==
Mấy Giai Thoại Về Nguyễn Bính
Bảo Vân
Dịch giả: » Thể lọai: Tùy bút/Tản mạn/Tiểu luận »
1. Mấy Giai Thoại Về Nguyễn Bính
Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn trọng Bính sinh năm 1918 tại Xóm Trạm, thôn Thiện vinh, huyện Vụ bản, tỉnh Namđdịnh, trong một gia đình nhà Nho nghèo. Sau Nguyễn Bính lại đổi căn-cước ra là Nguyễn-Bính-Thuyết. Thuở bé đã mồ côi mẹ, Nguyễn Bính sống với cha là ông đồ Nho Nguyễn đạo Bình tại làng quê. Cảnh nhà túng-thiếu nên khi mới 14 tuổi Nguyễn Bính đã phải theo anh ruột là Nguyễn mạnh Phát (tư. Trúc-Đường ra kiếm sống ở Hàđdông rồi Hà-nội. Nhờ óc thông minh và tài làm thơ mẫn-tiệp nên bài Cô hái mơ được đăng trên báo Phong-hóa và sau đó được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc mà đến bây giờ vẫn còn được nhiều ca-sĩ đem ra hát. Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ dự cuộc thi văn chương của nhóm Tự-lực vănđdàon và được giải thưởng khuyến khích. Từ năm 1940 đến 1942, Nguyễn Bính viết rất nhiều thơ, đăng ở các báo Tiểu thuyết thứ Bảy, Tiểu thuyết thứ Năm, Hà nội báo v.v ...
Ông đã cho xuất bản nhiều tập thơ như: Lỡ bước sang ngang, Hương cố nhân, Mười hai bến nước v.v .... Thơ của Nguyễn Bính duyênđáng, ý-nhị, mộc-mạc như ca dao nên được rất nhiều người ưa thích. Nhiều bài đã được phổ nhạc và phố biến rất rộng rãi. Nhiều thiếu nữ lúc bấy giờ đã thuộc lòng bài Lỡ bước sang ngang. Năm 1956, mắc vào vụ án Nhân-văn Giai-phẩm, Nguyễn Bính bị chỉnh và phải bo ? Hà nội về Namđdịnh, làm việc một cách âm-thầm cho Ty Văn hóa Nam Hà (Nam định và Hà nam gộp lại) Vào dịp cuối năm 1965, Nguyễn Bính đã lìa đời tại một làng quê lúc chưa đầy 50 tuổi. Ngoài những bài thơ quen thuộc, xin thuật lại mấy giai-thoại vui vui về Nguyễn Bính. 1. Ai hát đám ở thôn quê Hát đám là một loại hát đối đáp giữa trai và gái ở các làng quê vùng Bắc Việt Nam. Hai phe nam, nữ thi hát trêu ghẹo nhau trong dịp đầu xuân.
Phe nào, phe nấy còn phải đem theo một người biết sáng tác thơ thật nhanh để làm thầy dùi, gà những câu đốiđdáp rồi hát lên tranh tài với nhau. Đêm hát đám ấy phe nữ có cu. Chanh ngoài 70 tuổi, phe nam có cậu Bính mới đúng 13. Cuộc đối đáp kéo dài bất phân thắng phụ. Sau cùng Nguyễn Bính viết giúp phe Nam mấy câu hỏi dồn dập như sau: Anh đố em: Làng ta chưa vợ mấy người ? Chưa chồng mấy ả? em thời biết không ? Đố ai đi khắp Tây, Đông Làm sao kiếm được tấm chồng như chúng anh đây! Làm bao nhiêu rượu mới say ? Như trăng mới mọc, như cây mới trồng ? Làm sao nên vợ, nên chồng ? Làm sao cho thỏa má hồng, răng đen ? Làm sao trăng tỏ hơn đèn ? Làm sao cho bút gần nghiên suốt đời ? Làm sao cho chín thành mười ?
Làm sao ? Em đáp một lời, anh nghe! Phe Nam hát xong thì phe nữ bối-rối, không trả lời được. Các cô má đỏ hồng, đấm vào lưng nhau rồi cười rúc-rích. Người cầm chịch (cũng như trọng-tài) đã gõ ba hồi trống giục rồi mà phe nữ vẫn chưa trả lời được và đành chịu thua. Bọn trai làng reo hò vang dội và hết lời hoan hô cậu Bính. 2. Trả lời bằng thơ tục Một bữa hội họp với anh em, Nguyễn Bính có vẻ bơ-phờ mệt nhọc. Có người đùa đọc: Văn nghệ hay là văn gừng ? Sao ông lửng-khửng-lừng-khừng vậy ôi ? Hay là tối đã tác rồi Sáng không tác nổi, mệt nhoài tứ chỉ ?
Dù đang mệt mỏi, nhưng không chịu thua những lời trêu-chọc Nguyễn Bính ứng khẩu, trả lời: Sáng-tác hay là tối-tác đây ? Tối không tác đủ, tác ban ngày, Xem ra sáng-tác không bằng tối! Tối tác ông ơi! Sướng thế này! 3. Mấy đôi câu đối hiểm hóc Có những vế câu đối ra rất hiểm-hóc để thử tài người đối lại. Một hôm có người đọc một vế ra là: Chuồng gà kê áp chuồng vịt Nếu để ý, ta thấy từ kê áp là có nghĩa là đặt liền ở cạnh nhưng kê lại là gà vàáp>lại là vịt theo chữ Hán, nên mới khó. Nguyễn Bính đối lại: Chú chuột ra bớp chú bò Nguyễn-Bính đã dùng chữ Pháp đối lại chữ Hán vì từ ra bớp có nghĩa là ra đánh nhưng ra (rat) là chuột và bớp (boeuf) là bò nên vế đối rất chỉnh.. Lần sau Nguyễn Bính đã đối được vế ra: Ba ba đã chín bằng vế đối Cát-cát đầy xe Cái lắc léo thấy ở vế ra này là: Ba-ba (là con ba-ba, một loại rùa) đã chín (đã nấu chín rồi) Ngoài ra ba nhân với ba sẽ thành ra chín Còn ở vế đối của Nguyễn Bính, ta thấy: Cát-cát (để trộn lúa) đầy xe (chứa đầy xe chuyên chở) Thế nhưng theo chữ Pháp thì cát (quartre = bốn) nhân với cát sẽ thành xe (seize = 16) Người ta còn truyền rằng vế ra Sao hôm, mai mọc sớm đã được Nguyễn Bính đối lại bằng: Cửa Bắc, Tây ở đông Trong vế ra, mọi ngươi đều nhận thấy ngoài cái nghĩa thông thường là: Ngôi sao hôm, đến ngày mai sẽ mọc sớm hơn thường lệ thì đã có ba từ hôm, mai, sớm để chỉ chiều hôm, sáng mai và buổi sớm. Còn vế đối lại là một sự thật: Người Tây (kiều dân Pháp) ở rất đông đúc ở vào phố cửa Bắc. Những từ Bắc, Tây, Đông đều được dùng để chỉ phương hướng. Nếu đúng Nguyễn Bính đã đối được những câu ra thì quả thật nhà-thơ này rất là mẫn-tiệp. 4. Anh chỉ muốn hôn Tương truyền Nguyễn Bính rất đa-tình vì có đa-tình thì làm thơ mới hay.
Một hôm, Nguyễn Bính đến thăm người yêu, sau khi trò chuyện trời, mây, giăng, nước vẩn-vơ rồi, chàng bất thình-lình ôm chặt lấy nàng mà hôn lấy, hôn để. Vì bị hôn bất ngờ, không kịp phản ứng lại, nàng vội đẩy chàng ra và tỏ vẻ không bằng lòng về những cử chỉ sỗ-sàng của nhà thơ. Nguyễn Bính liền viết ngay mấy câu thơ tạ lỗi. Anh đi chẳng hẹn ngày về Chỉ thề ai buộc, tóc thề ai chôn. Muốn gì, em muốn gì hơn Hôn hoàng nay lại hoàng hôn mai ngày Đọc kỹ lại cả bài thơ, nàng nhận thấy ngay bốn chữ ở đầu bốn câu thơ lục bát là Anh chỉ muốn hôn thì bật cười, má đỏ hồng, nũng nịu mắng yêu: Phải gió cái anh này!
=
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=4502
No comments:
Post a Comment