Tuesday, March 17, 2009

ĐẶNG THAI MAI

Đặng Thai Mai
Thư gửi Trường Chinh ngày 19.6.1953

Tài liệu sau đây nguyên là bản đánh máy không có dấu tiếng Việt (bản chụp tài liệu gốc ở dạng PDF). Chúng tôi chân thành cảm ơn Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã cung cấp những chỉ dẫn quý báu để toà soạn thực hiện việc chuyển văn bản này thành bản có dấu tiếng Việt. Xin giới thiệu cùng quý vị và các bạn.
talawas
19.6.1953 Kính gửi anh Thận [1] Tiện dịp bà Quỳnh Anh ra T.Ư., tôi gởi thư này lên anh để trình bày thêm mấy việc. Tôi cũng đã viết thư lên K.U.L.K.IV [2] . Nhưng cũng có những câu chuyện cũng cần báo để T.Ư. rõ.


Về vấn đề thuế 1953, thư trước tôi đã nêu một hai ý kiến. Giờ đây, sau khi đã kiểm soát tận tay, và hỏi một vài đồng chí, và một số dân chúng, tôi mong anh để ý đến vấn đề thuế biểu. Có lẽ cần phải duyệt lại [3] mức sản lượng ở Nghệ, năm 1951, thường thường cho 4 gánh lúa gặt (cả bông) ở đồng về là 1 tạ. Năm 1952, tỉnh định mức cho huyện. Huyện chia về xã. Có xã tính 2 gánh rưỡi, phần nhiều tính 3 gánh là 1 tạ. Ở Hà Tĩnh cũng vậy. Do đó có những mẫu ruộng tính sản lượng là 32, 35 tạ. Khá nhiều ruộng nhất đẳng điền [4] hồi xưa ít nhất phải 25, 28 tạ. Tôi đã hỏi nhiều anh em nông dân cày lấy 1 hay 2 mẫu thì họ đều nói rằng không tài nào theo kịp sản lượng. Tôi dám nêu vấn đề ở đây là vì tôi đã theo rõi ở vùng tôi khá kỹ.

Và sự thực thì năm nay tôi nghe nhân dân phàn nàn nhiều về thái độ cán bộ trong việc định sản lượng nên tôi cũng tưởng cần trình bày cùng L.K.U [5] . và T.Ư. Tôi cũng đã đọc bản báo cáo của Sabourov tóm tắt “chỉ thị của Đại hội Đảng lần thứ XIX về kế hoạch 5 năm để phát triển Liên bang Soviet” thì thấy rằng: trong kế hoạch sắp tới, ở LX cũng mới trù tính việc tăng năng suất các miền ruộng có thủy lợi (terres-irriguées) cho đến mức 40-50 tạ một hectare. Như vậy là với phương tiện kỹ thuật, nhân công, tổ chức của nông nghiệp Liên Xô, mà trong 4 năm nữa người ta mới yêu cầu tới mức 20 hay 25 tạ nửa hectare, nghĩa là còn hơn một mẫu ta - mẫu ta ở Trung Kỳ = 4900 m2.



Việc thứ hai: phong trào đấu tranh hiện đang tiến hành với chỉ đạo của T. Ư. chắc sẽ đưa đến kết quả hay là chính quyền nhân dân sẽ được tôn trọng. Nhưng nếu đồng thời, Đảng và chính phủ có thể cho một phái đoàn kiểm tra về để xét xem nhân dân có uất ức, thắc mắc gì đối với việc thi hành chính sách nói chung và báo cáo lên K.U. hoặc T. Ư. để chỉnh đốn mọi khuyết điểm của địa phương, thì tôi chắc là kết quả sẽ rất hay cho sự giác ngộ và lòng tin tưởng của nhân dân.



Việc cuối cùng có tính cách cá nhân đặc biệt là tình hình con cháu cụ Phan Bội Châu hiện nay. Hai người con cụ chết cả rồi. Một đứa cháu hiện làm trung đội trưởng ở V.B [6] . Nhưng người vợ anh ta (lâu nay làm LHPN [7] xã) bị liệt vào địa chủ (với một mẫu ruộng phát canh) vì chồng đi vắng cho nên vụ chiêm vừa rồi, ruộng gặt được 10 gánh lúa thì về phần chị ta chỉ được 5 lượm, mỗi gánh là 8 lượm (địa chủ phải giảm tô có chỗ 85 %, như cas ruộng xa) [8] .

Thành thử gia đình sống rất vất vả. Cụ Phan lại còn mấy đứa cháu nữa hiện còn bé, chỉ còn 3 sào đất cho 3 mẹ con. Chúng nó mới một đứa lên 9, một đứa lên 12, học lớp 4, lớp 5, ăn bữa no, bữa đói. Tôi không nệ tính cách cá nhân và dám đề nghị cùng anh xin cho hai đứa cháu đi qua bên Trung Hoa. Lý do không phải là quan niệm đối với gia đình công thần cách mạng.

Mà chính là vì ở Nghệ Tĩnh, cụ Phan cũng còn ít nhiều người nhớ đến. Nếu để gia đình đó sống trong cảnh khốn đốn thì cũng là một dịp cho bọn bất mãn nói vào nói ra. Nếu anh đồng ý thì xin anh điện vào cho L.K.U.K4 giúp đỡ cho hai đứa bé Phan Việt Hồ và Phan Việt Liên qua Trung Hoa. Việc thiệt nhỏ nhen, mà cũng viết thư cho anh, xin anh đừng trách tôi nhiều lời.Bà Quỳnh Anh đi vội. Tôi viết ngắn. Vấn đề tôi đi chữa bệnh, tôi đã có thư gửi anh Tô [9] . Nếu có thể, thì tôi cũng xin ra. Nhưng giờ đây, tôi còn yếu quá. Vả lại tôi cũng định nếu T. Ư phê chuẩn cho việc đi ra ngoài, và có điều kiện để đi ra chữa một năm, năm sáu tháng thì tôi cũng sắp đặt cho nhà tôi có chỗ làm ăn ở Thanh, vì ở Nghệ không có điều kiện canh tác và cũng chẳng có sức. Kính chúc anh vui, khoẻ. Tôi tuy đau, nhưng vẫn gặp được nhiều người trong các giới đồng bào. Có những việc nhỏ, tôi vẫn liên lạc với địa phương luôn luôn. Anh tin cho rằng: tôi vẫn luôn luôn cố gắng để sát với thực tế đời sống nhân dân. Chào thân mến Đặng Thai Mai


[1]Tên ông Trường Chinh (các chú thích trong bài đều của talawas)[2]Viết tắt của Khu ủy Liên khu IV [3]Gạch chân trong nguyên văn, chúng tôi chuyển sang in đậm, vì trên trang talawas gạch chân biểu hiện hyperlink[4]Loại ruộng được xếp vào hạng tốt nhất[5]Viết tắt của Liên khu ủy[6]Viết tắt của Việt Bắc[7]Viết tắt của Liên hiệp Phụ nữ[8]Chữ “cas” có thể là “các”.

Chữ “ruộng xa” có thể hiểu là ruộng ở xa làng, ở Nghệ Tĩnh thường là loại ruộng có nước, làm hai vụ, khác với nương là loại ruộng chỉ làm một vụ, nên thuế thường nặng hơn; hoặc cũng có thể hiểu là “ruộng xã”, tức là công điền, nhưng công điền ở Nghệ Tĩnh vào khoảng năm 1953 đã không thấy còn, hơn nữa nếu là công điền thì sao địa chủ lại có quyền cho phát canh thu tô? Còn “ruộng xạ” là ruộng cứ vãi lúa ra chứ không cần cày cấy thì ở Nghệ Tĩnh hoàn toàn không có.[9]Tên ông Phạm Văn Đồng
Nguồn: Lưu trữ Quốc gia I, Hà N

No comments: