Tuesday, March 17, 2009

VÕ TRƯỜNG SƠN

Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc

» Tác giả: Võ Trường Sơn
» Dịch giả:
» Thể lọai: Lịch sử
» Số lần xem: 25838

1. Cuộc cải tạo nông nghiệp tại Miền Bắc

* Lời nói đầu:

Những biến động chính trị đang diễn ra trong
nội bộ các nước Cộng sản là những biến cố
lịch sử đánh dấu một giai đoạn đấu tranh mới
của các dân tộc bị áp bức.

Một số học giả Tây phương quen giải thích các
biến cố trên bằng những lập luận cho rằng
các chế độ Cộng sản đang chuyển mình trên
tiến trình dân chủ hoá khiến cho các lực lượng
đối lập có cơ hội vùng lên chống đốị Lập
luận trên mới chỉ là "một nửa của sự thật"
(Pseudo-truth), và một nửa của sự thật ở đây
là một sự sai lầm, một sự lẫn lộn nguyên
nhân với hậu quả.

Đúng ra, người ta phải nói rằng các lực lượng
bị áp bức đã vùng lên đấu tranh và đẩy tập
đoàn Cộng sản thống trị tới chỗ phải nhượng
bộ từng bước một, tạm thời thoả mãn một
cách hạn chế những đòi hỏi dân chủ của nhân
dân bị áp bức và mặc dầu bị bắt buộc phải
nhượng bộ, tập đoàn Cộng sản thống trị chỉ
chịu lùi bước theo chiến thuật giai đoạn, trong
khi đó vẫn luôn luôn tìm cách quật lại đối
phương để giành lại ưu quyền chuyên chính, bất
cứ khi nào chúng có thể làm được chuyện đó.

Một khía cạnh đặc biệt thứ hai của các biến
động chính trị nói trên làcuộc đấu tranh của
các lực lượng bị Cộng sản áp bức đều mang
tính chất phi quy ước. Tuy hoàn cảnh đấu tranh
của mỗi dân tộc và trình độ ý thức của mỗi
lực lượng đấu tranh có khác nhau, nhưng bản
chất chỉ là một. Một đặc điểm thứ ba của
các biến động nói trên là trong các cuộc đấu
tranh phi quy ước ngày nay, các chế độ Cộng sản
đang ở thế thụ động, và các lực lượng quần
chúng đấu tranh đang ở thế chủ đô.ng. Nghĩa là
các lực lượng này đang xoáy sâu vào những
điểm yếu của Cộng sản để làm cho chúng càng
ngày càng suy yếu thêm và cuối cùng bị toàn dân
lật đổ. Vấn đề đặt ra ở đây là các thế
lực tài phiệt Tây phương vẫn có khuynh hướng
chỉ nhìn thấy "một nửa của sự thật", quen lẫn
lộn nguyên nhân với hậu quả. Và như thế, liệu
họ có nhảy xổ vào để cứu nguy và tiếp sức
cho các tập đoàn Cộng sản thống trị phục hồi
sức mạnh để tiếp tục củng cố sự đàn áp hay
không? Đó là điều mà ta sẽ thảo luận trong một
dịp khác.

Trong phạm vi bài này, những biến động chính trị
hiện nay nhắc nhở chúng ta nhớ lại những cuộc
khởi nghĩa tại Ponan, Budapest, vụ án Hồ Phong ở
Trung Quốc, và vụ "Trăm Hoa Đua Nở" trên đất
Bắc cùng thời với cuộc khởi nghĩa của nông
dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, cách đây 33 năm. Đó
là những cuộc đấu tranh phi quy ước của các
lực lượng bị áp bức, nhưng, hoàn cảnh đấu
tranh thời đó đã đặt các lực lượng chống
đối ở thế bị động, cô lập và bị đập tan.
Mặt khác, ở Việt Nam lúc đó, Việt cộng cũng
sử dụng hình thái chiến tranh phi quy ước để
đàn áp, tiêu diệt các lực lượng chống đối
vì lúc đó chúng đang nắm ưu thế chủ đô.ng.

Nội dung của bài nghiên cứu này và loạt bài
nghiên cứu sắp tới nhằm trình bày hình thái
chiến tranh phi quy ước mà Việt cộng đã sử
dụng để củng cố bộ máy thống trị miền Bắc,
mở rộng địa bàn "ỷ dốc" Miên-Lào trong tiến
trình xâm chiếm miền Nam.

Những chủ đề quan trọng mà chúng ta sẽ thảo
luận trong loạt bài nghiên cứu sắp tới gồm có:

- Cuộc Cải tạo Nông nghiệp tại Bắc Việt.

- Cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư
doanh.

- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất chuẩn bị
xâm chiếm miền Nam.

- Mặt trận Lào trong chiến lược xâm chiếm
miền Nam.

- Đoàn hậu cần chiến lược 559 trên đường
mòn Hạ Làọ

- Cuộc chiến tranh không tập tại Bắc Việt.

Vì khuôn khổ giới hạn của một bài báo, mỗi
chủ đề sẽ được trình bày làm hai, ba kỳ. Ví
dụ, chủ đề "Cuộc Cải tạo Nông nghiệp tại Bắc
Việt" sẽ được trình bày với những tiết mục
chính sau đây:

- Những vấn đề căn bản của cuộc Cải tạo Nông
nghiệp.

- Bối cảnh cuộc cuộc Cải tạo Nông nghiệp.

- Chiến lược và sách lược của Việt cộng trong
cuộc cải tạo Nông nghiệp.

- Diễn tiến của cuộc Cải tạo Nông nghiệp.

- Hậu quả của cuộc Cải tạo Nông nghiệp.

Trong bài phân tích này chúng ta sẽ lần lượt
điểm qua một cách tổng quát ba tiết mục đầu
tiên nói trên.

Ị Những Vấn Đề Căn Bản Của Cuộc Cải Tạo
Nông Nghiệp

Vào tháng Mười năm 1987, nông dân tại một số
tỉnh thuộc đồng bằng Cửu Long đã biểu tình
chống đối Việt cộng vì những hành động tham
nhũng và cướp giật ruộng đất do cán bộ Việt
cộng chủ xướng nhân cuộc "cải cách ruộng đất
năm 1983".

Ngày 9 tháng 11, 1987, hàng trăm nông dân từ các
tỉnh miền Tây đã tổ chức biểu tình chống
chính quyền Việt cộng ngay tại Sài Gòn. Pháp
Tấn Xã tại Sài Gòn mô tả một tình trạng náo
loạn chưa từng thấy kể từ năm 1975. (Thật ra,
kể từ khi Việt cộng trục xuất các phóng viên
báo chí và truyền hình ra khỏi Việt Nam vào năm
1976 thì truyền thông Tây phương hầu như mù tịt
về tình hình Việt Nam. Mãi cho tới 1986, 1987, khi
Nguyễn Văn Linh cho phép báo chí, truyền hình Tây
phương trở lại Việt Nam trong mục đích ve vãn dư
luận quốc tế, thì báo chí mới bắt đầu nhìn
thấy một số hiện tượng bề ngoài với một
mức độ hạn chế).

Những biến cố nói trên tương đối ôn hoà nếu
ta so sánh với vụ Khởi nghĩa của Nông dân Quỳnh
Lưu bị đàn áp đẫm máu vào năm 1956, vụ thanh
niên Nam Bộ tập kết đốt phá bót Cảnh sát bờ
hồ Hà Nội, vụ đảng viên Việt cộng tìm nhau
để chém giết trả thù nhân vụ Cải tạo Nông
nghiệp đưa đến biện pháp "sửa sai". Lý do
chính khiến có sự khác biệt về mức độ bạo
động là vì hoàn cảnh chính trị đã khác nhiều;
năm 1983, bạo quyền Việt cộng đã cực kỳ suy
yếu, ruỗng nát so với năm 1956, và nhân dân ta
ở trong Nam đã được tổ chức và hướng dẫn
để đề kháng một cách hữu hiệu hơn thời gian
30 năm trước. Do đó, Việt cộng đã không dám
thực hiện các biện pháp mạnh tay trong chính sách
ruộng đất. Mặc dầu hai cuộc Cải cách Ruộng
đất có khác nhau ở mức độ sắt máu; nhưng,
những vấn đề căn bản của cả hai cuộc Cải cách
Ruộng đất của Việt cộng chỉ là một: Đó là
các vấn đề Bản Chất, Mục Tiêu và Hậu Quả.

2003-10-19 21:44:59



* Currently 2.00/5
* 1
* 2
* 3
* 4
* 5

Rating: 2.0/5 (4 votes cast)

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

*

Xin lưu ý: Là một diễn đàn tự do, vantuyen.net không chịu trách nhiệm về nội dung của những ý kiến đóng góp từ độc giả. Những ý kiến đóng góp có những lời lẽ không hay sẽ bị BBT xoá và khoá IP vĩnh viễn. (khi bị khoá IP bạn sẽ không thể vô được vantuyen.net nữa.)

Những mục có dấu * là bắt buộc.
Tên: *
Email:

Viết bình luận: *




 Có 0 bình luận. Bình luận Bình luận

Mục lục tác phẩm
1. Cuộc cải tạo nông nghiệp tại Miền Bắc
2. Bản Chất Của Cuộc Cải Tạo Nông Nghiệp
3. Giai Đoạn Đấu Tranh Chính Trị
4. Giai Đoạn Đấu Tranh Đẫm Máu
5. Cuộc Đấu Tranh Tiếp Của Nhân Dân Miền Bắc
6. Những Đặc Điểm Của Giai Đoạn Cải Cách Ruộng Đất 1951-1956 Đưa Đến Chiến Dịch Sửa Sai
7. Giai Đoạn Tổ Đổi Công
8. Tại Sao Phải Làm Cho Đủ Công?
9. Phản Ứng Của Nông Dân Đối Với Hợp Tác Xã Cấp Thấp
10. Hệ Thống Tổ Chức Các Nông Trường, Công Trường
11. Xây Dựng Lực Lượng Chính Quy Bắc Việt

=
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=6580

No comments: