==
3. NHÂN VĂN SỐ 2 * PHẦN II
Elsa Triolet
Alexandre Fadéev [1]
Tử Phác dịch
(Fa-đê-ép sinh năm 1901, con một y sĩ ở nông thôn nước Nga. Sau khi gia đình rời đi Si-bi-ri là năm, Fa-đê-ép theo học Vla-đi-vô-stốc. Năm 1918 vào Đảng Cộng sản, hoạt động bí mật trong phái Bôn-sơ-vích, chiến đấu chống quân Bạch Nga của tướng Côn-chát (Kolt-chak) và bọn can thiệp Nhật Bản. Bắt đầu vào nghề viết văn từ năm 1922. Từ năm 1926 là một trong những người sáng lập và lãnh đạo Hội các nhà văn Liên Xô, làm Chủ tịch Hội suốt 15 năm liền.
Fa-đê-ép là đại biểu trong Xô-viết tối cao Liên Xô, hai lần được bầu vào Trung ương Đảng do Đại hội lần thứ 18 và Đại hội 19. Tới Đại hội 20 mới đây thì được bầu là uỷ viên dự khuyết của Trung ương Đảng. Fa-đê-ép là uỷ viên Hội đồng Hoà bình thế giới. Theo báo „Études soviétques“ số 33, tháng 6 năm 1956 thì trong một cơn đau và thần kinh hệ bị rối loạn. Fa-đê-ép đã tự sát ngày 13-5-56. Lúc đó ông 54 tuổi. [2] )
Fa-đê-ép [3] đã chết rồi. Fa-đê-ép mất đi là mất theo cả một thời kỳ của văn học Xô-viết. Cả một thời kỳ của cuộc sống Xô-viết. Và cả một thời kỳ của đời sống chúng ta nữa, vì chúng ta là những người đã đem cuộc đời của bản thân mình gắn liền với cuộc sống của Xô-viết ấy.
Năm 1930, tôi cùng với A-ra-gông và Gioóc-sa-đun [4] đi dự hội nghị các nhà văn ở Khắc-cốp [5] . Tôi đã gặp Fa-đê-ép lần đầu tiên ở đó, khi hội nghị đã gần bế mạc mới thấy anh ta đến. Người anh ta lớn và rất gầy. Tất cả hành lý chỉ có một chiếc cặp nhét đầy phồng lên.
Mốt-scu hồi đó chưa có những dinh thự như Mốt-scu bây giờ. Mỗi lần ở cuộc họp ra về thì phải tìm lấy một chỗ mà trú thân. Fa-đê-ép đưa A-ra-gông và tôi về chỗ ở của anh ta, một căn buồng nhỏ xíu trong dãy nhà ngang của toà nhà Héc-den lúc đó dùng làm trụ sở của Hội các nhà văn. Trong buồng có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế, còn cái khả năng tắm giặt thì mong manh lắm. Fa-đê-ép [6] đi ngủ chỗ khác, bất kỳ là ở đâu, đem theo chiếc cặp đầy phồng, bước chân đi nhẹ nhàng, rõ là một người không hề bị đồ đạc ràng buộc bao giờ, vì vốn là không hề có đồ đạc gì cả… Fa-đê-ép là cái loại người đi ra phố tưởng chỉ là đi mua bao thuốc lá thế mà rất có thể hai năm sau mới trở về…
Hồi đó, đối với tôi, Fa-đê-ép là cả một sự bí mật, khó hiểu hơn cả một người Trung Hoa. Điều đó, tôi cũng đã từng nói thẳng cho anh ta biết, vì thường là tôi không đồng ý được với anh ta về các vấn đề nghệ thuật. Fa-đê-ép là một trong những người lãnh đạo Hội các nhà văn vô sản (RAPP). Ít lâu sau, hội này bị giải tán. Chắc hẳn anh ta đã nhận ra những sai lầm của hội đó, nhưng vẫn còn giữ lấy những tàn tích của nó.
(Sau Cách mạng tháng 10, văn học Nga có nhiều môn phái: nhóm Bạn đường của A.Tolstoi, nhóm vị lai của Maiakovski, nhóm hiện thực của M.Gork, có người theo cổ điển như Trichunv, có người còn mới nguyên như Simonov, có nhóm độc lập tự do như Ehrenbourg, có người theo khuynh hướng Trotsky như Zonine… nhưng đông và thế lực hơn cả các phái là nhóm “vô sản”. Họ lập các tổ chức như Proletkult, Octobre, V.A.P.P và R.A.P.P. Fa-đê-ép ở trong tổ chức đó. Các nhà văn đảng viên ấy dựa vào bộ máy của Bộ văn hoá, Bộ giáo dục v.v… để chuyên chính trên lĩnh vực văn học và tự coi khuynh hướng của các tổ chức nhà văn “vô sản” là chính thống cách mạng. Tới 1925, thì Lê-nin chủ trương “không giao độc quyền cho một tổ chức nào, dù tổ chức ấy có vô sản nhất về mặt tư tưởng, vì làm như thế trước hết là cho nền văn học vô sản bị thất bại”, mà phải xây dựng một “nền văn học chung cho cả một giai cấp vĩ đại đang đấu tranh và thu hút theo mình hàng triệu nông dân” [Trích trong nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Bô-sê-vích Liên Xô năm 1925.] Do đó mà Lê-nin đã đặt được đường lối cho Đảng lãnh đạo văn nghệ, đã giải quyết được các vấn đề sáng tác, phê bình và tổ chức văn nghệ, tập hợp được mọi khuynh hướng nghệ thuật khác nhau; những nhà văn kể trên, sau này đều trở thành những nhà văn Xô-viết chân chính.)
Nhà văn Fa-đê-ép có nhiều đức tính xuất sắc của nhà chính trị. Anh ta tiến hành một đường lối văn học [7] , một cuộc đấu tranh trên măt trận văn học, và đặt chân lên một miếng đất chuyển động [8] . Nhưng anh ta không sáng tác. Lại có một vấn đề nữa mà không bao giờ tôi chịu nghe ra lẽ: đó là vấn đề Mai-cốp-ski. Về vấn đề này hai chúng tôi mâu thuẫn sâu sắc.
(Maiakovski thoạt đầu tham gia nhóm Vị lai – Futurisme-, sau dần dần phát triển bản sắc nghệ thuật của mình lên thành một khuynh hướng riêng biệt..., chuyên chính của phái các nhà văn “vô sản” nắm chính quyền văn nghệ lúc bấy giờ, Maiakovski xin ra khỏi Đảng làm nghệ sĩ tự do, đi vẽ tranh quảng cáo để sinh sống mà làm thơ. Thơ làm ra không xuất bản được, thì Maiakovski tự đi vào các xưởng thợ đọc thơ mình cho công nhân nghe để truyền bá lấy tác phẩm của mình. Suốt đời Maiakovski bị khinh rẻ, vùi dập cả con người lẫn thơ ca. Nhưng ở Liên Xô và nước ngoài thời đó cũng đã có một số rất ít người bênh vực thơ Maiakovski, trong số đó có Elsa Triolet.)
Tác phẩm đầu tay của Fa-đê-ép là cuốn Thất bại. Tác phẩm này đã đưa tác giả tới chỗ vinh quang. Sau đó, Fa-đê-ép có bắt tay vào xây dựng một tiểu thuyết lớn là Người U-đe-ghê cuối cùng, nhưng tác giả bị mắc sa lầy vào đó đến nỗi chính bản thân cũng chỉ coi nó là một chuyện đùa và một chuyện đau lòng mà thôi. Trong buồng, Fa-đê-ép có một cuốn Thất bại in khổ nhỏ, đóng lại rất cẩn thận, đặt trên ngăn sách, và khi chúng tôi sắp lên đường về nước thì Fa-đê-ép nhất định cứ muốn tặng tôi cuốn sách đó. Tôi muốn từ chối thì Fa-đê-ép bảo tôi rằng hễ đãi nhau có phải chịu thiệt thòi đôi chút thì mới quí!…
Fa-đê-ép tới Paris lần đầu vào năm 1935, dự “Hội nghị quốc tế các nhà văn để bảo vệ văn hoá chung” lần thứ nhất. Lần sau là nhân dịp một đoàn nhà văn của tất cả các nước đi thăm Y-pha-nho, năm 1937.
Hồi đó, Fa-đê-ép còn trẻ, đang yêu và đang sung sướng… Hồi đó Fa-đê-ép đang tràn đầy tin tưởng ở sự đúng đắn và ở công lý của đất nước mình! Anh ta cười, giọng cười oang oang, tràn đầy niềm vui và tự tin. Đoạn sau của cuốn Người U-đe-ghê cuối cùng vẫn chưa viết được.
Mãi tới khi có chiến tranh mới thấy tác phẩm lớn thứ hai của Fa-đê-ép ra đời [9] .
Tôi không có mặt ở Nga trong khoảng 1936 đến 1945. Mọi việc xảy ra, tôi đều chỉ nghe nói mà thôi. Giữa nỗi vui mừng được gặp lại Fa-đê-ép sau chiến tranh, xuýt nữa chúng tôi nối lại được tình bạn xưa. Fa-đê-ép tiếp chúng tôi tại đát-cha của anh, một toà biệt thự để nghỉ mát ở gần Mốt-scu. Vợ anh và các con riêng của vợ anh cũng ở đó. Và cũng như ngày xưa anh đã đưa cho tôi một cuốn Thất bại đóng bìa bằng da, thì nay ở đây anh cho tôi hai quả táo to, hai quả táo đầu tiên và duy nhất của một cây táo non trong vườn nhà anh mới thụ quả lần đầu, anh cho tôi và chịu thiệt thòi đôi chút… Lại còn những buổi đón tiếp đông đảo và chính thức tại biệt thự lớn của anh ở Mốt-scu; toà nhà này có vẻ là một nơi không có người ở, là một nơi bày đặt sẵn đồ vật chứ không có qua một vật nào mang cá tính của chủ nhân, như một thứ Lê-vi-tăng [10] Xô-viết, có bọc nhung như là xanh thì phải. Ở đây, Fa-đê-ép không phải là ở nhà mình thực, không hợp được, mà cũng không thiết nữa vì Fa-đê-ép vốn là thứ người sinh ra để ngủ được dưới tấm chăn mỏng của người bộ đội.
Năm 1930, Fa-đê-ép đã gây cho tôi một ấn tượng bí mật. Đến nay, Fa-đê-ép này lại gây cho tôi một loại khó hiểu khác. Điều bí mật trước kia là một vẻ quyến rũ, điều khó hiểu bây giờ chỉ kết luận rằng giữa chúng tôi không còn điều gì nói với nhau nữa. Anh ta là chủ tịch Hội các nhà văn, và đôi khi các nhà văn phản đối cái triều chính của anh ta. Và, nếu các nhà văn còn duy trì anh ta ở địa vị chỉ huy họ, chính vì họ nghĩ rằng xét cho cùng Fa-đê-ép dù sao cũng là một người Bôn-sơ-vích và là một nhà văn… Nhưng cái điều “xét cho cùng” ấy, cần phải đạt tới nó mới được. Mà thường thì không phải là dễ đạt được đâu.
Vả chăng, được bầu làm phó chủ tịch Hội đồng Hoà bình, Fa-đê-ép bây giờ hay nay đi chỗ này mai đi chỗ kia, như một nhà chính trị quan trọng, thông minh, tóc đã bạc đi, nước da quạch lại. Chúng tôi gặp lại anh ở Paris trong cuộc Hội nghị tại nhà Play-en lập ra phong trào chiến sĩ hoà bình, năm 1949, chúng tôi đã nghe thấy quần chúng đông đảo tay cầm những hình chim bồ câu của Pi-cát-xô, miệng hoan hô Fa-đê-ép. Có lẽ, từ buổi đó, Fa-đê-ép đã cống hiến phần nghị lực tinh tuý nhất của mình cho phong trào Hoà bình. Anh tự huỷ trong công việc, tự huỷ vì chúng ta. Nhưng anh vẫn không hề sáng tác gì cả.
gặp Fa-đê-ép lần cuối cùng ở Mốt-scu, vào dịp Đại hội các nhà văn Xô-viết năm 1954.
Fa-đê-ép tới ăn cơm với chúng tôi, ở khách sạn, trong buồng riêng. Vẫn như xưa, vẫn có sự vui mừng được gặp lại nhau… Fa-đê-ép nói rất dài về tập Những người cộng sản của A-ra-gông, bình luận thêm bức thư anh đã viết cho A-ra-gông về vấn đề này. Câu chuyện đã dẫn tới một bài báo cũ Fa-đê-ép viết phản đối tiểu thuyết của Grốt-sman là cuốn Vì một lý tưởng đúng. Tôi không thể nào tha thứ được cho Fa-đê-ép về bài báo đó: anh đã dùng một sức tàn bạo đến cùng cực để tấn công một cuốn tiểu thuyết mà chính anh đã cho đăng lên tờ tạp chí do chính anh phụ trách! Fa-đê-ép giải thích cho tôi hiểu vì đâu anh phải viết bài báo đó: việc này không phải cứ tự nhiên mà thành, anh đã từng bênh vực cuốn tiểu thuyết đó rất lâu, nhưng từ khắp các địa phương đều có thư từ, có nghị quyết gửi về vạch tội cuốn sách đó là một cuốn nguy hại v.v… Thế rồi, anh đâm ra không tin ở bản thân nữa, rút cục tự nghĩ rằng chẳng lẽ tất cả mọi người đều sai mà chỉ có một mình anh là đúng thôi hay sao, chẳng lẽ hàng mấy nghìn độc giả đều sai cả hay sao. Và, đến cuối hội nghị, Fa-đê-ép đọc tham luận, trong đó, ngoài nhiều vấn đề khác, có nói rằng anh chỉ trích tiểu thuyết của Grốt-sman thế là không đúng, và để sửa chữa lại cái tai hại, anh đã sử dụng đến mọi khả năng của anh để làm cho tác phẩm đó được xuất bản, không kể đến mọi sự phản đối. Tôi kể lại việc không hay chính cũng vì nó phải là một đặc điểm của một bộ máy nào đó đã buộc con người ta phải phạm vào những sai lầm như vậy.
(Bài báo này của Fa-đê-ép không những đã tiêu diệt tác phẩm của Vassili Grossman, mà còn xâm phạm cả đến sinh mệnh chính và nghệ thuật của tác giả nữa. Bản thân Fa-đê-ép đã tìm khen tác phẩm đó mà về sau lại lên án nó theo một chính sách tiêu diệt nhân tài như vậy, cho nên việc này đã trở thành một sai lầm rất lớn của Fa-đê-ép mà khi Fa-đê-ép đã chết rồi, dư luận giới văn học Xô-viết vẫn còn ráo riết chỉ trích.)
Cũng trong bữa cơm ấy, chúng tôi nói chuyện với nhau lần cuối cùng và tôi nghĩ lại những lời nói cuối cùng của Fa-đê-ép. Anh bảo tôi:
“Bạn có tin rằng các nhà văn Xô-viết sẽ không bao giờ nhắc đến cái tai hoạ đã xảy ra trên đất nước mình, đến việc kết tội những người vô tội, đến hàng bao nhiêu nghìn tấn thảm kịch đó không?”
Tôi giả nhời anh:
“Tôi không thể nào giả nhời anh điều đó được. Đó là những đề tài không thể nào quyến rũ nổi tôi, đó không phải là những đề tài cho tôi…”
Phải, Fa-đê-ép cần có một đề tài sôi nổi… Và cũng còn cần phải một thời gian dài nữa thì sự anh dũng phi thường của những kẻ vô tội kia mới có thể trở thành một đề tài sôi nổi được. Phải, những kẻ vô tội kia, những con người cộng sản được phục hồi kia đều không chua xót gì cả, đều không có ý phục thù gì cả, điều đó quả thật là kỳ lạ và đáng sôi lòng lên. Đối với họ, cái điều đã xảy ra cho họ, chẳng qua chỉ là một giai đoạn của cuộc đấu tranh.
Lần nói chuyện này vào khoảng cuối năm 1954, khi tất cả những điều đó hãy còn là một bí mật tập thể và rất lớn, điều đó sẽ chỉ ra ánh sáng ở cái phần mà chúng ta được biết qua Đại hội lần thứ 20.
Có một thứ bệnh tiếng Nga gọi là da-pôi (japoi): nó gây ra từng cơn nghiện rượu cứ đúng kỳ lại nổi lên, kỳ hạn lâu hay mau tuỳ người. Giữa hai cơn nghiện, con người vẫn hoàn toàn bình thường. Fa-đê-ép chính đã mắc bệnh đó. Nếu anh ta mắc bệnh từ trước chiến tranh thì bản thân tôi không hề nhận thấy lần nào mà cũng chưa hề nghe thấy ai nói đến việc anh ta mắc bệnh đó cả. Nhưng ngay những chuyến đầu anh tới nước Pháp sau chiến tranh, tuy tôi vẫn chưa hề bắt gặp anh ta say rượu lần nào, mà tôi cũng nhận thấy được rằng trong đời hoạt động của anh, trong sự có mặt của anh đã có những lỗ hổng nào đó rồi.
Vả chăng, con người anh không còn phải là con người của ngày trước nữa. Có lúc tôi thấy thương hại anh một cách hết sức chua xót; lại có nhưng lúc anh ta làm tôi giận vô cùng. Về sau, tôi cho rằng sở dĩ uống rượu là vì đối với anh cuộc đời không còn có thể sống được nữa… Khi tôi được tin rằng từ sau Đại hội lần thứ 20, Fa-đê-ép gần như thường xuyên phải nằm bệnh viện, thì tôi tự hỏi không biết anh ta làm thế nào mà sống cho được nữa, vì bây giờ sức khoẻ anh suy sụp không thể chống đỡ được với bệnh não nữa rồi.
Và anh đã không sống được nữa.
(Trích dịch và chú thích từ Báo Văn học Pháp số 620, từ 17 đến 23-5-56)
*
Lã Tử
Thật giả khó phân [11]
(Cổ học tinh hoa)
Ở gò Lê Khưu có giống quỷ lạ. Nó bắt trước làm con cháu, anh em người ta thật giống. Có một ông trưởng giả gần vùng ấy, một hôm ở chợ về, chén say khướt, lúc đi qua gò Lê Khưu, con quỉ hiện hình lên làm con ông ta, tay ôm đỡ dìu dắt, nhưng miệng cứ lẩm bẩm nhiếc móc.
Trưởng giả về nhà, lúc tỉnh rượu, gọi con ra mắng: “Tao là cha mày; tao có điều gì ác nghiệt mà lúc tao say mày lại nỡ nhiếc móc tao như vậy!”
Người con khóc, lạy cha và thưa rằng: “Thật con không dám như thế bao giờ. Con nghe đâu ở gò Lê Khưu có giống quỷ khéo bắt chước hiện lên làm người, có lẽ đấy chăng?”
Trưởng giả đi dò hỏi, thì quả nhiên ai cũng bảo có như thế thật. Ông mới định bụng hễ gặp giống quỷ ấy là đâm chết.
Hôm sau, ông lại đi chợ, lại chén say khướt mới về. Người con sợ cha lại gặp quỷ nó quấy nhiễu gì bèn xăm xăm đi đón. Trưởng giả trông rõ con mình, nhưng cho là quỷ, lên rút gươm ra đâm chết.
*
Tử PhácHai bài thơ tìnhMưa bóng mâyTrai gái khi tình tựNói toàn chuyện không đâuChuyện gì cũng nói đượcSao không nói chuyện yêu nhauTrai gái giận hờn nhauNói toàn chuyện không đâuTừ xưa đến về sauTình yêu có bao giờ áp dụngphê bình, tự phê bìnhNếu đã phải dùng lý lẽĐể biện bạchthanh minhTình yêu sẽ giật mình biến mấtMuốn nói vẫn ngồi imNghe nằng nặng trong timAnh thèm hôn rất nhẹLên má em ửng hồngKhi mắt còn ngấn lệTrời chỉ mưa bóng mây.Một đời một tuầnChúng ta tìm nhau bao nhiêu nămGặp nhau một ngày chủ nhậtCũng giống như mọi ngày thườngTrải qua bao nhiêu việc đời trôi nổiCó nhiều chuyện tình cờDuy chỉ lòng người không thay đổiTôi gặp tôi trong lòng emVà thấy em trong lòng tôiViệc thật dễ mà thật khóCon người đi tìm nhauMột đời gặp một tuầnMột ngày gặp một phútNhắm mắt chết còn hò hẹnBiết bao giờ lại gặp nhauTừ muôn thuở vẫn tìm nhau mãi mãiThứ haiTrời không mưaTrăng rình sau kẽ láNhìn mặt người phân vânTự mình không hiểu đượcTrăng cườiSoi đường hai đứa đi chơiThứ baTrời đổ mưa toTừng giọt mưa vỗ mặt hồ dăn dúmTừng giọt mưa gõ cửa trái tim tôiGọi tôi đi thám hiểm trái tim ngườiMưa này gọi mưa trướcTrăng này hẹn trăng sauVui buồn đều có chuyệnChẳng bao giờ hết cớ gặp nhau đâu“Tình yêu biết chia đôi hợp mộtMỗi người nghĩ cho haiHai người nghĩ như một”Các nhà thơ chỉ tán hão mà thôiLúc xa nhau tôi ngỡ gặp em rồiKhi ngồi cạnh lại thấy em biến mấtLúc gặp em nghĩ lại thật vô lýMột chặng nghỉ hồi hộpGiữa nẻo đường dài điêu đứng băn khoănEm làm tôi suy nghĩĐến đời tôiKhoảng thời gian vô lýBiên thuỳ của hai thế giới hỗn mangTrước sự sống và mãi sau khi chếtĐêm này qua đêm khácTôi vẫn đến tìm emĐể hiểu sự huyền bíCủa những điều vô lýMột vạn trái núi phương BắcCùng tiết ra một dòng nước khe trong vắtSuốt quanh năm sóng gợn khói sương bayGiống chim nhạn từ bốn phương về khao khátSoi bóng mình tưởng thấy bạn tình đâySà xuống bóng mà thành ra chết đuốiTôi đưa em tới bên suối Nhạn sầuĐếm xác nhạn đa tình khắc khoảiKhi bốn phương chim vẫn rủ nhau vềTôi muốn chết trong lòng em như thếCon suối đời tôi chảy băng băngTìm về những chân trời đổi mớiGặp cảnh đẹp tôi ngoạm bờ ven suốiHoắm sâu thành vũng lặngĐón người yêu về tắm rửa tung tăngTôi ngậm cả tấm thân em kỳ ảoNước hồn tôi mê hoặc mất em rồiTôi moi trái tim em ra kỳ cọCuốn hồn em mơ mộng chảy ra khơiKhi tôi khám phá được chân trờiTôi sẽ trả hồn em về nhập xácĐang bập bềnh theo dòng suối đời tôiEm sống lại khi tình yêu đổi khácCả hai đều có gì muốn nóiKhông ai chịu bắt đầuChỉ chờ người ta hỏiNên có buổi đi chơi thầm với nhauKhi trái tim đang muốn khô thành sắtChính là lúc sức nam châm đang bắtMỗi chúng ta có một đời riêng lẻMỗi con đường lùi lũi bóng ta điĐể tìm những gìĐể thấy những gìTôi tìm mãi lòng tôiLòng một người đang yêuCũng là lòng tất cả mọi ngườiTôi đi tìm người yêuTôi đã gặp chính mìnhTừ hôm nayBắt đầu một chuyện tìnhVẫn cũ mà lại mới*
SACH TẾT 57
==
No comments:
Post a Comment