MỤC LỤC
821. HUY HIỆU BÚA LIỀM
822. BÓNG ĐÁ NƯỚC TA
823. THI NÍN THỞ
824. KHÚC RUỘT THỪA
825. BÁN ĐẢO
826. HỌA SĨ
827.CHUYỆN LỪA
828. MÔN LỊCH SỬ VIỆT NAM
829. NHẬN ĐỊNH CỦA MỘT DU KHÁCH
830. TÂM SỰ NÀNG KIỀU
831.ĐẠI BIỂU TẠI LIÊN HIỆP QUỐC
832. GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG THANH HƯƠNG
833.ĐIỆN TÍN
834. MẤT NGỦ
835. THÀNH TÍCH CỦA CÔNG AN
836. ĐỒNG CHÍ PHẢI LÀM SAO?
837. QUYỂN SỔ TAY
838. TỆ SÙNG BÁI CÁ NHÂN
839. QUỶ SỨ CŨNG SỢ
840. NẠN UỐNG RƯỢU
821. HUY HIỆU BÚA LIỀM
Người khách cầu khẩn:
- Xin làm ơn cho tôi ít nước, tôi khát lắm.
- Tôi không có nước, nhưng tại sao anh không mua một cái huy hiệu búa liềm?
- Tôi không muốn cái đồ quỷ này, tôi cần nước . - người khách kêu lên.
- Ðược rồi, cách đây 5 dặm, trên ngọn đồi kia, ở đó có một khách sạn, ở đó họ sẽ cho anh bao nhiêu nước cũng được. Họ là những người nhân đạo nhất trên thế giới.
Người khách cảm ơn và lê bước về phía ngọn đồi. Ba giờ sau ông ta quay trở lại chỗ cũ.Người bán hàng liền hỏi:
- Tôi chỉ cho ông rồi mà, khoảng 5 dặm ở ngọn đồi đàng kia. Ông không tìm thấy khách sạn à?
- Thấy rồi, tôi thấy nó rồi. Nhưng họ không cho tôi vào nếu tôi không đeo huy hiệu búa liềm! - người khách thều thào. Đeo huy hiệu búa liềm rồi, tôi còn phải ký kết nhiều giấy tờ và qua nhiều thử thách, tôi mới được tổ chức nhân đạo này cho ăn, cho uống!
822. BÓNG ĐÁ VIỆT NAM
Bây giờ xin nói về mục đích đá banh của đảng ta và nhân dân ta. Phàm đã ra sân cỏ, không ai lại không muốn thắng. Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều thế cả. Nếu có ai bảo: "Chúng tôi ra sân cỏ lần này quyết để thua" thì cầm chắc người đó không điên cũng chập mạch. Nhưng đấy là bóng đá của thế giới, bóng đá của các nước bên Âu, bên Mỹ.
Bóng đá nước ta khác, ra sân cỏ chỉ tính mỗi chuyện thắng không thôi là ngu, không ngu thì khờ, không khờ thì láo. Thế giới đá bóng thế nào mặc kệ thế giới, nước ta đá bóng theo kiểu nước ta, đâu phải bắt chước máy móc được, phải sáng tạo chứ! Sáng tạo thế nào?
Phàm đã ra sân cỏ nước Nam, ngoài quyết tâm thắng còn phải có quyết tâm thua. Đó, sáng tạo ! Khi nào thì quyết tâm thắng, khi nào thì quyết tâm thua? Ai mà biết được, tuỳ! Mỗi thời mỗi khác, mỗi mùa mỗi khác, đầu mùa khác, cuối mùa khác, hiệp một khác, hiệp hai khác, đầu hiệp khác, cuối hiệp khác. Rắc rối lắm. Phức tạp lắm.Nhưng tất cả là do đảng lãnh đạo!
Nếu anh đã ra sân cỏ nước ta thì anh phải biết rằng sân cỏ nước ta rất phức tạp. Phức tạp thế nào thì tự anh phải hiểu lấy. Ai ngu mà đi giải thích cho anh phức tạp là thế nào. Vả, biết phức tạp là thế nào thì còn gì là phức tạp! Bóng đá nước ta không phải hay ở bóng đá, hay chủ yếu ở phức tạp.
Thế giới chỉ biết đá bóng, tức lắm thì đá nhau, chửi nhau, tức nữa thì đánh nhau. Thế thì đơn giản quá. Bao nhiêu năm nay sân cỏ thế giới cũng chỉ mỗi quả bóng, mỗi bên mười một anh mắm môi mắm lợi, cố sống cố chết đưa bóng vào lưới nhau. Nhạt phèo. Sân cỏ nước ta khác.
Cầu thủ nước ta ra sân, chưa thắng được người mặt đỏ như vang, thắng được người rồi mặt vàng như nghệ. Cầu thủ ghi được bàn thắng sướng quá, cởi áo phất cờ trước cổ động viên. Đồng đội chạy đến bế cầu thủ ghi bàn lên xốc lên xốc xuống, đè nghiến cầu thủ ghi bàn xuống, hân hoan chồm lên rỉ tai : "Em ơi, em sút sao khéo thế!". Tạm dịch là: "Đ. mẹ mày đá đấm như củ chuối!".
Huấn luyện viên thấy bóng vào lưới đối phương thì nhảy cẫng lên khoa chân múa tay, cười vui hớn hở, khi vào phòng thay quần áo mới vỗ vai cầu thủ ghi bàn cười cười: "Chú em đá đấm hôm nay tích cực quá nhỉ!". Tạm dịch là: "Tiên sư mày, thằng mất dạy!".
Trưởng đoàn ngồi ở khán đài, thấy đội ông vừa thắng bèn đứng vụt dậy vỗ tay lia lịa, miệng cười toe toét, quay phía sau sung sướng nhận cái bắt tay chúc mừng của thủ trưởng lãnh đạo. Tối về họp đoàn, ông nói đi nói lại hoài về trái tim, trái tim ngọt ngào, trái tim cay đắng. Trái bóng đối với ông là trái tim. Trái tim không chứa toàn không khí như trái bóng, nó có hai ngăn, một ngăn quyết tâm thắng, ngăn kia là quyết tâm thua. Lũ đàn em của ông to đầu mà dại, chúng nó dám sút trái tim của ông vào lưới đối phương!
Nôi bộ 1:
- Mày đá thế nào đấy hả thằng chó?
- Tại em ở gần gôn, chúng nó đểu, đưa bóng vào chân em. Em mà đá ra ngoài thì lộ mất.
- Mày không biết phạm lỗi à?
- Có ai đâu mà phạm lỗi? Bọn hậu vệ tản hết ra ngoài.
- Thì việt vị. Mày không biết việt vị à?
- Trời ơi, cả chục lần em việt vị nhưng trọng tài biên đâu có phất cờ!
- Lần sau mà thế nữa, tao cắt gân, nghe chưa!
Nội bộ 2:
- Thế nào chú mày? Hứa hẹn kiểu gì mà lạ thế.
- Khổ! Em đã nói xa nói gần mãi nhưng chúng nó ngu quá, chúng đâu có chịu hiểu.
- Tại sao mày vẫn đưa mấy thằng khá ra sân?
- Đâu có, em cho ra sân toàn bộ chấn thương mất phong độ cả chứ anh, chỉ còn mỗi hai thằng. Nếu giữ nốt hai thằng này ngồi ngoài thì lộ mất.
- Chẳng nhẽ mày không còn mẹo nào à? Mày lắm mẹo lắm kia mà?
- Anh ơi, đủ hết: Tăng khối lượng lên gấp đôi trước giờ đá này, giảm phần ăn cho chúng cực đói này, thấy thằng nào đá hay đá máu là thay liền, thế mà vẫn thắng, tức thế!
Quý vị xem truyện này thì phải hiểu nền bóng đá nước ta rất phức tạp. Những cầu thủ nổi danh quốc tế chưa chắc đã được đội banh CHXHCN Việt Nam thu nhận. Và quý vị cũng đừng thấy đội banh ta thua mà bảo cầu thủ ta kém! Tất cả là chiến thuật, là do chủ trương lãnh đạo của đảng ta. . . Mà đảng ta là ai? Chính là thủ trưởng !
823. THI NÍN THỞ
Trước khi thi, ban giám khảo đã khám xét người xem ai có mang dụng cụ nào không, và kiểm tra thùng xem có hoàn toàn kín đáo không hoặc bỏ máy móc hoặc vật liệu nào không. Cuộc thi nín thở thế giới vòng chung kết gồm 3 nước Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Mỗi người bị nhốt trong một cái thùng sắt và có gắn chuông, hễ ai không chịu nổi thì nhấn chuông "reng...reng" sẽ được ra ngoài, ai chịu đựng lâu nhất sẽ thắng! Chàng người Trung Quốc dùng khí công thì được bốn mưoi ng ày. Ông Ấn Độ dùng Yoga được hai tháng. rồi phải bấm chu ông xin ra ngoài. Đến ngày thứ 70 thấy chàng VN vẫn im hơi lặng tiếng. Ban tổ chức quyết định cho VN thắng. Nhưng khi mở thùng sắt ra thì thấy người Việt Nam chết khô từ đời nào, trên vách thùng sắt còn ghi dòng chữ bằng máu "Chuông hỏng. Tiên sư thằng H . .".
Cái chết của Hoàng Văn Vàng đã làm cả thế giới sửng sốt. Tại sao Việt Nam mà không chế hoàn hảo một cái chuông để cho nó hỏng làm chết một mạng người? Đội Interpol được phái qua CHXHCN Việt Nam điều tra. Lúc đó họ mới biết vì anh Hoàng Văn Vàng không chịu làm cái "thủ tục đầu tiên" nên tụi nó làm cho chuông hỏng để cho anh xuống suối vàng luôn!
- Trò cho biết ruột thừa của đàn ông nằm ở chỗ nào?
- Thưa cô, nó nằm ở bên phải ổ bụng.T
-Trò B, ruột thừa của đàn bà năm ở đâu?
- Dạ thưa, ở bên tay trái.
- Trò có chắc không?Trò B suy nghĩ một lát rồi nói:- Thưa cô, em muốn nói là bên tay trái khi ta tiến vào.
Cô hỏi trò C:
-Trò C, ruột thừa nằm ở đâu?
-Ruột thừa nằm ở bên Mỹ.
Tại sao?
-Tại vì em nghe các lãnh đạo nước ta gọi Việt kiều là khúc ruột ngàn dặm !
825. BÁN ĐẢO
- Cậu có biết tại sao chỗ này gọi là bán đảo không?
- Ô hay, thế cô giáo dạy lâu nay mà cậu không biết à? Bán đảo là đảo người ta bán cho nước khác, thí dụ như nước Việt Nam là một bán đảo vì cộng sản Việt Nam đã bán nước ta cho Trung Quốc rồi" .
826. HỌA SĨ
Sau 1975, Lúc bấy giờ văn nghệ sĩ miền Nam co rút lại trong cái vỏ của minh như con rùa, không ai dám sáng tác gì nữa. Khoảng 1980, họa sĩ A vào Sai gòn, và nghĩ mình cố công với " cách mạng", nên ông mở phòng triển lãm tranh. Tranh ông vẽ toàn tranh giai nhân, nào giai nhân đứng, giai nhân ngồi, giai nhân mặc áo dài, giai nhân mặc áo tắm và giai nhân không mặc áo.
Ông giải thích cho khán giả về cách xem tranh:
- " Xem tranh, chúng ta nên có tầm nhìn vừa phải. Nếu đứng xa quá thì không thấy rõ. Nếu đứng gần ta chỉ thấy những nét vẽ nguệch ngoặc, làm cho khuôn mặt xấu xí và méo mó.Sự việc gì trong đời cũng vậy, tới gần thì sẽ thấy toàn khuyết điểm".
Hôm sau, phòng triển lãm bị đóng cửa. Nghe đâu ban tuyên huấn đảng kêu ông lên, chỉ trích ông không vẽ tranh bác Hồ, không vẽ tranh về cuộc chiến đấu thần thánh của nhân dân ta. Hơn nữa, ông có ý chỉ trích đảng khi ông nói " khi ở xa thì cái gì cũng đẹp, lại gần mới thấy xấu xa". Vì vậy, đảng cho tác giả vào tù để sám hối và bắt đi lao đông xã hội chủ nghĩa, hay nói một cách văn hoa là đi thực tế để hiểu giá trị lao động mà thay đổi tư duy.,.
Cũng truyện về tranh.
Một họa sĩ miền Nam là Tú Duyên có tài vẽ tranh đặc biệt, nhất là tranh Kiều. Các Việt Kiều về nước đi tìm tranh ông mà mua. Mấy ông công an biết là tranh quý và "hot", nên hàng chưa lên máy bay là bị chân lại ở khâu kiểm soát. Họ bèn tịch thu tranh, cho là" tài sản quý báu của quốc gia không để thất thoát ra nước ngoài."
Mấy ông công an bèn bắt Tú Duyên giam lại khủng bố ông trăm điều. Họ kết tội ông vẽ tranh phản động. Ông nói rằng tranh ông vẽ khoảng 1940 -50, chưa có Việt Minh, chưa có Mặt trận giải phóng miền Nam, cho nên không thể bảo ông chống đảng và nhà nước. Sau họ giữ ông lại, bảo ông bí mật vẽ tranh cho họ bán lấy tiền.
827. CHUYỆN LỪA
Anh ta vốn khôn ngoan. Trước khi vào nhà đã hỏi sơ qua về thân thế người chết. Anh ta vào nhà đang có đám tang, chẳng chào hỏi ai, chẳng nói chẳng rằng, quỳ bên quan tài rồi khóc. Mọi người không biết anh ta là ai, quan hệ thế nào với người chết.
Nếu người chết là nho sĩ, ông khóc:
-" Mọi người không biết chứ, tôi và ông đây là bạn thân lắm đấy. Tôi với ông cũng đã học một thầy, và cùng mang lều chõng đi thi. . Mới có mấy tháng không gặp lại, vậy mà ông đã ra đi mãi mãi rồi, thật là bất hạnh. May sao, tình cờ tôi có chút việc đi qua đây mới biết tin này, chẳng kịp mua vàng hương, lễ phẩm đến cúng lễ. Lòng thành thương ông, tôi khóc bày tỏ tình bằng hữu với nhau."
Nếu người chết là nhà cách mạng thì ông ôm quan tài kêu than:
-"Tôi với ông là đồng chí với nhau trong bao năm trường, cùng nuôi mộng to lớn để đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Tôi với ông đã ngồi tù Côn Đảo, cùng tham gia chống thực dân và giải phóng giai cấp! Không ngờ giữa đường đứt gánh, mộng lớn tan tành. . ."
Người nhà nghe anh ta nói, cảm động lắm, giữ anh ta lại ăn cơm uống rượu no say.
Trên đường về nhà, anh ta gặp người bạn nghèo. Người bạn nghèo thấy anh ta no say như vậy, hỏi:
- Người anh em ơi, hôm nay ăn uống ở đâu mà no say vậy?
Anh ta kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện vừa qua cho anh bạn nghèo nghe. Anh bạn nghèo nảy ra ý cũng làm theo như vậy. Hôm sau, anh ta tìm một nhà có đám ma, làm như anh bạn hôm qua kể, khóc than thảm thiết. Người nhà tang chủ hỏi anh ta về quan hệ với người chết. Anh vừa khóc vừa kể:
- Người nằm đó là người thân thiết nhất của đời tôi. Hai chúng tôi đã từng ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà, như hình với bóng.
Anh ta chưa nói hết lời thì bị người nhà tang chủ đánh cho một trận nên thân. Sau hỏi ra mới biết, người chết là con dâu của gia đình này.
- Em hãy cho biết, Lê Lợi là ai?
- Dạ, em không biết.
- Thế anh có biết, Trần Hưng Đạo là ai không?
-Dạ em không biết.
-Không điểm, về chỗ.
Cô giáo bèn quay sang hỏi học sinh khác. là con trai của Bà Hiệu trưởng.
- "Trong chuyện Thánh Gióng ai cưỡi ngựa sắt bay lên trời?"
- "Em chịu thôi!"
Không thể chịu nổi vì sự kém cỏi của học sinh cô giáo nói:
- "Đừng tưởng cứ là con của hiệu trưởng thì muốn học hành thế nào cũng được. Cầm cuốn sách giáo khoa này lên gặp mẹ cậu đi!".
Trước 1975, bà hiệu trưởng nguyên là lao công một trường nữ trung học tại Mỹ Tho , sau 1975 bà được cất nhắc làm hiệu trưởng vì bà có công nằm vùng. Thằng con của bà cũng mang yếu tố di truyền của mẹ.
Trên phòng hiệu trưởng, bà mẹ hiệu trưởng nói với con:
- Sao mày ngu thế không biết !Làm xấu mặt tao. Người cưỡi ngựa sắt bay lên trời là ông BÈN. Đây này, sách viết rất rõ ràng: “Sau khi cúi đầu chào tạm biệt quê hương, ông bèn bay lên trời”.Chả chịu đọc gì cả!
829. NHẬN ĐỊNH CỦA MỘT DU KHÁCH
Đặc tính thứ hai là dân ở đây thích du lịch . Ở đâu họ cũng quảng cáo các du lịch về những nơi danh lam thắng cảnh. Tôi đã đi Phu Quoc Bay, Ha Long Bay, Cam Ranh Bay.. mà vẫn chưa đặt chân lên được vùng đất thiêng có tên là : "CAM DAI BAY"...
830. TÂM SỰ NÀNG KIỀU
Ở vòng chung kết của một cuộc thi hoa hậu quốc tế nọ, ban giám khảo lần lượt đưa ra các câu hỏi để hỏi các thí sinh, câu hỏi như sau " các cô hãy sơ lược đôi chút về bản thân và nói lên mong ước của các cô trong tương lai" .
Sau khi nghe xong câu hỏi, các cô gái lần lượt trả lời, đến cuối cùng , đến lượt của miss áo dài đến từ VN, cô bước lên trả lời:
Thí sinh :
- Dạ kính chào ban giám khảo và toàn thể khán giả, trước hết em xin kể một đôi điều về cuộc đời của em . Cuộc đời của em gặp nhiều gian truân lắm , em đã trải qua 4 đời chồng , mà đến hiện nay , em vẫn còn trinh.....
Ban Giám Khảo (BGK): xin cô giải thích rõ ràng hơn, đã qua 4 đời chồng mà làm sao cô vẫn còn trinh?
Thí sinh: Dạ thì có gì đâu, ông chồng đầu tiên của em làm ở trong viện bảo tàng Quân Đội Nhân Dân ở Hà Nội, châm ngôn của ổng lúc nào cũng là " Cấm sờ vào hiện vật ". Đến ông chồng thứ hai , ảnh làm ở cục điều tra hình sự của Sở Công An thành phố Hồ Chí Minh, lúc nào miệng cũng nói
" Giữ nguyên hiện trường".
Đến cuối cùng em nản quá , lấy ông chồng thứ ba , anh chàng này thì làm ở bộ kế hoạch đầu tư ở Hà Nội, ông này thì khá hơn hai ông chồng cũ của em , nhưng cũng suốt ngày chỉ có" Vạch ra , vạch vạch nhưng không thực hiện gì cả. Em bỏ ông thứ ba, rồi gặp ông thứ tư. Ông này làm ở bộ xây dựng, ông này thì "ăn" nhiều lắm nhưng lại không" làm" gì hết. Thiệt là tức chết ......Nay em muốn lấy chồng là một cầu thủ danh tiếng.
-Tại sao?
-Vì em hy vọng cầu thủ danh tiếng thì mới có thể phá lưới dễ dàng!
831. ĐẠI BIỂU TẠI LIÊN HIỆP QUỐC
Tôi đi máy bay, sang trụ sở Liên Hiệp quốc. Tôi dốt sinh ngữ, trình độ văn hóa lớp hai nhưng tài ngôn ngữ của tôi Tô Tần ngày trước cũng phải thua xa. Lẽ tất nhiên, phái đoàn tôi có đủ các cố vấn, nhân viên, và thông dịch nam nữ.
Tôi bước vào phòng họp. Xung quanh chiếc bàn dài kê ở giữa phòng có nhiều người đang ngồi. Tôi đến đây với một trọng trách là nâng cao uy tín và địa vị CHXHCN Việt Nam lên cao nhất thế giới..Người ta đang hội đàm. Trông người nào cũng bệ vệ.
- Rất hân hạnh được đón tiếp ngài!
- Một vị đại biểu nói với tôi.
- Cám ơn các vị! - tôi đáp.-
-Ngài sẽ cho chúng tôi được biết tình hình đất nước ngài chứ?
Tôi run quá, nhưng rồi cũng tự động viên: "Có gì mà run!
- Vâng. Tôi sẵn sàng kể cho các vị nghe tất cả những gì tôi biết.
- Nước ngài đang ở tình trạng chậm tiến có phải không? - người ta hỏi.
Tôi bỗng thấy ngột thở. Tôi biết trả lời với họ thế nào bây giờ? Nếu tôi bảo: "Vâng. Tôi ở nước chậm tiến đến!" thì có nghĩa là tôi tự thoá mạ nước tôi trước mặt các quan khách quốc tế. Và theo luật hình, như thế tôi sẽ bị khép vào tội khinh quốc thể. Nhưng nếu bảo: "Không phải. Sao lại chậm tiến? Nước tôi tiến ghê gớm ấy chứ lại!" thì hoá ra tôi nói dối! Nhưng thôi. Thà nói dối còn hơn bị kết tội khinh quốc thể. Nói dối thì chẳng bị tội gì cả.Tôi bèn hét lên:
- Ai bảo các ngài thế? Ðó là điều bịa đặt và xuyên tạc, thưa các vị! Xin các vị chớ quên rằng chúng tôi rất anh dũng, đã đánh bốn nước mạnh nhất thế giới là Pháp, Nhật, Mỹ và Trung quốc. Ngoài ra chúng tôi còn đánh thắng một số chư hầu Mỹ như Tân Tây Lan, Thái Lan, Đại Hàn, Úc và Canada. Vì vậy chúng tôi có rất nhiều kẻ thù. Chúng luôn luôn tìm cách tuyên truyền nói xấu chúng tôi.
Mọi người há hốc mồm kinh ngạc.
- Nghĩa là chúng tôi đã nhận được một thông tin không chính xác?...
Một người nào đó nói, nhấn mạnh từng chữ.
- Vâng, tất nhiên rồi!
- Chúng tôi hiểu. Các ngài là dân tộc rất tự trọng, nên khi người ta gọi các ngài là "chậm tiến" thì các ngài tức giận. Nếu vậy, chúng tôi sẽ không dùng cái tên ấy nữa, mà sẽ thay bằng mấy chữ "chậm phát triển". Như vậy chắc ngài thấy ổn chứ?
- Không! Như thế cũng không được! Chúng tôi không phải là những người chậm phát triển, mà trái lại, chúng tôi là những người rất, rất chi là phát triển!!
Một lần nữa, mọi người lại sửng sốt, quay sang xì xào với nhau.
- Thế hiện nay ở nước ngài còn nhiều thành phố chưa có điện không?
Nếu tôi bảo còn, thì rõ ràng tôi tự bôi nhọ nước tôi. Chà! Quỷ bắt tất cả các người đi!
- Không! Ở nước chúng tôi, từ các thành phố lớn cho đến các làng mạc xa xôi hẻo lảnh, nơi nào cũng có điện hết!
- Hoan hô!... Hoan hô!... Tuyệt thật!
- Nhưng nghe nói giá điện bên nước ngài đắt lắm thì phải? Bao nhiêu tiền một kw nhỉ?
- Cái gì? Ðiện ấy à? Ðiện bên chúng tôi đắt ấy à? Nước chúng tôi sản xuất dầu hỏa ngang bằng các nước Ả Rập, dân tôi xài điện tự do, không cần phải trả tiền. Những tin mà quý vi nghe là tin đồn nhảm, do bọn phản động trong nước và quốc tế tung ra để đánh phá nước CHXHCN Việt Nam chúng tôi!
- Tuyệt quá nhỉ!... Việt Nam nhất thế giới rồi!...
Tôi hả hê lắm: tôi đã khéo giới thiệu nước tôi với quan khách quốc tế. Ước gì báo chí đăng lại những lời phát biểu của tôi để đồng bào tôi thấy được tôi đã biết cách tuyên truyền có lợi cho đất nước như thế nào!
- Người ta đồn rằng hàng hóa nhà bên nước ngài rất cao. Nhà cửa thì khan hiếm... Một người dân trung lưu phải mất đến hai phần ba thu nhập vào tiền nhà. Phải thế không?
Một tiếng nói bên trong thúc giục tôi: "Nói đi! Nói hết sự thật đi!" Tôi bảo nó: "Tôi sợ lắm! Mọi người sẽ phản đối tôi". Mồ hôi tôi vã ra như tắm. Tôi lấy khăn lau trán, rồi cười lớn:
- Hahaha!... Té ra các vị hình dung nước tôi như vậy đấy! Tôi không thể phát biểu gì thêm về chuyện này. Chỉ cần chúc cho cái bọn độc mồm độc miệng chết quách đi cho rồi! Dân nước tôi không hề biết thế nào là nhà cửa khó khăn cả! Các vị nghe rõ chưa? Cũng như ở tất cả các nước văn minh, chúng tôi được sống trong những ngôi nhà rất đẹp, tiện nghi đầy đủ, mà chỉ mất có 10% thu nhập thôi! Những đứa trẻ được năm tuổi là bộ Xây dựng đã xây cho chúng một căn nhà, đến khi 18 tuổi là chúng có thể dọn vào ở.
- Thế còn các công chức?- Các công chức thì được phân nhà tuỳ theo số người trong gia đình. Nói chung là họ được ở rất rộng rãi, và tiền nhà phải trả rất ít, đến mức gần như là được cho không.- Nghe nói bên nước ngài, những người chủ nhà không cho các gia đình có con thuê nhà có phải không?
- Hahaha! Láo toét! Ai nói với các vị thế? Bên chúng tôi người thuê nhà thậm chí không biết mặt mũi chủ nhà là ai cả. Chỉ biết mỗi cái gọi là Hội đồng nhà cửa thuộc Toà thị chính thôi! Khi nào cần nhà, người ta chỉ việc gọi điện thoại đến đó mà nói đại khái như: "Tôi cần một căn nhà 5 buồng. Nhà tắm có lát gạch men xanh, chứ màu hồng thì không thích hợp. Vì màu hồng ảnh hưởng đến thần kinh vợ tôi".- Chà! Nước thế mới gọi là nước chứ! - các đại biểu trầm trồ thán phục - Hoan hô! Hoan hô nước ngài!
Tôi được thể càng ra sức khoe khoang tâng bốc nước tôi.
- Nhưng nghe đâu đời sống bên nước ngài khó khăn lắm thì phải. Những người lương thấp sống rất thiếu thốn. Chỉ trừ cán bộ cao cấp và tham nhũng, cán bộ lãnh lương một tháng chỉ ăn đủ một tuần, còn dân nghèo thất nghiệp thì đói khổ triền miên, có phải không?
- Lại còn có chuyện thế nữa kia đấy! Thưa các vị, các vị nhớ cho rằng dân nước tôi mà sống khó khăn thiếu thốn, thì đó chỉ là theo giọng lưỡi của báo chí nước ngoài mà thôi. Dân nước tôi không hề biết đến những khó khăn về đời sống. Chúng tôi đã xóa giai cấp, trong nước không còn người nghèo khổ. Công nhân bên nước chúng tôi sống rất sung sướng! Công nhân ở trong các khách sạn ba sao, bốn sao, năm sao, sáu, bảy sao tùy theo sở thích.
Trong nhà anh ta, TV, tủ lạnh, máy giặt đều có đủ. Mỗi nhà có thể yêu cầu đảng và nhà nước cung cấo năm sáu cái tủ lạnh để khi mùa hè trẻ con và người lớn có thể chui vào đánh một giấc. Chúng tôi đang xây dựng XHCN và chuẩn bị tiến lên cộng sản chủ nghĩa giàu mạnh gấp năm, gấp mười tư bản chủ nghĩa. Ở nước tôi, ai muốn làm thì làm, ai muốn tiêu dùng thứ gì thì cứ thoải mái xếp hàng và tự do lấy, không phải trả tiền. Tiền, vàng, kim cương đối với dân tôi là vô nghĩa. Thành thử thế giới đang lâm vào khủng hoảng tài chánh, còn nước tôi bình chân như vại.
- Chà! Chà!... Thế mới gọi là nước chứ!Thiên hạ vỗ tay rần rần, và lòng tôi vô cùng hân hoan.
Ôi! Giá hãng thông tin quốc gia biết được chuyện tôi ca tụng nước tôi và đưa tin cho tất cả mọi người biết về giấc mơ này của tôi thì hay biết chừng nào!
- Thế vấn đề giáo dục ở bên ngài ra sao? Người ta bảo 80% dân số nước ngài còn mù chữ có đúng không?
- Bậy! Ở nước tôi ai cũng biết đọc biết viết hết! Mà còn biết nhiều đến nỗi người ta chán không muốn đọc muốn viết nữa. Tôi đố các vị tìm thấy ở nước tôi một người nào mù chữ đấy! Các giáo sư, nhà báo, nhà văn của chúng tôi hoặc là làm nghề viết, hoặc làm nghề đọc. Số người làm được cả hai nghề tuy không nhiều lắm, nhưng văn sĩ và độc giả ở bên tôi cứ gọi là vô thiên lủng! Trường học ở nước tôi nhiều đến nỗi muốn làm đường sá mới thì phải phá bớt trường đi mới có chỗ mà làm. Còn giáo viên thì không đếm xiết được! Ði đâu cũng gặp toàn giáo viên là giáo viên! Giáo viên nhiều hơn công nhân và bộ đội và công an cộng lại.. .
Nghe tôi báo cáo, cả thế giới vỗ tay hoan hô CHXHCN Viêt Nam nhiệt liệt.Sau cuộc họp tôi về phòng nghỉ ngơi và lòng đầy tự hào vì mình đã đem lại vinh quang cho tổ quốc.
Ngày hôm sau, các hội viên LHQ lại tiếp tục họp. Chương trình ba ngày đầu là các quốc gia báo cáo tình hình trong nước họ. Ba ngày sau là tuyên bố của hội đồng bảo an. Kết quả Phi Châu, Nam Mỷ và một số nước Á châu như SiriLanka, Miến Điện, Mông cổ, Pakistan, Bagadesh, . . được viện trợ mấy tỷ Mỹ kim. CHXHCN Việt Nam không được đồng nào hết.
Tôi bèn lên tiếng phản đối. Tôi nói nước tôi cần được viện trợ nhiều nhất.Vị Tổng thư ký LHQ nói- Chúng tôi mời ngài đến đây cốt để ngài cho biết rõ sự thật, để nếu thấy cần thiết, thì tổ chức quốc tế sẽ giúp đỡ các ngài, chẳng hạn cung cấp vốn, hoặc cho ngài vay tiền... Nhưng vì tất cả mọi thứ ở nước ngài đều tốt đẹp cả, tốt đẹp hơn cả nước Mỹ nữa.
Ngài nên biết rằng hiện nay trên thế giới nước nào cũng khủng hoảng kinh tế. Bên Mỹ , Canada, Pháp thất nghiệp hàng chục triệu người, hao hụt hàng triệu tỷ Mỹ Kim. Một tiến sĩ Nga theo thầy bói mù tiến đoán năm 2010 thì dân Mỹ vì đói khổ mà nổi loạn, nước Mỹ sẽ chia làm sáu, khổ lắm. Nước Ngài như thế là nhất thế giới, sẽ trở thành một siêu cường trên thế giới, nên chúng tôi thấy không cần phải giúp đỡ gì nữa. Nay mai chúng tôi sẽ cử các phái đoàn sang nước Ngài học tập cách quản trị kinh tế và tài chính. Thôi xin chúc ngài mọi điều may mắn. Tạm biệt ngài.
Ðến lúc này tôi mới chợt tỉnh và hiểu ra rằng hoá ra người ta phái tôi đến đây là để xin viện trợ của nước ngoài.- Tốt quá! Nhưng sao các ngài không cho tôi biết trước? Nếu biết trước, có phải tôi đã tuyên truyền nước tôi theo cách khác rồi không?- Thôi xin chào ngài!
Tôi khóc nức lên vì đau xót. Thì các bạn cứ nghĩ xem. Giá tôi dám nói hết sự thật, thì có phải nước tôi đã nhận được trợ giúp của các nước rồi không? Thế nhưng tôi lại sợ nếu nói thật thì sẽ bị kết tội nói xấu quốc gia. Thế là tôi đã bỏ lỡ một dịp may hiếm có!
832. GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG THANH HƯƠNG
Để câu khách, họ cho lãi suất là 18%-20%. Trên thế giới, chưa có một ngân hàng nào dám tăng lãi suất cao như vậy. Thiên hạ thấy lời quá, có kẻ bán nhà để bỏ tiền vào Thanh Hương. Chỉ trong vòng một năm, Thanh Hương tuyên bố phá sản. Thiên hạ đứng vòng trong, vòng ngoài đòi tiền, kẻ chửi, người la thì cũng chẳng ăn thua gì. Nghe nói Giám Đốc Thanh Hương là một gã đui điếc và câm! Ai dựng lên Thanh Hương? Ai đưa tên đui, điếc câm làm giám đốc? Tất cả là một màn Ba Giai Tú Xuất do cộng sản lãnh đạo.
Lúc bấy giờ tiền đã chấp cánh bay cao, chỉ còn lại tên Đui Điếc Câm ngồi chiu trận. Đại Bàng làm Tổng giám đốcNgân Hàng, Đui Điếc Câm (ĐĐC ) chỉ là bồ nhìn, thực tế đằng sau còn do Mặt Trời, một đại gian hùng khác, cũng của Đảng nhưng kín đáo hơn, tinh vi và gian hiểm hơn lãnh đạo.
Nghe tin ngân hàng phá sản, tiền và vàng, đô la không cánh mà bay, Đại Bàng đi cùng với một gã tay chân của mình vào phòng để gặp Đui Điếc Câm.
Sau khi xem sổ sách, Đại Bàng thấy sổ ghi nộp hai trăm triệu cho Trung Ương, và 50 triệu do Mặt Trời nhân để đi công tác nước ngoài. Thất thoát hơn trăm triệu.
Đại Bàng hỏi:
- Một trăm triệu đô của tao mày để ở đâu?
ĐĐC không trả lời. Đại Bàng hỏi lại lần nữa:
- Một trăm triệu đô của tao mày để ở đâu?
Gã tay chân xen vào:
- Thưa đồng chí thủ trưởng, thằng này vừa câm vừa điếc nên không thể hiểu thủ trưởng nói gì đâu, nhưng tôi có thể phiên dịch cho ngài.
Đại Bàng đồng ý- Ðược rồi, mày hỏi nó số tiền giấu ở đâu?
Gã thủ hạ dùng ngôn ngữ ký hiệu, hỏi ĐĐC nơi giấu trăm triệu đô. ĐĐC ra dấu đáp:
- Tôi không biết ông đang nói gì.
Gã thủ hạ dịch lại cho Đại Bàng:
- Anh ta không hề biết thủ trưởng đang nói gì.
Đại Bàng liền rút ra một khẩu súng lục chĩa vào thái dương của ĐĐC, lên đạn và nói:
- Hỏi nó xem tiền ở đâu!
Gã tay chân ra giấu:
- Ông ta muốn biết nó ở đâu!
ĐĐC sợ quá ra dấu :
- Tiền được giấu ở trong năm cái va li đằng sau bếp nhà tôi!
Đại Bàng hỏi:
- Nó nói gì thế?
Gã tay chân dịch lại cho Đại Bàng:
- Hắn nói rằng thủ trưởng không dám bắn hắn đâu! Hắn bảo thủ trưởng là quân đê hèn, chuyên môn cướp của giết người và, uống máu dơ của đàn bà và đội quần đàn bà mà cứ khen thơm!
833. ĐIỆN TÍN
Shara viết: -"Phải trồng khoaị (Chấm) Nhưng không có ai cuốc đất cả (Chấm)"
Abramovich trả lời: -"Đừng có cuốc vườn vội (Chấm ) Có một khẩu súng máy giấu trong vườn (Chấm)
Shara viết:-"Các ông trinh sát Cheka vừa đến nhà mình hôm qua (chấm) Họ đã đào tung cả khu vườn( Chấm)
Abramovich trả lời:
- "Thế là em có thể trồng khoai được rồi."
834. MẤT NGỦ
-Sao mắt của cậu bị thâm quầng vậy ?
- Tớ bị mất ngủ!
- Sao không uống thuốc ngủ?
- Tại tớ sợ bị nghiện ấy mà .
- Vậy khi lên giường thử đếm từ một đến một ngàn, hai ngàn hay ba ngàn. . .xem sao ?
- Đếm khô họng mà chẳng hề hớn gì cả .
Bỗng anh Năm la lớn sau vài phút suy nghĩ
- Vậy cậu có thử nghe băng đọc diễn văn và báo cáo trong đại hội Đảng chúng mình chưa ?
- Chưa
- Cách này bảo đảm có hiệu quả . Tớ chưa thấy thằng nào dùng cách này cũng ngủ ngon cả .
835. THÀNH TÍCH CỦA CÔNG AN
-Hoan hô đồng chí đã giật được lá cờ đầu của ngành công an toàn quốc. Xin đồng chí cho biết phương pháp nào để trở thành anh hùng lao động?
-Cái đó dễ ợt. Trước tiên là phải vượt chỉ tiêu của trung ương đề ra. Trung ương đề ra phải bắt hai triệu phản động mỗi năm thì ta bắt ba, bốn triệu!
-Thưa đồng chí, làm sao đủ chỗ ở và lương thực cho chúng?
-Chúng phải tự cung, tự cấp. Không những thế, ta bắt chúng phải lao động đem lại lợi nhuận cho ta và cho đảng, nhất là cho các đồng chí lãnh đạo trên cao.
-Trong cuộc đời phục vụ đảng, dồng chí đã có thành tích nào đặc biệt?
-Thành tích thì nhiều lắm. Trại tù của tôi có năm ngàn phản động ăn nấm độc mà chết.
-Còn các số khác?
-Ba ngàn chết vì không chịu ăn nấm độc!
836. ĐỒNG CHÍ PHẢI LÀM SAO?
Về Việt Nam, bác sĩ Kim Chích dài được ban Việt kiều đón tiếp, mời đi du lịch và thăm lăng Hồ Chủ tịch. Tuần sau thì bác sĩ được tổ chức phỏng vấn.Nếu qua được cuộc phỏng vấn này, bác sĩ Kim Chích Dài sẽ được ở lại phục vụ nhân dân Việt Nam.
-Anh về nước làm gì? - một bác sĩ già, giàu kinh nghiệm, làm giám khảo hỏi.
-Ðể làm việc, để chữa bệnh ạ.
-Hừm, tất nhiên... Ngoài ra anh còn biết làm gì nữa?
-Thế là thế nào ạ?
-Thế là thế, chứ còn thế nào nữa? Thí dụ, biết sáng tác nhạc, làm thơ, đóng phim, buôn bán... Hay cũng có thể anh có khả năng làm nghị viện, làm bộ trưởng, làm chính khách... Tất nhiên anh sẽ phải làm một việc gì như thế chứ. Thí dụ, anh có thể lau nhà cầu không? Thé anh có biết xã giao không?
-Dạ, không. Cháu chỉ chữa bệnh thôi ạ. Cháu con nhà nghèo, làm cho nhà nước lương không đủ ăn, nên cháu sẽ làm tư...
-Hà... hà... hà... Không có ham chánh, phó giáo sư mà đòi làm tư? Thế lấy ai dẫn khách cho anh lúc đó?
-Tức là dẫn bệnh nhân ấy ạ?
-Phải, khách ấy mà...
-Chắc là bệnh nhân tự đến lấy...
-Làm sao bệnh nhân tự đến được?
-Nếu bệnh nặng thì có xe chở đến...
-Ðược rồi, vậy cái người chở bệnh nhân ấy tên là gì?
-Làm sao cháu biết được tên anh ta, anh ta đã chở cho cháu bao giờ đâu.
-Tôi không hỏi tên riêng mà hỏi cái loại người chở khách bệnh nhân ấy gọi là gì?
-?...
-Loại đó gọi là lái, như là lái buôn ấy... Ðằng này là lái y học. Như anh chẳng hạn, anh cũng không bao giờ gửi bệnh nhân phòng khám công đến bác sĩ tư, phải không nào? Nếu không ai chỉ thì sao bệnh nhân đến chỗ anh được? Muốn có người giới thiệu, dẫn dắt và quảng cáo, anh phải "biết điều". Tôi thấy anh chưa biết điều từ khi bước vào đây.
Một điều như thế mà ở nước ngoài người ta cũng không dạy anh hay sao? Thôi được, bây giờ anh nói đi, thế nào là hữu ái nghề nghiệp?
-Là tương trợ lẫn nhau, phải không ạ?
-Thế là anh không biết rồi. Hữu ái nghề nghiệp là yêu quý các đồng nghiệp, mà quan trọng nhất là phải tỏ lòng biết ơn đảng, ban giám khảo và lãnh đạo đảng. Để tôi giảng cho mà nghe. Giả dụ bây giờ có người đến kêu với anh là bị bệnh trĩ. Anh khám xong rồi gửi đến cho một người chuyên về phụ khoa...
-Người ta bị trĩ sao lại gửi đi phụ khoa?
-Bạn anh ăn tiền rồi lại gửi cho một người bạn khác chữa răng...
-Nhưng...
-Tay nha sĩ ấy lại gửi đi da liễu, da liễu lại gửi đi chiếu điện, chiếu điện lại gửi đi nhãn khoa. Cuối cùng hắn ta bị gửi đi thần kinh. Ðến lúc ấy thì thần kinh của hắn cũng suy sụp thật... Nếu hắn còn đủ cơm ăn nước uống thì rồi tự hắn sẽ khỏi bệnh, nhược bằng không thì hắn sẽ chết và bệnh cũng hết. Chết rồi hắn lại còn phải rơi vào tay thầy thuốc một lần nữa, đó là tay giải phẫu lâm sàng. Thôi, bây giờ anh nói đi, anh phải làm gì để được nổi tiếng?
-Cháu sẽ cố gắng điều trị giỏi và sống có lương tâm...
-Hức!... Nghe đây! Anh phải lăng xê lên báo một câu quảng cáo : "Người nghèo khám không lấy tiền. Hàng ngày khám sau bữa cơm trưa." Khi khách đến hơi đông anh rút xuống chỉ khám thứ hai, thứ năm... Sau đó mỗi tuần một lần, sau đó mỗi tháng một lần... Khi khách đã kéo đàn kéo lũ mà đến thì anh thôi không khám xuông nữa. Từ đó về sau anh cứ tăng dần tiền khám. Người ta sẽ nghĩ rằng chắc anh phải có những bí quyết gì ghê gớm lắm thì mới lấy đắt như vậy. Thế là tất cả bệnh nhân đổ xô đến... Tiền nhiều, lợi nhuận cao thì anh làm sao?
-Tôi bỏ tiền vào Ngân hàng, rồi mua nhà cửa. . .
-Anh chỉ nghĩ đến bản thân anh, thế còn đối với lãnh đạo?
-Lãnh đạo thì đã có lương tiền nhà nước. Bên Tây phương, không ai nghĩ đến chuyện đó. Đó là việc của lãnh đạo với nhà nước, không liên quan gì đến các bác sĩ.
-Anh có muốn nổi danh không? Anh không giỏi, không nổi danh thì sớm muộn cũng sẽ bị sa thải . Vì vậy, anh phải cho đăng báo quảng cáo, viết những lời bệnh nhân gửi đến tri ân... Và nhất là phải đến các lãnh đạo nhờ họ nói cho một lời. . .Lãnh đạo nói giúp một lời thì bằng mười quảng cáo. Anh nhớ cho như thế! Thôi, còn trường hợp này, nếu một bệnh nhân đến mà anh không tìm thấy bệnh gì thì anh xử lý như thế nào?
-Cháu sẽ bảo rằng anh ta khoẻ...
-Thế là anh không biết làm báo cáo trong XHCN rồi! Không bao giờ có người khoẻ. Nếu ai cũng khoẻ mạnh thì lập ra bộ y tế làm gì, đào tạo bác sĩ làm gì.? Phải nói là chúng ta đã chữa trị thành công 80% bệnh nhân, chứ không bao giờ báo cáo con số quá thấp hoặc quá cao. Chặc... chặc...! Thế mà cũng đòi làm bác sĩ! Chẳng lẽ trên đời lại có người hoàn toàn khoẻ mạnh? Mà nếu như quả thật hắn ta không có bệnh gì thì anh cũng phải cho hắn một cái đơn chữ rất ngoáy đến nỗi hắn không tài nào đọc được rồi bảo hắn ra hiệu thuốc... Dù anh có viết trời đất gì đi nữa thì thằng chủ hiệu rất tâm lý kia sẽ tìm ra ngay vô khối bệnh tật cho khách... Hừ, anh càng viết mờ mịt bao nhiêu thì tờ hoá đơn lại càng rành mạch bấy nhiêu... Ngoài ra anh lại phải thường xuyên viết báo về nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn "Bàn về chế độ thuê nhà", "Công tác bảo vệ rừng", "Ðạo đức người lái xe", "Vì sao người ta mất trí"... như thế là để tên tuổi anh thường xuyên xuất hiện trên mặt báo và mọi người sẽ nói rằng : anh ta hiểu biết ghê thật! Phải khéo léo làm sao sau này lên được chức thị trưởng, tỉnh trưởng, nghị sĩ hoặc thậm chí bộ trưởng... Ðó, ta nhìn thấy rất rõ rằng anh không thể làm nổi bác sĩ đâu... Nói tóm lại, anh không biết tận dụng lái y, và anh không biết giao thiệp với đồng nghiệp và cấp trên. Muốn làm tốt hai điều trên, anh phải làm đúng các "thủ tục đầu tiên". Lương tâm là quý nhưng không đủ. Tốt nhất là anh nên quay lại chỗ anh mới học bên Ðức, bên Mỹ gì đó mà học lại tất cả, nhất là phải học Y đức và Y thuật.
Khi bác sĩ Kim Chích Dài bước ra khỏi cửa thì vị chánh chủ khảo phê vào báo cáo như sau:
-Thiếu kinh nghiệm thực tiễn.
837. QUYỂN SỔ TAY
Một buổi nọ, tôi bắt được một cuốn sổ tay dưới gầm bàn trong nhà. Nhưng hỏi người nhà thì không ai nhận. Ai cũng bảo: "Không phải của tôi!" Cuốn sổ xinh xắn, bọc bìa xanh, có hàng chữ nổi mạ bạc trông rất đẹp. Đọc vài trang đầu là tôi run rẩy cả người vì trong cuốn sổ tay toàn là họ tên, địa chỉ, số điện thoại của các ông rất to và có danh tiếng.
Quyển sổ này của ai? Lẽ tất nhiên không phải của tôi. Vậy là có kẻ đã ném vào nhà tôi. Để làm gì? Chắc chắn là họ muốn vu oan, giá họa cho tôi! Nàng Kiều đã khốn khổ vì thằng bán tơ! Thời thực dân, dân quê ta đã khổ vì bị người ta bỏ bã rượu và ruộng mình. Thời sau 75, những ông sư không chịu vào quốc doanh thì lần lượt bị tai họa. Một ông sư đang đêm bị công an dựng dậy, xét giấy tờ và lục soát chùa. Tìm một hồi, họ lôi ra một giỏ toàn lưu đạn và súng lục. Sư bị đày đi Thái Nguyên, Tuyên Quang, và chùa thì giao cho nhóm quốc doanh và công an hoạt động. Rất có thể, sau khi ném quyển sổ này vào nhà tôi, họ đã ra công an tố cáo tôi là gián điệp CIA. Công an có thể sắp bấm chuông gọi cửa ngay bây giờ, rồi bọn cảnh sát mặc thường phục sẽ ập vào nhà tôi và bảo: "Ðưa quyển sổ đây!" Còn tôi thì sẽ run như cầy sấy, hỏi laị: "Quyển sổ nào ạ?" Họ sẽ lục soát căn phòng tôi và tìm thấy ngay cuốn sổ dưới gầm bàn, và họ sẽ dẫn tôi về đồn công an. Họ sẽ tra khảo tôi:
-Anh ghi địa chỉ tất cả những quan chức lớn nhỏ vào đây để làm gì? Anh muốn lập hồ sơ theo dõi lý lịch cá nhân của họ à? Phải chăng anh là CIA hay đảng viên phản động tay sai ngoại bang? Anh sửa soạn tống tiền họ chăng? Hay anh định mưu sát?"
Tôi biết trả lời họ ra sao? Mà dù tôi có phân trần, thanh minh thanh nga thế nào chăng nữa, chắc chắn là họ chẳng tin tôi. Họ bắt tôi phải thú nhận tội gián điệp,. và buộc tôi phải khai cho cha mẹ, anh em, bạn bè. Tôi bắt buộc phải khai vì tôi không chịu nổi các vụ tra tấn dã man và tinh vi của họ. Thôi, tôi phải đem đốt ngay cuốn sổ khốn nạn này thôi!
Nhưng không biết đứa khốn nạn nào đã giăng bẫy đưa tôi vào tròng mới được cơ chứ? Tối hôm qua tôi có ba người bạn đến chơi. Trong bọn họ thì một người là giảng viên đại học, một người làm việc ở thư viện Khoa học xã hội, còn người nữa là nhà văn...
Tôi đang cầm cuốn sổ đi xuống bếp định đốt phi tang thì có tiếng chuông reo. Không đốt kịp nữa rồi. Tôi vôi giấu nó trong một xó kẹt rồi ra mở cửa. Thì ra anh Hoàng Hà, giảng sư đại học.
Tôi quen anh đã mười năm nay, anh dạy Sử ở trường đại học tổng hợp, và là một trong ba người đã ngồi chơi ở nhà tôi tối hôm qua. Hoàng Hà cũng đang hoảng hốt như tôi. Anh hỏi tôi:
-Sao trông anh tái nhợt đi thế?
Tôi cũng hỏi lại anh:
-Sao mặt mày của anh cũng biến sắc như thế? Có việc gì vậy?
-Trời ấy, anh có thấy cuốn sổ tay tôi đánh rơi ở đây hôm qua không?
Tôi vào nhà rồi đưa cho anh quyển sổ:-Quyển này phải không?
Anh nắm lấy tay tôi, reo lên:
-Giời đất ơi, đúng rồi! Thế mà tôi cứ tưởng đánh mất ở đâu, lo không thể tả được!
Tôi dẫn anh vào phòng khách.
-Còn tôi thì cũng được một mẻ hết hồn - tôi thú nhận - Cậu hãy nói thật cho tôi biết, cậu ghi từng ấy địa chỉ của những người có tai mắt để làm gì vậy?
Ðến lượt anh ngạc nhiên:
-Ô hay! Thế chả nhẽ anh chưa có quyển sổ ghi địa chỉ những người tên tuổi à?
-Chưa!
-Trời đất ơi! Thế thì anh phải lập tức ghi ngay đi, rồi nhét nó vào túi ấy! Anh muốn biết tôi viết những địa chỉ ấy vào sổ để làm gì phải không? Ðây này, tôi sẽ nói cho anh nghe. Anh chắc biết tôi vốn thích sưu tầm bút máy. Một số bút thì tôi mua, còn một số thì người ta cho, trong túi tôi có được đến mươi, 15 chiếc. Một hôm, tôi đến khách sạn thăm một nhà thơ Pháp mới sang. Anh ta biết tôi thích chơi bút máy nên tặng tôi một chiếc. Vừa ra khỏi khách sạn là tôi rẽ ngay vào một góc phố và không nhịn được "Ta phải xem cái bút thế nào đã!" - tôi tự nhủ. Chắc anh biết trong túi tôi lúc nào cũng có chiếc kính lúp. Tôi lấy kính ra soi cái ngòi và thấy nó có vẻ hơi thô. Tôi viết thử vào cuốn sổ mấy chữ tình cờ hiện trong óc: "Nhỏ và đẹp". Thường tôi vẫn mang theo một tờ giấy ráp mịn hạt để mài ngòi bút. Cái ngòi này nếu về nhà tôi mài thêm tí nữa thì nét sẽ nhỏ và đẹp hơn. Tôi cầm lấy kính định xem lại cái ngòi một lần nữa, thì bỗng có ai nắm lấy hai vai:
-Anh đang làm gì vậy?
-Tôi ấy à? Tôi đang xem chiếc bút máy chứ có làm gì đâu!
-Thế đấy! Nghĩa là xem bút máy hả? Vậy chứ anh làm nghề ngỗng gì?
-Tôi ở trường đại học... - tôi không kịp nói hết câu.
-Ái chà, nghĩa là giáo sư cơ đấy! Bọn trí thức phản động. Bọn tiểu tư sản kẻ thù của nhân dân. Thưa ngài giáo sư, rất hân hạnh!... Chà!...Một quả đấm nữa.
Một ngươi trong bọn họ thụi cho tôi một quả vào sườn bên trái khiến tôi loạng choạng.
-Thôi, alê hấp!
-Các ông xem lại cho. Chắc có sự hiểu nhầm gì đây!
-Ði!
Tôi lại bị quả đấm nữa vào sườn bên phải và đành phải bước. Biết làm sao được!
Chúng tôi đi về bóp. Tôi bị đẩy vào một căn phòng. Nhưng chờ mãi mà không thấy ai đến. Lát sau có một tay bước vào:
-Ngồi xuống đất ấy! - lão ta nói.
-Tôi không ngồi thế được! - tôi đáp.
-Cái gì? Không ngồi thế được hả? ái chà, ra cái điều ta đây giáo sư cơ đấy! Ghê chưa? Thôi, có gì trong túi bỏ hết ra đây!
Tôi đặt lên bàn tất cả mọi thứ trong người: 14 chiếc bút máy, 2 quyển sách, cuốn sổ tay, hai tờ giấy ráp mịn hạt. Lão ta chỉ vào những chiếc bút:
-Ðây là cái gì?
-Bút máy.
-Ra thế!... nghĩa là bút máy đấy! ái chà, giáo sư mà lại! Oai quá nhỉ? Giáo sư dùng một hai cây viết là đủ, tạo sao đến những 14 cái? Phải chăng đây là máy móc gián điệp?
Tôi không sao nói xen được một câu. Lão ta cầm lấy chiếc kính lúp:
-Còn đây là cái gì?
-Kính lúp!
-Ra kính lúp đấy! Chà, giáo sư! Chà!...Giáo sư thì dùng bút là đủ, lại dù ng kính lúp nữa à? Muốn điều tra gì đây?
Thêm ba người nữa đến. Họ cũng xúm vào xem đồ vật của tôi. Một người cầm tờ giấy ráp lên hỏi:
-Cái gì thế này?
-Giấy ráp.
-Giấy ráp gì mà lạ thế? Nhẵn như không ấy! Anh định bịp ai vậy hả?
-Ðây là loại giấy ráp mịn hạt!
-Ra thế! Giấy ráp mịn hạt cơ đấy! Chà, giáo sư! Này, giáo sư này!
Vừa nói, lão ta vừa nện vào vai tôi một cái. Xem chừng sự việc đâm ra lôi thôi.
-Thưa các ông - tôi nói - chắc có sự hiểu lầm thế nào đây. Tôi không rõ tại sao các ông lại đưa tôi về đây, chứ tôi thì cả trường đại học ai cũng biết, nhà báo nào tôi cũng quen. Tôi không làm gì đáng để các ông đối xử như vậy.
Một tay đang giở cuốn sổ của tôi ra xem, quát:
-Im ngay!
Bỗng mắt hắn chợt sáng lên:
-Thế còn cái này là cái gì?
Hắn chỉ vào mấy chữ "Nhỏ và đẹp" tôi viết trong quyển sổ để thử chiếc bút máy người ta vừa cho.
-"Nhỏ và đẹp" - tôi nói.
-"Nhỏ và đẹp"? Hay nhỉ!
-Vâng, "nhỏ và đẹp"!
-Thế là cái gì?
-Chẳng là cái gì cả!
-Chẳng là cái gì thì anh viết vào đây làm gì?
-Ðể tôi thử ngòi bút...
-Thế đấy! Ðược, nhưng sao anh không viết chữ gì khác mà lại chọn đúng chữ "nhỏ và đẹp"?
Quả tình nào tôi có nghĩ gì đến chuyện ấy.
-Tôi không biết - tôi nói - tự nhiên tôi nghĩ ra mấy chữ ấy, thế là tôi viết luôn vào...
-Thế đấy! "Nhỏ và đẹp"! Chà, giáo sư đấy! Chà... Chúng tôi sẽ cho anh biết thế nào là "nhỏ và đẹp"! Các ông nghe thấy hắn bảo gì chưa? Hắn bảo tự nhiên hắn nghĩ ra đấy! Thế sao tự nhiên anh không nghĩ ra chữ khác?
Một người trong bọn họ bước lại chỗ cô thư ký đánh máy. Họ bắt đầu lập biên bản. Tôi sợ vã mồ hôi. Biết đâu những chữ "nhỏ và đẹp" tôi tình cờ viết ra lại là mật mã của một tổ chức gián điệp thì nguy to! 14 chiếc bút máy, cuốn sổ tay, chiếc kính lúp, 2 quyển sách, tờ giấy ráp mịn, "nhỏ và đẹp"! Ai mà chẳng phải nghi ngờ! Tôi bối rối không còn biết làm gì nữa. Trong lúc đang lập biên bản, một tay vẫn tiếp tục giở cuốn sổ của tôi ra xem. Bỗng hắn dừng lại ở một trang, sau đó đưa trang này cho cả bọn xem. Họ thì thầm gì với nhau một lúc, rồi tình thế bỗng nhiên thay đổi hẳn. Người vừa xem cuốn sổ của tôi đã chỉ cho cả bọn xem một chỗ ghi trong sổ.
-Xin lỗi ngài - lão ta quay lại hỏi tôi - người này đối với ngài là thế nào ạ?
-Ðấy là bạn học cũ của tôi - tôi đáp - Chúng tôi gặp nhau hôm kia. Anh ta đưa tôi đi ăn hiệu, cho tôi địa chỉ và tôi ghi vào đây.
Những điều tôi nói hoàn toàn đúng sự thật. Quả tình tôi có gặp một người bạn xa nhau đã lâu. Tôi cũng không biết rằng anh ta là một tổng giám đốc.
Gã cảnh sát vẫn đang cầm cuốn sổ của tôi bỗng nở một nụ cười, xun xoe bảo:
-Chết chửa! Thế ra ông tổng giám đốc là bạn thân của ngài?
-Ðúng thế... Hồi còn đi học chúng tôi thường trêu chọc anh ấy.
-Thật hân hạnh quá! ấy kìa, sao ngài không ngồi xuống? Ghế đây ạ! Xin mời ngài!
Sau đó, gã quay lại bọn kia:
-Ai bảo các anh dẫn ngài về đây hả?
Rồi quay lại phía tôi:
-Xin mời ngài!
Chúng tôi bước vào một căn phòng bày biện sang trọng, tôi đi trước, bọn họ theo sau. Họ mời tôi ngồi vào chiếc ghế bành. Một anh chàng nói:
-Hôm nay nóng qúa. Ngài dùng một chút nước giải khát nhé?
-Ấy chết, xin các ông chớ bận tâm làm gì!
Tuy vậy nước giải khát vẫn được mang ra. Chúng tôi chỉ còn lại hai người trong phòng. Bọn kia kéo nhau ra ngoài cả.
Người đang tiếp chuyện hỏi tôi:
-Thưa ngài, ngài đến thăm chúng tôi có việc gì không? Ngài có cần gì không ạ?
Thánh thần thiên địa ơi! Thế là thế nào nhỉ? Tôi có cần gì không à? Chả nhẽ không phải chính họ đã vừa tóm cổ tôi mà lôi về đây hay sao?
Nhưng bây giờ, giữa lúc họ đang đối xử lịch sự với mình như thế, mà lại đi bảo rằng mình bị lôi cổ đến và bị đánh thượng cẳng tay hạ cẳng chân, thì xem ra không tiện.
Vì thế nên tôi đáp:
-Tôi đến... chẳng qua để hỏi thăm sức khoẻ các ông thôi!
-Ôi, thật quý hoá! Chúng tôi rất đội ơn ngài! Chúc ngài cũng được khoẻ mạng! Thật quả là vinh dự cho chúng tôi.
Tình thế không ngờ lại xoay chuyển một cách tốt đẹp như vậy. Nhưng dù sao, tôi nghĩ cũng phải chuồn ngay, kẻo nhỡ đâu sự việc trở nên rắc rối.
-Các ông cho phép tôi về! - tôi nói.
Lão ta đứng lên tiễn tôi ra tận cửa. Tôi bước thật nhanh để mau mau thoát khỏi chốn này, không dám nghĩ đến chuyện đòi lại bút máy, cuốn sổ và chiếc kính, vì sợ phải nhắc đến chuyện hiểu lầm vừa xảy ra. Thôi! Chả cần!
-Thưa ngài!... thưa giáo sư! Ngài còn quên đồ đạc!
Một tên trong bọn bỗng chạy theo tôi, gọi. Hắn mang bút máy, tờ giấy ráp, cuốn sổ và kính lúp lại cho tôi.
-Thưa giáo sư, ngài là bạn của ông tổng giám đốc thật đấy ạ? - hắn hỏi.
-Ðúng thế - tôi đáp - Nhưng sao ông lại hỏi vậy?
-À, chả là dạo này đang có "mốt" như thế.
Ai thấy người sang cũng muốn quàng làm họ cả. Ngài hiểu chứ ạ? Ðể lúc nào có việc cần thì bảo: "Ðây là bạn tôi!" và thế là thoát. Mà chúng tôi thì làm sao biết được kẻ ấy có đúng là bạn thật hay không? Nhưng ngài thì đúng là bạn thật chứ ạ?
-Ðúng, tôi là bạn thật.
Hắn chìa cho tôi mâu giấy.
-Thưa ngài, tôi đã viết lai lịch của tôi ra đây. Là để phòng xa như vậy. Nếu ngài có dịp gặp ông tổng giám đốc thì... e hèm...
Kể đến đây, Hoàng Hà bảo tôi:
-Từ hôm ấy, cứ biết được địa chỉ của ai trong số những bậc tai mắt của ta là tôi ghi ngay vào sổ. Ðến lúc tưởng mất quyển sổ, tôi lo quá anh ạ! Có những địa chỉ này chẳng khác gì được bảo hiểm tài sản và tính mạng vậy. Anh cũng nên có mộ quyển sổ như thế mới được. Nhưng cần nhớ một điều là hễ có ai về hưu do sức khẻo hay bị cách chức thì phải lập tức xoá ngay tên khỏi sổ, nếu không thì có khi mang vạ vào thân đấy!... Thế thật anh không biết gì về những quyển sổ ghi địa chỉ những bậc có thế lực trên cõi đời này à?
-Không!
-Vậy thì hỏng to rồi người anh em ạ! Bây giờ ai cũng phải giữ cái của này trong túi áo để phòng khi bất trắc thì giở ra. Vì có ai biết được điều gì sẽ xảy ra với mình lúc bước chân ra khỏi cửa? Ngày xưa thì có những tấm bùa hộ mệnh hay câu thần chú giúp người ta thoát khỏi ốm đau, tai hoạ. Bây giờ thì có sổ ghi địa chỉ thay cho những thứ ấy. Mà lại hiệu nghiệm hơn nhiều!...
838. TỆ SÙNG BÁI CÁ NHÂN
839. QUỶ SỨ CŨNG PHẢI SỢ
Năm 1972, Nixon sang Liên Xô. Gặp Brezhnev, Níxon hỏi: “Bên nước các ông có dân say bét nhè không?”Brezhnev đáp: “Không hề có! Nếu ông bắt gặp gã say rượu nào, ông cứ bắn chết hắn đi”. Ngay tối hôm đó, Ních cùng tay bảo vệ xách M16 đi ra phố. Mới đi một quãng, qua một tiệm ăn, đã thấy đám người say rượu bét nhè. Níxon liền nổ súng giết sạch và gọi điện thoại báo cho Brezhnev biết.Vài năm sau, Brezhnev qua Mỹ. Vừa xuống sân bay, ông ta đã hỏi Níxon:-“Bên nước các ông có dân say bét nhè không?”Níxon đáp:- “Không hề có! Nếu ông bắt gặp gã say rượu nào, ông cứ bắn chết hắn đi”.Brezhnev hí hửng cùng tay bảo vệ xách AK47 đi ra phố.Cả hai đi mãi, đi mãi mà chẳng thấy một gã say rượu nào. Đến khuya, họ tính về lại nhà khách thì bỗng thấy một đám người hò hát inh ỏi, chân bước lảo đảo, mồm sặc mùi rượu. Mừng quá, Brezhnev liền nổ súng giết sạch cả đám, rồi gọi điện thoại báo cho Níxon biết. Níxon la hoảng: “Thôi chết, đám người đó chính là nhân viên sứ quán nước ông đó!”
(CÒN NỮA)
=
No comments:
Post a Comment