Stéphane Courtois et al.
Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản
Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn
Phần 1. Chương 8
NẠN ĐÓI
Một trong những vết đen trong lịch sử của Xô-Viết mà ai cũng biết đến đó là nạn đói lớn trong những năm 1932-1933. Ngày hôm nay với các văn khố vừa được cho dân chúng tham khảo, cho người ta biết có đến 6 triệu người chết vì đói trong hai năm đó. Đây là con số không có ai có thể chối cãi được.
Thảm cảnh của nạn đói này không giống như những năm đói đã xảy ra trước đây theo chu kỳ của nền nông nghiệp dưới thời Nga Hòang.
Nạn đói lớn của năm 1932-1933 là hậu quả trực tiếp của phương pháp khai thác nông dân theo kiểu phong kiến quân sự , sáng kiến của một lãnh tụ Bôn-sơ-vích chống Stalin, tên la Nikolai Boukharine. Phương pháp khai thác này được áp dụng khi thi hành chính sách cưỡng bách tập thể hóa. Kết quả của chính sách đã dẫn đến sự suy thóai trầm trọng đời sống xã hội.
Điểm khác biệt với các nạn đói xảy ra vào những năm 1921-1922 là vào những năm đói này nhà nước Xô-Viết kêu gọi quốc tế trợ gíup. Nhưng nạn đói của những năm 1932-1933, Liên Xô muốn che dấu sự thất bại của mình, không cho thế giới bên ngòai biết chỉ vì nhu cầu tuyên truyền cái tốt của chủ nghĩa cộng sản.
Nhiều quan sát viên ngọai quốc đã bị lường gạt khi họ đến thăm Liên Bang Xô Viết. Vào mùa hè năm 1933, Thượng nghị sĩ kiêm chủ tịch đảng cấp tiếng Pháp ông Edouard Herriot được mời đến viếng vùng Ukraine , đã tuyên bố : Tôi thấy các vườn rau của các hợp tác xã nông nghiệp được chăm sóc và hệ thống tưới nước rất đáng khen. Các vụ mùa thu họach rất khả quan . Ông kết thúc chuyến tham quan bằng câu nói quyết định : Tôi đã đi khắp suốt vùng Ukraine. Điều mà tôi thấy là cả vùng này đang ở trong thời kỳ sản xuất..
Cái nhìn mù quáng này là kết quả của một vụ dàn cảnh dưới tài đạo diễn của công an. Cơ quan này mời các quan sát viên ngoại quốc đến và hướng dẫn họ đi thăm các hợp tác xã nông nghiệp đã được chuẩn bị trước. Công an cũng dẫn các nhà quan sát quốc tế đến các vườn trẻ kiểu mẫu.
Vì nhu cầu chính trị của đảng mình và nhất là vì muốn thỏa hiệp với Liên Xô để quân bình hóa lực lượng quân sự ở Âu Châu trước mối đe dọa của Đức Quốc Xã, nên các nghị sĩ Pháp mới thóat ra những nhận định mù quáng trên.
Nhưng cũng có một số chính khách khác biết rõ những gì đã xảy ra ở Liên Xô vào những năm 1932-1933. Đó là những chính khách cao cấp của Đức và Ý. Các bản phúc trình của các tòa sứ quán Ý tại các vùng Karkhov, Odessa và Novorosski mà sử gia người Ý, ông Andrea Graziosi gần đây đã cho đăng tãi trên một tờ nguyệt san cho biết Thủ Tướng Mussolini đã đọc và biết rất rõ tình hình của nạn đói ở Liên Xô. Nhưng Mussolini không bao giờ dùng các sự kiện này để chống lại cộng sản.
Trái lai, vào mùa hè năm 1933 hai nước Ý và LiênXô đã ký hiệp ước thương mai và hiệp ước bất tương xâm. Vì quyền lợi của Ý, các nhà lãnh tụ nước này đã làm lơ trước nạn đói của Xô Viết.
Năm 1949 Kravchenko viết một quyển sách với tựa đề Tôi chọn tự do , trong đó ông mô tả nạn đói năm 19232-1933 đã làm hoang mang dư luận thế giới. Ông bị coi như là phần tử xuyên tạc chế độ cộng sản. Nhưng từ năm 1985 các công trình nghiên cưú của các sử gia Tây phương cũng như của Xô Viết cho thấy những gì trong quyền sách Tôi chọn tự do là sự thật. Cũng đã có một số tài liệu do các người Ukraine tị nạn cung cấp nhưng vẫn còn rất ít, và rất ít người biết đến.
Nguyên nhân của nạn đói này là do mối tương quan mới giữa nhà nước Xô Viết và cộng đồng khối nông dân sản xuất, phát xuất từ chính sách cưỡng bách tập thể diễn ra ở nông thôn.
Tại các vùng này, sự tập thể hóa đã hình thành và các hợp tác xã nông nghiệp giữ một vai trò quyết định. Hợp tác xã phải cung cấp một số lượng nông sản nhất định và thường xuyên cho nhà nước. Vào những ngày mùa Thu khi vụ mùa gặt hái bắt đầu, hợp tác xã mở chiến dịch thu mua cưỡng bách. Đó là những thời điểm đấu sức giữa chính quyền và tập thể nông dân sản xuất. Những người nông dân muốn giữ phần nông phẩm của họ để họ có thể sống qua mùa đông, chờ vụ mùa năm tới. Đối với nhà nước, việc thu mua nông sản quyết định sự sống còn của chế độ. Ở những vùng càng phì nhiêu, càng bị thu mua gắt gao bây nhiêu.
Vào năm 1930 chính quyền Xô Viết ấn định thu mua 30% tổng số thu hoạch vùng Ukraine ; 38% ở các vùng phì nhiêu Kouban và vùng bắc Caucase; 33% tại các vùng Kazakhstan.
Qua năm 1931, các vụ mùa thu hoạch ít hơn nhưng nhà nước Xô Viết gia tăng số lượng thu mua. Tại Ukraine từ 30% tăng lên 41,5%. Vùng Bắc Caucase và Kouban từ 38% tăng lên 47%. Vùng Kazakhstan từ 33% tăng lên 39,5%. Vì số lượng nông phẩm bị tịch thu quá nhiều nên đã gây ảnh hưởng đến chu trình canh tác tại các vùng này.
Với kế hoạch trưng thu cưỡng bách này, nông dân chỉ có quyền bán ra thị trường từ 15% đến 20% sản phẩm. Họ chỉ để lại từ 12% đến 15% làm hạt giống cho vụ mùa năm sau. Họ phải trích ra 25% đến 30% để nuôi gia súc. Số còn lại họ mới được làm thưc phẩm riêng để sinh sống chờ vụ mùa năm tới. Về phía nông dân phải tìm cách cất giữ các sản phẩm nông nghiệp cho các nhu cầu thiết yếu của họ. Mặt khác, chính quyền tìm cách trưng thu càng nhiều càng tốt để cung cấp cho các chương trình được coi là chẳng thực tế tí nào.
Qua năm 1932, thuế đóng góp nông phẩm lại gia tăng hơm 32% kế họach thu mua cưỡng bách của năm 1931. Vì vậy các cuộc đụng độ giữa nông dân và nhân viên thu mua của nhà nước càng trở nên ác liệt.
Ban đầu việc thu mua diễn ra chậm chạp. Khi đến vụ mùa, các nhân viên trong hợp tác xã nông nghiệp, là những nông dân gia nhập vào hợp tác xã, tìm cách đem các nông phẩm đi dấu. Hoặc ban đêm họ đi ăn cắp các phần vừa mới thu hoạch. Họ thông đồng với các thành viên khác trong hợp tác xã, thông đồng với đội trưởng, với kế tóan viên, với bí thư địa phương. Để chống lại sự thất thóat này, Trung Ương đã phải cừ các tóan xung phong xuống tận địa phương, tận các hợp tác xã. Tóan xung phong gồm những đảng viên trung kiên của đảng cộng sản ở các thành phố.
Tình trạng căng thẳng ở những vùng nông thôn lúc bấy giờ đã được một ủy viên chính trị đi công tác huấn luyện chính trị cho các Ủy Ban Hành Chành địa phương ở vùng hạ lưu sông Volga, một vùng sản xuất nông phẩm, gởi về trung ương với chi tiết như sau :
Nhiều thành phần khác nhau đã thi hành các vụ bắt giam và lục sóat . Như các thành viên của uỷ ban hành chánh xã, thành viên của đội xung phong, và các thành phần đặc phái khác. Năm nay đã có 12% nông dân bị đưa ra tòa án nhân dân, không kể những nhân viên trong hợp tác xã đã bị đưa đi lưu đày và một số nông dân bị phạt tiền. Theo ước tính của chủ tịch tòa án nhân dân vùng này có chừng 15% là nạn nhân của các vụ truy lùng này. Nếu tính chung con số 800 người tham gia hay nhân viên sản xuất bị khai trừ ra khỏi hợp tác xã thì chúng ta có thể ước lượng được hậu quả của các cuộc đàn áp. Nếu chúng ta không lưu tâm đến sự cần thiết của các cuộc đàn áp vì tình hình, chúng ta phải nhận ra rằng các cuộc đàn áp đã không giảm bớt đi . Khi đến một mức nào đó, chúng ta khó mà chận đứng lại được. Các trại tù không còn chổ để giam người nữa. Số tù nhân của nhà tù Balachevo đã gia tăng gấp 5 trên con số dự định. Tại vùng Elan, mộ nhà tù thật nhỏ đã phải chứa 610 người. Trong tháng qua, nhà tù Balachevo đã chuyển qua Elan 78 tù nhân đã bị kết án.Trong số này có 48 tù nhân dưới 10 tuổi. 21 tù nhân được phóng thích tại chỗ. Với tình trạng quá đông tù nhân này, cai tù chỉ có thề dùng vỏ lực để quãn lý. Hai mệnh lệnh được thi hành ở đây là : Gieo hạt và sản xuất. Cho đến ngày nay công việc của chúng ta làm là chuyển hướng họ để thi hành hai hai mệnh lệnh trên. Thí dụ điển hình sau đây cho thấy mức độ khủng bố đối với nông dân. Tại Morsy, mỗi nông dân phải đóng 100% số nông sản. Một nông dân đã đến gặp đồng chí Formitchev bí thư xã, xin tình nguyện đi lưu đày chớ không thể nào sống được trong tình trạng thuế má như vậy. Một bằng cớ khác là một thỉnh nguyện thư của 16 người của hợp tác xã Alexandrov cũng tình nguyện xin đi lưu đày. Nói tóm lại, chính sách lao động tập thể đã trở thành chiến dịch đột kích ăn cắp hạt giống, gia súc, dụng cụ sản xuất. Người ta đột kích lao động. Không có việc gì mà người ta không đột kích. Họ bao vây từ 9 hoặc 10 gìơ tối cho đến khi rạng đông. Các cuộc đột kích đã diễn ra như sau: Các đội phục kích đóng quân tại một căn nhà gỗ dùng làm phòng làm việc. Họ cho người đi đến các nhà nông dân và ra lệnh từng người đến văn phòng chấp vấn. Họ thuyết phục và ra lệnh nông dân phải thi hành chỉ thị nộp nông phẩm. Họ chấp vấn liên tục, lập đi lập lại suốt đêm .
Vào thời điểm căng thẳng nhất của cuộc xung đột giữa nhà nước và nông dân, một đạo luật kỳ lạ đã được nhà nước cho ban hành vào ngày 7 tháng 8 năm 1932. Đạo luật này đóng vai trò quyết định. Theo đạo luật này, bất kỳ người nào ăn cắp hay biển thủ tài sản của Xã hội chủ nghĩa đều bị xử án 10 năm tu hay bị hành quyết. Dân chúng gọi đạo luật này là đạo luật hột lúa . Bởi vì những người bị kết án là những người nông dân đang làm việc trên cánh đồng, ăn cắp vài hột lúa mì của hợp tác xã.
Với đạo luật tàn ác này, chính quyền đã kết án 125000 người bị xử án 10 năm và kết án tử hình 5400 người trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1932 đến tháng chạp năm 1933.
Mặc dù cho thi hành các biện pháp gắt gao nhưng số lúa thu họach hay bị cưỡng bách thu mua chẳng đạt được bao nhiêu. Đến tháng 10 năm 1932 kế hoạch thu mua tại các vùng sản xuất nông phẩm chính cũng chỉ được từ 15% đến 20%. Vì số lượng thu mua quá ít, Bộ chính trị đảng cộng sản Nga quyết định gởi hai phái đòan đặc biệt về hai vùng Ukraine và Caucase để đẫy mạnh công tác thu mua nông phẩm. Hai phái đoàn này do hai đảng viên cộng sản trung thành Viacheslav Molotov và Lazare Kaganovitch lãnh đạo.
Ngày 2 tháng 11 năm 1932 phái đòan Kazanovitch cùng với phụ tá Genrik Iagoda đến tỉnh Rostov trên sông Don. Bí thư đảng của các vùng thuộc Bắc Caucase đều có mặt trong phiên họp và cùng biểu quyết : Vì lý do thất bại trong chiến dịch thu mua lương phẩm , nay bắt buộc các cơ sở đảng địa phương phải bẽ gãy các âm mưu phá hoại do các phần tử phản cách mạng trong các hợp tác xã, những đảng viên có tinh thần chống đối chủ trương, các tổ trưởng của các hợp tác xã đã tham gia vào các hoạt động phá hoại.
Một số biện pháp sẽ được đem ra thi hành ,như : thâu hồi tất cả sản phẩm, nông sản hiện tại tồn kho; Các dịch vụ mua bán phải thanh toán ngay các tiền nợ; Phải đóng các thuế đặc biệt; Bắt giam tất cả những người lạ mặt, những người phản cách mạng, những kẻ phá hoại; Áp dụng thủ tục khẩn cấp dưới quyền giám sát của các toán xung kích. Nếu bị truy tố vì tội phá hoại thì tập thể dân chúng trong vùng sẽ bị đưa đi lưu đày.
Tháng 11 năm 1932 là tháng đầu tiên áp dụng biện pháp chống phá hoại. 5000 đảng viên ở các vùng nông thôn bi truy tố trước toà án nhân dân về tội đã dễ dãi đối với các phần tử phá hoại ở nông thôn, lơ là trong công tác thu mua. Tại vùng Bắc Caucase , vùng sản xuất nhiều nông phẩm mang tính chiến lược, đã có 15000 nhân công của các hợp tác xã nông nghiệp bị bắt giam. Qua đến tháng chạp , chiến dịch đưa đi lưu đày lan tràn khắp nơi. Khởi đầu dân của vùng Cosaque. Hồi năm 1920 dân của vùng này cũng đã bị đàn áp nặng nề. Rồi đến những công nhân của các hợp tác xã. Chiến dịch mà họ gọi là đi khẫn hoang ở các vùng kinh tế mới đã lưu đày không biết bao nhiêu người gìa, trẻ, trai, gái,.. Trong năm 1932 đã có 71236 người bi bắt đi. Đến năm 1933 con số này lên đến 268091.
Ở vùng Ukraine , phái đoàn do Molotov cầm đầu cũng đã thi hành các biện pháp tương tự. Molotov cho ghi vào sổ đen tên các vùng không thu mua đúng chỉ tiêu. Ông ra lịnh thanh trừng và sa thải ra khỏi các đảng viên cộng sản không tích cực trong công tác thu mua. Bắt giam tất cả công nhân hợp tác xã kể cả các chủ tịch nếu có báo cáo đã làm giảm thiểu số lượng thực phẩm thu mua. Chẳng bao lâu, biện pháp này cũng được đem ra áp dụng trên khắp khu vực nông thôn sản xuất.
Với biện pháp này, nhà nước có thể thắng được toàn khối nông dân sản xuất hay không ?
Trong bản phúc trình của viên lãnh sự Ý ở tỉnh Novorossijk đã ghi rất rõ là không. Mặc dù lực lượng của chính quyền rất hùng hậu nhưng không đàn áp được ý chí chống lại của tập thể nông dân.Nông dân chia ra thành các toán nhỏ chống lại lực lượng của nhà nước. Dần dần lực lượng Xô Viết kiệt sức. Họ phải rãi quân khắp nơi. Nơi này có cánh đồng lúa chưa chín. Nơi khác có vài tạ lúa cất giấu và được phát giác; chổ kia có chiếc máy cày không được sử dụng; Một máy cày khác bị phá hư và một chiếc thì chạy rong chơi chớ không phải đang làm công tác,...Rồi họ nhận ra một kho nông phẩm bị đánh cắp. Sổ sách của các hợp tác xã không ghi đúng số lượng cũng như không ghi đúng ngày tháng; có nơi ghi giả mạo. Giám đốc các hợp tác xã hoặc vì sợ hoặc vì bất cẩn, đã báo cáo không đúng sự thật trong các bản phúc trình.
Chỉ còn có một cách duy nhất để thắng kẻ thù là tạo ra nạn đói. Hay nói đúng hơn là kế hoạch tuyệt lương .
Trong các bản phúc trình gởi về Mạc Tư Khoa vào mùa hè năm 1932 đã tiên liệu là nạn đói sẽ có thể xảy ra vào mùa đông 1932-1933. Tháng 8 năm 1932 Molotov báo cáo về MạcTư Khoa triển vọng chết đói có thể diễn ra ở các vùng vốn sản xuất nông phẩm nhiều nhất. Nhưng đồng thời ông cũng đã hứa là sẽ tìm đủ mọi cách để đạt cho kỳ được mục tiêu của kế họach thu mua.
Cũng vào thời tháng 8, ông Issaev, chủ tịch ủy ban nhân dân vùng Kazakhstan bí mật báo cáo lên Staline về mức độ của cuộc khủng hỏang thực phẩm này. Vùng Kazakhstan đã hòan tất chương trình định cư tập thể. Chương trình này đã làm xáo trộn đời sống của các nhóm dân du mục. Ngay cả hai nhân vật thân tín nhất của Staline là ông Stalinas Kossiloz, đệ nhất bí thư đảng cộng sản Ukraine và ông Mikhail, đệ nhất bí thư đảng cộng sản Dniepropetrovk cũng phải viết thư riêng cho Staline và Molotov xin giảm bớt chỉ tiêu quá cao của kế hoạch thu mua. Hai ông viết: Để cho tương lai công tác sản xuất nông phẩm đạt được chỉ tiêu, đáp ứng được nhu cầu của nhà nước Vô sản, chúng ta phải thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của các nông dân làm việc trong các hợp tác xã. Nếu không, chúng ta sẽ không còn đủ hạt giống để bảo đảm sản xuất trong vụ mùa tới.
Molotov ,trong bức thư trả lời đã nói rằng các bí thư đã không nhận định đúng tình hình, sai với tinh thần Bôn-sơ-vích. Ông nói : Là những người Bônsêvích, chúng ta phải đặt nhu cầu của nhà nước vào ưu tiên một. Các nhu cầu này sẽ được đảng xác định bằng những quyết định của Đảng, và sẽ không được giảm một chút nào cả chớ đừng nói đến ưu tiên thứ hai.
Vài ngày sau, Trung Ương Đảng gởi văn thư xuống các cơ sở Đảng địa phương yêu cầu các cơ sở phải ra lịnh cho các hợp tác xã nào chưa cung cấp đủ chỉ tiêu nông phẩm đã được ấn định, phải xuất tòan bộ nông phẩm dự trử dùng làm hạt giống cho vụ mùa năm sau, đem nộp cho các toán thu mua. Vì bị cưỡng bách kể cả dùng vũ lực tra tấn cho nên nông dân cuối cùng cũng phải đen giao luôn các hạt giống cho nhà nước. Kết quả là mặc dù những nông dân đang sống trên các vùng đất phì nhiêu, màu mỡ nhưng họ cũng đành chịu chết đói vì không có cách gì kiếm ra thực phẩm để sống qua ngày.
Nếu họ muốn sống thì chỉ còn có cách là phải đổ xô về thành phố. Nhưng nhà nước cộng sản đã chận đứng làn sóng người trở về thành phố này bằng một đạo luật ban hành ngày 27 tháng 12 năm 1932. Theo tinh thần của đaọ luật này, chính quyền thiết lập việc kiểm tra dân số cư ngụ trong thành phố. Nhà nước cấp thẻ thông hành nội bộ. Như vậy những người từ vùng kinh tế mới trở về sẽ không có giấy thông hành nội bộ và họ sẽ bị bắt, bị tống về trở lại vùng chết đói, nơi mà họ đã bỏ ra đi.
Trước tình trạng làn sóng trở về thành vì sự sống còn, ngày 22 tháng giêng năm 1933, Bộ chính trị trung ương đã cho ban hành một nghị quyết ác ôn , dẫn đến nạn chết đói cuả hằng triệu nông dân trong những ngày sắp tới. Chiếu theo nghị quyết do Staline và Molotov ký tên, họ ra lệnh cho các cơ sở đảng và công an địa phương bằng đủ mọi cách chận đứng những ngưới nông dân trở về thành phố. Nhất là nông dân của các vùng Ukraine và vùng Bắc Caucase. Nghị quyết nêu rõ : Nhà nước có đủ bằng cớ cho thấy các người trở về theo kế hoạch của các phần tử chống phá chính quyền , những người chống phá cách mạng, của những điệp viên hoạt động cho Ba Lan nhầm tuyên truyền phá hoại các hợp tác xã nói riêng, và nhà nước Xô Viết nói chung . Các toán công an địa phương thiết lập các nút chận tại các nơi đang xảy ra nạn đói, tại các nhà ga xe lửa, nhầm ngăn chận làn sóng người trở về thành phố.
Đầu tháng 3 năm 1933, một toán công an báo cáo tình hình chính trị về Trung Ương. Bản báo cáo cho biết trong vòng một tháng họ đã ngăn chận được 219460 .Trong số này họ đã trả lại 186588 người trở về lại nơi cư ngụ. Số người khác bị bắt giam và đưa ra tòa án. Bản báo cáo không nói thêm chi tiết về những người bị trả trở lại. Nhưng viên lãnh sự Ý thuộc vùng Kharkov, một vùng đã xảy ra nạn đói trầm trọng, báo cáo về chính phủ Ý những nhận xét như sau :
Từ một tuần lễ nay người ta tổ chức một cơ sở để đón nhận trẻ em mồ côi. Bởi vì cha mẹ của các em này đã kéo nhau trở về thành phố để kiếm cách sinh nhai, nhưng bị bắt buộc phải trở lại vùng chết đói. Họ bỏ con em ở lại với ước nguyện sẽ có người ra tay giúp đở. Còn họ , họ trở về chịu chết trong những làng quê hẻo lánh.
Từ một tuần lễ nay nhà nước huy động những người gác cỗng, các lao công của các công thự, cho mặc các chiếc áo choàng trắng đi truy lùng các trẻ em đem về nhốt tại các đồn công an khu vực. Nửa đêm, họ dùng xe nhà binh chở ra nhà ga Servodonetz. Tại đây cũng đã có một số người lớn còn sót lại trong thành phố và bị lùng bắt. Chuyên viên y tế sẽ khảm nghiệm sức khoẻ để phân loại. Người nào không phù thủng, có nghĩa là còn khoẻ sẽ được đưa về các gian nhà gỗ vùng Holadanaia Gora hay đưa về các gian trại sống chung với 8000 người khác đang nằm hấp hối trên đống rơm.
Số người khác, bịnh hoạn, sẽ được xe lửa chở đến các vùng cách thành phố chừng 50 hoặc 60 km. Họ bị đuổi xuống dọc đường rồi bị lùa vào các làng hẻo lánh. Họ bị bỏ rơi ở đó, chờ chết, không ai hay biết gì đến họ cả.
Và cũng tại những nơi được chỉ định, người ta cho đào những lỗ bên đường. Nhân viên trên xe lửa quăng các thây người chết xuống các lỗ đã đào sẳn này.
Con số người chết đói đạt đến điểm cao nhất của nó vào mua xuân năm 1933. Cùng với nạn đói, các bịnh truyền nhiễm cũng bắt đầu lan tràn. Có những thị trấn trước kia với dân số vaì chục ngàn người, ngày nay sau nạn đói chỉ còn sống sót lại vài ngàn . Tình trạng ăn thịt người đã xảy ra ở một vài nơi. Trong các bản báo cáo của các cơ quan an ninh địa phương cũng như của các văn phòng sứ quán Ý:
Mỗi đêm người ta đi nhặt dọc theo đường phố khoảng 250 thây người chết vì bịnh dịch. Các thây chết này bị mất lá gang. Dường như lá gang bị móc ra qua một lỗ nhỏ ở trên bụng. Sau cùng cơ quan công an được tin cho biết có một số người móc lấy lá gang rồi trộn vào thịt để làm nhưn bánh bao, đem ra chợ bán.
Tháng 4 năm 1933, nhân chuyến viếng thăm vùng Kouban, nhà văn Mikhail Cholokhov viết hai lá thư gởi cho Staline. Trong thư ông viết từng chi tiết về những biện pháp tra tấn của công an đối với nông dân để buộc các nông dân này phải đem nộp nông phẩm dự trữ trong hợp tác xã của họ. Chính vì thế mà phải lâm vào tình trạng chết đói. Ông đề nghi với Staline để cho ông gởi một số lượng lương thực để cứu những người nông dân này.
Staline từ chối và nói thẳng rằng những người nông dân này bị trừng phạt vì phạm vào cái tội đình công và phá hoại. Họ đã mở trận chiến tiêu hao chống lại nhà nước cộng sản. Cũng vào năm 1933 này, trong lúc nạn thiếu lương thực đã giết hàng triệu người, thì nhà nước Xô Viết cho xuất cảng ra ngoại quốc 1800000 tấn lúa mì để thu ngoại tệ cho công cuộc kỹ nghệ hoá.
Các cuộc kiểm tra dân số của các phân khoa dân số học vào những năm 1937 và 1939 được giữ bí mật cho đến ngày hôm nay, giúp chúng ta biết thêm chi tiết về nạn đói năm 1933 .
Theo các cơ quan thống kê này, nạn đói đã xảy ra tại các vùng đất đen Ukraine, vùng đất phù sa ven sông Don, vùng Kouban , vùng Bắc Caucase và một phần lớn vùng Kazakhtan. Đã có khoảng 40 triệu người là nạn nhân của nạn đói tại các vùng này. Con số thiệt hại lớn nhất là các vùng ở chung quanh thành phố Kharkov. Số người chết từ tháng giêng đến tháng sáu tăng lên gấp mười so với mức độ chết trung bình. Trong tháng 6 năm 1933 con số người chết đói lên đến 100.000 người so với 9.000 người của tháng 6 năm trước. Đó là chưa kể đến con số người chết không khai báo.
Ở nông thôn con số người chết cao hơn ở thành phố. Trong một năm, thành phố Kharkov mất 120.000 người; thành phố Krasnodar mất 40.000 người và thành phố Stavropol giảm 20.000 người.
Ngoài con số người chết tại các vùng xảy ra nạn đói, con số người chết ở các nơi thiếu ăn cũng không ít. Vùng nông nghiệp phụ cận thủ đô Mạc Tư Khoa số người chết gia tăng 50% trong vòng từ tháng giêng đến tháng 6 năm 1933. Cũng trong khoảng thời gian nửa năm này con số người chết đói của thành phố Ivanovo gia tăng 35%.
Trên toàn nước Nga , có trên 6 triệu người chết đói trong năm 1933 cao hơn các năm trước. Chỉ riêng vùng Ukraine con số ngừơi chết đã lên đến 4 triệu. Vùng Kazakhtan chết 1 triệu , phần lớn là dân du mục. Vùng Bắc Caucase 1 triệu.
Trong bức thư gởi cho Staline vào ngày 4 tháng 3 năm 1933, nhà văn Mikhail Cholokhov, tác giả của tác phẩm Dòng sông Don êm đềm viết :
Thưa Đồng chí Staline,
Việc phân phối thực phẩm không đạt đúng theo như kế hoạch đã chỉ định tại các khu vực Vechenski cũng như tại các vùng Bắc Caucase không phải vì lý do có sự phá hoại cuả các nhân viêng trong hợp tác xã mà chính là vì không biết cách quản trị của các cơ quan địa phương.
Để đạt chỉ tiêu trong công tác thu mua nông phẩm, ủy ban địa phương của đảng cộng sản đã giao tòan quyền quyết định cho đồng chí Ovtchinnikov. Ông ta đưa ra các biện pháp sau đây:
Tịch thu tất cả nông sản, kể cả số lượng dự trữ của các hợp tác xã dùng làm hạt giống cho năm sau.
Nhân viên hợp tác xã phải đến từng gia đình thu mua một số lượng nông phẩm sao cho đủ chỉ tiêu để giao cho nhà nước.
Thi hành các biện pháp trên sẽ đạt được gì ?
Ngay từ đầu chiến dịch thu mua, nông dân đã tìm cách đem giấu cất số lương thực phẩm riêng tư của họ. Số thu được rất khiêm nhường : 593 tấn lúa mì. Trong số lúa mì này có một phần đã cất giấu từ năm 1918. Xin kể ra đây một số thủ đoạn thua mua.
Thủ đoạn sức chịu lạnh . Họ bắt nông dân trong các hợp tác xã cỡi bỏ quần áo, đứng khỏa thân trong các nhà kho lớn giữa cái lạnh của mùa đông.
Thủ đoạn sức chịu nóng . Họ thấm dầu lửa vào chân hay vào chiếc váy của phụ nữ rồi châm lửa. Khi lửa bốc cháy, họ cho cháy một chốc rồi dẹp tắt. Cứ như thế họ lập đi lập lại.
Tại Napolovski, ủy ban địa phương bắt nông dân ôm lấy các ống khói của các lò sưởi đang đun nóng. Sau đó họ đem giam, khỏa thân trong các nhà kho lạnh buốt.
Tại Lebiajenski, người ta bắt nông dân đứng xếp hàng như chờ hành quyết.
Tôi có thể kể ra không biết bao nhiêu trường hợp khác đã xảy ra nhiều nơi. Đó không phải là những hành động lạm quyền. Nó là những phương pháp thông thường của các toán công an áp dụng để thu mua nông phẩm của nông dân.
Nếu đồng chí Staline nhận thấy rằng bức thư này đáng đựơc Bộ chính trị lưu tâm, xin hãy biệt phái ngay một cán bộ cộng sản chơn chính về địa phương để điều tra. Cán bộ này phải có đủ can đảm lột mặt nạ các nhân viên địa phương. Vì chính những nhân viên này đã phá hoại chương trình xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp. Đồng chí là nguồn hy vọng lớn nhất của chúng tôi.
Ký tên : Mikhail Cholokhov của đồng chí.
[ Tài liệu của Phủ chủ tịch số 45/1/827/7-22].
Ngày 6 tháng 5 năm 1933 Staline viết thư phúc đáp nhà văn Mikhail Cholokhov.
Đồng chí Choloklov thân,
Tôi đã nhận được hai bức thư của đồng chí. Đề nghị xin gíup đở của đồng chí đã được thực hiện. Tôi đã phái đồng chí Chkiziatov đi về các địa phương để giải quyết các vấn đề cuả đồng chí nêu ra. Xin đồng chí hãy tiếp tay Chkiziatov. Nhưng thưa đồng chí Cholokhov, không phải đó là những điểm mà tôi muốn nói. Thực ra thư của đồng chí viết tôi cho rằng không khách quan. Về vấn đề này tôi muốn nói thêm vài lời với đồng chí.
Tôi cám ơn đồng chí đã viết thơ cho tôi. Bức thơ đã vạch ra một cơn bịnh nhỏ trong guồng máy của chúng ta. Vì muốn thực hiện tốt các chỉ thị, tức là giải giới kẻ thù cuả chúng ta , đã có một số cán bộ đảng va chạm đến những người bạn của chúng ta. Nhiều khi họ lám quá trớn. Nói thẳng ra là quá hung bạo. Nhưng với sự quan tâm của tôi, tôi không thể nói là tôi hoàn toàn đồng ý với đồng chí về mọi khía cạnh của vấn đề. Đồng chí đã nhìn cái dạng của vấn đề mà thôi. Nhưng tôi phải nhìn nhận là cái nhìn của đồng chí khá sắc bén. Nhưng đó chỉ là cái dạng bên ngoài của sự việc. Với cái nhìn chính trị, bức thư của đồng chí không phải là loại thư văn chương tả cảnh mà là một nhận xét chính tri. Nhưng chúng ta phải nhìn ở khía cạnh thực tế của vấn đề. Đó là những nông dân đáng kính của chúng ta ở các vùng mà đồng chí nêu ra trong thư. Họ đã đình công và phá hopại. Họ sẵn sàng chấp nhận đình công để cho thợ thuyền và Hồng quân không có bánh mì . Mặc dù họ không gây đổ máu, họ chỉ hoạt động trong êm lặng, nhưng trên căn bản họ cũng chính là thành phần phá hoại. Họ đang mở một cuộc chiến tranh tiêu hao, chống lại quyền lực Xô Viết. Đây là một trận chiến sống mái, xin đồng chí Cholokhov hiểu cho !
Theo như nhận xét của đồng chí , quả thật những vi phạm của các cán bộ địa phương không thể nào chứng minh được đó là sự lộng quyền cả. Các thủ phạm sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của họ. Nhưng có một điều rất rõ là những người nông dân đáng kính trọng của chúng ta chắc chắn không phải là những con chiên ngây thơ như người ta tưởng tượng khi đọc thư của đồng chí.
Chúc đồng chí sức khỏe tốt. Chào đồng chí. Staline của đồng chí. .
[ Tài liệu của Phủ chủ tịch số 3/61/549/194 ].
Năm năm trước khi xảy ra cuộc tổng khủng bố với mục đích trước tiên là trừng phạt giới trí thức, các cán bộ Đảng, nhân viên bộ kinh tế, nạn đói năm 1932-1933 phải được coi là cao điểm của chiến dịch do nhà nước Xô Viết chủ trương khởi từ năm 1929, nhằm chống lại tập thể nông dân. Đó là một giai đoạn quyết liệt. Với kinh nghiệm này, chính quyền cộng sản sẽ đem áp dụng để đàn áp từng cá nhân, từng nhóm trong cộng đồng xã hội.
Nạn đói đã làm suy sụp mọi mặt, từ chính trị cho đến xã hội.
Tại các địa phương, con số người lộng quyền gia tăng. Họ sẵn sàng dùng bạo lực để cưỡng đoạt số lương thực cuối cùng của nông dân. Hành vi sách nhiễu, cướp bóc xảy ra hằng ngày. Trẻ em bị bỏ rơi. Hiện tượng ăn thịt ngươì xuất hiện, cùng với sự lan tràn các thứ bịnh truỳên nhiễm. Người ta cho thiết lập các trại tử thần . Những người đói lã sẽ được đưa vào trại đó để chờ chết. Nông dân ở trong giai đoạn này bị nhà nước hành sử giống như những nông nô của thời Trung cổ.
Tháng giêng năm 1934, Sergo Ordjonikidze và Serguei Kirov đã điêên cuồng ca tụng các cán bộ cộng sản trong những năm đói kém như sau :
Các cán bộ của chúng ta đã làm việc và chịu đựng trong cái hoàn cảnh đói kém của những năm 1932-1933. Phải thành thật thừa nhận rằng họ đã được trui luyện như là thép. Tôi nghĩ rằng với số cán bộ như vậy, chúng ta có thể xây dựng một nhà nước mà cho đến ngày hôm nay lịch sử chưa hề có được.
Đối với các sử gia của ngày hôm nay, kể cả các sử gia của Ukraine, nạn đói vĩ đại này là một cuộc diệt chủng nhân dân Ukraine. Không ai có thể chối cãi một sự kiện : nhân dân Ukraine là nạn nhân chính của nạn đói năm 1932-1933.
Nạn đói này là một cuộc tổng tấn công của nhà nước sau các cuộc tấn công mở ra hồi năm 1929 nhằm vào tầng lớp trí thức. Họ bị buộc phải cái tội đã đi sai con đường khi chọn chủ nghĩa quốc gia.
Andrei Sakharov đã định nghĩa việc làm của Staline là bài trừ và sợ người Ukraine . Định nghĩa này thật là chính xác. Nhưng không những chỉ Ukraine bị đói mà nạn đói lan tràn ra đến các vùng Bắc Caucase, vùng lưu vực sông Don, vùng Kouban và cả vùng Kazakhtan.
Năm 1930 , Kazakhtan đã hoàn toàn vào quy chế làm ăn tập thể. Họ cưỡng bách đân du mục định cư. 80% gia súc của dân du mục bi chết trong vòng 2 năm. Vì không thể sinh sống, hai triệu người Kazakhtan phải bỏ nước ra đi. Nửa triệu người lánh đói chạy qua các vùng đất Trung Á. Một triệu rưỡi người vượt núi rừng qua Trung Quốc.
Trên thực tế, tại các vùng đất đen ,nơi sinh sống của giống dân Cosaque thuộc Ukraine cuộc chiến đã diễn ra giữa nông dân và nhà nước XôViết từ năm 1918-1922.
Có một điều trùng hợp lý thú giữa các vùng chống đối mạnh mẻ của những năm 1918-1922 , những vùng bị cưỡng bách vào tập thể vào năm 1929-1930 với những vùng bị nạn đói .
Năm 1934 cơ quan công an ghi nhận 14.000 vụ nổi loạn trong đó 85% các vụ nổi loạn này xaỷ ra tại các vùng bị trừng phạt vì nạn đói. Đó là những vùng đất trù phú, dân chúng hiếu động. Các vùng này đã đóng góp rất nhiều mà cũng bị mất rất nhiều vì chính sách cưỡng đoạt của nhà nước cộng sản.
Nông phẩm sản xuất xuống rất thấp khi nhà nước cho thi hành chính sách cưỡng bách tập thể hóa nền nông nghiệp. Chính vì thế các vùng này bị thiệt hai nhiều nhất và con số người chết đói lên cao nhất.
hết: Phần 1. Chương 8, xem tiếp: Phần 1. Chương 9 |
No comments:
Post a Comment