Sunday, March 29, 2009

PHẠM VĂN ĐỒNG *WIKIPEDIA




Phạm Văn Đồng

Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Nhiệm kỳ
năm 1955 – năm 1987
Tiền nhiệm
Hồ Chí Minh
Kế nhiệm
Phạm Hùng
Sinh
01 tháng 03,1906 tạiĐức Tân - Mộ Đức - Quảng Ngãi
Mất
29 tháng 04, năm 2000 tạiHà Nội
Phạm Văn Đồng (1 tháng 3, 190629 tháng 4, 2000) là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (19551987).
Ông là một cộng sự của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Ông có một bí danh là Tô.
Mục lục[ẩn]
1 Tiểu sử
2 Gia đình
3 Khen và phê phán
4 Hình ảnh công cộng
5 Chú thích
6 Xem thêm
7 Liên kết ngoài
//

[sửa] Tiểu sử
Phạm Văn Đồng sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông tham gia phong trào bãi khóa chống Pháp của học sinh sinh viên năm 1925, khi Phan Châu Trinh mất. Năm 1926, ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức và gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Đến năm 1929, ông được cử vào Kỳ bộ Nam Kỳ, rồi vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và tham gia đại hội của tổ chức này họp ở Hồng Kông. Tháng 7 năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, đày đi Côn Đảo.
Năm 1936, ông ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt–Trung.
Năm 1945, tại Đại hội Quốc dân Tân trào, ông được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, ông được giữ chức Bộ trưởng Tài chính, Phó Trưởng ban Thường vụ Quốc hội (khóa I).
Tháng 6 năm 1946, ông là Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp) thay cho Nguyễn Tường Tam không nhận nhiệm vụ, nhằm tìm một giải pháp độc lập cho Đông Dương. Tuy nhiên, hội nghị này thất bại bởi sự ngoan cố của thực dân Pháp không chịu trao trả độc lập cho Đông Dương.
Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông được cử làm Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ. Năm 1947 ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ( uỷ viên chính thức từ năm 1949). Từ tháng 7 năm 1949, ông được cử làm Phó Thủ tướng duy nhất.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương/Đảng Lao động Việt Nam lần thứ hai năm 1951, ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng.
Năm 1954, ông là Trưởng phái đoàn Chính phủ dự Hội nghị Genève về Đông Dương. Tháng 9 năm 1954, ông trở thành Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ tháng 9 năm 1955, ông là Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và từ năm 1976 là Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng. Từ năm 1981 đến 1987, ông là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho đến khi về hưu năm 1987. Ông cũng liên tục là đại biểu Quốc hội từ năm 1946 đến năm 1987.
Ông là Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 năm 1986 đến 1997. Ông cùng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười đã tham gia cuộc gặp không chính thức với lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô tháng 9 năm 1990 nhằm bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước sau hơn 10 năm căng thẳng và xung đột.
Ngày 21 tháng 8 năm 1998, thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định số 746/QĐ - TTg bổ nhiệm ông làm chủ tịch danh dự Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng của Việt Nam và nhiều huân chương khác của Liên Xô, Lào, Campuchia, Cuba, Bulgaria, Ba LanMông Cổ.
Về cuối đời, dây thần kinh đáy mắt của ông đã bị teo nên mắt ông mờ dần và ông thường xuyên phải đeo kính đen.
Ông mất tại Hà Nội ngày 29 tháng 4 năm 2000.

[sửa] Gia đình
Ông có vợ là bà Phạm Thị Cúc và một con trai duy nhất là Phạm Sơn Dương, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.Ông đặt tên con trai mình là Sơn Dương để ghi nhớ những ngày tháng kỉ niệm ở chiến khu Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Vợ ông bà Phạm Thị Cúc bị bệnh tâm thần từ năm 1951, theo các bác sĩ nguyên nhân dẫn tới bệnh của bà Cúc là do thời gian dài thiếu thốn tình cảm vợ chồng. Vì lí do đó mà về sau cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã dọn về ở hẳn nhà riêng chứ không thường xuyên ở và làm việc trong khuôn viên Phủ Chủ tịch như trước nữa, cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện chữa chạy của phía Liên Xô bệnh của bà cũng đỡ trầm trọng hơn nhưng vẫn không khỏi được.
Ông đã đặt tên cho hai cháu nội của mình là Phạm Quốc Hoa (trai) và Phạm Quốc Hương (gái).

[sửa] Khen và phê phán
Phạm Văn Đồng được rất nhiều[cần dẫn nguồn] người Việt Nam yêu mến vì cá tính chân thật[cần dẫn nguồn] và bình dị[cần dẫn nguồn] cũng như sự tận tụy cống hiến[cần dẫn nguồn], tài ngoại giao[cần dẫn nguồn].
Tuy nhiên ông cũng bị chê là thiếu quyết đoán trong điều hành đất nước và có người cho là mắc những sai lầm nghiêm trọng đó là:
Ông đã công nhận một bản tuyên cáo của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên các quần đảo biển Đông[cần dẫn nguồn] . Ông đã viết công hàm Việt Nam và cho đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 năm 1958, trong đó có đoạn:

Năm 1958, Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng đã gửi công hàm cho thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai
Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Phạm Văn Đồng gửi thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc về hải phận.
Công hàm này đã là cái cớ cho việc đổ bộ của quân đội Trung Quốc sau này [cần dẫn nguồn] lên các quần đảo mà Việt Nam vốn có chủ quyền từ trước như Hoàng SaTrường Sa.(xem thêm Hải chiến Hoàng Sa 1974). Theo Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 7 tháng 8 năm 1979 thì: Sự diễn giải của Trung quốc về bản công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một sự công nhận chủ quyền của phiá Trung quốc trên các quần đảo là một sự xuyên tạc trắng trợn khi tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc. (Nguồn: Việt Weekly)[cần dẫn nguồn]
Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á, cho rằng công hàm không có sức nặng ràng buộc pháp lý và nếu khi đó Hà Nội có phản đối tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải thì cũng không ngăn được Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.[1]

[sửa] Hình ảnh công cộng
Hiện nay ở thủ đô Hà Nội, tên của ông được đặt cho đoạn đường nối từ ngã tư Xuân Thủy - Phạm Hùng - Hồ Tùng Mậu đến cầu Thăng Long mở đầu cho tuyến đường dẫn từ nội thành Hà Nội tới sân bay quốc tế Nội Bài. Ngoài ra tại Việt Nam, tên ông còn được đặt cho nhiều tuyến đường lớn ở Đà Nẵng, Nha Trang...

[sửa] Chú thích
^ Về lá thư của Phạm Văn Đồng năm 1958, BBC Việt ngữ, 24/1/2008.

No comments: