Wednesday, June 17, 2009

MẬT THƯ TỘI ÁC CỘNG SẢN 11

Stéphane Courtois et al.

Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản

Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn

Phần 1. Chương 9

THANH TOÁN CÁC PHẦN TỬ XA LẠ CỦA XÃ HÔI VÀ CHU KỲ ĐÀN ÁP



Không phải chỉ có những người nông dân ở miền quê mới là nạn nhân phải cống hiến quá nhiều cho cuộc cách mạng rộng lớn thay đổi từ cội nguồn của xã hội. Các thành phần khác của xã hội cũng bị xếp vào những thành phần xa lạ đối với tân xã hội chủ nghĩa
Những người này bị loại ra khỏi sinh hoạt xã hội. Họ bị tước quyền công dân; Họ bị đuổi ra khỏi sở làm; Họ bị đuổi ra khỏi căn nhà họ đang cư ngụ; Họ bị hạ thấp trong các bật thang của xã hội; Họ bị lưu đày. Đó là những thành phần trung lưu, trưởng gỉa, chuyên viên, trí thức, các ngành nghề tự do, thương gia, những vị lãnh đạo tinh thần. Họ là nạn nhân của cuộc cách mạng chống tư bản, được phát động từ năm 1930. Tất cả những ai sống trong thành phố không thuộc thành phần vô sản, không phải là công nhân thợ thuyền hay không phải là những người đóng góp vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa đều là những đối tượng phải chịu những biện pháp đàn áp. Họ bị cưỡng bách phải theo con đường xã hội chủ nghĩa, đúng như triết lý chính trị của nó là phải đi xuống để đi trở lại con đường tiến bộ.
Bản án của một trí thức tên Chakkty đã kết thúc cuộc hưu chiến giữa nhà cầm quyền và những thành phần có học. Nó khởi đầu cho kế hoạch ngũ niên. Bài học chính trị rút ra từ bản án của Chakkty là : Nghi ngờ, lưỡng lự , thờ ơ với công cuộc cải cách do đảng chủ trương là những yếu tố phá hoại chính sách của đảng. Chưa dứt khoát tư tưởng là đồng nghĩa với phản bội.
Những người Bôsêvich học nằm lòng câu chuyên gia là những kẻ phá hoại . Bản án Chakkty đã đươc tất cả những người Bônsêvích học tập. Chuyên gia trở thành những con vật tế thần cho những thất bại trong chính sách kinh tế của nhà nước. Vì nhà nước tịch thu tất cả công cụ và phương tiện sản xuất cho nên mức sản xuất xuống rất thấp. Từ đó cuộc sống hằng ngày trở nên khó khăn hơn.
Cuối năm 1928, tất cả chuyên viên kỹ thuật của các nhà máy, hãng xưởng , công ty sản xuất đều bị sa thải, bởi vì họ bị ghép vào gíơi trung lưu, trưởng gỉa. Họ bị cắt phiếu tiếp tế thực phẩm, phiếu y tế sức khỏe và còn bị đuổi ra khỏi nhà của họ. Năm 1929, hàng ngàn nhân viên, công chức thuộc các cơ quan Kế hoạch trung ương, Bộ thương mại, cơ quan cố vấn tối cao kinh tế, Bộ tài chánh, Bộ canh nông bị sa thải . Họ bị kết tội là có tư tưởng hữu khuynh, phá họai hay thuộc thành phần xa lạ với xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, trong số nhân viên này có đến 80% là những người của chế độ cũ.
Từ mùa hè năm 1930 , chiến dịch bài trừ các thành phần trung lưu trưởng giả bắt đầu thi hành triệt để tại các cơ quan hành chánh. Staline cũng như Thủ tướng chính phủ là lãnh tụ Bônsêvích Rykov muốn dứt khóat với các thành phần hữu khuynh. Dưới con mắt của Staline họ là những thành phần phá hoại.
Trong tháng 8 và tháng 9, cơ quan chính trị công an cho bắt những chuyên viên có tên tuổi, đang đảm nhận các chức vụ quan trọng trong các bộ, các sở , uỷ ban của nhà nước. Trong số người bị bắt có Giáo sư Krondratiev, cựu Bộ trưởng đặt trách tiếp tế trong giai đoạn lâm thời hồi năm 1917. Ông đã từng là trưởng ban điều hợp Ủy ban nhân dân của bộ tài chánh. Các nhà kinh tế học trên thế giới biết ông qua lý thuyết Chu kỳ phát triển kinh tế Krondratiev.
Các Giáo sư Makarov, Tchaianov giữ các chức vụ quan trọng trong bộ canh nông, Giáo sư Sadyzine làm việc trong ban giám đốc ngân hàng , Giáo sư Ramzine, Groman là những chuyên gia của ngành thống kê thuộc ban kế hoạch trung ương và một số chuyên viên lỗi lạc khác.
Nhận lệnh của Staline, cơ quan an ninh chính trị tiến hành thiết lập hồ sơ cá nhân của từng chuyên gia trung lưu, trưởng gỉa này. Hồ sơ nêu lên các chứng cớ về các tội móc nối các hoạt động có hệ thống nhằm lật đổ chính quyền Xô viết của Đảng nông dân lao động do Kondratiev lãnh đạo và Đảng Kỹ thuật của Giaó sư Ramzine.
Họ bắt những người này phải ký tên trong các tờ khai là họ có liên hệ với các lãnh tụ Bônsêvích Rykov, Syrtsov và Boukhazine. Họ bi bắt buộc phải khai là có tham dự vào tổ chức Nhóm lưu vong chống Xô viết và có làm việc cho các cơ quan tình báo khác nhằm hạ bệ Staline và huỷ bỏ chính quyền Xô Viết.
Nhóm an ninh chính trị còn bắt một huấn luyện viên cuả trường tham mưu thuộc Viện đại học quân sự, bắt ông ta phải khai báo là ông ta có liên hệ với Thống chế Tham mưu trưởng Hồng quân Mikhail Toukhatchevski trong một âm mưu chống Staline.
Thời kỳ này xuất hiện không biết bao nhiêu kỹ thuật chụp mũ của các toán khủng bố nhằm lùng bắt những người cộng sản có âm mưu chống lại Staline. Đến năm 1930 thì chiến dịch loại trừ các phần tử phá hoại coi như hoàn tất. Mục đích của Staline là chận đứng những người ở trong đảng có tư tưởng chống lại chính sách của Staline và đe dọa những phần tử lưng chừng .
Tờ báo Sự Thật, số ra ngày 22 tháng 9 năm 1930 cho đăng bản tự khai của 42 nhân viên công chức phục vụ tại ủy ban nhân dân Bộ tài chánh và Bộ Thương mại. Họ tự nhận là đã gây khó khăn trong công tác tiếp tế của nhà nước và đã biển thủ các đồng tiền Rúp .
Vài ngày trước đó, Staline có gởi cho Molotov một văn thư với các chỉ thị về vấn đề này. Trong thư Staline cho biết phải loại trừ những người cộng sản còn nghi ngờ trong các bộ tài chánh, ngân hàng trung ương, hay những người cộng sản phát biểu không tốt như Piatakov Brioukhanov. Cho xử bắn vài chục người đã xâm nhập vào các cơ quan này. Staline chỉ thị cho cơ quan an ninh chính trị dùng vỏ lực thu hồi các đồng Rúp còn đang lưu hành.
Ngày 25 tháng 9, tất cả 42 người tự khai bị hành quyết.
Những tháng sau đó, các vụ xử án và hành quyết do lối dàn cảnh tự khai như trên xảy ra liên tục. Có nhiều vụ phải xử kín. Như vụ án các chuyên viên làm việc trong Hội đồng tối cao kinh tế nhà nước hay vụ Đảng nông dân. Vụ án Đảng kỹ thuật xử công khai.Trong vụ này có 8 chuyên gia tự khai là có liên hệ với một tổ chức có trên 2000 chuyên viên tham dự. Họ tự nhận có nhận chỉ thị của các tòa Đại sứ ngoại quốc làm xáo trộn nền kinh tế Xô Viết. Các vụ án này đã tạo nên cái huyền thoại về âm mưu và phá hoại . Nó là nền tản cho ý thức hệ chính trị của Staline.
Trong vòng 4 năm, kể từ năm 1928 đến 1931 đã có tất cả 130.000 nhân viên công chức bị sa thải ra khỏi các cơ sở chính quyền. Trong số này có 23.000 người bị kết án là kẻ thù cuả chế độ. Họ bị tước quyền công dân. Tại các xí nghiệp, công việc lùng bắt các chuyên viên diễn ra gay gắt. Vì thiếu chuyên viên nên số nhân công còn lại phải gia tăng giờ làm việc, làm cho nhanh . Đó là nguyên nhân sinh ra tai nạn trong lao động, hàng hoá không đạt chất lượng và làm hư hao máy móc.
Từ tháng giêng năm 1930 đến tháng 6 năm 1931 có đến 48% chuyên viên, kỹ sư làm việc tại trung tâm mõ than Donbass bị bắt giam. Nửa năm đầu đã có 4500 phần tử phá hoại thuộc bộ phận chuyển vận bị phát giác .
Chính sách lùng bắt chuyên viên, thiếu kế hoạch làm việc, không am tường về các định luật kinh tế là những nguyên do chính đã đưa mức sản xuất của các xí nghiệp bị phá hoại lâu dài.
Đứng trước sự khủng hoảng trầm trọng của chính sách kinh tế đang áp dụng, chính quyền Xô Viết đã phải chấp nhận sửa sai .
Ngày 10 tháng 7 năm 1931 , Bộ chính trị ban ra nhiều biện pháp để hạn chế các lạm quyền đã xảy ra từ năm 1928 mà nạn nhân là các người Spetzy. Bộ chính trị ra lịnh cho phóng thích hàng ngàn kỹ sư và chuyên viên; Ưu tiên cho các ngành hầm mõ và luyện kim. Bãi bỏ nghị quyết cấm con cái của thành phần chuyên viên này vào các ngành đại học. Cấm các cơ quan công an bắt bớ những người này nếu không có lịnh của ủy ban nhân dân phụ trách ngành. Điều đó đã nói lên mức độ trầm trọng về sự kỳ thị và sự đàn áp của nhà nước kể từ vụ án Chakty. Đã có hàng chục ngàn kỹ sư chuyên môn của các ngành nghề bị đối xử tàn tệ.
Thành viên của các giáo hội cũng bị gạt ra khỏi các sinh hoạt cuả Tân xã hội- xã hội chủ nghĩa.
Trong năm 1918 và năm 1922 nhà nước cộng sản mở các cuộc tấn công vào các chủng viện lùng bắt những người tu hành. Đợt lùng bắt rộng lớn nhất xảy ra vào hai năm 1929-1930. Năm 1920 , mặc dù có rất nhiều tu sĩ phản đối, Giáo chủ Serge- người thừa kế Giáo Tộc Trưởng Tikhon- đã kêu gọi các Giáo sĩ cũng như giáo dân hãy trung thành với nhà nước. Vì thế Giáo Hội Chính Thống vẫn còn có ảnh hưởng lớn đối với chánh quyền.
Tính đến năm 1914 nước Nga có 54.692 nhà thờ. Đến năm 1929 chỉ còn lại 39.000 nhà thờ mở cửa đón nhận giáo dân đến cầu nguyện và hành lễ.
Ông Emelian Iaraoslavski đứng ra thành lập Mặt trận vô thần hồi năm 1925. Đã có trên 10 triệu người trên tổng số dân số 130 triệu của nước Nga thời bấy gìơ ra khỏi giáo hội.
Chiến dịch đàn áp tôn giáo trong hai năm 1929-1930 được chia ra làm hai giai đoạn . Giai đoạn đầu phát động vào mùa xuân và mùa hè năm 1929 bằng cách tái thi hành nghị quyết không tôn giáo của các năm 1918 và 1922. Như vậy, tất cả các hoạt động của Giáo hội vượt mức yêu cầu, sẽ bị hành xử theo điều 10 khoản 58 của bộ hình luật.
Ngày 4 tháng 4 năm 1929 nhà nước cho ban hành một đạo luật đặc biệt , theo đó ủy ban nhân dân địa phương sẽ quản lý các cơ sở của Giáo hội. Nếu dùng các sinh hoạt của Giáo hội để tuyên truyền chống chính quyền sẽ bị trừng phạt ít nhất là 3 năm tù cho đến kết án tử hình.
Ngày 26 tháng 8 năm 1929, chính quyền ra lịnh trong một tuần lễ làm việc 5 ngày và nghỉ 2 ngày. Ngày chúa nhật được coi như một ngày làm việc bình thường. Mục đích của những người cộng sản là ngăn chận con chiên đi nhà thờ vào ngày chúa nhật. Đó là một âm mưu tiêu diệt tôn giáo.
Các đạo luật nói trên chỉ là một khởi đầu của chiến dịch thứ hai tấn công và bài trừ tôn giáo. Đến tháng 10 năm 1929 nhà nước cộng sản ra lịnh tịch thu các cái chuông của nhà thờ với lý do là vì cái chuông gây ồn ào, phá rối sự yên tĩnh của đại đa số quần chúng ở nông thôn. Tu sĩ và các vị linh mục được xếp vào thành phần xa lạ với xã hội chủ nghĩa. Họ phải đóng thuế rất nhiều. Giá thuế tăng lên gấp 10 lần từ năm 1928 đến năm 1929. Họ bị tước quyền công dân. Tất nhiên họ không được cấp thẻ tiếp tế lương thực cũng như không được hưởng quy chế sức khỏe. Hầu hết các tu sĩ bị bắt và đưa đi lưu đày.
Theo các bản thống kê chưa hoàn tất, có 13.000 tu sĩ bị bắt giam trong năm 1930.
Tại các làng nhỏ ở nông thôn hẻo lánh, khi tiến hành chiến dịch tập thể hoá, chính quyền đóng tất cả các nhà thờ. Linh mục, tu sĩ cũng cùng chịu chung số phận như những người nông dân khi chính quyền giải thể chế độ điền chủ.
Chiến dịch bài trừ tôn giáo đạt đến cao điểm vào mùa Đông năm 1929-1930.
Tính đến ngày 1 tháng 3 năm 1930 có tất cả 6715 giáo đường bị đóng cửa hoặc bị phá hủy. Các cơ quan chính quyền địa phương tiếp tục đá kích trong công tác bài trừ và tiêu diệt tôn giáo. Họ đưa ra những lý do bịa đặt để đóng cửa các giáo đường : các giáo đường thiếu điều kiện vệ sinh; không tu bổ dễ gây đổ nát, gây thương tích cho giáo dân; không đóng bảo hiểm; không đóng thuế; đóng thuế chưa đủ. Các tu sĩ bi tước quyền công dân, không được đi làm trả lương cho nên các tu sĩ này bị ghép vào tội ăn bám vào xã hội. Một số tu sĩ không thể chịu đựng được nữa nên bỏ đi lan thang, sống ngoài vòng pháp luật cộng sản. Từ đó phát sinh một phong trào tôn giáo dưới sự lãnh đạo của Giáo chủ Serge chống lại chính quyền cộng sản tại hai tỉnh Voronej và Tambov. Tại hai tỉnh này đã xảy ra nhiều vụ chống chính quyền hơn những tỉnh khác.
Tại tỉnh Voronej, giám mục Alexei Boui bị bắt giam vì ông ta không chịu nhượng bộ trong các cuộc dàn xếp giữa Giáo hội và chính quyền. Tín đồ của ông đứng ra thành lập một Giáo hội tự trị, một giáo hội Chính Thống đúng với ý nghĩa của nó. Có cả hàng Giáo Phẩm, được thụ phong ở ngòai khuông viên nhà thờ của Giáo chủ Serge. Giáo hội này không có khu vực hành đạo riêng. Họ làm lễ bất cứ ở nơi nào họ thấy thuận lợi. Từ trong nhà tù cho đến trong các hang đá. Tín đồ của Giáo hội này tự nhận họ là tín đồ chân chính của Giáo Hội Chính Thống Giáo. Họ bị chính quyền cộng sản ngược đãi. Hàng chục ngàn tín đồ bị bắt và bị đưa đi lưu đày, đi khẫn hoang ở những vùng xa xôi hẻo lánh, bị đưa đi lao động khổ sai. Vì bị chính quyền liên tục đàn áp cho nên con số thánh đường cũng như con chiên mỗi lúc một ít dần. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 1936 trên tòan nước Nga chỉ có 15.835 giáo đường còn hoạt động. Con số này chỉ bằng 28% con số giáo đường có trước cách mạng năm 1917. Về phía Hồi Giáo chỉ có 4830 giao đường mở cửa, tức là chỉ bằng 32% trước năm 1917.
Trong năm 1914, tổng số nhân viên phục vụ cho Giáo hội là 112.629 người. Đến năm 1928 chỉ còn lại 70.000 người. Qua năm 1932 con số người ghi danh phục vụ chỉ còn 17.857. Với con số này, chính quyền cho rằng Giáo Hội đang ở trong giai đoạn hấp hối.
Theo bản kiểm kê năm 1937, chỉ còn có 70% của tín đồ nói rằng họ còn đức tin.
Tháng giêng năm 1930, chính quyền cộng sản lại mở chiến dịch tước đoạt tài sản của thành phần tư doanh.
Họ nhắm vào các thương gia , các tiểu thương, các người làm thủ công nghệ và các ngành nghề tự do khác. Có tới hơn một triệu rưởi người đang hành nghề dưới các điều luật do Lenine chỉ định. Họ làm các công việc rất khiêm tốn. Vốn luyến của họ không quá 1000 Rúp. 98% số người này là họ tự làm lấy. Họ không mướn nhân công. Dưới chính quyền của Staline, những người bị buộc tội là những phần tử giàu có, ăn bám xã hội, những thành phần xa lạ với xã hội chủ nghĩa. Họ bị tước đoạt quỳên công dân. Họ bị coi là giai cấp trung lưu của bộ máy kinh tế thời Nga Hoàng.
Ngày 12 tháng chạp năm 1930, cộng sản chia những người bị tước đoạt quyền công dân ra làm 30 loại :
Cưụ địa chủ, Cưụ công chức Nga Hoàng, Cưụ điền chủ, Cưụ thương gia, Cưụ qúy tộc, Cựu tư bản, Cưụ sĩ quan bạch quân, những người phục vụ tôn giáo, tu sĩ, cưụ đảng viên các đảng phái chính trị,v.v.v.. Con số nạn nhân này kể cả gia đình của họ lên đến 7 triệu người. Cũng như nạn nhân của các trường hợp khác, họ không được quyền đi bầu; Họ không có thẻ tiếp tế lương thực; Họ không được cấp phiếu khám sức khỏe; Họ bị đuổi ra khỏi thành phố ; Họ bị coi là những người sống ngoài xã hội.
Chính sách cưỡng bách tập thể hoá nông nghiệp đã làm xáo trộn toàn cuộc sống ở nông thôn. Đồng thời chính sách phát triển nền công nghệ ở các thành phố đã là động cơ thúc đẫy những người sống ở nông thôn đang gặp khó khăn trong cuộc sống, bỏ quê làng chạy về thành phố. Nước Nga với đa số dân chúng sống bằng nghề nông nay bỏ chạy về thành phố trở thành những lớp người lan thang . Từ cuối năm 1928 đến cuối năm 1932, các thành phố Nga bị tràn ngập. Có đến 12 triệu người. Họ chaỵ trốn chính sách giải thể điền chủ và chính sách cưỡng bách tập thể hoá nông nghiệp đang được thi hành ráo riết ở nông thôn.
Riêng tại hai thành phố Mạc Tư Khoa và thành phố Lenine đã ghi nhận có 3 triệu rưỡi người di cư. Trong số những người nông dân di cư này có những người có đầu óc kinh doanh. Họ tự giải thể hình thức điền chủ, đồng thời từ chối tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp. Các năm 1930-1931 là những năm có nhiều nhà máy mọc lên đã thu hút họ vào làm trong các hãng xưởng. Họ được thu nhận vào làm vì họ là những người ít đòi hỏi quyền lợi. Đền năm 1932, chính quyền cộng sản lo sợ tình trạng hỗn loạn có thể xảy ra vì số người tràn về thành phố mỗi lúc một đông. Nó có thể làm đão lộn chính sách tiếp tế lương thực cho các thành phố mà chính quyền đã mất bao công sức để thiết lập từ năm 1929.
Vào đầu năm 1930, có tất cả 26 triệu người được cấp phát thẻ mua nhu yếu phẩm, tức là thẻ tiếp tế lương thực.
Cuối năm 1932 con số này gia tăng lên đến 40 triệu.
Công xưởng, xí nghiệp trở thành trung tâm định cư cho dân tản cư.

Phải chăng những người di cư từ miền quê đến, đã gây nên các tệ nạn của xã hội như chính quyền gán ép ? Họ gây tại hại lâu dài cho công việc sản xuất ? Họ bỏ việc làm? Họ phá vỡ kỹ luật làm việc trong nhà máy ? Họ sinh ra nạn du đảng ? nạn nghiện rượu và gây ra tội ác..?
Hai tháng cuối năm 1932, chính phủ đưa ra các biện pháp trừng phạt và đàn áp những người lao động. Các xí nghiệp đuổi tất cả các phần tử bị xếp vào loại xa lạ với xã hội chủ nghĩa ra khỏi thành phố.
Đạo luật ban hành ngày 15 tháng 11 năm 1932 quy định bất kỳ công nhân nào vắng mặt tại sở làm sẽ cho nghỉ việc. Thẻ tiếp tế lương thực bị thu hồi; Họ bị đuổi ra khỏi nơi họ đang ở. Mục đích của đạo luật này là nhận diện những người mạo danh là thợ.
Tiếp sau đó, ngày 4 tháng 12 một đạo luật khác ra đời cho phép các xí nghiệp cấp thẻ tiếp tế lương thực với chủ đích thanh lọc công tác tiếp tế đối với những người không làm mà cũng có ăn. Họ gọi những người này là nhân công ma, nhân công có tên trên danh sách mà không có mặt trong lúc lao động.
Ngày 27 tháng 12, chính quyền áp dụng biện pháp gắt gao hơn nhằm thanh toán những phần tử ăn bám, hạn chế con số người bỏ thôn quê về thành phố và để bảo vệ sự trong sạch cuả thành phố. Họ áp dụng kế hoạch cấp phát giấy thông hành nôi bộ. Phần mở đầu của đạo luật mới này ghi rõ các điều kiện cần thiết để được cấp giấy thông hành nội bộ. Tất cả các người dân trong thành phố tuổi từ 16 trở lên không mất quyền công dân, công nhân viên hỏa xa, các công nhân viên thường trực tại các công trường xây dựng, công nhân viên phụ trách tại các nông trường nhà nước sẽ được sở công an cấp giấy thông hành nội bộ. Giấy chỉ có giá trị khi có con dấu xác nhận của công an . Với con dấu của công an, người có thẻ thông hành nội bộ được hưởng một số quyền lợi. Họ được cấp thẻ tiếp tế lương thực; Họ được hưởng quy chế an sinh xã hội. Họ có quyền xin một chỗ cư ngụ.
Chính quyền chia các thành phố ra làm hai loại : Thành phố mở cửa và thành phố đóng cửa. Các thành phố đóng cửa la các thành phố Mạc tư Khoa, Lenine, Kiev, Odessa, Minsk, Kharkov, Rostov nằm trên sông Don, Vladivostok. Muốn được định cư và muốn được thẻ thông hành nội bộ ở các thành phố này, người dân phải có gốc cha mẹ ở lâu năm, lập gia đình hay có công việc làm trong cơ quan nhà nước.
Tại các thành phố mở , điều kiện xin cấp giấy thông hành dễ dãi hơn.
Chiến dịch cấp phát giấy thông hành nội địa kéo dài suốt năm 1933. Nhà nước đã cấp 27 triệu giấy thông hành. Với biện pháp này, nhà nước cộng sản đã loại được một số người thuộc thành phần bất hảo.
Trong tuần lễ đầu, bắt đầu từ ngày 5 tháng giêng năm 1933 , chính quyền đã nhận diện ra 3450 người thuộc cựu Bạch quân, cựu điền chủ, hoặc các phần tử đã có án, đang làm việc tại 20 xí nghiệp lớn. Tại các thành phố thuộc loại đóng cửa , có 385.000 người không được cấp giấy thông hành. Họ bị cưỡng bách rời khỏi thành phố trong vòng 10 ngày. Họ không có quyền sinh sống ở thành phố kể cả các thành phố mở cửa.
Trong bản phúc trình của nhân viên cơ quan an ninh chính trị gởi về Trung ương đề ngày 13 tháng 8 năm 1934 ghi những điều như sau :
Khi loan báo thi hành cấp giấy thông hành đã có nhiều người tự ý rời khỏi thành phố vì họ biết rằng họ không đủ điều kiện để được cấp phát.
Có 35.000 rời khỏi thành phố Magnitogorsk. Tại Mạc Tư Khoa, hai tháng đầu cấp phát giấy thông hành, dân số giảm 60.000 người. Thành phố Leningrad tháng đầu tiên có 54.000 ra đi.
Tại các thành phố mở cửa, chúng tôi đã trục xuất 420.000 người.
Các cuộc kiểm soát và bố ráp của công an đã bắt đưa đi đày hàng trăm ngàn người.
Tháng 12 năm 1933, chỉ huy trưởng cơ quan an ninh chính trị Genzikh Iagoda ra lịnh cho các thuộc viên mỗi tuần phải quét sạch các nhà ga và các chợ trời cuả các thành phố đóng cửa. Trong vòng 8 tháng đầu của năm 1934 có tất cả 630.000 bị bắt tại các thành phố đóng cửa vì lý do vi phạm quy chế giấy thông hành nội bộ. Trong số này có 65.661 người bị bắt giam bằng biện pháp hành chánh. Họ bị đưa đi lưu đày. Họ bị xếp vào hồ sơ những người khai hoang đặc biệt . Có 3.596 người đưa ra tòa án. 175.627 đưa đi khai hoang bình thường. Còn một số người khác may mắn được thả ra sau khi nộp tiền phạt.
Trong năm 1933 nhà nước mở rất nhiều chiến dịch tấn công đặt biệt.
Từ ngày 28 đến ngày 6 tháng 7 nhà nước cộng sản bắt 5470 người thuộc sắc dân Tsigane gốc ở Mạc Tư Khoa đày ra vùng kinh tế mới Siberie.
Từ 8 đến 12 tháng 7 có 4750 người gốc Kiev bị lưu đày.
Trong tháng 4, tháng 6 và tháng 7 có 3 cuộc bố ráp nhằm lùng bắt những người xa lạ với xã hội chủ nghĩa thuộc hai thành phố Mạc tư Khoa và Leningrad. Tổng số người bắt trong 3 đợt lên đến 18.000 người. Đợt đầu những người này bị đưa ra hòn đảo chết Nazino . Ngay trong tháng đầu có 2 phần 3 số người chết.
Theo báo cáo của một đảng viên trong ban huấn luyện đảng ở Nazym phúc trình tình trạng cuả những người này như sau :
Thật là oan uổng cho những người xấu số này. Họ là những công nhân viên, là đảng viên cộng sản. Họ chết vì không thể chịu đựng được các điều kiện sống ở trên đảo này. Trường hợp điển hình của anh Novojlov Vladamir, người gốc Mạc Tư Khoa. Anh là tài xế phục vụ tại cơ xưởng máy ép hơi. Anh đã được tuyên dương 3 lần về thành tích phục vụ. Anh có vợ và sanh được một con. Vợ chồng anh đang chuẩn bị đi xem hát. Anh bước xuống nhà dưới và băng qua đường đến một quán nhỏ ở gần nhà anh mua thuốc lá. Anh quên không mang theo giấy thông hành. Vừa đúng lúc ấy có bố ráp ngoài đường. Anh bị bắt.
Một trường hợp khác. Anh Vinogradova công nhân của một hợp tác xã. Anh đi xe lửa đến thăm người anh đang là chỉ huy trưởng của một tóan quân tự vệ thành. Khi vừa bước xuống xe lửa, anh bị bắt vì không đem theo giấy tờ chứng minh.
Ở thành phố Voikine, anh Nikolai Vassilievitch đảng viên cộng sản, phục vụ tại hãng dệt Serpoukhov. Chiều chúa nhật anh đi xem đá banh. Anh bị bắt vì không đem theo giấy tuỳ thân.
Anh I.M. Matveev, công nhân xây dựng cao ốc công trường sản xuất bánh mì số 9. Anh được cấp phát giấy thông hành để đi làm việc ngoài mùa sản xuất nông sản. Giấy có giá trị đến tháng 12 năm 1933. Khi bị bố ráp, anh trình giấy thông hành nhưng chẳng ai thèm đọc giấy của anh. Anh bi bắt đưa đi lưu đày.
Các cuộc hành quân để đuổi sạch ra khỏi thành phố diễn ra nhiều lần và định kỳ, tại các cơ quan của nhà nước cũng như tại các xí nghiệp.
Tại cục hỏa xa, một bộ phận thiết yếu cũng đã diễn ra các cuộc bố ráp do Andreiev và Kaganovitch chỉ đạo. Mùa xuân 1933 đã có 8% nhân viên, khoảng 20.000 bị sa thải và bắt đi lưu đày.
Ngày 5 tháng giêng, một viên công an phụ trách ngành vận chuyển hỏa xa gởi bản phúc trình với nội dung : Để loại trừ các phần tử phản cách mạng chống lại nhà nước cộng sản núp trong ngành hỏa xa, cơ quan vận chuyển vùng số 8 đã mở các cuộc truy lùng. Kết quả , 700 người bị bắt đưa ra tòa án. Trong đó có 325 người ăn cắp các kiện hàng; 221 tên du đảng phá rối ; 27 tên ăn cướp; 127 tên phản cách mạng; 37 tên năm trong các băng đảng ăn cướp có tổ chức. Những tên này bị bắn ngay tại chỗ. Lần ráp bố cuối cùng đã bắt 300 người và cho sa thải theo quy chế hành chánh. Trong 4 tháng cuối cùng đã có 1270 ngườI vì lý do này hay lý do khác đã bị loại ra khỏi cục hoả xa. Chúng tôi tiếp tục chiến dịch.
Kể từ khi nhà nước cho thi hành chính sách cưỡng bách tập thể hoá nông nghiệp và giải thể điền chủ. Các mối tương quan giữa chính quyền với nhân dân và giữa nhân dân với nhau trở nên ngột ngạt và căng thẳng. Thêm vào đó, nạn đói đe dọa hằng ngày. Các tệ đoan xã hội gia tăng ở các thành phố. Xã hội suy đồi.
Ngày 7 tháng 4 năm 1934 văn phòng Bộ chính trị ban hành nghị quyết cho thi hành các biện pháp chống lại số đông thiếu niên phạm pháp. Các tội như ăn cắp, đánh phá, huỷ hoại thân thể, thuộc vào tội tiểu hình. Nếu giết người thì đưa ra tòa án đại hình.
Vài ngày sau, Bộ chính trị gởi tiếp các văn thư yêu cầu tòa án phải dùng các hình phạt nặng nề nhất tức là kết án tử hình để có thể bảo vệ xã hội. Như vậy bộ hình luật trong đó có điều khoản bãi bỏ án tử hình kể như không còn giá trị nữa. Song song với các chị thị trên, nhà nước ra lịnh cho cơ quan an ninh chính trị tổ chức các trung tâm cải huấn thanh thiếu niên. Trước kia phần hành này thuộc trách nhiệm của ủy ban nhân dân phụ trách bộ giáo dục. Một hệ thống các trại được thành lập dưới danh nghĩa Trại lao động của vị thành niên . Nhưng các hình thức trấn áp này chẳng ngăn chặn được tuổi trẻ. Nạn du đảng, cướp phá cứ tiếp tục gia tăng. Một bản phúc trình công tác thanh toán nạn du đảng của thiếu niên kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1935 đến ngày 1 tháng 10 năm 1937 đã nhìn nhận : Mặc dù đã thi hành chỉ thị tái tổ chức các cơ quan tiếp nhận các trẻ em thuộc thành phần du đảng, trộm cướp, lang thang, nhưng chẳng cải thiện được một bước nào.
Từ tháng 2 năm 1937 ở nông thôn nhận ra hiện tượng bỏ nhà đi bụi đời của lớp trẻ. Tại các vùng năm trước mất mùa này. Dân chúng không đủ ăn. Việc tổ chức ở các hợp tác xa quá tồi tệ. Quỹ tương trợ trong những lúc có thiên tai cũng chẳng có gì. Cơ quan chính quyền địa phương muốn tống khứ lớp trẻ này đi bằng cách họ cấp cho các em bé giấy chứng nhận là những người đi ăn xin. Đến lượt nhân viên an ninh chính trị tại các nhà ga cũng thi hành các hành động như vậy. Thay vì họ đưa các em bé phạm pháp vào các trại lao động vị thành niên, họ muốn tống đi cho nhanh bằng cách lùa các em lên xe lửa , để chuyển qua vùng khác, khỏi vùng trách nhiệm của họ. Vì thế các em bé này cuối cùng tụ tập lại rất nhiều ở các thành phố lớn.
Năm 1936 cơ quan an ninh chính trị tiếp nhận 125.000 trẻ em phạm pháp vào các trung tâm lao động vị thành niên. Tính từ năm 1935 đến 1939 có tất cả 155.000 trẻ em đưa vào trung tâm lao động và 92.000 các em từ lứa tuổi 12 đến 16 bị đưa ra tòa án . Từ 1 tháng 4 năm 1939 có 10.000 vị thành niên bị đưa đi lưu đày.
Trong vòng 5 năm đầu của thập niên 30, Đảng và nhà nước cho thi hành các biện pháp chống laị các thành phần chống cách mạng. Mức độ và chu kỳ thi hành các biện pháp này thay đổi tuỳ theo tình hình. Khi thấy có sự chống đối và có cơ gây hỗn loạn, nhà nước cho ngưng khủng bố để tạo thế quân bình.
Chu kỳ đầu tiên của cuộc đại khủng bố xảy ra vào cuối năm 1929 khi nhà nước cho thi hành chính sách giải thể quy chế điền chủ. Cuộc khủng bố đạt đến cao điểm vào mùa Xuân năm 1933. Chính quyền phải đương đầu với nhiều vấn đề nan giải chưa từng xảy ra. Vấn đề trước tiên là phải giải quyết các vùng bị nạn đói . Lấy người đâu ra để làm vụ mùa cho năm tới. Những người chịu trách nhiệm trực tiếp tại các hợp tác xã đã lên tiếng cảnh cáo, nếu không giải quyết một số nhu cầu căn bản tối thiểu cho nông dân của hợp tác xã thì sẽ không còn ai để cày cấy, gieo hạt , đảm bảo công tác sản xuất.
Hơn thế nữa, vì các trại giam quá đông, nhân viên quản lý không thể nào trông coi được, không thể nào khai thác đúng mức sức lao động. Nó có ảnh hưởng không tốt đến tâm lý quần chúng. Nhiều thành viên của hợp tác xã đã đặt ra câu hỏi này từ tháng 3 năm 1933. Hai trăm người trong số thành viên hợp tác xã có ý kiến như trên bị bắt giam hơn 2 năm tù với cái tội phá hoại các vụ gieo hạt giống. Sau đó họ được thả trở về làm việc lại.
Để giải quyết vấn đề thiếu nhân công cho công việc thu hoạch mùa màng ở các vùng bị nạn đói tàn phá, chính quyền mở nhiều cuộc bố ráp khắp nơi trong thành phố , bắt các người dân , chở về các vùng nông thôn, thay thế số nông dân bị bắt đi lưu đày oan ức.
Trong bản phúc trình của tòa lãnh sự Ý ở thành phố Kharkov gởi về nước đề ngày 20 tháng 7 năm 1933 viết như sau :
Số người bị bắt rất nhiều. Trong tuần lễ này, có ít nhất 20.000 người bị đưa về các trại tập trung miền quê. Hằng ngày diễn ra như vậy. Hôm qua , nhà nước cho bao vây khu vực chợ trời. Họ bắt một số thanh niên nam nữ khỏe mạnh giải họ ra ga chở về các vùng quê.
Việc chuyên chở các người thành phố về miền quê cũng gặp phải nhiều khó khăn, nhiều xung đột với dân quê địa phương. Vì tức dận, dân quê đốt phá các doanh trại chứa những người từ thành phố mới chuyển đến. Cán bộ cũng khuyên những người thành phố mới đưa về, đừng đi sâu vào làng mạc để tránh xung đột với ngưới bản xứ.
Vụ mùa năm đó đạt được kết quả khả quan một phần nhờ thời tiết thuận lợi, một phần nhờ sự tổ chức chặt chẽ trong công tác đưa người từ thành phố về nông thôn. Phần quan trọng khác, vì nông dân không còn cách nào sinh sống nên đã tham gia công tác trong hợp tác xã.
Vấn đề thứ hai là làm thế nào để giải quyết làn sóng người ồ ạt tràn vào các trại giam. Nhà nước cộng sản giải quyết một cách thực tế : phóng thích một số ngưới bị bắt.
Ngày 8 tháng 3 năm 1933, Bộ chính trị gởi văn thư riêng cho bộ nội vụ: Thi hành biện pháp điều lệ hóa các vụ bắt bớ. Cơ quan nào cũng có thể bắt giam người khác. Như vậy sẽ giải tỏa được sự tập trung tội phạm. Ngoại trừ trại giam lưu đày ở Siberie, tất cả các trại giam khác phải tìm các giảm phân nửa số tù nhân. Phải mất đi một năm mới phóng thích được 320.000 trong số 800.000 tù nhân trong các trại tù.
Năm 1934, chính quyền ngưng chiến dịch đàn áp chính trị. Kết quả cụ thể là trong năm 1934 chỉ có 79.000 vụ án ra toà so với con số vụ án 240.000 trong năm 1933.
Cơ quan an ninh chính trị được tổ chức trở lại.
Theo chỉ thị của nghị quyết ngày 10 tháng 7 năm 1934 , cơ quan an ninh chính trị trực thuộc ủy ban nhân dân Bộ Nội vụ. Do vậy, cơ quan này giảm đi quyền hành . Nó hoạt động như các ngành công xưởng tự vệ, tự vệ nông thôn, tự vệ biên phòng,.. Họ mang huy hiệu cũng giống như các Uỷ viên trong bộ Nội vụ. Cơ quan này mất đi phần trách nhiệm về tư pháp. Cơ quan này sau khi đìêu tra, phải chuyển các tội phạm qua Biện lý cuộc để thụ lý. Cơ quan an ninh chính trị mới tái tổ chức không có quyền tuyên án nếu không có sự chấp thuận của Trung Ương.
Tất cả các biện pháp trên nhằm để củng cố chính sách hợp lý hóa cơ cấu pháp lý của chủ nghĩa xã hội. Nhưng các biện pháp này cũng chỉ đem đến một số kết quả rất khiêm nhường. Việc kiểm soát cuả Biện lý cũng chẳng đi đến đâu. Như ông Biện lý Vichins đã để cho các cơ quan an ninh chính trị mới hoạt động tự do. Thêm vào đó, từ tháng 9 năm 1934 chính văn phòng Bộ chính trị Trung Ương cũng đã làm những việc trái ngược với chỉ thị đã ban hành. Trung Ương cho phép các cơ quan thi hành bản án tử hình mà không cần thông báo về Trung Ương. Như vậy, chính sách đàn áp chỉ tạm ngưng trong khoảng thời gian rất ngắn.
Ngày 1 tháng 12 năm 1934 ông Serge Kirov, đệ nhất phó bí thư thành ủy Leningrad, đồng thời cũng là ủy viên Bộ chính trị, bị ám sát. Thủ phạm là ông Leonid Nikolaieo. Ông ta là một thành viên của đoàn thanh niên cộng sản. Ông ta xâm nhập vào trụ sở của đảng cộng sản thành phố Leningrad để ám sát. Trong nhiều năm, dư luận cho rằng vụ ám sát ông Kirov có Staline nhúng tay vì Kirov là đối thủ cua ông ta. Trong kỳ Đại hội thứ 20 của đảng cộng sản, đêm 24 tháng 2 năm 1956, chủ tịch nhà nước Nikita Kroutchev cũng đã xác nhận như vậy. Nhưng ngày nay các tài liệu của Alla Kirilina đã chứng minh trong tác phẩm của ông xuất bản vào năm 1995 rằng nguồn dư luận đó không đúng. Ông đã căn cứ vào số tài liệu mật vừa mới cho phép dân chúng tham khảo.
Staline dựa vào cuộc ám sát ông Kirov để thực hiện mưu đồ chính trị của ông. Trên thực tế lúc nào Staline cũng có thể dùng các thủ đoạn để tạo ra tình hình căng thẳng hay nới lỏng tuỳ theo nhu cầu chính trị của ông. Để bao che sự yếu kém của chế độ, ông giải thích : Đáng lẻ ra đời sông phải được vui vẻ hơn và cuộc sống sung sướng hơn nhưng tại vì vụ ám sát Kirov nên cuộc sống cứ tiếp tục rối loạn.
Vài tiếng đồng hồ sau vụ ám sát, Staline cho thảo ra một đạo luật , được gọi là Đạo luật ngày 1 tháng 12. Hai ngày sau Bộ chính trị mới chấp thuận đạo luật này. Theo đạo luật này, lịnh xử các vụ khủng bố giết người phải thực hiện trong vòng 10 ngày không cần phải có sự hiện diện của bị can và áp dụng ngay bàn án tử hình. Đạo luật này ra đời để kết thúc các đạo luật vài tháng trước đây. Nó mở màn cho giai đoạn Đại khủng bố.
Một vài ngày sau, một số đảng viên cộng sản thuộc nhóm chống Staline bị bắt vì tình nghi có tham gia các hoạt động khủng bố.
Báo chí ra ngày 22 tháng 12 đăng tin : Một nhóm người khủng bố hoạt động ngầm đã gây ra tội ác kinh tởm gồm có Nikolaiev và 13 người thuộc nhóm Zinoviev dưới sự lãnh đạo của một tổ chức gọi la Trung tâm Leningrad , đã ăn năn nhận lỗi. Nhóm này bị xử kín ngày 28 và 29 tháng 12. Cả nhóm bị kết án tử hình và bị hành quyết ngay sau đó.
Ngày 9 tháng giêng năm 1935, nhà nước cộng sản lại cho xử vụ án huyền thoại nhóm người Znoviev và trung tâm Leningrad . 67 người bị kết án. Trong số đó có nhiền nhân vật nổi tiếng , trong quá khứ họ chống lại chính sách của Staline. Cả thảy 67 người bị bắt giam . Sau vụ Trung tâm Lenigrad đến vụ trung tâm Mạc tư Khoa . 19 người tình nghi bị bắt. Trong số này có hai đảng viên kỳ cưụ là Zinoviev và Kamenev bị bắt với tội danh Tòng phạm ý thức hệ với thủ phạm trong vụ ám sát Kirov.
Trong phiên toà xử hai ông vào ngày 16 tháng giêng năm 1935 hai ông thú nhận trong quá khứ có hoạt động chống lại chính sách đã làm cho xã hội băng hoại cơ nguyên sinh ra nhiều thủ phạm giết người; Hai ông cũng thú nhận có đồng lõa ý thức với cuộc ám sát. Vì ăn năn và vì công khai từ bỏ nên hai lãnh tụ tội phạm chỉ bị kết án một người 5 năm tù và người kia 10 năm.
Từ tháng 12 năm 1934 đến tháng 2 năm 1935 đã có 6.500 ngừơi bị kết án theo hình thức tố tụng mới của đạo luật ngày 1 tháng 12 quy định về tội khủng bố.
Sau ngày xử bản án của Zinoviev và Kemenev, Bộ Chính trị trung ương gởi văn thư mật đến các Ủy ban nhân dân địa phương. Nội dung của văn thư mật là bài học về các diễn biến quan trọng chung quanh cuộc ám sát ghê tởm đồng chí Kirov. Văn thư xác nhận hai trung tâm thân Zinoviev lãnh đạo một tổ chức nguỵ trang của Bạch quân. Văn thư cũng nhấn mạnh, lịch sử của đảng cộng sản là cuộc đấu tranh thường trực đối với các nhóm chống đảng như bọn Troski, bọn trung tâm dân chủ, bọn chủ trương thân hữu.
Đảng viên nào đã từng chống lại chính sách của Staline đều bị nghi ngờ. Cuộc lùng bắt các đảng viên cộng sản bắt đầu diễn ra.
Tháng giêng năm 1935, tại thành phố Leningrad có 988 đảng viên thân Zinoviev bị bắt ra đày đi vùng Tây bá lợi Á. Trung Ương đảng ra lịnh cho các Ủy ban nhân dân địa phương thành lập hồ sơ tất cả các cưụ đảng viên cộng sản bị sa thải ra khỏi đảng hồi năm 1926-1928 vì thân Troski và Zinoviev. Căn cứ trên danh sách này, nhà nước cộng sản sẽ truy lùng.
Tháng 5 năm 1935 , Staline ra lịnh cho các cơ sở đảng cộng sản địa phương kiểm soát chặt chẽ thẻ đảng của từng đảng viên. Chiến dịch kiểm soát thẻ đảng kéo dài 6 tháng với sự tham gia của cơ quan an ninh chính trị. Cơ quan an ninh chính trị cung cấp hồ sơ đảng viên bị nghi ngờ cho Ban chấp hành đảng. Trái lại Ban chấp hành đảng cung cấp danh sách các đảng viên bị khai trừ cho cơ quan an ninh. Kết quả của chiến dịch này ghi dấu con số bị bắt lên đến 250.000 đảng viên . 9% đảng viên bị khai trừ.
Trong cuộc họp toàn đảng của Uỷ ban trung ương vào cuối tháng chạp năm 1935, trưởng ban tổ chức trung ương đảng kiêm chỉ huy trưởng chiến dịch kiểm tra thẻ đảng , đồng chí Nikolaiev Iejov đưa ra một con số không đầy đủ : 15.218 đảng viên thuộc thành phần kẻ thù nhân dân, bị khai trừ ra khỏi đảng và bị bắt giam.
Theo báo cáo của Iejov, chiến dịch khai trừ tiến hành không tốt và đã kéo dài thời gian gấp 3 lần so với kế hoạch. Theo ông dường như có thành phần hủ bại đang nằm trong cơ quan hành chánh nhà nước làm hỏng chiến dịch. Mặc dù có lời kêu gọi của Trung Ương về việc vạch trần bộ mặt của các phần tử thân Zinoviev, nhưng chỉ có 3% đảng viên bị khai trừ. Các cơ sở cộng sản địa phương không muốn làm việc chung với cơ quan an ninh chính trị nên không tích cực gởi danh sách của các đảng viên nghi ngờ lên trung ương. Iejov cho rằng trong chiến dịch này, cơ sở đảng cộng sản ở các địa phương thông đồng với nhau gây trở ngại trong công tác kiểm tra thẻ đảng. Sự kiện này không bao Staline quên.
Sau vụ ám sát Kirov, làn sóng khủng bố lan tràn trong đảng. Viện lý do nhóm khủng bố Bạch quân hiện xâm nhập phía tây Cộng hòa Liên Xô, ngày 27 tháng 12 năm 1934 Bộ chính trị ra lịnh cho lưu đày 2000 gia đình của những người chống lại chính quyền Xô Viết tại các khu vực ranh giới Ukraine.
Ngày 15 tháng 3 năm 1935 các biện pháp tương tự cũng diễn ra ở các vùng quanh Lenigrad, Cộng Hòa Carelie. Các người này bị đưa về các vùng Kazakhtanvà vùng Tây Bá Lợi Á. Phần lớn thuộc gốc dân Phần Lan. Đó là nạn nhân của cuộc chiến tranh giữa Nga và Phần Lan. Đầu tiên nhà nước đưa đi 10.000 dân phần Lan. Cuộc lưu đày lần thứ hai diễn ra vào mùa xuân 1936 với số lượng 15.000 người. Đã có 50.000 thuộc các giống dân Ba Lan, Đức cư ngụ tại Ukraine bị đày về Karaganda thuộc tỉnh Kazakhtan.
Trong thời gian này cũng có một số biện pháp kinh tế dễ dãi được thi hành làm cho tình hình lắng dịu lại. Như bãi bỏ các biện pháp áp dụng cho số ngưới xa lạ với xã hội chủ nghĩa; Ân xá cho một số tù nhân cuả các hợp tác xã, bị kết án dưới 5 năm . Phóng thích 70.000 người bị kết án theo đạo luật ngày 7 tháng 8 năm 1932. Khôi phục quyền công dân và đưa họ đi vùng kinh tế mới đặc biệt. Bỏ quy chế kỳ thị với con cái của họ khi thi vào các trường đại học.
Các biện pháp trên nhiều khi rất mâu thuẫn. Nhiều tù nhân sau 5 năm được trả tự do, nhưng không được quyền rời khỏi nơi cư ngụ đã được nhà nước chỉ định. Nhưng khi trở về , họ phải ở đâu ? Nhà cửa , tài sản của họ đã bị nhà nước tịch thu rồi. Việc này lại sinh ra một số vấn đề liên hệ không giải quyết được.
Mối tương quan giữa nhân dân và chính quyền lại trở nên căng thẳng khi chính quyền rầm rộ mở chiến dịch thi đua lao động vượt chỉ tiêu Stakhanov. Đó là tên của một công nhân hầm mỏ. Anh Andrei Stakhanov gia tăng thời gian làm việc để tăng năng gấp 14 chỉ tiêu đã đề ra. Tháng 11 năm 1935, Satline đưa chỉ tiêu của anh thợ mỏ Stakhanov lên thủ đô Mạc Tư Khoa mở cuộc hội thảo về kỷ lục sản xuất của người thợ mỏ tiên phong. Staline nhấn mạnh rằng tính cách mạng sâu rộng trong phong trào đã giải phóng được tính bảo thủ của người kỹ sư, của các chuyên viên kỹ thuật và các người lãnh đạo trong các xí nghiệp.
Trong tình trạng hoạt động của nền công nghệ Liên Xô thời bấy giờ, kèm theo với cách tổ chức làm việc gia tăng ngày đêm theo kiểu Stakhanov, chắc chắn sẽ làm xáo trộn chu trình sản xuất. Máy móc hư mòn, các tai nạn lao động gia tăng. Sau một thời gian đạt mức gia tăng, thì nền sản xuất bắt đầu xuống dốc.
Chính quyền lại tái diễn cái trò chạy tội như đã làm ở những năm 1928-1931. Họ quy lỗi những khó khăn của kinh tế là do sự phá hoại của những người đã xâm nhập vào các đội ngũ sản xuất, các chuyên viên kỹ thuật trong các nhà máy.
Mỗi một lời nói xấu về phong trào Stakhanov, một hành động gián đọan sản xuất, một động tác làm hư phương tiện sản xuất đều bị kết tội là có âm mưu chống phá phong trào Stakhanov.
Trong 6 tháng đầu của năm 1936 đã có 14.000 cán bộ các ngành công kỹ nghệ bị bắt vì tội phá hoại.
Staline đã dùng phong trào Stakhanov để phát động làn sóng khủng bố mới , làn sóng khủng bố vô tiền khoáng hậu này đã đi vào lịch sử đưới cái tên cuộc Đại khủng bố của thời đại .

hết: Phần 1. Chương 9, xem tiếp: Phần 1. Chương 10



No comments: