Stéphane Courtois et al.
Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản
Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn
Phần 1. Chương 15
GIÃ TỪ CHỦ NGHĨA STALINE
Staline qua đời đánh dấu nửa đoạn đường của bảy thập niên tồn tại của chế độ Liên Bang Sô Viết, và cũng đánh dấu một giai đoạn quyết định kết thúc một chế độ.
Một thành viên của Hàn Lâm Viện Pháp, ông Francois Furet đã viết:" Cái chết của một nhân vật lãnh đạo tối cao đã biểu lộ sự nghịch lý của một chế độ. Mặc dù chế độ được ghi nhận là để phát triển xã hội nhưng tất cả các diễn biến của nó hoàn toàn tùy thuộc vào một cá nhân. Khi con người duy nhất không còn nữa, thì chính cái xã hội cũng mất đi một cái gì thiết yếu cho sự phát triển được tiếp diễn. Một trong những điểm thiết yếu này là cường độ vĩ đại của các cuộc đàn áp đã được thực hiện, dưới nhiều hình thức khác nhau do nhà nước chủ trương chống lại toàn thể xã hội."
Đối với các cộng tác viên quan trọng của Staline như các ông Malenkov, Molotov, Vorochilov, Mikoian, Kaganovtch, Kroutchev, Boulganine và Beria, việc chọn người để thay thế Staline trở nên vô cùng phức tạp. Một mặt là họ phải làm sao duy trì chính sách của Staline, chia xẻ trách nhiệm. Mặt khác họ phải tìm cách quân bình hóa quyền lực của mỗi cá nhân sao cho người này không vượt trội hơn người khác. Họ phải thống nhất đưa ra một số chính sách của nhà nước để đáp ứng với tình hình hiện tại, sao cho mọi cộng tác viên đều đồng ý.
Vấn đề dung hòa chính sách của nhà nước kể từ khi Staline qua đời cho đến khi ông Beria bị bắt giam vào ngày 26 tháng 6 năm 1953 đã gặp phải rất nhiều khó khăn.
Ngày nay, khi đọc các văn bản tóm tắt của phiên họp Ủy Viên Trung ương đảng vào ngày Staline chết , ngày 5 tháng 3 năm 1953 và của phiên họp từ ngày 2 đến ngày 7 tháng 7 năm 1953 [ sau khi loại trừ Beria], chúng ta tìm thấy những lý do thúc đẩy các nhà lãnh đạo kế tiếp Staline phải làm: Gỉa từ chủ nghĩa Staline. Từ đó Kroutchev quyết định giải thể chủ nghĩa Staline nhân kỳ đại hội thứ 20 của đảng cộng sản Sô Viết vào tháng 2 năm 1956, thành lập Đảng Cộng Sản thống Nhất. Và Đại hội đảng lần thứ 22 , tổ chức vào tháng 10 năm 1962.
Lý do thứ nhất là bản năng tự vệ để sinh tồn.
Vào những tháng cuối cùng của Staline, tất cả lãnh tụ Bônsêvich đều cảm thấy tính mạng của họ không an toàn. Chẳng ai tránh được tai tiếng. Ông Vorochilov thì bị coi như là nhân viên tình báo của Anh. Ngoai Trưởng Molotov và Mikoian bị Staline loại ra khỏi Trung Ương đảng. Trùm công An Beria bị nghi ngờ có chân trong âm mưu đen tối đang diễn ra trong các cơ quan Nội an. Ở các cơ sở trung cấp thì ai nấy cũng lo sợ và tìm cách tránh né các hình thức khủng bố của chế độ. Muốn cho người dân có được đời sống ổn định là phải dẹp bỏ cơ quan công an nội chính đầy quyền lực. Khởi đầu là hủy bỏ bộ máy chính trị mà nhà độc tài đã xây dựng với chủ đích riêng của ông ta. Nhờ đó mà không một lãnh tụ nào còn có thể lợi dụng quyền hạng để tìm cách khống chế người khác. Thêm vào đó, đã có nhiều ý kiến bất đồng xảy ra trong nội bộ về chính sách cải cách ruộng đất. Cũng có nhiều hoạt động ngầm trong việc cấu kết bè phái để tìm cách thay thế Staline. Nhân vật được coi như sáng giá nhất lúc bấy giờ là trùm công an Beria đầy quyền thế. Người ta biết rất rõ một điều là không thể có một guồng máy đàn áp nào ngoài vòng kiểm soát của đảng. Đảng là vũ khí của một cá nhân dùng để đàn áp các thế lực chính trị khác.
Lý do thứ hai và cũng là lý do căn bản là cần phải có sự thay đổi để cải cách kinh tế và xã hội.
Theo như hai nhà lãnh tụ cộng sản, ông Kroutchev và ông Malenkov thì chính sách đàn áp để quản lý kinh tế, áp đặt các hình thức trừng phạt, việc mở rộng các trung tâm lao động khổ khai Goulag là nhỡng lý do dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế và làm bế tắc phát triển xã hội. Chính sách kinh tế được thiết lập trong những năm 1930 đã làm ngược lại nguyện vọng của tầng lớp xã hội lúc bấy giờ. Các cuộc chống đối của nhân dân và các cuộc đàn áp đẫm máu của những năm 1936-1938 như đã đề cập trước đây , không còn thích hợp nữa.
Lý do sau cùng của sự thay đổi là diễn biến tất yếu của trào lưu đãu tranh chính trị để tiến tới một bước cao hơn.
Một nhân vật điển hình là ông Nikita Kroutchev. Chúng tôi không đề cập đến quía khứ chính trị của ông ta là một người theo Staline hay không, nhưng chắc chắn ông ta đã thật sự hối tiếc về những gì ông đã làm trong quá khứ. Ông ta rất khéo léo trong sinh hoạt chính trị, rất bình dân, tỏ ra tin tưởng vào tương lai rực rỡ của Xã Hội Chủ nghĩa. Ông cương quyết xây dựng một xã hội hợp pháp. Điều này đã gây cho ông ta một thế chính trị vững mạnh hơn tất cả các lãnh tụ đồng thời . Ông cương quyết từng bước và từng phần dẹp bỏ chủ nghĩa Staline. Ông xây dựng một xã hội cấp tiến hơn.
Nhưng qua những hình ảnh khủng khiếp vừa xảy ra phải làm cho người ta tự hỏi, liệu trong vài năm hoạt động, Kroutchev có thể biến đổi chế độ độc tài khủng bố dã man, trở thành một chế độ chuyên quyền công an trị, bảo đảm cho một xã hội trật tự hậu Staline?
Không mấy tuần lễ sau khi Staline qua đời, chính sách nhà tù Goulag lại được tái tổ chức sâu rộng và đặt dưới quyền quản lý của Bộ Tư Pháp. Về việc tổ chức hạ tầng cơ sở kinh tế thì thuộc thẩm quyền của các cơ quan dân chính địa phương.
Về cơ chế hành chánh, nhà nước mới cho thi hành một số quyết nghị nhằm giảm bớt quyền hành của Bộ Nội Vụ. Như nghị quyết của chủ tịch đoàn Sô Viết do chủ tịch Vorochilov ấn ký, đăng trên tờ Sự Thật số ra ngày 23 tháng 3 năm 1953 thông báo về việc ân xá :
Tất cả các phạm nhân bị kết án dưới 5 năm.
Tất cả các phạm nhân bị kết án vì lý do kinh tế, lộng quyền và không thi hành nhiệm vụ.
Tất cả nữ tù nhân đang co thai , các nữ tù nhân trên 50 tuổi, các tù nhân dưới 10 tuổi, các nam tù nhân trên 55 tuổi.
Ngoài qua nghị quyết còn cho ân xá một nửa thời gian tù cho các tù nhân nào không phải bị kết án vì lý do chính trị, giết người có âm mưu và trộm cướp có tầm vóc lớn.
Trong vài tuần lễ, đã có 1.200.000 phạm nhân , gần một nửa con số phạm án, được phép rời khỏi các trại tập trung Goulag, các trại khẩn hoang đặc biệt và các trung tâm nhà tù. Phần lớn những người này thuộc vào tội tiểu hình, như ăn cướp vặt, bỏ sở làm, vi phạm giấy thông hành..
Lînh ân xá không được áp dụng đối với tù chính trị. Hön thế nửa, nội dung của nghị quyết cũng rất mù mờ, với mục đích là tạo sự hiểu lầm để tranh giành quyền lực.
Vào mùa xuân 1953 là thời điểm để cho ông Lavrenti Beria, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, kiêm đệ nhất phó chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, chứng tỏ ra mình là một nhà đại cải cách.
Tại sao lại có cuộc ân xá sâu rộng như vậy?
Theo như nhận định của Amy Knight, tác gỉa của tập sách về cuộc đời của Beria, do nhà xuất bản Aubier cho ra mắt tại Paris ngày 27 tháng 3 năm 1953, thì chính Beria tự ý quyết định áp dụng biện pháp chính trị này để gây thế lực trong mục tiêu trở thành người thừa kế Staline.
Để chứng tỏ tính cách pháp lý về biện pháp ân xá này, ngày 24 tháng 3 năm 1953, Beria chính thức gởi một văn thư đến Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương để giải thích. Beria cho rằng trong số 2.526.402 phạm nhân trong các Goulag chỉ có 221.453 thật sự là phạm tội và bị giam cầm trong các trại tù đậc biệt. Và ông ta cho rằng một số đông lớn tù nhân không gây nguy hiểm gì đến nền an ninh của nhà nước. Như vậy, một cuộc đại ân xá là điều cần thiết để giải tỏa gánh nặng kinh tế cho nhà nước trong công cuộc quản lý lao tù.
Từ năm 1950 trở về sau, vấn đề mở rộng các trung tâm tù Goulag và sự quản lý của nó đã trở thành câu hỏi thường xuyên trong nội bộ đảng. Các nhà lãnh tụ biết rõ vấn nạn này, ngay cả trong thời kỳ trước khi Staline qua đời. Cho nên nghị quyết ân xá ngày 27 tháng 3 năm 1953 có đủ lý do pháp lý của nó trong lúc đưa ra thi hành.
Bất kỳ lãnh tụ cao cấp trong đảng nhằm có ý định thay chân Staline đều biết rất rõ yếu tố khủng hoảng chính trị cũng như yếu tố kinh tế sa sút trầm trọng của chính sách Goulag. Cho nên họ đã đồng thuận cho thi hành biện pháp ân xá.
Khi Staline còn sống, không có một biện pháp cấp tiến nào, cho dù trong bất kỳ lãnh vực nào được phép thi hành. Sử gia Moshe Lewin nhận định rằng tất cả những gì xảy ra trong thời kỳ Staline lâm bịnh đều bất động, như là một xác chết ướp khô.
Nhưng sau khi Staline qua đời, không phải là việc gì cũng được cải tiến. Như chuyện ân xá cho các tù nhân chính trị, những người bị ghép vào tội phản cách mạng vẫn không được thi hành. Chính việc không cho ân xá các tù nhân chính trị này là nguyên nhân của các vụ nổi loạn trong các trại có quy chế đặc biệt về Goulag của Retchlag và Steplag.
Ngày 4 tháng 4 năm 1953, tờ Sự Thật loan tin vụ tàn sát các tù nhân thuộc giới Y Dược là do sự khiêu khích. Tờ báo cũng viết, theo lời khai thì những nạn nhân Bác sĩ này bị ép buộc phải khai những điều không thật.
Vài ngày sau đó, biến cố này được thổi phồng lên khi Trung ương đưa ra một nghị quyết cho rằng đó là do quyết định sai lầm của cơ quan công an khi ra tay đàn áp nhóm tù nhân y sĩ.
Đây không phải là một vụ sai lầm duy nhất. Và như vậy có nghĩa là cơ quan an ninh đã ý thi hành quá nhiều biện pháp bất hợp pháp. Đảng cộng sản chính thức phê phán những hành động này của công an. Sự kiện này đã tạo ra hai sự kiện trái ngược . Một mặc, nhiều đơn tố cáo đã gởi đến các văn phòng tòa án để xin tái xác thân nhân của họ hiện còn đang giam giữ. Trong khi đó các tù nhân trong các trại thì phản đối sự thanh lọc do ban giám đốc trại, để cho phép người nào thuộc diện ân xá vào ngày 27 tháng 3 năm 1953. Các tù nhân phản đối về sự đàn áp của cai tù, phản đối ban quản trại, không thi hành các công tác lao động, bất tuân lịnh của trại.
Ngày 14 tháng 3 năm 1953, có trân 10 tù nhân thuộc các nhóm khác nhau của trại tù Norilsk tổ chức đình công. Họ tổ chức thành các nhóm thuộc các sắc dân khác nhau mà trong đó dân Ukraine và dân vùng Baltique nắm chủ chốt. Yêu sách của họ là giảm giờ lao động; hủy bỏ in số đính bài trên quần áo; hủy bọ quy chế hạn chế thư từ liên lạc gia đình; trục xuất các tên chỉ điểm; nới rộng các điều kiện ân xá cho tù nhân chính trị.
Ngày 10 tháng 7 năm 1953, tin Beria bị bắt đã được chính thức công bố. Beria bị tố cáo là làm gián điệp cho cục tình báo Anh. Sự việc này đã làm cho những tù nhân nghĩ rằng có cái gì đó đang diễn ra ở thủ đô Mạc Tư Khoa. Chính vì thế họ gia tăng yêu sách với nhà nước. Các hình thức không tham gia lao động của các phạm nhân ở các trại tù bắt đầu lan rộng.
Ngày 14 tháng 7, trên 12.000 tù nhân ở khu lao tù Vorkouta đồng loạt tổ chức đình công tập thể. Có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà nước không mở các cuộc đàn áp tù nhân . Trái lại , đã xảy ra các cuộc thương thuyết ở khu Norilsk cũng như ở Vorkouta.
Từ suốt mùa hè năm 1953 cho đến kỳ đại hội đảng lần thứ 20 vào tháng 2 năm 1956, liên tục xảy ra các vụ đình công trong các trại tù đặc biệt. Cuộc nổi loạn lâu dài và quan trọng nhất diễn ra vào tháng 5 năm 1954, tại khóm 3 của khu tù Steplag, nằm trong vùng Kenguir thuộc địa hạt Karganda Cộng hòa Kazakhstan. Cuộc nổi loạn kéo dài 40 ngày và chỉ bị dẹp tắt khi các lực lượng đặc biệt của bộ Nội Vụ có xe thiết giáp yễm trợ can thiệp vào.
Sáu thành viên của Ủy Ban điều khiển cuộc nổi loạn bị hành quyết. 400 tù nhân trong nhóm nổi loạn bị bắt và bị gia tăng án tù.
Tình hình chính trị, một phần nào đó đã được thay đổi sau khi Staline qua đời.
Một số yêu sách của tù nhân đưa ra vào những năm 1953-1954 được giải quyết. Như giờ lao động đã giảm xuống, chỉ còn làm việc 9 giờ trong một ngày. Chế độ ẩm thực cũng được cải thiện khá hơn.
Trong hai năm 1953-1954, sau cái chết của trùm Beria, chính quyền đã cho thi hành một số biện pháp nhằm làm giảm quyền hành của cơ quan an ninh nội chính. Bãi bỏ xét xử vụ án chính trị Troiki. Cơ quan công an chính trị đặc biệt được cải tổ trở thành cơ quan tự trị Cục Tình Báo Nga KBG [ Komitet Gossudarstvennoi Bezpasnosti]. Con số nhân viên chỉ còn 80% so với con số nhân sự vào tháng 3 năm 1953. Tướng Servo được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng cơ quan KBG, đã duyệt xét lại tất cả các hồ sơ tù nhân thuộc các sắc dân bị bắt giam trong suốt thời kỳ chiến tranh.
Tướng Servo là bạn thân của Nikita Chroutchev, một người không được dân chúng biết nhiều trong quá khứ. Và chính trong giai đoạn chuyển tiếp này, ông được giao phó cho giữ một trong những chức vụ then chốt trong chính quyền.
Vào tháng 9 năm 1955, chính quyền cho ân xá thêm một số tù quan trọng. Họ bị bắt trong năm 1945 vì đã hợp tác với quân Đức Quốc Xã và một số tù binh Đức bị bắt giam trên lãnh thổ Nga. Và cuối cùng , nhà nước cũng ban hành nhiều biện pháp khoan hồng cho các tù khẩn hoang đặc biệt. Những người này được phép đi lại trong những vùng rộng lớn hơn mà không cần phải trình diện tại các cơ quan quản lý. Chiếu theo hiệp ước Đức - Liên Sô, có tất cả 1 triệu người trên tổng số 2.750.000 người Nga gốc Đức bị đưa đi lưu đày trong tháng 9 năm 1945, là những người đầu tiên được hưởng quy chế ân xá. Nhưng chính sách ân xá chỉ nhằm bãi bỏ một số biện pháp pháp lý giới hạn của những người tù, không đủ để thoả mãn những gì họ mong đợi. Họ không có quyền trở về quê quán; họ không được phép nhận lại những tài sản của họ.
Chính sách hạn chế từng phần, từng bộ phận của Chroutchev được người dân coi như là chính sách hạ bệ Staline. Cũng nên nhớ lại rằng Chroutchev là một trong những lãnh tụ thân cận với Staline. Ông ta cùng với các lãnh tụ khác đã tham dự trực tiếp vào các cuộc đàn áp trong quá khứ, dưới triều Staline. Nhơ giải thế các khu vực canh tác theo lối chủ điền; thanh trừng cán bộ cộng sản; cho lưu đày các sắc dân; hành quyết những người đối lập; thực hiện chính sách đãu tranh giai cấp. Cho nên dưới triều của Chroutchev, chiến dịch hạ bệ Staline thật ra chỉ diễn ra trong giới hạn nhỏ. Ông ta chỉ tố cáo việc sùng bái cá nhân quá đáng của tời Staline mà thôi.
Trong bản phúc trình mật đọc vào đêm 24 tháng 2 năm 1956 nhân kỳ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20, ông Chroutchev chỉ lên án một phần nhỏ của chủ nghĩa Staline. Ông ta không đặt lại vấn đề và những lý do chính vì sao Đảng đã quyết định hồi năm 1917. Ông đưa ra các sự kiện lịch sử sai lầm có hệ thống của chủ nghĩa Staline khởi đi từ năm 1934. Bản phúc trình mật không đề cập đến các tội ác của Staline trong chính sách cưỡng bách kinh tế tập thể hoá. Ông cũng không nói đến vụ hàng triệu người chết trong những năm 1932-1933 vì đói kém, do chính sách kinh tế sai lầm của Staline. Ông ta chỉ liệt kê con số nạn nhân của Staline là những đảng viên cộng sản, những người dưới tay của Staline, mà không hề đề cập đến hàng triệu dân chúng, chính là những nạn nhân trực tiếp của chế độ. Chroutchev đã khéo léo không trả lời câu hỏi chính: trách nhiệm của đảng cộng sản đối với nhân dân kể từ khi đảng cộng sản lên nắm chính quyền từ năm 1917.
Sau đại hội đảng lần thứ 20, nhiều biện pháp cụ thể đã được thi hành. Các biện pháp này đã bổ túc cho một số chính sách trước đây.
Trong tháng 3 và 4 năm 1956, các người bị đưa đi khẩn hoang đặc biệt thuộc thành phần sắc tộc, hay bị tình nghi hợp tác với Đức , bị bắt vào những năm 1943-1945 đều được các cơ quan thuộc bộ Nội Vụ giảm bỏ các thủ tục kiểm soát hành chánh. Nhưng họ cũng chẳng được quyền đòi hỏi lại những tài sản của họ, bị nhà nước tịch thu trước đây.
Biện pháp ân xá nửa chừng này chỉ gây thêm sự phẩn nộ. Một số lớn không chịu ký tên xin ân xá khi họ bị buộc phải chấp nhận là không đòi lại tài sản và cũng không xin trở về nguyên quán. Người ta nhận thấy chính phủ có phần nhượng bộ. Điều này chứng tỏ có thay đổi trong chính sách của chính quyền vào lúc bấy giờ.
Ngày 9 tháng 1 năm 1957, nhà nước cho thi hành nghị quyết nhằm giải tán các cộng hòa và các vùng tự trị của các sắc dân, trừ cộng hòa Tatars ở vùng Crimee.
Suốt trong 3 thập niên, người Tatar quyết tâm tranh đãu để đòi cho được trở về quê quán của họ.
Từ năm 1957, đã có hàng chục ngàn người thuộc các sắc dân Karakchais, Kalmouks, Balkars, Tchetchenes và Ingouches lục đục trở về quê hương của họ. Nhà nước không trợ giúp họ tái định cư. Nhiều vụ chống đối giữa những người tù trở về quê cũ và những người Nga đến đang chiếm ngự nhà cửa của họ. Những người Nga này trước kia cư ngụ ở những vùng lân cận, được nhà nước chuyển về các khu vực này định cư, khi dân ở đây bị nhà nước bắt đi lưu đày. Khi những người tù trở về vì không có hộ khẩu nên không thể đăng ký chính quyền địa phương để có nơi cư ngụ chính thức. Họ phải tự tìm chổ ở bằng cách cất chòi, lều vải hay bằng nhà tạm bợ bằng gỗ thông thường. Họ sống trong tình trạng bị đe dọa thường xuyên. Họ bị bắt và bị truy tố về các tội không có giấy thông hành, không hộ khẩu. Chính quyền địa phương không chịu cung cấp cho họ các loại giấy tờ hợp pháp đó. Với các lý do đó, họ có thể bị 2 năm tù.
Tháng 7 năm 1958, tại thủ đô Grozny của xứ Tchetchene đã xảy ra vụ thảm sát đẫm máu giữa dân Nga và dân Tchetchene. Sau đó nhà nước phải chấp nhận cất nhà ở cho dân tù Tchetchene. Từ đó quan hệ giữa hai sắc dân tạm thời lắng dịu.
Nhưng phải đợi mãi đến tháng giêng năm 1960, quy chế của người dân đi khẩn hoang đặc biệt mới chính thức bãi bỏ. Những người lưu đày thuộc sắc dân Ukraine và dân vùng Baltique là những người được phóng thích sau cùng. Nhưng vì hệ thống hành chánh quá rườm rà và gặp quá nhiều trở ngại trong lúc lập thủ tục ân xá, cho nên có rất nhiều người chán nãn, đành phải ở lại chọn nơi này làm quê hương; trong khi một số khác ít hơn quá bán lên đường trở về quê nhà.
Một số lớn tù nhân bị ghép vào tội phản cách mạng chỉ được ân xá sau kỳ đại hội đảng lần thứ 20.
Có chừng 90.000 người được trả tự do trong năm 1954-1955.
Vào năm 1956-1957 có gần 310.000 tù nhân thuộc diện phản cách mạng đựơc hồi hương.
Tính đến đầu năm 1959, chỉ còn 11.000 tù nhân chính trị còn bị giam.
Để tiến hành nhanh chóng thủ tục ân xá và hồi hương, nhà nước đã thành lập 200 uỷ ban tư pháp về các trại giam. Nhưng được phóng thích ra khỏi trại giam không có nghĩa là được phục hồi quyền công dân để hưởng được các quyền lợi khác.
Trong hai năm, 1956-1957, chỉ có chừng 60.000 người trở về được phục hồi quyền công dân. Con số đông còn lại phải chờ nhiều năm sau, có khi hàng chục năm mới được cấp giấy chứng minh nhân dân cần thiết này. Trong tác phẩm Mọi việc rồi sẽ qua đi nhà văn Vassili Grossman gọi năm 1956 là năm của các cuộc trở về . Ông đã dùng nhóm từ các cuộc trở về thật là đầy đủ ý nghĩa, thật là vĩ đại. Nó phản ảnh sự êm lặng hoàn toàn về phía nhà nước và chính nó đã gợi lại trong đầu của những người đã không có cơ hội để trở về nơi chôn nhau cắt rún của mình. Nó gây chấn thương tâm lý trong quần chúng và đã làm xáo động trong đời sống của người dân.
Trong tác phẩm Hai nước Nga đối diện , nhà văn Lydia Tchoukovskaia đã cái thảm kịch mặt đối mặt trong cùng một xã hội. Một nước Nga cầm tù và một nước Nga bị cầm tù. Trong cái khung cảnh thù hận đó, chính quyền quyết định không giải quyết các thư tố cáo cá nhân, thư tố cáo các viên chức, trước đây có nhúng tay bất hợp pháp trong các vụ đàn áp, tra tấn và đưa đi tù đày. Cơ quan duy nhất có quyền tái cứu xét các bản án đó là Ủy ban kiểm soát của đảng cộng sản.
Trong các văn thư của nhà nước gởi đến các văn phòng biện lý có rất nhiều phần đề cập đến vấn đề ưu tiên giải quyết cho các cán bộ cộng sản và quân nhân.
Sau khi cho ân xá tù chính trị, các trại giam sau thời kỳ Staline đã giảm xuống đến con số tương đối ổn định.
Vào năm 1959-1960 có chừng 900.000 phạm nhân, trong đó có chừng 300.000 người thuộc diện cứng đầu. Những người này hoặc đã tái phạm hay bị kết án tù nhiều năm. Con số còn lại 600.000 người thuộc diện thường tội.
Vai trò chính ở các Goulag là dùng nhân lực của tù nhân để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng Cực Bắc và vùng Viễn Đông của nước Nga. Nhưng rồi theo tình thế, vai nhiệm vụ này của Goulag cũng biết mất dần. Vì các trại tù dưới thời Staline được phân tán mỏng ra cho nên các địa hình của Goulag cũng bị biến thể. Một số trại tù về sau được tái thiết lập ở vùng nằm về khu vực của Nga nằm trong lục địa Ău Châu.
Mặc dù có cải thiện hệ thống nhà tù sau khi Staline qua đời, nhưng chính sách quản trị các trại tù vẫn còn xa lạ với hệ thống luật pháp của nhà nước pháp trị. Nó vẫn còn dấu vết của thời kỳ giam cầm trong chế độ Sô Viết đưới thời Staline. Con số tù vẫn tiếp tục gia tăng khi nhà nước mở chiến dịch bài trừ du đảng, rượu chè, không nhà không cửa, thất nghiệp,..và nạn nhân của các điều lệ 70 và 190 của bộ hình luật mới vừa cho áp dụng từ năm 1960.
Chiếu theo các điều lệ trong bộ hình luật mới, các biện pháp khác nhau về việc trao trả phạm nhân thay đổi liên tục.
Một trong các biện pháp cải tổ đầu tiên sau thời Staline được ban hành vào ngày 25 tháng 4. Đó là hủy bỏ điều lệ chống lại công nhân của năm 1940. Theo điều lệ này, trước đây nhà nước cấm công nhân đình công hay bỏ sở làm. Nhà nước dùng phương pháp cải tổ từng phần để dẫn dư luận quần chúng đến việc chấp thuận đạo luật về những điểm căn bản mới của Bộ Hình Luật, ban hành ngày 25 tháng 12 năm 1958. Các điểm căn bản này đã thay đổi toàn toàn các cụm từ của Bộ Hình Luật trước. Như kẻ thù của nhân dân ; tội ác phản cách mạng ..
Hơn thế nửa, người dân chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật khi đúng 16 tuổi trở lên, thay vì 14 tuổi như trước kia. Công an không được tra tấn trong lúc hỏi cung. Các bị can khi ra tòa đều có luật sư , tham khảo tài liệu trước khi bào chửa cho bị can. Ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt, đa số các phiên tòa đều được xử công khai có quần chúng tham dự.
Nhưng Bộ Hình Luật năm 1960 vẫn còn giữ lại một số điều lệ nhằm trừng phạt mọi hình thức sai lệch định hướng chính trị và ý thức hệ . Chiếu theo đều 70 của Bộ Hình Luật này, bất kỳ người nào có ý tuyên truyền để làm giảm uy tín của chế độ và quyền lực của nhà nước Liên Sô đều bị trừng phạt từ 6 tháng cho đến 7 năm tù và sau đó bị đưa lưu đày từ 2 đến 5 năm.
Điều 130 lên án những ai biết các hoạt động chống lại chế độ mà không chịu đi tố cáo. Những người này sẽ bị tù từ 3 đến 5 năm và bị phạt lao động không công cho nhà nước.
Trong hai thập niên 1960-1970, nhà nước đã cho áp dụng sâu rộng hai điều luật 70 và 190 là điều luật nói về các hình thức đi lạc hướng chính trị và ý thức hệ. Có đến 90% thường dân bị bắt giam vì những lời phát biểu hay có hành động chống lại chính quyền Sô Viết.
Trong những năm thay đổi đường lối lãnh đạo chính trị cũng như cải thiện đời sống kinh tế, người ta thấy dường như có rất ít hay không có xảy ra các hình thức tranh cải hay bất đồng ý kiến. Có lẻ là do cái quá khứ bị đàn áp ghê tợn vẫn còn ghi đậm trong ký ức của người dân, cho nên chẳng ai muốn phản kháng.
Lần thứ nhất trong 5 năm đầu của chế độ, một bản báo cáo của KBG được ghi nhận như sau:
Năm 1961 có 1300 vụ chống đối; năm 1962 , 2500 vụ; năm 1964, 4500 vụ và năm 1965 1300 vụ.
Ở vào thời điểm của những năm 1960-1970, cơ quan KBG có nhiệm vụ theo dõi ba loại người.
Nhóm nhất nhất là những người thiểu số hoạt động trong các Tôn Giáo;
Nhóm thứ hai là nhóm thiểu số có khuynh hướng quốc gia như các người gốc Baltique, gốc Tatar ở vùng Crime, người Đức, người Ukraine,..
Nhóm thứ ba là giới trí thức, tham gia vào các phong trào ly khai vào những năm 1960.
Năm 1957, nhà nước mở chiến dịch chống Tôn Giáo. Một số tín đồ bị bắt giam và đóng cửa các giáo đường, nhà thờ mà trước đây trong thời kỳ chiến tranh với Đức được phép hành đạo.
Sự hợp tác của Giáo Hội Chính thống Giáo với nhà nước không còn nữa. Sự xung đột gia tặng. Cơ quan KBG đặc biệt lưu ý đến nhóm người thiểu số sinh hoạt trong các Tôn Giáo vì nhà nước cho rằng những người này được sự trợ giúp của các tổ chức Tôn Giáo của nước ngoài. Một vài dẫn chứng cho thấy các sự kiện này đã diễn ra . Năm 1973-1975, KBG bắt gia 116 tín đồ Tin Lành; năm 1984 có đến 200 người bị bắt giam trung bình từ một năm tù trở lên.
Ở vùng phía Tây Ukraine, chính sách Sô Viết hóa đã gặp nhiều khó khăn. Có lúc phải ngưng lại vì sự chống đối của nhóm người quốc gia, trước kia có chân trong phong tráo kháng chiến OUN. Một số người trong tổ chức ở các vùng Ternopol, Zaporojre-Ivano-Frankovsk, Lviv bị phát hiện và bị trừng phạt vào những năm 1961-1973. Họ bị kết án từ 5 đến 10 năm tù.
Tại Ltuanie thuộc vùng Baltique, từ năm 1940 bị xáp nhập vào Liên Sô, vào những năm 1960-1970 đã có nhiều vị Linh Mục Thiên Chúa Giáo bị bắt giam.
Cho đến ngày Liên Bang Sô Viết tan rã, vấn đề của người Tatars thuộc vùng Crime vẫn chưa được giải quyết. Họ bị Staline đưa đi lưu đày tập thể vào năm 1944.
Vào những năm cuối của thập niên 1950, phần lớn dân Tatars định cư ở vùng Trung Á . Khi tình hình chính trị ở Liên Sô bắt đầu thay đổi, họ phát động chiến dịch, đưa kiến nghị, đòi được trở về quê cha đất tổ của họ.
Vào năm 1966, một thỉnh nguyện thơ với 130.000 chữ ký của dân Tatars đã được chuyển đến Đại Hội Đảng lần thứ 23.
Tháng 9 năm 1967, văn phòng Chủ Tịch Sô Viết Tói Cao ra nghị quyết bải bỏ tội phản bội tập thể mà nhà nước trước kia đã kết án.
Ba tháng sau, một nghị quyết khác thừa nhận quyền tự trị của dân Tatars. Họ được quyền chọn nơi sinh sống nhưng phải tôn trọng luật pháp của nhà nước. Họ được cấp thẻ thông hành nội địa và như vậy họ được hưởng các quy chế lao động cũng giống như những người khác.
Từ năm 1968 đến năm 1978 chỉ có 15.000, tức là khoảng 2% người Tatars đủ tiêu chuẩn pháp lý để được cấp giấy thông hành nội địa.
Một Tướng lãnh trong quân đội Nga ông Grigorenko, ủng hộ phong trào tự trị của dân Tatars. Ông bị bắt vào tháng 9 năm 1969 trong lúc đó ông ta đang phục vụ ở Tachkent thuộc Cộng Hòa Ouzbekistan. Ông bị đưa vào bịnh viện tâm thần. Sau này mỗi năm, nhà nước Cộng Sản cũng bắt giam khoảng 10 người chống đối khác trong các nhà thương điên như trên.
Nói một cách tổng quát, sau thời kỳ Staline, các vụ án chính trị đều được xử công khai và dân chúng có quyền tham dự.
Như vụ án nhà văn Andrei Siniaviski và Iouri Daniel diễn ra vào tháng 2 năm 1966. Cả hai bị kết án 5 năm tù và 7 năm lao động cưỡng bách.
Các nhà viết sử đánh giá bản án này khởi đầu cho một phong trào ly khai.
Ngày 5 than1g 12 năm 1965, vài ngày sau tin hai nhà văn bị bắt, một cuộc biểu tình có chừng 50 người tham dự để bày tỏ ủng hộ tinh thần hai nhà văn tại công trường Pouchkine ở Mạc Tư Khoa.
Từ năm 1960, có chừng trăm người trong nhóm ly khai. Mười năm sau, con số này tăng lên 2000 người. Hình thức chống đối của nhóm người này khác với các hình thức trước kia. Thay vì đòi hỏi bải bỏ chế độ, họ đòi nhà nước phải thi hành nghiêm chỉnh các nghị quyết, hiến pháp và các hiệp ước quốc tế mà Liên Ban Sô Viết đã ký kết. Nhóm ly khai thay đổi hình thức đãu tranh. Họ không hoạt động bí mật nữa. Họ hoạt động công khai và quảng bá các hình thức đãu tranh của họ đến quần chúng, trong các xí nghiệp. Họ thường tổ chức các cuộc họp báo và nếu được nhà nước cho phép họ mời các nhà báo ngoại quốc đến tham dự.
Về phương diện tương quan quyền lực thì con số vài trăm người trong nhóm ly khai chẳng thể nào so sánh với bộ may cai trị khổng lồ và đầy quyền lực của nhà nước. Do vậy thông tin quốc tế là vũ khí quyết định của họ. Như sự xuất hiện tập hồi ký của nhà văn Alexandre Soljenitsine vào năm 1973, quyển Quần đảo ngục tù Goulag cùng với sự trục xuất nhà văn lừng danh này đã làm cho nền chính trị của Liên Sô lung lay.
Trong vòng hai năm, nhờ các hoạt động của nhóm người này mà vấn đề nhân quyền đã trở thành vấn đề quan trọng mang tính cách quốc tế trong cuộc hội nghị về vấn đề An Ninh và Hợp Tác Âu Châu vào đầu năm 1973 tại thủ đô Helsinki của Phần Lan. Văn kiện của cuộc hội nghị này đã đưực Liên Sô ký tên và điều này đã làm gia tăng tiếng nói của nhóm người ly khai. Ngay sau đó, các nhóm người ly khai đã rầm rộ thành lập các uỷ ban để theo dõi sự thi hành hiệp ước Helsinsk tai các thanh phố Mạc Tư Khoa, Leningrad, Kiev, Vilnus,..
Họ thông báo cho quốc tế biết về các hành động vi phạm nhân quyền của nhà nước như đã ghi trong hiệp ước.
Trong bối cảnh quốc tế hóa vấn đề nhân quyền ở Liên Sô đã làm cho cơ quan công an KBG tê liệt. Khi Công an bắt người nào đó, thì lập tức cả thế giới biết đến. Sự việt bắt bớ không còn là vấn đề bí mật của nhà nước nữa. Qua các dữ kiện chính trị và con số bị bắt, người ta lưu ý đến sự liên hệ giữa biến chuyển bên ngoài và sự bắt bớ ở bên trong nước Nga.
Trong những năm 1968-1972 và trong năm 1979-1982, con số người ly khai bị bắt nhiều hơn so với những năm 1973-1976.
Cho tới giờ này, người ta chưa có được con số chính thức về những người ly khai chính trị bị bắt giam trong những năm 1960 đến 1985.
Các nguồn tin do nhóm người đối lập chính trị cho biết là có chừng vai trăm người bị bắt giam trong những năm căng thẳng nhất.
Trong nâm 1970, trong tờ Biên Niên Sử, người ta đọc thấy có đến 600 người bị kết án. Trong số này có 21 người bị giam trong các nhà thương Tâm Thần với lý do là để phòng ngừa.
Qua năm 1971, con số tù chỉ có 85 người và 24 đi nhà thương Tâm Thần.
Trong những năm 1979-1982, là những năm căng thẳng vì đối đầu với các vấn đề quốc tế, nhà nước Liên Sô cho bắt giam trên 500 người.
Ở trong một quốc gia mà nhà cầm quyền luôn luôn xa lạ với dư luận tự do, những diễn đạt của sự bất đồng ý kiến không phù hợp chánh sách của nhà nước, hiện tượng đối lập chính trị, hiện tượng chống đối cấp tiến, nhân quyền, không thể có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành một xã hội.
Một sự thay đổi thực sự còn tùy thuộc ở một số điều kiện nào đó. Nó bắt nguồn từ một nền văn hóa và một xã hội tự trị, xuất hiện vào những năm 1960, những năm 1970, kéo dài nhiều năm trong thập niên 1980 và cùng với sự phản tĩnh chính trị của các phần tử cấp tiến ưu tú cần thiết như những gì đã diễn ra trong năm 1953.
No comments:
Post a Comment