đạoThiên chi đạo chỉ khác nhau bằng hai cái danh từ, mà ý nghĩa tinh thần thì tóm vào trong một chữ thành.[24]

James Legge bình rằng: «Chương cuối và chương đầu tương ứng với nhau. Chương nào cũng có thể coi là toát lược cả toàn bộ Trung Dung.»


CHÚ THÍCH

[1] Mao Thi, Chu tụng Liệt văn thiên. 毛 詩 周 頌 列 文 篇.

[2] Thi = Mao Thi Đại nhã 毛 詩 大 雅: 1/ Hoàng hĩ thiên 皇 矣 篇; 2/ Chưng dân thiên 烝 民 篇; 3/ Văn Vương thiên 文 王 篇.

[3] Thần giáng lâm đích thời hậu, tuy nhiên một hữu âm thanh ngôn ngữ, đãn thị nhân đô thụ tha cảm hóa. 神 降 臨 的 時 候, 雖 然 沒 有 音 聲 言 敔, 但 是 人 都 受 他 感 化.

[4] Nhất tự chi bao vinh ư hoa cổn; nhất tự chi biếm nhục ư phủ việt. 一 字 之 褒 榮 於 華 袞; 一 字 之 貶 辱 於 鈇 鉞 (Một chữ khen vinh hơn áo cổn hoa, một chữ chê nhục hơn hình rìu búa). (Trần Trọng Kim, Nho giáo, I, tr.198)

[5] Le sentier des justes est comme la brillante lumière du matin,

dont l’éclat va croissant jusqu’au plein jour. (Proverbes 4, 18)

[6] Oui c’est un Dieu caché que le Dieu qu’il faut croire.

Mais tout caché qu’il est, pour réveler sa gloire

Quels témoins éclatants devant moi assemblés.

(Louis Racine, Poème de la religion, chant I)

- Le plus grand explorateur sur cette terre, ne fait pas d’aussi longs voyages que celui qui descend au fond de son cœur et se penche sur les abîmes où la face de Dieu se mire parmi les étoiles. (Julien Green)

- Peut-être le mystère est-il un peu trop clair, dit Dupin. (Edgar Poe, Oeuvres complètes. Histoires extraordinaires et Nouvelles Histoires extraordinaires. La lettre volée. Trad. de Baudelaire)

[7] Cố kiến ngôn hữu chi: minh đạo nhược muội, tiến đạo nhược thoái, di đạo nhược loại. Thượng đức nhược cốc, đại bạch nhược nhục, quảng đức nhược bất túc. Kiến đức nhược thu, chất chân nhược du. Đại phương vô ngung, đại khí vãn thành, đại âm hi thanh, đại tượng vô hình, đạo ẩn vô danh, phù duy đạo, thiện thải thả thành. . , 退, . , , , , , , , , , , , .

Xưa nay đã có lời truyền tụng,

Người biết đạo như vụng, như dần.

Tiến lên mà ngỡ lui chân,

Tới bên đạo cả mà thân tưởng hèn.

Đức siêu việt thấp in thung lũng,

Đức cao dầytưởng những vô tài.

Thực chất vẽ ngoài ngỡ kém,

Hình vuông to, góc biến còn đâu.

Những đồ quí báu làm lâu,

Tiếng to nhường sấm mà hầu vô thanh.

Tưởng to mới vô hình vô ảnh,

Trời mênh mang yên tĩnh như không.

Đạo trời tản mạn vô cùng,

Không làm mà vẫn thành công mới là.

- Mao Thi, Vệ phong Thạc nhân thiên 衛 風 碩 人 篇 và Trịnh phong phong thiên 鄭 風 丰 篇 viết: Y cẩm quýnh y 衣 錦 褧 衣.

[8] Parce que le progrès moral dépend de la condition intérieure de la pureté et du progrès vers la Vérité. (Présence du Bouddhisme, p.245)

- Et moi, je vous dis: quiconque regarde une femme aver convoitise, a déjà, dans son cœur, commis l’adultère avec elle. (Mathieu 5, 28)

- Tử viết: «Nội tỉnh bất cứu phù hà ưu hà cụ.» . (Luận Ngữ, Nhan Uyên [ch.12] #4)

There is no conscience where there is no grace.

There is no conscience where there is no chivalry.

There is no conscience where there is no compassion.

Conscience is a diamond reflecting innumerable colours.

Conscience feeling must be compassionate,

Conscience acting must be chivalrous.

It is breadth of vision that is wanting.

We must see that we produce it.

(condensed from «Conscience», Mira, April, 1960, tr.223)

[9] - Tử viết: Quân tử cư kỳ thất, xuất kỳ ngôn, thiện tắc thiên lý ngoại ứng chi, huống kỳ nhĩ giả hồ. : . (Dịch Kinh, Hệ từ thượng)

- Phu tử nói: «Người quân tử ở trong nhà nói ra điều lành, thì người ngàn dậm ứng với, huống hồ là kẻ ở gần.»

- Thị dĩ thánh nhân, bất hành nhi chí bất hiện nhi danh bất vi nhi thành. 是 以 聖 人 不 行 而 至 不 現 而 名 不 為 而 成.

Thánh nhân chẳng đi mà vẫn đến,

Chẳng phô trương vẫn tiếng vẫn tăm.

Chẳng làm mà vẫn thành công. (Đạo Đức Kinh, tr.47)

- Thí như nhất năng trừ thiên niên ám, nhất trí năng diệt vạn niên ngu. , . (Ví như một ngọn đèn có thể trừ cái tối ngàn năm, một trí có thể trừ cái ngu muôn thủa) (Pháp bảo đàn kinh, tr.132-133)

- Bất ngôn nhi tín, bất nộ nhi uy, vô vi nhi trị. . (Không nói mà người vẫn tin, không giận mà vẫn oai, không làm vẫn trị nổi người.)

- L’homme dont la conscience est parfaite, influence tous les êtres, meut le ciet et la terre, fléchit les Mânes et les Génies et parcourt les six régions de l’espace sans que rien s’oppose à lui. (Lie-Tseu, Traduction de R. Brémond.)

[10] Thiện vi sĩ giả bất vũ, Thiện chiếu giả bất nộ, Thiện thắng giả bất tranh. Thiện dụng nhân giả vi hạ. Thị vị bất tranh chi đức, Thị vị dụng nhân chi lực, Thị vị phối thiên, cổ chi cực. 善 為 士 者, 不 武. 善 戰 者, 不 怒. 善 勝 敵 者, 不 與. 善 用 人 , 為 之 下. 是 謂 不 爭 之 德, 是 謂 用 人 之 力, 是 謂 配 天, 古 之 極. (Đạo Đức Kinh, ch.68)

[11] The lotus blooms and draws the bees, Bloom thou, my soul ! in God-life and thou wilt bless many. Live in God, and thy vibrations will attract many though thou speak not a word. (TL. Vaswani)

Sen nở tung hoa quyến bướm ong,

Nở ra, hãy nở hỡi hoa lòng.

Sức thiêng Thượng đế dâng rào rạt,

Nhân Loại bao người sẽ cảm thông.

Trong tình Thượng đế sống ung dung

Cho phím đàn lòng tới tấp rung,

Tuy chẳng âm thanh vang khắp chốn,

Muôn người sau trước vẫn so cung.

- So many Gods, so many creeds!

So many ways, that wind and wind

While just the art of being kind.

Is all this sad world needs. (Ella Wheeler Wilcox)

Bao thần phật, bao nhiêu đạo giáo,

Biết bao đường uốn éo quanh co.

Trong khi thế giới tiêu sơ,

Chỉ cần nhân loại hiệp hòa yêu đương.

[12] - Make the plough of truth

Plant the seed of earnestness

Remove the weeds of untruth

Water it with patience,

Always introverting thyself

Fence it with self satisfaction

If such be thy steadfastness.

Self-realization is thy harvest.

(Saint Appar, The divine life, vol. XXII Jan. 1960)

- Within you is hidden god

Within you is immortal soul

Kill this little «I»

Die to live,

Lead the divine life.

Within you (is the) fountain of joy,

Within you (is the) ocean of bless

Rest peacefully in your own Atma,

(and) Drink the nectar of immotality.

(Sri Swami Sivanada)

[13] Serve, love, meditate realize, be good, do good, be kind, be tolerant be virtuous, adapt, adjust, accommodate, practise Ahimsa, Satva Brahmacharya, this is the essence of divine life.

(Sri Swami Sivananda)

- Hymn from the Veda:

Steep and high is your path of pilgrimage, o man: never descending low. I have equipped thee with the divine wisdom and power to live a full and vigorous life.

Come and enter the divine chariot of immortal bless.

Never say you are old, o my traveller,

With advancing age, blessed with the wealth of wisdom, you shall ever remain young and vigorous.

Up and high goes your path, never descending low.

(Atharvaveda)

Tạm dịch:

Đường trời cao vút tầng mây,

Ai ơi đừng có một ngày lui chân.

Đức trời lồng với kinh luân,

Ta đem ta xẻ ta phần cho ai.

Hãy lên rong ruổi xe trời,

Băng miền cực lạc muơn đời trường sinh.

Răng long đầu bạc mặc tình,

Đừng bao gời nói rằng mình già nua.

Thần thông trời đã phú cho,

Bạc đầu lòng vẫn phởn phơ nhẹ nhàng.

Vén mây, vượt núi, băng ngàn,

Đường trời chót vót chớ màng lui chân.

[14] Đức thành phản bản dĩ tận Trung Dung chi đạo. 德 誠 反 本 以 盡 中 庸 之 道. (Trung Dung hoặc vấn, tr.137b)

[15] Quảng Bình Du Thị viết: Vô tàng ư trung, vô giao ư ngoại, bạc nhiên thuần tố, độc dữ thần minh cư. 廣 平 游 氏 曰: 無 藏 於 中, 無 交 於 外, 泊 然 純 素, 獨 與 神 明 居. (Ib., tr.138b)

[16] Dục học giả tiên tri dụng tâm ư nội, bất cầu nhân tri, nhiên hậu khả dĩ cẩn độc, thành thân, nhi tuần trí hồ kỳ cực dã. 欲 學 者 先 知 用 心 於 內, 不 求 人 知, 然 後 可 以 謹 獨, 誠 身, 而 馴 致 乎 極 也. (Ib.,tr.136a)

[17] Thị dĩ thánh nhân, bất hành nhi tri, bất kiến nhi danh, bất vi nhi thành. 是 以 聖 人 不 行 而 知, 不 見 而 名, 不 為 而 成. (ĐĐK, ch.47)

[18] Quân tử cư kỳ thất xuất kỳ ngôn thiện, tắc thiên lý chi ngoại ứng chi, huống kỳ nhĩ giả hồ. 君 子 居 其 室 出 其 言 善 則 天 里 之 外 應 之 況 其 邇 者 乎. (Hệ Từ thượng, ch.8)

[19] Nhất tự chi bao vinh ư hoa cổn; nhất tự chi biếm nhục ư phủ việt. 一 字 之 褒 榮 於 華 袞; 一 字 之 貶 辱 於 鈇 鉞 (Trần Trọng Kim, Nho giáo, I, tr.198)

[20] Thánh nhân tu kỷ dĩ an bách tính, đốc cung nhi thiên hạ bình. 聖 人 修 己 以 安 百 姓, 篤 恭 而 天 下 平 (Trung Dung hoặc vấn, tr.137a)

[21] Đế vị Văn Vương: Dư hoài minh đức bất đại thanh dĩ sắc, bất trường hạ dĩ cách, bất thức bất tri, thuận Đế chi tắc. 帝 謂 文 王: 予 懷 明 德 不 大 聲 以 色, 不 長 夏 以 革, 不 識 不 知, 順 帝 之 則 (Kinh Thi, Đại nhã, Hoàng hĩ thiên, 7)

[22] Marc 7, 6-7.

[23] Kim Cương Kinh, 26.

[24] Phan Bội Châu, Khổng học đăng, I, tr.398.




No comments: