Thursday, February 24, 2011

THƯỢNG KINH III




6. 天 水 訟 Thiên ThỦy TỤng

Tụng Tự Quái

Nhu giả ẩm thực chi đạo dã.

需 者 飲 食 之 道 也。

Ẩm thực tất hữu tụng.

飲 食 必 有 訟,

Cố thụ chi dĩ tụng

故 受 之 以 訟。

Tụng Tự Quái

Nhu là ẩm thực ấm no,

Uống ăn tất sẽ đôi co, tụng đình.

Cho nên quẻ Tụng tiếp sinh. . .

Quẻ Tụng tiếp theo quẻ Mông, và quẻ Nhu. Ý nói con người vì dốt nát (Mông), thường vì tranh nhau miếng ăn (Nhu), nên mới sinh kiện tụng. Thánh Nhân xưa nay, cốt dạy người hòa thuận cùng nhau, nên nói về Tụng, cốt để ngăn ngừa kiện tụng, nghiên cứu nguyên nhân của kiện tụng chia rẽ, cốt là để mọi người trừ diệt những nguyên nhân ấy, để vui sống cùng nhau trên cõi trần hoàn; phân tách tâm lý đủ mọi hạng người muốn kiện thưa rắc rối, để mọi người thấy rằng dẫu sang, hay hèn, dẫu mạnh, hay yếu, dẫu được, hay thua; kiện tụng cũng không ích lợi gì.

Chữ Tụng theo tự dạng gồm 2 chữ: Ngôn = ngôn từ, Công = Công chính. Vậy kiện thưa cốt là để biện minh cho sự công chính còn đang bị khuất lấp, chứ không phải để dở dói mưu mô xảo quyệt, thủ đoạn đê hèn, hãm hại, vu khống. Nói về Tượng quẻ, ta thấy quẻ Tụng, trên thời có Kiền = Trời, dưới thì có Khảm = Nước. Trời thì cao, nước thì thấp. Trời như là thanh khí, bay lên chín tầng không; Nước như là vũ trạch, đổ xuống muôn sông biển. Đó là biểu hiệu sự gàng quải, chia phôi, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. . . Vì thế mới tạo nên sự đôi co, kiện tụng.

Xét về Đức quẻ, thì Kiền biểu dương cho sự cường dũng, nóng nẩy, táo bạo. Khảm biểu dương cho sự hiểm độc, mưu mô.

I. Thoán.

Thoán Từ.

訟:有 孚,窒。惕 中 吉。終 凶。利 見 大 人,不 利 涉 大 川。

Tụng. Hữu phu trất. Dịch trung cát. Chung hung. Lợi kiến đại nhân. Bất lợi thiệp đại xuyên.

Dịch.

Sự thế có khi cũng kiện thưa,

Ngay tình, oan ức, mới âu lo.

Lo lường, cẩn trọng, rồi ra tốt,

Theo mãi kiện thưa, sẽ xác sơ.

Tìm người minh chính, xử cho.

Minh quan xét xử, cơ hồ mới hay.

Kiện mà dai dẳng, dắt dây,

Như qua sông lớn, nào hay nỗi gì.

Thoán Truyện: Thoán viết:

訟,上 剛 下 險,險 而 健 訟。訟 有 孚 窒,惕 中 吉,剛 來 而 得 中 也。終 凶﹔訟 不 可 成 也。利 見 大 人﹔尚 中 正 也。不 利 涉 大 川﹔入 于 淵 也。

Tụng. Thượng cương hạ hiểm. Hiểm nhi kiện. Tụng. Tụng. Hữu phu trất. Dịch trung cát. Cương lai nhi đắc trung dã. Chung hung. Tụng bất khả thành dã. Lợi kiến đại nhân. Thượng trung chính dã. Bất lợi thiệp đại xuyên. Nhập vu uyên dã.

Dịch.

Tụng trên cứng, dưới thời nham hiểm.

Hiểm lại cương, nên kiện tụng sinh.

Mình ngay, oan ức sao đành,

Trong lo, vẫn có mối manh cát tường.

Đắc trung, vả lại Dương cương,

Đã ngay, lại mạnh, tai ương, nhẽ nào!

Kiện thưa, đeo đẳng hại sao.

Kiện thưa, chớ mãi đâm lao vào tròng.

Gặp người quân tử chí công,

Gặp người công chính, mới mong được lời.

Kiện liều, kiện lĩnh thời thôi,

Như giông sóng cả, như vùi vực sâu.

Kiện tụng là sự vạn bất đắc dĩ. Cho nên chỉ kiện khi mình có lý chính, có tình ngay (Hữu phu), mà bị oan ức, đè nén, khuất lấp (Trất). Đã lâm vào vòng kiện tụng, nên biết lo, cùng sợ (Dịch). Nếu có thể hoà giải được, thì nên hoà giải mới hay (Trung cát). Cần phải tìm được minh quan xét xử (Lợi kiến đại nhân). Nếu mà kiện thưa liều lĩnh, để cho bọn tham quan, ô lại, thầy cò, thầy kiện có cơ bóc lột, thì thật là hiểm nguy, có khác nào vượt sông cả sóng, sa xuống vực sâu đâu? (Bất lợi thiệp đại xuyên).

Không nên theo đuổi kiện tụng đến kỳ cùng, đến nỗi đôi bên đều thân tàn, ma dại (Chung hung).

Được kiện, mười bốn quan năm,

Thua kiện, mười lăm quan chẵn.

Đó là đại ý Thoán Từ, Thoán Truyện.

II. Đại Tượng Truyện.

Tượng viết:

天 與 水 違 行,訟﹔君 子 以 作 事 謀 始。

Thiên dữ thủy vi hành. Tụng. Quân tử dĩ tác sự mưu thủy.

Dịch. Tượng rằng:

Trời với nước, đôi đường, đôi ngả.

Có quải gàng, nên có kiện thưa.

Đường đường, quân tử phải lo,

Việc gì , cũng phải đắn đo từ đầu.

Tượng Truyện dạy người quân tử phải tránh những mầm mống chia rẽ, những căn do sinh kiện tụng cho dân. Muốn tránh kiện tụng, tránh chia rẽ, ta cần phải có độ lượng bao dung, thông cảm lẫn nhau; ôn hoà trong khi giao tiếp, thận trọng trong lời ăn tiếng nói, trong khi soạn thảo khế ước, văn tự.

Tống Mẫn Công thời Chiến quốc, chỉ vì những lời nhạo báng, nói đùa, mà bị Nam Cung Trường Vạn giết.

Sở dĩ có kiện tụng, là vì có sự tranh chấp, quải gàng, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, vì mọi người không chịu thi hành bổn phận cho đứng đắn, hẳn hoi. Vì vậy, muốn tránh dân chúng kiện thưa nhau, người quân tử trước hết phải lo giáo hóa cho dân. Cha từ, con hiếu, em kính, anh nhường, bạn bè tín nghĩa, trên xử ra trên, dưới xử ra dưới; đôi đàng kính nhượng lẫn nhau; được như vậy thiên hạ mới mong an bình. Ngoài ra, phải khiến dân tuân phục mệnh vua, phép nước, và trật tự chung. Khi lập văn tự, khế ước phải làm sao cho hết sức minh bạch.

III. Hào Từ & Tiểu Tượng Truyện

Các Hào lại càng nêu rõ ý nghĩa không nên thưa kiện.

1. Hào Sơ Lục.

初 六. 不 永 所 事,小 有 言,終 吉。

象 曰: 不 永 所 事,訟 不 可 長 也。雖 有 小 言,其 辯 明 也。

Sơ Lục. Bất vĩnh sở sự. Tiểu hữu ngôn. Chung cát.

Tượng viết:

Bất vĩnh sở sự. Tụng bất khả trường dã. Tuy tiểu hữu ngôn.

Kỳ biện minh dã.

Dịch.

Kiện thưa cũng chẳng đến đâu,

Đôi co chút đỉnh, rồi sau cũng lành.

Tượng rằng:

Kiện thưa cũng chẳng đến đâu,

Sức mình mấy nả, mà cầu kiện dai?

Chẳng thà cãi vã đôi nhời,

Cốt là minh biện phải, sai rõ rành.

Hào Sơ Lục, Âm nhu, tức là những người tài thô, trí thiển, lại ở địa vị hèn kém, nếu có bị người trên đè nén (Hào tứ), thì bất quá nên phản đối, nên tranh biện cho vỡ lẽ trái phải, cho hả lòng, hả dạ, còn hơn là bầy ra kiện tụng lôi thôi.

2. Hào Cửu nhị.

九 二. 不 克 訟,歸 而 逋,其 邑 人 三 百 戶,無 眚。

象 曰: 不 克 訟,歸 而 逋 也。自 下 訟 上,患 至 掇 也。

Cửu nhị. Bất khắc tụng. Qui nhi bô. Kỳ ấp nhân tam bách bộ. Vô sảnh.

Tượng viết:

Bất khắc tụng qui bô thoán dã. Tự hạ tụng thượng. Hoạn chí truyết dã.

Dịch.

Cửu nhị kiện, liệu bề chẳng thắng,

Thời nên về qui ẩn là hơn.

Ấp ba trăm nóc lui chân,

Tránh điều hoạ hại, sớm hôm an lành.

Tượng rằng:

Kiện không nổi, lui về ẩn lánh,

Dưới dễ đâu ngang ngạnh với trên.

Nhỏ mà kiện lớn, thua liền,

Nạn tai rõ thật tự nhiên chiêu vời.

Hào Cửu nhị, là người có tài đức, có địa vị, nhưng lại phải đối đầu với những đối thủ uy tín, quyền thế hơn mình nhiều. Như vậy chỉ còn có cách tránh xa thù địch của mình. Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Y thức như Thừa Tướng Thương Dung, đã qui ẩn để tránh vua Trụ, hoặc Bái Công đã nhẫn nhục, chịu đầy ải mình vào Hán Trung để tránh hoạ Sở Vương.

3. Hào Lục tam.

六 三. 食 舊 德,貞 厲,終 吉,或 從 王 事,無 成。

象 曰: 食 舊 德,從 上 吉 也。

Lục tam. Thực cựu đức. Trinh. Lệ chung cát.

Hoặc tòng vương sự. Vô thành.

Tượng viết:

Thực cựu đức. Tòng thượng cát dã.

Dịch.

Lục tam: phải sống nhờ phúc ấm,

Phải e dè, cẩn thận, trước sau.

Thủ thường, mới khỏi cơ cầu,

Việc vua gánh vác, chớ cầu công lênh.

Tượng rằng:

Phúc nhà dựa dẫm qua ngày,

Người trên đừng cưỡng, mới hay, mới toàn.

Hào Lục tam, là những người kém tài, và địa vị cũng chẳng ra chi, ngó lên, ngó xuống đều chỉ thấy những người có bản tính như Cửu nhị, Cửu tứ, Thượng Cửu. Như vậy, tốt hơn hết là phải biết lượng sức mình, lại cũng phải hết sức gia ý đề phòng, an phận thủ thường, đừng có dở dói chi cho thêm mệt. Hãy tỏ ra biết phục tòng, biết hòa hoãn với người trên, như vậy mới hay. Nếu có cùng người thi hành công vụ gì, thì cũng đừng nên tranh công với người, kẻo mang họa. Đó là đường lối của Bái Công đã theo để khỏi bị Hạng Vương hãm hại. Tuy Bái Công đã chiếm được Hàm Dương, đã cầm tù được vua nhà Tần là Tần Tam Thế, Tử Anh, lại cũng lấy được cả ngọc tỉ. Hơn thế nữa, theo đúng như lời giao ước lúc xuất quân, thì hễ ai vào đất Quang Trung trước, thì làm vua; thế mà lúc Hạng Võ kéo đại binh tới, Bái Công tự xét thấy mình chưa đủ sức cầm cự, nên đã mở cửa dâng thành, nộp Tần Vương, nộp ngọc tỉ cho Hạng Võ, coi mình như bầy tôi dưới trướng Hạng Võ, rồi bằng lòng để cho Hạng võ đầy ải vào Hán Trung. Nhìn vào quẻ Tụng, thì Bái Công chính là Hào Lục tam, mà Hạng Võ tức là Hào Thượng Cửu. Thế mới hay, khôn cũng chết, dại cũng chết, mà chỉ có biết là sống. Biết là biết khi đáng tiến, thời tiến; khi đáng thoái, thời thoái; khi đáng cương, thời cương; khi đáng nhu, thời nhu, Biết thời Tồn, không biết thời Vong, là như vậy.

4. Hào Cửu tứ.

九 四. 不 克 訟,復 自 命,渝 安 貞,吉。

象 曰: 復 即 命,渝 安 貞﹔不 失 也。

Cửu tứ. Bất khắc tụng. Phục tức mệnh. Du an trinh. Cát.

Tượng viết:

Phục tức mệnh. Du an trinh. Bất thất dã.

Dịch.

Cửu tứ: rồi ra kiện chẳng xong,

Quay về nghĩa lý đổi thay lòng,

Thay lòng, quyết sống theo đường chính,

Đường chính giữ bền, có tốt không?

Tượng rằng:

Đã đổi được lòng theo chính lý,

Rồi ra nào có mất chi đâu?

Hào Cửu tứ tuy là người cương táo, giỏi giang, nhưng lại bất trung, bất chính, nên chính là hạng người ưa sinh sự. Nhưng muốn sinh sự, mà không sinh sự được với ai. Ngũ ở trên, thời là người quá quyền thế. Lục tam ở cạnh, thì lại là người khéo cư xử. Sơ Lục ở dưới, ứng với mình, cũng như là những người bề dưới mình, và cũng không dám tranh tụng với mình. Nếu Tứ mà kiện Sơ, sinh sự với Sơ, thời tức là mạnh hiếp yếu, người trên cậy quyền hà hiếp kẻ dưới, có gì là hay đâu? Vì vậy Tứ bỏ ý định kiện tụng, mà vui lòng ăn ở theo đúng nghĩa lý. Như vậy mới hay.

5. Hào Cửu ngũ.

九 五. 訟 元 吉。

象 曰: 訟 元 吉,以 中 正 也。

Cửu ngũ. Tụng nguyên cát.

Tượng viết:

Tụng nguyên cát. Dĩ trung chính dã.

Dịch.

Cửu ngũ: kiện thưa xuôi xắn tốt.

Tượng rằng: Thưa kiện êm xuôi.

Vì người phân xử là người chính trung.

Cửu ngũ là chủ Hào, là vị phán quan công minh, xét xử cho đời, chẳng khác gì như Bao Công, hay Thi Công thuở trước. Tụng đình thì có muôn ngàn chuyện. Nhưng nguyên tắc chi phối công việc xét xử của một vị minh quan, thì chỉ nằm vẻn vẹn trong hai chữ Trung, Chính. Trung để không thiên vị ai. Chính để lấy công lý mà phân xử để mọi người khỏi oan ức, khỏi bị hà hiếp, bóc lột, vu xử để mọi người khỏi oan ức, khỏi bị hà hiếp, bóc lột, vu khống. Được như vậy, còn gì là hay hơn.

6. Hào Thượng Cửu.

上 九. 或 錫 之 鞶 帶,終 朝 三 褫 之。

象曰: 以 訟 受 服,亦 不 足 敬 也。

Thượng Cửu. Hoặc tích chi bàn đới. Chung triêu tam trị chi.

Tượng viết:

Dĩ tụng thụ phục. Diệc bất túc kính dã

Dịch.

Thượng Cửu: Dẫu rằng được thưởng đai,

Thưởng rồi một sáng, lột ba hồi.

Tượng rằng: Nhờ kiện được đai,

Thì đâu có đủ cho người kính tôn.

Thượng Cửu, Dương cương nhưng lại bất trung, bất chính, tức là một người ngông nghênh, cậy quyền, cậy thế, thích kiện tụng. Nhưng giả sử họ có được kiện đi chăng nữa, có được lợi lộc vì những vụ kiện thưa đi chăng nữa, rút cuộc họ có giữ được cái hư danh, cái hoạnh tài ấy được mãi không? Hay được hôm nay, thì mất ngày mai. Danh lợi đến như mây, thì lại bay đi như khói.

Tóm lại, đọc quẻ Tụng, mới thấy rõ vi ý của cổ nhân là không muốn cho tham quan, ô lại, lợi dụng, đục khoét dân, là muốn cho mọi người thương yêu nhau, không đè nén nhau, lập kế hãm hại nhau, rồi đưa nhau đến cửa quan, để cho tham quan, ô lại lợi dụng, bóc lột..

Người xưa nói:

Tiền vào cửa quan, như than vào lò.

Hay:

Tới huyện nha, là nhà anh cháy.

Thật là chí lý vậy.

ÁP DỤNG QUẺ TỤNG VÀO THỜI ĐẠI

Trong xã hội loài người, phát sinh ra kiện tụng, là do nhiều nguyên nhân:

1. Người trên nóng nẩy, cậy quyền, cậy thế, hiếp đáp người dưới. Hoặc người dưới tìm mưu mô quỉ quyệt, lừa bịp, hãm hại người trên, thì sẽ đem lại bất hòa, và có ngày sẽ kiện tụng nhau.

2. Hai người ngang nhau, nhưng một người nóng nẩy, táo tợn; một người hống hách, hiểm độc, gian ngoan, hay vu khống bừa bãi, gặp nhau, ắt sẽ sinh kiện tụng.

3. Còn ở nơi những người lòng thì không hiền, tính thời nóng nẩy, táo bạo, thích gây gổ, sinh sự, sẽ hay đưa đến tụng đình.

4. Kiện tụng nẩy sinh là vì một trong hai bên tham tâm chiếm đoạt, lừa đảo bên kia, là vì lúc cộng tác nể nang, tin nhau, không làm khế ước chặt chẽ, minh bạch.

Ở thời đại ngày nay, hôn nhân không bền vững, vì vợ chồng không còn nhường nhịn, chịu đựng nhau như ngày xưa, nên họ rất dễ dàng ly dị nhau, và đưa nhau ra tụng đình về vấn đề chia nhau gia sản. Vì người đàn bà ngày nay, phần lớn là đi làm, kiếm tiền ngang với chồng, khi ly dị lại lãnh phần nuôi con, nên họ đòi chia gia sản đồng đều còn đúng, nhưng còn có những người đàn bà, chỉ sống ỷ lại vào người chồng, không chịu đi làm, họ lợi dụng được luật pháp bảo vệ, đòi phân chia tài sản đồng đều, hoặc xin toà bắt người chồng phải nuôi họ suốt đời. Những sự vô lý đó, người chồng đâu có chịu, do đó vụ kiện cứ kéo dài, và hai vợ chồng cứ è cổ ra mà trả tiền Luật sư, rốt cuộc cả 2 đều thân tàn, ma dại. Có nhiều người chồng không chịu nổi sự tham lam của vợ mình, đã xin thôi sở làm và trốn sang tiểu bang khác, vì không chịu nổi cảnh đã bị vợ bỏ, mà còn bị vợ và Luật sư bóc lột tận xương tủy. Nhưng cũng có cặp khôn ngoan hơn, vì được người vợ hiểu biết hơn, họ điều đình trong sự thuận thảo, do đó mọi sự êm đẹp hơn, khỏi hao tốn tiền bạc, và cả hai được thoải mái hơn.

Nói cho cùng, thì dẫu có được kiện. cũng chẳng có ra gì. Được kiện thì mất nhân tâm, mất nhân nghĩa, chuốc lấy oán thù, tự trói buộc mình vào trăm ngàn dây oan nghiệt.

Tóm lại, dù ở thời đại nào, cũng không nên kiện tụng. Muốn được vậy, mọi người phải bao dung, hòa mục, nhường nhịn nhau, tôn trọng quyền lợi. của nhau, tôn trọng trật tự chung. Đừng nên khinh xuất khi ăn nói, thận trọng khi thảo văn từ, để tránh cảnh Bút sa gà chết.

Ca dao, tục ngữ có những câu khuyên dân không nên bước vào vòng kiện tụng. Ví dụ:

Được kiện, mười bốn quan năm,

Thua kiện mười lăm quan chẵn.

hoặc

Nghe lời ông đề, ruộng bề bề bán hết v v . . .

Cụ Nguyễn Du cũng có câu:

Lạ gì những thói sai nha,

Làm cho khốc hại, chẳng qua vì tiền.


» Dịch Kinh Đại Toàn | Lời Nói Đầu | Dịch Kinh Giản Lược |

Quẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30


7. 地 水 師 ĐỊA ThỦy SƯ



Sư Tự Quái


師 序 卦

Tụng tất hữu chúng khởi,


訟 必 有 眾 起

Cố thụ chi dĩ Sư


故 受 之 以 師



Sư Tự Quái

Tranh dành, quần chúng âu đành nổi lên.

Quẻ Sư vì vậy tiếp liền.



Cá nhân bất hòa sẽ sinh kiện tụng. Quốc gia bất hòa cùng nhau, sẽ sinh chinh chiến. Cho nên sau quẻ Tụng, bàn đến quẻ Sư. Quẻ Sư, trên là Khôn = Đất = Nhu thuận, dưới là Khảm = Nước = Nguy hiểm, lại có 1 Hào Dương ở Cửu nhị, thống lãnh 5 Hào Âm. Nó gợi lên những ý nghĩa sau :

1. Chinh chiến là một công chuyện hết sức hiểm nghèo, cần phải được thuận tình, thuận lý, tức là phải có chính nghĩa, có lý do xác đáng, và được quốc dân tán thành mới nên.

2. Đời xưa cho rằng: quân ẩn trong lòng dân, như nước ẩn trong đất, quân và dân không thể rời nhau. Thời bình thì quân là dân, thời chiến thì dân là quân. Vì thế Chu Hi mới bàn rằng: Người xưa cho rằng quân nhân vốn đã tiềm ẩn ngay trong tầng lớp nông dân, cái chí hiểm đã tàng phục ngay trong cái chí thuận, và cái bất trắc đã tàng ẩn ngay trong cái tĩnh lãng.

Quân và dân liên lạc hết sức mật thiết với nhau, nên tổ chức hành chánh (Quẻ Tỉ), và tổ chức quân sự (Quẻ Sư) là hai tổ chức song hành và tương ứng.

3. Quẻ Sư có một Hào Dương (Hào Cửu nhị), thống lãnh quần Âm, đó là tượng trưng cho một vị tướng soái, thừa ủy nhiệm vua, thống lĩnh ba quân xông pha gian hiểm, để chinh thảo địch quân.

Trước khi khảo sát quẻ Sư, ta nên biết Hiền thánh đời xưa rất ghét binh bị, vì binh bị độc nhân, hại chúng. Hồng phạm Cửu trù, xếp Binh bị vào hàng cuối cùng trong Bát chính (tám phương sách trị dân).

Gần đây, Thánh Gandhi cũng nhất định đề xướng lên cùng thế giới chủ trương Bất hại ( Ahimsa), và chủ trương Bất bạo động. Ông viết: Nếu trong một cuộc chiến tranh vì chính nghĩa, cần phải hại tới sinh mạng con người, thì người ta nên bắt chước chúa Jésus sẵn sàng đổ máu mình, thay vì đổ máu kẻ khác, như vậy máu bớt chẩy trong hoàn vũ ( Autobiographie d'un Yogi p, 440 ).

Tự Quái đề cập tới duyên cớ chiến tranh, và cho rằng vì người ta chia rẽ, tranh dành nhau nên mới có chiến tranh.

I. Thoán.

Thoán Từ.

師: 貞,丈 人,吉. 無 咎。

Sư. Trinh. Trượng nhân, cát. Vô cữu.

Dịch.

Xuất sư, chính nghĩa phải theo,

Tướng gồm tài đức, hết điều dở dang.

Thoán Từ chủ trương: Mỗi khi hưng sư, động chúng phải có một duyên cớ xác đáng. Người xưa hưng binh để trừ bạo chúa, như Thành Thang hưng binh diệt Kiệt, Võ Vương hưng binh diệt Trụ. Vì vậy, không có động chạm đến dân chúng.

Thoán Truyện.

師,眾 也,貞 正 也,能 以 眾 正,可 以 王 矣。剛 中 而 應,行 險

而 順,以 此 毒 天 下,而 民 從 之,吉 又 何 咎 矣。

Thoán viết: Sư. Chúng dã. Trinh. Chính dã. Năng dĩ chúng chính. Khả dĩ vương hĩ. Cương trung nhi ứng. Hành hiểm nhi thuận. Dữ thử độc thiên hạ nhi dân tòng chi. Cát. Hựu hà cữu hĩ.

Dịch.

Thoán rằng: Sư ấy quân đông.

Trinh là chính nghĩa, phục tòng, mới hay.

Bắt quân theo được đường ngay,

Đáng làm vương tướng, làm thầy thế gian.

Cương cường, thừa lệnh quân vương,

Đi vào nguy hiểm, biết đường xở xoay,

Quân binh độc địa xưa nay,

Biết dùng, thiên hạ vẫn quay theo mình.

Khéo dùng, quân sự cũng lành,

Lỗi lầm, hồ dễ nẩy sinh được nào.



Một khi đã có lý do chính đáng để hưng binh, động chúng, nhà vua có nhiệm vụ lựa một tướng có tài đức cầm quân. Quyết định này sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự thắng lợi của toàn quân. Lịch sử đã chứng minh điều đó:

Bái Công thắng trận nhờ Hàn Tín.

Nước Pháp thắng trận liên miên ở Ý (1796), nhờ Carnot biết bổ dụng Bonaparte v v . . .

Vị nguyên soái ấy phải giữ được chính nghĩa, thuận quân và thuận dân, đem chiến thắng vinh quang về cho đất nước, mới có thể gọi được là xuất quân tuyệt hảo.

II. Đại Tượng Truyện.

象 曰. 地 中 有 水,師﹔ 君 子 以 容 民 畜 眾。

Tượng viết:

Địa trung hữu thủy. Sư. Quân tử dĩ dung dân súc chúng.

Dịch.

Nước trong lòng đất, gọi là Sư,

Nuôi dưỡng nhân dân, hãy lắng lo.

Quân tử dung dân, và xuất chúng,

Quân dân đất nước, hãy nên so.



Tượng Truyện đề cập đến một vấn đề hết sức quan hệ, và cho rằng quân là dân, dân là quân. Nuôi dân, dạy dân tức là nuôi quân, dạy quân. Vấn đề này từ năm 1789 trở đi đã trở thành một vấn đề quốc tế. Thực vậy, sau cuộc Cách Mạng Pháp, chính phủ Pháp đã thực hiện một cuộc động viên toàn diện, và bắt toàn dân tham chiến. Từ chủ nghĩa Karl Marx ra đời, các lãnh tụ Cộng Sản đều lấy đó làm vấn đề then chốt. Và Cộng Sản đã thực hiện triệt để khẩu hiệu Quân dân cá nước, cho quân lẩn vào dân, sống nhờ dân, phối hợp với dân ( du kích chiến), phối hợp dân với quân ( Vận động chiến, Trận địa chiến), để đi đến thắng lợi cuối cùng.

III. Hào Từ & Tiểu Tượng Truyện

1. Hào Sơ Lục.

初 六. 師 出 以 律,否 臧 凶。

象 曰: 師 出 以 律,失 律 凶 也。

Sơ Lục. Sư xuất dĩ luật. Phủ tang hung.

Tượng viết:

Sư xuất dĩ luật. Thất luật hung dã.

Dịch. Sơ Lục:

Xuất quân cần có phép.

Nếu không hung họa sẽ tới nơi.

Tượng rằng:

Ra quân phép tắc đàng hoàng.

Nếu không phép tắc, tan hoang đã đành.

Hào Sơ cho rằng ra quân cần phải có kỷ luật. Điều này cả Đông lẫn Tây đều cho là then chốt. Quân tướng mà không nhất trí, tiến thoái mà không đồng nhất, hiệu lệnh mà không nghiêm chỉnh, thì cũng chỉ là loạn quân, là quân ô hợp, không làm nên chuyện gì.



2. Hào Cửu nhị.

九 二. 在 師 中,吉 無 咎,王 三 錫 命。

象 曰: 在 師 中 吉,承 天 寵 也。 王 三 錫 命,懷 萬 邦 也。

Cửu nhị. Tại sư trung. Cát. Vô cửu. Vương tam tích mệnh.

Tượng viết:

Tại sư trung cát. Thừa thiên sủng dã. Vương tam tích mệnh.

Hoài vạn bang dã.

Dịch.

Nếu gặp anh tài cầm quân lữ,

Rồi ra mọi sự sẽ hoá hay.

Vua đã ba lần ban tưởng thưởng,

Nghĩ đến dân gian khắp đó đây.

Tượng rằng:

Ở chốn ba quân, vẫn được hay,

Ơn trời mưa móc, hưởng tràn đầy.

Ba lần vua đã ban ân thưởng,

Vì luyến dân tình khắp đó đây.



Hào Cửu nhị cho rằng tướng soái cầm quân cần có tài đức và có đủ uy quyền. Đánh giặc cũng như đánh cờ, giỏi sẽ thắng, dốt sẽ bại. Tôn Võ cầm quân đánh giúp vua Ngô, nên Nam thì phá được Sở, Bắc thì phục được Tề, được Tấn. Hưng Đạo cầm quân đã ba lần cả phá quân Nguyên. Tướng soái ra quân cần có đủ uy quyền, như vậy binh sĩ mới phục. Trong quẻ Sư, Tướng soái là một Hào Dương chói sáng, còn vị quân vương lại là một Hào Âm lu mờ, nghĩa là ở nơi chiến địa, Tướng soái mới là Vua. Xưa kia, Vua tiễn Tướng ra quân, thời nói: Từ cổng thành trở ra, là do Tướng quân quyết đoán. Sở dĩ Vua trao quyền định đoạt cho Tướng soái, là vì nếu Tướng không có quyền, thì không điều khiển được sĩ tốt. Hơn nữa, nhà vua ở xa trận địa, không hiểu rõ được diễn biến của tình thế một cách thấu đáo, nên không thể nào quyết đoán được sự tiến, thoái, công, thủ được



3. Hào Lục tam.

六 三. 師 或 輿 尸,凶。

象 曰: 師 或 輿 尸,大 無 功也。

Lục tam. Sư hoặc dư thi. Hung.

Tượng viết:

Sư hoặc dư thi. Đại vô công dã.

Dịch.

Ra quân, mà đến chở thây,

Thì thôi, hung họa, đắng cay, còn gì?

Tượng rằng:

Ra quân mà đến chở thây,

Công trình mây khói, khói mây còn gì?

Hào Lục tam cho ta thấy tướng dở mà cầm quân là đưa quân vào cõi chết. Năm 1954, ở Việt Nam, tướng Navarre đã cho quân Pháp đóng vào lòng chảo của Diện Biên Phủ, một nơi tử địa, chung quanh là núi non, lại thường có sương mù, nên đã làm mồi cho các ổ trọng pháo của Việt Cộng, và đã phải đầu hàng ngày 7 tháng 5 năm 1954 sau 55 ngày ác chiến. Sau cuộc chiến này, sự đô hộ của người Pháp trên lãnh thổ Việt Nam đã cáo chung.



4. Hào Lục tứ.

六 四. 師 左 次,無 咎。

象 曰: 左 次 無 咎,未 失 常 也。

Lục tứ. Sư tả thứ. Vô cữu.

Tượng viết:

Tả thứ vô cữu. Vị thất thường dã.

Dịch.

Lục tứ, lui quân lại phía sau,

Lui quân, nào đáng trách chi đâu.

Tượng rằng:

Lui quân có lỗi chi đâu,

Quân cơ, tiến thoái, trước sau, là thường.

Hào Lục tứ bàn về một vấn đề binh pháp, người làm tướng phải biết tiến, biết lui, như vậy mới có thể bảo toàn được lực lượng. Chỉ biết tiến, mà không biết lui, nguy hiểm vô cùng. Lỗi lầm của Hitler trong trận Stalingrad là bắt tướng Paulus phải cố thủ, không được rút lui, mặc dầu đã ở trong tình thế tuyệt vọng. Vì thế, nên ngày 31 tháng 1 năm 1942, hết lương thảo và quân nhu, binh sĩ lại đau ốm, Von Paulus phải ra hàng với 22 tướng và 200.000 quân sĩ.

Kutosof đã dùng chiến thuật rút lui, vườn không, nhà trống, nhử đại binh của Napoléon vào trọng địa, để rồi ra nhờ đói khổ, rét mướt, bệnh tật, và du kích, chiến thuật tiêu hao, truy kích, mà làm cho 500 ngàn quân thiện chiến của Napoléon hoàn toàn bị tiêu diệt, chỉ còn được vài chục ngàn người đi không vững.



5. Hào Lục ngũ.

六 四. 師 左 次,無 咎。

象 曰: 左 次 無 咎,未 失 常 也。

Lục ngũ. Điền hữu cầm. Lợi chấp ngôn. Vô cữu.

Trưởng tử soái sư. Đệ tử dư thi. Trinh hung.

Tượng viết:

Trưởng tử soái sư. Dĩ trung hành dã. Đệ tử dư thi. Xử bất đáng dã.

Dịch.

Lục ngũ: thú rừng về đồng nội,

Đi lùng, đi bắt, vẫn là hay.

Dùng được tướng tài, thời khỏi lỗi,

Dùng kẻ vô năng, sẽ chở thây

Tướng tài dùng được, mới hay,

Dùng người bất lực, chở thây vong tàn.

Tượng rằng:

Tướng giỏi ra quân, quân mới vẹn,

Người ngu khiển chúng, chúng phơi thây.

Dùng người, có dở, có hay.

Hào Lục ngũ cho rằng chỉ khi nào có quân xâm lăng vi phạm cõi bờ, thì mới nên xuất quân chinh thảo. Vì dầu sao, binh cách cũng là chuyện bất tường. Người xưa có câu: Binh đi tới đâu, chông gai nẩy tới đó.

Khi đã có lý do chính đáng để hưng binh rồi, cần phải biết dùng tướng tài, bỏ tướng dở. Tôn Tử viết: Binh là việc lớn của nước, là vấn đề sống chết, là con đường còn mất, không thể không xét biết.

Tướng chịu trách nhiệm về sự tồn vong của ba quân. Vua chịu trách nhiệm tìm ra tướng tài.



6. Hào Thượng Lục.

上 六 . 大 君 有 命,開 國 承 家,小 人 勿 用。

象 曰: 大 君 有 命,以 正 功 也;小 人 勿 用,必 亂 邦 也。

Thượng Lục.

Đại quân hữu mệnh. Khai quốc thừa gia. Tiểu nhân vật dụng.

Tượng viết:

Đại quân hữu mệnh. Dĩ chính công dã. Tiểu nhân vật dụng.

Tất loạn bang dã.

Dịch.

Thượng Lục: quân vương truyền mệnh lệnh,

Khai quốc công hầu, cấp đất đai.

Tiểu nhân thôi chớ có xài.

Tượng rằng:

Nhà vua lúc thưởng công lao,

Tiểu nhân thôi chớ có trao chức quyền,

Tiểu nhân, ăn chốc, ngồi trên.

Loạn nhà, loạn nước, đến liền chẳng sai.



Thượng Lục thì bàn rằng, khi đã chiến thắng, khi chiến tranh đã kết liễu, thời nên tưởng thưởng chiến sĩ cho trọng hậu, nhưng không được dùng kẻ tiểu nhân để trị nước, vì đó là mầm họa hoạn. Thế mới hay, trị quân khác trị dân, chống ngoại xâm khác với đem hưng thịnh về cho đất nước.

Những ý niệm đại cương trên đây cũng làm ta suy nghĩ rất nhiều. Nếu đã mang danh tướng soái, cầm quân diệt giặc, thì phải là người học rộng, biết nhiều, học các chiến tích danh nhân kim cổ, đọc hết các binh thư, biết dùng thời tiết, biết dùng người, dùng quân, dùng dân, biết khuyến binh, khích tướng, biết dùng địa hình, địa thế, biết khai thác và lợi dụng triệt để các loại vũ khí, các phát minh của khoa học để thủ thắng. Tóm lại, binh là biến, người cầm binh phải biết biến. Nơi trang giấy nhỏ này, ta không thể bàn cãi cho xiết mọi khía cạnh của chiến tranh, của binh thư, binh pháp, của chiến thuật, chiến lược. Và ta cũng bắt chước Kinh Dịch, nói đến Tụng, là ước mong không còn kiện tụng, nói đến Sư là chỉ ước mong không còn chiến tranh trên mặt đất này nữa.

ÁP DỤNG QUẺ SƯ VÀO THỜI ĐẠI

Trước khi nói về quẻ Sư, áp dụng vào thời đại này, ta hãy đọc qua cách bầy binh, bố trận của người đời xưa, và của người đời nay, để tìm ra sự khác biệt của chúng.

Tôn Võ Tử, một binh gia nổi tiếng thời Xuân Thu, tác giả bộ Binh Pháp Tôn Tử ( sách dùng binh sớm nhất của Trung quốc) viết: Binh là việc lớn của nước, là vấn đề sống chết, là con đường còn mất, không thể không xét biết.

*Binh thư Tôn Võ cho rằng: Trong phép dùng binh:

-Ta gấp 10 địch, ta bao vây.

-Ta gấp 5 địch, ta tấn công.

-Ta gấp 2 địch, ta chia quân đánh 2 mặt.

-Ta ngang với địch, ta phải biết quyết đánh.

-Ta kém hơn địch về quân số, ta phải hết sức tránh né giao phong.

*Fabius, nhờ chiến thuật tránh né và rút lui, đã cầm chân Annibal được mấy năm trời, không cho tiến tới được La Mã. Nhờ vậy, sau này Scipion mới đánh tan được quân Annibal ở Zania (202 BC ).

*Trương Lương, đã dùng Tâm lý chiến đánh tan quân của Hạng Võ.

*Kutosof đã dùng chiến thuật rút lui, vườn không, nhà trống, đánh quân của Napoléon, như trên đã nói.

* Mao Trạch Đông, dùng chiến thuật du kích, và cho khẩu lệnh là: Địch tiến, ta lui; địch nghỉ, ta quấy; địch mệt, ta đánh; địch lui, ta đuổi.

*Napoléon, Clausewitz, Hồng quân đã dùng chiến thuật công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý (của Tôn võ Tử), là đánh khi địch chưa đề phòng, ta thình lình ra quân.

a -Điều động binh mã sao cho âm thầm, ngày nghỉ, đêm đi, nấp trong rừng, nấp trong dân, để địch quân không biết mình ở đâu, muốn gì, có bao nhiêu quân, cơ giới gì.

b -Trước khi đánh, phải chuẩn bị cho kỹ lưỡng, nghiên cứu tình hình địch quân cho cặn kẽ, bằng tình báo, bằng dân, bằng quân. Kế hoạch xuất quân, phải soạn thảo kỹ càng, tản binh để di chuyển, tập binh để xung kích.

c -Lúc đánh, phải có mục tiêu rõ rệt, đường hướng rõ rệt, và đánh cho thần tốc, dũng mãnh, sấm sét, ào ạt, lấy mười đánh một, đánh vào chỗ sơ hở, đánh vào lúc bất kỳ. Xong xuôi phải khai thác thắng lợi, tiêu diệt địch quân.

*Binh pháp của Thống Tướng Foch là lúc nào cũng phải bảo tồn lực lượng, có tiền phong, tả dực, hữu dực, có trung quân, hậu quân, có chính, có kỳ. Chính thường ở giữa để thủ, kỳ thường ở hai cánh để công vào sườn, vào hông, vào lưng địch.

Hơn nữa, binh pháp, chiến pháp thường thay đổi luôn luôn, cho hợp với tình thế, hợp với đà phát triển của khoa học, của vũ khí. Dần dà, các chiến thuật gia, lấy dân và quân kết thành thế liên hoàn, nên vừa có Du kích chiến, vừa có Chính qui chiến, Trận địa chiến. Xử dụng được cả quân lẫn dân, biết động, tĩnh khôn lường; biết tụ, tán; biết quyền, biến; biết chính, kỳ; biết triển dương, thu xúc, tức là áp dụng được lẽ Dịch trong vũ trụ vào Binh bị.

Khi xưa, trong chiến trận, chỉ 2 tướng đánh nhau, tướng nào thua, là quân hàng, coi như trận đó thắng bại đã rõ rệt,( như vậy đỡ chết quân).

Sau đó, du kích chiến, trận địa chiến v v... nên quân chết nhiều. Chiến tranh dần dà biến thành một thứ chiến tranh toàn diện, có mục đích là tiêu diệt, thành thử có một bộ mặt hết sức là ghê gớm. Người ta chế tạo ra bom nguyên tử, khinh khí, hơi ngạt, và còn bom vi trùng để tiêu diệt nhau khi có chiến tranh.

Khi xưa, hưng binh để trừ bạo chúa thôi, ngày nay chiến tranh để thực hiện mộng xâm lăng; xâm chiếm đất đai; gây hiềm khích giữa các nước người để tạo chiến tranh, để bán võ khí; hoặc chiến tranh để thực hiện chủ nghĩa của 2 khối Tư Bản & Cộng Sản. Nay khối Cộng Sản đã cáo chung, mong rằng Hòa Bình sẽ tới, và sẽ ngự trị mãi mãi trên trái đất này, đó là điều chúng ta & Kinh Dịch mong mỏi vậy.

» Dịch Kinh Đại Toàn | Lời Nói Đầu | Dịch Kinh Giản Lược |


Quẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30


THƯỢNG KINH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

» Dịch Kinh Đại Toàn | Lời Nói Đầu | Dịch Kinh Giản Lược |

Quẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30


8. 水 地 比 ThỦy ĐỊa TỈ

Tỉ Tự Quái

比 序 卦

Sư giả chúng dã

師 者 眾 也

Chúng tất hữu sở Tỉ.

眾 必 有 所 比

Cố thụ chi dĩ Tỉ.

故 受 之 以 比

Tỉ giả Tỉ dã.

比 者 比 也

Tỉ Tự Quái

Sư là quần chúng đua chen xa gần

Người đông, cần phải hợp quần.

Cho nên quẻ Tỉ theo chân tiếp liền,

Tỉ là tương hợp, tương liên.

Xưa nay, thường cắt nghĩa Tỉ là: Thân tỉ, Thân phụ (thân cận, phụ giúp), nhưng những chữ này xưa này không còn âm hưởng đến ta nữa; cần phải dùng những danhtừ mới như tương liên, hợp quần, quy dân tụ chúng, mới nói lên được hêt ý nghĩa.

Hào Cửu ngũ ở đây là một vị lãnh đạo anh minh, thống xuất toàn dân thiên hạ.

Quẻ Tỉ đề cập đến sự hợp quần, tương liên, tương trợ, lập nhà, lập nước. Phàm con người sinh ra đều có khuynh hướng hợp quần, sống cùng nhau, chung lưng góp sức, đỡ đần nhau, để xây dựng cuộc đời, chống lại mọi nguy nan hiểm họa, để mưu cầu hạnh phúc. Vì vậy chữ Tỉ là hai chữ Nhân lộn trái lại.

I. Thoán.

Thoán từ

比 . 吉 . 原 筮 元 永 貞 . 無 咎 . 不 寧 方 來 . 夫 凶 .

Tỉ. Cát. Nguyên phệ nguyên vĩnh trinh. Vô cữu. Bất ninh phương lai. Hậu phu hung.

Dịch.

Tỉ là quần tụ mới hay,

Suy đi nghĩ lại xem nay thế nào?

Cầm đầu, được đấng anh hào,

Sắt son, chính trực trách sao bây giờ?

Xa, gần nô nức theo hùa,

Kẻ nào lấp lửng, chần chờ, ra chi.

Quẻ Tỉ lấy đề tài chính là quy dân, tụ chúng để dựng nước, lập nhà. Quy dân tụ chúng, mà thựC thi được 3 chữ: Nguyên, Vĩnh, Trinh mới là hay.

- Nguyên là vị quân vương có đức độ, tài ba.

- Vĩnh là mưu đồ được những công trình trường cửu.

- Trinh là thực thi được chính đạo.

Người dưới thấy người trên thực thi được ba điều ấy, sẽ quy tụ về. Những ai sống lẻ loi, sẽ tự nhiên chiêu tai họa cho mình.

Thoán Truyện. Thoán viết:

比 . 吉 也 . 比 . 輔 也 . 下 順 從 也 . 原 筮 元 永 貞 無 咎 . 以 剛 中 也 . 不 寧 方 來 . 上 下 應 也 . 夫 凶 . 其 道 窮 也 .

Tỉ. Cát dã. Tỉ phụ dã. Hạ thuận tòng dã.

Nguyên phệ nguyên vĩnh trinh vô cữu. Dĩ cương trung dã. Bất ninh phưong lai. Thượng hạ ứng dã. Kỳ đạo cùng dã.

Dịch:

Thoán rằng: Hiệp nhất mới hay,

Tưong liên, tương trợ, xưa nay lẽ thường,

Dưới thời trung thuận, mới đang,

Người trên thời phải đàng hoàng, thanh cao,

Bền gan, chính trực, mới hào,

Hỏi lòng được thế, ai nào trách chi.

Quang minh, chính trực, uy nghi,

Ở ngôi trung chính, ai bì được đâu.

Gần, xa, quy tụ trước sau,

Duới trên ứng đối, gót đầu tương thân.

Lần khân, chẳng muốn hợp quần,

Những người như thế dần dần bại vong.

Người ta không thể tự mưu lấy an ninh, nên muốn hợp quần, chung lưng, đấu sức để bảo vệ lẫn nhau. Cho nên lúc hiểm nghèo, bất an thì vội vàng liên đới, hợp quần. Nếu sống riêng rẽ, lừng chừng, không chịu đoàn kết với nhau, ắt sẽ gặp họa hung.

Kiến An Khâu Thị bình rằng:

Tiên vương xưa chia dân thành từng chòm xóm năm mười nhà; canh tác trong cùng mộ cánh đồng, uống nước trong cùng một giếng nước, ra vào bè bạn với nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống thường nhật, phù trì nhau những lúc tật nguyền, thế cho nên được yên vui. Còn như để dân tan đàn, sẻ nghé, mỗi người bạt lạc một ngã, thì hung họa biết chừng nào.

II. Đại Tượng Truyện.

象 曰 . 地 上 有 水 . 比 . 先 王 以 建 萬 國 . 親 諸 侯 .

Tượng viết:

Địa thương hữu thủy. Tỉ. Tiên vương dĩ khuyến vạn quốc, thân chư hầu.

Dịch. Tượng rằng:

Nước trên mặt đất mênh mang,

Tiên vương lập quốc, an bang theo đời.

Thân tình gieo rắc khắp nơi,

Chư hầu coi thể như người tình thân.

Tượng Truyện cho rằng xưa kia vua chúa trông thấy cảnh tượng đất, nưóc quấn quít lấy nhau, không hề rời nhau, xa nhau, bèn áp dụng ý niệm đó vào công việc tổ chức chính trị, xã hội, chia đất đai thành nhiều nước nhỏ, ủy nhiệm cho chư hầu cai trị, còn nhà vua thì cầm cân, nẩy mực ở trên, coi chư hầu như tay chân, coi dân chúng như mình mẩy, lúc nào cũng lo lắng, thương yêu dân. Thế là chia dân nước mình thành từng quốc gia, từng khu vực nhỏ, để dễ bề chăm sóc. Thật là chí tình vậy.

III. Hào Từ & Tiểu Tượng Truyện.

Các Hào bàn về những nguyên tắc chi phối sự hợp quần, tương thân, tương trợ:

1. Hào Sơ Lục.

初 六 . 有 孚 比 之 . 無 咎 . 有 孚 盈 缶 . 終 來 有 他 . 吉 .

象 曰 . 比 之 初 六 . 有 他 吉 也 .

Sơ Lục. Hữu phu tỉ chi. Vô cữu. Hũu phu doanh phẫu.

Chung lai hữu tha cát.

Tượng viết:

Tỉ chi sơ lục. Hữu tha cát dã.

Dịch.

Thành tâm tụ chúng mới hay,

Tâm thành như bát nước đầy tốt sao,

Rồi ra tốt tự ngoài vào,

Tượng rằng:

Thành tâm, tụ chúng tự ban đầu,

Tốt đẹp rồi ra sẽ đến sau.

Hào Sơ cho rằng muốn quy dân, tụ chúng, cần phải có lòng thành khẩn, trung thực. Đó là đều kiện tiên quyết. Nếu mà mình xử sự với mọi người như bát nước đầy, thì mọi sự tốt đẹp sẽ do đó sinh ra.

2. Hào Lục Nhị.

六 二 . 比 之 自 內 . 貞 吉 .

象 曰 . 比 之 自 內 . 不 自 失也 .

Lục nhị. Tỉ chi tự nội. Trinh cát.

Tượng viết:

Tỉ chi tự nội. Bất tự thất dã.

Dịch:

Đáp lời triệu thỉnh với tâm thành,

Chính đáng rồi ra sẽ tốt lành.

Tượng rằng:

Đáp lời triệu thỉnh với tâm thành,

Sẽ giữ chu toàn được tiết danh.

Hào Lục nhị. Nếu gặp được vị quốc quân cao minh tài đức, thì dĩ nhiên mình nên hưởng ứng, nên cộng tác. Nhưng hưởng ứng, cộng tác không phải là ca6`u cạnh, là tự hạ phẩm giá mình; ăn có mời, làm có khiến mới hay. Phải như Y Doãn, Khổng Minh, chờ cho có sự triệu thỉnh chân thành, rồi mới hưởng ứng.

3. Hào Lục tam.

六 三 . 比 之 匪 人 .

象 曰 . 比 之 匪 人 . 不 亦 傷 乎 .

Lục Tam. Tỉ chi phi nhân

Tượng viết:

Tỉ chi phi nhân. Bất diệc thương hồ.

Dịch.

Kết liên với kẻ chẳng hay.

Tượng rằng:

Kết liên với kẻ chẳng hay,

Kết liên như thế, thương thay cho người.

Hào Lục tam cho rằng: Khi hợp quần hay kết liên, ca6`n phải liên kết với người hay, người tốt mới có lợi, có ích. Nhược bằng liên kết với phường vô lại, lưu manh, thì chỉ có tổ họa hại mà thôi. Thật vậy, hợp quần, liên kết với những hạng vô luân, vô lại, nhỏ thì thành côn quãng, du đãng, lớn thì thành cướp, thành giặc, còn gì đáng sợ hơn.

4. Hào Lục Tứ

六 四 . 外 比 之 . 貞 吉 .

象 曰 . 外 比 於 賢 . 以 從 上 也 .

Lục tứ. Ngoại tỉ chi. Trinh cát

Tượng viết:

Ngoại tỉ ư hiền. Dĩ tòng thượng dã.

Dịch.

Kết liên với bậc hiền minh,

Thế thời chính đáng, tốt lành biết bao.

Tượng rằng:

Bên ngoài, liên kết hiền minh,

Tức là theo bậc trên mình đó thôi.

Hào Lục tứ cho rằng: Đã ở ngôi vị cậ thần, mà biết quên những lợi lộc, những tư tình nhỏ nhen, để hoàn toàn phục vụ minh chúa, thì còn gì hay hơn nữa. Đó là hiền thần mà gặp minh quân, chung lưng, góp sức mà xây dựng quốc gia.

5. Hào Cửu ngũ.

九 五 . 顯 比 . 王 用 三 驅 . 失 前 禽 . 邑 人 不 誡 . 吉 .

象 曰 . 顯 比 之 吉 . 位 正 中 也 . 舍 逆 取 順 . 失 前 禽 也 .

邑 人 不 誡 . 上 使 中 也 .

Cửu ngũ. Hiền tỉ. Vương dụng tam khu. Thất tiền cầm.

Ấp nhân bất giới. Cát.

Tượng viết:

Hiền tỉ chi cát. Vị chính trung dã.Xả ngịch thủ thuận.

Thất tiền cầm dã. Ấp nhân bất giới. Thượng sử trung dã.

Dịch.

Tụ chúng, quy dân, phép rõ ràng.

Vua vây ba mặt, bắt chim muông,

Phía trước chim bay, đành bỏ mất.

Dân không thắc mắc, mới là ngoan.

Tượng rằng:

Chiêu dân, phép đã rõ ràng,

Là nhờ trung chính, đành hoàng, mới hay.

Chẳng ưng, ta chẳng ép người,

Người nào ưng chịu, ta vời về ta,

Chim bay trước mặt bỏ qua,

Người không thuần phục, vét vơ làm gì.

Dân không thắc mắc điều chi,

Vì ta trung chính, không vì, không thiên.

Hào Cửu Ngũ là một vị minh quân, minh chính, lỗi lạc như Bắc Thần, để muôn sao hướng về. Vị minh quân đó lấy tài sức, chính nghĩa của mình làm chiêu bài để quy tụ dân, chứ không dùng sự khủng bố áp bức, ai muốn theo thì theo, không cưỡng ép.

Thế tức là:

Tiễn đưa người muốn ruỗi rong,

Sẵn sàng đón rước kẻ mong về minh.

Người có đức, tâm thành khen ngợi,

Người vô năng, cảm nỗi xót thương.

Dĩ nhiên hiền đức tu phương,

Mến ta, họ sẽ tìm đường về ta.

(Trung Dung Cửu Kinh)

Người xưa gọi thế là: Lai giả bất cự, khứ giả bất truy. (Tới không ngăn, đi không bắt).

6. Hào Thượng Lục.

上 六 . 比 之 無 首 . 凶 .

象 曰 . 比 之 無 首 . 無 所 終 也 .

Thượng lục. Tỉ chi vô thủ. Hung.

Tượng viết:

Tỉ chi vô thủ. Vô sở chung dã.

Dịch:

Tụ dân chẳng có mối manh,

Không manh, không mối, tốt lành làm sao.

Tượng rằng:

Tụ dân, mà hỏng từ đầu

Lúc đầu đà hỏng, thời sau còn gì?

Hào Thượng Lục kết thúc vấn đề quy dân, tụ chúng bằng một nhận xét tinh tế: nếu quy dân, tụ chúng lúc ban đầu thiếu chính nghĩa, không ra gì, thì chung cuộc cũng chẳng ra chi.

ÁP DỤNG QUẺ TỈ VÀO THỜI ĐẠI

Quẻ Tỉ áp dụng một định luật tự nhiên vào đời sống xã hội: đó là định luật vạn vật hấp dẫn. Định luật vô hình ấy được thể hiện nơi đất và nước. Đất và nước bao giờ cũng tương thân, tương trợ. Suy ra con người phải tương thân, tương trợ, phải thành khẩn để chung lưng, góp sức cùng nhau, mới có thể xây dựng cho mình một tương lai hạnh phúc và lý tưởng.

Để trình bầy lại những nguyên tắc chi phối sự quy dân, tụ chúng theo từ ngữ hiện thời, chúng ta có thể nói như sau:

1. Người được ủy nhiệm có sứ mệnh tổ chức chính trị, hành chánh trong nước phải là người tài ba lỗi lạc, chứ không phải là những hạng chính trị gian ngoan, giảo quyệt.

a) Làm rồi, xin lỗi, rồi giải thích

b) Làm rồi chối, rồi đổ lỗi cho người.

c) Chia rẽ để mà trị (Tức là gây rối loạn trong hàng ngũ ngưòi, trong dân nước người, để đứng ngoài thủ lợi).

2. Quy dân, tụ chúng, dựng nước, dựng nhà, tổ chức xã hội phải có mục đích cao đại lâu dài, đó là đem lại tự do, hạnh phúc cho dận chúng, và giúp cho mọi người có điều kiện thuận tiện để thực hiện nhân vị, nhân cách mình. Quẻ Tỉ có mục đích đề cao tình tương thân, tương trợ giữa vua tôi, sự đoàn két nhất trí giữa các phần tử nắm chánh quyền để phục vụ chúng dân, sự thành khẩn trong khi giao tiếp, đối đãi, và sự đồng tâm, nhất trí của mọi người trong thiên hạ, để tiến tới thái bình thịnh trị, tiến tới lý tưởng.

Thánh nhân xưa đã có ý niệm: bốn bể là một nhà, muôn nước là một nhà. Nếu sau này mọi người đều chủ trương tương thân tương ái, đoàn kết, trọng nhân, trọng nghĩa, coi biên cương bờ cõi quốc gia nhỏ hẹp như là một cách tổ chức để mọi người được săn sóc một các chu đáo hơn, cẩn thận hơn, nếu mọi người sau này thực tình lấy đạo nghĩa mà đối xử vói nhau, thực tình đoàn kết với nhau, thì chiến tranh sẽ hết và một thời đại thân ái, hoà mục sẽ có trên hoàn võ này.























THƯỢNG KINH

10. 天 澤 履 THIÊN TRẠCH LÝ

THƯỢNG KINH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

» Dịch Kinh Đại Toàn | Lời Nói Đầu | Dịch Kinh Giản Lược |

Quẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30




9. 風天小畜 Phong Thiên TiỂu Súc

Tiểu Súc Tự Quái

小 畜 序 卦

Tỉ tất hữu sở súc dã

比 必 有 所 畜 也

Cố thụ chi dĩ Tiểu Súc

故 受 之 以 小 畜

Tiểu Súc Tự Quái

Tỉ là tương hợp, tương liên.

Người đông, phải biết chế kiềm, mới hay,

Thế nên, Tiểu Súc theo ngay.

Tiểu Súc là một quẻ khó giải của Dịch Kinh. Tiểu Súc có nhiều ý nghĩa: 1) Cản trở ít. 2) Nuôi dưỡng ít. 3) Hàm súc ít 4) Ảnh hưởng ít.

Tiên nho thường cho rằng quẻ Tiểu Súc mô tả nỗi niềm của Văn Vương, khi bị giam ở ngục Dũ Lý, tưởng về cổ quốc là Tây Kỳ, thương dân tình đang bị điêu đứng, mà mình còn bị vướng trở, chưa thi thố được đại công, đại nghiệp để cứu trợ chúng dân, ví mình như áng mây, còn vương trên khung trời, chưa sa thành mưa, để chúng dân thấm nhuần ơn vũ lộ.

Phân tác Quẻ ta thấy: Tiểu Súc, trên là Tốn là quẻ Âm Nhu, dưới là Kiền, là quẻ Dương Cương, có nghĩa là Âm ngăn chặn bước đường tiến của Dương.

Xét về Hào, ta thấy một Hào Âm nằm ở Hào Lục tứ, ngạn cản đà tiến của Hào Dương. Tuy nhiên, sự ngăn cản ấy không mạnh mẽ, mà chỉ tồn tại được nhất thời. Hào Tứ cùng là tượng trưng cho một hiền thần. Hiền thần mà muốn can gián vua, thời phải khéo léo, mềm dẻo.

Phân tách tượng quẻ, ta thấy Tiểu Súc là gió thổi trên khung trời cao, như vậ tức là ảnh hưởng tới vạn vật rất ít. Lời bình luận hay nhất về quẻ Tiểu Súc là lời bình luận của Tào Thăng, tác giả tập Chu Dịch Tân Giải.

Tào thăng viết: Súc là nuôi dưỡng. Tiểu Súc là nuôi dưỡng chưa được nhiều. Quẻ này một Âm ở Hào bốn là chủ của quẻ. Quẻ trên là Tốn, từ tốn ta công nuôi dưỡng sức lực của Kiền. Đại Súc là theo đúng thiên nhiên, Tiểu Súc là cố làm hết phận sự con người.

Tận phận sự con người, tức là súc tích lực lượng để chờ thời cơ. Nói theo cá nhân, tức là tiến đức tu nghiệp, nói theo quốc gia tức là quốc kế dân sinh, giáo huấn, tích tiểu thành đại, tích từng giọt nước để thành sông biển, tích từng đồng tiền để thành cự phú, đều là Tích tiểu thành đại. Cái bí quyết của sự tiến hóa là ở đó. Làm được như vậy, sẽ chuyển yếu thành mạnh, chuyện bại thành thắng. Cứ xem quẻ Tiểu Súc là biết đường lối để phục hưng vậy.

I. Thoán.

Thoán Từ.

畜 . 亨 . 密 雲 不 雨 . 自 我 西 郊 .

Tiểu Súc. Hanh. Mật vân bất vũ. Tự ngã tây giao.

Dịch.

Tiểu Súc hanh thông, quẻ rõ rồi,

Trời Tây, mây phủ, chửa mưa rơi.

Thoán Từ nói: Mây dầy mà chưa mưa, địa khí bốc lên, nhưng thiên khí chưa ứng hợp. Mây còn tích tụ trên phía trời Tây, có nghĩa là Âm xướng, nhưng Dương chưa họa. Bởii vì cứ theo trên, dưới mà phân Âm, Dương, thì địa khí là Âm, mà thiên khí là Dương. Lấy phương hướng mà phân Âm Dương, Tây là Âm, Đông là Dương. Âm cảm mà Dương chưa ứng, thế nên quẻ gọi là Tiểu Súc.

Thoán Từ đại khái nói rằng: Dẫu tiểu nhân có thể ngăn cản bước tiến của người quân tử, nhưng khi sự cản trở ấy không mạnh, thì người quân tử vẫn tiến bước được, đó là vì người quân tử, trong thì tinh thần vững mạnh, ngoài thì có sự nhún nhường khéo léo.

Suy rộng ra, thì đó là khi thời cơ chưa thuận tiện, lòng người dưới trên chưa ứng, chưa hòa, nên chưa thể làm nên được đại công, đại sự.

Thoán Truyện. Thoán viết:

彖 曰 . 小 畜 . 柔 得 位 . 而 上 下 應 之 . 曰 小 畜 . 健 而 巽 . 剛 中 而 志 行 . 乃 亨 . 密 雲 不 雨 . 尚 往 也 . 自 我 西 郊 . 施 未 行 也 .

Tiểu Súc. Nhu đắc vị nhi thượng hạ ứng chi. Viết Tiểu Súc. Kiện nhi tốn. Cương trung nhi chi hành. Nãi hanh. Mật vân bất vũ. Thượng vãng dã. Tự ngã tây giao. Thi vị hành dã.

Dịch. Thoán rằng:

Quẻ Tiểu Súc, Hào nhu đắc vị,

Dưới lẫn trên, nhất trí ứng theo,

Nên rằng cản ít, không nhiều,

Cương cường hoạt động, có chiều hanh thông.

Bền lòng, vững chí, ra công,

Mây dầy, còn chuyển nên không mưa rào.

Trời Tây mây phủ ngất cao,

Việc làm ảnh hưởng chưa bao lăm gì.

Thoán truyện nói: Thượng vãng, nghĩa là Âm khí còn bốc lên. Thi vị hành, nghĩa là âm khí chưa thành mưa để rơi xuớng. Nếu đem áp dụng vào nhân sự thì có nghĩa là bậc thần tử muốn đem tâm xây dựng nước non, mà bậc quân phụ chưa hưởng ứng...

II. Đại Tượng Truyện.

象 曰 . 風 行 天 上 . 小 畜 . 君 子 以 懿 文 德 .

Tượng viết: Phong hành thiên thượng. Tiểu Súc. Quân tử dĩ ý văn đức.

Dịch.

Tượng rằng: Gió thổi trên trời,

Nên rằng Tiểu Súc, chưa nuôi được nhiều.

Nên rằng quân tử y chiều,

Trau dồi phong thái mỹ miều, tài hoa.

Tượng truyện nối tiếp ý Thoán Truyện mà bảo rằng; hiện nay người quân tủ chưa thể nào gây được ảnh hưởng lớn khắp nơi chúng dân, có khác nào như gió còn thoảng bay trên khắp vòm trời cao, không có ảnh hưởng trực tiếp đến vạn vật, như vậy việc đáng làm hơn hết lúc này là trau dồi tài năng, đạo đức.

III. Hào Từ & Tiểu Tượng Truyện.

1. Hào Sơ Cửu.

初 九 . 復 自 道 . 何 其 咎 . 吉 .

象 曰 . 復 自 道 . 其 義 吉 也 .

Sơ Cửu. Phục tự đạo. Hà kỳ cữu. Cát.

Tượng viết:

Phục tự đạo. Kỳ nghĩa cát dã.

Dịch.

Sơ Cửu quay về đường nẽo cũ,

Một lòng hướng thượng, lỗi chi đâu.

Tượng rằng: Đường cũ quay về,

Là hay là phải ai chê được nào?

Hào Sơ bàn rằng: Khi ngưòi quân tử bị tiểu nhân kiềm chế, không cho thi hành đại đạo, thì hãy quay về tu luyện bản thân. Y như đường lối của Mạnh Tử: Lúc đắc chí (làm quan, làm tướng), thì chung sức với dân, mà thi hành những đức Nhân, Lễ, Nghĩa. Khi chẳng đắc chí, thì ẩn dật mà tu thân hành đạo.

2. Hào Cửu Nhị.

九 二 . 牽 復 . 吉 .

象 曰 . 牽 復 在 中 . 亦 不 自 失 也 .

Cửu nhị. Khiên phục. Cát.

Tượng viết:

Khiên phục tại trung. Diệc bất tự thất dã.

Dịch.

Cửu nhị dắt nhau theo đạo lý,

Biết lam như vậy, vẫn là hay.

Tượng rằng: đạo lý quay về

Dắt nhau trở lại, chẳng hề hấn chi.

Hào Cửu nhị là trưòng hợp một người quân tử, ở gần thế lực khống chế của tiểu nhân hơn. tuy nhiên cửu nhị cương kiên, và đã quyết theo đạo lý, sẽ không e ngại sự cản trở của tiểu nhân, vần có thể tìm những người đồng tâm, đồng chí, tiến bước trên đường đạo lý.

3. Hào Cửu tam.

九 三 . 輿 說 輻 . 夫 妻 反 目 .

象 曰 . 夫 妻 反 目 . 不 能 正 室 也 .

Cửu tam. Dư thoát bức. Phu thê phản mục.

Tượng viết:

Phu thê phản mục. Bất năng chính thất dã.

Dịch.

Cửu tam: căm thoát trục xe,

Vợ chồng lườm nguýt, chẳng huề cùng nhau,

Tượng rằng: chồng vợ lườm nhau,

Làm sao gia đạo gót đầu êm xuôi.

Hào Cửu tam là trường hợp người quân tử vụng xử hơn, ít thức thời hơn, lại ở kề cận tiểu nhân, nên rất dề bị nó khống chế hãm hại. Nhất là người quân tử đó lại tỏ ra thất thố, sơ hở. Quân tử mà ở kề cận tiểu nhân, thời sẽ sinh đủ điều hung họa, phiền toái cho mình, có khác gì đi xe mà long bánh, ở trong gia đình, vợ chồng lườm nguýt, bất hòa với nhau đâu.

4. Hào Lục tứ.

六 四 . 有 孚 . 血 去 惕 出 . 無 咎 .

象 曰 . 有 孚 惕 出,上 合 志 也 .

Lục tứ. Hữu phu. Huyết khứ dịch xuất. Vô cữu.

Tượng viết.

Hữu phu dịch xuất. Thượng hợp chi dã.

Dịch. Lục tứ.

Nếu mình mà thành khẩn

Sẽ không lưu huyết, khỏi lo âu.

Thế thời đáng trách chi đâu.

Tượng rằng: thành khẩn, khỏi lo âu,

Bởi tại người trên cũng tâm đầu.

Hào Lục tứ. Dịch kinh đổi đề tài. Ở đây, lại đề cập đến một vị hiền thần, một lòng vì nhà, vì nước, muốn gián nghị bậc quân vương. Dịch kinh cho đó là một công trình nguy hiểm, cần phải khéo léo, và thành khẩn lắm mới khỏi bị máu rơi thịt nát. Đọc lịch sử, ta thấy biết bao nhiêu công thần chỉ vì can gián hôn quân, bạo chúa, mà phải chết oan.

- Mai Bá vì can Trụ Vương mà bị hình bào lạc,

- Hàng Sanh can Hạng Vương mà bị bỏ vào vạc dầu...

5. Hào Cửu ngũ.

九 五 . 有 孚 攣 如 . 富 以 其 鄰 .

象 曰 . 有 孚 攣 如 . 不 獨 富 也 .

Cửu ngũ. Hữu phu luyến như. Phú dĩ kỳ lân.

Tượng viết:

Hữu phu luyến như. Bất độc phú dã.

Dịch.

Chân thành thân thiết với hương lân,

Thế là giầu có gấp mấy lần.

Tượng rằng:

Xóm giềng, mà thực lòng thân,

Mình giầu, mà vẫn chung phần với ai.

Hào Cửu ngũ, theo Ngự Án (vua Khang Hy), chính là một vị quốc quân, biết nghe lời gián nghị. Thấy bề tôi thực tình can gián mình, thì cũng đem tình thực mà đáp ứng lại. Thế là biết lấy ý người làm ý mình, hiểu rằng mình ở cao ngôi, chính là để phục vụ dân nước, chứ không phải để riêng hưởng giầu sang.

Làm vua mà giầu cùng dân, vui cùng dân, mới được trường cửu. Làm vua mà giầu một mình, vui một mình, sẽ sớm bại vong. Đường lối của vua Văn, võ và Kiệt, trụ khác nhau ở chỗ đó.

6. Hào Thượng Cửu.

上 九 . 既 雨 既 處 . 尚 德 載 . 婦 貞 厲 . 月 幾 望 . 君 子 征 凶 .

象 曰 . 既 雨 既 處 . 德 積 載 也 . 君 子 征 凶 . 有 所 疑 也 .

Thượng Cửu. Ký vũ ký xử. Thượng đức tải. Phụ trinh lệ.

Nguyệt cơ vọng. Quân tử chính hung.

Tượng viết:

Ký vũ ký xử. Đức tích tải dã. Quân tử chính hung. Hữu sở nghi dã.

Dịch.

Thượng Cửu. Mưa rơi, thời nên nghỉ

Được vậy là nhờ tốn công phu.

Phụ nữ thắng rồi, còn chưa phỉ,

Rồi ra, chắc sẽ gặp nguy cơ.

Khuôn trăng sắp sửa tròn vo,

Được đà, quân tử phải lo nguy nàn.

Tượng rằng: Mưa xuống, thời ngơi,

Công phu tích tải lâu rồi mới nên.

Quá đà, quân tử nguy liền,

Là vì sẽ khiến người trên nghi ngờ.

Hào Thượng lục cho rằng khi mà can ngăn đã đạt, thì kẻ bầy tôi nên biết chiều ngưng lại mới hay. Muốn người trên ứng hợp với mình, mà người trên đã ứng hợp rồi, cũng như muốn mưa, đã mưa rồi, còn muốn gì hơn nữa? Đi quá trớn rồi, có khác gì phụ nhân đắc trí đâu? Trăng trước rằm mới là trăng đẹp, trăng quá rằm sẽ là trăng khuya, trăng khuyết, và sẽ hao mòn, mờ mịt dần với thòi gian.

ÁP DỤNG QUẺ TIỂU SÚC VÀO THỜI ĐẠI

Trên bước đường đời của chúng ta hiện nay, nhất là với người lữ thứ gặp biết bao nhiêu là cản trở, về đủ mọi phương diện: tiền tài, học vấn, nghề nghiệp, hôn nhân...

Khi bắt tay vào việc gì, nếu ta thấy bị cản trở, thì ta phải biết dừng chân lại. Phải soát xét lại tài đức mình, xem có khiếm khuyết sơ hở chỗ nào chăng, nên khiến bị người cản ngăn, phá phách. Người xưa cho rằng nếu có người chê trách mình, tì phải xét lại hành động, tác phong của chính mình chính là vì vậy. Ví dụ: khi ta ra trường, đi xin việc làm không đâu nhận, thì đừng đổ tại số xui, mà phải đi học tu nghiệp lại, vì ta xin việc không được là do khả năng nghề nghiệp của ta còn kém quá mà thôi. Hoặc hôn nhân của ta cứ lủng củng, thì ta phải xét lại ta, xem tính tình của ta có khó khăn không? cách xử sự của ta có lễ độ không? Sự đòi hỏi của ta có cao quá không?

Nếu xét thấy ta có đủ điều kiện mà vẫn bị cản trở, thì đó chỉ là những trở ngại bên ngoài, là tạm bợ nhất thời mà thôi, không nên quá bận tâm. Ta đừng bao giờ ngã lòng trước những trở ngại đó, ta cứ từ từ suy tính, từ từ giải quyết thì trước sau, ta cùng giải quyết được hết. Cái nút dù thắt khó đến đâu, nếu từ từ tháo gỡ, thì cũng tháo gỡ được.

Còn như muốn can ngăn người khác làm việc gì, thì cũng phải cẩn trọng. Can ngăn người phải biết lựa lời, lựa cơ hội, phải phân tích sự lợi hại của vẩn đề cho họ hiểu, cần nhất phải thành khẩn với họ, nếu không dễ làm mất lòng nhau.


» Dịch Kinh Đại Toàn | Lời Nói Đầu | Dịch Kinh Giản Lược |

Quẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30


10. Lý Tự Quái

履 序 卦

Vật Súc nhiên hậu hữu Lễ

物 畜 然 后 有 禮

Cố thụ chi dĩ Lý

故 受 之 以 履

Lý Tự Quái

Chế kiềm, rồi mới có ngày lễ nghi.

Cho nên, Lý hiện đoan nghê,

Lý là lễ phép, (dễ bề thái khang).

Lý theo Từ nguyên là đôi giầy, theo nghĩa thông thường là bước, là đi. Quẻ Lý trên có Kiền là Trời, là quang minh, cương kiện, bao la, thuần túy, chí thiện; dưới có Đoài là vực, vui, hòa duyệt, Âm nhu. Quẻ Lý có phảng phất âm hưởng như chữ Lễ, nên Lý cũng là Lễ.

Quẻ Lý đứng đầu trong 9 quẻ bàn về cách tu nhàn, tích đức trong Hệ Từ.

I. Thoán.

Thoán Từ.

履:履 虎 尾 . 不 咥 人 . 亨 .

Lý: Lý hổ vĩ. Bất khiết nhân. Hanh.

Dịch.

Lý dẵm đuôi hùm, hùm chẳng cắn.

Hùm chẳng cắn người, mới hanh thông.

Các nhà bình giảng thường chú trọng đến mấy chữ: Lý hổ vĩ bất khiết nhân = Lý dẵm đuôi hùm, hùm chẳng cắn.

Người thời cho rằng; Kiền là hùm, Đoài theo sau là đuôi, người thời cắt nghĩa theo lối bàng thông, mà cho rằng Khôn là hùm (Kiền bàng thông Khôn). Người thời cho rằng Hào Cửu Ngũ nơi quẻ Kiền mới đúng là hùm. Còn như: dẵm đuôi hùm, mà hùm chẳng cắn, thì giải rằng: nếu mình hiền lành, tử tế mà gặp người hung hãn, thì họ cũng chẳng làm hại được mình. Ngạn nhữ có câu: Hung quyền bấ đả tiếu diện (Tay hung chẳng đánh mặt cười).

Nhưng theo tôi (tác giả), Dịch đã tóm quẻ Lý bằng một chữ Lễ. Như vậy, quẻ Lý tóm tắt lại cả Lễ và bộ Lễ Ký.

Trong Kinh Thư, thiên Quân Nha, Mục Vương than thở với Thừa Tướng Quân Nha rằng: Trị muôn dân thiệt là khó, làm cho ta lo lắng như dẵm trên duôi hổ, như bước trên băng xuân.

Thoán Truyện. Thoán viết:

履 . 柔 履 剛 也 . 說 而 應 乎 乾 . 是 以 履 虎 尾 . 不 咥 人 . 亨 . 剛 中 正 . 履 帝 位 而 不 疚 . 光 明 也 .

Lý. Nhu lý cương dã. Duyệt nhi ứng hồ Kiền. Thị dĩ lý hổ vĩ.

Bất khiết nhân hanh. Cương trung chính. Lý đế vị nhi bất cứu.

Quang minh dã.

Dịch. Thoán rằng:

Lý là mềm dẵm cứng,

Vui thuận theo dễ ứng với trời.

Thế là tuy dẵm trúng đuôi,

Mà hùm chẳng có cắn ngưòi, mới may.

Cương cường, trung chính, thẳng ngay,

Bước lên đế vị, lòng này tuyết băng.

Quang minh, băng tuyết, một lòng.

Quẻ Lý dạy ta phải tìm ra những định tắc thiên nhiên chi phối công cuộc thần thánh hóa bản thân. Ta sinh ra ở đời , có mục tiêu chính yếu và tối hậu là bước lên con Đường Trời đó. Muốn như vậy, phải vui thuận theo ý Trời.

Trời muốn ta trở thành Thần minh, mà Thần minh thời trí tuệ sáng suốt, thông minh. Muốn trở nên thông tuệ, ta quyế tâm học hỏi, triền miên suy tư, biết tập trung tinh thần, hồi quang phản chiếu. Người bước vào con đường Hiền thánh, phải nhân từ, khoan quảng, phải rộng lượng, bao dung. Tóm lại, Lý là thần thánh hóa bản thân, vui theo những định luật thiên nhiên của tam tài (Trời, Đất, Người), để thực hiện định mệnh cao sang của con người là Phản bản, Hoàn Nguyên, là phối Thiên, phối Mệnh. Thế tức là:

Nghĩa nhân làm hán, làm hài,

Uy nghi, trang trọng, đường trời bước lên.

Lễ là những quy tắc, đường lối, phương pháp, giúp ta cải thiện tâm thần, để trở thành thần thánh.

Tào Thăng bình giải quẻ Lý như sau: Luật chi phối nơi tâm gọi là Lễ, thực thi áp dụng vào đời sống thường nhật của mình gọi là Lý. Muốn tổ chức quốc gia, muốn quy định hành vi nhân sự, không gì hay hơn Lễ...

II. Đại Tượng Truyện.

Tượng viết:

象 曰 . 上 天 下 澤 . . 君 子 以 辨 上 下 . 安 民 志 .

Thượng thiên hạ trạch. Lý. Quân tử dĩ biện thượng hạ. Định nhân chí.

Dịch.

Tượng rằng:

Lý là hồ ở dưới trời,

Hiền nhân, trên, dưới, rạch ròi biện phân.

Thấp, cao, quý, tiện, định phần.

Để cho dân chúng xa, gần, tin theo.

Nơi quẻ Lý, lẽ tôn, ti (Kiền = tôn, Đoài = ti), đã trình hiện. Người quân tử phải nhận định được rằng trong trời đất, cũng như trong nhân gian, cần phải minh định lẽ tôn ti, trật tự. Cho nên, khi trị dân, trị nước, phải tùy tài, tùy sức, tùy lực của mỗi người mà định tôn ti, cao hạ, để trên ra trên, dưới ra dưới, có như vậy dân chí sẽ đưọc ổn định.

III. Hào Từ & Tiểu Tượng Truyện

Các Hào dạy như Mạnh Tử rằng: lúc đắc chí (làm quan, tướng, vua), thời cùng chung súc với dân, mà thi hành những đức (Nhân, Lễ, Nghĩa). Khi chẳng đắc, ẩn dật mà tu thân, hành đạo.

1. Hào Sơ Cửu.

初 九 . 素 履 . 往 無 咎 .

象 曰 . 素 履 之 往 . 獨 行 愿 也 .

Sơ Cửu. Tố lý vãng. Vô cữu.

Tượng viết:

Tố lý chi vãng. Độc hành nguyện dã.

Dịch.

Tố Lý đơn sơ, sống ở đời,

Chẳng ai phiền lụy, chẳng ai cưòi,

Tượng rằng: vui sống đơn sơ,

Âm thầm thực hiện ước mơ của mình.

Hào Sơ dạy phải Tố Lý, đó là phải theo đúng lương tâm mà hành sự, giữ lòng lúc nào cũng tuyết băng. Chữ Tố ở đâu có thể hiểu 2 cách:

a) Tố là nguyên tố hay nguyên tính, tức là Bản Nhiên Chi Tính = Thiên Tính.

b) Tố là Tố kỳ vi nhị hành, bất nguyện hồ kỳ ngoại, như Thuấn, khi còn ăn rau nơi Lịch Sơn, như Nhan Hồi, bầu nước, giỏ cơm trong ngõ hẹp, mà vẫn vui cùng đạo lý.

Dịch để 2 chữ Tố Lý trong Hào Sơ, có ý muốn nói rằng: Lễ trọng ở chỗ tinh thần cao khiết, không phải ở những hành ngơi bên ngoài.

Luận Ngữ cũng viết: Tử Hạ hỏi Đức Khổng: Xin ngài giải nghĩa cho rõ những câu trong Kinh Thi:

Nụ cười hoa nở trên môi,

Long lanh đôi mắt, đẹp tươi yêu kiều.

Trên khung vải trắng mỹ miều,

Vẽ nên cảnh sắc khinh phiêu tuyệt vời.

Đức Khổng đáp: Trước khi vẽ phải có một khung vải trắng đã. Tủ Hạ xin tiếp lời: thế là làm người, trước phải trung tín, rồi sau mới giữ Lễ phải không? Đức Khổng đáp: trò Thương (tên Tử Hạ) này phát khởi được ý ta.

Nói thế nghĩa là Lễ là đường lối để tu thân, để cải thiện, đẻ thần thánh hóa con người. Lễ là đồ trang sức của tâm hồn, chứ không phải là lụa là, vàng ngọc bên ngoài.

2. Hào Cửu nhị.

九 二 . 履 道 坦 坦 . 幽 人 貞 吉 .

象 曰 . 幽 人 貞 吉 . 中 不 自 亂 也 .

Cửu nhị. Lý đạo thản thản. U nhân trinh cát.

Tượng viết:

U nhân trinh cát. Trung bất tự loạn dã.

Dịch.

Cửu nhị. Thênh thang trên đường đạo,

Âm thầm vui sống thế mà hay,

Tượng rằng: Thầm lặng mà hay,

Là vì phiền loạn, lòng này chẳng vương.

Hào Cửu nhị tiếp ý Hào Sơ, dạy con người đi trên con đường phẳng phiu, thảng đãng của Đạo trời.

3. Hào Lục tam.

六 三 . 眇 能 視 . 跛 能 履 . 履 虎 尾 . 咥 人 . 凶 . 武人為于大君 .

象 曰 . 眇 能 視 . 不 足 以 有 明 也 . 跛 能 履 . 不 足 以 與 行 也 .

跌 人 之 凶 .

Lục tam. Diểu năng thị. Bí năng lý. Lý hổ vĩ. Khiết nhân hung.

Vũ nhân vi vu đại quân.

Tượng viết:

Diểu năng thị. Bất túc dĩ hữu minh dã. Bí năng lý. Bất túc dữ hành dã.

Khiết nhân chi hung. Vị bất đáng dã. Vũ nhân vi vu đại quân. Chí cương dã.

Dịch.

Lục tam: chột thấy, què đi,

Vận sui, hổ cắn, chỉ vì dẵm đuôi.

Võ biền mà muốn trị đời.

Tượng rằng: Chột thấy, thấy ra chi,

Què đi thất thểu, phải đâu đi.

Ngất ngưỡng ngồi cao, không tài đức,

Như hổ cắn người, thế mới nguy.

Võ biền mà muốn trị vì,

Tính tình hung hãn, còn gì nguy hơn.

Trị đân là sửa dân, làm cho dân theo được chính đạo, chính nghĩa. Đó là công việc của những hiền nhân,quân tử, của những con người có khối óc tinh tế, hiểu biết sâu xa về tâm lý con người, chứ không phải là phạm vi của những kẻ vũ phu bạo hổ bằng hà. Những kẻ vũ phu làm chính trị. có khác nào chột thấy què đi đâu, chỉ tổ hại dân, hại nước.

4. Hào Cửu Tứ.

九 四 . 履 虎 尾 . 愬 愬 . 終 吉 .

象 曰 . 愬 愬 終 吉 . 志 行 也 .

Cửu Tứ. Lý hổ vĩ. Tố tố chung cát.

Tượng viết:

Tố tố chung cát. Chí hành dã.

Dịch. Cửu tứ.

Đuôi hùm đà chót dẵm,

Cố sức lo lường, rút cuộc hay.

Tượng rằng: Lo lắng, sau hay,

Hay vì thực hiện được ngay chí mình.

Hào Cửu tứ đề cập đến nỗi lo âu của một hiền tài như Y Doãn, Phó Duyệt khi phải trị dân, giáo hóa dân. Người xưa cho rằng muốn trị người, trước tiên mình phải ngay chính. Cho nên trị dân là dạy dân đường nhân, nẻo đức, rồi lại phải lấy chính lề lối sống của mình mà làm gương cho dân. Vì thế, nên trị dân tuy khó, tuy nguy, nhưng đem lại cho mình niềm vui, vì chính là cơ hội để thực thi lý tưởng bình sinh chi chí của mình.

5. Hào Cửu ngũ.

九 五 . 夬 履 . 貞 厲 .

象 曰 . 夬 履 貞 厲 . 位 正 當 也 .

Cửu ngũ. Quyết lý. trinh lệ.

Tượng viết:

Quyết lý trinh lệ. vi, chính đáng dã.

Dịch.

Cửu ngũ phải sao cho cương quyết,

Vừa bền gan, vùa biết nguy cơ,

Tượng rằng: cương quyết, bền gan,

Nguy cơ, vả biết lo toan đề phòng,

Xứng ngôi, xứng vị, thung dung.

Quý Khương Tử đại phu nước Lỗ, hỏi đức Khổng Tử về chính sự (tức là về cách cai trị). Đức Khổn tử đáp: Chữ Chính là do chính trực mà ra. Cai trị tức là săn sóc cho dân trở nên ngay chính. Nay Đại Phu là bậc cầm đầu trong dân chúng, mà tự mình chính đính, thì cò ai dám ăn ở bất chính. Nếu quan Đại Phu là bậc thừa hành, mà đã phải băn khoăn lo lắng như vậy, thì vị quân vương ở trên cầm trịch, phải quyết đoán các hành động, các các cư xử, phản ứng của muôn dân, thời lại càng phải lo lắng biết chừng nào. Vì vậy Mục Vương mới nói: Lòngười trẫm ưu tư như dẵm trên đuôi hổ, như bước trên băng xuân.

6. Hào Thượng Cửu.

上 九 . 視 履 考 祥 . 其 旋 元 吉 .

象 曰 . 元 吉 在 上,大 有 慶 也 .

Thượng Cửu. Thị lý khảo tường. Kỳ tuyền nguyên cát.

Tượng viết:

Nguyên cát tại thượng. Đại hữu khánh dã.

Dịch.

Hào Thượng Cửu, hành vi xét lại,

Xem thế nào là phải, là hay ,

Hay là toàn vẹn trong, ngoài,

Hay là vạn sự ở đời thành công.

Tượng rằng: Hay đến kỳ cùng,

Mới là trọn vẹn đáng mừng, đáng vui.

Hào Thượng Cửu cho rằng phải luôn luôn kiểm điểm lại đường lối, hành vi, sao cho mọi sự toàn vẹn từ đầu đến đuôi, như vậy mới là thực hay, thực tốt. Bước trên đường nhân nẻo đức, mà không bước đến cùng, đến cực, không đi đến đầu, đến đuôi, thì làm sao mà thành đại công đại nghiệp, làm sao mà phúc khánh, cửu trường.

ÁP DỤNG QUẺ LÝ VÀO THỜI ĐẠI

Lễ khác với pháp luật. Lễ là định luật thiên nhiên, là luật của Trời, là ý Trời. Pháp luật là luật Nhân tạo, mà các đạo giáo, chính thể, các quốc gia lập ra để bắt người dưới quyền mình tuân giữ. Lễ quy định những gì hay, người gì phải cho con người, làm cho con người trở nên có nhân cách, nhân vị, trở nên hoàn hảo. Căn bản chính là do nơi thân và tâm mình. Nếu mình không hoàn hảo trước, mà lại đòi hỏi người dưới phải hoàn hảo, thiệt là khó vậy. Vi người trên đối với người dưới như cây đối với bóng, như là nguồn đối với các nhánh sông. Cây cong mà lại đòi bóng thẳng, nguồn đục mà lại đòi nhánh trong, thì không thể có được vậy.

Nếu bậc phụ huynh có nhân cách đủ để cảm hóa người, thì con em mình sẽ dễ dạy hơn, dễ trở nên ngay chính hơn. Lễ đem lại cho mình một đời sống chính đáng, mang lại cho quốc gia, xã hội một quang cảnh hạnh phúc, đầm ấm, hòa hợp. Đem áp dụng định tắc thiên nhiên này vào đời sống xã hội, Khổng Giáo đã quy định bổn phận cho mọi hạng người, trong mọi tầng cấp xã hội như sau:

1. Vua phải nhân từ (Quân nhân): người cầm đầu nước phải thương dân như con, phải lo cho dân được cơm no, áo ấm, phải lo dạy dỗ dân.

2. Tôi phải trung (thần trung): Các quan hay các viên chức trong chính quyền phải hết sức cộng tác với vị quốc quân để lo việc cho nước nhà.

3. Cha phải khoan từ (phụ từ): Cha dạy cho con nên từ tốn khuyên bảo, chớ lấy quyền mà đè nén con.

4. Con phải hiếu thảo (tử hiếu). Con phải vâng lời cha mẹ, chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già.

5. Anh phải hẳn hoi (huynh lương). Anh phải ngay thẳng, thật thà, để các em noi gương.

6. Em phải kính thuận (đệ đễ). Em phải nhường nhịn anh, không được ăn nói hỗn hào với anh.

7. Chồng phải đường hoàng (phu nghĩa); Chồng không nên rượu chè, cò bạc, trai gái, nghiện hút.

8. Vợ phải nhu thuận (phụ thính): vợ phải ăn nói dịu dàng, và nghe theo chồng.

9. Người lớn phải thi ân (trưởng huệ). Người trên phải tỏ ra rộng rãi, sẵn lòng giúp đờ người dưới.

10. Kẻ nhỏ phải vâng phục (Ấu thuận). Người dưới phải vâng theo lời người trên.

Đó là Thập Nghĩa.

- Lễ chi phối mọi hành vi, cử chỉ, những cách giao tiếp của con người. Lễ không cho phép ta đi quá trớn, quá giới hạn, mực thước đã quy định; không cho phép xâm phạm quyền lợi người khác; vũ nhục, khinh, khi, sàm sỡ với người khác.

- Lễ là những định luật tự nhiên, giúp con người sống xứng đáng với danh nghĩa con người, sống hòa hợp, đoàn kết với mọi người.

- Lễ quy định những gì hay, những gì phải lo cho con người. Có Lễ, thì gia đình, xã hội, thế giới chúng ta sẽ cải thiện, và sự thanh bình, hoan lạc tự nhiên sẽ đến với chúng ta.


» Dịch Kinh Đại Toàn | Lời Nói Đầu | Dịch Kinh Giản Lược |

Quẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30


THƯỢNG KINH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

» Dịch Kinh Đại Toàn | Lời Nói Đầu | Dịch Kinh Giản Lược |

Quẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30


11. 地 天 泰 ĐỊA THIÊN THÁI

Thái Tự Quái

泰 序 卦

Lý nhi Thái.

履 而 泰

Nhiên hậu an.

然 后 安

Cố thụ chi dĩ Thái.

故 受 之 以 泰

Thái giả thông dã.

泰 者 通 也

Thái Tự Quái

Lý là lễ phép, dễ bề thái khang.

Thái khang, âu sẽ bình an.

Cho nên quẻ Thái đường hoàng theo sau.

Thái là thông suốt, thông lầu...

Quẻ Thái là một trong 20 quẻ Tam Âm, Tam Dương. Xét về Từ nguyên, Thái như một người đang nhởn nhơ bơi lội trên giòng nước. Thái là thông, mà thông là thông thương, đâm chòi, nẩy lộc. Âm Dương có góp sức nhau, thì cây cối mớ đâm chồi, nẩy lộc. Trong xã hội, trên dưới có góp súc nhau, thì tài năng, đức độ mới triển dương được.

Xét về vị trí Âm Dương của quẻ, ta thấy 3 Dương làm chủ chốt bên trong, 3 Âm phụ bật bên ngoài, cái gì quý được hàm súc bên trong, cái gì tiện được xếp ra bên ngoài để đóng vai bao bọc, hỗ trợ. Vả lại, ở vị trí này thì Dương khí thượng thăng, địa khí hạ giáng, sẽ tiếp sức nhau, cộng tác nhau, để làm nên đại công, đại nghiệp.

Quẻ Thái Tượng trưng cho tháng Giêng, lúc mà dương khí trong lòng đất đang hưng thịnh, ngùn ngụt bốc lên, làm cho muôn loài bừng tỉnh, vạn vật hồi xuân, cây cối nẩy mầm, nẩy mộng, đem xuân sắc về cho nhân quần, hoàn võ.

I. Thoán.

Thoán Từ.

泰 . 小 往 大 來 . 吉 亨 .

Thái. Tiểu vãng đại lai. Cát hanh.

Dịch.

Thái là nhỏ nhặt ra đi,

Lớn lao trở lại, muôn bề cát hanh.

Thoán Truyện. Thoán viết.

泰 小 往 大 來 吉 亨 . 則 是 天 地 交 而 萬 物 通 也 . 上 下 交 而 其 志 同 也 . 内 陽 而 外 陰 . 内 健 而 外 順 . 内 君 子 而 外 小 人 . 君 子 道 長 . 小 人 道 消 也 .

Thái. Tiểu vãng đại lai cát hanh. Tắc thị thiên địa giao nhi vạn vật thông dã. Thượng hạ giao nhi kỳ chí đòng dã. Nội Dương nhi ngoại Âm. Nội kiện nhi ngoại thuận. Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân. Quân tử đạo trưởng. Tiểu nhân đạo tiêu dã.

Dịch.

Thoán rằng: Nhỏ nhặt ra đi,

Lớn lao trở lại, muôn bề cát hanh.

Đất trời gom góp công trình,

Làm cho vạn vật, quần sinh vui vầy.

Dưới trên cộng tác hòa hài,

Một lòng, một dạ, hết bài phân chia.

Dương trong, Âm ở ngoài lề,

trong cương ngoài thuận, hai bề vẹn hai.

Quân tử trong, tiểu nhân ngoài,

Thịnh đời quân tử, suy đời tiểu nhân.

Thoán Từ, Thoán Truyện chủ trương:

1/ Trời đất có hài hòa, có cộng tác, vạn vật mới được vinh xương, thái thịnh.

2/ Các tầng lớp nhân dân trong xã hội có hòa hài, có đồng tâm, đồng chí, quốc gia mới đi đến chỗ thái thịnh.

3/ Trong mà đã hay, thì dẫu ngoài có dở, sau trước sau cũng sẽ hay. Nói cách khác, tinh thần quốc dân mà cao, thì những khuyết điểm vật chất ngoại cảnh bên ngoài, sau trước cũng sẽ được giải quyết.

4/ Quân tử cầm quyền, tiểu nhân phục mệnh, nước nhà mới thái thịnh.

5/ Suy rộng ra, ở nơi con người, nếu tinh thần làm chủ vật chất làm tôi, thì mới có thể có sự quân bình, thái thịnh chân chính.

6/ Nói theo đạo lý, chỉ khi nào Trời làm chủ chốt trong tâm, chỉ khi nào Thiên tại nội, nhân tại ngoại, như lời Trang Tử, thì con người mới được thái thịnh.

Lễ nghĩa là đường lối người quân tử. Tranh đoạt, tàn sát là đường lối tiểu nhân. Lối đường quân tử mà được theo sẽ đem đến thái thịnh. Lối đường tiểu nhân mà được theo, sẽ đưa đến suy bĩ. Hiểu được lẽ đó, sẽ hiểu được lý do của sự thịnh suy, trị loạn, rõ như thấy ngọn đèn vậy.

II. Đại Tượng Truyện.

象 曰 . 天 地 交 . 泰 . 后 以 財 成 天 地 之 道 . 輔 相 天 地 之 宜 .

以 左 右 民 .

Tượng viết. Thiên địa giao. Thái. Hậu dĩ tài thành thiên địa chi đạo. Phụ tướng thiên địa chi nghi. Dĩ tả hữu dân.

Dịch.

Tượng rằng: Trời đất hòa hài,

Gây nên thái thịnh, khắp nơi, khắp miền.

Nhà vua thấy thế, triền miên,

Công trình trời đất giúp nên thành toàn.

Tiện nghi trời đất đã ban,

Giúp thêm hoàn mỹ, nhân gian ơn nhờ.

Tượng truyện dạy rằng: Muốn đi đến thái thịnh, bậc nguyên thủ trong nước phải biết lợi dụng, biết khai thác: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa.

- Khai thác Thiên thời, bằng cách lập ra lịch số, để biết tuần tiết nào phải làm gì cho hay, cho lợi.

- Khai thác Địa Lợi, là phải biết tùy địa thế mà canh tác, ruộng cao cấy lúa mùa, ruộng thấp cấy lúa chiêm...

- Khai thác Nhân hòa, là khai thác khả năng, tâm tình của mọi người, đem lý tưởng, đem nhân luân răn dạy người, để ai cũng được xử dụng đúng mức, đúng chỗ, ai cũng sung sướng vì biết mình thực sự đóng góp vào đại công, đại nghiệp, để ai cũng vui theo đường đạo lý, biết Nhân, Kính, Hiếu, Từ.

III. Hào Từ & Tiểu Tượng Truyện.

1. Hào Sơ Cửu.

初 九 . 抜 茅 茹 . 以 其 彙 . 征 吉 .

象 曰 . 抜 茅 征 吉 . 志 在 外 也 .

Sơ Cửu. Bạt mao như. Dĩ kỳ vị. Chinh cát.

Tượng viết:

Bạt mao chinh cát. Chí tại ngoại dã.

Dịch.

Hào Sơ Cửu, cỏ gianh muốn nhổ,

Nhổ một cây, cụm bửa lên theo,

Giúp đời, đã đúng lúc chiều.

Tượng rằng; Như nhổ cỏ gianh,

Cây bưng, cụm bửa, công trình đành hay.

Tâm tình dồn cả ra ngoài,

Tâm tình, trí lự, vì đời hiển dương.

Hào Sơ Củu cho rằng: Khi gặp thời cơ thuận tiện, người quân tử phải hô hào, đắt díu nhau ra giúp nước.

Người quân tử về phương diện chính trị, là người phò vua, giúp nước cho hay. Còn tiểu nhân, đừng nên để họ cầm quyền. Khi đã định tâm giúp nước, người quân tử phải dốc hết tinh thần vào công cuộc kiến thiết quốc gia.

2. Hào Cửu nhị.

九 二 . 包 荒 . 用 馮 河 . 不 選 遺 . 朋 亡 . 得 尚 中 行 .

象 曰 . 包 荒 . 得 尚 中 行 . 以 光 大 也 .

Cửu nhị. Bao hoang. Dụng bằng hà. Bất hà di. Bằng vong.

Đắc Thượng vu trung hành.

Tượng viết:

Bao hoang. Đắc Thượng vu trung hành. Dĩ quang đại dã.

Dịch.

Hào Cửu nhị: Bao dung kẻ dở,

Cần lội sông, há sợ qua sông?

Việc xa, vẫn để mắt trông,

Bạn bè nào dám mơ mòng riêng tây.

Thế là theo được đường ngay.

Tượng rằng: Kẻ dở bao dung,

Ở ăn đúng mực, một lòng quang minh.

Hào Cửu nhị nói: Khi người quân tử cầm quyền:

a) Phải biết bao dung kẻ dưới, không được hất hủi kẻ kém tài, kém trí, mà phải biết dụng nhân như mộc, tùy tài của mỗi người mà dùng họ cho thích đáng (Bao hoang).

b) Phải biết lãnh trách nhiệm đứng mũi chịu sào, phải biết liều khi cần liều, vì đại công đại nghiệp (bằng hà).

c) Phải biết nhìn xa, trông rộng, phòng nguy, lự hiểm (bất hà di).

d) Phải biết vì đại nghĩa mà quên tư tình, gột bỏ óc chất bè phái. (bằng vong)

e) Phải biết xử sự cho luôn trung chính, quang minh, cao đại (đắc thượng vu trung hành).

3. Hào Cửu tam.

九 三 . 無 平 不 陂 . 無 往 不 復 . 艱 貞 無 咎 . 勿 恤 其 孚 . 于 食 有 福 .

象 曰 . 無 往 不 復 . 天 地 際 也 .

Cửu tam. Vô hình bất bí. Vô vãng bất phục. Gian trinh vô cữu.

Vật tuất kỳ phu. Vu thực hữu phúc.

Tượng viết:

Vô vãng bất phục. Thiên địa tế dã.

Dịch.

Cửu tam dạy: Phẳng rồi sẽ dốc,

Có lúc đi, có lúc lại về,

đường đời dẫu gặp gian nguy,

Bền gan, chính trực, lo gì mà lo.

Đừng rằng, thực tại cam go,

Phúc mình, mình hưởng, hồ đồ mà chi.

Tượng rằng: Đi ắt có về,

Ấy là định luật chỉ huy đất trời.

Hào Cửu tam luận về đầy vơi, tăng giảm của Trời đất. sự thịnh suy của dân tộc, chính thể, đất nước. người quân tử đùng lấy thế mà buồn, mà nản. Trái lại khi gặp thái thịnh, phải biết hân hoan, đón nhận ân sủng của Trời đất.

4. Hào Lục tứ.

六 四 . 翩 翩 . 不 富 . 以 其 鄰 . 不 戒 以 孚 .   

象 曰 . 翩 翩 不 富 . 皆 失 實 也 . 不 戒 以 孚 . 中 心 愿 也 .

Lục tứ. Phiên phiên. Bất phú dĩ kỳ lân. Bất giới dĩ phu.

Tượng viết.

Phiên phiên bất phú. Giai thất thực dã. Bất giới dĩ phu.

Trung tâm nguyện dã.

Dịch.

Lục tứ sống an nhiên thư thái,

Chẳng khoe khoang của cải với người,

Sống cùng lân lý trong ngoài,

Chân thành chẳng chút đãi bôi, màu mè.

Tượng rằng: Thư thái, chẳng khoe giàu,

Giàu sang: giả cảnh, thực chi đâu,

Đối đãi với nhau, bằng tình thực,

Đó là tâm nguyện sống chung nhau.

Hào Lục tứ cho rằng: Muốn đưọc thái thịnh, kẻ giàu có phải biết thành khẩn đóng góp vào đại công, đại nghiệp khi cần, chứ không phải giầu để mà ỷ của, ỷ tiền, khoe giầu, khoe có với người. Cũng có người giải Hào này một cách bi quan, và cho rằng cả bây Âm đang kéo nhau xà xuống đẩy phe quân tử ra khỏi chính quyền.

5. Hào Lục ngũ.

六 五 . 帝 乙 歸 妹 . 以 祉 元 吉 .   

象 曰 . 以 祉 元 吉 . 中 以 行 愿 也 .

Lục ngũ. Đế Ất quy muội. Dĩ chỉ nguyên cát.

Tượng viết.

Dĩ chỉ nguyên cát. trung dĩ hành nguyện dã.

Dịch.

Vua Đế Ất đem em gái gả,

Thật vẹn hay, vẹn cả mọi bề.

Tượng rằng: Hạnh phúc mọi bề,

Là vì trung chính, thoả thuê ước nguyền.

Hào Lục ngũ cho rằng muốn được thái thịnh, người giầu sang không được cậy quyền, cậy chức, mà phải biết sống hòa mình với mọi người. Nên theo đường lối của vua Đế Ất. Vua Đế Ất đã ra một đạo sắc chỉ và truyền dạy các vị công chúa, khi về nhà chồng, phải biết tùng phục chồng, mặc dù chồng không phải là vương tướng.

6. Hào Thượng lục.

上 六 . 城 復 于 隍 . 勿 用 師 . 自 邑 告 命 . 貞 吝 .   

象 曰 . 城 復 于 隍 . 其 命 亂 也 .

Thượng lục. Thành phục vu hoàng. Vật dụng sư.

Tự ấp cáo mệnh. Trinh lận.

Tượng viết:

Thành phục vu hoàng. Kỳ mệnh loạn dã.

Dịch.

Hào Thượng lục: lũy thành đổ nát,

Hãy dụ dân, đừng phát đao binh.

Dụ dân, ngay tự thành mình,

Nếu mà giết chóc sẽ thành công toi.

Tượng rằng: thành hoang, lũy đã hỏng rồi,

Là vì mệnh lệnh rối bời, còn đâu.

Hào Thượng lục cho rằng: Thái mà không biết giữ sẽ suy vi. Khi ma` người ta đã bớt cố gắng, giữ gìn, săn sóc, bớt tình đoàn kết, sáng suốt, thì mọi sự bên ngoài sẽ dần dần suy sụp. Thành lũy mà đã long, đã lõm, đã biến thành hào rãnh, thì lòng con người chắc đã thờ ơ, nguội lạnh, ươn hèn lắm mất còn gì. Bấy giờ, dù có dùng những phương pháp cưỡng chế mạnh mẽ, cũng chẳng đi đến đâu, chỉ càng làm cho thêm tan hoang, đổ nát. Muốn cứu vãn tình thế lúc ấy, cần phải khéo léo, tinh tế, nhẹ nhàng, phải biết thu hẹp tầm hoạt động, chứ đừng mơ ước những công tác đại quy mô nữa.

ÁP DỤNG QUẺ THÁI VÀO THỜI ĐẠI

Quẻ Thái tượng trưng cho sự quân bình, hòa hợp giữa Âm và Dương, giữa người có tài và kẻ vô tài. Người có tài đóng vai chủ chốt, kẻ vô tài đóng vai phụ dịch, trên dưới một lòng, mọi người đều xứng ngôi, xứng vị, mọi người đều đồng tâm, đồng chí, cộng tác để xây dựng nước non.

Hơn nữa, muốn cho quốc gia được hưởng thái bình, thịnh trị, không phải là chuyện dễ, nó đòi hỏi tất cả mọi người phải đồng lao, cộng tác, phải cố gắng.

Muốn được thái thịnh, phải chuẩn bị lâu dài, có những phương châm, những chương trình hoạt động rõ ràng, những giai đoạn sơ khởi cần phải được thực hiện. Dịch kinh đã đề cập đến những điều kiện tiên quyết ấy ở trong 10 quẻ đầu:

1) Căn nguyên và cùng đích con người là ở Trời, vì thế con người phải bắt chước Trời mà hành sự, cố gắng cải thiện không ngừng, để thần thành hóa mình, trở về được với Trời (Kiền).

2) Sống trong muôn vàn biến hóa, phải biết tùy thời, tùy thế, phòng nguy, lự hiểm, để tìm về được Hoàng Trung Chính Vị (Hằng Cửu), trung tâm chủ chốt của biến thiên (Khôn).

3) Cần phải có bậc anh tài, ra kinh luân dựng nhà, lập nước (Truân).

4) Phải đặt nặng vấn đề giáo hóa dân chúng (Mông).

5) Phải lo cho cơm áo của chúng dân cho chu đáo (Nhu)

6) Những bất đồng, những tranh chấp về tư lợi, tư dục, giũa cá nhân, cần phải giải quyết cho thỏa đáng (Tụng).

7) Phải có binh hùng, tướng giỏi để phòng bị xâm lăng ().

8) Phải đề cao tình tương thân, tương trợ, giữa các tầng lớp dân chúng, để xây dựng tương lai cho đất nước (Tỉ).

9) Phải biết trau dồi tác phong, đức độ, và không nên sợ hãi khi gặp trở lực, khó khăn trên bước đường tiến thủ (Tiểu Súc).

10) Mọi người trên dưới phải biết vui thuận theo đạo lý (Lý).

Nói thế, tức là bất kỳ phương diện nào: Đạo giáo, Tâm lý, Luân lý, Xã hội, Chính trị, Kinh tế, Binh bị đều phải được tổ chức, sắp xếp cho chu đáo, mới có thể thực hiện được sự thái thịnh cho đất nước.

Con người có lý và có dục. Theo nghĩa lý mà xử sự, thương giúp lẫn nhau, mình hết lòng vì người, thì người cũng hết lòng vì mình. Kinh tế do đó mà trở nên thái thịnh, trật tự do đó mà trở nên vững vàng. Cảnh thái bình, hòa hợp, chính là do sự đồng lao, cộng tác mà sinh ra. Nhược bằng theo Tính Dục mà xử sự, sẽ ghen ghét, tranh cướp lẫn nhau. Càng tranh đoạt, càng tàn sát lẫn nhau, thờ sự sinh sản cũng sẽ suy giảm, trật tự sẽ bị xáo trộn, hỗn loạn. Cảnh sẻ nghé, tan đàn, lao lung, khốn khổ, chính là do sự tranh đoạt mà phát sinh. Hai bộ mặt Trị và Loạn đều do những nguyên cớ đó mà ra.

Thế vận bĩ thái, xã hội thịnh suy, đều do phong khí của lòng người. Nhân tâm mà phấn khởi, chính nghĩa mà phát dương, thời xã hội sẽ đượm nhuần không khí đầm ấm, vui vầy, văn hò sẽ tiến bộ, và cảnh thái thịnh sẽ hiện ra. Nhân tâm mà đồi trụy, con người mà khí trá lần nhau, thời xã hội sẽ chìm đắm trong bầu không khí dối trá, văn hóa sẽ suy đồi. Đó là cảnh tượng của thời suy bĩ vậy.

Nếu con người biết dùng tâm thần mình để chi phối ngoại cảnh, thì vật chất sẽ làm tôi tớ, sẽ phụ bật cho con người. Nhược bằng, đem tâm thần chạy theo ngoại cảnh, đem tâm thần làm tôi tớ cho vật chất, vật dục, thì sẽ bị ngoại vật bưng bít cho mờ ám; trí tuệ vì thế không thể phát sinh, cuộc sống vì thế mà phản bội với lễ nghĩa, như vậy xã hội chắc chắn sẽ thoái hóa.


12. 天 地 否 Thiên Địa Bĩ

Bĩ Tự Quái

否 序 卦

Thái giả thông dã.

泰 者 通 也

Vật bất khả dĩ chung thông.

物 不 可 以 終 通

Cố thụ chi dĩ Bĩ.

故 受 之 以 否

Bĩ Tự Quái

Thái là thông suốt, thông lầu,

Muôn loài hồ dễ gót đầu hanh thông.

Cho nên Bĩ khởi lao lung...

Bĩ là Âm Dương cách trở, trời đất cách trùng, cho nên vạn vật lâm cảnh bế tắc.

Bĩ là thời kỳ tiểu nhân lũng loạn chính quyền, mặc tình làm mưa, làm gió; còn người quân tử thì lại bất đắc dụng, bất phùng thời. Cái gì xui nên sự bế tắc, sự chia ly ấy? Chính là sự thái thịnh. Tại sao? Vì khi thịnh, con người dân dần bớt cố gắng, bớt đề phòng, bớt giữ ý, và bắt đầu đi vào con đường xa hoa hưởng thụ.

Nói rằng: Bĩ tự Thái sinh, cũng y như Dostoievski đã viết: Căn nguyên của sự chiến tranh chính là cảnh thái bình (Max Scheller, L'Idée de la Paix et le Pacifisme, p. 71).

Quẻ Bĩ ứng vào thời kỳ mà con người lấy vật chất làm trọng tâm, lấy sự đấu tranh làm phương châm hàng động, lấy sự thỏa mãn thị hiếu, thị dục làm cứu cánh, lấy sự thành công bên ngoài làm tiêu chuẩn mà đánh giá con người. Thời ấy tất cả cái đẹp đẽ đều phô ra ngoài, con người trở nên phù phiếm, phiến diện. Đạo đức, nhân nghĩa cũng hời hợt nơi đầu môi, cửa miệng, và được lồng vào những lễ nghi bên ngoài, được giăng mắc nơi đâu đường, xó chợ, dưói hình thức bích chương và biểu ngữ... nhưng trên thực tế, đạo đức, nhân nghĩa đã rời khỏi lòng con người.

Người quân tử khi thái bình, thì phải biết đề phòng họa hoạn; lúc gặp cơn đen, vận túng, thời phải biết ẩn dật, chờ thời, cố giữ lấy lề xưa, cách cũ, cố tài bồi cho văn hóa khỏi suy vong, chờ cho đến khi thời cơ xoay chuyển đem đại vận, đem hanh thông trở lại.

Thái, Bĩ là hai quẻ tương phản nhau. Nhân tâm tốt hay xấu, thiên vận sẽ xoay theo. Tích thiện thời cho gặp may, tích ác thời cho gặp dở. Nếu muốn biết thời vận Bĩ, Thái ra sao, thì chỉ xem lòng người tốt hay xấu là rõ. Ta thấy, trong Thái có Bĩ, trong Bĩ có Thái, đó là lẻ Ỷ Phục của Trời đất.

I. Thoán.

Thoán Từ.

否 . 否 之 匪 人 . 不 利 君 子 貞 . 大 往 小 來 .

Bĩ: Bỉ chi phỉ nhân. Bất lợi quân tử trinh. Đại vãng tiểu lai.

Dịch.

Thoán Từ.

Bĩ là lúc con người chia rẽ,

quân tử trinh bền, sẽ chẳng may.

Lớn đi, nhỏ lại từ đây...

Thoán Truyện.

Thoán viết.

否 之 匪 人 . 不 利 君 子 貞 . 大 往 小 來 . 則 是 天 地 不 交 . 而 萬 物 不 通 也 . 上 下 不 交 . 而 天 下 無 邦 也 . 內 陰 而 外 陽 . 內 柔 而 外 剛 . 內 小 人 而 外 君 子 . 小 人 道 長 . 君 子 道 消 也 .

Bĩ chi phỉ nhân. Bất lợi quân tử trinh. Đại vãng tiểu lai. Tắc thiên địa bất giao nhi vạn vật bất thông dã. Thượng hạ bất giao nhi thiên hạ vô bang dã. Nội Âm nhi ngoại Dương. Nội nhu nhi ngoại cương. Nội tiểu nhân nhi ngoại quân tử. Tiểu nhân đạo trưởng. Quân tử đạo tiêu dã.

Dịch.

Thoán rằng: Bĩ, vì người chia rẽ,

Quân tử trinh bền, sẽ chẳng may,

Lớn đi, nhỏ lại từ đây,

Là vì Trời đất, đôi nơi quải gàng.

Quần sinh bế tắc trăm đàng,

Dưới trên ly cách, suy tàn quốc gia.

Âm trong, Dương bị đẩy xa.

Trong mềm, ngoài cứng, phô ra mẽ ngoài.

Tiểu nhân lên mặt thầy đời,

Lòng thời ti tiện, mặt thời cao sang.

Tiểu nhân thi triển lối đường,

Còn người quân tử, mối giường ai hay.

Thoán Từ & Thoán Truyện cho rằng Bĩ là thời kỳ đảo điên, chia rẽ, thời kỳ mà nhân nghĩa, đạo lý của người quân tử trở nên lỗi thời, lạc hậu, thời kỳ mà tiểu nhân làm chủ chốt, quân tử đứng chầu rìa; thời kỳ mà tiểu nhân lên hương, quân tử xuống dốc; thời kỳ mà giang sơn, gấm vóc mất ý nghĩa cao đẹp của nó, trở thành những chiêu bài cho tiểu nhân mưu cầu danh lợi. Dịch nói: Thiên hạ vô bang, cũng như Á Nam Trần Tuấn Khải than:

Giang san này vẫn giang san,

Mà nay sẻ nghé, tan đành vì ai?

Tóm lại, Bĩ là thời kỳ mà con người không còn thực thi nhân đạo nữa (Bĩ phi nhân).

II. Đại Tượng Truyện.

象 曰 . 天 地 不 交 . . 君 子 以 儉 德 辟 難 . 不 可 榮 以 祿 .

Tượng viết: Thiên địa bất giao. Bĩ. Quân tử dĩ kiệm đức tị nạn.

Bất khả vinh dĩ lộc.

Dịch.

Tượng rằng: Trời đất quải gàng,

Mỗi bên, mỗi ngã, đôi đàng chẳng giao.

Hiền nhân đức cả, tài cao,

Liệu bề che dấu, cốt sao thoát nàn.

Đừng mong lợi lộc, vinh quang.

Tiểu nhân đắc thế, ẩn tàng là hơn.

Gặp thời kỳ đảo điên, lòng người đổi trắng, thay đen như vậy, người quân tử hãy nên quy ẩn, đừng để cho bả lợi danh làm hoen ố lý tưởng và đạo nghĩa của mình.

III. Hào Từ & Tiểu Tượng Truyện.

1. Hào Sơ lục.

初 六 . 拔 茅 茹 . 以 其 彙 . 貞 吉 亨 .

象 曰 . 拔 茅 貞 吉 . 志 在 君 也 .

Sơ lục. Bạt mao như. Dĩ kỳ vị. Trinh cát hanh.

Tượng viết.

Bạt mao trinh cát. Chí tại quân dã.

Dịch.

Hào Sơ lục, cỏ gianh khi nhổ,

Nhổ một cây, cụm bủa lên theo.

Chính mình sẽ được may nhiều.

Tượng rằng: Cỏ gianh nhổ được tốt lành,

Là vì tâm trí vẫn dành thờ vua.

Theo đà tư tưởng ấy, Trình tử khi bình giải Hào Sơ đã cho rằng khi đã cần phải rút lui, người quân tử phải rút lui toàn bộ, với tất cả mọi đồng chí mình, như vậy mới hay.

Chu Hi thì giải ngược lại, mà cho rằng: Kẻ tiểu nhân mới ra cầm quyền, cũng chưa có dịp làm gì ác lộ liễu, nên Thánh nhân mới khuyên họ hãy theo chính đạo mà trị dân, trị nước, nếu được như thế sẽ hay, vì như vậy tiểu nhân sẽ trở nên quân tử, mà giang san, đất nước sẽ có phần nhờ.

2. Hào Lục nhị.

六 二 . 包 承 . 小 人 吉 . 大 人 否 亨 .

象 曰 . 大 人 否 亨 . 不 亂 群 也 .

Lục nhị. Bao thừa. Tiểu nhân cát. Đại nhân bĩ hanh.

Tượng viết:

Đại nhân bĩ hanh. Bất loạn quần dã.

Dịch.

Hào hai: bao bọc, nghe theo,

Tiểu nhân như vậy, có chiều hay ho.

Khi người quân tử sa cơ,

Cố cùng, nhưng vẫn chẳng lo khốn cùng.

Rồi ra sẽ được hanh thông.

Tượng rằng:

Đại nhân khi bĩ, vẫn hanh,

Không hề cẩu thả, liên minh cùng người.

Hào hai cho rằng tiểu nhân cầm quyền, nếu còn biết nể nang, nghe theo, đỡ đầu người quân tử thời cũng hay, cũng tốt. Tuy nhiên, người quân tử không nên làm gì để đến nỗi tổn thương đến thanh danh, giá trị, lý tưởng của mình, và cũng không thể như phượng hoàng thất thế phải theo đàn gà được.

3. Hào Lục tam.

六 三 . 包 羞 .

象 曰 . 包 羞 . 位 不 當 也 .

Lục tam. Bao tu.

Tượng viết.

Bao tu. Vị bất đáng dã.

Dịch.

Lục tam: mang lấy nhuốc nhơ.

Tượng rằng: mang lấy nhuốc nhơ,

Là vì ngôi vị đang là dở dang.

Hào ba cho rằng tiểu nhân cầm quyền, tuy bên ngoài thì cao kiêu, ngất ngưỡng như vậy, nhưng thực ra họ vẫn tự thẹn với lòng, vì biết mình không xứng đáng với chức vị.

4. Hào Cửu tứ.

九 四 . 有 命 無 咎 . 疇離 祉 .

象 曰 . 有 命 無 咎 . 志 行 也 .

Cửu tứ. Hữu mệnh. Vô cữu. Trù ly chỉ.

Tượng viết:

Hữu mệnh. Vô cữu. Chí hành dã.

Dịch.

Mệnh Trời đã có trong thân,

Nên không vấp vướng, lỗi lầm, đơn sai.

Đến Hào bốn, ta thấy cơ Trời đã bắt đầu xoay chuyển. Người anh hùng trị Bĩ đã bắt đầu lộ diện. Đó là bậc cương minh chi tài, có sứ mệnh phục hưng lại thời cuộc, và có đông bè bạn vui lòng phụ bật, để làm nên đại cuộc.

5. Hào Cửu ngũ.

九 五 . 休 否,大 人 吉 . 其 亡 其 亡 . 繫 于 苞 桑 .

象 曰 . 大 人 之 吉 . 位 正 當 也 .

Cửu ngũ. Hưu bĩ. Đại nhân cát. Kỳ vong kỳ vong. Hệ vu bao tang.

Tượng viết:

Đại nhân chi cát. Vị chính đáng dã.

Dịch.

Cơn đen, vận bĩ đã lui,

Đại nhân đã gặp được hồi hay ho.

rằng nguy, rằng hỏng mới là,

Khóm dâu vững chãi, thiết tha buộc ràng.

Tượng rằng:

Đại nhân được tốt, được lành.

Là vì địa vị phân minh, đàng hoàng.

Đối với người hùng có tài kinh bang, tế thế, có tài đem lại an bình, khang thái và đạo đức lại cho nhân quần đó, Dịch kinh khuyến cáo hãy biết lo lường, biết thận trọng, thì mới tạo nên được những thành quả vững bền.

Hệ Từ quảng luận hào này như sau:

Nguy thay, kẻ tưởng vững ngôi,

Táng vong, kẽ ngỡ thảnh thơi, trường tồn.

Loạn là, kẻ tưởng trị an,

(Tưởng an, khinh thị, ly loàn mới sinh)

Cho nên quân tử giữ mình,

Đương yên, mà vẫn nhớ dành cơn nguy.

Đương còn, vẫn sợ mất đi,

Nước yên, mà vẫn phòng khi ly loàn.

Biết lo, thân mới được an,

Biết lo, nên mới bảo toàn quốc gia.

Dịch rằng:

Rằng nguy, rằng hỏng mới là,

Khóm dâu vững chãi, thiết tha buộc ràng.

6. Hào Thượng Cửu.

上 九 . 傾 否 . 先 否 後 喜 .

象 曰 . 否 終 則 傾 . 何 可 長 也 .

Thượng cửu. Khuynh bĩ. Tiên bĩ hậu hỉ.

Tượng viết:

Bĩ chung tắc khuynh. Hà khả trường dã.

Dịch.

Cơn đen, vận bĩ hết rồi.

Trước thời bế tắc, sau vui mới là.

Tượng rằng: Bĩ cực, Thái lai,

Có gì trường cửu ở đời này đâu?

Thánh nhân kết thúc quẻ Bĩ bằng một niềm vui, bằng chữ Hỉ, và cho rằng cơn đen, vận bĩ cũng có lúc phải cùng. Đó là một bài học dạy cách xử thế hết sức là thâm thúy, nó là phản ánh đường lối chung của Dịch Kinh., mà ta có thể tóm tắt như sau: Lúc thái thịnh, thì chớ nên kiêu sa, buông thả, lúc nguy bĩ thì chớ nên thất vọng, chớ nên nạn lòng. Thế mới là:

Khi hay phải biết lo toan,

Khi cùng phải biết thi gan với đời.

ÁP DỤNG QUẺ BĨ VÀO THỜI ĐẠI

Bĩ vào thời kỳ tiểu nhân lên cầm quyền. Tiểu nhân cầm quyền thì chỉ có lớp người thống trị là sung sướng, còn dân con sẽ điêu linh. Đi vào lòng con người lúc ấy, ta chỉ thấy dâm bôn, uế tạp, thấy ác độc, đố kỵ. Lòng con người trở nên đêm trường tăm tối, vì đã vắngười bóng mặt trời nhân nghĩa, lòng con người đã trở nên sa mạc khô khan, vì đã làm khô cạn hết nước suối thương yêu.

Lúc ấy, xã hội cũng như cá nhân ưa lấy thiên lý, thiên đạo làm phấn sáp tô điểm cho vẻ bên ngoài thêm lộng lẫy, mà bên trong là cả một bãi tha ma nhân dục, là cả một hang ổ trộm cướp.

Cái xã hội, cái cảnh đời mà quẻ Bĩ muốn nói ra ấy, đã được tác giả (Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ) tả ra bằng những vần thơ sau đây:

Đời là chi, đời là một hý trường,

Lấy áo mão, đem thay chân giá trị.

Mới thoạt nhìn, tưởng ngọc ngà thanh quý,

Để tâm dò mới thấy rặt bùn đen,

Vỏ nhân nghĩa, mà ruột chặt kim tiền,

Mặt đạo đức , nhưng lòng đầy gươm giáo.

Đời là chi, mà sao đầy giả tạo,

Bán tài tình, bán cả đến phấn son,

Bán khoé mắt, bán cả trái tim non,

Đem cao thượng mà tô lòng đen bạc.

Chén rượu đời, pha phách bao chua chát,

Tấm kịch đời, chan chứa cảnh đoạn trường,

Phiên chợ đời, tan, hợp, mấy tang thương,

Đường lối đời, rắc reo đầy cạm bẫy,

Đời nói đẹp, nhưng đời chuyên làm bậy,

Hứa trăm voi, không được bát sáo suông.

Mặt thần thánh, mà lòng dạ chim muông,

Khéo luồn cúi, huênh hoang, thôi cũng khéo.

Lý tưởng ngầm là khéo vơ, khéo đẽo,

Đem văn minh, khoác lốt sống kiêu sa,

Lòng con người nhem nhọ bụi phù hoa,

Thích phù phiếm, thích lợi danh và tàn bạo.

Ôi giả tạo, biết bao là giả tạo,

Sau bức tranh, thế sự đẫm vàng son.


» Dịch Kinh Đại Toàn | Lời Nói Đầu | Dịch Kinh Giản Lược |

Quẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30






No comments: