http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Chinh
Trường Chinh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào.
Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này.
Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào.
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Trường Chinh (định hướng).
Trường Chinh (1907-1988)
Trường Chinh (9 tháng 2 năm 1907 – 30 tháng 9 năm 1988), tên thật là Đặng Xuân Khu, là một nhà cách mạng và chính trị gia của Việt Nam. Ông đã giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam (là nhân vật duy nhất hai lần giữ chức Tổng Bí thư), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Ông còn là một nhà thơ với bút danh Sóng Hồng.
Mục lục
[ẩn]
* 1 Xuất thân
* 2 Tiểu sử
* 3 Đánh giá
* 4 Một số tác phẩm
* 5 Chú thích
[sửa] Xuất thân
Theo gia phả gia đình Trường Chinh, gia tộc ông có gốc gác họ Trần, thuộc chi Hưng Trí Vương, con trai thứ tư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông nội Trường Chinh, Đặng Xuân Bảng từng đỗ tam giáp tiến sĩ đệ nhất danh và là một học giả rất có tiếng tăm đương thời, để lại nhiều tác phẩm đặc sắc: Độc sử bị khảo (ba tập); Thiện Đình Văn, Thiện Đình Thi; Khâm định tập văn trích yếu; Huấn tử quốc âm ca; Cư gia huấn tắc giới; Cổ kim thiện ác kính (hai tập); Thánh tổ hàn thực diễn ca; Bắc sử thông giám, Nam sử tiên lãm; Sử học bị kháo (bốn tập); Việt sử cương mục tiết yếu (tám tập); Cổ nhân ngôn hành; Nam phương danh vật bị khảo; Huấn tục ca; Tuyên Quang phủ; Như tuyên thi tập...
Đặng Xuân Viện, thân phụ của Trường Chinh, cũng là một học giả được đánh giá cao dù không gặp may mắn trên đường thi cử. Đặng Xuân Viện là một trong những cây bút chính trong nhóm Nam Việt đồng thiên hội, là người biên soạn bộ Minh đô sử (gồm 100 quyển đóng thành sách).
Do truyền thống gia đình, từ nhỏ, Trường Chinh đã làm quen với Tứ thư, Ngũ kinh, thơ Đường và được đào tạo bài bản về văn hóa và lịch sử theo truyền thống Nho học.
[sửa] Tiểu sử
Theo tiểu sử chính thức do Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành, Trường Chinh tên thật là Đặng-Xuân Khu sinh ngày 9 tháng 2 năm 1907, quê ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường), tỉnh Nam Định.
Năm 1925–1926, khi còn là còn học ở bậc Thành Chung, Trường Chinh đã sớm bộc lộ tinh thần yêu nước. ông đã tham gia phong trào đấu tranh đòi ân xá cho Phan Bội Châu, lãnh đạo cuộc bãi khóa ở Nam Định để truy điệu Phan Chu Trinh và bị đuổi học.
Năm 1927, ông chuyển lên Hà Nội, tiếp tục học ở trường Cao đẳng Thương mại và tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1929, tham gia cuộc vận động thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ.Đây chính là bước khởi đầu để Trường Chinh đến với chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1930, ông được chỉ định vào Ban tuyên truyền cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối năm này, ông bị Pháp bắt và kết án 12 năm tù và đày đi Sơn La, đến năm 1936 được trả tự do.
Giai đoạn 1936–1939, ông là Xứ Ủy viên Bắc Kỳ, đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Ủy ban Mặt trận Dân chủ Bắc Kỳ. Năm 1940, làm chủ bút báo Cờ giải phóng, cơ quan của Xứ ủy Bắc Kỳ. Ngoài ra, Trường Chinh còn phụ trách các tờ báo tiếng Pháp như Le Travail, Rassemblement, En Avant và báo Tin tức. Tại Hội nghị Trung ương 7 họp tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 11 năm 1940, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử làm Quyền Tổng Bí thư Đảng thay Nguyễn Văn Cừ.
Tháng 5 năm 1941, tại Hội nghị Trung ương 8 họp tại Cao Bằng, ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, kiêm Trưởng Ban tuyên huấn Trung ương. Năm 1943, ông bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.
Trong giai đoạn chuẩn bị Cách mạng tháng Tám 1945, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng, ông được cử phụ trách Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Cũng vào cuối năm này, Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật nên tuyên bố tự giải tán, chuyển thành Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương do ông làm hội trưởng.
Năm 1951, tại Đại hội lần thứ 2 của Đảng, [đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam], ông được bầu lại vào Ban chấp hành Trung ương và giữ chức Tổng Bí thư cho đến tháng 10 năm 1956.
Năm 1953, ông là Trưởng ban cải cách ruộng đất Trung ương. Tháng 9 năm 1956, trong Hội nghị Trung ương về vấn đề sửa sai cải cách ruộng đất, ông phải từ chức Tổng Bí thư.
Năm 1958, ông được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước. Đến năm 1960, ông lại được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị. Cũng trong năm này, ông được Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu làm Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đến năm 1976, giữ chức vụ này trong Quốc hội Việt Nam thống nhất cho đến năm 1981.
Năm 1981, ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 14 tháng 7 năm 1986, tại Hội nghị đặc biệt Ban Chấp hành Trung ương, ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam thay cho Lê Duẩn vừa mất.
Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, ông rút khỏi các chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước và được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ông được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương khác. Ông qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1988 do tai nạn bất ngờ, thọ 81 tuổi?
[sửa] Đánh giá
Bên cạnh công lao tổ chức lực lượng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám, lâu nay một bộ phận dư luận vẫn xem Trường Chinh là một nhân vật nặng phần bảo thủ, không có sáng tạo gì thật mạnh dạn và mới mẻ. Chính ông đã phê phán quyết liệt việc khoán hộ sản phẩm của Kim Ngọc. Nhưng sau đó, cũng chính ông trong vai trò Tổng bí thư đã chủ động từ chức, nhường chỗ cho Nguyễn Văn Linh ở Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI và tán thành đường lối đổi mới, nhằm đưa đất nước thoát khỏi sự khủng hoảng toàn diện trong vòng 10 năm sau ngày thống nhất. Ông được cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt gọi là "Tổng bí thư của đổi mới"[1]
Trong hồi ký của hầu hết các bậc lão thành cách mạng nước ta đều có những trang hết sức trân trọng dành cho cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Ai cũng coi Trường Chinh như một người thầy, một người bạn lớn trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình. Trường Chinh được đánh giá như một nhà chính trị lỗi lạc, nhà tư tưởng, nhà hoạch định chiến lược tài ba, là nhà văn hoá lớn, là nhà giáo nhân hậu, nhà thơ, nhà báo... Dường như, ở cương vị nào Trường Chinh cũng là người đi tiên phong, mở đường cho các thế hệ sau tiếp bước.
[sửa] Một số tác phẩm
* Vấn đề dân cày (viết chung với Võ Nguyên Giáp) (1938)
* Đề cương văn hóa Việt Nam (1943)
* Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (tháng 3 năm 1945)
* Cách mạng Tháng Tám (1946)
* Kháng chiến nhất định thắng lợi (1947)
* Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam (1948)
* Bàn về cách mạng Việt Nam (1951)
* Thơ Sóng Hồng, tập I (1960), tập II (1974)
[sửa] Chú thích
1. ^ Võ Văn Kiệt, Trường Chinh - Tổng Bí thư của đổi mới, VietNamNet, 29/01/2007
[hiện]
Trường Chinh
Trước:
Nguyễn Hữu Thọ (Quyền Chủ tịch nước) Chủ tịch nước Việt Nam (Hội đồng Nhà nước)
1981 – 1987 Sau:
Võ Chí Công
Trước:
Nguyễn Văn Cừ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
1941 – 1956 Sau:
Lê Duẩn
Trước:
Lê Duẩn Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
1986 Sau:
Nguyễn Văn Linh
Trước:
Tôn Đức Thắng
(Trưởng ban Thường trực) Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
1960 – 1981 Sau:
Nguyễn Hữu Thọ
[hiện]
x • t • s
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Trần Phú • Lê Hồng Phong • Hà Huy Tập • Nguyễn Văn Cừ • Trường Chinh • Hồ Chí Minh (Chủ tịch Ban Chấp hành) • Lê Duẩn • Nguyễn Văn Linh • Đỗ Mười • Lê Khả Phiêu • Nông Đức Mạnh
Bộ Chính trị: Danh sách đầy đủ | Khóa I | Khóa II | Khóa III | Khóa IV | Khóa V | Khóa VI | Khóa VII | Khóa VIII | Khóa IX | Khóa X | Tổng bí thư
[hiện]
x • t • s
Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Trường Chinh • Hoàng Văn Thụ • Hoàng Quốc Việt
Sau Cách mạng Tháng Tám: Hồ Chí Minh • Võ Nguyên Giáp • Hoàng Quốc Việt • Lê Đức Thọ • Nguyễn Lương Bằng
Bộ Chính trị: Danh sách đầy đủ | Khóa I | Khóa II | Khóa III | Khóa IV | Khóa V | Khóa VI | Khóa VII | Khóa VIII | Khóa IX | Khóa X | Tổng bí thư
[hiện]
x • t • s
Ủy viên Bộ Chính trị khóa II
Hồ Chí Minh • Lê Duẩn • Trường Chinh • Phạm Văn Đồng • Hoàng Quốc Việt • Võ Nguyên Giáp • Nguyễn Chí Thanh
Bầu bổ sung: Lê Đức Thọ • Nguyễn Duy Trinh • Lê Thanh Nghị • Hoàng Văn Hoan • Phạm Hùng
Ủy viên dự khuyết: Lê Văn Lương
Bộ Chính trị: Danh sách đầy đủ | Khóa I | Khóa II | Khóa III | Khóa IV | Khóa V | Khóa VI | Khóa VII | Khóa VIII | Khóa IX | Khóa X | Tổng bí thư
[hiện]
x • t • s
Ủy viên Bộ Chính trị khóa III
Hồ Chí Minh • Lê Duẩn • Trường Chinh • Phạm Văn Đồng • Lê Đức Thọ • Phạm Hùng • Võ Nguyên Giáp • Nguyễn Chí Thanh • Nguyễn Duy Trinh • Lê Thanh Nghị • Hoàng Văn Hoan • Văn Tiến Dũng • Trần Quốc Hoàn
Bộ Chính trị: Danh sách đầy đủ | Khóa I | Khóa II | Khóa III | Khóa IV | Khóa V | Khóa VI | Khóa VII | Khóa VIII | Khóa IX | Khóa X | Tổng bí thư
[hiện]
x • t • s
Ủy viên Bộ Chính trị khóa IV
Lê Duẩn • Trường Chinh • Phạm Văn Đồng • Phạm Hùng • Lê Đức Thọ • Võ Nguyên Giáp • Nguyễn Duy Trinh • Lê Thanh Nghị • Trần Quốc Hoàn • Văn Tiến Dũng • Lê Văn Lương • Nguyễn Văn Linh • Võ Chí Công • Chu Huy Mân
Ủy viên dự khuyết: Tố Hữu • Võ Văn Kiệt • Đỗ Mười
Bộ Chính trị: Danh sách đầy đủ | Khóa I | Khóa II | Khóa III | Khóa IV | Khóa V | Khóa VI | Khóa VII | Khóa VIII | Khóa IX | Khóa X | Tổng bí thư
[hiện]
x • t • s
Ủy viên Bộ Chính trị khóa V
Lê Duẩn • Trường Chinh • Phạm Văn Đồng • Phạm Hùng • Lê Đức Thọ • Văn Tiến Dũng • Võ Chí Công • Chu Huy Mân • Tố Hữu • Võ Văn Kiệt • Đỗ Mười • Lê Đức Anh • Nguyễn Đức Tâm • Nguyễn Văn Linh
Ủy viên dự khuyết: Nguyễn Cơ Thạch • Đồng Sĩ Nguyên
Bộ Chính trị: Danh sách đầy đủ | Khóa I | Khóa II | Khóa III | Khóa IV | Khóa V | Khóa VI | Khóa VII | Khóa VIII | Khóa IX | Khóa X | Tổng bí thư
Bài này chưa được xếp vào thể loại nào cả.
Đề nghị những người viết bài hoặc những người hiểu biết về phân loại hãy xếp bài này vào các thể loại phù hợp, rồi bỏ chú thích này đi. Có thể tham khảo trợ giúp nếu thấy cần thiết
No comments:
Post a Comment