Sunday, March 29, 2009

LÊ DUẪN * WIKIPEDIA

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Du%E1%BA%A9n

Lê Duẩn (1907-1986)
Lê Duẩn (7 tháng 4 năm 190710 tháng 7 năm 1986) là Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam từ 1960 đến 1976, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1976 đến 1986.
Mục lục[ẩn]
1 Tiểu sử
2 Đánh giá
3 Gia đình
4 Chú thích
5 Liên kết ngoài
//

[sửa] Tiểu sử
Lê Duẩn tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh tại làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sau đó cậu bé Lê Duẩn theo gia đình về sinh sống tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành cùng huyện, ở bên kia dòng sông Thạch Hãn. Khu lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn hiện nay được xây dựng tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành.
Tháng 5 năm 1926, ông làm ở Sở Hỏa xa Đà Nẵng.
Năm 1927, nhân viên thư ký đề-pô Sở Hỏa xa Đông Dương tại Hà Nội.
Năm 1928, ông tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng.
Năm 1929, tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
Năm 1930, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1931, ông là Ủy viên Ban tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ.
Ngày 20 tháng 4 năm 1931, ông bị thực dân Pháp bắt tại Hải Phòng, bị kết án 20 năm tù, bị giam ở các nhà tù Hỏa Lò, Sơn LaCôn Đảo.
Năm 1936, ông được trả tự do, tiếp tục hoạt động cách mạng ở Trung Kỳ. Năm 1937, làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.
Năm 1939, ông được bầu vào Ban thường vụ Trung ương Đảng. Cuối năm 1939, tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 6.
Năm 1940, bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn, bị kết án 10 năm tù và bị đày ra Côn Đảo lần thứ 2. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được đón về đất liền.
Năm 1946, ông được cử làm việc bên cạnh Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.
Từ 1946 đến 1954, ông được cử giữ chức vụ Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (sau đổi thành Trung ương Cục miền Nam). Chức vụ chính quyền của ông chỉ là Trưởng phòng dân quân, trong Bộ Tư lệnh Nam Bộ do Nguyễn Bình làm Tư lệnh.
Năm 1951, tại Đại hội Đảng lần thứ II, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ươngBộ Chính trị. Năm 1952 ông ra Việt Bắc.
Từ 1954 đến 1957, ông được phân công ở lại miền Nam lãnh đạo cách mạng miền Nam.
Cuối năm 1957, ông ra Hà Nội, vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, chủ trì công việc của Ban Bí thư và là Phó Ban chuẩn bị văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng.
Tháng 9/1960, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương.
Tại các Đại hội toàn quốc lần thứ IV (12/1976) và lần thứ V (3/1982), ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư đến khi mất. Ông cũng đảm nhiệm chức Bí thư Quân ủy Trung ương từ năm 1978 đến năm 1984.
Từ Đại hội V do sức khỏe yếu, Trung ương đảng giao bớt một số quyền của ông cho Trường Chinh.
Ông là đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII.
Ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều huân chương khác.
Ông qua đời ngày 10 tháng 7 năm 1986 tại Hà Nội.

[sửa] Đánh giá
Ý kiến chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam coi Lê Duẩn có tầm nhìn chiến lược, có đóng góp nhiều cho đường lối chính trị quân sự của Đảng, nhất là trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thânchiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975[1][2].
Nhưng từ lâu có những ý kiến cho rằng nguyên nhân chính của mười năm tụt dốc và khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt của cả nước sau 1975 bởi sự lãnh đạo trực tiếp của ông. Ông đã có những sai lầm về chính sách kinh tế [3]. Nền kinh tế quan liêu, bao cấp ở Việt Nam thực sự chấm dứt sau khi ông mất. Bên cạnh đó, ông còn bị cho là người chuyên quyền khi nắm giữ vị trí Tổng bí thư (Bí thư thứ nhất từ năm 1960-1986) suốt 26 năm.
Pierre Asselin từng nhận xét về Lê Duẩn: "Ông khao khát quyền lực tuyệt đối. Thông qua việc cô lập ông Hồ, ông Giáp và các đồng minh của họ trong đảng, ông Lê Duẩn đã thiết lập một bộ máy lãnh đạo ở Hà Nội không chỉ trung thành mà còn chung quyết tâm hoàn tất các mục tiêu cách mạng"[4]. Tuy nhiên Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc từ chối cho rằng vai trò của Tướng Giáp bị làm cho lu mờ bởi những thành viên Bộ Chính trị Đảng CSVN trong giai đoạn cuộc chiến tranh miền Nam, cũng như cho rằng không có một sự phân chia ê-kíp trong nội bộ Bộ Chính trị miền Bắc lúc bấy giờ, mà theo đó Tướng Giáp được cho là thuộc phái "chủ hoà"[5].
Di sản tư tưởng chính trị và kinh tế của ông, như ba dòng thác cách mạng, làm chủ tập thể... hiện vẫn đang bàn cãi để có thể có một đánh giá nghiêm túc[6].

[sửa] Gia đình
Ông có hai người vợ:
Bà Lê Thị Sương (25 tháng 12, 1910 -6 tháng 8, 2008)[7] kết hôn năm 1929 ở quê. Có bốn người con:
Lê Hãn, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam
Lê Thị Cừ
Lê Tuyết Hồng
Lê Thị Diệu Muội, tiến sĩ
Bà Nguyễn Thụy Nga, kết hôn năm 1948 tại miền Tây Nam Bộ, do Lê Đức Thọ làm mối, Phạm Hùng làm chủ hôn, khi Lê Duẩn vẫn còn hôn nhân chính thức với người vợ đầu. Sau 1975, bà là Phó Tổng biên tập phụ trách hành chánh trị sự của báo Sài Gòn Giải phóng. Hiện bà sống ở Thành phố Hồ Chí Minh. Có ba người con:
Lê Vũ Anh, lấy giáo sư toán học Viktor Maslov người Nga ở Moskva, mất khi sinh con thứ ba.
Lê Kiên Thành (sinh 1955), tiến sĩ vật lý, nay là doanh nhân.
Lê Kiên Trung (sinh 1958), Cục trưởng Cục Hải quan Tp.HCM (từ tháng 12 năm 2007)

[sửa] Chú thích
^ Nhớ đồng chí Lê Duẩn
^ Tầm nhìn 20 năm và những bài học cho hôm nay
^ www.talawas.org: Tháng 5 năm 2007 nhìn lại
^ BBC: Cuộc đấu tranh trong nội bộ
^ [1]
^ VietNamNet: Cố TBT Lê Duẩn và “Đêm trước đổi mới”
^ Tin buồn đăng trên báo Hà Nội mới số ra ngày 8/8/2008

[sửa] Liên kết ngoài
Tiếng Việt:
Nhìn lại vai trò của ông Lê Duẩn, bài của BBC tiếng Việt
Trò chuyện với con trai cố TBT Lê Duẩn, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, Vietnamnet trò chuyện với ông Lê Kiên Thành, con trai ông Lê Duẩn
Người giải mã hai chữ hạnh phúc
Chuyện về người vợ miền Nam của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5 trên báo Tiền phong
Báo Công an Nhân dân
Cố TBT Lê Duẩn và "làm chủ tập thể"
Tiếng Anh:

No comments: