http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_H%E1%BB%AFu_An
Nguyễn Hữu An
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Nguyễn Hữu An
Tháng Mười, 1926–9 Tháng Tư, 1995
Thượng Tướng Nguyễn Hữu An
Nơi sinh Xã Trường Yên, huyện Gia Viễn (Hoa Lư), tỉnh Ninh Bình.
Phục vụ Việt Nam
Thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ 1945–1995
Cấp bậc Thượng Tướng
Đơn vị Tiểu đoàn 251
Trung đoàn 174
Sư đoàn 1
Sư đoàn 308
Quân đoàn 2
Chỉ huy Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Tham chiến Kháng chiến chống thực dân Pháp
Chiến tranh Việt Nam
Khen thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất
2 Huân chương Quân công hạng nhất
Huân chương Quân công hạng ba
Huân chương Quân công Giải phóng hạng 3
2 huân chương Chiến công hạng nhất, hạng nhì
Huân chương Chiến thắng hạng nhì
Mục lục [ẩn]
1 Tiểu sử
2 Trong thời kỳ chống Pháp
3 Trong Chiến tranh Việt Nam thời chống Mỹ
4 Trong chiến dịch Hồ Chí Minh
5 Trong Chiến dịch phản công biên giới Tây - Nam Việt Nam
6 Sau chiến tranh
7 Huân chương
8 Chú thích
9 Liên kết ngoài
[sửa] Tiểu sử
Sinh tháng 10 năm 1926 - Mất ngày 9 tháng 04 năm 1995 [[1]]
Năm tham gia cách mạng: Năm 1945.
Năm nhập ngũ: Tháng 8 năm 1945
Ngày vào Đảng, chính thức: Tháng 12 năm 1945.
Năm phong quân hàm cấp tướng: Thiếu tướng năm 1974; Trung tướng năm 1980; Thượng tướng năm 1986.
Cấp bậc, chức vụ cao nhất: Thượng tướng, Tư lệnh Quân đoàn 2, Phó Tổng thanh tra Quân đội, Viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao.
Ông là một trong những vị tướng Việt Nam đã trực tiếp chỉ huy nhiều trận chiến đấu và chiến thắng quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
[sửa] Trong thời kỳ chống Pháp
Nguyễn Hữu An tham gia và trưởng thành trong quân đội từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông đã trực tiếp chiến đấu và chỉ huy các trận đánh ở đèo Bông Lau, Lũng Phầy năm 1949, trong chiến dịch biên giới năm 1950, ông là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 251 chủ công của trung đoàn 174 (trung đoàn Cao Bắc Lạng) tấn công và tiêu diệt đồn Đông Khê, mở đầu thắng lợi cho chiến dịch. Ông đã lần lượt là tiểu đoàn trưởng, trung đoàn phó trong các trận chiến thắng ở Bình Liêu, Vĩnh Phúc, Mộc Châu... Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông là trung đoàn trưởng trung đoàn 174, thuộc đại đoàn 316, ba lần tấn công đồi A1 và sáng 7 tháng 5 năm 1954 trung đoàn 174 dưới sự chỉ huy của ông đã tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm A1, mở đường đánh vào cánh đồng Mường Thanh, kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ.
[sửa] Trong Chiến tranh Việt Nam thời chống Mỹ
Năm 1964 trên cương vị Sư đoàn trưởng, ông dẫn Sư đoàn 325 vào miền Nam chiến đấu. Vào đến Tây Nguyên, do khó khăn về bảo đảm hậu cần và tình hình thay đổi, sư đoàn 325 phân tán; hai trung đoàn xuống khu 5, chỉ còn trung đoàn 101 ở lại mặt trận Tây Nguyên (mang mã hiệu chiến trường B3), ông làm Phó Tư lệnh B3. Ông đã trực tiếp chỉ đạo và chỉ huy trung đoàn 101 diệt gọn tiểu đoàn biệt động “Cọp đen”, rồi lại đánh thiệt hại nặng trung đoàn 44 chủ lực quân lực Việt Nam Cộng hòa, diệt trung tá trung đoàn trưởng trung đoàn này.
Năm 1965 Thượng tá Nguyễn Hữu An là tham mưu phó mặt trận B3 và tại đây, tháng 11 năm 1965, ông đã trực tiếp chỉ huy trận Ia Đrăng, trận đánh nổi tiếng ở thung lũng Ia Đrăng đã tiêu diệt hoàn toàn 1 tiểu đoàn và làm thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn kỵ binh không vận Mỹ. Trận đánh phủ đầu và chiến thắng lực lượng kỵ binh bay của Mỹ khi quân Mỹ vừa vào Việt Nam, một trận thắng mà chính các tướng lĩnh của Mỹ phải thừa nhận "Ia Đrăng - trận đánh đã làm thay đổi cuộc chiến tranh ở Việt Nam"[1]
Năm 1971, ông là tư lệnh sư đoàn 308 tham gia chiến đấu và góp phần cùng các đơn vị khác trong chiến thắng ở mặt trận đường 9-Nam Lào. Sau chiến thắng, ông lại được Quân ủy Trung ương điều sang giúp Mặt trận Pa thét Lào chiến đấu lấy lại Cánh đồng Chum. Đến cuối tháng 6 năm 1972, Quân ủy Trung ương lại điều ông chỉ huy sư đoàn 308 chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị.
[sửa] Trong chiến dịch Hồ Chí Minh
Năm 1975, Thiếu tướng Nguyễn Hữu An là tư lệnh quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang). Quân đoàn 2 dưới sự chỉ huy của ông đã lần lượt giải phóng tỉnh Quảng Trị, thành phố Huế; và cùng với các lực lượng vũ trang quân khu 5, trong 3 ngày đêm đã đánh bại gần 10 vạn lính chủ lực cơ động của quân đội Việt Nam Cộng hòa tại căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng, sau đó ông đã chỉ huy toàn bộ quân đoàn hành quân gần 1000 km để tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, sau khi tiêu diệt tuyến phòng thủ từ xa của quân đội Sài Gòn tại Phan Rang. Trong trận quyết chiến cuối cùng giải phóng Sài Gòn, Quân đoàn 2 do Nguyễn Hữu An chỉ huy là một trong 5 cánh quân đã nhanh chóng cắm lá cờ đỏ lên nóc dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 ngày 30 tháng 4 năm 1975.
[sửa] Trong Chiến dịch phản công biên giới Tây - Nam Việt Nam
Cùng với chỉ huy chiến dịch (tướng Lê Trọng Tấn) và các tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam: tướng Kim Tuấn, tướng Lê Đức Anh, tướng Nguyễn Hữu An trực tiếp cùng binh sỹ tham gia chiến dịch.
Ông là chỉ huy quân đoàn 2 tham gia chiến dịch phản công biên giới Tây - Nam Việt Nam chống quân Khmer Đỏ Pol Pot từ tháng 12 năm 1977 đến khoảng năm 1981.
[sửa] Sau chiến tranh
Ông đã giữ những chức vụ quan trọng trong quân đội như Phó Tổng Thanh tra quân đội, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng và Quyền Tư lệnh Quân khu 2 (1984-1987), Giám đốc Học viện Lục quân (1988-1991), Giám đốc Học viện Quốc phòng (1991-1995).
Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp mệnh danh là "Vị tướng trận mạc".
[sửa] Huân chương
Thượng tướng Nguyễn Hữu An đã được thưởng nhiều huân chương cao quý:
Huân chương Độc lập hạng nhất
2 Huân chương Quân công hạng nhất
Huân chương Quân công hạng ba
Huân chương Quân công Giải phóng hạng 3
2 huân chương Chiến công hạng nhất, hạng nhì
Huân chương Chiến thắng hạng nhì
[sửa] Chú thích
^ Theo cuốn We were soldiers once... and young, Trung tướng Harold G. Moore và nhà báo Joseph L. Galloway. Bản dịch tiếng Việt của Vương Minh Quang dịch, Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1993.
[sửa] Liên kết ngoài
Bài viết về những người đã tham gia cuộc chiến tại Ia Drang-30 năm sau
Bảo Tàng lịch sử quân sự Việt Nam
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_H%E1%BB%AFu_An”
Thể loại: Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam | Học viện Quốc phòng Việt Nam | Người Ninh Bình | Sinh 1926 | Mất 1995XemBài viết Thảo luận Sửa đổi Lịch sử Công cụ cá nhânĐăng nhập / Mở tài khoản Xem nhanh
Trang Chính
Cộng đồng
Thời sự
Thay đổi gần đây
Bài viết ngẫu nhiên
Trợ giúp
Quyên góp
Tìm kiếm
Gõ tiếng Việt
Tự động [F9]
Telex (?)
VNI (?)
VIQR (?)
VIQR*
Tắt [F12]
--------------------------------------------------------------------------------
Bỏ dấu kiểu cũ [F7]
Đúng chính tả [F8]Công cụ
Các liên kết đến đây
Thay đổi liên quan
Các trang đặc biệt
Bản để in ra
Liên kết thường trực
Chú thích trang này
Ngôn ngữ khác
English
Svenska
No comments:
Post a Comment