Friday, March 27, 2009

THƯ VIỆN CỘNG ĐỒNG

http://thuviencongdong.org/index.php?option=com_content&view=article&id=402:nhng-bi-mt-v-cuc-chin-tranh-vit-nam&catid=28:lch-s-vn-hoa&Itemid=22

Lịch sử - Văn hóa NHỮNG BÍ MẬT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM
NHỮNG BÍ MẬT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Tuesday, 18 September 2007 23:38 Thanh Lam
E-mail Print PDF
Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) là cuốn hồi ký của Daniel, xuất bản năm 2002, đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất, gây xôn xao nước Mỹ. Cuốn sách kể lại cuộc hành trình đi tìm sự thật của Dan và phanh phui những âm mưu dối trá của Tổng thống Nixon và Lầu Năm Góc về cuộc chiến tranh Việt Nam, bắt đầu từ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, (tháng tám năm 1964). Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc có một góc nhìn đa diện hơn về cuộc chiến và qua đó thấy rõ tâm lòng của một người ở phía bên kia chiến tuyến đối với đất nước nhỏ bé này.

Daniel Ellsberg (ảnh tư liệu của Nguyễn Học)
Dịch giả: Tĩnh Hà - Kiều Oanh
Đánh máy: Mõ Hà Nội (Nguyễn Học)
Nguồn: Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2006

Lời giới thiệu
Năm 1971, Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc từng tham chiến ở Việt Nam, đã cho công bố 7.000 trang tài liệu tối mật cho báo chí, tạo nên một làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam mạnh mẽ chưa từng có tại Mỹ. Nhận bằng tiến sĩ Kinh tế Đại học Harvard năm 1962, nhưng số phận lại đưa ông đến làm việc ở Bộ Quốc phòng và sau đó ông được phái sang chiến trường Việt Nam.
Sau hơn 3 năm ở Việt Nam, làm việc cho cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, năm 1967, Daniel trở về Mỹ, ông được phân vào nhóm nghiên cứu tối mật về hoạch định chính sách đối với Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara. Tại đây, ông đã được trực tiếp tiếp xúc với các tài liệu mật của Nhà Trắng và biết rõ kế hoạch muốn leo thang chiến tranh Việt Nam của Tổng thống, mặc dù bề ngoài Nixon và bộ sậu của ông ta ra sức nói dối để bao che cho hành động leo thang và kéo dài cuộc chiến của mình.
Là một người yêu chuộng hoà bình và đã từng có thời gian tham chiến tại Việt Nam, hiểu rõ bản chất phi nghĩa của cuộc chiến, Dan đã đánh cược cả cuộc đời mình, sao chụp 7.000 trang tài liệu của Hồ sơ Lầu Năm Góc. Ông bắt đầu công việc này từ năm 1969 và đến năm 1971, ông đã đi đến quyết định làm chấn động nước Mỹ, công bố toàn bộ tài liệu trên tờ Thời báo New York. Dan đã từng nói: Lẽ ra, nếu tôi có thể đưa các tài liệu đó ra từ khi tôi mới vào làm việc tại Lầu Năm Góc và Nhà Trắng, vào năm 1964-1965, thì có thể những tài liệu đó đã góp phần ngăn chặn cuộc chiến".
Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) là cuốn hồi ký của Daniel, xuất bản năm 2002, đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất, gây xôn xao nước Mỹ. Cuốn sách kể lại cuộc hành trình đi tìm sự thật của Dan và phanh phui những âm mưu dối trá của Tổng thống Nixon và Lầu Năm Góc về cuộc chiến tranh Việt Nam, bắt đầu từ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, (tháng tám năm 1964).
Tháng Ba năm 2006, Daniel trở lại thăm Việt Nam, và được trao Kỷ niệm chương "Vì hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc", tôn vinh những cống hiến không mệt mỏi của ông đã góp phần thức tỉnh dư luận về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Ông đã cho phép Nhà xuất bản Công an nhân dân dịch và xuất bản cuốn hồi ký của mình.
Sau một thời gian làm việc, cuốn sách đã đến tay bạn đọc.
Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc có một góc nhìn đa diện hơn về cuộc chiến và qua đó thấy rõ tâm lòng của một người ở phía bên kia chiến tuyến đối với đất nước nhỏ bé này.
Nhà xuất bản Công an nhân dân xin trân trọng giới thiệu.
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

Giới thiêu về nôi dung

Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam (Hồi Ức Về Việt Nam Và Hồ Sơ Lầu Năm Góc):
Chúng ta đã chờ đợi 30 năm để Daniel Ellisberg kể về câu chuyện khác thường của ông và đó là một câu chuyện thực sự đáng để chúng ta chờ đợi. Ông là một người trong cuộc, người đã trải qua nhiều năm ở Việt Nam, đã chứng kiến sự lừa dối và giả tạo của cơ quan chính phủ cao nhất của nước Mỹ và có thể nói với chúng ta về những điều đó một cách chi tiết. Cuộc hành trình của ông là cả một chuyến đi đầy kịch tính. Cuốn sách đem đến cho độc giả một sự hiểu biết sâu sắc về chính trị và đạo đức - không những thực tế mà còn đầy cảm hứng.
Năm 1971, Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc từng tham chiến ở Việt Nam, đã cho công bố 7000 trang tài liệu tối mật cho báo chí, tạo nên một làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam mạnh mẽ chưa từng có tại Mỹ. Nhận bằng tiến sĩ kinh tế Đại Học harvard năm 1962, nhưng số phận lại đưa ông đến làm việc ở Bộ Quốc Phòng và sau đó ông được phải sang chiến trường Việt Nam.
Sau hơn 3 năm ở Việt Nam, làm việc cho cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, năm 1967, Daniel trở về Mỹ. Ông được phân vào nhóm nghiên cứu tối mật về hoạch định chính sách đối với Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara. Tại đây, ông đã trực tiếp tiếp xúc với các tài liệu mật của Nhà Trắng và biết rõ kế hoạch muốn leo thang chếin tranh Việt nam của Tổng thống, mặc dù bề ngoài Nixon và bộ sâu của ông ta ra sức nói dối để bảo vệ bao che cho hành động leo thang và kéo dài cuộc chiến của mình.
Là một người yêu chuộng hoà bình và đã từng có thời gian tham chiến tại Việt Nam, hiểu rõ bản chất phi nghĩa của cuộc chiến, Dan đã đánh cược cả cuộc đời mình, sao chụp 7000 trang tài liệu Hồ sơ Lầu Năm Góc. Ông bắt đầu công việc này từ năm 1969 và đến năm 1971, ông đã đi đến quyết định làm chấn động nước Mỹ, công bố toàn bộ tài liệu trên Thời báo New York. Dan đã từng nói: "Lẽ ra, nếu tôi có thể đưa các tài liệu đó ra từ khi tôi mới vào làm việc tại Lầu Năm Góc và Nhà Trắng vào năm 1964 - 1965, thì có thể những tài liệu đó đã góp phần ngăn chặn cuộc chiến."
Tháng Ba năm 2006, Daniel trở lại thăm Việt Nam, và được trao Kỷ niệm chương "vì hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc", tôn vinh những cống hiến không mệt mỏi của ông đã góp phần thức tỉnh dư luận về cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Mục Lục:
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
Phần 1: Giai đoạn mở đầu: Việt Nam 1961
Chương 1: Vịnh Bắc bộ: Tháng Tám năm 1964
Chương 2: Người chiến binh của chiến tranh lạnh, người giữ bí mật
Chương 3: Con đường dẫn tới sự leo thang
Chương 4: Kế hoạch khiêu khích
Chương 5: "Trượt khỏi ván": tháng Bảy năm 1965
Chương 6: Tham gia đội qua lê dương
Chương 7: Việt Nam: Đoàn của Lansdale
Chương 8: Các chuyến đi cùng Vann
Chương 9: Hy vọng tiêu tan
Chương 10: Rạch Kiến
Chương 11: Rời Việt Nam
Chương 12: Cái nhìn lệch lạc
Chương 13: Sức mạnh của chân lý
Chương 14: Chiến dịch năm 1968
Chương 15: Tới Khách sạn Pierre
Chương 16: Khía cạnh đạo đức của cuộc chiến kéo dài
Chương 17: Những người chống lại chiến tranh
Chương 18: Tháo gỡ bế tắc
Chương 19: Giết chóc và cỗ máy nói dối
Phần 2:
Chương 20: Nhân bản tập tài liệu
Chương 21: Bức thư của Rand
Chương 22: Đồi Capitol
Chương 23: Rồi Rand
Chương 24: Kissinger
Chương 25: Quốc hội
Chương 26: Tới Thời Báo New York
Chương 27: Ngày Quốc tế Lao Động năm 1971
Chương 28: Tiến tới ngày 13 tháng Sáu
Chương 29: Chuyển vào hoạt động bí mật
Chương 30: Cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn
Chương 31: Đường đến Watergate
Chương 32: Kết thúc một phiên toà.

(Sưu tầm)

No comments: