22- Thần học Giải Phóng.
23- Ba thứ đạo: Vật đạo, Nhân đạo, Thiên đạo.
24- Công giáo và Kinh Thánh cũ hay Cựu Ước.
25- Con người và Thuyết Tiến Hóa.
26- Lương tâm là chân tâm nơi con người, và là cùng đích tiến hóa của con người.
Chương 22 - Thần Học Giải Phóng.
Thần học giải phóng là một phong trào Công giáo cốt để giải phóng dân nghèo ở Châu Mỹ Latin, và có khuynh hướng muốn thoát ly khỏi Giáo hội Vatican.
Phong trào này do nhà thần học Gustavo Gutierrez, người Peru đặt tên và do LM Camilo Torres xứ Columbia đem ra thực hành.
Torres sinh năm 1929 ở Bogota, thụ phong LM năm 1954, và đã du học tại Louvain [Bỉ]. Ông hoạt động với dân nghèo, bị mất giáo xứ năm 1962. Ông có tài thu hút quần chúng, và đi đến đâu cũng lo diễn thuyết. Năm 1965, ông xin làm giáo dân thường. Ông gia nhập làm du kích quân trong Đội Binh Giải Phóng [Army of National Liberation]. Ông tham chiến và bị quân đội Columbia bẳn chết ngày 15/2/1966.
Torres chỉ chỉ huy một số LM kháng chiến như LM Domingo Lain người Columbia, LM Gaspar Garcia Lavina người Nicaragua, LM Conrado Balweg người Phi. Phong trào ông
rất mạnh, và trở thành mối đe dọa cho Vatican. Ta nên biết Nam Mỹ có khoảng 42%
Công giáo toàn cầu, tức là khoảng 290 triệu. Pháp, Ý, Tây Ban Nha chỉ có khoảng 140
triệu. Người ta ước tính tới năm 2000, Nam Mỹ sẽ có 1/2 số Công giáo toàn cầu.
Ngày nay phong trào này có khoảng 100,000 cứ địa [Base communities], mỗi cứ địa có khoảng từ 10 đến 100 người, hoạt động độc lập, không vâng phục giáo quyền. [116]
Sở dĩ có phong trào này vì Nam Mỹ rất nghèo. Tiền của đều nằm trong tay một nhóm tư bản. Ở Ba Tây 43% ruộng đất nằm trong tay 1% tư bản. Ở Peru nạn thất nghiệp rất cao và mỗi tháng người dân kiếm được khoảng $38. Ở El Salvador, một ít gia đình tư bản nắm trong tay đất đai của 80% dân chúng. Chính vì thế, mà phong trào này cương quyết giải phóng cho những người nghèo, và hô hào người nghèo đứng lên để giải thoát tầng lớp của mình. [117]
Nhiều giáo sĩ Dòng Tên, một dòng nổi tiếng là Bảo thủ xưa nay, mà bây giờ cũng có nhiều vị theo Thần Học Giải Phóng. Phe Sadanista lên nắm chính quyền ở Nicaragua đã mời hai LM Dòng Tên là Fernando Cardenal và Alvaro Arguello tham chính. Arguello tuyên bố: Người dân Nicaragua nào mà không làm cách mạng, thì không phải là Công giáo. Ngày nay, muốn làm người Công giáo, phải làm cách mạng.[118] Phe SandinIsatas cho rằng Giáo Hoàng là người của phương Tây, là Giáo Hoàng của đế quốc. [119]
Giáo hội Vatican và nhiều Giám Mục Nam Mỹ kết tội Thần Học Giải Phóng là thân
cộng. Họ hay dùng biện chứng pháp của Marx. Raul Vidales, nhà thần học Mể Tây Cơ
cho rằng Thần Học Giải Phóng pha trộn lịch sử với thánh ý Chúa. [120] Giáo hội Vatican rất ghét Cộng Sản. Giáo Hoàng Leo XIII đả kích giai cấp đấu tranh trong thông điệp Rerum Novarum. Giáo Hoàng Pius XI cho rằng Cộng sản là hoàn toàn xấu trong thông điệp Divini Redemptoris. Các Giáo Hoàng sau dịu giọng hơn với Cộng sản. Thông Điệp Gaudium et Spes năm 1965 cho rằng quyền tư hữu là cần thiết, nhưng có khi công sản cũng cần, miễn là biết dung hòa quyền lợi con người với Tư Bản. Thông điệp Populorum Progressio Giáo Hoàng Paul VI trách các nước giàu không giúp nước nghèo.Trong Thông điệp Laborem Exercens năm 1981, Giáo Hoàng John Paul II cũng cho rằng của cải không được phân chia đều, và cần tìm cách phân phối cho mọi người được cộng hưởng. [121]
Các nhà Thần Học Giải Phóng như Boff, cho rằng chủ nghĩa Marx cho họ trông thấy vấn đề bóc lột rõ ràng hơn, và cho biết cách thắng Tư Bản. Họ cho rằng giai cấp đấu tranh là chuyện có thực, và không thể khoanh tay đứng nhìn được.[122] Họ còn cho rằng cần phải sống thực tế, cần phải dìm Thánh Kinh vào thực tế, nếu con người muốn cho đời sống siêu nhiên được sống động lại. Họ còn cho rằng tình yêu tha nhân của Công giáo là chuyện trừu tượng cho đến khi trở thành một thực thể chính trị. [123]
Giáo Hoàng John Paul II, ám chỉ Thần Học Giải Phóng khi Ngài khuyên các LM ở Mexico City rằng : Anh em không phải là cán sự xã hội, không phải là các nhà lãnh đạo chính trị, hay là nhân viên chính phủ." [124]
Hồng Y Joseph Ratzinger, thời còn giữ Bộ Thánh Vụ đã chỉ trích hàng giáo phẩm hay giáo dân đã coi mình là thành phần giai cấp. Ngài cũng đã phân tách Thần Học Giải Phóng trong 36 trang, và coi nó như là một sự pha trộn giữa người nghèo Phúc âm với vô sản Karl Marx. [125] Ngài sợ rằng Thần Học Giải Phóng sẽ làm cho Giáo hội trở nên như có hai đầu. [126]
Tuy Thần Học Giải Phóng là mối đe dọa lớn cho Giáo hội Vatican trong thế kỷ này. Nhưng theo tôi tranh đấu cho kẻ nghèo không phải là tranh đấu cho đạo giáo. Tranh đấu cho miếng ăn, theo Á Đông là tranh đấu cho Vật đạo, chứ không phải cho Nhân Đạo hay Thiên Đạo.
Giáo hội Vatican đã tìm cách khóa miệng phong trào này, bằng cách chĩa mũi dùi vào nhà thần học L. M. Leonardo Boff, sinh năm 1938, và mời ông sang Vatican [1984].
Vatican cho rằng học thuyết ông giống Cộng Sản, và nguy hại cho đức tin, nên cấm ông
không được ăn nói, viết lách gì về phong trào giải phóng nữa. Tuy nhiên, lệnh trên của
Giáo hội bị Giáo quyền Brazil chống đối, nên ngày 08/05/1986, Giáo hội đành hủy lệnh
cấm đó. [127]
Theo tôi Thần Học Giải Phóng chỉ là một phong trào, không thể gọi là thần học được. Triết gia Miguel de Unamuno Y Jugo, năm 1930, đã chê Dòng Tên tưởng mình đã đi theo chủ nghĩa xã hội của Chúa Giêsu, và vì thế đã dấn thân vào các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội. Nhưng Chúa Giêsu không có Xã Hội Chủ Nghĩa cũng không chủ trương tư hữu đất đai. Ngài nói nước Ngài không phải là nước thế gian [Joh 17:16, 8:23]. [128]
Chương 23 - Ba thứ đạo: Vật đạo, Nhân đạo, Thiên đạo.
Nhân bàn vế Thần Học Giải Phóng, tôi bàn về Vật đạo, Nhân đạo và Thiên đạo. Con người có 3 phần : Xác, hồn, thần nên có 3 thứ đạo.
- Vì có xác và cần nuôi thân, nên con người có Vật đạo, tức là cần giải quyết vấn đề kinh tế, cần phải mưu sinh. Âu châu gọi là làm ruộng: Agriculture.
- Vì có hồn, nên con người có nhiệm vụ: làm người. Biết kính trên, nhường dưới, sống một cuộc sống có lễ giáo hẳn hoi, coi người như mình, sống xứng đáng với danh hiệu làm người. Âu châu gọi là Animi Cultus. Đó là Nhân đạo. Nhân đạo gồm đời sống chính trị, xã hội, luân lý, nghệ thuật, và đạo giáo công truyền [như Công giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo v,v..].
- Vì có thần nên con người phải sống hồn nhiên, siêu thoát, làm thần, làm thánh, sống phối kết với Đạo, với trời. Âu châu gọi đó là Dei cultus, hay Mysticism. Đó là Thiên đạo. Đây chính là cái mà Chúa gọi là Nước ta không phải là nưởc thế gian.
Xưa nay rất ít người đã vươn lên tới giai đoạn này. Nhưng trong tương lai, nhờ sự giác ngộ, và học hỏi, càng ngày càng có nhiều người đạt tới Thiên vị trên. Con người vì có thiên tính, nên phải đạt tới thiên vị, tới Chí Thiện. Nho gia xưa nói: Sĩ hi hiền, hiền hi thánh, Thánh hi Thiên. Kẻ sĩ mong nên hiền nhân, hiền nhân mong làm thánh, thánh mong làm Trời.
Công giáo, từ nguyên thủy, đã cấm không cho con người vươn tới Trời. Ai nói lên bằng Trời và hỏi: Quis ut Deus? Ai bằng Chúa? Công giáo cho đó là tội phạm thượng đáng sa hỏa ngục. Thật là kỳ quặc, Chúa Giêsu xưng mìng bằng Chúa thì không ai nói. Mà con người là Christianus Alter Christus [Người Công giáo là Chúa khác], cũng gọi Chúa là Cha, mà xưng mình bằng Chúa thì lại là một trọng tội. Thế thì tại sao Chúa Giêsu lại nói:
"Để hết thảy chúng nên một, cũng như lạy Cha, Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha, ngõ hầu chúng ở trong chúng ta. Phần Con đã ban cho chúng vinh quang Cha đã ban cho Con để chúng nên một như chúng ta là một: Con trong chúng và Cha trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một...[Joh 17:21-23]. Và: Ai thắng, ta sẽ cho ngự với ta trên ngai của ta, cũng như ta đã thắng và đã ngự với Cha ta trên ngai của Người. [Re 3:21]. Như vậy rõ ràng là con người đồng nhất thể với Thiên Chúa rồi! Muôn vàn xin chúng ta đừng bao giờ coi rẻ mình, hạ phẩm giá mình, coi mình là kẻ phàm
hèn để mong được lên thiên đàng! Đạo Công giáo chẳng qua là một đạo công truyền, hướng ngoại [Exoteric], chứ không phải là một đạo giáo tâm truyền, hướng nội [Esoteric].
Chương 24 - Công giáo và Kinh Thánh cũ hay Cựu Ước
Kinh Thánh cũ gồm có :
- Lịch sử dân Do Thái.
- Những Lề luật Chúa truyền.
- Những lời tiên tri v.v...
Vì Kinh Thánh là lịch sử dân Do Thái, nên nó đầy tính người, đầy những truyện dâm bôn, nhảm nhí. Đọc những truyện Lot [GenesIsa 18:1-26], những truyện tình giữa David và Bethsabée [2Sam 11:3-27], hoặc Amnon và Tamar [2Sam 13: 1-14], hoặc Absalom và thê thiếp của phụ vương mình là David [2Sam 16: 20-23] chúng ta thấy Chúa thật lạ lùng: Đi sâu vào những chuyện tình lẩm cẩm của thiên hạ.
Tôi đã đọc các thánh thư trong thiên hạ như UpanIsahads, Coran, các kinh Phật, Khổng, Lão, không thấy một thánh thư nào mà lại có những chuyện nhảm nhí như Kinh Thánh. Tại sao Chúa lại viết lịch sử cho dân Do Thái. Tại sao những bài Thánh Vịnh, những câu cách ngôn [Proverbs], Tình Ca [Song of Salomon hay Canticles] lại được coi là lời Chúa? Xưa nay không ai dám đặt vấn đề. Bảo cái gì là lời Chúa thì chỉ việc tin như vậy. Vì Kinh Thánh là những lời Chúa truyền như đã ghi trong Ngũ Kinh [Pentateuch hay Torah]. Những lề luật Chúa truyền trên, Công giáo bỏ đi gần hết, trừ 8 điều răn kể trên.
Chúa Giêsu long trọng tuyên bố là Ngài đến không phải để phá Lề luật mà để làm trọn [Mt 5:17], và: Ta bảo thật ngươi, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm, một phảy cũng sẽ không qua khỏi Lề luật, trước khi mọi sự thực đã xảy ra. [Mt 5:18]. Chúa Giêsu thực sự không thay đổi Lề luật, nhưng không cần gì đợi đến khi đất trời qua đi, mà chỉ cần ít năm sau cho đến đời St. Paul, là Ngài đã tuyên bố phải vứt bỏ các Lề luật cũ, theo Lề luật cũ là bị chúc dữ [Ga 3:10-22], như vậy rõ ràng là đày tớ đã trọng hơn thày.[Mt 10: 24].
St.Paul thật là dứt khoát, Chúa và các môn đệ khác chủ trương chỉ giảng đạo cho người Do Thái, St. Paul rứt khoát chủ trương phải giảng cho dân ngoại. Chúa Giêsu dạy giữ mọi Lề luật, St. Paul dạy vứt đi hết. Cuối cùng St. Paul đã thắng. St. Paul thật là oai hùng! Trong Cựu ước, người đã dám du di với giáo luật là Moise. Moise đã không chịu cắt bì, tuy ông truyền dạy mọi người phải cắt bì. Và suýt nữa ông đã bị Chúa giết.[Ex 4:24-26]. St. Paul không du di, nhưng dứt khoát là vứt bỏ hết Lề luật cũ, vì nay người Công giáo đã có đức tin, nên không phải theo Lề luật cũ nữa.
St. Paul còn cho biết là từ khi trở lại Công giáo ông đã không thèm học hỏi gì với các Tông đồ [tức là không thèm học hỏi gì với Chúa Giêsu] [128b]. St. Paul cho rằng ông chỉ có nhiệm vụ rao giảng Phúc âm chứ không rửa tội [1Co 1:17].
Tin mừng mà St. Paul rao giảng là đấng Christ ở trong ta, đó là một mầu nhiệm mà bao thế kỷ nay người ta chưa biết. [1Co 1:26]. Đó chính là tư tưởng "tìm Trời trong dạ" của thánh hiền muôn phương. Chính vì thế mà St. Paul mới dám nói: Tôi sống chẳng phải là tôi sống mà là Chúa sống trong tôi. [Ga 2:20]. Theo tôi câu này mới là chân đạo. Tiếc thay, Công giáo đã không giữ.
Những lời Kinh Thánh cũ tiên tri về Chúa Giêsu. Như trên đã nói, Chúa Cha không biết gì về chuyện Chúa 3 ngôi. Ngài đã long trọng phán trong Isaaiah: Này đây lời Yahve, vua Isarael, Yahve các đạo binh. Ta là đầu, là cuối. Ngoài ta ra, không có Chúa nào khác. Ai là người giống ta, hãy đứng lên, nói xem.[Isa 43:6-7]. Chính ta, Yahve đã làm nên tất cả. Ta một mình đã căng trời, bện đất, nào có ai giúp ta? [Isa 44:24] Và các ngươi hiểu rằng chính là ta. Trước ta không có Chúa nào khác, và sau ta cũng không có Chúa nào. Ta là Yahve, không có đấng cứu rỗi nào ngoài ta. Không ai có thể cứu khỏi tay ta. Ta làm thì không ai có thể kháng cáo. [Isa 43: 11-13]. Như vậy sao gọi Chúa Giêsu là đấng cứu rỗi thiên hạ được? Ta là Yahve, chẳng có ai bằng, ngoài ta ra, không có Chúa nào khác. [Isa 45:21]
Dân Do Thái đưa ra ba lý do để không tin Chúa Giêsu là đấng cứu thế.
1-. Yahve là đấng chí tôn, vô đối.
2-. Không làm gì có thứ tội bị phạt đến muôn đời, vì Chúa chỉ phạt tối đa là 3 đời [De 5: 9], hay chỉ phạt một đời [Eze 18:3-4].
3-. Đấng Cứu Thế mà họ mong chờ sẽ làm vua dân Do Thái, đem vinh quang lại cho dân Do Thái, chứ không phải là Chúa Giêsu người đã đem tủi nhục và thống khổ lại cho dân Do Thái mấy nghìn năm nay, như lịch sử đã chứng minh. Cho nên những câu Kinh Thánh mà Công giáo cho rằng đã ám chỉ về Chúa Giêsu, thì chỉ là do óc tưởng tượng của các văn gia Công giáo mà thôi.
Chương 25 - Thuyết Tiến Hóa.
Công giáo xưa nay không bao giờ chủ trương con người có thể tiến hóa. Vậy theo Công giáo, con người sinh ra đời để làm gì? Thưa là để đền tội tổ tông và những tội riêng mình làm, theo đạo Chúa, chờ mong một ngày nào đó Chúa cho lên thiên đàng, hưởng nhan thánh Ngài và quì lạy hát mừng ngượi khen Chúa đời đời. Còn những kẻ dữ sẽ bị thiêu đốt đời đời kiếp kiếp.
Viễn Đích Luận của Lecomte de Nouy Cái viễn tượng đó quả thật không hấp dẫn chút nào. Khi sống thì lo đền tội ở chốn khách đày này. Khi chết, lên trời quì mọp, hát mừng ngợi khen Chúa đời đời. Thật là buồn chán quá chừng. Như vậy sống hay chết vẫn là sống cuộc đời khốn nạn, không có chút gì là oai hùng.
Từ Charles Robert Darwin [1809-1882] tới nay, học thuyết tiến hóa đã phổ cập khắp Âu châu. Chẳng những vạn vật tiến hóa, mà con người cũng đang tiến hóa. Lecomte de Nouy cho rằng con người ngày nay đang tiến hóa vế phía óc não và tinh thần. Lecomte de Nouy chủ trương:
1- Không thể gạt bỏ Ý niệm Thượng đế ra khỏi vũ trụ, ra khỏi quá trình tiến hóa sinh linh. Ngược lại chúng ta phải chấp nhận Ý niệm Thượng đế mới có thể giải thích được sự xuất sinh của sinh chất, sinh vật và cuộc tiến hóa sinh linh, một cuộc tiến hóa có chiều hướng, ngày một thêm phong phú, linh động từ đơn bào, cho tới con người.
2- Cuộc tiến hóa không thể vô Ý, vô tình, vô nghĩa như các nhà duy vật chủ trương, cũng không thể ngừng nghỉ, trái lại, cuộc tiến hóa hiện nay vẫn còn tiếp tục nơi con người, nhưng đã chuyển vào hướng óc não, nội tâm, và còn tiếp tục mãi mãi để thực hiện trongtương lai xa thẳm một giống người siêu đẳng, thần nhân.
3- Như vậy con người sinh ra đời không phải để sống tạm bợ, đoạn tháng, qua ngày, hưởng thụ vô lý, hay hi sinh vô nghĩa, mà chính là để thi hành một nhiệm vụ, thực hiện một lý tưởng, đó tức là: khai trí, khai tâm, khai thần, cố gắng tu luyện, để rũ bỏ thú tính, dục tình, tiến tới thanh cao, tinh hoa toàn mỹ.
Nhân loại trong tương lai sẽ phải tiến tới một trình độ cao siêu như vậy. Khi đã biết rõ mục phiêu của con người, ta mới thấy Thượng đế đã hướng công cuộc tiến hóa của sinh linh, của con người một cách vô cùng tế nhị, về một mục đích tuy còn xa xăm, nhưng nhất định sẽ được thực hiện. Đó là viễn đích của nhân loại cũng như của đại cuộc tiến hóa sinh linh.
Viễn đích luận của Lecomte de Nouy chủ trương chỉ có bấy nhiêu. Sau khi đã tìm ra được những nguyên lý cốt cán, chính yếu của học thuyết, thì suy diễn ra các hiệu quả là một chuyện dễ dàng. Lecomte du Nouy chủ trương Thượng đế không có ép buộc con người mà chỉ mời mọc con người tự Ý góp phần vào công cuộc hóa sinh. Vì vậy con người phải được tự do, tự chủ. Có tự do, tự chủ, con người mới lựa chọn được và mới cải tiến được thật sự.
Đạo đức tôn giáo trong viễn tượng Tiến Hóa.
Con người phải luôn gắng gỏi công trình để tiến tới cùng đích cao siêu ấy, và phải có một lý tưởng siêu việt, cao đại để làm ngôi sao dẫn lối cho mình.
Con người cần nỗ lực chống lại với thú tính, dục tình, có vậy mới trở nên xứng đáng, mới có nhân phẩm, nhân cách.
Con người muốn tiến tới mục đích cao siêu, thực hiện được công trình khó khăn ấy, cần phải tận dụng mọi khám phá, mọi phát minh, mọi kinh nghiệm của tiền nhân, của xã hội.
Vì lẽ đó con người cần phải trọng kính những truyền thống đạo giáo. Nhưng ngược lại, tất cả các tổ chức đạo giáo cần phải thay đổi thái độ, phương pháp, phải gạn đục, khơi trong giáo lý, học thuyết, phải canh tân, phải cải thiện cho thích hợp với
con người.
Mục phiêu chung của nhân loại là bắt tay nhau để xây dựng nhân phẩm, nhân cách, làm cho con người càng ngày càng thêm tự do, thanh lịch cao thượng.
Khoa học không có một lý do gì mà không chấp nhận các hiện tượng tâm thần, mà không khảo sát các hiện tượng nội giới để bắt tay với đạo giáo và trực giác. Ngược lại, đạo giáo không có lý do gì mà không bắt tay với khoa học, không dùng những khám phá khoa học, những phương pháp khoa học để cải thiện đường lối, và phương pháp giảng giáo.
Ngày nay, vì cuộc tiến hóa đã chuyển về hướng lý trí, tâm linh, nên dĩ nhiên là tất cả các hành động, các công trình chỉ nhằm cải thiện đời sống bên ngoài, tất cả những sự sùng bái lễ nghi bên ngoài trở nên tùy thuộc. Quan trọng nhất là giáo hóa con người, giúp con người tìm ra tinh hoa đạo đức, tìm ra nguồn mạch đạo đức vốn tiềm ẩn trong tâm khảm mình.
Một sự chuyển hướng như vậy sẽ đòi hỏi rất nhiều thì giờ, nhưng nó sẽ đem lại những kết quả vô cùng đẹp đẽ. Nó sẽ biến cải con người, làm cho họ thêm cởi mở, thật sự trọng nhau, thương nhau. Đạo này hết còn chống đối với đạo khác, khoa học, triết học hết chống đối với tôn giáo. Các đạo giáo hết chống đối nhau vì nhận chân là đã phát khởi từ một nguồn mạch chung là tinh hoa, cốt cách con người, là từ tâm khảm con người, từ tâm thần các bậc hiền thánh trong quá vãng, và cũng có mục đích chung là cải thiện con người, giúp họ tiến tới hoàn thiện, tinh hoa.
Muốn đạt được mục đích ấy, các trường học khắp nơi phải trở nên những trung tâm giáo hóa, phát huy tín nghĩa, liêm sỉ và những trung tâm đào tạo con người. Con người có thực sự biết trọng tín nghĩa, thì các hiệp ước mới có giá trị. Trong tương lai, các nhà lãnh đạo tinh thần quốc tế cần xóa bỏ tất cả những trở ngại hiện nay còn chia rẽ con người như biên cương, chủ nghĩa.
Bốn bể đều là anh em một nhà, đáng hưởng những quyền lợi như nhau, được một nền giáo dục như nhau, và sự thương yêu nhau, trọng kính nhau phải được lan tràn khắp chốn. Tất cả những chủ nghĩa trọng đoàn thể, xã hội hơn con người, tất cả những đoàn thể, tổ chức, có mục đích xuyên tạc, lợi dụng, thằng thúc, áp đảo con người, cần phải được xóa bỏ, tất cả những kỹ thuật tuyên truyền gây căm thù, kích động, dung dưỡng những thú tính hạ tiện, những dục tình hạ đẳng nơi con người phải được bãi bỏ. Tất cả sẽ vì con người, vì tương lai con người, vì định mệnh con người, vì nhân phẩm con người. Tất cả để chuẫn bị cho một giống người phi phàm, siêu đẳng, cho những thần nhân xuất hiện.
Đó là Thiên Ý. Đó là viễn đích cuộc tiến hóa quần sinh. Và đó cũng là định mệnh cao sang của con người.[129]
Quan niệm tiến hóa của Victor Hugo
Victor Hugo quan niệm về tiến hóa như sau:
Kìa sinh khí chứa chan lai láng,
Rung lá cành, làm sáng lòng ta.
Tung hoành từ đá đến hoa,
Lại từ thảo mộc chuyển qua muông cầm.
Từ nham thạch chuyển dần tới bạn,
Có lẽ đâu tiêu tán nơi người?
Không, không, sinh khí chơi vơi,
Đường mây ai cản, đường trời ai ngăn?
Sức vô địch băng băng hướng thượng,
Tiến sâu vào vô lượng, vô hình.
Làm cho tràn ngập thái thanh,
Một trời sáng quắc, treo tranh non bồng.
Sán lạn với muôn thần, vạn thánh,
Ánh hào quang, tạo cảnh dao trì.
Thần linh sánh với tiên tri,
Thiên thần rực rỡ quang huy trong ngoài.
Sinh khí ấy láng lai vô tận,
Bắc thang sao, muôn dặm thiên thai,
Từ nơi ngạ quỉ, tuyền đài,
Tung lên cho tởi muôn loài thần tiên.
Thấp với cao, tương liên kết giải,
Muôn thánh thần chắp nối duyên tơ,
Băng qua muôn triệu cõi bờ,
Nối liền sao sáng cùng là trời mây.
Cao với thấp, đó đây ở hết,
Từ biên khu, tới miết trung tâm.
Băng chừng muôn dặm muôn tầm,
Rồi ra biến dạng vào tâm khảm trời.[130]
Victor Hugo tin tưởng cuộc tiến hóa nhân quần sẽ làm xuất sinh một giống người siêu đẳng. Victor Hugo viết:
Thuyền nhân loại hướng về đâu tá?
Thuyền quang hoa băng ngả thần tiên.
Tiến về mai hậu siêu nhiên,
Tiến về đức hạnh nguyên tuyền tinh hoa.
Ánh khoa học trời xa lóng lánh,
Thuyền quang hoa băng cảnh thần tiên,
Tiến về đẹp đẽ tinh tuyền,
Tiến về Thượng giới, về miền muôn sao. [131]
Quan niệm tiến hóa của Teilhard de Chardin LM Teilhard de Chardin là người chủ trương vạn vật tiến hóa hăng say nhất. Ông viết: Tới lúc chung cuộc tiến hóa của nhân loại cũng như của vũ trụ, dung nhan của Đấng đã làm cho muôn loài tồn tại, sẽ hiển hiện ra. Ông còn viết: "Tôi tin rằng vũ trụ tiến hóa, tôi tin rằng cuộc tiến hóa sẽ tiến tới thần linh, tôi tin rằng thần linh sẽ kết thúc trong Thượng đế hữu ngã. [132]
Tóm lại, tiến hóa là một sự kiện hiển nhiên. Tiến hóa cốt là đưa muôn loài và sinh linh về cùng Thượng đế, về cùng bản thể mình. Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể chủ trương Nhất tiến ra vạn, rồi vạn lại qui về Nhất, theo nhịp điệu của thời gian. Trong quyển Lecomte du Nouy và học thuyết Viễn Đích [Văn Đàn xuất bản, 1968] tôi đã dày công suy cứu và bàn luận dài giòng về vấn đề này, tôi không muốn nói thêm.
Chương 26 - Lương Tâm là chân tâm nơi con người, và cùng đích tiến hóa của con người.
Tôi thấy Công giáo không mấy trọng lương tâm. Sở dĩ vậy là vì Công giáo cho rằng con người đã tạo ra lương tâm, và lương tâm có thể sai lầm. [133]
Lương tâm là tâm lành, không thể sai.
Lương tâm là Thiên tâm, là do Trời sinh, chứ không phải là nhân tạo. Vì Công giáo là một tổ chức dùng giáo quyền để kiểm soát nhân dân nên dĩ nhiên cho rằng con người phải tuân phục giáo quyền chứ không được theo lương tâm. Tuy nhiên, thông điệp Gaudium et Spes viết: Nơi đáy lương tâm của mình, con người khám phá ra sự hiện diện của một luật mà con người đã không tự ban cho mình, và con người buộc phải vâng phục. Tiếng nói này không ngừng thúc giục con người hãy yêu mến và thực hiện điều thiện, và xa lánh điều ác: tiếng nói này vẫn vang lên nơi sâu thẳm của tâm hồn con người vào những lúc cấp thời... Đó là luật được Thiên Chúa in sâu vào lòng con người. Lương tâm là trung tâm điểm thâm sâu nhất và bí ẩn nhất của con người, đó là cung thánh nơi mà con người ở một mình với Thiên Chúa và là nơi con người nghe thấy tiếng của Ngài. [Gaudium et Spes 16]. [134]
St. Paul cũng viết: Hiện diện nơi tâm hồn con người, lương tâm ra lệnh vào đúng lúc phải thực hiện điều thiện, hoặc tránh xa điều ác. Lương tâm cũng phán đoán về sự lựa chọn cụ thể của ta, chuẩn y những lựa chọn tốt, và lên án những lựa chọn xấu. [135]
Newman viết: Lương tâm là một luật của tâm trí ta nhưng lại vượt quá tâm trí ta, nó ra
lệnh cho ta, nói cho ta biết đâu là trách nhiệm và bổn phận của ta, những gì ta nên sợ và nên hi vọng ... Nó là sứ giả của Đấng nói với chúng ta qua tấm màn, trong thế giới của tự nhiên cũng như trong thế giới của ân sủng. Đấng đó giáo huấn và cai trị ta. [136]
Giáo Hoàng John Paul II, cũng đề cao tiếng lương tâm khi Ngài viết:
Lập trường của St. Thomas rất quen thuộc: Ngài vẫn kiên định việc tôn trọng lương tâm với lập luận rằng việc tuyên xưng đức tin nơi đức Kitô sẽ trở thành bất xứng nếu như tự thâm tâm họ lại xác định rằng, tuy vô lý, tuyên xưng như thế là sai lầm. [Summa Theologiae 1-2.19-5]. [137]
Xem như thế thì trên lý thuyết Công giáo hết sức coi trọng lương tâm, nhưng trên thực tế thì không.
John Paul II cũng chủ trương lương tâm có thể lầm lạc, Ngài viết: Tuy nhiên, lương tâm nhiều khi lầm lạc vì sự thiếu hiểu biết không cưỡng lại được, nhưng cũng không vì thế mà mất hết phẩm giá v.v...[138] Đọc qua những nhận định về lương tâm của Công giáo, ta thấy tiền hậu bất nhất. Lúc thì cho lương tâm là tiếng của Trời, lúc thì cho lương tâm có thể lầm lạc. Bible de Jérusalem cho rằng tiếng lương tâm chỉ cốt hướng dẫn con người, y như Lề luật cũ xưa mà thôi. [139]
Tôi rất thích câu Luận Ngữ : Nội tỉnh bất cứu, phù hà ưu hà cụ? Tự xét lấy mình, thấy mình chẳng có một mảy tà ác, thì còn lo sợ nỗi gì? [Luận Ngữ XII, Nhan Hồi, 4]
Người đề cao lương tâm nhiều nhất là Vương dương Minh [1472-1528] với những vần thơ tuyệt tác mà tôi tạm dịch như sau:
Thân anh, ai nấy có thiên chân,
Khỏi phải cầu nhân, phải vấn nhân.
Hãy dựa luơng tri, tu đức nghiệp,
Giấy cũ đọc chi, phí tinh thần,
Luơng tri thấy được lúc độc tri,
Ngoài biết ấy ra, há biết gì?
Ai ai cũng có luơng tri sẵn,
Hỗ dễ mấy ai biết lương tri?
Trong tâm ai cũng có Trọng Ni,
Kiến văn trùm lấp mới u mê.
Nay ta đem chỉ chân đầu diện,
Chính thực luơng tri, chớ khá nghi.
Sao anh suốt buổi chạy Tây, Đông,
Trong vòng phiền não uổng dụng công.
Đừng nói thánh môn không khẩu quyết,
Luơng tri hai chữ chính tham đồng.
Trong ta, ai cũng sẵn nam châm,
Căn nguyên vạn hóa, chính nơi tâm.
Nực cười ta trước nhìn lộn ngược,
Ngoại cảnh chi li vất vả tầm,
Vô thanh vô xú lúc độc tri,
Ấy thực kiền khôn vạn hữu ki,
Vứt bỏ của nhà kho vô tận,
Từng cửa ăn xin, thực thảm thê.[140]
Thực là những vần thơ trác tuyệt, xin gia tâm đọc kỹ cho.
Khảo từ ngữ các nước, ta thấy nước nào cũng có những tiếng để chỉ hồn và thần, và cũng phân bệt lương tâm với nhân tâm.
Ta có thể viết:
Thần = lương tâm.
Hồn = nhân tâm.
Như vậy, phần thiên, phần thần nơi chúng ta là lương tâm, phổ quát, vĩnh cửu, còn phần nhân nơi ta là nhân tâm, biến thiên, hạn hẹp.
Lương tâm thời phi nhân, phi ngã. Nhân tâm thời mang sắc thái riêng tư của mỗi người. Nó là những bộ mặt hóa trang, mà mỗi người chúng ta đeo lên trên lương tâm - trên bản lai diện mục của chúng ta. Khi ta làm điều gì xấu, thì lương tâm ta oán trách ta. Còn tâm hồn ta thì xấu hổ, phàn nàn, hối hận. Lương tâm, hay chân ngã, hay Thượng đế nội tại và phàm ngã là tâm hồn con người, liên lạc với nhau hết sức là gắn bó, đến nỗi không thế nào gỡ ra được, rứt ra được.
Ngày nay, nhiều môn phái Tin Lành như Trancendentalists, Anabaptists, Quakers và Liberal Theology đều đồng thanh chủ trương Thượng đế ngự trị trong lòng chúng sinh và muôn vật. Emerson cho rằng: "Mặc khải cao siêu nhất" cho thấy rằng Thượng đế đã ngự sẵn trong lòng mọi người. [141] Stork và Munzter [Anabaptists] tin rằng đấng Christ ở trong lòng mọi người. Chẳng những con người có thể kết hợp với Thượng đế, lại còn có
thể trở nên như Thượng đế. Niềm tin của giáo phái Quakers chính là trong con người đã có linh quang nội tại [Inner Light], đã có đấng Christ, và đã có Thượng đế. Chính vì vậy, mà họ coi mọi người là anh em, và cố gắng làm những công cuộc cứu trợ, để làm vơi nỗi khổ của nhân loại.
Friedrich Schleiermacher và phái thần học Tự Do, cấp tiến, cũng đồng ý rằng trong tâm có Trời, cho nên tôn giáo đối với họ chính là sự trực tiếp nhận ra rằng trong Hữu Hạn có Vô Cùng, trong dị biệt, tạp thù còn có đồng nhất, bất phân. Vì có lương tâm, nên tôi thấy lương tâm tôi và lương tâm người da đen, da trắng là hoàn toàn giống nhau. Lương tâm tôi, lương tâm Đức Phật, hay Chúa Giêsu, hay Khổng là hoàn toàn giống nhau. Nhưng tôi khác mọi người là do tư tâm, do vọng tâm của tôi. Nếu tôi giữ được tư tâm hoàn toàn vắng lặng, hoàn toàn không tà niệm, tức là Tư vô Tà, thì là tôi đã diệt được vọng tâm, vọng ngã, và tiến tới chỗ quang minh chính đại, chí mỹ chí thiện của Trời đất vậy.
Lương tâm tôi chính là quyển Thánh Kinh mà thật sự Trời đã viết và dấu trong lòng tôi từ muôn thủa. Không bao giờ tôi dám nói là lương tâm tôi có thể sai lầm. Ngoài nó ra, Trời không hề có viết quyển Thánh Kinh nào khác. Thánh Kinh Công giáo là do con người viết ra, nên đầy những sai lầm như đã thấy ở trên.
Chương 27 - Nước thượng vị Vatican.
Chúa Giêsu đã long trọng tuyên bố: Nước ta không ở trong trần thế này [Joh 18:36]. Nhưng Công giáo từ xa xưa đã có những Quốc gia của Giáo Hoàng [Etats pontificaux, papal states]. Những đất đai mà Giáo hội có là do vua chúa, hay các địa chủ giàu có đã tặng dữ. Từ thời Giáo Hoàng Gregory I [590-604], những đất đai trên được gọi là Di sản St. Peter [Patrimonium Petri] và là một khoảng đất chạy ngang nước Ý, từ biển Adriatic phía Đông, sang tới biển Tyrrhenian phía Tây. Vua Constantine, vua Pepin the Short, vua Charlemagne cũng tặng cho Giáo Hoàng nhiều đất đai. Thế quyền của Giáo Hoàng mạnh nhất là vào thời kỳ Giáo Hoàng Innocent III [1198-1216].
Napoleon có lần đã chiếm hết đất đai của Giáo Hoàng, nhưng đến năm 1815 quốc hội Vienna đã trả lại cho Giáo hội toàn thể đất đai. Đến năm 1870 thì nước Ý thâu đoạt hết đất đai của Giáo Hoàng, trừ Vatican. Từ phong trào thống nhất đất nước Risorgimento của Ý, vào năm 1860, Giáo Hoàng mất 4891 square miles đất gồm toàn thể Vatican và đất đai phía bắc và phía nam thành Rome, một dẻo đất từ biến Adriatic phía Đông đến biển Tyrrhenian phía tây và có khoảng 692.000 dân. Từ đó các Giáo Hoàng như Pius IX [1846-1878], Leo XIII [1878-1903], Pius X [1903- 1914], Benedict XV [1914-1922] tự giam mình trong Vatican không đi ra ngoài. Đến đời Pius XI [1922-39], Mussolini ký với Giáo Hoàng thỏa ước Lateran ngày 11/02/1929, chịu đền cho Giáo Hoàng 90 triệu dollars, tiền bồi thường cho những đất đai đã mất trong phong trào Risorgimento [Italy's union movement].
Như vậy cho đến nay Giáo Hoàng chỉ còn có nước Vatican.[142]
Đế quốc Vatican.
Vatican được coi là một vương quốc nhỏ, là một nước độc lập do Giáo Hoàng làm chủ. Vatican chỉ rộng vẻn vẹn 0.44km2 ở ngay trong lòng thành phố Rome, gồm điện Vatican, nhà thờ St Pierre, và những nhà thờ như St Jean de Latran, và nhà nghỉ mát của Giáo Hoàng ở Castel Gandolfo. v.v... Dân số khoảng 1000 người. Vatican có quốc kỳ riêng, tem riêng, tiền tệ riêng, bảo tàng riêng, thư viện riêng.
Giáo Hoàng từ thời Trung Cổ đã coi mình trên các vua Chúa, có quyền truất phế vua chúa.
- Innocent III [1161-1216] là vị Giáo Hoàng uy tín nhất thời Trung Cổ đã từng muốn làm Vua thượng vị trên các vua, nhưng tiếc là mộng không thành. Ngài tuyên xưng mình là "Đại diện Chúa Kitô, bá chủ Giáo hội và thế giới" có quyền truất phế vua chúa và "mọi sự trên trời, dưới đất, trong hỏa ngục đều thuộc quyền đấng thay mặt Chúa Kitô. [143]
- Giáo Hoàng Gregory VII [1073-1085] cũng ra sắc chỉ cho rằng mình có quyến truất phế vua chúa. [144]
- Giáo Hoàng Calixte III [1455-1508] truyền ghi trên đồng tiền kỷ niệm triều đại:
"Omnes reges servient ei" [mọi vua chúa tuân phục Ngài].
- Giáo Hoàng Jules III [1550-1555] truyền ghi trên đồng tiền kỷ niệm triều đại: "Gens et regnum quod non servierit tibi, peribit" [Dân tộc, quốc gia nào không tuân phục Ngài, sẽ tiêu điệt.]
Và trên thực tế, vua Henri IV đã bị Giáo Hoàng Gregory VII truất phế, vua Jean sans Terre đã bị vạ tuyệt thông, và vua Frederic II [1194-1250] đã bị truất phế đời Giáo Hoàng Innocent III.
Tục lệ vẫn có là ai vào triều kiến Giáo Hoàng cũng phẩi hôn chân Ngài. Tôi chắc ai đã được hôn chân Giáo Hoàng sẽ hãnh diện và sung sướng lắm. Cho nên khi nghe Giáo
Hoàng xưng mình là Tôi tớ của các Tôi Tớ của Chúa, Servus Servorum Dei [Servant of
the Servants of God], tôi không bao giờ tin nữa.
Dĩ vãng đã cho thấy rõ ràng dã tâm của các Giáo Hoàng là muốn làm bá chủ thiên hạ. Ngày nay các Giáo Hoàng ăn nói rất là khiêm tốn, nhưng tôi nghĩ nếu họ có lại hoàn cảnh thời Trung Cổ xưa, thì họ cũng lại hét ra lửa như vậy, không hề thay đổi. Giáo hội đã từng tuyên bố mình không sai cơ mà. [145]
Giáo Hoàng đội mũ ba tầng, và cho mình là vua Tam Giới: Thiên đàng, trần thế và địa ngục. [146] Như vậy Giáo Hoàng nhận mình là vua trần gian này, nhưng là một vua trên hết các vua.
Hai chữ Giáo Hoàng trong tiếng Việt cũng đã xác quyết điều đó. Vả lại, Hồng Y còn
được gọi là Hoàng tử Giáo hội [Princes of the Church]. Nhưng Paul VI thực ra đã tỉnh
giảm lại mũ triều thiên ba tầng, không còn có 3 tầng như xưa nữa.
Triều đại Giáo Hoàng ngày nay cũng có sứ thần Ngoại quốc, và Giáo hội cũng gửi sứ thần đi khắp nơi, gọi là Khâm Mạng tòa thánh [Nuncios], hay đại diện Toà Thánh
[Apostolic Delegates].
Tòa thánh có Sứ Thần tại các nước sau đây: Argentina, Austria, Belgium, Bolivia, Brazil, Burundi, Cameroon, Chile, Taiwan, Columbia, Congo, Costa Rica, Cuba, Czechoslovachia, Dominican Republic, Ecuador, Egypt, El Salvador, Estonia, France, Germany, Guatemala, Haiti, Honduras, Hungary, India, Indonesia, Iran, Irak, Ireland, Italy, Japan, Kenya, Korea [Seoul], Latvia, Lebanon, Liberia, Lithuania, Lusemburg, Malawi, Malta, Netherlands, Nicaragua, Pakistan, Panama, Paraguay, Peru, Philippines, Poland, Portugal, Rumania, Rwanda, Senegal, Spain, Switzerland, Syria, Turkey, Uruguay, Venezuela, Yugoslavia [cũ], Zambia... Vatican có đại diện tại: Albania, Australia, Bulgaria, Cambodia, Canada, Anh, Hy Lạp, Lào, Mexico, Mỹ, Đan Mạch, Algiers, Nairobi, Dakar, Nam Phi, Lagos, Cameroon v.v...[147] Chắc đồ bảng trên chưa đủ tên hết các nước. Như thế, đã cho biết đạo Công giáo là đạo hết sửc đặc biệt gồm đủ đạo đời.
Đạo Công giáo giầu có bao nhiêu, hiện có bao nhiêu tỉ dollars? Điều này không ai biết chính xác, vả cũng không cần thiết. Chỉ biết chắc là Giáo hội rất khéo buôn bán, đầu tư, có khổ phần khắp nơi. Các Công Ty gaz, điện, nước ở Rome hầu như là nằm trong tay Giáo hội. [148] Như vậy, còn gì là Nước ta không phải là nước thế gian?
- It has not only spawned well over 100,000 lay groups, known as "bases communities"and often operating independently of the hierarchy, but it has become a symbol of dissent for radical nuns and priests in the United Stated and elsewhere, particularly for many Catholic Hispanics and blacks. Lawrence Lader - Politics, power and the church [The catholic crisis and its challenge to American pluralism], Macmillan Publishing Company, New York, 1987, p. 171. At least, 90,000 base communities have sprung up in Brazil. A thousand in Chile, large cluster in El Salvador, Guatemala, Mexico, Nicaragua and Peru - an estimated 150,000 in Latin America as a whole. Ib. p, 178.
117- Liberation theology called for the eradication of poverty to the exclusion of any other issue. "I am helping this poor man here. I don't care if he was a guerilla, a religious or a non-catholic," insisted Father Pedro Arrupe, retired head of the Jesuits. Ib. p. 173. The poor had to become their own vehicle of liberation, a revolutionary force, an "engine" of social revolt. Ib. p. 174. 105
118- Arguello defended his political post, claiming that "if there is anyone in Nicaragua who does not want to participate in the revolution, he is certainly not a Christian. In order to be a Christian today, it is also necessay to be a revolutionary." The Jesuits "All things to all men," Awake, 08/11/1992 p. 14.
119- For the Sadinistas, the Pope is the Pope of the West, the pope of imperialism. Laurence Lader - Politics, power and the church, p. 180.
120- Above all, Liberation Theology had to overcome constant accusation by the Vatican and many Latin American Bishops that it was rooted in Marxism. It often used of Marxist dialectics. Raul Vidales, a Mexican theologian, sees Liberation Theology as the "Dialectical interplay between ongoing concrete history and incarnation of the divine message." Ib. p. 174.
121- Pope Leo XIII attacking the "notion that class is naturally hostile to class" in Rerum Novarum in 1891. Pius XI assailed Christian socialism as an enemy of capitalism and private property in Quadragesimo in 1931. Six years later, he branded Communism as "intrinsically wrong" in Divini Redemptoris. Eventually, the Vatican softened its rigidity. Although Gaudium et Spes in 1965 reiterated the necessity of private property, it allowed for some public ownership when the ruthless of capitalism had to be tempered by critical human needs. In Populorum Progressio in 1967, Paul VI blamed the rich nations for not doing enough to alleviate hunger and misery. In Laborem Exercens in 1981, John Paul II deplored the "disproportionate distribution of wealth and poverty"and called for a livelling out and a search for ways to ensure just development for all". Ib. pp. 175-176.
122- Boff admits that "Marx and his comrades interest us to the extent that they help us to better understand the reality of exploitation, and point to the possibility of overcoming the capitalist system." Drawing on the most basic Marxist tenet, Gutierrez insists that class struggle is a fact, and neutrality in this matter is impossible". Ib. p. 174.
123- We must immerse the "Gospel message in the concrete, in the here and now, if the transcendent is to be revitalized" he [Gutierrez] taught. "The universality of Christian love is an abstraction until it becomes a political reality." Ib. p. 174.
124- In a critique of "socio-political radicalism" obviously aimed at Liberation Theology, Pope John Paul II warned the clergy at Mexico City that "you are not social directors, political leaders, or functionaries of a temporal power." Ib. p. 177.
125- The Vatican assault on Liberation Theology intensified with the 05/1984 issue of 30 Giorni, a conservative Catholic magazine. It carried a cover with a satiric cartoon of a guerilla priest, pistol on belt and bandana cloaking his face, saying mass in a jungle clearing. The lead article by Cardinal Joseph Ratzinger, prefect of the Sacred Congregation for the Doctrine of the Faith, hammered at clerical and lay Catholics who "identified with class." The Pope continued this theme on his Latin American tour with another condemnation of those "considering the poor as a class in struggle." Ratzinger 106 got tougher in a thirty-six pages analyss of Liberation Theology in September 1984, branding it a "pernicious blend between the poor of the Scriptures and the proletariat of Marx." Ib. p. 181.
126- "Avoid everything that would make one think that a double hierarchy... exists in the Church." Pope John Paul II warned in recognition of this threat in a 1985 speech in Peru. Ib. p. 172.
127- Notified that his teachings were "considered dangerous", Father Leonardo Boff, born in Brazil in 1938...was summoned to Rome. In a show of support, two Brazilian Cardinals and an ArchbIsahop accompanied him. The conclusions of Ratzinger's Sacred Congregation were harsh. Boff's work showed "evidence of Marxist teachings" and "endangers the sound doctrine of faith." He was sentenced to "penitential silence," no longer allowed to write or speak for the Liberation movement. The Vatican, however, misjudged the independence of the Brazilian Church, stronghold of the Latin base communities. Ten Brazilian Bishops signed a statement protesting Boff's punishment, and Rio de Janerio and other Brazil cities awarded him honorary citizenship. Noting that 50 per cent of Brazil's income went to landowners comprising one per cent of the population, Cardinal Paulo Evaristo Arns protested:" To struggle against that is not to promote class struggle, but liberation from merciless oppression." ... On 08/05/1986, the Vatican removed Boff's from penitential silence. Laurence Lader - Politics, power, and the church, p. 181-182.
128- Awake, 8/11/1992, The Jesuits "All things to all men" p. 14: Back in the 1930, Miguel de Unamuno y Jugo a famous Spanish philosopher, criticised the Jesuits' intervention in politics as alien to the teachings of Jesus. He wrote:' The Jesuits...come along with this old story about the social kingdom of Jesus Christ, and with that political ideology, they want to deal with political, economic and social problems... Christ has nothing to do with socialism nor with private property... He said his kingdom was not in this world." 128b- 2Co 10:12-18, 11:1-32, 12:1-18, Ga 1:15-24
129- Nguyễn văn Thọ - Lecomte du Nouy và học thuyết viễn đích, Văn Đàn, 1968, tr. 121-128.
130- Crois-tu que cette vie énorme, remplissant De souffle le feuillage, et de lueur la tête, Qui va du roc à l'arbre, et de l'arbre à la bête, Et de la pierre à toi, monte insensiblement, S'arrête sur l'abime de l'homme, escarpement... Non, elle continue, invincible, admirable, Entre dans l'invisible et dans l'impondérable, Y disaparait pour toi, chair vile, emplit l'azur, D'un monde éblouissant, miroir du monde obscur, D'êtres voisins de l'homme, et d'outres qui s'éloignent, 107 D'esprits purs, de voyants dont les splendeurs témoignent, D'Anges faits de rayons commme lea hommes d'instincts. Elle plonge à travers les cieux jamais éteints, Sublime ascension d'échelles étoilées, Des démons enchainés monte aus âmes ailées. Fait toucher le front sombre au radieux orteil. Rattache l'astre esprit à l'archange soleil Relie en traversant des millions de lieues. Les groupes constellés et les légions bleues. Peuple le haut, le bas, les bords et le milieu, Et dans les profondeurs s'évanouit en Dieu. Victor Hugo - Les Contemplations.
131- Où va-t-il ce navire? Il va de jour vêtu, À l'avenir divin et pur, à la vertu, À la science qu'on voit luire, Il va ce glorieux navire, Au juste, au grand, au loin, au beau, vous voyez bien Qu'en effet, il monte aux étoiles. Victor Hugo - Plein Ciel.
132- Ainsi au terme de l'évolution de l'humanité, comme au reste de l'univers entier, se profile le visage inconnu de l'au-delà, de celui par qui les choses sont. Georges Magloire - Teilhard de Chardin, p. 123.[xuất xứ sách này?] Je crois que l'univers est en évolution, Je crois que l'évolution va vers l'Esprit, Je crois que l'Esprit s'achève en Dieu personnel, Je crois que le Personnel suprême est le Christ universel. Ib. p. 222.
133- Catechism of the Catholic church, Art. 6- Moral conscience, pp. 478-442. Conscience can remain in ignorance or make erroneous judments. Such ignorance and errors are not always free of guilt [1801]. The Word of God is a light for our path. We must assimilate it in faith and prayer and put it into practice. This is how moral conscience is formed [1802].
134- Sách giáo lý của Giáo hội Công giáo, tr. 782.
135- Ib. p. 782. Ro 2:14-16, Ro 1:32.
136- Ib. p. 783. Newman, thư gửi Quận Công Norford 5. 136b- Summa Theologiae 1-2.19-5
137- John Paul II - Bước qua ngưỡng cửa hy vọng, tr. 195. 108
138- John Paul II - Bước qua ngưỡng cửa hi vọng, p. 195.
139- Xem Ro 2:14-16. En Effet, quand les paiens privés de la loi, accomplissent naturellent les prescriptions de la loi, ces hommes sans posséder de loi, se tiennent à euxmêmes lieu de loi... C'est-à-dire agissent selon leur conscience, sans le secours d'une loi positivement révélée. La Loi n'est pas un principe de salut, même pour le Juif, mais un guide: à ce titre, la loi naturelle, inscrrite au coeur de tout homme, peut en tenir lieu. Bible de Jérusalem, Ro 2:14-16, note i page 1493.
140- Nhĩ thân các các hữu thiên chân, Bất dụng cầu nhân, cánh vấn nhân. Đãn trí lương tri thành đức nghiệp, Mạn tòng cố chỉ, phí tinh thần. Luơng tri tức thị độc tri thì, Thử chi chi ngọai, cánh vô tri. Thùy nhân bất hữu luơng tri tại, Tri đắc luơng tri khước thị thùy. Cá cá nhân tâm hữu Trọng Ni, Tự tương văn kiến, khổ già mê, Nhi kim chỉ dữ chân đầu diện, Chỉ thị luơng tri cánh mạc nghi. Vấn quân hà sự nhật đồng đồng, Phiền não trường trung, thố dụng công. Mạc đạo thánh môn vô khẩu quyết, Lương tri lưỡng tự, thị tham đồng. Nhân nhân tự hữu định bàn châm, Vạn hóa căn nguyên bản tại tâm. Khước tiếu tòng tiền điên đảo kiến, Chi chi diệp diệp ngoại đầu tầm. Vô thanh, vô xú độc tri thì, Thử thị kiền khôn vạn hữu ki, Phao khước tự gia vô tận tạng, Diên môn trì bát, hiệu bần nhi. Léon Wieger, Textes philosophiques, pp. 259-260.[xuất xứ sách này?]
141- Emerson thought that the highest revelation was that God was in every person... Paul F. Boller, Jr. - American transcendentalism, 1830-1860, G. P. Putnam's sons, New York, 1974, p.78. 142- Vergilius Ferm - An encyclopedia of religion, đề tài Papal States, p. 558-559. The Vatican Empire, Nino lo Bello, the Lateran Treaty, p.49-68.
143- Innocent III [1161-1216] most powerful of all the popes, claimed to be "Vicar of Christ, Vicar of God", the "Supreme sovereign over the Church and the World", the right 109 to depose kings and princes, that "all things on earth, and in heaven and in hell are subject to the Vicar of Christ" Halley's Bible Handbook?, p. 686.144- Nguyễn văn Thọ - Khổng học tinh hoa, Khai Trí, 1966, tr. 134-135. 144bis- Ib. tr. 137-139. 145- As Rome asserts that the church "never erred: nor will it, according to the Scriptures, ever err," how can she renounce the principles which governed her course in past ages? Ellen G. White - The great controversy between Christ and Satan, p. 638.
146- Hinc Papa triplici Coronatur tamquam Rex Coeli, Terroe et Infernorum. Miroir de l'histoire, No 157, p. 70. Annot 1, and decis - Biblioth. Canon Ferraris Tom Vii. In his investiture with the papal tiara, the Pope is thus addressed: Receive ths triple crown, and know that thou art the Father of Princes and the King and Ruler of the World... Key to the apocalypse, p. 68. Nguyễn văn Thọ - Khổng học tinh hoa, Khai Trí, 1969, p. 139
147- Nino Lo Bello - The Vatican empire, Pocket Book, New York, 1968, p. 78.
148- Nino lo Bello - The Vatican empire, 1968, cả quyển.
-====
Mục VIII (Chương 28 đến hết chương 32)
28- Vụ án Galileo.
32- Đạo tự nhiên và đạo mặc khải.
> Chương 28 - Vụ án Galileo.
Đáng lẽ tôi không muốn nói tới vụ án này, nhưng vì nó dính líu đến Thánh Kinh, và toàn thể bản án còn được lưu trữ đầy đủ. Trong khi thiên hạ chủ trương mặt trời quay quanh trái đất và trái đất là trung tâm vũ trụ thì Galileo [1564-1642] lại chủ trương: Mặt trời mới là trung tâm và trái đất xoay quanh mặt trời.
Kinh Thánh chép rõ ràng là Joshua khiến mặt trời đứng lại [Jos 10:12-13]. Vì thế mà năm 1633, đời Giáo Hoàng Urbain VIII, toà hình án La Mã bắt Galileo ra tòa để xử tội. Ông buộc phải đổi sự khám phá khoa học của ông cho phù hợp vời Thánh Kinh, nghĩa là mặt trời quay xung quanh trái đất, và ông bị cấm cố tại nhà cho đến khi ông chết năm 1642.
Toà hình án gồm nhiều Hồng Y đã kết tội Galileo như sau: "Điểm thứ nhất nói rằng mặt trời là trung tâm và không xoay quanh trái đất là điên rồ, phi lý, sai lầm về thần học, và là tà thuyết vì trái ngược hắn với Thánh Kinh, và điểm thứ hai, nói rằng trái đất không phải là trung tâm mà lại xoay quanh mặt trời là vô nghĩa, sai lầm về triết lý, và ít nhất từ quan điểm thần học, đối nghịch với chân tín ngưỡng.[149] Giáo hội còn cấm con chiên không được đọc các tác phẩm của Galileo. Sắc lệnh này được Pius VII thu hồi năm 1821, tức là 178 năm sau. Gần đây Giáo Hoàng John Paul II, ngày 30/10/1992, tức là 262 năm sau, đã chính thức công nhận là Giáo hội đã sai lầm.
Khi buộc tội, thì cho người ta là điên khùng, là phi lý là rối đạo, rồi bắt người ta giam cầm, bây giờ lại khơi khơi xin lỗi thì có ăn nhằm gì? Trong vụ này, danh giá Galileo không hề bị hoen ố, mà người bị hoen ố và thương tổn chính là Giáo hội Vatican.
Chương 29 - Giáo Hoàng không thể sai lầm.
Năm 1870, Công đồng Vatican I tuyên bố Giáo Hoàng không thể sai lầm [bất khả ngộ], khi tuyên bố giáo lý nào trên tòa St. Peter [1870]
Tin lành và Giáo hội Chính thống không chấp nhận chuyện này. [150] Họ cũng không chấp nhận quyền của Giáo Hoàng [Popes as supreme Pontiff]. Nhà và Jerusalem. Giáo hội Chính Thống không chịu điều đó, cũng như không cấm LM cưới vợ, và không nhận rằng Ngôi Ba sinh ra từ Ngôi Nhất và Ngôi Hai, tức là không chịu thêm chữ Filioque vào Kinh Tin Kính Nicée. Mãi tới năm 1204, Giáo hội Chính Thống mới tách ra hẳn khỏi Giáo hội Vatican. Hai bên chúc đữ lẫn nhau, phạt vạ lẫn nhau, mãi tới những năm gần đây mới xích gần lại nhau.
Báo Los Angeles Times ngày 01/07/1995, nơi trang B14 đã viết: Trong tuần này, ngày thứ năm 29/06/1995, Giáo Phụ Bartholomew I đã làm lễ đồng tế với Giáo Hoàng John Paul II tại nhà thờ St. Peter, trong ngày lễ St. Peter và St. Paul. Sau lễ, lại ra trước lan can quảng trường St. Peter để tuyên xưng đức tin chung. Giáo Hoàng tuyên bố: Chúng ta không tiếp tục chia rẽ được nữa. [152]
Như vậy, ai sai, ai đúng? Giáo Hoàng Innocent III [1198-1216] đúng hay John Paul II là đúng. Trong hai vị phải có một người sai.
2. Vụ án nghi lễ nước Ngô [Trung Hoa].
Khi Công giáo sang giảng đạo bên Trung Hoa thì có những dòng như Dòng Tên, dòng Dominicains, dòng Franciscains, dòng Lazarists v.v... Dòng Tên, lúc ấy được lòng vua Khang Hi nhất, và soạn ra một chương trình để giảng đạo cho Trung Hoa.
-Dòng Tên muốn lấy Khổng giáo làm bàn đạp, để giảng đạo, muốn dùng luân lý Khổng giáo.
-Muốn dùng chữ Thiên để dịch chữ Deus của Công giáo.
-Cho phép dân chúng khi đã theo Công giáo được phép tiếp tục dùng những ngày quốc lễ tôn thờ Khổng tử.
-Cho phép họ được tiếp tục kính nhớ ông Bà, Tổ tiên, hương hoa, cúng quải.
-Dùng chữ Trung Hoa thay tiếng Latin để hành lễ bên Trung Hoa.
Các dòng khác không chấp nhận đường lối trên của Dòng Tên và cho thế là rối đạo, cho nên Giáo Hoàng Innocent X [1644-1655], năm 1645 đã chống lại các đề nghị trên của Dòng Tên. Giáo Hoàng Alexandre VII [1655-1667] bênh vực quan điểm Dòng tên và cho phép tôn kính Khổng tử và tổ tiên. Clement IX [1667-1669] ra lệnh phải thực thi cả hai sắc lệnh nói trên, tuy chúng mâu thuẫn nhau. Innocent XII [1691-1700] phi bác các quan điểm của Dòng Tên và sai Giám Mục Maigrot sang Trung Hoa. Clement XI [1700-1721] ra sắc chỉ Ex Illa Die ngày 19/03/1715 bắt buộc phải dùng danh từ duy nhất là Thiên Chúa, bỏ chữ Thiên, chữ Thượng đế, chữ Kính Thiên, cấm người Công giáo không được tham dự các cuộc lễ thờ kính Khổng Tử, cấm thờ kính tổ tiên theo kiểu Trung Hoa. Ngài sai Tournon, Mezzabarba sang Trung Hoa. Sắc lệnh này không cho phép du di mà phải tuyệt đối áp dụng.
Đây là một đoạn trong sắc chỉ này: "Ta định nghĩa và tuyên bố những ân chuẩn trước đây phải được coi nhưng không hề có, và ta ghét những chuyện đó như là những kiểu mê tín. Như vậy sắc lệnh này của ta có hiệu lực vĩnh viễn, và ta hủy bỏ tất cả mọi ân chuẩn trên, và coi chúng như là vĩnh viễn vô giá trị. " Sau đó, Tông Huấn dạy Giáo Dân không được thờ kính tổ tiên, không được tôn kính Khổng tử, và giáo sĩ phải thề hứa là không đựơc dạy dân những nghi thức trên v.v... [153]. Đó là vụ án nghi lễ nước Ngô [Trung Hoa].
Nhưng hơn 200 năm sau đó, Giáo hội có lẽ thấy mình đã đi sai đường, nên năm 1936, Giáo Hoàng Pius XI đã giải tỏa việc cấm chế "nghi lễ nước Ngô". Và năm 1939, Ngài ra tông huấn Plane Compertum minh định về những nghi lễ ấy. Người Công giáo được quyền tỏ ra hiếu đạo với ông bà, được tôn kính Khổng tử, được lập ra những nghi lễ đối với ông bà quá cố. Nghĩa là điều gì mà Giáo hội cho là tội trọng khi xưa, thì nay xử hòa hết.
Nhưng mãi đến ngày 14/06/1965, nghĩa là 29 năm sau khi có tông huấn Plane Compertum của Giáo Hoàng Pius XI, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mới cho dân chúng tuân theo. Ngày nay như lời LM Vũ đình Trác thì đó là cách Giáo hội thích nghi văn hóa Việt Nam. [154] Thế là các Giáo Hoàng đầu thế kỷ 18 đã sai rõ ràng, và nay Giáo Hoàng Pius XI đã sửa sai.
3. Dòng Tên bị bãi bỏ.
Dòng Tên do St. Ignatius Loyola sáng lập và được Giáo Hoàng Paul III cho phép với tông huấn Regimini militantis Ecclesiae ngày 17/9/1540. Dòng tên là một dòng hết sức giỏi giang và tận tình phục vụ Giáo hội.
Đây là lực lượng đã cản được bước tiến của Tin Lành thời Trung cổ. Năm 1749, Dòng Tên đã có khoảng 22.589 người.
Họ sang Trung Hoa giảng đạo rất đắc lực, nhưng cũng vì vụ án Nghi lễ nước Ngô mà mùa hạ năm 1773, Clement XIV [1769-74] đã ra sắc chỉ Dominus ac Dominator, vĩnh
viễn giải thể Dòng Tên.
Năm 1773, lệnh bãi bỏ Dòng Tên của Giáo Hoàng đã truyền sang tới Bắc Kinh. Dòng tên hoàn toàn vâng phục, không hề phàn nàn. [154b] Tuy nhiên việc bãi bỏ Dòng Tên đã do nhiều nước khởi xướng trước đó, như Bồ đào Nha, như Pháp v.v... Chính Pháp đã ép Giáo Hoàng bỏ Dòng Tên vì lý do chính trị.
Nhưng Giáo Hoàng Pius VII [1800-20] lại cho phép tái lập Dòng Tên năm 1814. Đến năm 1929, Dòng Tên đã có lại được 15,954 người. Họ là những học giả, chuyên mở cảc trường Trung Học, Đại học dạy đời, và có nhiều đài thiên văn khắp thế giới. Gần đây,
Dòng Tên quay ra làm về phát thanh, phát tuyến.
Như vậy, Clement XIV đúng hay Pius VII đúng? Tôi muốn nói là chuyện Giáo Hoàng
bất khả ngộ là chuyện không thể có. Người xưa từng nói " Errare humanum est ". Nhầm
là chuyện con người.
Vua Khang Hi có lần đã hỏi Sứ Thần Toà Thánh là Mezzabarba rằng Giáo Hoàng lấy
quyền gì mà đoán định về đạo giáo Trung Hoa, thì sứ thần tòa thánh trả lời: Ngài đã được Chúa Thánh Thần soi sáng nên không thể sai lầm trong những vấn đề có liên hệ đến tín lý. Vua Khang Hi phản pháo và trả lời rằng vua đã đọc và đã so sánh sắc chỉ Ex Illa Die của Giáo Hoàng với bản phúc trình của Giám Mục Maigrot, và thấy giống in nhau, như vậy " nếu Giáo Hoàng được Chúa Thánh Thần giúp trong các quyết định, thì Chúa Thánh Thần Công giáo âu hẳn là Giám Mục Maigrot." [155]
Chương 30 - Các đoàn thể Công giáo.
Ngoài những tín lý, tín điều trên, Công giáo xưa nay còn nhiều đoàn thể. Các đoàn thể này bao quát mọi lứa tuổi, và cũng là cách tốt để kiểm soát hành vi, cử chỉ của mỗi
người.
1. Thiếu nhi Thánh thể, liên đoàn nguồn sống.
2. Đạo binh Đức Mẹ, gồm nhiều tiểu đội [Legio]
3. Liên minh Thánh tâm.
4. Hội các bà mẹ Công giáo.
5. Liên đoàn dòng 3 Đaminh.
6. Đạo binh hồn nhỏ.
7. Liên Hội đền tạ trái Tim. Đức Mẹ.
8. Phong trào Cursillo.
9. Hội bảo trợ và phát triển ơn thiên triệu.
10. Chương trình dự bị hôn nhân.
11. Đoàn thừa tác viên Thánh thể.
12. Mục vụ giới trẻ. v.v... [156]
Các đoàn thể này hiện hữu trong các giáo xứ. Xưa nay đã có nhiều phong trào chết non, chết yểu. Theo tôi các phong trào này không làm cho con người thêm khôn ngoan, nhân đức hơn, vì hoàn toàn hướng ngoại, vụ ngoại. Thật là uổng phí thời gian.
Chương 31 - Tôn Giáo và Minh Triết.
Từ trước đến nay, không ai đế cập đến Minh Triết mà chỉ đặt các vấn đế triết học. Minh triết mà tôi muốn nói đến, thực ra phải gọi là Đại đạo, hay Tinh Hoa đạo giáo. Tôn giáo thì có nhiều, nhưng Minh Triết chỉ có một. Các bậc chân sư có thể phát xuất từ nhiều đạo giáo khác nhau, nhưng khi đã giác ngộ tâm linh, khi đã lên tới đỉnh minh triết thì lại hoàn toàn giống nhau.
Tôn giáo chủ trương Trời tạo nên muôn loài từ Hư Không [Creatio ex nihilo]. Minh triết chủ trương Trời sinh ra muôn loài, bằng chính bản thân mình, bằng cách tung tỏa, phân hóa bản thân mình thành vạn hữu.
Các tôn giáo bao giờ cũng phân biệt Trời, Người. Minh triết chủ trương Trời Người đều đồng một bản thể.
Các tôn giáo đặt trọng tâm vào sự thờ phượng, cúng quải, van xin thần, Phật, Chúa. Minh Triết đặt trọng tâm tiến hóa đến kỳ cùng, đến chỗ nhập thể với Trời, với Brahman, với Phật Tâm, Phật Tính.
Tôn giáo coi Trời là một nhân vật siêu xuất quần sinh, khác hẳn với muôn loài. Minh triết chủ trương rằng, vì Trời ở khắp mọi nơi, nên dĩ nhiên phải hiện diện, phải hoạt động trong lòng sâu vạn hữu. Lời thơ của Elizabeth Barrett Browing có thể toát lược quan điểm của Minh Triết:
Earth's crammed with heaven,
And every common bush afire with God,
But only he who sees, takes off hIsa shoes.
Dịch:
Đất đai đâu cũng đầy Trời,
Bụi hoang nào cũng sáng ngời Thần Linh.
Chỉ người đức cả tinh anh,
Mới cung mới kính, mới thành mới tin.
Còn tôn giáo tuy cũng chủ trương Trời ở khắp mọi nơi, nhưng đặc biệt lại cấm không cho Trời được ngự trong lòng mọi người. Tôn giáo dạy rằng Ngài rất xa cách muôn loài và ở trên những cung điện trăng sao xa tít tắp.
Tôn giáo luôn thương xót cho thân phận tội lệ con người, mong chờ những vị Cứu Thế giáng trần để xóa tội sinh linh. Minh triết luôn luôn đề cao con người và cho rằng con người chính là vị Thần Linh trong tương lai, vì con người có căn cốt Thần Linh ăn sâu
vào bản thể.
Tôn giáo cho rằng con người không thể trở thành Thần linh và tố cáo chủ trương con người có căn cốt Thần Linh, có thể trở thành Thần Linh là một chủ trương ma quái, đáng bị phạt trầm luân trong hỏa ngục đời đời. Minh triết cho rằng chuyện con người sẽ trở thành Thần Linh chỉ là một chuyện tất nhiên. Nếu Trời là Cha Chung, nếu nhân loại là con cái Ngài, thì chuyện con cái nên giống Cha là một điều đại hạnh, là một niềm an ủi lớn cho Cha.
Trong khi tôn giáo phất cờ đi chinh phục thế giới bên ngoài, thì các nhà Minh triết lại đi sâu vào thế giới nội tâm để tìm cầu, để thực hiện Thượng đế.
Khảo sát các đạo giáo Á châu như Bà La Môn, Phật giáo, Cao Đài, ta thấy các đạo giáo đó khoác hai hình thức:
- môt phần hình thức hữu vi, hữu tướng bên ngoài, gồm các lễ nghi, trì tụng, công quả bên ngoài. Đó là phần tôn giáo.
- một phần vô vi, vô tướng bên trong, gồm tất cả những công trình tâm trai, thiền định, cố gắng vươn lên tuyệt đỉnh tinh hoa, sống hòa mình với Đạo, với Trời, với Chân Như Phật Tính, với vạn hữu, với thiên nhiên, vũ trụ. Tôi gọi phần này là Minh Triết, hay Đại Đạo.
Đại đạo không còn là sự van vái, cúng quải bên ngoài, mà là con đường huyền nhiệm tâm linh.
Sở dĩ tôi gọi phần nội giáo, vô vi bên trong là Minh Triết hay Đại Đạo, chính là vì Minh triết đòi hỏi một điều kiện tiên quyết là sự Giác Ngộ, một sự sinh lại bằng Thần. Các bậc giác ngộ phải vượt khỏi ảnh hưởng của các Thánh Thư, của các kinh sách, không còn ở trong vòng kiềm tỏa của các giáo đoàn, giáo phái. Họ không còn phải đi tìm Chân Thiện Mỹ từ đâu xa, mà Chân Thiện Mỹ đã rãi sáng, đã tung tỏa ra từ lòng sâu tâm hồn họ. Tư tưởng họ đã được rút ra từ đáy lòng muôn thủa, và được muôn thần học Công giáo Hans Kung cho rằng như vậy là sai. [151]
Tin lành cũng không chấp nhận Đức mẹ linh hồn và xác lên lời. Giáo hội Công giáo rất khôn khi lồng thêm mấy chữ " Trên tòa St. Peter" [ex cathedra], nhưng người ta thường hiểu là Giáo Hoàng không thể sai lầm.
Thực sự, giáo sử cho thấy Giáo Hoàng xưa nay đã phạm vô số sai lầm. Đây chỉ đan cử vài ví dụ:
1- Chính thống giáo tách khỏi Giáo hội Vatican.
2- Vụ án nghi lễ nước Ngô [Trung Hoa].
3- Vụ bãi bỏ Dòng Tên.
1. Chính thống giáo tách khỏi Giáo hội Vatican.
Từ thủa ban đầu, Giáo hội Chính Thống hay Giáo hội Đông phương đã vốn có. Năm 330, khi kinh đô nước thượng vị Vatican chuyển từ Rome sang Constantinople, thì Giáo Hoàng Vatican xưng mình có quyền trên hết, trong toàn Giáo hội, trên cả Constantinople, Alexandria, Antioche đời chiếu soi lại, đồng vọng lại, và sẽ bền vững cùng vũ trụ. Tóm lại các bậc minh triết nói trên đã vượt phạm vi tôn giáo riêng tư của mình và đã vào trong thế giới đại đồng của Thánh, Hiền, Tiên, Phật muôn thủa, muôn phương.
Đại Đạo là đạo lớn, mà đã lớn thời phải bao quát vũ trụ, phải siêu không gian và thời gian, phải thích hợp với mọi tâm hồn tiên tiến của gian trần.
Ta gọi là Đại Đạo thì Âu châu gọi là Đạo Huyền Đồng [Mysticism]. Huyền Đồng chính là sống phối kết với Trời với Chúa, ngay từ khi còn ở gian trần này. Nói cho dễ hiểu, thì Đại Đạo hay Huyền Đồng là một cái nhìn nội tại, tâm linh. Đó là một sự linh cảm rằng tâm hồn mình phối hợp nhất như với Thượng đế. Đại đạo chủ trương con người có thế trực tiếp cảm thông với Thượng đế, với Tuyệt Đổi Thể, không cần phải qua một trung gian nào. Đại Đạo tuyên xưng rằng Thượng đế chính là bản thể, là cốt lõi tâm linh con người, rằng Thượng đế vốn tiềm ẩn trong đáy lòng vạn hữu, tuy vẫn siêu việt lên trên mọi hình thức sắc tướng.
Muốn vươn lên tới Đại Đạo, con người phải cố gắng phát huy mọi tiềm năng tiềm lực của mình để cho mình luôn luôn đổi mới, luôn luôn tinh tiến, luôn luôn vươn vượt, luôn luôn đạt tới những tầm kích cao siêu mới. Con người muốn vươn lên cho tới Đại Đạo sẽ phải học hỏi không ngừng để:
-Biết mình.
-Biết mình có căn cốt Trời, căn cốt Thần Linh nội tại.
-Tìm cho ra mối giây liên kết nội tại, cơ hữu ràng buộc mình, nối kết mình với Đạo, với Trời từ muôn thủa.
-Thần thánh hóa bản thân để đi dần dần đến chỗ Phối Thiên.
Nhờ ở sự cố gắng không ngừng, phát triển tâm linh không ngừng mà con người sẽ phát huy được linh giác, phóng phát linh quang, sẽ vào được Đại Đạo, sẽ hòa mình được với bản thể vũ trụ.
Sống trong cái thế giới văn minh nhưng chất chưởng như thế giới hiện thời, người theo Đại Đạo nhận ra rằng mình chỉ có thể đạt được sự tĩnh lặng, sự vững vàng ở nơi Tâm Linh, ở niềm tin xác quyết rằng mình có căn cốt Thần Linh, có thể trở thành Thần Linh, sống huyền hóa với trời đất... Đại đạo đưa con người đến sự hiểu biết ấy. Và chính nhờ khám phá ra được thế giới tâm linh mà con người tìm ra được Thượng đế nội tại, nơi tâm khảm mình, biết được chân diện mục, bản lai diện mục của mình.
Đại đạo ấy không có biên cương, bờ cõi: Thánh hiền bên Tây ra sao, thì thánh hiền bên Đông cũng vậy. Đại đạo ấy không có thời gian: Chân nhân xưa ra sao, thì Chân nhân nay, hay về sau cũng vẫn in như vậy. Mạnh tử xưa đã nói: Thánh trước, thánh sau đều cùng một đường lối [Tiên thánh, hậu thánh, kỳ quỹ nhất dã.] [157] Thánh hiền Đông, Tây giống nhau ở điểm nào?
1- Thưa đó là niềm tin xác quyết rằng vũ trụ vạn hữu đều từ một đại thể duy nhất phóng phát, tán phân ra. Sau một chu kỳ biến thiên, sinh hóa đa đoan lại qui hoàn về nhất thể. Đó là thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể. [Nhất thể tán vản thù, ván thù qui nhất thể.]
Nhất thể đó chính là Thượng đế, là Ein-sof, là Vô Cực, là Thái Cực, là Brahman, là Đạo, là Chân Không, là Diệu Hữu, là Như Lai, là Thật Tướng. Những khẩu hiệu bản thể là Thượng đế, Thượng đế là bản thể, Thượng đế là nhất, vang rền từ Đông sang Tây. Dẫu là Sankara [Ấn Độ], dẫu là Eckhart [Đức] đều cùng một luận điệu như nhau.[158]
2- Đó là niềm tin xác quyết rằng con người và Thượng đế đều cùng một bản thể và nhưvậy có nghĩa là Thượng đế là cốt lõi con người, là bản lai diện mục con người. Con người sau khi đã gạt bỏ được mọi lởp hóa trang hình hài, sắc tướng, sẽ thấy mình đồng hóa với Thượng đế. Sankara bên Đông, Eckhart bên Tây, cũng cùng một tư tưởng như vậy, mà chẳng hề bao giờ được đọc qua tư tưởng của nhau. [159]
Từ hơn 100 năm nay, ở Hoa Kỳ có một phong trào được mệnh danh là Phong Trào Siêu Hình [Metaphysical movement] hay Phong Trào Tân Tư Tưởng [The New Thought
Movement]. Những người khởi xướng phong trào là Phineas P. Quimby [1802-1866],
Ralph Waldo Emerson [1803-1882].
Ralph Waldo Emerson ghi vào trong nhật ký ngày 18/03/1838 như sau: "Tôi rất tiếc là trong những bài giảng thuyết gần đây, tôi đã không nói rõ ràng, đích xác về sự sai lầm lớn lao về phương diện tôn giáo mà xã hội hiện tại mắc phải, và đã không nói rõ ràng rằng con người chỉ đạt tới an bình, tới uy dũng khi nào đạt được niềm tin vào bản thể siêu linh của mình, thay vì tin vào Thiên Chúa giáo lịch sử, công truyền. Tín ngưỡng của Thiên Chủa Giáo ngày nay là một sự mất tin tưởng vào con người. Họ coi đấng Kitô là một vị Chúa, chứ không phải là một người Anh. Chúa Kitô giảng dạy về sự cao cả con
người, nhưng chúng ta chỉ nghe thấy sự cao cả của Chúa Giêsu." [160]
Đạo Mormon tin rằng con người có thể tiến hóa, và nhờ công phu tu luyện, có thể trở thành Thượng đế. [161] Tóm lại, thế giới hiện nay có hai nẻo đường: Nẻo đường hướng ngoại, và nẻo đường hướng nội.
Nẻo đường hướng ngoại là nẻo đường của các đạo công truyền trên thế giới. Phẩm chất của các đạo Công truyền, của các Ngoại đạo này là những phẩm chất ngoại tại: Thượng thần ngoại tại, chân lý ngoại tại, Lề luật ngoại tại, quyền uy ngoại tại, đền đài miếu mạo ngoại tại, kinh sách ngoại tại, định luật nhân sinh toàn là những qui ước ngoại tại. Những người đã bước chân vào con đường này dần dần bị cấm đoán, cấm suy, cấm so sánh, càng ngày càng bị " viễn cách chỉ huy [Remotely controlled] và dần dà trở thành những hình nộm trên sân khấu đời...mang danh đi đạo mà suốt đời chẳng biết thế nào là Đạo. Con đường hướng nội là con đường giải thoát thực sự, mà ấn độ xưa đã dùng những tiếng như là Yoga, Moksa, Kriya Yoga để chỉ, mà ngày nay người ta dùng những tiếng như là Self-Realization, hay God-Realization [Thực hiện tự tánh, thực hiện Thiên Chúa] v.v...để chỉ.
Phẩm chất của đạo giáo mật truyền này - Một nội giáo duy nhất của nhân quần - là phẩm chất nội tại. Thượng thần nội tại, chân lý nội tại, luật lệ nội tại, quyền uy nội tại, thưởng phạt nội tại, kinh sách nội tại, đền đài miếu mạo nội tại: Thượng thần chính là Căn Nguyên con người, Nguồn sáng con Người. Kinh sách, Lề luật chính là lương tâm con người: tất cả đều là thiên nhiên, vĩnh cửu. Đền đài chính là thâm tâm con người. Con người được khuyến khích suy tư, tìm hiểu, khuyến khích thoát khỏi những gì tù túng, trói buộc thân phận con người. Nó có mục đích giúp con người vươn vượt lên trên thân phận con người, trở thành thần linh, ngay từ khi còn ớ gian trần này, hưởng hạnh phúc tâm linh ngay từ khi còn ở gian trần này. Thực vậy, muốn biết mình chứng đạo hay không, chỉ cần kiểm điểm xem mình có được hạnh phúc thực sự hay không, quanh minh chính đại hay không, tiêu sái hay không, hồn nhiên hay không?
Nó không đời hỏi con người phải sống cố định theo những khuôn khổ gian trần nào, mà chỉ đòi hỏi phải phát huy những khả năng vô biên, vô tận sẵn có nơi mình, thực hiện tinh hoa còn tiềm ẩn nơi mình, nên con người càng ngày càng cảm thấy mình có thể triển dương, tiến hóa vô biên tận. Loại đạo giáo này dành cho những tao nhân, mặc khách, những tâm hồn cao siêu khoáng đạt. Đạo giáo hướng ngoại là các tôn giáo Công truyền. Đạo giáo hướng nội là Minh triết, đại đạo, hay đạo Huyền đồng đã đề cập ở trên.
Tôn giáo chỉ dạy người thờ Trời, thờ Phật, thờ Allah. Minh Triết dạy con người thành Thần, thành Phật, thành Trời, chứ không chủ trương lạy Trời, lạy Phật, làm tôi tớ cho Trời, cho Phật. Công giáo là một thứ đạo Công truyền, vì thế khi đào sâu vào, ta thấy rất lung tung, và đày mâu thuẫn.
Thiên Chúa mà Công giáo đưa ra là một Thiên Chúa quyền uy, nhưng không nhân ái, từ bi chút nào. Ngài lại còn là một nhân vật hữu ngã, sống trên trời cao, xa cách với muôn loài. Khi Chúa Giêsu lên Trời để ngự bên hữu Đức Chúa Cha, Ngài đã phải vượt muôn vạn đặm trời mây, mới gặp được Chúa Cha, như vậy Đức Chúa Cha đâu có ở khắp mọi nơi, như mọi người thường xưng tụng.
Chúa Giêsu cũng là một nhân vật ngoại tại, cũng đã phải lên trời sau khi chết, và suốt ngày cứ luôn luôn phải lên trời, xuống trần hết sức là vất vả. Ngài không phải là đấng "vô sở bất tại," không phải là bản thể là cốt lõi muôn vật... Ngài không phải là đấng "xúc loại thị đạo" [đụng vào đâu cũng thấy Trời, thấy Đạo]. Và Ngài cũng không biết Thượng đế là cốt lõi, là Bản thể muôn loài. Cho nên khi Ngài lý luận về Nước Trời Ngài rất là lúng túng. Ngài vẫn còn nói: "Vâng Ý Cha dưới đất bằng trên lời vậy".
Tôi rất thích câu của Khổng tử trong Kinh Thư, thiên Đại Vũ Mô, 15 :
Nhân Tâm duy nguy,
Đạo tâm duy vi.
Duy tinh, duy nhất,
Doãn chấp quyết trung.
Mà tôi đã dịch:
Lòng của Trời siêu vi huyền ảo,
Lòng con người điên đảo, ngả nghiêng.
Tinh ròng, chuyên nhất ngày đêm,
Ra công ra sức giữ nguyên lòng Trời.
Trang tử nói, trong Nam hoa kinh, chương Thu thủy, 17, a:
Thiên tại nội, nhân tại ngoại,
Trời ở bên trong, người ớ bên ngoài,
Hay: Cổ chi nhân: Thiên nhi bất Nhân. Nghĩa là người xưa sống kết hợp với Trời. [Nam hoa kinh, Liệt ngự khấu, XXXII, c]
Bà La Môn nói: Tat tvam Asi. Con là cái Đó. [Con chính là Trời] [Chandogya Upanishad].
Phật nói:
- Ta là Phật đã thành, Bạn là Phật sẽ thành. Hay:
- Xiển đề chi nhân giai hữu phật tính, đô đắc thành Phật.
Nghĩa là Dẫu người xiển đề đại gian ác, cùng có Phật tính, cũng có thể thành Phật. [162]
Hay:
- Niết bàn bất diệt. Phật hữu chân ngã. Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính. [Niết bàn bất diệt. Phật có chân ngã. Hết mọi chúng sinh đều có Phật Tính.] [162b]
Tôi nói những chuyện này bây giờ, nhiều người có lẽ còn chưa hiểu, nhưng nghĩ rằng sau một thời gian không còn xa nữa, nhân loại sẽ đồng ý với tôi.
Ngày nay, tôi tìm hiểu về Chúa Giêsu, về con người chân thực và lịch sử của Ngài, tôi dựa và hai tiếu chuẩn muôn đời bất biến. Một là vào lương tâm con người. Hai là lấy con người muôn thủa làm tiêu chuẩn.
Mạnh tử cho rằng : Phàm những vật đồng loại, thì bản tính giống nhau. Tại sao riêng về nhân loại, người ta lại nghĩ rằng bản tính chẳng tương tự? Những vị thánh nhân và chúng ta đều là một loại, tức là tâm tánh giống nhau hết thảy.[162c] Cho nên đã từ lâu tôi chủ trương rằng nếu Chúa Giêsu có thiên tính thì tôi cũng có thiên tính y như Ngài.
Đó là theo tôi Thánh Kinh và phúc âm của St. Paul luận về thiên tính mà tôi giản lược lại như sau: Trong Nhất Lãm gọi thiên tính là Nước Trời và cho rằng nước trời đó đã sẵn trong ta, khỏi phải tìm đâu xa [Lu 17:21]. Nhất Lãm nói về Nước Trời toàn bằng ẩn dụ, ít ai hiểu. St. John cho rằng thiên tính đó là Logos hay Ngôi Lời. Nếu ta nhận biết trong ta cũng có Ngôi Lời đó thì lập tức ta sẽ trở thành Con Thiên Chúa.[Joh 1:12]. Ngôi lời đó trong ta còn được gọi là Thần, mà vì Chúa cũng là Thần, nên ta phải thờ Ngài bằng Thần.[Joh 4:24]. Chính vì vậy mà mọi người chúng ta phải sinh lại bằng thần [Joh 3:1-8]. Mọi người chúng ta đều là Chúa như Chúa Giêsu vậy.[Joh 10:34-35]. Nếu ta hiểu được như vậy thì từ trong ta sẽ chảy ra láng lai những dòng sông ngon, mát, hằng sống [Joh 7:38]. Nếu Chúa Giêsu và Chúa Cha kết hợp nên một, thì chúng ta và các Ngài cũng nên một như vậy.[Joh 13:16-20]. Có thế thì niềm vui của mọi người sẽ tuyệt hảo [Joh 15:11].
St. John cũng không đề cập đến chuyện Chúa biến hình trên núi Tabor, mặc dù St.
Matthew, St. Mark, St. Luke, đều ghi đích danh là St. John có mặt bữa đó.[Mt 17:1-8, Mr
9:2-8, Lu 9:28-36]. Thật là kỳ bí.
St. John, trái với Thánh Kinh Nhất Lãm và St.Paul, lại không hề đề cập đến Tận thế. St. John không hề nói: Này là Con ta yêu dấu và đẹp lòng ta mọi đàng, sau khi Chúa chịu Phép rửa. Tôi cũng tin là Thượng đế không hề làm chuyện này. St. John cũng không nhắc tới câu này khi Chúa biến hình, trên núi Tabor.
St. John không nói về địa ngục, về tận thế, về ngày Chúa xuống phán xét mà chỉ dạy mọi người thương yêu nhau [Joh 13:34].
Chính vì vậy mà phúc âm của St. John được coi là cao siêu nhất [Luther].[163] Tôi cũng đồng ý với Luther là phúc âm của St. John cao siêu hơn các Thánh Kinh khác.
Như vậy, sách phúc âm của St. John là một sách có chủ đề. Sách chỉ bàn về lẽ Thiên Nhân hợp nhất giữa Chúa Giêsu và Thượng đế, và giữa Thượng đế với nhân loại. Cho nên thánh thư John gạt ra ngoài hầu hết những gì là thần bí và huyền thoại. Không có những chuyện thai sinh kỳ bí, những tiếng hát thiên thần trong đêm khuya, không có
tiếng của Chúa từ tầng mây phán xuống, không có chuyện Chúa bị cám dỗ, không có
chuyện Ngài lên rừng 40 ngày, không có chuyện trừ quỉ ám, không có chuyện địa ngục
đày lửa, không có chuyện Chúa xuống phán xét đến nơi, không có chuyện phép lạ đầy
dẫy, không có những ẩn dụ huyền bí khó hiểu, mà tất cả chỉ là những câu chuyện đơn sơ
và dễ hiểu, cũng không có chuyện Chúa lập phép Thánh Thể trong bữa tiệc ly, không có
chuyện Chúa lên trời và sai môn đệ đi khắp thế giảng đạo v.v...
Nay người ta đang cố đi tìm xem đâu là bộ mặt thật của Chúa, đâu là những chuyện huyền hoặc thêm thắt vào. Ta thấy thánh thư St. John gần con người nhất.
Các Thánh Kinh Nhất Lãm mô tả Chúa làm phép lạ thì nhiều mà giảng giáo thì ít. St. John chủ trương ngược lại: Chúa giảng dạy nhiều, làm phép lạ ít.
Ngay khi Chúa chết, St. John cũng không mô tả có nhật thực, động đất v.v...
St. John cùng không ngần ngại gọi St. Joseph là cha Chúa Giêsu [Joh 6:48]. Paul gọi thiên tính trong con người chúng ta là Đấng Christ trong anh em [Col 1:25-27]. Paul cho rằng chúng ta có thể làm triển dương mầm mống đó cho đến chỗ sung mãn cao đại như Đấng Christ vậy [Eph 4:13]. Như vậy cái điều huyền diệu, cái điều bí ẩn của Phúc âm chính là chỉ vẽ cho con người biết rằng: Trong lòng họ có Thượng đế hiện diện. Hồng ân này không dành riêng cho ai. Người Do Thái hay người muôn phương cũng đều hưởng diễm phúc đó đồng đều như nhau.[Eph 3:4-6].
Tiếc rằng St. Paul lại đem pha trộn tư tưởng trên với những điều ông suy luận sai lạc về tội tổ tông, về Chúa Giêsu sống lại và lên trời và về ngày tận thế v.v... Thành ra tư tưởng ông bất nhất. Ernest Bosc tác giả quyển La Doctrine ésotérique đã kiến giải St Paul như trên. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có ai tháo gỡ được Phúc âm ra cho rõ ràng và rành mạch như vậy.
Công giáo cũng không ai hiểu được đạo mình chính là như thế vậy. Cho nên chỉ nắm lấy cái sai mà bỏ đi cái chính. Thánh hiền Á đông, thấy tôi phân tách như trên, chắc phải cho là đúng. Cho nên quyển Thánh Kinh ngày nay mà một phần nhân loại đang miệt mài xưng tụng, trong tương lai dần dần sẽ mất giá trị. Tôi xin nhắc lại "không gì trọng hơn lương tâm con người được." và Tiên thánh hậu thánh kỳ quĩ nhất dã [163b]. Ước gì mọi người tìm ra được cái điểm tương đồng nói trên là:
1- Các bậc thánh nhân mọi nơi mọi đời đếu giống nhau.
2- Thánh nhân mọi nơi mọi đời, đếu chủ trương trong nhân tâm còn có thiên tâm. Trong Tâm còn có Thần.
33- Thánh nhân xưa nay chỉ có một nguyện ước, một chí hướng, là dùng đời mình để thực hiện thiên chân, thực hiện Thượng đế.
Chương 32 - Đạo tự nhiên và đạo mặc khải.
Đạo Công giáo gọi mình là đạo mặc khải, còn các đạo giáo khác là đạo tự nhiên. Theo tiêu chuẩn này thì những đạo tự nhiên như Ấn giáo, Phật giáo, Lão giáo, đều là do con người lập ra cho nên phải thấp kém. Còn những đạo như Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo, Hồi giáo vì chính là do Chúa Trời truyền, cho nên nó mới là chân lý, mới là hoàn bị.
Nhưng," tự nhiên" ngược lại với "nhân tạo", chứ không ngược lại với mặc khải. Đạo tự nhiên là đạo đi tìm những gì cố hữu nội tại, cái gì bẩm sinh trong con người, là đi tìm cho ra con người chân thực, chứ không phải là đi tìm hiểu về một giáo chủ, hay một giáo hội , nó đi tìm những gì vĩnh cửu nơi con người. Chân lý mà họ đi tìm, là chân lý nội tại có sẵn trong con người. Chân lý ấy, nảy sinh từ lòng sâu con người, cũng như con người chân thật muôn thủa sinh ra từ bên trong.
Thánh hiền Đông Tây trước sau đều chủ trương rằng chân lý chẳng ở đâu xa mà đã tiềm ẩn ngay trong lòng con người. Cái tinh hoa muôn thủa ấy hằng có ở trong lòng mọi người, mọi nơi, mọi đời, nhưng phàm phu tục tử không thể nào nhận ra được. Thánh hiền là những người có công chỉ vẽ chân lý ấy cho nhân loại. Như vậy chân đạo đã phát xuất tự một ngưồn, đó là tâm thần con người, sau dần dà đã biến hóa thành nhiều thứ tôn giáo khác nhau.
Ngày nay, các tôn giáo phải cố tâm tìm về cái đạo tương đồng nguyên thủy ấy. Bài tựa cuốn Kim liên chính tông ký của đạo Lão cũng có một quan niệm tương tự: "Đạo không đầu cuối, giáo có trước sau...Đạo thời chân thường siêu việt, giáo thời dạy cách độ người. Đạo là bản thể con người, ngàn đời không hề biến dịch, giáo là công dụng, có lúc thịnh, lúc suy."
Theo quan niệm này thì đạo tự nhiên hay thiên tạo [natural or divine religions] chính là đạo dựa vào lương tâm, luơng tri, còn đạo qui ước hay nhân tạo [conventional or artificial religions] là đạo dựa vào sách vở, kinh điển bên ngoài. Dẫu sao thì lương tâm, luơng tri cũng có giá trị phổ quát, đại đồng, bất biến, bất dịch. Còn kinh điển chỉ có một giá trị lịch sử, địa dư, dân tộc hữu hạn.
Chúa Giêsu cũng chê những người theo đạo nhân tạo. Ngài nói: Dân này môi miệng thờ ta, Nhưng mà lòng nó cách xa ngàn trùng. Phụng thờ, hình hạc luống công, Những điều giảng giáo thuần dòng nhân vi.[Mr 7:6-7]
GHI CHÚ
149- The first proposition that the sun is the center and does not revolve about the earth, is foolish, absurd, and false in theology, and heretical because expressely contrary to the Holy Scriptures and the second proposition, that the earth is not the center but revolves about the sun, is absurd, false in philosophy, and from a theological point of view at least opposed to the true faith. [The Scientific Revolution, edited by Ven L. Bullough..[xuất xứ sách này?] Trần Chung Ngọc - Phật giáo và cuộc cách mạng khoa học, tạp chí Hoa Sen số 25, tr. 166-168.
150- Both Orthodox and Protestants have challenged the Pope's assertion of infaillibility. Xem Pope's 12th Encyclical talks about decisive issue of Papal Authority. Church: Orthodox and Protestant officials remain cautious, but are encouraged by John Paul II's letter. Los Angeles Times, b13.
151- Hans Kung, a catholic theologian, asserts that Pope Pius IX in 1870 bullied Bishops into approving infaillibility, and that the doctrine itself should be declared invalid. Kung was immediately muzzled along with a long string of dissenters from Father Leonardo Boff in Brazil to Father Edward Schillebeeck in Holland and most recently, Father Charles Curran at Catholic University in Washington, D. C. Lawrence Lader - Politics, power and the church, Macmillan Publishing Co, New York, 1955, p. 144]. 110
152- Sharing the altar with the leader of the Eastern Orthodox Church, Pope John Paul II made a passionate appeal this week for unity among the faith after nearly a millenium apart. "We cannot remain separate" the pontiff said during a Mass in Saint Peter's Basilica, on Thursday to celebrate the feast of the apostles St. Peter and St. Paul...After the Mass, the two religious leaders stood on the balcony over St Peter's square and read a joined creed professing their shared beliefs. Several thousand people remained in the square despite heavy rain from a thunderstorm. Los Angeles Times, Saturday, 01/07/1995.
153- We define and declare that these permissions must be considered as though they had never existed, and we condemn and detest their practice as superstitious. And thus, in virtue of our present constitution to be in force for ever, we revoke, annul, abrogate, and wish to be deprived of all force and all effect, all and each of those permission, and say and announce that they must be considered for ever to be annulled, null, invalid and without any force or power. Dom Columbia Elwes, O.S.B. - China and the cross, P. J.Kenedy & Sons, New York, p. 159. -Le 19/03/1715, il [Clement XI] publiait enfin une nouvelle bulle sur le même sujet. Celle-ci renforcait encore la première: 1- T'ienn Tchou est le seul mot chinois exprimant l'idée de "Dieu" Donc la tablette Tsing T'ienn [Kính Thiên] est interdite. 2- Les fêtes solennelles ou oblations solennelles offertes à chaque équinoxe sont de l'idolatrie. Défense de présider, de servir en ces occasions ou d'y assister. 3-Cérémonies, oblations, et formules de respect à l'égard des parents morts soit aux temples des ancêtres, soit à la maison ou sur les tombes, sont de l'idolâtrie et en conséquence, défendues. 4- Pour ceux qui sont des assIsatants à toutes ces cérémonies, une protestation publique ou secrète ne supprime pas le péché d'idolatrie, cependant la simple présence n'est pas interdite, quand il s'agit d'éviter un scandale et pourvu qu'il n'y ait pas approbation tacite ou expresse... 5- Pour les tablettes des morts, défense de garder celles ou les mots "siège ou trône de l'esprit ou de l'âme " sont inscrits. Seul le nom doit figurer. 6- Les missionnaires avant d'être institués, doivent s'engager par serments à observer fidèlement ces règles. Les Jésuites en Extrême-Orient, p. 177 [xuất xứ tài liệu này]
154- Vũ đình Trác - Giáo hội thích nghi văn hóa Việt Nam, Hiệp Nhất số 14, tháng 10/1995, tr. 63, P.O. Box 6521, Santa Ana CA 92706. 154b- Dom Columbia Elwes, O.S.B - China and the Cross, p. 167].
155- How it is, the Emperor asked, that the Pope has based his decision on the report of men who were ignorant of Chinese affairs and knew little of tha Chinese language? ...The legate replied that " The Pope had been assisted by the spirit of God, who does not allow Pope to make misatakes in matters which concern the faith of Christians"...The Emperor 111 said that he had compared the Chinese translation of the Bull Ex illa Die with the decree of Bishop Maigrot and found they were identical, so that "if the Pope had made hs decision by the inspiration of the Holy Spirit, then Maigrot was the Holy Spirit of the Christians". Malcolm Hay - Failure in the Far East, p. 147. [xuất xứ tài liệu này]
156- Hiệp Nhất các số 32, 33, 34, 35, bài Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange 20 năm qua của Đửc ông Nguyễn đức Tiến.
157- Mạnh tử - Ly lâu chương cú hạ.
158- Esse est Deus...l'être est Dieu...Dieu donc être, c'est la même chose. Il est le pur Un, sans adjonction, ne fut-ce qu'en pensée, de quelque pluralité, ou dIsatinction que ce soit. Dieu n'est ni ceci, ni cela, comme ces choses multiples : DIEU EST UN. R. Otto - Mystique d'Orient et mystique d'Occident, Payot Paris, 1951, pp. 22-24.
159- L'âme et Dieu, une unité - mieux qu'une ressemblance: l'identité... Eckhart lui aussi, parle ainsi: "Dieu est le même Un que je suis". Tat tvam Asi. II.[?] Buttner, Meister Eckhart, Schriften ung Predigten, uns dem Mittlehoch Deschen ubersetzt, 2 vol. ed. Jena, 1912, Tome II, p. 88. Oeuvres de Maitre Eckhart, Sermons, Traités. Traduction P. Petit, Paris Galimard, 1942, p. 233. R. Otto - Mystiques d'Orient et mystiques d'Occident, p. 114.
160- On 18/03/1838, there is an entry in the Emerson Journal: "I regret one thing omitted in my late course of lectures: that I did not state with distinctiveness and conspicuously the great error of modern society in respect to religion, and say, You can never come to any peace or power until you put your whole reliance in the moral constitution of man, and not at all in a historical Christianity. The belief in Christianity that now prevails is the Unbelief of men. They will have Christ for a Lord and not for a brother. Christ preaches the greatness of man, but we hear only the greatness of Christ." H.B. Van Wesep - Seven sages of American philosophy, Longmans, Green and Co, New York, London, Toronto, 1960, p. 82.
161- "As God Now is, Man May Become". "Though we do not remember it", explained Lee, "we existed as spirit before this life." According to this LDS [Latter-day Saints] belief of eternal progression, by strict obedience a man may become a God. "God himself was once as we are now, and is an exalted Man and sits enthroned in yonder heavens," stated Joseph Smith. "You have got to learn how to be Gods yourselves... the same as all Gods have done before you." Mormon prophet Lorenzo Snow said: "As man now is, God once was, as God now is, man may become." The Mormon Church, A restoration of all things? Awake, 08/11/1995, p. 21-22.
162- Lịch đại cao tăng cố sự. Trung Quốc Phật Học hội ấn hành, Bành sở Hành trước tác, quyển 7, tr. 5. 162b - Kinh Niết Bàn. Ib. tr. 31. 112 162c -Mạnh tử - Cáo tử chương cú thượng, 7.
163- Because only John writes so little about Christ's works and so much about his preachings, and contrariwise the other evangelists give us so many of Christ's works and so few of his words, for this reason John is the chiefest and the finest of the evangelists, and meet to be set far above and as the foremost of the others. Manfred Barthel - What the Bible really says, p. 348. 163b- Mạnh tử - Ly lâu chương cú hạ, 1.
===
| |||
|
|
|
No comments:
Post a Comment