Tuesday, July 19, 2011

Saturday, July 16, 2011

PHỤ LỤC V * NGUYỄN VĂN HẦU * BỬU SƠN KỲ HƯƠNG



Để quý độc giả có đủ tài liệu nghiên cứu, chúng tôi xin phép trích lục các tài liệu của Phật giáo Hòa Hảo vào đây.
Sơn Trung


Vài Vị Đắc Đạo Trong Phái BỬU SƠN KỲ HƯƠNG
GS Nguyễn Văn Hầu.
II. ÔNG NGUYỄN VĂN THỚI (1866-1927)



A. Thế-hệ

Ông Nguyễn-văn-Thới (tục gọi là ông Ba Thới) sanh năm Bính-dần (1866), đời vua Tự-Đức thứ 19. Thân sinh của ông là ông Nguyễn-văn-Đỏ, thân mẫu là bà Nguyễn-thị-Buôn, sanh được bốn người con: hai trai hai gái. Người trưởng là Nguyễn văn Chơi thứ là Nguyễn-văn-Thới (tức ông Ba đây) rồi thứ nữa là Nguyễn-thị-Tánh và Nguyễn-thị-Kẹo.

Khi ông Ba lớn lên, thân sinh của ông cưới Bà Nguyễn-thị-Thìn cho ông làm vợ. Bà nầy là con của ông Nguyễn-văn-Hóa và bà Thị-Nhứt, người đồng thôn. Về sau ông bà Ba sanh hạ được tám người con, nhưng mất đi từ lúc nhỏ hết bốn, nên chỉ còn biết được có bốn là ông Nguyễn văn Tuấn, Nguyễn-văn-Kiệt, Nguyễn-văn-Từ và bà Nguyễn-thị-Chín.

Quê-quán ở làng Mỹ-Trà, ấp Long-Hậu, tổng Phong-Thạnh quận Cao Lãnh (SaĐec), ông Ba tướng người cao lớn nước da trắng, râu tóc nhiều mỗi khi tóc buông ra thì chấm đất có dư, khi về già râu bạc và dài xuống tới rún. Tánh tình cương quyết, nóng-nảy thích ngắm kiểng xem hoa, thường hút thuốc điếu và một đôi khi cũng có ăn trầu.
Thuở nhỏ ông có học vừa hiểu biết chữ nho, lúc trưởng thành thì làm nghề thợ mộc rồi sau lại, cũng biết làm thợ chạm.

Bởi sống trong một gia-đình cần-lao kiệm-phác cho nên ông Ba đã quen sự chịu khó-nhọc từ buổi thiếu thời. Bình sinh việc chi ông không làm thì thôi, nếu đã làm thì làm cho kỳ được, không hề bỏ dở. Mặc dầu nóng tính, ông Ba vẫn có được một bộ óc thẩm-mỹ cùng đôi bàn tay rất tinh xảo.

B. Phát đạo tâm.

Mùa đông năm Binh-Ngọ (1906), ông Ba bỗng nhiên phát đạo tâm, ông từ-giã gia-đình rồi thẳng lên vùng núi Sam, vô trại ruộng Thới-Sơn (cạnh Thất-Sơn) để tầm sư học đạo (a). Đâu đâu ông cũng nghe người đời ca tụng đạo-đức cao-siêu của ông Hai Trần-văn-Nhu. Ông bèn trở xuống Láng-linh để tìm cho tận mặt, và sau khi biết rõ được giáo lý, ông xin quy-y với ông Hai.

Trở về nhà ăn Tết xong, mùa xuân năm Đinh-Mùi (1907), ông Ba dời cả gia-đình về Láng cất nhà gần chùa Bửu-Hương Tự. Ở đây, ông siêng-năng trau-giồi hạnh đạo, chất-phác làm ăn, được ông Hai coi là đại đệ-tử.

Một ngày nọ, ông Ba phát ra ngây ngây, ông bảo bà Ba dọn-dẹp cho ông một căn phòng sạch-sẽ, rồi ở luôn trong đó. Ngót ba năm dài đăng-đẳng, ông Ba không đi đâu hết. Thậm chí sự tắm rửa hay đại tiểu tiện, ông để đêm đến mới đi ra. Chính trong khoảng nầy, ông cũng viết được ba quyển: Vân-Tiên, Thiện-Từ, Cổ Vãng Kim Lai, mà ngày nay nhiều người vẫn còn biết.

Ngày mùng một tháng giêng (Tết năm nào không nhớ), ông Ba ra khỏi buồng. Trước khi đến viếng ông Hai, ông Ba sắm một bộ khay hộp, trong có để ba trái ớt hiểm và ở trên có để ba cây roi rồi mới bưng vào trước mặt ông Hai mà quì xuống thọ tội, vì lẽ năm qua Ông không làm tròn hiếu-nghĩa đối với Thầy.
Lúc ấy ông Hai miễn tội, ông Ba cảm động lắm, ngâm lên hai câu Nam:
Nghiêng vai lãnh bức tờ mây.
Trung vương thổ giã Thầy ở lại (b)

Từ đây ông Ba rất sáng-suốt thấu được lẽ diệu-huyền của Phật pháp, ông có một bổn-phận quan-trọng đối với nhà chùa.

C. Bửu-Hương tự bị bao vây

Vì có sự tị-hiềm của Nguyễn-văn-Phẩm nên chùa Bửu-Hương Tự bị nhà cầm quyền Pháp bao vây (ngày 21 tháng 2 năm Quí-Sửu 1913). Lúc ấy tuy ông Ba thoát khỏi được, nhưng ông Hai thì phải xiêu-lạc khổ-sở còn con trưởng của ông là Nguyễn-văn-Tuấn lại bị bắt cùng một một lượt với 56 người đồng đạo đến cúng chùa.

Thấy tình đời đen bạc, vả lại đứng trước cảnh sư đệ rã-rời, phụ tử chia-ly, nên ba hôm sau (24-2-1913), vào giờ ngọ, ông Ba dùng dao cạo cắt họng để tự sát. Vết thương đứt tới phân nửa cuống họng, nhưng ông không chết. Người nhà hốt-hoảng, chiều tối lại chở lên nhà thương Châu-Đốc điều trị. Nơi đây, người ta thấy tóc ông đanh nhiều nên cắt đi cho gọn rồi băng bó thuốc men nhưng ông quyết định không dùng một món chi của người Pháp. Ông cự tuyệt và gỡ bỏ hết.
Độ vài tháng sau liệu bịnh-tình ông Ba không thể chữa được, lương-y cho đem bỏ ông ra nhà xác. Ông trốn được ra ngoài rồi nhờ người nhà chở về.

Từ ấy, vết thương của ông Ba mỗi ngày một giảm lần, mặc dầu cuống họng chưa lành (mỗi khi ăn uống đều phải dùng khăn bó rịt lại cho khỏi rớt vật ăn ra), tinh-thần ông Ba vẫn tĩnh-táo sáng suốt như thường.

Thấy chùa Bửu-Hương Tự bị Pháp nghi-nan dò xét mãi, và liệu ở đấy không yên được nên vào khoảng tháng bảy năm Giáp-Dần (1914) ông Ba dời nhà về doi Lộ-Lở (làng Kiến-An, tổng Định Hòa, Long Xuyên), giả dạng người thường, ruộng rẫy làm ăn cho qua ngày.

Hồi nầy, người ta có thấy ông Ba lên xuống nhà thờ Cù-lao-Giêng ba lần để tiếp-xúc với vị Linh-mục nơi đây, và nhờ can-thiệp với nhà cầm quyền Châu-Đốc đặng minh oan cho công việc của Thầy mình (ông Hai Nhu) và anh em đồng đạo (c) đã bị tên Phẩm vu cáo. Nhưng việc ấy nhà cầm quyền Pháp ở Châu-Đốc làm lơ.

D. Ông Ba với chuỗi ngày tàn

Tình Thầy nợ Nước, mênh-mang bao-mối cảm hoài, khiến tâm hồn ông Ba trong chuỗi ngày tàn hầu như tan nát. Ông ký thác lòng mình vào những quyển : Ngồi Buồn, Kiểng Tiên, Kim Cổ Kỳ Quan, Cáo Thị, Tứ-Đại và Thừa Nhàn, mà ngày nay, mỗi khi đọc qua, ta cảm thấy ngập-tràn bao nổi bi-thương ưu-ái.

Dưới đây là một ít lời lẽ về tâm trạng của ông Ba hồi ấy :

Đêm năm canh thổn-thức chẳng yên,
Ngày sáu khắc sầu riêng mỗi đạo.
Tưởng ái quốc cơ-đồ sáng tạo,
Nhìn lẽ dân cường-bạo đa đoan.
Chúa mỏi lòng chúa nghỉ thân an,
Tôi mệt dạ còn mang nạn cả.
Thời quân nhược quả kia báo quả,
Thế thần cường giày-giã trung cang.

Hay là :

Bước chân ra đoái lại nước nhà,
Chim xanh vỡ ổ rừng già thiết tha !
Ai đi
Nỡ chẳng tưởng quốc gia ngay thảo,
Dạ nào vong Tam-Bảo giáo truyền.
Thầy ôi !
Nước nghiêng-nghèo vận khiến đảo-điên,
Phân ly diện sầu tuôn đoạn đoạn !

Ngoài việc sáng tác những tác phẩm kể trên ra, ông Ba còn đương một tấm thành-vọng (mặt khại), chính giữa có ba chữ triện: Quốc (hàng trên) và Thần Vọng Sư (hàng dưới), dựng ngay trước bàn thờ để biểu-lộ tấm lòng ưu-ái giang-sơn Thầy-Tổ. Tấm thành-vọng nầy ngày nay còn thấy tại nhà con ông ở Láng-Linh.

Sau mười bốn năm, kể từ khi chùa Bửu Hương Tự bị bao vây, vết thương nơi cổ ông Ba vẫn chưa lành hẳn, nó gom lại bằng mút chìa vôi nhưng trong mình ông vẫn mạnh. Một đêm kia, ông Ba kêu người nhà mà hỏi thăm giờ. Người nhà cho biết là mười giờ đêm. Ông bảo: « Bây-giờ đến năm giờ sáng thì còn lâu quá !»

Thế là đúng năm giờ sáng (giờ dần), ngày mùng chín tháng tư năm Bính-Dần (1927), ông Ba tịch. Lúc ấy ông hưởng thọ vừa đúng 61 tuổi, sau khi đã để lại cho đời chín văn phẩm kiệt tác về đạo-đức lẫn văn-chương, và một tấm gương tiết-tháo kiên-trinh bất hoại.

Hiện giờ, mộ-phần của ông Ba còn tại doi Lộ-Lở, được bồi-đắp và có người ở săn-sóc cẩn-thận. Tại nền nhà củ ông (cũng ở Lộ-Lở gần ngôi mộ), có dựng lên một cái đền thờ rộng lớp, uy-nghi, hằng năm, đến ngày mùng chín tháng tư thì có hội, bá tánh thập phương đến chiêm-bái rất đông.


Ngoài các bậc siêu-phàm trong vùng Thất-Sơn mà chúng tôi đã chép trên đây, còn có nhiều vị khác nữa như: bà Hai Mun, nghĩa tử của Đức Phật-Thầy Tây-An, có tài trị bịnh và nuôi con (mộ phần nay còn ở sau Phước-Điền Tự), - ông Đạo Sang, lấy cốt trầu phun ra mà chữa bịnh và có lắm thần-thông (ở đình ngả ba Cái-Dầu, Châu-Đốc), - ông Đạo Thạch, tịch ở đình Thạnh-Mỹ, khi tịch có hào-quang, - ông Sáu Bình, đệ-tử của ông Hai Nhu có phép đốt chưn cháy thành than rồi đạp vào chỗ đau của người bịnh… Nhưng chúng tôi chưa tìm ra được tài liệu chính xác.

Trong phái Phật-Thầy, ông Ba có thể kể là người sáng tác nhiều nhứt và công-trình trước-thuật của ông là một áng văn-chương không kém phần giá-trị. hềm vì những áng văn ấy không phải là truyện diễm-tình như Nhị-Độ-Mai hay Lục-Vân-Tiên mà là những lời tiên-tri khuyến thiện, nên ít ai để ý đến. Thật thế công-trình sáng-tác của ông Ba Thới là một áng văn có thể nói là ngang hàng với Lục-Vân-Tiên của cụ Nguyễn-đình-Chiểu. Câu văn đã điêu-luyện thanh-tao mà ý nghĩa rất thâm- thuý nữa.

Một điều đáng nói là ông Ba Thới phóng ra một lối thi lạ nhứt trong văn-chương Việt-Nam. Người ta thường thấy nhiều lối thi thuần-tuý Việt-Nam như lục-bát, hay song thất lục bát. Ông Ba mở ra một thể thi mới : lối thất bát nghĩa là câu trên bảy chữ câu dưới tám chữ, đọc nghe vừa mạnh, vừa véo von. Dưới đây xin trích bốn câu để quí bạn đọc thử :

Từ mạnh-Tử ra mắt nước Lương,
Nhan-Hồi đoản mạng cám thương thần-đồng.
Tu quốc-vương có vợ có chồng,
Có con có cháu nồi dòng an bang.

Nếu phải nghiên-cứu và trình bày những áng văn-chương kiệt-tác ấy, ít ra phải viết thành một quyển sách dày. Ở đây chúng tôi chỉ xét về vấn-đề Tận-Thế và Hội Long-Hoa thôi.

Nói về Hạ-Nguơn và Tận-Thế Cũng như ông Sư-Vãi Bán-Khoai, ông Ba Thới nhận thời-kỳ này là thời-kỳ Hạ-Ngươn, thời-kỳ Tận-Thế :

Phật sanh Phật, ma lại sanh ma/Hạ-Nguơn Tận-Thế Phật ma lộn cuồng.

Bởi thời-kỳ Hạ-ngươn, thời-kỳ Phật ma lộn lạo, nên ông ba khuyên :

Ai ai nhẫn chí để dành/Hạ-Nguơn Tận-Thế tu hành cần năng.

Danh từ Hạ-Ngươn Tận-Thế vẫn được lập đi lập lại mãi. Đứng trước cuộc đời này Phật cũng chắt lưỡi, bởi chúng-sanh quá-tham lam tàn ác :

Việc Hạ-Nguơn mội việc mỗi tham,
Phật chắt lưỡi khó đam lại đủ.
Kẻ lo ăn người thời lo ngủ,
Kẻ làm chủ, người phủ, làm quan,
Lợi dụng mưu làm quấy làm gian,
Đoạt của thế lo toan bất-chánh.
Vì quá tham-lam mãi dụng mưu làm quấy,
đã thế khuyên dạy lại không nghe,


cho nên :
Đáo Hạ-Nguơn Trời đất xử tiêu/Nhiều lời giáo dụ chẳng siêu việc lành.Chính đó là cơ tận-diệt. Ông ba cho biết để mà dừng có khinh khi :
Việc đời thận tốc, Dị bốc tiên tri/Người nào khinh khi, Hậu ly đạo Phật.

Ấy thế mà người đời vẫn khinh thường, mãi lo bề giữ của :

Người đời vẫn gẫm chẳng bao lâu/Lo bề giữ của lo sau không màng.Ông Ba thương-xót mà cho biết rằng :

không khéo rồi đây nước sẽ ngập tời cổ :
Việc thấy người phải lo âu,
Nước đà tới ngập cổ ngập sâu hụt giò.
Người đời quá hững-hờ,


vì người đời không thấy. Mặc dầu là chưa thấy, nhưng ông Ba cho hay sắp tời, rồi đây sẽ thấy : Việc không thấy nói trước cho rồi/Từ nay sắp tời lần hồi coi chơi.

Nhưng muốn coi đời, ông ba khuyên hãy rán bền lòng, đừng nản chí, dù phải trải qua bao nhiêu cành gian-lao :
Đói lòng ăn bắp với khoai,/ Chờ cho tời lúc chiếu mai coi đời.

Nói về Hội Long-Hoa Như ông Ba cho biết cuộc đời đã mỏng-manh lắm rồi, nhưng cuộc đời sẽ đi về đâu ? Ông cho biết, cũng như ông Sư-Vãi Bán-Khoai, rồi đây sẽ mở Hội Long-Hoa, dựng bản Phong-Thần chọn người hiền đức. Ông cũng nhận đó là một cuộc thi :

Chí cầu may niệm Phật lần lần/Lập đông mãn tiết Phong-Thần ứng khoa.

Nhưng cuộc thi đây không phải là cuộc thi văn hay võ giỏi mà thi về đức, thi về tấm lòng hiền : Phật thi đức, trào quốc thi văn/Nhơn tùng thi chánh, nhơn tăng thi lòng.

Một cuộc thi mà người đời muốn đi đến phải chịu bao nhiêu cuộc nhồi nhả để trả quả :

Người đổi người, lời lại đổi lời/Phong-Trần trả quả thấy thời điếc tai.

Đó là một cuộc trả quả cho nên người đời phải chịu bao nhiêu cuộc thử thách gian-lao khổ sở : Thân nhồi nhả rời rả chưa thôi/Mười sầu mười thảm thương ôi! Thân người.

Sự khổ ấy một ngày một tăng lên và tiến tiến mãi mãi :

Bịnh khắc được đã khó định phân/Từ nay sắp tới khổ thân hoài hoài.

Nói rằng khổ, nhưng sự khổ ấy diễn ra bằng cách nào ? Ông Ba cho biết sự khổ nhứt của người đời phải chịu là nạn đói :
Sợ ngày sau nhiều kẻ khóc la/ Nằm co chịu đói Phật ma mới tường.

Cái nạn đói này rất dai-dẳng, nó kéo dài trong ban năm đăng đẳng. Mà sở-dĩ xảy ra nạn đói là vì có-nạn hạn hán làm cho đồng khô cỏ cháy :

Dạy làm lảnh niệm Phật Nam-mô/Tam niên hạn hán phơi khô thân hình.

Người đời vì đó mà chết đói la-liệt, đến nhà không người ở, xác không người chôn, chợ không người nhóm :

Thương ban năm không chợ nhóm chiều,
Nhà không người ở niệm nhiều Nam-mô.
Thây không lấp mà để phơi khô,
Không nước mà uống Nam-mô đạo nào.


Nhà đã không người ở, chợ không người nhóm, thì ruộng không ai làm gì có người làm :

Tới đó thì hay việc gió dông/Nhà không người ở ruông không người làm.

Bởi thế, ông Ba thường khuyên người đời hãy rán chịu tham-khổ cho quen, có sống lây lất muối dưa hẩm-hút sau này mới chịu nổi nạn đói. Người ta quá đói, không còn tìm chi ăn được đến phải ăn đá :

Đói ăn bắp đói nữa ăn khoai/Hết khoai hết bắp, chiều mai ăn đá.Nhưng danh-từ “đá” đây , theo ông Ba có nghĩa khác, duy những người tu theo phái Phật-Thầy mới hiểu được. Chẳng những chịu đói mà thôi, người đời còn chịu bao nhiêu tai nạn âm binh :
Có Phật ra mới thấy việc linh/Gặp Trời loạn động âm-binh dấy loàn.


Có nạn ác thú :
Có hổ lang ác thú tời nhà/ Hùm tha thú bắt trẻ già thương ôi!

Những hiện-tượng này đã thấy ông Sư-Vãi Bán-Khoai nói đến rồi. Ngoài ra còn nạn nước lụt :

Nghèo sắm xuồng, giàu có sắm ghe/ Để chờ có nước chèo le lên giồng.

Còn nạn chiến-tranh khốc-liệt sát hại sanh linh :

Hạ-Ngươn hồn phách tiêu tro,
Chớ đừng thấy vậy ăn no vui cười.

Tôi nói có chứng chín mười,
Không phải một người nói chuyện bất minh.
Ngày sau các nước lai chinh,
Tây-dương Anh-quốc chiêu binh qua rày.
Nữ-phiên công-chúa tài hay,
Trận đồ bát-quái đánh nay nửa lừng.
Tương tranh quờn, ấn trong rừng,
Lòng buồn nói chuyện nhớ chừng mà chơi.
Ai ai bền chí ở đời,
Chừng ghe sấm đất của Trời mở ra.


Trong các Thiên tai Địa ách mà người đời phải chịu, kể ra cũng thảm khổ quá rồi, nhưng chưa quan-trọng bằng tiến sấm nổ, bời đó là sự biến chuyển của vũ-trụ cán-khôn. Tiếng sấm nổ ấy đã diễn ra nhiều cảnh-tượng :

1. Làm thay đồi địa-hình, như nhiều cù-lao sụp đổ
Hâu nhứt thinh tiêu hết cù-lao/ Nhị niên chí khổ đề lao chen người.Như biển nổi thêm hòn :
Biển minh mông Phật nổi lên hòn/Đất bằng sánh núi Trời còn không hay.

Như nhiều dãy núi vỡ tan :

Núi biển ít sao lại nổi thêm /Đồng-nai Bắc-địa không êm núi nào.

Trong lúc đó nhiều núi vỡ thì trái lại có nhiều núi nổi lên :

Cửa Ngả-bát có nổi nhị sơn,
Núi Sam tiêu mất, Thất sơn điện đền.
Chí anh hùng lập chí cho bền,
Sông ngang ngay thẳng vô đền Bửu-Sơn.


2. Làm cho con người đê-mê bất tỉnh :

Tam thinh quên tuổi quân tên/Quên dòng quên họ khá nên cải tà.

Dầu cho có được tỉnh dậy đi nữa, ngay vợ chồng cũng không còn biết nhau :
Đạo vợ chồng con cháu buộc chùm/ Ngủ đêm thức dậy đứt đùm không hay.

Đến lúc đó biết ai là người có căn. Theo ông Ba thì Nam kỳ lại có căn nhiều hơn hết :

Xuất Tam thinh mặc sức lăng-xăng/Nam-kỳ niệm Phật có căn giữ hình.

Nhưng người có căn đều được Phật đến giải mẻ cho:

Khá bủa câu lả lưới đợi chờ/Phật có tài phép một giờ thoát mê.

Chẳng những thoát mê, mà những người hữu căn hữu phước còn thay hồn đổi xác nữa :

Tam giới hội xử việc bất miêng/Thay hồn đồi xác cõi Tiên đem về.

Chính lúc đó tam-giới mở hội để lập lên đời Thượng-Ngươn :

Mãn nhứt thinh các nước đều vô,
Đầu sơn giao chiến Nam-mô tranh tài.
Thập bát quốc vây phủ ở ngoài,
Thiền trung xuất trận phép tài quan thiên,
Đoái Ngũ-Long tiền trận nữ Phiên,
Giao chinh lam trận chư Tiên lai đều.
Phật thâu phép chư quốc chu hầu,
Qui lai thiền nội ừng hầu Phật-Vương.
Đồng chúc Thánh vạn thọ an khương,
Tuế tăng vạn tuế Phật-Vương thọ trường.
Phán chư quốc cống lễ minh tường,
Tiểu bang lãnh sắc thường thường thọ an.
Đãi yến diên chư quốc an phân,
Phân ngôi phân thứ định phần quan dân,
Chúc Hớn trào miên viễn hoàng ân,
Trường sanh thọ tuế muôn dân thanh-nhàn.
Lập Thượng-Ngươn hưởng thọ khôn càn,
Đặt chung tứ bỗn vẹn toàn hiếu-trung.


Như thế là đời Thượng-Ngươn đã lập, con người sẽ ra sao, đời sống của cõi đó ra thế nào ? Nói về đời Thượng-Nguơn Trong hàng môn-đệ của Đứa Phật-Thầy, ông Ba Thới kể ra là người viết nhiều về đời Thượng-Ngươn hơn hết. Phải chăng ông Ba nghĩ rằng : Nếu nói đời Thượng-Ngươn là đẹp mà không cho người đời biết thì làm sao người đời ham-hố cố-gắng tu hành để đi đến, nên chi ông Ba viết rõ về đời Thượng-Ngươn ?

Trong kinh Di-Lặc và quyển Qui-Nguyên trực-Chỉ, quốc-độ của Phật Di-Lặc đã được mô tả, là đẹp-đẽ trang nghiêm nhứt. Đây chúng ta nghe ông Ba mô tả để so sánh coi có khác những điều mà kinh Di-Lặc và quyển Qui-Nguyên Trực-Chỉ đã nói không ?

Ông Ba cho biết rằng khi lập đời lại thì đất địa bằng thẳng, không bồi không lở, biển không nổi cù lao nữa :

Sau đất bằng không thấp không cao,
Biển sông không nỗi cù-lao nữa rồi.
Mé sông không lở không bồi,
Sanh sau y vậy nói rồi sau coi.


Chẳng những thế, nước trong chớ không đục, lại không ròng không lớn :

Nước một bực thanh-thuỷ biên Trời/Không ròng không lớn thuận đời chảy xuôi.

Đất địa đã tốt đẹp như thế, thời tiết lại chỉ có hai mùa : xuân và hạ :
Lòng niệm Phật hản dạ chí tu/Ngày sau lập lại xuân thu hai mùa.

Bởi thế khí trời ấm-áp :

Gió hai ngọn xuân nhựt nguyệt thu,
Không lạnh không nực chí tu để trời.

Có điều không thể tưởng-tượng được mà hễ ban ngày thì có mặc trời mọc, còn ban đêm khi mặc trời lặn thì mặt trăng mọc, đêm nào cũng như đêm nấy :

Đến chừng nào nhựt nguyệt hiệp căn,
Ngày thời ông mọc đêm trăng sáng hoài.


Chẳng những thế, lúc mọc lúc lặn không như thời nay vì thời-tiết mà sai dịch :

Tới ngày sau Tý-Ngọ bất di,
Thìn thời ông mọc bất tri giờ nào.
Đêm giờ Tý, ngày Ngọ hiệp vào,
Tý Ngọ đứng bóng giờ nào lại tranh.
Ngày sáu giờ, đêm sáu giờ canh.
Nguyệt xuất giờ Tuất, không tranh giờ nào.


Thời-tiết điều-hoà như thế nên năm không có tháng nhuần :
Tới ngày sau phong võ có chừng/Năm mười hai tháng không nhuần như nay.

Năm đã không nhuần, tháng cũng không có tháng thiếu :
Nhứt ngọc tam thập nhựt chiều mai/ Không dư không thiếu, khỏi tai khỏi nàn.

Thời-tiết đã điều-hoà như thế, tất nhiên đất địa không phải như thời nay sanh cỏ như gai gốc mà sanh ra toàn là lúa trời, muôn ăn khỏi cần xây giã, vì nó lớn bằng trái dừa :

Hột lúa trời đỏ ruột điềm khuyên/Trái dừa nhằm sức của Tiên cho mình.

Lúa chỉ có hai giống chớ không nhiều, giống như ngày nay :

Sao không nếp mà quết bánh phòng/Còn hai giống gạo giữ lòng làm ăn.

Những chẳng phải lúa ấy giữ nguyên hình mãi đâu, vì qua thời-kỳ Trung-Ngươn, bởi chịu ảnh hưởng của thời-tiết đổi thay mà nó biến hình đi :

Sau hột lúa võ trắng thiệt hình,
Trong ruột thời đỏ thế bình bất đi.
Trước vỏ vàng ruột trắng phân- ly,
Trung-Ngươn khiến biến người khi tiêu-điều.


Mùa tiết đã thuận, đất đai đã tốt, sanh toàn lúa thì hẳn không còn loại côn trùng hay các loại thú vô-ích nữa. Ông Ba cho biết chỉ có hai loài thú nào có ích cho loài người mới sanh ra cho người dùng mà thôi :

Núi lao xao lập hậu Trời Nghiêu,
Cao điền đất Thuấn tiêu diêu độc trùng.
Sau vật nào trời Phật cho dùng,
Phật đem trở lại dưỡng cùng vạn gia,
Tồn nhị thú phạm luật quốc-gia,
Con trâu con chó cỡi ta không vìa (về).

Tại đâu đời sau không có loài trâu loài chó ? Điều ấy rất dễ hiểu. Đã nói rằng loài thú nào có ích cho người mới sanh ra, ngày sau lúa đã mọc sẵn, người ta không còn cày cấy nữa thì con trâu dù có được sanh cũng không còn ích lợi nữa. Còn loài chó sanh ra để giữ nhà mà đời sau là đời Nghiêu, Thuấn, mà không đóng cửa, của rơi không người lượm thì còn đâu trộm cướp mà phải cần có con chó giữ nhà. Quả thật là đời Nghiêu, Thuấn; nào là nhà không đóng cửa :

Tri sự tiền lập hậu chánh minh/Nhà không đóng cửa quảng thinh đêm ngày.

Nào là của rơi không ai lượm :
Họ hàng khơi chiều mai ngó thấy/Qua ngày sau của rơi chẳng lấy.

Ông Ba cho biết ngày sau con người có tài trí cao-siêu lắm :
Lo việc hậu mới được lâu dài/ Ngày sau nhiều kẻ phép tài trí tri.

Và họ vẫn biết hay như xà đặng hoá rồng vậy :

Đạo trung-dung xà đắc hoá long/ Người thời không cánh không lông bay rày.

Muốn kiến-thiết thế-giới tốt đẹp như thế, ông Ba cho biết : việc sắp-đặt phải mất ba năm mới xong :

Lập ba năm đều đủ dưới trên,
Đồng chư quốc lập nên một cuộc.
Thông minh tánh nhiều người không thuộc,
Vận Trời xuôi nhứt cuộc hưng bang.
Nơi rơi đều phú lúc hiển vang,
Chốn chốn hưởng an bang vận đạt.


Về gia-đình thì năm bảy người cùng ở một nhà thuận hoà trên dưới. cái tục lệ hát ca như đời nay không còn nữa :

Qua ngày sau không hát không ca,
Năm bảy người ở lại nhứt gia.
Vọng Đức Phật Thích-Ca chí lý.
Năm bảy chủ hiệp tình nhứt ý,
Phật độ người tận lý quang minh.


Vì người đời hiền lương, nhà nhà đều phú túc, cho nên không sanh ra trộm cướp. Bởi thế không có nhà ngục, nhưng ở mỗi tỉnh vẫn còn lập toà-án để hoà-giải những việc bất đồng ý-kiến nhỏ nhặt, cùng xem chừng việc trị-lý trong dân-gian :

Có toà-án các tình sâm soi/Không đường ngục thất sau coi để đời.

Nhà ngục đã không có, cho nên cả pháp-luật lập ra để răn phạt người, làm gì lại có :

Của người Tây trả cho người Tây,
Tân trào phế luật thẳng tay trổ tài.
Kiểng Tiên gia sau đặng lâu dài,
Vô cùng mưu trí phép tài mới nên.


Một điều mà xã-hội này không có là đời sau dân chẳng có làm xâu nạp thuế chi cả :

Phật lập chánh chư quốc chư hầu,
Bán buôn lui tới phải đầu nước Nam.
Phật dạy đều lòng dạ đừng tham,
Không sưu không thuế nước Nam thanh-nhàn.
Mười tám nước ăn ở một tràng,
Chợ nào không góp xóm làng an-ninh.

Sở-dĩ các nước cùng sống thuận hoà, người người đều hiệp ý không gây-gổ, không sanh ra chiến tranh, là vì ngày sau chỉ có một tôn-giáo :

Qua ngày sau không miễu không đình,
Hội-tề công-sở nhứt tình quốc-gia.
Nước Tây Phiên nhà thờ không cha,
Niệm Trời niệm Phật quốc-gia an hoà.
Mười tám nước như con một nhà,
Đều thời niệm Phật Di-Đà công-phu.


Một nước chỉ tu có một chùa và các ngày lễ vẫn như nhau :

Một nước thì tu có một chùa.
Nhà không phượng-tự hai mùa xem minh.
Cỗ hai ngày lễ bái tưởng kinh,
Ba mươi mùng một chánh minh nhứt trường.
Ngày mười lăm mười sáu lập thường,
Niệm Trời, niệm Phật nhị trường an khương.
Lệ ngươn-đán hạ nhứt xuân vương,
Chánh ngoại sơ nhứt lễ bà chánh-chung,
Nhơn bất ác tích thiện vi trung,
Lệ xuân ngươn-đán chánh-chung hai mùa.
Lệ Thượng-ngươn gia kết tại chùa,
Trung-ngươn thu nhựt thủ vừa hương rơi.
Nơi nơi đều ngợi chữ thảnh thơi,
Ca ngâm xứ xứ vui chơi thanh nhàn.



Đời sống đã vui thú như thế, còn con người thì tướng dạng ra sao ? Ông Ba cho biết rằng : đời sau trầu thuốc đều bỏ cho nên răng thì trắng, tóc thì dài, da trắng và châu thân thì không có lông :
Nhịn trầu thuốc biếng nói biếng cười,
Ngày sau răng trắng như người Quảng-Đông.
Nội châu thân không có mọc lông,
Tóc dài da trắng phụng long dạng hình.
Con mắt thì sáng ngời, miệng thì thơm
Con mắt sao ngó thấy sáng ngời,
Trong như mắt cọp miệng cười ngọt thơm.
Răng thì trắng thiệt người ăn cơm,
Lưỡi sao răng vậy gạo thơm ngọt-ngào.



Hình dạng đã đẹp-đẽ như thế, người người lại không trẻ, không già, tám mươi tuổi sấp lên mới có con so, song trong mười người mới có một người sanh sống lâu đến muôn tuổi :

Đâu đâu không trẻ cũng không già,
Tám mươi mới có vậy mà con so.
Ngoài muôn dân lạc-nghiệp đủ no,
Mười người sanh đặng con so một người.
Người tốt tươi ăn nói vui cười,


Nhưng tuổi thọ ấy quan Trung-Ngươn thì so le, giảm xuống còn trên một ngàn, cũng như hạt lúa bằng trái dừa qua Trung-Ngươn biến hình trở lại nhỏ :

Người ăn nói bằng thẳng thiệt thà,
Trình thưa dậm dạ giữ mà phép khuôn.
Lập Thượng-Ngươn tuổi có một muôn,
Trung-Ngươn giữ dạ phép khuôn trên ngàn.


Con người ăn ở đều có lễ nghi khuôn phép cho nên không có sự loạn luân loạn dâm .

Ngày sau nhơn bất loạn dâm,
Người nào nghịch tánh binh âm vật rồi.
Phật cho tâm tánh định hồi,
Man-ri mọi rợn tiêu rồi sạch trơn.
Thiên sanh tiền hải hậu sơn,
Tiền Tần hậu Hớn mang ơn cũng nhiều
.

Ông Ba cho biết rằng vợ chồng đời nay chỉ là oan khiên túc trái, vai trả lẫn nhau, chỉ qua đời sau mới là thiệt vợ chồng. Những vị làm quan có đến năm bảy vợ, đâu đấy đều hoà-mục, giữ trinh-tiết thờ chồng, có lẽ vì số đàn bà nhờ sự tu-hành ở đời này mà được sống qua đời đó quá nhiều, sấp năm bảy lần số đàn ông. Phải chăng ngày nay chúng ta thấy số đàn bà đi chùa và tín-ngưỡng Trời Phật nhiều hơn đàn ông ?

Qua ngày sau thiệt nợ thiệt dươn,
Đàn bà trinh-tiết vì ơn nuôi chồng.
Năm bảy vợ hiệp ý một lòng,
Thượng hoà hạ mục nuôi chồng làm quan.


Một điều lạ nhứt là đàn bà ở đời Thượng-Ngươn không có đường kinh-nguyệt nữa :

Đường kinh-nguyệt sau Phật xử tiêu,
Đời này ngang dọc phất diêu lõa lồ.
Con người nhờ khí-hậu điều-hoà, đất đai tinh-khiết cho nên được sống lâu đến muôn tuổi, không ai bịnh hoạn. Nhờ đó mà sau này không có thuốc men :
Việc thuốc Nam thuốc bắc vô ân,
Ngày sau thôi cũng vô phân thuốc rồi.
Trên quốc-lộ vô cùng trang nghiêm đẹp-đẽ ấy, nước Việt-Nam sẽ ra sao ? Người Việt-Nam sẽ có vai-trò gì quan trọng chăng ? Nói về nước Việt-Nam sao này Sau khi quả địa-cầu biến hình, trên thế-giới sẽ ra sao ? Ông Ba cho biết sự sụp đổ đất liền thành biển, biển nổi trên đất liền, làm thay đổi địa-hình : chừng đó trên thế giới chỉ có mười tám nước mà thôi :

Cộng tồn thập bát quốc hội an/Xử tiêu ma quỉ dị-đoan tiêu-điều.Hay là :
Tồn thập bát quốc chỉ noi Nghiêu/ Ngoại trừ các nước quần yêu xử là.

Nhưng trong mười tám nước đó, Việt-Nam lại hữu phước hơn hết, vì nước Nam có nhiều bật thông-minh tài-trí thâu các nước phải phục-tùng :

Sau nước Nam ít kẻ vụng về,
Thông-minh trí huệ người giỏi hay.
Không có cánh đi đặng trên mây,
Phép tài văn võ hơn nay nước nào.
Hữu quân-sư thượng-trí anh hào,
Dạy mười tám nước chỗ nào văn thơ.
Mười tám nước tài phép trơ trơ,
Phật thâu trả quả ngẩn-ngơ chư hầu.
Mười tám nước lai giáng hàng đầu,
Thường năm cống lễ ứng hầu Hớn-bang.
Phật thâu hết các chữ đa đoan,
Chỉ tồn nhứt tự Nam-bang tiếng mình.
Người khác người ăn nói thật tình,
Binh thơ đồ trận nước mình tài năng.
Qui nhứt thống hiệp lại nhứt căn,
Thượng thiên giáng thế tài năng phong trần,
Đến ngày sau có Thánh có Thần,
Ai lòng tà vạy âm thần xử thân.


Những hưỡng được cảnh vinh-quang ấy, hởi ôi ! người Việt-Nam chúng ta trong mười người chỉ còn lại có ba người. Đất Bắc-Việt sau này đổi thành ruộng sâu, trong mười người chỉ còn có một người, phải chăng vì tội làm thịt cáo cầy mà trong kinh Phật đã cấm :

Việc Nam-bang nhiều kẻ khôn lanh,
Thất phần dư tử thiểu sanh tam phần.
Thấy việc xa chẳng biết việc gần,
Việc Nam còn mấy việc Tần như nhau.
Đất Bắc-kỳ sau lại ruộng sâu,
Mười phần thác chín khó âu cho người.


Về Bắc-kỳ, ông Ba quả-quyết như vậy, cho nên nhiều nơi ông thường lặp lai.
Đất Bắc-địa giăng câu đặt lọp,/Ăn cá đồng không cọp ở rừng.Chắc sao cũng có người hỏi: nước Việt-Nam nhỏ bé như thế này làm gì lại đứng đầu các nước? ông Ba cho biết rằng sau khi quả địa-cầu biến-hình, nhiều chỗ đất bằng sụp đổ, nhiều nơi biển cả nổi lên đất liền, nước Việt-Nam với sự thay hình đó sẽ trở thành một đại-quốc.

Hậu Bắc-địa tứ trấn cõi ngoài,/ Nam-bang đại quốc lâu dài trường sanh.

Ông Bà còn cho rằng: sau cuộc đại chiến-thiên, về đời Thượng-Ngươn, ranh giới nước Việt-Nam sẽ lên đến Lèo hạ:

Có sông dọc lên khỏi Nam-vang,
Lên đèo xuống dốc nhà sang dẫy đầy.

Từ Lèo hạ sấp xuống dưới này,
Kiểng vui Nam-quốc lời Thầy di-ngôn.


Và nước Nam ở thời-kỳ Thượng-Ngươn ấy, sẽ lấy quốc-hiệu là Hớn-bang:

Mười tám nước lai giáng hàng đầu/ Thưởng năm cống lễ ứng hầu Hớn-bang.

Không thấy Ông Ba cho biết các nước khác sau này sẽ thay đổi ra sao, chỉ thấy nói nhiều về nước Nam thôi.Phải chăng Ông Bà nghĩ rằng các nước khác dầu có nói cũng không quan-thiết cần-ích cho dân mình,tốt hơn là mình nên biết mình để mà sớm sửa-sang lo-liệu tu-hành. Về thế-giới các nước sau này, theo chúng tôi được biết, thì Đức Bổn-Sư núi Tượng có để lại một bản Đồ-thơ(1) nghe đâu hiện nay trong môn-đệ của Ngài con giữ, nhưng tiếc vì chúng tôi không được thấy để coi cho biết nước nào còn nước nào mất và mười tám nước còn lại là những nước nào? Duy có nước Nam thì thấy Ông Ba cho biết một vài biến đổi về địa-hình, như vài đoạn dưới đây.

Đây nói về Cần-thơ và Mỹ-tho:

Cửa Cần-thơ Phật khiến xuất sơn/Mỹ-tho phát hậu ký an một hòn.Về Bạc-liêu và Hà-tiên, Ông Bà cho biết:
Sau lập lại Bạc-liêu thiếu muối,
Sau có nổi năm mười hòn núi;
Đem lộn về muối núi Hà-tiên,
Phép Phật Trời nhiều kẻ chẳng kiêng.


Nói về sông rạch và đường xe lửa:
Có sóng dọc nhiều chỗ dị kỳ/ Đường ngồi xe lửa chạy thì Bạc-liêu.

Về sông thì có sông dọc, sông ngang:
Giác bần tiện, giác việc giàu sang,
Hồng-ngự sau có sông ngang Sơn-chà.
Giác lời ví việc chánh việc tà,
Sông dọc Cần-lố khỏi mà Mỹ-tho.


Ngoài sông dọc, đồng Cần-lố (Sađéc) còn nổi lên nhiều núi:

Đồng Cần-lố núi nổi giáp vòng,/ Sông ngang sông dọc tại lòng Phật Tiên.Nói về sự biến đổi của Thất-Sơn ở Châu-Đốc:
Cửa Ngả-bát có nổi nhị sơn.
Núi Sam tiêu mất Thất-Sơn điện đền.
Chí anh hùng lập chí cho bền.
Sông ngang ngay thẳng vô đền Bưu-Sơn
.

Và đây nói về sự thay đổi sau này của đất Sài-gòn và Châu-đốc:
Gia-đình còn, sau mất Sài-gòn,/Châu-đốc mất trước tiếng còn An-giang.

Ông Ba còn cho biết rằng sau này ở Nhà-bàn (Châu-đốc) sẽ là tràng ứng-khoa luyện-tập văn-võ: Lập chí trai tới chốn Nhà-bàn/ Võ-văn luyện-tập viễn tràng ứng thi.

Như Ông Ba cho biết, trong nước Việt-Nam sau này phần Nam-Việt là tốt đẹp hơn hết. Nhưng chỗ nào ngày sau được hưởng cảnh an vui khoái lạc thì nơi đó phải chịu nhiều cảnh khổ cảnh cũng như hiện nay cảnh nào vui sướng thì sau này phải chịu nhiều sự biến thiên, và đó là luật tuần-hoàn.

Chốn thị-thành sau lại hoá rừng/Chát chua trong dạ ớt rừng xát tâm.

C
hính vì luật tuần-hoàn đó mà phần đất Nam-Việt chịu nhiều cảnh khổ-hạ:

Xử việc trong Lục-tỉnh hao mòn/ Nam-bang khổ-hạ chìu lòn hết hơi.

Mà cảnh khổ nhất là thảm-hoạ sau này cửa lộ Văn-Giáo là con đường đi từ núi Sam vào Nhà-bàn:

Mặc thế tình kẻ dọc người ngang,
Rồi đây tới đó ngay gian thời tường.
Kẻ thị phi niệm Phật đưa đường,
Qua lộ Văn-Giáo vô thường huyết lưu.


Về lộ Văn-Giáo, Ông Bà còn cho biết:
Qua hậu xự Văn-Giáo giáo giăng,
Thây phơi ngọn cỏ vô căn Phật Trời.
Con trong nhà nói chẳng nghe lời,
Huống chi hàng xóm nói đời ai nghe
.

Dó là những điều mà Ông Ba cho biết về nước Việt-Nam ở đời thượng-Ngươn, nhưng chừng nào đến giao đoạn chuyển biến? Những điều tiên tri Muốn hiển chừng nào đến giai-đoạn chuyển-biến, cần phải xét coi những điều tiên-tri của Ông Ba có phần nào thực hiện chưa? Đứng về phương-diện nhận xét, đã thấy nhiều điều thực hiện rồi, như cuộc đảo chánh của Nhựt vừa qua là một; Ông Ba cho biết:

Tây chưa mãn tới việc U phân/ Ngồi buồn thấy khổ muôn dân não nề.

Câu này đủ cho ta thấy tình-hình Việt-Nam từ ngày Nhựt để chơn lên đất này. Khô còn lúc nào dân khổ cho bằng lúc đó trở đi. Ông Ba còn cho biết từ năm mươi năm về trước, thời-kỳ chiếm đóng của Nhựt dây dưa cho đến năm tuất (chó):
Trâu Nhựt-bổn Nam-Việt bắt cày/ Gay go chó sửa hằng ngày sủa dai.

Đó là một giai-đoạn người Việt-Nam bắt trâu Nhựt-bổn cày cho mình, Ông Ba cho biết còn một giai-đoạn nữa người Việt-Nam bắt trâu Chệt cày:

Trâu của Chệt Nam-Việt bắt cày/ Khỏi sưu khỏi thuế khỏi rày lao-đao.Tuy Ông Bà cho biết phải có trâu của Chệt cày, nhưng khi nói đến nước Tàu thì Ông Ba không khỏi đau thương mà thống trách:

Đường giang (gian) -nan dễ giấu khó bày/ Căm hờn Tàu tặc hại rày Nam-bang.

Ông thương hại cho Tàu là ví phải tội bày ra bán hình bán tượng của Phật và tranh hành chiếm đoạt nước Nam:
Tội Tàu man ước chất như thành /Bán hình bán tượng tranh hành nước Nam.

Bởi thế khi lập đời lại, người Tàu chỉ sống sót có một người trong mười người:
Tội Đại-Thanh bán tượng bán tranh/ Hoạ bán Phất bất sanh chín phần.

Ngoài nước Tàu, Ông Ba còn cho biết Ấn-độ cũng mang đại khổ:
Trời khiến xui ách nước từ đây/ Chà-và hai nước mất thây chẳng còn.

Ông Ba không cho biết vì lý do gì Ấn-độ bị đại nạn như Tàu, nhưng điều này làm cho người ta kinh-ngạc là Ông Ba gọi Chà-và không phải là một nước mà là hai nước đúng như hiện-tình chia rẽ của Ấn-độ làm hai nước Hồi, Ấn.

Một nước ở gần ta nhứt là nước Tần, Ông Bà cho biết sẽ gặp nhiều tai nạn như Tàu và Ấn-độ:
Có ai từng ăn óc không gai /Ăn cơm không đũa đại tai nước Tần.Và sau này nước Tần sẽ hiệp về với Hớn-bang ở thời kỳ Thượng-Ngươn:

Ai từng làm ruộng không trâu/ Nước Tần sau lại lai thâu Hớn-trào.Nhưng trước khi đi đến Hội Long-Hoa, nước Tần phải trải qua một thời gian đói khó:

Cao-miên phải lo dùng cơm gói,
Người khá lo đói trước bấy giờ.
Việc minh mông chưa tới bực bờ,
Thấy Tần-quốc vật-vờ hồn phách.
Nhìn đói lạnh chớ than chớ trách,
Một con sâu làm đổ trách canh.


Chịu nạn đói lạnh như thế là vì con sâu làm đổ trách canh, do nước Tần khởi loạn trước làm cho Việt-Nam lâm vào cảnh khổ:
Việc trước thì Tần khởi loạn ra,/ Sát nhơn-vật người ta thậm khổ.

Tần khởi loạn, theo Ông Ba là một điềm mở màn cho biết cuộc đời đã tới. Nhưng muốn xác định thời giờ ông Ba cho biết rằng: khi đời tới thì tự nước nào đánh nước nấy:

Mình hại mình nói việc có căn,/Nước nào hại nấy lăng xăng trở đời.
Sự tận-diệt của loài người theo ông Ba, sẽ diễn ra bằng cuộc nội chiến của mỗi nước, cùng một lúc xãy ra nước nào đánh nước nấy:

Giặc dậy lăng-xăng,
Lăng-xăng giặc dậy.
Đánh nhau tầm bậy,
Tầm bậy đánh nhau.
Nước nào ở đâu,
Ở đâu đánh đó.
Vận nghèo thấy ngó,
Thấy ngó vận nghèo.
Người thác bá bèo,
Bá bèo người thác.
Đâu đâu tan nát,
Tan nát đâu đâu.
…………

Thật là những điều quá sức tưởng tượng, ngoài ý nghĩ của mọi người. Ông Ba cũng vẫn biết: người đời sẽ có kẻ không tin:

Tôi cho người thấy/ Việc máy thiên-cơ/ Người cũng ngó lơ/ Tôi ngơ ngẩn dạ.

Nhưng vì quá thương đời cho nên ông phải tỏ bày để sau người đời không trách:

Thương chúng sanh Phật mới tỏ bày/ Chẳng nghe lời Phật hội này rã thây.

Với những người thiện-căn, Ông bảo ghi nhớ những lời của Ông rồi sẽ biết:
Nói rồi cho nhớ lời ghi,
Chừng nào thấy việc loạn ly biết lời.
Nơi nơi khổ não cho đời,
Dư trăm việc khổ biết lời để ghi.


Nhưng hỡi ôi! mặc dầu Ông hết tiếng nhắc-nhở mà người đời vẩn hí-hởn không lo:

Bây giờ hý-hởn không lo,
Gặp cơn bát loạn nằm co kêu Trời.
Lo giàu ít kẻ đời,
Gặp cơn bát loạn kêu Trời thấu đâu.


Và chính vì dó mà các đấng Phật, Tiên bởi quá thương xót chúng sanh, nên lâm-phàm, chẳng dứt ra Sấm kinh, Cơ bút thức tỉnh người đời. Với sứ mạng cao cả ấy, các đấng thiêng-liêng còn mượn xác một cậu nhỏ chín tuổi để viết bộ Tứ-Thánh cho ngừơi đời thấy thế có tin.


http://www.nguyetsanlonghoa.net/bt0708NguyenVanHauTSMN.htm
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_310_ArticleID_4070_.aspx
__

Chú thích
(a).Có thuyết nói ông Ba nhân đi bán cá trên miền Láng, nghe danh ông Hai đạo-đức cao-siêu mà quy-y theo. Nhưng theo lời ông Nguyễn-văn-Tuấn là trưởng tử của ông ba thì ông tự nhiên phát đạo tâm rồi đi tầm sư học đạo như trên đã nói.
(b).Ý nói ông vì có sứ-mạng phải lãnh bức thư vẽ mây chép sự-trung thành cùng quốc vương thủy thổ cho nên mới phải giã Thầy một thời gian ấy.
(c).Lúc nầy ông Hai Nhu đã tịch rồi ở Trà-Bang, song công việc hành đạo của giáo-phái Phật-Thầy bị dòm ngó rất gắt và bổn-đạo tên-tuổi nhiều người phải bị bắt, bị đày.

http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_212_ArticleID_3429_.aspx






VẬN MỆNH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM QUA KIM CỔ KỲ QUAN

NGUYỄN THIÊN THỤ


Trước đây, chúng tôi đã viết về " Tương lai Việt Nam qua Kim Cổ Kỳ Quan" và đã đăng tải trên tạp chí này. Sau được các độc giả thân mến gửi thêm Tiền Giang và Kiểng Tiên cho nên chúng tôi đã bổ túc . Tuy vậy vẫn còn thiếu quyển thứ nhất, nhan đề "Kim cổ kỳ quan". Nay chúng tôi đã có đủ 9 quyển, cho nên có cái nhìn nhất quán hơn. Vì vậy , hôm nay, tháng 5-2011, chúng tôi tu chỉnh cho hoàn hảo.

Như chúng tôi đã nói, Kim Cổ Kỳ Quan do ông Nguyễn Văn Thới (1866-1925) viết nhằm khuyên người tu Phật, khuyên người ăn ở nhân đức, nếu ai ăn ở ác, thì sẽ bị Trời Phật trừng phạt. Không riêng gì Phật giáo, mà các tôn giáo khác cũng khuyên các đệ tử phải lo tu đạo vì ngày tận thế sắp tới, kẻ ác sẽ bị tiêu diệt.

Ông Ba là người tu đạo, hiểu đạo và hiểu đời. Tác phẩm này đồ sộ hơn Lục Vân Tiên, Thơ Câu Hai Miêng nhưng vì thực dân cấm đoán, lòng người sợ hãi nên chỉ truyền tụng bí mật. Cũng vì thực dân tự xưng hùng mạnh, khoa học tối tân, và cũng vì cộng sản tuyên truyền duy vật khoa học cho nên một số người bỏ Nho, Phật,Lão, và nghi ngờ Nho, Phật Lão.

Thực tế thì tôn giáo nào mà chẳng dị đoan, phản khoa học, ngay cả chủ nghĩa Marx cũng duy tâm, phản khoa học và thêm vào đó là tàn ác, độc tài. Lại nữa, tôn giáo nào mà chẳng có những thần thoại, phép màu và các bậc tiên tri.Ông Nguyễn Văn Thới viết sách khuyên người hành thiện, còn Marx khuyên người hành ác. Ông Ba tiên tri có nhiều điều đúng còn Marx tiên tri không những sai lầm mà còn gây ra nạn diệt chủng ghê gớm.


So với Sấm Trạng Trình và sấm của Nostradamus thì Kim Cổ Kỳ Quan phần nhiều nói rất rõ. Chúng tôi xin trình bày phần:
- NHỮNG ĐIỀU TIÊN ĐOÁN ĐÃ ĐÚNG
-NHỮNG ĐIỀU TIÊN ĐOÁN ĐÃ ĐÚNG MỘT PHẦN
HOẶC CHƯA XẢY RA




I. NHỮNG ĐIỀU TIÊN ĐOÁN ĐÃ ĐÚNG

A. XÃ HỘI VÀ PHONG TỤC VIỆT NAM
Ông Ba cho rằng sau này trai gái đều đẹp như tiên; vợ chồng theo chế độ một vợ một chồng, vua sáng tôi hiền.
Thương đời không giặc bình yên,
Người đều thanh sắc tựa tiên non Bồng.
Thương đời chỉ thắm tơ hồng,
Xe xăng buộc chặt một chồng mà thôi.
(TG,222,55; c.2349-2352)

Con mắt sao ngó thấy sáng ngời,
Trong như mắt cọp miệng cười ngọt thơm.
Răng thì trắng thiệt người ăn cơm,
Lưỡi sao răng vậy gạo thơm ngọt-ngào

(Kim cổ Kỳ Quan , câu 1357-1360)



Quả vậy, xem các hình chụp trước 1900 và so sánh với các hình chụp hiện nay , ta thấy người Việt Nam bây giờ đẹp hơn trước.Và từ sau 1945, tục đa thể đã mất dần.
Trước đây, người Việt Nam ( Nam Tần) có tục ăn trầu cau, xỉa thuốc, nay thì tục này không còn. Ngay cả việc hút thuốc điếu (theo kiểu Tây phương) cũng đã không còn thịnh hành:

Sau Nam Tần không có trầu vôi,
Không ăn thuốc điếu tanh hôi miệng người
(KT 287, 38; c.1543-1544)


Tục nhuộm răng đen không còn nữa:
Nhịn trầu thuốc biếng nói biếng cười,
Ngày sau răng trắng như người Quảng-Đông.
Nội châu thân không có mọc lông,
Tóc dài da trắng phụng long dạng hình.
(Kim Cổ, c. 1515)
B. CHIẾN TRANH
1. THẾ CHIẾN

Khi ông Nguyễn Văn Thới còn sống, thế chiến thứ nhất xảy ra bên châu Âu từ 1914-1918. Sau khi ông mất thì thế chiến thứ hai (1937-1945 ) xảy ra, quân hai bên đánh nhau tại Đông Dương. Nhật đánh Pháp tại Việt Nam, quân đồng minh thả bom tại Việt Nam, sau đó quân Anh, Pháp, Trung Hoa Quốc gia vào Việt Nam.
Thập bát quốc lâm hội đầu sơn,
Thăng thiên độn thổ nhờ ơn Phật Trời.
(Kim Cổ Kỳ Quan , câu 83-84)

Sau đó là chiến tranh Đông Dương nối tiếp thế chiến thứ hai. Dân Việt Nam chịu nhiều tai họa liên tiếp từ đệ nhị thế chiến tiếp theo nội chiến và có lẽ sau đó là đệ tam thế chiến:

Tai hoạ Trời xuống chốn lăng xăng
Nạn nước lửa nạn phần ôn dịch
Nạn trái ban thương phần con nít
Nạn chìm ghe lão ấu bất tồn
Nạn hổ lang ác thú hết hồn
Nạn chết đói ó rằn mổ cắn
Nạn giặc giã chạy dường cóng cẳng
Té ngã lăn chân thẳng chân dùn .
(Tựa, câu 73-80)
Ai nghĩ ai người cũng là người.
Dân như cá cạn vui cười đắng cay.
Chim nghĩ cánh khỏe cánh chim bay.
Giặc đà bốn phía phủ vây bịt bùng.
Nước một chung chửa lửa an lòng.
Bịnh người thâm ngặt đèo bòng làm hung.
Gay gắt người kẻ nịnh ghét trung.
Muối kia xát dạ nhiều hung khổ hoài
.
( Kim Cổ Kỳ Quan , câu 317-324)

Giặc dậy lăng xăng lăng xăng giặc dậy
Đánh nhau tầm bậy tầm bậy đánh nhau
Nước nào ở đâu ở đâu đánh đó
Vận nghèo thấy ngó thấy ngó vận nghèo
Người thác bá bèo bá bèo người thác
Đâu đâu tan nát tan nát đâu đâu
Đặng chỗ ruộng sâu ruộng sâu ở đặng
Bấy lâu lội lặng (lặn) hết nặng tới nề
Chưa đặng chọn bề việc hề sung sướng.
(Cáo thị, 1258-1266)

Trước 1930, Tứ Thánh đã biết phe cộng sản xuất hiện tại Việt Nam và cộng sản đánh nhau với Pháp (Tứ Thánh gọi Pháp là Phiên bang). Cộng sản cướp chính quyền nắm ất dậu (1945), đến năm bính tuất (1946) thì gây ra cuộc tàn sát ( giết VNQĐ, Đệ tứ CS và tôn giáo), đồng thời mở ra cuộc toàn quốc kháng chiến cho đến 1975 mới lấy được miền Nam.
Phiên-bang, đảng Cộng đôi đàng,
Chiến tranh giành giựt xóm làng thác oan.

TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

Ông Nguyễn Văn Thới cũng gọi Pháp là quân Phiên như khi ông nói việc một vị quan lớn ở vàm Long Xuyên ban đầu chống Pháp sau theo Pháp:
Xanh như chàm há dễ hơn chàm.
Nghe quan lớn thượng lại vàm Long-Xuyên
415. Xưa bất thủ nay lại đầu Phiên
(KCKQ;413-415)

Tuy nhiên, phần nhiều ông gọi Pháp là Tây. Đôi khi ông cũng gọi cộng sản là Phiên, Kim Phiên. Điều này cũng đúng vì dân Á Phi bị người Châu Âu tư bản rồi đến châu Âu cộng sản cai trị và gây ra bao thảm họa. Chính Marx, Engels, Lenin, Stalin cũng là người châu Âu...

2. CỘNG SẢN VIỆT NAM
Trước 1926, ông Ba Thới đã thấy chiến tranh sẽ đến gây bao tai họa cho dân Việt Nam. Những năm trước là chiến tranh thế giới, từ 1945 (ất dậu) về sau, Việt Nam lâm cuộc nội chiến, dân chúng gặp nhiều tai ương:

Đứt cương ngựa chạy thình lình
Gà con vỡ ổ giựt mình chắt chiu
Noi đời Thuấn nhựt thiên Nghiêu
Cõi trần hung bạo xử tiêu xác hồn.
(Ngồi buồn,43-44)

Chiến tranh xảy đến khắp nơi gây tang tóc cho mọi người:
Phật trời lộn lạo quỉ ma
Âm-dương tương tội Diêm la hiện trần
Đao binh khởi loạn rần rần
Quan quân phú quí cơ bần như nhau.
(Ngồi buồn, 251-252)

Không những cộng sản chiếm Cà Mâu, Ngã Ba biên giới, đắp mô Mỹ Tho, bắn tĩa Gò Công mà rồi thủ đô Saì gòn cũng bị cộng sản chiếm cứ :

Tỷ như phố ngói Sàigòn
Lâm cơn nguy biến biết còn hay không
Sang giàu như buổi chợ đông
Thác rồi cũng nắm tay không mà đời
Dữ lành hai việc để dời
Thác đem theo dõi Phật trời xử phân
(Ngồi buồn, 345-346)


Tứ Thánh đã nói trước việc quân Nhật (ánh dương ) gây ra chiến tranh, và Mỹ thả hai quả bom nguyên tử trên đất Nhật (Mây trắng chớp nháng) kết thúc đệ nhị thế chiến. Tứ Thánh cũng nói đến cộng sản cờ đỏ, sao đỏ (xích tinh), búa liềm và sao vàng (nguyệt tinh) nổi lên khắp năm châu:

Mây trắng chớp nháng như gương.
Tiếng vang nổ dậy Thái dương ánh trời.
Thiên binh thiên tướng đổi dời.
Núi xương, sông máu góc Trời quá ghê.
Lìa gia chia rẽ phu thê.
Tiếng kêu khóc kể gia quê chẳng còn.
Xích tinh, phưởng phất lỗ tròn.
Nguyệt tinh chớp nhoáng mọc tròn năm châu.
Lao - xao dân chúng khó âu.
Sao giăng tứ hướng xuất thâu ngân hàng
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA


Giai đọan hạ nguyên chính là lúc Cộng sản xuất hiện. Nhiều nơi trên thế giới cộng sản phát triển để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp trong nước mà thực tế là nồi da xáo thịt ( mình hại mình) trong chủ trương đấu tranh giai cấp, gây tai họa cho đa số nhân loại không riêng gì nước ta (Nước nào hại nấy lăng xăng trở đời ). Cộng sản miệng nói công bằng xã hội, xóa bất công đem lại thịnh vượng dân chủ và tự do gấp triệu tư bản, nhưng đó là những lời đầu môi chót luỡi (thương miệng thương lời).. Thực tế, từ Liên Xô cho đến Cao Miên, cộng sản sát hại và bỏ tù hàng trăm triệu người ( Tìm tâm giết thác trong trời biết bao!...đề lao chen người.). Ộng Ba đã cảnh báo tai họa cộng sản trong thời hạ nguyên:

Nay hạ nguyên soi xét minh tường,. .
. . . . . . . . . .Mình hại mình nói việc có căn,
Nước nào hại nấy lăng xăng trở đời
Thương với nhau thương miệng thương lời.
Tìm tâm giết thác trong trời biết bao!
. .. . . . . . . .
Hậu nhất thinh tiêu hết cái cù lao,
Nhị niên chí khổ đề lao chen người.
Nỗi sầu bi thấy thiệt tức cười
Họa đâu chưa có thấy người đa mang.
Kiếm Phật trời đâu chẳng đặng an,
Bá gia bá quốc tiêu tan chẳng còn.
Lòng than ôi mệt mỏi hao mòn
Dẫu y như dấu giả còn hồ nghi.
Nhơn dĩ thịnh đạo bất dĩ suy,
Nước nào cũng vậy huống chi nước mình...

(Kim Cổ kỳ quan , băng 2A; câu 867- 990)

Người cộng sản mưọn danh nghĩa giải phóng dân tộc, chống xâm lăng để lôi kéo dân chúng nhưng chính họ theo chủ nghĩa vô sản quốc tế, không theo chủ nghĩa dân tộc. Karl Marx nói:
" Người cộng sản không có tổ quốc"!Vì vậy, sau khi nắm được quyền hành là họ giết hại trí thức, nông dân, tư sản và vô sản.

Họ kết tội phe quốc gia là theo Pháp, theo Mỹ nhưng chính họ cũng theo Nga, theo Tàu. Những người quốc gia như Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Nhất Linh, Trần Văn Tuyên phải về vùng Pháp kiểm soát vì họ không thể sống dưới ách cộng sản. Tứ Thánh cho chúng ta biết cộng sản là không tôn trọng độc lập , không bảo toàn lãnh thổ quốc gia (Không toàn độc lập), không tôn trọng nhân dân, mà nhân dân là nô lệ, là rơm rác (nhơn dân như bèo.). Kết quả là chính sách độc tài của các lãnh tụ cộng sản (Tại ai cầm lái phăng lèo) mơ tưởng thiên đàng XHCN (Tìm tân thê giới ) làm cho dân chúng mất các quyền tự do trong đó có quyền tự do ngôn luận (Có miệng không nói lại câm. và phải sống trong nghèo khổ (chịu nghèo lâu năm):

Tang điền thương hải khó phân.
Không toàn độc lập nhơn dân như bèo.
Tại ai cầm lái phăng lèo.
Tìm tân thế giới chịu nghèo lâu năm.
Có miệng không nói lại câm.
Hai hàng nước mắt chan dầm như mưa.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

Trong Tứ Thánh cũng như Kim Cổ Kỳ Quan, các tác giả đã chỉ trích những hạng giả sư, giả tu hành. Một phần là hai vị chỉ trích bọn lưu manh đội lốt tu hành, nhưng cũng có ý nghĩa nói về cộng sản lớn tiếng về "đại đồng", về công bằng xã hội, bình đẳng, tự do và dân chủ nhưng thật sự họ cũng chỉ là một loại " sư hổ mang". Họ mươn danh đấu tranh cho vô sản để họ nắm quyền lợi và độc quyền bóc lột nhân dân trong đó có trí thức, vô sản, công nhân, nông dân và tín đồ các tôn giáo.

Tại Paris, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh viết chung với Nguyễn Tất Thành lấy bút hiệu chung là Nguyễn Ái Quốc. Sau Nguyễn Tất Thành lấy tên này cho riêng ông, và sau 1924 tại Trung Quốc, ông đổi tên Hồ Chí Minh.Tứ Thánh là một cậu bé 9 tuổi, là người đồng thời với Ba Thới hoặc trước ông Ba một thời gian ngắn. Trước 1930 mà Tứ Thánh đã biết khá nhiều về Nguyễn Ái Quốc và đảng cộng sản. Tứ Thánh khuyên những người tu hành chân chính, những nhà chính trị quốc gia không nên mắc mưu thâm độc của Nguyễn Ái Quốc:

Tay chuông tay mỏ tu trì.
Tránh mưu ái- quốc tránh vì kế sâu.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

Tứ Thánh và Nguyễn Văn Thới đã khuyên ta phải tụng kinh niệm Phật cũng có nghĩa khuyên ta phải tranh đấu chống bọn gian ác vì trung với nịnh, ngay với gian khác nhau.

Thật vậy, Marx, Lenin, Stalin, Mao, Hồ. . . tự xưng là cách mạng, giải phóng giai cấp, đưa đến tự do, hạnh phúc cho mọi người... Ông Hồ đã xưng thánh xưng thần, hy sinh đời tư, sống độc thân phục vụ nhân dân... Cộng sản có kinh kệ như tôn giáo nhưng những ông Phật này là Phật giả, là quỷ giả làm Phật để lừa đảo loài người. Tứ Thánh gọi họ là "Phật rau" có nghĩa là giả dạng nghèo khổ, tương rau, dưa muối. Tứ Thánh cũng nói đến những ông Phật súng đạn, Phật ra làm quan. Những câu thơ này là văn hoa , bóng gió mà cũng là sự thật vì trong các chùa Phật giáo, nhà thờ Thiên Chúa giáo hoặc nơi thờ tự của Cao Đài, Hòa Hảo có những sư, cha, thầy "quốc doanh " hay công an giả sư lưng giắt súng, hoặc sư cha làm dân biểu quốc hội.

Tứ Thánh vạch mặt thật của các lãnh tụ cộng sản:
Phật rau xuống thế làm quan.
Súng đồng gươm giáo tưng bừng bồn phang.
Phật mà xuống thế làm quan.
Hại làng hại xóm dân gian khó nghèo.
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

Ông Hồ Chí Minh giả dạng bình dân ( ngồi chiếu lác ) xưng là bác, khủng bố tôn giáo, giết hại đức Huỳnh giáo chủ và các tín đồ Hòa Hảo, chuyên dùng vô sản ngu dốt, và thi hành các chính sách tàn ác. Ông Ba dùng chữ Tây phiên, hay Bắc Phiên hoặc phiên bang là nói về Liên Xô ( Nga), vì Liên Xô ở phía bắc Trung Quốc mà những nước ở phía Bắc Trung Quốc thường được Trung Quốc gọi là rợ Phiên, rợ Hồ là những nước sau này trở thành Mông cổ, Kim. . .

Nhớ ngồi chiếu lác xưng bác xưng cô
Chẳng phải nam mô giấy chẳng thấy chư dưng
Bây giờ người xưng đam quí đạo
Ngỗ ngang nghịch bạo qui đạo học cho xuôi
Mặc kẻ tới lui mù đui con chuột
Học hành mới thuộc bạch tuột sao
.
(Cáo thị, 424-429)


Ông Ba đã cho ta biết Hồ Chí Minh là một con cáo già. Tác giả đã dùng nhiều lần chữ " cáo" và hồ" chỉ Hồ Chí Minh và bọn cộng sản là bọn lưu manh, trộm cướp:
Tôi nay không phải Nhẩn-Hồ
Thọ tài oán trái làm đồ phi ân

(Thừa nhàn, 1769-1770)

Giận lũ cáo phá xóm làng.
(Kim cổ Kỳ Quan, c.349)

Nghỉ thôi nhiều nỗi cay co
Đêm khuya tuông lụy sầu lo việc đời
Mất mối trời tối rã rời
Lần lần nẻo tắc dò thời đường quanh
Cám phiền phận chị nỗi anh
Nhà trống không thức mà canh mất đồ
Mắc mưu chú Nhẫn chú Hồ ,
Truông mây chiếm cứ giật đồ ăn no
Giàu nghèo chưa chắc đừng lo
Hội nầy nhà ngói của kho chẳng còn
(Thừa nhàn, 275-284)

Một lũ Trịnh Hồ giật đồ ải ải
Tàu man
Bây lại xưng trung tứ tung lũ nịnh
.
(Cáo thị, 1733-1735)

Tác giả đã dùng chữ "Tân trào" để chỉ cộng sản. Ban đầu cộng sản lấy tên Việt Minh, lấy danh nghĩa đảng Lao Động vì chưa dám lộ mặt cộng sản. Hội nghị đầu tiên của cộng sản Việt Nam tại Tân Trào. Tân Trào nằm trong một thung lũng nhỏ thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cách thị xã Tuyên Quang khoảng 41 km, cách Hà Nội khoảng 150 km, là thủ đô lâm thời của đảng Cộng sản Việt Nam . Tại đây, Cộng sản Việt Nam tiến hành hội nghị toàn quốc ngày 13 tháng 8 năm 1945 để quyết định tổng khởi nghĩa. Ðại hội quốc dân đã họp tại đây ngày 16 tháng 8 năm 1945, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra một chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và quân giải phóng Việt Nam làm lễ ra quân.
Tân trào còn có nghĩa là triều đình mới. Cộng sản xưng là dân chủ, chống phong kiến nhưng bọn họ chính là một triều đình phong kiến theo lối mới. Dù họ xưng là cách mạng mà bản chất là gian ác, tham ô:
Con có tội cha mẹ bắt đày
Dầu sanh dầu tử ăn mày phải cam
Hội Tân trào nhiều chức quan tham
Bạc ai nấy trả đừng ham dục lời
Đồng bạc hại nhơn nghĩa rã rời
Quanh co uốn khúc nhiều lời đắng cay
.
(Kim Cổ Kỳ Quan, 665-670)
Ông cho rằng bộn cộng sản (tân trào) cũng như bọn Pháp ( cựu trào) đều là ma quỷ:

"Tân trào đa quỷ cựu dĩ đa ma"
(Cáo thị, 1081)

Tác giả đã cho ta biết cộng sản chủ trương phá hoại luân lý đạo đức, tiêu diệt văn hóa cũ . Sự kiện này xảy ra từ 1945 nổi bật nhất là trong CCRĐ, cộng sản bắt con tố cha, vợ đấu chồng, cha giết con, làng xóm thù hận nhau. Cộng sản Trung Quốc và cộng sản Việt Nam (Bắc kinh) tuyên truyền dối trá, phá hoại luân lý đạo đức:
Ngồi buồn trách chúa Bắc kinh
Làm cho lỗi đạo bất minh hại đời
Đa đoan ngôn ngữ loạn lời.
(Ngồi buồn, 567-569)


Ông Ba Thới thấy rõ Bắc Kỳ chiến thắng, Bắc Kỳ vào cai trị Nam Kỳ. Bọn Bắc Việt cho dân Nam Kỳ là dân ngụy ( ngụy bang) ngu dốt, đồi trụy. Ông Ba đại diện cho dân Nam Kỳ bác bỏ danh từ này. Theo từ điển, "ngụy" có nhiều nghĩa:
-Ngụy là gian trá, như ngụy trang, ngụy biện;
-Ngụy là phe chống đối triều đình, là quân giặc ( làm ngụy).
Ông bảo rằng dân miền Nam không phải là " ngụy" vì họ là những người chính nghĩa, theo phe dân chủ, tự do, là những chiến sĩ chống độc tài cộng sản. Cộng sản không thể bắt chước Nguyễn Ánh gọi Tây Sơn bằng "ngụy" và bắt đầu hàng:
Đây tôi chẳng phải Tây Sơn,
Đem lòng bắt ngụy xưng hơn chẳng đầu."
(TG tr. 205, cột 22, câu 909)
Ông Ba đã thấy trước việc Gia Định, Sàigon và Châu Đốc đổi tên.Thời xưa, thời Nguyễn, Gia Định thành là một vùng đất lớn. Khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, lập Sàigòn, Chợ Lớn và Gia Định. Thời VNCH, Saigon trở thành thủ đô của miền Nam. Đến sau 1975, cộng sản lấy một số quân của Gia Định nhập vào Sàigon và đổi tên thành Hồ Chí Minh.
Lập tiền Gia định đạt lịnh cải danh
Saigòn ly quì việc (diệc ) quỉ

(Cáo thị, 436-437)

Cải tiến Saigon đem lòn Gia định
(Cáo thị ,1125)


Sau 1975, Cộng sản đổi Châu Đốc thành An giang:

Gia-đình còn, sau mất Sài-gòn,
Châu-đốc mất trước tiếng còn An-giang
(Kim cổ audio 2B, câu 1183-1184)

Cọng sản vu khống, tuyên truyền xảo trá, chúng nói rằng chế độ miền Nam thối nát, Pháp Mỹ bóc lột nhân dân, con người Miền Nam xấu xa, tồi bại. Nửa triệu phụ nữ là gái mãi dâm, hàng triệu thanh niên và đàn ông là trộm cướp, lưu manh, các thầy giáo, bác sĩ, kỹ sư là ngu dốt, các văn nghệ sĩ là thấp kém, đồi trụy. Họ cho rằng chỉ có dân Bắc Kỳ, dân xã hội chủ nghĩa mới là tài gỉỏi vì họ đã thắng Mỹ, là đã tốt nghiệp đại học chống Mỹ, đã là "đỉnh cao trí tuệ của loài người".

Sau 1975, những dân "ngụy quân, ngụy quyền" bị thất nghiệp, từ bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, giáo viên và văn nghệ sĩ ta đều bị vứt bỏ, bị cấm đoán hoặc phải đào tạo lại, hoặc phải xem xét lý lịch kỹ càng.
Cộng sản cho họ là chính nghĩa, là đạo đức và gọi dân Nam là phản động, lạc hậu, đồi trụy, lưu manh, và họ đã ra sức càn quét, khủng bố " trong chiến dịch chống " văn hóa đồi trụy" và "đánh tư sản" để cướp tài sản và khủng bố nhân dân. Họ coi họ là chủ, dân Nam là tù binh, là nô lệ.

Khắp nơi dân miền Bắc vào cai trị, họ làm từ giám đốc, chủ tịch đến người quét rác. Cộng sản Bắc Việt đã thì hành chính sách thực dân tại miền Nam, ngay bọn Nam Kỳ tập kết, hồi kết cũng bị đá văng. Thành thử ông Ba dùng từ" Chúa Bắc Kỳ " rất đúng, rất hay.
Trước lo chúa khổ Bắc Kỳ,
Sau lo Nam Việt bất tùy ngụy bang.
Văn chương Bắc địa hiển vang,
Nam Kỳ dốt nát gian nan chẳng lừa,
(Tiền giang, 203, cột17, câu 667)

(Chúa khổ là dân cùng khổ Bắc Kỳ XHCN. Cũng có thể hiểu là chúa ác, kẻ rất tàn độc.)

Như đã nói ở trên, Bắc kỳ XHCN tự phụ đỉnh cao trí tuệ, văn chương, nghệ thuật cao siêu nhưng dưới mắt ông Ba, văn chương, nghệ thuật Bắc Kỳ là rơm rác vô giá trị vì đó là văn câu cơm, sản phẩm đặt hàng, nghệ thuật tuyên truyền giả tạo đúng như Hồ Dzếnh, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Khải đã thú nhận. Tuy vậy, bọn chúng vẫn lăng xăng mồm năm miệng mười ( xuất tam thanh: năm ba giọng lưỡi) tuyên truyền khoác lác:
Mắt đoái xem Bắc địa thương dà,
Văn chương chữ nghĩa sao mà không căn.
Xuất tam thinh mặc sức lăng xăng
(KT , 292, 47, câu 1890-92)

Ông Ba đã biết trước Việt cộng sẽ chiếm miền Nam và thực tế là vậy. Cộng sản Bắc Việt sẽ làm chúa ở Nam kỳ và toàn quốc. Việt cộng nhảy nhót, múa may dữ lắm:
Nam Việt thả trôi thương ôi không chúa
Bắc kỳ tay múa là chúa Bắc kỳ
Nam Việt chịu lỳ ong lộn kíp người tiếp hơi vua
Nam Việt nhịn thua thiết chua xót dạ
Nam Kỳ mắc dọa hạ tôi day chưa thôi mấy kíếp
Nước nào ăn hiếp người tiếp bợ bưng
Trở mặt đấm lưng dặm chưn sợ té có khi
.
(Cáo thị, 636-642)

Xã hội Việt Nam băng hoại, nhất là sau 1986, ngoại quốc đầu tư làm giàu cho tư sản đỏ. Bọn cộng sản lo hưởng thụ, giai cấp mới tham nhũng, hối lộ, ăn chơi . Cà phê ôm, bia ôm lvà bao tệ nạn khác à đặc sản của XHCN :
(Ấy lại thêm)
Ba huê ôm dỡn
(Vui cha chả là vui)
Đào đĩ gái trai hí hởn
(Vui cha chả là vui)
Đào đĩ gái trai hí hởn
(Mà gọi rằng xính, rằng tốt, rằng tử tế đó mờ)
Ý ăn ở lẳng lơ.
(Bổn tuồng 230-238)

Cộng sản kết tội tư bản bóc lột nhưng cộng sản còn bóc lột dân chúng trăm lần hơn. Chúng không chăm nom y tế bắt dân nghèo đóng tiền quá nặng khiến trẻ con chết rất nhiều. Còn về giáo dục thì chúng cũng bóc lột, băt phụ huynh đóng góp đủ thứ, và nạn thi cử gian lận, mua bán bằng cấp phổ biến, mặc tình ai muốn làm gì thì làm, cho nên nay tại Việt Nam đã có hàng vạn thạc sĩ, tiến sĩ ma:

Thương kẻ dại ấu thơ đa tử
(ấy là kẻ dại đó)
Còn già kinh sử thế nào?
Mặc ý người đi thấp trèo cao
Bực nào giỏi làm sao cho phải đó thì làm
(Bổn tuồng,239-241)

Công nhân, nông dân bị bóc lột:
Hiếm hiếm kẻ bán vàm
Người ăn làm ít thiệt
(người tính những việc lắc léo, bắt con nhà nghèo làm tôi, làm mọi, người rằng ngoan)
Hiếm kẻ giàu sang
Lường công cướp của thế gian đà chẳng dễ.
(Bổn tuồng, 243-247 )


Sống trong chế độ cộng sản, bọn cộng sản độc tài tham nhũng, làm cho con người bị tha hóa, mất tự do, không có dân chủ và công lý.

Sau 30- 4-1975, dân miền Nam từ nhân viên chính phủ, sĩ quan quân đội và nhân dân ( sát hại quân thần ) bị cộng sản giết hại, tù đày mặc dù họ chẳng có tội tình gì:

Có tội hành tội mang còng
Không tội mà cũng bắt còng dẫn đi
Tội chi không biết tội chi
Nghe người Nam-Việt tôi gây bắt đầy
(Tiền Giang, tr.205, cột 22, câu 811-814)

Trong khi đó bọn cộng sản bán nước, cướp tài tài sản quốc gia và tài sản nhân dân thì an nhiên tự tại:
Hàm oan không tội ở tù
Thiệt gian khỏi hại võng dù nghinh ngang
Kẻ thời không tội chịu oan
Thiệt gian khỏi hại chưa an lòng phiền.
(Thừa nhàn,79-82)


Kẻ không tội bắt giam ?
Còn người gian tham khỏi hại ?
Người khiến nhiều lẽ Nam kỳ tồn bại
(Ý người muốn)
Tuyệt kỳ hang sát hại quân thần
(Kim cổ)

Cộng sản (Tây phiên) bắt dân đi đào kinh và lao động không phân biệt dân thành thị, thôn quê, không phân trí thức và lao động

Bắc chiên nhiều người quên cười biếng khóc
Tây phiên nả tróc bắt tốc cường thọ trường dân bộ
Đa binh nhứt ngộ nhập mộ đa điền
Làng bắt đi liền kinh tiền Vỉnh Tế tận thế đa nhơn
Quan cựu vô phân hành đàn nhựt dạ
.( Cáo thị, 906-910)
Kinh tế xã hội thay đổi . Dân chúng miền Nam nay bắt đầu ăn bo bo, khoai sắn. Ngày xưa miền Nam đong lúa gạo bằng giạ, bằng lít nhưng cộng sản vào thì củi cũng bán cân (ký lô)!

+Vượt biên

Sau 1975, dân miền Nam bỏ nước ra đi :
Ăn cơm chúa kẻ quên người nhớ
Đất Nam trào kẻ ở người đi.
(Vân Tiên)

Thương người xa xứ Saigon
Ngày sau đem lại dạ còn chúa tôi.
(Thừa nhàn, 1385-86)

Sau 1975, dân XHCN miền Bắc cũng bỏ nước ra đi nhưng Bắc Nam khác nhau. Dân Nam vì ý thức hệ còn dân Bắc ra đi đa số là vì kinh tế, và đa số bọn họ là con cái cán bộ. Người Miền Nam nhất là Sàigon ( xứ Saigon) bỏ nước ra đi nhiều nhất. Họ bị cộng sản giết, bắt giam, đoạt tài sản và bỏ đói. Họ phải bỏ nước ra đi. Họ vượt biển trên những con thuyền mỏng manh và được các quốc gia thương tình cứu vớt ( các nước cảm thương vì thuyền nhân không nơi nương tựa). Nỗi khổ này, ông Ba đã thấy rõ:
Chín người đói có một người no
Gặp cơn bát loạn của kho chẳng còn
Thương đông đảo là xứ Sàigòn
Bể om việc trước hao mòn các nơi
Cũng như buồm ra biển chạy khơi
Cám thương các nước không nơi cậy nhờ
.
(KCKQ, 1916-1921)


+Cộng sản tham nhũng, bán nước buôn dân.
Ông Ba dùng từ Tây Phiên hoặc Phiên để chỉ người nước ngoài, tức là Anh Pháp, nhưng ông cũng dùng chữ Phiên để chỉ cộng sản vì Marx, Lenin, Stalin cũng là tây phương ngoại bang, tức là người Phiên. Phiên là cộng sản ( đoạn nói về Trung Quốc, ông gọi Marx, Lênin là Thánh Kim Phiên), bất kể là Trung Cộng hay Việt cộng:

Thương dân không cội không căn
Tây-phiên trấn thủ lo ăn bạc tiền
Đa ngân phá luật phản tiền
Tòa-sơ thầy kiện cải liền bạc trăm
Khiến dân bất chánh tà tâm
Người quấy mà có bạc trăm phải rồi
Đồng bạc bất chánh bại tồi
Mắt tham đồng bạc thôi rồi nghĩa nhân
(Thừa nhàn, 3079-86)

Sau khi xâm chiếm miền Nam, cải danh Sài gòn thành tên ông Hồ, Cộng sản lộ mặt bán đất, bán dân, bán nước và bóc lột nhân dân khiến cho nhân dân đau khổ trong khi đó cộng sản trở thành tư bản đỏ, có hàng biệt thự, hàng khách sản, công ty, cửa hàng, đi xe hơi bạc triệu, sống xa hoa gấp mười, gấp trăm thời trước:

Vật bán ế ngon ngọt nhiều lời,
Bán ngày, bán phấn, bán thời nhục vinh.
. . . . . . .
Tiền Gia Định cải hậu Sài gòn,
Địa đầu chân hạc hao mòn muôn dân.
Chẳng dạy người tri ác vi nhân,
Gập ghình trào quốc muôn dân bất hòa.
Bất luật điều trẻ lộn với già
Ở ăn khác thế cửa nhà khoe khoang.
(Kim cồ)

+Cộng sản và các giáo hộiSau 1945, cộng sản bách hại tôn giáo .Khoảng 2000 chúng công khai cướp đất giáo hội, phá nhà thờ như vụ Thái Hà và Tam Tòa năm 2009:
Minh quân dĩ đọa sát hạ Phật hình
Cầu tử bất chứng Bịnh con chẳng đứng nghi chứng sanh cờ
Truyền phá nhà thờ mấy giờ tan hết
Việc còn câu về Nhiều việc phân lìa trở về Tây trước
Thập tự vô phước bắt bước ngang qua
Việc tại quốc gia chịu cực chịu cực nhiều phen

(Cáo thị, 1300-1306)

Sau 1975, cộng sản kiêu ngạo vỗ ngực xưng anh hùng, đã đánh thắng bốn tên đế quốc đầu sõ, nhưng họ chỉ là đầy tớ Nga, Tàu, là lưu manh trộm cướp, vô đạo lý, coi khinh Phật Trời:


Nhìn xem phàm cảnh rưng rưng
Thấy tà ma quỉ đều xưng anh hùng
Một mình luống những nằm mùng
Phúc đâu trận gió đùng đùng ra oai
Làm người sao khỏi ba tai
Hết cơn bỉ cực thới lai mới tường
(Thừa nhàn)




+ Cộng sản xuất khẩu lao động, buôn người. .. Gái Việt Nam đua nhau lấy Đài Loan, Đại Hàn, đui què mẻ sứt cũng lấy miễn là thoát khỏi Việt Nam quang vinh, kể cả buôn son bán phấn ở Singapore, Thái Lan:

Trào nào kẻ oán, người ân gập ghình.
Người gái Nam Tây lấy lộng bình,
Một gái mười gã nước mình biết sao!
Chà và đống bạc trắng kim cao,
Gái Nam cũng lấy biết sao nỗi người!
Nước Chệt qua lấy hết tức cười,
Cành. . . tha thứ hỡi người nước Nam!
(KCKQ, 2473-78)

3. Thực dân Pháp và Việt Nam


Như đã nói trong bài trước, ông Ba Thới là đệ tử ông Trần Văn Nhu lãnh tụ chống Pháp, và ông cũng là nạn nhân của thực dân Pháp. Cũng như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Thủ Khoa Nghĩa, ông ghét thực dân:
Trách là trách kẻ đầu Tây,
Tại mình a ý không ngay hại mình.
(TG 224,59, câu 2437-2438)

Vinh chi quan tổng dân làng,
Hùa theo Tây quốc lập đàng tham ngân"
(TG 236, 84, 3431-2432)

4. ANH PHÁP VÀO VIỆT NAM

Quân Anh đổ quân vào Việt Nam ngày 13 -9- 1945 để giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào, còn Trung Hoa Dân Quốc giải giới từ vĩ tuyến 16 trở ra. Năm 1944, Pháp đầu hàng Nhật, một số bỏ về nước. Sau 1945, Pháp ở vào phe Đồng minh đại thắng nhưng thực tế thì Pháp đã suy yếu. Quân Pháp theo chân Anh trở lại Việt Nam. Than ôi, lúc này thế lực Pháp rất mạnh (thế cường) vì là kẻ chiến thắng thuộc phe đồng minh, nhưng vận suy kiệt (vận bại) vì chiến tranh làm Pháp phá sản mà vẫn cố bám Việt Nam:

Ngày sau các nước lai chinh
Tây dương Anh quốc chiêu binh qua rày.(Vân Tiên ,637-638)

Thế cường vận bại Tây lại qua Nam
(Cáo thị, 379-380)


Ông đã thấy trước việc Pháp bỏ Việt Nam. Phắp đánh Đà Nẵng năm mậu ngọ (1858) . Pháp đầu hàng Nhật , một số bỏ về nước trong năm 1944 (mậu thân). Pháp trở lại theo quân Anh năm 1945 (kỷ dậu). Sau khi thất trận Điện Biên Phủ ( giáp ngọ 1954) , Pháp quyết định rút lui toàn bộ khỏi Viêt Nam, chấm dứt 8 năm chống Việt Minh. Tháng 4 năm 1956 (bính thân) , người lính Pháp cuối cùng rời Việt Nam . Nói chung, những năm tị, ngọ, mùi, thân là những năm ghi dấu sâu đậm trong cuộc chiến Pháp Việt:
Vỉ xà thủ mã Tây hồi
Dê đi dưới đất khỉ ngồi trên non
(Bốn tuồng ,1015)



Từ 1938, bà chúa Liễu Hạnh đã nói đến việc Pháp ( cờ tam tài ba màu) suy vong, cộng sản (lũ đảo điên luân thường ) cướp chính quyền, gây ra cuộc nội chiến ( tương tàn cốt nhục), rốt cuộc Pháp phải thua cộng sản, ký hiệp định Genève chia đôi Việt Nam:

Ba mầu đến độ suy vong
Khỉ về Gà gáy, vầng hồng nổi lên
Cúc vàng rót chén rượu tiên
Uống mà xem lũ đảo điên luân thường
Mèo lùi Cáo nắm kỷ cương
Tương tàn cốt nhục nhiễu nhương lạ kỳ
Nhân gian mấy độ hợp ly
Đồng hoang nhuộm máu kinh kỳ tả tơi
Quỉ Ma giao chiến khắp nơi
Quỉ ở trên trời, Ma ở dưới hang
Cỏ cây non nước điêu tàn
Quỉ nọ ra hàng, Ma ấy mới thôi
Vẩy Rồng tạm tách làm đôi
Bóng câu in dấu muôn đời nhuốc nhơ
Sau khi Pháp lui khỏi Việt Nam, nghĩa là sau hiệp định Geneve, nước Việt Nam đi vào con đường vinh nhục vô thường. Miền Bắc bị Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Công Thương Nghiệp và Chính đốn đảng khiến cho dân chúng bị ở tù , bị chém giết , bị đấu tố và mất nhà cửa, ruộng đất. Còn miền Nam bị cộng sản miền Bắc xâm lược dưới danh nghĩa Giải phóng miền Nam:

Trời xui ách nước người Tây suy rồi
Nhục vinh gẫm chẳng mấy hồi
Đố ai gánh thịnh đam bồi chỗ suy
Việc nào sự dễ bất tri
Khó khôn khôn khó đường đi đã mòn
Ai hay sống mất thác còn
Để hai con mắt không mòn cửa vương
Nỗi oan ương nhiều nỗi ưu sâu
Kìa dinh Bắc địa nọ lầu Nam bang
(Bổn tuồng 171-179)
Sau khi Tây (Pháp Mỹ) về nước, Việt Nam hoàn toàn mất công lý vì Cộng sản chiếm nửa nước, và sau 1975, cộng sản chiếm toàn quốc.
Tây buồn cỡi ngựa về Tây.
Tòa án mất rồi chẳng ai hay.
Nam Việt đổi dời nay chi thế
(TG,tr. 263, cột 138, bài thơ 27)

Theo tác giả, việc Pháp lui khỏi Việt Nam là do thiên định.Thực dân, đế quốc về nước, mình không nên mừng mà cũng đừng tức giận mắng họ là đế quốc, thực dân, xâm lược, bóc lột bởi vì Tây Mỹ về rồi thì bọn khác đến càng tàn ác, gian tham hơn! Đúng vậy, Pháp, Mỹ đã rút khỏi Việt Nam trước 1975 để rồi cộng sản độc tài thống trị:
Ai dè là việc lạ kỳ,
Khi không Phật khiến Tây tùy quy Tây.
Tây về người cũng không hay,
Đừng sanh dạ dữ mắng Tây bây giờ!
(TG 212, 36, câu 1467-1471)

Sau khi Tây phương về nước thì Việt Nam rất đói khổ, càng ngày dân nghèo càng khổ trong khi bọn tư bản đỏ giàu sang lại càng cướp phá và bóc lột:

Càng thấy khổ ngày càng túm rụm,
Tây về Tây người khó bụm khu.
(KT 278, 19, câu , 740-41)


(Túm rụm: co rút, héo hon, tàn tạ; Người khó: người nghèo; bụm : lấy tay che, đậy; khu: đít. Nghĩa là càng ngày càng khổ, không quần áo phải ở truồng, lấy tay che hạ bộ. Cũng có thể hiểu là quá nghèo, không quần áo, khó lấy tay che hạ bộ ).


5. Việt Nam và Mỹ


Ngày nay người Việt Nam gọi Pháp, Mỹ Nga, Tiệp, Ba Lan,...là Tây hết. Ông Ba đã thấy việc Mỹ đến Việt Nam. Trong Kim Cổ Kỳ Quan, ông Ba nói nhiều lần "thập bát quốc". Thập bát tức nói số nhiều. Thật vậy, trước 1945, quân đồng minh đánh Nhật, và năm 1944-45, quân Anh Pháp và Tưởng Giới Thạch vào Việt NAm tước vũ khí Nhật. Trước 1975, quân Mỹ, Úc, Đại Hàn, Thái Lan.. đến miền Nam Nam trong khi quân Liên Xô, Trung Cộng, Cuba. . . đến miền Bắc. Trong tương lai có lẽ cũng thế.

Trong cuộc chiến tranh 1945-1954, Pháp ( cờ tam tài ba màu) thua Trung Quốc. Mỹ vào Việt Nam Mỹ và Pháp là đồng minh, là cùng nòi giống (Cậy cùng nòi giống sớm trưa giúp rày/Thanh- long nối gót trổ tài/Thòng vòi lấy nước phun ngoài âu quân). Nhưng vì khó khăn hoặc vì chiến lược, chiến thuật, Mỹ không chiến đấu lâu dài ( khó nổi bền quân), cho nên Pháp và Mỹ cuối cùng phải lui về Sài Gòn, Gia Định rồi về nước:

Ba màu phải chịu thớt thưa.
Cậy cùng nòi giống sớm trưa giúp rày.
Thanh- long nối gót trổ tài.
Thòng vòi lấy nước phun ngoài âu quân.
Kiếm chi khó nổi bền quân.
Rút về Gia- định ngăn chừng Đồng- nai
TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

Chiến tranh Nam Bắc khiến cho dân Nam thiệt hại vì Mỹ bỏ rơi ( Nam Việt thả trôi) với chính sách Việt Nam hóa chiến tranh trong khi Bắc Việt hung hăng cậy thế Nga, Tàu:

Nam Việt thả trôi thương ôi không chúa
Bắc kỳ tay múa là chúa Bắc kỳ
Nam Việt chịu lỳ ong lộn kíp người tiếp hơi vua
Nam Việt nhịn thua thiết chua xót dạ
Nam Kỳ mắc dọa hạ tôi day chưa thôi mấy kíếp
Nước nào ăn hiếp người tiếp bợ bưng
Trở mặt đấm lưng dặm chưn sợ té có khi
.
(Cáo thị, 636-642)

Tứ Thánh và bà Liễu Hạnh đã nói trước việc Pháp thất trận Điện Biên, phải rút khỏi Việt Nam và Mỹ vào Việt Nam. Pháp và Mỹ đều một nòi giống, Mỹ đã viện trợ cho Pháp, cùng chung sức chống cộng sản:
Ba màu phải chịu thớt thưa.
Cậy cùng nòi giống sớm trưa giúp rày.
(Tứ Thánh)

Chẳng qua cũng giống Quỉ Tây
Ma tàn Quỉ hết đến ngày Long-Hoa
(Cơ bút Liễu Hạnh)


Ông Ba cho rằng Phật xui khiến Mỹ ( có cánh tức là dùng máy bay) sang Việt Nam để trừ ma quỷ cộng sản (bọn quỷ ăn thịt người ):
Phật sai một nước dị kỳ
Mình thời có cánh khác thì người ta
Phật biểu qua xử tà ma
Nó mà ăn thịt người ta muôn ngàn.
(Vân Tiên 647-650)

Nước Mỹ có quốc huy là con Ó, cờ có sọc (vằn), thân thể to béo (nhiều thịt).Người Mỹ tham chiến tại Việt Nam phải hao binh và tốn tiền bạc:

Nước Ó-Rằn người có qua đây
Thương người nhiều thịt bỏ thây
(Kim cổ kỳ quan, câu 1066-1067)

Nhưng vì chiến thuật, Mỹ (Ó ) rút lui khỏi Việt Nam:
Trời ôi ! sao ó biếng bay.
Xe kia biếng chạy tại ai xe ngừng.
Súng sao biếng nổ không chừng.
Chư bang thập bát ngập ngừng ngẩn ngơ. TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA

Cộng sản Việt Nam vui mừng vì đã chiếm được miền Nam nhưng theo Tứ Thánh, Việt cộng đã mắc mưu. Trước ông Ba Thới , Tứ Thánh là một cậu bé mười tuổi, được thánh nhập xác phàm , đã nói:
Thương công chú cộng chan dầm/ Đánh đông dẹp Bắc mà lầm kế ai.
(Tứ Thánh)


Việt Cộng, Trung Cộng tự hào là chiến thắng, đánh bại đế quốc Mỹ. Nhưng Tứ Thánh và ông Ba cho rằng Việt Cộng đã mắc mưu kẻ thù. Kẻ thù nào? Mằc mưu Mỹ hay mưu Trung Cộng? Nay thì rõ là Việt Cộng mắc mưu Trung Cộng. Trung Cộng gíup Việt Cộng đánh Mỹ để cài người vào tổ chức Việt Cộng và rồi tính nợ vào đất đai và hải phận Việt Nam. Việt Cộng cũng mắc mưu Nga. Nga xui Việt CỘng chiếm Miên Lào cho Nga, chống lại Trung Cộng kết cuộc Việt Cộng xông vào lửa, Liên Xô khoanh tay đứng nhìn.
Việt Cộng kết tội Bảo Đại theo Pháp, Ngô Đình Diệm theo Mỹ , họ xưng là anh hùng đánh đông dẹp bắc thật ra là làm nô lệ Nga Tàu, đổ xương máu cho Nga, Tàu.Việt Cộng có mắc mưu Mỹ không? Việc này sau này sẽ rõ.


Ông Ba biết trước việc Ngô Đình Diệm được vua Bảo Đại đưa về làm thủ tướng ( thượng sư) nhưng các anh hùng bất tùng phục Ngô Đình Diệm nổi binh chống cự hoặc lập căn cứ kháng chiến nên bị họ Ngô giết hoậc bắt giam. Ngô Đình Diệm phản chủ , mang tội khi quân, phản quốc, làm cho nhân dân miền Nam (Nam kỳ Lục tỉnh) đau khổ. Ông Ba cũng nói rõ việc Ngô Đình Diệm tiêu diệt Phật giáo vì chút quyền lợi cá nhân:
Đa phi ngôn chỉ xử anh hùng,
Xưng vi tự chủ bất tùng thượng sư.
Kiển huê liếng đau dạ ưu tư,
Non bồng chớm chở thượng sư cầm quyền.

Căm hờn thay phản chúa vong tiền,
Tán gia bại sản chùa chiền phiêu lưu.

Tội khi quân hà hữu vô ưu,
Sát tha Lục tỉnh oán vu Nam Kỳ

( Kim Cổ 1957, tr,28, câu 749- 756)

Việc này bà Liễu Hạnh cũng đã báo trước:
    Thầy tu mở nước bấy giờ mới hay
    Chẳng qua cũng giống quỉ Tây
    Ma tàn quỉ hết đến ngày Long-Hoa.
Thầy tu là nói Ngô Đình Diệm , sống trong nhà chung, không vợ con chẳng khác gì thầy tu. Thầy tu mở nước ám chỉ Ngô Đình Diệm lập Việt Nam cộng Hòa. Các bản khác ghi là "thầy tăng" tức là "thằng Tây" là nói Mỹ. Ngô Đình Diệm do Mỹ đưa lên thay Bảo Đại.

Tuy Ngô Đình Diệm tàn ác, phi dân chủ, vẫn khá hơn bọn cộng sản. Cộng sản kết tội Mỹ và chính phủ miền Nam nhưng sự thực Mỹ và các chính phủ miền Nam rất quang minh chánh đại (minh chánh) hơn là cộng sản. Ông Ba đã nói rằng một số dân chúng có cảm tình với Mỹ Diệm:
Vi nhựt tế tân nhơn dân Mỹ Diệm
Xuất trình chiêm nghiệm Mỹ Diệm tỏ phân vi nhân minh chánh

(Cáo thị, 434-435)

Dân chúng thích Mỹ và chính phủ Quốc gia hơn cộng sản. Họ luôn luôn ca ngợi, nhắc nhở (niệm) đến người Mỹ và thời kỳ tương đối tốt đẹp của Ngô Đình Diệm:
Nhơn tình Mỹ Diệm niệm thơm tho
(Cáo thị ,1824)

Chúng ta phải công nhận ông Ba đã dùng đúng ngôn từ " Mỹ Diệm" của Cộng sản trong thập niên 60.
Ông Nguyễn Văn Thới đã thấy rõ nguồn gốc chiến tranh Việt Nam. Pháp, Mỹ đến Việt Nam là do quyết định của Phật Trời:
Vì ai nên có giặc Phiên,
Phật sai chiến quốc Kim Phiên qua rày.
Chừng nào Nam Việt hết đầy,
Phật biểu trở lại chẳng chầy bao lâu."
(Vân Tiên, 483-86)

Ông là người chống thực dân, nhưng ông thấy thực dân Âu Mỹ tốt hơn là cộng sản.Việt Nam gặp tai họa Pháp xâm lược, nhưng sau cuộc chiến, Việt Nam và Âu Mỹ phải sống chung hòa bình:
Họa lai Nam-việt Tây phiên
Thiên cơ Thánh chiếu bình yên nước nhà
Song-thiên lưỡng quốc giao hòa
Trả vay vay trả việc mà không sai.
(Thừa nhàn, 625-28)

Trong Kim Cổ Kỳ Quan, ông Nguyễn Văn Thới kết tội Việt Cộng và Trung Cộng rất nặng nề. Ông cũng kết tội thực dân Pháp nhưng sau khi vào thiền định, ông thấy Âu Mỹ tốt hơn người Á châu chúng ta. Trung Cộng và Việt Cộng đại gian, đại ác. Ông nhắn nhủ ta đừng theo cộng sản mà kết tội tư bản. Sự thành công của Việt Nam sau này là do Phật quyết định nhưng trước mắt, ta cần sự giúp đỡ của Tây Phương. Ta phải đoàn kết với họ, liên minh với họ trong tình bằng hữu bình đẳng.
Nhiều lần ông nhắn nhủ nhân dân ta phải có mối giao hảo tốt đẹp với Tây phương, đừng chống Tây Phương, chống tư bản. Chống tư bản, chống Âu Mỹ là điều sai lầm:
Lầm việc sỉ nhục Tây-phiên
Lầm đường ngồi đứng chẳng kiêng Phật Trời,
(Tiền Giang, 218-47; câu 1961-62)

Hòa Phiên mới đặng bình yên nước nhà.
(TG, 217,46; 1893)
Bây giờ tới vận hòa Phiên
Hiệp tinh nhị quốc mới yên nước nhà.
(Thừa nhàn, 2563-64)

Phải tri việc chánh việc tà
Đừng theo ma quỉ bất hoà Tây-phương
(Thừa nhàn, 1729-30)

Ông cho rằng Việt Nam bây giờ cũng giống Đường Tống giao hảo tốt đẹp với người Phiên thì mới thịnh trị:
Thuở xưa Đường-Tống hoà Phiên
Lời ghi hai nước Thánh Tiên trị vì
(Thừa nhàn, 947-48)

Nếu trong quá khứ, người Âu Mỹ có gây thiệt hại cho ta thì cũng là do nghiệp chướng của ta mà bị Thánh, Tiên trừng phạt, ta đừng căm giận Âu Mỹ:
Đừng phiền Tây-quốc Kim-Phiên
Tại mình chẳng tưởng Thánh Tiên đọa đời.
(Thừa nhàn, 3343-3344)
6. Việt Nam và Trung Quốc

Lịch sử Trung Quốc có nhiều thay đổi. Dù vua Càn Long có tài giỏi bao nhiêu nữa cũng chỉ có tài trị an trong nước, thu phục được một số người Hán, nh7ng tư Càn Long, Từ Hy thái hậu cho đến Trung Hoa Dân Quốc, Trung Hoa đã mất nước thi bát quốc liên quân. Người Trung Quốc không còn tham vọng đế quốc cho nên Việt Nam và các nước châu Á không bị Trung quốc đe dọa. Nhưng sau cách mạng tháng mười Nga, cách mạng Nga truyền sang Trung Quốc. Việt Nam theo Nga, Tàu.
Ông Ba thấy ngay từ đầu Việt Nam phân hóa, kẻ theo Nga Tàu, người theo Pháp Mỹ:
Bầu Tây thêm vị bầu Tàu.
(TG, 231, 73, câu 3043)

Khi khi Pháp chiếm Việt Nam (1865), Pháp bắt Việt Nam không được giao thiệp với Trung Quốc. Từ khi quân Thanh bị vua Quang Trung đánh bại, Trung Quốc không còn xâm lăng Việt Nam, nhất là khi Trung Quốc bị các nước Tây phương chiếm cứ, thì họ giữ thân không nổi làm gì có mộng xâm lược.

Những thiên trước, ông Ba chỉ trích người Tàu tu hình thức, bán tranh, bán tượng. Nay ông chỉ trích Trung Cộng giúp Việt Cộng rồi xâm lược Việt Nam. Ông Ba Thới nhìn thấy sau khi ông chết, Việt Nam lại tôn Trung Quốc làm thầy , một ông thầy bất chánh khiến cho nhân dân và đất nước Việt Nam phải chịu bao khổ nạn từ Hồ Chí Minh cho đến sau này.

Líu lo nói chuyện Xiêm Lào,
An Nam đem dạ nghe Tàu bại gia
.. . . . .. . . . .. .. .
Cớ sao dạ bạc theo Tàu,
Minh sư bất chánh đạo nào mà ngay.
(Tiền giang, 202, cột 15, 611-616)

Ông ghét bọn Trung Quốc làm thầy cho bọn nô lệ Việt Nam:
Thương người biết đạo ra bài,
Ghét là thiệt ghét Tàu thầy An Nam.
(Tiền Giang tr.208, cột27, 1115-1116)

Bọn Trung Cộng đã làm Thầy ( cố vấn) cho Việt Cộng, dạy chính trị, quân sự và cung cấp vũ khí cho Việt Cộng, Việt Cộng đắc chí, cam tâm làm nô lệ bưng trầu rót nước:
An Nam con chú bên Tàu,
Ra tài dao bảy dạ vào búa tay.
Nghề võ người thiệt tài hay,
Bưng mâm, bưng nước giỏi nay lạ lùng.
(TG218, 48, câu 2971-2974)

Tiếng đồn Lục-tỉnh Nam-kỳ
Khôn hơn các nước chỗ gì gọi khôn
Khôn làm đày tớ một môn
Khôn ăn khôn nói khôn chôn Phật Trời
Căm gan tức dạ ngán lời
Ai sanh không tưởng Phật Trời người ôi!
(Thừa nhàn)

Hai đoạn thơ trên cho thấy ông Ba thấy rõ bản lĩnh nô lệ của bọn Cộng sản Việt Nam từ Hồ Chí Minh cho đến Nguyễn Văn Linh Nông Đức Mạnh. Bọn họ rõ ràng là tài bưng mâm rót nước, tài làm đầy tớ Nga, Tàu.
Ông cũng ghét bọn Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan theo Trung Quốc:
Thương người trí huệ nhịn thua,
Ghét là thiệt ghét a dua Tây tàu.
(TIền Giang, tr.208, cột27, 1121-1122)



Thời chiến tranh, Việt Nam chia thành nhiều phe: phe theo Tây, phe theo Tàu, chẳng ai theo phe Việt Nam:
Tính Tây người lại tính Tàu,
Tính dư trăm việc, tiếng nào tính Nam?
(TG, 239, 90; 2759-2760)

Nước lộn xỏ rế Tây Tàu,
Đố ai biết đặng chỗ nào nước trong?
(TG, 202; 16; 651-52)

Trung Quốc đã giúp đỡ và lợi dụng Việt Nam, nhưng rồi Việt Nam theo Liên Xô chống Trung Quốc, đúng là nghề võ "trò phản thầy":
Có ai mà hại nước nầy
Nghề võ thời đánh trả thầy nam mô
Nào hay ngô lại hại ngô...
(Tiền Giang, tr.205, cột 22, câu 815-816)
Thật ra cộng sản là một bầy cọp dữ, luôn luôn tàn bạo, phi nhân nghĩa. Không riêng Việt Nam mà Trung Quốc cũng đánh thầy Liên Xô, Cao Miên đánh thầy Việt Nam. Cá lớn nuốt cá bé, trò phản thầy, vua quan bán nước hại dân chính là cộng sản. Trong lịch sử Đông Tây Kim Cổ không thiếu những trang sử như vậy nhưng cộng sản thì rõ ràng nhất.

Bọn Trung Quốc đã quấy rối, xâm phạm Việt Nam:
Nên muôn dân kẻ dọc người ngang,
Cũng vì bởi Tàu man quấy rối (KT, 278, 20)

Trung Quốc đã áp dụng chính sách đốt sách chôn học trò của Tần Thủy hoàng , và đàn áp, đánh chiếm Việt Nam cho nên Phật xử mất nước:
Tiều Tàu kinh thơ phế thất,
Phật xử người tuyệt quốc tùng bang
Qua nước Nam lấn lướt dọc ngang. . . (KT 277, 18)

Trước 1926, nghĩa là trước nửa thế kỷ, ông Nguyễn Văn Thới đã thấy bọn Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng phải theo Trung Quốc và Nga, tuân lệnh họ và chịu điều kiện của họ mà ký các văn tự bán nước. Họ che giấu sự thật. Hồ Chí Minh luôn miệng ca tụng " tình hữu nghĩ Việt Hoa / Vừa là đồng chí vừa là anh em", còn Mao và bọn La Quý Ba thì huyênh hoang" viện trợ vô điều kiện" ... Cộng sản Việt Nam cũng dối trá che đậy sự hèn hạ của chúng (Cây héo mà tươi thấy tươi mà héo) , luôn vỗ ngực đại thắng nhưng sau khi chiếm miền Nam (1975) thì bị Trung Quốc dạy một bài học (1979) , họ lo buồn vì phải trả nợ cho Trung Quốc. Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng đã đem biển và biên cương (Nam Quan, Bản Giốc) dâng cho Tàu trừ nợ:
Cây héo mà tươi thấy tươi mà héo
Muốn ăn cho béo nợ kéo mà trừ biên thùy giỏi nữa.
(Cáo thị, 712-713)

Nay Trung Quốc gian manh xâm lược thế giới, Việt Nam tình hình nguy ngập. Trung cộng chiếm biển, lấn biên cương, khai thác Trung nguyên, và làm thủy điện ở thượng lưu sông Cửu Long. Tương lai miền Nam sẽ không còn phù sa, không còn nước ngọt, nói chung là tài nguyên khô cạn. Bọn lãnh đạo một số bối rối vò tơ, mắt như đui mù đậm đầu vào lửa, một số phải chìu luồn Trung quốc:

Thế vô quan xử tử thị oan
Thế thị Tàu man gian năm mối
Sanh cờ phản bối rối vò tơ
Bất kiến thiên cơ trơ trơ lý
Bất tri giáp tí ý giáp dần
Nói chuyện lần xần trần bịt nhỉ
Mong lòng tranh thủy nghỉ không xuôi
Có mắt như đui lui vào lửa
Dạ mong ngồi giủ lừa cháy trùng
.
(Cáo thị, 1800-1809)

Việc trong lục tỉnh hao mòn,
Nam bang khô cạn chìu lòn hết hơi.
(Kim Cổ audio 2B, 1083-84)

Từ 1975 đến nay, Trung Quốc đã chiềm các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa, chiếm biên cương, Nam Quan và Bản Dốc đã vào tay Trung Cộng. Chúng còn mua các rừng núi, đất đai, xây dựng các khu cho người dân Trung Quốc, chúng cũng lập các hãng xưởng. Nay chúng, tiến sát hải phận Việt Nam và phá phoại các tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, và cấm Việt Nam đánh cá và khai thác dầu khí. Như vậy, ông Nguyễn Văn Thới đã tiên đoán đúng về tham vọng và tội ác của Trung Cộng và Việt Cộng.
Tương lai Việt Nam sẽ ra sao. Sẽ trình bày ở phần tiếp.


Nói chung, ông Nguyễn Văn Thới đã cảnh báo chính xác về các tai họa cho dân tộc Việt Nam từ đệ nhị thế chiến cho đến nay. Ông đã tiên đoán Pháp trở lại Việt Nam với quân Anh, rồi Pháp về Mỹ đến, rồi Mỹ cũng đi. Cộng sản tàn ác, gian manh, phi dân chủ tự do, làm nô lệ Nga Tàu để cho nước Việt Nam bị Trung Cộng xâm chiếm.

Ông kết tội Trung Quốc và tiên đoán Trung Cộng sẽ bị tiêu diệt.
Trên đây là những sự kiện thực tế đã ứng nghiệm. Lời của tác giả rất rõ ràng, chính xác. Ông Nguyễn Văn Thới đã đạt thành quả to lớn trong việc tu tập. Ông là Bồ tát hay chưa là Bồ tát nhưng rõ ràng ông là bậc khải thánh có cái nhìn xuyên suốt thế thế kỷ.



TỨ THÁNH * GIẢNG XƯA
http://bskh.net/2007/12/tuthanh.htm
http://www.hoahao.org/LanguageID_2_CatID_310_ArticleID_4071_.aspx