Friday, March 27, 2009

WIKIPEDIA * VĂN TIẾN DŨNG

http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_Ti%E1%BA%BFn_D%C5%A9ng


Văn Tiến Dũng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Văn Tiến Dũng
2 tháng 5, 1917–17 tháng 3, 2002

Đại tướng Văn Tiến Dũng
Biệt danh Lê Hoài
Nơi sinh Xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Nơi mất Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Hà Nội
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ 1945 - 1986
Cấp bậc Đại tướng
Chỉ huy Các chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971)
Trị - Thiên (1972)
Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên (1975)
Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (tháng 4 năm 1975).
Khen thưởng Huân chương Sao Vàng
Huân chương Hồ Chí Minh
Và nhiều huân chương, huy chương khác.


Đại tướng Văn Tiến Dũng (2 tháng 5, 1917 – 17 tháng 3, 2002) là Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1953-1978), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980-1986), một trong những tướng lĩnh danh tiếng của Việt Nam, người chỉ huy trực tiếp chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

[sửa] Tiểu sử

Tướng Văn Tiến Dũng, còn có bí danh là Lê Hoài, sinh ngày 2 tháng 5 năm 1917 tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Nhà nghèo, không ruộng đất, mẹ mất sớm, cậu bé họ Văn theo cha ra Hà Nội. Sau khi cha đột ngột qua đời năm cậu 15 tuổi, Văn Tiến Dũng đành phải bỏ học, ở nhà trợ giúp cho anh làm nghề thợ may. 17 tuổi, Văn Tiến Dũng lại ra Hà Nội làm công cho các xưởng dệt Thanh Văn (Hàng Đào), sau chuyển sang xưởng Đức Xương Long, Cự Chung (Hàng Bông).

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1937. Từ 1939 đến 1944, ông bị thực dân Pháp bắt giam 3 lần, vượt ngục 2 lần. Tháng 11 năm 1939, ông bị Pháp đày đi nhà tù Sơn La. Hai năm sau, trên đường bị địch áp giải từ Sơn La về Hà Nội, ông đã trốn thoát.

Từ tháng 12 năm 1942 đến tháng 3 năm 1943, ông đã hoạt động dưới danh nghĩa nhà sư tại chùa Bột Xuyên (nay thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây). Ông từng đảm nhiệm chức vụ Bí thư Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ năm 1944.

Chính trong thời kỳ này, ông đã làm quen với "cô nương" Nguyễn Thị Kỳ (tên khai sinh là Cái Thị Tám) cùng hoạt động cách mạng và sau đó họ đã trở thành vợ chồng.

Tháng 1 năm 1945, ông bị chính quyền thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.

Tháng 4 năm 1945, ông được cử làm Uỷ viên Thường vụ Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ (Bộ Tư lệnh Quân sự miền Bắc Đông Dương), được phân công phụ trách tổ chức Chiến khu Quang Trung, kiêm Bí thư Khu uỷ Chiến khu Quang Trung. Tháng 8 năm 1945, ông chỉ đạo vũ trang giành chính quyền ở các tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình và Thanh Hoá.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được giao nhiệm vụ lập chiến khu II (gồm 8 tỉnh phía tây bắc và tây nam Bắc Bộ), làm Chính uỷ Chiến khu, tham gia Quân uỷ Trung ương. Tháng 12 năm 1946, ông là Cục trưởng Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam (nay là Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam), Phó bí thư Quân uỷ Trung ương. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông từng là Đại đoàn trưởng kiêm Chính uỷ Đại đoàn 320.

Từ tháng 11 năm 1953 đến tháng 5 năm 1978, ông giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, chỉ gián đoạn một thời gian ngắn vào năm 1954, khi ông làm Trưởng đoàn đại biểu của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trong ủy Ban Liên hiệp đình chiến thi hành Hiệp định Genève.

Ông được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị - Thiên (1972), Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên (1975). Tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh).

Từ tháng 5 năm 1978 đến năm 1986, ông được giao nhiệm vụ làm Phó Bí thư thứ nhất, rồi Bí thư Quân ủy Trung ương. Từ tháng 12 năm 1980 đến 1986, ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng.

Năm 1986, tại Đại hội đảng bộ toàn quân, ông không được bầu làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, do đó không vào được Bộ Chính trị và phải rời cương vị Bộ trưởng Quốc phòng.

Ông được phong hàm thiếu tướng năm 1948, thượng tướng năm 1959 và đại tướng năm 1974.

Ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, và nhiều huân chương, huy chương khác.

[sửa] Liên kết ngoài

* Bốn kỷ vật của Đại tướng Văn Tiến Dũng trên báo Tiền phong
* Chuyện ít biết về các bậc lão thành cách mạng - Kỳ 5 trên báo Tiền phong
* Đại thắng mùa xuân sách trên trang Việt Nam thư quán


Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam
Lê Đức Anh • Lê Văn Dũng • Văn Tiến Dũng • Võ Nguyên Giáp • Đoàn Khuê • Chu Huy Mân • Nguyễn Quyết • Lê Trọng Tấn • Hoàng Văn Thái • Nguyễn Chí Thanh • Phùng Quang Thanh • Phạm Văn Trà
[hiện]
x • t • s
Ủy viên Bộ Chính trị khóa III

Hồ Chí Minh • Lê Duẩn • Trường Chinh • Phạm Văn Đồng • Lê Đức Thọ • Phạm Hùng • Võ Nguyên Giáp • Nguyễn Chí Thanh • Nguyễn Duy Trinh • Lê Thanh Nghị • Hoàng Văn Hoan • Văn Tiến Dũng • Trần Quốc Hoàn


Bộ Chính trị: Danh sách đầy đủ | Khóa I | Khóa II | Khóa III | Khóa IV | Khóa V | Khóa VI | Khóa VII | Khóa VIII | Khóa IX | Khóa X | Tổng bí thư
[hiện]
x • t • s
Ủy viên Bộ Chính trị khóa IV

Lê Duẩn • Trường Chinh • Phạm Văn Đồng • Phạm Hùng • Lê Đức Thọ • Võ Nguyên Giáp • Nguyễn Duy Trinh • Lê Thanh Nghị • Trần Quốc Hoàn • Văn Tiến Dũng • Lê Văn Lương • Nguyễn Văn Linh • Võ Chí Công • Chu Huy Mân


Ủy viên dự khuyết: Tố Hữu • Võ Văn Kiệt • Đỗ Mười

Bộ Chính trị: Danh sách đầy đủ | Khóa I | Khóa II | Khóa III | Khóa IV | Khóa V | Khóa VI | Khóa VII | Khóa VIII | Khóa IX | Khóa X | Tổng bí thư
[hiện]
x • t • s
Ủy viên Bộ Chính trị khóa V

Lê Duẩn • Trường Chinh • Phạm Văn Đồng • Phạm Hùng • Lê Đức Thọ • Văn Tiến Dũng • Võ Chí Công • Chu Huy Mân • Tố Hữu • Võ Văn Kiệt • Đỗ Mười • Lê Đức Anh • Nguyễn Đức Tâm • Nguyễn Văn Linh


Ủy viên dự khuyết: Nguyễn Cơ Thạch • Đồng Sĩ Nguyên

Bộ Chính trị: Danh sách đầy đủ | Khóa I | Khóa II | Khóa III | Khóa IV | Khóa V | Khóa VI | Khóa VII | Khóa VIII | Khóa IX | Khóa X | Tổng bí thư
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_Ti%E1%BA%BFn_D%C5%A9ng”
Thể loại: Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam | Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam | Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam | Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam | Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam | Người Hà Nội | Huân chương Sao Vàng | Sinh 1917 | Mất 2002
Xem

* Bài viết
* Thảo luận
* Sửa đổi
* Lịch sử

Công cụ cá nhân

* Đăng nhập / Mở tài khoản

Xem nhanh

* Trang Chính
* Cộng đồng
* Thời sự
* Thay đổi gần đây
* Bài viết ngẫu nhiên
* Trợ giúp
* Quyên góp

Tìm kiếm

Gõ tiếng Việt
Tự động [F9]
Telex (?)
VNI (?)
VIQR (?)
VIQR*
Tắt [F12] Bỏ dấu kiểu cũ [F7]
Đúng chính tả [F8]
Công cụ

* Các liên kết đến đây
* Thay đổi liên quan
* Các trang đặc biệt
* Bản để in ra
* Liên kết thường trực
* Chú thích trang này

Ngôn ngữ khác

* English
* Español
* Português
* Русский
* 中文

Powered by MediaWiki
Wikimedia Foundation

* Sửa đổi lần cuối lúc 11:39, ngày 19 tháng 3 năm 2009.
* Tất cả n

No comments: