Thursday, February 24, 2011

TRUNG DUNG BÌNH DỊCH II




Chương 8

HAI ĐƯỜNG LỐI ĐẠO ĐỜI:

NHÂN ĐỨC VÀ TÀI CÁN

子 曰: 回 之 為 人 也; 擇 乎 中 庸, 得 一 善, 則 拳 拳 服 膺, 而 弗 失 之 矣 .

PHIÊN ÂM Tử viết: «Hồi chi vi nhân dã; trạch hồ Trung Dung, đắc nhứt thiện, tắc quyền quyền phục ưng, nhi phất thất chi hĩ.» CHÚ THÍCH - Hồi 回 : tên Thầy Nhan Uyên 顏 回 (521-490). Nhan Hồi tự Tử Uyên 子 淵 , Nước Lỗ, lúc chết mới 32 tuổi. - Quyền 拳 = nắm tay. - Quyền quyền 拳 拳 = mạnh mẽ (avec force, avec énergie), bo bo. - Phục 服 = giữ. - Ưng 膺 = dạ, lòng, ngực. ... Tử viết: Nhan thị chi tử, kỳ đãi thứ cơ hồ. Hữu bất thiện vị thường bất tri. Tri chi vị thường phục hành dã. (Kinh Dịch, Hệ từ hạ) 子 曰: 顏 氏 之 子, 其 殆 庶 幾 乎. 有 不 善 未 嘗 不 知. 知 之 未 嘗 復 行 也 (Nhan hồi là bậc á thánh: có điều dở chưa từng không biết, đã biết, không hề làm như vậy nữa.) ...

Nhiên thánh nhân tắc bất tri nhi đắc, bất miễn nhi trúng, Nhan Tử tất tư nhi hậu đắc, tất miễn nhi hậu trúng. 然 聖 人 則 不 知 而 得, 不 勉 而 中, 顏 子 必 思 而 後 得, 必 勉 而 後 中 (Nhưng thánh nhân không nghĩ mà được, không cố gắng mà trúng, Nhan Tử thì phải nghĩ mới thấy, phải cố gắng mới trúng.) (Cận tư lục II, tr.1) DỊCH CHƯƠNG 8 Hai đường lối đạo dời: Nhân đức và tài cán A. Nhân đức (vertus morales) Đức Khổng nói: Thầy Nhan Uyên làm người là thế, Đạo trời theo trọn lẽ Trung Dung, Điều lành gắn bó không ngừng, Thấy điều thiện đức, một lòng chắt chiu.[1] BÌNH LUẬN Xem bình luận chung các chương 6, 7, 8, 9, 10 ở cuối chương 10. CHÚ THÍCH [1] Danh ngôn đối chiếu:

- Yahvé, qui entrera sous ta tente,

Habitera sur ta montagne sainte?

Celui qui marche en parfait,

Agit en juste,

Et dit la vérité de son cœur,

Sans laisser courir sa langue.

(Psaume 15 [14] 2,3; La Bible de Jérusalem, p.664)

- Le désir des justes c’est uniquement le bien.

(Les Proverbes, 11,23; La Sainte Bible - Crampon)

- Le bien actif se mesure à l’efficacité des actes qui contribuent au sauvetage de soi-même; il n’est jamais présenté qu’au point de vue individuel, non absolument.

(Lecomte du Noüy, La dignité humaine, p.14)


Chương 9

HAI ĐƯỜNG LỐI ĐẠO ĐỜI:

NHÂN ĐỨC VÀ TÀI CÁN (tt.)

子 曰: 天 下 國 家 可 均 也; 爵 祿 可 辭 也; 白 刃 可 蹈 也; 中 庸 不 可 能 也.

PHIÊN ÂM

Tử viết: «Thiên hạ quốc gia khả quân dã; tước lộc khả từ dã; bạch nhẫn khả đạo dã; Trung Dung bất năng dã.»

CHÚ THÍCH

- Thiên hạ 天 下 = nước của thiên tử.

- Quốc = nước của chư hầu.

- Gia = gia tộc của công khanh.

- Quân = Bình trị 平 治 .

- Tước = chức.

- Lộc 祿 = bổng lộc (thời cổ cấp gạo, từ nhà Đường cấp tiền) (Trung dung kim thích, tr.16).

- Nhận = mũi nhọn của gươm giáo

DỊCH CHƯƠNG 9

Hai đường lối đạo đời: Nhân đức và tài cán

B. Tài cán (Talents)

Đức Khổng nói: Người có thể trị yên thiên hạ.

Người có gan từ bả vinh hoa.

Gươm trần người dám bước qua,

Trung Dung đạo ấy khó mà người theo.[1]

BÌNH LUẬN

Xem bình luận chung các chương 6, 7, 8, 9, 10 ở cuối chương 10.


CHÚ THÍCH

[1] Danh ngôn đối chiếu:

Chef, magistrat, puissant sont dignes d’honneur

Mais nul n’est plus grand que celui qui craint le Seigneur.

(L’Ecclésiaste 10,24; La Bible de Jérusalem)

Chương 10

HAI ĐƯỜNG LỐI ĐẠO ĐỜI:

SỨC MẠNH TINH THẦN & SỨC MẠNH THỂ CHẤT

子 路 問 強. 子 曰: 南 方 之 強 與? 北 方 之 強 與? 抑 而 強 與? 寞 柔 以 教 ,不 報 無 道 :南 方 之 強 也. 君 子 居 之. 衽 金 革, 死 而 不 厭: 北 方 之 強 也 而 強 者 居 之. 故 君 子 和 而 不 流. 強 哉 矯. 中 立 而 不 倚. 強 哉 矯. 國 有 道, 不 變 塞 焉. 強 哉 矯. 國 無 道 ,至 死 不 變. 強 哉 矯 .

PHIÊN ÂM

Tử lộ vấn cường. Tử viết: «Nam phương chi cường dư ? Bắc phương chi cường dư ? Ức nhi cường dư ? Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo: Nam phương chi cường dã. Quân tử cư chi. Nhẫn kim cách, tử nhi bất yếm: Bắc phương chi cường dã cường giả cư chi. Cố quân tử hòa nhi bất lưu. Cường tai kiểu ! Trung lập nhi bất ỷ. Cường tai kiểu ! Quốc hữu đạo, bất biến tắc yên. Cường tai kiểu ! Quốc vô đạo, chí tử bất biến. Cường tai kiểu ! »

CHÚ THÍCH

- Nhi = Nhữ = mày. - Nhậm = Nằm lên trên.

- Kim = Khí giới bằng sắt (thí dụ: giáp trụ, qua, mâu đao, kiếm). - Cách = Đồ da (giáp, trụ có nơi làm bằng da). - Lưu = theo thời (= xu thời đầu cơ 趨 時 投 機 ).

- Tắc = bất đạt (lúc còn hàn vi, khi sự nghiệp chưa thành, chí bình sinh chưa thỏa).

DỊCH CHƯƠNG 10

Hai đường lối đạo đời:

Sức mạnh tinh thần và sức mạnh thể chất

Tử Lộ đem cường dũng làm đề tài vấn nạn.

Đức Khổng đáp:

«Hỏi thứ nào ? Hảo hớn Bắc hay Nam ?

Hay cường dũng ngươi, ngươi muốn được luận bàn?

Luôn êm đềm, khoan dung mà chỉ giáo,

Người vô đạo, ta không màng ác báo.[1]

Đó là hùng dũng kiểu Nam phương,

Đó là lối đường người quân tử.

Thích đao binh, mình kè kè giáp trụ,

Chốn sa trường chết bỏ cũng không sao.

Ấy dũng Bắc phương của chiến sĩ hùng hào.

Người quân tử ôn hòa, không phụ họa,

Hùng dũng thay, ôi hùng cường cao cả.

Theo Trung Dung một dạ chẳng ngả nghiêng;

Ôi hùng dũng, kể sao xiết ngang nhiên!

Nước có đạo, lòng trung kiên chẳng đổi,

Hàn vi hay hiển đạt, vẫn không thay đường lối:

Hùng dũng thay, kể sao xiết oai hùng!

Lúc nước nhà vô đạo, loạn lạc lung lay,

Dẫu muốn thác cũng không rời đạo cả.

Hùng dũng thay, ôi hùng cường khôn tả [2]

BÌNH LUẬN

Bình luận chung các chương 6, 7, 8, 9, 10:

Sau khi đã vạch rõ hai lối đường quân tử và tiểu nhân, sau khi đã cho thấy Trung Dung cao siêu, toàn mỹ, khó biết, khó theo, đức Khổng đưa ra ba điều kiện để đạt tới Trung Dung.

Đó là: TRÍ , NHÂN , DŨNG .

Trí như vua Thuấn, nhân như Nhan Hồi, dũng như Tử Lộ.

TRÍ : Trí như vua Thuấn để luôn học hỏi, suy tư, quan sát. Sự suy tư luôn phải kèm theo sự học hỏi, như vậy mới có ích. Đức Khổng nói: «Trước đây ta mảng trầm tư mặc tưởng mà trọn ngày quên ăn, trong đêm không ngủ. Không có ích. Chẳng bằng học.» [3]

Có suy tư mới trở nên thông tuệ được. Kinh Thư viết: «Tư viết duệ ... Duệ tác thánh.» [4] Lại viết: «Duy thánh võng niệm tắc cuồng duy, cuồng khắc niệm tác thánh.» [5] (Thánh mà bỏ suy niệm sẽ thành cuồng nhân; cuồng nhân chịu suy niệm sẽ thành thánh.)

Theo Trình Y Xuyên (Trình Di, 1033-1107), muốn cùng lý cần suy nghĩ chín chắn. Vì thế Y Xuyên nói không suy nghĩ chín chắn ắt không thể đến được cõi đạo lý.[6] Không suy nghĩ chín chắn mà đắc đạo thì sự được ấy dễ mất.[7] Tư lự lâu ngày, sự minh duệ tự nhiên sinh ra.[8]

Nhưng quan sát, học hỏi, suy tư không phải là để thâu thái thêm kiến văn, kiến thức, mà chính là để dần dần khai thông nguồn mạch tâm thần mình, để đi từ tiểu trí đến đại trí, từ kiến văn đến tự đắc, mặc thức tâm thông, từ suy luận thông thường đến trực giác.

Trình Y Xuyên viết: «Đại phàm học vấn do sự nghe biết, đều không thể gọi là tự đắc. Kẻ tự đắc nên mặc thức tâm thông… Nghe thấy mà biết, không phải là sự hiểu biết của đức tính. Sự hiểu biết của đức tính không mượn ở kiến văn.» [9]

NHÂN : Nhân là gặp điều lành phải biết chắt chiu gắn bó. Thượng Thái nói: «Sự đại yếu của người học nơi cửa Thánh là lấy việc khắc kỷ làm gốc.[10]

Lấy sự hàm dưỡng và học vấn làm hai phương pháp chủ yếu của người học đạo. Y Xuyên đã cho rằng: Hàm dưỡng nên dụng sự thành kính, còn tiến học thì tại trí tri.[11]

Vì vậy nếu người ta muốn tồn thiên lý, khử nhân dục, thì phải biết giữ lấy điều nhân, và làm cho nó càng ngày càng tăng trưởng. Khi mà trong tâm của người ta chỉ còn có thiên lý, không một mảy may nhân dục, thì lúc tĩnh ắt hợp với điều trung, lúc động ắt hợp với điều hòa. Vì thế những mối thiện ác chính tà của lòng người chỉ kết thúc trong mấy chữ thiên lý nhân dục. Thuận theo thiên lý thì gọi là đạo tâm; thuận theo nhân dục là nhân tâm.[12]

DŨNG : Sau cùng phải cần đến dũng. Dũng là sức mạnh tinh thần để vượt hết trở lực mà tiến bước trên con đường đạo lý. Trung Dung cho rằng cái dũng của người quân tử cốt tại:

- Khoan dung với người; hòa ái dạy người.

- Không báo oán kẻ đã hại mình.

- Chuyên nhất trên đường nhân nẻo đức.

- Hàn vi hay hiển đạt không thay lòng dạ.

- Gặp lúc nước nhà lao lung hay nguy hiểm, đảo điên, vô đạo, vẫn trọn một niềm giữ vẹn đạo trời, không để cho ngoại cảnh lung lạc hay làm hoen ố tâm hồn.

Trí, nhân, dũng của quân tử khác xa trí xảo, tài cán, uy vũ của người đời. Người đời bon chen trên đường danh lợi, dùng tài cán để chinh phục ngoại cảnh, phô trương sức mạnh cơ khí vật chất, vượt gian lao để đạt tới những thành công nhất thời.

Họ vụ những thành công nhãn tiền, nên không thể theo con đường Trung Dung, tức là con đường nội tâm cao siêu, ẩn áo, không mang lại cho họ những lợi lộc bên ngoài.


CHÚ THÍCH

Danh ngôn đối chiếu:

[1] - Il met son bon plaisir dans la fidélité et la douceur.

(L’Ecclésiaste 1,27; La Bible de Jérusalem)

- Mieux vaut Sagesse que force.

(L’Ecclésiaste 9,16; La Bible de Jérusalem)

[2] Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường. 勝 人 者 力 自 勝 者 強 (Đạo Đức Kinh, ch.33)

Thắng người khác đã đành rằng khỏe,

Tự thắng mình, mới kể hùng cường.

[3] Tử viết: Ngô thường chung nhật bất thực, chung dạ bất tẩm, dĩ tư. Vô ích. Bất như học dã. 子 曰: 吾 嘗 終 日 不 食 終 夜 不 寢 以 思. 無 益. 不 如 學 也. (Luận Ngữ, Vệ Linh Công [ch.15], #30)

[4] Thư Kinh, Hồng Phạm, 6: 思 曰 睿... 睿 作 聖.

[5] Thư Kinh, Đa phương, 17: 惟 聖 罔 念 作 狂 惟 狂 克 念 作 聖.

[6] Bất thâm tư tắc bất năng tháo ư đạo. 不 深 思 則 不 能 造 於 道.

[7] Bất thâm tư nhi đắc giả, kỳ đắc dị thất. 不 深 思 而 得 者 其 得 易 失.

[8] Tư lự cửu hậu duệ tự nhiên sinh. 思 慮 久 後 睿 自 然 生. (Bửu Cầm, Tống Nho, Chu Hi, tr.93)

[9] Đại phàm học vấn văn chi tri chi, giai bất vi đắc. Đắc giả tu mạc thức, tâm thông… văn kiến chi tri phi đức tính chi tri. Đức tính chi tri bất giả kiến văn. (Bửu Cầm, Tống Nho, tr.937)

[10] Thánh môn học giả, đại yếu dĩ khắc kỷ vi bản. Khắc kỷ phục lễ, vô tư tâm yên, tắc thiên hĩ. (Bửu Cầm, Tống Nho, tr.99)

[11] Ibid., tr.92.

[12] (Bửu Cầm, Tống Nho, Chu Hi, tr.144)


Chương 11

CƯ KÍNH HÀNH GIẢN

第 十 一 章

子 曰: 素 隱, 行 怪, 後 世 有 述 焉; 吾 弗 為 之 矣. 君 子 遵 道 而 行. 半 涂 而 廢, 吾 弗 能 已 矣. 君 子 依 乎 中 庸. 遯 世, 不 見 知, 而 不 悔, 唯 聖 者 能 之 .

PHIÊN ÂM

Tử viết: «Sách ẩn, hành quái, hậu thế hữu thuật yên; ngô phất vi chi hĩ. Quân tử tuân đạo nhi hành. Bán đồ nhi phế, ngô phất năng dĩ hĩ. Quân tử y hồ Trung Dung. Độn thế, bất kiên tri, nhi bất hối, duy thánh giả năng chi.»

CHÚ THÍCH

Chân chính đích quân tử, chỉ thị nhất tâm qui mệnh đích y chước trung dung chi đạo tố. 真 正 的 君 子, 只 是 一 心 歸 命 的 依 著 中 用 之 道 做 (Người quân tử chân chính chỉ một lòng thuận theo định mệnh cao sang, Trời đã truyền cho mình tức là theo con đường hoàn thiện.) [1] (Trung dung văn ngôn đối chiếu, tr.8)

DỊCH CHƯƠNG 11

Cư kính hành giản

Đức Khổng nói:

Tìm bí ẩn làm điều quái dị,

Cốt mong cho hậu thế ngợi khen,

(Xá chi chuyện ấy nhỏ nhen)

Đã là quân tử chẳng thèm quan tâm.[2]

(Làm trai quyết chí tu thân),

Đường đường quân tử ta tuân đạo Trời.

Giữa đường đứt gánh trở lui,

«Bán đồ nhi phế» có đời nào đâu !

Trung Dung quân tử trước sau,

Dẫu không tăm tiếng chẳng rầu lòng ai.

Thánh nhân ấy thánh nhân rồi.

BÌNH LUẬN

Đạo Trời nếu hiểu biết ra thực là chí dị. Hệ Từ Thượng của Chu Dịch đã viết: «Kiền dĩ dị tri. Khôn dĩ giản năng.» 乾 以 易 知. 坤 以 簡 能 . Theo đạo Trung Dung là cốt tuần thiên lý, khử nhân dục, nên không cần phải tìm tòi những điều bí ẩn, làm những điều quái dị, để cầu mong tiếng khen bên ngoài.

Muốn đạt đạo Trung Dung, cần phải bền gan dốc chí cố gắng đến cùng.

Ấy chính là lẽ Dịch. Kinh Dịch viết: «Trời vận hành không hề nghỉ ngơi, người quân tử cũng phải cố gắng không ngừng.» [3]

Tăng Tử nói: «Kẻ sĩ cần phải có chí lớn và cương nghị. Gánh nặng đường xa.

Lấy đức nhân làm gánh, chẳng nặng là gì? Đến chết mới thôi chẳng xa là gì?» [4]

Nếu giữa đường đứt gánh, sẽ không làm nên chuyện gì, vì tu thân cần phải lên tới chỗ chí thiện mới thôi, vì tu thân ví như đắp đất làm núi, chỉ còn một giỏ nữa là xong nhưng mình lại thôi, đó là tại mình bỏ vậy.[5]

Theo Trung đạo là mong tới chỗ chí thành chí thiện, đạt thiên đức, thiên đạo, phối thiên, phối mệnh, chứ đâu phải cầu mong hư danh, mà lo mà buồn vì thế nhân không hay, không biết?

Tóm tắt 10 chương, từ 1 đến 11, tức là phần thứ hai của Chu Hi.

Trung Dung là đạo cao siêu, toàn mỹ, dạy người tuân theo những định luật Trời đã ghi tạc trong thâm tâm mình để thực hiện bản tính, tiến đến chỗ toàn thiện, toàn mỹ. Trung Dung là đạo của người quân tử, chẳng phải là đạo của kẻ tiểu nhân. Trung Dung cao siêu, toàn mỹ, nên xưa nay ít người hiểu được và theo được. Tuy nhiên vẫn có những lối đường rõ rệt để đạt đạo Trung Dung. Đó là trí, nhân, dũng. Muốn được trí, phải biết suy tư và học hỏi. Muốn được đức nhân phải cố gắng làm lành. Muốn có sức mạnh tinh thần cần phải biết xấu hổ.[6]

Có trí sẽ không lầm, có nhân sẽ không buồn, có dũng sẽ không sợ.[7] Xét lương tâm mà không thấy điều gì lầm lỗi thì việc gì mà buồn mà sợ? [8]

Người quân tử theo Trung Dung không để trí mưu toan chuyện đời, không khoe tài, ỷ sức, liều lĩnh, bạo hổ bằng hà.

Trung Dung không đòi ta làm điều quái dị, mà chỉ đòi ta phát huy các tiềm năng, tiềm lực sẵn có nơi ta, giữ vẹn thiên lý, thiên đạo. Người quân tử theo đạo Trung Dung không quan tâm đến hư danh bên ngoài, nên dẫu suốt đời chẳng ai biết, ai hay, cũng chẳng vì thế mà phiền muộn. Cao siêu thay !


CHÚ THÍCH

[1] Danh ngôn đối chiếu:

«Bồ đề chỉ hướng tâm mích, 菩 提 只 向 心 覓

Hà lao hướng ngoại cầu huyền.» 何 勞 向 外 求 玄

Bồ đề tìm kiếm nơi tâm

Việc gì vất vả đi tầm nơi đâu?

(Pháp Bảo Đàn Kinh, tr.94,95.)

[2] Danh ngôn đối chiếu:

Yahvé, mon cœur ne s’est pas gonflé

Ni mes yeux haussés.

Je n’ai pas pris un chemin de grandeurs

Ni de prodiges qui me dépassent.

Non je tiens mon âme en paix et silence

Comme un enfant contre sa mère.

(Psaume 131 (130); La Bible de Jérusalem, p.783)

... Kiền dĩ dị tri. Khôn dĩ giản năng. 乾 以 易 知 坤 以 簡 能 (Kiền ưa điều dễ biết, Khôn ưa việc dễ làm)

(Dịch kinh tân khảo, Hệ từ thượng, tr.3488)

[3] Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức. 天 行 健 君 子 以 自 強 不 息 (Quẻ Càn)

[4] Tăng Tử viết: Sĩ bất khả dĩ bất hoằng nghị. Nhậm trọng nhi đạo viễn. Nhân dĩ vi kỷ nhậm, bất diệc trọng hồ? Tử nhi hậu dĩ bất diệc viễn hồ? 曾 子 曰: 士 不 可 以 不 弘 毅 任 重 而 道 遠 仁 以 為 己 任 不 亦 重 乎 死 而 後 已 不 亦 遠 乎 (Luận Ngữ, Thái Bá [ch.8], #8)

[5] Tử viết: Thí như vi sơn, vị thành nhất quỹ, chỉ. Ngô chỉ dã. 子 曰: 譬 如 為 山 未 成 一 簣 止 吾 止 也 (Luận Ngữ, Tử Hãn [ch.9], #18)

[6] Tử viết: Hiếu học cận hồ trí, lực hành cận hồ nhân, tri sỉ cận hồ dũng. Tri tư tam giả, tắc tri sở dĩ tu thân. Tri sở dĩ tu thân, tắc tri sở dĩ trị nhân. 好 學 近 乎 知, 力 行 近 乎 仁, 知 恥 近 乎 勇. 知 斯 三 者 則 知 所 以 修 身. 知 所 以 修 身, 則 知 所 以 治 人 (Trung Dung, ch.20)

[7] Tử viết: Trí giả bất hoặc, nhân giả bất ưu, dũng giả bất cụ. 子 曰: 知 者 不 惑 仁 者 不 憂 勇 者 不 懼 (Luận Ngữ, Tử Hãn [ch.9], #27)

[8] Nội tỉnh bất cữu, phù hà cụ. 內 省 不 疚 夫 何 懼 (Nhan Uyên, # 4)

Chương 12

ĐẠO TRỜI ẨN ÁO LẠI MÊNH MÔNG

第 十 二 章

君 子 之 道 費 而 隱. 夫 婦 之 愚, 可 以 與 之 焉. 及 其至 也, 雖 聖 人 亦 有 所 不 知 焉. 夫 婦 之 不 肖, 可 以 能 行 焉. 及 其 至 也, 雖 聖 人 亦 有 所 所 不 能 焉. 天 地 之 大 也, 人 猶 有 所 憾. 故 君 子 語 大, 天 下 莫 能 哉 焉; 語 小 天 下 莫 能 破 焉. 詩 云: 鳶 飛 戾 天; 魚 躍 于 淵. 言 其 上 下 察 也. 君 子 之 道, 造 端 乎 夫 婦; 及 其 至 也 察 乎 天 地.

右 第 十 二 章. 子 思 之 言, 蓋 以 申 明 首, 章 道 不 可 離 之 意 也. 其 下 八 章, 雜 引 孔 子 之 言 以 明 之.

PHIÊN ÂM

Quân tử chi đạo phí nhi ẩn. Phu phụ chi ngu, khả dĩ dự tri yên. Cập kỳ chí dã, tuy thánh nhân diệc hữu sở bất tri yên. Phu phụ chi bất tiếu, khả dĩ năng hành yên. Cập kỳ chí dã, tuy thánh nhân diệc hữu sở bất năng yên. Thiên địa chi đại dã, nhân do hữu sở hám. Cố quân tử ngứ đại, thiên hạ mạc năng tai yên; ngữ tiểu thiên hạ mạc năng phá yên.[1] Thi vân: “Duyên phi lệ thiên, ngư dược vu uyên.” [2] Ngôn kỳ thượng hạ sát dã. Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ; cập kỳ chí dã sát hồ thiên địa.

Hữu đệ thập nhị chương. Tử Tư chi ngôn, cái dĩ thân minh thủ chương, đạo bất khả ly chi ý dã. Kỳ hạ bát chương, tập dẫn Khổng Tử chi ngôn dĩ minh chi.

CHÚ THÍCH

- Phí = rộng. - Ẩn = kín nhiệm. - Hám = hờn giận. - Tải = Chở. - Lệ = tới. - Sát = Chiêu trước 昭 著 = rõ ràng

DỊCH CHƯƠNG 12

Đạo Trời ẩn áo lại mênh mông

Đạo người quân tử mênh mông,[3]

Lại còn ẩn áo mông lung khôn dò.[4]

Cho dầu đôi vợ chồng ngu,

Cũng thường lõm bõm hiểu sơ đôi phần.

Cho dầu những bậc thánh nhân,

Cũng còn có chỗ biện phân chẳng rành.

Cho dầu đôi vợ chồng đần,

Cũng thường có chỗ dự phần đua chen.

Cho dầu những bậc thánh hiền,

Cũng thường có chỗ khó đem thi hành.

Trời đất lớn, đã đành rằng lớn,

Lớn nhưng chưa vừa trọn ý người.

Vì lời quân tử chơi vơi,

Tung ra bát ngát đất trời khôn mang.

Thâu tóm lại, nói năng gọn lại,

Cả đất trời phá hoại không đang.

“Diều tung cánh sát tầng mây biếc,

Cá dương vây lặn miết đáy sâu.”

Dưới trên trông rõ thấp cao,

Hay điều ẩn áo, rõ điều mênh mông.

Đạo quân tử từ vòng chồng vợ,

Tung mãi ra tở mở đất trời.

Chú thích: Trước đây là chương thứ 12. Ông Tử Tư biên để giảng câu “Đạo Trời sau trước vẫn liền với ta” của chương đầu. Tám chương tiếp, ông dẫn lời đức Khổng để giải rõ.

BÌNH LUẬN

Trong chương này, Tử Tư bắt đầu nghị luận rằng Đạo chẳng xa người.

Đạo chẳng xa người, vì thực ra đạo đã lồng ngay trong lòng vạn vật, vũ trụ.[5]

Vì lồng trong vạn vật nên ẩn áo huyền vi, vì ứng vạn sự nên công dụng và biểu dương, phát lộ thì lại man mác, phổ cập khắp nơi. Bất kỳ một động tác nào dù là diều bay trên trời hay cá lội dưới nước, hoặc là người lao tác hoạt động, cũng không thể nào ở ngoài vòng ảnh hưởng của Đạo được.

Hơn nữa, đạo có nhiều hình thái, nhiều cấp độ, cho nên chỗ thấp thì ngu phu, ngu phụ cũng hiểu được làm được; còn chỗ cao thì thánh nhân cũng khó biết, khó làm.

“Đạo vô bất tại”, nên muốn tìm kiếm đạo cứ tìm nơi tâm khảm mình, và nếu giữ cho tâm chu toàn không bị phát tán, tản lạc, thì bản thể của đạo sẽ hiển lộ ra, và ứng dụng của đạo sẽ thông suốt vô cùng tận.

Người xưa cho rằng: Thể dụng của đạo lưu hành, phát hiện cùng khắp đất trời, suốt hết cổ kim, không khi nào gián đoạn, khuy khuyết. Cho nên muốn tìm đạo, chỉ việc tìm giữa động tác hàng ngày, mà chỗ sơ phát của đạo chẳng ở đâu xa, nó ở ngay trong lòng ta. Cho nên nếu giữ vẹn tâm hồn, sẽ thấy được trọn vẹn thể dụng của Đạo.[6]

Dung tục lúc nào cũng nhờ đạo mà sống động, nhưng họ chẳng biết chẳng hay.[7] Người quân tử trái lại, nhận ra được đạo thể ngay nơi lòng mình, và có thể đem đạo ứng dụng khắp vũ trụ.

Khi tung vô tận vô biên,

Khi thu ẩn áo im lìm tiếng tăm.[8]

Đạo nơi con người vô biên vô tận, nên con người cũng có thể phát huy được đạo ấy cho tới vô biên vô tận, vì thế cho nên trời đất tuy to lớn, vẫn chưa vừa con người…

Có thể nói rằng: đạo trời y như có hai đầu. Một đầu thì ẩn áo huyền vi, tiềm ẩn ở tít tận đáy lòng, còn một đầu thì mênh mông bát ngát. Lúc sơ phát, thì ẩn áo siêu vi, nhưng lúc đạt tới chỗ chí cùng chí cực, thì rỡ ràng vĩ đại.

Đạo người quân tử mênh mông,

Đồng thời ẩn áo mung lung khôn dò.[9]

Tác giả Trung Dung viện dẫn Kinh Thi để làm nổi bật những nét mênh mang ẩn áo vậy:

“Diều tung cánh sát tầng mây biếc,

Cá dương vây lặn miết đáy sâu.”

Rồi tác giả khuyên ta nên tung tầm mắt mà quan sát vạn vật đất trời để tìm ra đại đạo.

“Ngoài nội chim kia còn chắp cánh,

Trên lương yến nọ chẳng lìa đôi,

Tầng mây kết ngãi lưng trời…”[10]

Đôi chim ríu rít, đôi người chắt chiu.

Đầu Kinh Thi, ta đọc thấy:

Quan quan thư cưu 關 關 雎 鳩

Tại hà chi châu 在 河 之 州

Yểu điệu thục nữ 窈 窕 淑 女

Quân tử hảo cầu.[11] 君 子 好 逑

Đôi thư cưu nó kêu quang quác,

Bãi sông Hà man mác chắt chiu,

Bên người thục nữ yêu kiều,

Bên người quân tử rập rìu duyên tơ.

Trung Dung viết:

Đạo quân tử từ nguồn phu phụ,

Tung mãi ra trùm cả đất trời.

Đạo phu thê là đạo phu xướng phụ tùy, để đi đến chỗ sắt cầm hảo hợp. Còn đất với trời thì lúc nào cũng quấn quýt lấy nhau, hưởng ứng nhau. Trời che đất chở, trời sinh đất dưỡng. Đầu đất là chân trời. Vòng càn khôn lúc nào cũng hiện ra nơi nhãn giới.

Suy ra thì trong đạo làm người, tâm phải thuận theo tính, tâm phải phục mệnh. Nếu tâm theo tính, nếu nhân tâm phục tòng thiên mệnh, thì tức là theo đúng đạo xướng tùy, hòa hợp của đất trời. Thế là Âm theo Dương, bóng tối nhường gót cho ánh sáng, sụ chết nhường chỗ cho sự sống. Thế là Dương sinh Âm trưởng. Tâm thần sẽ tài bồi cho mầm tính nở tung muôn hoa đức hạnh, tâm hồn sẽ phả quang huy của vầng dương thiên tính, sẽ biến hóa theo đúng đạo trời.

Đạo Trung Dung có chỗ thấp chỗ cao, chỗ gần chỗ xa. Chỗ đắc đạo, đạt đạo là Trung Dung, trung đạo, dữ thiên đồng đức, chí thành chí thiện. Chỗ đạt đạo thì bao trùm hết không gian, thời gian rực rỡ ngàn trùng.

Chỗ khởi điểm chỉ là một tàn lửa thiên chân, thiên lý ẩn áo đáy lòng. Chỗ đạt đạo thì chỉ có bậc chí thánh mới vươn lên tới, nhưng con đường đạo lý mở rộng chờ đón mọi người, và thực ra khởi điểm của nó dung dị tầm thường, nên dẫu ngu phu ngu phụ cũng vẫn hay biết ít nhiều, và vẫn có thể thi hành đôi chút.

Công phu tu luyện của con người cốt là làm cho nguồn mạch thánh thiện toàn hảo nơi mình ngày một tung tỏa ra lai láng, có thể tràn ngập năm hồ bốn biển.[12]


CHÚ THÍCH

[1] Trung Dung viết: Ngứ đại thiên hạ mạc năng tải, Thái cực bao hồ thiên địa chi ngoại dã. Ngứ tiểu, thiên hạ mạc năng phá, Thái cực nhập hồ vạn vật chi trung dã. 中 庸 曰 語 大 天 下 莫 能 載, 太 極 包 乎 天 地 之 外 也. 語 小 天 下 莫 能 破, 太 極 入 乎 萬 物 之 中 也 (Xướng đạo chân ngôn, tr.8)

[2] Mao thi, Đại nhã, Hạn lộc thiên.

[3] Le royaume des cieux, dit-il, est semblable à une graine de sénevé qu’un homme a prise et semée dans son champ. C’est la plus petite de toutes les semences; mais quand elle a cru, elle est plus grande que toutes les plantes potagères et devient un arbre, si bien que les oiseaux du ciel viennent nicher dans ses branches. (Mathieu 13, 31)

[4] Le royaume des cieux est semblable à un trésor caché dans un champ. (Mathieu 13, 14)

- Plus les choses de Dieu sont élevées et lumineuses en elles-même, plus elles sont inconnues et obscures pour nous. (Montée du Carmel, II, p.13. - Saint Jean de la Croix, p.96)

[5] Đạo nguyên ư thiên cụ ư tâm nhi hiện chư nhật dụng, sự vật chi gian, vô vật bất hữu, vô thời bất nhiên, bản vô tu du chi ly dã. 道 原 於 天 具 於 心 而 見 諸 日 用, 事 物 之 間, 無 物 不 有, 無 時 不 然, 本 無 須 臾 之 離 也 (Trung Dung Hoặc Vấn, tr.16a)

[6] Đạo chi thể dụng lưu hành, phát hiện, sung tắc thiên địa, cắng cổ cắng kim, tuy vị thường hữu nhất hào chi không khuyết, nhất tức chi gián đoạn, nhiên kỳ tại nhân nhi hiện chư nhật dụng chi gian giả tắc sơ bất ngoại hồ thử tâm, cố tất... thử tâm chi tồn nhi toàn thể trình lộ, diệu dụng hiển hành vô sở trệ ngại. 道 之 體 用 流 行, 發 現, 充 塞 天 地, 亙 古 亙 今, 雖 未 嘗 有 一 毫 之 空 闕,一 息 之 間 斷 然 其 在 人 而 見 諸 日 用 之 間 者 則 初 不 外 乎 此 心, 故 必... 此 心 之 存 而 全 體 呈 露, 妙 用 顯 行 無 所 滯 礙 (Trung Dung Hoặc Vấn, tr.52b)

[7] Chung thân do chi, nhi bất tri kỳ đạo giả, chúng dã. 終 身 由 之, 而 不 知 其 道 者, 眾 也 (Mạnh Tử, Tận tâm [thượng-5])

[8] Phóng chi tắc di lục hợp, quyển chi tắc thoái tàng ư mật. 放 之 則 彌 六 合, 卷 之 則 退 藏 於 密 (Trung Dung, Tựa)

[9] Quân tử chi đạo phí nhi ẩn. 君 子 之 道 費 而 隱.

[10] Tương Phố, Giọt mưa thu.

[11] Quốc Phong, Chu nam, Thư cưu.

[12] Phàm hữu tứ đoan ư ngã giả, tri giai khuếch nhi sung chi hĩ, nhược hỏa chi thủy nhiên, tuyền chi thủy đạt. Cẩu năng sung chi, tức dĩ bảo tứ hải. 凡 有 四 端 於 我 者, 知 皆 擴 而 充 之 矣, 若 火 之 始 然, 泉 之 始 達. 苟 能 充 之, 足 以 保 四 海 (Mạnh Tử, Công Tôn Sửu [thượng-6])

Chương 13

ĐẠO CHẲNG XA NGƯỜI

第 十 三 章

子 曰: 道 不 遠 人. 人 之 為 道 而 遠 人, 不 可 以 為 道. 詩 云: 伐 柯 伐 柯, 其 則 不 遠. 執 柯 以 伐 柯, 睨 而 視 之, 猶 以 為 遠. 故 君 子 以 人 治 人, 改 而 止. 忠 怒 違 道 不 遠. 施 諸 己 而 不 愿, 亦 勿 施 於 人. 君 子 之 道 四; 丘 未 能 一 焉. 所 求 乎 子 以 事 父, 未 能 也. 所 求 乎 臣 以 事 君, 未 能 也. 所 求 乎 弟 以 事 兄, 未 能 也. 所 求 乎 朋 友, 先 施 之, 未 能 也. 庸 德 之 行, 庸 言 之 謹, 有 所 不 足; 不 敢 不 勉; 有 余, 不 感 盡. 言 顧 行, 行 顧 言, 君 子 胡 不 慥 慥 爾?

PHIÊN ÂM

Tử viết: «Đạo bất viễn nhân. Nhân chi vi đạo nhi viễn nhân, bất khả dĩ vi đạo.» Thi vân: «Phạt kha phạt kha, kỳ tắc bất viễn.» [1] Chấp kha dĩ phạt kha, nghễ nhị thị chi, do dĩ vi viễn. Cố quân tử dĩ nhân trị nhân, cải nhi chỉ. Trung thứ vi đạo bất viễn. Thi chư kỷ nhi bất nguyện, diệc vật thi ư nhân. Quân tử chi đạo tứ; Khưu vị năng nhất yên. Sở cầu hồ tử dĩ sự phụ, vị năng dã. Sở cầu hồ thần dĩ sự quân, vị năng dã. Sở cầu hồ đệ dĩ sự huynh, vị năng dã. Sở cầu hồ bằng hữu, tiên thi chi, vị năng dã. Dung đức chi hạnh, dung ngôn chi cẩn, hữu sở bất túc; bất cảm bất miễn; hữu dư, bất cảm tận. Ngôn cố hạnh, hạnh cố ngôn, quân tử hồ bất tháo tháo nhĩ ?

CHÚ THÍCH

- Phạt = đẽo. - Kha = cán rìu. - Tắc = khuôn mẫu. - Nghễ = tà thị 斜 視 = trông nghiêng. - Trung = tận kỷ viết trung. - Thứ = như kỷ viết thứ.[2] - Vi = ly khai = xa cách. - Đạo = suất tính = theo tiếng lương tâm. - Khưu = Tên đức Khổng (người ta đọc trại là Kỳ). - Hồ = sao? - Tháo = miệt mài chăm chắm.

DỊCH CHƯƠNG XIII

Đạo trời không xa người

Đức Khổng nói:

«Đạo luôn gần gũi người đời,

Những ai lập đạo xa vời chúng nhân,

Hiếu kỳ, lập dị, là nhầm.»

Kinh Thi viết:

«Đẽo cán rìu, có liền bên cán mẫu,

Trông lại nhìn cố đấu cho in.»

Ngắm đi ngắm lại liền liền,

Đẽo lui đẽo tới, mắt xem chưa vừa.

Nên quân tử khi lo giáo hóa,

Sửa trị người sẵn khuôn người.

Thấy người giác ngộ thì thôi,

Đã chiều cải hóa liệu bài ta ngưng.[3]

Phương pháp tu thân:

1. Tôn chỉ tổng quát

Theo đạo lý hết lòng hết dạ,

Đối với người tất cả như mình.

Thế là sắp tới tinh thành,

Điều mình thoái thác chớ dành cho ai.[4]

2. Bốn bổn phận

Đạo quân tử ở đời có bốn,

Khâu chưa làm đến chốn đến nơi;

Thờ cha đứng đắn hẳn hoi,

Tận tình hiếu thảo xứng người con ngoan.

Làm dân đúng phận thần dân,

Một lòng phụng sự quốc quân cho bền.

Làm em cho đáng nên em,

Phận em bề dưới phục quyền người anh.

Bạn bè chung thủy vẹn tình,

Giúp người bước trước ta dành ta đi.

Tu nhân đức, hành vi thường nhật

Nói năng thời đúng mực căn cơ.

Hành vi khiếm khuyết nên lo,

Nói năng thái quá liệu mà bớt đi.

Lời nói với hành vi phù hợp,

Nói làm sao làm khớp như in.

Lòng người quân tử triền miên,

Thấp tha, thấp thỏm, mới nên công trình.[5]

BÌNH LUẬN

Chương này tiếp tục nghị luận rằng Đạo chẳng xa người mà những lề luật chi phối nhân luân cũng sẽ được rút ra ngay nơi con người.

1. Đạo chẳng xa người

Đạo chẳng xa người, vì Đạo tức là chân lý ở trong lòng người. Cho nên lập Đạo cũng chỉ cốt làm cho sáng tỏ, rõ rệt cái chân lý ấy mà thôi.

Nếu Đạo cần cho con người, thì có người là có Đạo, cho nên Đạo chẳng thể xa người, mà đã có ngay ở trong tâm khảm con người.[6] Đức Khổng lấy câu Kinh Thi «Phạt kha phạt kha, kỳ tắc bất viễn» mà chứng minh điều đó.

Cổ nhân vốn tin rằng định luật phép tắc chi phối muôn vật đều đã được ghi tạc sẵn trong lòng vạn vật. Kinh Thi viết:

Thiên sinh chưng dân 天 生 蒸 民

Hữu vật hữu tắc 有 物 有 則

Dân chi bỉnh di 民 之 秉 彝

Hảo thị ý đức.[7] 好 是 懿 德

(Trời sinh ra khắp muôn dân,

Vật nào phép nấy định phân rành rành.

Lòng dân chứa sẵn căn lành,

Nên ưa những cái tinh thành tốt tươi.)

Kinh Thư viết: «Thượng Đế giáng trung vu hạ dân.» [8] (Thượng Đế đã ban khuôn phép hoàn hảo cho muôn dân.)

Cho nên muốn lập đạo chỉ cần làm sáng tỏ những lề luật đã ghi tạc trong thâm tâm con người.

Như vậy đối với Khổng giáo cũng như đối với các đại hiền triết Á Đông, trong con người tương đối, biến thiên còn có con người hoàn thiện, còn có con người tuyệt đối, bất biến, toàn hảo. Đó là con người lý tưởng mà con người phải thực hiện.[9]

Cụ Phan Bội Châu giải: Chữ nhân (trong câu dĩ nhân trị nhân) ở trên là chân lý của người tức là Đạo, chữ nhân ở sau là thân thể của người tức là nhân. Lấy đạo người trị người, chính là kiểu mẫu không xa, lại thiết tha hơn phạt kha kia nữa.[10]

Cụ cũng cho rằng: «Đạo tức là chân lý ở trong lòng người; nên làm đạo cũng chỉ cốt cho rõ rệt cái chân lý ấy mà thôi. Chân lý ở trong lòng người rồi thì người tức là đạo rồi, không cần phải bỏ tách rời người ra mà tìm đạo ở nơi cao xa khác.» [11]

Nôm na mà nói, thì phải lấy lương tâm làm nguồn gốc đạo lý và nhân luân. Thánh hiền muôn đời chỉ làm sáng tỏ những lề luật của lương tâm, chứ không thêm bớt chi được cả.

Cho nên lương tâm hơn mọi thứ sách vở, vì nó có trước mọi sách vở, và sẽ tồn tại hơn mọi sách vở. Nó đã xuất hiện với người đầu tiên, và sẽ hiện diện nơi con người sau chót trong trần thế.

Vì thế Lục Tượng Sơn chủ trương phải nắm vững được tâm mình.[12]

Vương Dương Minh có thơ rằng:

Lương tri tựu thị độc tri thì,

良 知 就 是 獨 知 時

Thử tri chi ngoại cánh vô tri.

此 知 之 外 更 無 知

Nhân nhân đô hữu lương tri tại,

人 人 都 有 良 知 在

Tri đắc lương tri khước thị thùy.[13]

知 得 良 知 卻 是 誰

2. Định luật phép tắc chi phối con người đã nằm sẵn trong con người

Những định luật chi phối nhân luân ta tìm thấy ngay nơi con người. Chương này đan cử ít nhiều định luật:

a- Trung thứ 忠 恕 : Hoàn thiện mình, coi người như mình.

b- Định luật hiệt củ 絜 矩 (loi de là réciprocité) hay là suy kỷ cập nhân.

- Việc gì mình muốn người làm cho mình, hãy làm cho người.

- Việc gì mình không muốn làm cho mình, hãy đừng làm cho người.[14]

Áp dụng định luật này vào nhân luân, ta sẽ suy ra những bổn phận của quân-thần, phụ-tử, phu-phụ, bằng hữu, huynh-đệ, v.v. Đây Trung Dung chỉ đề cập một cách tượng trưng đến bốn bổn phận. Đại Học cũng áp dụng định luật hiệt củ 絜 矩 để đối đãi với mọi người cho phải đạo.[15]

c- Thận trọng trong mọi hành vi ngôn ngữ thường ngày

Luận Ngữ viết: «Ra khỏi nhà thì trang trọng như đón khách quý; tiếp xúc người thì kính cẩn như đang hành lễ.» [16]

Trung Dung, chương 29, viết rõ ràng hơn:

«Mỗi động tác quân tử đều nêu như mẫu mực,

Mỗi hành vi là khuôn phép chúng nhân theo.

Mỗi lời nói, thiên hạ đời sau sẽ nương vào,

Người xa ngưỡng vọng, người gần không ngán.» [17]

Tóm lại, đạo làm người cần phải tuần thuận thiên lý, mà thiên lý là cái gì thông thường, vĩnh cửu, phổ quát khắp bàn dân thiên hạ, khắp mọi nơi, mọi đời, không có gì là tạm thời hay ước lệ, giả tạo, cưỡng ép.[18]


CHÚ THÍCH

[1] Bân phong, Phạt kha thiên.

Danh ngôn đối chiếu:

- Mạnh Tử viết: đạo tại nhĩ nhi cầu chư cầu chư viễn. Sự tại dị nhi cầu chư nan. Nhân nhân thân kỳ thân, trưởng kỳ trưởng, nhi thiên hạ bình. 孟 子 曰: 道 在 邇 而 求 諸 遠. 事 在 易 而 求 諸 難. 人 人 親 其 親, 長 其 長, 而 天 下 平 (Mạnh Tử, Ly Lâu [thượng-11], tr.22) (Mạnh Tử nói: «Đạo ở gần lại tìm ở xa, việc thiện dễ lại tìm cái khó. Nếu ai cũng thương yêu họ hàng, trọng kính người trên thì thiên hạ thái bình.»)

- Phật pháp tại thế gian 佛 法 在 世 間

Bất ly thế gian giác, 不 離 世 間 覺

Ly thế mịch bồ đề, 離 世 覓 菩 提

Cáp như cầu thố giác. 恰 如 求 兔 角

Chính kiến danh xuất thế 正 見 名 出 世

Tà kiến danh thế gian. 邪 見 名 世 間

(Pháp Bảo Đàn Kinh, tr.68-69)

[2] Tận tự kỷ đích tâm, một hữu nhất điểm ngụy vọng giá thị trung. Suy kỷ cập nhân sử tha nhân hòa tự kỷ các đắc kỳ sở, các đắc kỳ dục, giá thị thứ. 盡 自 己 的 心, 沒 有 一 點 偽 妄 這 是 忠. 推 己 及 人 使 他 人 和 自 己 各 得 其 所, 各 得 其 欲, 這 是 恕 (Trung Dung kim thích, tr.25) (Ăn ở hết lòng, không có một mảy may gian tà gọi là trung. Suy mình ra người để mọi người được đúng địa vị, được những điều mong muốn đó là thứ.)

Danh ngôn đối chiếu:

[3] «Những muốn nặn, muốn nhào thiên hạ,

Suy cho cùng chẳng khá được nào,

Lòng người nghệ phẩm tối cao,

Ai cho ta nặn ta nhào tự do.

Ngao ngán kẻ mưu đồ như vậy,

Chảng chóng chày hủy hoại lòng người.

Lòng người ai nắm giữ hoài,

Giá tay nắn bóp, bao đời tiêu ma.

Người trần thế muôn hoa đua nở,

Có nhanh chân, cũng có chậm chân.

Người nóng nảy, kẻ lần chần,

Người in gang thép, kẻ thuần đào tơ.

Người kiên gan, kẻ như cánh bướm,

(Nên thánh hiền sùng thượng chữ Khoan)

Chỉ ngăn quá lạm, cực đoan,

Quá giầu, quá chướng, quá ham tiền tài.

(Dịch Lão Tử Đạo Đức Kinh, ch.29)

Tương dục thủ thiên hạ nhi vi chi, ngô kiến kỳ bất đắc dĩ. Thiên hạ thần khí, bất khả vi dã. Vi giả, bại chi, chấp giả thất chi. Cố vật hoặc hành, hoặc tùy hoặc hư, hoặc xuy, hoặc cường, hoặc luy, hoặc tỏa, hoặc huy. Thị dĩ thánh nhân khứ thậm, khứ xa, khứ thái. 將 欲 取 天 下 而 為 之, 吾 見 其 不 得 已. 天 下 神 器, 不 可為 也. 為 者, 敗 之. 執 者, 失 之. 故 物 或 行, 或 隨 或 歔, 或 吹, 或 強, 或 羸, 或 挫, 或 隳. 是 以 聖 人 去 甚, 去 奢, 去 泰.

[4] * Bản dịch của Couvreur:

Il s’applique sérieusement à la pratique de la vertu, mesure que lui-même, et ne s’écarte guère de la voie de la perfection. Il évite de faire aux autres ce qu’il n’aime pas que les autres lui fassent à lui-même. (Les Quatre Livres. L’Invariable Milieu, p.37)

* Bản dịch của Lâm Ngữ Đường:

L’homme qui met en pratique les principes de sa conscience et la règle de la réciprocité n’est pas éloigné de la loi morale; Ne faites pas aux autres ce que vous ne voudriez pas qu’on vous fȋt.

Danh ngôn đối chiếu:

Tu aimes le Seigneur ton Dieu de tout ton cœur, de toute ton âme, de toute ta force et de tout ton esprit; et ton prochain comme toi-même. (L’Évangile selon Saint Luc. La Bible de Jérusalem, p.1368)

[5] Ne sois pas arrogant dans ton langage, mou et indolent dans tes actions. (L’Ecclésiaste 4, 29)

[6] Sở vị đạo dã, thị nãi thiên hạ nhân vật chi sở cộng do, sung tắc thiên địa, quán triệt cổ kim, nhi thủ chí cận, tắc thường bất ngoại hồ ngô chi nhất tâm. Tuần chi tắc trị, thất chi tắc loạn. 所 謂 道 也, 是 乃 天 下 人 物 之 所 共 由, 充 塞 天 地, 貫 徹 古 今, 而 取 至 近, 則 常 不 外 乎 吾 之 一 心. 循 之 則 治, 失 之 則 亂.

[7] Kinh Thi, Chưng dân.

[8] Kinh Thư, Khang Cáo. Couvreur dịch: «L’Auguste roi du ciel imprime la loi morale dans le cœur de tous les homme...»

[9] Xin đọc lại bài bình luận chương 1.

[10] Phan Bội Châu, Khổng Học Đăng, q.I, tr.332.

[11] Ibid., tr.331.

[12] Chu Tử cách vật, yêu nhân độc thư. Tượng Sơn khước yêu vấn Chu Tử: «Nghiêu Thuấn chi tiền, sở độc hà thư?» Tượng Sơn cách vật yêu trực chỉ thử tâm, tiên yêu đổng đắc tự kỷ đích bản tâm, tiện thị cách vật. 朱 子 格 物 要 人 讀 書. 象 山 卻 要 問 朱 子: 堯 舜 之 前, 所 讀 何 書. 象 山 格 物 要 直 指 此 心, 先 要 懂 得 自 己 的 本 心, 便 是 格 物 (Trung Quốc Nhất Chu, đệ lục ngũ nhị kỳ, tr.652)

[13] Trung Quốc Nhất Chu, đệ lục ngũ nhị kỳ, tr.652.

[14] Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân. 己 所 不 欲 勿 施 於 人(Luận Ngữ, Nhan Uyên, [ch.12] #2; Vệ Linh Công [ch.15], #23)

Thánh kinh Công giáo có câu tương tự. Xem: Luc VI, 31; Mat 7,12.

[15] Sở ố ư thượng, vô dĩ sử hạ... Sở ố ư tả vô dĩ giao ư hữu. Thị chi vị hiệt củ chi đạo. 所 惡 於 上, 毋 以 使 下... 所 惡 於 左 毋 以 交 於 右. 是 之 謂 絜 矩 之 道 (Đại Học, ch. 10)

[16] Xuất môn như kiến đại tân, sử dân như thừa đại tế. 出 門 如 見 大 賓, 使 民 如 承 大 祭 (Luận Ngữ, Nhan Uyên [ch.12], #2)

[17] Thị cố quân tử động nhi thế vi thiên hạ đạo. Hành nhi thế vi thiên hạ pháp. Ngôn nhi thế vi thiên hạ tắc. Viễn chi tắc hữu vọng, cận chi tắc bất yếm. 是 故 君 子 動 而 世 為 天 下 道. 行 而 世 為 天 下 法. 言 而 世 為 天 下 則. 遠 之 則 有 望. 近 之 則 不 厭 (Trung Dung, ch.29)

[18] Đạo bất viễn nhân 道 不 遠 人:

Cicéron: Non scripta, sed nata lex (loi non pas écrite mais innée.) Lahr, Morale, p.501.

- Il existe une loi conforme à la nature, commune à tous les hommes, raisonnable, éternelle, qui nous commande la vertu et nous défend l’injustice. Cette loi n’est pas celles qu’il est permis d’enfreindre ou d’éluder, ou qui peuvent être modifiées; ni le peuple, ni les magistrats n’ont le pouvoir de délier des obligations qu’elle impose. Elle n’est pas autre à Rome, autre à Athènes, ni différente aujourd’hui de ce qu’elle sera demain; universelle, inflexible, toujours la même, elle embrasse toutes les nations et tous les siècles. (De Republ.; Lahr, Morale, p.485)

Saint Paul: Opus legis scriptum in cordibus (Rom.II.15) (Gravées dans leur cœur les prescriptions de la loi.)

- Kant có một câu tương tự «quân tử động nhi thế vi thiên hạ đạo»: Agis comme si la maxime de ton action devait être érigée par ta volonté en loi universelle de la nature. (Fondements de la métaphysique des moeurs, 2ème section. Traduction V. Delbos; Delagrave. P. Dupré, Encyclopédie des citations, p.5889)

Chương 14

QUÂN TỬ LẠC THIÊN TRI MỆNH

第 十 四 章

君 子 素 其 位 而 行; 不 愿 乎 其 外. 素 富 貴, 行 乎 富 貴. 素 貧 賤, 行 乎 貧 賤. 素 夷 狄, 行 乎 夷 狄. 素 患 難, 行 乎 患 難. 君 子 無 入 而 不 自 得 焉. 在 上 位, 不 陵 下; 在 下 位, 不 援 上. 正 己, 而 不 求 於 人, 則 無 怨. 上 不 怨 天, 下 不 尤 人. 故 君 子 居 易, 以 俟 命. 小 人 行 險 以 徼 辛. 子 曰: 射 有 似 乎 君 子: 失 諸 正 鵠, 反 求諸 其 身 .

PHIÊN ÂM

Quân tử tố kỳ vị nhi hành; bất nguyện hồ kỳ ngoại. Tố phú quý, hành hồ phú quý. Tố bần tiện, hành hồ bần tiện. Tố di địch, hành hồ di địch. Tố hoạn nạn,hành hồ hoạn nạn. Quân tử vô nhập nhi bất tự đắc yên. Tại thượng vị, bất lăng hạ; tại hạ vị, bất viên thượng. Chính kỷ, nhi bất cầu ư nhân, tắc vô oán. Thượng bất oán thiên, hạ bất vưu nhân. Cố quân tử cư dị, dĩ sĩ mệnh. Tiểu nhân hành hiểm dĩ kiểu hãnh. Tử viết: «Xạ hữu tự hồ quân tử: thất chư chính hộc, phản cầu chư kỳ thân.»

CHÚ THÍCH

- Di = mọi rợ (Đông Di 東 夷 ). - Địch = mọi rợ (Bắc địch 北 狄 ). Có một thuyết xưa nói; Đông Di 東 夷, Tây Nhung 西 戎 , Nam Man 南 蠻 , Bắc Địch 北 狄 (Quốc sử đại cương, tr.36)

Cổ chi nhân đắc chí, trạch gia ư dân; bất đắc chí, tu thân hiện ư thế. Cùng, tắc độc thiện kỳ thân. Đạt, tắc kiêm thiện thiên hạ. (Mạnh Tử, Tận tâm [thượng-9], tr.222) 古 之 人 得 志, 澤 加 於 民; 不 得 志, 修 身 見 於 世. , 則 獨 善 其 身. , 則 兼 善 天 下 (Người xưa khi đắc chí mà làm quan thì ban bố ân trạch khắp nhân dân. Khi ẩn dật thì bền chí tu thân cho danh tiếng rạng tỏ với đời. Nghèo thì một mình tu dưỡng tâm tính, hiển đạt thì cải thiện cả thiên hạ.)

- Lăng = khinh khi, vũ nhục. - Viên = cầu giúp đỡ. - Vưu = qui tội. - Người xưa tập bắn, căng phía trước mặt một miếng vải gọi là hầu , chính giữa miếng vải treo một miếng da gọi là hộc , ở giữa miếng da, vẽ một hình vuông gọi là chính hay ⃝ (=+)= «Chính hộc» vì thế là đích (target).

DỊCH CHƯƠNG 14

An bần lạc đạo - Lạc thiên tri mệnh

Người quân tử sống theo địa vị,

Không ước mơ lo nghĩ viễn vông.

Sang giàu sống lối giàu sang,

Nghèo nàn sống lối nghèo nàn ngại chi.

Tới man di, sống y man mọi,

Gặp gian lao, vui nỗi gian lao.

Bất kỳ sống ở cảnh nào,

Lòng người quân tử ra vào thỏa thuê.[1]

Ở cấp trên không đè nén dưới,

Ở dưới không luồn cúi người trên.

Trời, người, chẳng oán chẳng phiền,

Ung dung thanh thản, chờ xem ý trời.

Kẻ tiểu nhân suốt đời tác quái,[2]

Xông gian lao, rong ruổi cầu may.

Người quân tử như tay xạ thủ,

Chệch hồng tâm, lỗi đó trách mình.[3]

BÌNH LUẬN

Chương này tiếp tục nghị luận về những nguyên tắc, những định luật tư nhiên con người cần phải theo để có một đời sống đạo hạnh lý tưởng.

Mấy nguyên tắc ấy là:

- Ăn ở xứng địa vị.

- Không luồn trên hiếp dưới.

- Luôn giữ tâm hồn bình thản, bất kỳ gặp hoàn cảnh nào.

- Sống giản dị chờ đợi mệnh Trời.

1. Quân tử tố kỳ vị nhi hành 君 子 素 其 位 而 行

Quân tử phải ăn ở xứng với địa vị. Vua Thuấn khi hàn vi, ăn lương khô với rau cỏ, lúc làm vua mặc áo đẹp khảy đàn, một cách hết sức tự nhiên, thế là biết ăn ở theo địa vị.

Văn Vương gặp hoạn nạn ở ngục Dũ Lý, tuy biết mình giỏi giang đức độ, nhưng cũng tỏ ra nhu thuận, phục tòng vua Trụ, nhờ vậy đã thoát hiểm, thế là gặp hoạn nạn, đã biết cư xử theo hoạn nạn.

Ở nước ta thì có cụ Nguyễn Công Trứ là một trong những người đã biết tố kỳ vị nhi hành.

Khi cụ phải phát đi làm lính thú tại Quảng Ngãi (năm 1843, lúc 63 tuổi), cụ vào chào quan Tỉnh. Quan Tỉnh cho phép cụ cởi bỏ đồ lính. Cụ đáp: «Cứ xin để vậy. Lúc làm đại tướng tôi không lấy làm vinh, thì nay làm lính tôi không lấy làm nhục. Người ta ở địa vị nào, có nghĩa vụ đối với nghĩa vụ ấy. Làm lính mà không mang đồ ấy thì sao gọi là lính được.» [4]

Trong bài ca Ngất Ngưởng, cụ viết:

«Được mất dương dương người thái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong...» [5]

Trong bài Hành Tàng cụ viết:

«Cảnh cùng thông ai có bận chi đâu,

Mùi tiêu sái với trần gian dễ mấy.

Thơ rằng:

Hữu danh nhàn phú quý,

Vô sự tiểu thần tiên.

Đấng anh hùng an phận lạc thiên,

So trời đất cũng nhất ban xuân ý.» [6]

2. Vô nhập nhi bất tự đắc yên 無 入 而 不 自 得 焉

Nếu người quân tử thậ tình có một đời sống nội tâm, một đời sống tinh thần dồi dào, thì những phiền lụy bên ngoài khó ảnh hưởng tới được.

Dương thị cho rằng mình tìm cầu sự hoàn thiện trong thâm tâm mình, tìm nguồn vui trong tâm hồn mình, thì lo chi ngoại cảnh.[7]

Cho nên dẫu cùng thông, tồn vong, đắc táng, hay bĩ thái cũng không làm cho người quân tử mất sự bình yên trong tâm hồn.

Các vị chân tu mọi tôn giáo cũng đều chủ trương như vậy. Tác giả sách Gương Phúc nói: «Lúc nào cũng có Thiên Chúa hiện diện trong lòng mình, không quan tâm đến ngoại cảnh, đó là tâm trạng của người có đời sống bên trong.» [8]

Huệ Năng nói: «Còn như tỏ ngộ được đốn giáo, không chấp sự tu bề ngoài, chỉ do nơi tâm mình hằng phát khởi cái thấy chân chính. Những thứ phiền não trần lao thường không nhiễm được, tức là kiến tính.» [9]

3. Tại thượng vị, bất lăng hạ; tại hạ vị, bất viên thượng 在 上 位 不 陵 下 在 下 位 不 援 上

Nếu ở cấp trên thì phải tỏ ra hết sức hiểu biết, khoan dung đối với người dưới.

Trị người mà người không phục, hãy kiểm soát lại tài trí mình. Yêu người mà người không thương, hãy soát xét lại lòng nhân của mình.

Ở cấp dưới không luồn cúi nịnh bợ người trên, vì nếu người trên có tiền, có chức, thì mình có nhân có nghĩa. Đâu có thua nhau.

4. Cư dị dĩ sĩ mệnh 居 易 以 俟 命

Người quân tử luôn cẩn trọng trong các công việc và lời ăn tiếng nói hằng ngày, còn sứ mạng Trời trao cho là tùy Trời, mình chỉ có việc an nhiên chờ đợi. Đó chính là thái độ của Mạnh Tử. Nhạc Chính Tử giới thiệu Mạnh Tử với vua Lỗ. Vua đã toan đến gặp, nhưng Tang Thương cản trở, vua lại thôi. Mạnh Tử nói: «Ta chẳng hội ngộ với vua nước Lỗ, là tại Trời khiến vậy. Chớ con người họ Tang có tài gì mà ngăn trở sự hội ngộ ấy được?» [10]

5. Thất chư chính hộc, phản cầu chư kỳ thân 失 諸 正 鵠 反 求 諸 其 身

Nếu gặp dở dang chếch mác không vừa ý, thay vì oán Trời trách người, người quân tử lập tức xét lại mình, xét lại sự hiểu biết của mình, chí hướng mình, công phu mình, lề lối làm việc của mình. Gặp khiếm khuyết lập tức lo cải thiện, như vậy nhất định sẽ tiến bước. Sự xét lại mình mỗi khi gặp chuyện không vừa ý, đã được Mạnh Tử giảng giải rất rõ ràng: «Mình thương yêu người mà người chẳng thương mến mình, mình nên tự xét coi mình có đủ lòng nhân hay không. Mình cai trị người mà người chẳng phục tùng mình, nên tự xét coi mình có đủ trí sáng không. Mình lấy lễ đãi người mà người chẳng hồi đáp mình, nên tự xét coi sự kính trọng của mình có toàn vẹn hay chăng. Mình làm việc mà chẳng được kết quả theo ý muốn, vậy mình nên tự xét lấy mình để tìm nguyên nhân sự thất bại. Một vị quốc trưởng trước hết phải giữ mình cho ngay thẳng, sau đó thiên hạ mới quy thuận nghe theo mình.» [11]

Tóm lại luôn giữ tâm hồn thanh thản bất kỳ trong hoàn cảnh nào, luôn cải tiến, tin nơi mình, trách cứ mình mỗi khi gặp chuyện không hay, thực là những nguyên tắc tốt đẹp giúp ta sống an vui lý tưởng.


CHÚ THÍCH

[1] Nhược khả ngộ đốn giáo, bất chấp ngoại tu, đãn thường ư tự tâm thường khởi chính kiến, phiền não trần lao thường bất năng nhiễm, tức thị kiến tính. 若 可 悟 頓 教, 不 執 外 修. 但 常 於 自 心 常 起 正 見, 煩 惱 塵 勞 不 能 染, 即 是 見 性. (Còn như tỏ ngộ được đốn giáo, không chấp sự tu ở bề ngoài, chỉ do nơi tâm mình hằng phát khởi cái thấy chân chính. Những thứ phiền não trần lao thường không nhiễm được, tức là kiến tính.) (Pháp Bảo Đàn Kinh, tr.58-59)

[2] L’homme intelligent a devant lui sagesse, mais les yeux de l’insensé sont à l’extrémité de la terre. (Livre des Proverbes, 17,24)

[3] Mạnh Tử viết: Ái nhân, bất thân, phản kỳ nhân. Trị nhân, bất trị, phản kỳ trí. Lễ nhân, bất đáp, phản kỳ kính. Hành hữu bất đắc giả, giai phản cầu chư kỷ. Kỳ thân chính, nhi thiên hạ qui chi. 孟 子 曰: 愛 人, 不 親, 反 其 仁. 治 人, 不 治, 反 其 智. 禮 人, 不 答, 反 其 敬. 行 有 不 得 者, 皆 反 求 諸 己. 其 身 正, 而 天 下 歸 之 (Mình tự nói: Mình thương yêu người mà người chẳng thương mến mình; mình nên tự xét coi mình có đủ lòng nhân hay không Mình cai trị người, mà người chẳng phục tùng mình, nên xét coi mình có đủ trí sáng không. Mình lấy lễ đãi người, mà người chẳng hồi đáp mình, nên tự xét coi sự kính trọng của mình có toàn vẹn hay chăng. Mình làm việc mà, mà chẳng được kết quả theo ý muốn vậy mình nên tự xét lấy mình để tìm nguyên nhân sự thất bại. Một vị quốc trưởng trước hêt phải giữ mình cho ngay thẳng sau đó thiên hạ mới qui thuận theo mình.) (Mạnh Tư, Ly Lâu [thượng-3], tr.12)

[4] Lê Thước, Sư nghiệp và thi văn của Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ.

- Đàm Xuân Thiều & Trần Trọng San, Việt Văn Độc Bản, lớp đệ Nhị, tr.10.

[5] Đàm Xuân Thiều & Trần Trọng San, Việt Văn Độc Bản, lớp đệ Nhị, tr.35.

[6] Ibid., tr.21.

[7] Dương thị viết: Vạn vật giai bị ư ngã, phản thân nhi thành, lạc mạc đại yên, hà nguyện hồ ngoại chi hữu. 萬 物 皆 備 於 我, 反 身 而 成 樂 莫 大 焉, 何 願 乎 外 之 有 (Trung Dung Hoặc Vấn, tr.67b)

[8] L’Imitation de Jésus-Christ, ch.VI,4.

[9] Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Bát Nhã, câu 24.

[10] Mạnh Tử, Lương Huệ Vương [hạ-16].

[11] Mạnh Tử, Ly Lâu [thượng-3].

Chương 15

TIÊN TU KỲ THÂN HẬU TRỊ KỲ QUỐC

第 十 五 章

君 子 之 道, 辟 如 行 遠, 必 自 邇; 辟 如 登 高, 必 自 卑. 詩 曰: 妻 子 好 合, 如 鼓 瑟 琴; 兄 弟 既 翕 ,和 樂 且 耽; 宜 爾 室 家, 樂 爾 妻 孥. 子 曰: 父 母 其 順 矣 乎.

PHIÊN ÂM

Quân tử chi đạo, thí như hành viễn, tất tự nhĩ; thí như đăng cao, tất tự ti. Thi viết: «Thê tử hảo hợp, như cổ sắt cầm; huynh đệ ký hấp, hòa lạc thả thầm; nghi nhĩ thất gia, lạc nhĩ thê noa.»[1] Tử viết: «Phụ mẫu kỳ thuận hĩ hồ.» [2]

CHÚ THÍCH

- Thí = ví như. - Ti = thấp. - Thầm = vui.

- Nhĩ = gần. - Hấp = hòa hợp. - Noa = con cái

DỊCH CHƯƠNG 15

Tiên tu kỳ thân, hậu trị kỳ quốc

Đạo quân tử như in lữ thứ,

Muốn đi xa phải tự chỗ gần.

Đạo người như cuộc đăng san.

Muốn lên tới đỉnh, đầu dàng là chân.

Kinh Thi rằng:

Gia đình thê tử vui vầy,[3]

Đàn cầm đàn sắt so giây ềm đềm.

Anh em trong ấm ngoài êm,

Thuận hòa vui vẻ, dưới trên sum vầy

Gia đình như thế hay thay,

Vợ con thảo thuận, tháng ngày yên vui.

Mẹ cha trông xuống thảnh thơi.

BÌNH LUẬN

Tu thân cũng như làm bất kỳ công việc gì, phải đi từ dễ đến khó, từ gần đến xa.

Y Doãn cũng đã khuyên vua Thái Giáp y như vậy: «Nhược đăng cao tất tự ti, nhược trắc hà tắc tự nhĩ.» (Muốn lên cao tất từ thấp, muốn đi xa tất từ gần.) [4]

Lão Tử cũng nói: «Làm khó phải từ dễ, làm to phải từ nhỏ.» [5]

Đạo Đức Kinh còn viết thêm:

«Cây to mấy sải tay ôm,

Thoạt tiên là một mầm non sá nào.

Đài cao, cao chín tầng cao,

Cũng từ mặt đất xây bao dần dần.

Con đường nghìn dặm xa xăm,

Bắt đầu cũng ở dưới chân bộ hành.» [6]

Áp dụng vào cuộc đời, cần phải tu thân, cần phải trở nên hoàn thiện, cần phải biết làm cho gia đình êm ấm hòa hợp trước, rồi mới nói đến việc trị quốc an dân.

Đó là phương pháp vua Nghiêu đã dùng. Kinh Thư chép: «Ngài trau dồi nhân đức, để có thể làm cho chín họ hòa mục. Chín họ đã hòa mục, ngài vỗ yên bách tính. Bách tính an vui, ngài hiệp hòa thiên hạ.» [7]

Đó cũng là phương pháp đã được đề xướng trong Đại Học.


CHÚ THÍCH

[1] Mao Thi, Tiểu nhã, Thường lệ thiên.

[2] Danh ngôn đối chiếu:

Nhược đăng cao tất tự ti, nhược bồ hà tất tự nhĩ. (Kinh Thư, Thái giáp hạ) (Như trèo cao tất tự thấp, như đi xa tất tự gần.)

- Cố quý dĩ tiện vi bản. Cao dĩ hạ vi cơ. 故 貴 以 賤 為 本 高 以 下 為 基 (Đạo Đức Kinh, ch.39)

[3] Danh ngôn đối chiếu:

Ton épouse sera comme une vigne féconde dans l’intérieur de ta maison. Tes fils comme des plants d’olivier autour de la table. Voilà comment sera béni l’homme qui craint Yahveh. (Psaume, 127, 2, 4)

Il est trois choses que mon âme désire qui sont agréables à Dieu et aux hommes: L’accord entre freres, l’amitié entre voisins, un mari et une femme qui s’entendent bien. (L’Ecclésiaste 24, 25)

[4] 若 登 高 必 自 卑 若 陟 遐 必 自 邇 (Kinh Thư, Thái Giáp [hạ-4])

[5] Đồ nan ư kỳ dị, vi đại ư kỳ tế. 圖 難 於 其 易, 為 大 於 其 細 (Đạo Đức Kinh, ch.63)

[6] Hợp bão chi mộc, sinh ư hào mạt, cửu tằng chi đài, khởi ư lụy thổ, thiên lý chi hành, thủy ư túc hạ. 合 抱 之 木, 生 於 毫 末, 九 層 之 台, 起 於 累 土, 千 里 之 行, 始 於 足 下 (Đạo Đức Kinh, ch.64)

[7] Khắc minh tuấn đức dĩ thân cửu tộc. Cửu tộc ký mục, bình chương bách tính. Bách tính chiêu minh, hiệp hòa vạn bang. 克 明 俊 德 以 親 九 族. 九 族 記 睦, 平 章 百 姓. 百 姓 昭 明, 協 和 萬 邦 (Kinh Thư, Nghiêu điển, 2)

Chương 16

TRỜI CHẲNG XA NGƯỜI

第 十 六 章

子 曰: 鬼 神 之 為 德, 其 盛 矣 乎. 視 之 而 弗 見, 聽 之 而 弗 聞; 體 物 而 不 可 遺. 使 天 下 之 人, 齊 明 盛 服, 以 承 祭 祀. 洋 洋 乎, 如 在 其 上, 如 在 其 左 右. 詩 曰: 神 之 格 思, 不 可 度 思; 矧 可 射 思. 夫 微 之 顯, 誠 之 不 可 掩 如 此 夫.

PHIÊN ÂM

Tử viết: «Quỉ thần chi vi đức, kỳ thịnh hĩ hồ! Thị chi nhi phất kiến, thính chi nhi phất văn; thể vật nhi bất khả di. Sử thiên hạ chi nhân, tề minh thịnh phục, dĩ thừa tế tự. Dương dương hồ, như tại kỳ thượng, như tại kỳ tả hữu!» Thi viết: «Thần chi cách tư, bất khả đạc tư; thần khả địch tư.» Phù vi chi hiển, thành chi bất khả yểm như thử phù!

CHÚ THÍCH

- Quỉ = mânes (vong hồn). - Thần = esprits = Quỉ thần thể vật 鬼 神 體 物 (Tự điển Couvreur giải: Spiritus cum rebus unum sunt = Thần linh hợp nhất cùng vạn vật). - Dương dương 洋 洋 = mênh mông man mác. - Cách = đến. - = trợ ngữ từ. - Thẩn = huống chi. - Địch = khinh nhờn. - Yểm = che lấp. - Xem như lời Kinh Thi nói, thời viết rằng quỷ thần tức là thiên đạo, mà thiên đạo vẫn có sẵn ở nơi nhân tâm; duy cái chân lý đó không phải văn tự mà hình dung được hết. (Phan Bội Châu, Khổng học đăng I, tr.343)

DỊCH CHƯƠNG 16

Thiên nhân tương dữ

Quyền phép thần linh oai hùng khôn xiết,

Nhìn chẳng ra, nghe cũng chẳng thấy gì.

Những vẫn lồng vào vạn vật chẳng phân ly.

Khiến chay tịnh tâm hồn, chững chàng áo xống,

Mới cho làm những việc tâm thành thờ phụng.

Man mác y như phất phưởng ở trên,

Linh lung y như mường tượng ở hai bên.

Thần giáng lâm lúc nào ta đâu biết

Cớ sao ta dám bơ thờ khinh miệt

Thật siêu vi nhưng vẫn hiển hình,

Quá hoàn hảo, nên không che nổi oai linh.[1]

BÌNH LUẬN

Chương này dựa vào niềm tín ngưỡng dân gian để chứng minh rằng: Đạo chẳng xa người, Trời chẳng xa người.

Khảo sát niềm tín ngưỡng trong dân gian ta thấy rằng:

- Thần linh chẳng có xa người, vì hằng ngày lồng trong vạn vật và trong con người.[2]

- Không hiển hình nhưng vẫn hiện diện.

Khiến một người phải trai giới hẳn hoi, y phục tề chỉnh, mới được lễ bái, vì tế thần như thần tại.[3]

Như vậy ta thấy rằng thần linh chẳng có xa người, và thần linh giáng lâm ta đâu có hay biết. Đó là quan điểm của Kinh Thi mà Trung Dung đã nhắc lại.

Ta có thể nói rằng Trung Dung dùng chương này để chứng minh Đạo chẳng xa người, chữ Đạo đây phải hiểu là Lý, là Thiên, là Trời.

Lối giải thích này không có gì là gượng ép.

Thực vậy, thánh hiền Trung Hoa từ thượng cổ đã tin rằng Trời chẳng xa người. Kinh Thi đã có những câu: Thượng Đế lâm nhữ,[4] hay Bất hiển diệc lâm.[5]

Trong Luận Ngữ, đức Khổng đã bộc lộ niềm tin ấy trong nhiều trường hợp. Ngài cho rằng:

- Ngài là vẻ sáng của Trời.[6]

- Chỉ có Trời mới hiểu ngài, và hiểu công phu tu luyện của ngài.[7]

- Trời chứng giám lòng ngay thẳng của ngài.[8]

- Phạm tội đến Trời thì còn cầu đảo ai được nữa.[9]

- Và khi đã có Trời hiện diện trong lòng mình, thì suốt đời là bài kinh nguyện trường thiên, còn phải lo gì tế tự, cầu xin van vái thánh thần nào khác.[10]

Chương 16 này của Trung Dung cũng dành cho ta lắm điều bất ngờ.

- Thoạt đầu dùng chữ quỷ thần.

- Tiếp theo, dùng nguyên chữ Thần.

- Cuối cùng, dùng chữ thành là hoàn thiện, để mô tả đức tính thần linh. Nhưng Trung Dung cũng đã minh định rằng: Thành giả, Thiên chi đạo dã. (Hoàn toàn là đạo Trời.)

Như vậy chắng ám chỉ đến Trời là gì?

Hơn nữa Trung Dung dạy ta phải dày Thiên đức, Thiên đạo, thực hiện chữ thành, dạy ta phối thiên, chớ có dạy ta đạt quỷ thần chi đức đâu?

Đàng khác Chu Hi cho rằng chương này cốt chứng minh: Đạo chẳng xa người. Các nhà bình giải cho rằng: Đạo thuộc hình nhi thượng, còn quỷ thần thuộc hình nhi hạ; quỷ thần chẳng qua là hai phương diện khuất thân lai vãng của Đạo. Nếu vậy, chứng minh quỷ thần chẳng xa người, tức là đã chứng minh Đạo hay Trời chẳng xa người vậy. Vả lại cứ theo mạch sách Trung Dung phải giải đoạn này là Trời chẳng xa người thì mới tìm ra được sự duy nhất của sách.

Quan niệm Trời chẳng xa người là quan niệm của các bậc hiền thánh xưa nay.

Ramakrishna nói: «Thượng Đế ở trong mọi người, nhưng mọi người không có trong Thượng Đế, vì vậy mà họ khổ đau tục lụy.» [11]

Thánh Jean de la Croix viết: «Phải biết rằng Thiên Chúa ở trong mọi tâm hồn, dẫu là tâm hồn của kẻ tội lỗi nhất thiên hạ, và sự hiện diện bằng bản tính ngài. Thiên Chúa cũng ở trong vạn vật y thức như vậy, nhờ vậy vạn vật mới sinh tồn; chẳng vậy, vạn vật sẽ trở thành hư vô ngay lập tức.» [12]

Mục đích chính yếu của sách Phúc Âm là giúp cho mọi người nhận biết rằng Trời người chẳng có xa nhau,[13] người mà sống lìa xa Trời sẽ tử vong, tiêu tẫn,[14] nước Trời cũng như Trời chẳng có ở đâu xa mà đã ở trong đáy lòng con người,[15] và mục đích Tân Ước là phối hợp Trời người cho nên một.[16]


CHÚ THÍCH

[1] Mao Thi, Đại nhã, Ức thiên:

Thị nhĩ hữu quân tử 視 爾 友 君 子

Chấp nhu nhĩ nhan 輯 柔 爾 顏

Bất hà hữu khiên 不 遐 有 愆

Tướng tại nhĩ thất 相 在 爾 室

Thượng bất quý vu ốc lậu. 尚 不 愧 于 屋 漏

Vô viết bất hiển 無 曰 不 顯

Mạc dư vân cấu 莫 予 云 覯

Thần chi cách tư 神 之 格 思

Bất khả đạc tư 不 可 度 思

Thẩn khả địch tư. 矧 可 射 思

Khi bầu bạn với người quân tử,

Phải dịu dàng vui vẻ dung nhan.

Tức là tránh được lỗi lầm,

Còn đâu lầm lỗi đồn gần đồn xa.

Chái tây bắc góc nhà thanh vắng,

Đừng làm chi đáng để hổ ngươi.

Đừng rằng tăm tối chơi vơi,

Đừng rằng tăm tối ai người thấy ta.

Thần giáng lâm ai mà hay biết

Nên dám đâu khinh miệt dể người.

- Dieu réside dans tous les hommes, mais eux ne sont pas en lui et de là viennent leurs souffrances. (L’Enseignement de Ramakrishna, p.409)

- On demande un jour à Shri Ramakrishna. Comment le Seigneur réside-il dans le corps humain. Il répondit «Comme le piston d’un seringue, il est dans le corps et cependant distinct de lui. (Ibid., p.500)

[2] Thể vật nhi bất khả di.

[3] Luận Ngữ, Bát dật (ch.2), #12.

[4] Kinh Thi, Đại Nhã, Văn Vương thất chương, bát cú.

[5] Kinh Thi, Đại Nhã, Tư trai, tứ chương, lục cú.

[6] Luận Ngữ, Tử Hãn (ch.9), #5.

[7] Luận Ngữ, Hiến vấn (ch.14), #37.

[8] Luận Ngữ, Ung dã (ch.6), #26.

[9] Luận Ngữ, Bát dật (ch.3), #13.

[10] Luận Ngữ, Thuật nhi (ch.7), #34.

[11] Dieu réside dans tous les hommes, mais eux ne sont pas en lui et de là viennent leurs souffrances. (L’Enseignement de Ramakrishna, p.409)

[12] Il faut savoir que Dieu demeure en toutes les âmes, fut-ce celle du plus grand pécheur du monde et y est présent en substance. Et cette manière d’union est toujours entre Dieu et toutes les créatures, selon laquelle il les conserve en leur être, de sorte que si elle venait à leur manquer elle s’anéantiraient aussitôt et ne seraient plus... (La montée du Carmel; Desclée et Brower, Les oeuvres spirituelles du bien heureux Père Jean de la Croix. p.133-134)

[13] Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Thiên Chúa, và Thần Chúa ở trong anh em sao? (I. Cor. 13,16)

[14] Ta là gốc nho, các người là nhánh… Nếu ai chẳng ở trong ta thì phải ném ra ngoài, cũng như nhánh nho và nó sẽ héo đi. (Jean 15,5-6)

[15] Nước Trời ở trong anh em. (Luc 17,21)

- Hãy ngợi khen và hãy mang Thiên Chúa trong mình anh em. (I. Cor 6,20)

[16] Để cho ai nấy hợp làm một như Cha ở trong con, và con ở trong Cha, lại để cho họ ở trong lòng chúng ta. (Jean 17,21)

- Để cho Thiên Chúa là mọi sự trong mọi người. (I. Cor 15,28)

No comments: