Tuesday, March 17, 2009

TÔ HOÀI * BA NGƯỜI KHÁC 3A

Tô Hoài

Ba người khác

Chương 3 (a)






Dai dẳng, ngắc ngoải, thoi thóp, rồi nạn đói cũng qua.
Buổi chiều không còn rào rạc gió ngoài đồng mùa hạ. Mây trắng lờ đờ từng tảng vần vũ trong nắng nhạt. Mấy chân lúa ba giăng đã lác đác được gặt. Lúa một vụ, mùa trên đồng cao, chiêm dưới đồng trũng với vài miếng ba giăng hiếm hoi. Lúa của nhà ai, nhưng mà thế đã trông thấy sống người rồi. Tiếng liềm cắt xoèn xoẹt và tiếng cười phảng phất ở đâu. Trẻ con từng đám ra chân ruộng đã quang nhấc gốc ra tìm cua, bắt chuột.



Những tôi vẫn chưa nguôi cơn hốt hôm xử băn địa chủ Thìn. Tôi là đội phó phụ trách toà án cho nên cái sợ ấy có lẽ chỉ tôi biết thôi. Không thể biết tại sao đợt trước tôi lại được thăng chức đội phó. Có le tôi biết làm biên bản và tính toán. Phải đâu tôi thạo con số mà làm được toà án. Thật tôi cũng đoánmò. May gặp cái tính hiếu thắng của đội trưởng Cự, đội trưởng nay nhảy ra làm thay tôi ngay giữa mít tinh xử toà án. Có khi Cự làm luôn, tôi khỏi phải tìm cớ lờ, cứ ngồi nguyên.



Sang bước chia ruộng đất, lên phương án xong phải ra đồng lãnh đạo cắm thẻ nhận ruộng. Ôi chao, lại đấu tranh, lại trở lại tính nợ địa chủ, nợ quỵt công, nợ lừa đảo, nợ tội ác, trăm thứ nợ chẳng biết đằng mù nào. Mà phải có những con số cụ thể mới khỏi lọt lưới, mới chia ruộng được. Nhưng tôi thường nghĩ ra những con số tam toạng, số liều. Không thế không xong, mà thế cũng được. Bởi cả đội không ai biết, mà họp thôn, họp tổ nông hội thì chẳng ai dám nói khác anh đội - “Thông qua được chứ?”, thế là giơ tay, giơ tay khắp lượt.


Cải cách ruộng đất ở đâu cũng đồng loạt có năm đợt, tôi đã được đi ba đợt mà tôi ra cánh đồng vẫn như nhìn vào bức vách. Chỉ thuộc cái tên, tôi không áng chừng thế nào một miếng, một sào, đồng cao đồng sâu, đợt đầu còn chưa trong rõ cay lau, cay ngô, cây mía. Đội trưởng Cự thì không can mở sổ tay, cứ đọc vanh vách. Tôi khen nịnh, đội trưởng Cự nói tớ là con nhà bần cố, mấy đời thèm ruộng như mèo thấy miệng thịt, mà trong nam ngoài bắc, cả trên thế giới đâu chẳng là ruộng cấy lúa, làm gì không nhớ. Lão nói thế, tôi giời ơi đất hỡi, tôi sao dịu nỗi lo được.





Những tôi khéo lựa, tôi láu cá, chịu khó để ý cho nên ở đội có lẽ chẳng ai biết thực hư tôi giỏi hay dốt thế nào, không ai biết tôi cũng chỉ như một anh ở đội nào đã bị đăng lên bài báo chế diễu: đến bước chia ruộng, chia quả thực, nông hội cái nhau mấy đêm không xong, anh đội chắp tay quỳ xuống giữa cuộc họp: “Em lạy đội, em lạy các ông các bà nông dân, thế này thì em xin về, em chịu không làm được”. Không, tôi đàng hoàng, không bấn đến thế.



Bấn nhất những lúc loạn xạ chồng chéo việc. Vạch thành phần xong rồi, có người được mọi người giơ tay biểu quyết cho làm trung nông, cả tổ nông hội còn ngồi đấy, chẳng đợi điểm danh lần lượt đến, đã hớn hở chạy xuống bãi giắt con bò bị tịch thu hôm ioj về. Vừa đi lại vừa kêu: “Tôi là bần nông, tôi là bần nông mới đúng”. Mấy người được làm trung nông líu ríu chuyện. Cái thằng chủ tịch bây giờ thành thằng phản động ấy tao đốt nhà mày rồi đếm hết hạt bụi gio cũng chưa cạn tội. Mới năm kia, tôi thiếu thuế, nó bắt mất con bò, lại còn cho du kích đến khuân đi cái tủ, còn cái vại nữa.


Tôi phải tìm cho ra những thứ ấy. Tôi chẳng thèm quả thực của đứa nào, tôi chỉ đòi của nhà tôi.

Tịch thu, trưng thu, trưng mua để đống rồi chia. Ngoài kia trẻ con đánỏntosng, rong cờ, tôi càng rối cả ruột. Các nhà địa chủ đứng ngồi rúm vào một xó, mấy người còn đến xỉa xói kể tội. Một lát, người ta đi lùng khắp nhà, lấy vôi vạch sẵn đánh dấu cái tủ, cái chum “những đồ này của nhà tôi, tôi đánh dấu sẵn kẻo mang đi đâu nữa thì lẫn mất”. Người gánh, người khiêng, ai cũng gầy đói hom hem, nhợt nhạt, mới chỉ đem lên cho tập trung tạm, chẳng biết còn đưa đi đâu nữa mà đã ham hố như đương khuân về nhà mình.



Một ba lão nhặt được trong đống đồ đạc và quần áo bề bộn một cái cối đồng giã trầu, lấy ra nghiền xong một miệng trầu bỏm bẻm nhai, như còn trâu già đêm đêm trong chuồng trệu trạo nhai lại. Rồi lại xăm xăm đi. Bà lão nay khôn vặt cứ la liếm nhặt những cái yếm, cái thắt lưng, cái ống đũa, chẳng ai để ý.


Ấy là quang cảnh những hôm các thôn rộn rịch lần lượt mít tinh tuyên bố xoá giai cấp địa chủ. Công tác lại tuần tự: chiều gọi loa, hô khẩu hiệu, tối họp xóm xong từng nhà về còn mạn đàm trao đổi ngày mai là ngày sung sướng nhất của nông dân, ngay mai giai cấp địa chủ bị tiêu diệt hềan toàn ở xã ta và trên cả nước nữa. Mỗi thôn thành lập bốn tổ: tổ đem gia đình địa chủ ra đấu, phân hoá tại chỗ. Tổ sục sạo xem đồ đạc còn dấu diếm ở đâu và tịch thu sổ sách, giấy tờ trong nhà. Tổ vận chuyển quả thực ra để ngoài sân đền. Tổ làm trật tự kiêm ghi chép phân minh. Cuộc mít tinh xử án toàn bộ giai cấp địa chủ làm ở thôn Đìa, các thôn khác đến tham quan rồi về cứ theo thế mà làm hôm sau.



Ở Chuôm, tôi làm trưởng ban, họp đến ba giờ sáng rồi thành lập xong ban tịch, trưng, mua. Hội nghị đã nhất trí phương án mua những gì, cái gì tịch thu, cái gì không mua. Không mua lặt vặt cái thớt, bó đũa, cái vai cầy. Những tấm ván áo quan thì tịch thu. Địa chủ chết được nằm hòm sang trọng a? Tao nhắm mắt chưa biết bó chiếu hay bó cốt đây. Tịch thu cái cũi đựng bát đĩa chứ cái chậu đựng cám lợn thì mua làm thèm vào. Phải làm mọi cái to nhỏ đúng chính sách đã bàn.
Vừa họp xong, gà đã gáy dồn.


Thế là lại đi luôn. Từ lúc mờ sáng, trống ngũ liên đã đánh dồn ba tiếng một, như trống hộ đê, trống chữa cháy, trống cướp. Cho đến sáng bạch thì hầu khắp trong thôn có cái gì gõ được thì người ta cũng đem gõ, loạn xạ như khi gấu ăn trăng, đập nồi đập chậu cho gấu sợ phải nhả mặt trăng ra. Trống cái, phèng phèng, thanh la, kẻng thanh sắt, vỏ đại bác, vỏ bom… vang vang bốn phía, những đám người đùn đùn ở các ngõ xóm ra.



Trước tôi còn ở bên Am, tôi đã tổ chức gác nhà thằng Vách để đợi lệnh đoan uỷ cho bắt, nhưng đội trưởng Cự lại về thôn ấy lại cho nó làm chuỗi. Lúc ấy không biết thằng Vách ở đâu chui lên vừa nhớn nhác vừa hung hăng. Vách mặc cái áo nâu bạc, đồng cái khố đuôi lươn, đít hóp lại, hai đầu gối nhô ra như hai hòn cuội, tay cầm chiếc đòn xóc chốc chốc lại hoa lên múa. Trong bộ râu quai nón, phùn phụt ra những tiếng hét: hoan hô… hoan hô… Có người hỏi: Đi mít tinh mà lại đóng khố à? - Ấy, ra đây kiếm cái quần địa chủ để mặc, phải cởi truồng sẵn cho đỡ vướng.


Tôi trèo đứng lên cái bàn giữa bãi cỏ đọc một bài diễn văen đã có mẫu in sẵn từ trên đoàn gửi xuống, sau cũng tôi giơ cái loa giấy, nói chõ ra bốn phía “Tôi tuyên bố từ giờ phút này toàn bộ giai cấp địa chủ ở xã nhà đã bị tiêu diệt. Giai cấp nông dân muôn năm!”. Phất cờ lên! Phất cờ lên! Trống lên! Cờ phất và trống ếch rùng rùng nổi từng hồi. Đội sục sạo, đội trật tự, đội ghi chép, đội tịch, trưng mua và cả đám mít tinh nhốn nháo kéo vào nhà địa chủ Thìn. Vách chạy trong đám, vẫn múa cái đòn xóc, la to: “Cha mẹ để của cho cũng sướng đến thế này thôi, giời đất ơi!” Cái khố đuôi lươn tháp thoáng rồi lẩn mất.


Trong sân nhà địa chủ, tôi đứng lên trên thành bể, ra lệnh các phía. Thiếu nhi đánh trống sôi nổi nào! Ban trật tự làm việc! Đội khuân vác, đội tố khổ hay sẵn sàng! gian bên còn có mấy người nhà ngồi bó gối, đứng ngơ ngác. Ba lão Thìn liệt giường đã nhiều năm, nằm đắp chiếu. Người con dâu và lũ cháu, áo xống lấm như vùi - đấy là người ta chát bùn làm áo đã cũ, mặc cả vào người, xúm lại quanh giường người ốm. Ban trật tự lật chiếu lên: “Xem có dấu cái gì trong chiếu không?”. Mùi thối khẳm xông lên, lại phải buông xuống.


Trưởng thôn Cối làm tổ trưởng tịch, trưng, mua nhưng lại mù chữ, lúc đội sục sạo đến báo cáo, tôi phải ghi ngoáy con số vào sổ tay rồi tôi lại trèo lên thành bể, nói to:
- Địa chủ cường hào gian ác Đoàn Văn Thìn có: ruộng 5 mẫu, 1 nhà ngói năm gian, 1 nhà gỗ ba gian, 1 trâu, một nghé, 10 chum, 15 vại, 4 giường, 2 phản, 1 yến gạo, 2 yến thóc, 7 cái nồi năm, nồi tám, nồi mười, mâm đồng 2 chiếc, mâm gỗ 8 chiếc…


Tổ tịch, trưng, mua quyết định tịch thu toàn bộ nhà ngói, nhà gỗ và diện tích ao vườn. Để lại cho nhà nó ở cái bếp đầu bờ rào. Tịch thu tất cả nồi đồng, xanh đồng, mâm đồng, cũi bát đĩa a, hương án đồ thờ. Trưng mua các phản gỗ, bàn toạ, ghế tràng kỷ, ván áo quan. Không mua thóc gạo đương có, không mua quần áo chăn chiếu đương mặc, đương đắp, không mua nồi niêu ang đất, tôn trọng tín ngưỡng không đụng đến đồ thờ, bát hương. Tôi yêu cầu đội khuân vác làm việc, đem các đồ đạc tịch trưng thu kể trên lên bãi quả thực.



Rồi người ta khiêng đồ lên bãi quả thực trên xã hay đã vác trộm về, tôi nào phân biệt được. Tuyên bố xong, tôi nhảy xuống giữa những lộn xộn. Chẳng biết tổ trật tự lẫn lộn vào đâu cũng chẳng biết ai đội khuân vác, ai hôi của. Có người đội ra cái thớt to như cái nón Chuông trên đầu.


Vách chưa lấy được cái gì, lon ton chạy. “Đứa nào kiếm cho tao cái quần, chọn cái mới ấy. Tao đã đóng khố sẵn để đợi mặc quần mới đây”. Nhưng chẳng khỉ nào còn để mắt đến Vách. Có người bê ra cái chĩnh, hét vào mặt tôi: “Em xin về đựng nước cáy. Bao nhiều đời bây giờ mới được cái chĩnh”. Nhiều người chạy ra vườn thúc cái thuốn vào gốc xoan, vào bụi hoa nhai nghi ngo có chôn của. Trong nháy mắt, đống quả thực chỉ còn lại cái hương án, cái tràng kỷ và cỗ áo quan phải khiêng vác, không ai lôi đi được.


Chợt nhớ còn quên mất một việc, tôi nói to:
- Ai có khổ thì ra vạch tội địa chủ. Dân quân dắt các con dâu nhà nó ra một nơi, đem trẻ con đứng chỗ khác, phân hoá chúng nó, giải thích, yêu cầu chúng nó hàng phục nông dân thì có con đường sống.
Chẳng ai nghe tôi nói, người vẫn đùng đùng khuân vác chạy qua. Chẳng biết làm thế nào, mà thôi. thế cũng là xong việc ở đấy, tôi ra hét người sang tham gia “mít tinh xoá địa chủ” tư Nhỡ bên thôn Am. Những người bơ vơ chưa vớ được cái gì ngẩn ra nghe nói còn chỗ địa chủ nữa. Thế là rùng rùng sang bên Am, hàng ngũ trống ếch và cả đám ồ ạt chạy.


Bên kia ao dừa không còn tiếng đàn chó ra sủa như mọi khi. Cả nhà Tư Nhỡ đã trốn đi từ bao giờ. Có lẽ đã lâu rồi, cứt giun đùn về vệt lên đầu hè từng đống. Ngoài bờ ao, rặng dừa đã bị chặt cả ngọn không còn lấy một quả. Cái cổng tán vẫn buông sùm sụp, bùng nhùng đống đây thép gai và cánh cửa nhà trên nhà dưới cài then trong, giả như vẫn có người trong nhà.


Một người tổ sục sạo nhặt được chỗ xó cột một mảnh giấy đưa cho tôi:
Gửi cậu mợ, các chị, các em Hương, Hiền, Vinh, Phú, Quý
Máu gà lại thấm xương gà
Em đi nam bắc hoàn cầu
Nếu em còn sống ngày sau em về
Tôi bảo: “Truyền đơn này là của mật thám đế quốc bỏ lại” rồi tôi xé vụn tờ giấy. Trong bụng tôi nghĩ: Chắc một đứa con tư Nhỡ trốn đi, để lại thư kích động. Những tôi ỉm không nói với ai. Cho khỏi lôi thôi.


Chẳng ai ngơ ngác, trước cả nhà địa chủ bỏ trốn mà nhà cũng sạch trơn, chẳng còn đồ đạc lấy được, người ta nhảo ra ngay, chạy theo đồ thô các nhà địa chủ đương được khiêng lên mãi cửa đền. Xa xa, lại tiếng trong ngũ liên trống ếch lẫn tiếng reo à à. Trong khoảnh tre các làng, khói đốt các sách vở và giấy tờ của nhà địa chủ bốc lên đen ngòm như các đám thui bò.


Các thôn đã lần lượt mít tinh tuyên bố xoá bỏ giai cấp địa chủ, tiếp theo tịch thu, trưng thu, trưng mua đúng như kế hoạch. Đội trưởng Cự đi kiểm tra, đến thôn Am, thôn Chuôm thấy mít tinh đã xong ngay buổi sáng bây giờ chỉ còn một đám ở thôn khác chạy đến hôi của và mấy người đứng lẩn quẩn ngắm cái hương án có về tiếc rẻ giá đem về bổ làm củi, nhưng nặng không ai dám khiêng. Đội trưởng Cự đi tìm tôi. Tôi nằm ngủ trên chõng nhà lão Cối, úp quyển sổ tay lên mặt. Đội trưởng Cự vào dựng tôi dậy, mắng như tát nước. Mặt Cự đỏ tía, mà chắc mặt tôi tím lạnh. Tôi đã học tập làm điểm ở thôn Đìa rồi mà vẫn quá ẩu. ẩu nhất là vừa xong đã về lăn ra ngủ. Phúc mà tôi không bị làm lại, phải lên xa tham quan để “đợt sau làm cho đúng”.



Tôi sợ cuống quýt thế chứ còn gì đâu mà làm lại. Tôi cũng không dám nói đã sang định hỗ trợ cho thôn Am. Đội trưởng Cự phụ trách thôn Am, tôi hãi lão lại đổ cho tôi mưu mô cho cả nhà tư Nhỡ bỏ đi, tẩu tán hết của, nông dân không còn nói cái bát cái nồi để chia quả thực. Tôi cũng không hỏi xem tư Nhỡ vẫn bị giam hay nó đã trốn theo gia đình, tất nhiên không dám hỏi. Đội trưởng Cự nổi lôi đình một lúc rồi bảo tôi lên mít tinh xã kết thúc đấu tranh thắng lợi xoá bỏ giai cấp địa chủ toàn xã.




Hơn ba mươi gia đình nhà địa chủ ngồi một phía đen ngòm bãi như quạ đậu. Các nhà phú nông đại diện được đến tham quan thì ngồi hàng ngoài. Người suốt chín thôn cơm nắm cơm đùm từ tinh mơ kéo đến bạt ngàn trong tiếng chiêng, trống, tù và inh ỏi. Đã đốt hết dưới thôn rồi thế mà trên xã không biết còn khiêng ở đâu ra những cái tủ đựng sách báo chữ Nho chữ ta chất cao như cây rơm, mồi lửa đã châm đốt cháy rừng rực như những cây đình liệu.



Các thôn lên chưa đủ. Có thôn cả buổi sáng còn đấu chưa dứt - Còn thì giờ đợi, đội trưởng Cự vẫn mắng tôi: “Phải khơi gợi căm thù đã, chứ để quần chúng đâm đầu vào mấy cái... quả thực à!”
Cuộc mít tinh xử án. Người ta sán đến chỗ các nhà địa chủ, im lặng nhìn như xem những con vật lạ, con gà mới mua hay cái rọ chuột. Anh đội nói: Mặc kệ, không cần trật tự, cho quần chúng thoả lòng căm thù”. Một đám vây lại cho một bà lão địa, hai mắt cùi nhãn đã loà hẳn. Bà lão mặc lồng hai cặp áo nâu da bò, khăn vuông láng thâm mới, nhai trầu thong thả, không biết điếc thật hay giả điếc, dửng dưng không để ý xung quanh.



Đằng kia, một lão địa - lão này không có tội ác, không bị giam, lão chít khăn, áo bông dài sa tanh mới, hai tay chắp trước bụng áo như đứng hầu quan. Tiếng ai như tiếng thằng Vách quát: “A ha! Chúng nó mặc tất cả quần áo vào người để khỏi phải tịch thu đây. Lột ra, lột hết ra. Tao có quần rồi, tao cấn thêm một cái áo, đứa nào lấy cho tao”. Một người hất tay trật cái khăn vố của lão địa. Nhưng cũng không ai lột váy, cởi áo lão địa ông, địa ba ấy. Cái khăn bị lệch mà lão địa cũng không dám giơ tay sửa lại, mồ hôi đậu từng nốt trên mũi lão. Chốc chốc, lão lại măm môi ưỡn người đảo mắt nhìn xuống, ngước lên như cố nhịn đái hay nhịn ỉa chẳng biết.




Các thôn vẫn đương kéo lên cả thôn Am, thôn Chuôm, mà tôi không biết, vì tôi quên không cho lệnh lên. Chỉ là còn ngửi thấy hôi của, người ta gọi nhau đi. Trên bờ tường, trẻ con leo ngồi đánh trống. Dưới kia, loa trõ xuống đầu đồng: A lô, A lô. Nắng đã hầng, người đi ồn ào, tiếng tù và ánh ỏi.
Đội trưởng Cự phân công tôi ra kiểm soát các tổ dân quân, đặc biệt gác chỗ bọn địa chủ. Cho đến chiều, liên tiếp người đến kể khổ. Rồi thì đuốc đốt lên, mãi đến nửa đêm đội trưởng Cự mới đứng ra tuyên bố xoá bỏ toàn bộ tiêu diệt giai cấp địa chủ toàn xã.



Tôi về, mệt phờ người. Trông lên trời sao long lạnh bập bỗng thẫn thờ nghĩ đến công việc ngày mai, ngày kia, chỉ những lo là lo. Còn rắc rối đây, sang bước cắm thẻ nhận ruộng, lại bước chia quả thực. Hai bước này ở trong Thanh, tôi đều tránh được. Bây giờ mà phải làm thì nguy vì chưa biết đầu cua tai nheo những gì. Những lần ấy tôi hay khoe khéo nghề kế toán của tôi. Công tác bước cuối dồn mọi việc, mọi ngành gấp rút cộng trừ bảng A, bảng B, chuẩn bị mừng chiến thắng tổng kết. Thế là tôi được gọi lên đoàn ngồi vắt óc nặn các con số, nhân chia bạt tử, rồi cũng xong cả. Nhưng ra đây tôi chưa đánh tiếng được với trên đoàn rằng tôi là cán bộ tài vụ. Bây giờ không rõ còn kịp chào hàng không, khốn nỗi tôi cũng chưa quen ai ở trên. Đến phải vùi đầu vào hai bước rắc rối này, thôi thì có người có ta.



Thôn Chuôm có thể nặng nhất bước này. Địa chủ Thìn nhiều ruộng đất, tôi cũng chưa đếm được nhiều bao nhiêu, ruộng nhà địa rải rác các xứ đồng, lại ruộng xâm canh bên kia sông. Trong thôn lại có bốn thằng phú, sáu trung nông cũng có thể vào diện vậ động san xẻ ruộng cho nông dân. Mà ở đâu, ruộng chia thế nào thì cũng thiếu. Công lao người ta cả tháng hội họp, tố khổ đấu tranh rồi, cái cây đợi ngày hái quả, bao nhiêu quả. Đương lúc ấy Duyên lại ỡm ờ bảo tôi: “Cắm thẻ nhận ruộng xong rồi em mới về nhà chồng chứ không thì để chúng nó cướp không công em đấu tranh à? Sao im thế? Hay là anh muốn truất phần em để anh chia cho con Đơm cháu địa ác ác? Thề đi, anh không thể chia cho em cho ruộng nhất đồng điền thì từ giờ đừng có đụng vào em mà chết gẫy xương đấy”.



Những buổi họp bàn chia ruộng, quả thực, chưa đâu vào đâu, ai cũng té tát, hằm hè tím tái vặc nhau. Ruộng đồng cạn, đồng sâu, và quả thực, cái nhà đầu hồi hay ở gian giữa, cả cái cối đá, cái bắp cày trên gác bếp cũng tranh nhau không ai nhường ai. Hôm sau mới chia thử đã loạn xạ. Chỉ có cái cối đã mà mấy người hét: Vần đi, vần đi. Người khác đá lại. Một người ở đâu tới, thủ sẵn cái thừng, đánh thòng lọng xuống lưng cối, khoác thừng vào vai, kéo xềnh xệch cái cối đá. Tôi chặn lại:
- Không được, chưa chia.



- Em chỉ ra xem thử để lúc em được chia thì mang đi cho dễ, em thử thôi mà. Rồi cười khà khà, đi vào. Trong này còn khối thứ, bỏ vào ngồi họp thì đứa khác ra cướp mất. Cứ đứng đây, tôi cái này, cái này. Ôi trời, còn biết đằng nào mà lần. Hai tai nghe quang quác, khoành khoạch, át cả tiếng anh đội cổ đã khản đặc nhìn những người nhà có đám phải rặn ra khóc.
Cuộc họp đối đáp chan chát.


- Ruộng tốt, ruộng xấu, ruộng mặn, ruộng chua, lấy ráo. Bần cố chúng tôi đã mấy đời đói ruộng như con đói sữa mẹ.
- Cho tôi cái xướng mạ, tôi chỉ xin một thứ thế thôi.
- Cả lũ địa còn đánh đổ được nữa là chia cái ruộng đã có trong tay, khoan đã, rồi đâu vào đấy.
- Tôi không có màn. Anh đội ơi! Cho tôi một cái màn mới là thoả mãn bần cố nông.
- Đấy là sang mực quả thực. Mấy hôm nữa.
- Mấy hôm nữa thì bàn bây giờ làm mẹ gì cho tốn nước bọt.
Rồi lại nói ngay:
- Nhưng mà tôi cứ nói trước, tôi phải được cái áo ấm. Đáng nhẽ tôi khiêng địa chủ Thìn thì tôi được cái áo bành tô của nó, thế mà trưởng thôn Cối đã nẫng tay trên của con tôi. Cả đời mới trông thấy cải cách mà không được cái áo thì rét lắm. Mà tôi là cố nông, cố nông ba đời, bố tôi cần cái hòrn đến nơi rồi. Cái hòm ở nhà địa chủ Thìn là phần tôi, chưa dùng đến thì mùa hè để ông cụ được nằm cho mát cái lưng. Hề, hề, hề…



- Nhà tôi chỉ rặt giống nồi đất, đội về mà kiểm tra. Tien nhan đứa nào bảo bà có cái nồi tư đem giấu đi!
Rồi cuộc họp lại lái về ruộng đất, lại lung tung.
- Trung nông nhận ruộng giao canh của địa chủ thì hoa mầu tính sao? Tôi chỉ có hai miếng chó ỉa ấy, đổi nước mạ, nước khoai lấy ruộng có được không? Tôi là trung nông yếu, các ông các bà ạ.
- Yếu hay khoẻ thì cũng là trung nông, ai cho trung nông đổi chác mà đòi.
- Nói như cái nhà chị thì mấy tháng nay tôi đi đấu công toi à?
- Nguyên canh là thế nào, cào bằng đi, chia lại.


- Ruộng tôi cấy, động chệ đến mồ mả nhà ai mà chia lại!
- Báo cáo đầy đủ này. Tôi chưa có đất vườn, tôi chưa có cái chum, cái vại tử tể đựng nước cáy. Tôi xin nhận chỗ ao dừa nhà tư Nhỡ.
- Tôi phải được chia cái áo bông của thằng Thìn mới là đoàn kết bần cố, thằng Thìn còn cái áo bông dài năm ngoái vẫn thấy nó mặc rét.
- Các người ơi, để mắt đến thằng trung nông ọp ẹp này một tý. Nhà toàn ruộng nuôi giang sếu, bồ nông đồng chua, phải cho lên cắm thẻ đồng cao chứ.
- Đã bảo trung nông thì đợi ngõ ngoài nữa.
- Hay là nông hội tư túi chia cả ruộng cho con mẹ công thương bán bánh đúc chợ huyện?
- Đứa nào bảo ông tư túi, ông gang họng ra!



- Tôi như con chó hóng cứt, từ chặp tối điếc cả tai mà chưa được cục cứt nào đây.
Mới thử một ngã ba ngã tư đã rối tinh. Thì giờ vun vút, mỗi buổi sáng hội ý đội về lại tơi bời tất tả. Thêm khó một nỗi, sổ sách địa bạ đã chất đống đốt sạch sành sanh cho “hết tàn tích địa chủ phong kiến” mất rồi. Bây giờ lần hỏi từng nhà địa, nhà phú. Chỉ có những nhà có ruộng mới thuộc đích xác ruộng nhà mình. Thế nhưng hôm xử bắn địa chủ Thìn, cả các nhà địa nhà phú nào cũng bị điệu lên bãi ngồi cho trông thấy, rồi về người thì ốm chết, liệt giường, có người phát điên, có người trốn biệt. Chẳng hỏi được ai.



Lão tư Nhỡ thì biệt tăm. Đêm ấy, tư Nhỡ đội mái nhà giam của xã chui ra. Dân quân đổi nhau gác suốt sáng dưới tường mà không biết. Yên trí tường cọc tre nhẵn sạch vấu, cao hơn hai thước, không thể leo trèo được. Sáng ra, nghe tin bảo, đội trưởng Cự đến đứng chắp tay sau lưng, mắm môi nghiền ngẫm, rồi đi quanh mấy vòng, đứng lại, giơ tay phân tích: “Tôi đã biết nó còn trẻ, nó nguy hiểm nhất nên cho biệt giam đợi án. Ở xã này, chân tay nó đã bị tôi chặt hết, không thể nghi ngờ giai cấp nông dân giúp nó trốn được. Có ai nhớ không, nhà nó gài cái máy galen trên cột tre, cao bằng cây cau, nó liên lạc với địch miền Nam được mà.


Bọn phản động các nơi còn nhiều lắm. Nhất định địch ở trong Nam đã ra cứu nó. “Nhưng người làng đến xern, thì thào: “Thằng này sợ quá lòi cả cứt, thế là hoá ra nhẹ bụng, nhảy bật lên nóc nhà. Ở đây rồi cũng chết, đằng nào cũng chết, nó liều. Đứa liều thì cái gì chẳng làm được”. Chỗ lỗ hổng cót mái, máu chảy ròng ròng xuống chân tường, vết giỏ giọt dài ra đến chỗ cột trụ. Dân quân sục vào trong đền nhưng không thấy dấu vết người ẩn nấp. Nhưng Cự đã bảo là “có địch trong Nam ra cứu nó” thì không ai nói thêm thế nào nữa.




Theo lịch, ngày mai phải xong phương án chia. Mà con số và các loại ruộng vẫn mù mờ gạch xoá trên giấy. Bí thật, nhưng tôi không hỏi ai một câu. Hỏi thì hoá ra lòi đuôi. Khi còn ở bên xóm Am, tôi rối quá thì lại vào nằm với cái Đơm cho nhẹ đầu. Duyên ở đây không thế, suốt ngày Duyên đi nhổ mạ thuê rồi lại quanh quẩn ra ngắm ruộng, đi mặc cả chia ruộng chỗ ấy tối đến thì đi tuần. Có hôm sáng bạch, tôi bừng mắt, thấy Duyên nằm ngủ vục đầu xuống ngực tôi, đêm qua ngủ với nhau lúc nào cũng không biết nữa.



Thoáng bóng đội trưởng Cự ngoài ngõ. Tôi đương ườn mình lơ mơ, chập chờn trên chõng. Thực sự, lo luẩn quẩn không thể chợp hẳn mắt. Tôi nhỏm dậy, kéo cái ba lô lên đầu gối, mở sổ tay, đẩy mấy tờ giấy kẻ lung tung ra, như đương làm việc. Cái chỏm mũi đội trưởng tái lịm như quả cà tím ló vào. Có lẽ mọi khi mũi Cự vẫn tím đỏ thế, tôi không để ý. Không hiểu sao, mỗi lần đương cái lo, y như rằng, đội trưởng Cự hiện ra như một ông thần, có khi ông ác tác quái, có khi ông thiện ban cho sự nhàn hạ. Tôi hồi hộp không biết lần này thế nào.


Cự cười nhếch mép:
- Anh đội làm gì đấy?
Chưa nghe Cự nói rỡn “anh đội” thế bao giờ. Có thể việc tốt lành đến nhưng tôi vẫn y tứ, giữ gìn.
- Tôi viết nốt phương án.
- Số liệu những đâu mà nhanh thế?
- Đương lấy, vừa viết vừa lấy mới kịp được.
- Xong rồi cũng phải làm lại. Thôn Am, thôn Chuôm chẳng còn một mống nao có nhiều ruộng mà bắt nó khai. Chỉ có họp xóm đấu tranh tố khổ mới ra con số ruộng được, cậu đã làm chưa? Chưa phải không? Rồi còn phát động phú nông, trung nông lớp trên nhường ruộng, hiến ruộng. Vẫn chưa làm chứ gì?



Mỗi khi Cự nói lại lòi chuôi cái tôi chưa biết, chưa làm nhưng tôi lại vỡ ra được nhiều cái khác không nghĩ được. Tôi ngớ ngẩn hỏi:
- Bây giờ phải làm lại a, còn lịch công tác…
Đội trưởng Cự ngồi xuống, nhắc cái quai sắc cốt rồi xua tay.
- Không kịp rồi, tớ lại phải ra tay mới được. Nếu không thì vì cậu mà cả đội chạy bét.
Tôi lại cảm tưởng nhẹ mình. Cầu được ước thấy, lúc nguy nan lại được phù trợ, có mả cứu bấn, hay thật.


- Tối hôm nay, cậu ra ở nhà trưởng thôn Cối, tớ lên đây ốp việc. Có thế mới kịp.
Tôi đã đánh hơi được một mùi, cái mùi nồng nồng ở đũng quần Duyên. Nhờ thế mà tôi thoát vất vả. Thằng dê cụ này đến chỉ vì cái mùi đũng quần đàn bà mà thoi. Con vợ dưới xóm Đìa tống đi cán bộ rồi, lên xóm Am nằm với cái Đơm, bây giờ lại sang tòm tem cái Duyên. Chỉ the, chẳng ba cùng ba càng, chẳng tổng kết, bồ kếp giời hỡi gì ở đây. Chắc thế, họ hàng nhà ma, đi guốc vào bụng nhau cả.


Nhưng vậy cũng lợi cho tôi, nghĩ thế, tôi tủm tỉm cười. Đội trưởng Cự tinh lắm, như đoán được cái cười láu tôm chế giễu của địch thủ. Bất chợt, Cự sừng sộ quát tôi:
- Này này báo cho mà biết tớ lên đây để cứu cậu khỏi phải đi tù đấy, biết chưa. Chẳng tội Việt gian như thằng Đình, tội tù hủ hoá cũng tù ngang thế. Còn nhớ bài báo thằng Bổn Đào Khê chứ. Đi cải cách mà hủ hoá phải ghi lý lịch bị đuổi về cơ quan còn nhục hơn thằng đeo gông. Cái con Duyên chung chạ quần áo với cậu, cả làng chửi rầm lên, cậu vờ điếc à?
Tôi bầm mặt, câm như hến. Bị băm bổ đào đến tận ngóc ngách âm ti thế còn biết chống chế thế nào. Những điều tôi nghĩ về Cự chỉ là những vu vơ mờ nhạt mà tội của tôi thì sờ sờ ra đấy rồi.
Cự vẫn chưa buông tôi, nhưng đã dịu.


Cậu là tiểu tư sản có công giúp giai cấp nông dân đi cải cách mấy đợt rồi, tớ thông cảm. Tớ con biết cả chuyện cậu lằng nhằng với cái Đơm, lại mấy đứa dân quân gai đi gác đêm đều phải chết với cậu. Nhưng tớ xuý xoá cho, biết không.
Tay tôi tỳ lên cái ba lô, run bần bật. Mỗi tiếng của đội trưởng Cự như một cái bóp cổ, nếu nó không nới tay thì cầm chắc đứt hơi. Cự ngừng gườm con mắt lòng trắng đỏ ngầu nhìn tôi dò ý.
Rồi bỗng lại nhẹ nhàng sang chuyện khác, tôi mới được nguôi ngoai theo.
- Bàn với cậu nhé.
Tôi lóng ngóng cầm bút lên, mở vu vơ trang sổ tay.
- Công tác chia ruộng, chia quả thực toàn xã, cả thôn Am, thôn Chuôm tớ đã săp sẵn xong từ bước hai.
- Anh nhanh quá.
- Bây giờ tách riêng đồng chí ra phụ trách lúa thần kỳ - công tác đặc biệt đột xuất.
Khi nào đương cậu cậu tớ tớ mà đổi sang đồng chí, đồng chí thì ấy là tới việc khác thường, lúc vui lúc cáu gắt không lường được. Lúa thần kỳ, mấy lâu nay bảo trên đã nói, lại được xem ảnh báo chụp ruộng ở nước nào, lúa thần kỳ chín trổ bông ken dày, cả lũ trẻ con chạy chơi trên mặt thóc.



Lại đã nghe từ độ thằng Đình ma xó còn ở đây cũng thấy bảo đội sắp làm lúa thần kỳ, thì ra thật. Nhưng làm lúa thần kỳ thế nào, là cái gì.

Mỗi câu của đội trưởng Cự lại gỡ ra cho tôi từng mối băn khoăn.
— Một ít lúa ba giăng cũng đỡ được đói, nhưng chả ăn thua. Mà đợi mùa thì trên hai tháng nữa. Cái thần kỳ này chỉ một tháng đã chắc ăn. Đột xuất là như thế. Làm thử một khoảnh, được thì ta cho cấy lan ra cả đồng. Bây giờ có nơi con quai mạ ba giăng muộn. Lấy một miếng mà thí điểm thì năm thước cũng được. Cho bừa kỹ bùn vữa ra nhn cháo loãng, bón lót cả phân tươi, phân xanh rồi cấy dầy, thật dầy, liền khit, có thể đến khi lúa trổ trẻ con mới trèo lên chơi được. Bón thúc bốn góc ngay, chỉ mười lăm ngày lên đòng. Khi đội ta rút sẽ để lại kỷ niệm và kinh nghiệm ruộng lúa thần kỳ cho làng nước làm theo, từ nay ấm no đời đời. Đã thấy quan trọng, giỏi chưa?


- Rồi ạ!
Tôi chỉ còn biết ừ hữ như thế. Tôi không chịu nổi cơn toát mồ hôi hột lẫn nữa, dù là mồ hôi phấn chấn hy vọng. Đội trưởng Cự còn nói đi nói lại một lúc về lúa thần kỳ. Dần dần tôi cũng thấy ra cái lúa thần kỳ mới tài tình làm sao. Tôi mà làm thành công ấy a! Ô hay, cũng vẫn cái ruộng cái lúa, sao cả tỉnh, cả nước xưa nay chưa nghĩ được ra. Bây giờ sáng kiến to lớn lọt vào tay cái thằng tôi chưa nhìn ra được mặt thóc tẻ thóc nếp khác nhau, thế mới lạ. Đã bảo đội bảo làm thì làm gì chẳng được. Thôi thì những người ốm uống tàn hương nước thải, biết đâu rồi khỏi bệnh, mà không khỏi cũng không phải chết vi tàn hương nước thải. Tôi hí hửng cái lúa thần tuy chưa ai làm bao giờ nhưng nghe ra để có lẽ hơn việc chia ruộng, chia quả thực.



Tôi không dám đoán mò về sự đội trưởng Cự sang xóm này nữa. Đích xác thế mà tôi lại thấy đội trưởng Cự đương công tác cần kíp. Tôi sợ đội trưởng cả trong ý nghĩ tôi cũng muốn tránh, muốn làm lành đi. Đôi lúc cũng thoáng nghĩ không biết cái Duyên thế nào, nhưng tôi lại tự gạt đi. Tôi hôm ấy, tôi ra ở nhà trưởng thôn Cối ngoài bãi. Không hiểu sao trẻ con ở nhà, chẳng đứa nào cõng nhau vào ngủ nhà ông như mọi khi. Đội trưởng Cự đã đánh dẹp cả chúng nó đi. Nhưng cũng không tò mò hỏi.


Cả lũ năm sáu đứa nằm quềnh quàng dưới đất khap hai gian nhà, kéo gỗ khò khò chẳng khác trên nhà ông cụ, ai làm gì cũng đố nghe biết được. Không hiểu vợ chồng Cối nằm xó nào. Sau mới nhớ Cối đi họp, có thể khuya lại đi gác hay nằm vạ vật đâu. Tôi cũng đi ngủ luôn.


Đương mùa làm, lại thêm công tác cải cách, thêm cái đói, mọi việc đều lật đật. Hồi này tan rã hết lớp học bình dân rồi, mà tôi cũng thôi thúc đẩy. Suốt ngày, vợ Cối làm quần quật, đi bừa về nhào ra nắng phơi dây khoai, dây muống. Quá nửa đêm Cối lù lù về. Cối vơ củi vào đun nước. Cối uống tàn nồi chè xanh vò, đứng lên vác bừa loan đi thì trăng lặn. Nghe tiếng lịch kịch, tôi thức giấc. Tôi lồm cồm bò ra.
- Hượm đi đã.
- Gì thế?
- Có việc cần bàn.
Tôi nói thuộc lòng về lúa thần kỳ như Cự đã nói hôm qua rồi rụt rè hỏi:
- Làm được không?\


Tôi có nỗi ngượng của thằng chưa giắt con trâu bao giờ lại huyên thuyên chuyện cấy hái mùa màng với anh thợ cày. Nhưng Cối đã cười nhe hàm răng cải mả.
- Dễ như chơi ấy mà.
- Công tác này để chào mừng thắng lợi cải cách, cả huyện cả tỉnh sẽ nhìn vào thành tích của ta. Xem có phải thì xin thêm dân quân giúp. Bận quá, hồi này thôn nào cũng bận.


Cối lại cười:
- Đi làm mướn, một mình tôi gánh cả mẫu, từ lúc cầy ải đến khi ra hạt thóc, chẳng cần ai. Giờ chỉ có năm thước lúa, nằm khểnh giơ tay làm thầy cúng bắt quyết cũng xong.
- Mai làm được không?
- Trưa nay tôi về một lúc là thắng lợi ngay.
Tôi cũng không hiểu thắng lợi thế nào.


Cối vác bừa đi. Tôi coi như thế là đã giao xong công tác. Bây giờ trời mới rạng sáng, bốn bên, các nhà gọi nhau tiếng ơi ới, tiếng chu chéo. Vợ Cối chạy từ trong góc nhà, tóc túm ngược, bóng mờ qua dưới mái tranh, chị hò hét lũ con con nằm lăn lóc dưới đất. Chúng nó chưa dậy, chị đã vun vút đi, không biết ra đồng hay lên chợ. Cái Cối đổ nước vào nồi dây khoai bữa sáng. Người ta có lúa rồi, nhưng không phải nhà ai cũng có, mới chỉ lác đác nhiều nhà vẫn còn bữa dây khoai, dây muống.
Cối bảo lúc nào làm cũng xong, tôi chẳng rõ nhưng tôi biết các anh đội nói thế nào, nếu để thế có nên bảo các đội cũng làm không, cái mấy thước rượu bằng cái vũng bắc gầu tát nước thôi mà.


Rồi mọi việc, Cối làm ngay trưa hôm ấy thật. Miếng mẫu năm thước ruộng bé như cái lỗ mũi trâu. Cối cuốc lên, chẳng cần biết ruộng khoai của nhà ai. Đất hẹp chưa ra nổi góc đường cầy, con trâu không xoay mông được. Cối cuốc rồi đập đất luôn, xế chiều coi như xong một mảng đất cả công cày bừa.

Ruộng cao, kề cái chuôm, thế là bắc gầu tát nước làm. Đội trưởng Cự hôm nào cũng tạt qua xem làm đến đâu. Trưởng thôn Cối lại càng hăng. Chỉ ba buổi đã tràn lan nước rồi các thứ phân hổ lốn, phân rác, phân xanh, phân chuồng, phân vách bếp bồ hóng được quẩy trong xóm ra quai xuống đúng kỹ thuật đội trưởng. Cối lên chợ huyện hay là xin mua mấy bó mạ, tui ở nhà đẽo cái que tre dài bằng đòn gánh. Một tờ bìa cặp đầu que dán mảnh giấy trắng, đổ thuốc đỏ trộn mực bút máy, đóng khung trang trọng nắn nót kẻ hàng chữ: lúa thần kỳ.


Tôi muốn làm cho làng nước ngạc nhiên. Tối trước hôm mít tinh xem cây lúa thần kỳ mới đem cái bảng ra cắm góc ruộng. Cấy là ngày hội, người các xóm kéo ra. Trẻ con nện trống ếch rình rình. Làng chưa có chủ tịch và uỷ ban xã, chi bộ mới toanh chưa bau chi uỷ, nhưng đủ tám trưởng thôn và các đội dân quân đến mít tinh. Thiếu có Duyên. Hôm trước, tôi nhờ Duyên cho mấy gánh đất bóc ở vách bếp nhà địa chủ Thìn, vách bồ hóng kinh niên làm phân tốt lắm, Duyên đã gánh đủ. Bây giờ Duyên đi đâu. Tôi vào xóm tìm.


Duyên vẫn ngồi nhà, vẻ dỗi. Duyên vùng vằng:
- Em chưa thấy mặt cái ruộng chia, em còn phải đi sát anh Cự.
- Đi sát cái ấy, thằng này biết rồi.
Duyên sấn sổ dí ngón tay vào trán tôi:
- Biết gì, biết cái hủ hoá à? Chỉ được cái đoán bơ vơ. Em mà tố ra thì anh chết ngỏm đầu nước chứ không phải ai đâu.
Tôi gượng nhẹ, dàn hoà:
- Tổ dân quân các thôn đã đến cả. Em là người xuống cấy một tay đầu tiên, đã phân công thế rồi mà.
Duyên cười, vẫn nói chuyện khác:
- Nhà em nhớn bé già trẻ mười bốn khẩu, để xem chia bôi thế nào. Đi sát là đi sát thế, chưa chi đã ghen hão. Con này tha đi xe xác đứa khác thì đừng lôi thôi.
Tôi đánh trống lảng:
- Ra ngay đi. Đội trưởng cũng ở đây rồi.
Tôi kể chương trình: Đội trưởng Cự xuống cắm cây mạ làm danh dự. Duyên cấy theo đến hết hàng. Tôi đứng trên bờ lãnh đạo mít tinh hô khẩu hiệu.
Duyên cười tăng tả đi, rồi quay lại:
- Anh phải giúp em cái này.
- Giúp thế nào?
- Tối nay, anh với en đến nhà địa chủ Thìn khuân cái cối đá.
Tôi lắc đầu.
- Sắp chia quả thực, dân quân tuần ngặt lắm. Nhỡ một cái.
- Nhỡ cái gì! Anh đội tịch thu cái cối nhà địa chủ, dân quân đi bảo vệ. Anh là cán bộ, em là tổ trưởng dân quân, đứa nào dám ho he.



Tôi đương cần Duyên, tôi gật gật, trong bụng thấp thỏm, ừ thì đến tối hãy hay. Duyên lại bắt tôi phải thế. Tôi lúng búng. Duyên nguýt một cái, may quá không quay đi mà Duyên ngoáy thẳng ra đám đông ngoài đồng.
Người các thôn trông thấy trước tiên cái bảng “lúa thần kỳ” càng chen đến. Nhưng chỗ bờ ruộng chật quá, đám đông kín cả lối. Loa phải gọi đứng bớt lên sườn đê. Chỉ có các anh đội với trưởng thôn, tổ trưởng dân quân được xuống quanh mảnh ruộng toen hoẻn bằng cái vũng trâu đầm. Thôn Đìa đông người lên nhất - cái làng đồng sâu này vừa rồi đói nặng, có người chết, nghe đồn đội đem giống lúa thần kỳ về, một bát cơm ăn no ba ngày, thế là càng háo hức đi xem.
Đội trưởng Cự đeo sắc cột, đứng xoạc chân, ống quần nâu sắn quá đầu gối, tay cầm loa giấy chõ lên đám người đông nghịt lưng đê.



- Thưa toàn thể đòm bào, đòm bào đã trông rõ cái bảng “lúa thần kỳ” chưa? (Tôi phổng mũi đứng cạnh đội trưởng, nhưng hai tay lại run. Không phải vì lạnh trời, mà vì câu đội trưởng nói tôi cảm như lúa thần kỳ đương thành sự thật). Thưa đòm bào, cuộc phóng tay phát động quần chúng vùng lên tiêu diệt giai cấp địa chủ đã kết thúc, ruộng đất đã về với nông dân lao động, bây giờ ta có lúa thần kỳ
Lát sau, đội trưởng Cự hích tay vào vai áo tôi làm hiệu nhắc rồi chuyển cái loa giấy cho tôi. Tôi quay loa, hăng lên:
- A lô… A lô… Tôi tuyên bố bắt đầu cấy…



Cự hát cái túi da lên lung, lội xuống bùn, cắm một bó mạ, tẽ ra từng mảnh, cắm hai dảnh xuống mặt nước. Rồi lên bờ hô to:
“Cắm liền dảnh! Cắm liền dảnh!”. Duyên bước tiếp xuống, thoắt một chốc đã hết ba tay mạ, có khi cả ba bốn dảnh một khóm, khoảnh ruộng dần dần xanh kín như khung bèo tổ ong. Từ trên lưng đê, vang vang tiếng ốc, tiếng trong ếch, tiếng reo, tiếng hô khẩu hiệu. Lạ sao, những người cả đời lênh đênh với đồng ruộng thế mà trước miếng ruộng vừa cắm cây mạ lại reo sướng như chưa trông thấy ở đâu như thế bao giờ. Có lẽ người ta tưởng sắp có phép tiên, cái khung mạ kia chi chốc lát sẽ bồng lên, là lúa nở ra, lên đòng…



Từ hôm ấy, trưởng thôn Cối và tôi ngày nào cũng quấn quýt bên mảnh ruộng. Tôi được dịp mải vào đây để lảng những công việc chia ruộng, chia quả thực cứ lặng lẽ sôi sùng sục từ trong làng ra ngoài đồng. Đằng xa xa, chắc lại ầm ĩ tiếng quát tháo. Nhiều người vác cả bó thừng ra sắp sẵn đóng cọc chăng quanh thửa ruộng sẽ được cắm thẻ. Cả một đời bây giờ mới nhìn thấy một miếng ruộng của mình. Những cành tre pho phất các góc ruộng. Người vừa được gọi tên ra nhận ruộng, nước mắt ràn rụa quay lại chắp tay vái trời, vái anh đội. Có người lẩm rẩm khấn ông bà ông vải tổ tiên về chứng giám với con cháu rồi ngồi xuống khóc rưng rức.



Mấy tối, không thấy Duyên đến, rồi bặt bóng. Chắc Duyên con đuổi theo đội trưởng Cự, túi bịi cãi nhau chọn ruộng.
Nước phân tràn ngập đẩy cây mạ phồng lên. Gốc lúa nở liền xít. Lúa không vàng úa mà xanh lơ rồi xanh thẫm, ngắm sướng mắt. Một hôm khác, trong như khói mờ bốc trong lúa ra. Đến tận nơi, thấy trên chân lúa chen nhau, thân nóng hầm hập, bóc hơi.



Tôi hỏi Cối:
-Thế này là thế nào?
Cối đứng yên. Chẳng biết thế nào, Cối làm thì cứ làm như tôi dặn chứ chưa bao giờ thấy lúa ruộng ở đâu cây sắp hàng liền chân nhau thế này. Cối nhìn tôi, như đợi anh đội đã học được phép là về làm lúa thì cắt nghĩa cho. Tôi là anh đội. Anh đội phải ra anh đội, tôi thản nhiên hỏi như lão nông tri điền thành thạo đồng áng.
- Trong xóm những nhà ai có quạt thóc?
- Sẵn thôi.
- Lúa nóng quá, nó cũng như người ấy mà, phải qựat cho nó hạ hoả.
Những góc lúa nóng hầm hập như bắp ngô luộc, nhuốm mùi ải thum thủm, nhưng tôi không biết. Tôi nghĩ phân tích: con người đứng chen chân thế này còn đổ mồ hôi, lúa cũng như người, lúa do mồ hôi thì quạt cho nó ráo mồ hôi. Có thế thôi.
Cối vào trong xóm, một lúc đã vác ra cả chục cái quạt thóc Cái quạt to bằng nửa chiếc chiếu mộc, nan tre cật, giấy phất cậy, xách một tay không nổi. Mấy người đem quạt ra, xúm lại nói:
- Làm quạt kéo quạt lúa, anh đội ạ.



Một lát aau, năm thước ruộng lúa đã hoá ra hiệu cắt tóc có quạt kéo ở đầu phố, như khi tôi còn nhỏ. Khách cắt tóc trời nóng ngồi dưới cái quạt kéo phe phẩy. Chỉ khác ở đây trên cánh đồng trống trải, người ta đem hai dóng tre bắt chéo như ba chiếc cọc gầu sòng nối nhau thành một xà ngang dài, mắc liền bốn cái quạt thóc dầy kệp. Bốn người hai bên bờ kéo thừng quạt luôn tay. Lúa rào rạt, gió quẩn rập rờn trên mặt ruộng. Người xem đông đâm ra vui như cái trạm gác, như quán nước đầu xóm.


Suốt đêm, rộn rã tiếng “ai đi hò lờ “: Địa chủ ta đánh đổ rồi. Hò lơ hó lơ…
Nhưng lúa vẫn nóng hầm hập. Cây lúa chật cứng như bó mạ cao vổng. Con cào cào rúc không lọt. Quanh chân lúa, đất sùi lên như đống mối đùn. Thế mà ngày nào cũng vẫn lũ lượt người đến tham quan. Tiếng lành đồn xa, hàng huyện đổ đi xem lúa thần kỳ. Những ruộng khoai, những bãi cỏ từ trên lưng đê xuống, vết chân xéo nhau nát thành lối tắt. Trên đầu đê, đã có người ra dựng nghiêng cái phên ra mở quán nước chè xanh. Nhưng khi thửa ruộng chon von ngả màu úa đỏ như một cái lò gạch nung đã chín thì người về xem cũng vãn dần. Chỉ ngắm nghía rồi lảng lảng quay ra, không ai nói một câu. Về xa đằng giữa đồng thì cả lũ bưng miệng cười hô hố, rồi chạy biến. Những khóm lúa lả rạt, trĩu xuống.



Dân quân cắt lượt vẫn mải miết quạt. Trưởng thôn Cối bận bịu việc nhận ruộng cắm thẻ. Chỉ còn mình tôi, với khi nửa đêm trở ra, mấy cô dân quân đi tuần không về trạm gác, mò vào đây bù khú. Chúng tôi thay tay nhau, người ngủ ngay trên bãi cỏ, người quạt cả đêm.
Đuôi mắt tôi đứt kẽ, thức toét cả mắt. Những chịu còm cọm xó đồng thế này chẳng biết lúa thần kỳ đi đến đâu, dẫu khó nhọc một tý cũng còn nhàn. Trong thôn thì mọi việc lúc khảng táng lúc rỗi rít, bùng nhùng như mớ dây thép gai. Chia ruộng, chia quả thực, mọi cái còn trên giấy thế mà ai cũng đã biết mồn một rồi cãi nhau. Lại họp, lại họp. Những người áng chừng mình chẳng được lợi lộc, đã lảng chân giò, rồi phàn nàn bảo nhiều đêm đi đấu, đi canh gác, đi quẩy đồ quả thực nhà địa khổ như con chó, khổ hơn thằng mõ. Thằng mõ ngày trước hầu làng còn được phần miếng xôi. Ừ rồi xem bần cố làm trò khỉ thế nào, lão bần cố Diệc kia mắt toét lông quặm ngồi đèn chói mắt, mồm ngậm hạt thị nói như người hụt hơi. Nông hội không họp được vì chẳng ai ở nhà, vào lúc nông nhàn, còn chạy chợ kiếm miếng, đi rao các làng thuê trèo cau trèo dừa. Có đấu đá tranh cái chia bôi nữa thì đến tối, đến tối. Lại toàn tin đồn: đội này về mới lấy ruộng của địa chủ, phú nông, mai kia đến đội cào bằng về thì cả làng thành một hộ, bao nhiêu ruộng đem nhập một, bây giờ mới thật đều như nhau. Đâu cũng kẻ lo người đợi, lại nháo nhác, lại thì thào.



Rắc rối nhất ở những nơi phải bình đi bình lại. Cũng là được chia, nhưng ai cũng tranh miếng ngon, Họp đêm chưa thông đội lại yêu cầu về nhà mạn đàm gia đình rồi báo cáo kết quả với đội. Thế là chỉ trong một nhà mà cũng chửi bới nhau rối xoè.
Vợ nói: Trung nông là cái thá gì. Quả thực chẳng được một cái cuống rơm, nếu được mua hoá giá cũng phải sắp hàng sau đít người ta, đến lượt thì chẳng còn cái rẻ rách. Đi dân công không được một đồng kẽm mà nay gọi mai gọi trung nông - Nhất định xuống bần nông thôi”
- Nhưng mà…
- Chẳng nhưng nhau gì cả.


Hôm sau họp, ai cũng đã biết nhà trung nông này có những thắc mắc ấy. Thế là tổ trưởng tránh lôi thôi, gác lại không cho họp. Vợ trung nông chu chéo: “Nhà tôi lên địa để các ông bần cố sắp đem đấu a? Thách đấy, có giỏi gọi cả xóm ra đây mà tố, mà đấu”. Nói cứng thế, nhưng về nhà cả đêm đào hố chôn nồi đồng, bát đĩa. Bốn tối họp rồi mà nào ruộng, nào quả thực chia bôi vẫn chưa đâu ra đâu.



Đêm ấy, lại bàn đến quả thực. Đêm nay, đội trưởng Cự làm khác. Cho gọi hết trung nông cứng, trung nông vừa, trung nông yếu đến họp với cốt cán bần cố. “Được, để cho chúng nó một trận mất vía!”. Nhưng chẳng nể anh đội, cuộc họp tán loạn không khác đêm trước. Có người nói như phát rồ khi thấy Cự đọc sổ sẽ chia cho nhà trung nông ấy chiếc vại. Nhà bà nọ có vại rồi, một mực đòi cái vại ấy. “Tôi là trung nông, những con tôi liệt sĩ.




Ty thương binh trên tỉnh về nói thế. Bên kia sông đây, nhà có liệt sĩ được biếu hai sào thượng đẳng điền”. Cự nói: “Sắp tổng kết thắng lợi rồi”. Bà lão gào lên ngắt lời. “Tôi được cái gì mà tổng với kết!” Cự khêu gợi: Tại sao nhà ta có được ruộng đất như ngày nay? Ba lão xắn váy, té tát: “Không có tiền tậu, tiền chuộc thì các anh đem đất đem ruộng cho tôi đây à?” Rồi mắm miệng: “Đằng nào tôi cũng phải được cái vại ấy, hôm khiêng quả thực c, tôi đã đánh dấu vôi rồi”.



Rồi cứ cò kèo thế. Đội trưởng Cự nổi cáu, đập quyển sổ sừng sộ:
- Nhà mụ lọt lưới đấy, xấp xỉ phá đấy. Đừng có quá lời, chẻ hoe xóm này cho mà xem. Hai địa, hai phú, mười trung, mười sáu bần, tám cố, hai công thương, một kéo vó không có thành phần. Cho trung nông là phúc bẩy mươi đời, muốn lên địa phú à? Ai muốn lên thì tôi cho lên. Thoải mái.
hết: Chương 3 (a), xem tiếp: Chương 3 (b)
=

No comments: