Nhã Ca
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A3_Ca
Nhã Ca, tên thật là Trần Thị Thu Vân (1939-), là một nữ văn sĩ Việt Nam.
Mục lục
[ẩn]
* 1 Thân thế
* 2 Tác phẩm
* 3 Nhận xét
* 4 Thơ Nhã Ca
* 5 Chú thích
* 6 Liên kết
[sửa] Thân thế
Nhã Ca sinh trưởng tại Huế đến năm 1960 thì vào Sài Gòn nơi bà bắt đầu viết văn. Trong thời gian 1960-1975, 36 tác phẩm của bà được xuất bản gồm nhiều thể loại như thơ, bút ký và tiểu thuyết.
Cũng vì nội dung trong những tác phẩm của bà, sau năm 1975, Nhã Ca bị chính quyền giam hai năm vì tội "biệt kích văn hóa". Chồng bà, nhà văn Trần Dạ Từ, thì bị giam 12 năm. Do sự can thiệp của hội Văn Bút Quốc tế phối hợp với hội Ân xá Quốc tế và thủ tướng Thuỵ Điển Ingvar Carlsson, bà được sang Thuỵ Điển tỵ nạn. Năm 1992 bà cùng gia đình sang California định cư và lập hệ thống "Việt Báo Daily News" tại Quận Cam.
[sửa] Tác phẩm
Nhã Ca mới (1965)
Đêm nghe tiếng đại bác (1966)
Bóng tối thời con gái (1967)
Khi bước xưống (1967)
Người tình ngoài mặt trận (1967)
Sống một ngày (1967)
Xuân thì (1967)
Những giọt nắng vàng (1968)
Đoàn nữ binh mùa thu (1969)
Giải khăn sô cho Huế (1969)
Một mai khi hòa bình (1969)
Mưa trên cây sầu đông (1969)
Phượng hoàng (1969)
Tình ca cho Huế đổ nát (1969)
Dạ khúc bên kia phố (1970)
Tình ca trong lửa đỏ (1970)
Đời ca hát (1971)
Lặn về phía mặt trời (1971)
Trưa áo trắng (1972)
Tòa bin-đing bỏ không (1973)
Bước khẽ tới người thương (1974) v.v...
Phim Đất khổ do Hà Thúc Cần sản xuất và hoàn tất năm 1973, đã một phần dựa theo cuốn Giải khăn sô cho Huế và Đêm nghe tiếng đại bác, do Nhã Ca viết đối thoại.
Tại hải ngoại, bà tiếp tục sáng tác, như:
Hồi ký một người mất ngày tháng
Đường Tự Do Sài Gòn (2006).
Tác phẩm dịch ra ngoại ngữ:
Đêm nghe tiếng đại bác đã được dịch sang tiếng Pháp với tựa Le cannon tonnent la nuit
Đoàn nữ binh mùa thu được Barry Hilton dịch sang tiếng Anh với tựa The Short Timers
Phim Đất khổ được hãng Remis phát hành với tên Land of Sorrows
[sửa] Nhận xét
Trong Văn Học Miền Nam (quyển "Thơ Miền Nam"), nhà văn Võ Phiến đã nhận định về Nhã Ca như sau:
"Sống giữa một thời không còn cấm kỵ, mà sôi nổi, mà cực đoan, Nhã Ca mạnh dạn tự mình chọn lựa tình yêu của mình, con đường hạnh phúc của mình, con đường đời của mình. Bà không ngần ngại bỏ nhà ra đi, đổi họ thay tên, phiêu lưu trong cái nghề viết văn làm báo. Tự do, bà thích nói đến tiếng ấy: tự do trong thể xác, trong đời mình..."
Và văn chương bà, dù là văn chương viết về tuổi trẻ, vẫn trĩu nặng ưu tư. Nghệ thuật của bà là cuộc đời trước mặt. Ở bà, cá nhân là chính trị, là xã hội. Bà có chân dung đầy góc cạnh nhọn, như những bức tranh của Braque, của Picasso.
Nhã Ca là một nhà văn độc lập và bất khuất, bà cũng là một tiêu biểu rõ rệt nhất cho nền văn chương nhân bản của miền Nam trong thời kỳ 1954-1975.[1]
[sửa] Thơ Nhã Ca
...Tôi làm con gái
Một lần yêu người
Một lần mãi mai
Bây giờ chưa thôi
Tôi là con gái
Bao nhiêu tuổi đây
Bấy lần ngây dại
Buồn không ai hay
(trích Nhã ca thứ nhất)
...Chợt tiếng buồn xưa động bóng cây
Người đi chưa dạt dấu chân giày
Bàn tay nằm đó không ngày tháng
Tình ái xin về với cỏ may.
Và lá mùa xanh cũng đỏ dần
Còn đây niềm hối tiếc thanh xuân
Giấc mơ choàng dậy tan hình bóng
Và nỗi tàn phai gõ một lần.
(trích Thanh Xuân)
...Quả phượng vừa khô trên nhánh cao
Cây vừa hiu quạnh cổng trường sâu
Tôi về ngó lại thời con gái
Thành phố già nua những gốc sầu
Tóc hết thời xanh, tuổi hết dài
Hồn bưng bình mật đắng tương lai
Xa chàng thức dậy khi chiều tối
Những ngón tay mềm vuốt mặt tôi
(trích Bàn tay chàng)
[sửa] Chú thích
1. ^ Theo web damau [1]
[sửa] Liên kết
* [2] Vietnam Literature Project
* [3] trang về Nhã Ca
* Tác phẩm Nhã Ca Trên Việt Nam thư quán
* Tác phẩm Nhã Ca Trên Đặc trưng
No comments:
Post a Comment