Friday, March 20, 2009

HUY PHƯƠNG

Ngày Thuyền Nhân 30 Năm Nhìn Lạị..
Huy Phương
Cuộc hành trình vượt biên vĩ đại đi tìm tự do của người Việt Nam, cao điểm nhất là vào năm 1978 cho đến 1988. Trong mười năm ấy, thảm trạng biển Ðông đã làm rúng động lương tâm nhân loại trên thế giới, để cho tất cả loài người hiểu được rằng, vì tự do, chúng ta sẵn sàng hy sinh tất cả. Trong mười năm ấy, dân tộc Việt Nam, mà phần lớn là dân chúng miền Nam, hơn một dân tộc nào hết, chỉ vì Cộng Sản mà thuyền nhân đã trả một giá quá đắt, bằng mạng sống của hàng trăm nghìn người vùi thân dưới đáy biển Ðông.Câu chuyện của những ngày ấy, bây giờ đã được gọi là đã quá xa chưa? Mười, hai mươi năm đã xóa hết dĩ vãng, đã cho chúng ta trở thành một con người khác,
một con người không mang hình ảnh quá khứ nào trong lòng chưa?

Gia đình nào, dù xa, dù gần cũng đều có những mất mát, đau thương, đóng góp, chia sẻ nỗi bất hạnh của cả một dân tộc trong những ngày ấy. Ðứa trẻ mẹ ẵm trên tay ngày nào ngày nay đã ngồi trên ghế đại học, người trung niên trong chuyến tàu vượt biển ngày ấy, hôm nay tóc đã bạc phơ. Những nạn nhân khốn khổ trong chuyến hải hành hôm ấy đã lành những vết thương trên da thịt và cả sâu thẳm trong lòng mình chưa?Chúng ta đã thực quên rồi hay chúng ta không muốn nhớ. Chúng ta mang nợ bao nhiêu người đã bỏ thân trên biển cả, chúng ta lên bờ lành lặn trong khi bao nhiêu con tàu đã không còn để lại dấu vết nào trên mặt biển bao la xanh ngát kia. Cuộc sống hôm nay được thành hình, hạnh phúc, nhưng được như hôm nay, lịch sử đã từng viết những trang đầy máu và nước mắt. Trong những giây phút hãi hùng, tuyệt vọng, đen tối nhất trong cuộc đời của chúng ta cái ngày ấy, chúng ta đã suy nghĩ gì, cầu nguyện gì, gào thét, phẫn hận những gì cho số phận của con người giữa lúc ấy, cho trời đất và với niềm tin của chúng ta?



Chúng ta đã làm được gì để khỏi hổ thẹn với chính tấm lòng và những suy nghĩ của chúng ta giữa cơn nguy nan ấy.Khi lên bờ rồi, chúng ta xăm xăm đi về tương lai phía trước, mà không hề ngoảnh mặt nhìn lui. Cuộc sống bây giờ ổn định, yên vui, hạnh phúc muôn phần. Dĩ vãng hình như chẳng bao giờ vướng mắc trong lòng cũng như ám ảnh trong cuộc sống của chúng ta. Bao nhiêu thân quyến và bạn bè “đồng hội, đồng thuyền” bất hạnh cùng gào thét với ta trong đêm giông bão ấy, bây giờ ở đâu, mất hút như bóng chim cuối chân trời, để chúng ta hạnh phuc hôm nay. Chúng ta có dạy cho con cháu ta rằng chúng ta từ đâu đến, vì sao mà phải ra đi và đã trải qua những nỗi nhọc nhằn, bởi vì chúng ta đã tới đây không phải vì miếng cơm manh áo và vì ý nghĩa của sự tự do bị tước đoạt, nhân phẩm bị dày xéo.



Lẽ nào những ngày ấy, được gọi là “thảm trạng biển Ðông” không còn để lại dấu ấn hay một bài học nào cho chúng ta cũng như thế hệ mai sau hay sao?Ngụy Vũ, anh chàng nghệ sĩ ấy sao còn nặng nợ với quá khứ đến như vậy? Mỗi năm tự mình đứng ra tổ chức NGÀY THUYỀN NHÂN. - Sáng lập Hành Trình Biển Ðông Foundation.- Phát hành hai tuyển tập Chuyện Kể “Hành Trình Biển Ðông”.- Bộ Audio Book gồm 10 CD do anh diễn đọc.- Một bản dịch sang Ðức ngữ đã phát hành tại Ðức quốc.- Bản Anh ngữ “Ricking Death To Find Freedoom…” Sẽ được giới thiệu nhân dịp tổ chức NGÀY THUYỀN NHÂN vào Chủ Nhật ngày 3 tháng 4 năm 2005. Chúng ta cũng biết trong tình trạng xuất bản sách báo, băng nhạc hiện nay không phải là dịch vụ kiếm ra tiền, nhất là sách báo và băng từ về “thảm trạng biển Ðông”, người không liên hệ không thấy gắn bó, người trong cuộc không muốn nhắc lại những chuyện đau lòng. Vậy, chỉ còn lại một tấm lòng, tấm lòng của một người luôn mang mặc cảm mình là người còn mang một món nợ, món nợ không ai đòi, món nợ lương tâm...

Thảm trạng biển Ðông của người Việt Nam là một trang sử đầy máu và nước mắt, một vết chém hằn sâu, ngày nay đã để lại trên thân thể chúng ta một vết sẹo không có gì có thể xóa mờ được. Xin đừng cố quên đi, không có gì phải sợ hãi để xa lánh. Nhớ để khỏi tủi cho vong linh những anh hùng, liệt sĩ, những con dân bất hạnh đã nằm xuống. Nhớ để còn đứng lên tranh đấu cho nhân loại còn quá khổ đau.Em còn nhớ hay em đã quên?


Thật vậy, NGÀY THUYỀN NHÂN năm nào cũng do Hành Trình Biển Ðông Foundation tổ chức vô cùng trang trọng và cảm động…! Riêng năm nay, sẽ còn cảm động hơn, vì đanh dấu 30 năm nhìn lại… Nhìn lại để tưởng nhớ những người đi tìm tự do nhưng mãi mãi không đến được bến bờ… Nhìn lại để nhắc nhở con cháu chúng ta hiểu được những gì mà Cha Mẹ Ông Bà của chúng ta đã trả giá qua Hành Trình Biển Ðông…


Hãy cùng nhau mời gọi để đến tham dự NGÀY THUYỀN NHÂN được tổ chức hằng năm tại phòng sinh hoạt NHẬT BÁO NGƯỜI VIỆT, 11 giờ sáng CHỦ NHẬT NGÀY 3 THÁNG 4 NĂM 2005 Ban tổ chức đã chuẩn bị hơn 1,000 phần ăn trưa và nước uống.Một chương trình ca nhạc với sự tham gia của nhiều ca nhạc sĩ tên tuổi.Ðiều khiển chương trình: Nhạc sĩ Nam Lộc và Mộng Lan.Ban nhạc thính phòng Sĩ Dự – Ngọc Trác – Luân Vũ và Minh Ðức The KeysVÀO CỬA TỰ DONgày THUYỀN NHÂN ÐƯỢC BẢO TRỢ BỞI MR. JOHN DU & BICYCLE CASINOMọi liên lạc về Ngày Thuyền Nhân (714) 552 - 2999Hành Trình Biển Ðông FoundationTrân Trọng Kính Mời!

http://65.45.193.26:8026/cms/acct/vietweekly/issues/vw3n13/congDong/thuyenNhan.html

No comments: