Chương 17
HẠNH PHÚC CỦA THÁNH NHÂN
第 十 七 章
子 曰: 舜 其 大 孝 也 與. 德 為 聖 人 尊 為 天 子, 富 有 四 海 之 內; 宗 廟 饗 之; 子 孫 保 之. 故 大 德 必 得 其 位, 必 得 其 祿, 必 得 其 名, 必 得 其 壽. 故 天 之 生 物, 必 因 其 材 而 篤 焉. 故 栽 者 培 之; 傾 者 覆 之. 詩 曰: 嘉 樂 君 子, 憲 憲 令 德; 宜 民 宜 人, 受 祿 于 天, 保 佑 命 之, 自 天 申 之. 故 大 德 者 必 受 命.
[3] Cố đại đức giả tất thụ mệnh. CHÚ THÍCH - Tứ hải 四 海 = Đông hải, Nam hải, Tây hải, Bắc hải = Thiên hạ. - Tông miếu 宗 廟 = nơi vua chúa xưa thờ cúng tổ tiên. - Tài 栽 = bản chất. – Gia 嘉 = đẹp. - Hiến hiến 憲 憲 = hiển hiển = rực rỡ. - Lệnh 令 = tốt. - Dân 民 = dân chúng. - Nhân 人 = nhân sĩ, người có địa vị. - Thân 申= nể vì, trọng vọng DỊCH CHƯƠNG 17 Hạnh phúc của thánh nhân Đức Khổng nói: Vua Thuấn thật là con người hiếu thảo.[4] Có đức thánh nhân, có ngôi trời báu.[5] Tổ tiên nơi tông miếu được cao dao. Con con cháu cháu đều nương vào tiếng cả.
[6] Có đức lớn rồi, ngôi vị đâu có khó, Bổng lộc theo, danh giá cũng chạy theo.[7] Sống lâu thêm, tuổi thọ cũng thêm nhiều.[8] Vì xưa nay, trời sinh ra muôn vật, Đều chắt chiu,tùy theo tài theo chất. Đã tốt tươi, chăm đẵm tốt tươi thêm, Đã nghiêng ngả, chặt cho hết ngả nghiêng.[9] Thơ rằng: «Đẹp tươi thay là người quân tử, Làm chói chang đức cả huy hoàng. Vừa trên thuận dưới đôi đàng, Trời cho phúc lộc, bảo ban hộ trì. Đã được trời nể vì hướng dẫn,[10] Đức cao siêu sẽ lãnh mệnh trời.
BÌNH LUẬN Chương này cũng như hai chương tiếp bàn về hạnh phúc của thánh nhân, bàn về những ân sủng của Trời ban cho các bậc thánh như vua Thuấn, vua Văn, vua Vũ. Nhờ sự tu nhân tích đức, tâm hồn các vị thánh hiền rạng tỏ dần, và khi long vân gặp hội, khi đức cả cảm ứng được đất trời sẽ đạt tới địa vị cao sang tuyệt phẩm. Những vị thánh hiền đạt thiên đức sẽ được lộc, được vị, được danh, được thọ. Danh tiếng các ngài sẽ lâu bền với núi sông. Luật đất trời là: đã tốt tươi thì tài bồi thêm tươi tốt; đã tàn tạ thì sẽ bị vứt bỏ đi. Xưa nay bất kỳ ai đã vượt thang tiến hóa, lên tới mức đại trí, đại đức, đều được kính tôn trọng vọng. Trung Dung đã hết lời tán tụng vua Thuấn, vua Văn, vua Vũ. Nếu ta sánh đoạn này với thánh kinh Công giáo ta sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng kỳ lạ. Sách Châm Ngôn nói: «Vinh quang là sản nghiệp của thánh hiền.»
[11] Thánh Vịnh David nói: «Phúc ai kính sợ Chúa Trời, Lòng hằng vui thích luật người vâng theo. Đông con cháu thêm nhiều thế lực, Dòng người ngay được phúc trên đời. Cửa nhà thịnh vượng vui tươi, Đức công với tháng ngày trôi càng bền.» [12] Sách Minh Triết viết: «Ân sủng Chúa và lòng nhân từ ngài luôn luôn lưu tâm đến các bậc ấy.» [13] Phúc Âm Matthieu viết: «Hãy tìm nước Trời và sự công chính trước, rồi mọi sự ấy sẽ thêm cho sau.» [14] Lại viết: «Và kẻ nào đã có, sẽ được cho thêm, và sẽ có đầy rẫy; nhưng kẻ nào đã không có, sẽ bị cất mất đi những gì nó có.» [15]
CHÚ THÍCH
[1] Nước Trần tức là hậu duệ của vua Thuấn.
[2] Vua Thuấn thọ 118 tuổi.
[3] Mao Thi, Đại nhã Gia Lạc thiên.
[4] Heureux l’homme qui trouve la sagesse et l’homme qui acquiert l’intelligence. Son gain l’emporte sur celui de l’argent et son profit sur l’or pur. (Proverbes 5,13)
[5] La gloire sera le lot des sages. (Proverbes 3,35)
[6] L’homme de bien laisse son héritage aux enfants de ses enfants. (Proverbes 13,22)
[7] Heureux l’homme qui craint Yahweh,
Qui bien se plaît à ses préceptes,
Sa lignée sera puissante sur la terre,
Et bénie la race des hommes droits.
Opulence et bien-être en sa maison.
Sa justice demeurera à jamais.
(La Bible de Jérusalem, Psaume 112. III)
[8] L’immortalité est le fruit de l’union avec la sagesse. (Livre de Sagesse, 8, 17)
[9] Car à celui qui a, on donnera et il y aura pour lui surabondance, mais à celui qui n’a pas, on enlèvera même ce qu’il a. (Mathieu 25,29)
[10] La grâce de Dieu et sa miséricorde accompagnent ses élus, et qu’il a souci de ses saints. (Livre de Sagesse, 4, 15)
[11] Proverbes 3,35.
[12] Đoàn văn Thăng, Thánh Vịnh Toàn Tập, thánh vịnh 112, tr.59. Psaume 112 (III), Bible de Jérusalem.
[13] Livre de la Sagesse 4-15.
[14] Matthieu 6,33.
[15] Matthieu 25,29.
Chương 18
HẠNH PHÚC CỦA THÁNH NHÂN (tt)
第 十 八 章
子 曰: 無 憂 者, 其 惟 文 王 乎. 以 王 季 為 父, 以 武 王 為 子, 父 作 之, 子 述 之, 武 王 纘 大 王, 王 季, 文 王 之 緒. 壹 戎 衣, 而 有 天 下. 身 不 失 天 下 之 顯 名. 尊 為 天 子, 富 有 四 海 之 內, 宗 廟 饗 之, 子 孫 保 之. 武 王 末 受 命 周 公 成 文 武 之 德; 追 王 大 王, 王 季, 上 祀 先 公, 以 天 子 之 禮. 斯 禮 也 達 乎 諸 侯, 大 夫, 及 士, 庶 人. 父 為 大 夫, 子 為 士, 葬 以 大 夫, 祭 以 士. 父 為 士, 子 為 大 夫, 葬 以 士, 祭 以 大 夫. 期 之 喪 達 乎 大 夫. 三 年 之 喪 達 乎 天 子. 父 母 之 喪, 無 貴 賤 一 也.
PHIÊN ÂM
Tử viết: «Vô ưu giả, kỳ duy Văn Vương hồ. Dĩ Vương Quí vi phụ, dĩ Võ Vương vi tử; phụ tác chi, tử thuật chi, Võ Vương toản Thái Vương, Vương Quý, Văn Vương chi tự. Nhất nhung y, nhi hữu thiên hạ. Thân bất thất thiên hạ chi hiển danh. Tôn vi Thiên tử, phú hữu tứ hải chi nội, tông miếu hưởng chi, tử tôn bảo chi. Võ Vương mạt thụ mệnh Châu công thành Văn Võ chi đức; truy vương Thái Vương, Vương Quí, thượng tự tiên công, dĩ Thiên tử chi lễ. Tư lễ dã đạt hồ chư hầu, đại phu, cập sĩ, thứ nhân. Phụ vi đại phu, tử vi sĩ, táng dĩ đại phu, tế dĩ sĩ. Phụ vi sĩ, tử vi đại phu, táng dĩ sĩ, tế dĩ đại phu. Cơ chi tang đạt hồ đại phu. Tam niên chi tang đạt hồ thiên tử. Phụ mẫu chi tang, vô quí tiện nhất dã.
CHÚ THÍCH
- Vương Quí 王 季 = Con ông Cổ Công Đản Phụ tên là Quí Lịch 季 歷; lấy bà Thái Nhậm 太 任 đẻ ra Văn Vương. - Văn Vương 文 王 = tên Xương, làm Tây Bá đời vua Trụ 紂 . - Võ Vương 武 王 = Con vua Văn Vương tên Phát. - Toản 纘 = kế tục, kế tiếp. - Tự 緒 = nghiệp. - Nhung Y 戎 衣 = áo mặc đi đánh giặc. Có nhiều tác giả giải chữ Nhất nhung 壹 戎 衣 như sau: nhất 壹= 殪 = ế = giết; Nhung 戎= đại = lớn; Y 衣= 殷 Ân = Nhà Ân. Người nước Tề đọc Ân 殷 là Y 衣. Trong kinh thi thiên Khang cáo có chữ: 壹 戎 殷 (Trung Dung Kim Thích, tr.34) - Mạt 末= giả. - Châu Công 周 公 = Con Văn Vương, em Võ Vương, tên Đán. Sau ông còn phụ tá vua Thành Vương trị nước. - Cơ 期 = giáp năm
- Tang một năm là tang những người bàng hệ, thân thuộc, chỉ áp dụng tới hàng đại phu. Thiên tử, chư hầu không theo lệ này.
- Tang ba năm có hai loại (theo lễ nhà Ân): a) Tang cha mẹ; b) Tang khác ((1) Chư hầu tang Thiên tử, (2) Đại phu tang quốc quân, (3) Đích tôn nối nghiệp tang tổ phụ mẫu, (4) Vua kế vị để tang vua trước, (5) Cha để tang con trưởng, (6) Thiên tử để tang hoàng hậu.)
- Tang cha mẹ thì nhất luật ba năm. Tang loại khác thì chỉ áp dụng trong những trường hợp hãn hữu. (Trung Dung kim thích, tr.35-36)
DỊCH CHƯƠNG 18
Hạnh phúc của thánh nhân
Đức Khổng có nói:
Vua Văn thảnh thơi vô tư lư
Vương Quí cha, Vua Vũ là con.
Cha làm con nối nghiệp luôn,
Thái Vương, Văn Quí, Văn Vương một giòng.
Võ Vương nối nghiệp cha ông,
Phá tan binh Trụ thâu tròn giang san.
Danh tiếng Ngài lừng vang thiên hạ
Lên ngôi trời trị cả bốn phương.
Tổ tiên tông miếu hiển dương,
Con con, cháu cháu, vẻ vang oai quyền.[1]
Võ Vương già mới lên trị nước,
Nhờ Châu Công phụ lực hưng bang.
Tổ tiên đều được truy phong,
Thái Vương, Vương Quí đều đồng tước vương.
Lễ thiên tử đem dùng tế tự
Tế tổ tiên ghi nhớ tiên công.
Lễ này từ đó phổ thông,
Chư hầu, sĩ thứ, chúng dân đều dùng.
Cha là quan, nếu con là sĩ,
Táng theo quan mà tế theo dân.
Cha dân mà có con quan,
Táng theo sĩ thứ, tế hàng sĩ phu.
Năm tang tùy một hay ba,
Tùy là thân thích hay là song thân.
Tang thân thích một năm ấy lệ,
Từ dân gian cho chí đại phu.
Ba năm: tang mẹ, tang cha,
Thứ dân, Thiên tử đều là một khuôn.[2]
BÌNH LUẬN
Chương này tiếp tục bàn về hạnh phúc của thánh nhân, lấy vua Văn, vua Võ làm thí dụ để chứng minh rằng những người đạt tới mức nội thánh ngoại vương sẽ được Trời ban cho nhiều ân sủng. Cố đại đức tất đắc kỳ vị, tất đắc kỳ lộc, tất đắc kỳ danh, tất đắc kỳ thọ. Có khi còn lãnh được mệnh Trời, thay Trời trị dân, lập khuôn phép cho thiên hạ khắp nơi phải khuôn theo, làm vinh danh cho tông tổ và cũng bảo vệ được cho con cháu lâu dài.
Đọc đoạn này ta liên tưởng một câu khác cũng rất chí lý trong Trung Dung:
«Mỗi động tác quân tử đều nên như mẫu mực,
Mỗi lời nói, thiên hạ đời sau sẽ nương vào.» [3]
Ta cũng lại thấy rằng khi lập ra những lễ nghi phép tắc, Võ Vương và Châu Công vẫn áp dụng định luật hiệt củ, tức là suy bụng ta ra bụng người.
CHÚ THÍCH
[1] Heureux l’homme qui craint Yahweh, qui met tout son plaisir à pratiquer ses commandements.
- Sa postérité sera puissante sur la terre,
La race des hommes droits sera bénie.
Bien-être et richesse sont dans sa maison,
Et sa justice subsiste à jamais. (Psaume 112 [111] 1-3)
[2] Danh ngôn đối chiếu:
De tout ton cœur honore ton père
Et n’oublie jamais ce qu’a souffert ta mère.
Souviens-toi qu’ils t’ont donné le jour:
Que leur offriras-tu en échange
de ce qu’ils ont fait pour toi? (L’Ecclésiaste 7, 27)
[3] Trung Dung, ch.29.
Chương 19
HIẾU LÀ NỐI CHÍ TỔ TÔNG
第 十 九 章
子 曰: 武 王, 周 公 其 達 孝 矣 乎. 夫 孝 者, 善 繼 人 之 志, 善 述 人 之 事 者 也. 春 秋, 修 其 祖 廟, 陳 其 宗 器, 設 其 裳 衣 荐 其 時 食. 宗 廟 之 禮 所 以 序 昭, 穆 也. 序 爵, 所 以 辨 貴 賤 也. 序 事, 所 以 辨 賢 也. 旅 酬 下 為 上, 所 以 達 賤 也. 燕 毛, 所 以 序 齒 也. 踐 其 位, 行 其 禮, 奏 其 樂, 敬 其 所 尊, 愛 其 所 親, 事 死 如 事 生, 事 亡 如 事 存, 孝 之 至 也. 郊 社 之 禮, 所 以 事 上 帝 也. 宗 廟 之 禮 所 以 祀 乎 其 先 也. 明 乎 郊 社 之 禮, 禘 嘗 之 義, 治 國 其 如 示 諸 掌 乎.
PHIÊN ÂM
Tử viết: Võ vương, Châu công kỳ đạt hiếu hĩ hồ! Phù hiếu giả, thiện kế nhân chi chí, thiện thuật nhân chi sự giả dã. Xuân thu tu kỳ tổ miếu, trần kỳ tông khí, thiết kỳ thường y tiến kỳ thời thực. Tông miếu chi lễ, sở dĩ tự chiêu, mục dã. Tự tước, sở dĩ biện quí tiện dã. Tự sự, sở dĩ biện hiền dã. Lữ thù hạ vị thượng, sở dĩ đãi tiện dã. Yến mao, sở dĩ tự xỉ dã. Tiễn kỳ vị, hành kỳ lễ, tấu kỳ nhạc, kính kỳ sở tôn, ái kỳ sở thân, sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn, hiếu chi chí dã. Giao xã chi lễ, sở dĩ sự Thượng Đế dã. Tông miếu chi lễ, sở dĩ tự hồ kỳ tiên dã. Minh hồ giao xã chi lễ, đế thường chi nghĩa, trị quốc như thị chư chưởng hồ?
CHÚ THÍCH
- Đạt 達= thông suốt. - Trần 陳 = bày. - Tông khí 宗 器 = Đồ dùng để tế tự (như: Tôn 樽= chén rượu; Chản 琖 = chén rượu; Tế = ve, ly; Lôi 罍 = chén uống rượu; Giả 斝 = chén ngọc; Thịnh 盛 = bát đựng xôi; Biên 籩 = cái để bày hoa quả và xôi để cúng.) - Thường Y 裳 衣 = áo xống của tổ tiên xưa. - Tiến 薦 = hiến dâng. - Thời thực 時 食 = vật thực theo mùa. - Chiêu mục 昭 穆 = trong tông miếu, bên tả gọi là chiêu, bên hữu gọi là mục. Họ hàng lúc dự tế đứng sắp hàng theo thế hệ mà đứng bên chiêu hay bên mục. Tông miếu đời Châu có cửu miếu xếp như sau:
(Les 4 Livres, Couvreur Lexique, tra chữ Miếu 廟 .)
- Lữ 旅= chúng. - Đãi 逮 = tới. - Tiễn 踐= bước lên, dẫm lên, theo. - Tấu 奏 = đánh nhạc. - Giao 郊 = tế trời. - Xã 社 = tế đất. - Sự 事 = thờ. - Đế 禘 = đại tế ở tông miếu, Thiên tử đứng tế, năm năm mới có một lần. - Thường 嘗 = Tế tông miếu vào mùa thu. - Tự 祀= tế (sacrifice, offrande, faire un sacrifice ou une offrande). - Thị 示= xem. - Chưởng 掌= bàn tay.[1]BÌNH LUẬN
Chương này bàn về lòng hiếu thảo sáng suốt của Văn Vương và Châu Công, cũng như phương pháp rất tế vi nhưng hữu hiệu mà các ngài đã dùng để cải hóa toàn dân thiên hạ.
Trước hết, Trung Dung cho rằng hiếu thảo sáng suốt là nối được chí lớn của tổ tiên, tiếp tục được sự nghiệp hãy còn dang dở của tổ tiên.
Người xưa lập ra lễ Giao, Xã là cốt để thờ Trời, để kính nhớ tổ tiên. Nói rằng kính nhớ tổ tiên vì Trung Dung cho rằng trọng người chết cũng như người còn sống, trọng người đã khuất như người hãy còn. Các linh mục dòng Tên xưa đã dựa vào hai câu «Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn» này mà xin Giáo Hội La Mã cho phép những người Trung Hoa, dù đã theo đạo Công giáo, cũng vẫn được tiếp tục thờ cúng tổ tiên. Nhưng tiếc thay Giáo Hội La Mã không chịu, và khi chịu thì quá muộn rồi.[6]
Các nghi lễ trên còn có mục đích nhắc nhớ rằng con người có gốc có nguồn. Nguồn gốc gần là tổ tiên, nguồn gốc xa nhưng chân thực là Trời. Ngoài ra những cuộc tế lễ này còn là những dịp rất long trọng, rất tự nhiên để dạy con người biết kính sợ Trời, biết nối chí lớn của tổ tiên để luôn tự miễn tự cường, tiến đức tu nghiệp, biết ăn ở cho phải đạo làm người, biết kính trên nhường dưới, biết trọng tài năng và tuổi tác.
Nếu mọi người đều biết kính sợ Trời, sẽ bớt làm những điều xằng bậy. Nếu mọi người biết kính trên nhường dưới, thương yêu người thân thuộc, thì thiên hạ lo chi chẳng thái bình? [7]
Thế là dùng những phương pháp hết sức tự nhiên, hết sức giản dị, nhưng cũng hết sức hữu hiệu để giáo hóa mọi người và những kết quả sẽ hết sức lớn lao, hết sức sâu rộng.
Nếu có thể nghĩa ra được những phương pháp hết sức giản dị, hết sức tự nhiên mà cải hóa được toàn dân thiên hạ, thì thực có thể cai trị thiên hạ dễ như trở bàn tay.
CHÚ THÍCH
[1] Xem Luận Ngữ, Bát dật (ch.3) #11, tr.36: Hoặc vấn Đế chi thuyết. Tử viết: Bất tri dã. Tri kỳ thuyết giả chi ư thiên hạ dã, kỳ như thị chư tư hồ, chỉ kỳ chưởng. 或 問 禘 之 說 子 曰: 不 知 也. 知 其 說 者 之 於 天 下 也, 其 如 示 諸 斯 乎, 指 其 掌 (Có người hỏi đức khổng về ý nghĩa của việc tế Đế, ngài đáp: «Ta không biết. Người nào biết ý nghĩa của tế ấy, thì trị thiên hạ cũng như cái này.» Ngài vừa nói vừa đưa bàn tay ra.)
[2] Lời bàn của cụ Phan Bội Châu: «Bốn chữ Thiện kế, Thiện thuật phải nhận cho ra nghĩa, mà lại rất nên chú ý vào chữ Thiện. Kế nghĩa là tâm sự với người xưa chưa làm được hoàn thành, ta tiếp tục lấy mà làm cho thành thời gọi bằng Kế, công việc của người xưa chưa làm được triệt để, ta tuân theo lấy mà làm cho triệt để là gọi bằng thuật. Nhưng sở dĩ Kế thuật mà hay, lại vì có chữ thiện; thiện nghĩa là khéo, cũng nghĩa là hay; hay chẳng phải dựa ở hình thức, mà cốt tìm cho đến tinh thần; hay chẳng phải chỉ tính ở nhất thì, mà cốt tính cho đến vạn thế.» (Khổng học đăng I, tr.355)
- Bản dịch của James Legge: «By means of the ceremonies of the ancestral temple, they distinguished the royal kindred according to their order of descent. By ordering the parties present according to their rank, they distinguished the mere noble and the less. By the arrangement of the services, they made. a distinction of talents and worth. In the ceremony of general pledging, the inferiors presented the cup to their superiors, and thus something was given the lowest to do. At the concluding feast, places were given according to the hair, and thus was made the distinction of year. (Four Books, James Legge dịch, tr.17)
[3] Celui qui glorifie son père verra de longe jours
Celui-là obéit au Seigneur, qui donne satisfaction à sa mère
Il sert ses parents comme son Seigneur.
En acte comme en paroles honores ton père
Afin que la bénédiction te vienne de lui.
(L’Ecclésiastique, 3, 6, 7, 8; La Bible de Jérusalem, p.897)
- Lorsqu’on est issu d’une famille illustre, l’on doit apprendre à ses enfants que si le public est disposé à honorer en eux le mérite de leurs parents, il s’attend à en trouver les traces chez leurs descendants… (Noblesse oblige, Gaston [Duc de Levis])
- Vivre digne de nos ancêtres ou périr avec gloire, telle fut la maxime des Antiochides qui n’avaient pu oublier qu’Antiochos était fils d’Hercule. (Démosthène)
[4] Lễ Giao (trời) và lễ Xã (đất) là thờ phụng đấng Thượng Đế. Lễ Giao về mùa đông, lễ Xã về mùa hạ. Lễ tông miếu là để tế tự tổ tiên của nhà vua. Nếu ai biết rõ lễ Giao và lễ Xã cùng là hiểu nghĩa lễ Đế và lễ Thường, thì trị nước dễ như xem trong bàn tay. (Bản dịch Đoàn Trung Còn, Trung Dung, tr.65)
[5] Như vậy tức là vị quốc quân phải: (a) Thờ trời, (b) Sáng suốt nối chí lớn của tổ tiên, noi theo cái truyền thống cao đẹp của nhân loại.
[6] Xem: - James Legge, Doctrine of the Mean, notes, tr.403. - Amaury de Riencourt, L’âme de la Chine, tr.227. Giáo hội không chấp thuận bằng quyết định của giáo hoàng Innocent X năm 1645, Thông điệp Ex Illa Die năm 1715, và chấp thuận ngày 8/12/1939, nhưng đã chậm mất 200 năm.
[7] Mạnh Tử, Ly Lâu (thượng-2)
Chương 20
SỰ HOÀN THIỆN LÀ LÝ TƯỞNG CỦA NHÂN QUẦN, QUỐC GIA, XÃ HỘI
第 二 十 章
哀 公 問 政. 子 曰: 文 ,武 之 政, 布 在 方 策. 其 人 存, 則 其 政 舉. 其 人 亡, 則 其 政 息. 人 道 敏 政; 地 道 敏 樹. 夫, 政 也 者 蒲 盧 也 .故 為 政 在 人; 取 人 以 身; 修 身, 以 道, 修 道 以 仁. 仁 者, 人 也, 親 親 為 大.義 者,宜 也;尊 賢 為 大.親 親 之 殺, 尊 賢 之 等, 禮 所 生 也 .
在 下 位 不 獲 乎 上, 民 不 可 得 而 治 矣. 故 君 子 不 可 以 不 修 身. 思 修 身, 不 可 以 不 事 親. 思 事 親, 不 可以 不 知 人. 思 知 人, 不 可 以 不 知 天.
天 下 之 達 道 五; 所 以 行 之 者 三. 曰: 君 臣 也, 父 子 也, 夫 婦 也, 昆 弟 也, 朋 友 之 交 也; 五 者, 天 下 之 達 道 也 .知 ,仁 ,勇 三 者; 天 下 之 達 德 也. 所 以 行 之 者 一 也.
或 生 而 知 之; 或 學 而 知 之; 或 困 而 知 之. 及 其 知 之 一 也 .或 安 而 行 之; 或 利 而 行 之; 或 勉 強 而 行 之; 及 其 成 功 一 也.
子 曰: 好 學 近 乎 知. 力 行 近 乎 仁. 知 恥 近 乎 勇. 知 斯 三 者, 則 知 所 以 修 身. 知 所 以 修 身, 則 知 所 以 治 人. 知 所 以 治 人, 則 知 所 以 治 天 下 國 家 矣.
凡 為 天 下 國 家 有 九 經; 曰: 修 身 也, 尊 賢 也, 親 親 也, 敬 大 臣 也, 體 群 臣 也, 子 庶 民 也, 來 百 工 也, 柔 遠 人 也, 懷 諸 侯 也 .
修 身, 則 道 立. 尊 賢, 則 不 感. 親 親 則 諸 父 昆 弟 不 怨. 敬 大 臣, 則 不 眩. 體 群 臣, 則 士 之 報 體 重. 子 庶 民, 則 百 姓 勸. 來 百 工, 則 財 用 足. 柔 遠 人, 則 四 方 歸 之. 懷 諸 侯, 則 天 下 畏 之.
齊 明 ,盛 服 ,非 體 不 動; 所 以 修 身 也. 去 讒, 遠 色, 賤 貨 而 貴 德; 所 以 勸 賢 也. 尊 其 位, 重 其 祿, 同 其 好 惡; 所 以 勸 親 親 也. 官 盛 任 使: 所 以 勸 大 臣 也. 忠 信, 重 祿, 所 以 勸 士 也. 時 使, 薄 斂, 所 以 勸 百 姓 也. 日 省, 月 試, 既 稟 稱 事, 所 以 勸 百 工 也. 送 往, 迎 來, 嘉 善, 而 矜 不 能 ;所 以 柔 遠 人 也. 繼 絕 世, 舉 廢 國, 治 亂, 持 危, 朝 聘 以 時, 厚 往 而 薄 來; 所 以 懷 諸 侯 也. 凡 為 天 下 國 家 有 九 經; 所 以 行 之 者 一 也 .
凡 事 豫, 則 立; 不 豫, 則 廢. 言 前 定, 則 不 跲. 事 前 定, 則 不 困. 行 前 定, 則 不 疚. 道 前 定, 則 不 窮. 在 下 位 不 獲 乎 上, 民 不 可 得 而 治 矣. 獲 乎 上 有 道; 不 信 乎 朋 友, 不 獲 乎 上 矣. 信 乎 朋友 有 道; 不 順 乎 親, 不 信 乎 朋 友 矣. 順 乎 親 有道: 反 者 身 不 誠 ,不 順 乎 親 矣. 誠 身 有 道; 不 明 乎 善, 不 誠 乎 身 矣.
誠 者, 天 之 道 也. 誠 之 者, 人 之 道 也. 誠 者, 不 勉 而 中, 不 思 而 得, 從 容 中 道: 聖 人 也. 誠 之 者, 擇 善 而 固 執 之 者 也.
博 學 之, 審 問 之, 慎 思 之, 明 辨 之, 篤 行 之. 有 弗 學, 學 之 弗 能, 弗 措 也. 有 弗 問, 問 之 弗 知, 弗 措 也.有 弗 思, 思 之 弗 得, 弗 措 也. 有 弗 辨, 辨 之 弗 明, 弗 措 也.有 弗 行,行 之 弗 篤, 弗 措 也. 人 一 能 之, 己 百 之,人 十 能 之, 己 千 之. 果 能 此 道 矣, 雖愚 必 明, 雖 柔 必 強.
PHIÊN ÂM
Ai Công vấn chính. Tử viết: «Văn, Võ chi chính, bố tại phương sách. Kỳ nhân tồn, tắc kỳ chính cử. Kỳ nhân vong, tắc kỳ chính tức. Nhân đạo mẫn chính; địa đạo mẫn thọ. Phù, chính dã giả, bồ lư dã. Cố vi chính tại nhân; thủ nhân dĩ thân; tu thân, dĩ đạo, tu đạo dĩ nhân. Nhân giả, nhân dã, thân thân vi đại. Nghĩa giả nghi dã; tôn hiền vi đại. Thân thân chi sái, tôn hiền chi đẳng, lễ sở sinh dã.
Tại hạ vị bất hoạch hồ thượng, dân bất khả đắc nhi trị hĩ. Cố quân tử bất khả dĩ bất tu thân. Tư tu thân, bất khả dĩ bất sự thân. Tư sự thân, bất khả dĩ bất tri nhân. Tư tri nhân, bất khả dĩ bất tri thiên.
Thiên hạ chi đạt đạo ngũ; sở dĩ hành chi giả tam. Viết: quân thần dã, phụ tử dã, phu phụ dã, côn đệ dã, bằng hữu chi giao dã; ngũ giả, thiên hạ chi đạt đạo dã. Trí, nhân, dũng tam giả; thiên hạ chi đạt đức dã. Sở dĩ hành chi giả nhất dã.[1]
Hoặc sinh nhi tri chi; hoặc học nhi tri chi; hoặc khốn nhi tri chi. Cập kỳ tri chi nhất dã. Hoặc an nhi hành chi; hoặc lợi nhi hành chi; hoặc miễn cưỡng nhi hành chi. Cập kỳ thành công nhất dã.
Tử viết: Hiếu học cận hồ trí. Lực hành cận hồ nhân. Tri sỉ cận hồ dũng. Tri tư tam giả, tắc tri sở dĩ tu thân. Tri sở dĩ tu thân, tắc tri sở dĩ trị nhân. Tri sở dĩ trị nhân, tắc tri sở dĩ trị thiên hạ quốc gia hĩ.
Phàm vi thiên hạ quốc gia hữu cửu kinh; viết: thân dã, tôn hiền dã, thân thân dã, kính đại thần dã, thể quân thần dã, tử thứ dân dã, lai bá công dã, nhu viễn nhân dã, hoài chư hầu dã.
Tu thân, tắc đạo lập. Tôn hiền, tắc bất hoặc. Thân thân tắc chư phụ côn đệ bất oán. Kính đại thần, tắc bất huyễn. Thể quần thần, tắc sĩ chi báo lễ trọng. Tử thứ dân, tắc bá tính khuyến. Lai bá công, tắc tài dụng túc. Nhu viễn nhân, tắc tứ phương quy chi. Hoài chi hầu, tắc thiên hạ uý chi.
Trai minh, thịnh phục, phi lễ bất động; sở dĩ tu thân dã. Khử sàm, viễn sắc, tiện hóa nhi quý đức; sở dĩ khuyến hiền dã. Tôn kỳ vị, trọng kỳ lộc, đồng kỳ hiếu ố; sở dĩ khuyến thân thân dã. Quan thịnh nhậm sử: sở dĩ khuyến đại thần dã. Trung tín, trọng lộc, sở dĩ khuyến sĩ dã. Thời sử, bạc liễm, sở dĩ khuyến bá tính dã. Nhật tỉnh, nguyệt thí, khái lẫm xứng sự, sở dĩ khuyến bá công dã. Tống vãng, nghinh lai, gia thiện, nhi căng bất năng; sở dĩ nhu viễn nhân dã. Kế tuyệt thế, cử phế quốc, trị loạn, trì nguy, triều sính dĩ thời, hậu vãng nhi bạc lai; sở dĩ hoài chư hầu dã. Phàm vi thiên hạ quốc gia hữu cửu kinh; sở dĩ hành chi giả nhất dã.
Phàm sự dự, tắc lập; bất dự, tắc phế. Ngôn tiền định, tắc bất cáp. Sự tiền định, tắc bất khốn. Hạnh tiền định, tắc bất cửu. Đạo tiền định, tắc bất cùng. Tại hạ vị bất hoạch hồ thượng, dân bất khả đắc nhi trị hĩ. Hoạch hồ thượng hữu đạo; bất tín hồ bằng hữu, bất hoạch hồ thượng hĩ. Tín hồ bằng hữu hữu đạo: bất thuận hồ thân, bất tín hồ bằng hữu hĩ. Thuận hồ thân hữu đạo: phản chư thân bất thành, bất thuận hồ thân hĩ. Thành thân hữu đạo: bất minh hồ thiện, bất thành hồ thân hĩ.[2]
Thành giả, Thiên chi đạo dã, Thành chi giả, nhân chi đạo dã. Thành giả, bất miễn nhi trúng, bất tư nhi đắc, thung dung trung đạo: Thánh nhân dã. Thành chi giả, trạch thiện nhi cố chấp chi giả dã.
Bác học chi, thẩm vấn chi, thận tư chi, minh biện chi, đốc hành chi. Hữu phất học, học chi phất năng, phất thố dã. Hữu phất vấn, vấn chi phất tri, phất thố dã. Hữu phất tư, tư chi phất đắc, phất thố dã. Hữu phất biện, biện chi phất minh, phất thố dã. Hữu phất hành, hành chi phất đốc, phất thố dã. Nhân nhứt năng chi, kỷ bá chi, nhân thập năng chi, kỷ thiên chi. Quả năng thử đạo hĩ, tuy ngu tất minh, tuy nhu tất cường.
CHÚ THÍCH
- Ai Công 哀 公 = Vua nước Lỗ, thời Xuân Thu. - Phương 方 = bản gỗ vuông. - Sách 策 = thẻ tre (sách vở xưa viết vào bản gỗ hay thẻ tre). - Tức 息 = tiêu diệt. - Bồ lư 蒲 盧 = Lau sậy chóng tốt. - Sái 殺= bớt dần. - Đẳng 等 = thứ bậc. - Nhân 仁= Nhân đức; hoàn thiên; phần thiên lý.[3] - Hoạch 獲= được lòng.[4] - Chi 之 = cái đó, điều ấy, định luật thiên nhiên ấy, lẽ ấy (những điều vừa nói trên; ce, cet, cela, la sagesse la vertu, la loi naturelle). - An nhi hành chi 安 而 行 之 = ung dung mà làm. - Lợi nhi hành chi 利 而 行 之= vì lợi mà làm. - Miễn cưỡng nhi hành chi 勉 強 而 行 之= vì sợ hãi tội lỗi mà làm.[5] - Kinh 經= phương pháp. - Thể 體 = coi như chân tay, coi như chính mình. - Hoặc 惑= nhầm. - Huyễn 眩= nhầm. - Nhu 柔= đối đãi tử tế. - Hoài 懷= thương yêu.[6] - Minh 明 = thanh khiết. - Thịnh phục 盛 服= ăn mặc đàng hoàng. - Sàm 讒= nói dèm pha.- Sắc 色= nữ sắc. - Thời sử 時 使= sai cho hợp thời. - Bạc liễm 薄 斂= thu ít. - Xứng sự 稱 事= thích hợp với. - Nguy 危= nguy cơ. - Trai 齋= (1) Trai giới (cổ nhân trước khi tế tự, không uống rượu, không ăn hành tỏi, tắm rửa); (2) Tu thân. - Khuyến 勸= khuyến khích. - Thí 試= thi. - Khái lẫm 既 稟= cho lúa gạo. - Trì 持= giữ, giúp.[7] - Dự 豫= tính trước. - Phế 廢= hỏng. - Cáp 跲= vấp váp. - Cứu 疚= lỗi, buồn, bệnh kinh niên. - Thành 誠= hoàn thành, hoàn thiện.[8] - Trung đạo 中 道= Sự chí thành chí thiện.[9] - Bác 博= rộng. - Thẩm 審= xét. - Phất 弗= chẳng. - Thố 措= bỏ.
BÌNH LUẬN
Chính giả chính dã 政 者 正 也 (Làm chính trị cốt là sửa người, dạy người).[23] Cho nên muốn làm chính trị mình phải là người tài đức, rồi lại phải có những người tài đức khác cộng tác. Nhưng muốn cho mình hay, phải tu thân; muốn tu thân, phải theo đạo; mà theo đạo là cốt để trở nên hoàn thiện.
1. Có nhân đức mới biết yêu thương mọi người, từ thân thuộc bắt dần mãi ra xa, mới biết nhận xét tài đức của người, biết trọng kính hiền tài cho hợp lý. Thương cho đúng, kính cho phải. Thế là xây nền tảng cho lễ nghi.
2. Tu thân rất là cần yếu. Nhưng muốn tu thân, cần phải biết mình biết người, và nhất là biết Trời, vì Trời là gốc. Quên gốc thì biết ngọn vô ích.
3. Sự hoàn thiện là nền tảng và cũng là cùng đích của cuộc đời. Có hoàn thiện mới có ngũ luân tam đức. Học để biết thế nào là hoàn thiện. Hành là để tiến dần hoàn thiện. Nhưng học với hành khó hay dễ là tùy từng hạng người. Nhưng tuy chóng chậm khó dễ có khác nhau, nhưng kết quả trước sau cũng chỉ có một.
4. Nguyên tắc căn bản để tiến tới Trí-Nhân-Dũng là:
- Học hành. Có học trí mới mở mang.
- Gắng gỏi làm điều lành. Không làm lành sao có thể trở nên tốt được?
- Biết liêm sỉ. Có liêm sỉ mới thấy xấu hổ vì biết mình còn hèn kém, mới nỗ lực gắng công, mới có thể cải quá tự tân, cố gắng tiến bước, và như vậy nghị lực tinh thần mới dần dần tăng trưởng thêm mãi được.
5. Nghệ thuật trị dân.
Nghệ thuật trị dân thường được Tứ Thư Ngũ Kinh đề cập. Kinh Thư có Hồng Phạm Cửu Trù. Trung Dung có Cửu Kinh.
Hồng Phạm Cửu Trù có 9 chương: (1) Ngũ hành, (2) Ngũ sự, (3) Bát chánh, (4) Ngũ kỷ, (5) Hoàng cực, (6) Tam đức, (7) Kê nghi, (8) Thứ trưng, (9) Ngũ phúc lục cực.
(1) Ngũ hành 五 行 : Đấng quân vương phải am tường vật lý, phải biết khai thác hết tài nguyên của đất nước để lo cho dân no ấm.
(2) Ngũ sự 五 事: Đấng quân vương phải biết phương pháp tu thân:
- Dáng điệu phải nghiêm trang.
- Nói năng phải hợp lý.
- Trông nhìn phải cho sáng suốt.
- Nghe ngóng phải cho tinh tế.
- Nghĩ ngợi phải cho thấu triệt.
(3) Bát chánh 八 政 : Đấng quân vương phải biết phương pháp trị dân. Cương lĩnh trị dân gồm 8 mối. Trị dân tức là lo cho dân:
- No ấm.
- Sung túc, đủ tiện nghi.
- Có lễ nghi tế tự.
- Có nhà cửa đất đai.
- Có một nền giáo hóa hẳn hoi.
- Khỏi bị bọn gian ác, đạo tặc quấy nhiễu.
- Biết đường tiếp nhân xử thế.
- Được bảo vệ tính mệnh và tài sản trước nạn ngoại xâm, nhờ có binh hùng tướng mạnh.
(4) Ngũ kỷ 五 紀 : Đấng quân vương phải am tường ý nghĩa của:
- Năm
- Tháng
- Ngày
- Sự vận chuyển của nhật nguyệt, tinh tú.
- Lịch số.
Như vậy mới có thể dạy dân biết cách điều hòa công tác cho hợp thời hợp tiết, để được ấm no, thịnh vượng, cho trời đất người cùng hòa tấu một bản nhã ca, thanh bình thái thịnh.
(5) Hoàng Cực 皇 極: Đấng quân vương sẽ ở ngôi Hoàng Cực thay Trời trị dân. Muốn được vậy phải có đức hạnh siêu phàm thoát tục, xứng đáng làm môi giới giữa Trời và muôn dân.
(6) Tam đức 三 德 : Thuật trị dân phải dựa vào 3 đức:
- Chính trực
- Cương
- Nhu
Nói thế, tức là muốn trị dân, chính trực chưa đủ, mà còn phải biết cương, nhu, quyền biến, tùy thời.
(7) Kê nghi 稽 疑 : Đấng quân vương phải biết suy nghĩ, bàn bạc, hỏi han khi gặp trường hợp nan giải.
Trước một công việc trọng đại, sẽ hội ý kiến của:
- Vua
- Khanh, sĩ, thứ dân
- Trời (bằng cách bói cỏ thi và bói rùa)
Phối kiểm lại sẽ biết thế nào là tốt, thế nào là xấu, và tìm ra đường lối đẹp đẽ nhất để xử sự.
(8) Thứ trưng 庶 徵 : Đấng quân vương phải nhân các điềm Trời mà soát xét lại đường lối cai trị của mình rằng dở hay hay. Lý do là vì đấng quân vương đúng danh hiệu, sẽ cảm ứng với đất trời và hiểu được tiếng nói thầm lặng của đất trời, qua các biến thiên của thời tiết.
(9) Ngũ phúc lục cực 五 福 六 極 : Đấng quân vương phải nhìn vào tình cảnh nhân dân để nhận định giá trị nền cai trị của mình. Nếu sự cai trị hay, dân sẽ được ngũ phúc:
- Thọ
- Giàu
- Yên vui
- Ham chuộng nhân đức
- Chết già yên ổn
Nếu sự cai trị dở, dân sẽ lao lung, tật bệnh, tảo vong, yểu tử, khổ sở, bất lương, tật bệnh. Thế là lâm vòng lục cực:
- Chết non
- Bệnh tật
- Lo buồn
- Nghèo khổ
- Tội ác
- Yếu ớt
Kinh Thư viết: «Người xưa có lời rằng: Con người chẳng những soi bóng nước, còn phải ngắm mình trước gương dân.» [24]
NGŨ KỶ 4 | NGŨ PHÚC 9 | NGŨ SỰ 2 |
BÁT CHÍNH 3 | HOÀNG CỰC 5 – 10 | KÊ NGHI 7 |
THỨ TRƯNG 8 | NGŨ HÀNH 1 | TAM ĐỨC 6 |
Hồng Phạm
Mục đích của nền thiên trị trong Hồng Phạm chính là để tạo cho mọi người dân một đời sống vật chất đầy đủ, một bảo đảm an ninh tối đa, một nền học vấn khả quan, một đời sống xã hội công bình trật tự, một nền giáo hóa hẳn hoi. Như vậy mọi người đều có cơ hội và hoàn cảnh thuận tiện để tu luyện bản thân trở nên thánh thiện chẳng khác gì thiên tử.
Nghệ thuật trị dân của Trung Dung qui vào 9 điểm gọi là Cửu Kinh, tóm tắt qua đồ bản sau:
PHƯƠNG PHÁP THI HÀNH | CỬU KINH | KẾT QUẢ |
(1) Giữ tâm hồn trong sạch, nghiêm trang, không làm bậy | Tu thân | Đạo sẽ thịnh dần |
(2) Không nghe nịnh hót, tránh nữ sắc, trọng nghĩa khinh tài | Kính hiền tài | Hiền tài giúp mình đỡ sai lầm |
(3) Giúp đỡ và nghe lời họ hàng | Thương yêu họ hàng | Gia tộc không ai oán |
(4) Giúp họ có đủ phương tiện làm việc và đủ người phụ tá | Kính đại thần | Đại thần hết dèm pha gàng quải mình |
(5) Tăng lương | Thương yêu công bộc quốc gia | Sĩ phu sẽ nỗ lực đền ơn |
(6) Xâu phải thời, thuế má phải chăng | Thương lê dân như con cái | Dân chúng sẽ hài lòng |
(7) Lưu ý khuyến khích thi đua, tưởng thưởng | Khuyến khích nhân tài, mở mang bá nghệ | Quốc gia sẽ sung túc hóa tài |
(8) Đón rước hẳn hoi, dùng người hay, thương kẻ dở | Đón tiếp người viễn xứ | Nhân tài sẽ qui tụ về mình |
(9) Giúp họ có người cai trị -giúp dẹp loạn -tiếp đãi hẳn hoi-không đòi công tiền nhiều-thưởng công | Che chở chư hầu | Thiên hạ sẽ sợ uy mình |
6. Tóm lại, cái gì biết trước, tính trước được mới hay. Đạo làm người có biết mới thực hiện được những gì cao cả, vĩ đại, mới tiến triển không cùng.
7. Sở dĩ có sự mất lòng tin tưởng giữa các cấp, giữa bè bạn, giữa cha mẹ con cái, đều là do tâm hồn con người chếch mác dở dang. Mà tâm hồn con người chếch mác dở dang là vì họ không biết thế nào là điều thiện.
8. Muốn trở nên hoàn thiện cần phải tốn công lao:
- Học hỏi triền miên
- Suy tư mài miệt
- Biện luận tinh tế
- Nỗ lực thực hành
- Cố gắng không ngừng
- Thất bại không nản
Nếu thực hiện được đúng như vậy thì lo gì mà không đạt được lý tưởng ước ao.
BẢNG TÓM TẮT
TU THÂN | TÔN HIỀN | THÂN THÂN | KÍNH ĐẠI THẦN | THỂ QUÂN THẦN | TỬ THỨ DÂN | LAI | NHU VIỄN NHÂN | HOÀI CHƯ HẦU | |||||||||||
个 | |||||||||||||||||||
QUÂN nhân THẦN trung | PHỤ từ | PHU nghĩa | HUYNH lương | BẰNG HỮU huệ thuận | |||||||||||||||
个 | |||||||||||||||||||
| TRÍ | —> | NHÂN | —> | DŨNG |
|
| ||||||||||||
个 | |||||||||||||||||||
| THÀNH |
| |||||||||||||||||
CHÚ THÍCH
[1] Sở vị nhất giả, tựu thị thành kỷ thành vật đích thành tự. 所 謂 一 者 就 是 成 己 成 物 的 誠 字 (Trung Dung kim thích, tr.46)
[2] Xem Mạnh Tử, Ly Lâu [thượng-12], lời ý cũng tương tự đoạn này.
[3] … En effect, le Jen 仁 est une participation, dans l’homme de la Raison Céleste Tien-li 天 理. De ces définitions d’ordre ontologique, découlent les autres du caractère moral. «Le Jen est le fondement de la justice Yi ¸q, la ligne de conduite entèrement conforme à la loi naturelle.» (Li Ki, I, 532). Le Jen devient alors de centre vers lequel convergent toutes les vertus morales. (Rawlinson, Chinese idea of Personality, p.572)
... Tchou-hi voit dans le Jen l’état d’intégrité du cœur originel, qui n’est autre que le principe Li 義 理 participation du Tien-li 天 理 ou de la Raison Céleste. (Trần Văn Hiến Minh, La Conception Confucéenne de l’Homme, p.157-158)
[4] Mạnh Tử viết: «Cư hạ vị nhi bất hoạch ư thượng, dân bất khả đắc nhi trị dã.» 居 下 位 而 不 獲 於 上 民 不 可 得 而 治 也 (Mạnh Tử, Ly Lâu [thượng-12])
[5] Xem: Lễ Ký, Biểu ký thiên: Nhân giả an nhân, Trí giả lợi nhân, Uý tội giả cưỡng nhân. 仁 者 安 仁 知 者 利 仁 畏 罪 者 強 仁. Chú thích của Tưởng Giới Thạch: «Con người tư chất có cao có thấp, hoàn cảnh có dễ có khó, biết đạo lý có trước có sau, nhưng nếu cố gắng một lòng thì cũng tới đích hết.» (Trung Dung kim thích, tr.46)
[6] Chu Tử dẫn La thị thuyết: Thiên hạ quốc gia đích cơ bản tại nhất thân, sở dĩ tu thân thị cửu kinh đích cơ bản. Đãn thị tu ‘thân sư thủ hữu’, nhiên tu thân tài hữu tiến ích, sở dĩ yếu ‘tôn hiền’. Tu thân tiến đạo, dĩ gia vi tiên, sở dĩ yếu ‘thân thân’. Do gia nhiên hậu đáo triều đình, sở dĩ ‘kính đại thần, thể quần thần’. Do triều đình đáo ư quốc, sở dĩ ‘tử thứ dân, lai bá công’. Do nhất quốc nhiên hậu đáo thiên hạ, sở dĩ yếu ‘Nhu viễn nhân, hoài chư hầu’.
[7] Trung Dung luận thiên hạ quốc gia hữu cửu kinh nhi tốt viết sở dĩ hành chi giả nhất. Nhất giả hà: Thành nhi dĩ. 中 庸 論 天 下 國 家 有 九 經 而 卒 曰 所 以 行 之 者 一. 一 者 何: 誠 而 已 (Dương Thì [Qui sơn tiên sinh]; Bửu Cầm, Tống Nho, tr.108)
[8] Thị cố thành giả, thiên chi đạo dã, tư thành giả, nhân chi đạo dã. 是 故 誠 者, 天 之 道 也, 思 誠 者, 人 之 道 也 (Mạnh Tử, Ly Lâu, thượng-12)
[9] Dẫn chứng I: Mạnh Tử viết: Khổng Tử bất đắc trung đạo nhi dữ chi, tất dã cuồng quyền hồ? Cuồng giả tiến thủ, quyền giả hữu sở bất vi dã. Khổng Tử khởi bất dục Trung đạo tai? Bất khả bất đắc; cố tư kỳ thứ dã. 孟 子 曰: 孔 子 不 得 中 道 而 與 之, 必 也 狂 獧 乎. 狂 者 進 取, 獧 有 所 不 為 也. 孔 子 豈 不 欲 中 道 哉? 不 可 不 得; 故 思 其 次 也 (Mạnh Tử đáp: «Đức Khổng chẳng được hạng người đạt đến mức Trung Dung đặng Ngài truyền đạo. Cho nên Ngài há chẳng chọn hạng cuồng và hạng quyến sao? Cuồng giả là kẻ sĩ có chí tấn thủ trên đường đạo lý. Quyền giả là kẻ sĩ chẳng chịu làm những điều phi nghĩa. Đức Khổng há chẳng muốn có những đệ tử đạt đến mức Trung Dung sao? Nhưng vì không tìm được nên tìm hạng thấp hơn.) (Mạnh Tử, Tận tâm [hạ-37])
- Dẫn chứng II: So sánh Trung đạo của Phật giáo: «Il y a deux extrêmes, à savoir: l’abandon aux jouissances sensuelles d’un côté, l’abandon à la mortification physique de l’autre. Le parfait a rejeté ces deux extrêmes et il a découvert le Chemin du Milieu qui, en nous ouvrant les yeux et en produisant une perception claire, nous mène à la Paix, à la Pénétration, à l’Eveil et à la Délivrance.» (Présence du Bouddhisme, p.245)
[10] Le spirituel command le politique et l’économique. L’esprit doit garder l’initiative et la maîtrise de ses buts qui vont à l’homme par-dessus l’homme et non pas au bien-être. (Emmanuel Mounier)
- Mạnh Tử viết: «Nhân giả, nhân dã, hợp nhi ngôn chi đạo dã.» 孟 子 曰: 仁 者 人 也, 合 而 言 之 道 也 (Mạnh Tử, Tận tâm [hạ-16], tr.264)
- Quân tử thể nhân 君 子 體 仁: L'homme moral est la vertu incarnée. (Dịch, Càn quái).
[11] - Traduction de James Legge: «When those in inferior situations do not obtain the confidence of the sovereign, they cannot succeed in governing the people.» (Four books, p.25)
- Traduction de Couvreur: «Le peuple ne peut espérer d’être bien gouverné par celui qui étant dans un rang inférieur n’a pas la confiance ni le mandat de son supérieur.»
- Tout royaume divisé contre lui-même est ruiné, et les maisons s’y écroulent l’une sur l’autre. (Luc 11, 17)
[12] Il n’existe pas d’autre voie vers le solidarité humaine que la recherche et le respect de la dignité individuelle. (Lecomte du Noüy, L’homme et sa destinée)
- Nulle société ne peut exister sans morale. Il n'y a pas de bonne morale sans religion. Il n'y a donc que la religion qui donne à l'Etat un appui ferme et durable. une société sans religion est comme un vaisseau sans boussole: un vaisseau dans cet état ne peut ni s'assurer de sa route, ni espérer d'entrer au port. (Correspondance de Napoléon ler; Allocution aux Curés de Milan)
- La richesse de l'âme est la seule richesse, les autres biens sont féconds en douleur. (Lucien 125 - 190 ap. J. C.)
- La vie même avec la gloire qui est la plus belle chose humaine est une chose vide et sans saveur quand on n'y mêle pas, toujours, absolument Dieu. (Georges Bernanos)
[13] L'unité des religions doit être recherchée dans ce qui est divin c'est-à-dire universel, en l'homme, et non dans ce qui est humain dans les doctrines. (Lecomte du Noüy, L'homme et sa destinée, ch.5)
[14] Le sacrifice de soi-même n'est pas difficile lorsqu'on est brulé par la passion d'une grande aventure. Et il n'y a pas d'aventure plus belle et plus dangereuse que la rénovation de l'homme moderne. (Alexis Carrel, L'hommme cet inconnu, ch.8)
- Ký nhất nhật nhi thiên lý, nô mã thập giá tắc diệc cập chi hĩ. 驥 一 日 而 千 里, 駑 馬 十 駕 則 亦 及 之 矣 (Tuân Tử, Tu thân thiên). (Con ngựa ký ngày đi ngàn dặm, con ngựa nô đi 10 ngày cũng tới nơi.)
[15] - Tượng viết: Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức. (Trời vận hành mạnh mẽ, người quân tử cũng cố gắng không nghỉ ngơi.) (Dịch Kinh, Càn quái; Dịch kinh tân khảo, tiết 14, tr.602)
- Cương kiện, đốc thực, huy quang, nhật tân kỳ đức. (Dịch Kinh, Thoán viết, Đại súc, Dịch kinh tân khảo, tiết 2, tr.1698)
Tăng sức mạnh tinh thần,
Tài bồi thực thể nhân.
Phát huy ánh sáng đức,
Chuốt đức sáng thêm lần.
- Ô hô, phất lự hồ hoạch, phất vi hồ thành. (Thư Kinh, Thái giáp hạ) (Ôi! không nghĩ sao được, không làm sao thành?)
- Quand l'homme fut mis dans le jardin d'Eden; il y fut mis, utoperaretur eum: pour qu'il le travaillait, ce qui prouve que l'homme n'est pas né pour le repos. (Voltaire, Candide, ch.30)
- C'est une grande erreur que d'attribuer l'innocence à l'état sauvage; tous les appétits de la nature se développent sans contrôle dans cet état: la civilisation seule enseigne les qualités morales. (Chateurbriand)
- La vie est un combat dont la palme est aux Cieux. (Casimir Delavigne)
- Mon fils si tu le veux tu t'instruiras et si tu t'appliques tu seras avisé... Médite sur les commandements du Seigneur et occupe-toi constamment de ses préceptes; lui-même affirmera ton cœur et le désir de la sagesse te sera donné. (L'Ecclésiastique 6,32,37)
[16] - Nhất nhân nguyên lương, vạn bang dĩ trinh. (Kinh Thư, Thái giáp hạ) 一 人 元 良 萬 邦 以 貞 (Một người tốt, muôn dân sẽ hay.)
- On se trompe sur le bonheur et sur le bien. Les âmes les plus génereuses se trompent aussi, parce que le silence et la solitude leur sont trop souvent refusée. J'ai bien regardé l'autoclave monstrueux sur son trône. Je vous le dis, en vérité la civilisation n'est pas dans cet objet pas plus que dans les princes brillantes dont se servait le chirurgien. La civilisation n’est pas dans toute cette pacotille terrible; et si elle n’est pas dans le cœur de l’homme, eh bien! elle n’est nulle part. (Civilisation, Mercure de France)
- Il faudra s’efforcer d’apprendre aux hommes étonnés que le bonheur ne consiste point à parcourir cent kilomètres en une heure, à s’élever dans l’atmosphère sur une machine ou à converser par-dessus les océans, mais bien, surtout, à être riche d’une belle pensée, content de son travail, honoré d’affections ardente. (La Possession du Monde, ch.10, Mercure de France)
- Révolution? Oui! Mais entendez bien: il n’y a de vraie révolution que morale. Tout le reste est misère, sang gaspillé, larmes vaines. (Entretiens dans la Tumulte. Dernier entretien avec l’irréductible, Mercure de France)
- Un peuple est grand quand il produit de grands hommes. (Discours aux nuages. Eloge d’un petite nation, Ed. du Siècle)
[17] Ce qui perdit les dynasties de Tsin et de Soui, dit un auteur chinois, c’est qu’au lieu de se borner comme les anciens à une inspection générale, seule digne du souverain les princes voulurent gouverner tout immédiatement par eux-mêmes. (Charles de Secondat. Baron de la Brède et de Montesquieu, L’Esprit des lois VIII,6)
[18] - Les rois qui ne songent qu’à se faire craindre et qu’à abattre leurs sujets pour les rendre plus soumis, sont les fléaux du genre humain. Ils sont craints, comme ils le veulent être, mais ils sont haïs, détestés; et ils ont encore plus à craindre de leurs sujets que leurs sujet n’ont à craindre d’eux. (Nicolas de Malezieu)
- Et maintenant roi, conduisez-vous avec sagesse,
Juges de la terre, recevez l’instruction. (Psaume 11, 10)
- Tout pouvoir excessif meurt par son excès même. (Casimir Delavigne. Louis XI, act V, sc. 15.)
[19] Avant que de se jeter dans le péril, il faut le prévoir et le craindre; mais quand on y est, il ne reste plus qu’à le mépriser. (François de Salignac de la Mothé- Fénelon)
- Greffe tes poiriers, Daphnis; tes petits-fils cueilleront tes fruits. (Virgile)
- Qui veut voyager loin ménage sa monture. (Proverbes)
[20] - Fouille en dedans. C’est en dedans qu’est la source du bien et elle peut jaillir sans cesse si tu fouilles toujours. (M. Aurèle, Pensées VII, 59)
- Je ne veux plus comprendre une morale qui ne permette et n’enseigne pas le plus grand, le plus beau, le plus libre emploi et dévelopment de nos forces. (André Gide)
[21] Trong bài "Một ý niệm về Trung Dung" đăng trong Đại Học số 15, tháng 5 năm 1960, tác giả Nhân Sinh đã có những lời bình luận rất cao siêu thâm thúy về chữ Trung: «ĐẮC TRUNG... tức là đi hết đường dẫn vào miền Trung "tận kỳ tính dĩ chí ư mệnh" mà mệnh là Thiên (thiên mệnh chi vị tính), cho nên đắc Trung tức là "thánh nhân phối thiên". Trung Dung hợp một với Thiên, đi vào đến cái nõn, cái trung tâm huyền nhiệm. Nhớ lại hình 64 quẻ (chỉ vạn vật) bám chung quanh hình tròn rỗng ở giữa (Thái cực): đắc Trung là thấu đến vòng tròn giữa, tức là cái nhất quán, nghĩa là xâu được tất cả: muôn vật khác biệt mảnh vụn đều bám quanh Thái cực (Các hữu Thái cực). Trung Dung bao gồm mọi lập trường đối lập, là vì nó vượt lên trên tới chỗ "vô tư". Đây là đoạn đường Khổng gặp Lão, Thích. "Tam giáo đồng nguyên". Khổng nhằm Thái cực (Thánh nhân phối Thiên), Lão nhằm "Huyền đồng" với đạo; Phật nhằm Minh tâm kiến tính; dị danh đồng chất; cả ba đều nhằm Trung đức "Phục bổn hoàn nguyên" trở về đến trung tâm phát sinh ra vạn vật. Từ phiền tạp trở vào đơn giản, từ bát quái tiến qua đợt tứ tượng để cuối cùng tiến đến âm dương hòa trong Thái cực. Tức là đi lên mãi, lên mãi lên nữa, lại lên nữa cho tới trí "trung hòa".
TRUNG... có thể ví với Vô cực chưa xuất lộ ra cõi hiện tượng "dịch vô vi dã, vô tư dã". HÒA có thể ví như Thái cực đã xuất hiện, đã có động có tĩnh. Trong con người Trung là tâm quân bình không có một tình dục nào vấn lên, ví được với "Xích tử chi tâm" của Mạnh, hay "Anh nhi chi tâm" của Lão, nó là lý tưởng của việc tu tập mà Lão, Thích chú trọng. "Đa ngôn số cùng, bất như thủ trung" (Càng nói càng cùng, không bằng giữ trung. Đạo Đức Kinh, ch.5). Hòa, trái lại là giữ tình trong cương trực: cứ kể lý thuyết mà nói thì Hòa là dưới Trung, cũng như Thái cực ở dưới Vô cực; nhưng đối với con người nhập thế muốn xử kỷ tiếp vật, thì hòa lại càng trở nên cần, nó vừa là hiệu quả của Trung, vừa là đường đi thiết yếu, nên Khổng Tử đặt Hòa liền sau Trung.
[22] Si c’set possible c’est fait, impossible cela sera fera. (Alexandre de Calonne)
- Mon enfant tu ne seras pas un homme médiocre, il faut que tu deviennes ou entièrement bon ou entièrement mauvais. (Plutarque, Vies des Hommes illustrés. Vie de Thémis Tocle)
-... progress depends on personal effort, and to suppress this effort constitutes a crime.
The whole will of man must be concentrated in this struggle in which he is upheld by the newly acquired sense of his human dignity from which he must draw at the same time the necessary strength and the proof of his high destiny: It is in the intensity of this effort and not in its form nor in its result, that the true degree of humanization is revealed. (Lecomte du Noüy, Human destiny, p.87-88)
[23] Luận Ngữ, Nhan Uyên (ch.12) #16.
[24] Cố hữu ngôn viết: Nhân vô ư thủy giám, đương ư dân giám. 故 有 言 曰: 人 無 於 水 監 當 於 民 監 (Kinh Thư, Tửu cáo tiết, 12)
Chương 21
THIÊN ĐẠO & NHÂN ĐẠO
第 二 十 一 章
自 誠 明, 謂 之 性. 自 明 誠, 謂 之 教. 誠 則 明 矣. 明 則 誠 矣. 右 第 二 十 一 章. 子 思 承 上 章 夫 子 天 道, 人 道 之 意 而 立 言 也. 自 此 以 下 十 二章 皆 子 思 之 言 以 反 覆 推 明 此 章 之 意 .
PHIÊN ÂM
Tự thành minh, vị chi tính. Tự minh thành, vị chi giáo. Thành tắc minh hĩ. Minh tắc thành hĩ. Hữu đệ nhị thập nhất chương. Tử Tư thừa thượng chương Phu Tử Thiên đạo, nhân đạo chi ý nhi lập ngôn dã. Tự thử dĩ hạ thập nhị chương giai Tử Tư chi ngôn dĩ phản phúc suy minh thử chương chi ý.
CHÚ THÍCH
- Tính 性 : nguyên động lực hướng dẫn muôn loài tới trật tự vật chất hoặc tinh thần.[1] Căn bản nhân đức là tính.[2]
- Thành 誠: Hoàn thiện.[3]
DỊCH CHƯƠNG 21
Thiên đạo và nhân đạo
Vốn hoàn thiện quang minh mọi lẽ,
Ấy tính trời muôn vẻ tinh anh.[4]
Quang minh rồi mới tinh thành,
Ấy nhờ giáo hóa tập tành mà nên.
Đã hoàn thiện, tất nhiên thông tuệ,
Thông tuệ rồi ắt sẽ tinh thành.
Chú = Đây là chương 21, Tử Tư dựa theo ý Đức Khổng nói về đạo Trời, đạo người ở chương trên mà viết ra. Từ đây trở xuống 12 chương đều là lời ông Tử Tư nói đi nói lại để bàn cho rõ ý chương này.
BÌNH LUẬN
Từ đoạn này, Trung Dung bắt đầu về thiên đạo và nhân đạo. Muốn hiểu rõ thiên đạo và nhân đạo ta phải hiểu rõ chữ thành.
Thành là một chữ rất quan hệ trong Nho giáo.
Tiên Nho cho rằng thành là:
- Thuần nhất bất tạp.[5]
- Chân thật vô vọng.[6] Tức là tinh toàn hoàn thiện, không vương vấn mảy may tà ngụy.
Tiên Nho cũng cho rằng:
- Chỉ có Trời là thành.[7]
- Thiên tính, thiên lý là thành.[8]
- Thánh nhân là thành.[9]
Tóm lại, thành là hoàn thiện. Đã là Trời, là thiên tính, thiên lý, thì tự nhiên thông tuệ, minh giác, đó là lẽ tự nhiên.
Còn như đối với con người, muốn trở nên hoàn thiện, trước hết phải minh giác, thông tuệ, mới có thể trở nên hoàn thiện được. Nhưng muốn trở nên minh giác, thông tuệ, lại cần nhờ đến sự giáo dục.
Thế là đường lối thánh phàm khác nhau, tuy là một nhưng tráo trở đầu đuôi.
THÁNH NHÂN : THÀNH —> MINH
THÀNH <— MINH <— GIÁC : THƯỜNG NHÂN
Cụ Phan Sào Nam bàn rằng: «Chữ tính với chữ giáo sở dĩ khác nhau, chỉ là cái giới hạn thiên với nhân: hoàn toàn do thiên phận mà nên, thuộc về phần thiên gọi bằng ‘tính’; cần nhờ công giáo tập mà nên thời thuộc về phần nhân gọi bằng ‘giáo’.»
Trình Tử cho rằng: «Người thường phải học hỏi để tiến dần từ bên ngoài vào nội tâm... Học cốt để biết tâm mình, biết đường lối tâm hồn phải noi theo, rồi ra sẽ hết sức noi theo đường ấy cho đến kỳ cùng, thế gọi là từ biết đi đến hoàn thiện. Cho nên học cần phải ‘tận kỳ tâm, tri kỳ tính’, rồi ra mới cố gắng thực hiện sự hoàn thiện, và nên thánh nhân vậy…» [10]
Còn thánh nhân thì ngược lại, các ngài trực giác ngay được bản tâm, bản tính, và do đó phóng phát ra bên ngoài.[11] Nói ra thì thành lời giáo huấn, mà xuất xứ, hành tàng, khởi cư, cử chỉ thì thành gương mẫu cho đời soi.
Dương Qui Sơn cũng bàn rằng: «Từ hoàn thiện đi đến minh giác là đường lối của Trời, cho nên gọi là tính. Tự minh giác đi đến hoàn thiện là đường lối của người nên gọi là giáo.
Đường lối Trời người có một nhưng tùy theo sự nhận thức của tâm mà thành ra sai biệt. Nhưng khi đã đi tới cùng thì chỉ có một đường. Vì thế lại nói: «Thành thời minh, minh thời thành.» [12]
Trình Tử cũng nói: «Thành với minh là một.» [13]
CHÚ THÍCH
[1] -... principe dirigeant, une force d’essence différente de la matière qui agit dans les êtres et particulièrement dans l’homme, c’est le moteur secondaire du développement harmonique des êtres dans l’ordre physique et dans l’ordre moral. Donc, la nature désigne l’ensemble des propriétés d’un être ‘qui est né ou produit sans aucune influence artificielle. Cette nature sera pour chaque espèce ou chaque individu le fondement premier et permanent de toute modification ultérieure.’ (Trần văn Hiến Minh, La Conception Confucéenne de l’Homme, p.42-43)
[2] La vertu a sa racine dans le Tính. (LK, II, 79) - Trần Văn Hiến Minh, op.cit., p.43.
[3] Trần Văn Hiến Minh, op. cit., p.158.- Couvreur, Lexique des Quatre Livres. - Lời bàn của cụ Phan Bội Châu: Chữ tính với chữ giáo sở dĩ khác nhau, chỉ là cái giới hạn thiên với nhân: hoàn toàn do thiên phận mà nên, thuộc về phần thiên gọi bằng ‘tính’; cần nhờ công giáo tập mà nên thời thuộc về phần nhân gọi bằng ‘giáo’. (Khổng học đăng, tr.373)
[4] - Nul arme ne peut blesser le Moi de l’homme, nul feu le bruler, nulle eau le mouiller, nul vent le dessécher. Il ne peut être ni blessé ni mouillé, ni desséché. Il est impérissable, inchangeant, immuable, sans commencement. On le dit immatériel, dépassant toute compréhension, et inchangeable. Si tu sais que le Moi de l’homme est tout cela, ne t’afflige pas. (Vishnou-Sutras, XX, 50)
- Hà kỳ tự tính bản tự thanh tịnh 何 其 自 性 本 自 清 淨
Hà kỳ tự tính bản bất sinh diệt 何 其 自 性 本 不 生 滅
Hà kỳ tự tính bản tự cụ túc 何 其 自 性 本 自 具 足
Hà kỳ tự tính bản vô động dao 何 其 自 性 本 無 動 搖
Hà kỳ tự tính năng sinh vạn pháp 何 其 自 性 能 生 萬 法
Chẳng dè tự tính gốc vẫn thanh tịnh
Chẳng dè tự tính gốc chẳng sinh diệt
Chẳng dè tự tính gốc sẵn đầy đủ
Chẳng dè tự tính tính gốc không động lay,
Chẳng dè tự tính sanh được muôn pháp.
(Pháp Bảo Đàn Kinh, tr.28-29)
- Bồ tát giới kinh vân: «Ngã bản nguyên tự tính thanh tịnh, nhược thức tự tâm, kiến tự tính, giai thành Phật đạo.» 菩 薩 戒 經 云: 我 本 元 自 性 清 淨 若 識 自 心 見 自 性 皆 成 佛 道 (Kinh Bồ tát giới nói: «Tự tính bản nguyên của ta vẫn thanh tịnh; nếu biết được tự tâm thấy được tự tính, thì đều thành Phật đạo.») (Pháp Bảo Đàn Kinh, tr.60-61)
- Brillante et immarcescible est la Sagesse. (Livre de la Sagesse)
[5] Viết: Nhất tắc thuần, nhị tắc tạp, thuần tắc thành, tạp tắc vọng. 曰: 一 則 純 二 則 雜 純 則 誠 雜 則 妄 (Trung Dung hoặc vấn, tr.104b)
[6] Viết: Thành chi vi nghĩa... chân thật vô vọng chi vân dã. 曰: 誠 之 為 義... 真 實 無 妄 之 云 也 (Ibid., tr.104b)
[7] Phù Thiên chi sở dĩ vi Thiên dã, xung mạc vô trẫm, nhi vạn lý kiêm cai, vô sở bất cụ, nhiên kỳ vi thể tắc Nhất nhi dĩ hĩ. Vị thủy hữu vật dĩ tạp chi dã. Thị dĩ vô thanh, vô xú, vô tư, vô vi nhi nhất nguyên chi khí. 夫 天 之 所 以 為 天 也, 沖 漠 無 朕, 而 萬 理 兼 該, 無 所 不 具, 然 其 為 體 則 一 而 已 矣. 未 始 有 物 以 雜 之 也. 是 以 無 清, 無 臭, 無 思, 無 為 而 一 元 之 氣 (Ibid., tr.104b)
[8] Duy Thiên lý vi chí thật vô vọng, cố Thiên lý đắc thành chi danh. 惟 天 理 為 至 實 無 妄, 故 天 理 得 誠 之 名 (Ib., tr.104a)
[9] Duy Thánh nhân chi tâm vi chí thật vô vọng, cố Thánh nhân đắc thành chi danh. 惟 聖 人 之 心 為 至 實 無 妄, 故 聖 人 得 誠 之 名 (Ib., tr.104a)
[10] Trình Tử viết: Tự kỳ ngoại giả học nhi đắc ư nội giả vị chi minh… Quân tử chi học tất tiên minh chư tâm tri sở vãng, nhiên hậu lực chi dĩ cầu chí. Sở vị tự minh nhi thành dã. Cố học tất tận kỳ tâm, tri kỳ tính, nhiên hậu phản nhi thành chi tác thánh nhân dã. 程 子 曰: 自 其 外 者 學 而 得 於 內 者 謂 之 明... 君 子 之 學 必 先 明 諸 心 知 所 往, 然 後 力 之 以 求 至. 所 謂 自 明 而 誠 也. 故 學 必 盡 其 心, 知 其 性, 然 後 反 而 誠 之 則 聖 人 也 (Trung Dung hoặc vấn, tr.111a)
[11] Tự kỳ nội giả đắc chi nhi kiêm ư ngoại giả vị chi thành. 自 其 內 者 得 之 而 兼 於 外 者 謂 之 誠 (Trung Dung hoặc vấn, tr.111a)
[12] Qui Sơn Dương thị viết: Tự thành nhi minh, thiên chi đạo dã. Cố vị chi tính. Tự minh nhi thành, nhân chi đạo dã. Cố vị chi giáo. Thiên nhân nhất đạo nhi tâm chi sở chí hữu sai yên. Kỳ qui tắc vô nhị chí dã. Cố viết thành tắc minh hĩ, minh tắc thành hĩ. 龜 山 楊 氏 曰: 自 誠 而 明, 天 之 道 也. 故 謂 之 性. 自 明 而 誠, 人 之 道 也. 故 謂 之 教. 天 人 一 道 而 心 之 所 至 有 差 焉. 其 歸 則 無 二 教 也. 故 曰 誠 則 明 矣, 明 則 誠 矣 (Trung Dung hoặc vấn, tr.102a)
[13] Thành dữ minh nhất dã 誠 與 明 一 也 (Trung Dung hoặc vấn, tr.111a)
Chương 22
THÁNH NHÂN CÙNG LÝ TẬN TÁNH
第 二 十 二 章
唯 天 下 至 誠 為 能 盡 其 性. 能 盡 其 性 則 能盡 人 之 性. 能 盡 人 之 性 則 能 盡 物 之 性. 能 盡 物 之 性 則 可 以 贊 天 地 之 化 育. 可 以 贊 天 地 之 化 育 則 可 以 與 天 地 參 矣.
PHIÊN ÂM
Duy thiên hạ chí thành[1] vi năng tận kỳ tính. Năng tận kỳ tính tắc năng tận nhân chi tính. Năng tận nhân chi tính, tắc năng tận vật chi tính. Năng tận vật chi tính, tắc khả dĩ tán Thiên địa chi hóa dục. Khả dĩ tán Thiên địa chi hóa dục, tắc khả dĩ dữ Thiên địa tham hĩ.[2]
CHÚ THÍCH
- Tận 盡 = sống đúng theo tính. Sống thật hoàn thiện. Sống đúng theo thiên lý. - Tán 贊= giúp.- Hóa dục 化 育 = sinh dưỡng, biến hóa.- Tham 參 = tham dự, cộng tác. - Chí thành 至 誠 = chí thành chí thiện.[3]
DỊCH CHƯƠNG 22
Thánh nhân cùng lý tận tính
Chỉ những bậc chí thánh trong thiên hạ,
Mới phát huy vẹn cả tính nhân loài.
Tận thiện mình rồi cải thiện mọi người,
Cải thiện người, rồi tác thành muôn vật.
Tác thành cho quần sinh trong trời đất,
Là giúp đất trời dinh dưỡng sinh linh.
Giúp đất trời trong công cuộc dưỡng sinh,
Nghiễm nhiên sẽ được cùng đất trời tham tán.[4]
BÌNH LUẬN
1. Chỉ có thánh nhân mới có thể tận tính:
Thực vậy, muốn tận tính phải biết hồi quang quán chiếu, phải đi sâu vào tâm khảm, phải thoát mọi vấn vương tục lụy. Đó là những điều mà thường nhân không làm được.
Nhưng nếu đi sâu vào tâm khảm sẽ biết tính, mà biết tính tức là sẽ biết được Trời (theo Mạnh Tử).[5]
Nói theo từ ngữ thông thường, tận tính là tìm ra được căn bản tâm thần mình. Mà căn bản tâm thần mình chính là Thái cực, là tuyệt đối thể, là Trời.[6]
2. Tận tính mình rồi sẽ tận tính người và tính vật:
Nho gia nói riêng và thánh hiền Đông Á nói chung đều chủ trương vạn vật nhất thể. Theo chủ trương này, muôn loài chỉ khác nhau về khí chất, hình thức, chủng loại bên ngoài, còn hoàn toàn giống nhau về căn cốt, tính lý bên trong.[7]
Vì thế biết tính mình sẽ biết tính người, tính vật.
Quảng Bình Du Thị cũng nói: «Tính muôn vạn người cũng là tính mình, cho nên biết rõ tính mình sẽ biết rõ tính người.» [8]
Qui Sơn Dương Thị cũng nói: «Xét về tính thì vạn vật cùng một gốc, nhưng nếu người không có thiên đức, không thể biết đến kỳ cùng thấu đáo được.» [9]
Mạnh Tử nói:
«Vạn vật giai bị ư ngã.» Thực là chí lý vậy.[10]
Nói cách khác, nếu chúng ta dùng ngũ quan, tri giác thông thường thì thấy muôn vật đều là gàng quải, chia phôi, nhưng nếu nhìn bằng con mắt tâm thần thì vạn vật chỉ là một thực thể duy nhất. Thực thể duy nhất ấy là Tính, là Đạo, hay Thái Cực.
Chu Hi cho rằng: Thái cực là Lý có trước trời đất, đã sinh ra trời đất, và hằng lồng trong trời đất vạn vật... làm khu nữu cho trời đất muôn vật.[11]
Cho nên tìm ra được tính, tức là tìm ra được thực thể vô biên, cơ cấu của vạn năng, căn bản của vạn vật hay là căn bản duy nhất theo từ ngữ của Kant.[12]
Biết rõ mình suy ra người, ra vật, vạn sự vạn loài, đó là phương pháp ‘dĩ nhất quan vạn’ của tiên nho.[13]
Ngày nay người ta gọi đó là phương pháp tổng quát, hay suy rộng. Nhờ phương pháp này mà nhân một có thể suy ra vạn, bất kỳ về phương diện nào.
Nhờ phương pháp này mà Mạnh Tử đã định được rằng thánh phàm đều cùng bản tính như nhau. Chỉ khác là: một đàng thì giữ được bản tâm bản tính; một đàng chẳng giữ được nó mà thôi.
Mạnh Tử viết: «Cho nên phàm những vật đồng loại thì bản tính giống nhau. Tại sao riêng về nhân loại, người ta lại nghĩ rằng bản tính chẳng tương tự ? Những vị thánh nhân và chúng ta đều cùng một loài.»[14]
Lạ lùng thay, sách Minh Triết (một trong các thánh thư Công giáo) cũng chủ trương đại khái rằng bất kỳ ai đã sinh làm người cũng do khí huyết của cha mẹ, cũng phải chịu sự thai nghén, cũng phải mang tiếng khóc chào đời, cũng phải cúc dục cù lao. sách viết thêm: «Chẳng có vua nào chào đời thể khác cả. Lối vào đời và lối ra khỏi đời chỉ có một cho bất cứ người nào.» [15]
Thiệu Tử viết: «[Thánh nhân] có thể lấy một tâm mình xem vạn tâm, lấy thân mình xem vạn thân, lấy một vật xem vạn vật, lấy một đời xem vạn đời.» [16]
3. Tận tính sẽ giúp đất trời trong cuộc hóa sinh
Đi sâu vào đáy lòng muôn vật, sẽ thấy muôn vật tiềm tàng một nguồn sinh lực vô biên, nếu biết cách khai thác sẽ có thể cải thiện, biến hóa vạn vật.
Tìm thấy rằng tuyệt đối làm căn bản cho thế giới tương đối hữu hình, sẽ suy ra được rằng nhân loại luôn ước mơ tuyệt đối, luôn hướng về tuyệt đối, và như vậy sẽ vạch cho mọi người thấy con đường tiến hóa và mục phiêu tiến hóa của mình. Chiều hướng tiến hóa là chiều hướng nội tâm, mục phiêu tiến hóa là phối kết Thượng Đế.
Tận dụng được vạn vật, tận thiện được vạn dân, tức là đã giúp Trời trong công cuộc hóa sinh vậy.
Thiệu Tử cũng cho rằng tất cả công phu học vấn là cốt tìm cho ra điểm kết hợp giữa Trời và người; và công phu giáo hóa, tu luyện cốt để giúp con người đi hết tầm tiến hóa khả dĩ kết hợp được với Trời.[17]
4. Giúp đất trời trong công cuộc hóa sinh
Nho giáo vốn chủ trương thánh nhân phối thiên (thánh nhân kết hợp với Trời).
Thiệu Tử viết: «[Thánh nhân] lấy lòng mình thay ý Trời, miệng mình thay lời Trời, tay mình thay công Trời, thân mình thay việc Trời.» [18]
Trình Tử viết: «Thánh nhân đạt tới sự thành nhất của Trời...[19] Trời là thánh nhân, thánh nhân là Trời...[20] Thánh nhân tức là Trời đất...[21] Đại nhân đức độ hợp trời đất, quang minh hợp nhật nguyệt.» [22]
Trong một bài đại luận về thánh nhân, Chu Hi cũng kết thúc bằng mấy chữ bất hủ như sau:
«Thánh nhân tức là hiện thân của Trời.»
Dịch Kinh từ lâu vốn coi con người toàn thiện là có đức độ sánh với Trời. Dịch Kinh viết: «Đức độ người ngang với đức độ trời đất, người sáng láng như hai vầng nhật nguyệt, biến thông tựa bốn mùa, ảnh hưởng người in tựa thần minh.» [23]
CHÚ THÍCH
[1] Chí thành 至 誠: naturali integritate summe rectus, seu sanctus. 至 誠 exhaurire cognitionem et actionem in perficiendo se, tum exemplo et institutione perficere alios, dein sapienti gubernio efficere ut omnia juxta suam naturam plene evolvantur, et sic adjuvare coelum et terram, quae producunt et conservant sed nequeunt cogere homines ut juxta naturam ipsi agant rebusque utantur. (Litteraturӕ Sinicӕ, p.205)
[2] Bản dịch của Séraphin Couvreur:
Seul, sous le ciel, le sage par excellence est capable de développer et de déployer entièrement ses qualités naturelles. Pouvant développer et déployer entièrement ses qualités naturelles il peut (par ses exemples et ses enseignements) faire que les autres hommes développent et déploient entièrement leurs qualités naturelles. Ensiute il peut (par de sages règlements) faire que toutes choses servent à l’homme selon toute l’étendue de leurs qualités naturelles. Pouvant faire que toutes choses servent selon toute l’étendue de leurs qualités naturelles, il peut aider le ciel et la terre à former et à conserver les êtres. Pouvant aider le ciel et la terre à former et à conserver les êtres, il peut être associé au ciel et à la terre.
[3] Trước tiên trau dồi học vấn, hoàn thiện hành vi để tận thiện mình, sau treo gương sáng, lập chế độ để cải thiện người, rồi khéo léo điều khiển để mọi sự phát huy tiến triển theo đúng bản tính, như vậy là giúp trời đất. Trời đất sinh đưỡng nhưng không ép được người phải theo thiên lý, theo thiên tính và sử dụng sự vật cho phải lẽ.
[4] C’est lui (Dieu) qui m’a donné une science infaillible des êtres,
pour me faire connaître la structure de l’univers, et les propriétés des éléments.
Le commencement, la fin de le milieu des saisons,
les alternances des solstices, les vicissitudes des temps,
les cycles des années et la position des étoiles,
la nature des animaux et les instincts des fauves,
la puissance des esprits et les raisonnements des hommes,
les différentes espèces des plantes et les vertus des racines.
Tout ce qui se cache et tout ce qui se voit, je l’ai appris;
car la Sagesse, ouvrière de toutes choses, me l’a enseigné.
(Livre de la Sagesse, 7-17, 22)
[5] Mạnh Tử, Tận tâm [thượng-1]
[6] Nho viết Thái cực, Thích viết Viên giác, Đạo viết Kim đan. Thái cực, Viên giác, Kim đan kỳ danh tuy tam, kỳ vật tắc nhất. Giá cá vật thị tính mệnh chân chủng tử. Sở vị cùng lý giả, tức cùng thử chân chủng. Sở vị tận tính giả, tức tận thử chân chủng. Sở vị trí mệnh giả, tức chí thử chân chủng. Tri thử chân chủng, nghịch nhi tu chi, dĩ chi tu tính nhi tính khả minh, dĩ chi tu mệnh nhi mệnh khả lập. 儒 曰 太 極, 釋 曰 圓 覺, 道 曰 金 丹. 太 極, 圓 覺, 金 丹 其 名 雖 三, 其 物 則 一. 這 個 物 是 性 命 真 種 子. 所 謂 窮 理 者, 即 窮 此 真 種. 所 謂 盡 性 者, 即 盡 此 真 種. 所 謂 致 命 者, 即 致 此 真 種. 知 此 真 種, 逆 而 修 之, 以 之 修 性 而 性 可 明, 以 之 修 命 而 命 可 立 (Thê Vân Sơn, Lưu Ngộ Nguyên, Ngộ đạo lục, tr.35)
[7] Nhân hòa vật, tuy nhiên hình chất khí loại hữu bất nhất dạng. Chí ư tính đô thị bẩm thụ tự thiên, bản lai một hữu thập ma bất đồng. 人 和 物, 雖 然 形 質 氣 類 有 不 一 樣. 至 於 性 都 是 稟 受 自 天, 本 來 沒 有 什 麼 不 同 (Trung Dung kim thích, tr.59)
[8] Thiên vạn nhân chi tính, nhất kỷ chi tính thị dã. Cố năng tận kỷ tính tắc năng tận nhân chi tính. Vạn vật chi tính, nhất nhân chi tính thị dã. Cố năng tận nhân chi tính, tắc năng tận vật chi tính. 千 萬 人 之 性, 一 己 之 性 是 也. 故 能 盡 己 性 則 能 盡 人 之 性. 萬 物 之 性, 一 人 之 性 是 也. 故 能 盡 人 之 性, 則 能 盡 物 之 性 (TD hoặc vấn, tr.114b)
[9] Qui Sơn Dương Thị viết: Tính giả, vạn vật chi nhất nguyên dã. Phi phù thể thiên đức giả, kỳ thực năng tận chi. 龜 山 楊 氏 曰: 性 者, 萬 物 之 一 元 也. 非 夫 體 天 德 者, 其 孰 能 盡 之 (Trung Dung hoặc vấn, tr.114b)
[10] Mạnh Tử, Tận tâm [thượng-2]
[11] Nhược vô Thái cực tiện bất phiên liễu thiên địa... Cố thường tại vật chi trung vi vạn vật chi đích. Vật vô chi, tắc vô dĩ vi căn chủ, nhi bất năng dĩ hữu lập. 若 無 太 極 便 不 翻 了 天 地... 故 常 在 物 之 中為 萬 物 之 的. 物 無 之, 則 無 以 為 根 主, 而 不 能 以 有 立 (Stanislas le Gall S.J., Tchou Hi sa doctrine son influence)
[12] La réalité infinie est le substrat de toute possibilité, le fondement universel. Si toutes les négations sont des limites, aucune chose n’est possible que par une autre chose qu’elle suppose, sauf l’ens realissimum. (Kant, Oeuvres, 17, 4758) (cf. Lucien Goldmann, La communauté humaine et l’univers chez Kant, p.50)
- «L’unique fondement possible.» (Ib., p.76)
- Nous trouvons chez Kant un très grand nombre d’expressions pour désigner l’inconditionné: le supra sensible, le souverain bien, la totalité, l’Universitas, le noumène, la chose en soi, l’intellect archetype, la volonté sainte, l’entendement intuitif ou créateur. (Ib., p.137)
[13] Dĩ nhất quan vạn. 以 一 觀 萬 (Thiệu Khang Tiết, Hoàng Cực Kinh Thế, q.5, tr.8)
- Phù sở dĩ vị chi quan vật giả phi dĩ mục quan chi dã, phi quan chi dĩ mục nhi quan chi dĩ tâm dã. Phi quan chi dĩ tâm nhi quan chi dĩ lý dã. Thiên hạ chi vật mạc bất hữu lý yên, mạc bất hữu tính yên, mạc bất hữu mệnh yên. 夫 所 以 謂 之 觀 物 者 非 以 目 觀 之 也 非 觀 之 以 目 而 觀 之 以 心 也. 非 觀 之 以 心 而 觀 之 以 理 也. 天 下 之 物 莫 不 有 理 焉, 莫 不 有 性 焉, 莫 不 有 命 焉 (Thiệu Khang Tiết, sđd., q.6, tr.26)
[14] Cố phàm đồng loại giả, cử tương tự dã. Hà độc chí ư nhân nhi nghi chi. Thánh nhân dữ ngã đồng loại giả. 故 凡 同 類 者, 舉 相 似 也. 何 獨 至 於 人 而 疑 之. 聖 人 與 我 同 類 者 (Mạnh Tử, Cáo Tử [thượng-7])
[15] Je ne suis, moi aussi, qu’un homme mortel, semblable à tous les autres, un descendant du premier être formé de la terre. J’ai été modelé en chair dans le sein de ma mère, òu pendant dix mois dans son sang j’ai pris consistance, grâce à la semence virile et au plaisir, compagnon du sommeil. A ma naissance, j’ai, moi aussi respiré l’aircommun, je suis tombé sur la terre qui nous reçoit tous pareillement, et des pleurs, comme pour tous, furent mon premier cri. J’ai été élevé dans les langes et parmi les soucis. Aucun roi ne connut autre début d’existence; il n’y a pour tous qu’une façon d’entrer dans la vie, comme d’en sortir. (Livre de la Sagesse, 7, 1-6)
[16] Vị kỳ năng dĩ nhất tâm quan vạn tâm, nhất thân quan vạn thân, nhất vật quan vạn vật, nhất thế quan vạn thế. 謂 其 能 以 一 心 觀 萬 心, 一 身 觀 萬 身, 一 物 觀 萬 物, 一 世 觀 萬 世 (Thiệu Khang Tiết, sđd., q.5, tr.6)
[17] Học bất tế Thiên nhân bất túc dĩ vị chi học... Cố do miễn cơ an, tận nhân khả dĩ hợp Thiên nhi nhân dữ Thiên tế, bất như thị khởi đắc vị chi học hồ? 學 不 際 天 人 不 足 以 謂 之 學... 故 由 勉 幾 安, 盡 人 可 以 合 天 而 人 與 天 際, 不 如 是 起 得 謂 之 學 乎? (Thiệu Khang Tiết, sđd., q.8, tr.26b)
[18] Hựu vị kỳ năng dĩ tâm đại thiên ý, khẩu đại thiên ngôn, thủ đại thiên công, thân đại thiên sự giả yên. 又 謂 其 能 以 心 代 天 意, 口 代 天 言, 手 代 天 工, 身 代 天 事 者 焉 (Ib., q.5, tr.5b)
[19] Thánh nhân thành nhất chi ư Thiên. 聖 人 誠 一 之 於 天 (Trình Tử kinh thuyết, 8, tr.5b)
[20] Thiên tức thánh nhân, thánh nhân tức thiên. 天 即 聖 人 聖 人 即 天 (Ib., tr.5b)
[21] Thánh nhân tức thiên địa dã. 聖 人 即 天 地 也 (Nhị Trình toàn thư, di thư nhị thượng, tr.4a)
[22] Đại nhân giả dữ thiên địa hợp kỳ đức, dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh, phi tại ngoại dã. 大 人 者 與 天 地 合 其 德, 與 日 月 合 其 明, 非 在 外 也 (Nhị Trình toàn thư, di thư nhị thượng, tr.3a)
[23] En un mot, le Saint est le Ciel personnifié. 四 時 行 而 百 物 生, 莫 非 天 理 發 現 流 行 之 實 不 得 言 而 見 聖 人 一 動 一 靜, 莫 非 妙 道 精 義 之 際 亦 天 而 已 (Luen yu, ch.17, #18 comment)
Le I-king avait depuis longtemps déjà représenté l’homme parfait comme l’égal du Ciel en perfection: «Ses vertus, y est, il dit, égalent celles du Ciel et de la terre, il brille comme le soleil et la lune, sa régularité est comparable à celle des quatre saisons, son influence rappelle celle des Esprits. (Stanislas le Gall S.J., sđd., p.67Chương 23
PHƯƠNG PHÁP TU THÂN ĐỂ TIẾN TỚI THÁNH HIỀN
第 二 十 三 章
其 次 致 曲. 曲 能 友 誠. 誠 則 形. 形 則 著. 著則 明. 明 則 動. 動 則 變. 變 則 化. 唯 天 下 至 誠 為 能 化.
PHIÊN ÂM
Kỳ thứ trí khúc. Khúc năng hữu thành. Thành tắc hình; hình tắc trứ; trứ tắc minh; minh tắc động; động tắc biến; biến tắc hóa. Duy thiên hạ chí thành vi năng hóa.[1]
CHÚ THÍCH
- Khúc 曲: (1) Nhỏ, vụn vặt,[2] (2) Cong queo, vạy vò.[3] - Trí khúc 致 曲: (1) Chất chứa những cái lẻ loi để làm cho đầy đủ (Ph. Khoang), (2) Cố làm cho tâm tính còn khiếm khuyết trở nên hoàn hảo (Couvreur), (3) Phát triển thiện đoan (Legge).
DỊCH CHƯƠNG 23
Phương pháp tu thân để tiến tới thánh hiền
Hai là bao chếch mác liệu san cho bằng phẳng,
Bao cong queo cố uốn nắn lại cho ngay.
Rồi cũng nên trọn hảo kém chi ai,
Sự trọn hảo sẽ hiện ra ngoài hình sắc.
Sẽ sáng lên như trăng sao vằng vặc,
Sẽ huy hoàng và sẽ tác động ngay.
Tác động rồi sẽ cảm hóa liền tay.
Đã cảm hóa sẽ đổi thay thiên hạ,
Duy bậc chí thành mới có tài cảm hóa.[4]
BÌNH LUẬN
Chương trên đã nói về thiên đạo, thánh đạo, chương này nói về nhân đạo.
a. Kỳ thứ trí khúc
Dương Qui Sơn bình: «Tận tính là hoàn thiện, trí khúc là trở nên hoàn thiện. Học vấn, suy tư, biện luận, thực hành là trí khúc vậy.» [5]
Chữ trí khúc thật là khó cắt nghĩa. Các nhà bình luận mỗi người một cách.
Couvreur dịch trí khúc là ‘perfectionner une nature défectueuse’ (tu sửa tính tình còn khiếm khuyết cho nên hoàn thiện).
Legge dịch ‘kỳ thứ trí khúc’ là ‘next to the above is he who cultivates to the utmost the shoots of goodness in him’ (tiếp đến là kẻ phát huy đến cùng cực những thiện đoan trong người họ).[6]
Cụ Phan Bội Châu viết: «Khúc là một việc lẻ loi mà chưa được hoàn thành... Nhưng vì công phu trí khúc mà cũng hay đầy đủ được phân lượng của thành.» [7]
Tiên nho như Trình Tử, Dương Qui Sơn, v.v. cho rằng trí khúc là phát huy đến cùng cực những đức tính mình được bẩm thụ nhiều hơn, xong rồi dần dà phát huy các thiện đoan khác để cuối cùng tiến tới hoàn thiện.[8]
Các ngài cho rằng: Thiện đoan nơi con người phát sinh không đồng đều nhau. Tùy theo sự bẩm thụ dày mỏng mà thiên về nhân, về nghĩa, về hiếu, về đễ, v.v. không đồng đều nhau. Nếu nhân khí nhiều, nhân sẽ phát triển nhiều hơn, mà nghĩa sẽ kém hơn. Nếu nghĩa khí nhiều, nghĩa sẽ phát triển nhiều hơn, mà nhân sẽ kém hơn. Cứ tùy theo sự phát triển thiên thắng về phía nào mà cố gắng phát huy phía ấy cho đến cùng cực.
Ví dụ: Nhân thiên thắng thì phát huy đức nhân đến cùng cực, rồi lại quay sang nghĩa, sang trí, mà phát huy đến cùng cực, cứ thế... Như vậy, thì mỏng sẽ thành dày, khác biệt sẽ thành giống nhau. Nhân sẽ dày mà nghĩa cũng không mỏng. Như vậy sẽ quán thông được toàn thể.[9]
Ta cũng có thể nương theo nghĩa chữ khúc là ‘cong queo’ mà dịch chữ trí khúc là ‘uốn nắn lại những gì cong queo, sửa sang lại những gì chếch mác, để trở nên hoàn thiện.’
Cắt nghĩa cách này có cái lợi là sẽ tìm ra được những âm hưởng tương tự trong Đạo Đức Kinh của Lão giáo và Thánh kinh Công giáo.
Chương 22 của Đạo Đức Kinh viết: «Khúc tắc toàn, uổng tắc trực, trật tắc doanh, tệ tắc tân.» 曲 則 全, 枉 則 直, 窪 則 盈, 敝 則 新 .
Tạm dịch:
Bao dang dở, làm cho tươm tất,
Bao cong queo, hãy bắt cho ngay.
Hãy san chỗ trũng cho đầy,
Cũ càng đổi mới, mới ngay tức thì.
Isaie (40, 3-4) viết:
«Vì Yahvé, hãy mở đường trong sa mạc,
Hãy chỉnh trang đạo lộ chốn hoang vu.
Lấp thung lũng, bạt đồi núi hoang vu,
Biến vực thẳm cho trở thành đồng nội.»
b. Thành tắc hình, hình tắc trứ, trứ tắc minh
Đã hoàn thiện bên trong, tự nhiên sẽ nhuận sắc đến thân thể, phóng phát quang huy ra bên ngoài, hiển hiện ra ngôn từ cử chỉ, phát lộ thành văn chương sự nghiệp, v.v.
Đó là định luật ‘Thành ư trung, hình ư ngoại’ đã được đề cập trong sách Đại Học (ch.6). Tứ Thư Ngũ Kinh thường đề cập định luật này.
Dịch Kinh viết nơi quẻ Khôn: «Quân tử hoàng trung thông lý, chính vị cư thể. Mỹ tại kỳ trung, nhi sướng ư tứ chi, phát ư sự nghiệp.»
Người Nhân thông lý Trung hoàng,
Vào nơi chính vị mà an thân mình.
Đẹp từ tâm khảm xuất sinh,
Tứ chi sảng khoái, công trình hiển dương.
Chương 6 của Đại Học viết: «Phú nhuận ốc, đức nhuận thân, tâm quảng, thể bàn.»
Giàu thời nhà cửa khang trang,
Đức thời thân thể an khang rạng ngời.
Lòng mà khinh khoát thảnh thơi,
Rồi ra sẽ thấy hình hài tốt tươi.
Mạnh Tử viết: «Cái bản tính của người quân tử có đủ những đức nhân, nghĩa, lễ, trí. Những đức căn cứ nơi tâm, nhưng khi phát sinh ra thì hiện một cách rõ ràng nơi mặt, chiếu nơi lưng, phơi bày nơi tay chân. Chẳng đợi dùng lời nói mà giải bày, chân tay người quân tử có đủ khí tượng về nhân, nghĩa, lễ, trí vậy.» [10]
Ông còn nói: «Người quân tử lập chí ở đạo, nếu chưa thấy phát huy được đạo ra bên ngoài thì chưa đạt đạo.» [11]
Trình Tử bình rằng: «Quân tử giữ đạo mà chưa nhuận trạch được thân thể, chưa phóng phát được quang huy ra bên ngoài, là chưa đạt đạo. Dịch viết: Đẹp bên trong, thân thể sẽ sảng khoái, thế là thành chương vậy.» [12]
Nghiên cứu các bức chân dung thánh hiền ta thấy:
- Dung nhan quang nhuận, cốt cách thanh tao, dáng điệu ung dung thư thái.
- Các xương đầu đôi khi nở nang khác thường, nhất là các vị đã luyện khí công, nội công.[13]
Đó cũng là những chứng nghiệm để xác thực định luật nói trên.[14]
c. Minh tắc động, động tắc biến, biến tắc hóa
Khi sự hoàn thiện đã phát lộ ra bên ngoài[15] sẽ ảnh hưởng đến dân chúng. Đó là định luật cảm ứng của trời đất.[16] Hệ Từ viết:
Hạc kêu khuất nẻo đâu đây,
Mẹ kêu con đáp cả bầy hòa minh.
Ta đây có rượu thần linh,
Ta đem ta sẻ, ta dành cho ai.
Dạy rằng quân tử trên đời,
Ngồi nhà nói phải muôn người vâng theo.
Dặm nghìn còn phải hướng chiều,
Thời gần gang tấc đâu điều lần khân.[17]
Khi đã ảnh hưởng đến dân chúng, các bậc thánh nhân sẽ cảm hóa được mọi người.
Quảng Bình Du Thị nói: «Hoàn thiện đến mức phát lộ ra bên ngoài thì trong ngoài sẽ thông suốt, cơ thể sẽ đượm màu thanh cao, trong sáng. Vì thế, phát lộ sẽ trong sáng; trong sáng rồi sẽ động chúng; cho nên sáng sẽ động. Động rồi sẽ thay đổi được phong tục, cho nên động sẽ biến. Biến rồi sẽ thay đổi được ô trọc thành thanh cao, bạo tàn thành hiền lương. Nhưng biến là đổi mà hãy còn dấu vết, còn hóa thì đổi mà không còn dấu vết cũ nữa. Cho nên chỉ có thần thánh mới có thể làm được như vậy.» [18]
CHÚ THÍCH
[1] Couvreur dịch: Après ces hommes (qui sont naturellement parfaits), viennent ceux qui perfectionnent une nature défectueuse. Une nature défectueuse peut devenir parfaite. Aussitôt sa perfection paraît; elle devient manifeste, elle exerce de l’influence (sur les hommes et les choses), elle les change, elle les transforme. Seul sous le ciel celui qui est vraiment parfaît, a le pouvoir d’opérer des transformations.
[2] Xem các bản dịch của cụ Phan Bội Châu, Phan Khoang, bản chú của Trung Dung kim thích)
[3] Bản dịch Đoàn Trung Còn, Couvreur.
Danh ngôn đối chiếu:
[4] Ainsi ont été redressées les voies de ceux qui sont sur la terre, et les hommes ont appris ce qui t’est agréable, et ils ont été sauvés par la sagesse. (Livre de la Sagesse, 9, 18)
- Une voix crie:
Frayez dans le désert le chemin de Yahweh,
aplanissez dans le steppe une route pour notre Dieu.
Que toute vallée soit comblée,
toute montagne et colline abaissées;
que le sol montueux se fasse plaine,
et les escarpements, vallons ! (Isaïe 40-3, 4)
- Đạo Đức Kinh, ch.22:
Bao dang dở làm cho tươm tất,
Bao cong queo hãy bắt cho ngay.
Hãy san chỗ trũng cho đầy,
Cũ càng đổi mới, mới ngay tức thì.
Nghèo nàn sẽ thỏa thuê đầu đủ,
Của cải nhiều trí lự ám hôn.
Thánh nhân một dạ sắt son,
Hòa mình với đạo, treo gương cho đời.
Ít phô nhưng rạng ngời sáng quắc,
Chẳng khoe nhưng vằng vặc trăng sao.
Chẳng cầu cạnh vẫn cao công nghiệp,
Rẻ rúng thân, ngồi tít tầng cao.
Không tranh ai nỡ tranh nào,
Lời người xưa nói, lẽ nào sai ngoa.
"Bao dang dở làm cho tươm tất",
Tươm tất rồi là chắc về "Ngài".
[5] Qui Sơn Dương Thị viết: Năng tận kỳ tính giả thành dã.
Kỳ thứ trí khúc giả, thành chi dã. Học vấn, tư biện, nhi đốc hành chi, trí khúc dã. 龜 山 楊 氏 曰: 能 盡 其 性 者 誠 也 其 次 致 曲 者 誠 之 也 學 問, 思 辨, 而 篤 行 之 致 曲 也 (Trung Dung hoặc vấn, tr.117a,b)
[6] J. Legge trans., The Doctrine of the Mean, p.417.
[7] Phan Bội Châu, Khổng học đăng I, tr.375.
[8] Trí khúc công phu thị tự nhất thiên chi thiện suy chi, dĩ quán thông hồ toàn thể. 致 曲 功 夫 是 自 一 偏 之 善 推 之, 以 貫 通 乎 全 體 (Trung Dung hoặc vấn, tr.117b)
[9] Thiện đoan sở phát tùy kỳ sở bẩm chi hậu bạc, hoặc Nhân, hoặc Nghĩa, hoặc Hiếu, hoặc Đễ nhi bất năng đồng. Như bẩm đắc nhân khí hậu, tắc phát xuất lai đa thị nhân, nhi nghĩa ý tứ toàn thiểu. Như bẩm đắc nghĩa khí hậu tắc phát hiện lai đa thị nghĩa nhi nhân ý tứ toàn thiểu. Các nhân kỳ phát hiện chi thiên nhất nhất suy dĩ chí hồ kỳ cực. Như nhân nhân chi phát hiện suy chi dĩ chí nhân chi cực. Hựu nhân nhân phát hiện chi thiên xứ nhi suy chi dĩ cập ư nghĩa, sử nghĩa diệc chí kỳ cực, nhược lễ nhược trí mạc bất giai nhiên. Thử sở vị các nhân kỳ phát hiện chi thiên nhất nhất suy chi dĩ chí kỳ cực dã. Sử kỳ bạc giả hậu nhi dị giả đồng. Tự phù suy nhân chi khúc dĩ cực ư nghĩa tắc nhân cố hậu nhi nghĩa diệc bất vi bạc. Suy nghĩa chi khúc dĩ cực ư nhân tắc nghĩa cố hậu nhi nhân diệc bất vi bạc. Thủy hữu hậu bạc bất miễn hữu dị, kim vô hậu bạc tắc dị giả đồng hĩ. Cố viết bạc giả hậu nhi nhị giả đồng. Bạc giả hậu nhi dị giả đồng tắc quán thông hồ toàn thể hĩ. 善 端 所 發 隨 其 所 稟 之 厚 薄, 惑 仁 惑 義 惑 孝 惑 悌 而 不 能 同. 如 稟 得 仁 氣 厚, 則 發 出 來 多 是 仁, 而 義 意 思 全 少, 如 稟 得 義 氣 厚 則 發 現 來 多 是 義 而 仁 意 思 全 少. 各 因 其 發 現 之 偏 一 一 推 之 以 至 乎 其 極. 如 因 仁 之 發 現 推 之 以 至 仁 之 極. 又 因 仁 發 現 之 偏 處 而 推 之 以 及 於 義. 使 義 亦 至 其 極 若 禮 若 智 莫 不 皆 然. 此 所 謂 各 因 其 發 現 之偏 一 一 推 之 以 至 其 極 也. 使 薄 者 厚 而 異 者 同. 自 夫 推 仁 之 曲 以 極 於 義 則 仁 固 厚 而 義 亦 不 為 薄 推 義 之 曲 以 極 於 仁, 則 義 固 厚 而 仁 亦 不 為 薄. 始 有 厚 薄 不 免 有 異 今 無 厚 薄 則 異 者 同 矣. 故 曰: 薄 者 厚 而 異 者 同. 薄 者 厚 而 異 者 同 則 貫 通 乎 全 體 矣 (Trung Dung hoặc vấn, tr.117b-118a)
[10] Mạnh Tử, Tận tâm [thượng-21] (Đoàn Trung Còn dịch)
[11] Quân tử chi chí ư đạo dã, bất thành chương bất đạt. 君 子 之 志 於 道 也 不 成 章 不 達 (Mạnh Tử, Tận tâm [thượng-24])
Các bản dịch của Couvreur, Legge, Đoàn Trung Còn đều dịch đại khái là: «Người quân tử lập chí ở đạo, nhưng phải thành thục văn chương, rồi mới thấu đạt ý nghĩa của thánh nhân vậy.» Dịch như thế thiết tưởng chưa ổn lắm.
[12] Quân tử bất thành chương bất đạt. Dịch viết: Mỹ tại kỳ trung, nhi sướng ư tứ chi, thành chương chi vị dã. 君 子 不 成 章 不 達. 易 曰: 美 在 其 中 而 暢 於 四 肢, 成 章 之 謂 也.(Nhị Trình toàn thư. Di thư 18, tr.48a)
[13] Comme chez tous les Immortels (sien-jen), le crâne présente une énorme bosse frontale signifiant que les sages ont fortifié leur cerveau en tant que réservoir d’énergie vitale. (Jean Rivolier)
[14] Thánh kinh Công giáo cũng viết: «Đầy trong lòng, phát ra miệng.» (Matthieu 12, 34)
[15] Dương Thị ký dĩ quang huy phát ngoại vi minh hĩ. 楊 氏 既 以 光 輝 發 外 為 明 矣 (Trung Dung hoặc vấn, tr.117a)
[16] Thiên địa chi gian chỉ hữu nhất cá cảm dữ ứng nhi dĩ. 天 地 之 間 只 有 一 箇 感 與 應 而 已 (Nhị Trình toàn thư. Di thư 18, tr.7b)
[17] Hệ Từ Thượng, 8.
[18] Quảng Bình Du Thị viết: Thành chí ư trứ tắc nội ngoại oa triệt, thanh minh tại cung. Cố trứ tắc minh. Minh tắc hữu động chúng. Cố minh tắc động, động tắc hữu dịch tục. Cố động tắc biến. Biến tắc cách ô dĩ vi thanh, cách bạo dĩ vi lương, nhiên do hữu tích dã. Hóa tắc kỳ tích mẫn hĩ. 廣 平 游 氏 曰: 誠 至 於 著 則 內 外 渦 徹 清 明 在 躬. 故 著 則 明 明 則 有 動 眾. 故 明 則 動 動 則 易 俗. 故 動 則 變. 變 則 革 汙 為 清, 革 暴 以 為 良, 然 猶 有 跡 也. 化 則 其 跡 泯 矣 (Trung Dung hoặc vấn, tr.117a)
- Hoặc vấn biến dữ hóa hà biệt. Vương thị vị nhân hình di dịch vị chi biến. Ly hình đốn cách vị chi hóa. Nghi kỳ thuyết chi thiện dã. Tử viết phi dã. Biến vị ly kỳ thể dã. Hóa tắc cựu tích tận vong. Tự nhiên nhi dĩ hĩ. Cố viết động tắc biến, biến tắc hóa; duy thiên hạ chí thành vi năng hóa. 或 問 變 與 化 何 別. 王 氏 謂 因 形 移 易 謂 之 變. 離 形 頓 革 謂 之 化. 疑 其 說 之 善 也. 子 曰: 非 也. 變 未 離 其 體 也. 化 則 舊 跡 盡 亡. 自 然 而 已 矣 故 曰: 動 則 變, 變 則 化; 惟 天 下 至 誠 為 能 化 (Nhị Trình toàn thư. Túy ngôn, I, tr.8b)
No comments:
Post a Comment