Wednesday, June 17, 2009

MẬT THƯ TỘI ÁC CỘNG SẢN 22

Mật thư tội ác của chủ-nghĩa Cộng-sản

Dịch giả : Fossion René & Trần hữu Sơn

Phần 2. Chương 3

Cách mạng thế-giới - Nội chiến và khủng bố

Cộng-sản và Khủng bố ( Rémi Kauffer)

Trong những năm thuộc các thập niên 1920 và 1930, phong trào quốc tế cộng sản đả tập trung tất cả các hoạt động vào việc tổ chức các cuộc nổi loạn có võ trang, và họ đả hoàn toàn thất bại.
Họ đả tạm để qua một bên hình thức bạo động này và đả lợi dụng thời cơ các cuộc chiến tranh giải phóng chống lại chủ nghĩa Quốc-Xã và quân phiệt Nhựt-Bổn, đả diển ra trong các năm của thập niên 1940. Sang đến các năm của thập niên 1950 và 1960 lợi dụng các cuộc chiến tranh giải phóng các thuộc địa, họ đả tổ chức các đơn vị quân đội thật sự, các thân binh các toán du kích quân và dần dần lớn mạnh lên thành các đạo quân chính quy và từ đó biến thành các đạo Hồng-quân. Các diễn biến ở Yougoslave, ở Trung-quốc, ở Bắc-hàn, ở Việt-nam và ở Cambodge các hình thức của các hành động này đả cho phép những đảng cộng-sản nắm lấy chính quyền. Tuy vậy, ở Châu-Mỹ La-tinh các người du kích quân cộng-sản đả thất bại, vì sự phản ứng mạnh mẻ của các lực lượng đặc biệt của chính phủ do các người Bắc-mỹ huấn luyện và viện trợ, đả khiến các tổ chức cộng-sản của các nước dùng lại các thủ đoạn khủng bố , mà họ đả xữ dụng như vụ đặc chất nổ ở tại giáo đường lớbn ở thành phố Sofia thủ đô của nước Bulgarie xảy ra vào năm 1924. Trên thực tế có việc phân chia việc khủng bố ra làm hai loại : một là việc khủng bố thông thường và một là việc khủng bố để chuẩn bị cho một cuộc nổi loạn cướp chính quyền và cùng là một nhóm người hoạt động để đạt được cả hai mục tiêu nói trên, dù đó là hai nhiệm vụ khác nhau. Danh từ được thông dụng là phong trào giải phóng quốc gia được xử dụng đả phối hợp các cuộc khủng bố, với các cuộc tấn công của các du kích quân được võ trang như lính chính quy, và điển hình là mặt trận giải phóng quốc-gia Algérie và quân-đội giải-phóng Algérie.
Trường hợp của nước Algérie, khiến cho chúng ta phải chú ý và nằm trong môi trường của các người thuộc phe Algérie thuộc Pháp , với nhản quan của họ, họ đả nhìn thấy sự nổi loạn của dân Algerie là một phong trào do các người cộng-sản ở Moscou đả hoạch định và lèo lái ; nhận định của họ đả được chứng minh bởi diển tiến là trong những năm 1956-1957, đả xảy ra các cuộc khũng bố bằng cách đặt chất nổ ở nhiều nơi giữa trung tâm của thành phố Alger và đảng cộng-sản Algérie đả cung cấp cho người lãnh đạo của Mặt trận giải phóng quốc gia viết tắt là FLN, tênlà Yacef Saadi, những chuyên viên lổi lạc nhất về chất nổ.
Như vậy là đả chứng minh việc phong trào quốc gia đả lệ thuộc vào chủ nghĩa cộng-sản. Nhưng trên chiến địa, đảng cộng-sản Algérie đả phải chịu sự chi phối độc đoán của các vị chỉ huy của FLN. Ở các nước khác FLN đả được sự hổ trợ không dấu diếm của Moscou. Vì các lý do chính trị Moscou tránh không muốn có các cuộc xung đột với nước Pháp, trừ các trường hợp đả xảy ra những vụ commando do các lực lượng đặc biệt của Moscou nhúng tay vào. Các vụ cung cấp vũ khí cho FLN là của Ai-cập dưới sự lãnh đạo nơi Yougoslavie bởi Tito, và đại diện cho các nước Đông-âu là nước Tchécolosvaquie đả cung cấp vũ khí và huấn luyện các chiến sĩ FLN về cách thức hoạt động trong bóng tối . Phải chăng Moscou đả tiên liệu là trong tương lai, nước Algérie về mặt chính trị sẽ gần hơn với Moscou, nhưng lập trường của FLN có sự độc lập của họ. Việc này được thể hiện là các tổ chức đặc biệt của Moscou , không hề đạt được các sự xâm nhập vào cơ quan an-ninh quân đội ( viết tắt là SM - Sécurité Militaire ) của Algérie, không như họ đả làm với cơ quan an ninh quân đội của Cuba viết tắt là DGI. Các chế độ mới coi các cơ quan an ninh là cơ quan tâm linh quan trọng hơn tất cả các cơ quan tâm linh khác. ( le saint des saints du nouveau régime ).
Một ví dụ khác về sự thận trọng của Moscou đói với các phong trào quốc gia khác, mà các mục tiêu còn trong tình trạng mờ ảo : đó là trường hợp của nước Irlande. Phần đặc hữu của tổ chức IRA ( quân đội cộng hòa Irlande ) được thành lập ở Dublin trong cuộc nổi dậy bị thất bại vào năm 1916, nhơn mùa Phục-sinh, chủ nghĩa cộng hòa là một ý thức hệ có một đặc tính riêng biệt của người Irlande, ta cần phải có một suy tư. Không để qua một bên vấn đề xã hội, vấn đề này đả để qua một bên vấn đề quốc gia sau năm 1921 việc thống nhất hòn đảo này, và đạt được việc đòi lại sáu quận thuộc quyền của Vương quốc Anh, và hiện nay là trọng tâm của mọi hành động đấu tranh. Đảng cộng-sản Ireland chỉ mới được thành lập vào năm 1933 và là nhóm thân sô viết hiện nay, đả dần dần tách ra đấu tranh cho chủ nghĩa quốc gia mà lại thiên về đấu tranh giai cấp.
Tổ chức IRA muốn có được vỏ khí để chống lại người Anh. Trong khoảng thời gian giữa hai cuộc thế chiến, tổ chức này đả mong đợi ở sự hổ trợ vủ khí nơi URSS. Nhiều lần Moscou đả tránh khéo vấn đề này : Vì trên vấn đề công pháp quốc tế, việc cung cấp vũ khí cho tổ chức IRA quá độc lập này sẽ được coi như một cuộc gây hấn với Anh-quốc và sẽ làm mất lòng nước này. Dù đả xảy ra việc có hàng trăm thành viên của tổ chức IRA đả tình nguyện tham gia chiến đãu trong hàng ngủ các trung đoàn quốc-tế, trong cuộc nội chiến ở Tây-ban-nha cũng không làm thay đổi đường lối của các người sô-viết. Trong hai năm 1939-1940, một chiến dịch đánh phá nước Anh bằng các cuộc đặt chất nổ ở nhiều nơi đả diễn ra. Các sự hoạt động này do một nhóm nhỏ người đãu tranh quốc gia bí mật, nhưng những người này lại theo đạo cải cách ( confession protestante ) vì họ bị thuộc thành phần ít bị nghi ngờ. Nhưng nhóm nhỏ các người đấu tranh quốc gia này đả bị các người cộng-sản xâm nhập dưới sự lãnh đạo của tên Betty Sinclair. Ở toàn Âu-châu, nhiều toán người phá hoại, như nhóm do ông Ernst Wollweberg chỉ huy đả sẳn sàng để đặt chất nổ trên các chiếc tàu chở hàng của các nước Đức và luôn của Anh và Pháp. Và đồng thời Moscou củng toan tính xữ dụng tổ chức IRA. Nếu phá hoại các tàu chiến của Vương-quốc Anh, tổ chức IRA sẽ che dấu các chiến dịch của sô-viết chống lại Anh-quốc, như vậy tuy là một việc nhưng lại có lợi cho cả IRA và người sô-viết. Nhưng sau cùng việc này cũng thất bại. Moscou đả rút được một bài học về sự nghi ngờ đối với người Irlande vì các người này sẳn sàng liên kết với tất cả các đồng minh nào có thể cung cấp tất cả các nhu cầu trang bị ( vũ khí và tiền ) mà họ cần dùng, nhưng với chính sách là từ chối quyết liệt phải trả lại một giá về chính trị, là chịu qui thuận chiến lược của họ vào chiến lược những người đả cung cấp các trang bị. Vào các năm đầu của các năm 1970, tổ chức IRA cho phát khởi lại một ngành chuyên môn của họ, là các cuộc đặt chất nổ chống lại người Anh sau khi xảy ra các cuộc nổi loạn ở các ghetto ( khu ở riêng biệt ) của các người theo đạo Gia-tô-giáo-catholique ở vùng Bắc Irlande. Trái lại là các tin đồn hoang đường, các chất nổ dùng trong các cuộc đặt bom này không phải do người Nga cung cấp gián tiếp hay trực tiếp. Trong các việc xảy ra, những người nâng đở chính là những người dân Irlande di cư sang ở Bắc-mỹ và nằm trong cộng đồng các người Irlande cư ngụ ở đây hơn là từ các nước Nga hay Đông-âu.
Bàn tay của Moscou không phải là ở khắp mọi nơi . Nhưng dù sao bàn tay này cũng có một vai trò tích cực, trong việc hổ trợ dưới một vài hình thức nào đó của các cuộc khủng bố ở Trung-đông. Xuất phát từ các cuộc nhận định và phân tích về các tổ chức đấu tranh của các người Palestine tượng trưng cho cuộc mưu đồ giải phóng quốc gia giống như tổ chức FLN của Algérie, các người sô-viết đả sớm chính thức nhìn nhận tổ chức OLP của Yasser Arafat và thành phần chính phủ của tổ chức này là tổ chức này El Fatah. Nhưng cơ quan KGB vẫn có các sự chú ý với một thành phần của tổ chức OLP, có mộbt khuynh hướng khác về khuynh hướng quốc gia Palestine la FPLP ( mặt trận giải phóng miền Nam ), do bác sĩ Georges Habache, ông này đả tự nhận mình là thuộc về ý thức hệ mác-xít cấp tiến, tổ chức này được cấu tạo một cách chặc chẻ, đả hoạt động và tổ chức các cuộc đặc chất nổ cùng mưu sát hay các cuộc phá hoại. Đả nhìn nhận là thủ phạm những việc cướp phi cơ chuyên chở hành khách trên các đường bay quốc tế. Được phát động vào tháng 7 năm 1968 và khởi đầu là việc đánh cướp chiếc máy bay Boeing của hảng hàng không El Al của Do-thái, rồi đến tháng 12 năm 1968 với việc đặc chất nổ ở phi cảng Athènes và cao điễm của các cuộc khũng bố này là việc đáng cắp 3 chiếc phi cơ chở hành khách, và buộc 3 chiếc này phải đáp xuống phi trường nhỏ ở Zarka, nằm ở trong bải xa-mạc của Jordanie. Sau đó, vì các bất đồng chính kiến, các lực lượng võ trang của tổ chức OLP đả xung đột với quân lực của Hoàng-gia Jordanie và các lực lượng võ trang OLP đả thua trận và phải lui quân ra Liban. Về ba chiếc phi cơ bị đánh cướp và các hành khách bị giữ làm con tin, đó là chiếc phi cơ Boeing của hảng hàng không Mỹ TWA, chiếc phi cơ DC8 của hảng hàng không Thụy-sĩ Swssair và chiếc phi cơ Viscount CC 10 của hảng hàng không BOAC của Anh-quốc. Vụ cướp phá 3 chiếc phi cơ này xảy ra trước các cuộc xung đột giửa các lực lượng võ trang OLP và quân lực của hoàng-gia Jordanie.
Vì lo ngại trước việc xảy ra các cuộc khủng bố quá mức này, một cán bộ của tổ chức OLP là Nayef Hawatmech, đả tách rời ra khỏi tổ chức này và lập ra một tổ chức khác vào năm 1970-1971 đó là tổ chức FDPLP ( mặt trận dân chủ và nhơn dân để giải phóng Palestine ) Với chủ đích là : vận động đại khối dân chúng và quốc tế hóa vô sản, tổ chức này càng ngày càng đi theo đường lối của các người cộng-sản chính thống ( communiste orthodoxe ), đả từ bỏ đường lối khủng bố mà đả một thời họ xữ dụng. Như vậy tổ chức FDPLP đả trở thành một đồng minh củba các người cộng-sản Palestine. Nhưng ngoài mặt, sự nghịch lý là cơ quan KGB đả gia tăng sự giúp đở cho tổ chức FPLP. Nhưng có những chuyện củng xảy ra, là người khủng bố bao giờ củng có một người khác hành động khủng bố hơn. Đó chính là bác sĩ Goerges Habache đả bị quá độ hay nói nôm na hơn là bị qua mặt bởi người cộng tác tin cẩn và là cánh tay mặt của bác sĩ tên là Waddi Haddah, một cựu nha sĩ tốt nghiệp ở đại học đường của Mỹ ở Beyrouth, vì Haddah là người chỉ huy các cuộc tổ chức khủng bố mà chính bác sĩ Georges Habache lãnh đạo.
Nha sĩ Haddah là một người có rất nhiều kinh nghiệm về tổ chức các cuộc khủng bố. Theo các sự nhận định của ông Pierre Marion trưởng phòng phản gián nước ngoài, đó là cơ quan DGSE và củng là cơ quan đặc biệt của Pháp. Haddah, là người sáng tạo ra chế độ khủng bố hiện đại : chính Haddah đả sáng tạo ra các cấu tạo và củng chính ông đả huấn luyện các người chỉ huy có trách nhiệm, và củng chính ông đả cải thiện các công thức tuyển mộ và đào tạo và củng chính ông đả tinh luyện các chiến thuật và các kỹ thuật. Cuối năm 1973 đầu năm 1974, ông đả tách rời ra khỏi tổ chức FDLP để tổ chức các cấu tạo riêng của ông và đặt tên là FDLP-COSE ( FDLP- ban chỉ huy các hành động ở các nơi ngoài tổ chức ), hoàn toàn đãm nhiệm các vụ khủng bố quốc tế trong lúc tổ chức của Habache cố gắng để hoạt động trong các lãnh vực khác như : mưu toan tổ chức các cuộc chiến đấu du kích với quân lực Israel và vận động quần chúng trong khối dân Palestine còn sống ở trong các trại tị nạn người Palestine. Các trại tị nạn này ở rải rác trong những vùng Jordanie, Liban, Egypte và vùng Gaza.
Tuy vậy, cơ quan KGB củng quyết định ủng hộ các tổ chức kể trên, căn cứ trên văn thư không giấu sự thật đề ngày 23 tháng 4 năm 1974 dưới số 1071-1/05 gởi cho chũ tịnh Leonid Brejnev ( văn thư riêng ) : Ủy ban an ninh nhà nước đả từ năm 1968, có các sự liên lạc mật với Waddi Haddah, thành viên của văn phòng chính trị của tổ chức FPLB, đồng thời củng là trưởng ban công tác các hành động ở các nước ngoài. Nhơn cuộc hội kiến với vị chỉ huy của mạng lưới KGB ở Liban, Waddi Haddad đả tín cẩn trình bày chương trình về các kế hoạch hoạt động phá hoại, khuynh đảo và khũng bố cùng các điễm cốt yếu được trình bày theo đây.
Và tiếp theo là một danh sách của các mục tiêu, các hoạt động khũng bố và phá hoại trên lãnh thổ của Israel, tấn công vào các doanh nghiệp liên hợp về kim cương ở trên thế giới, ám sát các nhơn viên ngoại giao của Israel, phá hoại các cơ xưởng và các giếng dầu Arabie Saoudite, phá hoại các chiếc tàu chở dầu to lớn chạy ở vịnh Persia và luôn cả ở HongKong. Cơ quan KGB đả chính thức xác nhận điều này.
Ông Waddi Haddad đả yêu cầu giúp đở tổ chức của ông để có được các loại vũ khí đặc biệt, cần thiết cho các hoạt động khuynh đảo mà ông dự trù : Hợp tác với chúng ta, ông yêu cầu chúng ta giúp đở ông, Waddi Haddad biết đích xác là chúng ta bài xích trên nguyên tắc sự khũng bố và không đặt cho chúng ta các câu hỏi dính líu về các hành động về các hành động của FPLP. Tự các liên lạc với Waddi Haddad đả cho phép chúng ta dặt các biện pháp để kiễm soát các hoạt động của các công tác mà FPLP ở nước ngoài, và đạt được những ảnh hưởng có lợi cho chúng ta. Thực hiện cho quyền lợi chúng ta, nhờ vào các lực lượng tổ chức này, các công tác tích sản, mà vẫn tôn trọng giữ được hoàn cảnh cần yếu. Đây là một ví dụ quá tốt về việc xữ dụng hai ngôn ngữ, và việc kết thúc được xuất phát từ nguồn gốc : Hảy vứt bỏ đi cho con quỷ, những nguyên tắc khi mà ta đả đánh cho đîch thủ các đòn đau, mà không bị ai bắt được hay là giản dị hơn : Ném đá dấu tay .
Văn thư này được chuyễn cho các lãnh tụ sô-viết cao cấp là : Souslov, Podgorny, Kossyguine và Gromyko và các tài liệu này được chuẩn y vào ngày 26 tháng 4 năm 1974 ( các tài liệu này đả được đăng bằng tiếng Pháp trên tờ báo Các Tin Tùc Từ Moscou, số 25 phát hành ngày 23 tháng 6 năm 1992 ).
Người học trò giỏi của Waddi Haddad là một thanh niên người Venézuelien tên là Ilitch Ramirez-Sanchez được nhiều người biết đến dưới biệt hiệu là Carlos. Haddad và Carlos đả cộng tác với các người sống sót của một toán người khủng bố gốc người Á-châu, đó là đạo quân đỏ của Nhật ( viết tắt là ARJ ), mà cuộc hành trình đáng cho ta học hỏi. Được tổ chức vào các năm cuối của thập niên 1960, vào thời điễm của sinh viên cấp tiến không nhượng bộ của Nhật, và cũng vào lúc cao điễm của phong trào theo chủ nghĩa của Mao-Trạch-Đông. Tồ chức ARJ liền liên lạc với các nhơn viên của ban công tác Bắc-Hàn ( được biết là cộng đồng người Hàn-quốc sinh sống ở nước Nhật rất là đông, lối 4 000 000 người ). Các nhơn viên công tác Bắc-Hàn đả huấn luyện và cung cấp vũ-khí cho các cán bộ của tổ chức ARJ, nhưng đả không ngăn cản được các cuộc trả thù đẫm máu giửa các phe giáo điều và đi trật chính sách, đả xảy ra vào các năm đầu của thập niên 1970. Kết quả là một sự chia rẽ : một nhóm người ARJ liền quay qua phục vụ cho Bắc-Hàn. Các người tị nạn này, ngày hôm nay ở tại Bình-Nhưởng ( Pyongyang ) đả trở thành các nhà doanh thương và là các người trung gian với phương Tây. Một phần khác của các người ARJ liền lựa chọn việc quốc tế hóa các hoạt động của họ. Họ liền đi theo Waddi Haddad. Đó là ba người của tổ chức ARJ đả hành động cho tổ chức FPLP, đả phóng tay trong cuộc tàn sát ở phi cảng Lod-Tel-Aviv / Israel diễn ra vào tháng 5 năm 1972 và giết chết 28 người.
Tổ chức FPLP-COSE đả cộng sự chặt chẻ với ông chủ nhà băng Thụy-sĩ, ông này là người của tổ chức Quốc-xã Thụy-sĩ tên là François Genoud, như ký giả Pierre Péan tiết lộ trên tờ tuần báo Expresse là con người quá khích . Theo như lời thú nhận của Genoud, thì đả không gây ra một cuộc trở ngại nào cho cơ quan KGB mà ngược lại, củng đả không tạo ra một trở ngại nào cho các việc phát triển các hoạt động ngoạn mục của Calos : Trước là làm công cho tổ chức FPLP-COSE, sau thì làm lợi cho các cuộc tuyên truyền của cộng-sản.
Carlos : các việc liên quan với 15 sở công tác mật vụ của các nước Đông-Âu và các nước Á-Rập
Bị sở mật vụ Pháp dàn xếp với cơ quan mật vụ Soudan bắt và giao cho Pháp, việc này xảy ra ở thủ đô Khartoum-Soudan, và sau đây là lời cung khai của Carlos với ông Thẫm phán Bruguière : Vào năm 1969, tôi tên là Ilitch Ramirez, con của một luật sư người Vénézuela và là người ngưởng mộ Lénine ( ông đả liên tiếp đặt tên các con trai của ông với các tên Vladimir, Ilitch và Oulianov ), lần thứ nhất đả gặp một nhơn viên của FPLP, tên là Rifaat Aboul Aoum ở tại Moscou. Tại nơi đây Carlos là một sinh viên theo học môn chủ nghĩa mát-xít và Léninisme cùng với các môn vật lý và hóa học. Ở tại đây Carlos đả buồn vì các hoạt động của các đảng cộng-sản châu Mỹ-La tinh đả hoạt động quá yếu ớt, Carlos muốn hoạt động tích cực hơn và quyết liệt hơn. Carlos đả được toại nguyện sau một cuộc đi du lịch ở nước Jordanie và nơi đây Carlos đả gặp các tay chỉ huy của tổ chức FPLP khi y vừa đặt chân đến đây. Sau một thời gian thụ huấn Carlos đả có thể khởi đầu hoạt động vào đầu năm 1971, được đi lại dể dàng ở các nước Đông-Âu và URSS cùng với các nước Tây Âu nhờ vào sự lịch thiệp của y là con cái của một gia đình trung lưu để thi hành các cuộc xâm nhập mưu sát đẫm máu và ngoạn mục.
Ngày 27 tháng 6 năm 1975, Carlos lúc bị xét hỏi tại nơi trú ngụ ở Paris, trong lúc các nhơn viên công lực bất cẩn và không đề phòng, đả ra tay bắn chết hai công an viên Pháp thuộc sở kiễm soát lãnh thổ, viết tắt là DST và bắn bị thương nặng một viên công-an khác. Đến tháng Chạp năm 1975, Carlos cầm đầu một toán cảm tử tấn công vào trụ sở OPEP ở thành phố Vienna thủ đô nước Áo. OPEP là tên viết tắt của tổ chức của các nước xuất cảng dầu hỏa. Kết toán : Ba người chết và bắt làm con tin tất cả các đại diện của các nước tham dự cuộc hội thảo tại đây. Carlos và đồng lỏa đòi hỏi một số tiền rất lớn lối gần cả chục triệu đô la và một chiếc phi cơ cho các người con tin và toán cãm tử của y đi qua nước Algérie. Tại đây với các người của toán cãm tử, họ thả các người con tin rồi đi qua nước Libya. Các người của toán cãm tử này là các người Đức thuộc tổ cách mạng do tên Johannes Weinrich chỉ huy. Sau cuộc hành động ngoạn mục này, Carlos từ Lybia đả đi qua Yémen, rồi đi Irak và Yougoslavie. Và nhất là Đông-Đức, các cơ sở của cơ quan mật vụ Đông-Đức là STASI ( đây là tên viết tắt của Staatsi tức là an ninh của nhà nước ) đả chú ý đặc biệt đến con người quá khích này, có khả năng thực hiện các việc táo bạo. Và đả coi như là thâu nhận Carlos với tên mật mã là Séparat. Vào cuối năm 1980, một hồ sơ tối mật đả được đệ trình lên cho tướng Erich Mielke là chỉ huy trưởng của cơ quan Stasi. Hồ sơ này có tên rất là đơn giản : Kế hoạch về các cách thức của cơ quan Stasi về việc đối xữ và kiễm soát các hành động của nhóm Carlos . Trong một cuốn sách nghiên cứu và phân tích của Bernard Violet Weinrich và Kopp, một người là cộng sự đắc lực đồng thời là bạn chăn gối của Carlos, và một người là cánh tay mặt của Carlos, hai người này vừa mới bị mật vụ Pháp bắt ở Pháp sau 26 năm lẩn trốn. Cả hai người này đều không phải là nhơn viên của mật vụ Stasi và củng không được lỉnh một đồng lương nào của cơ quan này. Họ chỉ là một sợi giậy liên lạc giữa cơ quan Stasi và nhóm người của Carlos. Các vị sĩ quan của cơ quan Stasi là các vị Đại-tá Hary Dahl, Hörst Franz, Günter Jackel và Helmut Voigt thường hay liên lạc với hai người thân tín của Carlos và Carlos củng biết việc này.
Carlos củng có liên lạc chặc chẻ với các cơ quan mật vụ của nước Roumanie vì vậy y đả làm quấy rầy cơ quan an ninh nhà nước Hongrie vì Carlos có khuynh hướng dùng thủ đô Budapest làm hậu cứ. Nhóm người của Carlos đả đổi tên là : Tổ chức võ trang đấu tranh để giải phóng các người Arabe ( tức là lực lượng võ trang ), liên tiếp thực hiện các cuộc mưu hại gây tử vong. Đại tá Voigt của cơ quan Stasi đả chỉ đích danh là tổ chức Séparat là thủ phạm vụ đặt chất nổ tại trụ sở của Nhà Pháp Quốc nằm vùng phía Tây ở Berlin, việc này xảy ra vào ngày 25 tháng 8 năm 1983 và đả có 2 người chết. Theo lời của đại-tá Voigt thì nhóm người của Séparat đả có một phần trách nhiệm lớn vì đả liên lạc với một nhóm người khủng bố khác dính líu với khối Đông-Âu và đặc căn cứ ở Beyrouth, đó là tổ chức ASALA ( quân đội bí mật để giải phóng xứ Arménie ).
Việc làm hơi ngạc nhiên là cơ quan Stasi đả có nhiều hành động khoan dung, đối với các hành động của các nhóm mà cơ quan Stasi không hề xữ dụng để thi hành các mục tiêu của cơ quan Stasi. Nếu chất vấn về tâm lý thì khó mà chứng tỏ về trường hợp của Erich Mielke, ông từng là chỉ huy của nhóm tranh đấu võ trang của đảng cộng-sản Đức KPD trước chiến tranh, và bị buộc tội đả giết hai người công an, cùng có các tư cách hay hành động tương tự như Carlos và các thuộc viên của nhóm toán người Baader . Vì các đường lối và quyết định của cơ quan Stasi đều do cấp chỉ huy cao hơn định đoạt. Không thể nghi ngờ được là phải đi tìm kiếm xa hơn các hội tụ có tính cách khách quan hơn về sự kiên hệ của các nhóm khũng bố quốc tế và cơ quan Stasi. Ông Mielke và các nhà lãnh đạo Đông-Đức đả thường cho chúng ta biết về sự trắc ẩn có tính cách lãng mạng của cách mạng . Vì vậy, dây không phải là một sự ngẩu nhiên khi nhóm Carlos đả có các cuộc giao thiệp liên tục với lối 15 cơ quan mật vụ của các nước Đông-Âu và Á-Rập.
Việc khoan dung của các nước cộng-sản đói với các nhóm người quá khích thuộc về lãnh vực ở Trung-Á không dành riêng cho nhóm Carlos. Vì phản đói và thù nghịch với tổ chức OLP và Yasser Arafat, lãnh tụ Abou Nidal và tổ chức El Fatah- Hội đồng cách mạng đả khởi đầu phục vụ cho các người Irak, sau lại quay sang phục vụ các người Syrie. Họ củng hưởng được các sự khoan dung nhưng kém hơn vì rất khó kiễm soát được họ. Vị chỉ huy của El Fatah tuy là lâm bệnh củng đả được giải phẩu ở sau bức màng sắt.
Một vụ trực tiếp liên can đến các nước Đông-Âu vào cuộc khủng bố quốc-tế hiện đại, là việc điều khiển tổ chức Rote Armee Fraktion, viết tắt là RAF mà báo chí ở Tây-Đức gọi là toán người của Baader . Xuất phát từ các cuộc bác bỏ của phong trào sinh-viên, tổ chức nhỏ này với khoảng 50 thành viên hoạt động tích cực ở trong một cao trào của hơn một ngàn người đả phóng tay phát động, vào các năm của thập niên 1970, các cuộc khủng bố có tính cách biểu diễn để chống lại các quyền lợi của Mỹ-quốc. Sau năm 1977 và việc bắt cóc và ám sát ông Hans Martin Scheleyer chủ tịch của nghiệp đoàn các người chủ nhơn và giám đóc các xí nghiệp thương mãi và công kỹ nghệ ở Đức-quốc, song đến việc tự sát của các người chỉ huy nhóm toán người của Baader tên là Ulrike Meinholf và Andreas Baader, các thành viên của toán người này đả sang ẩn náu ở Đông-Đức và nhận sự lệ thuộc càng ngày càng gia tăng của cơ quan Stasi và dưới con mắt của tất cả mọi người họ đả trở thành lực lượng võ trang của cơ quan này. Sau ngày bức tường ngăn hai thành phố Berlin bị sụp đổ, đưa đến sự thống nhất của nước Đức, các người còn sống sót của toán người của Baader sinh sống ở Đông-Đức đều bị bắt giam.
Việc vận dụng cùng xữ dụng các tổ chức du kích và các tổ chức khũng bố không phải là một việc dể dàng. Phải cần có các sự khéo léo và một chính sách về chính trị rất nhạy bén. Có lẽ vì lý do này vào các năm 1969-1970, cơ quan KGB do cá nhơn của một nhân vật xuất sắc là Oleg Maximovitch Netchiporenko đả cộng tác với các người Bắc-Hàn và tổ chức một phong trào do ông lãnh đạo, Movimiento de Ación Revolucionaria viết tắt là MAR, đả bị công an Mexico phá tan vào năm 1971.
Với mục tiêu nhất định, đây là một cuộc vận động khéo léo để tránh các cuộc đòi hỏi quá đáng, vô kỹ luật và các sáng kiến ngẩu nhiên của các nhóm có khuynh hướng theo chủ nghĩa của Castro hay Mao-Trạch-Đông. Một vài nhóm đả thoát khỏi ảnh hưởng của các người được coi như đở đầu hướng dẫn họ , như nhóm FRAP ( mặt trận cách mạng Ái-quốc chống phát-xít ) người xứ Espagne một thời đả ve vãn các người cộng-sản Trung-quốc, sau đến các người Albanie để có được võ khí. Nhưng các cuộc vận động của nhóm này không đi đến đâu, họ bèn tách ra và thành lập một tổ chức mang tên GRAPO ( nhóm kháng chiến chống phát-xít của ngày 1 tháng 10 ) Còn về tổ chức du kích của Abimael Guzman ở nước Pérou và lấy tên là các con đường nhỏ soi sáng , họ tự nhận là xuất phát từ nguồn gốc của chủ nghĩa Mao-Trạch-Đông nguyên thủy và cứng rắn, tứ là chiến tranh nhơn dân lâu dài, nhưng trái lại họ đả chuyên chú chủ tâm ghê tởm sâu rộng đói với Đặng-Tiểu-Bình và các người lãnh đạo mới của Bắc-kinh. Tháng Chạp năm 1983, họ đả mưu toan tấn công vào tòa nhà của đại sứ Trung-quốc ở Lima thủ đô của nước Pérou.
Ở vào một vài trường hợp hiếm hoi, vì các sự rủi ro quá lớn trong thời điểm hiện đại, các nước cộng-sản đả thực hành thẳng do các cơ quan mật vụ của họ, các cuộc tấn công khủng bố. Đó là trường hợp xảy ra vào tháng 11 năm 1987, do hai công tác viên Bắc-Hàn gồm có một cán bộ nhiều kinh nghiệm tên Kim Seung Il và một nử công tác viên trẻ tuổi tên Kim Hyoun Hê đả được huấn luyện trong vòng 3 năm ở đại học quân sự Kem Sung. Họ đả lấy vé phi cơ và đi trên một chuyến phi cơ của Korean Air của Nam Hàn bay đi Bangkok. Đến trạm hàng không Abou Dhabi họ đả xuống và ở lại đây, trước khi họ xuống phi cơ, họ đả dể lại một máy thu thanh Transistor có gài chất nổ. Chiếc phi cơ này đả nổ tung trên trời khi còn bay trên vùng biển vịnh Bengale.
Kết quả : 115 người đả chết. Bị truy tầm ra tung tích và bị bắt, công tác viên Kim Seung Il đả tự sát bằng cách nuốt thuốc độc, còn nử công tác viên Kim Young Hê thì sau khi bị bắt đả cung khai tất cả các chi tiết của cuộc khủng bố này. Nử công tác viên này củng đả viết một quyển sách nhưng hảy còn quá sớm để biết rỏ đâu là sự thật, đâu là sự mờ ám. Tựa của cuốn sách này là : ở trong hố của các con cọp ( Dans la fosse aux tigres ) do nhà xuất bản Presses de la Cité xuất bản vào năm 1994. Ở mọi trường hợp, sự thật đả được coi là hiển nhiên : Bắc Hàn là nước cộng-sản duy nhất, vào năm 1997 đả thực thi có phương pháp các cuộc khủng bố do Nhà Nước chủ trương.



hết: Phần 2. Chương 3, xem tiếp:

Đánh máy : Trần minh Tâm
Nguồn: tinparis.net
Được bạn: Admin đưa lên
vào ngày: 7 tháng 7 năm 2007

No comments: