KHỔNG TỬ LUẬN NGỮ
NGUYỄN THIÊN-THỤ
dịch
GIA HỘI
CANADA 2011
Lời nói đầu
Luận Ngữ là những lời thầy trò bàn luận, là quyển sách do học trò đời sau chép lại lời Khổng Tử giảng dạy và trả lời các thắc mắc của các đệ tử. Sách có hai quyển chia làm 20 thiên, cũng có nơi gọi là 20 chương. Mỗi thiên lấy hai chữ đầu mà đặt tên. Các câu, các lời tập hợp với nhau ngẫu nhiên, không có có liên lạc, hệ thống và trình tự gì cả. Sách dạy về đạo làm người quân tử, và đạo của bậc quân vương tu thân và cai trị nước. Những lời nói trong sách đã trở thành những câu cách ngôn làm khuôn vàng thước ngọc cho hậu thế. Sách cũng cho biết tư tưởng, tính tình, và phong cách của Khổng Tử.
Luận Ngữ ra đời lúc nào?
Theo các nhà nghiên cứu, thì Luận Ngữ được viết trong khoảng thời gian từ 30-50 năm sau khi Đức Khổng Tử mất (479 BC) . Bản văn Luận Ngữ đầu tiên phổ biến năm nào, hiện nay chưa tìm được. Bản xưa nhất được khai quật năm 1973 là một bản tre có niên đại 55 BC. Thời nhà Tây Hán, trong khoảng thời gian từ 51-07 BC, hai bản văn Luận Ngữ, một của nước Lỗ, một của nước Kỷ, một nước nhỏ thời nhà Chu, được hợp nhất lại, chương tiết thì theo của bản nước Lỗ, và là bản có hình thức gần như ngày nay. Nói tóm lại, Luận Ngữ được viết từ đời Tiền Hán tới đời Hậu Hán, và là một sách giáo khoa trong Tứ Thư, Ngũ Kinh để dùng giảng dạy trong nhà trường và khoa cử.
Ai soạn sách Luận Ngữ?
Theo học giả D.C Lau, người Hồng Kông, sanh năm 1921, thì 11 chương đầu được viết ngay sau khi Đức Khổng Tử mất, những chương còn lại, do các đệ tử thế hệ thứ hai ghi chép.
Còn Jonh Makeham, một giáo sư Đại Học Úc cho rằng : hình thức Luận Ngữ sắp xếp theo hình thức hiện tại ít nhất cũng phải sau năm 150 BC.
Còn hai học giả E.Bruce và Taeko cho rằng chương 4 đến chương 11 là được ghi trước tiên, trong đó chương 9 đến chương 11 do thế hệ đệ tử thứ hai ghi, còn các chương khác được ghi chép trong các thời điểm khác nhau.
Còn theo học trò của Tăng Tử thì tin rằng người có công nhiều nhất trong việc kết tập lời dạy của Đức Khổng Tử, là Tăng Tử. (505-436BC).
Luận Ngữ ra đời lúc nào?
Theo các nhà nghiên cứu, thì Luận Ngữ được viết trong khoảng thời gian từ 30-50 năm sau khi Đức Khổng Tử mất (479 BC) . Bản văn Luận Ngữ đầu tiên phổ biến năm nào, hiện nay chưa tìm được. Bản xưa nhất được khai quật năm 1973 là một bản tre có niên đại 55 BC. Thời nhà Tây Hán, trong khoảng thời gian từ 51-07 BC, hai bản văn Luận Ngữ, một của nước Lỗ, một của nước Kỷ, một nước nhỏ thời nhà Chu, được hợp nhất lại, chương tiết thì theo của bản nước Lỗ, và là bản có hình thức gần như ngày nay. Nói tóm lại, Luận Ngữ được viết từ đời Tiền Hán tới đời Hậu Hán, và là một sách giáo khoa trong Tứ Thư, Ngũ Kinh để dùng giảng dạy trong nhà trường và khoa cử.
Ai soạn sách Luận Ngữ?
Theo học giả D.C Lau, người Hồng Kông, sanh năm 1921, thì 11 chương đầu được viết ngay sau khi Đức Khổng Tử mất, những chương còn lại, do các đệ tử thế hệ thứ hai ghi chép.
Còn Jonh Makeham, một giáo sư Đại Học Úc cho rằng : hình thức Luận Ngữ sắp xếp theo hình thức hiện tại ít nhất cũng phải sau năm 150 BC.
Còn hai học giả E.Bruce và Taeko cho rằng chương 4 đến chương 11 là được ghi trước tiên, trong đó chương 9 đến chương 11 do thế hệ đệ tử thứ hai ghi, còn các chương khác được ghi chép trong các thời điểm khác nhau.
Còn theo học trò của Tăng Tử thì tin rằng người có công nhiều nhất trong việc kết tập lời dạy của Đức Khổng Tử, là Tăng Tử. (505-436BC).
Một số cổ thư Trung Quốc như Tứ Thư, Ngũ Kinh, và Đạo Đức Kinh, đã được đưa lên Thư viện điện tử, song toàn bản Việt ngữ Luận Ngữ thì chưa thấy . Để nghiên cứu và cống hiến độc giả, tôi xin dịch Luận Ngữ và đưa vào Sơn Trung Thư Trang. Sách lấy tên là "Khổng Tử Luận Ngữ" nghĩa là những lời bàn luận của Khổng Tử. Sách có hai phần:
-Luận Ngữ Chú Dịch
-Luận Ngữ Tân Bản.
Luận Ngữ chú dịch là phần dịch ra Việt ngữ và chú thích, phần Luận Ngữ Tân Bản là sắp xếp bản cũ thành chương mục hợp lý để tiện tra cứu.
Tôi nghĩ rằng phiên âm dịch và chú thích từng đoạn thì tiện đọc và tiện theo dõi. Còn các nhân danh và địa danh sẽ để vào tập VII. Nếu có sai lầm, xin quý vị thứ lỗi.
-Luận Ngữ Chú Dịch
-Luận Ngữ Tân Bản.
Luận Ngữ chú dịch là phần dịch ra Việt ngữ và chú thích, phần Luận Ngữ Tân Bản là sắp xếp bản cũ thành chương mục hợp lý để tiện tra cứu.
Tôi nghĩ rằng phiên âm dịch và chú thích từng đoạn thì tiện đọc và tiện theo dõi. Còn các nhân danh và địa danh sẽ để vào tập VII. Nếu có sai lầm, xin quý vị thứ lỗi.
MỤC LỤC
Tập I.
Chương 1. Học Nhi Thiên
Chương 2. Vi Chính Thiên
Chương 3. Bát Dật Thiên
Tập II.
Chương 4. Lý Nhân Thiên
Chương 5. Công Dã Tràng Thiên
Chương 6. Ung Dã Thiên
Tập III.
Chương 7. Thuật Nhi Thiên
Chương 8. Thái Bá Thiên
Chương 9. Tử Hãn Thiên
Tập IV.
Chương 10. Hương Đảng
Chương 11. Tiên Tiến
Chương 12. Nhan Uyên
Tập V.
Chương 13. Tử Lộ
Chương 14. Hiến Vấn
Chương 15. Vệ Linh Công
Tập VI.
Chương 16. Quý Thị
Chương 17. Dương Hóa
Chương 18. Vi Tử
Tập VII.
Chương 19. Tử Trương
Chương 20. Nghiêu Viết
Tập VIII.
Luận Ngữ Nhân Địa Danh
No comments:
Post a Comment