Sunday, March 29, 2009

NGÔ ĐÌNH DIỆM * WIKIPEDIA

Ngô Đình Diệm
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Di%E1%BB%87m
Bài này có thể cần phải được chỉnh trang lại để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng Wikipedia.Xin hãy cải thiện bài này nếu bạn có thể.
Ngô Đình Diệm

Thứ tự
Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa
Nhiệm kỳ
26 tháng 10 năm 19552 tháng 11 năm 1963
Tiền nhiệm
không
Kế nhiệm
Dương Văn Minh
Ngày sinh:
3 tháng 1 năm 1901(1901-01-03)
Nơi sinh
Huế
Ngày mất
2 tháng 11 năm 1963 (62 tuổi)
Nơi mất
Sài Gòn
Ngô Đình Diệm (sinh ngày 3 tháng 1 năm 19012 tháng 11 năm 1963) là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hoà.
Mục lục[ẩn]
1 Tiểu sử
2 Câu nói nổi tiếng
3 Đánh giá
4 Cái chết
5 Chú thích
6 Xem thêm
7 Liên kết ngoài
//

[sửa] Tiểu sử
Ngô Đình Diệm sinh ra ở Huế[1] trong một gia đình quyền quý theo Công giáoViệt Nam. Tên thánh của ông là Gioan Baotixita. Cha của ông là Ngô Đình Khả, quê quán ở Quảng Bình làm Thượng thư triều đình Huế kiêm Phụ Đạo Đại Thần và cũng là cố vấn của vua Thành Thái.
Ngô Đình Khả có 8 người con: 6 trai và 2 gái; con trai là: Ngô Đình Khôi[2], Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình CẩnNgô Đình Luyện; con gái là: Ngô Thị Giáo, mẹ của Nguyễn Văn Thuận (một chức sắc Công giáo) và Ngô Thị Hiệp, mẹ vợ của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Trần Trung Dung[3].
Năm 1919 ông học trường Hậu Bổ (tương tự như trường Hành chính Quốc gia bây giờ).
Năm 1923, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Năm 1930, ông làm Tuần vũ tỉnh Bình Thuận.
Năm 1932, ông được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại trong triều đình vua Bảo Đại. Là viên quan đứng đầu triều đình, ông đề xướng hai điều: 1) thống nhất TrungBắc Kỳ; 2) cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề. Việc thống nhất cốt sẽ buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ khâm sứ Trung Kỳ và thống sứ Bắc Kỳ và thu về thành một viên tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì không thấy được hỗ trợ, ông từ chức ngày 12.07.1933[4].
Năm 1932, ông từ quan.

[sửa] Câu nói nổi tiếng
"Biên giới của thế giới tự do chạy dài từ Alaska đến sông Bến Hải." (Trong bài diễn văn đáp từ Lyndon Johnson[5])

[sửa] Đánh giá
Cao Văn Viên, trong một cuộc phỏng vấn lúc cuối đời, đã có một số nhận xét về Nguyễn Văn Thiệu cũng như so sánh giữa Nguyễn Văn Thiệu và Ngô Đình Diệm[6]:
"...ông [Ngô Đình Diệm] chỉ là một symbol, một biểu tượng mà thôi, ông không thể làm gì nếu không có cố vấn Nhu bên cạnh... Ông Nhu chống Mỹ hơn chống Pháp. TT Diệm thì trái lại. Rốt cuộc, ông Diệm trở thành nạn nhân của Mỹ".
[6]:
"Mỗi người [Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu] độc tài theo cách riêng. TT Diệm cai trị nước như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống cộng, tự ban cho mình 'thiên mạng' cứu nước...
...TT Diệm tự hào về dân tộc, tự đại về gia đình, thích độc thoại, không chấp nhận dễ dàng sự chỉ trích. Ông chủ trương 'tiết trực tâm hư' nhưng bị ảnh hưởng nặng của gia đình. Còn ông Thiệu thì theo đường lối 'độc tài trong dân chủ', vỏ ngoài dân chủ nhưng bên trong chi phối cả hai ngành lập pháptư pháp. Bàn tay sắt trong đôi găng nhung.
Vì không vững kiến thức như ông Diệm, ông Thiệu chịu khó thăm dò ý kiến của các chuyên viên, lắng nghe, đúc kết lại để quyết định một mình. TT Diệm dễ tin người xu nịnh nên dễ bị phản trắc. Ông Thiệu đa nghi Tào Tháo và không e ngại ban phát ân huệ để tạo phe cánh và chia rẽ đối phương như ông đã làm tại Quốc hội. Ông chủ trương 'làm chính trị phải lì'. Bởi thế TT Thiệu 'lật' ông Kỳ không khó và tồn tại lâu hơn TT Diệm nhưng ông không khí khái bằng ông Diệm. Ông Thiệu mưu sĩ, ông Diệm đạo đức."
Ngô Đình Diệm từng sống ở Hoa Kỳ một thời gian, có quan hệ với một số nhân vật trong chính giới Mỹ, được Hoa Kỳ ủng hộ về Việt Nam làm Thủ tướng trong chính phủ Bảo Đại (sau Hiệp định Genève) rồi Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam. Người có ảnh hưởng rất lớn trong việc đưa ông Diệm về chấp chính là Hồng y Spellman. John Cooney (1985) đã viết[7]:
"Tuy rằng không có mấy người biết điều này, Hồng y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ tướng của miền Nam Việt Nam: Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong mọi người lãnh đạo: Công giáo nồng nhiệt và chống Cộng điên cuồng."
Một số người cho rằng Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa dân tộc. Song tác giả Dennis Bloodworth (1970) nhận xét rằng[8]:
"Cho tới năm 1963 mật vụ của Diệm đã bắt giữ hoặc đẩy vào tay những kẻ thù hầu như mọi người quốc gia có tên tuổi đã chiến đấu cho tự do của đất nước trong 20 năm trước. Ông ta và gia đình mình đã đàn áp mọi đối lập, chất đầy nhà tù, bịt miệng báo chí, gian lận bầu cử, và bám vào quyền lực."
Avro Manhattan (1984) cho rằng[9]:
"...Ông ta đã biến cải ngôi vị tổng thống thành một nhà độc tài Công giáo, tàn nhẫn nghiền nát những đối lập chính trị và tôn giáo."
và:
"... đặt quyền lợi quốc gia ra đằng sau để đẩy mạnh quyền lợi tôn giáo của ông ta, kết quả là tên độc tài Diệm đã đưa đất nước mình xuống vực thẳm."
Ông là người chống Cộng kiên quyết.
Noam ChomskyEdward S. Herman (1979) đã trích lời Joseph Buttinger nhận định về ông Diệm như sau[10]:
"...Joseph Buttinger, một cố vấn của Diệm lúc đầu và là người đã bày tỏ sự ủng hộ Diệm nồng nhiệt nhất trong thập niên 1950, khẳng định là gọi Diệm là phát xít thì không thích hợp vì, tuy chế độ Diệm có tất cả những sự xấu xa của chế độ phát xít, Diệm thiếu cơ sở quần chúng mà Hitler và Mussolini đã có thể tập hợp được."
Có ý kiến cho rằng Ngô Đình Diệm đã bỏ lỡ cơ hội thống nhất đất nước khi từ chối hiệp thương, không tiến hành tổng tuyển cử và giết hại rất nhiều người thân cộng[11].
Richard J. Barnet nhận xét[12]:
"Điều quan tâm chính của chính quyền Diệm là sự an toàn của chính quyền. Chính quyền Diệm sợ rằng cuộc bầu cử dự định tổ chức vào tháng 7, 1956 đưa đến sự thắng lợi của Hồ Chí Minh và chấm dứt quyền lực của những chính trị gia không Cộng sản."
Ngô Đình Diệm đã phạm nhiều sai lầm khi cầm quyền như sử dụng chế độ gia đình trị, để người thân mặc tình tham nhũng. Neil Sheehan (1989) viết[13]:
"Diệm và gia đình hắn bổ nhiệm những người Công giáo vào cấp chỉ huy quân đoàn, hành chánh và cảnh sát. Nông dân ở miền đồng bằng sông Cửu Long thấy mình bị cai trị bởi những tỉnh trưởng, hạt trưởng, bởi những viên chức hành chánh ngoại lai và thường là cao ngạo và tham nhũng..."
John Cooney (1985) viết[7]:
"Khả năng tham nhũng ở Việt Nam rất cao và cũng làm hại tới uy tín của tổ chức cứu trợ. Drew Parson ước tính chỉ trong năm 1955 chính quyền Eisenhower đã bơm vào Việt Nam trên 20 triệu đô-la viện trợ giúp người tị nạn Công giáo. Không thể tránh được, có quá nhiều gắn ghép và tham nhũng trong việc phân phối thực phẩm, thuốc men, và các đồ dùng khác tới các làng mạc. Tờ National Catholic Reporter đã phúc trình những sự lạm dụng của Tổ chức Cứu trợ Công giáo trong nhiều bài mà một bài có đầu đề là: "Việt Nam 1965-1975. Vai trò của Tổ chức Cứu trợ Công giáo: Công trình của Chúa – hay của CIA?" Những sự lạm dụng bị phanh phui gồm có: dùng viện trợ để truyền đạo, chỉ giúp những người Công giáo tuy viện trợ là cho tất cả mọi người, đồng nhất hóa với quân lực, và đem cho binh lính Mỹ và Việt thay vì cho dân sự như mục đích của viện trợ."
Ông là người Công giáo cuồng tín (một Đại phán quan toà án Dị giáo Tây ban Nha thời Trung cổ) như ông đã tự nhận mà Bernard B. Fall đã trích dẫn lời Ngô Đình Diệm tự nhận như sau[14]:
"...Tính hiếu chiến của ông Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này: Đức tin của ông ta ít có tính chất từ ái của các tông đồ hơn là tính hiếu chiến tàn nhẫn của một Đại Phán quan Tây Ban Nha của Tòa án Dị giáo (Torquemada); và quan điểm của ông ta về chính quyền thì ít có tính chất của một tổng thống theo hiến định của một nước cộng hòa hơn là một bạo chúa theo truyền thống quan lại phong kiến. Một người Pháp theo Công giáo khi nói chuyện với ông ta muốn nhấn mạnh về ảnh hưởng văn hóa Pháp đối với ông Diệm đã nhấn mạnh những từ như 'tín ngưỡng của chúng ta', thì Diệm thản nhiên trả lời rằng: 'Ông biết mà, tôi tự coi tôi như là một người Công giáo Tây Ban Nha', có nghĩa là ông ta là một đứa con tinh thần (của Giáo hội La Mã) của một đức tin hung hăng, hiếu chiến hơn là một tín đồ dễ dãi và khoan dung giống như người Pháp theo hệ phái Công giáo Gallican."
Ngô Đình Diệm chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam. Ông nói: "Nếu quý vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam" [15].
Có những nguồn tin rằng vào nửa cuối năm 1963, Ngô Đình Diệm bắt đầu xem xét khả năng bắt tay với Bắc Việt - Hồ Chí Minh đề xuất khả năng thành lập chính quyền liên bang[16][17].
Nhiều người cho rằng chính thái độ cương quyết chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam đã là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng 11 năm 1963 do một số tướng lĩnh cầm đầu với sự ủng hộ của Mỹ. [cần dẫn nguồn]
Thomas D. Boettcher (1985) có nhận định khác[18]:
"Trong 10 đô la viện trợ thì 8 được dùng cho nội an chứ không dùng cho công tác chiến đấu chống du kích Cộng sản hay cải cách ruộng đất. Diệm lo lắng về những cuộc đảo chánh hơn là Cộng sản. ...Như là hậu quả của những biện pháp đàn áp càng ngày càng gia tăng, sự bất mãn của quần chúng đối với Diệm cũng càng ngày càng tăng, bất kể là toan tính của Diệm dập tắt sự bất mãn này trong mọi cơ hội. Hàng triệu nông dân ở những vùng quê trở thành xa lạ đối với Diệm. Không lạ gì, hoạt động của Cộng sản gia tăng cùng với sự bất mãn của quần chúng. Và những biện pháp đàn áp của Diệm cũng gia tăng theo cùng nhịp độ. Nhiều ngàn người bị nhốt vào tù. Cho tới năm 1960, điều khác biệt duy nhất giữa hai chính quyền Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh là ở những lá cờ của họ."

[sửa] Cái chết

Thi thể Diệm sau chiếc APC M-113, đã bị bắn chết trên đường đến tổng hình dinh quân đội.
Sau khi trải qua những giờ cuối cùng ở nhà thờ Cha Tam (Chợ Lớn), ông tự nộp mình cho lực lượng đảo chính sáng ngày 2 tháng 11. Trên đường bị chở về Bộ Tổng tham mưu, hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu bị một sĩ quan trong lực lượng đảo chính (Có nhiều tài liệu cho rằng Đại úy Nguyễn Văn Nhung theo lệnh của Tướng Dương Văn Minh) sát hại (đến nay nguyên nhân vụ ám sát này vẫn chưa rõ là do tư thù hay do lệnh của Hoa Kỳ). Sau đó hai ông được chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (vị trí ở đường Điện Biên Phủ cắt với đường Hai Bà Trưng, ngày nay là Công viên Lê Văn Tám). Áo quan của Ngô Đình Diệm hình hộp, áo quan của Ngô Đình Nhu có nắp tròn. Một nhân chứng thời kỳ này giải thích vì người thân của hai ông đi mua vội quan tài nên chỉ mua được một chiếc hạng tốt dành cho ông Diệm, còn chiếc hạng vừa dành cho ông Nhu. Trong khoảng thập niên 1980, do nhu cầu phát triển đô thị trong nội đô Sài Gòn, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi được di dời về nghĩa trang Lái Thiêu (nghĩa trang nhân dân số 6B) ngày nay. Mộ hai ông nằm hai bên mộ thân mẫu, bà Phạm Thị Thân, ngoài ra, mộ ông Ngô Đình Cẩn cũng được dời về gần đó. Mộ hai ông ban đầu không có tên mà chỉ ghi tên thánh và "Huynh" (chỉ ông Diệm) hoặc "Đệ" (ông Nhu), sau đó, theo đề nghị của một số người, mộ đã được đề đích danh[19].

[sửa] Chú thích
^ Theo [1], [2]. Có tài liệu cho rằng Ngô Đình Diệm sinh ngày 27 tháng 7 năm 1897 tại Đại Phong (Phuong) hay Đại Phong Lộc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
^ Ngô Đình Khôi là cựu Tổng đốc Quảng Nam, bị tiếng tham nhũng, chết năm 1945. Trong Cách mạng tháng Tám, Ngô Đình Khôi bị Việt Minh bắt giữ và xử tử. Cùng bị bắt giữ đợt này là Phạm Quỳnh và Ngô Đình Huân, con trai Ngô Đình Khôi và là cựu Thanh tra Lao động trong chính phủ bảo hộ của Pháp. Sau khi bị xử tử, xác của Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh được chôn chung trong một hố. Nguồn: Hồi kí Hoành Linh Đỗ Mậu, hồi 7.
^ Hồi kí Hoành Linh Đỗ Mậu, hồi 6.
^ Trần Gia Phụng. "Ngô Đình Diệm và hội Tam Điểm". Truyền thông số 24. St Leonard, Canda, 2007. Trang 33-35.
^ Theo Hồi ký Đỗ Mậu.
^ a b Mạn đàm với Đại tướng Cao Văn Viên- Lâm Lễ Trinh
^ a b John Cooney, The American Pope: The Life and Times of Francis Cardinal Spellman, A Dell Book, New York.
^ Dennis Bloodworth (1970), An Eye For The Dragon, Farrar Publisher, Straus & Giroux, New York, p. 209.
^ Avro Manhattan (1984), Vietnam: Why Did We Go?, Chick Publication, California, pp. 56 - 89.
^ Noam Chomsky và Edward S. Herman (1979), The Political Economy of Human Rights, Vol I, Black Rose Books, Canada, pp. 30, 302-303.
^ Ông Ngô Đình Diệm bỏ lỡ "cơ hội" trong bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư Đặng Phong trên BBC ngày 20 tháng 12 năm 2006]
^ Richard J. Barnet, Intervention and Revolution,
^ Neil Sheehan (1989), A Bright Shining Lie, Vintage Books, New York, p. 143.
^ Bernard B. Fall (1967), The Two Viet-Nams, Frederik A. Praeger Publisher, New York , p. 236.
^ Cố tổng thống Ngô Đình Diệm với những bài học lịch sử
^ They Shoot Allies, Don't They? When 25 Years Ago, Ngo Dinh Diem Was Assassinated His Supporters Blamed the United States. They Were Right, Francis X. Winters, National Review, Vol. 40, November 25, 1988
^ Choosing War: The Lost Chance for Peace and the Escalation of War in Vietnam, Fredrik Logevall, University of California Press
^ Thomas D. Boettcher (1985), Vietnam: The Valor and the Sorrow, Little Brown & Company, Boston, p. 150.
^ Phạm Cường, “Kể chuyện dời mộ ở Sài Gòn”, Viet Nam Net, 18 tháng 8 năm 2005. Truy cập 13 tháng 11 năm 2008.

[sửa] Xem thêm
Chiến tranh Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam

[sửa] Liên kết ngoài
They Shoot Allies, Don't They? When 25 Years Ago, NGO Dinh Diem Was Assassinated His Supporters Blamed the United States. They Were Right Francis X. Winters; National Review, Vol. 40, November 25, 1988.
Tổng thống Ngô Đình Diệm
Trước:Bửu Lộc
Thủ tướng Quốc gia Việt Nam(16 tháng 6, 1954-26 tháng 10, 1955)
Sau:Nguyễn Ngọc Thơ (Việt Nam Cộng Hòa, tháng 11, 1963)
Trước:Bảo Đại(Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam)
Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa(26 tháng 10, 1955-1 tháng 11, 1963)
Sau:Dương Văn Minh(Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng)
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Di%E1%BB%87m
Thể loại: Bài cần sửa lại Học sinh Quốc học Huế Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Thủ tướng Việt Nam Chính khách Việt Nam bị ám sát Quan nhà Nguyễn Người Huế Người Quảng Bình Dòng họ Ngô Đình Sinh 1901 Mất 1963
Xem
Bài viết
Thảo luận
Sửa đổi
Lịch sử
Công cụ cá nhân
Đăng nhập / Mở tài khoản

if (window.isMSIE55) fixalpha();
Xem nhanh
Trang Chính
Cộng đồng
Thời sự
Thay đổi gần đây
Bài viết ngẫu nhiên
Trợ giúp
Quyên góp
Tìm kiếm

Gõ tiếng Việt
Tự động [F9] Telex (?) VNI (?) VIQR (?) VIQR* Tắt [F12]
Bỏ dấu kiểu cũ [F7] Đúng chính tả [F8]
Công cụ
Các liên kết đến đây
Thay đổi liên quan
Các trang đặc biệt
Bản để in ra
Liên kết thường trực
Chú thích trang này
Ngôn ngữ khác
Bahasa Indonesia
Български
Català
Česky
Dansk
Deutsch
English
Español
فارسی
Français
한국어
Ido
Italiano
Magyar
Македонски
Nederlands
日本語
‪Norsk (bokmål)‬
Occitan
Polski
Português
Русский
Simple English
Slovenčina
Slovenščina
Suomi
Svenska
Türkçe
中文


Sửa đổi lần cuối lúc 08:35, ngày 23 tháng 3 năm 2009.
Tất cả nội dung được phép sử dụng theo Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (xem Quyền tác giả để biết thêm chi tiết).Wikipedia® là nhãn hiệu đăng ký bởi Tổ chức Quỹ

No comments: