Wednesday, February 23, 2011

THIÊN CHÚA GIÁO * GIÁO LÝ III

Mục V (Chương 13)

Chương 13 - Không tin con người có Thiên Tính

Đạo Công giáo không hiểu biết về con người, nên cho rằng con người chỉ có xác và hồn, không biết rằng con người còn có Thần bên trong nữa.

Hồn là cái gì biến thiên mà Công giáo không biết, cứ lo cứu hồn. Mặc dầu Chúa Giêsu phán: "Ai cứu hồn mình sẽ mất nó. Và ai mất hồn mình vì ta sẽ được nó" [Qui invenit animam suam, perdet illam, et qui perdiderit animam suam propter me, inveniet eam. Mt 10:39.]. Các bản dịch sau này dịch Anima là sự sống, thật hết sức vô nghĩa.

Hồn theo Á Đông chỉ là vọng tâm, cần rũ bỏ. Thần mới là Chân tâm, mới là cái gì vĩnh cửu, cần ôm ấp, chắt chiu. Đạo Lão nói: Tâm tử, thần hoạt. [Hồn chết đi, cho thần hoạt động]. Á Đông cho rằng Thần mình và Thần trời đất là một, cho nên quả quyết là Trời ở trong ta.

Đạo Công giáo không nhận con người có Thần, nên chỉ lo cứu hồn. Công giáo không biết Hồn là cái gì biến thiên, nên chuyên lo cứu Hồn. Mà không biết rằng chỉ có thần là bất biến, cần ôm ấp nó.

Bà La Môn dạy TAT TVAM ASI [Con là Cái đó]. Mà cái đó là Brahman, là Tối thượng thần.

Toàn bộ UpanIsahads dạy con người trở thành Brahman. Manduka UpanIsahad 3. 2. 9 viết: "Ai biết Brahman sẽ trở thành Brahman." Và Anquetil Duperron cho rằng câu này toát lược toàn bộ UpanIsahads :Ai mà hiểu Brahman, sẽ trở thành Brahman. [69]

Chúa phán : I am who I am, Ta là bản thể [Ex. 3:13-15]. Xưa nay không ai hiểu là Chúa nói gì, nay tôi hiểu là Chúa muốn nói Ta là Bản Thể. Mà đâu có bản thể, thì đấy có hiện tượng. Mà bản thể thì bất biến, còn hiện tượng thì biến thiên. Cái gì biến thiên nơi ta, thì là hiện tượng. Cái gì bất biến nơi ta, thì đó là bản thể, là Thượng đế. Suy rõ như vậy, ta sẽ thấy trong ta có Thượng đế, và ta có thể tìm thấy Ngài trong ta.

John of the Cross nói: Trung điểm tâm hồn ta là Thượng đế.[70] Sau khi Adong ăn trái cấm, Chúa Elohim phán: Này người đã nên như một vị trong chúng ta để biết được tốt xấu. [Gen. 3, 22]. Chính Chúa Elohim đã nói con người đã nên bằng Thiên Chúa. Thì sau này ta nói ta có thể nên bằng Thiên Chúa, có gì là phạm thượng đâu. Công giáo cho rằng ai dám xưng mình bằng Thượng đế là phạm thượng đáng sa hỏa ngục đời đời, và đó cũng là tội của Lucifer.

Định nghĩa Chúa là Bản Thể con người cũng chứng minh được rằng Chúa ở khắp mọi nơi, và nếu Ngài là Bản thể chúng ta thì chúng ta cũng có cơ tiến hóa tới Ngài. Học thuyết này Âu châu gọi là PantheIsam. Bà Blavatsky cho rằng Thượng đế tiềm ẩn trong lòng vạn hữu, trong lòng mỗi nguyên tử của thế giới vô hình và hữu tướng. [71].

Giám mục John Robinson, tác giả quyển Honest to God, cho rằng không thể định nghĩa là Chúa ở trên Trời, mà phải nói như Tillich rằng Chúa ở trong tầng sâu con người. [ 72]

Bảy Cái Nhìn Về Thượng đế Khảo sách vở, ta thấy xưa nay nhân loại nhận định về Thượng đế bằng bảy cách như sau:

1- Thần Luận [Théisme].

Phái này tin Thượng đế hữu ngã, can thiệp vào chuyện đời.

2- Độc Thần [Monothéisme].

Do Thái, Hồi giáo hoàn toàn Độc Thần. Công giáo thì là Độc thần nhưng là Tam Vị Nhất Thể [Trinity]. Độc Thần tin rằng Chúa đã dựng nên muôn loài, hoàn toàn ở bên ngoài vạn hữu, Ngài ở trên trời, nhưng luôn can thiệp vào truyện hồng trần. [73] Trên đây đã cho thấy quan niệm Chúa là một thực thể riêng biệt đã bị nhiều người như Giám Mục John Robinson, hay nhà thần học Tillich cho là những quan niệm lỗi thời, cần phái định nghĩa lại.

3- Đa Thần [Polythéisme] như Ấn Giáo.

Tuy nhiên Ấn giáo cho rằng thần nào cũng chỉ là một khía cạnh, một phương diện của vị Tối Thượng Thần.

4- Hữu Thần [Déisme].

Môn phái này thuộc thế kỷ 18. Tin có Thượng đế, nhưng từ khi Thượng đế tạo nên vũ trụ thì không còn dây vào truyện đời. Lord Herbert Cherbury [1383-1648] là cha đẻ ra môn phái này. Nhiều danh nhân thế kỷ XVIII như Voltaire, hay Benjamin Flanklin, Georges Washington, v.v... cũng theo môn phái này.

5- Phiếm Thần [Panthéisme],

coi Thượng đế này là chính vũ trụ, hay nói đúng hơn, Thượng đế là đại ngã, là chân tâm vũ trụ. [74] Tillich đã gọi Thượng đế là căn cơ, gốc gác muôn loài [The ground of all beings, A depth at the Center of Life]. Phiếm Thần không bao giờ coi Thượng đế là vũ trụ hình danh, sắc tướng bên ngoài [Natura Naturata] mà chỉ coi Ngài là chân tâm vũ trụ [Natura Naturans]. Tại sao? Vì vũ trụ hình danh sắc tướng bên ngoài là cái gì biến thiên, còn chân tâm mới là cái gì vĩnh cửu, bất biến.

Phiếm thần dạy chúng ta muốn tìm Thượng đế phải tìm Ngài trong thâm tâm ta, vì Ngài chính là bản thể ta. Chúng ta là hình hiện của Ngài.[75] Các môn phái triết gia danh tiếng như phái Khắc Kỷ [Stoic] gồm các triết gia như Zenon, Senèque, Marc-Aurèle, Epictète, như Platon và môn phái Néo-platoniciens, như Spinoza, như Giordino Bruno, như Eckhart, như các tôn giáo Á châu: Ấn giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Cao Đài đều theo.

Phiếm Thần, hay nói cách khác, bất kỳ ai theo học thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể đều theo thuyết Phiếm Thần. [76] Vì Phật giáo chủ trương Bản Thể là Vũ Trụ, vũ trụ là bản thể nên Phật giáo cũng đứng trong hàng ngũ phiếm thần.[77] Các thánh hiền Đông Tây, các nhà huyền học [Mystics] đông tây như môn phái Kaballah Do Thái Giáo, như SufIsam Hồi giáo, như Tam Điểm [Free-masonry], như mật tông HermetIsam, như Alchemy, như các nhà huyền học Công giáo, như Ấn giáo, Khống, Lão, Phật, Cao Đài v. v... tất cả đều phiếm thần.

Tôi cũng long trọng tuyên xưng tôi chủ trương phiếm thần 30, 40 năm nay rồi.

- Vì tin Thượng đế là bản thể tôi, nên tôi mới có thể ngửng đầu lên nhìn được mọi người, nên tôi mới thấy con người tôi rất là giá trị.

- Vì tin Thượng đế là bản thể tôi, nên tôi mới mong có thể tu luyện thành thánh, hiền, tiên, phật..

- Vì tin Thượng đế là bản thể tôi, nên tôi và chúng sinh là một. Tôi và chúng sinh khác nhau, là vì những lớp áo vỏ bên ngoài, là vì trình độ hiểu biết khác nhau, vì tâm tư khác nhau mà thôi.

- Vì tin Thượng đế là bản thể muôn loài, nên tôi thấu hiểu Ngài thông minh ra sao, quyền phép ra sao, và ở khắp nơi ra sao.

- Vì tin Thượng đế là bản thể muôn loài, nên tôi thấy muôn loài đều phải nỗ lực tiến về Ngài. Nhưng muốn tiến được về với Ngài, không thể nào thực hiện được trong một đời, một kiếp, nên tôi tin có luân hồi.

- Vì tin Thượng đế là bản thể muôn loài, nên tôi rất trọng ngọn đèn lương tâm mà Trời đặt trong tôi và mỗi người chúng ta. Lương tâm chính là Bản Thể chúng ta, chính là Phật tính của chúng ta. Tôi rất sung sướng là đã tìm ra được định nghĩa chân chính về Thượng đế, và đã biết Ngài là bản thể con người tôi và chúng sinh, chứ không phải là một nhân vật sống ngoời vũ trụ như Công giáo thường định nghĩa, và coi Ngài như là một đấng ở trên Trời.

Carl Jung nói quan điểm Thượng đế hữu Ngã là quan điểm của Á châu. Quan điểm Thượng đế vô ngã mới là quan điểm phổ quát [Universal archetype] Lão tử viết: Phù vật vân vân, các qui kỳ căn, qui căn viết tĩnh, phục mệnh viết trường [Đạo Đức Kinh, ch. XVI].

Mà tôi dịch là:

Muôn loài sinh hóa đa đoan,

Rồi ra cũng phải lai hoàn bản nguyên.

Hoàn bản nguyên an nhiên phục mệnh.

Phục mệnh rồi trường vĩnh vô cùng.

Vì thế mà các Đạo Giáo Á Đông dạy ta phải "qui căn phản bản", hay "qui nguyên, phục thủy."

Bà La Môn dạy ta tiến:

Từ Hư Vọng tới Chân Thực,

Từ Tối Tăm đến Ánh Sáng.

Từ Tử Vong đến Bất Tử. [Brih. 1.3. 28] [78].

Đạo Phật dạy bốn chữ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Tiến tới Thường Hằng, Hạnh Phúc, Đại Ngã, Thanh Tịnh. Đạo Nho dạy Khử Nhân Dục [vọng tâm], tồn Thiên Lý [chân tâm], và hễ Nhân dục thắng, thì Thiên Lý vong. Và phải giữ sao cho lòng được Quang, Minh, Chính, Đại. Thật là hết sức đẹp đẽ. Như vậy, Giác ngộ chính là tìm ra được chân tâm, chân ngã, khuất lấp sau các bức màn vô minh và hiện tượng.

Xưa tôi cứ tưởng là mỗi người giác ngộ một cách, và khi đọc các Thiền Sư, thấy nói ông này giác ngộ, ông kia giác ngộ, mà không mấy khi nói giác ngộ thấy gì. Nhưng càng ngày càng thấy Giác Ngộ chỉ là Kiến Tính thành Phật mà thôi. Giác Ngộ là ấn chứng của Trời đất, cho biết mình đã được tuyển lựa để đi vào con đường hiền thánh. Tuy nhiên không phải là đi ngay được đến chổ tuyệt luân tuyệt đích.

Dịch Kinh cho thấy từ Giác Ngộ đến lúc thành đạo, có 7 giai đoạn:

- PHỤC [Địa Lôi Phục], thấy được rằng trong mình có tính trời.

- LÂM [Địa Trạch Lâm], đem được con người về với Trời, đến với Trời.

- THÁI [Địa Thiên Thái], biết rằng trời lồng trong tâm khảm mình, thấy mình được Thân Tâm an lạc, tìm ra được thế quân bình giữa tinh thần và vật chất.

- Đại TRÁNG [Lôi Thiên Đại Tráng], thấy mình tinh thần hết sức mạnh mẽ, vì luôn hoạt động theo đúng đường Trời.

- QUẢI [Trạch Thiên Quải] rũ sạch mọi tàn tích vật chất còn vương vấn nơi thân.

- KIỀN trở thành thuần dương, nên như ảnh tượng Trời.

- THÁI CỰC, thoát vòng Luân Hồi, vào được trung điểm con người, trung điểm vũ trụ và vòng Dịch.

Nói thế nghĩa là lúc nào cũng phải lo thanh tẩy tâm hồn, đi đến chỗ thanh hư, trong sáng.

Tóm lại, vũ trụ hữu hình này đã do một chân tâm, một trung tâm vô hình sinh xuất ra. Tâm điểm là nguồn sinh hóa, vĩnh cửu, trường tồn. Các vòng bên ngoài là hiện tượng biến thiên. Tâm điểm là tinh hoa, cốt tủy, các vòng tròn bên ngoài có nhiệm vụ làm bao bì, làm xác, làm vỏ che chở bên ngoài. Nói theo triết học, bản thể vô biên tế ấy đã phóng phát tán phân thành vũ trụ. Thế tức là vũ trụ này đã hình hiện lên từ một Bản Thể, từ một Tâm Điểm có một nguồn năng lực vô cùng. Tất cả đều như một cây pháo bông muôn màu, tung tỏa miên trường, vĩnh cửu.

Tôi thấy rằng giữa Bản Thể vô biên và quần sinh vũ trụ, có một cái gì liên tục, cũng như giữa sinh linh với sinh linh, có một cái gì gắn bó, tất cả đều liên lạc với nhau, tất cả đều hỗ tương ảnh hưởng đến nhau, tất cả đều cùng hội, cùng thuyền, y thức như người xưa đã nói: Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức Nhất: Một là tất cả, tất cả là Một, để tạo nên một Đại Thể huy hoàng, toàn bích.

6- Vô Thần [Athéisme].

Vô Thần là không tin rằng vũ trụ này được cai trị bằng một vị thượng thần có cá tính riêng biệt, theo kiểu Công giáo. Thời xưa có người vô thần như Lucrèce, nay có những người như Holbach, La Mettrie, Charles Bradlaught, Karl Marx v.v... 47 Nhiều người cho rằng Phiếm Thần cũng là vô thần, vì không tin vào một Thượng đế hữu ngã. Nhưng như trên đã nói Phiếm Thần không phải là vô thần. Như vậy xưa nay, có ba cách chính để nhận định Thượng đế:

a. Độc Thần cho rằng có một Thượng đế, hữu ngã, ngoại tại, ở trên các tầng trời, phép tắc vô cùng, thông minh vô cùng, quyền uy vô hạn.

b. Vô Thần cho rằng không có vị Thượng Thần hữu ngã như vậy trong trời đất này. Vô Thần thật ra không phải xấu như ta tưởng. Họ yêu mến tha nhân, họ tin rằng thiên đàng chính là do mình tạo ra, họ không tin vào kinh nguyện mà tin vào chính mình, và sức mạnh của mình để đương đầu với cuộc sống. Họ cho rằng phải biết mình, biết người, mới có thể sống một cuộc đời viên mãn. Họ tìm học về các đạo giáo, nhưng đề cao lý trí. Ngày nay những người vô thần có những đoàn thể, và đã sọan ra nhiều sách vở. Họ đọc Kinh Thánh rất kỹ và đã bới ra không biết là bao nhiêu điều sai lầm như họ đã trình bày trong quyển The Bible Handbook. [revised edition của W. P. Ball, G.F. Foote, John Bowden, Richard Smith and others, American Atheist Press, Austin Texas, 1986. [79] Tiếc là Vô thần lại là Duy Vật.

c. Phiếm Thần cho rằng không làm gì có vị thượng thần hữu ngã như vậy, trong Trời đất này. Mà vị thượng thần mà ta mường tưởng ra đó, chính là bản thể muôn loài. Bản thể đó đã tiềm ẩn sẵn trong lòng chúng ta. Chúng ta khỏi phải tìm Ngài đâu xa, vì từ muôn thủơ, Ngài đã ở sẵn trong ta. Ta rờ vào đâu cũng thấy Ngài [Xúc loại thị đạo], có như vậy ta mới tìm về với Ngài được.

Như vậy, Độc Thần chẳng qua cũng là một thứ Vô Thần mà thôi, vì đưa ra một cái gì không có, thì cũng như là không vậy, và đã làm cản bước tiến của nhân loại mà thôi.

7- Bất khả tri [Agnosticisme].

Nhóm triết gia này chủ trương không sao biết được tuyệt đối, biết được vô cùng. Và khoa Thần học không có cứ điểm vững chắc. T. H. Huxley đã lập ra danh từ này. Huxley cho rằng ngoài hiện tượng, con người không biết được gì hơn. [80]

So sánh Độc Thần và Phiếm Thần Như Giám Mục Robinson đã viết, định nghĩa về Thượng đế của Công giáo ngày nay đã lỗi thời. Cho rằng Thượng đế ở trên Trời, Chúa lên trời, hay xuống đất [Joh 3:13, Joh 6:61, Eph 4:9f], là những danh từ nay đã lỗi thời. Hơn thế nữa, coi Thượng đế như là một nhân vật siêu việt và riêng biệt cũng không đúng. [81]

Giáo Hoàng John Paul II cũng vẫn coi Thượng đế là vị thần sống ngoài vũ trụ. Ngài viết : "Tuy nhiên, tiến trình quay lưng lại với Thiên Chúa của các Giáo Phụ...không hàm chứa 1 cuộc đoạn giao với một Thiên Chúa, Đấng hiện hữu bên ngoài thế giới...Thiên Chúa này. tuy nhiên, vẫn là một Thiên Chúa bên ngoài thế giới." [82]

Nhà thần học Tillich nói nay phải gọi Thượng đế là cái gì sâu xa nhất, là bản thể chúng ta. [83] Ông viết: Tên gọi Căn cơ sâu thẳm của muôn loài được gọi là Thượng đế. Danh từ Thượng đế chính là để chỉ chiều kích sâu thẳm đó. Nếu danh từ ấy chưa có Ý nghĩa gì đối với bạn, bạn hãy chuyển dịch danh từ đó thành chiều kích sâu thẳm của cuộc đời bạn, thành nguồn gốc Bản Thể bạn, điều quan thiết tối hậu của bạn, và là điều mà bạn chú trọng nhất. Có lẽ để làm được như vậy, bạn phải quên đi những gì mà truyền thống đã dạy bạn về Thượng đế, phải quên đi ngay cả danh từ Thượng đế. Vì nếu bạn hiểu được rằng Thượng đế là chiều kích sâu xa của cuộc đời bạn, bạn đã hiểu được rất nhiều về Thượng đế. Hiểu Thượng đế như vậy, không thể rằng là bạn vô thần hay vô tín ngưỡng. Vì bạn không thể nghĩ hay nói được rằng: Sự sống không có chiều sâu, sự sống chỉ là nông cạn, hời hợt, bản thể chỉ là phiến diện. Nếu bạn thực tình đã thốt ra những câu như trên, thì bạn là kẻ vô thần, bằng không thì bạn đâu phải vô thần. Ai hiểu biết được chiều sâu, tức là hiểu biết Thiên Chúa.[84]

Tôi cảm ơn Giám Mục Robinson và Tillich vì đã cho biết ngày nay chúng ta không thể còn tin được rằng Thượng đế là một đấng sống riêng rẽ và tách biệt mọi vật.

Như vậy theo tôi, từ ngót 2000 năm nay, Công giáo đã coi Thượng đế như là một nhân vật sống tách rời vũ trụ là một điều hết sức sai lạc. Cần sửa lại là Thượng đế là Bản Thể chúng ta, là Chiều sâu con người chúng ta. Hơn nữa, Công giáo luôn tuyên xưng Thượng đế là Tình yêu, nhưng đọc kỹ Thánh Kinh nhất là các sách Tiên Tri, tôi thấy Chúa quả là không có tình yêu. Ngài là đấng luôn nổi cơn thịnh nộ, lôi đình. Đọc Thánh Kinh cũ ta thấy Ngài đã ra tay huỷ diệt không biết cơ man nào là người, như trong trận Hồng Thủy. Và Ngài chỉ coi dân Do Thái là dân riêng, còn các dân khác như Ai Cập, như Ba tư, như Babylon, như Assyrie đều là những dân ngoại, cần hành hạ, giết lát thẳng thừng. Không bao giờ thấy Ngài nhìn xa ra tới các nước phương Đông, hay châu Phi, châu Mỹ.

Thánh Kinh mô tả Chúa rất tường tận: Ngài có chân để đi [Ge 3:8], tay [Ex 33:23], mặt mũi [Ex 33:23], có tim [Ge 6:6], Ngài biết buồn giận, hờn ghen [De 5:9], biết phàn nàn, hối hận [Ge 6:7], nhất là hay nổi trận lôi đình [De 29:28]. Ngài thích ngửi mùi thịt nướng, nó làm cho lòng Ngài dịu lại [Nu 18:17, Ge 8:21, Ex 29:18, 25, Le 1:9, 13, Nu 28:1 v.v...]. Hơn thế nữa, Ngài còn xuống vật lộn với Jacob và đã điểm huyệt Jacob vào thần kinh tọa [Ge 32:25-33]. Tóm lại Ngài còn đầy thất tình lục dục, còn phàm tâm, phàm ngã chứ không siêu thoát như thánh hiền Đông Á. Không thể nói đây chỉ là những kiểu nói phàm trần, chứ Chúa không phải vậy. Á Đông có câu: Quân vô hí ngôn là vua không nói chơi. Chính vì vậy mà tôi chủ trương Kinh Thánh không phải là chính lời Chúa, vì Chúa không thể tầm thường như vậy. Nói vậy, thì niềm tin vào một Thượng đế hữu ngã, ngoại tại, như đã mô tả trong Thánh Kinh là hoàn toàn sai hay sao? Tôi dám nghĩ vậy. Ta nghĩ xem nếu mà Thượng đế đầy sân hận như vậy thì làm sao xứng đáng với danh hiệu Ngài.

Ngoài ra, Ngài phàn nàn vì đã sinh ra con người [Ge 6:7]. Như vậy thì Ngài vẫn còn ở trong vòng biến thiên, chưa vào được hằng cửu, bất biến. Mô tả Ngài thích mùi thịt nướng, thì thực quá đáng. Nhiều khi Ngài xưng mình chỉ là một thần giữa chúng thần [De 15:11, 10:17], chứ không xưng mình là độc tôn như trong Isaiah... Từ khi Chúa Giêsu ra đời, thì Đức Chúa Cha y như là đã hồi hưu, vì bao quyền lực của Ngài dần dần sang tay Chúa Giêsu hết, và Ngài được mô tả như đấng từ nhân hơn, tuy nhiên Đạo Công giáo đã thay thế Chúa mà giết lát, đọa đày, trước hết là những người Do Thái trong gần suốt 20 49 thế kỷ qua, sau đó là đánh phá các giáo phái như Albigenes và Waldenses miền Nam nưởc Pháp vào thế kỷ 12, hoặc Tin Lành [1562-1594], hoặc Hồi giáo từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, sau cùng là ngay chính con chiên mình như trong suốt sáu thế kỷ mà các toà Hình án đã hoành hành [1248-1834], và Chúa Giêsu cũng được mô tả như là một Chúa chuyên oán phạt.[85] Tôi sợ nhất câu: Trông quả biết cây của St. Matthew [Mt 12:33]. Tại sao Công giáo luôn vỗ ngực xưng mình là thánh thiện, mà lại có thể thiêu sinh được nhiều bổn đạo mình như vậy? Nguyên Torquemada đã cho lên giàn hỏa 20.000 ngàn người, trong vòng 15 năm [1483-1498] ông chấp chưởng tòa Hình án Tây ban Nha.

Tôi còn liên tưởng đến vụ ám sát tập thể người Tin Lành vào đêm lễ thánh Bartholomew, ngày 24/08/1572, xảy ra tại Pháp và kéo dài hai tháng. Tất cả những người Tin lành bị giết trong kỳ đó là 30,000 người. Nam, phụ, lão, ấu đếu bị giết, không tha một ai. Tin này được tòa thánh La Mã đón tiếp một cách hân hoan. Giáo hội đã hát kinh Te Deum để ngượi khen Thiên Chúa. Lại cho bắn súng thần công, đốt pháo bông và cho đúc tiền kỷ niệm. Tại Vatican bây giờ còn hai bức họa của Vasari kỷ niệm vụ này.[86]

Đi lùi về dĩ vãng vào khoảng năm 1200, ta còn có vụ tận diệt những người theo giáo phái Albigenes hay Cathares thuộc vùng Languedoc [miền Nam Pháp]. Năm 1209, có khoảng 30,000 quân từ Bắc âu làm một cuộc thánh chiến xuống vùng Languedoc, theo lệnh Giáo Hoàng Innocent III. Họ tàn phá mùa màng, tàn phá mọi sự, giết sạch nam, phụ, lão, ấu người dân Albigenes. Khi hỏi biết ai là kẻ rối đạo để mà giết, thì đại diện Giáo Hoàng trả lời: Cứ giết sạch tuốt, Chúa sẽ phân biệt lành dữ [Kill them all, God will recognize his own]. Đại diện trên còn tâu về Giáo Hoàng:" Không tha ai, bất phân tuổi tác, nam nữ, nghề nghiệp." ["Neither age nor sex nor status was spared."] Các thành phố Beziers, Perpignan, Carcassone, Toulouse, Montségur lần lượt thất thủ. Montségur thất thủ ngày 01/03/1244 sau nhiều tháng bị vây.

Thánh chiến này kéo dài gần 40 năm. Những người dự thành chiến được Tòa Thánh tha tội, tha vạ, hứa cho lên thiên đàng, và được chia cho những của cải mà họ chiếm được.

Năm 1229, tòa Hình Án được lập ra ở Languedoc để tiễu trừ các người rối đạo. Nay vùng Languedoc cũng còn có người theo giáo phái Neo-Cathare, và hằng năm họ tổ chức hành hương Montségur, thành phố bị thất thủ sau cùng cúa người Albigenes.

Chúa Giêsu không bao giờ chủ trương giết người để truyền đạo. Trong Lu 9:56, Chúa có nói: Con người đến không phải để hủy diệt mạng người ta, mà là để cứu chúng [Kinh Thánh, Nguyễn thế Thuấn, tr. 149]. Nhưng Giáo hội không nghĩ vậy. Hãy xem họ đã mừng rỡ thế nào khi nghe thấy Tin Lành bị tàn sát như trên.

Rồi dần dần Giáo hội cũng làm cho Chúa Giêsu trở nên tàn ác . Ngài lúc nào cũng chờ đón mọi người với Hỏa Ngục vô cùng của Ngài. Thật là khủng khiếp. Như vậy Đức Chúa Cha, và Chúa Giêsu với Giáo hội đều tàn ác như nhau. Giáo hội cho rằng có như vậy, Chúa mới công bằng vô cùng. Nhưng khi Công giáo kêu gọi mọi người thì luôn nói Chúa là Tình Yêu.

Và tôi mới thấy Phiếm Thần thật là cao siêu. Trước hết định nghĩa ngay rằng Thượng đế là Bản Thể muôn loài, và là một Thượng đế vô ngã, không ngôi vị. Vũ trụ và Thượng đế 50 như trên đã nói, không hề rời xa nhau. Một bên là Hiện Tượng, một bên là Bản thể. Và dẫu một người dù tội lỗi đến đâu, thì Bản Thể của hắn cũng vẫn tinh ròng băng tuyết như ai, không hề có bợn nhơ tì vết.

Tôi ước mơ, khi chết, được trở về với Bản Thể đó, như muôn sông nghìn suối khi ra tới bể khơi, thì cũng trở thành bể khơi...Tôi nhìn thấy mọi sự đời biến thiên, luân chuyển cốt là cho mọi người chúng ta nhìn thấy được cái căn cơ bất biến và toàn hảo bên trong đó của chúng ta mà thôi.

Tôi thấy Phiếm Thần không dọa dẫm ai, chỉ cho thấy mọi người chung qui cũng trở về cùng nguồn mạch cũ. Không thấy địa ngục luôn luôn mở ra để chờ đón con người. Không thấy tội lệ ngăn cản bước đường tiến hóa con người, mà chỉ thấy lời mời gọi "ung dung tiến bước." Tôi chưa thấy Phiếm thần thiêu đốt ai... Chính vì vậy mà tôi theo Phiếm Thần, sau khi đã nhìn thấy những lỗi lầm, những sai trái của thuyết Độc Thần.

Tillich mô tả Thượng đế là chiều sâu con người, là mô tả Thượng đế theo từ ngữ phiếm thần. Công giáo không có tư tưởng này, tuy tư tưởng rất đúng và hợp thời.

Tập san Le Lotus Bleu viết: Thượng đế ngoại tại phải biến đi, để Thượng đế nội tại trò chuyện với tâm hồn con người. [87] Báo này còn viết: Học thuyết của Thông Thiên là con người, hay nhân loại là Thượng đế đang biến hóa...Thượng đế đó vô tri cho đến khi con người thức tỉnh. Con người lúc đó là Thượng đế thức tỉnh. [88]

Phiếm Thần chung qui giúp con người thực hiện Thiên Tính của mình. Cái đạo mà nhiều người đã tìm ra, theo thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể là đạo Huyền đồng [Mysticism]

Thế nào là Đạo Huyền Đồng? Thưa là đạo của những người tin rằng trong lòng mình có Trời, và cố gắng tu luyện để sống cuộc đời phối kết với Trời. Đạo này có từ vạn thủa, và các thánh hiền mọi nơi, mọi đời dù theo tôn giáo nào cũng đi theo một đường lối như nhau: Đó là sống một cuộc đời tinh khiết, định thần phát huệ, đi vào cảnh giới Hư Vô, sống cuộc sống Phối Thiên. Bất kể họ theo Bà la môn hay phái Tân Platon [Neo- Platonism], Kaballah, hay Sufism, hay Thiền Tông Phật giáo, hay Khổng, Lão, hay các nhà huyền học Công giáo, tất cả đều tỏa ra một sự ấm áp tâm linh, một nguồn vui rạt rào, và thấy mình hợp nhất với lẽ Một [Một là Tất cả, Tất cả là Một].

Các đạo giáo Âu châu, Á châu không thiếu gì người đã đi và con đường này như Denys l'Aréopagite, như Scot Erigen, như St. Bernard, như Thomas à Kempis, như Ste. Thérèse, St. Jean de la Croix, Francois de Sales, Maitre Eckhart, Suso de Constance, Tauler de Strasbourg, Van Ruysbroeck, Swedenborg và những đoàn thể như Les Fraticelles, les Beghards, les Frères du Libre Esprit, les Anabaptistes, les Quakers v. v...Có người cho rắng Đạo Huyền Đồng sẽ là đạo giáo tương lai. Và tôi cũng nghĩ vậy.[89] -Denys l'Areopagite là nhà huyền học sống vào khoảng thế kỷ V. Tư tưởng như môn phái Tân Platon [Neo-platonicien].

-Scot Erigène [v. 815-877?] chủ trương Thượng đế và vũ trụ là một. Vũ trụ này là sự hình hiện của Thượng đế, là sự hiện thân của Thượng đế. Vạn vật sinh xuất từ Thượng đế rồi lại trở về với Ngài. Đó cũng chính là tư tưởng của môn phái Tân Platon và Á Đông.[89b]

-Fraticelles là nhóm dòng Franciscain tách khỏi dòng chính vào thế kỷ XIII, vì chủ trương khó nghèo và tin Chúa tái lâm v.v...Nhóm Beghards là những nhóm Công giáo vùng Nam Đức và Pháp cũng chủ trương nghèo khó và không theo các Lề luật.

- Nhóm Frères du Libre Esprit là nhóm huyền học chủ trương phiếm thần thế kỷ XIII. Thành viên của nhóm này còn gọi là Amauriciens vì theo lý thuyết của Amaury de Bène. Nhiều người trong nhóm này đã bị lên giàn hỏa. Họ không tin là các phép bí tích có giá trị, và phải thờ Chúa một cách tự do phóng khoáng. Eckhart cũng thuộc nhóm này, và may là ông chết trước, nếu không cũng bị lên giàn hỏa.

Cao Đài nay cũng chủ trương:

- Thượng đế là cha chung nhân loại.

- Chân linh Thượng đế có trong tất cả chúng sinh.

- Tất cả chúng sinh bị chi phối bởi định luật nhân quả.

- Chúng sinh phải lo tu hành để trở về cõi tâm hư, tìm thấy Thượng đế trong lòng mình và sau này trở về nguồn cội của mình hội hợp cùng Thượng đế. Thế tức là Cao Đài cũng chủ trương thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể. Nhất thể tán vạn thù, và vạn thù qui nhất thể. [90]

Thật đúng là Tiên Thánh hậu thánh kỹ quĩ nhất dã. Thánh trước thánh sau đều cũng một đường lối.[90a]

(xin mời xem Chương 14: Phán xét riêng và phán xét chung)


GHI CHÚ

69- In the title to his Latin translation, 'Oupnekhat' Anquetil Duperron set this sentence evidently as the summary of the contents of the Upanishads: 'Quisquis Deum intelligit, Deus fit,' 'Whoever knows God, becomes God.' Robert Ernest Hume - The thirteen principal Upanishads, Delhi Oxford University Press, Bombay, Calcutta, Madras, 1887, p. 337.

70- The center of the soul is God. F.C. Happold - Mysticism, Penguin Books, 1963, p. 362.

71- Notre Divinité, dit-elle, est partout en chaque atome du visible et invisible Cosmos...car il est le mystérieux pouvoir d'évolution et d'involution, omniprésent, omnipotent toujours en potentialité créatrice. Clé de la théosophie, Section V, pp. 61-81.- Le Lotus Bleu 12/1967, p. 316.

72- John A. T. Robinson - Honest to God, The Westmninster press, Philadelphia, 1963, Up there or out there? pp. 11-28. But we think of him nevertheless as defined and marked off fRom. other beings as if he did. And this is what is decisive. He is thought of as a Being whose separate existence over and above the sum of things has to be demonstrated and established...Ib. p. 31. Those who, in the famous words of Laplace to Napoleon, 'find no need of this hypothesis' attack it in the name of what they call the 'naturalist' position. The most influential exponent of this position in England today, Professor Julian Huxley, expressly contrasts 'dualistic supernaturalism' with 'unitary naturalism'. The existence of God as a separate entity can, he says, be dismissed as superfluous, for the world may be explained just as adequately without position such a Being. Ib. p. 31. For, to the ordinary way of thinking, to believe in God means to be convinced of the existence of such a supreme and separate Being, 'Theists' are those who believes that such a Being exists, 'atheists' those who deny that he does. Ib. p.17. And Julian Huxley cannot be blamed for seeing 'humanity in general, and religious humanity in particular', as habituated to thinking of God 'mainly in terms of an external, personal, supernatural, spiritual being. Ib. p. 40.

73- The traditional formulation of Christianity, Tillich says, has been in term of what he calls 'Supernaturalism'. According to this way of thinking, which is what we have been brought up to, God is posited as 'the highest Being' - out there, above and beyond this world, existing in his own right alongside and over against his creation.

74- The 'naturalistic' view of the world identifies God, not indeed with the totality of things, the universe, per se, but with what gives the meaning and direction to nature. In Tillich's words, the phrase Deus sive Natura, used by people like Scotus Erigena and Spinoza, does not say that God is identical with nature but that he is identical with the 98 natura naturans, the creative nature, the creative ground of all objects. John A. T. Robinson - Honest to God, p. 31. Ib. p. 40. Tillich was saying, is not a projection 'out there', an Other beyond the skies, of whose existence we have to convinced ourselves, but the Ground of our very being. The name of this infinite and inexaustible depth and ground of all being is God. This depth is what the word God means...He who know about depth knows about God. Ib. p. 22.

75. Le Panthéisme identifie Dieu avec la Totalité de l'Univers. Le mot vient du Grec "pan" qui veut dire "Tout", c'est donc la Divinité en toutre chose. Selon les paroles de Mme Blavatsky, "le Panthéisme était connu de toute l'antiquité. Il se manifeste dans la vaste étendue des cieux étoilés, dans le souffle des océans et dans le frisson de la vie qui anime le plus petit brin d'herbe. La philosophie ne saurait imaginer un univers en dehors de la Divinité, ou l'absence de cette Divinité dans le plus mince fragment de substance animée ou inanimée." La doctrine de Panthéisme qui s'appuie sur l'idée de l'immanence du Principe Divin dans la Nature, était enseignée dans les temples initiatiques de l'antiquité, en Egypte et en Grèce et on la trouve exprimée dans la littérature sacrée de l'Inde, les Upanishads et la Bhagavad Gita. Les Stoiciens proclamaient un enseignement panthéiste, considérant la Nature comme une manifestation du mental divin. Une Divinité mythologique, Pan, qui fut originairement de Dieu des bergers, des paturages, des bois, donc un génie de la nature, devint pour ces philosophes le Dieu même du Panthéisme. Le système stoicien, fondé par Zénon, a trouvé sa pleine expression avec les philosophes Romains Sénèque, épictète et Marc-Aurèle. Les Néo-Platoniciens se rapprochaient également des idées panthéistes. Mais cette philosophie ne tarda pas à trouver en désaccord avec l'église et son Dieu extra-cosmique. Dans l'histoire de la pensée panthéiste, une place particulière revient à la grande figure de Giordino Bruno, ce disciple de Pythagore qui, au cours de son existence mouvementée, n'a cessé de proclamer que Dieu doit être cherché dans la Nature et non en dehors d'elle... L'enseignement théosophique est essentiellement panthéiste. Il s'expime notamment dans une lettres des Maitre [Mahatma letters to A. P. Sinnett], la dixième qui contient une répudiation énergique du Dieu des religions exotériques et la pleine adhésion au système panthéiste. L'adepte y approuve la pensée de Spinoza, qui enseignait qu'il n'y a qu'une substance laquelle est divine, car c'est la Vie-Une qui pénètre toute forme animée ou inanimée, c'est la vie divine qui est l'essence de chaque atome qui est la nature, le movement et la qualité particulière de chaque être vivant, de chaque objet matériel. Hermine Sabety - Athéisme, monothéisme, panthéisme, Le Lotus Bleu, 02/1967, pp. 235- 236. Le Dieu extérieur doit disaparaitre afin que le Dieu intérieur puisse parler à l'âme. Ib. p. 237.

76- Robert Ernest Hume - The thirteen principal Upanishads, pp. 300-301: 399, 403:423.

77- Tưởng duy Kiều - Đại cương triết học Phật giáo, tr. 36.

78- From the unreal lead me to the real. From darkness lead me to light. From death lead me to immortality. Robert Ernest Hume - The thirteen principal Upanishads, p. 80. 99

79- An Atheist loves his fellow man instead of a God. An Atheist believes that heaven is something for which we should work now, here on earth,of all men together to enjoy. An Atheist believes that he can get no help through prayer, but that he must find in himself the inner conviction and the strength to meet life, to grapple with it, to subdue it, and to enjoy it. An Atheist believes that only in a knowledge of himself and his fellow man can find the understanding that will helf him in a life of fulfillment. He seeks to know himself and his fellow man rather than to know God. William J. Murray - My life without God, 1992, p. 83, 84. American Atheists are organized: 1- To stimulate and promote freedom of thought and inquiry concerning religious beliefs, creeds, dogmas, tenet, ritual and practices, 2- To collect and disseminate information, data, and literature on all religions, and promote a more understanding of them, their origins and their histories... ...American Atheism may be defined as the mental attitude that unreservedly accepts the supremacy of reason and aims at establishing a life-style and ethical outlook verifiable by experience and the scientific method, independent of all arbitrary assumptions of authority of creeds. Materialism declares that the cosmos is devoid of immanent conscious purpose, that it is governed by its own inherent, immutable and impersonal laws, that there is ne supernatural interference in human life, that man -finding his own ressources within himself- can and must create his own destiny. Materialism restores to man his dignity and his intellectual integrity. It teaches that we must prize our life on earth and strive always to improve it. It holds that man is capable of creating a social system based on reason and justice. Materialism's "faith" is in man and man's ability to transform the world culture by his own efforts... W. P. Ball, G. W. Foote, John Bowden, Richard M. Smith and others - The Bible handbook, p. 375.

80- Le mot a été inventé par T.H. Huxley en 1869: Selon ses propres termes, "l'agnosticisme dit simplement que nous ne connaissons rien de ce qui peut exister derrière les phénomènes". E. Royston Pike - Dictionnaire des religions, p. 7.

81- Xem John A. T. Robinson – Honest to God, chương Reluctant Revolution. Up there or Out There? pp. 11-28. ...We continue to picture God as a Person, who looks down at this world which he has made and loves from 'out there'. We know, of course, that he does not exist in space. But we think of Him as defined and marked off from other beings as if he did, and this is what is decisive. He is thought of as a Being whose separate existence over and above the sum of things has to be demonstrated and established. Ib. p. 30-31.

82- John Paul II - Crossing the threshold of hope, pp 52-53. Nevertheless, the process of turning away from the God of The Fathers...did not bring about the rupture with a God who exist outside of the world... This God however is decidedly a God outside of the world. 100

83- God, Tillich was saying, is not a projection 'out there', an Other beyond the skies, of whose existence we have to convince ourselves, but the Ground of our very being. John A. T. Robinson - Honest to God, p. 22.

84- The name of this infinite and inexhaustible depth and ground of all being is God. That depth is what the word God means. And if that word has not much meaning for you, translate it, and speak of the depth of our life, of the source of our being, of your ultimate concern, of what you have taken seriously without any reservation. Perhaps in order to do so, you must forget everything traditional that you have learned about God, perhaps even that word itself. For you cannot think or say: Life has no depth! Life is shallow. Being itself is surface only. If you could say this in complete seriousness, you would be an atheist, but otherwise you are not. He who knows about depth, knows about God. John A. T. Robinson - Honest to God, pp. 21-22.

85- Throughout history, God and Christ have often been represented as pitiless and inflexible judges. So it is not surprising, as theologian René Laurentin acknowledges, that some Catholics "have contrasted the vindictive justice of Christ with the mercy of his Mother: Jesus wants to condemn, Mary want to save. Awake, 08/11/1988, p. 8.

86- The king of France, urged on by Romish priests and prelates, lent his sanction to the dreaful work. A bell, tolling at dead of night, was the signal for the slaughter. Protestants by thousands, sleeping quietly in their homes, trusting to the plighted honor of their king, were dragged forth without a warning and murdered in cold blood... ...Neither age nor sex was respected. Neither the innocent babe nor the man of gray hairs was spared. Noble and peasant, old and young, mother and child, were cut down together. Throughout France the butchery continued for two months. Seventy thousand of the very flower of the nation perished. When the news of the massacre reached Rome, the exultation among the clergy knew no bounds. The Cardinal of Lorraine rewarded the messenger with a thousand crowns, the cannon of St Angelo thundered forth a joyous salut, and bells rang out from every steeple, bonfires turned night into day, and Gregory XIII, attended by the Cardinals and other ecclesiastical dignitaries, went on in long procession to the church of St Louis where the Cardinal of Lorraine chanted a Te Deum...A medal was struck to commemorate the massacre, and in the Vatican may still be seen three frescoes of Vasari describing the attack upon the admiral, the king in council plotting the massacre, and the massacre itself... Ellen G. White - The Great Controversy between Christ and Satan, p. 311-312.

87- Le Dieu extérieur doit disaparaitre afin que le Dieu intérieur puisse parler à l'âme. Le Lotus Bleu, 02/1967, p. 237.

88- La thèse théosophique est que l'homme, l'humanité est "Dieu en devenir"...Dieu est inconscient jusqu'à ce que l'homme ne s'éveille. L'homme est alors Dieu en éveil. Le Lotus Bleu, 12/1967, p. 316.

89- E. Royston Pike - Dictionnaire des religions, PUF, 108 Boulevard St Germain, Paris, 1954, nơi chữ Mysticism, pp. 223-224. 101 89b- E. Royston Pike - Dictionnaire des religions, p. 122.

90- Bùi đắc Hùm - Thử tìm một giải pháp, Đại Đạo, số 2, tháng 07/1991, tr. 68. Hội tín hữu Cao Đài Nam California thực hiện.

90a - Mạnh tử - Ly lâu chương cú hạ, tiết 1.

==

Mục VI (Chương 14 đến hết chương 21)

14- Phán xét riêng và phán xét chung trong ngày thế mạt.

15- Hỏa ngục đời đời.

16- Ma quỉ là vua thế gian.

17- Chúa ngự trong phép bí tích Mình Thánh.

18- Bảy phép Bí Tích.

19- Ân xá và ân toàn xá.

20- Tám điều răn thay vì 10 điều răn.

21- Ngăn chận không cho giáo dân đọc Kinh Thánh thời Trung Cổ, nhất là bằng tiếng thổ âm, thổ ngữ.


Chương 14 - Phán xét riêng và phán xét chung trong ngày thế mạt.

Đửc Chúa Cha hoàn toàn không biết gì về chuyện thế mạt và phán xét chung. Đó là điều Chúa Giêsu giảng sau này trong Kinh Thánh. Để làm bằng cho chuyện tận thế, Công giáo viện dẫn ba câu Kinh Thánh cũ.

- Thứ nhất là sách Daniel 7:10. "Một con sông lửa cuộn chảy và xuất ra từ nhan thánh người. Ngàn ngàn hầu hạ người, vạn vạn đứng chầu trước nhan người. Pháp đình an tọa và sổ sách mở ra." [Nguyễn thế Thuấn, tr. 2162.]

- Thứ hai là sách Joel 3:4 " Mặt trời biến thành tối tăm, và mặt trăng hóa ra máu, trước khi đến ngày lớn lao và kinh hoàng của Yahve"

- Và thứ ba là sách Malachi 3:19." Vì này sẽ đến Ngày phầng phầng cháy như một hỏa lò. Và tất cả những phường kiêu mạn và mọi kẻ làm điều phi pháp sẽ là rơm rạ. Ngày đến sẽ thiêu đốt chúng - Yahve các cơ binh đã phán- mà không để lại cho chúng một rễ, hay một cành."

Còn Thánh Kinh mới thì có rất nhiều câu về thế mạt và chung thẩm [91]. Tôi cho rằng ngày phán xét chung là do Chúa Giêsu và Giáo hội lập ra sau này, mấy câu Thánh Kinh cũ mà Giáo hội viện dẫn lời lẽ rất là lơ mơ. Joel 4:1-3 mô tả ngày phán xét như là một ngày để Chúa oán phạt các dân ngoại đã dám làm hại dân Do Thái trước đây. Và sự việc sẽ xảy ra trong thung lũng Josaphat. Giáo hội đã không viện dẫn câu Kinh Thánh này có lẽ vì không phù hợp với đường lối Giáo hội. Tội nghiệp cho Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đã bị hất ra ngoài không được phán xét thiên hạ nữa. Và chắc chắn là Chúa Yahve - là đấng hay ghen - không bao giờ chịu nhượng bộ như vậy. Cho nên tôi vẫn nói là từ khi Chúa Giêsu ra đời thì Chúa Yahve chỉ đóng một vai trò tượng trưng, y như Ngài đã hưu trí và rút vào hậu trường.

Chúa Giêsu nói: Đạo lý ta dạy không phải là của ta mà là của Đấng đã sai ta. Ai muốn làm theo ý người thì sẽ biết: Đạo lý ấy là do tự Thiên Chúa hay là tự mình ta, ta nói ra. Kẻ nào tự mình mà nói, ắt tìm vinh quang riêng của mình, còn kẻ tìm vinh quang cho Đấng sai mình, thì kẻ ấy là người chân thật, nơi kẻ ấy không có gì là ngang trái. [Joh 7:16-18]. Ngài nói vậy, nghĩa là Ngài không tự mình dạy cho chúng ta điều chi hết. Cái gì mà Kinh Thánh Cũ không đề cập đến, thì Ngài cũng không nói. Như vậy chỉ có Giáo hội Công giáo mới dám làm giảm quang huy của Chúa Yahve mà thôi, khi đưa ra những điều mới mà Kinh Thánh cũ không chép.

Chương 15 - Hỏa ngục đời đời.

Chúa Giêsu hay dùng chữ Gehenna, hay Hell để chỉ Hỏa Ngục. Đôi khi ta còn thấy dùng chữ Hades [Lu: 16:23] hay chữ Tartarus. Gehenna nhắc tới tên một vùng đất ở gần Jerusalem là Gehinnon hay thung lũng Hinnom, là nơi xả rác thành phố, và người ta thường đốt lửa thiêu các vật uế tạp ở đó. Trong hỏa ngục, kẻ dữ bị lửa thiêu đốt đời đời [Mt 5: 22, 29, 10:28, 13:42, 50, Mr 9:43-48]. Các thần dữ và kẻ xấu sẽ xuống đó [Mt 25:41]. Chúa dạy con người phải vào cửa hẹp, vì cửa rộng sẽ đưa tới tàn phá, còn cửa hẹp mới đưa tới sự sống.[Mt 7:13-14]

Tôi thấy quan niện Sheol của Kinh Thánh cũ nhân từ hơn quan niệm Gehenna ngàn vạn lần.

Giáo hội dạy rằng: Hình phạt chính của Hỏa Ngục là ở chỗ phải muôn đời xa lìa Thiên Chúa, Đấng duy nhất có thể ban sự sống và mang lại hạnh phúc mà con người đã được tạo thành để vui hưởng, và đó là niềm khát vọng của con người. [Xem Sách giáo lý của Giáo hội Công giáo, 1057, tr. 480].

Xuống hỏa ngục sẽ không bao giờ được gặp mặt Chúa, sẽ bị lửa thiêu đốt đời đời, và Satan là Chúa quỉ sẽ phải ở trong hỏa ngục đó. Ba điều trên hoàn toàn sai, vì Job cho biết Satan vẫn về họp với Thiên Chúa, và vẫn đi chu du thiên hạ [Job 2:1-2], có bị lửa đốt gì đâu!

Theo E. Royston Pike trong Dictionnaire des religions, tr. 119 thì người Do Thái rất mơ hồ về chuyện này. Và chữ Gehenna chỉ được dùng khi dân Do Thái đi đày về, và du nhập vào Công giáo. Khải Huyền mô tả hỏa ngục như một hồ lửa và diêm sinh, mà kẻ dữ bị bỏ xuống [Re 21:8].

Các Giáo Phụ Công giáo đã xây dựng học thuyết này. Justin Martyr cho rằng không có hỏa ngục, thì không có Chúa. Tertullien cho rằng mọi người sẽ sung sướng khi thấy vua chúa, quan quyền bị thiêu đốt trong hỏa ngục. Cyrille de Jerusalem quả quyết là kẻ dữ bị thiêu đốt không bao giờ ngừng. St. Basile nói đến ngọn lửa thiêu đốt không ngừng, và những con sâu không bao giờ chết. St. Augustine cho rằng trẻ con mà không được rửa tội cũng sẽ sa hỏa ngục. St. Ignace de Loyola dạy các người vào Dòng Tên phải cấm phòng 53 một tháng. Và tuần đầu, phải tưởng tượng ngửi thấy mùi khói và mùi diêm sinh của hỏa ngục, mùi tanh hôi của hỏa ngục v.v... [92]

Thời Trung Cổ người ta đã hết sức khai thác đề tài này để dọa nạt mọi người. Tin lành cũng tin như Công giáo, nhưng ở Âu châu từ hơn thế kỷ nay người ta đã dần dần chống lại quan niệm trên. Tuy nhiên Công giáo vẫn giữ nguyên lập truờng.

Tôi thấy quan niệm trên hết sức ác độc và vô lý. Tại sao con người bị lửa đốt đời đời như vậy, nào có ích lợi gì cho Thượng đế đâu? Vả lại, Thượng đế không hề biết có Hỏa Ngục. Hỏa Ngục là "Tin Mừng" mà Chúa Giêsu đem đến cho thế gian. Tôi không biết Chúa Giêsu đã dựa vào đâu mà lập ra hỏa ngục?

Nhân loại từ lâu đã coi lao tù là chỗ cải hóa. Mục đích của lao tù là giúp con người cải hóa, chứ không phải là chỗ để báo thù họ. Chẳng lẽ Chúa lại thua con người về điểm này hay sao?

Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể chủ trương lúc chung cuộc muôn loài sẽ trở lại gốc gác mình. Đó là thuyết Apocatastasis. Xưa kia Origen [185-285] đã chủ xướng thuyết này [hérésie origéniste], nhưng bị Giáo hội Công giáo phi bác vì cho đó là tà thuyết. Công giáo còn tin có Luyện ngục. Mà luyện ngục chỉ khác hỏa ngục là một bên thì hữu hạn một bên thì vô cùng.

Giáo hội dựa vào câu của St. Peter và St. Paul rất là mơ hồ, chẳng nói lên được cái gì là Luyện ngục hết. Xin đọc sách St. Paul [1Co 3:15] và sách St. Peter [1Pe 1:7], cũng vì vậy mà cả Chính Thống lẫn Tin Lành không ai công nhận Luyện Ngục hết. Ngoài ra Giáo hội cũng còn dựa vào sách Macchabée 2 [2M 12:46] [92b]. Nhưng ai cũng biết Tin Lành không công nhận Macchabée là Thánh Kinh, và trong các quyển Kinh Thánh Tin Lành không có hai quyển Macchabée. Ellen G. White - The Great Controversy between Christ and Satan, gọi Luyện ngục là chuyện bịa đặt của Giáo quyền để dọa nạt giáo dân vô tội.[93]

Tôi rất thương Công giáo vì bị lắm ngục ghê sợ như vậy bao quanh. Giáo Hoàng John Paul II công nhận là nhân loại ngày nay không còn tin vào địa ngục nữa. Tuy nhiên Ngài vẫn tin có hỏa ngục đời đời, và luyện ngục hữu hạn.[94]

Chương 16 - Ma Quỉ Là Vua Thế Gian.

Công giáo cho rằng ma quỉ xưa kia cũng là những thần tốt do Chúa tạo nên, nhưng sau đã nổi lên, chống lại Chúa. [94b] Đọc kỹ Thánh Kinh, không thấy chỗ nào mô tả thiên thần phạm tội ra sao, mà chỉ thấy Giáo hội quyết đoán như vậy. Làm sao ma quỉ chiếm được thế gian cũng là luận điệu của Giáo hội , và Chúa xuống thế cũng là để đánh nhau với Satan. Ngày thế mạt sẽ có trận chiến với Satan ở Armageddon [Harmagedon]. [94c]

Những chuyện trên đây là những chuyện nên kể cho con nít nghe, vì Chúa quyền phép như vậy, và thương nhân loại như vậy, lại để thế gian và con người lọt vào tay ma quỉ mãi cho đến tận thế. Như vậy Ngài đâu phải là một Thượng đế toàn năng? [95]

Chương 17 - Chúa ngự trong phép Thánh Thể.

Công giáo tuyệt đối tin đó là một sự kiện lịch sử. Có điều lạ là một phép bí tích cực kỳ quan trọng như vậy, mà St. John vốn là một đệ tử yêu quí của Chúa Giêsu, lại bỏ không ghi trong Tin Mừng của Ngài. Trong sách John chương 13, St. John chỉ nói chuyện Chúa rửa chân cho các đày tớ, và những lời chia tay [Joh 13:33-38, 14:1-31], còn tuyệt nhiên không đả động gì đến bữa tiệc ly. Mà chịu phép thánh thể là ăn thịt và uống máu Chúa. Và thịt và máu Chúa, chỉ là xác thịt của Chúa. Thế mà Chúa lại nói Thần mới làm sống động, xác không ích lợi gì. Lời ta nói là Thần và là sự sống [Joh 6:63].

Câu nói trên của Ngài làm mất giá trị của những gì Ngài nói khi lập phép thánh thể. Trái lại?, John nhắc tới vấn đề trong Joh 6:54-56. Công đồng Constance [1414-18] cho phép ăn bánh uốn rượu không. Công đồng Florence [1438-45] dạy phải thêm chút nước vào rượu nho.

Công đồng Trent [1545-63] bày thêm ra chữ Transubstantiation. Phải công nhận phép Thánh thể của Công giáo có một sức thu hút quần chúng hết sức lớn lao. Nhân loại đã tạo ra không biết bao là lời ca tiếng hát rất hay. Ví dụ trong tiếng Latinh có bài:

Adoro te, devote, latens Deitas,

Quae sub his figuris, very latitas.

Ambo tamens credens, atque confitens,

Peto quod petivit latro penitens.

Tôi thờ phụng Chúa ẩn mình, Trong hình bánh, hình rượu.

Tôi tin thật Ngài ngự trong đó,

Tôi chỉ xin những gì kẻ trộm lành xưa đã xin v.v...

Trong tiếng Việt có bài của LM Sảng Đình Nguyễn văn Thích?:

Trời cao, đất thấp gặp nhau,

Đấng tôi yêu mến, ngự vào lòng tôi.

Thánh tình ôi! Nhiệm mầu thôi!

Hồn tôi thờ lạy, khôn lời nói ra. v.v...

Tuy nhiên, suy ra, thì Chúa Giêsu vẫn chỉ là một vị Thần sống ngoài con người, có ngôi vị, siêu nhiên và thiêng liêng v.v...[96]

G. F. Woods cho rằng gọi Thượng đế là siêu việt, là đấng hữu ngã, tách rời con người, và ngự trong oai nghi, lời nói đó ngày nay đã trở thành vô nghĩa. [97] Nói vậy nghĩa là nhân loại cần định nghĩa lại Thượng đế như là không bao giờ lìa xa con người, là Bản Thể muôn loài, ngự trị ngay trong lòng muôn vật. Định nghĩa đó chính là định nghĩa Thượng đế theo Phiếm Thần [Chúa ở khắp mọi nơi. Ngài là mọi sự. Pan= mọi sự, Theism= Thượng đế.]

Ngày nay, muốn ngự vào trong ta, Chúa Giêsu cần phải:

1- Chờ Thày cả đọc lời truyền.

2- Cần có bánh và rượu.

3- Chúa cần phải lắng nghe xem phương trời nào đang gọi mình, để mà đến.

Và như vậy, Ngài sẽ vất vả ngày đêm, đến đến, đi đi. Còn nếu như Ngài đã là chính bản thể chính ta, thì Ngài chẳng cần phải đi mà đã đến [bất hành nhi chí]. Nhưng vì Ngài là 'Ngoại thân chi vật' đối với ta, thì khi bánh và rượu tan đi, thì Ngài cũng đi ra theo.

Công giáo đã đặt ra chữ Transubstantiation [Công đồng Trent diễn ra từ 13/12/1545 – 04/12/1563] tức là Biến thể, nghĩa là khi đọc lời truyền xong, thì bánh và rượu biến thành thịt và máu Chúa.

Theo thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể, thì muôn loài đều đồng thể, đồng tính như nhau, không làm gì có nhiều thể khác nhau, để cái này biến thành cái kia như vậy.

Nhân lọai ngày nay cấm ăn thịt người, và uống máu người, mà Công giáo lại cổ xúy, ăn thịt và uống máu giáo chủ mình. Tôi ngu muội nên không hiểu vấn đề này.

Công giáo dành cho Chúa Giêsu mọi vinh dự, nhưng chưa dành cho Ngài vinh dự là Bản Thể con người, không cho người được là Ánh Sáng của tâm hồn tôi, không cho Ngài ngự trị trong tôi, mà phải mượn bánh và rượu để Ngài được đến với tôi trong ít phút. Như vậy e rằng Công giáo chưa hiểu về con người, chưa biết rằng con người tuy khác biệt nhau bên ngoài, nhưng bên trong là một thể. Chính vì vậy mà tôi không tin chuyện Chúa ngự trong phép thánh thể, sau khi thày cả đọc lời truyền.

Tôi nghĩ rằng một con người đắc đạo sẽ trực tiếp phối kết với Thượng đế không qua trung gian nào. Còn qua trung gian, là còn ở những cấp rất thấp. Các Giáo Phái Tin lành sau này, coi đó như là một biểu tượng, một kỷ niệm mà thôi. Công giáo dùng bánh không men, và không cho giáo hữu chịu máu thánh, nghĩa là không uống rượu khi rước lễ. Chính Thống giáo dùng bánh có men, và cho chịu máu thánh. Giáo hội Luther không chấp nhận những danh từ như Consubstantiation, Transubstantiation v. v... Nhưng tin Chúa ngự trong mình thánh. [98]

Chương 18 - Bảy phép Bí Tích

Các Giáo hội Tin Lành nay chỉ tin có hai phép bí tích, trong bảy đó là phép rửa tội, và phép Mình thánh. Nhưng nội dung tất cả đều thay đổi.

Về phép rửa tội, các Giáo phái đều dìm con người xuống nước [Immersion], duy Công giáo đổ nước lên đầu [Imbibition]

Các Công đồng Florence [1438-45] và Trent [1545-63] qui định về cung cách rửa tội. Thường Công giáo bắt rửa tội tám ngày sau khi sinh. Còn Tin Lành chủ trương rửa tội khi con người đã lớn, nhất là Giáo Phái Anabaptistes, và Baptistes. Phái Anabaptistes cho rằng trẻ con được rửa tội khi còn bé, là vô giá trị. Trái lại, theo Catechismus of the catholic church, p. 312, Công giáo cho rằng rửa tội là biến con người thành con người mới, thành con người giác ngộ, thành con của ánh sáng, thành ánh sáng.

Nói vậy là dùng những danh từ hoa hoè, hoa sói để diễn tả một chuyện không tưởng. Ai cũng biết là dù rửa tội hay không rửa tội, thì thằng bé con vẫn là thằng bé con như vậy. Nếu giác ngộ mà dễ thế, thì Công giáo không để đâu hết thánh hiền. Thực tế có như vậy không? Mà giác ngộ là một sự chuyển hóa nội tâm chứ đâu phải là cái gì phù phiếm ngoài bì phu, mà vài giọt nước có thể đem lại. Giáo Hoàng John Paul II cho rằng: Người ta vẫn thường nói, như trước đây trong thời đại của các giáo phụ, "Christianus Alter Christus" [Người Ki Tô hữu là một Đức KiTô khác]. [99]

Những lời biện luận của Công giáo cho thấy quí vị đó hết sức là nông cạn. Thảo nào mà khi xưa sang giảng đạo bên Trung Hoa, người ta cố rửa tội cho những trẻ bị bỏ rơi ngoài đường. Năm 1694 có 3400 trẻ được rửa tội, năm 1965 có 2939 trẻ, năm 1696 có 3663 trẻ được rửa tội v.v...[99b]

Các giáo phái Tin lành cho rằng 5 phép bí tích khác như Thêm sức, Giải tội, Xức dầu, Truyền chức, Hôn phối không đủ chứng cớ là do Chúa lập ra.

Nhiều giáo phái cho rằng phép Thánh thể chỉ là kỷ niệm không hơn, không kém... Luther không phục quyền Giáo Hoàng hay Công đồng mà chỉ tin vào Kinh Thánh. Cái gì Kinh Thánh không dạy là ông không tin.[100]

Phép rửa tội dựa vào những lời của St. Paul như 2Cor 5:17, Ga 6:15, Ro 6:3-4, Col 2:12, Tit 3:5, và của St. John như Joh 3:5. [101]

Phép Thêm sức dựa vào câu Ac 8:14ff. Như vậy là do các tông đồ lập, không phải do Chúa. Chỉ Giám Mục mới được làm phép thêm sức.[102]

Phép Giải tội dựa vào câu Mt 16:19. [103].

Phép Mình thánh dựa và những câu như Lu 12:19, 1Co 11:24, Mt 26:26, Mr 14:22, 1Co 11:20, Re 19:9, Mt 14:19, 15:36, Mr 8:6-19, Mt 26:26, 1Co 11:24, Lu 24:13-35, Ac 2:42-46, 20:7, 11 v.v... [104].

Phép Hôn phối dựa vào câu Mt 19:16, Mr: 10:9. Phép Xức dầu dựa vào câu Jas 5:14f. Jehovah witness [Chứng nhân đấng Jehovah] dịch câu này đại khái là Ai đau thì lấy dầu mà bôi [như kiểu làm massage: Rubbing with oil]. [105].

Phép Truyền chức dựa vào các câu như Heb 7:12ff, Mt 16:19, Lu 22:19, Joh 20:22, Ac 6:5, 1Ti 3:8ff, Php 1:1.[106] Luther thấy các phép bí tích trên hoặc không chính thửc do Chúa đặt ra, hoặc là do Giáo hội đã suy diễn ra, nên không chấp nhận. Tôi không đi sâu hơn về vấn đề này vì nội bộ chia rẽ như vậy, thì người ngoài cuộc biết nói làm sao?

Chương 19 - Ân xá và ân toàn xá [Indulgence partial and Plenary].

Công giáo tin rằng có tội thì phải đền. Tội nặng thì khi chết sẽ xuống hỏa ngục, tội nhẹ thì vào luyện ngục lâu chóng tùy nghi. Nhưng nhờ vào công nghiệp Chúa Giêsu và các thánh, Giáo hội có toàn quyền ban ơn xá cho những linh hồn nơi Luyện Ngục. Đó gọi là Ân xá. Còn ân toàn xá là có thể cho một linh hồn trong luyện tội được lên thiên đàng ngay.

Ân xá được lập ra thời Luther, và chính vì Luther bất mãn với chuyện ân xá này nên đã lập ra Tin Lành.

Thời Luther Giáo hội cần tiền để xây đền thờ St. Peter nên đã sai Tetzel, Johann [1450- 1519] sang Đức bán ân xá. Mỗi khi Tetzel tới tỉnh nào, thì có sứ giả đi trước rao truyền rằng: Ơn Thượng đế và ơn đức Thánh Cha đã ở cửa ngõ chúng ta. Tetzel bán những giấy 57 tha tội, và không buộc phải ăn năn gì. Ông tuyên bố, cứ nghe tiếng đồng tiền rơi keng xuống đáy hòm là một linh hồn trong luyện tội được lên trời.

Luther viết ra 95 điều chống ân xá và dán ở nhà thờ Wittenberg, công khai chống Tetzel. Và từ đó Giáo hội Tin Lành phát sinh. [107]. Tuy nhiên Tetzel vẫn được đón tiếp nồng hậu, và Giáo hội đã kiếm được nhiều tiền. [108]

Chương 20- Tám điều răn thay vì 10 điều răn.

Mười điều răn Thiên Chúa như đã truyền dạy trong Ex 20:1-17 và De 5:22 là những điều tối quan trọng. Phải để riêng trong hòm bia thánh [108b]

Điều răn 3, Chúa dạy giữ ngày Sabbath rất ngặt: Ai không nghỉ việc ngày đó sẽ bị giết. [Ex 31:12-17, Ex 35:1-3].

Công giáo tuyên xưng giữ 10 điều răn Thiên Chúa, nhưng thực sự đã bỏ đi 2 điều. Điều thứ 2, Chúa cấm thờ ảnh tượng, Công giáo cho thờ ảnh tượng. Điều thứ 3, Chúa dạy giữ ngày thừ Bảy, Công giáo dạy giữ ngày Chủ Nhật. Bù lại Công giáo tách điều răn thứ 10 thành 9 và 10. [109]

Công giáo đi vào chuyện thờ ảnh tượng từ từ. Năm 725 vua Thượng Vị Leo III, ra lệnh cấm thờ ảnh tượng. Giáo hội Vatican và Giáo hội Chính Thống đều chống lại lệnh vua. Giáo Hoàng Gregory II cho rằng cấm thờ ảnh tượng là rối đạo, Giáo Chủ Constantinople là Germanus bị mất chức.

Ai chủ trương thờ ảnh tượng thì gọi là Iconodules. Ai chủ trương bỏ ảnh tượng thì gọi là Iconoclasts. Nhưng khi ông Irene lên làm nhiếp chính [776], thì lại cho thờ ảnh tượng. Và Công đồng Nicaea thứ II [787] lại cho phép thờ ảnh tượng. Đến đời vua Leo V [813-20] lại định cấm thờ ảnh tượng nhưng không thành công. Nhiếp chính vương Theodora nhóm họp Công đồng năm 843, cho phép kính ảnh tượng như cũ. [110]

Sau đây là Chiếu chỉ của Vua Constantine về ngày Chủ Nhật. "Mọi quan án, mọi người dân nơi thành phố, và mọi người buôn bán hãy nghỉ ngày Chủ Nhật khả kính. Nhưng những người nông dân thì có toàn quyền làm ruộng: vì Chủ Nhật thường là ngày thích hợp để gieo giống và trồng nho. Và ngày tốt như vậy không thể bỏ qua, nếu không mùa màng sẽ mất. [111]

Cũng nên biết Constantine thờ Thần Mặt Trời [Sol Invictus], và năm 321 ra chiếu chỉ giữ ngày Chủ Nhật, tức là ngày của mặt trời, và ra lệnh nghỉ ngày đó. Công giáo từ đấy giữ ngày Chủ Nhật thay ngày thứ Bảy.

Constantine đã triệu tập Công đồng Nicea, năm 325, và Công đồng này đã bỏ phiếu tuyên xưng Chúa Giêsu là Thiên Chúa.

Năm 303 trước đó, vua Diocletian đã ra lệnh thiêu hủy các sách Công giáo. Năm 331, vua Constantine bỏ tiền ra cho chép lại Kinh Thánh. Và các vị hữu trách lúc ấy tha hồ mà sửa sang mọi sự lại theo ý mình.

Ngày Giáng sinh trước đây là mồng 6 tháng giêng Dương lịch, nay đổi thành 25 tháng 12 dương lịch, tức là ngày Đông Chí [đông chí nhất dương sinh], tức là ngày mặt trời hay ngày thần Mitra tái sinh. Giáo Hoàng Liberius, thế kỷ IV, đã chính thức đổi ngày lễ Sinh Nhật thành 25 tháng 12 dương lịch.

Và ta cũng nên biết ngày nay không có bản Kinh Thánh nào trước thế kỷ IV. [112] Vì Giáo Hoàng dám thay đổi điều răn vô tội vạ như vậy, thảo nào mà xưa Giáo Hoàng đã có lúc dám xưng mình là Thượng đế. [113] Nếu Giáo Hoàng dám xưng mình như vậy thì chuyện bất khả ngộ ex Cathedra [Vatican Council, 18/07/1870] nào có ăn thua gì.

Chương 21 - Ngăn chận không cho giáo dân đọc Kinh Thánh thời Trung Cổ, nhất là bằng tiếng thổ âm, thổ ngữ.

Gaussen cho biết " Hội nghị Toulouse năm 1229 lập ra tòa Hình Án cốt là ngăn cấm giáo dân không cho đọc Kinh Thánh bằng tiếng thổ âm ... đó là một quyết nghị sặc mùi máu lửa và tàn phá. Các chương 3, 4, 5, và 6 của nghị quyết ra lệnh phá hết các nhà, các nơi chứa chấp, các hầm bí mật của nhừng người bị cáo là có Thánh Kinh và dù họ chạy vào rừng trốn vào hang hốc cũng phải tìm bắt cho được. Ai chứa chấp sẽ bị phạt nặng."

Kết quả là Kinh Thánh bị cấm khắp vơi và đã biến mất, hay đã bị cho xuống mồ. Và trong vòng 500 năm sau con người đã chịu biết bao là hình phạt, và máu thánh nhân đã chảy ra như suối.

William Tyndale [1495-1536] là người đã dịch Kinh Thánh Mới [1526], Pentateuch [1530] và Jonas [1531] sang tiếng Anh. Ông thụ phong LM năm 1521, và đến năm 1523 sang Luân Đôn xin phép Giám Mục Cuthbert Tunstall cho dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh. Điều này rất cần vì chiếu theo khoản 1408 Luật Oxford, không ai được dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh, nếu không có phép của Giám Mục. Ai trái lệnh trên, sẽ bị coi là rối đạo và lên giàn hỏa. Giám Mục Tunstall từ chối, không cho phép.

Tyndale trốn sang Đức và năm 1526 đã in ở Cologne khoảng 3000 cuốn Kinh Thánh mới. Sách trên được gửi lậu về Anh và phần lớn đã bị Hồng Y Wolsey và 36 Giám Mục khác tập họp gần Giáo đường St. Paul để cho đốt hết. Năm 1535, Tyndale bị người bạn là Phillips tố cáo, nên đã bị bắt tại Vilvorde [Bỉ], và bị cầm tù tại đó 16 tháng. Ông bị cách chức LM, bị thắt cổ và bị hỏa thiêu tháng 10/1536. Lối dịch Kinh Thánh của ông nay đã đựơc dùng để dịch Revised Standard Version.

Thực ra thì từ thế kỷ 15 trở đi, Thánh Kinh đã được địch ra nhiều thứ tiếng Âu châu, như Đức [1466], Ý [1471], Pháp [1474], Tiệp Khắc [1475], Hòa Lan [1477], Cathalan [1478]. Luther dịch Kinh Thánh Mới sang tiếng Đức [1522].

Ở Tây Ban Nha người dịch Kinh Thánh sang tiếng Tây Ban Nha đầu tiên là thày dòng Casiodoro de Reina [c. 1520-1594], và Francisco de Enzinas [đầu thế kỷ XVI], sau đó là Giám Mục Felipe Scio de San Miguel [1790], Giám Mục Felix Torres Amat [1823]. Mãi đến năm 1945 mới có hai học giả là Nacar và Colunga chính thức dịch cho Giáo hội Tây Ban Nha một bản Kinh Thánh chính thống. [114]

Thấy thế, ta mới kính phục những người như Wiclif [Wycliffe] [1320-1384], như Luther [1483-1546] đã dám dịch Thánh Kinh sang tiếng Anh và tiếng Đức.

Sau đây là những bản Thánh Kinh quen thuộc. Năm bản Kinh Thánh cổ viết tay:

1- Codex Sinaiticus, bằng tiếng Hi Lạp, thế kỷ 4, hiện tàng trữ tại British Museum.

2- Codex Vaticanus, bằng tiếng Hi Lạp, thế kỷ 4, hiện tàng trữ tại Thư Viện Vatican.

3- Codex Alexandrinus, thế kỷ 5, tàng trữ tại British Museum.

4- Codes Bezae, thế kỷ 5 hoặc 6, bằng tiếng Hi lạp, và Latinh, tàng trữ tại University of Cambridge.

5- Codex Ephraemi, thế kỷ 5, bằng tiếng Hi Lạp, tàng trữ tại Bibliothèque Nationale de Paris.

Như vậy là không có bản Thánh Kinh nào trước thế kỷ 4. Các bản khác đáng chú ý:

- Septuagint 250-20 B.C., do 72 học giả dịch từ Hebrew sang Hi lạp.

- St Jerome Vulgate khoảng 400 A. D. bản tiếng Latinh.

- Wycliff's Bible 1382 A. D. bản dịch Anh văn đầu tiên.

- Tyndale 1525-30 Bản dịch Anh văn đã dựa trên nhiều chính bản. Như đã nói trên, ông bị lên giàn hỏa 1536 ở Vilvorde bên Bỉ, vì tội đã dịch Kinh Thánh ra Anh Văn. Bản dịch của ông đã được dùng làm nòng cốt cho bản dịch của King James.

- King James 1611, của Tin Lành do 47 học giả phiên dịch.

- Revised Standard Version 1952, bản dịch mới nhất của Tin Lành.

- Douay 1582-1610, bản dịch bằng Anh Ngữ do Công giáo phiên dịch.

- Bible de Jérusalem bằng Pháp văn, do Công giáo ấn hành v.v..

Từ 1804 đến nay hội British and Foreign Bible Society đã in được khoảng 40 triệu Thánh Kinh ra khoảng 40 thứ tiếng. 100 năm sau cũng hội này đã phát hành 186,680,101 Thánh Kinh. Đến năm 1910, đã phát hành 220 triệu cuốn bằng 400 thứ tiếng. [115]

Ngày nay Thánh Kinh đã được dịch ra trên 1100 thứ tiếng. Có những cơ quan chuyên dịch và phổ biến Thánh Kinh như Britsh and Foreign Bible Society, American Bible Society, National Bible Society of Scotland, và Netherlands Bible Society. Nhiều Giáo hội Tin Lành còn cho không Kinh Thánh.

Mới hay càng cấm, sách lại càng bành trướng. Ngày nay Công giáo cũng lo phiên dịch Kinh thành ra các tiếng thổ âm không còn dám cấm đoán nữa. Tôi thật không hiểu, sao Giáo hội trước kia, đã tàn sát những ai dịch Thánh Kinh ra các thứ tiếng, nay lại bắt chước Tin Lành, dịch Thánh Kinh ra các tiếng thổ âm, và khuyến khích mọi người đọc Thánh Kinh. Chẳng lẽ Chân lý là như vậy sao?

(Xin xem tiếp Chương 22)


GHI CHÚ

91- Re 19:1-9, 13:8, 20:7-10, 21:2-4, 20:12, 2Pe 3:12-13. Mr 12:38-40, Lu 12:1-3, Joh 3:20-21, Ro 2:16, 1Co 4:5, Mt 3:7-12, 11:20-24, 12:41-42, 5:22, 7:1-5, 25:40, 25:31, Joh 3:17, 5:22, 5:26, 5:27, Ac 10:42, 17:31, 2Ti 4:1. Và Cathechismus of the catholic church, p. 178 viết: On Judgment day at the end of the world, Christ will come in glory to achieve the definitive triumph of good over evil which like the wheat and the tares have grown up together in the course of history.

92- E. Royston Pike - Dictionnaire des religions, nơi chữ Enfer, p. 119. Và trong Awake, 8/11/1992, p. 12: In the first week, for example, the novice Isa told to 'smell the smoke, the brimstone, the foul stench and the corruption of Hell. 92b- Nguyễn thế Thuấn gọi là 1Macabê và 2Macabê, Thánh Kinh tr. 1133 và 1193.

93- Ellen G. White - The great controversy between Christ and Satan, p. 65: Then the way was prepared for the introduction of still another invention of paganism, which Rome named purgatory, and employed to terrify the credulous and superstitious multitudes...

94- To a certain degree, eschatology has become irrelevant to contemporary man, especially in our civilization. John Paul II - Crossing the threshold of hope, p. 183. 94b- Ge 3b?:1-5, Wis?. 2:24?, Joh 8:44, 2Pe 2:4, 1Jo 3:8, Joh 8:44, Mt 4:1-11, 1Jo 3:8, Ro 8:28. 94c- Re 16:17, Re 19:11-21, 20:7-10

95- Catechismus of the Catholic Church, p. 98-99.

96- And Julian Huxley cannot be blamed for seeing 'humanity in general, and religious humanity in particular', as 'habituated to thinking of God, mainly in terms of an external, personal, supernatural, spiritual being... John A. T. Robinson - Honest to God, p. 40.

97- G. F. Woods... writes, "The language of "transcendence", the thought of God as a personal being, wholly other to man, dwelling in majesty - this talk may well collapse into meaninglessness, in the last analysis. John A. T. Robinson - Honest to God, p. 40. 102

98- The body and blood of Christ are believed to be present 'in, with, and under' the bread and wine of the Lord's Supper and are received sacramentally and supernaturally. Consubstantiation, transubstantiation and Impanation are rejected. Frank S. Mead - Handbook of denominations in the United States, Abingdon Press, Nashville, New york, 1975, nơi chữ Lutherans, p. 126-136.

99- John Paul II - Bước qua ngưỡng cửa hi vọng, tr. 37. 99b- Dom Columba Cary-Elwes O.S.B.- China and the cross, P.J. Kenedy & Sons, New York 8, 1957, p. 143.

100- His position was briefly, that the Roman Catholic Church and papacy, had no divine right in things spiritual, that the Scriptures and not the Roman Catholic priest or Church had final authority over conscience. Frank S. Mead - Handbook of denominations, p. 126-127.

101- Catechismus of the catholic church, p. 312.

102- Jesuit Fathers of St Mary's College - The Church teaches, St Mary's Kansas, the Books and Publishers Inc. Rockford, Illinois 61105, 1973, p. 274.

103- Jesuit Fathers of St Mary's College - The Church teaches, p. 304.

104- Catechismus of the Catholic church, p. 335.

105- Jesuit Fathers of St Mary's College - The Church teaches. Make sure of all things, p. 68. và p. 322.

106- Jesuit Fathers of St Mary's College - The Church teaches, pp. 329-330.

107- As Tetzel entered a town, a messenger went before him, annoucing: "The grace of God and of the holy Father is at your gates." Tetzel ascending the pulpit, extolled indulgences as the most precious gift of God. He declared that by virtue of his certificates of pardon, all the sins which the purchaser should afterwards desire to commit would be forgiven him, and that " not even repentance is necessary." ...He assured his hearers that the indulgences had the power to save not only the living but the dead, that the very moment the money should clink against the bottom of his chest, the soul in whose behalf it has been paid would escape from Purgatory and makes its way to heaven. Ellen G. White - The great controversy Christ and Satan, pp. 146-147.

108- And the people welcomed the blasphemous pretender as if he were God himself come down from heaven to them. Ellen G. White - The great controversy between Christ and Satan, p. 146. 108b- Ex 37:1-9, Ex 25:10-22, Ex 25, 16, De 10:1-5. 103

109- Catechismus of the catholic church, tr. 498 và 499. Nơi tr. 497, ta thấy rõ điều răn thứ 10 được tách thành hai là 9 và 10.

110- Vergilius Ferm - An encyclopedia of religions, The Philosophical Library, New York, 1945, nơi chữ Images, p. 358-359. Ellen G. White - The Great controversy between Christ and Satan, pp. 763-764.

111- Edict of Constantine - The law issued by Constantine on the seventh of March, A.D. 321, regarding a day of rest, reads thus: "Let all judges, and all city people, and all tradesmen, rest upon the venerable day of the sun. But let those dwelling in the country freely and with full liberty attend to the culture of their field, since it frequently happens, that no other day is so fit for the sowing of grain, or the planting of vines, hence the favorable time should not be allowed to pass lest the provisions of heaven be lost." A. H. Lewis -History of the sabbath and the sunday, pp. 123-124 [2d ed. Revel., 1903]. Ellen G. White - The great controversy between Christ and Satan, p.764.

112- By an edict promulgated in A. D. 321, for example, Constantine ordered the law courts closed on "the venerable day of the sun" and decreed that this day be a day of rest. Christianity had hitherto held the Jewish Sabbath - Saturday - as sacred. Now in accordance with Constantine's edict, it transferred its sacred day to Sunday. This not only brought it into harmony with the existing regime but it also permitted it to further dissociate itself from its Judaic origins. Until the fourth century, moreover, Jesus' birthday had been celebrated on January 6th. For the cult of Sol Invictus, however, the crucial day of the year was 25/12 - the festival of Nathalis Invictus, the birth [or rebirth] of the sun, when the day grew longer. In this respect, too, Christianity brought itself into alignment with the regime and the established state religion. In the interests of unity, Constantine deliberately chose to blur the distinctions among Christianity, Mithraism and Sol Invictus - deliberately chose not to see any contradictions among them. Thus he tolerated the deified Jesus as the earthly manifestation of Sol Invictus. Thus he would built a Christian church and at the same time, statues of the mother goddess Cybele and of Sol Invictus, the sun-god - the latter being an image of himself...In A.D. 325, he convened the Concile of Nicea... The Concile of Nicea decide, by vote, that Jesus was a God, not a mortal prophet...In A.D. 303, a quarter of a century earlier, the pagan emperor Diocletian has undertaken to destroy all Christian writings that could be found...Thus a year after the Council of Nicea, Constantine sanctioned the confiscation and destruction of all works that challenged orthodox teachings - works by pagan authors that referred to Jesus, as well as works by "heretical" Christian...In A.D. 331, he commissioned and financed new copies of the Bible... When Constantine commissioned new versions of these documents, it enabled the custodians of orthodoxy to revise, edit, and revised their material as they saw fit, in accordance with their tenets. It was at this point that most of the crucial alterations in the New Testament were made and Jesus assumed the unique status he has enjoyed ever since. The importance of Constantine's Commission must not be underestimated. Of the five thousand extant early manuscript versions of the New Testament, not one predates the fourth century... 104 Michael Baigent, Richard Leigh, and Henry Lincoln - Holy blood, holy grail, A Dell Book, 1982, p. 367-369. -The traditional date of 25/12 was fixed by Pope Liberius in the fourth century. Manfred Barthel - What the Bible really says, Wings Books, New York, 1980, p, 395.

113- In a passage which forms a part of the Roman canon law, Pope Innocent III declares that the Roman pontiff is "the vicegerent upon the earth, not of a mere man, but of very God, " and in a gloss of a passage it is explained that this is because he is the vicegerent of Christ, who is "very God and very man." [See Decretal. D. Gregor. Pap. IX. lib. 1. de translat. Episc. title, 7, c.3. Corp. Jur. Canon. ed. Pars, 1612, tom. II. Decretal. col. 205.] For the title, "Lord God the Pope," see a gloss on the Extravagantes of Pope John XXII, title 14, ch. 4, "Declaramus." In an Antwerp edition of the Extravagantes, dated 1584, the words "Dominum Deum Nostrum Papam" ["Our Lord God the Pope"] occur in column 153. In a Paris edition dated 1612, they occur in column 140. In several editions published since 1612, the word "Deum" ["God"] has been omitted. Ellen G. White - The great controversy between Christ and Satan, p. 763.

114- "The decree of Toulouse, 1229," which established the "tribunal of the Inquisition against all the readers of the Bible in vulgar tongue,... was an edict of fire, bloodshed, and devastation. In its 3rd, 4th, 5th, and 6th chapters, it ordains the entire destruction of the houses, the humblest places of concealment, and even the subterranean retreats of men convicted of possessing the Scriptures, that they should be pursued to the forests and caves of the earth, and that even those who harbored them should be severely punished." As a result, the Bible "was everywhere prohibited, it vanished, as it were, underground, it descended into the tombs." Ellen G. White - The great controversy between Christ and Satan, p. 768. - Xem William Tyndale - A man of vision, Awake, 15/11/1955, p. 26-30 và The Spanish Bible's Battle for Survival, Awake 15/06/1992, p. 8-11

115- Ellen G. White - The great controversy between Christ and Satan, p. 769.

====

Mục VI (Chương 14 đến hết chương 21)

14- Phán xét riêng và phán xét chung trong ngày thế mạt.

15- Hỏa ngục đời đời.

16- Ma quỉ là vua thế gian.

17- Chúa ngự trong phép bí tích Mình Thánh.

18- Bảy phép Bí Tích.

19- Ân xá và ân toàn xá.

20- Tám điều răn thay vì 10 điều răn.

21- Ngăn chận không cho giáo dân đọc Kinh Thánh thời Trung Cổ, nhất là bằng tiếng thổ âm, thổ ngữ.


Chương 14 - Phán xét riêng và phán xét chung trong ngày thế mạt.

Đửc Chúa Cha hoàn toàn không biết gì về chuyện thế mạt và phán xét chung. Đó là điều Chúa Giêsu giảng sau này trong Kinh Thánh. Để làm bằng cho chuyện tận thế, Công giáo viện dẫn ba câu Kinh Thánh cũ.

- Thứ nhất là sách Daniel 7:10. "Một con sông lửa cuộn chảy và xuất ra từ nhan thánh người. Ngàn ngàn hầu hạ người, vạn vạn đứng chầu trước nhan người. Pháp đình an tọa và sổ sách mở ra." [Nguyễn thế Thuấn, tr. 2162.]

- Thứ hai là sách Joel 3:4 " Mặt trời biến thành tối tăm, và mặt trăng hóa ra máu, trước khi đến ngày lớn lao và kinh hoàng của Yahve"

- Và thứ ba là sách Malachi 3:19." Vì này sẽ đến Ngày phầng phầng cháy như một hỏa lò. Và tất cả những phường kiêu mạn và mọi kẻ làm điều phi pháp sẽ là rơm rạ. Ngày đến sẽ thiêu đốt chúng - Yahve các cơ binh đã phán- mà không để lại cho chúng một rễ, hay một cành."

Còn Thánh Kinh mới thì có rất nhiều câu về thế mạt và chung thẩm [91]. Tôi cho rằng ngày phán xét chung là do Chúa Giêsu và Giáo hội lập ra sau này, mấy câu Thánh Kinh cũ mà Giáo hội viện dẫn lời lẽ rất là lơ mơ. Joel 4:1-3 mô tả ngày phán xét như là một ngày để Chúa oán phạt các dân ngoại đã dám làm hại dân Do Thái trước đây. Và sự việc sẽ xảy ra trong thung lũng Josaphat. Giáo hội đã không viện dẫn câu Kinh Thánh này có lẽ vì không phù hợp với đường lối Giáo hội. Tội nghiệp cho Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đã bị hất ra ngoài không được phán xét thiên hạ nữa. Và chắc chắn là Chúa Yahve - là đấng hay ghen - không bao giờ chịu nhượng bộ như vậy. Cho nên tôi vẫn nói là từ khi Chúa Giêsu ra đời thì Chúa Yahve chỉ đóng một vai trò tượng trưng, y như Ngài đã hưu trí và rút vào hậu trường.

Chúa Giêsu nói: Đạo lý ta dạy không phải là của ta mà là của Đấng đã sai ta. Ai muốn làm theo ý người thì sẽ biết: Đạo lý ấy là do tự Thiên Chúa hay là tự mình ta, ta nói ra. Kẻ nào tự mình mà nói, ắt tìm vinh quang riêng của mình, còn kẻ tìm vinh quang cho Đấng sai mình, thì kẻ ấy là người chân thật, nơi kẻ ấy không có gì là ngang trái. [Joh 7:16-18]. Ngài nói vậy, nghĩa là Ngài không tự mình dạy cho chúng ta điều chi hết. Cái gì mà Kinh Thánh Cũ không đề cập đến, thì Ngài cũng không nói. Như vậy chỉ có Giáo hội Công giáo mới dám làm giảm quang huy của Chúa Yahve mà thôi, khi đưa ra những điều mới mà Kinh Thánh cũ không chép.

Chương 15 - Hỏa ngục đời đời.

Chúa Giêsu hay dùng chữ Gehenna, hay Hell để chỉ Hỏa Ngục. Đôi khi ta còn thấy dùng chữ Hades [Lu: 16:23] hay chữ Tartarus. Gehenna nhắc tới tên một vùng đất ở gần Jerusalem là Gehinnon hay thung lũng Hinnom, là nơi xả rác thành phố, và người ta thường đốt lửa thiêu các vật uế tạp ở đó. Trong hỏa ngục, kẻ dữ bị lửa thiêu đốt đời đời [Mt 5: 22, 29, 10:28, 13:42, 50, Mr 9:43-48]. Các thần dữ và kẻ xấu sẽ xuống đó [Mt 25:41]. Chúa dạy con người phải vào cửa hẹp, vì cửa rộng sẽ đưa tới tàn phá, còn cửa hẹp mới đưa tới sự sống.[Mt 7:13-14]

Tôi thấy quan niện Sheol của Kinh Thánh cũ nhân từ hơn quan niệm Gehenna ngàn vạn lần.

Giáo hội dạy rằng: Hình phạt chính của Hỏa Ngục là ở chỗ phải muôn đời xa lìa Thiên Chúa, Đấng duy nhất có thể ban sự sống và mang lại hạnh phúc mà con người đã được tạo thành để vui hưởng, và đó là niềm khát vọng của con người. [Xem Sách giáo lý của Giáo hội Công giáo, 1057, tr. 480].

Xuống hỏa ngục sẽ không bao giờ được gặp mặt Chúa, sẽ bị lửa thiêu đốt đời đời, và Satan là Chúa quỉ sẽ phải ở trong hỏa ngục đó. Ba điều trên hoàn toàn sai, vì Job cho biết Satan vẫn về họp với Thiên Chúa, và vẫn đi chu du thiên hạ [Job 2:1-2], có bị lửa đốt gì đâu!

Theo E. Royston Pike trong Dictionnaire des religions, tr. 119 thì người Do Thái rất mơ hồ về chuyện này. Và chữ Gehenna chỉ được dùng khi dân Do Thái đi đày về, và du nhập vào Công giáo. Khải Huyền mô tả hỏa ngục như một hồ lửa và diêm sinh, mà kẻ dữ bị bỏ xuống [Re 21:8].

Các Giáo Phụ Công giáo đã xây dựng học thuyết này. Justin Martyr cho rằng không có hỏa ngục, thì không có Chúa. Tertullien cho rằng mọi người sẽ sung sướng khi thấy vua chúa, quan quyền bị thiêu đốt trong hỏa ngục. Cyrille de Jerusalem quả quyết là kẻ dữ bị thiêu đốt không bao giờ ngừng. St. Basile nói đến ngọn lửa thiêu đốt không ngừng, và những con sâu không bao giờ chết. St. Augustine cho rằng trẻ con mà không được rửa tội cũng sẽ sa hỏa ngục. St. Ignace de Loyola dạy các người vào Dòng Tên phải cấm phòng 53 một tháng. Và tuần đầu, phải tưởng tượng ngửi thấy mùi khói và mùi diêm sinh của hỏa ngục, mùi tanh hôi của hỏa ngục v.v... [92]

Thời Trung Cổ người ta đã hết sức khai thác đề tài này để dọa nạt mọi người. Tin lành cũng tin như Công giáo, nhưng ở Âu châu từ hơn thế kỷ nay người ta đã dần dần chống lại quan niệm trên. Tuy nhiên Công giáo vẫn giữ nguyên lập truờng.

Tôi thấy quan niệm trên hết sức ác độc và vô lý. Tại sao con người bị lửa đốt đời đời như vậy, nào có ích lợi gì cho Thượng đế đâu? Vả lại, Thượng đế không hề biết có Hỏa Ngục. Hỏa Ngục là "Tin Mừng" mà Chúa Giêsu đem đến cho thế gian. Tôi không biết Chúa Giêsu đã dựa vào đâu mà lập ra hỏa ngục?

Nhân loại từ lâu đã coi lao tù là chỗ cải hóa. Mục đích của lao tù là giúp con người cải hóa, chứ không phải là chỗ để báo thù họ. Chẳng lẽ Chúa lại thua con người về điểm này hay sao?

Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể chủ trương lúc chung cuộc muôn loài sẽ trở lại gốc gác mình. Đó là thuyết Apocatastasis. Xưa kia Origen [185-285] đã chủ xướng thuyết này [hérésie origéniste], nhưng bị Giáo hội Công giáo phi bác vì cho đó là tà thuyết. Công giáo còn tin có Luyện ngục. Mà luyện ngục chỉ khác hỏa ngục là một bên thì hữu hạn một bên thì vô cùng.

Giáo hội dựa vào câu của St. Peter và St. Paul rất là mơ hồ, chẳng nói lên được cái gì là Luyện ngục hết. Xin đọc sách St. Paul [1Co 3:15] và sách St. Peter [1Pe 1:7], cũng vì vậy mà cả Chính Thống lẫn Tin Lành không ai công nhận Luyện Ngục hết. Ngoài ra Giáo hội cũng còn dựa vào sách Macchabée 2 [2M 12:46] [92b]. Nhưng ai cũng biết Tin Lành không công nhận Macchabée là Thánh Kinh, và trong các quyển Kinh Thánh Tin Lành không có hai quyển Macchabée. Ellen G. White - The Great Controversy between Christ and Satan, gọi Luyện ngục là chuyện bịa đặt của Giáo quyền để dọa nạt giáo dân vô tội.[93]

Tôi rất thương Công giáo vì bị lắm ngục ghê sợ như vậy bao quanh. Giáo Hoàng John Paul II công nhận là nhân loại ngày nay không còn tin vào địa ngục nữa. Tuy nhiên Ngài vẫn tin có hỏa ngục đời đời, và luyện ngục hữu hạn.[94]

Chương 16 - Ma Quỉ Là Vua Thế Gian.

Công giáo cho rằng ma quỉ xưa kia cũng là những thần tốt do Chúa tạo nên, nhưng sau đã nổi lên, chống lại Chúa. [94b] Đọc kỹ Thánh Kinh, không thấy chỗ nào mô tả thiên thần phạm tội ra sao, mà chỉ thấy Giáo hội quyết đoán như vậy. Làm sao ma quỉ chiếm được thế gian cũng là luận điệu của Giáo hội , và Chúa xuống thế cũng là để đánh nhau với Satan. Ngày thế mạt sẽ có trận chiến với Satan ở Armageddon [Harmagedon]. [94c]

Những chuyện trên đây là những chuyện nên kể cho con nít nghe, vì Chúa quyền phép như vậy, và thương nhân loại như vậy, lại để thế gian và con người lọt vào tay ma quỉ mãi cho đến tận thế. Như vậy Ngài đâu phải là một Thượng đế toàn năng? [95]

Chương 17 - Chúa ngự trong phép Thánh Thể.

Công giáo tuyệt đối tin đó là một sự kiện lịch sử. Có điều lạ là một phép bí tích cực kỳ quan trọng như vậy, mà St. John vốn là một đệ tử yêu quí của Chúa Giêsu, lại bỏ không ghi trong Tin Mừng của Ngài. Trong sách John chương 13, St. John chỉ nói chuyện Chúa rửa chân cho các đày tớ, và những lời chia tay [Joh 13:33-38, 14:1-31], còn tuyệt nhiên không đả động gì đến bữa tiệc ly. Mà chịu phép thánh thể là ăn thịt và uống máu Chúa. Và thịt và máu Chúa, chỉ là xác thịt của Chúa. Thế mà Chúa lại nói Thần mới làm sống động, xác không ích lợi gì. Lời ta nói là Thần và là sự sống [Joh 6:63].

Câu nói trên của Ngài làm mất giá trị của những gì Ngài nói khi lập phép thánh thể. Trái lại?, John nhắc tới vấn đề trong Joh 6:54-56. Công đồng Constance [1414-18] cho phép ăn bánh uốn rượu không. Công đồng Florence [1438-45] dạy phải thêm chút nước vào rượu nho.

Công đồng Trent [1545-63] bày thêm ra chữ Transubstantiation. Phải công nhận phép Thánh thể của Công giáo có một sức thu hút quần chúng hết sức lớn lao. Nhân loại đã tạo ra không biết bao là lời ca tiếng hát rất hay. Ví dụ trong tiếng Latinh có bài:

Adoro te, devote, latens Deitas,

Quae sub his figuris, very latitas.

Ambo tamens credens, atque confitens,

Peto quod petivit latro penitens.

Tôi thờ phụng Chúa ẩn mình, Trong hình bánh, hình rượu.

Tôi tin thật Ngài ngự trong đó,

Tôi chỉ xin những gì kẻ trộm lành xưa đã xin v.v...

Trong tiếng Việt có bài của LM Sảng Đình Nguyễn văn Thích?:

Trời cao, đất thấp gặp nhau,

Đấng tôi yêu mến, ngự vào lòng tôi.

Thánh tình ôi! Nhiệm mầu thôi!

Hồn tôi thờ lạy, khôn lời nói ra. v.v...

Tuy nhiên, suy ra, thì Chúa Giêsu vẫn chỉ là một vị Thần sống ngoài con người, có ngôi vị, siêu nhiên và thiêng liêng v.v...[96]

G. F. Woods cho rằng gọi Thượng đế là siêu việt, là đấng hữu ngã, tách rời con người, và ngự trong oai nghi, lời nói đó ngày nay đã trở thành vô nghĩa. [97] Nói vậy nghĩa là nhân loại cần định nghĩa lại Thượng đế như là không bao giờ lìa xa con người, là Bản Thể muôn loài, ngự trị ngay trong lòng muôn vật. Định nghĩa đó chính là định nghĩa Thượng đế theo Phiếm Thần [Chúa ở khắp mọi nơi. Ngài là mọi sự. Pan= mọi sự, Theism= Thượng đế.]

Ngày nay, muốn ngự vào trong ta, Chúa Giêsu cần phải:

1- Chờ Thày cả đọc lời truyền.

2- Cần có bánh và rượu.

3- Chúa cần phải lắng nghe xem phương trời nào đang gọi mình, để mà đến.

Và như vậy, Ngài sẽ vất vả ngày đêm, đến đến, đi đi. Còn nếu như Ngài đã là chính bản thể chính ta, thì Ngài chẳng cần phải đi mà đã đến [bất hành nhi chí]. Nhưng vì Ngài là 'Ngoại thân chi vật' đối với ta, thì khi bánh và rượu tan đi, thì Ngài cũng đi ra theo.

Công giáo đã đặt ra chữ Transubstantiation [Công đồng Trent diễn ra từ 13/12/1545 – 04/12/1563] tức là Biến thể, nghĩa là khi đọc lời truyền xong, thì bánh và rượu biến thành thịt và máu Chúa.

Theo thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể, thì muôn loài đều đồng thể, đồng tính như nhau, không làm gì có nhiều thể khác nhau, để cái này biến thành cái kia như vậy.

Nhân lọai ngày nay cấm ăn thịt người, và uống máu người, mà Công giáo lại cổ xúy, ăn thịt và uống máu giáo chủ mình. Tôi ngu muội nên không hiểu vấn đề này.

Công giáo dành cho Chúa Giêsu mọi vinh dự, nhưng chưa dành cho Ngài vinh dự là Bản Thể con người, không cho người được là Ánh Sáng của tâm hồn tôi, không cho Ngài ngự trị trong tôi, mà phải mượn bánh và rượu để Ngài được đến với tôi trong ít phút. Như vậy e rằng Công giáo chưa hiểu về con người, chưa biết rằng con người tuy khác biệt nhau bên ngoài, nhưng bên trong là một thể. Chính vì vậy mà tôi không tin chuyện Chúa ngự trong phép thánh thể, sau khi thày cả đọc lời truyền.

Tôi nghĩ rằng một con người đắc đạo sẽ trực tiếp phối kết với Thượng đế không qua trung gian nào. Còn qua trung gian, là còn ở những cấp rất thấp. Các Giáo Phái Tin lành sau này, coi đó như là một biểu tượng, một kỷ niệm mà thôi. Công giáo dùng bánh không men, và không cho giáo hữu chịu máu thánh, nghĩa là không uống rượu khi rước lễ. Chính Thống giáo dùng bánh có men, và cho chịu máu thánh. Giáo hội Luther không chấp nhận những danh từ như Consubstantiation, Transubstantiation v. v... Nhưng tin Chúa ngự trong mình thánh. [98]

Chương 18 - Bảy phép Bí Tích

Các Giáo hội Tin Lành nay chỉ tin có hai phép bí tích, trong bảy đó là phép rửa tội, và phép Mình thánh. Nhưng nội dung tất cả đều thay đổi.

Về phép rửa tội, các Giáo phái đều dìm con người xuống nước [Immersion], duy Công giáo đổ nước lên đầu [Imbibition]

Các Công đồng Florence [1438-45] và Trent [1545-63] qui định về cung cách rửa tội. Thường Công giáo bắt rửa tội tám ngày sau khi sinh. Còn Tin Lành chủ trương rửa tội khi con người đã lớn, nhất là Giáo Phái Anabaptistes, và Baptistes. Phái Anabaptistes cho rằng trẻ con được rửa tội khi còn bé, là vô giá trị. Trái lại, theo Catechismus of the catholic church, p. 312, Công giáo cho rằng rửa tội là biến con người thành con người mới, thành con người giác ngộ, thành con của ánh sáng, thành ánh sáng.

Nói vậy là dùng những danh từ hoa hoè, hoa sói để diễn tả một chuyện không tưởng. Ai cũng biết là dù rửa tội hay không rửa tội, thì thằng bé con vẫn là thằng bé con như vậy. Nếu giác ngộ mà dễ thế, thì Công giáo không để đâu hết thánh hiền. Thực tế có như vậy không? Mà giác ngộ là một sự chuyển hóa nội tâm chứ đâu phải là cái gì phù phiếm ngoài bì phu, mà vài giọt nước có thể đem lại. Giáo Hoàng John Paul II cho rằng: Người ta vẫn thường nói, như trước đây trong thời đại của các giáo phụ, "Christianus Alter Christus" [Người Ki Tô hữu là một Đức KiTô khác]. [99]

Những lời biện luận của Công giáo cho thấy quí vị đó hết sức là nông cạn. Thảo nào mà khi xưa sang giảng đạo bên Trung Hoa, người ta cố rửa tội cho những trẻ bị bỏ rơi ngoài đường. Năm 1694 có 3400 trẻ được rửa tội, năm 1965 có 2939 trẻ, năm 1696 có 3663 trẻ được rửa tội v.v...[99b]

Các giáo phái Tin lành cho rằng 5 phép bí tích khác như Thêm sức, Giải tội, Xức dầu, Truyền chức, Hôn phối không đủ chứng cớ là do Chúa lập ra.

Nhiều giáo phái cho rằng phép Thánh thể chỉ là kỷ niệm không hơn, không kém... Luther không phục quyền Giáo Hoàng hay Công đồng mà chỉ tin vào Kinh Thánh. Cái gì Kinh Thánh không dạy là ông không tin.[100]

Phép rửa tội dựa vào những lời của St. Paul như 2Cor 5:17, Ga 6:15, Ro 6:3-4, Col 2:12, Tit 3:5, và của St. John như Joh 3:5. [101]

Phép Thêm sức dựa vào câu Ac 8:14ff. Như vậy là do các tông đồ lập, không phải do Chúa. Chỉ Giám Mục mới được làm phép thêm sức.[102]

Phép Giải tội dựa vào câu Mt 16:19. [103].

Phép Mình thánh dựa và những câu như Lu 12:19, 1Co 11:24, Mt 26:26, Mr 14:22, 1Co 11:20, Re 19:9, Mt 14:19, 15:36, Mr 8:6-19, Mt 26:26, 1Co 11:24, Lu 24:13-35, Ac 2:42-46, 20:7, 11 v.v... [104].

Phép Hôn phối dựa vào câu Mt 19:16, Mr: 10:9. Phép Xức dầu dựa vào câu Jas 5:14f. Jehovah witness [Chứng nhân đấng Jehovah] dịch câu này đại khái là Ai đau thì lấy dầu mà bôi [như kiểu làm massage: Rubbing with oil]. [105].

Phép Truyền chức dựa vào các câu như Heb 7:12ff, Mt 16:19, Lu 22:19, Joh 20:22, Ac 6:5, 1Ti 3:8ff, Php 1:1.[106] Luther thấy các phép bí tích trên hoặc không chính thửc do Chúa đặt ra, hoặc là do Giáo hội đã suy diễn ra, nên không chấp nhận. Tôi không đi sâu hơn về vấn đề này vì nội bộ chia rẽ như vậy, thì người ngoài cuộc biết nói làm sao?

Chương 19 - Ân xá và ân toàn xá [Indulgence partial and Plenary].

Công giáo tin rằng có tội thì phải đền. Tội nặng thì khi chết sẽ xuống hỏa ngục, tội nhẹ thì vào luyện ngục lâu chóng tùy nghi. Nhưng nhờ vào công nghiệp Chúa Giêsu và các thánh, Giáo hội có toàn quyền ban ơn xá cho những linh hồn nơi Luyện Ngục. Đó gọi là Ân xá. Còn ân toàn xá là có thể cho một linh hồn trong luyện tội được lên thiên đàng ngay.

Ân xá được lập ra thời Luther, và chính vì Luther bất mãn với chuyện ân xá này nên đã lập ra Tin Lành.

Thời Luther Giáo hội cần tiền để xây đền thờ St. Peter nên đã sai Tetzel, Johann [1450- 1519] sang Đức bán ân xá. Mỗi khi Tetzel tới tỉnh nào, thì có sứ giả đi trước rao truyền rằng: Ơn Thượng đế và ơn đức Thánh Cha đã ở cửa ngõ chúng ta. Tetzel bán những giấy 57 tha tội, và không buộc phải ăn năn gì. Ông tuyên bố, cứ nghe tiếng đồng tiền rơi keng xuống đáy hòm là một linh hồn trong luyện tội được lên trời.

Luther viết ra 95 điều chống ân xá và dán ở nhà thờ Wittenberg, công khai chống Tetzel. Và từ đó Giáo hội Tin Lành phát sinh. [107]. Tuy nhiên Tetzel vẫn được đón tiếp nồng hậu, và Giáo hội đã kiếm được nhiều tiền. [108]

Chương 20- Tám điều răn thay vì 10 điều răn.

Mười điều răn Thiên Chúa như đã truyền dạy trong Ex 20:1-17 và De 5:22 là những điều tối quan trọng. Phải để riêng trong hòm bia thánh [108b]

Điều răn 3, Chúa dạy giữ ngày Sabbath rất ngặt: Ai không nghỉ việc ngày đó sẽ bị giết. [Ex 31:12-17, Ex 35:1-3].

Công giáo tuyên xưng giữ 10 điều răn Thiên Chúa, nhưng thực sự đã bỏ đi 2 điều. Điều thứ 2, Chúa cấm thờ ảnh tượng, Công giáo cho thờ ảnh tượng. Điều thứ 3, Chúa dạy giữ ngày thừ Bảy, Công giáo dạy giữ ngày Chủ Nhật. Bù lại Công giáo tách điều răn thứ 10 thành 9 và 10. [109]

Công giáo đi vào chuyện thờ ảnh tượng từ từ. Năm 725 vua Thượng Vị Leo III, ra lệnh cấm thờ ảnh tượng. Giáo hội Vatican và Giáo hội Chính Thống đều chống lại lệnh vua. Giáo Hoàng Gregory II cho rằng cấm thờ ảnh tượng là rối đạo, Giáo Chủ Constantinople là Germanus bị mất chức.

Ai chủ trương thờ ảnh tượng thì gọi là Iconodules. Ai chủ trương bỏ ảnh tượng thì gọi là Iconoclasts. Nhưng khi ông Irene lên làm nhiếp chính [776], thì lại cho thờ ảnh tượng. Và Công đồng Nicaea thứ II [787] lại cho phép thờ ảnh tượng. Đến đời vua Leo V [813-20] lại định cấm thờ ảnh tượng nhưng không thành công. Nhiếp chính vương Theodora nhóm họp Công đồng năm 843, cho phép kính ảnh tượng như cũ. [110]

Sau đây là Chiếu chỉ của Vua Constantine về ngày Chủ Nhật. "Mọi quan án, mọi người dân nơi thành phố, và mọi người buôn bán hãy nghỉ ngày Chủ Nhật khả kính. Nhưng những người nông dân thì có toàn quyền làm ruộng: vì Chủ Nhật thường là ngày thích hợp để gieo giống và trồng nho. Và ngày tốt như vậy không thể bỏ qua, nếu không mùa màng sẽ mất. [111]

Cũng nên biết Constantine thờ Thần Mặt Trời [Sol Invictus], và năm 321 ra chiếu chỉ giữ ngày Chủ Nhật, tức là ngày của mặt trời, và ra lệnh nghỉ ngày đó. Công giáo từ đấy giữ ngày Chủ Nhật thay ngày thứ Bảy.

Constantine đã triệu tập Công đồng Nicea, năm 325, và Công đồng này đã bỏ phiếu tuyên xưng Chúa Giêsu là Thiên Chúa.

Năm 303 trước đó, vua Diocletian đã ra lệnh thiêu hủy các sách Công giáo. Năm 331, vua Constantine bỏ tiền ra cho chép lại Kinh Thánh. Và các vị hữu trách lúc ấy tha hồ mà sửa sang mọi sự lại theo ý mình.

Ngày Giáng sinh trước đây là mồng 6 tháng giêng Dương lịch, nay đổi thành 25 tháng 12 dương lịch, tức là ngày Đông Chí [đông chí nhất dương sinh], tức là ngày mặt trời hay ngày thần Mitra tái sinh. Giáo Hoàng Liberius, thế kỷ IV, đã chính thức đổi ngày lễ Sinh Nhật thành 25 tháng 12 dương lịch.

Và ta cũng nên biết ngày nay không có bản Kinh Thánh nào trước thế kỷ IV. [112] Vì Giáo Hoàng dám thay đổi điều răn vô tội vạ như vậy, thảo nào mà xưa Giáo Hoàng đã có lúc dám xưng mình là Thượng đế. [113] Nếu Giáo Hoàng dám xưng mình như vậy thì chuyện bất khả ngộ ex Cathedra [Vatican Council, 18/07/1870] nào có ăn thua gì.

Chương 21 - Ngăn chận không cho giáo dân đọc Kinh Thánh thời Trung Cổ, nhất là bằng tiếng thổ âm, thổ ngữ.

Gaussen cho biết " Hội nghị Toulouse năm 1229 lập ra tòa Hình Án cốt là ngăn cấm giáo dân không cho đọc Kinh Thánh bằng tiếng thổ âm ... đó là một quyết nghị sặc mùi máu lửa và tàn phá. Các chương 3, 4, 5, và 6 của nghị quyết ra lệnh phá hết các nhà, các nơi chứa chấp, các hầm bí mật của nhừng người bị cáo là có Thánh Kinh và dù họ chạy vào rừng trốn vào hang hốc cũng phải tìm bắt cho được. Ai chứa chấp sẽ bị phạt nặng."

Kết quả là Kinh Thánh bị cấm khắp vơi và đã biến mất, hay đã bị cho xuống mồ. Và trong vòng 500 năm sau con người đã chịu biết bao là hình phạt, và máu thánh nhân đã chảy ra như suối.

William Tyndale [1495-1536] là người đã dịch Kinh Thánh Mới [1526], Pentateuch [1530] và Jonas [1531] sang tiếng Anh. Ông thụ phong LM năm 1521, và đến năm 1523 sang Luân Đôn xin phép Giám Mục Cuthbert Tunstall cho dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh. Điều này rất cần vì chiếu theo khoản 1408 Luật Oxford, không ai được dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh, nếu không có phép của Giám Mục. Ai trái lệnh trên, sẽ bị coi là rối đạo và lên giàn hỏa. Giám Mục Tunstall từ chối, không cho phép.

Tyndale trốn sang Đức và năm 1526 đã in ở Cologne khoảng 3000 cuốn Kinh Thánh mới. Sách trên được gửi lậu về Anh và phần lớn đã bị Hồng Y Wolsey và 36 Giám Mục khác tập họp gần Giáo đường St. Paul để cho đốt hết. Năm 1535, Tyndale bị người bạn là Phillips tố cáo, nên đã bị bắt tại Vilvorde [Bỉ], và bị cầm tù tại đó 16 tháng. Ông bị cách chức LM, bị thắt cổ và bị hỏa thiêu tháng 10/1536. Lối dịch Kinh Thánh của ông nay đã đựơc dùng để dịch Revised Standard Version.

Thực ra thì từ thế kỷ 15 trở đi, Thánh Kinh đã được địch ra nhiều thứ tiếng Âu châu, như Đức [1466], Ý [1471], Pháp [1474], Tiệp Khắc [1475], Hòa Lan [1477], Cathalan [1478]. Luther dịch Kinh Thánh Mới sang tiếng Đức [1522].

Ở Tây Ban Nha người dịch Kinh Thánh sang tiếng Tây Ban Nha đầu tiên là thày dòng Casiodoro de Reina [c. 1520-1594], và Francisco de Enzinas [đầu thế kỷ XVI], sau đó là Giám Mục Felipe Scio de San Miguel [1790], Giám Mục Felix Torres Amat [1823]. Mãi đến năm 1945 mới có hai học giả là Nacar và Colunga chính thức dịch cho Giáo hội Tây Ban Nha một bản Kinh Thánh chính thống. [114]

Thấy thế, ta mới kính phục những người như Wiclif [Wycliffe] [1320-1384], như Luther [1483-1546] đã dám dịch Thánh Kinh sang tiếng Anh và tiếng Đức.

Sau đây là những bản Thánh Kinh quen thuộc. Năm bản Kinh Thánh cổ viết tay:

1- Codex Sinaiticus, bằng tiếng Hi Lạp, thế kỷ 4, hiện tàng trữ tại British Museum.

2- Codex Vaticanus, bằng tiếng Hi Lạp, thế kỷ 4, hiện tàng trữ tại Thư Viện Vatican.

3- Codex Alexandrinus, thế kỷ 5, tàng trữ tại British Museum.

4- Codes Bezae, thế kỷ 5 hoặc 6, bằng tiếng Hi lạp, và Latinh, tàng trữ tại University of Cambridge.

5- Codex Ephraemi, thế kỷ 5, bằng tiếng Hi Lạp, tàng trữ tại Bibliothèque Nationale de Paris.

Như vậy là không có bản Thánh Kinh nào trước thế kỷ 4. Các bản khác đáng chú ý:

- Septuagint 250-20 B.C., do 72 học giả dịch từ Hebrew sang Hi lạp.

- St Jerome Vulgate khoảng 400 A. D. bản tiếng Latinh.

- Wycliff's Bible 1382 A. D. bản dịch Anh văn đầu tiên.

- Tyndale 1525-30 Bản dịch Anh văn đã dựa trên nhiều chính bản. Như đã nói trên, ông bị lên giàn hỏa 1536 ở Vilvorde bên Bỉ, vì tội đã dịch Kinh Thánh ra Anh Văn. Bản dịch của ông đã được dùng làm nòng cốt cho bản dịch của King James.

- King James 1611, của Tin Lành do 47 học giả phiên dịch.

- Revised Standard Version 1952, bản dịch mới nhất của Tin Lành.

- Douay 1582-1610, bản dịch bằng Anh Ngữ do Công giáo phiên dịch.

- Bible de Jérusalem bằng Pháp văn, do Công giáo ấn hành v.v..

Từ 1804 đến nay hội British and Foreign Bible Society đã in được khoảng 40 triệu Thánh Kinh ra khoảng 40 thứ tiếng. 100 năm sau cũng hội này đã phát hành 186,680,101 Thánh Kinh. Đến năm 1910, đã phát hành 220 triệu cuốn bằng 400 thứ tiếng. [115]

Ngày nay Thánh Kinh đã được dịch ra trên 1100 thứ tiếng. Có những cơ quan chuyên dịch và phổ biến Thánh Kinh như Britsh and Foreign Bible Society, American Bible Society, National Bible Society of Scotland, và Netherlands Bible Society. Nhiều Giáo hội Tin Lành còn cho không Kinh Thánh.

Mới hay càng cấm, sách lại càng bành trướng. Ngày nay Công giáo cũng lo phiên dịch Kinh thành ra các tiếng thổ âm không còn dám cấm đoán nữa. Tôi thật không hiểu, sao Giáo hội trước kia, đã tàn sát những ai dịch Thánh Kinh ra các thứ tiếng, nay lại bắt chước Tin Lành, dịch Thánh Kinh ra các tiếng thổ âm, và khuyến khích mọi người đọc Thánh Kinh. Chẳng lẽ Chân lý là như vậy sao?

(Xin xem tiếp Chương 22)


GHI CHÚ

91- Re 19:1-9, 13:8, 20:7-10, 21:2-4, 20:12, 2Pe 3:12-13. Mr 12:38-40, Lu 12:1-3, Joh 3:20-21, Ro 2:16, 1Co 4:5, Mt 3:7-12, 11:20-24, 12:41-42, 5:22, 7:1-5, 25:40, 25:31, Joh 3:17, 5:22, 5:26, 5:27, Ac 10:42, 17:31, 2Ti 4:1. Và Cathechismus of the catholic church, p. 178 viết: On Judgment day at the end of the world, Christ will come in glory to achieve the definitive triumph of good over evil which like the wheat and the tares have grown up together in the course of history.

92- E. Royston Pike - Dictionnaire des religions, nơi chữ Enfer, p. 119. Và trong Awake, 8/11/1992, p. 12: In the first week, for example, the novice Isa told to 'smell the smoke, the brimstone, the foul stench and the corruption of Hell. 92b- Nguyễn thế Thuấn gọi là 1Macabê và 2Macabê, Thánh Kinh tr. 1133 và 1193.

93- Ellen G. White - The great controversy between Christ and Satan, p. 65: Then the way was prepared for the introduction of still another invention of paganism, which Rome named purgatory, and employed to terrify the credulous and superstitious multitudes...

94- To a certain degree, eschatology has become irrelevant to contemporary man, especially in our civilization. John Paul II - Crossing the threshold of hope, p. 183. 94b- Ge 3b?:1-5, Wis?. 2:24?, Joh 8:44, 2Pe 2:4, 1Jo 3:8, Joh 8:44, Mt 4:1-11, 1Jo 3:8, Ro 8:28. 94c- Re 16:17, Re 19:11-21, 20:7-10

95- Catechismus of the Catholic Church, p. 98-99.

96- And Julian Huxley cannot be blamed for seeing 'humanity in general, and religious humanity in particular', as 'habituated to thinking of God, mainly in terms of an external, personal, supernatural, spiritual being... John A. T. Robinson - Honest to God, p. 40.

97- G. F. Woods... writes, "The language of "transcendence", the thought of God as a personal being, wholly other to man, dwelling in majesty - this talk may well collapse into meaninglessness, in the last analysis. John A. T. Robinson - Honest to God, p. 40. 102

98- The body and blood of Christ are believed to be present 'in, with, and under' the bread and wine of the Lord's Supper and are received sacramentally and supernaturally. Consubstantiation, transubstantiation and Impanation are rejected. Frank S. Mead - Handbook of denominations in the United States, Abingdon Press, Nashville, New york, 1975, nơi chữ Lutherans, p. 126-136.

99- John Paul II - Bước qua ngưỡng cửa hi vọng, tr. 37. 99b- Dom Columba Cary-Elwes O.S.B.- China and the cross, P.J. Kenedy & Sons, New York 8, 1957, p. 143.

100- His position was briefly, that the Roman Catholic Church and papacy, had no divine right in things spiritual, that the Scriptures and not the Roman Catholic priest or Church had final authority over conscience. Frank S. Mead - Handbook of denominations, p. 126-127.

101- Catechismus of the catholic church, p. 312.

102- Jesuit Fathers of St Mary's College - The Church teaches, St Mary's Kansas, the Books and Publishers Inc. Rockford, Illinois 61105, 1973, p. 274.

103- Jesuit Fathers of St Mary's College - The Church teaches, p. 304.

104- Catechismus of the Catholic church, p. 335.

105- Jesuit Fathers of St Mary's College - The Church teaches. Make sure of all things, p. 68. và p. 322.

106- Jesuit Fathers of St Mary's College - The Church teaches, pp. 329-330.

107- As Tetzel entered a town, a messenger went before him, annoucing: "The grace of God and of the holy Father is at your gates." Tetzel ascending the pulpit, extolled indulgences as the most precious gift of God. He declared that by virtue of his certificates of pardon, all the sins which the purchaser should afterwards desire to commit would be forgiven him, and that " not even repentance is necessary." ...He assured his hearers that the indulgences had the power to save not only the living but the dead, that the very moment the money should clink against the bottom of his chest, the soul in whose behalf it has been paid would escape from Purgatory and makes its way to heaven. Ellen G. White - The great controversy Christ and Satan, pp. 146-147.

108- And the people welcomed the blasphemous pretender as if he were God himself come down from heaven to them. Ellen G. White - The great controversy between Christ and Satan, p. 146. 108b- Ex 37:1-9, Ex 25:10-22, Ex 25, 16, De 10:1-5. 103

109- Catechismus of the catholic church, tr. 498 và 499. Nơi tr. 497, ta thấy rõ điều răn thứ 10 được tách thành hai là 9 và 10.

110- Vergilius Ferm - An encyclopedia of religions, The Philosophical Library, New York, 1945, nơi chữ Images, p. 358-359. Ellen G. White - The Great controversy between Christ and Satan, pp. 763-764.

111- Edict of Constantine - The law issued by Constantine on the seventh of March, A.D. 321, regarding a day of rest, reads thus: "Let all judges, and all city people, and all tradesmen, rest upon the venerable day of the sun. But let those dwelling in the country freely and with full liberty attend to the culture of their field, since it frequently happens, that no other day is so fit for the sowing of grain, or the planting of vines, hence the favorable time should not be allowed to pass lest the provisions of heaven be lost." A. H. Lewis -History of the sabbath and the sunday, pp. 123-124 [2d ed. Revel., 1903]. Ellen G. White - The great controversy between Christ and Satan, p.764.

112- By an edict promulgated in A. D. 321, for example, Constantine ordered the law courts closed on "the venerable day of the sun" and decreed that this day be a day of rest. Christianity had hitherto held the Jewish Sabbath - Saturday - as sacred. Now in accordance with Constantine's edict, it transferred its sacred day to Sunday. This not only brought it into harmony with the existing regime but it also permitted it to further dissociate itself from its Judaic origins. Until the fourth century, moreover, Jesus' birthday had been celebrated on January 6th. For the cult of Sol Invictus, however, the crucial day of the year was 25/12 - the festival of Nathalis Invictus, the birth [or rebirth] of the sun, when the day grew longer. In this respect, too, Christianity brought itself into alignment with the regime and the established state religion. In the interests of unity, Constantine deliberately chose to blur the distinctions among Christianity, Mithraism and Sol Invictus - deliberately chose not to see any contradictions among them. Thus he tolerated the deified Jesus as the earthly manifestation of Sol Invictus. Thus he would built a Christian church and at the same time, statues of the mother goddess Cybele and of Sol Invictus, the sun-god - the latter being an image of himself...In A.D. 325, he convened the Concile of Nicea... The Concile of Nicea decide, by vote, that Jesus was a God, not a mortal prophet...In A.D. 303, a quarter of a century earlier, the pagan emperor Diocletian has undertaken to destroy all Christian writings that could be found...Thus a year after the Council of Nicea, Constantine sanctioned the confiscation and destruction of all works that challenged orthodox teachings - works by pagan authors that referred to Jesus, as well as works by "heretical" Christian...In A.D. 331, he commissioned and financed new copies of the Bible... When Constantine commissioned new versions of these documents, it enabled the custodians of orthodoxy to revise, edit, and revised their material as they saw fit, in accordance with their tenets. It was at this point that most of the crucial alterations in the New Testament were made and Jesus assumed the unique status he has enjoyed ever since. The importance of Constantine's Commission must not be underestimated. Of the five thousand extant early manuscript versions of the New Testament, not one predates the fourth century... 104 Michael Baigent, Richard Leigh, and Henry Lincoln - Holy blood, holy grail, A Dell Book, 1982, p. 367-369. -The traditional date of 25/12 was fixed by Pope Liberius in the fourth century. Manfred Barthel - What the Bible really says, Wings Books, New York, 1980, p, 395.

113- In a passage which forms a part of the Roman canon law, Pope Innocent III declares that the Roman pontiff is "the vicegerent upon the earth, not of a mere man, but of very God, " and in a gloss of a passage it is explained that this is because he is the vicegerent of Christ, who is "very God and very man." [See Decretal. D. Gregor. Pap. IX. lib. 1. de translat. Episc. title, 7, c.3. Corp. Jur. Canon. ed. Pars, 1612, tom. II. Decretal. col. 205.] For the title, "Lord God the Pope," see a gloss on the Extravagantes of Pope John XXII, title 14, ch. 4, "Declaramus." In an Antwerp edition of the Extravagantes, dated 1584, the words "Dominum Deum Nostrum Papam" ["Our Lord God the Pope"] occur in column 153. In a Paris edition dated 1612, they occur in column 140. In several editions published since 1612, the word "Deum" ["God"] has been omitted. Ellen G. White - The great controversy between Christ and Satan, p. 763.

114- "The decree of Toulouse, 1229," which established the "tribunal of the Inquisition against all the readers of the Bible in vulgar tongue,... was an edict of fire, bloodshed, and devastation. In its 3rd, 4th, 5th, and 6th chapters, it ordains the entire destruction of the houses, the humblest places of concealment, and even the subterranean retreats of men convicted of possessing the Scriptures, that they should be pursued to the forests and caves of the earth, and that even those who harbored them should be severely punished." As a result, the Bible "was everywhere prohibited, it vanished, as it were, underground, it descended into the tombs." Ellen G. White - The great controversy between Christ and Satan, p. 768. - Xem William Tyndale - A man of vision, Awake, 15/11/1955, p. 26-30 và The Spanish Bible's Battle for Survival, Awake 15/06/1992, p. 8-11

115- Ellen G. White - The great controversy between Christ and Satan, p. 769.

Trang BS Nguyễn Văn Thọ
Trang BS Nguyễn Văn Thọ
Trang BS Nguyễn V

No comments: