Saturday, March 28, 2009

LÂM LỄ TRINH * HIỆP ĐỊNH PARIS

http://www.vietnamreview.com

Cựu Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm Tiết Lộ Về Hiệp ĐỊnh Paris Và Những Ngày Cuối Của VNCH

Ngày tháng: 11/04/2005Lâm Lễ Trinh, 11.04.2005Mổi năm khi tiết trời bắt đầu lập đông, ông bạn Trần Văn Lám thường rời tạm vài tháng ngôi nhà xinh xắn tại Elvire Place, Palmerston, Úc Đại Lợi để bay qua New York thăm gia đình trưởng nữ và đi đây đó viếng một số thân hữu và bạn đồng viện củ . Trong dịp tái ngộ lần chót tại Orange County đầu tháng giêng 1999, tác giả bài này được nguyên Ngoại trưởng và Chủ tịch Thượng Viện Việt Nam Cộng hoà , lúc đó 86 tuổi nhưng vẩn còn minh mẩn, cho biết nhiều chi tiết mới lạ về Hoà đàm Paris và trường hợp trao quyền cho Dương Văn Minh. Trong cương vị người đứng đầu ngành Ngọai giao và Lập pháp những năm chót của VNCH, cụ Trấn .Văn .Lắm đã đóng một vai trò then chốt trong chính trường Miền Nam .Tóm lược sau đây những câu trả lời có ghi âm của Chủ tịch Lắm về một số điểm.1- Hoà đàm Paris. Suy ngẩm về một sự phản trắc .Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger phải vận động đôn đáo suốt ba năm trời, từ 25.3.1965 ( là ngày Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố sẳn sàng nói chuyện hoà bình với Bắc Việt) , mới tổ chức được cuộc họp mặt đầu tiên 10.5.1968 giữa Averell Harriman, đại diện Hoa kỳ,và Xuân Thủy , có Hà Văn Lâu phụ tá và Lê Đức Thọ cố vấn . Ông Trần Văn Lắm thay Trần Chánh Thành – cả hai thuộc Liên danh Bạch tượng tại Thượng viện – trong chức vụ Ngoại trưởng sau cuộc hội kiến Johnson – Thiệu tại Honolulu. Thọ thường eo xách khó dể và lắm lúc đối xử với Kissinger, theo lời của chính Kissinger, như “một thầy giáo nghiêm khắc rầy la đứa học trò kém khả năng”. Kissinger, mặt khác, gây nhức đầu cho Chính phủ Sàigòn không ít. Ngày 21.10.1972, Tổng Thống Thiệu yêu cầu Ngoại trưởng Trần Văn Lắm và Cố vấn tại Phủ Tổng thống Nguyễn Phú Đức nhóm riêng với Kissinger tại tư thất của ông Lắm tại 57 đường Hồng Thập Tự Sàigòn về vấn đề VNCH đòi Hànội rút binh khỏi Miền Nam đồng một lúc với Mỹ sau khi ban hành lệnh dình chiến tại chổ. Phiên họp thất bại vì hai bên bất đồng ý kiến. Trong lúc Kissinger chưa rời khỏi thủ đô Sàigòn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng hạ độc thủ bằng cách tiết lộ với phóng viên Newsweek rằng Kissinger đã chấp nhận nguyên tắc lập tại Miền Nam “ một Chính phủ 3 thành phần : Việt Nam Cộng hoà, Mặt Trận Giải phóng Miền Nam và nhóm Trung lập” thay vì một Hội đồng Hoà Hợp Hoà Giải có tính cách hành chính như Kissinger đả từng nói với Thiệu. Để chận đứng mưu toan của Kissinger xuyên tạc sự thực, Thiệu gởi Nguyễn Phú Đức cuối tháng 10. 1972 qua Phnom Penh, Bangkok, Vientiane va Jakarta, để giải thích quan điểm của Chính phủ Sàigòn. Bên cạnh phái đoàn Miền Nam do Đại sứ Phạm Đăng Lâm và Nguyễn Xuân Phong phụ trách, có một ban cố vấn gồm Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, Luật sư Nguyễn Thị Vui (từng quen biết với Nguyễn Thị Bình), ,Gs Nguyễn Ngọc Huy, Đăïng Đức Khôi (rể của ông Lắm)....Vợ chồng ông Kỳ gây tai tiếng tại Paris với những lời tuyên bố bị báo giới quốc tế phê bình bất lợi. Phó Thủ tướøng Nguyễn Lưu Viên , anh rể của Nguyễn Phú Đức, là người có trách vụ thảo kế hoạch bầu cử tại Miền Nam với Chính phủ Cách Mạng Lâm thời của MTGP . Điều chua cay là kế hoạch này không được đối phương lưu ý thảo luận tại La Celle Saint Cloud .Thường sau các phiên họp ở Paris, Nguyễn Thị Bình, trưởng phái đoàn MTGPMN, gặp riêng ông Lắm để trao đổi ý kiến . Bà Bình là cháu ngoại của cụ Phan Châu Trinh. Quen với ông Lắm từ trước thời chiến tranh. Bà Bình tỏ ra cởi mở nhưng về chính trị, không dám vượt qua chỉ thị của Lê Đức Thọ. Quê muà những ngày đầu, bà Bình lên tinh thần nhờ các báo và nhóm phản chiến Pháp ở Paris cổ vỏ và tiếp hơi . Bà lần hồi trang sức khá hơn trong các phiên họp kế tiếp và “ dùng cả nước hoa Chanel thơm phức” (Trần Văn Lắm nguyên văn!). Ngày 27.1.1973, Ngoại trưởng Lắm bay trở qua Paris, đón Kissinger tại phi trường, cả hai về thẳng sứ quán VNCH và tại nơi đây, theo lời yêu cầu của Sàigòn, Kissinger tái xác nhận Hoa kỳ sẽ trả đủa nếu CS vi phạm Hiệp ước. Dinh Độc lập liền được phúc trình mọi việc. Với sự cho phép của TT Thiệu và Hội đồng An ninh, Ngoại trưởng Lắm ký Hiệp ước nhân danh VNCH vào ba bản tiếng Anh, Việt và Pháp. Đầu tháng 4.1973, Nixon mời vợ chồng Thiệu – có Trần Văn Lắm và Nguyễn Phú Đức tháp tùng - qua tư thất Casa Pacifica tại San Clemente, Californie, để vổ về an ủi. Không khí phản chiến sôi nổi không cho phép tiếp chính thức TT Thiệu ở Hoa Thịnh Đốn . Theo ông Lắm, Nixon chỉ cho biết lơ là “ cho có chuyện” vấn đề viện trợ còn tuỳ thuộc Quốc hội Mỹ định đọat. Tác giả bài này có hỏi từ lúc nào Ngoại trưởng Lắm mới biết Hoa kỳ bỏ rơi Miền Nam thì ông thở dài trả lời vắn tắc:” Mọi việc có thể đổi khác nếu không có vụ Watergate!”. Trùng hợp lạ kỳ thay, đây củng là câu phúc đáp của TT Thiệu ngày 24.4.1995 trong dịp nói chuyện với chúng tôi . Đi Mỹ về, ông Lắm từ chức Ngoại trưởng để tái ứng cử tại Thượng viện và sau đó, được bầu vào chức Chủ tịch. Cơ Trời sắp xếp hay...Chính trị sắp đặt?2- Vài kỷ niệm về Miền Nam thất thủ.Chủ tịch Trần Văn Lắm kể lại: Trung tuần tháng 3.1975, sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, TT Thiệu có mời ông và Chủ tịch Hạ viện Nguyễn Bá Cẫn vào Dinh Độc lập thông báo lệnh rút quân khỏi Cao nguyên “ vì địch quá mạnh và Hoa kỳ không chiụ oanh tac!” (lời Thiệu). Tại chiến trường Quảng trị, tướng Ngô Quang Trưởng than với ông Lắm rằng “pháo kích đối phương mà không đủ đạn dược là tự sát” vì lúc đó, CS binh đông hơn gắp bội và được vỏ trang hùng mạnh . Gặp Chủ tịch Lắm trong một cuộc tiếp tân, sau khi Cao Nguyên và Miền Trung bị mất thảm hại, Tướng Westmoreland kéo ông Lắm vào một góc phòng, lắc đầu than:” Tôi chưa từng thấy một quân đội nào thối lui hổn lọan và không có kế hoạch như vậy!”. Cùng với Bác sĩ Nguyễn Duy Tài, chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Thượng viện, ông Lắm đi Hoa Thịnh Đốn để thử vận động với Quốc hội lần chót. Những chính khách lúc trước bênh vực nhiệt liệt Miền Nam như Phó Tổng thống Nelson Rockkefeller, nghị sĩ Fullbright...đều tránh né và “ xem vấn đề Việt Nam thuộc về dỉ vảng”.Tác giả bài này củng có hỏi Chủ tịch Lắm vì sao Đệ nhị Cộng hoà không rút kinh nghiệm nguy hại của chế độ Ngô Đình Diệm để tổ chức sau 1964, một khối áp lực lobby tại Hoa Thịnh Đốn với nhân lực và phương tiện sẳn có? . Ông Lắm giải thích miển cưởng: “ Giới cầm quyền ở nước mình quá nặng tình cảm”, ngụ ý họ (lầm) tưởng nói chuyện thẳng với Toà Bạch Ốc tức Tổng thống Hoa kỳ là đủø. Bất chấp ngành Lập pháp, Công luận và giới Truyền thông Mỹ. Quan niệm cục bộ này là nguồn gốc của sự lủng củng bang giao giữa Sàigòn và Hoa Thịnh Đốn.Điểm cần ghi là Quốc hội Hoa Kỳ không bao giờ có công khai tuyên chiến theo hiến định với Bắc Việt mặc dù trong suốt mấy chục năm chiến tranh, Quốc hội vẫn nhóm dài dài cấp ngân khoản để đánh giặc. Bởi thế một số “thức giả (cà chớn) ” tại xứ này đã không ngượng miệng cải rằng Hoa Kỳ .“không chính thức bại trận tại VN” (!) . Điểm khác là Toà Bạch ốc không có thông báo cho các ủy ban liên hệ và nhân viên Hội đồng Nội các Mỹ hay biết những điều mà Nixon và Ford cam kết riêng với Thiệu . Có lần TT Thiệu đã điềm nhiên nói với tác giả bài này :” Nếu không tin lời cam kết bằng miệng và được xác nhận bằng thơ riêng của Tổng thống Mỹ thì còn tin được ai?”. Sau hết, Hiệp ước Paris củng không hề được trình cho Thượng viện phê chuẩn theo luật. Đây là một trường hợp hi hữu và duy nhất trong lịch sử bang giao Hoa kỳ với một đồng minh . Một đồng minh từng được đềø cao là “ thành trì bảo vệ tự do ở Á châu”. Cay đắng thay cho VNCH ! Xấu hổ thay cho Đại cường lảnh tụ của Thế giới Dân chủ!Lạ hơn nữa, khi Cố vấn Nguyễn Tiến Hưng đề nghị phổ biến rộng rải trong báo giới và chính quyền Mỹ xấp thỏ mật dày cộm trao đổi giữa Dinh Độc lập và Toà Bạch ốc để gây áp lực dư luận, ông Thiệu một mực từ chối:” Tôi không muốn bội ước bảo mật với các Tổng thống Mỹ . Tôi không muốn người Mỹ có prétexte để trỏ ngón tay vào mặt tôi!”3 – Câu chuyện bàn giao giữa Trần Văn Hương và Dương Văn Minh.Ngày 21.4.1975 – ông bạnï Trần Văn Lắm kể lại- Thiệu từ chức và Trần Văn Hương thay thế. Được hỏi về những áp lực khiến ông Trần Văn Hương rút lui và Quốc hội ngày 28 tháng tư sửa Hiến pháp để dâng chức Tổng thống cho Dương Văn Minh , chủ tịch Lắm cho biết: Quốc hội VNCH nhóm trong bối cảnh rối loạn để nghe Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn , Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Hão và Tổng Giám đốc Cảnh sát Công an Nguyễn Khắc Bình tường trình về tình trạng quân sự ,an ninh và tài chính trong nước đang bị CS bao vây. Ba nhân vật này vẽ ra một bức tranh khẩn trương và tuyệt vọng. Nên ghi lại rằng tướng Trần Văn Đôn trước đó vài ngày đôn đáo vận động với Mỹ, Pháp, MTGPMN và CS Hànội để lập một Chính phủ hoà hợp hoà giải nhưng thất bại. Trong lúc Quốc hội thảo luận, các dân biểu em út của Dương Văn Minh như Lý Quý Chung, Dương Văn Ba, Kiều Mộng Thu, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức...ồn ào cổ vỏ cho người đàn anh. Đại sứ Graham Martin cho ông Lắm biết riêng “bên kia” (tức MTGPMN) không chấp nhận nói chuyện với một Chính phủ do Đôn hay Lắm cầm đầu . Ông Lắm cảm thấy,,,,”nhẹ nhỏm ”! (nguyên văn) . Đại sứ Pháp Mérillon ủng hộ Minh, thúc Quốc hội sớm biểu quyết, để tránh cho thủ đô Sàigòn khỏi bị “ bom đạn tiêu hủy”.Sau khi Quốc hội bầu Dương Văn Minh vào ghế Tổng thống, Chủ tịch Lắm đích thân viếng cụ Hương cho hay kết quả để chuẩn bị diển văn bàn giao. Ông Hương viện lẻ yếu mệt nên sẽ chỉ “nói qua loa vài lời, không dài dòng văn tự” và phú cho ông Lắm lo các chi tiết. Trưởng ban Nghi lể Tôn Thất Ân phụ trách mọi việc. Chủ tịch Lắm liền đi gặp Dương Văn Minh tại biệt thự Hoa lan , đường Hồng Thập Tự. Ông ôn lại: “ Tôi đề nghị lể bàn giao cử hành 9 giờ sáng hôm sau. Tướng Minh bảo tôi đợi và bước qua phòng bên cạnh. Tôi thấy ông phụ nhĩ với hai cố vấn Mai Hữu Xuân và Lý Chánh Trung., xong trở ra nói vắn tắc :” Không được! 9 giờ sáng không tốt. Xin định vào 5 giờ rưởi chiều”. Ngày 29 tháng 4, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu viết thơ dục Graham Martin đóng cửa Toà Đại sứ Hoa kỳ và rời VN với kiều dân Mỹ trong 24 tiếng đồng hồ.Được hỏi nghĩ gì về TT Thiệu trong giai đoạn hoà đàm, ông Lắm mỉm cười:” Xin cho tôi miển phê bình”. Về tin đồn CS mời Dương Văn Minh trở về VN và Dương Văn Minh tuyên bố sẳn sàng đấu tranh cho dân chủ, cụ Lắm nói:” Tôi quen với ông Minh hồi y còn là adjudant ở trường Tong ra, đến thăm tôi tại nhà đường Võ Tánh, Sàigòn. Trop paresseux! Thiếu văn hoá. Sẽ bị Hànội dùng làm ballon d’essai”. Về câu hỏi của chúng tôi “ Nghị sĩ Trần Văn Tuyên đề nghị giải pháp gì trong những ngày cuối cùng của Miền Nam, chủ tịch Lắm trả lời:” Tôi không biết vì không gần ông Tuyên nhiều. Ông Tuyên chống chế độ Thiệu và nặng về đảng phái”Để kết thúc cuộc mạn đàm, cụ Trần Văn Lắm .có một mong nguyện thiết tha: “ Dân tộc Việt chân thành hoà giải hòa hợp trong tình thương và tha thứ. Nhưng không giải bằng súng đạn và hợp bằng thủù đoạn”. Ông tin rằng ở phiá “ bên kia”, mổi ngày có thêm đông những phần tử “ vở mộng, giác ngộ và hối cải” như Nguyễn Văn Trấn, người bạn học đồng lớp với ông tại trường Pétrus Ký và vẫn giử liên lạc sau 1975 cho đến khi qua đời.Ngày 28.4.1975, cụ Lắm đến Toà Đại sứ Hoa kỳ tại Sàigòn và từ đó, được chuyển bằng tàu Pioneer Contender với gia đình cựu Ngoại trưởng Trần Văn Đổ và hai nghị sĩ Đặng Văn Sung - Lê Văn Đồng qua Subic Bay, Phi luật tân.Vì sao CS thắng chiến tranh nhưng sẽ thua hoà bình tại Việt Nam?Tiếng súng đã ngưng 25 năm nhưng đến nay, nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời thoả đáng: Vì sao có chiến tranh VN? Chiến tranh có cần thiết, có thể tránh được chăng? Lý do nào khiến Mỹ không thắng được? Chừng nào VN mới an bình, dân chủ và dân Việt mới hoà giải hoà hợp thực sự? Biện pháp để chấm dứt độc đảng tại VN ?..vv..và vv.. Ít nửa củng có hai điều thấy rỏ:1- Miền Nam thua vì lảnh đạo kém và bị Hoa kỳ chèn ép, bỏ rơi. Nam và Bắc Việt đều tuyên bố đấu tranh Độc Lập và Tự do cho đất nước nhưng mổi bên theo đường lối va ødựa vào thế lực khác nhau. Chế độ Sàigòn sụp đổ vì vọng ngoại và quá ỷ lại vào Hoa kỳ, đồng minh duy nhất trong khi Hànội biết xoay trở giữa hai đàn anh Nga – Tàu tranh chấp ảnh hưởng. Độc tài, chia rẻ và tham nhủng làm cho Miền Nam mất dần hậu thuẩn quần chúng. Tại Miền Bắc, với chính sách lộng ngôn và bịp bợm, Hồ Chí Minh đã đánh lừa lòng yêu nước của dân để đưa xứ sở vào quỷ đạo CS quốc tế. Về quân sự, Quân lực VNCH không thua kém bộ đội bắc Việt vì đã đẩy lui đối phương Tết Mậu Thân 1968 và trong các vụ tấn công Mùa Phục sinh năm 1972 tại Kontum, Quảng trị, Huế và An lộc khi Mỹ rút quân gần hết. Quân Miền Nam sau đó bị đồng minh đâm sau lưng và Tư lệnh tối cao của họ phản bội. Cách đây vài năm, gặp tướng Ngô Quang Trưởng ,tác giả bài này được ông xác nhận rằng vào tháng ba 1975, lực lượng của ta không yếu đến nổi cần tháo chạy gắp tại Miền Trung nhưng ông phải tuân lệnh của thượng cấp khi thì bảo cố thủ ,khi lại hối rút quân khỏi Huế.2- CS thắng nhờ chiụ đựng một cuộc chiến dai dẳng và tiêu hao. Nhưng họ đang thua vì không xây dựng được hoà bình, không thống nhất nhân tâm, đặt đảng trên đất nước, dùng chính sách ngu dân để cai trị, bóp chẹt tự do và càng ngày thêm hủ hoá. Đổi mới kinh tế chỉ để làm giàu cấp chỉ huy thay vì phục vụ đại chúng. Xin bang giao và giao thương với Hoa kỳ không ngoài mục tiêu này.**********Thập niên 60, tướng độc nhãn Moshe Dayan , nhà chiến thuật gia Do Thái, qua viếng Miên Nam VN . Khi trở về, báo chí hỏi cảm tưởng. Ông trả lời:” Bắc Việt sẽ thua chiến tranh ngày họ chiếm được Miền Nam”. Lời tiên tri này có vẻ sắp thành sự thực. Có một điều chắc chắn là Benjamin Franklin đã nói không sai:” Trong những chế độ xấu củng như ở các giòng sông, rác rưới nổi lên trên mặt ”. Con sông Việt Nam hiện bị ô nhiểm trầm trọng vì quốc nạn tham nhủng cộng sản. Hình: Lê Đức Thọ và Henry Kissinger tại Paris, tháng 6, 1973 sau khi Hiệp Định Paris đi7ợc ký kết.

No comments: