Tuân Nguyễn, số phận trớ trêu của một trí thức
June 4, 2008 by Vietnamica
Nhớ Tuân Nguyễn [NXB Hội Nhà Văn, in năm 2008] là một cuốn sách đáng tìm đọc của năm. Ông là một nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam, với một sự nghiệp văn chương – báo chí thực ra không có gì đáng kể, nhưng suốt 40 năm qua, từ cái ngày phải đi tù vô duyên cớ (1964), Tuân Nguyễn là một cái tên quen thuộc vơi nhiều gia đình trí thức Hà Nội (và với nhiều văn nghệ sĩ gốc Bắc vào sống trong Nam sau 1975). Nhắc đến Tuân Nguyễn, cố giáo sư Cao Xuân Hạo nói: “Khi có ai đó muốn kêu lên ‘Trời ơi sao mà tôi khổ thế?’, thì nhìn vào Tuân Nguyễn sẽ thấy mình chưa phải là người khổ”. Tuân Nguyễn cũng là một trong những người mà Phùng Quán, người có số phận cũng trầm luân không kém, yêu quý nhất (Cuốn sách lần này ra đời cũng có sự góp sức của bà Bội Trâm, vợ ông Phùng Quán).
Vào tháng 10 năm 1964, một năm sau Nghị quyết 9 “chống chủ nghĩa xét lại hiện đại”, Tuân Nguyễn, 31 tuổi, bị bắt sau khi cuốn nhật ký của ông bị ai đó lấy trộm và đem báo cho tổ chức. Từ ngày đó, ông sống trong các trại cải tạo suốt chín năm bảy tháng. Năm 1974, được tha, ông trở về Hà Nội sống lây lất, chủ yếu nhờ vào bạn bè và nhiều việc qua ngày, trong đó có việc đi dọn vệ sinh ở ga Hàng Cỏ. Sau 1975, ông cùng vợ, người kết hôn với ông sau khi ông ra khỏi tù bất chấp phản đối của gia đình, chuyển vào sống ở Sài Gòn cho đến lúc qua đời năm 1983, sau một tai nạn giao thông.
Sự nghiệp viết lách của Tuân Nguyễn không có gì đặc biệt. Nhưng đọc về cuộc đời ông, tôi có rất nhiều cảm giác, xúc động và lạnh người. Hỏi một số bác là bạn hay biết Tuân Nguyễn, tất cả đều nói ông là người quá tốt. Và có thể một lý do khiến nhiều người còn nhớ đến Tuân Nguyễn là vì sự mong manh giữa sống và chết, giữa thành công và hoạn nạn của người dân trong chế độ XHCN, tất cả nằm gọn trong cuộc đời Tuân Nguyễn. Với nhiều trí thức XHCN ở Hà Nội, cụm từ “tai nạn nghề nghiệp” tưởng như được nặn ra từ chính số phận của Tuân Nguyễn.
Posted in review Tagged ngô minh, nguyễn khắc phê, tuân nguyễn, vụ án xét lại 11 Comments
11 Responses to “Tuân Nguyễn, số phận trớ trêu của một trí thức”
No comments:
Post a Comment