Sunday, March 29, 2009

TRẦN LỆ XUÂN WIKIPEDIA

Trần Lệ Xuân
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Trần Lệ Xuân với lực lượng phụ nữ bán quân sự

Trần Lệ Xuân và Lyndon Baines Johnson năm 1961
Trần Lệ Xuân (sinh năm 1924), cũng thường được biết đến là bà Ngô Đình Nhu, là một gương mặt then chốt trong chính quyền Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng hòa cho đến khi anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị lật đổ và ám sát năm 1963.
Mục lục[ẩn]
1 Đệ nhất Phu nhân của Việt Nam Cộng Hòa
2 Sống lưu vong
3 Gia đình
4 Đánh giá
5 Câu nói nổi tiếng
6 Chú thích
7 Xem thêm
8 Liên kết ngoài
//

[sửa] Đệ nhất Phu nhân của Việt Nam Cộng Hòa
Trần Lệ Xuân sinh tại Huế (có tài liệu ghi là Hà Nội). Bà là cháu gái của vua Đồng Khánh và là con của luật sư Trần Văn Chương. Lúc nhỏ bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943 bà kết hôn với Ngô Đình Nhu và cải sang đạo Thiên Chúa, từ bỏ đạo Phật. Bà là dân biểu, chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới, thường được gọi là "Bà Cố vấn" và được coi là Đệ nhất Phu nhân (First Lady) của Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 đến năm 1963 vì Tổng thống Ngô Đình Diệm không lập gia đình.
Trong thời Đệ nhất Cộng hoà của miền Nam Việt Nam, Trần Lệ Xuân bị cho là người lộng quyền. Việc Ngô Đình Diệm để cho bà cũng như Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và người em út Ngô Đình Cẩn tham gia sâu vào việc nước tạo nên hình ảnh gia đình trị độc đoán kiểu phong kiến.
Trong sự kiện Phật Đản năm 1963, ngày 3 tháng 8 năm 1963, trong cuộc nói chuyện với phụ nữ bán quân sự, Trần Lệ Xuân lên tiếng rằng "hoạt động của Phật giáo là một hình thức phản bội xấu xa..."[cần dẫn nguồn]. Về sự tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, bà nhiều lần công khai phát biểu "Vỗ tay hoan nghênh các vụ tự thiêu, nếu ai có thiếu xăng dầu thì tôi sẽ cho" và gọi vụ tự thiêu là "nướng sư" (nguyên văn: I would clap hands at seeing another monk barbecue show)[1]. Trả lời phỏng vấn của ký giả báo New York Times, Trần Lệ Xuân nói: "Tôi còn thách mấy ông sư thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật giáo là phớt tỉnh, không cần biết tới"{{fact}. Các hành động, phát biểu thiếu cân nhắc và quá khích của bà góp phần đổ thêm dầu vào lửa dẫn đến cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hòa của Việt Nam Cộng hòa.
Trần Lệ Xuân cũng là người khởi xướng kiểu áo dài cổ thuyền, khoét sâu (mà dân chúng vẫn gọi nôm na là "áo dài Trần Lệ Xuân") tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới mà những người cổ học lên tiếng phê phán.
Bà còn cho xây dựng tượng Hai Bà Trưng, nhưng với khuôn mẫu Trưng Trắc giống hệt bà còn Trưng Nhị giống hết con gái Lệ Thủy của bà. Ba năm sau ngày bà đi lưu vong, hai tượng này bị đập bỏ. Ngày nay, những cánh rừng do bà khởi xướng trồng trên đường từ Sài Gòn đến rừng Cát Tiên vẫn được nhân dân gọi là rừng Trần Lệ Xuân.

[sửa] Sống lưu vong

Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thủy
Trong tháng 10 năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng con gái Ngô Đình Lệ Thủy đi Hoa KỳRoma với dự định sẽ vạch trần âm mưu lật đổ của Tổng thống KennedyCIA trước công chúng Mỹ.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963 Trần Lệ Xuân và con gái đang trú ngụ tại khách sạn sang trọng Wilshire Hotel ở Beverly Hill, California thì cuộc đảo chính xảy ra, chồnganh chồng bà bị giết.
Ngày 15 tháng 11 năm 1963, Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy rời khỏi Los Angeles để đi Roma sinh sống sau khi phát biểu: "Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi."[cần dẫn nguồn]
Ngày 16 tháng 10 năm 1971, tờ New York Times đưa tin bà bị đánh cướp số nữ trang trị giá trên 32 ngàn dollar tại Roma.
Ngày 9 tháng 5 năm 1975 khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình NBC Trần Lệ Xuân đã tố cáo chính quyền Kennedy can thiệp vào Nam Việt Nam là "nhằm tạo thanh thế và sự ủng hộ cho Đảng Dân chủ [Hoa Kỳ]".
Ngày 2 tháng 11 năm 1986, Trần Lệ Xuân tố cáo Mỹ chơi xấu với gia đình bà trong việc bắt giữ Trần Văn Khiêm (em trai bà) về tội giết cha mẹ là ông bà Trần Văn Chương tại nhà riêng ở Washington, D.C. hồi tháng 7 cùng năm.
Những năm đầu thập niên 1990, Trần Lệ Xuân sống tại vùng Riviera Pháp và thường chỉ trả lời phỏng vấn một lần duy nhất để lấy tiền và vé máy bay khứ hồi cho con gái út qua thăm ông bà ngoại ở Mỹ.
Hiện nay Trần Lệ Xuân đang sống một mình, viết hồi ký tại một trong 2 căn hộ thuộc quyền sở hữu của bà (căn thứ hai cho thuê) trên tầng 11 của một tòa nhà cao tầng gần tháp Eiffel tại Quận 15, thủ đô Paris (Pháp) và cắt đứt mọi quan hệ với các nhân vật chính trị. Hai căn hộ này theo bà là của một nữ bá tước tỉ phú người ÝCapici tặng mặc dù hai người chưa từng gặp nhau.

[sửa] Gia đình
Cha: Luật sư Trần Văn Chương, đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ
Chồng: Ngô Đình Nhu, Cố vấn của Tổng thống
Các con:
Ngô Đình Trác, tốt nghiệp kỹ sư canh nông, 55 tuổi (2007), lấy vợ người Ý, có 4 con (3 trai, 1 gái)
Ngô Đình Quỳnh, tốt nghiệp ESSEC (Trường Kinh tế và Thương mại Pháp), hiện làm cho một công ty Mỹ tại Bruxelles, Bỉ
Ngô Đình Lệ Thủy, trưởng nữ, mất vì tai nạn giao thông tại Paris năm 1968
Ngô Đình Lệ Quyên, tiến sĩ Luật Đại học Roma, không nhập quốc tịch Ý tuy có chồng người Ý. Con trai 7 tuổi (2007) mang họ mẹ trên giấy tờ là: Ngô Đình Sơn.

[sửa] Đánh giá
Đó là một con mụ Đắc Kỷ - Ngô Đình Cẩn[cần dẫn nguồn]
Chị có những suy nghĩ thật táo bạo! - Vũ Ngọc Nhạ[cần dẫn nguồn]
Bà ta là một con rồng cái! - John F. Kennedy[cần dẫn nguồn]

[sửa] Câu nói nổi tiếng
Khi đã lâm vào bước đường cùng rồi thì có lẽ mình cũng phải đi theo Cộng sản chớ![cần dẫn nguồn]

[sửa] Chú thích
^ O'Biren, Michael. "John F. Kennedy: A Biography". Macmillan. Tr.859

[sửa] Xem thêm
Sự kiện Phật Đản năm 1963
Thích Quảng Đức

[sửa] Liên kết ngoài
Bài trên Vietnamnet
Hoàng Trọng Miên, Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân, tiểu thuyết
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_L%E1%BB%87_Xu%C3%A2n
Thể loại: Việt Nam Cộng Hòa Chính khách Việt Nam Người Pháp gốc Việt Sinh 1924

No comments: