Wednesday, June 17, 2009

MẬT THƯ TỘI ÁC CỘNG SẢN 8

Stéphane Courtois et al.

Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản

Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn

Phần 1. Chương 6

TỪ CUỘC HƯUCHIẾN ĐẾN ĐOẠN QUANH LỚN



Thời-gian 5 năm, từ đầu năm 1923 cho đến cuối năm 1927, cuộc đối đầu giửa chính-quyền Bôn-sê-vít và đảng toàn xã-hội đả tạm ngưng. Việc tranh-giành địa vị để thừa kế Lénine, qua đời ngày 24 tháng giêng năm 1924, sau một thời-gian bị tê-liệt vì bệnh đứt gân máu ở nảo vào tháng 3 năm 1923, và trong khoảng tám tháng ông nằm liệt nên ông đả không tham-gia dược vào một hoạt-động chính-trị gì cả. Cơn bệnh của Lénine đưa mọi hướng hoạt-động của các lãnh-tụ Bôn-sê-vít tấp trung vào việc tìm coi ai là người thứa kế để lãnh-đạo Đảng và nhà nước. Nhờ vậy, mà trong vòng 5 năm, xã-hội Nga có thời-gian để băng bó lại các đổ vở.
Trong khoảng thời-gian 5 năm này, Xã-hội của người nông dân họ bao gồm gần 85% toàn thể các dân-số của nước Nga đả cố lập lại các cuộc trao đổi để thương-lượng các sản-phẫm của sức lao-động của chính họ và được sống theo sở nguyện, như theo định-thức đẽp-đẻ của nhà sử-gia lớn chuyên nghiên-cứu về thân phận của nông-dân Nga. Định-thức mà ông gọi là : Cuộc chuyễn vận trong ảo-tưởng của nông-dân . Các người Bôn-sê-vít đả đặt tên ảo-tưởng này là Eserovschina, nếu ta chuyển-nghĩa thì gần như là : ( Tâm trạng xã-hội cách-mạng ), được căn cứ vào 4 nguyên-tắc và củng là căn-bản của mọi chương-trình hoạt-động của giới nông-dân từ nhiều thập niên đả qua : Chấm dứt quyền sở-hữu của các vị điền-chủ và phân chia ruộng đất cho các nông dân tùy theo số nhơn khẩu của mỗi gia-đình, quyền được tự do định-đoạt cách dùng các sản-phẫm do các nông-dân tạo ra với sức lao-động của họ, tự do mua bán và ở các vùng nông-thôn, họ tự-quản . Nông dân thay mặt cho các cộng-đồng làng xã với sự hạn chế hiện diện vào việc can-thiệp nôi bộ tại các làng xã của nhà nước Bôn-sê-vít. Chỉ lập một ban Sô-Viết cho vài làng và một tổ của Đảng Cộng-sản cho 100 làng.
Được chính-quyền chấp nhận một phần nào đó, được tạm dung thứ vì đó là một dấu hiệu lạc hậu trong một nước mà yếu tố của kinh-tế thị trường lại chính là nông dân, đả bị gián đọan từ năm 1914 đến năm 1922 vừa được khởi hoạt-động trở lại. Sau các vụ làm mùa, với thời-gian rảnh-rổi, các nông dân từ các làng quê đổ về các thành-phố để tỉm việc làm hòng kiếm thêm lợi tức. Việc này đả có từ lâu dười chế độ Nga hoàng ; các ngành kỹ-nghệ của nhà nước không quan tâm đến việc sản-xuất các vật dụng cần-thiết cho việc tiêu dùng hàng ngày nhờ vậy các ngành nghề thủ công nghiệp nơi nông-thôn đả phát-triễn khả quan, nạn thiếu lương thực và đói kém đả bắt đầu bớt đi và các nông dân đả có cái ăn hàng ngày.
Sự an-sinh trước mắt không che dấu được các mối bất đồng giửa chế độ Bôn-sê-vít và xã-hội Nga, vì họ chưa quên các cuộc bạo động mà chính họ là nạn nhơn. Giá các nông-sản quá hạ và các bất mãn của giới nông dân quá nhiều, giá các sản-phẫm công-nghệ thì quá cao và lại rất ít ; có thể gọi là hiếm có vì các sắc thuế quá nặng. Giới nông dân họ có cảm-tưởng họ là loại công dân hạng thứ hai, so với các người dân ở thành-phố và đáng kể là các người thợ công nhơn được coi là các người dân được ưu-đải. Nông dân đả than van rất nhiều về các việc lộng-quyền của các cán-bộ đại-diện căn bản của chế-độ Sô-viết ; các người này được đào-tạo từ môi-trường Cộng-sản chiến-tranh . Các cán-bộ này đả lạm dụng tuyệt đối các quyền-lực mà họ đả có được từ xưa những tập-tục và thói-quen hay từ những chính sách khủng-bố và đàn áp từ những năm 1918 cho đến 1923. Các cơ-quan hành-chánh, tư pháp và cảnh sát đều bị hư-hỏng vì nạn say rượu ; nạn đòi hối lộ công khai, nạn quan liêu và các tư cách bất nhã đối với toàn thể các nông dân. Bản phúc-trình dài của cơ-quan Cảnh-sát chính-trị vào cuối năm 1925 đả nhìn-nhận về : tình-trạng hợp-pháp của xã-hội chủ-nghĩa ở nông-thôn đả xác-nhận các tệ đoan kể trên.
Mặc dù các lãnh-tụ Bôn-sê-vít củng là các người đại diện cho chính-quyền Sô-viết đả lên án các tệ đoan xảy ra ở nông-thôn nhưng họ vẫn lo sợ đề phòng là nơi có thể phát-xuất các điều bất lợi và có thể coi là nguy-hiễm có thể đe dọa đến quyền-lực của họ. Họ coi nơi đây là nơi : chứa đựng các phần tử koulaks, các người xã-hội cách-mạng, các linh-mục, các vị cựu địa-dhủ chưa bị thủ-tiêu. Đây là tất cả các lời được biểu lộ trong một bản phúc-trình của viên chỉ-huy cảnh-sát chính-trị ở Toula. Và các tài liệu của ngành tình báo nơi cơ-quan Guépou (tên mới của cơ-quan này thay thế cho tên Tchéka ), củng báo cáo là các giới thợ công-nhân củng cần phải kiễm-soát gắt gao. Giới thợ công-nhân được phục-hồi sau những năm xảy ra nội chiến, cách mạng . Họ vẫn còn gìử được các mội liên-lạc với giới nông thôn thù-nghịch chính-quyền. Các người điềm chỉ đả hiện-diện rất nhiều trong các xí-nghiệp, theo dỏi từ các lời nói đến các hành động của các người thợ công nhơn, coi họ có đi sai hướng chỉ định của chính-quyền hay không. Các Khí sắc nông dân được chỉ cho những người công-nhân đả trở về làm việc trở lại sau những ngày nghỉ hàng năm mà trở về làng quê, giúp thân nhân của họ làm việc trong những ngày mùa . Những bản phúc-trình của các cơ-quan cảnh-sát đả phân-tích tỉ-mĩ các phần-tử chống đối trong giới công-nhân, thường nằm trong hệ-thống tiểu tổ của xã-hội cách-mạng và các phần tử lạc hậu về chính-trị này thường xuất phát từ nông-thôn , được coi là các phần tử hiểu biết về chính-trị.Những sự đình công và ngưng làm việc thường xảy ra trong các năm này, vì số người thất-nghiệp lên rất cao. Cuộc sống hàng ngày được cải-thiện phần nào cho những người có việc làm. Tất cả đều được phân tích kỹ và các người cầm đầu đều bị bắt.
Ngày hôm nay chúng ta được tham khảo các tài-liệu chính-trị nội bộ của cơ-quan cảnh-sát , đả cho ta biết là sau nhiều năm cơ quan này phát-triễn quá mau đả bắt đầu gặp các khó-khăn vì việc tạm ngưng chương-trình tự-nguyện Bôn-sê-vít để biến đổi cải-cách xã-hội. Trong 2 năm 1924-1926, Dzerjinski đả phải đấu-tranh nhiều với một vài lãnh-tụ Bôn-sê-vít vì các vị này đả đòi giãm bớt nhân số của các cơ quan Tchéka vì với việc thay đổi tình-hình được coi như tạm yên. Do vậy, con số nhân sự này được coi là quá nhiều không còn thích ứng nửa. Và đây là lần thứ nhất mà sự việc giãm nhơn sự xảy ra rất mạnh bạo. Đến năm 1953 mới lại xảy ra lần thứ hai việc giãm nhơn-viên nghành cảnh-sát chính-trị. Năm 1921 cơ-quan Tchéka có 105.000 nhơn-viên dân chính và 180.000 nhơn-viên quân-sự đặc-biệt, bao gồm luôn các lực-lượng biên-giới, các toán Tchéka phụ-trách an-ninh cho các cơ-quan xe hỏa ( đường sắt ) và các toán canh gác các trại tập trung. Qua đến năm 1925, cơ quan này chỉ còn lại 26000 nhơn viên dân chính và khoảng 60000 ngàn nhơn-viên quân sự. Công thêm với các con số này còn có thêm lối 30000 người điềm chỉ , so với con số người loại này vào năm 1921, với các tài-liệu tham-khảo các con số này không được biết rỏ. Tháng chạp năm 1924, trong thơ của Nikolai Boukharine gởi cho Feliks Dzerjinski, ông đả viết : Chúng ta cần phải chuyễn qua giai đoạn tự do hơn của chính-quyền Sô-Viết : Bớt đàn áp, các việc làm phải hợp pháp, mở nhiều cuộc bàn cải, cho tản quyền về các địa phương và lẽ dỉ nhiên phải dưới sự chỉ-đạo của đảng Cộng-Sản. Vài tháng sau đó, ngày 1 tháng 5 năm 1925 Chủ-Tîch Tòa-Án Cách-Mạng, Nikolai Krylenko người đả chủ-tọa cuộc xữ-án trá hình tư-pháp (mascarade) của cuộc xữ-án các người cách-mạng, đả gởi một bản phúc-trình dài lên bộ-chính-trị đảng Cộng-sản Nga, ông đả chỉ-trích các việc lạm dụng của cơ quan Guépou đả có những hành-động vượt quá mức giới-hạn đối với các sắc-luật mà họ có trọng-trách phải thi-hành. Năm 1922-1923 đả có nhiều sắc-luật được ban ra với tác-dụng hạn chế các khả-năng của cơ-quan Guépou về các việc liên-quan đến : Gián-điệp, Ăn cướp,Tiền giả và Phản cách-mạng . Đối với các tội-ác kể trên, cơ-quan Guepou sẽ là Ông Tõa duy nhất và với tập đoàn đặc-biệt của họ, họ có thể tuyên-án, lưu-đày hay cưởng-bách cư ngụ để dễ bề kiễm-soát cho tới 3 năm, cho đi tập trung vào các trại lao-động cưởng-bách hay tối đa là án tử-hình. Năm 1924, trong số 64000 hồ sơ được cơ-quan Guépou phụ-trách thì 52000 hồ sơ được chuyễn qua các tòa-án thường. Các cơ-quan tư-pháp của Guépou đả lưu lại 9000 hồ-sơ , một con số quá cao so với hiện-tình chính-trị được coi như là ổn-đînh. Ông Nikolai Krylenko nhắc lại : : Các điều-kiện sinh-sống của các người bị đüa đi đày ở các vùnghẻo lánh tại Sibérie, không được cấp phát một đồng tiền nào, các người này đả sống quá thê-thãm. Trong số này có các sinh-viên tuổi từ 18-19 và các người già 70 tuởi. Thành-phần nhiều hơn hết là các thành-viên củaGiáo-hội và các phụ-nữ già, họ đýu thuộc vào thành-phần nguy hiễm cho xã-hội và Nikolai Krylendo cũng đề-nghị giới hạn việc dùng danh-từ phản cách mạng , danh-từ này chỉ được dùng riêng cho các đoàn-viên các đảng chính-trị, đại-diện của các quyền lợi kinh-tế của các người trung-lưu trưởng-giả để hầu tránh được việc lạm dụng quá độ các từ này trong các ngành nơi cơ-quan Guépou.
Đứng trước các sự chỉ-trích trên, Dzerjinski và các viên phụ-tá của ông đả gởi lên các vị lãnh-tụ Bôn-sê-vít là những người chỉ-huy cao cấp của Đảng, và riêng cho Staline, nhiều bản báo-cáo báo động về các rắc-rối nó kéo dài trong nước Ba-Lan, các nước Baltes, nước Anh, nước Pháp và nước Nhật.
Về bản phúc-trình các hoạt-động của cơ-quan Guépou trong năm 1924 gồm có :
- Bắt giam 11.453 tên ăn cướp trong số này đả hành-quyết 1858 tên tại chổ.
- Điều tra 926 người ngoại-quốc và trong số này đả trục-xuất 357 người ra khỏi nước Nga và bắt giam 1542 tên tội phạm làm Gián-điệp .
- Đả hành-quân 81 lần chống lại các nhóm vô chính-phủ và bắt giam 266 người.
- Được điềm chỉ và phá vở một mưu toan nổi-loạn của Bạch-quân ở Crimée, và đả hành-quyết 132 người trong khuôn-khổ của cuộc mưu-toan nổi dậy này.
-Đả thanh-toán 14 tổ-chức men-sê-vít và bắt giam 540 người, sáu tổ-chức cách-mạng xã-hội thiên-hữu và bắt giam 152 người, bảy tổ-chức xã-hội cách-mạng thiên-tả và bắt giam 52 người, 117 tổ-chức các người trí-thức đủ loại và bắt giam 1360 người, hai mươi bốn tổ-chức bảo-hoàng và bắtgiam 1245 người, 85 tổ-chức đạo và giáo phái cùng bắt giam 1765 người, và 675 nhóm người koulaks bắt giam 1148 người.
- Trong 2 cuộc ruồng bắt lớn diễn ra vào tháng 2 và tháng 7 năm1924 và trục-xuất ra khỏi các thành-phố Moscou và Léningrad khoảng 4500 tên ăn-trộm, các tên tái phạm, các tên đả theo kế-hoạch nepmen (NEP-các tiểu-thương và các tên thầu khoán nhỏ)
- Đả cho kiễm-soát và theo-dỏi chặt-chẻ từ mỗi cá nhân, có 18200 người bị xếp vào thành phần nguy-hiểm cho xã-hội.
- Đả cho canh chừng 15.501 xí-nghiệp và cơ-sở hành-chánh.
- Đả đọc và kiễm-duyệt 5.078.114 thư từ và các văn thư liên-lạc đủ loại.
Với các việc làm kể trên đây, với các con số được coi là chính-sác đả nói lên sự lố-bịch trơ-trẻn của chế-độ thư lại, vậy có-thể đáng tin hay không ? Và nằm trong kế-hoạch về ngân-sách của cơ-quan Guépou cho năm 1925 đả nói lên sự kiện là cơ-quan này sẽ không bớt hay là nới tay về việc phòng vệ và bảo vệ , đây là nhiệm vụ chính-trị chánh của cơ-quan cảnh-sát và tương xứng với ngân-sách được cấp phát. Các dữ-kiện này là tư liệu quý giá đối với các sử-gia , vì ngoài các con số nêu trên việc hành-sự chuyên-quyền đủ loại tự nó đả nói lên được việc hành sự thường-trực đối với các kẽ thù có tiềm năng, cơ-quan Guépou có một vài hệ-thống bớt hoạt-động nhưng vẩn được đặt trong tình-trạng sẳn-sàng hành-động.
Mặc dầu ngân-sách bị cắt giảm và củng do các lời chỉ-trích không có kết-quả của các viên lảnh-tụ Bôn-sê-vít, các hoạt-động của cơ-quan Guépou còn được khuyến-khích bởi các điều mà luật hình-sự được sửa đổi cho thêm cứng rắn hơn. Căn cứ trên : Các nghuyên-tắc căn-bản nơi hình-luật củ Liên-Bang Sô-Viết, được chấp thuận ngày 31 tháng 10 năm 1924 và Bộ luật mới về Hình-luật được ban hành năm 1926, đả mmỏ tầm giải-thích rộng-rải hơn những tội ác bị coi là phản cách-mạng và xếp thành luật các người bị coi là nguy-hiễm cho xã-hội mọi hoạt-động dù không nhắm thẳng vào việc lật đổ hay làm suy yếu chính-quyền Sô-Viết và bị coi là phạm nhân đả vi-phạm vào các quyền-lợi đạt được về chính-trị và kinh-tế của cuộc cách-mạng vô-sản. Như vậy đạo luật này sẽ trừng-phạt mọi trường hợp bất-chính và cả các mưu-toan hay ý đồ có dính líu đến các trường-hợp sẽ xảy ra.
Củng bị xếp loại và coi như thành phần nguy hiểm cho xã-hội tất cả các cá nhân nào đả làm một hành-động nguy-hiễm đói với xã-hội hay là có dính líu hoặc liên-quan đến các giới tội ác hay trong quá khứ đả có một hành-độngnào bị coi là một hiễm nguy. Các người bị chỉ đînh tùy theo các tiêu-chuẩn rất là co giản có thể bị lên án mặc dầu thiếu các bằng chứng là thủ-phạm. Và hình luật này còn giải-thích rỏ-ràng là tòa-án có thể cho thi-hành các biện pháp để bảo vệ xã-hội, các người đả bị coi là thành-phần nguy hiểm cho xã-hội vì đả vi-phạm một khinh tội được xác-định, hay trong trường-hợp bị truy-tố đả phạm phải một khinh tội được xác-định và được tòa-án phán xét là vô tội vẫn bị coi là nguy-hiểm cho xã-hội . Tất cả các khuynh-hướng được coi là luật hình sự của năm 1926 có điều phi-thường, số 28 với 14 phụ chương xác-định các tội danh phản cách mạng đả củng cố căn-bản hợp pháp của các cuộc khủng-bố của chế độ. Ngày 4 tháng 5 năm 1926, Dzerjinski đả gởi một văn thư cho phụ tá của ông là Iagoda, trong văn thư này ông ta nói về một chương-trình rộng lớn để chống lại các sự đầu cơ , đả phân-tích các ranh giới của chính-sách NEP ( tân chính sách kinh-tế chính-trị do Lénine đề ra ) và tinh-thần cuộc nội-chiến thường trực của các người lãnh-đạo cao cấp của chế độ, như sau :
..Cuộc chiến chống lại các sự đầu cơ có một tính cách quan-trọng cho ngày hôm nay. Chúng ta cần quét sạch ra khỏi thành phố Moscou các phần tử ăn bám và các bọn đầu cơ. Tôi đả ra lịnh cho Pauker thu-thập tất cả các tài-liệu hiện đang có về việc lập phiếu cá nhơn của mổi người dân cư-ngụ tại Moscou để giải-quyết vấn đề này. Cho đến ngày hôm nay, tôi chưa nhận được gì cả. Đồng chí có nghỉ rằng chúng ta phải cho thành lập một bộ đặc-biệt để di dân đi khẩn khoang và ngân-sách đặc-biệt này sẽ cho các số tiền mà chúng ta đả tịch-thâu, để đài thọ cho công-tác này. Chúng ta sẽ đưa các phần-tử ăn bám này và gia-đình của họ đến cư-ngụ ở các thành-phố hẻo-lánh và khổ-cực này ở những vùng xa-xôi của đất nước Nga, theo một kế hoạch đả được soạn-thảo trước và được sự chấp-thuận của chính-phủ. Chúng ta cần quét sạch các thành-phố nơi có nhiều trăm ngàn người ăn bám và đầu cơ , họ đang sống sung-túc. Các tên ăn hại này đang lủng-đoạn và tiêu-diệt chúng ta. Vì bọn chúng là thủ-phạm đả tạo nên sự khan hiếm các vật dụng kỹ-nghệ sản-xuất và các hàng-hóa để cung-cấp cho các người nông dân. Vì chúng giá cả đả leo thang và đòng tiền Rúp đả mất giá ? Cơ quan Guépou phải ra tay hành-động liền để giải-quyết vấn đề này với tất cả các nghị-lực của cơ-quan."
Trong các đặc-điễm khác của chế-độ hình-luật Sô-viết có nói đến sự hình-thành của hai hệ-thống phân biệt truy tố tội phạm : Một là Tư Pháp, Hai là Hành-Chánh. Và có hai chế độ lao từ : Một do Bộ Nội-Vụ và Một do cơ quan Guépou đảm-trách. Các nhà tù đả có sẳn một hệ-thống củ để giam các tội-phạm bị kết-án do các thủ-tục tố-tụng thường dùng, còn có một hệ-thống các trại tập-trung cưởng bách lao-động do cơ-quan Guépou quản-lý để giam-cầm các tội phạm bị kết-án do các thủ-tục tố-tụng đặc-biệt của ngành cảnh-sát chính-trị để xử tất cả các loại tội trạng thuộc về : Phản cách-mạng dưới mọi hình thức, các tên đại cường đạo, làm tiền giả và các tội của các nhơn viên cành-sát chính-trị gây ra.
Năm 1922, chính-phủ đề-nghị lập một trại tập trung lớn ở đảo Solovki, năm hòn đảo trên Bạch-Hải nằm ngoài khơi vùng Arkhangelsk, và một hòn đảo lớn có một tu-viện lớn của Giáo-hội Chính-thống Nga. Sau khi đả đuổi các tu-sĩ ở đây đi nơi khác, cơ-quan Guépou đả tổ-chức ở quần đảo nhiều trại tập-trung được mang danh là SLON ( Trại đặc-biệt ở Solovki ). Các số tù nhơn đầu tiên được lấy ra từ các trại ở Kholmogory và ở Pertaminsk đả đến Solovki vào đầu tháng 7 năm 1923. Đến cuối năm con số các tội nhơn lên đến 4000 người và sang đến năm 1927 con số lên đến 15000 người và cuối năm 1928 là 30000 người.
Một đặc-điễm của các trại ở Solovki là họ áp dụng chế độ tự-quản ngoài viên giám-đóc và vài nhơn viên có trách-nhiệm, tất cả các dịch-vụ của các trại đýu do các phạm nhơn đảm nhận. Các phạm nhân này là cựu cộng-tác-viên và cựu nhơn-viên của cơ-quan Cảnh-sát chính-trị. Các hành-động của các loại người này đả đüa đến một kết-quả là việc chuyên quyền toàn bộ về việc tự quản-trị và làm tăng thêm các đặc-quyền hưởng lợi, được thừa hưởng rộng-rải dưới chế độ củ, vì các tù nhơn được hưởng quy chế là tù nhơn chính-trị.
Với chính-sách NEP, cơ-quan hành-chánh của Guépou đả phân loại ra ba hạng tù phạm.
Hạng thí nhất bao gồm các tù-phạm thuộc về chính-trị,
riêng biệt cho các cựu đảng-viên của đảng Men-sê-vít, xã-hội cách-mạng và vô-chính-phủ , các tù phạm này đả đòi được ở Dzerjinski và được hưởng một chế-độ chính-trị khoan hồng vì Dzerjinski củng đả là tủ-phạm chính-trị và đả ở tù 10 năm luôn cả thời-gian bị đưa di lưu-đày. Họ được hưởng một khẩu-phần ăn gọi là khẩu phần chính-trị , được quyền giử một vài vật dụng dùng cho cá nhân, có quyền được nhận báo chí của thơn nhơn gởi vào và không bị bắt buộc làm các việc khổ sai. Đến cuối thập niên 20, quy chế này bị bải bỏ.
Hạnh hai là hạng đông tù phạm nhiều hơn các hạng khác gồm có các thành phần phản cách-mạng : đoàn-viên các đảng không thuộc phe xã-hội hay vô chính-phủ, các thành-viên của giáo-hội, các cựu sĩ-quan của Nga Hoàng, các cựu công-chức, các người Cosaque, các người đả tham dự vào cuộc nổi loạn ở Kronstadt và ở Tambov, và tất cả các người bị tuyên án theo điều luật số 58 của luật hình-sự.
Hạng thứ ba gồm các tù phạm thuộc luật thường phạm như : ăn cướp, làm tiền giả do các tòa án Guépou kết-án và những cựu nhơn viên của cơ-quan Tchéka mang các tội loại thường phạm và vi phạm các tội của cơ-quan này.
Những người Phản cách-mạng bị giam chung với các người này và những người tù phạm thuộc loại luật thường phạm họ tác yêu, tác quái trong trại giam, các người phản cách-mạng phải chịu đựng rất nhiều sự chuyên-chế hoàn toàn, khổ-cực, phải chịu đói vì phần ăn của họ đả bị những người kia cướp đoạt, với thời tiết quá lạnh vào mùa Đông và qua mùa Hè phải chịu đựng nạn muổi cắn vì vùng này có quá nhiều ao, hồ. Một hình-thức tra tấn thường diễn ra ở nơi dây là bắt các nạn-nhơn ở nơi đây cởi bỏ tất cả quần áo và trói họ lại rồi bắt đùng cả đêm ở ngoài rừng để cho muổi chích. Khi bị bắt buộc phải di chuyển từ trại này qua trại khác, các tù phạm xin được trói hai tay về phía sau lưng, và đó là điều được ghi ở trong bản điều lệ của trại-giam. Đó là cách duy nhất tự-vệ của tù phạm, để khỏi phải bị giết vì lý do muốn tẩu thoát. Và sau khi đả hạ-sát một tù phạm chỉ cần một báo cáo cộc lốc như vậy. Nhà văn có danh ở trong đám các tù phạm tại Solovki tên Varlam Chalamov, ông thuộc loại các tù phạm về chính-trị và đả viết lên các thãm trạng xảy ra ở nơi này.
Và với các kinh-nghiệm khai-thác sức lao động khổ-sai của các người từ ở Solovki của cơ-quan Guépou trong những năm nội-chiến, và phương-pháp xữ dụng hình-phạt khổ-sai lao-động đả phát-triển triệt để vào các năm 1929. Trong thời-gian từ khi các trại này được thiết-lập, các tù phạm được xữ dụng rất ít vào các việc làm sản-xuất ở trong vòng các trại, cho đến năm 1925. Bắt đầu từ năm 1926, ban biám-đóc của trại tù ở Solovki đả ký các khế-ước để sản-xuất với các cợquan quốc-doanh và khai-thác hợp-lý nguồn lao-động khổ-sai này thành được một nguồn lợi và không giống như các năm 1919-1920 khác với lý-thuyết khi các trại tập trung đầu tiên được thành-lập là : Lao-động sửa sai và để tái cải-huấn các tù-phạm . Được tái tổ-chức dưới danh-xưng USLON ( Direstion des camps spéciaux du Nord ), Ban lãnh-đạo các trại-giam đặc-biệt ở miền Bắc. ; các trại-giam đặc-biệt Solovki được thiết lập thêm rất nhiều nằm rải-rác trên lục địa và khởi đầu ở các vùng ven Bạch Hải. Năm 1926-1927 nhiều trại mới được thiết-lập ở cửa sông Petchora, ở vùng Kem và ở nhiều vùng đất độc ở các ven biển không có người sinh-sống, và đi vào phía sâu trong các vùng này có toàn là những khu rừng gổ để khai-thác. Các tù nhân phải được thực-hành một kế-hoạch và chương-trình sản-xuất và phải thực hiện đủ số cây gổ được hạ xuống và đúng thời hạn chỉ định. Các chương-trình sản-xuất với chỉ số gia-tăng việc cung cấp gổ cho các cơ-quan quốc doanh nên cần thêm một số tù-phạm, và số tù phạm này gia-tăng rất mau và rất nhiều. Vì yếu tố kể trên, bắt đầu từ năm 1929, tất cả các người tù phạm nào bị kết án trên 3 năm đều bị đüa đi về các trại lao-động khổ-sai để tham-gia vào việc sản-xuất và cung-cấp cây-gổ cho các khế-ước đả được ký kết. Biện pháp này đả làm phát-triễn thêm các trại lao-động khổ-sai. Đây là nơi mà có thể nói là phòng thí nghiệm về lao động khổ-sai, các trại tập trung đặc-biệt ở quần đảo Solovki là khuôn-khổ của một bán đảo khác đang được thai nghén một quần đảo bao la nằm trên toàn một lục địa đó là : Quần đảo Goulag
Hàng năm cơ-quan Guépou lên án vài ngàn người bị đüa đi đày vào các trại tập trung lao động khổ sai hoặc là bị quản thúc tại gia hoặc cưởng bách đi ở các nơi cư-ngụ khác. đó là các hoạt-động bình-thường của cơ-quan này. Ngoài ra họ còn mở các cuộc hành quân lớn đàn-áp với các chỉ tiêu đặc biệt. Trong những năm từ 1923 đến 1927 tình thế tạm lắng yên, nhờ chính sách NEP tại nước Nga, thì trên thực tế những nước ở các vùng Liên-Trung-Á và ở Trung-Á ( Transcaucasie và Asie centrale ). Các cuộc hành quân lớn để đàn-áp các phần tử chống đói đả diễn ra với từng giai-đoạn đàn-áp rộng lớn và đẩm máu. Các nước và các sắc dân ở các vùng này đả chống đối lại dữ-tợn các cuộc chinh phục của người Nga hồi thế kỹ 19 và đả bị các người Bôn-sê-vít tái chiếm lại : Xứ Azerbaidjan bị tái chiếm vào tháng 4 năm 1920, Xứ Arménie bị tái chiếm vào tháng 12 năm 1920, xứ Géorgie bị tái chiếm vào tháng 2 năm 1920, xứ Daguestan vào cuối năm 1921, xứ Turkestan với Boukhara vào mùa Thu năm 1920. Họ tiếp tục chống cự lại mảnh liệt với việc Sô-viết hóa. Tháng Giêng năm 1923 Peters, ủy-viên toàn-quyền chỉ huy các cuộc hành quân tái chiếm các vùng nói trên đả báo cáo : Chúng tôi chỉ kiễm-soát các thành phố lớn ở vùng Turkestan. Từ năm 1918 cho đến cuối năm 1920 và trong một vài vùng được kéo dài cho đến năm 1935-1936, một phần lớn của vùng Trung-Á, trừ các thành phố lớn, còn do các người basmatchis kiễm-soát. Danh từ batmaschi ( ăn cướp , tiếng của sắc tộc Ouzbek ), mà người Nga dùng để chỉ cho tất cả các sắc-tộc Ouzbeks, Kirghiz, Turkmènes, các sắc-tộc này hoạt động riêng rẻ ở nhiếu vùng khác nhau.
Tụ điễm chính của cuộc nổi loạn là ở các vùng thung-lũng Fergana. Sau khi tái chiếm được Boukhara vào tháng 9 năm 1920, Hòng quân phải đương đầu với các cuộc nổi loạn lan tràn về các vùng phía Đông và phía Nam của cựu tiểu quốc Boukhara và các vùng phía Bắc của các đồng cỏ Turkmènes. Các chiến sĩ Basmatchis gồm có các sắc dân đả định cư cùng với các sắc dân du-mục. Đầu năm 1921, bộ tham mưu của Hònh-quân đả ước lượng số người đả chống lại họ lên đến 30000 người có võ-trang. Các người chỉ-huy các cuộc nổi loạn này không được đòng nhất. Có nơi thì là những thân hào của các làng xã, các tù-trưởng hay là các vị lãnh đạo tôn-giáo truyền thống và củng có các người quốc-gia Hòi-giáo họ không thuộc các sắc dân nói trên như : Ông Enver Pacha, cựu Bộ-Trưởng-Quốc-Phòng của Thổ-Nhỉ-Kỳ đả tử-trận vào năm 1922 lúc giao-chiến với các lực lượng vũ-trang của cơ-quan Tcheka. Các cuộc nổi loạn của các toán quân basmatchis chỉ có tính cách bất giác, tự nhiên chống lại các người bất-trung ( danh từ của Hồi-giáo chỉ vào những người không cùng đạo ), bọn áp bức người Nga kẽ thù củ tái xuất hiện dưới hình thức mới vì các kẽ thù này cướp đoạt đất đai, các súc vật của họ mà lại còn phạm vào thế giới tâm linh của các người Hồi-Giáo. Trận chiến-tranh bình-đînh này có tính chất thuộc địa và các người basmatchis đả chống cự lại ròng rả 10 năm, đối đầu với các đạo quân của Hòng-quân và các lực-lượng đặc biệt của cảnh-sát chính-trị dưới sự chỉ huy của Bộ Đông Phương của cơ-quan Tcheka. Đến ngày hôm nay, rất khó mà ước lượng dù với con số phỏng chừng, số nạn nhơn của các trận chiến đả xảy ra ở các vùng kể trên.
Khu vực lớn thứ hai do Bộ Đông Phương của cơ-quan Tcheka ( Guépéou ) là vùng Transcaucasie. Trong vòng 5 năm bắt đầu từ năm 1920, các vùng đất Daguestan, Géorgie và Tchéchénie đả bị đàn áp củng như các vùng ở Trung-Á. Vùng đất Daguestan đả chống cự lại đến cuối năm 1921. Dưới sự lảnh đạo của cheikh Uzun Hadji ( lảnh tụ tôn-giáo ) của hội đạo Hòi-giáo của các người Nakchbandis, họ đả chủ-động các người sơn-cước và cuộc chiến đãu mang tính cách một cuộc thánh-chiến chống lại những người Nga Xâm lăng. Cuộc chống cự kéo dài suốt một năm và có vài vùng chỉ được bình-đînh vào năm 1923 sau khi các người Bôn-sê-vít cho phi cơ oanh-tạc các khu vực rộng lớn và tàn sát các người dân thường.
Sau 3 năm sống độc lập với một chính phủ Men-sê-vít, vùng Géorgie đả bị Hòng-quân chiếm đóng vào tháng Giêng năm 1921. Alexandre Miasnikov, thơ-ký của ũy ban Bolchevique của vùng Transcaucasie đả tuyên bố đây là một vụ khó khăn . Đảng Bôn-sê-vít địa phương chỉ quy tụ được lối 10000 đảng viên trong thời gian suốt 3 năm dưới chính-phủ Men-sê-vít. Họ phải đương đầu với một từng lớp trí thức và cựu quý tộc gồm có gần 100000 người, các số người này thuộc loại chống Bôn-sê-vít. Thêm vào còn có một mạng lưới mạnh mẽ người men-sê-vít bởi vì đảng Men-sê-vít vào năm 1920 đả có 60000 đảng viên. Mặc dầu dưới sự chỉ huy của một uỹ-viên của cơ-quan Tchéka Lavrenti Beria mới có 25 tuổi, một người sẽ có được tương lai quan-trọng, cuộc đàn áp đả diển ra với sự tàn ác quá sức tưởng-tượng vì cơ quan Tcheka ở đây được quyền tự-trị, không chịu sự chi phối của trung-ương ở Moscou. Các người Men-sê-vít bị lưu đày vào cuối năm 1922 đả hợp tác với các tổ chức chống Bôn-sê-vít khác, tổ chức một Uỹ Ban Bí Măt dành độc-lập cho vùng Géorgie để nổi loạn. Khởi loạn được bắt đầu vào ngày 28 tháng 8 năm 1924 ở tỉnh nhỏ Tchiatoura, và trong vòng 5 ngày sau đó cuộc nổi loạn lan tràn ra khắp 25 địa hạt ở vùng Gourie, và số đông các người nông dân đả tham dự cuộc nổi loạn này. Cuộc nổi loạn này đả bị dẹp tan trong vòng một tuần lễ vì các lực lượng Hồng-quân có quá nhiều lính và họ lại có thêm phi-cơ oanh tạc và pháo-binh yễm trợ. Sergo Ordjonikidze, đệ nhứt bí thư của Ủy ban Đảng bôn-sê-vít vùng Transcaucasie và Lavrenti Beria lấy cớ về cuộc nổi loạn này để : Thanh toán một lần cho dứt khoát các người Men-sê-ví và các quý-tộc gốc người Géorgie. Với các con số ghi trên các văn thư vừa được cho phép tham khảo, 12578 người đả bị xử bắn trong thời-gian từ ngày 29 tháng 8 năm 1924 cho đến ngày 5 tháng 9 năm 1924. Tính rộng lớn của cuộc đàn áp này đả làm Bộ-Chính-Trị của đảng Bôn-sê-vít súc động. Ban lãnh đạo của Bộ-Chính-Trị liền kêu gọi Đảng bộ địa phương trở về trật tự, và ngưng các cuộc tàn sát một số lớn vì không tương ứng cùng với cuộc nổi loạn, đùng hành quyết các người chính-trị mà không được ũy ban trung-ưöng cho phép. Nhưng các vụ hành quyết đon giản tiếp tục trong nhiều thang. Vào cuộc họp toàn đảng của Ũy Ban Trung Ương ở Moscou vào tháng 10 năm 1924, Sergo Ordjonikidze, đả báo cáo Có lẽ chúng tôi đả hành động hơi quá đáng, nhưng không thể không có một cái gì cả .
Một năm sau các cuộc đàn áp tháng 8 năm 1924 chống lại các người nổi loạn ở Géoegie, chế độ lại cho thi hành một cuộc hành quân lớn để bình đînh ở vùng Tchétchénie, nơi đây ai củng nói là chính quyền So-viết không có nơi đây . Từ ngàby 17 tháng 8 đến ngày 15 tháng 9 năm 1925, trên 10 000 Hòng quân dưới sự chỉ huy của tướng Ouborecitch, với sự yễm trợ nơi cánh quân lực lượng đặc biệt của cơ quan Guépou, bắt đầu tước vỏ khí các thân binh người Tchetchène. Cả chục ngàn vũ khí đả bị tịch thu và 1000 tên ăn cướp đả bị bắt giam. Trước sự kháng cự của dân chúng viên chỉ huy Guépou tên Ounchlicht, đả nhìn nhận là phải kêu pháo binh nặng và phi cơ oanh-tạc các tổ kháng cự của bọn ăn cướp . Cuộc bình đînh ở vùng này được diễn ra vào thời điễm mà người ta gọi là cực điễm của chính-sách NEP , trong bản phúc-trình Ounchlicht đả viết : Qua các kinh nghiệm chiến đãu chống lại bọn basmatchis ở Turkestan, chống lại bọn ăn cướp ở Ukraine, ở tỉnh Tambov và các nơi khác, các cuộc đàn áp dùng quân lực chỉ có hiệu lực với cách là phải được Sô-viết hóa ở tại các nơi này và cần đi xâu vào các vùng hẻo lánh xa-xôi .
Cuối năm 1926,sau cái chết của Dzerjinski, cánh tay mặt của ông là Viatcheslav Rudolfovitch Menjinski, người gốc Ba-Lan củng như Dzerjinski, đả được Staline cất nhắc lên làm chỉ-huy cơ-quan Guépou. Lúc này Staline đang âm-thầm mưu toan chống lại Trotski và Boukharine. Tháng Giêng năm 1927, cơ-quan Guépou được lịnh thi-hành mau lẹ việc lập các phiếu cá nhơn các thành phần nguy-hiễm đối với xã-hội và chống lại sô-viết , ở các thôn quê. Trong vòng một năm con số người bị ghi vào các phiếu từ khoảng 30 000 tăng lên 72 000 người. Đến tháng 9 năm 1927, cơ-quan Guépou đả cho phát động trong nhiều tỉnh, nhiều đợt bắt giam các người koulaks và các phần tử nguy hiểm đối với xã-hội . Các đợt lùng bắt này được coi là cuộc thí-nghiệm đầu tiên hay là các cuộc thực-tập dự bị cho cuộc bố ráp lớn để thi-hành kế-hoạch giải-thể các người koulaks , sẽ được phát động vào mùa Đông 1929-1930.
Năm 1926-1927, cơ-quan Guépou củng tích cực hoạt-động trong việc lùng bắt các người chống đối chế độ cộng-sản và gán cho các người này danh-từ thân Zinoviev hay là trốt-kít. Việc thực thi làm phiếu cá-nhơn để theo dỏi các người chống cộng đả được bắt đầu sớm hơn vào các năm 1921-1922. Tháng 9 năm 1923, Dzerjinski đả đề-nghị siết chặt lại ý-thức chủ-nghỉa của Đảng. Các người cộng-sản phải cam-kết báo cho cơ-quan cảnh-sát chính-trị mọi tin-tức mà họ biết về sự hiện-diện của các thành-phần sai-lệch, xét lại ở trong lòng Đảng. Đề nghị này bị một sự phản đối của một số lảnh tụ, trong đó có Trotski. Nhưng thói quen cho canh chừng các người chống đối đả được phổ biến rộng rải các năm sau đó. Cuộc thanh-trừng ( purge ) của tổ-chức cộng-sản của thành-phố Léningrad, do Zinoviev chỉ huy ; xảy ra vào tháng Giêng và tháng 2 năm 1926 đả làm liên lụy nhiều vào cơ-quan Guépou. Các người chống đối không những bị đuổi ra khỏi đảng và vài trăm người trong số này bị bắt buộc đi lưu đày ở các thành-phố xa-xôi và số phận của họ rất là bấp bênh vì không một ai giám cho họ một việc làm để kiếm sống. Đến năm 1927, cuộc lùng bắt các người bị liệt vào danh sách là trốt-kít, có độ vài ngàn người, đả huy động trong nhiều tháng vào một phần các cơ sở của cơ quan Guépou. Tất cả những người này đả bị ghi tên vào các phiếu cá nhơn, hàng trăm người trốt-kít đang hoạt động bị bắt đưa đi đày ở nơi khác bằng các biện pháp hành chánh. Vào tháng 11 năm 1927, các lãnh tụ Bôn-sê-vít chống đối lại Staline là : Trotski, Zinoviev, Kamenev, Radek, Rakovski, đều bị khai trừ ra khỏi Đảng và bị bắt giam. Tất cả mọi người nào từ chối làm tờ tự kiễm thảo công khai, đều bị đưa đi lưu đày. Ngày 19 tháng Giêng năm 1928, báo Prava đả loan tin Trotski và một nhóm 30 người chống đối, bị đày đi Alma-Ata. Một năm sau Trotski bị trục xuất ra khỏi Liên-Bang Cộng-hòa Sô-viết. Việc biến đổi một nhân vật chính tạo ra cuộc khủng bố Bôn-sê-vít , thành ra một người phản cách mạng là một chặn đường mới được vượt qua, với trách nhiệm của người hùng mới của Đảng : Staline.
Đầu năm 1928, sau khi loại trừ phe Trotski chống đối lại chủ trương của phe Staline, đa số đảng viên của Bộ Chính-trị của Trung-Ương Đảng Cộng-sản Sô-viết đả quyết đînh chấm dứt cuộc hưu chiến chống lại toàn xã-hội Nga vì xã-hội này trên con đường tiến-triễn đả đang đi khác với những kế-hoạch của người Bôn-sê-vít mong muốn đạt được.
Củng giống như những gì đả xảy ra ở 10 năm về trước, kẽ thù chính vẫn là giới nông dân mà các người Bôn-sê-vít coi là một khối người không thể kiễm-soát được, chống đối họ và vô kỹ-luật. Và khởi điễm của cuộc nội-chiến thứ hai chống lại toàn khối các người nông dân như sử gia Andrea Graziosi đả nhận định và lần này các diễn tiến sẽ khác hơn lần trước. Tất cả các sáng kiến đều do nhà nước phát động, các thành phần xã-hội không còn có khả năng để phản ứng và các cuộc chống đối chỉ yếu dần đi không còn gây được một ảnh hưởng gì cả.
Sau các tai biến xảy ra trong những năm 1918-1922, nên nông nghiệp đả có thể coi như là toàn thể phục hồi ; những người nông dân bị coi như là các kẻ thù của chế độ đang suy yếu toàn thể và nhà nước đả trở thành mạnh hơn vào những cuối năm của thập niên 20. Chính quyền đả nắm vững tình thế và hiểu biết những việc gì đả diển ra ở các làm xóm, việc thiết lập các phiếu cá nhơn các người bị xếp vào loại thành phần nguy hiễm cho xã-hội cư ngụ ngoài các thôn làng . Các yếu tố này đả cho phép cơ-quan Guépou hành động hữu-hiệu khi họ cho thi hành các cuộc bố ráp (rafles) đầu tiên trong chiến dịch giải thể người koulak , việc tiêu diệt lũy tiến và thực sự các người nông dân chống đối bị gán cho từ ăn cướp , tước đoạt các vũ khí của các người nông dân và việc trưng binh khi cần trong các cuộc hành quân. Với con số người phục tòng chịu lịnh trưng binh và việc phát triễn một hệ thống bao vây và kiễm soát các trường học. Căn cứ trên các văn thư liên lạc giửa các người lảnh đạo bôn-sê-vít và các bài viết bằng chử viết tắt tóm tắc các lời phát biểu của các người này, dưới sự giám sát của Staline, và củng có khi với sự hiện diện của các người chống đối là : Kamenev, Rykov và Boukharine họ củng đả đo lường được các hậu quả mà xã-hội sẽ phải gánh chịu khi các cuộc tấn công đầu tiên được phát động vào năm 1928, vào toàn thể khối nông dân. Boukharine đả viết xong một văn thơ gởi cho Staline : Tôi báo trước cho đồng chí là sẽ xảy ra một cuộc chiến ở nông thôn. Nhưng Staline đả sẳn-sàng chấp nhận , dù phải trả với mọi giá và lần này chế độ sẽ chiến thắng.
Việc thu mua các sản phẫm nông nghiệp vào năm 1927 đả gặp cơn khủng hoảng ; Staline viện cớ này và củng là điều ông mong muốn. Tháng 11 năm 1927, số lượng nông sản do các cơ-quan thu mua của nhà nước, đả ít đi quá mức và qua đến tháng 12 thì số lượng này đả tụt xuống một cách thê thãm. Đến qua tháng Giêng năm 1928, mặc dầu được mùa, các cơ-quan thu mua chỉ thâu đạt được có 4.800.000 tấn nông sản thay vì năm trước đả thâu đạt được 6.800.000 tấn. Vì giá mua quá hạ do nhà nước định giá, ngược lại giá các sản-phẫm kỹ-nghệ do nhà nước cung cấp lại quá cao và khan hiếm. Các cơ-quan thu mua của nhà nước bị xáo-trộn vì có tin đồn là sẽ xảy ra nội chiến và toàn thể khối các người nông dân đều bất mản vì cuộc khủng hoảng này. Với các diễn tiến trên Staline coi đó là cuộc đình công của người koulak .
Nhóm các lảnh tụ phe Staline viện cớ vì các diễn biến ở trên, để lập lại các tổ trưng dụng và cho thi hành nhiều biện pháp đàn áp đả được thực-hiện vào thời chiến-tranh của cộng-sản đả xảy ra mấy năm về trước. Staline đích thân đi thăm vùng Sibérie. Các người lảnh tụ khác : Andreiev, Mikoian, Postychev hay Kossior, đi tham quan các địa phương sản xuất nhiều nông-sản, các vùng đất đen là vùng Ukraine và phía Bắc vùng Caucase. Một văn thơ của Bộ Chính-Trị của Trung-Ương Đảng Cộng-sản đề ngày 14 tháng Giêng năm 1928 gởi cho các chính-quyền địa-phương, ra lịnh cho họ phải bắt giam những người đầu cơ , các người koulak và các người phá rối thị trường cùng chính sách giá cả . Và củng giống thời-gian năm 1918-1922, chính-sách trưng dụng được áp dụng, các viên toàn quyền được phái đi, cùng các phân đoàn lảnh-tụ cộng-sản, về các vùng nông-thôn để thanh-trừng các chính-quyền địa phương bị coi là quá dể dải đối với các người koulak. Các vị toàn quyền này hứa với các người nông dân rằng nếu họ tố cáo các nơi cất giấu các nông sản, họ sẽ được thưởng cho một phần tư các nông-sản giấu diếm được tịch thâu từ các người nông dân đả dấu.
Để trừng phạt các người nông dân cứng đầu nhiều biện pháp đả được nghỉ ra. Nếu họ không chịu giao nạp số nông-sản mà họ bị bắt buộc phải giao nạp cho các tổ thu mua và được trả rẻ hơn từ 4 đến 5 lần so với giá trên thị trường, thì họ sẽ bị phạt như sau thay vì phải nạp cho đủ số 1 tấn được chỉ định ; họ sẽ bị phạt là phải nạp từ 2, 3 hoặc 4 tấn. Điều 107 bộ Hình-luật Sô-viết đả dự định là sẽ bị kết án ba năm tù giam mọi hành động làm giá cả gia tăng đả được áp dụng bừa bải. Và sau hết là các sắc thuế dành cho các người koulak đả được tăng lên gấp 10 lần trong vòng 2 năm. Người ta ra lịnh cấm họp chợ , biện pháp này không có ảnh hưởng đến các người nông dân khá giả. Trong vòng vài tuần lể, các biện pháp kể trên đả làm tan vở tình thế tạm ngưng đấu tranh được diễn ra từ các năm 1922-1923 để giảm đi các mối xung khắc giửa chế độ với các nông dân. Các cuộc trưng dụng và các biện pháp đàn áp chỉ tạo thêm các đổ vở cho cuộc khủng hoảng ; liền khi ấy chính quyền đả dùng vũ-lực và các tổ thu mua chỉ thu được một số nông-sản kém hơn một ít số nông sản đả thu mua được vào năm 1927. Để phản ứng lại, người nông dân đả tự giãm bớt diện tích canh-tác trồng các ngũ cốc.
Cơn khủng hoảng thu mua đả xảy ra vào mùa Đông 1927-1928 đả đóng một vai trò quyết định cho các diển biến của đời sống xã-hội về sau : Và vì thế, Staline sau khi đả nghiên cứu nhiều bài kết luận về việc phải cho thành lập các pháo đài của chủ-nghỉa xã-hội ở các vùng nông thôn, các hợp tác xã sản xuất nông-nghiệp ( kolkhozes ) và các nông trại lớn sản xuất nông nghiệp ( sovkhozes ) và tất cả đều là tài sản của nhà nước, thi hành tập thể hóa nền nông-nghiệp để dể bề kiễm soát các sản lượng nông sản sản xuất ra và kiễm soát các người sản xuất ra các nông sản để khỏi phải chịu các luật của kinh tế thị trường. Và sau hết là để trừ bỏ các người koulak và tiêu diệt họ như là một giai cấp.
Năm 1928, chế độ củng chấm dứt tình-trạng tạm ngưng đấu tranh đối với một giai cấp xã-hội khác, các người spetzy các chuyên viên trung lưu trưởng giả xuất phát từ giới trí thức của chế độ củ, vì vào các năm cuối thập niên 20, họ còn được lưu dụng ở các chổ quan trọng ở các xí-nghiệp quốc doanh và các cơ-quan hành chánh. Nhơn cuộc họp các lảnh tụ của Ủy Ban Trung Ương Đảng vào tháng 4 năm 1928, ủy ban này đả ra một thông báo là vừa khám phá ra một âm mưu phá hoại kỹ-nghệ ở trong vùng Chakhty, một vùng mỏ than ở Donbass, xảy ra tại đại xí nghiệp hổn hợp gan thép Donougol còn lưu dụng nhiều chuyên viên trung lưu trưởng giả và đại xí-nghiệp này còn có nhiều liên-lạc tài chính với các giới tài chính phương Tây. Vài tuần lể sau, năm mươi ba người bị cáo, phần lớn là các kỹ-sư và các chuyên viên điều-khiển xí-nghiệp, bị đưa ra trước tòa án có sự hiện diện của công chúng và là phiên tòa đầu tiên từ khi có những vụ xữ án các người xã-hội cách mạng vào năm 1922. Mười một người bị cáo bị lên án tử hình và 5 người đả bị hành quyết. Các cuộc xử án gương mẫu này, được các báo chí đăng đi, đăng lại rất lâu đả nêu lên các huyền thoại của chế độ, đó là các tên phá hoại, tay sai ăn lương của ngoại bang và huyền thoại này nó động viên các lãnh tụ cùng các người điềm chỉ của cơ-quan Guépou. Để giải-thích mọi thất bại về kinh tế, và luôn để trưng dụng các chuyên viên mới cho các văn phòng mới lập của ngành xây dựng đặc biệt của cơ quan Guépou được biết với danh xưng là : Charachki. Cả ngàn người kỹ-sư và chuyên viên bị kết án phá hoại đả thọ án của họ ở các nông trường và ở các xí nghiệp hàng đầu. Những tháng sau cuộc xử án ở Chakhty, ngành phụ trách kinh tế của cơ quan Guépou đả tạo ra nhiệm vụ xử án tương tự ở Ukraine. Riêng ở đại xí nghiệp luyện kim Iougostal ở vùng Dniepropetrovsk, đả có 112 người chuyên viên bị bắt vào tháng 5 năm 1928. Không riêng gì các chuyên viên điều khiển các xí nghiệp là nạn nhơn của các chiến dịch chống các chuyên viên được phát động vào năm 1928. Nhiều giáo sư và sinh-viên bị đuổi ra khỏi ngành giáo dục cao đẳng vì họ thuộc thành phần xã hội ngoại lai trong nhiều đợt thanh-trừng được phát động tại các trường đại học để thăng trật trong một đợt các người trí-thức Đỏ và vô sản .
Với lối hành sự cứng rắn hơn các cuộc đàn áp và các khó khăn về kinh tế của những năm sau cùng của chính sách NEP, thêm vào nạn thất nghiệp gia tăng, các tệ đoan xã-hội củng nhiều hơn khiến các khinh tội củng gia tăng. Các vụ tuyên án về tội phạm hình đả gia tăng một cách ngoạn mục : 578 000 vụ vào năm 1926, 709 000 vụ vào năm 1927, 909 000 vụ vào năm 1928 và 1 178 000 vụ vào năm 1929 !.. Các nhà tù bị đầy nghẹt các tù phạm vì khả năng chứa các nhà tù này chỉ có thể chứa tối đa lối 150 000 người. Để giải tỏa các nhà tù và để thích ứng với số tù nhân gia tăng, vào năm 1928 chính phủ đả đưa ra hai quyết nghị quan trọng. Quyết-nghị thứ nhất là ban hành đạo luật ngày 26 tháng 3 năm 1928 : đối với các tội phạm nhẹ, các người bị án sẽ được giam trong một thời gian ngắn sau đó, phải đi phục vụ cải tạo không lãnh lương ở các xí nghiệp, các công trường xây dựng hay là khai thác lâm nghiệp . Quyết-đinh thứ hai là đạo luật được ban hành vào ngày 27 tháng 6 năm 1929, và đả có nhiều kết quả rộng lớn : Tất cả các phạm nhơn bị kêu án trên ba năm tù giam, sẽ bị chuyễn đi phục vụ ở các trại tập trung lao động khổ sai ở các vùng phía Đông và các vùng nơi phía Nam để khai thác các tài nguyên thiên-nhiên của đất nước , ý đồ này đả được dự tính từ nhiều năm trước. Cơ quan Guépou đả hoạch định một chương-trình lớn khai-thác cây gổ để xuất cảng ; vì lẻ trên cơ-quan Guépou đả đòi hỏi nhiều lần Nha Đặc Trách các nhà tù phải cung cấp thêm các tù nhơn để chuyển qua các trại đặc biệt ở Solovki, vì năm 1928 con số tù ở nơi này chỉ có 38 000 người, không đủ để đãm trách cho đạt được con số cây gổ mà cơ-quan Guépou đả đưa ra quá cao.
Công việc sửa soạn cho kế hoạch 5 năm đả đặt lại trật tự vấn đề phân phối nhân công và khai thác các vùng hẻo lánh khó sống nhưng lại có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Dưới diện này các người nhơn công không dùng đang nằm trong các nhà tù, nếu được khai thác đúng độ có thể sẻ là một nguồn lợi tức mới nếu việc kiễm soát và quản lý đúng đắn là thêm một nguồn lợi tức, có ảnh hưởng cùng có thêm quyền lực. Các người lảnh đạo cơ-quan Guépou, và riêng Menjinski và viên phụ tá là Iagoda, được Staline ủng hộ đả đòng ý thức được các thành quả của việc này. Qua mùa hè năm 1929, họ cho phát động một kế hoạch quá cao để khẩn hoang một vùng rộng lớn gồm có 350 000 cây số vuông . Các khu rừng ( taiga ) ở vùng Narym-Sibérie thuộc về miền Tây. Họ không ngừng đòi thi hành đạo luật ngày 27 tháng 6 năm 1929, và năm trong khuôn khổ các dẩn giải trên mới nảy sinh ra ý-nghỉa tạo ra cuộc giải thể các người koulak vì theo quan niệm của các giới chính thức là các người koulak sẽ chống lại việc tập thể hóa nền nông nghiệp.
Nằm trong khuôn khổ nội bộ của Đảng Cộng-sản Nga, Staline và các người đứng về phía của ông, đả cần một năm để thuyết-phục các thành viên khác hưởng ứng kế hoạch của ông. Chính sách cưởng bách tập thể hóa nền nông-nghiệp, chính sách giải thể các người koulak , gia tăng tốc độ phát-triển kỹ-nghệ, ba chính sách kể trên nằm trong một chương-trình dính liền với nhau, để biến đổi một cách phủ phàng nền kinh tế và xã-hội. Chương-trình này củng đưa đến việc dứt bỏ các cơ-cấu của nền kinh-tế thị-trường và việc khai-thác các tài nguyên thiên-nhiên ở các vùng hẻo lánh khó sống bằng sự cưởng bách lao động đối với cả triệu người bị phóng truất - bị đày , các người koulak bị giải thể, các cuộc tịch thâu điền địa của nông dân và các nạn nhơn khác của cuộc cách mạng thứ hai này.
Các người chống đối đường lối của chính sách do Staline đề ra là Rykov et Boukharine. Hai người này coi việc tập thể hóa nền nông nghiệp là trở về thời bốc lột quân sự-phong kiến các người nông dân ; việc làm này sẽ đüa trở lại cuộc nội chiến phát động khủng bố, sự hổn độn sẽ xảy ra và sau đó là nạn đói kém sẽ xuất hiện. Sang đến tháng 4 năm 1929, các phe chống đối bị khai trừ ra khỏi Đảng. Trong mùa Hè năm 1929, các phần tử hữu huynh bị đả kích hàng ngày trên các báo chí và một chiến dịch báo chí mảnh liệt tố cáo rằng họ đả hợp tác với các phần tử tư-bản và thông lượng với các bọn trốt-kít. Bị hoàn toàn thất sủng, các đảng viên chống đối công khai đả làm bản tự kiễm thảo vào tháng 12 năm 1929 tại cuộc họp các lảnh tụ của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng-sản Nga.
Trong lúc ở trên các lớp đảng viên đang bàn thảo để coi ai theo, ai chồng lại về vấn đề hủy bỏ chánh sách NEP do Lénine chủ xướng, thì Sô-viết đang lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế mỗi ngày mỗi trầm trọng thêm lên. Các thu hoạch về canh nông của năm 1928-1929 đả giãm sút một cách thê thãm. Mặc dầu đả dùng nhiều biện pháp cưởng chế đối với đoàn thể các người nông dân như : phạt tiền rất nặng, bỏ tù những người nào từ chối bán các sản phẫm của họ cho chính quyền, chiến dịch thu mua các nông sản của mùa Đông 1928-1929 chỉ thu mua được một số lượng nông-sản ít hơn năm trước và vì vậy đả tạo ra một bầu không khí căng thẳng ở các vùng nông thôn. Cơ quan Guépou để kiễm kê, từ tháng Giêng năm 1928 cho đế tháng 12 năm 1929, đả xảy ra trước khi có việc cưởng bách thu mua. Có 1300 vụ quần chúng biểu tình và bạo động đả xảy ra ở các vùng nông thôn tạo đến việc có cả chục ngàn người nông dân tham gia và bị bắt giam. Một con số khác đả nói lên tình hình của nước Nga vào thời ấy : năm 1929 vào tháng 2 đả có 3200 cán bộ của chế độ Sô-viết đả là nạn nhơn của các vụ bạo động ? Củng vào tháng 2 năm 1929, các thẻ tiếp tế lương thực đả lại được tái cấp phát . Các thẻ tiếp tế này đả được hủy bỏ khi nhà nước cộng-sản Sô-viết thi hành chính sách NEP vì để đáp ứng với việc khan hiếm thực phẫm khi các Ủy Ban Sô-viết ra lịnh đóng cửa các cửa hàng tiểu thương và các nhà tiểu công-nghệ lại bị coi là xí-nghiệp tư-bản.
Đối với Staline, tình hình nguy kịch của nền canh nông là do các hành động của các người Koulak, và các thành phần chống đối khác, họ đang Âm mưu-đánh bằng mìn vào chế độ sô-viết. Sự việc đả rỏ ràng để chọn lựa : Các tên tư-sản nông-thôn hay các khu tập thể hóa nông-nghiệp tên gọi là Kolkhozes. Tháng 6 năm 1929 chính phủ cho phát động toàn diện một kế-hoạch tập thể hóa toàn bộ nông dân ; mục tiêu của kế-hoạch 5 năm này, là được xét lại để tăng lên, đả được Đại hội thứ 16 của Đảng Cộng-sản chuẩn y. Kế-hoạch này dự định sẽ tập thể hóa 5 triệu trung tâm, tức khoảng 20% các cơ sở sản-xuất, từ nay cho đến ngày kết thúc kế-hoạch 5 năm. Qua đến tháng 6 người ta loan báo riêng cho năm 1930 sẽ có 8 triệu trung tâm, rồi sang đến tháng 9 con số này lên đến 13 triệu trung tâm. Mùa Hè năm 1929, chính quyền đả động viên vài chục ngàn người đảng viên cộng-sản và các đoàn viên các nghiệp đoàn, các thanh niên cộng-sản ( les komsomols ), các công nhơn và các sinh-viên, tất cả đều được đưa đi về các vùng thôn quê, những nơi sản xuất ra lương thực và đặt tất cả dưới sự hướng dẫn của các đảng viên địa phương và cơ quan Guépou. Áp lực vào các người nông dân gia tăng lên ; các tổ chức địa phương của Đảng thi đua để tranh các thành tích kỷ lục về việc tập thể hóa . Ngày 31 tháng 10 năm 1929, báo Pravada loan báo đả hoàn thành toàn bộ việc tập thể hóa không giới hạn các phong trào. Một tuần lể sau, nhơn dịp kỷ niệm lần thứ 12 củ cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917, Staline đả viết một bài báo phi thường dưới tựa đề : Khúc quanh lớn căn cứ các điều sai lầm căn bản và nhận định : Các người nông dân đả quay trở về các khu Tập thể hóa khai thác nông-nghiệp Kolkhozes . Chính sách NEP của Lénine đả bị cáo chung.


hết: Phần 1. Chương 6, xem tiếp: Phần 1. Chương 7

No comments: