Sunday, March 29, 2009

NGÔ QUANG TRƯỞNG * WIKIPEDIA

Ngô Quang Trưởng
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Quang_Tr%C6%B0%E1%BB%9Fng

Ngô Quang Trưởng (13 tháng 12 năm 192922 tháng 1 năm 2007) là một trung tướng trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, phục vụ trong những năm 19541975. Ông được một số người xem là người hùng Quảng Trị khi đánh bật quân Giải phóng miền Nam, tái chiếm Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Mục lục[ẩn]
1 Con đường binh nghiệp
2 Các tác phẩm quân sự
3 Nhận định về Ngô Quang Trưởng
4 Tham khảo
5 Chú thích
6 Liên kết ngoài
//

[sửa] Con đường binh nghiệp
Ngô Quang Trưởng tốt nghiệp Khóa 4 Liên trường Võ khoa Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức năm 1954, ra trường được bổ nhiệm đại đội trưởng đại đội 1, Tiểu đoàn 5 Nhảy dù.
Năm 1955, ông tham gia cuộc tiễu trừ lực lượng Bình Xuyên và được đặc cách thăng cấp trung úy tại mặt trận.
Năm 1963, ông thăng cấp đại úy.
Năm 1964, ông thăng cấp thiếu tá và được bổ nhiệm Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù (TĐ5ND). Cùng năm 1964, TĐ5ND do ông chỉ huy trực thăng vận nhảy vào mật khu Đỗ Xá, thuộc quận Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi, phá vỡ căn cứ địa của Bộ Tư lệnh Mặt Trận B1 của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTGPMNVN), tịch thu 160 súng đủ loại.
Năm 1965, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù do ông chỉ huy trực thăng vận nhảy vào mật khu Hắc Dịch, thuộc vùng núi ông Trinh, tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa), căn cứ của Công Trường 7 MTGPMNVN. Sau hai ngày chạm súng và gây thiệt hại nặng cho hai Trung Đoàn Q762 và Q762 thuộc Công Trường 7, ông được đặc cách thăng cấp trung tá tại mặt trận và được tưởng thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
Năm 1965 sau trận Hắc Dịch, ông được bổ nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Lữ Đoàn Nhảy Dù. Đến cuối năm 1965, bổ nhiệm Tham mưu trưởng Sư Đoàn Nhảy Dù. Ông được thăng cấp đại tá (năm 1966) khi giữ chức Tư lệnh phó Sư đoàn Nhảy Dù.
Năm 1966, sau biến cố bạo động miền Trung, ông được bổ nhiệm tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh (SĐ1BB), dưới quyền chỉ huy của tư lệnh Quân đoàn I, thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm.
Năm 1967, các đơn vị thuộc SĐ1BB do ông chỉ huy, gồm Đại Đội Hắc Báo Trinh Sát, cùng Chi Đoàn 2/7 Thiết Vận Xa M113, tăng phái Tiểu Đoàn 9 Nhảy dù do Thiếu tá Nguyễn Thế Nhã chỉ huy, tấn công và phá vỡ hạ tầng cơ sở và toàn bộ lực lượng du kích địa phương thuộc mặt trận Lương Cổ-Đồng Xuyên-Mỹ Xá thuộc quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Sau trận này ông thăng cấp chuẩn tướng.
Năm 1968, các đơn vị thuộc SĐ1BB do ông chỉ huy, tăng phái Chiến Đoàn I Nhảy Dù (gồm các Tiểu Đoàn 2, 7 và 9 Nhảy Dù) do Trung tá Lê Quang Lưởng chỉ huy đã phòng thủ thành công tại Huế trong 26 ngày (30 tháng 1 đến 24 tháng 2, 1968). Các đơn vị này đẩy bật các đơn vị xung kích của Quân Giải phóng miền Nam, gồm Đoàn 5 (các Tiểu Đoàn K4A, K4B, TĐ 12 đặc công nội thành, Thành Đoàn Huế) Đoàn 6 (các Tiểu Đoàn K41, K6, TĐ 13 đặc công nội thành Huế, các Đại đội đặc công 15,16,17,18, tăng cường một đại đội súng phòng không 37mm, hai đại đội du kích quận Hương Trà, Phong Điền, hai đại đội biệt nội thành Huế), và hai Tiểu Đoàn 416,418 thuộc Đoàn Cù Chính Lan (Đoàn 9). Tướng Trưởng và các đơn vị của ông đã giữ vững Huế và gây thiệt hại nặng nề cho các đơn vị tấn công Huế. Sau trận Mậu Thân ông được đặc cách thăng cấp thiếu tướng (tháng 5 năm 1968) và được bổ nhiệm chức vụ tư lệnh Quân đoàn IV, Quân khu IV.
Tháng 11 năm 1970 ông được thăng cấp trung tướng.
Năm 1972, Quân Giải phóng miền NamQuân đội Nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Trị-Thiên. Lực lượng Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Quân khu I đã bị nhiều tổn thất. Tướng Ngô Quang Trưởng được điều động vào chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I và Quân khu I thay thế tướng Hoàng Xuân Lãm. Quân khu I được tăng cường toàn bộ lượng tổng trừ bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và được sự yểm trợ tầm xa bởi Hạm đội 7 Hoa Kỳ, đẩy lui và tái chiếm Thành cổ Quảng Trị và tất cả các phần đất bị chiếm phía Nam sông Mỹ Chánh, gây nhiều thiệt hại cho các đơn vị Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Năm 1975, Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Huế-Đà Nẵng. Với chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I và Quân khu I, ông được lệnh tử thủ Huế, nhưng sau ít lâu lại nhận lệnh di tản toàn bộ Quân đoàn I vào Đà Nẵng. Do thiếu chuẩn bị và sụp đổ tinh thần, cuộc di tản hoàn toàn thất bại, tổn thất toàn bộ lực lượng quân sự và cơ giới của Quân đoàn I trong thời gian rất ngắn, không vì giao tranh nhưng vì hỗn loạn và đào ngũ. Thiệt hại đáng kể nhất là việc quân đội Việt Nam Cộng Hòa mất hoàn toàn quyền kiểm soát vùng lãnh thổ có 3 triệu dân, và việc tan rã 4 sư đoàn quân chủ lực, trong đó có hai sư đoàn thuộc hàng thiện chiến nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòaSư đoàn 1 Bộ BinhSư đoàn Thủy quân Lục chiến, đưa đến sụp đổ toàn bộ miền Nam một cách nhanh chóng bất ngờ. Ông vào Sài Gòn và khai bệnh, dưỡng bệnh tại Sài Gòn cho đến khi Sài Gòn thất thủ. Ông di tản cùng gia đình qua Hoa Kỳ, định cư tại tiểu bang Virginia.
Ông cũng là một trong số ít tướng lãnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa được đánh giá là thanh liêm trong sạch "Nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng".
Trung tướng Ngô Quang Trưởng từ trần vào lúc 3 giờ 20 sáng ngày 22 tháng 1 năm 2007 tại Virginia[1].

[sửa] Các tác phẩm quân sự
Bắt đầu năm 1979, theo lời mời của Trung tâm Quân sử Quân lực Hoa Kỳ (U.S. Army Center of Military History), ông ghi lại kinh nghiệm chiến đấu qua 3 quyển sách hiện còn lưu trữ tại trung tâm kể trên.
"The Easter Offensive of 1972" (1983),
"Territorial Forces" (1984), và
"RVANF and US Operational Cooperational Coordination" (1984).

[sửa] Nhận định về Ngô Quang Trưởng
Trong hồi ký It does not take a hero của Đại tướng H. Norman Schwarzkopf, nguyên Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung Đông và tư lệnh quân đội đồng minh trong chiến dịch Bão Sa Mạc 1991, tướng Schwarzkopf viết "...General Truong is the most brilliant tactical commander I'd ever known ...", tạm dịch "Trung tướng Trưởng là người chỉ huy chiến thuật kiệt xuất nhất mà tôi từng được biết".
Tướng Schwarzkopf cũng viết "...Colonel Ngo Quang Truong was General Dong's chief of staff. He did not look like my ideas of a military genius: only five feet seven, in his midforties, very skinny, with hunched shoulders and a head that seemed too big for his body. His face was pinched and intense, not at all handsome, and there was always a cigarette hanging from his lips. Yet he was revered by his officers and troops- and feared by those North Vietnamese commanders who knew his ability. Any time a particular tricky operation came up, Dong put him in commamnd." Tạm dịch: "Đại tá Ngô Quang Trưởng là tham mưu trưởng của tướng Đống [Dư quốc Đống]. Ông ta không giống hình ảnh một thiên tài quân sự mà tôi thường nghĩ đến: cao chỉ 5 bộ 7 (chừng 1,70 m), ở lứa tuổi giữa bốn mươi, rất ốm, với lưng gù và có cái đầu dường như quá to so với thân hình của ông. Gương mặt ông nhăn nhúm và rắn rỏi, không đẹp trai tí nào cả, và trên miệng ông luôn có điếu thuốc lá. Thế mà ông được những viên chức và binh lính của ông kính nể - và làm kinh sợ những cấp chỉ huy của miền Bắc, những người biết khả năng của ông. Bất cứ khi nào có một chuyện hành quân mưu mẹo đặc biệt nào đó xảy ra, Đống đặt ông vào nhiệm vụ chỉ huy."
Trung tá George W. Smith, nguyên cố vấn Sư đoàn 1 Bộ binh, trong bút ký The Siege at Hue viết: "General Truong was tough, disciplined, and dedicated to his military profession. Unlike many of his contemporaries who had climbed the ranks through political influence, nepotism, or cold, hard cash, he had earned his stars on the battlefield. He was viewed as a self-starter, without a hint of corruption or ego. He was regarded by the Americans as unquestionably the finest senior combat commander in the South Vietnamese army."; tạm dịch: "Tướng Trưởng là một người cứng rắn, kỷ luật và hết lòng với binh nghiệp. Không như một số đồng liêu của ông thăng quan tiến chức bằng quen biết hay lo lót, ông đeo sao trên vai bằng chiến công tại mặt trận. Ông là người cần mẫn, thanh liêm và không tự cao tự đại. Người Mỹ cho rằng ai cũng phải nhìn nhận ông là người chỉ huy chiến đấu tài giỏi nhất của quân đội Nam Việt Nam."
Viết về cuộc lui quân của Quân đoàn I QLVNCH trong tháng 3 năm 1975, tiến sĩ Nguyễn Đức Phương, một cựu sĩ quan trong QLVNCH nhân định như sau: "...hệ thống chỉ huy của Bộ Tư lệnh Quân đoàn I đã không chu toàn trách nhiệm trong giai đoạn khó khăn nhất của một cuộc hành quân...", và nhận định "tướng Trưởng là vị tư lệnh quân đoàn thiếu khả năng điều động một bộ tham mưu hỗn hợp..."
Thiếu tá Phạm Huấn, nhà báo quân đội lão thành của QLVNCH viết "...Những người ngưỡng mộ và kính phục tướng Ngô Quang Trưởng đều nghĩ rằng sự thảm bại này cuộc lui binh của Quân Đoàn I là hậu quả của quyết đinh sai lầm trong chiến lược 'đầu bé đít to' của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng theo thời gian, những bí mật được tiết lộ. Tướng Trưởng cũng là người phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất đối với thất bại trong hai cuộc rút quân tồi tệ, thê thảm từ Huế và Đà Nẵng..."

[sửa] Tham khảo
Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, Tiến Sĩ Nguyễn Đức Phương, nxb Làng Văn, Canada, 2001
Đề Cương Tuyên Truyền Kỷ Niệm 60 Năm Ngày Thành Lập QĐND Việt Nam, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Đảng CSVN, Hà Nội, 2005
Decent Interval, Frank Snepp, Penguin Books, New York, 1980
Những Cột Trụ Chống Giữ Quê Hương, Phan Nhật Nam, nxb Nắng Mới Miền Nam, California, 2003
Những uất hận trong trận chiến mất nước 1975, Đại tá Phạm Huấn, tác giả tự xuất bản, San Jose, 1988
55 ngày & 55 đêm: Cuộc sụp đổ của VNCH, Chính Đạo, Houston: Văn hóa, 1999
It Doesn't Take a Hero, General H. Norman Schwarzkopf, Bantam Books, New York, 1993
The Easter Offensive of 1972, Lt. General Ngo Quang Truong, U.S. Army Center of Military History, Washington, D.C. - Indochina Monograph Series, 1979
The Siege at Hue, George W. Smith, Lynne Rienenr Publishing, London, 1999.

No comments: