=
GIAI PHẨM MÙA XUÂN 1956
====
Giai phẩm mùa Xuân 19561 2 3 Lời nói đầu của nhà xuất bản Tập Giai phẩm mùa Xuân xuất bản đầu năm nay không kịp đến tay bạn đọc – từ đó đến nay, những sự kiện về phong trào tự do tư tưởng, tự do sáng tác đã dồn dập xẩy ra chung quanh tập sách đó. Theo ý chúng tôi, vấn đề chính cần thảo luận hiện nay là vấn đề tự do sáng tác, trong đó có những câu hỏi cần nêu lên: Quyền hạn người làm văn nghệ được biểu hiện thực tế đến mức độ nào? Người làm văn nghệ cần trung thành với thực tế như thế nào? Trách nhiệm của người làm văn nghệ trước Đảng, trước nhân dân thế nào? Văn nghệ phục vụ chính trị ra sao? Chúng tôi tin chắc rằng rồi đây, các bạn văn nghệ sĩ và những người quan tâm nghiên cứu các vấn đề của văn học nghệ thuật sẽ thảo luận để thống nhất với nhau về đường lối, đồng thời sẽ nảy ra nhiều quan niệm, nhiều phương pháp sáng tác khác nhau, đẩy mạnh phong trào trăm hoa đua nở. Vì lẽ đó, chúng tôi cho in lại tập sáng tác này, để các bạn đọc cùng nghiên cứu góp phần xây dựng cho phong trào.
5. NHÂN VĂN 3 * PHẦN 1
VỀ HOÀI THANH
Hữu Tâm
Không thể giải quyết kiểu ấy được
Việc quần chúng nhân dân được rất tự do phát biểu ý kiến đối với lãnh đạo một lần nữa chứng tỏ sự trưởng thành, sự lớn mạnh không gì lay chuyển nổi của chế độ ta. Có thể nói rằng chế độ nào càng mạnh thì tự do ngôn luận càng rộng. Bọn tay sai đế quốc Mỹ ở miền Nam bó nghẹt quyền tự do ngôn luận, ta chẳng bảo là bằng chứng suy yếu của chế độ thối nát đó sao?
Nhưng tiếc rằng bên cạnh những việc phát biểu đàng hoàng, quang minh, đáng được khuyến khích ấy lại có những việc theo tôi không lấy gì làm đàng hoàng lắm.
Người ta có quyền đánh một dấu hỏi to khi được tin ông Hoài Thanh nói chuyện với sinh viên, và chỉ với sinh viên thôi về vấn đề Trần Dần với Giai phẩm mùa Xuân, mặc dầu sau đó nội dung bài nói cũng có đăng trên Văn nghệ số 139.
Người ta có quyền hỏi: “Sao những khuyết điểm của ông Hoài Thanh trực tiếp liên quan đến văn nghệ mà ông lại tự phê bình với sinh viên trước, và khi nói lại phải giấu kín các văn nghệ sĩ, giấu kín các báo trong khi các báo đang sôi nổi bình luận vấn đề mà nhân dân đang thắc mắc nóng hổi?”
Báo Hà Nội hằng ngày số ra ngày 20-09-56 đã viết: “Chắc lại sửa soạn gì đây?”
Người ta đoán có lẽ buổi nói chuyện đó dưới hình thức tự phê bình có mục đích dọn đường cho ông Hoài Thanh bước chân từ làng “văn” vào làng “giáo”. Mặc dầu có nhiều văn nghệ sĩ là giáo sư hay ngược lại, buổi nói chuyện đó vẫn có thể gây thắc mắc không riêng gì giới văn nghệ mà cả trong giới sinh viên nữa.
Nhưng đó là một vấn đề khác mà những câu trả lời của ông Nguyễn Mạnh Tường đăng trên báo Nhân văn số 1 đã nêu ra nguyên tắc.
Ở đây, tôi chỉ xét câu chuyện của ông Hoài Thanh trong phong trào văn nghệ hiện nay.
Ông Hoài Thanh đã nhận rằng trong việc phê bình Trần Dần, ông đã dùng lối áp bức mệnh lệnh, lấy đa số đàn áp thiểu số, đã lầm lẫn bạn và thù, cho Trần Dần là phản động vì đã mang sẵn thành kiến trong mình lại “dựa dẫm vào ý kiến chung quanh”, do đó gây ra không khí e ngại không có lợi, có thể làm cho người ta hiểu lầm về bản chất hoàn toàn tự do của văn nghệ ta rồi kết luận là đã rút ra được một bài học lớn.
Nhưng khi đọc bài tự phê bình (tôi không được cái hân hạnh đi dự buổi nói chuyện) tôi vẫn cảm thấy sở dĩ ông Hoài Thanh có khuyết điểm nặng như trên là do Trần Dần đã “gieo rắc buồn nản hoang mang”; do thơ Trần Dần “có sức là tiêu ma chí khí đấu tranh”, ông chỉ có khuyết điểm là cách đấu tranh không đúng với tư tưởng phi vô sản; hơn nữa là do những tin tức về vụ Hồ Phong bên Trung Quốc vừa truyền sang, do dựa dẫm vào ý kiến chung quanh nhiều hơn là do bản thân ông, chưa chắc đã là do quan liêu, mệnh lệnh, tôn sùng cá nhân, ăn cánh mà có. Nói một cách khác cho rõ hơn, ông Hoài Thanh chưa thành khẩn nhận lỗi, vẫn đổ cho khách quan và chưa công nhận những khuyết điểm mà các báo chí hay Giai phẩm đã nói ở trên, gián tiếp cho rằng quần chúng phê bình mình không đáng kể.
Hơn nữa, ông Hoài Thanh có viết là mãi đến khi Hồ Chủ Tịch nói ở vườn hoa Ba Đình, ông mới nghe như đột ngột đã phạm sai lầm lớn. Câu này ý mâu thuẫn với ý đoạn ông viết ở trên là ông đã đo được sai lầm của ông sau khi anh em văn nghệ sĩ phê bình ông rất sôi nổi ở lớp học lý luận văn nghệ.
Lại còn nữa. Ông nói là rất thấm thía khi có một đồng chí T.Ư nói “Gắn một chữ phản động vào tên người ta như vậy là một điều đến mấy đời sau này con cháu người ta còn lấy làm khổ”. Rất đúng. Nhưng tôi vẫn cảm thấy qua câu này rằng có chỉ đồng chí T.Ư mới làm ông thấm thía thôi chứ anh em văn nghệ sĩ phê thế nào cũng không thể thấm thía được.
Tư tưởng sùng bái cá nhân, coi nhẹ ý kiến quần chúng vẫn bộc lộ trong lập luận bài tự phê và ngay trong bản chất, trong tiến hành việc tự phê nữa.
Tôi không tham gia Giai phẩm mùa Thu hay báo Nhân văn, lại cũng có ý kiến bất đồng với nhiều bài trong đó nữa. Nhưng tôi vẫn kết luận:
Cán bộ có thành khẩn, mạnh dạn tự phê bình mới tránh khỏi sự đào thải, mới cải tiến được công tác, mới tăng thêm uy tín của Đảng, của Chính phủ.
Đã đến lúc mà bất cứ công việc gì có ảnh hưởng lớn đến quần chúng đang thắc mắc nóng hổi, cần phải được giải quyết rạch ròi như ban ngày trước mặt họ. Quyết không thể giải quyết những vấn đề như thế theo kiểu thường làm từ trước tới nay được.
22-9-1956
Thanh Bình (cán bộ văn nghệ miền Nam)
Vài ý nghĩ về thái độ tự phê bình của ông Hoài Thanh
Báo Văn nghệ số 139 đăng bài tự phê bình của Hoài Thanh. Tôi mong mỏi bài ấy từ lâu nhưng đọc xong tôi thấy thất vọng. Tôi có ấn tượng còn lâu lắm mới giải quyết được vụ Giai phẩm mùa Xuân. Khuyết điểm bài phê bình ấy không phải là khuyết điểm đơn thuần của một nhà phê bình văn học mà nó là khuyết điểm của việc lãnh đạo, của Hội Văn nghệ mà ông Hoài Thanh là đại diện. Đó là thực tế. Bài tự phê bình của ông Hoài Thanh chưa cải thiện được tình hình chút nào, vì không đáp ứng được đòi hỏi của anh em văn nghệ sĩ quần chúng. Tôi không muốn trở lại nội dung bài thơ "Nhất định thắng" mà chỉ nói về thái độ tự phê bình của ông Hoài Thanh.
Mở đầu bài tự phê bình, ông đưa những lý luận về đấu tranh tư tưởng. Lý ông nói thì cũng đúng lý nhưng không đúng chỗ. Tôi không hiểu ông muốn tự phê bình hay muốn dùng lý luận để chứng minh việc ông phê bình bài thơ là đúng. Ông viết:
“Một bên là những tư tưởng cách mạng của giai cấp vô sản kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của nhân loại, một bên là những tư tưởng áp bức bóc lột, sa đoạ, đồi truỵ của xã hội thực dân, phong kiến cũ nó đang liên hồi phản công vào chế độ chúng ta...”
Tôi nghĩ: tư tưởng quan liêu, mệnh lệnh, áp bức kẻ dưới cũng là của xã hội thực dân, phong kiến cũ còn lại trong một số cán bộ lãnh đạo của chúng ta. Tôi cũng nghĩ rằng Trần Dần có áp bức, bóc lột ai đâu mà ông lại nói thế?
Ông Hoài Thanh đã chủ động điều khiển một cuộc họp để cho một số người đả kích anh Trần Dần một cách oan uổng không tiếc lời và chính tay ông đã viết một bản án gieo oan vu hoạ cho Trần Dần. Thể xác Trần Dần suýt thành đất đen, sinh mệnh chánh trị Trần Dần bị thủ tiêu, quyền sáng tác thiêng liêng của nhà văn Trần Dần bị chà đạp. Những cực khổ ấy chưa đủ ư? Mà trong bài tự phê bình ông còn đả kích thêm Trần Dần với những danh từ hiểm độc: “trịch thượng”, “hoang loạn”, “tâm trạng âm u, điên loạn”...
Ông còn cho rằng “đấu tranh chống cái tác hại trong bài này là đúng”, nhưng thực tế có phải là đấu tranh chống cái “tác hại” của bài thơ ấy theo nguyên tắc chỉnh huấn “căm thù khuyết điểm, thương yêu đồng chí” đâu, mà chính là tiêu diệt tác giả bài thơ ấy theo tinh thần bè phái vu bạn là thù. Nhưng dẫu vụ Giai phẩm mùa Xuân xấu xa đến đâu đi nữa quần chúng cũng vẫn có độ lượng, cả những người trực tiếp bị tai hoạ cũng thế. Anh em văn nghệ sĩ, quần chúng muốn gì? Người ta muốn ông Hoài Thanh đại diện của Hội Văn nghệ thấy rõ khuyết điểm, tự phê bình nghiêm khắc và sửa chữa cụ thể. Thế thôi! Vì sao? Vì ai cũng yêu chế độ, tin ở Đảng và ghét những việc sai lầm.
Ông Hoài Thanh đã tự phê bình thế nào?
Đọc một đoạn dài ông kể tỉ mỉ những sự việc nó dẫn đến sai lầm của ông và phân tích, nhìn nhận nhiều khuyết điểm, tôi thấy ngòi bút của ông còn khách quan quá. “Khách quan” đây có nghĩa là chỉ những khuyết điểm như tất nhiên do hoàn cảnh, do anh em chung quanh gây ra mà ông chỉ là người “bị ảnh hưởng”. Ông Hoài Thanh dùng nguỵ biện để thanh minh cho mình nhiều hơn là tự phê bình nghiêm khắc. Người ta không thấy ở ông một chút gì hối hận, đau xót đối với một việc sai lầm độc ác to lớn như thế và ông cũng chưa tìm ra hay không muốn tìm ra nguyên nhân khuyết điểm của mình.
Ông cũng có nói:
“... Không thực chất cầu thị, không bình tĩnh sáng suốt thì thật là nguy hiểm, nhất là khi đứng trong cương vị lãnh đạo thì lại càng nguy hiểm hơn”.
Chữ “nguy hiểm” ông dùng một cách cũng nguy hiểm lắm. Người ta không hiểu nguy hiểm cho ai? Cho anh Trần Dần hay cho ông Hoài Thanh? Hay cho quần chúng? Không phải tôi chơi chữ đâu vì, ông Hoài Thanh không phải là người thiếu danh từ chính xác để tự phê bình, mà phải dùng đến những tiếng không rõ ràng, ấp úng. Ông nói có vẻ pha trò:
“Đấu tranh với sai lầm của người sao mà vội vàng thế? Đến khi đấu tranh với sai lầm của mình lại chậm chạp thế?”
Cách tự phê “bình khéo” léo ấy làm cho tôi chưa thấy ông Hoài Thanh thành khẩn nhận khuyết điểm của mình và đau xót với nó bằng nhiều người ngoài cuộc đau xót.
Một điểm khác mà tôi muốn nhấn mạnh là ông Hoài Thanh trong bài tự phê bình đã khinh miệt quần chúng và nịnh hót lãnh tụ một cách trắng trợn.
Suốt mấy tháng nay, trong bao nhiêu cuộc họp phê bình đóng góp xây dựng, dư luận báo chí, quần chúng bàn tán xôn xao như chuyện cháy nhà, xao động cả thủ đô, thế mà ông Hoài Thanh “cứng như thép vững như đồng” không mảy may lay chuyển. Ông nói:
“Mãi đến hôm Quốc khánh vừa rồi ở quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, Hồ Chủ tịch sau khi nhắc lại những thắng lợi của ta nói rõ ràng cái điều trước đó đăng báo, nhưng hôm ấy tôi nghe như rất đột ngột là ta cũng đã phạm sai lầm lớn...”
Nguyên do thứ hai mà ông “thấm thía” khuyết điểm của mình là có một đồng chí Trung ương Đảng nói cho biết tác hại to lớn của việc ông đã làm.
Quả thật “nhờ đèn trời soi sáng”, ông Hoài Thanh mới thấy được sự thật, còn bao nhiêu đau khổ bi đát của người chịu tai hoạ do ông gây ra, bao nhiêu tiếng phẫn nộ của anh em văn nghệ sĩ, của quần chúng, ông đều coi thường cả. Ông vô tình hay cố ý mà không nghe, không thấy?
Tôi tự hỏi: Nếu hôm Quốc khánh, ông Hoài Thanh vì việc gì khác không đến quảng trường Ba Đình hoặc Hồ Chủ tịch bận việc không đến được và hôm nào đó ông không gặp đồng chí Trung ương thì vấn đề này sẽ ra sao? Ông có viết bài tự phê bình không?
Tôi thấy sau khi đã học tập về sai lầm của Sta-lin rồi mà đầu óc sùng bái cá nhân của ông Hoài Thanh còn đặc sệt đến như thế thì không còn trời đất nào nữa. Một bên thì ông nịnh hót lãnh tụ, nịnh hót Trung ương như thế, một bên ông khinh miệt văn nghệ sĩ như thế thì làm gì ông thấy rõ được con người của ông và việc làm của ông.
Ông Hoài Thanh nói: “Lúc bấy giờ đã đo được cái sai lầm của tôi”.
Tôi thấy ngược lại đến bây giờ ông cũng chưa đo được đúng mức sai lầm của ông bởi vì ông chỉ “thấm thía”, với cái ý kiến cấp lãnh đạo mà không thấm thía với ý kiến của quần chúng văn nghệ sĩ. Ở đoạn chót, ông cũng có viết “anh em giúp tôi”, vì để kết luận bài tự phê bình ông phải nói một câu công thức chứng tỏ tinh thần lắng nghe quần chúng nhưng đồng thời cũng lại để cho người ta thấy ông đã chỉ tự vươn mình lên thôi.
Tệ hại hơn là ông Hoài Thanh đã lợi dụng bài tự phê bình để đề cao cá nhân mình. Sau khi đả kích Trần Dần thêm, viện lẽ để bào chữa cho mình, tán dương lãnh tụ rồi thì ông tự tán dương mình. Đọc xong bài tự phê bình người ta thấy gì? Ta thấy một Hoài Thanh được “chỉnh huấn”, “tham gia đấu tranh ở nông thôn”. Ông vươn mình lớn hẳn lên theo lãnh tụ. Lời nói của Hồ Chủ tịch, của đồng chí Trung ương Đảng giúp cho ông thầy “đường hướng mới” để đi theo và “gột rửa tàn tích” cho mình. Tuyệt nhiên không có một chữ nào ông nói đến tác hại của việc làm, đối với Trần Dần, với phong trào văn nghệ. Tôi có cảm giác như ông đã “tiến lên” bằng cách giày xéo bao nhiêu là nhân phẩm, bao nhiêu là tác phẩm.
Ngòi bút phê bình văn học lâu đời của ông Hoài Thanh, tác phong thành khẩn tự phê bình ở người cán bộ lãnh đạo, trách nhiệm tập thể của Ban Chấp hành Hội văn nghệ, vai trò tiền phong gương mẫu của người đảng viên và cao hơn hết là sự đòi hỏi của quần chúng không cho phép ông Hoài Thanh viết một bài tự phê bình chiếu lệ như thế đối với một sai lầm nghiêm trọng mà Trung ương Đảng, giới văn nghệ và quần chúng đã lên án từ lâu và hiện đang còn tác hại.
27-9-56
__________________________
[1]Trang 1, vị trí xã luận, trên cùng, bên trái, gồm tiêu đề và ký hoạ chân dung Vũ Trọng Phụng, không đề tên tác giả, xem tiếp ở trang 2 (các chú thích đều của talawas)
[2]Mất mấy chữ, vì báo rách, chưa khôi phục được
[3]Mất mấy chữ, vì báo rách, chưa khôi phục được
[4]Năm 1937, André Malraux là một nhà văn tiến bộ. Từ sau Đại chiến lần thứ Hai (1939-1945), A. Malraux đã trở thành phản động. N.V (chú thích trong nguyên bản của báo Nhân văn)
[5]Trang 1, vị trí bài cái, xem tiếp ở trang 5
[6]Trang 1, xem tiếp ở trang 6
[7]Trang 1, xem tiếp ở trang 6
[8]Trang 2
[9]Cuối trang 2
[10]Cuối trang 2
[11]Trang 3, xem tiếp ở trang 5
Nguồn: Nhân văn số 3, ngày 15.10.1956.
==
Nhân văn
Mấy lời chân tình gửi bạn đọc: Về dư luận xung quanh Nhân văn [9]
Báo Nhân văn ra đời, được các bạn khuyến khích, phê bình rất sôi nổi. Từ số 1 (ấn hành 2000 tờ) đến số 2 (ấn hành 6000 tờ), lần nào cũng chỉ trong một ngày là hết báo, điều đó chứng tỏ bạn đọc rất tha thiết đến việc mở rộng tự do dân chủ của chế độ và việc vận động đổi mới công tác văn nghệ, công tác trí thức.
Tuy nhiên, trong công việc xuất bản tờ báo này, chúng tôi còn mắc nhiều khuyết điểm mà hôm nay chúng tôi cần phải trình bày với các bạn và mong các bạn lượng thứ cho.
- Báo ra không đúng kỳ, không báo rõ ngày, khiến các bạn phải chờ đợi thắc mắc.
- Tổ chức trị sự (phát hành, thu tiền) rất luộm thuộm. Có nhiều bạn mua báo dài hạn đã không nhận được báo, hoặc nhận được chậm. Có nhiều bạn muốn mua báo dài hạn mà không biết gặp ai để ghi tên. Địa điểm bố trí báo chưa đều, nên có khu vực tập trung nhiều quá, có khu vực lại không có chỗ bán, khiến nhiều bạn tìm mua rất khó nhọc.
- Nội dung tờ báo, ngoài cuộc đấu tranh về văn nghệ, chưa đề cập đến nhiều vấn đề văn hoá, xã hội cụ thể đang nóng hổi trong tim, óc quần chúng như giáo dục, y tế, sinh hoạt nhân dân v.v...
Những thiếu sót đó là do chúng tôi vừa ít tiền vừa thiếu kinh nghiệm và trong khi gặp khó khăn về ấn loát, về mua giấy, về trụ sở, chúng tôi đã lúng túng trong phần trị sự cũng như phần biên tập; phần đông anh em lại ở trong biên chế chính quyền hay đoàn thể, làm báo Nhân văn có một tay trái.
Chúng tôi đang cố gắng sửa chữa những khuyết điểm, nhược điểm đó.
Tiện đây, chúng tôi đề nghị các bạn chú ý hai điều rất quan trọng chung quanh việc báo Nhân văn ra đời:
1. Ngay từ số 1, dư luận nhân dân, cán bộ và các báo rất sôi nổi về Nhân văn. Có nhiều người tán thành, nhiều người phản đối, thậm chí đi đến chỗ mạt sát khiêu khích báo Nhân văn và một số anh em cộng tác với tờ báo. Chúng tôi để ngoài tai những lời mạt sát, phỉ báng đó, kiên nhẫn tiếp tục nhiệm vụ và vẫn coi thái độ đối lập kia chỉ là thái độ hấp tấp, sai lầm của bạn với bạn mà thôi. Do quan niệm khác nhau về tự do dân chủ nên sinh ra mâu thuẫn; nhưng, tựu chung vẫn là người một nhà nên trước sau rồi cũng thống nhất. Mong bạn đọc sẽ đồng tình với chúng tôi và tránh mọi thái độ không lợi cho đoàn kết.
2. Nhưng bên cạnh ta, vẫn còn lẩn quất những tay sai của đế quốc Mỹ và bè lũ Ngô Đình Diệm muốn nhân lúc này, thò bàn tay bẩn thỉu vào chia rẽ hàng ngũ cách mạng. Chúng nhầm to. Báo Nhân văn cũng như các bạn, không mắc lừa chúng. Mọi âm mưu chia rẽ, phá hoại của chúng sẽ thất bại. Mong độc giả sẽ cùng với chúng tôi đề cao cảnh giác, chống mọi âm mưu xuyên tạc, ly gián của địch.
Ngoài ra cũng còn một số người lạc hậu mang nặng tàn tích đế quốc và phong kiến, tuy đứng trong hàng ngũ cách mạng, nhưng vì quyền lợi, địa vị cá nhân, nên có hành động hoặc lời nói vu cáo, đe doạ định bóp nghẹt dân chủ bằng những phương pháp khi lén lút, khi trắng trợn. Chúng tôi mong bạn đọc sẽ cùng với chúng tôi đấu tranh thẳng thắn với những phần tử xấu đó, để bảo vệ tư do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do nghiên cứu và sáng tác, làm cho chế độ ta thêm tốt đẹp.
Nói tóm lại, báo Nhân văn bao giờ cũng đứng dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, kiên quyết đấu tranh cho thống nhất đất nước và dân chủ thực sự - một cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ - và kiên quyết đánh tan mọi âm mưu phá hoại của bọn tay sai Mỹ, Diệm, và cả của những phần tử xấu trong hàng ngũ ta.
Tờ báo này là của các bạn. Các bạn hãy tích cực ủng hộ cho nó sống mãi và càng ngày càng phát triển.
Nhân văn
Nhân vănTôi không đi vào phân tích toàn bộ bài phê bình báo Nhân văn của ông Nguyễn Chương trên báo Nhân dân.Tôi chỉ nói đến lối phê bình “chặn họng”, phá đoàn kết vì tính chất mệnh lệnh, uy hiếp tinh thần và khinh miệt quần chúng của nó.Ông Nguyễn Chương kết luận phần nhận định báo Nhân văn rằng: “Bọn Mỹ, Diệm hiện đương ra sức vu cáo chế độ miền Bắc là không có tự do, dân chủ cho nên chưa thể tổng tuyển cử để thực hiện thống nhất nhà nước được.Chúng ta không nên mắc vào âm mưu của chúng.”Phải xem lại toàn bộ báo Nhân văn số 1 xem có bài nào, điểm nào chúng tôi “vu cáo” để “mắc vào âm mưu của địch”?Phương pháp phê bình theo chủ nghĩa nghĩa Mác-Lênin là thực sự cầu thị. Phê phán phải dựa trên cơ sở thực tế, nghĩa là phải dẫn chứng. Nếu không chỉ chung chung, suy diễn. Và khi đã suy diễn tất nhiên phải tiến tới một quy kết hồ đồ.Bài phê bình của ông Nguyễn Chương đã mắc vào sai lầm ấy.Vì rằng Đảng và Chính phủ đương phát động rộng rãi phong trào phê bình trong nhân dân quần chúng để củng cố lại đường lối, chính sách cho phù hợp với nguyện vọng nhân dân. Công tác đó đã tiến hành ở các cơ quan, đoàn thể và các khu phố ở thủ đô cũng như nơi khác. Về ngành văn nghệ, báo Nhân văn có nêu lên một số hiện tượng sai lầm của lãnh đạo văn nghệ. Chứng người, chứng việc hiện còn đương sống với chúng ta.Chúng tôi chỉ muốn thực hiện đúng phương châm trong việc phê bình của chúng ta là: Nói thẳng, nói thật, nói hết.Báo Nhân dân là cơ quan của Đảng, ông Nguyễn Chương là một đảng viên, tất nhiên không lạ gì phương châm ấy.Vậy khi nhân dân phát hiện một vấn đề nào, chúng tôi nghĩ cơ quan của Đảng cũng như các đồng chí đảng viên nên vui vẻ tiếp thu để nghiên cứu, sửa chữa. Sửa chữa để củng cố chế độ của chúng ta cho mỗi ngày một thêm tươi sáng.Mà xây dựng chế độ, chúng tôi thiết nghĩ, chủ yếu là để cho nhân dân chúng ta sống một cuộc đời no, ấm về thể xác và cởi mở về tinh thần.Vậy khi thấy một trở lực nào ngăn cản nguyện vọng ấy thì nhân dân đề đạt lên trên để yêu cầu sửa chữa, như thế có hại gì đến việc tiến hành củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam?Nguyện vọng của chúng tôi là thế chứ chúng tôi không bao giờ có ý “muốn làm cho người ta hiểu lầm rằng toàn bộ sự lãnh đạo của Đảng và toàn bộ chính trị miền Bắc là độc đoán, độc tài, chà đạp văn nghệ sĩ, chà đạp con người, không có ‘nhân văn’”.Sao chúng tôi lại bị vu như thế với cái kết luận “chúng ta không nên mắc vào âm mưu của địch”?Với luận điệu chụp mũ này người ta có thể hiểu rằng, theo báo Nhân dân và ông Nguyễn Chương thì không nên phát hiện gì cả. Chỉ nên phổ biến rộng rãi cái tác phong tiêu cực này ở các khu phố: “thứ nhất ngồi lỳ, thứ nhì đồng ý”.Nếu không, cứ nói thật lên thì lại “mắc vào âm mưu địch”.Tuy vậy ông Nguyễn Chương cũng nên thông cảm cho quần chúng là quần chúng không đến nỗi lạc hậu, hèn kém tới mức ấy đâu.Người nào cũng có tai, có mắt, có bộ óc, có trái tim, đi theo cách mạng, phục vụ cách mạng không kỳ gian khổ, nhưng cũng không để ai có quyền khinh miệt quần chúng.Tinh thần cách mạng chân chính chống lại bất cứ cá nhân, hay bè phái nào hạn chế tự do tư tưởng của quần chúng.Cho nên khi thấy một mặt Đảng kêu gọi “nói thẳng, nói thật, nói hết” mà mặt khác những đảng viên như ông Nguyễn Chương và báo Nhân dân lại đe doạ: Công khai đấu tranh chống những sai lầm khuyết điểm của ta là chống chế độ, chống Đảng, là mắc mưu địch v.v... thì còn ai hiểu được! Cái lối khoá miệng quần chúng ấy đã khá phổ biến. Và đã bị và đương bị phản đối.Quần chúng của Đảng, nhân dân của chính thể này đã chịu sự giáo dục của Đảng, của chủ nghĩa Mác Lê-nin, phân biệt được thể nào là ta, thế nào là địch.Suy diễn, nghi ngờ, gán ghép, khinh miệt quần chúng, đánh giá địch quá cao đã có nhiều hậu quả chua xót rồi. Quần chúng đã chán ghét đến cực độ luận điệu “chặn họng” cũ rích ấy rồi.Báo Nhân văn không hề có tư tưởng bôi xấu chế độ. Vì một lẽ rất giản dị, là những người làm báo Nhân văn đều là con đẻ của chế độ xã hội miền Bắc. Họ với chế độ như thịt với da. Đời và tâm hồn họ gắn liền với sự sống còn của chế độ.Nhờ được ánh sáng của Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô đã thấm vào người họ, họ lớn lên, mắt họ sáng ra, máu họ tươi thêm, mặt họ ngẩng lên, họ nhìn thấy trách nhiệm, thực sự thấy mình là chủ nhân của cuộc đời, họ thấy mình không phải là con rối.Họ phải làm việc.Và việc đầu tiên của họ là muốn đánh bật tận gốc những tàn tích phong kiến và thực dân trong hàng ngũ lãnh đạo văn nghệ nói riêng và hàng ngũ cách mạng nói chung.Chúng tôi cố gắng đấu tranh trong tổ chức, song liên tục chúng tôi bị chế ngự, nguyện vọng của chúng tôi lên tới Trung ương Đảng đã bị thay thế bằng nguyện vọng của bè phái họ.Chúng tôi nói lên sự thực, mục đích đề Trung ương Đảng nhận định lại vấn đề lãnh đạo văn nghệ.Đó có phải là một hành động tội lỗi không?Giải quyết được tình trạng bè phái lãnh đạo văn nghệ là góp được một phần khá lớn vào sự nghiệp củng cố miền Bắc, thống nhất nước nhà.Chúng tôi đặt vấn đề như thế.Đó là nguyện vọng của chúng tôi. Do những tấm lòng tha thiết ấy, chúng tôi nêu lên: “Báo Nhân văn đứng dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, theo chủ nghĩa Mác Lê-nin” là chúng tôi đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng, trong lúc đấu tranh nội bộ gay gắt này.Ông Nguyễn Chương cho đó là chúng tôi “nêu lên như một cái chiêu bài”.Với thái độ này, tôi thấy như ông Nguyễn Chương gạt quần chúng ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng trong khi quần chúng thiết tha lăn vào.Thử xét lại xem qua thái độ đã toát ra từ bài phê bình, qua những nhận định và sự phê phán báo Nhân văn, ông Nguyễn Chương và báo Nhân dân đã giúp đỡ chúng tôi những gì để chúng tôi đấu tranh? Hay chỉ toàn thấy những giọng trịch thượng, hống hánh, chia rẽ, gây cho chúng tôi những cảm tưởng không tốt về một cán bộ tuyên huấn cao cấp và về vai trò của cơ quan ngôn luận Trung ương Đảng?*Nhân vănMấy lời chân tình gửi bạn đọc: Về dư luận xung quanh Nhân văn [9]Báo Nhân văn ra đời, được các bạn khuyến khích, phê bình rất sôi nổi. Từ số 1 (ấn hành 2000 tờ) đến số 2 (ấn hành 6000 tờ), lần nào cũng chỉ trong một ngày là hết báo, điều đó chứng tỏ bạn đọc rất tha thiết đến việc mở rộng tự do dân chủ của chế độ và việc vận động đổi mới công tác văn nghệ, công tác trí thức.Tuy nhiên, trong công việc xuất bản tờ báo này, chúng tôi còn mắc nhiều khuyết điểm mà hôm nay chúng tôi cần phải trình bày với các bạn và mong các bạn lượng thứ cho.- Báo ra không đúng kỳ, không báo rõ ngày, khiến các bạn phải chờ đợi thắc mắc.- Tổ chức trị sự (phát hành, thu tiền) rất luộm thuộm. Có nhiều bạn mua báo dài hạn đã không nhận được báo, hoặc nhận được chậm. Có nhiều bạn muốn mua báo dài hạn mà không biết gặp ai để ghi tên. Địa điểm bố trí báo chưa đều, nên có khu vực tập trung nhiều quá, có khu vực lại không có chỗ bán, khiến nhiều bạn tìm mua rất khó nhọc.- Nội dung tờ báo, ngoài cuộc đấu tranh về văn nghệ, chưa đề cập đến nhiều vấn đề văn hoá, xã hội cụ thể đang nóng hổi trong tim, óc quần chúng như giáo dục, y tế, sinh hoạt nhân dân v.v...Những thiếu sót đó là do chúng tôi vừa ít tiền vừa thiếu kinh nghiệm và trong khi gặp khó khăn về ấn loát, về mua giấy, về trụ sở, chúng tôi đã lúng túng trong phần trị sự cũng như phần biên tập; phần đông anh em lại ở trong biên chế chính quyền hay đoàn thể, làm báo Nhân văn có một tay trái.Chúng tôi đang cố gắng sửa chữa những khuyết điểm, nhược điểm đó.Tiện đây, chúng tôi đề nghị các bạn chú ý hai điều rất quan trọng chung quanh việc báo Nhân văn ra đời:1. Ngay từ số 1, dư luận nhân dân, cán bộ và các báo rất sôi nổi về Nhân văn. Có nhiều người tán thành, nhiều người phản đối, thậm chí đi đến chỗ mạt sát khiêu khích báo Nhân văn và một số anh em cộng tác với tờ báo. Chúng tôi để ngoài tai những lời mạt sát, phỉ báng đó, kiên nhẫn tiếp tục nhiệm vụ và vẫn coi thái độ đối lập kia chỉ là thái độ hấp tấp, sai lầm của bạn với bạn mà thôi. Do quan niệm khác nhau về tự do dân chủ nên sinh ra mâu thuẫn; nhưng, tựu chung vẫn là người một nhà nên trước sau rồi cũng thống nhất. Mong bạn đọc sẽ đồng tình với chúng tôi và tránh mọi thái độ không lợi cho đoàn kết.2. Nhưng bên cạnh ta, vẫn còn lẩn quất những tay sai của đế quốc Mỹ và bè lũ Ngô Đình Diệm muốn nhân lúc này, thò bàn tay bẩn thỉu vào chia rẽ hàng ngũ cách mạng. Chúng nhầm to. Báo Nhân văn cũng như các bạn, không mắc lừa chúng. Mọi âm mưu chia rẽ, phá hoại của chúng sẽ thất bại. Mong độc giả sẽ cùng với chúng tôi đề cao cảnh giác, chống mọi âm mưu xuyên tạc, ly gián của địch.Ngoài ra cũng còn một số người lạc hậu mang nặng tàn tích đế quốc và phong kiến, tuy đứng trong hàng ngũ cách mạng, nhưng vì quyền lợi, địa vị cá nhân, nên có hành động hoặc lời nói vu cáo, đe doạ định bóp nghẹt dân chủ bằng những phương pháp khi lén lút, khi trắng trợn. Chúng tôi mong bạn đọc sẽ cùng với chúng tôi đấu tranh thẳng thắn với những phần tử xấu đó, để bảo vệ tư do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do nghiên cứu và sáng tác, làm cho chế độ ta thêm tốt đẹp.Nói tóm lại, báo Nhân văn bao giờ cũng đứng dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, kiên quyết đấu tranh cho thống nhất đất nước và dân chủ thực sự - một cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ - và kiên quyết đánh tan mọi âm mưu phá hoại của bọn tay sai Mỹ, Diệm, và cả của những phần tử xấu trong hàng ngũ ta.Tờ báo này là của các bạn. Các bạn hãy tích cực ủng hộ cho nó sống mãi và càng ngày càng phát triển.Nhân văn.
NHÂN VĂN 3, PHẦN I
==
*
No comments:
Post a Comment