Wednesday, February 23, 2011

THIÊN CHÚA GIÁO * TÍN LÝ I





ÍT NHIỀU NHẬN ĐỊNH VỀ THIÊN CHÚA GIÁO

(Phê Bình Tín Lý)

bản điện tử của Giao Điểm gửi cho Sách Hiếm

Nhân tử Nguyễn Văn Thọ

Gửi bài này cho bạn bè ngày 05 tháng 10, 2007

Vài hàng về Tác Giả: 0
Phần Tín Lý : 1 2 3
Phần Giáo Lý: 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Sách Hiếm nhận được bài giới thiệu sau đây do nhóm Từ Thiện Giao Điểm gửi ngày 05 tháng 10 2007.

LỜI GIỚI THIỆU

Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ là một trong những người Việt Nam hiếm có của các thế hệ sau thập niên 1960. Ông không những uyên thâm về học thuật Tây phương mà còn nghiên cứu sâu sắc về minh triết Ðông phương nữa. Ông đã dày công biên soạn và trước tác nhiều sách về triết học Ðông phương mà độc giả có thể tìm thấy trong phần tiểu sử tác giả (và thư mục) in ở bìa sau cuốn sách nầy.

Lúc thiếu thời ông đã từng theo Kitô giáo, say sưa với những câu kinh tiếng hát trong các Ca đoàn của nhà thờ. Nhưng với tinh thần khoa học và nhờ nghiên cứu các nền đạo học Ðông phương mà ông đã bừng tỉnh để trở về với chính đạo, với bản lai diện mục của chính mình.

Tâm sự về sự thức tỉnh mầu nhiệm ấy đã được ông để lại cho đời qua hai bài viết đặc biệt chí tình chí lý về Kitô giáo, một tôn giáo mà ông đã từng ôm ấp ngưỡng vọng từ thuở ấu thời. Bài đầu tiên ông viết năm 1987 tại Nam California dưới tiêu đề “Ít nhiều Nhận định về Thiên Chúa Giáo” và đã được đăng trong tác phẩm “Tại sao không theo đạo Chúa”, do Mr. Rosa xuất bản tại bang Texas, Hoa kỳ vào năm 1997. Bài thứ nhì cũng với cùng chủ đề nhưng triễn khai rộng hơn mà ông đặt tựa là “Ít nhiều nhận định về Kitô giáo, Giáo lý” được viết năm 2006 tại bang Oregon Hoa kỳ.

Giao Điểm rất hân hạnh được Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ tin tưởng và tín nhiệm trao trách nhiệm xuất bản một trong những tác phẩm rất quý hiếm và tâm huyết của tác giả. Tại vì ông không viết cho riêng ai, mà viết cho cả một dân tộc. Bây giờ cũng như ngày mai.

GIAO ĐIỂM

Hè 2007

Phần I



C ó thể nói được rằng trong vòng 2000 niên vừa qua Cơ Đốc Giáo (Christianity) đã tung hoành trên thế giới. Chữ Cơ Đốc Giáo bao gồm, Công Giáo, Chính Thống giáo, Tin Lành giáo, vì tất cả đều tin vào Thượng đế, như Tân Cựu Ước đã mô tả; và đều tin Chúa Giê Su là Thiên Chúa giáng trần cứu chuộc thiên hạ. Con số tín đồ đã lên cho đến hơn cả tỉ .

Thoạt nhìn, thực là một lâu đài tráng lệ. Nhưng càng lặng ngắm, càng thấy nó đã bị rạn nứt, đã bị chônh chênh, vì nền móng đã bị lung lay hư hỏng. Ngày nay, có thể nói được rằng dưới cái chiêu bài: Chân Lý tuyệt vời, ta có thể vạch ra được những sự ngụy tạo hết sức tinh vi.

Tôi đã từng theo Thiên Chúa Giáo trong vòng 20, 30 năm lúc thiếu thời, đã từng sống không biết bao nhiêu giờ phút dày vò vì hai chữ “tội khiên”, say sưu vì câu kinh, tiếng hát.

Lúc bé, vì chưa biết thế nào là ngoại giáo, nội giáo, chưa biết gì về vũ trụ và con người; chưa biết gì về xã hội, nhân sinh; chưa biết suy tư tìm hiểu, phán đoán; chưa đọc các thánh thư các đạo giáo khác cũng như chưa nghiên cứu các đạo giáo khác và các thánh hiền đã thành nhân chứng thánh đông tây, kim cổ; chưa chứng nghiệm được sự trưởng thành của óc chất, tâm linh, nên tôi cũng thấy nó cao siêu hấp dẫn.

Năm 36 tuổi, nhân khảo về Khổng giáo, tôi đã được một sự giác ngộ nội tâm, nên đã bừng tỉnh giấc Nam Kha, và đã nhìn thấy rõ những sự sai trái, thấp kém của nó. Cho đến ngày nay, mỗi khi nghĩ lại sự mình thoát khỏi được Thiên Chúa Giáo nói riêng và các tôn giáo công truyền thiên hạ nói chung, để đi vào “Chính đạo giải thoát nội tâm”, tôi cho đó là đại hồng ân của trời đất. Tôi viết bài này không dành cho quần chúng. Tôi viết cho những người đồng thanh, đồng khí muôn phương, tôi viết cho hậu thế. Chính vì không có một hậu ý gì không tốt đẹp, mà chỉ cốt là khai phóng thực sự con người, vạch gai góc để tìm ra Đại Đạo và Chân Lý, nên tôi sẽ viết hết sức vô tư và bình thản.

Tuy nhiên, tôi cũng sẽ không viết hết mọi suy tư, nhận định của tôi về Thiên Chúa Giáo (Công giáo, Chính Thống và Tin Lành).

Tôi viết bài này, tùy ngọn bút đẩy đưa, tùy thần trí hướng dẫn, nên không muốn chia chương, chia mục.

Một nhận xét sơ khởi của tôi là vì mấy thứ đạo Thiên Chúa Giáo nói trên, tuy có thể có cùng một Thánh kinh (Tinh Lành chỉ có 39 quyển Cựu Ước, Công giáo có 47 quyển), cùng tin có Thượng Đế, cùng nhận Chúa Giê Su là giáo chủ, nhưng đi sâu vào các vấn đề tín lý, tìm hiểu cách thức các Giáo hội đó đối đãi với nhau, chúng ta mới thấy tất cả các đạo giáo trên đều là những đạo tương đối, nói là Trời lập ra, nhưng chính thực là người sáng tạo. Có điều Giáo Hội này cho là Chân, thì Giáo hội kia cho là Giả. Giáo Hội nào cũng đề cao tình bác ái, nhưng lịch sử đã cho thấy những giáo hội anh em với nhau nói trên đã luôn luôn coi nhau là thù địch, đã từng bỏ nhau xuống hỏa ngục, đã từng xỉ vả, nguyền rủa lẫn nhau, thậm chí đã từng hưng binh tàn sát lẫn nhau, đã từng dùng những thủ đoạn hết sức ác độc để gieo tai họa cho giáo hữu của đối phương.

Trong các tôn giáo nói trên, Công Giáo mạnh nhất, có tổ chức nhất, nên tôi sẽ dùng Công Giáo làm đối tượng chính của thiên khảo luận. Tôi làm công chuyện này không có ác ý gì riêng đối với Công Giáo, vì đối tôi bất kỳ đạo giáo nào khi đã đi vào con đường “Công truyền”, cốt thu hút quần chúng, thì cũng đầy dẫy những sai lầm, cũng đầy dẫy những thủ đoạn tàn độc. Chúng ta chỉ có thể mù, hay điếc mới không nhìn thấy, nghe thấy những điều đó.. Tôi chọn Công Giáo, vì nó có nhiều tín đồ nhất và lâu đời nhất. Nó lâu đời chỉ thua có Do Thái Giáo, một tôn giáo mà Công giáo đặt trọng tâm hủy diệt trong vòng 2000 năm nay, nhưng chung cuộc đã thất bại, như ta sẽ thấy sau này.

Trước hết, đối với tôi, cái sai lầm lớn lao của con người Tây Phương trong vòng mấy nghìn năm nay là niềm tin vô tận vào quyển Thánh Kinh – Tân lẫn Cựu Ước – và cho rằng chính Thiên Chúa đã mất thì giờ mà đọc cho các tác giả thánh kinh viết, cho nên nó phải đúng từng chữ, và tất cả những điều đã ghi chép trong đó là những dữ kiện lịch sử, là “chân lý”.

Họ còn cho rằng chân lý chỉ được mặc khải cho càc tác giả Thánh Kinh – Tân, Cựu Ước – và đã chấm dứt sau các thánh Tông đồ. Cơ quan nắm giữ Chân Lý hiện nay là Giáo hội.

Con người bình thường không được quyền hiểu Kinh Thánh theo ý mình, mà phải hoàn toàn lệ thuộc vào sự giải thích của Giáo Hội.

Vì dựa vào Thánh Kinh, nên nhiều người cho đến ngày nay vẫn còn cho rằng trái đất, con người mới được tạo dựng cách đây khoảng 6.000 – 10.000 năm. Niềm tin này đã được mọi người Công giáo tin theo. Phía Tinh Lành thì những người tin mạnh nhất là những người được mệnh danh là Bảo Thủ (Fundamentalists).

Đọc lại Thánh Kinh, thì tất cả những dữ kiện đưa ra trong các chương 1-2 Sáng Thế Ký, đều thuộc loại huyền kỳ, chứ không có chút gì là khoa học, lịch sử. Ta dẫn chứng bằng Sáng Thế Ký 1 và 2.

Theo Sáng Thế Ký 1, Chúa dựng nên trời đất trong 7 ngày theo thứ tự sau:

- Ngày thứ nhất: Chúa dựng nên trời đất, và ánh sáng. Chia ánh sáng khỏi tối tăm. Gọi ánh sáng là ngày và tối tăm là đêm.

- Ngày thứ hai: Dựng nên vòm trời (firmament, vault) (Gen 1:6).[(The New Jerusalem Bible của Công Giáo dịch là Vault (vòm), và chú rằng người dân Semites xưa coi cái vòm trời có cứng chắc, có thể giữ nước ở phía trên, không cho rơi xuồng trần gian. Nó hình nữa vòng cầu, hoặc như cai chảo úp, như ta thường trông thấy. Nó chắc chắn là phải hết sức cứng vì có thể chứa được một lượng nước khổng lồ bên trên. Vòm trời đó, theo Job, đã được đúc bằng “đồng thau” (Job 37:18). Vòm đó có những cửa. Khi muốn có Hồng Thủy, những “cửa trời” đó sẽ được mở ra cho nước trên trời tuôn xuống (Gen 7:11). Mặt trăng, mặt trời và các vì sao được gọi bằng một danh từ hết sức khiêm tốn là “đèn đóm” (xem Kinh Thánh – Nguyễn Thế Thuấn Gen 1:17)-đều nương vào vòm trời đó (Gen 1:17), y như những ngọn đèn treo trên trần nhà. Những ngọn đèn đó dĩ nhiên là nhỏ xíu, vì lúc thế mạt – mà cách đây 2000 năm – Chúa Giê Su đã chủ trương là: “sắp tới đây”, tinh tú sẽ rụng xuống trần gian nhiều như những quả vả bị dập vùi trong một trận cuồng phong (Rev 6:13). Cung đình Chúa và tòa ngôi Ngài đặt trên vòm trời đó (Psalm 11:4), vì Sáng Thế Ký đã định nghĩa cái vòm đó là “trời” (Gen 1:8).

Chúa Giê Su cũng xác quyết Chúa Cha ở trên đó, Ngài dạy Cầu xin: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời (Mat 6:9). Thánh Joan dạy rằng lúc thế mạt vòm trời đó sẽ bị cuộn lại, cuốn đi như một trang sách (Rev 6:14). Chúng ta cũng nên nhớ rằng vòm trời đó có nhiều cột chống đỡ (Job 27:11); và trái đất cũng có nhiều cột chống đỡ (Job 9:6). Đất đã được Chúa đặt vững trên mặt nước (Psalm 136:6). Đất muôn đời đứng yên một chỗ (Terra in aeternum stabat, Vulgate, Eccl. 1:14)]

- Ngày thứ ba: Phân đất ra khỏi nước. Dựng nên cây cối .

- Ngày thứ tư: Dựng nên hai ngọn đèn lớn nhỏ và các vì sao, đặt vào vòm trời, để soi cho trái đất, và để tiện cho việc làm lịch, xem ngày.

- Ngày thứ năm: Dựng nên các loài dưới nước và trên không.

- Ngày thứ sáu: Dựng nên các loài sống trên cạn, dựng nên ông A Dong, bà E Và.

- Ngày thứ bảy nghỉ.

Trong chương nhất này tên của Chúa là ELOHIM. Đến chương hai, Chúa đổi tên là YAHWEH, và tả lại cung cách tạo dựng nên trời đất và muôn loài một cách hoàn toàn khác biệt như sau.

Đại khái rằng: Thoạt kỳ thủy khi Chúa dựng nên trời đất, thì trái đất còn hoang vu, Chúa bèn lấy bụi đất mà dựng nên ông A Đam rồi thổi sinh khí vào lỗ mũi ông cho ông thành người sống động. Sau đó dựng nên một cái vườn cho ông ở, và lúc ấy mới dựng nên cây cối. Sau đó, muốn cho ông có một người bạn xứng đáng nên đã dựng nên các loài vật, và các chim trời, và đem chúng lại cho ông đặt tên. A Đam chê chẳng tìm được bạn nào thích hợp, Chúa bè cho ông ngủ đi và lấy một khúc sườn của ông để tạo dựng nên bà E Và.

Ta nhận thấy trong chương hai này không có nói dựng nên mặt trời, mặt trăng gì cả, mà lấy con người làm trọng tâm. Trong chương này, Chúa dựng nên con người trước rồi mới dựng nên cây cối và vạn vật sau.

Sang hai chương trên, ta đã thấy một sự mâu thuẫn quá lớn lao. Không có lý nào, mà Ngũ Kinh do Chúa đọc cho một tác giả duy nhất là Moses chép, khi mô tả cùng một công chuyện tạo dựng, lại có thể khác nhau đến như vậy.

Ngày nay các học giả đã chứng minh được rằng: Ngũ Kinh (Genesis, Exodus, Numbers, Deuteronomy, Leviticus) là do nhiều môn phái, nhiều người sống trong nhiều thế kỷ khác nhau viết. Những môn phái đó là:

- Phái Yahwistic ( viết tắt là J-J là đầu chữ Jehovah), vì gọi Chúa là Yaweh hay Jehovah, viết vào khoảng thế kỷ IX trước kỷ nguyên.

- Phái Elohistic (viết tắt là E) vì gọi Chúa là Elohim, viết ít lâu sau trường phái trên.

- Phái Deuteronomic (viết tắt là D) viết vào khoảng 622 đời Josiah.

- Phái Priestly (viết tắt là P) viết sau khi dân Do Thái đi lưu đày, tức là sau 500.

Như vậy, Moses sống vào khoảng 1250, người mà ta vẫn được dạy dỗ là tác giả Ngũ Kinh – ngay Chúa Giê Su cũng tin vậy (John 5:46 – Luke 24:27 – Luke 16:31) – thực ra lại không phải là tác giả, mà tác giả lại là vô số người viết, cách nhau nhiều thế kỷ (bộ Ngũ Kinh như vậy đã được viết ra trong vòng 400 năm).

Chương 1 Genesis đã được viết bởi môn phái Priestly (P), còn chương 2 đã được viết bởi môn phái Yahwistic. Cứ so sánh hai chương trên với sự mô tả khác biệt nhau như nước với lửa, ta đã có thể kết luận chắc chắn rằng đó không phải là Chúa phán, hay Chúa viết, Chúa soi, mà là người phàm viết như trăm nghìn huyền thoại khác.

Công Giáo như đã ghi rõ rằng trong quyển Martyrologe Romain, cho rằng trời đất đã được tạo dựng vào năm 5199. Tin Lành, theo Tổng Giám mục Ussher, đã cho rằng trời đất đã được tạo dựng nên lúc 9 giờ sáng ngày 23 tháng 10 năm 4004. Các học giả Do Thái đoán rằng trời đất đã được tạo dựng nên ngày 7 tháng 10 năm 3761.

Các người theo phái Fundamentalists cho rằng tất cả đã được tạo dựng nên khoảng từ 6.000 đến 10.000 năm nay. Cũng có người cho rằng sự tạo dựng đã xảy ra vào năm 5509 (1).

Theo khoa học ngày nay, sự diễn biến đã xảy ra như sau.

Thoạt kỳ thủy, có một “cái trứng vũ trụ” (cosmic egg) vô cùng nóng hổi. Cách đây khoảng 15 tỉ năm, đột nhiên nổ tung (big bang theory) sinh ra các giải Ngân Hà và tỉ tỉ tinh tú.

- Cách đây khoảng 5 tỉ năm, thái dương hệ ra đời.

- Cách đây khoảng hơn 600 triệu năm, các sinh vật li ti dưới biển bắt đầu xuất hiện.

- Cách đây 450 triệu năm, có cỏ cây.

- Cách đây khoảng 405 triệu năm, bắt đầu có sinh vật.

- Các loài phi trùng có cách đây khoảng 400 triệu năm.

Thủy tổ loài người – các loại nhân hầu – xuất hiện cách đây khoảng 40 triệu năm.

- Vật có nhân dạng (hominids) xuất hiện cách đây khoảng 20 triệu năm.

- Homo sapiens xuất hiện cách đây 150.000 năm.

- Con người “Modern man” có khoảng cách đây 50.000 năm.

Sánh các đoạn Thánh Kinh với nhau, sánh Thánh Kinh với các khám phá khoa học ta thấy hai chương 1 và 2 Sáng Thế Ký hoàn toàn mâu thuẫn nhau:

- Cái vòm trời, cái “trời” bằng đồng thau mà Chúa đã vất vả dùng cả ngày thứ hai xây dựng nên với những cửa có thể mở đóng tùy nghi, đã được chứng minh là hoàn toàn không có. Đó chỉ là một ảo giác của chúng ta mà thôi!

- Trái đất không thể nào có trước các vì tinh tú và mặt trời, mặt trăng.

- Cây cối không thể có trước tinh tú và mặt trời, mặt trăng.

- Adam, Eva không phải là thủy tổ của loài người, vì con người đại khái đã xuất hiện cách đây tối đa khoảng nhiều triệu năm; tối thiểu cách đây khoảng 150.000, chứ không phải là mới cách đây 6004 năm!

Nếu vậy một là chúng ta phải chấp nhận những chương sách nói trên không phải là “Lời Chúa” mà là “Lời Phàm”. Hai là nếu đúng là lời Chúa, thì lời Chúa hoàn toàn sai lạc, nghịch lại với thực tế.

Nếu nhận rằng các chương trên là “Lời phàm”, thì lấy gì bảo đảm các chươmg sau là “Lời Chúa”? Nếu Adam và Eva không phải là thủy tổ loài người thì làm gì có tội tổ tông? Nếu không có tội tổ tông, thì làm gì có chuyện Chúa giáng trần cứu chuộc?

Nếu vậy, đạo Thiên Chúa Giáo, hoàn toàn đã được xây dựng trên những ảo tưởng. Nếu không có chuyện Chúa giáng trần, thì dĩ nhiên Chúa Giê Su không phải là Thiên Chúa, mà chỉ là một con người đã giác ngộ, đã sống phối hợp được với Thượng đế ngay từ ở gian trần này, như trăm ngàn thánh hiền xưa nay đã làm được như vậy.

Chúa tuyên bố đã nghỉ không còn tạo dựng nên cái gì mới nữa, thế mà thiên văn học luôn luôn cáo tri có những vì sao mới xuất sinh trên vòm trời, kể cũng kỳ lạ thật.

Ở Mỹ này, nhiều người theo Thiên Chúa Giáo cũng đã nhìn thấy cái nguy cơ. Họ cho rằng Darwin với thuyết Tiến Hóa đã làm giảm thiểu quang huy của Chúa trong sự tạo dựng, đã muốn “hạ bệ Thiên Chúa”, và đã hàm ngụ rằng trong vòng 2000 năm nay, những người theo Thiên Chúa giáo đã bị lừa bịp bởi một lời nói láo vĩ đại(2).

Những người triệt để theo truyền thống cũ (Fundamentalists) thuộc giáo phái Tin Lành, trong nhiều tiểu bang đã đứng ra bài xích khoa học và thuyết Tiến Hóa trong các trường trung tiểu học công cộng. Họ biết rằng nước Mỹ cấm không cho dạy đạo giáo trong các trường nên từ năm 1960 trở đi, họ kêu gọi những học giả, những khoa bảng thành lập những hội nghiên cứu Thuyết Tạo Dựng theo khoa học.

Những hội mệnh danh là Tạo Dựng Khoa Học đó có thể liệt kê như sau:

- The American Scientific Affiliation (ASA), thành lập năm 1941, gồm 3000 hội viên.

- The Creation Research Society (CSR), thành lập năm 1963, ở Ann Arbor Michigan. Có khoảng 500 hoạt động hội viên. Điều kiện nhập hội tối thiểu phải có Cao Học về một bộ môn khoa học nào đó, và phải tin rằng Kinh Thánh hoàn toàn đúng, không hề sai lầm; chuyện Chúa tạo dựng nên muôn loài là có thực như Kinh Thánh đã chép; Hồng Thủy toàn cầu là chuyện có thực(3).

- The Creation Science Research Center (CSRC), có địa chỉ liên lạc với khoảng 210.000 người. Trong năm 1970, thường tổ chức những cuộc du ngoạn viếng thăm núi Ararat, để đi tìm lại chiếc tàu Noe. Giá tiền là $1.397 đi từ Nữu Ước.

- The Institute for Creation Research (ICR) thành lập năm 1970, có đại bản doanh ở San Diego. Hội này hoạt động rất hăng say. Đã xuất bản 55 cuốn sách; đã có một Nguyệt san là Acts and Facts gửi cho 60.000 độc giả. Họ cũng đã tổ chức nhiều chuyến thám hiểm núi Ararat vào những năm 1972, 73, 74, 75, nhưng hoặc thất bại, hoặc bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chận. Họ cho rằng đã có đủ bằng chứng để biết tàu Noe có dung tích 567 toa xe lửa và có thể chứa khoảng 50.000 con vật.

- The Genesis Shool of Graduate Studies ở Gainville, Florida.

- The Bible Science Association.

- Scientific Creationism Association of Southern New Jersey.

- The creation Research Science Education Foundation Inc. ở Ohio.

- The Triangle Association for Scientific Creationism in the Research Triangel ở gần Raleigh, North Carolina.

- The Missouri Association for Creation.

- The Evolution Protest Movement (EPM), 1932, ở Anh.

- The Newton Scientific Organisation, 1973, ở Anh v.v..(4)

Tuy thất bại liên tiếp, nhưng trong vòng mấy chục năm nay họ cố vận động đem thuyết Tạo Dựng Khoa học vào giảng dạy trong các trường song song với thuyết Tiến Hóa. Cho đến bây giờ họ tuy còn thất bại, nhưng họ thường xuyên vẫn dùng thế lực để kiểm soát các sách giáo khoa, không cho dạy Thuyết Tiến Hóa một cách lộ liễu.

Chính vì vậy mới có vụ án John Thomas Scopes năm 1925 – mà ta vẫn thường gọi là “vụ án con khỉ” – Tòa đã tuyên án phạt Scopes $100.000 vì đã vi phạm luật tiểu bang Tennessee cấm giảng Thuyết Tiến Hóa trong học đường.

Từ 1921 đến 1929 họ cũng đã vận động được 37 tiểu bang ban hành những luật chống dạy thuyết Tiến Hóa. Ví dụ luật Mississipi (1926), Arkansas (1928), Texas (1929). Tuy nhiên Tòa Án Liên Bang bao giờ cũng chủ trương Nhà Nước tách rời khỏi Giáo hội, vì thế không cho giảng dạy tôn giáo trong càc trường và đã phán quyết các luật tiểu bang cho phép dạy thuyết Tạo Dựng trong các trường trung tiểu học toàn quốc Mỹ là vi hiến.

Về phía Khoa học, tức là về phía những người có trách nhiệm soạn thảo chương trình giảng huấn, ta có những cơ quan sau:

- National Science Foundation (NSF).

- Biological Sciences Study (BSCS).

- Man: A Course of Study (MACOS).

- Education Development Center (EDC).

- The Amercian Institute of Biological Sciences (AIBS).

- National Association of Biological Teachers (NABT).

- Biological Sciences Curriculum Study (BSCS).

Ngoài ra còn có cơ quan American Civil Liberty Union, bảo vệ người dân Hoa Kỳ.

Các chương trình, các sách giáo khoa được soạn thảo theo tinh thần khoa học, và đều dựa trên thuyết Tiến Hóa. Đôi bên thường xuyên chống đối lẫn nhau, kiện cáo lẫn nhau. Phe Tiến Hóa nhân danh Khoa Học. Phe Tạo Dựng cũng đội lốt Khoa Học, cũng nhân danh Khoa Học như ai.

Tháng 12, 1981, cơ quan American Civil Liberty Union kiện lên tòa Liên Bang xin hủy luật 590 của Arkansas đã cho phép dạy thuyết Tạo Dựng trong các trường. Tòa Án Liên Bang tuyên bố điều khoản 590 là vi hiến.

Tháng 8, 1972, William Willoughby (phái thủ cựu) kiện National Science Foundation, bắt cơ quan này cũng phải viện trợ cho chương trình Tạo Dựng, cũng y như đã viện trợ cho chương trình xuất bản sách của Biological Science Study (BSCS). Tòa án Liên Bang Washington miễn tố, vì lẽ các sách của BSCS là sách “phần đời”. Phe Fundamentalists kháng cáo, cũng thua luôn.

Năm 1978, Liên Đoàn các Giáo chức giảng dạy Sinh Lý Học (NABT) kiện tiểu bang Tennessee về đạo luật cho phép dạy thuyết Tạo Dựng trong các trường. Năm 1980, tòa Liên Bang xử luật đó là vi hiến.

Phái Tạo Dựng lại kiện Hội Đồng Giáo Dục California vì đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của con cái họ. Họ dắt con, dắt cái họ ra tòa, để trẻ khai là đã được giảng dạy rằng chúng là dòng dõi khỉ. Phía hội đồng giáo dục đã mời được những nhà khoa học thượng thặng ra để bênh vực và để biện minh cho thuyết Tiến Hóa. Quan tòa lúc ấy là ông Irving Pertluss khuyến cáo Hội Đồng Giáo Dục không nên quá cứng rắn giáo điều, và nên tế nhị khi trình bày về nguồn gốc con người trong các sách giáo khoa. Phe Tạo Dựng coi đó là một thắng lợi của họ(5).

Mới hay, cho đến ngày nay, sự tranh chấp giữa khoa học và tôn giáo còn rất gay cấn. Chính quyền Liên Bang thì luôn chủ trương tôn giáo tách rời chính trị, tách rời học đường, và sẽ không bao giờ cho phép giảng dạy những gì xa gần có liên quan đến vấn đề tôn giáo trong các học đường.

Cho đến bây giờ, tôi cũng không thể hiểu nổi được tại sao những người mang tiếng là có những bằng sắc khoa học cao như vậy, cho đến nay vẫn tin là có chuyện Hồng Thủy toàn cầu. Một người bình thường nào đó cũng sẽ nhận ra rằng đó chỉ là một vụ lụt lớn trong vùng Sumeria (thuộc Tiểu Á mà thôi).

The New Jerusalem Bible của Công giáo bản tiếng Anh hay tiếng Pháp trong chú C của Chương 7 Genesis cũng đã thẳng thắng chú thích rằng: đó là một chuyện lụt dựa trên ký ức về một hay nhiều trận lụt tai hại do hai sông Tigris và Euphrates tạo ra, và sau đó truyền thuyết dân gian đã phóng đại thành một trận lụt có tầm kích thế giới(6).

Lụt cả xảy ra vào khoảng 2348 trước kỷ nguyên, 5 năm sau khi vua Nghiêu lên ngôi. Chuyện Lụt Cả kể trong Sáng Thế Ký, tối thiểu, đã được hai tác giả viết ra mà ngày nay gọi là tài liệu J và P, rồi sau đem gọp lại thành một chuyện.

Theo P, Chúa truyền ông Noe, đem súc vật vào trong tầu mỗi thứ một đôi. Theo J, Chú lại dạy ông Noe phân loài vật thành loài sạch và loài dơ (như heo, thỏ, đà điểu, các loại cú vọ v..v..xem Leviticus 11:1-46). Khi ấy chưa có Leviticus, chắc Chúa lại phải mất thì giờ dạy Noe phân biệt thế nào là loài dơ, loài sạch. Sạch thì đem vào trong tầu mỗi thứ 7 cặp. Dơ thì đem vào mỗi thứ hai cặp (Gen 7:2).

J cho rằng mưa 40 đêm ngày, và lụt 40 đêm ngày (Gen 7:10-11). P cho rằng lụt khi Noe 60 tuổi, ngày 17 tháng 2 (Gen 7:10-11), và lụt 150 ngày (Gen 8:3).

Con tầu Noe kích thước như sau: dài 450 feet (15 yards hay 135 mét), ngang 75 feet (25 yards hay 22.5 mét), cao 45 feet (15 yards hay 13.5 mét). Tầu có ba tầng (Gen 6:16). Con tầu may ra có một cửa sổ nhỏ, hoặc là kín mít (Gen 6:16).

Lúc Lụt cả, theo Do Thái, thiên hạ hãy còn vẻn vẹn ở trong vùng các sông Tigris và Euphrates, Tiểu Á. Dĩ nhiên là tác giả Thánh Kinh không hề nghĩ rằng còn có Bắc Âu, Ấn Độ, Tân Cương, Trung Hoa, Nhật Bản, Úc Châu, Mỹ Châu, Bắc Cực, Nam Cực. Đây là thiên hạ khoảng năm 611-547 trước Kỷ Nguyên, tức là khoảng 2000 năm sau Hồng Thủy do Anaximander vẽ, và đã được đăng tải trong quyển The Philosophy of Greece của Robert S. Brumbauch, tr. 22 (thời Hồng Thủy chắc thiên hạ còn nhỏ hơn vậy nhiều).

Ngày nay, nhờ Khoa học chúng ta biết được có khoảng từ 2 đến 4 triệu sinh linh, từ côn trùng, đến chim muông, cầm thú. Côn trùng chiếm 4/5 của tổng số (7).

Nếu chỉ là một vụ lụt trong vùng, mà Noe được Chúa báo cho biết trước để chuẩn bị tầu, cùng vợ con được thoát nạn, với ít nhiều bò, lừa, dê, cừu, mèo, chó của ông, thì là, một chuyện hết sức hợp lý. Còn nếu Chúa ra lệnh cho Noe trong một thời gian rất ngắn vừa đóng tầu, vừa đi bắt 5.000.000 x 2 (1 đực, 1 cái) phi cầm, tẩu thú, côn trùng ở khắp nơi, lại vừa phải phân biệt đực cái; đi không biết là bao nhiêu nước, không biết bao nhiêu dặm đường, trải qua gấp trăm ngàn lần những gian khổ của Đường Tam Tạng; dỗ dành, đánh bẫy được hùm beo sư tử, đem được trăm ngàn loại rắn rết, mối kiến theo mình về tàu, thì là một đại họa cho Noe và gia đình vì chắc chắn sẽ bỏ mình đang khi thi hành sứ mạng gian lao.

Thực ra, nếu muốn làm được công chuyện vĩ đại như vậy, thì dẫu Noe và ba người con ông có tài năng, có thiện chí mấy, và có mất mấy nghìn năm cũng không thể nào làm nổi được. Rồi làm sao mà dỗ cho kiến, cho các cặp uyên ương ruồi nhặng, ếch nhái, cho sên, cho rùa, cho rắn, cho hùm beo, sư tử, cho ngan, cho ngỗng, cho le le, cho phượng, cho mối, cho mọt, ấy là chưa kể đến các loại cào cào, châu chấu, bươm bướm, chuồn chuồn, đến các loại vi trùng vi khuẩn lớn nhỏ, theo nhau xuống một cái tàu nhỏ xíu, tối tăm; rồi ở trong đó được ăn uống hẳn hoi, sống một cuộc sống hòa bình trật tự với nhau trong vòng 150 ngày, mà không có con nào chết đi, thì quả thật là những phép lạ, lớn hơn cả sự tạo dựng nên trời đất nữa.

Xong rồi, khi thả các loài ra, con nào lại về cư ngụ nơi đất đai con ấy. Con thì sang Phi, con thì sang Ấn, con thì sang Úc. Mỗi khi tôi thấy chỉ có Úc mới có Kangourou, tôi tự hỏi sao giống này lại tài tình như vậy, vì đã làm một cuộc viễn du, vượt trùng dương, sang Úc.

Trong Sáng Thế Ký có một câu: “..Và nước đã dâng lên rất cao trên mặt đất, và những đồi cao trong thiên hạ đều bị ngập. Nước đã dâng cao 15 xích (22 feet = 7.1 yards = 6.3 mét) và núi non đã bị che phủ..”.

Nếu hiểu rằng nước chỉ dâng cao có 15 xích, thì dĩ nhiên chẳng che phủ được đồi núi. Nếu hiểu rằng nước dâng cao hơn các đồi núi trong thiên hạ là 15 xích, thì chắc có Chúa chỉ bấy giờ mới đo được, và nếu quả đúng như vậy, thì phải có một số lượng nước lớn hơn số lượng nước hiện tại trong hoàn cầu là ba lần rưỡi. Chúng ta biết Everest cao là 29.028 feet. Như vậy mực nước sẽ là 29.050 feet. Lượng nước lớn như vậy ở đâu ra, và rút đi đâu? Hơn nữa, các cây cối, rau cỏ nếu bị dìm sâu trong nước trong vòng 150 ngày, đều chết hết, là vì chúng cũng hút thở dưỡng khí, thán khí như loài người. Nếu ngày nay, còn có thảo mộc cỏ cây, thì đó là bằng chứng đã không có lũ lụt hoàn cầu.

Đọc lịch sử Ai Cập, lịch sử Trung Hoa, lịch sử Ấn Độ, ta thấy tất cả đều liên tục. Thời vua Nghiêu (2357-2256), đã có thiên hạ làm bầy tôi, chắc cũng khoảng vài triệu người. Lụt cả xảy ra năm 2348 bên Tiểu Á chẳn làm cho vua Nghiêu và bầy tôi hề hấn gì cả. Các linh mục Âu Châu khi sang giảng đạo bên Trung Hoa rất khổ tâm vì câu chuyện này, và vì muốn bảo vệ Thánh kinh, bảo vệ chuyện Hồng Thủy toàn cầu, đã định viết lại lịch sử Trung Hoa với chủ đề rằng thời Nghiêu, Thuấn là những thời Huyền sử, hoang đường…

Dẫu sao thì đối với tôi, đó chỉ là một trận lụt lớn trong vùng Mesopotamia mà thôi. Tất cả đã được phóng đại lên. Như trên đã chứng minh, các nhà bình giải Kinh Thánh Công giáo cũng đã công khai chấp nhận quan niệm đó. Đọc câu chuyện lụt cả, tôi càng thấy Sáng Thế Ký gồm toàn là những chuyện thần thoại, từ con rắn biết nói, đến “Cây biết lành, biết dữ”, “Cây hằng sống”, chuyện Noe đi bắt chim, bắt cọp, bắt sên, bắt kiến, nghĩa là bắt 10.000.000 sinh linh (5 triệu x 2, vì có đực có cái) đem về.

Về phương diện Thiên Chúa, có lẽ nào Ngài đã hối hận vì đã chót dựng nên loài người (Gen 6:6), để đến nỗi phải hạ quyết tâm tiêu diệt tất cả. Và nếu Chúa quả tình vì một cơn giận dữ, mà hủy diệt thiên hạ – từ con người đến muôn triệu sinh linh – thì Ngài hết sức ác độc, hết sức dã man, hết sức bốc đồng, hết sức nhẹ dạ, đến nỗi làm công việc đó rồi lại hối hận, phàn nàn, và lại hứa hẹn sẽ không bao giờ hủy diệt quần sinh nữa. Đọc lời Ngài long trọng hứa với Noe và quần sinh:

Bao lâu trái đất còn đây,

Mùa màng, cấy gặt chẳng thay chẳng rời.

Hè qua, đông lại tới nơi,

Ngày đêm, tiếp tục, chẳng ngơi, chẳng ngừng (Gen 8:22).

Đọc xong lời hứa long trọng này, tôi nghĩ ngay những lời đe dọa sắp tận thế trong Tân Ước, từ của Chúa Giê Su đến các thánh tông đồ, như Matthew, như Peter, như Paul, như John (Mat. 24:26-32; Marc 13:24-32; Luke 20:25-32; I Peter 3:7; I Thessalonians 4:15; Rev. 22:10-13), tôi thấy lòng bùi ngùi, vì chẳng lẻ Thiên Chúa lại luôn luôn tiền hậu bất nhất như thế hay sao. Và chính vì tin rằng Thượng Đế toàn năng, toàn thiện, nên tôi mới dám đoan quyết rằng trong Kinh Thánh cả cũ lẫn mới, có rất nhiều điều chẳng do Chúa soi sáng, mà là của người phàm viết bậy bạ vào mà thôi. Đúng là “Tận tín thư bất như vô thư”.

Tóm lại, tôi đã dựa vào những dữ kiện hết sức vô tư, để kết luận rằng Sáng Thế Ký chẳng qua là một bộ huyền sử, và lịch sử của dân tộc Do Thái mà thôi. Giá trị của nó cũng như chuyện Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ.

Tôi đi đến kết luận đó nhờ câu chuyện Vòm Trời, nhờ chuyện Hồng Thủy, và nhờ những Mâu Thuẫn Nội Tại giữa các mẫu chuyện khác nhau và về Hồng Thủy, nhờ sự so sánh các niên kỷ của Sáng Thế Ký về Sáng Tạo và của Khoa Học. Càng ngày tôi càng không tin Cựu Ước là do Chúa soi sáng để viết ra, vì nếu quả thật như vậy, thì những điều Ngài mô tả về chính Ngài hết sức là lẫn thẩn, kỳ quặc, hết sức tàn ác. Ngài rát mô hồ về Thiên văn. Ngài là Chúa của một bộ lạc, một dân tộc nhỏ, đã vì Israel mà gieo tai giáng họa cho Ai Cập; mà tàn sát các dân trong vùng đất Canaan, khi Do Thái được lệnh vào chiếm đoạt vùng này. Ngài là Chúa có hình dáng một con người, có lưng, mặt, tay chân như người, có lúc đã từng xuống vật nhau với Jacob và điểm huyệt Jacob (Gen 32:3-33). Ngài cũng phàn nàn hối hận, cũng ghen tuông, giận dữ như con người, cũng để cho dân riêng mình bị vua Babylon bắt đi đày, đền thờ mình bị phá hủy, rồi đạo mình lập ra cũng bị chính những người theo đạo con mình phỉ báng và coi là tà đạo… Không có lý nào khi Chúa đã dựng nên vũ trụ này từ 15 tỉ năm nay, mà Ngài lại có thể nói lầm là mới dựng nên cách đây có hơn 6.000 năm.

Sự mặc khải đối với tôi, được thường xuyên liên tục diễn ra, như là một hồng ân cho tất cả những người có lòng tha thiết tìm cầu. Và CHÂN LÝ là của chung nhân loại chứ không có ai có quyền sở hữu riêng tư, độc sản về chân lý.

Sở dĩ các người sáng lập đạo Công Giáo đã đoan quyết rằng Cựu Ước là hoàn toàn đúng, vì họ cần dúng Cựu Ước để chứng minh rằng Chúa Giê Su chính là đấng Cứu Thế đã được các tiên tri trong Cựu Ước tiên tri từng li từng tí. Trong khi viện dẫn các lời Cựu Ước thấy câu nào không hợp với Chúa Giê Su thì thông qua, thấy câu nào có thể dùng được thì lấy ra, thì cắt xén đi hoặc dịch lại cho phù hợp. Thực là cả một công trình tinh vi, tuyệt diệu. Một người đã làm được chuyện ấy là thánh Matthew. Phúc Âm Matthew chuyên môn dùng Kinh Thánh cũ để áp dụng vào Chúa Giê Su, để huyền thoại hóa Chúa Giê Su. Khi muốn dùng Thánh Kinh cũ để chứng minh Chúa Giê Su là đấng Cứu Thế đã được tiên tri từ ngàn xưa, tuyệt đối sẽ lượt bỏ qua những câu lớn lao như:

“Này đây lời Yahvê, vua Isreal, đấng Cứu Chuộc Isreal, Yahvê các đạo binh. Ta là đầu, là cuối. Ngoài ta ra không có Chúa nào khác. Ai là người giống Ta, hãy đứng lên, nói xem..” (Isaiah, 43:6-7).

“Chính ta, Yahvê, đã làm nên tất cả. Ta một mình đã căng trời, bện đất. Nào có ai giúp Ta?” (Isaiah, 44:24).

“Và các ngươi hiểu rằng chính là Ta. Trước Ta không có Chúa nào, và sau Ta, cũng không có Chúa nào. Chính Ta là Yahvê, không có Đấng Cứu Rỗi nào ngoài Ta. Không ai có thể cứu khỏi tay Ta. Ta làm, thì không có ai có thể kháng cáo.” (Isaiah 43:11-13).

“Ta là Yahvê, chẳng có ai bằng; ngoài Ta ra, không có Chúa nào khác.” (Isaiah 45:5).

“Chính Ta là Yahvê, ngoài Ta ra, không có Chúa nào khác.” (Isaiah 45:21).

“Hãy quay về với Ta, từ mút cùng mặt đất, vì Ta là đấng chẳng ai bằng.” (Isaiah 45:22).

Chắc chắn những câu đó chủ trương Yahvê độc tôn vô đối, duy nhất bất nhị, không bao giờ có Ba Ngôi. Thảo nào mà dân Do Thái, không thể nào tin Chuá Giê Su là Thiên Chúa giáng trần, là Ngôi Hai Thiên Chúa được. Đối với họ, Chúa Yahvê là chí tôn, vô đối. Không làm gì có thứ tội mà bị phạt cả đến trăm nghìn đời, vì Chúa chỉ phạt tối đa là ba đời (Deuteronomy 5:9); sau Ngài lại đổi ý, chỉ phạt một đời, ai làm tội, người ấy chịu mà thôi (Ezechiel 18:3-4).

Đấng Cứu Thế mà dân Do Thái chờ mong, sẽ làm vua dân Do Thái, và sẽ có nhiệm vụ đem vinh quang lại cho dân Do Thái, chứ không như Chúa Giê Su đã đem thống khổ, xỉ nhục lại cho dân Do Thái từ mấy nghìn năm nay. Họ nói không phải là không có lý.

Khi Matthew muốn chứng minh là Chúa Giê Su đã được sinh ra do Đức Mẹ đồng trinh, ông đã viết như sau:

“… Bà sẽ sinh ra một người con và sẽ đặt tên là Giêsu: vì chính người sẽ cứu dân người cho khỏi tội khiên; mà tất cả để thực hiện lời tiên tri của Chúa: “Này đây có một người nữ đồng trinh sẽ mang thai và sẽ sinh con, đặt tên là Emmanuel, nghĩa là Chúa ở cùng chúng ta” (Mat. 1:21-23).

Dở Isaiah ta thấy câu chuyện như sau:

“Lúc ấy vua Achaz đang bị hai vua Syria và Ireal uy hiếp. Chúa mới dùng tiên tri Isaiah đến trấn an vua Achaz, rằng hai vua kia sắp sửa bị tiêu diệt rồi, chỉ trong vòng ít năm nữa mà thôi. Isaiah nói như sau: “Ví thử có một người nữ, mà bây giờ có mang, và sẽ sinh ra một người con. Con trẻ này sẽ được đặt tên là Emmanuel. Nó sẽ ăn sữa và ăn mật ong. Đến khi nó phân biệt lành dữ, thì đất đai của hai vua mà Ngài sợ sẽ hoang, quạnh quẽ…” (Isaiah 7:14-17).

Isaiah vâng lệnh Thiên Chúa đến nói với Achaz câu chuyện đó có một mục đích hẳn hoi, có một ý nghĩa hết sức rõ ràng. Chắc Isaiah cũng không thể ngờ được rằng câu nói của mình lại có thể biến hóa được đến như vậy. Và có thể Chúa Yahvê cũng không ngờ được là sẽ có chuyện kỳ dị như vậy.

Nguyên bản là NGƯỜI NỮ. Thánh Jerome dịch thành NGƯỜI NỮ ĐỒNG TRINH (Virgo), là vì Matthew đã chót hiểu như vậy. Ngày nay, ai cũng cho rằng thánh Jerome đã dịch sai, và các bản Kinh Thánh mới dịch lại là “người nử”. Tôi không nghĩ rằng đã dịch sai, mà chính là cố ý ngụy tạo nguyên bản.

Ví dụ Kinh Thánh cũ có câu: “Khi Israel còn nhỏ, ta yêu thương nó, và ta gọi con ta từ Ai Cập trở về, nhưng ta càng gọi chúng càng xa ta, và chúng đã tế lễ thần Baal (Osea 11:12).

Câu này dĩ nhiên là Chúa nhớ lại chuyện đã đem dân Israel từ Ai Cập trở về. Matthew chỉ cần lấy ra câu “Ta gọi con ta từ Ai Cập trở về”, và nhân đó bày ra chuyện Chúa đã trốn sang Ai Cập mấy năm, sau đó trở về (Mat. 2:15), một chuyện mà theo Luke, chắc chắn không thể nào có (Luke 2:30).

Thật ra, tôi phục nhất là Matthew đã biết dùng Kinh Thánh cũ để chứng minh rằng nhất cử nhất động của Chúa Giêsu đã được tiên tri, tiên đoán trong Cựu Ước.

Trong Mat. 2:23, Matthew cho rằng người ta gọi Chúa Giêsu là dân Nazareth, để làm trọn các lời tiên tri xưa. Tôi cho các nhà bình giải kinh thánh đã cố đi tìm xem câu tiên tri đó ở sách nào trong Cựu Ước, nhưng cho đến bây giờ cũng không tìm ra ... Chuyện đó có sao đâu!

Tôi cũng rất bái phục Giáo Hội Công Giáo, đã biết dùng Cựu Ước để củng cố đạo Công Giáo. Giáo Hội Công Giáo đã long trọng tuyên bố rằng Cựu Ước chẳng qua cốt là để dọn đường cho sự quang lâm của Chúa Kitô. Hiến chế lời Thiên Chúa, số 15 viết:

“Nhiệm vụ Cựu Ước có được ấy cốt là để dọn đàng cho cuộc quan lâm của Chúa Kitô, Đấng cứu chuộc muôn loài, và Nước cánh chung của Người, bằng lời tiên tri loan báo, và bằng các hình bóng nhiều kiểu” (Kinh Thánh, Nguyễn Thế Thuấn, tr. XI).

Sau khi đã dùng Kinh Thánh cũ và Kinh Thánh mới để ngụy xưng Chúa Giêsu chính là Thiên Chúa giáng trần, đạo Công Giáo chính là đạo thật duy nhất, và Giáo Hoàng chính là đại diện của Chúa Giêsu, người nắm quyền sinh sát thực sự ở gian trần này, thì đạo Công Giáo bắt đầu tuyên bố các luật đạo Do Thái là luật Maisen (chứ không phải của Đức Chúa Cha); đạo Do Thái là đạo Maisen, chứ không phải là đạo của Đức Chúa Cha, nên đã lạc hậu, đã lỗi thời. Người Công Giáo từ nay không phải theo các lề luật cũ của đạo Do Thái. Thậm chí mười điều răn Thiên Chúa, Công Giáo cũng vất đi hai. Chúa tuyệt đối cấm thờ ảnh tượng. Chúa dạy giữ ngày thứ bảy, Công Giáo dạy giữ ngày Chủ Nhật. Chúa dạy rằng dân Do Thái là dân riêng của ngày mãi mãi, trừ khi nào mặt trời mọc ban đêm, mặt trăng mọc ban ngày lúc ấy mới thôi (Jeremiah 33:24-26). Các Giáo Hoàng dần dần dùng chữ Tà đạo “Perfidia” để chỉ đạo Do Thái(8).

Đặc biệt nhất là mấy chữ PRO PERFIDIS JUDAEIS đã được chép vào Kinh Thánh Lễ Công Giáo ngày Thứ Sáu Tuần Thánh để cầu cho bọn tà đạo – bọn theo đạo đức Chúa Cha sớm trở về với đạo Công Giáo – đạo Đức Chúa Con. Ba chữ vàng son đó, sau khi đã ngự trị trong sách Thánh Lễ Công Giáo cả nghìn năm, dến thời Công Đồng Vatican II, tức là khoảng năm 1965 mới được bỏ đi…(9).

Rồi dần dần Giáo Hội công khai tuyên bố rằng dân Do Thái là dân hèn hạ, vô tín ngưỡng, thứ dân giết Chúa, cần phải đọa đày, hành hạ cho sánh danh Thiên Chúa, và đạo Do Thái là thứ đạo lầm lạc. Trong nhiều thế kỷ, các Giáo Hoàng và các vua chúa Công Giáo đã dùng võ lực bắt buộc người Do Thái phải bỏ đạo mình mà theo đạo Công Giáo, nếu không sẽ bị trăm điều khốn nạn. Tôi không những thương dân Do Thái, mà còn thương cả Đưc Chúa Cha, vì đạo Ngài lập ra, sau này lại bị những người theo đạo Con Ngài phỉ báng cho là tà đạo. Và tôi liên tưởng đến những vị vua cha khi đã già nua, con cái lên cầm quyền chẳng còn coi mình ra gì nữa.

Dẫu sao thì ai theo đạo Do Thái hay theo đạo gì ngoại đạo Công Giáo cũng sẽ xuống hỏa ngục! Điều này đã được giảng dạy từ mấy nghìn năm nay, và nếu không còn giảng dạy như thế nữa họa chăng từ 1965, nghĩa là sau Công Đồng Vatican 2.

Nếu tôi không lầm, thì các Giáo phụ Công Giáo như Augustine, Origen, Cyprian đã nhất mực tuyên bố: Ngoài Giáo hội, không được cứu rỗi (Extra Ecclesiam, nulla salus). Augustine viết: “Ai sống ngoài Giáo hội sẽ phải chịu hình phạt đời đời, dẫu người đó tự thiêu nhân danh Chúa Kitô”(10).

Công đồng Florence (1442) đã dõng dạc tuyên bố: “Thánh Giáo hội La Mã tin chắc, tuyên xưng và công bố rằng ngoài Giáo Hội Công Giáo, không một ai có thể được sống đời đời, dù nó là ngoại đạo, là Do Thái giáo, vô thần, hay tách rời khỏi Giáo Hội: Nó sẽ làm mồi cho lửa đời đời dành cho ma quỷ và thủ hạ ma quỷ, nếu nó không trở về với Giáo hội Công Giáo trước khi chết”(11).

Giáo hoàng Pius IX, trong tập tà Thuyết Kỷ Yếu (Syllabus of Errors), công bố vào tháng 12, 1864 cũng phi bác không chấp nhận rằng bất kỳ sống trong đạo giáo nào, con người cũng có thể tìm được sự sống đời đời và không chấp nhận rằng con người có thể tùy thích chọn tôn giáo mình ưng để mà theo(12).

Công Đồng Chung Vatican I, năm 1870 tuyên xưng như một “tín lý” rằng không ai có thể cứu rỗi, ngoài Giáo Hội(13).

Tới Công Đồng Chung Vatican II (1962-1965), ta thấy Giáo Hội Công Giáo đã đổi chiều và trở nên khiêm tốn, dè dặt hơn. Trong thông điệp Lumen Gentium, Giáo hội Công Giáo bắt đầu phân biệt Giáo Hội Chúa Kitô và Giáo hội Công Giáo. Thông điệp viết:

“Đó là Giáo hội Chúa Kitô duy nhất, mà chúng ta tuyên xưng là duy nhất, thánh thiện, công cộng và do các Tông đồ, mà Chúa Cứu Thế chúng ta sau khi Ngài sống lại đã gửi gấp cho Peter cùng các Tông Đồ khác quảng bá và chủ trì .. Giáo hội này, được sáng lập và tổ chức thành một cộng đoàn ở trong thế giới hiện nay, hiện TIỀM TÀNG trong Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội Công Giáo đã được cai trị bởi đấng kế thừa thánh Peter, và bởi các Giám mục đồng tâm, đồng chí với Ngài. Tuy nhiên có nhiều yếu tố thánh thiện và chân lý đã thấy được ngoài giới hạn, phạm vi hữu hình khả kiến của Giáo hội đó. Vì đó là những ân sủng thuộc Giáo hội Chúa Kitô, nên đó là những hoạt lực thúc đẩy tiến tới sự hợp nhất Công Giáo”(14).

Ta đọc văn bản trên, thấy giọng điệu quanh quất, úp mở, tuy nhiên đã bớt có vẽ độc tôn. Giáo hội đã hữu ý dùng chữ SUBSISTS IN thay vì chữ IS tức là đã không dám coi mình là giáo hội duy nhất nắm giử chân lý, và đã muốn mở một con đường mới để đi đến chổ cộng tác với Tin Lành và Chính thống giáo. Thực ra đó cũng là một sự nhượng bộ, một sự thay chiều đổi hướng rất lớn lao của Giáo Hội La Mã rồi.

(tiếp theo )

ÍT NHIỀU NHẬN ĐỊNH VỀ THIÊN CHÚA GIÁO

(Phê Bình Tín Lý)

bản điện tử của Giao Điểm gửi cho Sách Hiếm

Nhân tử Nguyễn Văn Thọ

Gửi bài này cho bạn bè ngày 05 tháng 9, 2007

Vài hàng về Tác Giả: 0
Phần Tín Lý : 1 2 3
Phần Giáo Lý: 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

(tiếp theo)

Như vậy đà diễn tiến từ Do thái giáo đến Công giáo đã được thi triễn như sau :

1. Chấp nhận Thánh Kinh Do Thái Giáo là chân lý.

2. Dùng Thánh Kinh Do Thái để chứng minh Chúa Giê Su chính là Thượng Đế giáng trần.

3. Trong khi Chúa Giê Su tuyên xưng chỉ giảng dạy cho dân Do Thái và không hề có ý đổi một lề luật nào của Do Thái, thì Thánh Paul làm một cuộc đảo chính đầu tiên. Ngài tuyên bố Chúa Giê Su giáng trần chịu chết để chuộc tội tổ tông. – một thứ tội mà cả ngàn năm qua người Do Thái không hề bận tâm đến.

4. Thánh Paul tuyên bố các lề luật Do Thái vô giá trị đối với người Công Gíao. Bỏ hết từ phép cắt bì cho đến các lề luật chi phối đời sống gia đình, xã hội của người Do Thái.

5. Ngài tuyên xưng đạo cần phải giảng cho dân ngoại.

6. Ngài thẳng thừng tuyên bố không thèm học hỏi với các Tông Đồ Chúa. Ngài chính là hiện thân của Chúa Giê Su, và những điều ngài giảng dạy mới là chân lý, ai không theo Ngài sẽ là những kẻ rối đạo. Mới đầu các tông đồ chống đối, rồi sau cũng bó giáo quy hàng. Như vậy nói cho đúng thánh Paul mới là người sáng lập ra đạo Công Gíao, chứ không phải Chúa Giê Su và các Tông đồ.

7. Từ khi vua Constantine công nhận đạo Công Giáo là quốc giáo, thì Giáo Hội bắt đầu củng cố quyền hành của mình, bắt tay với chính quyền để hủy diệt các đạo giáo khác.

8. Do Thái Giáo được Công Giáo chiếu cố đặc biệt nhất.

Công Giáo bắt đầu coi Do Thái Giáo là tà giáo, và tìm đủ mọi cách để hành hạ, báo thù người Do Thái vì tội giết Chúa. Thực ra người lên án từ hình Chúa Giêsu là Pilate, toàn quyền La Mã, chứ đâu phải Do Thái. Vả lại Chúa giáng trần chỉ có một mục đích là chịu cheat để chuộc tội, thì ai giúp Chúa làm tròn sứ mạng của mình, người ấy phải được phong thần, phong thánh mới phải, vì đã "đồng công" chuộc tội thiên hạ, chứ sao lại hờn giận họ, căm thù họ, nhất là mình lại rao giảng tình yêu và sự nhẫn nhục, tát má này, giơ má kia.

9. Khi đã coi Do Thái giáo là tà giáo, Công Giáo ra sức dùng võ lực thủ đoạn bắt họ phải chịu phép rửa tội bỏ đạo Đức Chúa Cha, mà theo đạo Đức Chúa Con. Đó là một con đường duy nhất để người Do Thái thoát cảnh hiếp tróc, tù đày, trục xuất, phát lưu, tịch thu tài sản, cấm làm nghề nghiệp để sinh nhai. Có những thời kỳ họ phải mặc áo dấu riêng biệt, đội mũ nhọn cao nghệu, ở trong những khu ghetto chật chội riêng biệt, cheat thì chôn trong những khu chật chội, đến nỗi các mộ bia san sát nhau như gạch vỉa.

Các đại thánh Công Giáo như Augustine, Thomas, Aquinas , Bêrnard; các Giáo Hoàng qua các thời đại như Gregory I (590-604); Alexander II (l061-1073); Innocent III (1198-1297); Clement IV (1265-1268); Nicholas III (1277-1280); Martin IV (1281-1285); Honorius IV (1285-1287); Nicholas IV (1288-1292); Clement V (1305-lSi4); Martin V (1417-1431);

Eugene IV (1431-1447); Alexander VI (1492-1503) v v ; các Công Đồng như Công Đồng Toledo thứ XVI (694); Công Đồng Nicea (787); Công Đồng Lateran III (1179); Công Đồng Lateran IV (1215-1216) v.v..; tất cả những khối óc “vĩ đại” như vậy, với sự soi sáng của Chúa Thánh Thần trong vòng nhiều thế kỷ, đã góp sức nhau lại để bày mưu tính kê, hạ nhục, hành hạ, giết sát người Do Thái, thì dĩ nhiên đó phải là những thủ đoạn heat sức tinh vi, hết sức độc đáo. Tôi tin chắc rằng Giáo Hội mỗi khi nghĩ lại cái dĩ vãng huy hoàng, hừng hực hận thù và máu lửa đó, chắc là sẽ hết sức hãnh diện vì mình đã làm được những công chuyện sáng danh Thiên Chúa vĩ đại như vậy. Thảo nào mà mọi người trên thế giới mỗi khi nghĩ tới sự huy hoàng, và bền vững của Công Giáo đã phải cúi đầu bái phục!

Giáo hoàng Innocent III (li98-1217), một trong những vị Giáo hoàng oanh liệt đệ nhất cồ kim, đã nhận định về đạo Do Thái do Đức Chúa Cha sáng lập như (Nói chung, thì luật Moses chứ không phải luật của Đức Chúa Cha- hứa hẹn những lạc thú tạm bợ, vật chất, một xứ sở chảy ra sữa và mật, lập ra lề luật hại ai sao? sẽ bị trả báo lại như vậy , đề cao hạnh phúc lứa dôi, chủ trương đông con nhiều cái. Ngược lại với những điều ấy, luật Phúc âm đề cao sự khó nghèo, dạy lấy ân để trả oán, trọng vọng trinh tiết độc thân -đó tuy là những gánh nặng, nhưng đối với những kẻtình yêu thúc dẩy. chúng lại nên nhẹ nhàng. Luật cũ đặc biệt là nêu cao đời sống hoạt động. chi phối bởi ngũ quan: "Đó là những quân Do Thái sông theo xác thịt, giác quan, chỉ biết thú vui nhục thể mà thôi, và như vậy, mặc dầu các tiên tri của họ nói về tinh thần chứ không phải xác thịt"(15).

Sau khi nghe đấng thay mặt Chúa Giêsu Innocent III là Giáo hoàng đầu tiên xưng minh là Đại diện đấng Christ - tôi như thấy được sáng mắt lên. Thì ra trong Cựu ước làm gì có luật Chúa Cha, đạo Chúa Cha, mà chỉ là đạo Maisen, luật Maisen, và cái đạo Do Thái mà xưa kia tôi cứ nghĩ là cao siêu, dạy thiên hạ chân lý, lý tưởng, té ra chì là thứ đạo vật chất, xác thịt, hết sức là tầm thường. Cho nên tôi mới vỡ lẽ ra rằng chuyện giáo hội tìm hết cách bắt dân Do Thái bỏ đạo họ là thương họ thật, muốn cứu rỗi họ thật. Dân Do Thái là dân giết Chúa, mà nay Công Giáo dơ hai tay chờ đón họ vào sống chung một chuồng chiên, thì thực là lấy ân trả oán đúng theo tinh thần Phúc âm của Chúa. Tôi mới vỡ lẽ ra rằng cái nhìn của mình là cái nhìn của một người tầm thường, còn cái nhìn của các đại thánh Công Giáo, Giáo Hoàng Công Giáo là những cái nhìn của các bậc “vĩ nhân”, sinh ra cốt là để ban ân phúc cho đời, cứu vớt nhân loại...

Tuy nhiên tôi lại hơi thắc mắc là tại sao Giáo Hội Công Giáo luôn luôn long trọng tuyên bố Cựu ước cũng chính là lời Chúa?

Cái thắc mắc khác của tôi, là một Giáo Hội đầy ơn Chúa, đầy chân lý và tình thương như vậy, khi thực sự đã cai trị Âu Châu, lại làm cho Âu Châu run sợ vì tàn ác Linh mục Công Giáo Edward A. Synan, tác giả quyển The Popes and The Jews in the Middle Ages cũng đã phải thành khẩn công nhận rằng: khi âu Châu được đặt dưới quyền thống trị của các Giáo Hoàng thời Trung cổ đã không biết chuyện bình đẳng và công bằng; luật pháp thì dã man từ ý hướng đến hình phạt, và đã (chĩa mũi dùi vào dân chúng Do Thái tội nghiệp .

Tôi lại càng thêm phục Giáo Hoàng Innocent III vì đã coi dân tộc Do Thái ngang hàng với "Bò", với "Súc Vật " , và Ngài còn cho thế là lịch sự tử tế, vì theo Ngài, tiên tri Isaiah đã coi dân Do Thái thua bò, thua giống vật nữa.

Nếu Nostradamus, Marx, Einstein (các vị này đều là gốc Do Thái) mà đọc được những lời của Giáo Hoàng Innocent III, chắc phải khiếp vía, vì không biết Ngài thông minh đến mức nào, mà dám coi người Do Thái như bò, như súc vật. Khi đã coi rẻ Do Thái đến như vậy, đã coi đạo Do Thái tầm thường đến như vậy, thì tịch thu các sách Talmud - thánh thư của Do Thái giáo - chất lên nhiều xe, đem ra đốt giữa thành phố Paris năm 1242, theo lệnh của vua thánh Louis và được sự chúc phúc tán đồng của Giáo Hoàng Gregory IX là một chuyện rất tầm thường đối với Công Giáo, vì những "thánh thư Do Thái" đồi bại như vậy, giữ nó làm cái gì (18).

Có một điều khó hiểu là những thế kỷ từ 11 đến 15 huy hoàng như vây, đối với người Do Thái lại là 4 thế kỷ kinh hoàng (19) Chẳng những thế ngay người Âu Châu cũng đã vô ơn, đã đầy thiên kiến khi đánh giá những thế kỷ trung cổ (476-1453) đầy ánh sáng Thiên quốc và Phúc âm ấy là "Thời đại Hắc ám " (The Dark Ages). Và khi phong trào khảo cứu lại nền văn minh Hi Lạp nảy sinh ra, họ đã dám gọi đó là (thời Kỳ Phục Sinh (Renaissance) (thế kỷ 14-16); và khi phong trào đề cao Lý Trí con người được khởi xướng, họ lại dám gọi đó là '(Thời Kỳ Phát Quang " (Enlightenment~ (thế kỷ 18). Thực là ngạo mạn, nhảm nhí vô cùng.

10. Chúng ta cũng không thể nói rằng Giáo Hội chỉ nghiêm ngặt, tàn ác với Do Thái Giáo và các giáo phái khác mà thôi. Ngay đối với con chiên bổn đạo mình, Công Giáo cũng đã dùng máu lửa, sắt thép để giữ gìn cho đoàn chiên được ngoan ngoãn, thuần thành: Năm 1229, Công Đồng Toulouse cấm không cho giáo dân được giữ Kinh Thánh, ngoại trừ những Thánh Vịnh (Psalms), và những đoạn đã có trong Kinh Nhật tụng của Linh mục, và cấm chỉ các bản dịch ra thổ âm của mỗi nước. cho rằng đó là cách ngăn chặn cá bè rối từ gốc rễ.

Tôi mới đầu không hiểu tại sao Giáo Hội cấm không cho giáo dân có Kinh Thánh hay đọc Kinh Thánh, nhất là bằng quốc ngữ. Dần dà tôi mới thấy sự cấm đoán đó hết sức là hữu lý, vì nếu cứ để cho giáo dân đọc Kinh Thánh, dần dà họ sẽ bới ra được những cái dở của Kinh Thánh, những chỗ dịch sai, dịch bậy của Kinh Thánh, những chỗ thêm, bớt vào Kinh Thánh. Và quả nhiên từ khi Luther dịch Kinh Thánh ra Đức ngữ, dần dà người ta dịch Kinh Thánh ra các thứ tiếng hoàn cầu,

rồi đem bán rẻ hoặc đem tặng không cho mọi người đọc. Kết quả là ngày nay người ta bới móc ra rằng Kinh Thánh có nhiều đoạn mâu thuẫn nhau; năm quyển Cựu ước đầu tiên không phải do Mai sen viết mà do nhiều người viết về sau này; Jeremiah, Daniel cũng do nhiều người viết ở nhiều thế kỷ khác nhau; Thánh thư cho giáo đoàn Hebrews, Thánh thư Thessalonians II, Thánh thư Peter II không phải do Paul và Peter viết ra. Thực là điên cái đầu... Rồi Do Thái, rồi Tin Lành không nhận nhiều quyển Kinh Thánh Công Giáo như Tobias, Ecclesiasticus, Sách Khôn Ngoan, sách Macchabeus, sách Judith, ... là Kinh Thánh. Thật là phạm thượng, phạm thánh vô cùng...

Từ khoảng thế kỷ XI trở về sau, Giáo Hội bắt đầu kiêm soát tư tưởng, hành vi của các con chiên bổn đạo, kiểm soát sự ấn loát, lưu hành tàng trữ sách vở trong nước; lập các tòa Hình án để khủng bố tín dỗ, miễn sao giữ được sự vâng phục hoàn toàn bên ngoài. Các tòa Hình án (Inquisition) được Giáo hoàng Gregory IX (1227-1241) và Công đồng Toulouse năm 1229 thiết lập. Nó có mục đích sưu tra, và tiêu diệt hoặc trừng phạt những tín đồ Công Giáo có những tư tưởng phản lại với Giáo quyền, và đã được duy trì trong nhiều thế kỷ. Sau này nhờ sự can thiệp của Napoleon đại đế, Tòa Hình án đã bị dẹp bỏ năm 1810, nhưng đến năm 1814 lại được tái thiết ở Tây Ban Nha.

Tòa Hình án có quyền hết sức rộng rãi, tha hồ tra tấn những kẻ tình nghi để bắt buộc họ phải cung khai những tội họ đã bị tố cáo hoặc vu cáo. Hình phạt tối hậu có thể là thiêu sinh. Nguyên thời Thomas de Torquêmada làm Chánh án trong vòng mấy chục name trường, có khoảng 20,000 người đã bị ông cho lên giàn hỏa, hoặc bị tra tấn, tù đày, vong gia bại sản. Sử ký Hội

Thánh chép rằng tuy nhiên sau khi Torquemada chết vào năm 1498, ông cũng đã không được Giáo Hội phong thánh (21). Thực là một điều đáng tiếc vì một đại công thần suốt đời làm vinh danh Chúa và Giáo Hội như vậy, lúc chết cũng chỉ hai tay buông xuôi, như mọi người. Trong thời kỳ các Tòa Hình án hoành hành ở Âu Châu, những người xấu số, khốn nạn nhất vẫn là dân Do Thái. Họ bị cưỡng bách theo Công Giáo nếu sau này họ bị nghi ngờ rằng đã lén lút trở lại giữ đạo Do Thái, thì chắc chắn sẽ bị bắt, bị tra khảo, tù đày, lên giàn hỏa, và toàn bộ gia sản bị tịch thâu... Những người thừa hưởng gia sản đó là Giáo Hội, Chính quyền và người đứng ra tố cáo, chỉ điểm. Nếu chúng ta tò mò, khi nào lên San Francisco, đền Cliff House ở bờ biển, sẽ thấy một viện bảo tàng nhỏ nhan dề "Believe it or not" trưng bày các dụng cụ mà giáo quyền xưa đã dùng để hành hạ, tra tấn các tín đồ của mình.

Nhiều người có danh tiếng đã phải lên giàn hỏa như Savonarolla Jerome (1452-1498), Bruno Giordano (1548-1600), John Hus (1369-1415) v.v.. Sau này Calvin, cũng đã bất chước. Công Giáo ra lệnh thiêu sinh Servetus Michael (1511-533) tại Geneva vì tội không chấp nhận Chúa có Ba ngôi. Cũng nên nhớ rằng trong công cuộc này, giáo quyền bắt tay hết sức chặt chẻ với các chính quyền địa phương..

Sau này cả Công Giáo lẫn Tin Lành đều rất sính đi săn lùng và tiêu hủy những người mà họ cho là những phù thủy, pháp môn để tận diệt, để áp dụng đúng lời Kinh Thánh ghi trong Exodus 22:18: ngươi không dược dể cho phù thủy được sống". Và cuộc truy lùng này cũng đã được kéo dài ở Âu Châu và Mỹ Châu từ 1445, do sự đề xướng của Giáo Hoàng Eugene IV, và được kéo dài nhiều thế kỷ. Ngay ở Mỹ cũng có vụ án truy (lùng phù thủy ở Salem Massachusetts vào name 1692 (23).

11 . Còn như khi phải đối đầu với những phong trào mạnh hơn có đông người theo hơn, thì Giáo Hội hô hào hưng binh tiêu diệt. Trong quá khứ Giáo Hội Công Giáo đã hưng binh tiêu diệt các giáo phái Albigenses (Cathari) và Waldensees tại miền Nam nước Pháp.

Công đồng The Third Lateran Council và Giáo Hoàng Innocent III ra lệnh hưng binh năm 1179, và từ đó trong vòng một phần tư thế kỷ, giáo phái Albigenses nhiều phen đã bị chinh phạt .

Đối với Tin Lành, thì đã có chiến tranh thật sự giữa hai phe . Chiến tranh tôn giáo bùng nổ ở Pháp vào name 1562 và kéo dài đến năm 1594. Nguyên đêm lễ thánh Bartholomew, vào tháng 8, năm 1572, có cả vạn người Tin Lành bị Công Giáo phục kích chết. Rồi lại có chiến tranh tôn giáo 30 năm ở Đức (Saxony, Moravia). Đối

với Hồi giáo (Islamism), thì có Lục Đại Thánh Chiến:

· Đệ Nhất Thánh Chiến (l096-1143).

· Đệ Nhị Thánh Chiến (1147-1149).

· Đệ Tam Thánh Chiến (1189-1192).

· Đệ Tứ Thánh Chiến (1202-1204).

· Đệ Ngũ Thánh Chiên (1216-1217).

· Frederic II Thánh Chiến (1228-1229).

· Đệ Lục Thánh Chiến (1248-1254).

Các Thánh Chiến thực ra cốt là để làm một công đôi việc, trong nước thì tiêu diệt Do Thái; nơi đất thánh Jerusalem thì cốt tiêu diệt Hồi Giáo. Đáng thương thay cho những người Do Thái vì trong những trận thánh chiến đó, họ đã bị quân binh Công Giáo giết hại vô số kể nhất là vào những năm 1096 và 1146. Những người Do Thái bị giết tập thể tại nhiều tỉnh Âu Châu:

Vào năm 1096: bị giết tại Spyer ngày 3 tháng 5, tại Worm ngày 24 và 25 tháng 5, tại Mayence ngày 27 tháng 5, tại Cologne ngày 1 tháng 7.

- Vào năm 1104: tại các tỉnh bên Pháp: Orleans, Blois, Loches, Paris, Sen, Tours.

- Vào năm 1146-1147: người Do Thái cũng bị giết trong nhiều tỉnh ở Âu Châu.

Sử chép: trong tất cả các tỉnh mà Nghĩa Binh Thánh Chiến Công Giáo đi qua, họ dã tận diệt những hậu duệ Do Thái còn sót lại, coi họ là kẻ nội thù của Giáo Hội, hoặc bắt họ phải chịu phép rửa tội nhưng nhiều tên Do Thái sau đó lại trở lại đạo của họ, như những con chó đã mửa đồ ăn ra rồi lại ăn lại.. (25)

12. Sau này cũng chính vì lòng bác ái đối với nhânloại mà trong khi đi xâm chiếm thuộc địa, người Âu Châu - nhất là những người Tây Ban Nha - vì muốn đem “chân lý” giảng dạy cho nhân loại, nên đã hoặc là dùng võ lực, hoặc là dùng thế lực, để khiến dân bị trị theo đạo. Thành công hoàn toàn là Tây Ban Nha. Bất kỳ là họ đi đến đâu cũng đã dùng mọi thủ đoạn để cưỡng bách dân chúng theo Công Giáo, cho nên Phi Luật Tân, Mễ Tây Cơ, các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ đều theo Công Giáo hầu như toàn tòng. Còn những nước mà người Pháp chiếm cứ, thì số người theo Công Giáo cũng khá, nhưng không được bao nhiêu so với tổng số dân chúng. Ngược lại chỗ nào mà người Anh chiếm cứ thì đều có người theo Tin Lành. World Almanach 1988 cho biết hiện nay trong toàn

thế giới có:

· 900,545,840 người theo Công Giáo.

· 326,521,820 người theo Tin Lành.

· 158,352,650 người theo Chính Thống Giáo.

· 805,895,880 người theo Hồi Giáo.

· 647,894,950 người theo Ấn Giáo.

· 220,541,590 người theo Phật Giáo.

· 16,160,910 người theo Do Thái Giáo.

· 307,416,030 người vô thần.

Tổng số dân chúng hoàn cầu là 4,923,334,680.

Thống kê trên cho thấy sự thành công của Công Giáo thật là vượt bực. Và có thủ đoạn, có mưu lược, có kế hoạch, có ngoại giao, có chính trị mới mong có thành công.

Tôi càng ngẫm nghĩ càng thấy chủ trương của thánh hiền Trung Quốc như Bá di, Y Doãn, Khổng tử hết sức là không tưởng, vì đã cho rằng: "Nếu phải làm một chuyện bất nghĩa, giết một người vô tội, mà được thiên hạ thời cũng không làm (Hành nhất bất nghĩa, sát nhân bất cô, nhi đắc thiên hạ, giai bất vi dã – Mạnh Tử, Công Tôn Sửu Chương Cú Thượng, 2). Mới hay: (Vô dốc bất trượng phu" (Muốn thành công phải bất chấp thủ đoạn).

Có thể nói được rằng Thiên Chúa Giáo nói chung là một thiên anh hùng ca mà đề tài là "Nhân chi sơ tính bản ác".

· Con người là thứ con người tội lỗi sa đọa.

Thế gian này là thế gian xấu xa, dưới quyền Sa tan chúa quỷ v..v.. Chỉ có tận thế hay chỉ có Chúa đích thân tái lâm mới có thể sứa sang, đem trật tự lại cho loài người hư đốn này. Thế nhưng, đùng một cái Jean Jacques Rousseau chủ xướng: Con người vốn thiện. Rồi Cách Mạng Pháp bùng lên phất cờ: Tự Do, Bình Đẳng, Huynh Đệ. ồi các nền hành chánh, các chính phủ dân chủ

tuyên xưng xây dựng trên nhân quyền, trên lá phiếu hứ không còn dựa vào Thiên quyền. Rồi những người heo chủ nghĩa Tự Do Khai Phóng (Liberalists) hiên ngang chủ trương: các tệ đoan xã hội phát xuất từ ngu dốt của con người, và như vậy đều có thể sửa sang được. Rồi các nước Âu Châu tuyên bố đạo giáo và chính quyền cần phải được tách biệt nhau ra. Rồi nhân loại chủ trương tự do tín ngưỡng. Rồi đột nhiên Công Giáo cũng phụ họa theo trào lưu mới, cũng tin vào thuyết Tiến Hóa. Công Đồng Vatican II giải tội giải vạ cho các đạo giáo thù nghịch. Giáo Hoàng John XXIII tiếp phái đoàn Do Thái với câu tình nghĩa: em là Giu Se đây (26). Dân tộc Do Thái từ nay được coi là Con Cháu Abraham hết còn là Dân giết Chúa. Mấy chữ Pro Perfidis Judaeis được xóa khỏi Sách Lễ. Và Công Giáo lại là người chủ xướng Tự Do Tín Ngưỡng, Huynh Đệ đại đồng nhất thiên hạ. Các linh mục dòng Tên ở Nam Mỹ cũng đang lao mình vào các vấn đề xã hội gia trần, tranh dành ảnh hưởng với Cộng Sản. Thật là tuyệt vời.

Tôi lại học được một bài học hết sức là thâm thúy:

"Muốn thành công cần phải lá mặt, lá trái, biến hóa, quay cuồng như con thò lò" .

Trong khi ở những nước xa xăm, như Việt Nam, thì người Pháp đem quân sang chinh phạt, xâm chiêm vì lẽ vua chúa đã cấm dân không cho tự do tín ngưỡng trong những năm từ 1860 đến 1884, thì ở Âu Châu, năm 1864, Giáo Hoàng Pius IX, trong Sylmhus of Errors (Kỷ Yếu Tà Thuyết) vẫn còn phi bác những ai cho rằng con người được tùy nghi theo và giữ cái đạo mà mình cho là hay, là đúng (27) .

Trước thời Galileo, thì chắc chắn trái đất là trung tâm vũ trụ, và mặt trời xoay quanh, vì Thánh Kinh đã dạy thế. Đến bây giờ thì cãi rằng Thánh Kinh không có dạy Khoa Học , và nhưng điều nói trên là những kiểu nói bóng bảy, dân gian.

Trước kia, thì các Giáo Hoàng không lo về những chuyện nhân sinh, nhân quyền, nhưng từ khi Karl Marx ra đời, từ khi Cộng Sản ra đời, từ khi Cộng Sản chủ trương diệt cường hào ác bá, nâng đỡ người nghèo, lo lắng cho người nghèo, và tung ra khẩu hiệu "Một người vì mọi người, mọi người vì một người". Thì các Giáo Hoàng cũng bắt đầu lo thế sự, và không thiếu gì Thông điệp danh tiếng về các vấn đề xã hội ra đời như Rerum Novarum (1891); Quadragesimo Anno (1931); Divini Redemptoris (1937); Summi Pontificatus (1939); Mater Magistra (1961); Paem in Terris (1963) Progresio popularum (1968); Gaudium et Spes (1965)

Các thông điệp xã hội nói trên sở dĩ ra đời, vì các Giáo hoàng trong thời đại gần đây như Leo XIII, Pius IX, Pius XII, John XXIII, Paul VI thấy bắt buộc phải bàn về những vấn đề công bằng xã hội, hòa bình thế giới, nâng cao đời sống dân nghèo. Chỉ có cái lạ là trong ngót hai nghìn năm nay Giáo Hội La Mã luôn luôn ca tụng cái nghèo, dung dưỡng các bất công xã hội, dung dưỡng chế độ nô lệ, luôn luôn khuyên chịu đựng cái khổ, chịu đựng các bất công xã hội, vì đó là những đức tính Phúc âm, vì đó là những thánh giá mà Chúa gửi đến cho những con cái người. Trước kia Giáo Hội luôn coi trần gian là chốn khách đầy, là thung lũng châu lệ, dạy giáo dân suốt đời chỉ mơ lai sinh và thiên quốc.

Đùng một cái, Giáo Hội lại lo lắng muốn nâng cao thân phận hẩm hiu của người nghèo. Như vậy phải chăng đó là khấu quyết "Tùy gió phất cờ", hay là chiêu thức "Song thủ hổ bác" của Kim Dung, hay là chủ trương "quân tử kiến cơ như tác", hay "Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai" của Dịch Kinh?

Chẳng lẽ chân lý trên đời này, các giá trị trên đời này lại giống như dòng điện hai chiều, biến hóa không ngừng, cái gì cũng là đúng cả? Viện nghiên cứu về quản trị của Mỹ (The American Institute of Management) đã bái phục tổ chức quản trị, điều hành của Giáo Hội Công Giáo và cách thức đương đầu và giải quyết các vấn đề khó khăn của Giáo Hội trong 19 thế kỷ qua. Sau tám năm thâu lượm và nghiên cứu tài liệu Viện trên đã phải công nhận rằng Giáo Hội Công Giáo đã có một phương pháp điều hành tổ chức bậc nhất ở phương trời Âu Mỹ .

Công Giáo sở dĩ có sự thành công vượt bực là vì biết bắt tay với Chính quyền, thao túng được các Chính quyền Âu Châu trong vòng hơn 1000 năm. Đưa ra được mấy Tín Lý hết sức hữu hiệu như sau:

- Chúa phép tắc vô cùng làm gì cũng được.

- Thiên chúa chỉ mặc khải cho một số tiên tri Do Thái, một số tác giả Tân Cựu ước, và các Tông Đồ.

- Chúa Thánh Thần chỉ đặc biệt soi sáng cho các Giáo Hoàng, các Công Đồng. Ngoài ra, trong thiên hạ không còn ai có được cái diễm phúc ấy.

- Kinh thánh là Lời Chúa, là Chân lý.

- Giáo hội có độc quyền giải thích Kinh Thánh.

- Giáo Hội dạy làm sao, con chiên phải vâng phục như vậy, không được cãi.

- Đức tin vượt trên lý trí con người.

Chỉ có vậy mà ứng dụng thì vô biên.

Ví dụ nói rằng tàu Nôe (100m x 17 x 10: to già lắm là bằng 30 căn apartment 2 buồng theo tiêu chuẩn Mỹ) có thể chứa được 10 triệu (5 triệu x 2 đực và cái) các giống vật lớn nhỏ trong trời đất mỗi thứ hai con, đã được Nôe bắt đem về trong một thời gian kỷ lục chắc không tới một năm - Và nói rằng vài trăm tỉ tỉ người từ tạo thiên lập địa đến tận thế sẽ sống lại chịu phán xét chung ở trong cánh đồng Josaphat - rộng giỏi lắm là ngàn mẫu tây- nước Do Thái.

Nếu có ai nêu lên nghi vấn rằng tàu Nôe hay cánh đồng đó quá chật, không thể chứa được nhiều như vậy, thì sẽ được trả lời: Chúa phép tắc làm gì chẳng được.

Mặc dầu Matthew chép: "Đức Mẹ không di lại với thánh Giuse cho đến khi sinh con đầu lòng (Mạt. 1:18: Et non cognoscebat eam donec peperit filium suum primogenitum. Các bản dịch sau này dịch trại đi là: trước khi ông bà về chung sống với nhau); mặc dầu Matthew và Luke chếp rõ là Đức Chúa Giê Su có nhiều anh chị em (Mat. 13:55-56; Mat. 1246; Marc 6:3; mặc dầu dân làng Chúa Giê Su công nhận Chúa là con ông thánh Giuse (Marc 6:3; Mat. 13:55; John 6:42; Luke 33:23), mặc dầu Tin Lành ngày nay không tin Đức Mẹ đồng trinh trọn đời, Công Giáo vẫn công bố Đức Mẹ đồng trinh trọn đời.

Mặc dầu Chúa phán Ngài sẽ xuống lại rất mau. Chưa đi hết một vòng các tỉnh Do Thái, Ngài đã tái lâm (Mat.10:23). Hoặc Ngài sẽ xuống, khi nhiều người đương thời còn chưa chết (Marc 9:1; 13:2; Luke 9:27), Giáo Hội đoan quyết Chúa không hề nói như vậy.

Mặc dầu Chúa long trọng tuyên bố không đem hòa bình xuống cho thế gian mà là đem gươm đao, đem sự chia rẽ đến cho thế gian (Luke 12:51; Mat. 10:34), Chúa vẫn được coi như là Đấng mang lại Hòa Bình cho nhân loại.

Mặc dầu Chúa Giê Su lúc nào cũng gọi Chúa là Cha, xưng Chúa Cha hơn mình, và gọi Ngài là Chúa mình (John, 14:28; John 20:17); mặc dầu thánh Paul dạy rằng Chúa Giê Su chỉ là một con người đứng ra làm môi giới giữa Chúa và Loài người (I Con. 15:21 - I Tim. 2:5 - Rom. 5:15); chỉ là một người đã được tiền định để làm con Thiên Chúa (Rom. I:3-4 - Bản Vulgate đã dùng

chữ: Praedestinatus); hay là TẠO VẬT Đầu TIÊN Trưởng Tử giữa mọi thụ sinh (Bản dịch Nguyễn Thế Thuấn)- (Colossians 1: ~5); mặc dầu Chúa Giê Su sinh ra là do sự Chúa Thánh Thần "ấp ủ' Đức Mẹ theo lời Phúc âm (Luke 1:35), Giáo Hội đã đoan quyết Chúa không hề thua sút Đức Chúa Cha.

Nói thực ra thì Giáo Hội cũng phải mất mấy trăm năm, và sau biết bao là những cuộc cãi vã kéo dài hằng nhiều trăm năm giữa các Giám mục như Arius (280-365), Apollinaris (chết 390); Cyril (chết 441); Nestorius (khoảng 430); Eutyches (bị vạ tuyệt thông năm 451); Severus of Antioch; Julian of Hallicarnassus; Gaianus of Alexandria, Theodosius v v . và sự phán quyết và phi bác lẫn nhau của nhiều Công Đồng (Synod of Antioch 264; First Council of Nicea325;Councilofephesus431; Councilofephesus 449; Chalcedon 451), mới xác định được thân thế và liên lạc giữa Ba Ngôi, mới tìm ra được những công thức chính xác về Chúa Ba Ngôi.

Có một điều hết sức quái lạ là trong Kinh Tin Kính do Công Đồng Nicea soạn thảo năm 325 mà cả hai Giáo Hội miền Đông (Chính Thống) và miền Tây (La Mã) đều chấp nhận thì lại không có chữ Filioque (và bởi Con). Chữ này không biết có bàn tay bí mật nào sau này đã thêm vào. Sự thêm thắt này có lẽ phát xuất ở Tây Ban Nha, rồi truyền sang Pháp, sang Đức, sang ý. Mới đầu các Giáo Hoàng phản đối. Giáo Hoàng Leo II (795-816) còn bắt khắc Bản Kinh Tin Kính chính tông (không có chữ Filioque) vào những tấm thuẫn bằng bạc và treo trong Vương Cung Thánh Dường thánh Phêrô. Nhưng sau vì quyền uy của vua Charlemagne và các vua kế vị nhất quyết giữ chữ Filioque để có cớ buộc tội Giáo Hội miền Đông là rối đạo, và có cớ xâm chiếm các nước miền Đông, nên đến ngày lễ phong vương cho vua Thượng Vị Henry II (lO02-l024) vào năm 1014, Giáo Hội La Mã mới long trọng hát kinh Tin Kính có thêm phụ bản Filioque! (29).

Thực là kỳ dị khi thấy rằng trong công chuyện tuyên xưng Tín Lý, mà sự ngụy tạo văn bản như trên còn có thể xen vào được.

Khi đã làm cho mọi người tin rằng Chúa Giê Su là Thượng đế giáng trần, và Giáo Hoàng là Đại diện Ngài, thì cái lợi nhãn tiền, cái quyện nhãn tiền thuộc về Giáo Hoàng chứ không thuộc về chúa GiêSu. Cái tuyệt diệu chính là ở điểm này.

Giáo Hội nhờ ở sự "tin lưỡng", "nói lưỡng" nên có thể giải thích được mọi vấn đề, có thể biện minh được mọi thái độ mình. Chúa vừa ở trên thiên dàng, vừa ở khắp nơi. Vừa ở khắp nơi vừa không ở trong tâm hồn mọi người. Chúa vừa nhân từ vừa công thẳng. Chúa Giê Su vừa là Thượng Đế toàn năng, vừa là Tạo Hóa, vừa là "Trưởng tử giữa mọi thụ sinh". Con người vừa cao siêu vì là ảnh tượng Chúa, vừa là hết sức xấu xa vì đã sa đọa. Chúa vừa cai trị thế gian, nhưng Satan lại là vua của trần thế này. Chúa GiêSu vừa là Chúa, vừa là Người. Tận thế sắp sửa tới nơi, tận thế còn lâu nữa mới xảy ra. Nước Trời không đến một cách lộ liễu. Nước Trời sẽ đến trong rầm rộ, huy hoàng. Nước Trời ở trong tâm. Nước Trời ở ngoài xã hội. Ngũ Kinh là của Maisen viết. Ngũ Kinh không phải là của Maisen viết v.v. Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX nghiêm cấm không được tôn thờ tổ tiên. Ngày nay được tôn thờ tổ tiên (nhang đèn, cúng kỵ v..v..). Có lúc nghiêm cấm ăn thịt thứ Sáu, có lúc cho ăn thịt thả giàn. Tất cả đều tùy Giáo Hoàng.

Thánh Kinh vừa đúng từng chữ, vừa là Chân Lý tuyệt vời, vừa không có ý dạy vì khoa học nên có nhiều điều không chính xác; vừa tin chắc chắn rằng mọi người ngoài Giáo Hội đều xuống hỏa ngục, vừa tuyên bố mọi người sống ngoài Giáo Hội có thể lên thiên đàng. Khi cần dịu ngọt, thì Giáo Hội đề cao sự nhân từ bác ái của Phúc âm; khi cần tàn nhẫn thì khoe đang thi triển sấm sét của hai thánh Peter và Paul; vừa chủ trương Chúa luôn nổi cơn thịnh nộ oán phạt loài người, vừa tuyên bố đó chỉ là những kiểu "nhân cách hóa" Thiên Chúa. Tất cả các văn kiện viết ra phải được đắn đo, viết lách làm sao để có thể giải thích xuôi ngược được. Thật là biến hóa tuyệt vời. Chẳng những thế lại còn có cả một đạo binh văn học chỉ có nhiệm vụ bào chữa cho Công Giáo, bảo vệ Thánh Kinh mà ta gọi là những nhà Thần Học, những nhà Bảo Vệ Tín Lý (Apologetists). Các nước Cộng Sản ngày nay cũng có các văn gia chuyên môn tâng bốc chính quyền Cộng Sản, chuyên môn tâng bốc chủ nghĩa Mác Xít. Cộng Sản hết sức đề cao họ. Những người ngoài Cộng Sản trái lại tặng cho họ danh từ "Bồi Bút" . Chuyện đời quả tình hết sức phức tạp.

Dấu hiệu rạn nứt bắt đầu hiện ra là trong khoảng 100 năm gần đây đã có nhiều Giáo phái mới xuất hiện ra ở Âu Mỹ. Các giáo phái mới này như: Chứng nhân đấng Jehovah, Mormons, Christian Science, Unitarianism, Spiritism, Swedenborgianism, Armstrongism, Seventh-day Adventism, The Theosophieal Philosophy, The Rosicrucian Fellowship v. v. đều có những diềm bất đồng về phương diện giáo lý với Công Giáo cũng như với Tin Lành.

- Thường là họ không chấp nhận một Chúa mà có Ba Ngôi. (Jehovah Witnesses, Christian Science, Mormonism, Swedenhorgianism, The Unity School of Christianity v.v.. Xem “The Kingdom of The Cults”, Walter R. Martin, Bethany House Publishers, ] 982, pp 50, 126, 178, 246).

- Nhiều Giáo phái không tin rằng Thượng Đế là hữu Ngã, mà tin Thượng Đế là vô Ngã, nguồn sinh muôn vật bản thể muôn vật, tiềm ẩn trong lòng sâu con người và vạn vật. (Christian Science, The Unity School of Christianity, The Theosophical School.. Sách trích dẫn tr. 126, 222, 279).

Không tin rằng chúa Jesus là Thiên Chúa mà chỉ là Con Thiên Chúa, không thể bằng Thiên Chúa. (Mormonism, Jehovah Witnesses, The Unity School of Christianity... Sách trích dẫn tr. 47, 112, 280).

- Không tin rằng Chúa từ nhân, lân tuất lại có thêm thâm thù nhân loại, và cần phải chứng kiến sự tử nạn của Con Mình - của Chính Mình - mới có thể làm hòa với nhân loại (Swedenborgianism: Sách trích dẫn tr. 247).

- Nhiều Giáo phái tin rằng Con người sẽ trở thành Thượng đế trong tương lai (Mormonism: A man is, God one was; as God is, man may become.- Ib. p. 178).

Tiếp đến là ngay trong nội bộ Công Giáo hiện nay cũng có nhiều điều bất ổn. Dĩ nhiên là những bất ổn sẽ phát sinh ở Âu Châu và Mỹ Châu chứ không phải ở các nước tân tòng A Phi hoặc Trung, Nam Mỹ.

Gần đây, Tổng Giám mục Le febvre ở Thụy Sĩ đã tách khỏi Giáo Hội La Mã, vì cho rằng Giáo Hội La Mã và Công Đồng Vatican II đã đi quá trớn trong đà canh tân.

Các nhà thần học như Alfred Loisy (1857-1940), như Hans Kung đòi nghiên cứu lại tất cả các tín lý Công Giáo, và sửa sai nếu cần.

Giáo Hội Hòa Lan với hơn 6 triệu tín đồ cũng đang muốn tách rời khỏi quyền điều khiển của Giáo Hoàng.

Ở Mỹ, đã có những Giám Mục, và hàng vạn linh mục đã rời khỏi hàng giáo phẩm. Các trường Đại học Công Giáo Mỹ đòi hưởng qui chế độc lập, không chịu sự điều khiển của Giáo Hội. Các nhà thần học Công Giáo đòi quyền được bất đồng ý kiến với Giáo Hội về những vấn đề luân lý : như tình ái giữa nam nữ, như ngừa thai cai đẻ, như phá thai, như đồng tình luyến ái v.v. . Linh mục kiêm thần học gia, kiêm Giáo sư Đại Học Curran, Charles là người đã phát cờ chống đối. Trong phong trào này Linh mục đã kéo theo được hàng trăm nhà phần học khác ở Mỹ.

Các bổn đạo cũng không còn tuyệt đối phục tùng Giáo hoàng nữa.

Tuy các Giáo hoàng cấm dùng thuốc ngừa thai: năm 1955 có 30% phụ nữ Công Giáo dùng thuốc ngừa thai. Năm 1965 có 55%. Năm 1970 tăng lên 70%.

Rồi dẫu dùng thuốc ngừa thai, phụ nữ Công Giáo vẫn đi chịu lễ đều đều. Năm 1965, số đó là 33%. Năm 1970, số phụ nữ ngừa thai mà vẫn chịu lễ hàng tháng là 53% .

Một cuộc thăm dò khác cho thấy: Cứ bốn người được phỏng vấn, thì ba người chấp thuận cho trai gái được đi lại với nhau sau khi ăn hỏi. Cứ 10 người thì có 8 người chấp thuận cho uống thuốc ngừa thai. Cứ 10 người thì 7 chấp thuận sự phá thai hợp pháp. Cứ 10 người thì 4 người cho rằng Giáo hoàng vấn sai lầm (30) .

Hans Kung cho rằng hàng Linh mục đã dần dần được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ 6, chứ thời các Tông đồ chưa có.

Nhà văn Công Giáo Mỹ , Gay Wills, cho rằng: Công Giáo tuổi nhỏ của ông là tổng hợp của những câu kinh kệ; những cái đầu cúi theo nhịp chung; làm dấu; ca hát; làm phép rửa tội; làm dấu lúc ăn; lần chuỗi; xông hương; thắp nến; các bà dòng trong lớp lúc nghiêm, lúc khoan; các linh mục mặc đồ đen khi đi ngoài đường; mặc lộng lẫy khi hành lễ; thánh đường lúc sáng, lúc tối; lúc thì trang hoàng, bày biện; lúc thì trần trụi trống trơn, tùy theo nhịp điệu của các mùa lễ nghi; bày máng cỏ vào mùa Đông; mang màu tím vào tháng Hai trưng hoa huệ mùa xuân; xưng tội để nghe đe dọa và nghe an ủi v.v..

Nhà tâm lý học Gordon Alport cho rằng 9/10 Công Giáo Mỹ chỉ có cái vỏ Công Giáo, chỉ đạo đức ngoài mặt. Nghĩa là họ dùng đạo như cái bình phong đê che nay lối sống thực của họ, và họ có thiên kiến đối với người da đen và người Do Thái còn nhiều hơn các người vô tôn giáo. ông Eugene Kennedy cũng khen rằng trước kia, tức là trước Vatican II, người Công Giáo giữ cái đạo bên ngoài gồm lễ nghi, luật lệ, giáo điều. Sau Vatican II họ quay về cái tôn giáo nội tai tâm linh, cố đi tìm hiểu sâu xa về con người mình (33).


(xem tiếp )

ÍT NHIỀU NHẬN ĐỊNH VỀ THIÊN CHÚA GIÁO

(Phê Bình Tín Lý)

bản điện tử của Giao Điểm gửi cho Sách Hiếm

Nhân tử Nguyễn Văn Thọ

Gửi bài này cho bạn bè ngày 05 tháng 9, 2007

Vài hàng về Tác Giả: 0
Phần Tín Lý : 1 2 3
Phần Giáo Lý: 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

(tiếp theo)

Riêng tôi, tôi nhận thấy người Công Giáo sau Vatican II cởi mở hơn, rộng dung hơn. Còn trước hình thức lễ nghi vụ ngoại ra sao, thì nay vẫn y thức như vậy. Đạo giáo đã là công truyền, tất nhiên phải vụ ngoại, phải là ngoại giáo, không thể nào là nội giáo được. Từ 1908 trở đi, các Giáo Hoàng ghét nhất là Phải Tân Tiến (Modernism). Thông điệp Lementabili (3 tháng 7, 1907) của Pius X phi bác 65 nhận định mà Giáo Hội cho là lầm lạc. Ví dụ:

-Điều 16: Phúc âm John không phải kể chuyện that về đời sống Chúa, mà là những suy nghiệm huyền đồng về đời sống Chúa.

- Điều 21: Sự mặc khải làm cơ sở cho đức tin Công Giáo chưa hoàn bị thời các Tông Đồ.

- Điều 27: Phúc âm không chứng minh Chúa Giê Su là Thiên Chúa. Đó là một tín điều mà ý thức Công Giáo suy diễn ra từ ý niệm Đấng Cứu Thế.

- Điều 35: Đấng Ki tô không phải luôn luôn ý thức được mình là đấng Cứu Thế.

- Điều 47: Công đoàn công Giáo cho rằng Phép Rửa Tội là bắt buộc, cộng vào với sự tuyên xưng Công giáo.

- Điều 47: Mấy lời của Chúa trong John 20:22-23 chẳng có liên quan đến Phép Giải Tội, mặc dầu các giáo phụ trong Công Đồng Trent thích nói vậy.

- Điều 55: Thánh Peter không bao giờ ngờ rằng Chúa đã phong cho mình làm Giáo Chủ Giáo Hội.

- Điều 59: Chúa Giê Su không có dạy một toàn bộ giáo lý khả dĩ áp dụng cho mọi nơi, mọi người, mà chỉ tạo ra một phong trào đạo giáo có thể chuyển biến, linh động để thích ứng tùy nơi, tùy người .

Thông điệp Pascendi của Giáo Hoàng Pius X ra ngày 8 tháng 9 năm 1907 kết tội những người Công Giáo thuộc phái Tân Tiên như sau:

- Nếu là triết gia, thi họ chủ trương "bất khả tri". Họ cho rằng lý trí chỉ hoạt động trong vòng hiện tượng, nên con người không thể biết Thiên Chúa bằng lý trí hay bằng sự mặc khải.

- Nếu là giáo hữu, thì họ đến với đức tin một cách kỳ quặc. Họ lý luận rằng lý trí không thể biết Thiên Chúa, thế thì tại sao tôn giáo lại là một hiện tượng phổ quát. Họ cho rằng sở dĩ con người cần Thiên Chúa chính là vì Thiên Chúa đã ở sẵn trong lòng con người. Thiên Chúa mà ở ngoài tâm hồn, con người sẽ không sao có thể biết được. Con người vẫn tin, nhưng đức tin không có cơ sở trên lý trí. (Tôi cũng tin rằng Thiên Chúa đã ngự sẵn trong tâm khảm con người, và con người nhận biết Thiên Chúa bằng trực giác, và bằng sự cảm nghiệm tâm linh).

- Nếu họ là các nhà Thần học, thì những người theo phái Tân Tiến cũng cho rằng Mặc Khải chính là sự cảm nghiệm nội tâm. Mặc khải là khi con người cảm nghiệm thấy Thiên Chúa trong lòng mình. Chính Giáo Hội cũng phải kinh qua sự thử thách của ý thức tập thể của nhân quần; mà ý thức này luôn chuyển dịch biến hóa theo lịch sử.

(Hỡi anh em khả kính, đây không phải là những lời bập bẹ quàng xiên của những kẻ vô tín ngưỡng, mà chính là của những người Công Giáo, hoặc những linh mục, và họ khoe khoang rằng họ sẽ cải tổ, sẽ canh tân giáo hội bằng những lập luận quàng xiên đó của họ).

- Nếu là sử gia, họ cho rằng khi giải thích các vấn đề cần phải cho khoa học, chứ không phải là để bao che, để nắm giữ quần chúng. Và với tư cách là những nhà khoa học họ thường khinh khi giáo lý Công Giáo, khinh khi các Thánh Giáo phụ, các Công đồng, và sự dạy dỗ.

Khi đọc những lời Giáo Hoàng chê trách, phê phán những người Giáo Hữu Tân Tiến, tôi thấy thương họ, vì thật ra họ nhìn đúng, nghĩ đúng, nói đúng, hành đúng.

Người A Đông phân biệt tiểu trí và đại trí. Tiểu trí để thích ứng với hoàn cảnh, nên chi biết được hiện tượng bên ngoài, nên không thể nào hiểu được Thiên Chúa là bản thể con người và vũ trụ...

Cái mà Âu Châu gọi là Mặc Khải chính là Đại trí khi đã khai mở. Con người sinh ra ở đời vì có căn cốt thần linh, có căn Trời, nên luôn luôn khát khao đi tìm Đạo, tìm Trời. Mới đầu thời còn u muội, ngu dốt, nên đi tìm Đạo tìm Trời bên ngoài mình; chịu sự hướng dẫn, sự chi phối bên ngoài của các Giáo Hội bên ngoài, của các người tự xưng mình là hướng đạo viên nhân loại. Nhưng khi con người đã trưởng thành về ý thức tâm linh, sẽ cảm nghiệm được một cách mãnh liệt rằng Thiên Chúa chẳng có ở đâu xa mà đã ngự trị ngay trong tâm khảm con người. Sự giác ngộ tâm linh ấy chính là sự Mặc Khải. Nếu ta hiểu Revelation là "Mặc Khải", thì đó là một sự khai mở tâm linh đã được diễn biến ra một cách âm thầm trong lòng con người. Nếu hiểu "Revelation" là "Mạc Khải", thì lúc Giác Ngộ chính là lúc bức màn Vo minh", "bức màn Ngu dốt" được xé mở ra, làm hiển lộ ra Thiên Tính con người, làm hiển lộ Thượng đế nội tại - vừa là Thượng Đê, vừa cũng chính là Bản Thể hằng cửu, bất biến của con người. Lúc ấy, với tầm nhìn lối nghĩ hoàn toàn thay đồi, con người hoàn toàn được giải phóng, con người mới thấy rằng có nhiều người xưa kia coi mình là thượng trí, thượng nhân, thực ra chỉ là những người khéo xu thời, xu thế; mới nhận ra ràng con người đã sai lầm tập thể về nhiều vấn đề, từ sự khai thiên, lập địa, đến thân thế con người, đến những công trình cải tạo con người và ngoại cảnh, đến đường hướng thăng hoa của con người .

Lúc ấy con người sẽ thành khẩn dùng cuộc đời mình để truy tầm chân lý, chứ không phải để bao che, lấp liếm những điều mà cha ông mình đã nghĩ sai, viết bậy

trong quá vãng. Mình không nhìn ra trước, không chịu sửa sai trước, thì người sau sẽ tìm ra, sẽ sửa sai sau. Tất cả chỉ là vấn đề thời gian, và trên con đường tiên hóa của nhân loại, chắc chắn sự việc sẽ xảy ra như vậy. Mà khi một tư tưởng đã thay thi cả tòa tư tưởng cũng thay theo, như kiểu những con Dominos.

Sách the Battle for The American Church viết:

“Giả sử Chúa Giê Su không phải là Chúa giáng trần.

Giả sử trong cuộc dời ngắn ngủi của Ngài, Ngài đã không truyền dạy, mặc khải được đủ những giáo lý căn bản.

Giả sử chúa lập ra Giáo hội như kiểu một hội ái hữu.

Giả sử mọi tín hữu dều bình đẳng nhau trước mặt Chúa Cha.

Giả sử mọi người đều phải nỗ lực để tùy nghi đi tìm Thiên ý, họ thể nhờ các lình mục làm cốvân, nhưng không phải tùng phục linh mục.

Giả sử các cơ cấu tổ chức như Giáo hoàng, linh mục, giáo luật tỉ mỉ, hay tòa giải tội chỉ là những phát minh của con người.

Chúng ta sẽ có một quan niệm khác hẳn về Giáo hội, không giống những định nghĩa của Giáo Hội."(36)

Như vậy trong tương lai chắc chắn nhân loại sẽ có rất nhiều thay đổi về tôn giáo. Giáo Hoàng Paul VI ngày 11 tháng 9, 1974 đã than thở: "Giáo Hội hình như có khuynh hướng tự thiêu hủy mình"(37). Riêng tôi, tôi tiên đoán trong tương lai nhân loại sẽ

thay đồi như sau về phía tôn giáo:

Chúa sẽ không còn là một Chúa riêng của một dân tộc, không còn là một Chúa ngự trị trên Thiên Đình, mà sẽ được nhìn nhận là nguồn sinh của vũ trụ , ở khắp vũ trụ, là bản thể của vũ trụ muôn loài, và như vậy vũ trụ và muôn vật chỉ là những hình tướng biến thiên, những phân từ nhỏ nhoi của Đại Thể vô biên ấy.

Giác ngộ, mặc khải, là một hiện tượng phổ quát, siêu không gian thời gian, là sở hữu của Thánh hiền, Đông Tây kim cổ, chứ không dành cho riêng ai.

Thánh Thư là của thánh hiền hay của các cao nhân các đạo giáo viết ra. Đạo nào cũng có Thánh Thư, chứ không phải chỉ riêng có Do Thái hay Công Giáo mới có. Chúng là sở hữu chung của nhân loại. Nó cũng rất tương đối có chỗ hay có chỗ dở. Cái gì hay thì ta theo, cái gì dỡ thì ta bỏ.

Các thánh thư có thể có những huyền thoại xen lẫn với những chứng tích loch sử. Huyền thoại thì ta coi là không có thực. Ví dụ chuyện khai thiên lập địa, Adam Evà ăn trái cấm, hồng thủy tiêu diệt thiên hạ, chắc chắn là huyền thoại.

Nếu Adam Eva thực sự không phải là thủy tổ loài người như khoa học đã chứng minh, thì chắc chắn chuyện Thiên Chúa giáng trần chuộc tội thiên hạ chỉ là chuyện mà thánh Paul, thánh Augustine và Giáo Hội sau này nghĩ ra mà thôi.

Chúa Giê Su chỉ là một người Giác Ngộ sống phối hợp với Thượng Đế ngay từ khi còn ở gian trần này.

Xưa nay đã có vô số hiền thánh muôn phương liễu đạt được trình độ đó.

Phúc âm viết về Ngài có rất nhiều huyền thoại.

Các Giáo Hội chẳng qua là những hội ái hữu, cốt là để khuyên khích lẫn nhau, nâng đỡ lấn nhau, chứ không phải là những nhà tù, những phòng tra tấn, những lò sát sinh, hay những cơ quan dùng để khống chế, hành hạ con người về phương diện tinh thần, hay vật chất mỗi khi có điều kiện thuận tiện.

Tất cả những chuyện bất công xã hội, những tệ đoan xã hội, những bệnh hoạn tật nguyền, những sự cơ cực nghèo đói, những chiến tranh sẽ không còn nếu nhân loại thực tình thương yêu lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, cộng tác với nhau.

Con người sẽ phải được dạy dỗ rằng con người đích thực là những con cái Thượng Đế , hay nói cách khác đều có Bản thể thần minh, có Phật tánh. Cho nên con người phải được khuyến khích tiến bước mãi trên đường nhân nẻo đức trên đường hoàn thiện, sống đồng nhất, hợp nhất với Thượng Đế ngay từ khi còn ở gian trần này.

Chúng ta học lịch sử, vì lịch sử sẽ cho chúng ta thấy những sai trái của các đạo giáo. Có vậy ta mới biết đàng sửa sai.

Đạo giáo có nhiều trình độ, nhiều hình thức. Hình thức thấp nhất là Lễ Nghi (hương hoa, chuông trống, van vái). Rồi đến hình thức Tín Lý, Tín Điều. Rồi đến Luân Lý. Rồi đến một đời sống nghệ thuật, đẹp tươi, thuần phác, hồn nhiên. Cao hơn hết là đời sống hoàn thiện, sống phối hợp với Thượng Đế, hòa hài với tha nhân, với quần sinh và vũ trụ.

Con người không thể tiến ngay đến chỗ cao, nhưng cần phải tiến tới, cần phải tinh luyện tâm thần.

Đạo giáo thực ra có hai loại: Ngoại giáo và Nội giáo. Chạy theo những hình thức lễ nghi bên ngoài là theo ngoại giáo, ngoại đạo. Đi sâu vào tâm linh mà tìm Đạo tìm Trời, ấy là Nội Giáo, Nội Đạo, ấy là Chân Đạo, Thiên Đạo, Đại Đạo. Đại Đạo cũng rất là giản dị. Nó bắt nguồn từ sự nhận biết mình có Thiên Tính, rồi ra sẽ dùng cả đời mình để phát triển Thiên Tính đó cho đến chỗ tinh hoa cùng cực Phát triển mọi khả năng còn tiềm ẩn nơi mình để cải tạo tha nhân và ngoại cảnh. Biến thế giới thành một đại gia đình, biến ngoại cảnh thành Bồng Lai Tiên Cảnh, để cuối cùng sống hợp nhất với Trời, nên vẻ sáng của Trời ngay từ khi còn ở gian trần này…

Costa Mesa 2/1/89

GHI CHÚ

(1) Martyrologe Romain, Traduction francaise par Dom Albert M. Schmitt, Casterman, 1959, p. 469 - Isaac Asimov, In the Beginning, A Stonesong press Book, Crown Publishers, Inc. New York, 1981, p. 9.

(2) Religious traditionalists accused Darwin of "limiting God's glory in creation," of "attempting to dethrone God," of "implying that Christians for nearly 2000 years have been duped by a monstrous lie"

Dorothy Nelkin, The Creation Controversy, W.W. Norton & Company, New York, London, 1982, p. 28.

(3) The founders of The Creation Research Society (CRS) call themselves "scientific creationists". To attain the status of membership in the organisation, members must meet two requirements: a postgraduate degree in science and belief in the literal truth of the Bible. Applicants for memberships must sign a statement of belief: that the Bible is the written word of God and that its assertions are historically and scientifically true; that all basic types of living things including man, were made by direct creative acts of God as described in Genesis; and that the Noachian Deluge was a historical event.

Dorothy Nelkin, The Creation Controversy, W.W. Norton & Company, New York, London, p. 79.

(4) lb. p. 77-83.

(5) Dorothy Nelkin, The Creation Controversy, pp. 100-102.

(6) The final editor has left unchanged the two traditional accounts without attempting to smooth out their divergences of details. There are several Babylonial stories of the Flood which are in some respects remarkable similar to the biblical narrative. This last does not derive from them but draw on the same source, namely on the memory of one or more disastrous floods in the valley of the Euphrates and Tigris which tradition had enlarged to the dimension of a worldwide catastrophe..

The New Jerusalem Bible, Double Day & Company, Inc. Garden City New York, 1985, p. 25; Gen 6:1, note c.

(7) Isaac Asimow, In The Beginning, A Stonesong Press Book, Crown Publishers, Inc. New York, 1981, p. 156-157.

(8) One of the early documents in the tragic history of Judaeo- Christian relations in Spain is a letter from Pope Gregory to Reccared The Visgoth, commending him for a law, a "constitution", enacted against the infidelity, perfidia of the Jews, despite their efforts to block its promulgation with a bribe.

Edward A. Synan, The Popes and The Jews in the Middle Ages, The MacMilan Company, New York; Collier - MacMillan Limited, London, 1965, p. 41. Cf. ibidem pp. 8, 37, 92, 122.

(9) In the case of the Jews, does the Church not triumph more when, day after day, she persuades them, or converts them, than if on a single occasion and all at once, she should devour them with the maw of the sword1? Else would not that prayer of the universal Church, which is offered for the unbelieving

Jews - pro perfidis Judaeis - be established to this purpose ? lb. p. 78.

(10) Foris ab ecclesia constitutus, aeterno supplicio punieris, etiamsi pro Christi nomine virus incendiaris. Marcello Craveri, The Life Jesus, Grove Press, Inc. New York, 1967, p. 252.

(11) La position catholique traditionnelle - exprimee des les premiers siecles du christianisme par Origene, Cyprien et Augustin - est bien connue: Extra Ecclesiam nulla salus! Hors de I'Eglise, point de salut! D'ou aussi, pour tout le temps a venir: Extra Ecclesiam, nullus propheta! Hors de I'Eglise pas de prophete! Le Concile oecumenique de Florence (1438-1445) a defini sans ambiguite: "La sainte Eglise romaine... croit fermement, confesse et proclame qu'en dehors de I'Eglise catholique nul n'aura part a la vie eternelle, qu'il soit paien, Juif, incroyant ou separe de I'Eglise: il sera la proie du feu eternel destine au diable et a ses anges s'il ne la (I'Eglise catholique) rejoint pas avant la mort.

Hans Kung, Le Christianisme et les Religions du Monde, Edition du Seuil, Paris, 1984, p. 45.

The holy Roman Church believes, professes, and preaches that "no one remaining outside the Catholic Church, not just pagans, but also Jews or heretics, schismatics, can become partakers of eternal life; but they will go to the "everlasting fire which was prepared for the devil and his angels" (Matt. 25:41), unless before the end of his life they are joined to the Church...

Heretics am chi cac giao phai Tin Lanh; Schismatics am chi Giao H6i Chlnh Thtfng miln d6ng (Orthodox Church).

Jesuit Fathers of St. Mary College, St. Marys Kansas, The Church teaches, Tan Books and Publishers, Inc. Rockford, Illinois 61105, 1973, p. 78.

(12) The Syllabus went on to condemn the current belief that .. every man is free to adopt whatever religions he deems in accord with the light of reason; that in any religion men may find the way to eternal life.

Kennett Scott Latourette, A History of Christianity, Harper & Row Publishers, New York, Evanston & London, 1953, p. 1099.

(13) Furthermore, it is a dogma of faith that no one can be saved outside the Church.. But no one obtains eternal life if he dies separated from the unity of faith or from communion with the Church through his own fault.

The Church teaches, p. 97.

(14) Section 8 of Lumen Gentium reads:

This is the sole Church of Christ, which in the creed we profess to be one, holy, Catholic, and apostolic, which our Saviour, after his resurrection entrusted to Peter's pastoral care, commissioning him and the other apostles to extend and to rule it.... This Church constituted and organized as a society in the present world; subsists in the Catholic Church, which is governed by the successor of Peter and by the bishops in communion with him. Nevertheless many elements of sanctification and of truth are found outside its visible confines. Since these are gifts belonging to the Church of Christ, they are forces impelling toward Catholic unity...

Msgr. George A. Kelly, The Battle for the American Churchy Doubleday and Company, Inc. Garden City, New York, 1979, p. 26.

(15) In general, Innocent taught, the Mosaic Law promised temporal and earthy delights, a land flowing with milk and honey, the law of talion, conjugal joy, and a numerous progeny. Against all this, the law of the Gospel extols poverty, invokes a blessing in answer to a curse, venerates virginity - heavy burdens, to be sure, but to those moved by love they seem light. The Old Law was characterized by the active life and by the five senses which make it possible: "such are the carnal Jews, who seek only what sense perceives, who delight in the corporeal senses alone, and this despite the fact that their own prophets "spoke, not carnally, but spiritually."

Edward A. Synan, The Popes and the Jews in the Middle Ages, The MacMillan Company, New York, 1965, p. 88.

(16) Europe dominated by the papacy., knew neither equality nor justice; medieval legislation was as savage in its intentions as in its penalties, and the brunt of these fell upon the helpless Jewish population.

Edward A. Synan, The Popes and the Jews in the Middle Ages, The MacMillan Company, New York, 1965, p. 1.

(17) A Jew might complaint, perhaps, that I go too far in baiting him, when I term his understanding "ox-like". But let him read Isaiah, and he will hear what goes farther than "ox-like"! "The ox", he says, "knows his owner, and the ass his master's crib: Isreal has not known Me. My people had no understanding" [Isaiah 1:3]. You see, o Jew, I am milder than your own prophet: I put you on a par with the beast, he puts you beneath them!

Edmont A. Synan, The Popes and the Jews in the Middle Ages, p. 77.

(18) Editor-in-Chief: Dr. Bezalel Narkiss, Picture History of Jewish Civilization, Harry N. Abrams Inc. Publishers, New York, 1970, p. 121-123.

Obscurantist zeal led Christians to burn cartload of precious Torah scrolls and of manuscript copies of the Talmud, that monument of learning and religious jurisprudence so dear to Jewish sensibilities, Edward A. Synan, The Popes and the Jews in the Middle Ages, 1965, p. 1.

(19)76. p. 114.

(20) An ecclesiastical council at Toulouse outlined a stern procedure for the eradication of heresy in the South. Among other measures, the council forbade the laity the possession of copies of the Bible, except the Psalms and such passages as were in the breviary, and condemned vernacular translation. It thus sought to remove one of the prevalent sources of heresy.

Kennett Scott Latourette, A History of Christianity, Harper & Row Publishers, New York, Evanston & London, 1955, p. 456.

(21) Kenneth Scott Latourette, A History of Christianity, p. 658.

(22) Kenneth Scott Latourette, A History of Christianity, Harper and Row Publisher, New York, Evanston & London, 1953, cac trang 435, 438, 541, 657-659, 842, 845, 457, 1012, 1082, va 568.

(23) Vergillius Ferm, An Encyclopedia of Religion, The Philosophical Library, New York, 1945, noi chu" Witchcraft, tr. 827.

(24) Kennett Scott Latourette, History of Christianity, pp. 438, 453-455, 513, 557, 456.

(25) And through the cities which they were passing, they wiped out completely, as enemies internal to the Church, the excrable Jewish remnants, or forced them to the refuge of baptism - but many of these later reverted, like dogs to their vomit.

Edward A. Synan, The Popes and the Jews in the Middle Ages, The MacMillan Company, New York, Collier MacMillan Limited, London 1965, Chapter V, The Crusades, pp. 66-82.

Về đọan lịch sử trên, xem ibidem, p. 70, và nguyên văn bằng tiếng Latinh do Ekkehard of Aura, Chronicon Universale, MGH, SS, vol. VI p. 208.

(26) Would any earlier pope have been diposed to greet Jewish visitors, as did Pope John, with the words of the patriarch who dispensed grain in a time of famine: "I am Joseph, your brother" (Gen 45:4).

Edward A. Synan, The Popes and the Jews in the Middle Ages, 1965, p. 4.

(27) Giáo Hoàng cho rằng luận cứ sau nay là sai lạc:

Every one is free to follow and to profess the religion which the light of reason leads him to judge to be the true religion.

Jesuit Fathers of St. Mary's College, The Church teaches, St. Marys. Kansas, Tan Books and Publishers, Inc. Rockford, Illinois 61105, 1973, p. 86.

(28) Xem Msgr. George A. Kelly, The Battle for the American Church, tr. IX.

(29) The "Filioque" controversy.

The origin of the Filioque controversy presents one of the unsolved mysteries of Church history. No one has so far discovered when, how and by whom the words "and from the Son" were added to the Creed, the text of which had been solemnly approved both by the East and West as their common confession of faith at the first four Ecumenical Councils. It appears that the addition was made in Spain some time in the sixth or in the seventh century, but the circumstances under which this change occured have so far not been discovered. From Spain the Filioque clause spread gradually to neighbouring Gaul, and from there to England, Germany and Italy. At first, the Roman Pontiffs were opposed to it, and Pope Leo III (795-816) even ordered the original text of the Creed to be inscribed on silver shields and hung in St. Peter's. Charlemagne and his successors, however, were determined to uphold the legetimacy of the addition, for it provided them with the handy weapon against

Byzantinum. In accusing the Eastern Christians of heresy, the Western rulers found a convenient excuse for agression. The refusal of the Orthodox to accept the Spanish addition to the Creed thereby became a pretext for the conquest of territories belonging to the Eastern Empire. Under political pressure Rome withdrew its opposition to the Filioque clause, and in the next century, at the coronation of the Emperor Henry II (1002-1024) in 1014, the Creed was solemnly intoned at St. Peter's complete with the offending addition.

The Concise Encyclopedia of Living Faiths, Ed. by R. C. Zaehner, Beacon Press: Boston, 1959, p. 95.

(30) Xem Msgr. George A. Kelly, The Battle for the American Church, pp. 188 va 456.

(31) Ministry, according to Hang Kung, really did not became sacred until the sixth century.

Bảng phúc trình thần học về hàng Linh mục (a theological study of the priesthood), soạn thảo do các Linh mục dòng Tên, Bernard Cooke va Karl Armbruster năm 1971, có viết nguyên văn như sau:

"We can go on to say that there is no evidence in the New Testament that any one individual exercised all these (priestly) functions in the first century of the Christian era".

Msgr. George A. Kelly, The Battle for the American Church, p. 331.

(32) Prayers offered, heads ducked in unison, crossings, chants, christenings, grace at meals, beats, incense, candles, nuns in the classroom alternatively too sweet and too severe, priests garbed black on the street and brilliant at the altar; churches lit and darkened, clothed and stripped to the rhythm of liturgical recurrences; the crib in the winter, purple February and lilies in the spring; confession as intimidation and comfort and so forth.

Bare Ruined Choirs, pp. 15-16.- Msgr. George A. Kelly, The Battle for the American Church, p. 13.

(33) Some years earlier, a non Catholic psychologists, Gordon Alport, had decided that nine tenths of all Church members were "extrinsically religious". This meant they used religion as a security blanket for the way in which they already lived, but harboring more prejudice against blacks or Jews than unbelievers. Such reasoning was picked up by psychologist Eugene Kennedy, whose book In the Spirit in the Flesh applauds the movement of Catholics away from "extrinsic religion" - based on ritual, rules, and dogmas - and to an "intrinsic religion" based on the Gospel's invitation to a life of risk-taking. The pre-Vatican II Church, according to Kennedy, was extrinsic religion, one that sought to impose answers to all questions that the faithful would face, resulting in Catholic conformism. Vatican II, on the other hand offered instead, intrinsic religion, calling believers to search deeper into their own humanity.

Msgr. George Kelly, The Battle for the American Church, p. 13-14.

(34) No. 6 "The narrations of John are not properly history, but a mystical contemplation of the Gospel".

No, 21 "Revelation, constituting the object of the Catholic faith, was not completed with the Apostles".

No. 27 "The divinity of Jesus Christ is not proved from the gospels. It is a dogma that the Christian conscience has derived from the notion of Messiah.

No. 35 "Christ did not always possess the consciousness of his Messianic dignity".

No. 42 "The Christian community imposed the necessity of Baptism, adopted it as a necessary rite, and added to it obligation of Christian promulgation"

No. 47. "The word of the Lord in John 20:22-23 in no way refer to the sacrament of Penance, in spite of what is pleased the Fathers of Trent to say".

No. 55 "Simon Peter never even suspected that Christ entrusted the primacy in the Church to him".

No. 59 "Christ did not teach a determined body of doctrine applicable to all times and all men, but rather inaugurated a religious movement adapted or to be adapted to different times and places".

Libro citato pp. 44-45.

(35) As philosophers Modernists are agnostic. They confine reason entirely within the field of phenomena (the appearances of things) and so deny man's natural capacity to know God from reason or revelation. As believers Modernists come to faith in a strange way. Man may not know God by reason. Still religion is a universal human phenomenon. How does this comes about? The explanation must be found within man himself (immanence). God originates in man's need of the divine. As an external being, God is unknowable. Man just believes but that faith has no rational basis.

As theologian, Modernist similarly find revelation in human experience. Revelation is man's consciousness of God. Even the Church must submit to the test of the collective consciousness of men, which evolves and continues to evolve through history. ["Venerable brethen, these are not merely the foolish babblings of unbelievers. There are Catholics, yea, and priests too, who say these things openly; and they boat that they are going to reform the Church by these ravings"].

As historians, Modernists distinguish exegesis that is scientific from that which is theological and pastoral. So as scientifics they "are wont to display a manifold contempt for the Catholic doctrines, for the Holy Fathers, for the ecumenical councils, for the ecclesiastical Magisterium...

Msgr, Gregory A. Kelly, The Battle for the American Church, pp. 43-44

(36) If Jesus Christ is not the Son of God made man, or,

If his basic relevation was not fully given in his short lifespan or

If he founded a Church only in the loose sense of a community of friendly believers, and

If all believers are equal in office before the Father,

If they must search in their own way for the mind and will of God - with the counsel from priests perhaps but without being subject to them.

If institutional structures such as papacy, priesthood, minute laws, or confessionals are considered a human invention, not the divine will.

Then we are dealing with a different understanding of Christianity than that found in the definitions of the Catholic Church. Libro citato, p. 38.

(37) Paul VI: sighed (September 11, 1974) that the Church appears "destined to burned itself out".

lb. p. 457.

Bức tranh sau đây: Phòng tra tấn của tòa án La mã đối với những ai không chịu rửa tội hoặc bất đồng quan điểm. Tranh vẽ của Bernard Picart , con của điêu khắc gia lừng lẫy Etienne Picart .

Inquisition Torture Room by Bernard Picart (1673-1733), son of the famous engraver Etienne Picart .

No comments: