Wednesday, March 18, 2009

HUỲNH VĂN TÀI

=
Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy Cộng sản đầy mưu mô xảo quyệt. Sách báo hay chứng nhân thời đại đã nói nhiều về các thủ đoạn gian manh của chúng. Sau khi chiếm miền Nam, người dân miền Nam mới thực sự nếm mùi đau thương ấy. Để nói lên thủ đoạn thâm độc đó, tôi tạm gọi " Bàn tay nhung, Bàn tay sắt " để chỉ hành động của CS.Sau khi chiếm Sàigòn không lâu, CS giỡ thủ đoạn đầu tiên. Chúng ra thông cáo: " Tất cả binh sĩ, hạ sĩ quan đến chuẩn úy, các cán bộ, cảnh sát, dân chính, phục vụ cho Ngụy Quân Ngụy Quyền phải đi học tập cải tạo tại chỗ trong 3 ngày ". Ba ngày đến phường khóm để chúng láo khoét kết tội Quân Lực và Chính Phủ VNCH, đồng thời chúng nhồi nhét tuyên truyền chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, sau đó chúng cho tự do về với gia đình. Người dân thấy CS làm đúng với những gì họ đã nói, nổi hoang mang lo sợ vơi đi.Khoảng hơn tháng sau, CS ra thông cáo " các Sĩ Quan từ cấp bực Thiếu tá đến Tướng Lảnh phải đem theo đồ dùng và tiền bạc đủ dùng trong 30 ngày tập trung cải tạo " và sau đấy cũng thông cáo giống như thế dành cho Sĩ Quan cấp úy: " Các Sĩ Quan từ cấp Thiếu Úy đến Đại Úy phải đem theo đồ dùng và tiền bạc đủ dùng trong 10 ngày tập trung cải tạo " ( Việt Cộng chơi chữ! Đem theo đồ dùng và tiền bạc đủ dùng trong 10 ngày, hay 30 ngày, CHỚ KHÔNG PHẢI ĐI HỌC 10 ngày hay 30 ngày!!! Chúng gạt nhân dân miền Nam. )Đa số người dân đều nghĩ: lính đi học 3 ngày, Sĩ Quan cấp Úy đi học 10 ngày, cấp Tá, Tướng đi học 30 ngày là hợp lý. Ai cũng mong chồng con mình sau khi đi học tập sẽ được về với gia đình vợ con làm ăn sinh sống bình thường vì đất nước không còn chiến tranh nữa. Có lẽ những ai có cha mẹ thân nhân người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 hiểu CS hơn dân miền Nam, vì dân miền Nam chưa bao giờ sống chung với CS, làm sao hiểu nổi những xảo quyệt của chúng.Hầu như 98% (ước lượng) Sĩ Quan VNCH còn ở lại đều khăn gói chui đầu vào rọ, tự nguyện đi ở tù!Lính là thành phần không nguy hiểm cần gì cầm tù họ, cho học 3 ngày rồi tự do, thành phần Tá, Tướng nguy hiểm phải bắt giữ trước vì họ có thể cầm đầu phản công, kế đến cấp Úy là Sĩ Quan thừa hành ít nguy hiểm hơn, bắt sau cũng được. Bạn có thấy thủ đoạn " bàn tay nhung " của chúng không? Vuốt ve dân miền Nam để rồi gôm trọn gói! CS ngụ ý rằng: " Các Ông Bà thấy không, Cách Mạng là chính nghĩa là khoan hồng, Lính đi học 3 ngày về rồi đó, còn Sĩ quan đi học 10 ngày, 30 ngày rồi cũng được về đừng lo ". Chúng giăng bẫy! dù biết hay không biết, dù không muốn, cũng không làm sao hơn vì cá đã nằm trong chậu, tất cả “PHẢI” chui vào bẫy!!!Bàn tay nhung còn đó, thì nếm ngay mùi bàn tay sắt. Các Sĩ Quan lớn nhỏ đều vào các trại tập trung. Ngày trôi qua rất chậm vì mọi người đều chờ cái móc thời gian 10 ngày, 30 ngày đó. Ngày ngày đi qua! qua đi ...! 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày, hai tháng, ba tháng đã qua mà chồng con vẫn biệt vô âm tín. Còn người tù thì tự hỏi: sao họ nói 10 ngày, 30 ngày được về mà chẳng thấy học hành gì cả? Hằng ngày chỉ lo nấu ăn, làm vệ sinh, chuẩn bị chỗ ở thế thôi, chẳng ai nói đến học tập, cũng không ai nhắc tới ngày về. Còn các bà vợ, thân nhân, đêm ngóng ngày trông, họ tìm người thân hỏi thăm tin tức, mà chẳng ai dám đi hỏi chánh quyền vì ai cũng sợ sệt, khủng hoảng bởi sự khủng bố tinh thần của CS. Nhà nhà đều thắc mắc: chồng con mình bao giờ về? hiện họ ở đâu? làm gì? sống chết ra sao? Không một tin tức thư từ gì cả, không ai biết gì cả, họ chỉ biết nghe ngóng mà thôi, nay thì người này nói: " Nghe nói có người thấy họ ở Biên Hòa, Long Khánh, Tây Ninh v.v. ", mai người khác nói " có lẽ họ ở Côn Đảo, Phú Quốc " nghe nói, chỉ nghe nói! chớ không ai biết chính xác chồng con mình ở đâu???!!!Bây giờ dân bắt đầu nghi ngờ về chính nghĩa của Cách Mạng CS. Người CS làm gì đây? Họ nói như thế sao thực tế không đúng như những gì họ nói!Nhưng CS không phải ngu ngốc, đui điếc, CS hiểu người dân đang nghĩ gì, họ có thủ đoạn, kế hoạch, họ đã chuẩn bị từ lâu, họ cho dân thấy rằng: " Tao CS là thế đó, tao nhốt chồng con tụi bây, tụi bây giỏi biểu tình phản đối đi,(như trong quá khứ chúng đã từng giựt dây xách động ), nếu dám biểu tình thì tao có súng AK47 đây ". Nhưng có ai dám biểu tình đâu, không ai dám phản đối. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã bị dẹp qua một bên, chúng chỉ là công cụ của CS, nay CS đã đạt được mục đích rồi, thì MTGP cũng chẳng còn nghĩa lý gì, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình còn cho ngồi chơi xơi nước, đừng nói gì tới người dân lương thiện. Nhà nhà đều câm nín vì tai vách mạch rừng. Cách mạng 30 (danh từ của người dân chỉ những tên theo VC sau ngày 30/4/1975) nỗi lên đầy đường, họ là bọn thời cơ liếm đích, nâng bi CS, chúng cố tình moi móc chỉ điểm để lập công với CS, chẳng còn lương tri, gia đình, thân nhân gì cả, bọn nầy tưởng mình là người yêu nước, người cách mạng thực sự, họ sẳn sàng tố cáo các gia đình đã phục vụ cho chế độ VNCH, sẳn sàng tố giác ai nói năng, phát biểu bất lợi cho CS.Hàng ngày trên truyền thanh truyền hình CS bắt đầu tuyên truyền kết tội Quân Cán Chính VNCH: nào là quân bán nước, là tay sai của đế quốc Mỹ, phạm nhiều tội ác với nhân dân v.v., những người này cần phải cải tạo lâu dài để trở thành " Người dân lương thiện " dưới chế độ XHCN?! Họ nói rằng: thời gian 10, 30 ngày chỉ là thời gian đầu khi Cách Mạng chưa lo được chỗ ăn chỗ ở, chớ tội của Mỹ Ngụy " lấy tre trong rừng làm viết, lấy nước biển Đông làm mực " cũng chưa viết hết tội lỗi của họ đối với nhân dân???!!! Tội lớn như thế thử hỏi cải tạo 10, 30 ngày có đủ hay không? Thật là CS lật lộng!Riêng những người tù trong các trại tập trung bắt đầu hoang mang tự hỏi: " tại sao họ nói 10 ngày, 30 ngày mà đến nay đã ba tháng rồi mà chưa thấy học hành gì cả, rồi đến bao giờ học, đến bao giờ được về. CS hiểu rỏ tâm tư suy nghĩ của người tù, để trấn an tù nhân, chúng bắt đầu cho tù " Lên Lớp " (tức là đi học danh từ VC sử dụng). Bài đầu tiên " Đế quốc Mỹ, quân xâm lược, là kẻ thù của nhân dân ta ", bài thứ hai " Ngụy Quân, Ngụy Quyền, tay sai của Đế quốc Mỹ, là kẻ thù của nhân dân ta ", rồi bài thứ ba, tôi quên mất là đề tài gì, hình như là " Cách Mạng là chính nghĩa là khoan hồng .....". Sau ba bài học, CS bắt người tù phải khai lý lịch, cấp bậc, chức vụ và các việc làm trong quá khứ đã giết hại cách mạng, nhân dân. CS nói rằng: " Cách Mạng coi mức độ thật thà khai báo, mức độ giác ngộ, tiến bộ học tập để cứu xét cho về ". Thế nào là tiến bộ? Bao giờ tiến bộ? CS chơi chữ, có thể suốt đời bạn trong lao tù cũng chưa đạt được chữ tiến bộ!Thế rồi lên lớp, xuống lớp, cho hết 9 bài giáo điều đó, người tù phải khai đi khai lại lý lịch của mình. Chính nhờ vào những tờ lý lịch này mà CS phân loại tù nhân và tùy theo từng thành phần mà CS áp dụng biện pháp cho từng đối tượng, vì thế có người ra Bắc (thành phần nguy hiểm) có người ở lại trong Nam (thành phần chuyên viên, văn phòng nhẹ tội hơn, ít nguy hiểm hơn). Trong khi đó thì đài phát thanh CS phát đi những tin tức về các buổi lể được tổ chức để thả những người tù được cho là tiến bộ, mục đích của chúng làm lắng dịu những sôi động trong tâm tư của tù nhân, và cũng như cái phao " lừa " niềm hy vọng ngày về của tù nhân. Trong số tù nhân CS cũng có những tên VC nằm vùng trà trộn trong hàng ngũ Sĩ Quan ta, nhầm mục đích ngăn chận kịp thời những mầm mống nỗi dậy của tù nhân, hoặc những tên tù " phản phé ", hắn theo dõi và sẳn sàng tố cáo với CS các bạn tù để lấy điểm, để được " tiến bộ " với hy vọng được CS sớm cho về, chúng được gọi tên là những " thằng Antenne ".
Chẳng ai dám làm gì những thằng antenne cả, bởi vì đối với CS chỉ có hình phạt đối với những người dám chống đối lại chúng đó là tử hình. Phải tử hình được áp dụng như bàn tay sắt. CS phải tử hình vài tù binh, chúng phát trên đài để tất cả mọi người nghe, đồng thời cho một số bạn tù đi chứng kiến tận mắt bạn mình bị xử tử, đó là những người bị CS sử dụng để đe dọa người tù nào có ý đồ chống đối nỗi loạn. Hai vụ tử hình điển hình: một người tù thiếu kiên nhẩn viết thơ cho vợ, anh gởi cho tên tài xế xe chở củi cho trại, Anh tưởng tên tài xế này là " dân Ngụy ",(danh từ VC gọi những người Việt Quốc Gia) không ngờ hắn là tên VC nằm vùng, tên này trao bức thư cho VC. Nội dung bức thơ chỉ khuyên vợ đừng nghe những gì CS nói, và đừng bao giờ chờ anh về nửa. Chỉ thế thôi, chúng ghép tội phản động và đem Anh ra bắn. Một người khác,là một tù nhân can đảm, Anh tìm được bộ quân phục bộ đội mặc vào và ngang nhiên vượt ngục bằng đường cổng chánh, nhưng Anh phạm một lỗi lầm là không biết mật khẩu. Khi ra đến cửa, bị tên VC chận lại hỏi mật khẩu, biết bại lộ Anh liền tấn công tên VC này. Anh cô thân không chống lại bọn chúng và bị khống chế. Anh bị bắt, CS ghép tội phản động và bị xữ tử hình. Như thế CS cố tình đe doạ tù nhân: " Tụi bây đừng phản loạn, tao sẽ giết tụi bây đó ". Thế mới biết CS đầy thủ đoạn xảo quyệt gian manh.Nửa năm đã qua, rồi chín tháng qua đi, chẳng thấy ai được về cả, cũng chẳng thấy ai dám chống đối hay vượt ngục, bởi vì tù nhân biết mình cô độc không còn chỗ dựa nữa, không còn những đơn vị bạn yểm trợ giúp đỡ khi họ vượt ngục. Người tù âm thầm nuốt hận chờ đợi ngày về trong nỗi hoài nghi vô vọng. Họ là những người tù không có bản án, không có thời gian. Tuổi đời cứ theo năm tháng trôi qua, thắm thoát mà đã 5 năm, 10 năm, người tù vẫn chưa được trả tự do hoặc có những người tù vĩnh viễn không bao giờ còn trở về với gia đình vợ con nửa.
những bạn tù bác sĩ ở dơThời gian trôi qua rất chậm, vì ai cũng mong ngày trở về. Chỗ ở đã ổn định, nói ổn định có nghĩa là mỗi người có một chỗ cố định trong một nhà (VC gọi là láng) dài khoảng 15mét, ngang khoảng 5mét, nhốt trên 60 tù nhân.
CS không cần lo gì cho tù nhân cả, họ chỉ cần bắt nhốt, giam giữ các Sĩ quan ta để thực hiện ý đồ đen tối của bọn chúng là tiêu diệt giai cấp này. Mỗi người tù tự lo chỗ “an cư” của mình. Dĩ nhiên là mọi người phải nằm trên nền cement chen chúc nhau. Người tù tự tìm cây, ván, vải nylon mang theo hoặc bao cát may lại lót dưới lưng mình để khỏi bị lạnh vì hơi đất. Bạn bè thì lo dàn xếp để được nằm gần nhau, nhưng ít có ai là bạn bè cùng một đơn vị, thường là tập trung hầu như tất cả các quân binh chủng, các đơn vị từ vùng một đến vùng bốn, vì sau khi tan hàng mọi người có nhà ở Sài Gòn đều về với gia đình. Áo quần mang theo xếp lại bỏ vào bao cát dùng làm gối. Mọi cá nhân tự tìm ván đóng thành kệ dài theo vách trên cao gần nóc nhà để chứa đồ đạt mùng mền mang theo. Lon hủ, ly chén, cà mên được dấu trong các hộc đóng tạm ở dưới chân mình cho có thứ tự. Như thế mỗi người có khoảng nửa mét riêng tư trong nhà tù. Cũng may lúc đầu Tài đã ra đầu hiên nhà mắc võng ngủ, nên chỗ của Tài tôi được quyền sữ dụng, như thế tôi có được một mét, rộng rải, thoải mái hơn, có thể trở mình dễ dàng hơn mỗi khi thức giấc. Nằm cạnh bên là những bạn tù mới, không phải ai cũng “hợp gôut” với mình, nếu thích nhau thì có thể đổi chỗ cho nhau để sinh hoạt dễ dàng và thuận lợi hơn. Bạn tù thân nằm gần nhau có nhiều điều lợi, có thể giúp đở mỗi khi mình bận rộn hay đau yếu bệnh hoạn như lấy cơm dùm trong khi mình đi vắng, cạo gió, bắt gió mỗi khi mình ấm đầu sổ mũi, hoặc tâm sự về vợ con, về quảng đời trong quân ngủ, những cuộc di tản khi bị địch tấn công tràn ngập v.v.. Nhiều, thật là nhiều chuyện kể cho nghe vì hình như thời gian hầu như vô tận bởi sự mong đợi ngày về trong nỗi hoài nghi vô vọng.Nằm bên cạnh tôi là anh Châu, tôi và Tài gọi anh là Châu mắt kiếng vì anh bị cận thị nặng, Anh là Đại Úy Truyền tin Sư Đoàn 23 bộ binh. Anh đã phải di tản khi Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 BB đóng ở Ban Mê Thuộc bị CS tràn ngập. Anh cùng với các Sĩ Quan khác, binh sĩ, tìm đường rừng để thoát ra khỏi vòng phong tỏa của địch quân. Sau nhiều ngày băng rừng vượt suối, Anh gặp được đơn vị bạn, sau cùng Anh về trình diện Bộ Tổng Tham Mưu và được về nhà ở Giòng Ông Tố chờ bổ sung quân số. Điều đau khổ mà Anh phải chịu đựng là thời gian vợ con Anh còn kẹt lại ở BMT, lúc ấy mọi liên lạc ra bên ngoài điều bị gián đoạn, Anh âu lo về số phận vợ con mình còn sống hay chết dưới làn mưa pháo của CS, và nếu còn sống liệu có bị trả thù như ở Huế vào dịp Tết Mậu Thân khi VC chiếm thành phố Huế?. Anh suy nghỉ, ưu tư, đau buồn đủ điều làm Anh liên tưởng đến nỗi khổ của vợ con Anh, giờ nầy vợ Anh chắc đang sống trong khủng hoảng lo lắng cho số phận của chồng mình, không biết Anh ấy còn sống không hay đã bị VC bắt làm tù binh, có bị VC thủ tiêu không? Bao nhiêu lo âu của người đàn bà “Vợ Lính” thời chiến không giúp ích được gì, bởi vì Chị không còn điểm tựa nào để nuôi dưỡng niềm hy vọng về sum hợp với người chồng yêu quí,vì thực tế Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23BB đã bị địch quân chiếm đóng! Sau khi CS đã cướp Sài Gòn, Anh đã liên lạc được với vợ con, tất cả gia đình vợ và bên vợ ở BMT được vô sự. Cảm giác vui mừng, sung sướng bao la khi bắt được tin tức người thân mất tích nay vẫn bình yên. Những mẩu chuyện kể như thế cũng giúp làm giảm đi niềm thương nỗi nhớ gia đình vợ con của những người tù CS.Vài bạn tù khác có mang theo hình vợ con, với những người bạn “láng giềng” thường thì Anh hay khoe ảnh, nói về họ với lòng hãnh diện, tự hào. Hàng đêm trước khi đi ngủ Anh đem ra ngắm nghía với ánh mắt triều mến thâm tình và trong ánh mắt ấy hình như Anh nhắn nhủ trao trọn lòng nhớ nhung yêu mến về vợ con là những người Anh mang theo hình bóng, tình cảm, cất dấu thâm sâu trong tận cùng trái tim của Anh. Đôi khi trong ánh mắt ấy, Anh cũng gởi đi những u uẩn, những khắc khoải, những vô vọng lắng đọng trong đáy lòng Anh về một ngày về xa xôi dịu dợi.
Một người tù khác, Anh tên là Hòa, đúng ra Anh không xứng đáng nhận danh Người tù CS, Anh được gọi tên là Lỗ Trí Thâm, vì Anh là Đại Úy Tuyên Úy Phật Giáo. Anh là một thầy tụng, Anh lo lót tiền bạc để mua chức Sĩ Quan Tuyên Úy trong quân đội, sau thời gian phục vụ Anh được thăng cấp Đại Úy. Ban ngày Anh mặc đồ cà sa đi làm lễ hoặc đi tụng kinh cho các Tử Sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc, đêm đến, đôi khi Anh thay đồ lính, mang lon Đại Úy, đội mũ binh chủng, Anh đi ra phố nhậu nhẹt, vui chơi như SQ bình thường và có khi Anh ăn luôn thịt chó nửa!!! Vì vậy bạn tù đặt tên cho Anh là thầy chùa Lỗ Trí Thâm. Thật mới thấy được trong Quân Đội chúng ta cũng có nhiều cấp chỉ huy, nhiều bộ phận, cơ quan bất chính làm những điều xấu xa tội lỗi, kết quả chúng ta những người trẻ đầy nhiệt huyết phải nhận lấy hậu quả.Cường độ suy thoái của người tù gia tăng theo thời gian.CS sau khi bất ngờ chiếm được Miền Nam, chúng chưa chuẩn bị kịp thời tình hình diễn tiến nhanh như thế, cùng một lúc chúng có quá nhiều vấn đề, làm sao chúng giải quyết, quản lý hết được một đất nước rộng lớn, một xã hội xáo trộn nhiều đổ vỡ. Với đám cán bộ vừa ngu dốt vừa tự kiêu, tự đại, vừa sắt máu, chúng tưởng chúng còn hơn ông trời con, chúng còn hổn láo tự cho Hồ Chí Minh là vị Anh Hùng số một của dân tộc, hơn cả Đức Trần Hưng Đạo, Vua Quang Trung Lê Lợi và tất cả các Vua Quan đã có công dựng nước và giữ nước. CS quên rằng các Vua Quan ta ngày xưa đã từng chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược Tàu Phỉ từ phương bắc, để lại một dãy giang sơn gấm vóc cho chúng ta ngày nay, không như bọn chúng đã cấu kết với bọn Tàu Cộng, bọn Quỷ Đỏ quốc tế đẩy nước ta vào cảnh chém giết tương tàn, thủ phạm đã làm hàng triệu người phải chết oan uổng, để phục vụ ý đồ Cộng sản của chúng, để chúng dễ dàng gồm thâu tài sản, của cải, vật chất và bắt người dân làm trâu ngựa để phục vụ quyền lợi cho bè phái của đám Quỷ Vương Trung Ương Đảng. Vì ngu dốt, tự cao, tự đại như thế, CS càng sa lầy trong việc điều hành, quản lý quốc gia, tiếp theo là chánh sách trả thù người Quốc Gia, người Hoa, càng đẩy sâu xã hội vào đường chia rẻ. Cùng với chánh sách trả thù ấy CS còn áp dụng chính sách đền ơn, tức là thưởng công cho đám cán bộ tay sai VC MTGPMN, tất cả cơ quan chánh quyền, hành chánh, kinh tế, quân sư, an ninh, đều được CS giao cho những tên ngu dốt chưa học hết được bậc tiểu học để điều hành quốc gia. Thử hỏi những người ngu dốt như thế thì đất nước nầy sẽ đi về đâu, sẽ ra sao? Các tên cán bộ nầy từ khi cha sanh mẹ đẻ tới nay chỉ biết chui nhủi trong bưng biền, có biết gì về quản lý về kinh tế, lại thêm bấy lâu nay sống trong rừng sâu, mật khu, đói khổ, thiếu thốn đủ thứ về vật chất cũng như tinh thần, bất chợt nay được nhiều quyền hành, nhiều của cải, nhà cửa, cơ sở của người Hoa, của người di tản, của người Quốc Gia để lại, chúng bắt đâù lạm dụng quyền hành, tham nhũng, hối lộ, ăn chơi hưởng thụ, trong khi xã hội càng suy thoái, nhiều tệ đoan, nhiều chia rẽ giữa người Quốc Gia và Cộng Sản. Người dân càng ngày càng cùng cực và bị phân biệt đối xử. Những “ Gia Đình Ngụy ”, gia đình người Hoa, bị bắt buộc rời bỏ nhà cửa trong thành phố để đi vùng kinh tế mới, tài sản để lại chúng tha hồ cướp lấy, chia chác cho đồng bọn sống trong giàu sang, sống trên mồ hôi nước mắt của những người dân mà chúng cho là bán nước là phản động.Thử hỏi xã hội suy tàn như thế thì những người tù sẽ ra sao?
Mỗi ngày khẩu phần ăn càng ít lại. Thủ đoạn CS rất quỷ quyệt, chúng nghiên cứu thật là khôn ngoan, khoa học. Chúng áp dụng chiến lược bao tử để thanh toán tù nhân, chúng bóp bao tử tù nhân từ từ, mỗi ngày cho ăn ít đi một chút, ít dinh dưởng, ít thịt cá hơn, thay vào đấy là rau với muối; độc ác hơn là chúng cho tù ăn gạo sâu, gạo mục, cơm nấu bằng gạo mục làm sao có chất bổ, có dinh dưỡng. Phối hợp sự suy thoái về cơ thể với điều kiện sống khắc nghiệt, chật chội, nóng bức, chung đụng mất vệ sinh, nhiều người tù bắt đầu nổi ghẻ: ghẻ hòm, ghẻ ngứa , lác khô, lác ướt đủ các loại bịnh ngoài da phát hiện. Trong những người bị ghẻ, có Anh Dược Sĩ Thi là nặng nhứt. Hai tay chân và người Anh thoa đầy thuốc đỏ, nhưng thuốc đỏ không giúp Anh lành bệnh được. Thì giờ rãnh rổi Anh ngồi nặng mủ, gở mài ghẻ trông thật là thảm thương.Các bệnh về thiếu dinh dưỡng cũng phát sinh nhanh chóng, quan trọng hơn hết là bệnh phù thũng. Người bị phù thũng vì thiếu vitamin, vì ăn gạo mục, không thịt cá. Khi bắt đầu thì các tế bào trương nước, tay chân lớn hơn, mặt má mập ra, mắt nhỏ lại, bụng lưng phì lên, nếu lấy ngón tay ấn vào thì dấu ngón tay vẫn còn giữ nguyên trên làn da không còn biết đàn hồi nữa. Người bệnh càng ngày càng mệt mõi, đứng lên ngồi xuống chậm chạp vất vả, sau đấy đi lại khó khăn khổ sở. Trong số những người bị thũng này có bạn chúng ta đó là Tài.Phải, Tài, tại sao mầy không may mắn ? Số tử vi chúng ta cùng tuổi con chuột, mầy lớn hơn tao mấy tháng, nhưng số mạng hai đứa khác nhau nhiều. Ngày xưa trong quân đội, cuộc đời binh nghiệp, thăng quan tiến chức mầy “phát” nhanh hơn tao, lên đại úy trước, nhưng gian nan hơn. Khoảng thời gian chiến trường sôi động, chúng mình cùng đi đánh VC trên sông rạch. Tao về giang đoàn Xung Phong, tàu cũ, nên đi vùng ít nguy hiểm, đánh VC ở sông Tiền Giang. Còn mầy và Châu phúc Yên về giang đoàn Thủy Bộ, tàu mới, trang bị hiện đại nên đi vùng nguy hiểm hơn, Năm Căn, Cà Mau. Tao cùng với bộ binh đi đánh khắp các sông rạch vùng Bến Tre, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Sa Đéc, Cao Lãnh, Đồng Tháp Mười,hành quân phối hợp. Nhiều lần bị VC bắn súng lớn, súng nhỏ, súng B40, nhưng không sao cả. Có lần tao và Võ văn Hạc dẫn nguyên giang đoàn chín mười giang đĩnh vào kinh Tháp Mười, con kinh chật hẹp, tàu trở đầu khó khăn, vào sâu vài chục cây số đến vùng oanh kích tự do. Con kinh nầy song song với kinh Đồng Tiến mà trước đó không lâu, giang đoàn Tuần Thám đã bị VC đánh mìn, gây thiệt hại nặng về vật chất, sinh mạng, nhiều PBR bị chìm, nhiều chiến sĩ ta tử trận hoặc bị thương. Vào kinh Tháp Mười, tao và Hạc đang chờ những trái mìn, thủy lôi sẵn sàng nổ, nó có thể kết liễu cuộc đời binh nghiệp của tao và Hạc. Nhưng VC chúng chỉ bắn súng nhỏ, súng máy, súng B40 thôi, nó chưa kịp đánh mìn, nên tao và Hạc vẫn còn nguyên, chưa “rụng sợ lông” nào bởi vì chúng cũng không chịu nổi hỏa lực của tàu Hải Quân mình. Còn mầy và Yên phải vào Năm Căn, Cà Mau, vùng căn cứ địa, mật khu của VC. Trên những con kinh chi chít chật hẹp, hằng ngày phải chiến đấu trong sự đe dọa thường xuyên của VC, của những trái thủy lôi, B40, luôn cận kề với bao nguy hiểm, đối diện với tử thần. Nếu nói không sợ chết thì không đúng, vì có ai muốn chết đâu? Nhưng chúng ta biết chấp nhận cái chết nếu nó đưa đến, hiên ngang sống và đánh với CS một cách kiêu hùng. Chúng ta đã anh dũng chiến đấu cùng với các anh em chiến sĩ, các đàn em để bảo vệ tự do. Tuổi trẻ chúng ta là thế, chúng ta đã sống và trải qua một thời thanh xuân khó quên, dù rằng đôi khi đi quá trớn, đã “xả láng” uống quá nhiều ruợu, rồi cùng các “đệ tử” đi ấu đả, hoặc tranh chấp với các đơn vị bạn, tất cả các thứ đó đã làm nên cuộc sống hải hồ của chúng ta, đã vẽ nên bức tranh sống động của những người trẻ chiến đấu trên các giang đĩnh.Âu cũng là số mạng mầy à, Yên thì bị VC đặt mìn khi nằm trên chiếc Zippo đang cập cầu tiếp tế, Zippo chìm, may mà Yên chỉ bị thương ở mắt, rồi cũng được trở lại với đồng đội. Còn mầy phải lãnh trọn một trái mìn tự chế của VC làm bằng trái bôm lép của Không Quân ta dội vào các mật khu. Nguyên trái bôm ấy đã làm nổ tung chiếc giang đĩnh, gây thiệt hại nặng phải phế thải. Các đàn em đứa hy sinh vì tổ quốc, đứa phải từ bỏ quân ngũ trở thành những người tàn phế, còn mầy trở nên lính nhảy dù mà “dù không bộc gió”. Mầy đã bị bắn tung lên không gian, rơi xuống và không còn biết gì cả. Trực thăng đã tản thương mầy về bệnh viện Cộng Hòa, nhưng mầy không chết, mầy chỉ bị chấn thương ở ngực. Trong cái rủi cũng còn cái may, thân thể tay chân vẫn còn nguyên vẹn và mầy còn được trở về với đồng đội sau thời gian điều trị tại bệnh viện.Đấy mầy thấy không, trong quân ngũ tuy “phát nhanh” nhưng mầy lận đận hơn tao, số lận đận đó đeo đuổi mãi đến trong lao tù CS. Mầy lại thêm một lần suýt chết vì lựu đạn của bọn VC ác ôn và lại khó khăn khổ sở vì thiếu dinh dưỡng. Bệnh thũng đã làm mầy vất vả trong tù, may cũng còn thằng Dũng khóa I/OCS ở nhà kế bên đã giúp đỡ nhiều cho chúng mình. Tao thì ốm o yếu đuối, tuy không bị thũng, lại bị ghẻ lở. Còn Dũng khoẻ hơn, mầy và tao mang ơn Dũng rất nhiều. Dũng đã giúp tao và mầy mỗi khi mầy muốn di chuyển. Cảm ơn nó đi lấy nước cơm vo, nấu cho mầy uống để có thêm chất B1, hy vọng giúp bệnh thũng đỡ hơn. Nên nhớ rằng VC nó không cấp cho chúng mình thuốc đâu, mục đích của chúng là giết sĩ quan ta mà. Không phải như lời tuyên truyền láo khóet của bọn chúng “chánh sách khoan hồng của chính quyền cách mạng là giúp các anh học tập cải tạo tốt”( Nhiều bạn tù cũng mắc phải bệnh thũng như Tài vậy ). Tụi CS gian manh xảo quyệt mà. Mầy đã thấy dã tâm của bọn chúng và đã tâm sự với tao như thế trong thời gian chúng mình còn sống bên nhau trong tù. Mầy căm thù CS, và hình như có một ý nghĩ táo bạo trong đầu, nhưng chưa nung đúc đủ ý chí, mãi đến gần năm năm sau mầy mới có đủ can đảm, tạo cơ hội, mầy cùng với các bạn Nguyễn văn Độ, Hà mạnh Hùng và thằng Dũng OCS đã vượt ngục. Mầy và các bạn dám trả giá sự sống bằng cái chết. Đúng vậy, nếu chẳng may các bạn bị chúng bắt thì các bạn phải đi vào cõi chết mà thôi. CS sẽ dần các bạn mềm như trái chuối rục, đánh đập đến khi thân thể rách nát bầm giập. Chúng “nhốt” các bạn vào “chuồng” được chôn trong lòng đất. Các bạn sẽ phải chịu đựng cái lạnh tê buốt vì chúng đã lấy hết quần áo. Tay chân trong gông cùm. Chúng sẽ bỏ các bạn đói, khát, cho đến khi các vết thương ung nhọt, lở loét, mủ máu, hơi mòn, sức kiệt mà lìa bỏ cõi đời, trong khi đó những người thân của các bạn sẽ không hay biết gì hết, họ chỉ biết trông chờ với niềm hy vọng các bạn được tự do.(Thực tế đã xảy ra trong các trại tù miền Bắc. Đa số các tù nhân vượt ngục đều không thành công và đều trả giá bằng cái chết. Có hai lý do chết: thứ nhứt không thể nào thoát qua hết dãy núi Hoàng Liên Sơn, dãy núi hình rẽ quạt trùng trùng điệp điệp kéo dài tới ranh giới Tàu và Lào, lạc trong rừng không tìm được thực phẩm phải chết đói. Thứ hai là không thể thoát khỏi bị bắt lại bởi dân quân vì dân quân miền Bắc trong những năm 1975/76/77 rất sợ hãi chế độ, không bao giờ họ dám bao che cho kẻ lạ như người tù vượt ngục. Có nhiều hình phạt dành cho họ nếu họ làm điều gì bị cấm đoán, sẽ kể cho các bạn nghe trong tương lai. Người dân miền Bắc ghét chúng ta vì sự tuyên truyền, bưng bít, bịt mắt của CS đối với người dân. Người tù bị giao lại các trại tù và chỉ có chết mà thôi như những gì tôi viết ở trên. Sau đấy khi người dân miền Bắc đã được tiếp xúc với miền nam thì thái độ họ đã thay đổi. Tôi sẽ kể chuyện “gậy ông đập lưng ông” trong tương lai.) Đấy hình phạt của CS đối với những tù nhân vượt ngục là thế. Các bạn đã thoát khỏi bàn tay của bọn CS, các bạn đã tìm được cuộc sống “Tự Do” trong nanh vuốt của bọn “Quỷ Đỏ”, các bạn đã tìm thấy chân lý cuộc đời, đó là phần thưởng xứng đáng để dành cho những người can đảm như các bạn vậy.Lúc sống trong tù, những đêm khí trời oi bức, người tù như tôi trằn trọc suốt đêm dài, một phần vì khí trời, một phần cũng vì suy tư. Những kỷ niệm xưa cũ cứ lần lượt hiện về nhất là những kỷ niệm về cuộc sống lúc còn trong quân ngũ. Dĩ vãng nằm trong ký ức tôi hiện về rất rõ nét. Tôi hồi tưỡng về các bạn chúng ta đã từng phục vụ trên các giang đĩnh của các giang đoàn Tuần thám, Thủy Bộ, Ngăn Chận, Trục Vớt. Các bạn nầy đã chiến đấu chống bọn CS, cũng là nạn nhân của đạn thù, súng nhỏ, súng lớn, súng B40, đạn pháo, hỏa tiễn của địch quân. Nhiều bạn đã hy sinh, bị thương tích hay bị mìn, như bạn Nguyễn văn Chưng. Trước năm 75, có một lần tôi gặp Chưng ở Chợ Vườn Chuối khi đã giải ngũ rồi, Chưng giải ngũ vì bị thương nặng do mìn VC. Chưng dường như về Bình Dương làm ăn? Và sau đó tôi không còn gặp Chưng nữa. Còn bạn Lư Thế Khiêm cùng chung Giang Đoàn 23/31 Xung Phong với tôi, Đặng Công Thành và Võ văn Hạc, trên đường tiếp tế vùng hành quân, nhánh sông Tiền Giang, khi đi ngang khúc Cái Bè Đồng Tâm, tàu bị VC bắn hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 (hỏa tiễn con cóc?) giang đĩnh bị cháy, nhiều chiến sĩ bị thương, Khiêm là một trong những thương binh đó. Tuy nhiên vết thương trên thân thể Khiêm chưa đến nỗi trầm trọng lắm. Sau thời gian điều trị đã trở lại phục vụ đơn vị. Một người bạn cùng khóa khác tôi đã quên tên rồi, tử thương trên chiếc trực thăng cùng với trên năm sĩ quan Vùng 4 Sông Ngòi, trên đường trở về Bộ Tư Lệnh công tác, trúng một trái hỏa tiễn SA7 cũng ở vùng Cái Bè Đồng Tâm này. Thế đó, chiến đấu với CS chúng ta phải chấp nhận những may rủi, những mất mát, những thiệt hại nhưng chúng ta vẫn kiên trì chiến đấu một cách kiêu hùng.Anh hùng hơn, can đảm hơn là các bạn đã tình nguyện vào lực lượng Biệt Hải thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải, có phải là bạn Hùng “bò bía” không? Và còn bạn nào khác? Tôi không biết nhiều vì không phục vụ đơn vị biển, nhưng chắc hẳn những công tác của bạn không đơn giản và dễ dàng đâu. Với các chiến đĩnh thần tốc đã vượt tuyến đánh vào hậu cứ miền Bắc CS, phá hủy các kho đạn dược, nhiên liệu, các cầu cống, hải cảng nơi xuất phát những hoạt động tiếp tế, xâm nhập vũ khí, lương thực, đạn dược để đánh VNCH chúng ta. Các bạn coi cái chết nhẹ như lông hồng vì mỗi lần vượt tuyến như thế không ai dám hứa hẹn với bạn bè với người tình chuyến trở về căn cứ an toàn.Bạn Trần đình Triết, Nguyễn phước Long, hai bạn đã tử thủ để bảo toàn căn cứ. Địch đã tấn công ồ ạc với mục đích tiêu diệt cứ điểm đóng quân quan trọng của quân ta. Các căn cứ này nhầm mục đích ngăn chận các hoạt động xâm nhập hay chuyển quân của địch. Chắc hẳn là hai bạn phải chịu đựng những trận mưa pháo và những đợt tấn công dữ dội của CS.Nhưng chúng đã thất bại.Các bạn đã kiên cường chống đỡ và giữ vững chiến tuyến. Hai bạn xứng đáng và hãnh diện nhận lãnh cấp bậc đại úy đặc cách tại mặt trận, làm rạng danh chung cho anh em Hổ Cáp 2.Cảnh và Dũng, hai bạn dám chấp nhận trực diện chiến đấu với CS trong những trận đánh đột kích, những cuộc thanh toán các chốt đóng quân cố thủ của VC trên các thủy lộ huyết mạch, những trục giao thông tiếp tế quan trọng Cửa Bồ Đề đi Năm Căn, sông Vàm Cỏ đông, Vàm Cỏ Tây vùng Củ Chi, Gò Dầu Hạ, Tuyên Nhơn, Phú Cường, sông Mekong từ Tân Châu tới Nam Vang, hoặc trên sông Soài Rạp vùng Rừng Sát, hay nhảy vào các chiến khu VC vùng Năm Căn,Cà Mau. Hai bạn chấp nhận nhiều rủi ro hơn chúng ta khi tình nguyện vào Lực Lượng Người Nhái. Sự can đảm này đem lại nhiều chiến công cho Hải Quân và các bạn cũng được tưởng thưởng xứng đáng. Có lẽ bạn bè đã hãnh diện vì có những người bạn cùng khóa can cường như hai bạn vậy, những bạn của “người nhái”. Cảnh, bạn là người mang danh dự đến cho khóa chúng ta với chức vụ đại đội trưởng đại đội Hải Kích của LLNN. Có lần tại Cát Lái, lúc đó tôi và Hà văn Lượm cùng đơn vị Bộ Tư Lệnh Hành Quân/ Sông, tôi đã gặp bạn lần đầu tiên tại câu lạc bộ từ sau khi ra trường, tay bắt mặt mừng, nói cười vui như những ngày còn ở Nha Trang, cùng nhau ly cạn ly đầy để rồi say men rượu hay say tình Hổ Cáp. Trong trung tâm hành quân, tôi và Lượm theo dõi những bước chân của bạn, của đàn em bạn, trong các mật khu, các mặt trận đột kích. Đêm đêm, tôi chờ đợi kết quả những cuộc hành quân của Lực Lượng Người Nhái và cầu mong những cuộc hành quân đó có bạn hay không có bạn được an toàn trở về căn cứ. Còn Dũng, bạn đã chiến đấu với Tàu Cộng để bảo vệ lãnh thổ của Tổ Tiên ta để lại. Dũng, Cảnh và nhiều bạn bè ta trên các chiến hạm tham chiến trận Hoàng Sa. Theo tôi được biết, Dũng đã được đổ bộ lên đảo để cố thủ, giữ gìn lãnh hải, nhưng lực lượng nhỏ bé của bạn không chống lại được bọn quỷ đỏ Tàu Cộng. Dũng đành bó tay, trở thành người tù binh CS Tàu, may là Dũng còn được trở về quê hương, nếu không đã bỏ thây nơi ngục thất nước người.Còn nữa, bạn Phan ngọc Lựu, bạn Ngô minh Hiếu cũng là Người Nhái, nhưng hai bạn chuyên môn hơn, kỹ thuật hơn. Tôi gần gủi các bạn lắm, vì lúc chiến trường sôi động, nhiều giang đĩnh ta chìm vì mìn VC, lúc ấy tôi đang phục vụ ở BTL/HQ/Sông đóng ở Bình Thủy, đơn vị Trục Vớt của bạn trực tiếp dưới sự chỉ huy của phó đề đốc Đinh Mạnh Hùng, tàu của bạn thường xuyên hiện diện ở căn cứ yểm trợ Bình Thủy. Từ khi ra trường tôi không có dịp gặp lại Lưu, riêng Hiếu thường gặp ở Bình Thủy, gặp nhau tay bắt mặt mừng nói năm ba câu rồi chia tay, không có thì giờ đi nhậu, vì tôi phải đi ca bất thường ở TTHQ, giờ nghỉ bận chạy về thăm người yêu ở Vĩnh Long, còn Hiếu, tôi nhớ không lầm, thường hay về Sài Gòn với chiếc xe Honda 90 khi được nghỉ bến. Đôi khi vì cuộc sống bận rộn ở xứ người mà ta quên đi, khi tĩnh tâm thì những tình cảm tốt đẹp, những kỷ niệm thân thương hiện ra trước mắt như ngày hôm qua vậy.Bạn bè mỗi người một nơi sau ngày ra trường, người về giang đoàn, kẻ ở căn cứ, tiền doanh, tiền phương yểm trợ. Nhớ lại, ở vùng hành quân, khi tàu hư, phải về căn cứ yểm trợ sửa chữa hay tiếp tế nhiên liệu thực phẩm, đạn dược, người từ mặt trận về, kẻ ở hậu cứ, vừa thấy nhau đã gọi nhau ơi ới, vội vã bỏ mặc công việc, chạy tới siết chặt vòng tay, nói cười như pháo nổ, rồi chiều đến dẫn nhau đi nhậu, nhậu đến mềm môi sạch túi. Rượu vào, bạn bè dễ dàng trút hết niềm tâm sự, bạn kể cho nghe những mẫu chuyện vui buồn, những nỗi gian lao nguy hiểm, những lần chạm súng với VC, những chiến công cũng như những thiệt hại, cùng uống say túy lúy, say ngả nghiêng, đến khi mắt mờ tai điếc, từ giả trở về căn cứ về giang đĩnh, ngã lưng xưống giường thì không còn biết gì nữa.Tàu về căn cứ, gặp lại bạn là một niềm an ủi cho những Sĩ Quan Giang Đĩnh, người căn cứ cũng thông cảm cho những khó khăn của bạn mình, thường tình bạn cùng khóa khắn khít hơn tình đồng đội, cho nên tàu bạn sửa chữa nhanh hơn,tiếp tế lẹ hơn, nhiều hơn, một vài phi dầu bôm dư cho bạn mình cũng không làm giàu làm có gì, chỉ đủ cho bạn mình đổi vài con gà, vài ký lô tôm cá, vài lít rượu đế, để bạn mình sau ngày hành quân vất vả, đêm lại, thả trôi tàu theo dòng sông tĩnh mịch, cùng đàn em chén đầy chén vơi, cho đến khi mềm môi rồi thiếp đi qua một đêm yên lành trong vùng hành quân, để ngày mai khi vừng thái dương chưa ló dạng thì con tàu đã tiếp tục cuộc hành trình chiến đấu chống bọn CS. Thế mới thấy tình bạn thương nhau, đùm bọc nhau mỗi lần gặp nhau hoặc những lần cùng nhau chiến đấu.Rồi tôi cũng không quên các bạn trên các chiến hạm, chiến đĩnh ngày đêm canh tuần, kiểm soát, bảo vệ hải phận, hoặc các bạn phục vụ ở các bộ tư lệnh vùng duyên hải, các đài ra đa, kiểm báo, các duyên đoàn “Ya Bu..Cây”, các bạn tuần dương, tuần duyên đôi khi cũng khổ sở lắm, đi “ca cách mạng”, gặp hôm biển động sóng cao, mưa to, gió lớn, đứng trên đài chỉ huy giữa đêm không trăng sao, đầu nhức như búa bổ, mắt mờ, mặt mũi choáng váng khó chịu, miệng sẵn sàng “nuôi cá”, một tay ôm sô, tay kia cố gắng bám chặt thành tàu, dù thế Sĩ Quan Đương Phiên phải tự chủ, bình tĩnh để làm tròn bổn phận. Rồi cũng có khi những bạn ở đài kiểm báo, ra đa, nhắm mắt làm ngơ vì biết bạn mình đang thả trôi hay “cắm câu” nghỉ mệt, hoặc mách dùm có thanh tra, không tuần, không thám,để bạn mình kịp thời trở lại vùng hoạt động.Dù ở tình huống nào, khi biết, khi gặp nhau thì các con Bò Cạp 20 sẵn sàng đem hết tấm lòng, đem hết tình cảm thân thương đối với nhau như những ngày còn ở Quân Trường Nha Trang vậy.Sau khi ra trường mỗi người một đơn vị. Có được gần nhau là những bạn phục vụ cùng một đơn vị hoặc thường gặp gỡ nhau vì những liên quan qua hệ thống tổ chức hay hành quân. Đôi khi bạn bè thân thiết hơn chỉ gặp nhau mỗi lần nghỉ phép. Đa số thì không còn gặp nhau sau ngày ra trường. Cho đến khi tan hàng thì cơ hội gặp nhau càng hiếm hoi, ngoại trừ những bạn theo hạm đội của chúng ta di tản, những bạn còn ở lại mỗi người một ngả, duy chỉ có tôi với Tài còn được gần nhau trong lao tù CS với hoàn cảnh khắc nghiệt, đau thương. Thời gian chỉ một năm thôi nhưng có bao nhiêu điều còn mang theo suốt cả cuộc đời, chắc hẳn hai đứa không quên được căn nhà tù nhiều kỷ niệm năm xưa..........Căn nhà tiền chế của Mỹ để lại, mái lợp bằng tôn, nền tráng xi măng, vách ván thông, tuy đã cũ nhưng không đến nổi mục nát dột ướt. Vì chỗ nằm chật chội chen chúc, nóng bức nên có nhiều bạn tù ra ngoài mái hiên lót ván, che mưa, làm giường xây “tổ ấm” cho riêng mình thêm chút tiện nghi hơn. Đó là giai đoạn đầu khi mới vào trại. Đây là thời kỳ VC còn đang áp dụng chiến thuật thả lỏng, dụ dỗ, vòng dây thắt từ từ. Chúng không ra tay mạnh, vì chúng biết bứt dây động rừng. Chúng cố tình lừa đảo tù nhân, làm sao cho tù nhân không có cảm giác mình đang bị ở tù. Chúng cho việc giam cầm sĩ quan cũ là đi học tập cải tạo, có nghĩa là đi học đời sống mới XHCN. Chúng dấu mất cái đuôi chồn gian xảo: đó là cố tình cầm tù và thanh toán đối tượng mà dưới mắt chúng cực kỳ nguy hiểm, là mối đe dọa cho việc áp đặt chế độ độc tài đảng trị lên đầu lên cổ người dân miền nam. Mục tiêu trước mắt là làm sao thanh toán những SQ/ QLVNCH mà không gây tiếng vang thế giới, không gây bất mãn oán thù trong lòng người dân. Chúng giết người một cách rất khoa học, giết từ từ. Giết người mà dấu kỹ bàn tay đẫm máu của chúng. Chúng đã nghiên cứu và rút kinh nghiệm của CS Nga ở Sibiry, CS Khmer Đỏ Pol Pốt ở Kampuchia, làm sao cho đối tượng chết một cách tự nhiên, không cần phải dùng tới súng đạn. Ném đá dấu tay là thủ đoạn của CSVN.(Sẽ tường thuật với các bạn ở giai đoạn các trại tù miền bắc.)Vì tập trung số người đông như thế trong một không gian nhỏ bé, trăm người trăm tính, không ai giống ai. Sống lâu rồi cũng xãy ra chuyện này chuyện kia. Tù nhân tuy cùng chung một chí hướng, mỗi người có bản tính riêng, thói quen riêng, tập quán, sinh hoạt riêng tùy theo môi trường, nếp sống cá nhân Có người thì nói nhiều, khoác lác. Có người thì trầm tĩnh ít nói, ai làm gì thì làm không có ý kiến phê bình chỉ trích chi hết. Có người thì không kềm hãm được những sa ngã bản thể, so đo, tranh dành quyền lợi, dù rằng quyền lợi ấy không lớn lao gì hơn miếng ăn hàng ngày. Có người có lòng hy sinh bác ái,thương người và biết chia sẻ với đồng bạn những đau khổ thể chất, tinh thần, như anh đại úy Phong pháo binh. Mỗi khi có ai trúng gió, đau mình, anh không ngại bỏ công đến giúp đỡ, cạo gió, bắt gió hoặc đấm bóp cho đỡ cơn đau. Anh nầy có biệt tài đấm bóp. Bàn tay anh điêu luyện như người thực sự lành nghề. Ngón tay Anh nắn nót tới đâu thì ta có cảm tưởng như xương cốt giãn ra từng khúc. Hai bàn tay anh chấp lại đập nhẹ lên trán, trên đầu, gây nên những tiếng “nổ” nhỏ làm cho người bệnh có cảm giác lân lân dễ chịu và cơn nhức đầu chóng mặt gần như giảm đi phân nửa. Hai bàn chân Anh bước lên lưng,từng cái ấn của các đầu ngón chân hoặc gót chân làm cho xương sống như rung động, các bấp thịt lưng rã rời vì cảm khoái. Mỗi khi thấy Anh đang “hành nghề” làm tôi liên tưởng đến các người đẹp đấm bóp trong những phòng tắm hơi ở Sài Gòn của thời xa xưa trước!!! Có thể nói Anh là bạn tù ân nhân của người đồng cảnh. Người có thể đem lại những cảm giác thỏai mái dễ chịu, làm giảm đi phần nào đau khổ của những con bệnh không được cấp thuốc chữa trị.Trong số đủ mọi thành phần tù nhân ấy, tưởng cũng xin nói đến các bạn tù bác sĩ ở dơ. Nằm ở cuối nhà phía bên phải đối diện và hơi xa chỗ tôi và Tài là bác sĩ Sơn. Có lẽ Anh là người ở dơ nhứt “láng” vì cả tuần chưa thấy Anh tắm và thay quần áo. Nếu gần Anh có thể “thưởng thức” mùi “thơm” khi chúng ta trải qua giai đoạn huấn nhục ở quân trường. Ai nói gì cứ nói, đường ta ta cứ đi. Anh coi như pha, không biết giận hay gây gổ với ai, ở dơ là việc của ta, phê bình là việc của các anh. Các anh không nằm gần tôi được thì ra mái hiên mà nằm. Cũng thế, nhà bên cạnh có bác sĩ Khiết. Anh Khiết mặt mày khôi ngô tuấn tú, ăn nói nhỏ nhẹ dễ thương, dáng người gầy gầy, tướng đi nhẹ nhàn, ung dung như người “con gái mỹ miều”. Anh dời “giang sơn” của Anh ra mái hiên nhà. Có lẽ Anh đã biết chuyện gì sẽ xảy ra nên Anh sớm “di tản chiến thuật” vì sợ rằng bạn tù sẽ ngửi được mùi “thơm” của Anh và cũng để tránh thường xuyên chung đụng với các bạn tù khác. Đặc điểm của bác sĩ này là chưa bao giờ thấy Anh tắm. Mỗi khi đi làm về Anh cởi đồ dài ra, dùng chiếc khăn lông nhúng nước, chậm rải cẩn thận lau từ mặt tới chân, xong mặc quần áo vào. Chưa bao giờ thấy Anh dội nước lên người. Có lẽ cũng có người chỉ trích phê bình, có người cũng khó chịu vì lối sống ở dơ của Anh. Nhưng Anh ấy là bác sĩ, Anh hiểu hơn các bạn tù khác, giống như bác sĩ Đải “Con gì nhút nhít được thì ăn được”. Hai Anh bác sĩ này biết rằng sống trong môi trường chật hẹp, thiếu vệ sinh như thế mà ở sạch quá sẽ khó mà chống lại bệnh như bệnh ngoài da. Vì vậy nhiều người tù bị ghẻ hòm, ghẻ ngứa, lác khô, lác ướt, mụn nhọt, riêng hai Anh này thì không. Thế mới thấy bác sĩ hơn chúng ta về y học.Thời gian tập trung chưa được bao lâu mà tinh trạng suy thoái của tù nhân như thế. Đấy là kết quả của chính sách, chiến lược độc ác của CS. Nếu không nhìn kỹ chiều sâu thì không thấy được mưu đồ đen tối của bọn chúng. Chúng giả nhân giả nghĩa thật khéo léo. Chúng che dấu bộ mặt ác ôn côn đồ của chúng thật tài tình. Chúng dùng chiêu bài khoang dung nhân đạo, nhưng thật sự tim gan chúng chứa đầy dao kiếm vũ khí giết người. Chỉ việc bắt cầm tù Sĩ Quan/QLVNCH không cho thân nhân biết tin tức chỗ ở. Chúng để cho tù nhân chia cách với vợ con, họ không biết chồng cha mình ở đâu, sống chết ra sao. Không được thăm viếng, tiếp tế thực phẩm thuốc men trong khoảng thời gian dài (những tù nhân ra bắc hơn bốn năm sau người thân mới được thăm nuôi.) Thế mới thấy thủ đoạn và tội ác của chúng đối với tù nhân. Cũng như chúng đã đổ tội cho chúng ta, tôi lấy câu nói của CS đã vu khống cho SQ/QLVNCH để chỉ thực sự tội ác của chúng: “tội ác của CS đối với các chiến sĩ VNCH trong lao tù CS, lấy tre rừng làm viết, lấy nước biển đại dương làm mực cũng chưa viết hết tội ác của Cộng Sản” (Chúng nói lấy nước biển đông, nước biển đông còn ít, tôi phải dùng nước biển đại dương mới viết hết tội lỗi của CS, VC nó hay chơi chữ, bây giờ mình cũng chơi chữ lại!“răng đối răng, mặt đối mặt”)Cái khó ló cái khôn, ăn ở tùy thời, tùy môi trường, tùy hoàn cảnh, tùy điều kiện, nhất là điều kiên khắc nghiệt mà CS đã áp đặt cho ngưòi tù, trong nếp sống cùng cực ấy nảy sinh ra những “TÀI NĂNG TIỀM ẨN”....
những tài năng tiềm ẩnVì lối chơi chữ của CS trong thông cáo kêu gọi các SQ đi tập trung cải tạo, đa số SQ/QLVNCH và gia đình thân nhân đều bị gạt mà không biết. Theo như thông cáo của CS thì SQ cấp úy chỉ chuẩn bị đồ dùng, tiền bạc và thực phẩm trong vòng mười ngày để đi “học tập cải tạo”. Phần đông ít ai biết được sự thật và chỉ mang theo một ít đồ ăn, tiền bạc, quần áo cần thiết cho mười ngày. Đa số thành phần SQ cấp úy là những người có lợi tức vừa đủ để nuôi sống gia đình, ít người có dư thừa tiền bạc, cho nên muốn đem theo nhiều tiền, nhiều thực phẩm, nhiều vật dụng cần thiết thì cũng ít ai có được.Trước khi ra đi, những SQ nào có vợ thì vợ giúp chồng chuẩn bị đồ đạc. Riêng những SQ độc thân như tôi, Tài và vài người độc thân khác thì tự lo, cho nên vật dụng, tiền bạc, thực phẩm mang theo có phần hạn chế hơn. Căn bản mỗi người mang theo: hai, ba bộ quần áo, vài áo lót, quần đùi, đôi giày lính, đôi dép, một cái nón, mùng, võng ( nếu cẩn thận). Đồ dùng cho vệ sinh cá nhân: bàn chải đánh răng, kem đánh răng, cục xà phòng, đồ cạo râu, vài ba lưởi dao cạo râu, khăn choàn tắm, kỹ lưỡng hơn, một cây kéo hoặc con dao nhỏ, vài ba cây kim, chỉ để may vá quần áo. Vài cây thuốc lá, hoặc vài bánh thuốc rê và giấy quấn. Thuốc uống: thuốc sốt rét, thuốc nhức đầu cảm cúm, thuốc tiêu chảy, kiết lỵ. Đồ ăn: một hai lon Guigoz mắm ruốc xào thịt, hoặc thịt kho khô hay thịt chà bông. Một cà mên, hoặc chén dĩa, muỗng, một bi đong đựng nước. Tất cả các thứ đó được cho vào một túi xách hay ba lô để lên đường “thi hành nhiệm vụ của một công dân mới”. Tiền thì ít có người đem theo nhiều, ngoại trừ vài cá nhân giàu có, phần đông đem theo năm mười ngàn tiền Đức Trần mà thôi.Tưởng cũng nên nhắc lại cuộc sống của những SQ/QLVNCH và gia đình còn ở lại VN sau ngày 30 tháng tư, hầu hết gia đình SQVNCH đều sống nhờ vào tiền lương hàng tháng. Sự sinh sống tạm đủ nếu người vợ biết đảm đang và giỏi quán xuyến, nếu có dư thì cũng không được bao nhiêu. Tiền bạc để dành được, nếu để trong nhà thì còn xài được, nếu gởi ngân hàng thì kể như mất hết. Vòng vàng nữ trang phải cất dấu và có thể sử dụng được. Trước mọi sinh hoạt xáo trộn, tiền lương hàng tháng nay không còn nữa, tiền tiết kiệm phải đem ra chi xài. Bấy giờ quan trọng hơn hết là miếng ăn hằng ngày, các chi phí về tinh thần và xa xỉ đều bị hạn chế hoặc đình hoãn. Các gia đình đông con phải lo chuẩn bị dự trữ gạo, thực phẩm, xăng dầu, để có thể xài được lâu vì giá cả còn rẻ, trong khi đó vật giá tăng vọt hằng ngày. Xăng dầu bị nhà nước CS quản lý, lúa gạo bị niêm phong kiểm soát. Sự đi lại vô cùng khó khăn trở ngại vì CS chỉ dành ưu tiên cho bọn chúng. Mua vé xe đò phải có giấy giới thiệu của các cơ quan Việt Cộng. Xăng dầu không đủ để chạy xe hầu phục vụ lợi ích của người dân, cho nên dân chúng nếu cần di chuyển đành phải mua vé chợ đen do các tên VC tham nhũng lợi dụng cất dấu vé xe bán lậu để trục lợi. Sự chuyên chở thực phẩm lúa gạo từ các tỉnh về Sài gòn bị kiểm soát và cấm đoán. Nếu ai muốn kiếm chút tiền lời thì đi buôn lậu gạo và thịt từ các tỉnh miền tây về SG. Nếu may mắn thoát được sự kiểm sóat của công an CS thì có được ít đồng lời, còn như bị bọn chúng bắt lại thì kể như vốn lẫn lời mất hết. Có nhiều phụ nữ trở nên “đàn bà chửa” vì gạo hay thịt được các bà ngụy trang dấu ở trước bụng và trở thành đàn bà chửa để qua mắt công an CS. Dù khó khăn, cực khổ, vất vả và nhiều rủi ro, vẫn có nhiều người đàn bà không nản lòng, cố gắng đi buôn bán để kiếm tiền về nuôi chồng con. Trong số những người đàn bà này cũng có các bà vợ của các chiến sĩ hay SQ của quân lực ta. Những người chồng bây giờ đang bị CS kiểm soát và khống chế không có cách gì kiếm ra tiền để nuôi sống gia đình. Còn những gia đình nào không có cách sinh nhai, phải sử dụng những gì mình đang có. Đầu tiên là tiền để dành được đem ra mua gạo thức ăn hàng ngày, khi hết tiền thì đem nữ trang, vàng vòng nhẫn cưới hột xoàn đi bán để có tiền tiêu xài. Vàng vòng rồi cũng hết, đành phải mang những vật dụng trong nhà đi bán. Bàn ghế, quạt máy, tủ lạnh, xe đạp, xe gắng máy, đồng hồ , radio v.v. và cuối cùng là quần áo. Nói tóm lại thứ gì có thể bán được không trước thì sau không cánh mà vẫn bay, đa số là bay vào tay các tên cán bộ CS mới chiếm miền Nam ! Khi trong nhà không còn gì bán được nữa thì bắt buộc phải dấn thân làm những nghề bất đắc dĩ như bán chợ trời. Hàng ngày sáng sớm, các bà các cô ra chợ Cũ, chợ cầu Ông Lãnh, Chợ Huỳnh thúc Kháng, chợ Gò Vấp v. v. mua đi bán lại những vật dụng, quần áo, đồng hồ radio, thuốc tây v.v. tất cả gì có thể bán kiếm được đồng lời về nuôi chồng nuôi con. Đôi khi có những người đàn bà, con gái không có cách gì kiếm ra tiền, đành phải kiếm tiền bằng những gì sẵn có trên thân thể của họ. Nhiều người đành phải bán thân nuôi miệng. Hầu như khắp các nẻo đường vắng vẻ của SG về đêm nổi lên những chợ người. Đâu đấy trên băng đá công viên, gốc cây vệ đường hay dưới ngọn đèn đường, thấp thoáng bóng dáng những người phụ nữ đang đứng chào mời, đón khách đi tìm của lạ. Số người đáng thương nầy mỗi ngày một gia tăng vì sự nghèo đói càng ngày càng trở nên trầm trọng.Các món hàng dễ bán và dễ kiếm tiền được đó là đồng hồ, radio, và xe đạp. Những món này đối với dân miền Nam thì quá tầm thường, đôi khi không còn được nhiều người sử dụng nữa, thế nhưng những đồ này là đồ “cao cấp” (danh từ CS dùng để chỉ đồ luxe) của XHCN. Thế hệ 3Đ là thế hệ tiên tiến của XHCN. Vậy thì thế hệ 3Đ là gì? Đó là thế hệ “ĐỒNG, ĐÀI, ĐẠP”. Nếu các cậu trai miền Bắc XHCN nào tay đeo đồng hồ, vai mang radio mở nhạc “đỏ” ồn ào (nhạc kích động lòng hiếu chiến của CS gọi là nhạc Đỏ, nhạc của chúng ta chúng gọi là nhạc Vàng) và đi trên chiếc xe đạp, đó là các cậu trai “thần tượng” của XHCN. Cậu trai mà các em thường ghé mắt đến vì các cậu này hội đủ điều kiện 3Đ, là biểu tượng cho sự phồn vinh, sự tiên tiến của XHCN. Vì thế các tên cán bộ, bộ đội khi được vào Nam phải thực hiện cho được ba điều trên. Riêng đồng hồ còn được bộ đội miền Bắc phân loại với những danh từ “đặc mùi XHCN”. Đồng hồ có cửa sổ hay không có cửa sổ, đồng hồ có người lái hay không người lái, đồng hồ có đèn hay không cò đèn. Một thí dụ: một đồng hồ có hai lỗ trên mặt, một chỉ ngày thứ, một chỉ tháng, đó là đồng hồ có hai cửa sổ! nếu chỉ có một lỗ trên mặt đó là đồng hồ một cửa sổ! Đồng hồ tự động đó là đồng hồ không người lái! Đồng hồ có dạ quang, ban đêm có thể thấy giờ được đó là đồng hồ có đèn! Thật là buồn cười khi nghe những danh từ mà bộ đội CS dùng để phân loại đồng hồ như thế ! Còn anh chàng nào được mang chiếc radio trên vai vừa đi vừa mở nhạc với âm thanh như một loa phóng thanh đó là một niềm hãnh diện to lớn trong đời sống “xã hội CS”. Tên bộ đội nào có được chiếc xe đạp tức là anh chàng “tư sản” trong thế giới “công nông”. Chiếc xe đạp như là một báo vật được các chàng trai CS ôm ấp tưng tiêu, cẩn thận chăm sóc như người tình yêu quí, chiếc xe đạp được “bảo vệ” cẩn thận đến ngày được về quê xứ Bắc để trình làng như là một chiến lợi phẩm “vĩ đại” đã chiếm được của “xã hội Tư Bản”.Sự chậm tiến và chính sách ngu dân mà chế độ XHCN miền Bắc đã giáo dục và bịt mắt người dân, nhìn những tên bộ đội miền Bắc khi vào Nam cũng định được cuộc sống và trình độ của người dân miền Bắc XHCN như thế nào. Có lẽ xã hội miền Bắc thời đại 1975 chẳng hơn được xã hội năm 1954 bao nhiêu. CS đã kéo lùi dân tộc VN tại miền Bắc hơn hai chục năm tiến bộ. Những thái độ, sự chậm tiến, sự ngu muội của cán bộ CS đã thốt nên thành lời khi tiếp nhận thành phố Sài gòn. Trong những công thự cơ quan chánh quyền, sở, bộ của chúng ta, sự trang bị những phương tiện vật chất để giúp cho sự làm việc có hiệu quả hơn như các phòng ốc gắn quạt trần là chuyện thông thường đối với dân miền Nam, ngược lại là một cái gì xa lạ đối với cán bộ, bộ đội miền Bắc. Có người kể lại rằng CS khi mới vô SG, vào các công thự của ta, chúng vô tình mở chốt điện để quạt máy chạy, khi quạt quay, chúng giật mình và phát ra lời nguyền rủa chúng ta: “ Tụi Mỹ Ngụy nầy vô cùng thâm độc, thua chạy rồi mà vẫn còn gài lại máy chém để giết hại chúng ta !”. Tuy ngu dốt nhưng lúc nào chúng cũng khoác lác với giọng điệu phách lối của kẻ chiến thắng. Chuyện kể rằng: khi những tên bộ đội vào nhà dân ở SG, chúng bắt người dân phải nấu cơm cho chúng ăn, chúng coi như nhân dân phải có bổn phận nuôi ăn chúng. Chúng tự đại coi như chúng là ân nhân của dân, đã vào giải phóng dân Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ. Chúng tha hồ khua mai múa mỏ cho rằng miền Bắc XHCN là ưu việt, xã hội tốt đẹp tiên tiến hơn hẳn trong Nam vì miền Nam bao nhiêu năm qua bị đô hộ bởi đế quốc Mỹ. Người dân tuy không dám nói ra bằng miệng nhưng đã phản ứng một cách thâm thúy để lật tẩy bọn chúng bằng những mẩu chuyện độc đáo như sau:Dân hỏi:-Ngoài Bắc có xe Honda không?Bộ đội trả lời:-Xe Honda chạy đầy đường.-Ngoài Bắc có tủ lạnh không?-Có, tủ lạnh chạy đầy đường! (dân cười khúc khích!)Ngoài Bắc có nhiều lúa gạo, thịt cá không?-Thịt cá ăn không hết phải đem phơi khô.-Vậy chớ miền Bắc có cà rem không?-Có nhiều lắm, ăn không hết phải đem phơi khô! (thôi cố nín cười, không khéo chúng ghép tội phản động đưa đi tù cải tạo thì không có ngày ra).Thế đấy, trước khi vào Nam, chúng đã được chính ủy nhồi sọ, chỉ đạo, ra lệnh cho thuộc hạ của chúng khi vào Nam tiếp xúc với dân Nam thì phải ca tụng miền Bắc XHCN cái gì cũng có, cũng dư thừa, cũng hiện đại hơn miền Nam vì thế các tên bộ đội ngu dốt cứ thế mà khoác lác mà khoe khoang, mà ca tụng thiên đường CS !CS khi vào SG thấy cái gì cũng đẹp đẻ, nguy nga tráng lệ. Đối với chúng thành phố Sài Gòn là thiên đường hạ giới. Những cái mà chúng chưa từng thấy từng biết dưới xã hội do Bác lãnh đạo nấy chục năm nay, đưa chúng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Câu chuyện khôi hài của môt anh bạn tù kể lại để châm biếm sự chậm tiến của con người sống trong xã hội XHCN. Chuyện kể rằng: có một tên bộ đội lọt giữa trung tâm SG sầm uất, gã bộ đội trong bộ quân phục nhầu nát, có lẽ nhiều ngày chưa được giặt, chân mang đôi dép râu nhãn hiệu Trung Cộng, đầu đội cái nón cối cũng nhãn hiệu Trung Cộng, gã đang đi trên đường Nguyễn Hụê, đi gần tới tòa nhà cao trên mười tầng, sang trọng ở phía bên trái nếu ta đi về hướng sông SG, ở giữa đoạn đường N.H, vì hiếu kỳ muốn đếm xem tòa nhà được bao nhiêu tầng mà cao thế! gã ta đứng lại và bắt đầu đếm từ dưới lên trên 1..2..3..4....7..8...Vì càng đếm lên cao, gã ta phải ngước mắt lên trời để đếm đầu phải ngã về phía sau lưng, khi đếm đến tầng thứ 7..8. thì cái vành nón cối chạm vào cổ làm cái nón cối sắp sửa bị rớt xuống đất, gã vội vã hai tay chụp lại cái nón để khỏi bị rơi, khi nón đã nằm yên trên đầu thì mắt đã quên không còn biết mình đã đến tới đâu rồi! Tên bộ đội bắt đầu đếm lại từ đầu: 1..2..3..4....7..8.., nón cối lại sắp sửa rơi, gã phải chụp lại như lần trước ! và như thế không bao giờ tên bộ đội biết tòa nhà cao bao nhiêu tầng !!! (Các bạn thử tưởng tượng hình ảnh gã bộ đội này với các hành động, có lẽ các bạn không nhịn cười được).Các câu chuyện trên, có lẽ người kể có thể “thêm mắm dậm muối” cho sự việc trở nên khôi hài, nhưng tôi nghĩ rằng những sự kiện ấy đã xãy ra dưới hình thức nầy hay hình thức khác và tôi tin rằng đó là những câu chuyện có thực khi CS mới chiếm SG. Tôi xin kể một câu chuyện có thật một trăm phần trăm vì câu chuyện này xãy ra trong thân nhân của tôi. Chắc hẳn các bạn đã biết đại tá cơ khí Nguyễn hữu T. nguyên là chỉ huy phó HQ Công Xưởng (Ông là anh em chú bác ruột với mẹ tôi) có một người anh rể nuôi mà chúng tôi gọi là dượng Ba Bê. Dượng Ba Bê này đi theo Việt Minh và tập kết năm 1954 bỏ lại vợ và hai đứa con gái. Khi CS đã chiếm miền Nam, dượng Ba Bê được hồi kết. Là một cán bộ CS từ khi ra Bắc đã chuyển ngành sang phục vụ ở các cơ quan hành chánh không còn ở trong quân đội nửa, ( đa số các người thuộc thành phần chỉ huy, lãnh đạo tập kết khi ra Bắc đều chuyển sang dân sự, CS nói rằng không muốn những người trong Nam ở trong quân đội nửa vì có thể mất mát, tử vong vì H.C. Minh muốn rằng khi “giải phóng” được miền Nam các người này được toàn vẹn trở về với vợ con. CS nói cái gì nghe cũng tốt đẹp cả, nhưng theo tôi, cần phải suy nghĩ kỹ lại những gì CS nói. Kinh nghiệm bản thân và lịch sử đã chứng minh là CS nói một câu gì thì đừng bao giờ tin đó là CS nói thực. Theo suy nghĩ của tôi: sở dĩ những người này khi tập kết ra Bắc đều ra dân sự với hai lý do:1- Những người Việt Minh này thường không phải là thành phần “bần cố nông”, vì đa số họ xuất thân từ giai cấp điền chủ hay thành phần khá giả có theo Tây Học, hai thành phần này không thể sử dụng để xây dựng XHCN vì CS không tin tưởng.2- Không muốn cho những người này còn ở trong quân đội, họ có thể cấu kết làm loạn. Có người đã bị thanh trừng khi ra Bắc trong số đó có nguyên tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 307 “có lẽ tù nhân cải tạo nào cũng biết vì hàng đêm CS bắt tù nhân phải ca bài hát Tiểu Đoàn 307”. Có dịp tôi sẽ kể các bạn nghe về việc thanh trừng này”).Khi trở vô Nam dượng Ba Bê về Vĩnh Long để tìm lại vợ con, gia đình. Sau khi tìm được nhà cũ hồi trước khi đi tập kết thì nhà này không còn chủ cũ nữa, người hàng xóm chỉ lại một nhà khác ở cách đó không xa lắm. Khi cán bộ CS Bê tìm đến địa chỉ thì thấy một căn biệt thự kính cổng cao tường. Vì là cán bộ miền Bắc chưa từng bao giờ vào căn nhà nào sang trọng như thế nên dượng Ba Bê lưỡng lự không dám bấm chuông, còn đang lắp ló ngoài cổng rào thì người nhà thấy và chạy ra hỏi tìm ai. Cán bộ CS nói tìm nhà ông Sáu H. (cha của đ/tá T.) thì cô gái mở cửa hơi giực mình vì nghi ngờ người cán bộ CS này là cha mình. Dượng Ba xưng danh tánh thì quả đúng sự thật người nầy là người cha đã bỏ đi “theo Bác” mấy chục năm nay. Cán bộ được mời vào nhà với bao nhiêu ngỡ ngàng,bước đi không vững, vì ngạc nhiên trước sự thay đổi quá lớn so với óc tưởng tượng của mình, trong khi tay đang ôm gói quà mang từ miền Bắc XHCN về định biếu cho vợ con và cha già. Nhưng, cha già thì không còn nữa vì ông đã qua đời hơn chục năm nay, chỉ còn lại vợ, bà vẫn một lòng “chung thủy” chờ chồng nuôi hai đứa con từ khi mới biết đi chập chững nay đã lớn khôn. Vào nhà gặp lại vợ cũ vẫn một dạ trung thành, khi nhớ lại thân phận thì tự thấy xấu hổ vì biết rằng mình không có được chữ nghĩa đó là dám bỏ con dại đi theo CS, và cũng không còn chữ tình vì đã có vợ khác ngoài ấy rồi.Gia đình tụ họp đầy đủ hàn huyên, trao đổi tin tức thân nhân ai còn ai mất. Dượng Ba Bê biết được là cha đã mất, còn anh em thì sao? Cán bộ CS quay sang hỏi vợ:- Còn thằng Ti. và thằng Th. đâu rồi? (Th. là em của đ/tá Ti., ông là thiếu tá tiểu khu Vĩnh Long)Dì Ba Bê trả lời:-Đã đi ngoại quốc rồi.Cán bộ CS thở dài và phát biểu quan niệm sống:-Đất nước hòa bình rồi mà đi theo Mỹ làm chi vậy!Than ôi!, cũng vì ý nghĩ này mà bao nhiêu người đã vào trại tù cải tạo của CS, thật đáng tiếc cho sự thật thà của những người ít biết về CS. Nhưng cũng đừng nên khơi lại sự sai lầm này, ngay như cán bộ CS hồi kết này sống dưới chế độ CS mấy chục năm cũng chẳng biết nhiều gì về CS.Chưa nói đến quà tặng mang từ miền Bắc về. Các đứa con hỏi :-Ba mang gói đồ gì vậy để con đem cất cho ba.- Đây là chục chén đồ gốm mua ở hợp tác xã đem về cho má con, và trà “cao cấp”, mua ở cửa hàng về cho ông Ngoại.- Đứa con nhìn chục chén đá và gói trà và thật tình “tâm sự” với cha:-Chén này bây giờ nhà mình không còn xài nữa đâu ba, nhà có đầy một tủ chén, dĩa kiểu, chén đá bây giờ ít người xài lắm, còn trong này trà tàu thơm ngon lắm, mà nhà mình không có ai uống trà nữa vì ngoại đã mất rồi.Cán bộ CS này định mang quà về tặng gia đình, nhưng khi bước vào căn biệt thự thì không còn dám đem quà ra tặng bởi vì hởi ơi! đồ của XHCN có lẽ là không thích hợp với căn biệt thự này! Sau một thời gian sinh sống ổn định thì dượng Ba Bê thật tình thố lộ: hồi còn ở ngoài Bắc nhà nước nói là trong Nam đế quốc Mỹ đô hộ, dân tình đói khổ không có cơm ăn đến nổi chén cũng không có mà dùng phải dùng mũn dừa để ăn cơm (gáo của trái dừa khô cưa ra làm đôi, dùng nửa mũn dừa ấy để đựng cơm ăn). Cho nên dượng Ba Bê mua chén về làm quà cho gia đình chắc là gia đình quí lắm !!!Thế đấy, là một cán bộ CS người có được ăn học trước khi gia nhập Việt Minh, trình độ cũng có, mà khi tập kết ra Bắc và sống dưới chế độ CS mấy chục năm đã trở thành người đuôi, điếc, bởi vì đã bị CS bịt mắt nhồi sọ để “sản xuất” ra những công cụ, chỉ biết phục vụ tham vọng của bọn người vô thần, độc ác, họ chỉ biết nghe và làm những gì Đảng chỉ đạo, con người trở nên thụ động và ngu muội không còn biết suy nghĩ phân biệt được những điều đúng, sai, chân, giả. Chính vì sự kiện này nên tôi tin là những chuyện “truyền khẩu” trong dân gian là có sự thật.Chúng ta cũng thừa hiểu rằng: từ lý thuyết, CS đã đào tạo những con người sắt máu, những người hầu như không còn tình cảm và nhân đạo nữa.CS đã nói “phương tiện biện minh cho cứu cánh”. CS có thể làm bất cứ chuyện gì để đạt được mục đích, nếu cần phải sử dụng mọi phương tiện cho dù phương tiện đó có vô nhân đạo đi chăng nữa. Chúng có thể tiêu diệt một tập thể đối lập (điển hình là việc tiêu diệt “giai cấp địa chủ, cường hào ác bá” trong chính sách cải cách ruộng đất năm 1959 do Trường Chinh chủ động, đã giết chết biết bao nhiêu người tại miền Bắc (tôi sẽ kể lại cho các bạn biết cuộc đàm thoại của tôi với một bà lão là chứng nhân của cuộc đấu tố đã xãy ra trong thời kỳ ấy tại miền Bắc). Cuộc tàn sát, quân nhân, cán bộ , công chức và thân nhân gia đình người Việt Quốc Gia tại Huế vào tết Mậu Thân 1968) hay hy sinh cả một thế hệ. Chúng đã từng tuyên bố rằng “Trồng người một trăm năm”, có nghĩa là: những ai đối lập với chúng, chúng sẵn sàng tiêu diệt, dù có trải qua giai đoạn một trăm năm để thực hiện mục tiêu của chúng. Vì thế khi chiếm được miền Nam, chúng làm bất cứ chuyện gì để áp đặt chế độ CS tại miền Nam như chúng đã từng làm mấy chục năm nay tại miền Bắc. CS đã dùng súng đạn, bạo lực để đe dọa nhân dân miền Nam. Chúng sẵn sàng đàn áp bất cứ ai có tư tưởng hoặc hành động chống đối chúng. Ngay như MTGPMN là công cụ, tay sai của chúng cũng đành nuốt hận, câm nín, nay ăn năn thì cũng đã muộn rồi. Thế mới thấy mớ trí thức đui và điếc của đám người miền Nam “ăn cơm Quốc Gia thờ ma CS”( Đui là không thấy gì đã xảy ra của thế giới CS kể từ năm 1907 tại Nga Sô dưới chế độ Lenin và Stalin, cách mạng Đỏ của Mao Trạch Đông tại Trung Cộng, tại Cuba hay tại các nước Đông Âu. Điếc là không nghe những gì của chính những người cùng chủng tộc mình kể lại khi họ phải rời bỏ ruộng vườn, quê hương, mồ mả tổ tiên, nơi chôn nhau cắt rún, khi phải chạy lánh nạn CS, từ Bắc vô Nam năm 1954). Bọn tay sai này đã trả cái giá rất đắt khi tiếp tay với bọn CS nằm vùng dâng hiến miền Nam cho CS để rồi ôm hận suốt đời, cho đến khi xuống mồ vẫn còn nghe âm vang những lời nguyền rủa của hàng chục triệu người dân miền Nam.Dưới chế độ công an trị của CS, người dân miền Nam không biết làm gì hơn là câm nín chịu đựng vì hệ thống tình báo dầy đặc, sẵn sàng tố cáo phát giác bất cứ hành động nào của người dân trong từng khu phố, từng hang cùng ngõ hẻm. Các trại tù trá hình ngụy trang dưới danh từ hoa mỹ “trại cải tạo” mọc lên đầy dẫy, nơi ấy con người bị đọa đày còn hơn súc vật với mục đích khủng bố người dân để chúng dễ bề thống trị. Trại cải tạo là một cơn ác mộng của người dân miền Nam.Một câu chuyện khôi hài để kể lại sự khủng hoảng của người dân khi nghĩ đến “Trại Cải Tạo”:Sáng ngày kia người bộ hành trông thấy một con voi nằm giữa đường. Anh voi này mọi ngày ở trong sở thú, suốt ngày anh biểu diễn chút trò để làm vui cho khách thăm quan hầu kiếm tiền cho “nhà nước”. Ngựơc lại nhà nước chỉ cho anh ta ăn một ít cỏ khô héo, anh thấy nhà nước đối xử với anh quá bóc lột, bất công. Anh kiếm không ít tiền cho nhà nước mà chưa bao giờ anh được cho một khúc mía ngon ngọt như trước kia khi còn chính phủ VNCH hàng ngày đã cho anh ăn. Để phản đối sự đối xử tệ bạc này, hôm nay anh ta quyết định đình công. Anh phá chuồng đi ra khỏi sở thú, đến giữa đại lộ Thống Nhứt, anh nằm vạ làm cản trở lưu thông, xe cộ kẹt cứng không còn di chuyển được nữa. Không ai có thể khuyên bảo anh trở về sở thú được kể cả người chăn và cho anh ăn hàng ngày. Cho đến một lúc kia có tên công an quản giáo trại cải tạo Chí Hòa đi ngang tên quản giáo này kề miệng vào tai con voi thì thầm nho nhỏ một hai câu gì ngắn gọn. Sau đấy người ta thấy con voi tự nhiên lật đật đứng dậy đi một mạch về chuồng trong sở thú. Mọi người ngạc nhiên không biết tên quản giáo này nói gì với con voi mà nó dâng lời tức khắc. Đám đông xúm lại hỏi tên quản giáo đã nói gì với con voi mà nó đi ngay vậy? Tên quản giáo trả lời: tôi đâu có nói gì đâu ngoài câu “ Nếu mầy còn đình công không chịu trở về sở thú thì tao cho mầy đi cải tạo đó!”. Con voi nghe đến hai chữ “cải tạo” là nó mất hồn và tức thời đứng lên trở về sở thú. Thế đó con voi to lớn, mạnh khỏe như thế mà khi nghe đến cải tạo đã thất kinh hồn vía rồi nói chi đến đám dân đói ăn yếu đuối từ khi CS chiếm miền Nam.Dưới sự kềm kẹp bởi công an, trại cải tạo, sự kiểm soát khống chế bao tử (chế độ phân phối lương thực thực phẩm theo tiêu chuẩn nhà nước qui định cho từng người, từng gia đình, phải có tờ khai gia đình chính thức (CS gọi là hộ khẩu) mới được mua) CS đã kiểm soát được an ninh mà chúng mong muốn. Rất ít những cuộc nổi dậy của người dân ngoại trừ một số chiến sĩ bất khuất, anh hùng của ta còn lẫn trốn trong các khu rừng, thỉnh thoảng chận đường xe của bọn cán bộ, bộ đội để ám sát hoặc lẻn vào các kho đạn đặt chất nổ phá hoại. Còn dân chúng thì không thấy có được các phản ứng tích cực như đình công hoặc biểu tình phản đối. Nói như vậy không có nghĩa là người dân ngoan ngoãn nghe theo lời bọn CS. Người dân miền Nam phản ứng một cách sâu sắc ý nhị và khôi hài. Lòng người oán hận câm hờn bọn tay sai MTGPMN và bọn VC nằm vùng, mọi người đều muốn phơi bày, bộc phát những tâm tư, những lời nguyền rủa đám tay sai này, dù biết rằng đám người này nay không còn giá trị gì dưới mắt CS, cũng như không có chút quyền hành gì đối với đám đầu xỏ Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng. Chúng đã bị cho ra rìa và đang khóc hận mà không biết phải làm gì đây?Phản ứng của người dân qua câu chuyện sau đây:Một buổi sáng như mọi buổi sáng, trong khu hẻm bình dân, Bác Hai ngày nào cũng ra ngồi ở quán cà phê nghèo trong xóm. Như thông lệ nơi đây là điểm tập họp của các chú các bác có tuổi láng giềng, vừa ngồi uống cà phê vừa trao đổi tin tức hàng ngày xảy ra trong thành phố. Vừa uống được nửa ly cà phê, thình lình như vừa nhớ ra chuyện gì, Bác Hai quay qua nói với chú Năm:-Chú Năm à, hôm qua tôi ra chợ Sài Gòn, tôi thấy Văn Vĩ chạy Xe Honda!Chú Năm ngạc nhiên, lật đật hỏi lại bác Hai:-Anh Hai nói sao, Văn Vĩ đui mà sao lái xe Honda được?Bác Hai điềm tĩnh trả lời:-Chú Năm không biết sao, Văn Vĩ sáng mắt rồi!Câu chuyện Văn Vĩ này thật là hàm súc và sâu sắc, nó ám chỉ bọn tai sai MTGPMN nay đã bị thất sủng rồi có hối hận thì đã quá trể không còn lấy lại được miền Nam như chúng hy vọng trong ảo tưởng. Chúng mơ mộng một thế giới công bằng theo kiểu bánh vẽ XHCN, nay đã sờ mó được thế giới mới thì hỡi ôi! nó còn tệ hại gắp trăm lần xã hội mà đã nuôi chúng thành người. Người mù nay đã sáng mắt ,nhưng nay chúng trở nên người tù bởi các “đồng chí” của chúng, cùng chung số phận của hơn sáu chục triệu người dân cả hai miền Nam Bắc.Thực tình mà nói, tội lỗi của CS đã xô đẩy dân tộc ta vào vòng binh đao chiến tranh huynh đệ tương tàn được chủ động bởi một nhóm người chóp bu nằm trong Ủy Ban Trung Ương Đảng, thập niên bảy mươi thì Hồ Chí Minh đã qua đời (theo tôi nghĩ: Hồ Chí Minh chết năm 1969 vì quá thất chí và suy sụp tinh thần nên lâm bịnh mà chết. Có hai lý do:1- Bị đàn em lừa dối và thao túng không còn ngoan ngoãn, vâng lời như xưa nữa, đàn em báo cáo láo là dân miền Nam rất chán ghét chế độ, nếu tổng tấn công thì sẽ chiếm được miền Nam vì có dân nổi dậy. Với yếu tố bất ngờ, chúng có tham vọng trở thành vua Quang Trung thứ hai và yếu tố xảo trá lừa gạt chánh phủ và quân đội ta vì chúng đã thỏa thuận với quân ta là ngưng bắn trong ba ngày đầu năm âm lịch để dân ăn Tết. Phối hợp các yếu tố đó, CS chắc chắn trăm phần trăm là sẽ chiếm được miền Nam. Vì thế Hồ Chí Minh ra quyết định sai lầm tổng tấn công Tết Mậu Thân.2- Thất bại trong cuộc tổng tấn công đã làm thiệt hại mấy trăm ngàn quân, đã phá hủy biết bao nhiêu công trình xây dựng lực lượng, tốn hao rất nhiều năm để đào tạo binh sĩ. Sau Tết Mậu Thân lực lượng quân MTGPMN hầu như tan rả. Như thế mộng xâm lược miền Nam của H.C.Minh kể như tan biến. Chính vì hai lý do nầy mà H.C Minh đau buồn rồi ngã bịnh mà chết.)Còn lại sau khi đã chiếm miền Nam là ba tên đầu xỏ: Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm văn Đồng nắm trọn quyền hành và tha hồ thao túng trên chính trường. Chính ba tên này đã gây những đổ vỡ cho dân tộc ta. Vì thế dân miền Nam không muốn sự hiện diện của họ trên đất nước VN nữa.Câu chuyện sau đây nói lên sự trông chờ trong lòng người dân, đó cũng là những lời “trù ẻo” của dân đã dành cho họ. Chuyện kể rằng:Một ngày đẹp trời, đồng chí tổng bí thư Đảng CS Lê Duẩn hứng chí rủ hai đồng chí chủ tịch quốc hội Trường Chinh và đồng chí thủ tướng Phạm văn Đồng đi kinh lý trong Nam để xem dân tình trong ấy sống ra sao sau ngày cướp miền Nam,có được sung sướng không? Ba đồng chí hí hửng lên chiếc phi cơ mới lấy được của Mỹ Ngụy vì phi cơ của Mỹ “luxe” hơn ( Đồ của tư bản bao giờ cũng tốt hơn đồ của XHCN, đó là lời tâm sự của đồng chí Tổng Bí Thư với hai đàn em!). Phi cơ đang bay trên cao độ bình thường, thình lình đồng chí Lê Duẩn ra lệnh cho viên phi công bay thật thấp để thấy đám nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng nắng chang chang. Sau khi phi cơ hạ thấp xuống có thể nhìn đám dân cày, đồng chí Lê Duẩn ra lệnh cho viên phi công lượn mấy vòng và hắn mở giọng “đạo đức”: “Thấy dân nghèo lòng tôi tội nghiệp dân quá” và quay qua hỏi Phạm Văn Đồng:-Theo đồng chí, đồng chí làm thế nào cho số nông dân nầy sung sướng?Đồng suy nghĩ chóc lát rồi trả lời:-Tôi ném xuống tờ giấy một trăm đồng thì sẽ có một người sung sướng.Duẩn quay qua hỏi Trường Chinh cũng câu hỏi ấy.Chinh không cần suy nghĩ lâu liền trả lời:-Tôi đổi tờ giấy một trăm đồng thành mười tờ giấy mười đồng và ném xuống thì sẽ có mười người sung sướng.Đến phiên Lê Duẩn phát biểu ý kiến:-Theo tôi thì tôi đổi tờ giấy một trăm đồng thành một trăm tờ giấy một đồng và ném xuống thì sẽ có một trăm người sung sướng.Sau khi nói xong Lê Duẩn xoa tay ra chiều đắc ý lắm và quay sang hỏi viên phi công:-Theo đồng chí thì đồng chí làm thế nào cho đám nông dân kia sung sướng?Viên phi công bình tĩnh và chậm rải trả lời:- Thưa đồng chí Tổng Bí Thư, theo tôi thì tôi chỉ cần nhảy ra khỏi máy bay này thì không những đám người nông dân dưới kia sung sướng mà còn hơn sáu chục triệu người của hai miền Nam Bắc đều được sung sướng!Viên phi công đáng được tuyên dương công trạng. Đúng sự thật, nếu không có ba tên CS này thì nước ta không đến nỗi tàn tệ như ngày hôm nay.CS rất thông thạo về khoa học tâm lý. Chúng nghiên cứu rất tỉ mỉ, chúng hành động rất có hệ thống và hiệu quả. Các bạn thừa hiểu rằng: nếu hằng ngày chúng ta thường đối diện với một hình ảnh hoặc nghe lập đi lập lại mãi một vấn đề, một đề tài, thì những điều đó xâm nhập tự nhiên vào đầu óc mình hồi nào mà mình không hay biết. Mới đầu những điều mình nghe hay thấy không đúng với nhân sinh quan của mình thì lập tức bị trực giác phản đối và loại trừ. Nhưng theo thời gian vẫn bị những thứ đó cứ tấn công mãi thì phản ứng loại trừ ấy bị suy giảm và bị tiêu diệt. Sự yếu kém về phản kháng cộng với sự đồng lõa của đám đông nên mình vô tình bị đồng hóa vời họ. Chính vì yếu tố này mà sau khi CS đã chiếm miền Nam, chúng bắt loa khắp cả các khu phố, mọi phường khóm lớn nhỏ. Hàng ngày chúng tỉ tê những lời tuyên truyền chiến thắng, ca tụng chủ nghĩa CS, phỉ báng “đế quốc Mỹ’ và chánh phủ, quân lực VNCH. Dù không muốn nghe cũng không được vì chúng ta không thể bịt tai ta lại. Khắp cả các nẻo đường, từ ngã ba, tư trong thành phố, đến các cao ốc nơi trung tâm hay khu chợ bình dân trong hẻm vắng đều treo các biểu ngữ, cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm màu máu. Nội dung các biểu ngữ mục đích ca tụng chế độ hay lãnh tụ, thí dụ như: “Không có gì quí hơn độc lập tự do”, hoặc “Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta”. Dù chướng tai gai mắt nhưng người dân không làm gì hơn được với các loa phóng thanh và các biểu ngữ trên. Duy chỉ có cách phản đối khôn ngoan thì CS không thể bắt tội được.Trong xóm tôi, là xóm lao động chợ Bàn Cờ, chung cư Nguyễn Thiện Thuật, có bác Tư đã già rồi, hàng ngày bác kiếm sống bằng nghề đạp xe xích lô. Tuy nghèo nàn nhưng trước kia bác vẫn sống vui vẽ ung dung thoải mái với bà con trong chòm xóm. Nhưng từ khi CS vào thì cuộc sống của bác bị xáo trộn. Xáo trộn không phải do không kiếm ra tiền, vì nghề đạp xe xích lô của bác không bị ảnh hưởng bao nhiêu. Bây giờ người dân đã nghèo và phương tiện di chuyển nay lại hạn chế , chỉ có xe xích lô là phương tiện rẻ tiền mà hầu như mọi người cần di chuyển phải sử dụng. Xáo trộn là vì hàng ngày bác phải trực diện với đám người bất nhân xảo trá. Lúc nào cũng sống trong hồi hợp dưới đám công an luôn rình mò, dòm ngó, xoi mói, canh chừng từng hành động, di chuyển của mọi người và bác rất buồn và bất mãn CS đã tạo nên một xã hội mới không còn nhân bản và tự do nữa. Dù rằng CS truyên truyền tự cho chúng là đại diện cho giai cấp của dân nghèo, giai cấp của công nông, nhưng bác đã nhận ra sự lừa đảo, sự dối trá xảo ngữ của chúng.Để nói lên sự câm hận ấy, hàng ngày trước khi lên chiếc xe xích lô đi kiếm sống, ra khỏi nhà mỗi ngày như mọi ngày bác Tư đều hô to câu “Bác Hồ Vĩ Đại, Bác Hồ Vĩ Đại”, rồi ung dung đạp chiếc xích lô ra khỏi xóm. Mới đầu mọi người nghĩ rằng bác tư xích lô là giai cấp nghèo kém trong xã hội cũ, nên khi CS vào bác ta mừng vì được “giải phóng” như lời tuyên truyền của CS, nên bây giờ bác mang ơn Đảng và nhứt là “Bác Hồ”, thành thử mỗi ngày trước khi đi làm việc bác Tư đều mở miệng tung hô lời suy tôn Hồ Chủ Tịch.Nhưng ngày nào người ta cứ nghe điệp khúc suy tôn như thế, cho nên có người lấy làm lạ và suy nghĩ kỹ lại: tại sao bác Tư này “yêu Bác Hồ” đến thế? Hay là bác bị bịnh thần kinh? Cuối cùng người ta mới khám phá ra sự thật. Vì quá uất ức bác Tư không biết làm gì hơn là chửi H.C. Minh cho bớt cơn tức giận mà công an không thể nào bắt bác được. Các bạn cũng đã biết: tiếng nói miền Nam có cách “nói lái” có nghĩa là cái âm điệu phải nói ngược lại mới ra nghĩa chính của chữ muốn nói. Như thế các bạn biết bác Tư xích lô đã nói gì. Chữ “Vĩ Đại” nếu nói lái là “Dại ĐĨ”. Thế ra từ lâu nay bác Tư xích lô đã chửi H.C.Minh là dại đĩ mà người ta cứ tưởng là bác Tư quá thích thú sống dưới chế độ mới XHCN. Thế đó dân mình rất thâm thúy, chữ Việt mình rất phong phú. CS hay chơi chữ, nhưng lần này chúng bị dân miền Nam chơi chữ lại với chúng.Chuyện xãy ra lan truyền cả xóm biết, cả Sài Gòn biết và cuối cùng cả nước biết. Dĩ nhiên CS đã nghe biết nhưng chúng không làm gì được Bác Tư xích lô vì bác đã già rồi (cùi không sợ lở) và không lẽ vì lời “suy tôn Bác Hồ” mà bắt Bác Tư đi cải tạo. Sau chuyện xãy ra như thế thì các biểu ngữ “Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta” đã được CS tháo gỡ xuống hết ở tất cả mọi nơi trên đất nước.Trên đây là những câu chuyện trong nhiều câu chuyện vui, chuyện châm biếm, chuyện hài hước, được lưu truyền trong dân gian từ khi CS chiếm miền Nam. Những câu chuyện chứa đầy ý nghĩa vừa sâu sắc vừa hàm súc để nói lên những bất mãn, những chống đối bằng tư tưởng vì dù CS có khống chế con người về thể xác nhưng chúng không thể khống chế tư tưởng con người được.Tôi xin trở lại chuyện các SQ ta sau khi vào trại cải tạo.Sau mười ngày, hầu hết các thực phẩm và thuốc hút mang theo hầu như cạn hết. Đồ dùng lúc đó chưa phải là vấn đề đáng bận tâm nhưng thuốc lá lại được coi như nhu cầu cần thiết cho đa số tù nhân. Khi đi trình diện, mỗi người mang theo được một vài cây thuốc lá hoặc vài ba bánh thuốc rê mà thôi; thuốc lá thơm như thuốc Capstan, thuốc lá ngoại quốc như Marlboro, Pall Mall, thuốc Ba Số 5 v.v. là những món hàng mà người dân bình thường không thể với tới được, vì giá những thứ đó rất mắc. Hãng thuốc lá Basto gần bến xe đi lục tỉnh và hãng thuốc lá MIC ở gần cầu Ông Lãnh đều bị CS chiếm giữ và quốc hữu hóa; các hãng thuốc lá hầu như không còn sản xuất từ khi CS chiếm SG, nên thị trường thuốc lá trở nên khan hiếm và đắc đỏ. Cơn nghiện thuốc lá là một vấn đề đối với những ai từng có thói quen hút thuốc lại không còn thuốc để hút. Thuốc lá dĩ nhiên là một nhu cầu cần thiết đối với tù nhân đã nghiện lâu rồi,thế nhưng cũng còn có vài người trước đây chưa từng biết hút thuốc, lúc bấy giờ cũng tập tành hút thuốc chơi cho đỡ buồn; thế rồi lâu dần họ trở thành người hút-xách chính cống. Hậu quả là: họ bị vướng vào nỗi khó khăn mới; anh bạn tù thân thiết của tôi và Tài tên Châu là một trường hợp điển hình; có lẽ những người như anh Châu vướng vào thói quen hút thuốc như vậy vì họ buồn nhớ gia đình, cũng có thể vì tình cảm thân mật giữa anh em bạn tù với nhau. Theo thời gian, thói quen ấy đã trở thành bệnh nghiện thuốc lá đến nỗi phải cưu mang ra tận miền Bắc.Tiền bạc người tù đem theo vẫn còn nguyên vì không có ai được phép buôn bán gì hết! CS luôn luôn phong tỏa khu vực giam giữ tù nhân giống như khu quân sự; bộ đội kiểm soát canh chừng không cho dân chúng bén mảng tới vòng đai trại giam. Chính vì vậy trại giam hầu như bị cô lập với thế giới bên ngoài. Suốt thời gian ở Suối Máu, chúng tôi không hề thấy một bóng người thường dân lai vãng.Tù nhân, ngoài hai bửa cơm với khẩu phần “chết đói”, họ chưa hề được bọn cai tù CS cho ăn thêm bất cứ món ăn đệm nào khác. Những người có mang theo bánh kẹo, đường sữa thì trong vòng vài tháng ăn nhín cũng đã hết rồi. Vì thế cơn đói và nỗi thèm khát chất ngọt lẫn chất béo bắt đầu hoành hành bao tử. Đấy là tình trạng chật vật của tù nhân chỉ mới vào nhà tù có vài ba tháng thôi; các bạn hãy tưởng tượng cơn đói ấy vày vò thể xác người tù đến mức khủng khiếp như thế nào khi thời gian tù đày kéo dài đến năm bảy năm, có người trên mười năm dài đằng đẵng, thử hỏi người tù CS quá lâu như vậy, họ đã đau khổ biết chừng nào vì phải chịu đựng cơn đói triền miên.Đôi khi nghĩ lại mà buồn mà tủi cho thân phận một cựu sĩ quan, chỉ vì không chịu đựng nổi cái đói hành hạ, đành phải đi “xin ăn”. Vào mấy tháng đầu sau khi nhập trại, khi CS còn thả lỏng, tù nhân có thể tự do đi lại quanh khu vực từ trại này qua trại khác; vì quá đói Tài, anh Châu và tôi canh giờ phát cơm, lúc các nhà bếp vừa nấu chín cơm và đang phân chia cơm cho từng nhà, cùng đến cạnh các nhà bếp, lảng vảng trước cửa nhà bếp, chực chờ để này nỉ, xin xỏ một miếng cơm cháy. (Cơm được nấu bằng chảo đụng, mỗi chảo nấu được nửa bao gạo khoảng năm chục kí lô nên lúc nào cũng có cơm cháy). Gặp người hảo tâm thì họ cho còn không thì đi đến nhà bếp khác nhưng phải bước nhanh chân, vì có khá nhiều người tù cũng đi xin cơm cháy giống như mình; phải canh sao cho đúng lúc, khi cơm vừa chín và đang ra cơm; nếu đến trễ thì cơm cháy đã chia hết rồi lấy đâu mà xin! Mới đầu, cơm cháy là quyền lợi của tổ nấu cơm, nhưng sau đấy họ phải chia đều cho mỗi nhà, nên tình trạng xin cơm cháy trở nên khó khăn hơn. Hôm nào “trúng mánh” gặp ai có lòng thương người thì họ cho được một miếng cơm cháy lớn bằng ba ngón tay. Miếng cơm cháy “hậu hĩ” đó khi được chia làm ba phần cho 3 đứa trong bọn chúng tôi thì mỗi người chỉ được một mảnh nhỏ tạm trám vào một phần chỗ trống trong bao tử, đành tự an ủi nhau rằng: “có còn hơn không”. Hôm nào may mắn hơn, qua nhiều nhà bếp được vài ba miếng cơm cháy thì hôm ấy cơn đói bớt hoành hành trong khoảng thời gian chờ đợi giờ cơm trưa! Thế đấy các bạn à! Trước đây có bao giờ mình nghĩ là có ngày mình đi xin cơm cháy như vậy đâu các bạn ơi! Vì ai mà chúng tôi phải lâm vào cảnh tồi tàn như thế này! Bây giờ sống ở nước người mỗi khi ăn đồ ăn dư thừa phải đổ bỏ, tôi đều nhớ đến những mảnh cơm cháy đi “ăn xin” năm nào khi ở trong trại tù!Chẳng bao lâu sau đó, việc tự do đi lại bi hạn chế; các khu trại bị cô lập bởi hàng rào kẻm gai, người tù không còn được tự do di chuyển từ khu này qua khu khác như truớc đấy; vì thế sự tiếp xúc với bạn bè người thân ở khác khu không còn dễ dàng như trước nữa. Ai có người thân, bạn bè cần trao đổi tâm sự tình cảm riêng tư buộc phải hẹn giờ gặp gỡ ở hai bên hàng rào. Tuy nhiên, tình trạng này cũng không kéo dài được lâu vì sau đó, bọn cai tù CS lại ra lệnh cấm đoán. Dĩ nhiên “hoạt động” xin cơm cháy cũng bị đình chỉ. Lúc bấy giờ, bọn tù chúng tôi có đói thì chỉ còn biết “lấy nước lạnh uống vào trám cho đầy bao tử” mà thôi!Kỷ luật trại tù càng ngày càng chặt chẽ; bọn cai tù CS tăng cường biện pháp canh phòng. Thời gian cứ trôi qua mà chúng chẳng màng để ý tới những nỗi băn khoăn, thắc mắc của tù nhân về việc học tập hay ngày được thả về. Chúng không hề biết xúc động trước cảnh chồng xa vợ, cha xa con. Chúng coi việc giam giữ SQ/QLVNCH là một cách trừng phạt những người có tội với đất nước VN; đó chính là điều gây cho chúng tôi có cảm tưởng CS là hạng người vô tri vô giác. Thời gian sau ngày quả lựu đạn nổ làm nhiều người chết và bị thương, trong đó có Tài mà tôi đã kể qua, thì biện pháp kềm kẹp, kiểm soát càng thắt chặt hơn. Thế rồi CS bắt đầu khủng bố tinh thần tù nhân. Mặc dù chúng biết chắc chắn là việc ném quả lựu đạn là do bọn chúng làm, nhưng chúng vẫn cứ đổ tội cho tù cải tạo là thủ phạm. Chúng bảo là có thành phần chống đối phản động gây ra để vu khống đường lối “nhân đạo”, để phá hoại “cách mạng”. CS thật là gian xảo, bất nhân!Vào một buổi sáng như mọi ngày, (lúc bấy giờ chúng tôi chưa được học tập hay lao động gì hết, CS cho tù nhân muốn làm gì làm trong khu vực cô lập) mọi người vẫn hoạt động bình thường trong tình trạng chờ đợi; Dư âm vụ nổ lựu đạn vẫn còn đang văng vẳng trong tâm trí của tù nhân, người chết đã nằm yên dưới nấm mồ, kẻ bị thương người còn nằm bệnh xá, cũng có người đã được về “láng”, và vết thương của Tài bớt đau nhức và đã được “xuất viện”, thình lình mọi người nghe tiếng đánh kẻng liên hồi và tiếng còi thổi chói tai, đồng thời tiếng bước chân chạy dồn dập từ bộ chỉ huy tiểu đoàn hướng về khu trại tù. Thật đông cán bộ, bộ đội CS tay cầm súng trong thế tác chiến, mặt đằng đằng sát khí, vừa chạy vừa la hét nhằm mục đích cướp tinh thần của tù nhân. Khi đến khu trại thì chúng lớn tiếng ra lịnh:-Tất cả các anh vào láng, giữ trật tự, im lặng, ai ngồi vào chỗ của người nấy.Mọi người nhốn nháo hốt hoảng đi vào nhà. Ai cũng ngồi dựa vào vách chỗ nằm của mình, lòng hoang mang bất ổn. Đám cán bộ, bộ đội thật đông túa ra toàn khu. Đầu mỗi nhà có hai tên bộ đội và cuối nhà cũng có hai tên bộ đội tay cầm súng AK47 cùng chĩa họng súng vào bên trong nhà. Bước vào trong là một tên sĩ quan cán bộ CS cùng với hai tên bộ đội với súng AK. Sau khi la hét và mọi người tù đã ngồi vào vị trí của mình rồi, tên cán bộ lập lại một lần nữa mệnh lệnh: - Các anh giữ im lặng, không ai được nói chuyện với ai cả.Tên cán bộ bắt đầu đọc tên, kiểm soát quân số để chắc chắn là không còn thiếu vắng một người nào. Khi đã biết quân số đầy đủ rồi thì hắn lầm lì đi từ đầu nhà với sự bảo vệ của hai tên bộ đội cầm súng AK. Tên cán bộ phát cho mỗi người một tờ giấy, cây viết và ra lệnh viết tên họ cấp bậc cũ, đơn vị. Sau khi mọi người tù đã viết xong thì hắn tiếp tục ra lệnh:- Các anh phải thật thà khai báo ba điều sau đây:1- Anh đang làm gì khi lựu đạn nổ?2- Thường ngày anh ngủ ở đâu, hai người bạn anh tên là gì?3- Anh có biết hay nghi ngờ ai ném lựu đạn không?Sau khi ra ba câu hỏi, tên cán bộ cho tù nhân mười lăm phút để viết, trước sự kiểm soát với vẻ mặt “hắc ám” vừa đi qua đi lại từ đầu nhà đến cuối nhà dưới sự bảo vệ của hai tên bộ đội, mỗi tên một bên chỉa họng súng vào tù nhân.Mười lăm phút đồng hồ trôi qua, tên cán bộ đi từ đầu đến cuối nhà thâu các tờ giấy lại một cách có thứ tự. Sau khi kiểm soát lại đầy đủ số người và số tờ giấy, tên cán bộ và bộ đội bước ra khỏi nhà.Khoảng nửa giờ đổng hồ tất cả đã làm xong, toàn thể cán bộ, bộ đội CS ra khỏi hết các nhà, chúng thổi mấy hồi còi và tuần tự rút lui khỏi khu trại tù.Sau khi chúng đã đi hết rồi, những người tù vẫn còn bàng hoàng ngồi yên lặng tại chỗ của mình, không ai muốn nói chuyện với ai cả vì cơn hốt hoảng vẫn còn vấn vương trong tâm trí mỗi người. Đấy là một đòn rất thâm độc của CS. Như tôi đã viết, CS rất thông thạo về khoa học tâm lý, chúng biết chắc chắn là tù nhân không bao giờ ném lựu đạn để giết người đồng cảnh ngộ của mình, nhưng chúng vẫn đổ tội cho tù nhân. Các bạn nhìn vào ba câu hỏi của chúng đưa ra thì thấy ngay thủ đoạn thâm độc của chúng.Với câu 1, chúng làm như thật là tù nhân ném lựu đạn. Đây là một câu hỏi điều tra hoạt động của mọi người lúc lựu đạn nổ.Với câu 2, chúng muốn thăm dò, xem coi người tù có khai gian không? Chúng so sánh lời khai của mỗi người với lời khai của hai người bên cạnh, nếu anh khai gian thì ắt sẽ lòi ra ngay.Với câu 3, CS muốn tạo sự nghi ngờ và chia rẽ trong khối tù nhân. Câu nầy thật thâm độc khiến mọi người tự phân vân suy nghĩ: không biết có thằng nào xấu mồm xấu miệng khai gian cho mình hay không? không biết có thằng antenne nào ghét tố cáo láo cho mình hay không? Chúng có tin là mình khai thật hay không?Chưa hết đòn khủng bố tinh thần đâu các bạn à. Chúng giở tiếp đòn thứ hai: Những người bị thương như Tài lần lượt bị gọi lên thẩm vấn. Chỉ tội nghiệp cho những người này thôi, họ vừa đau đớn vì mảnh lựu đạn mà bây giờ họ còn bị CS quất cho một ngọn roi cân não nữa thì thử hỏi tinh thần các bạn ấy lúc đó ra sao? Nếu muốn biết bạn hỏi Tài thì sẽ hiểu tâm trạng của một kẻ bị điều tra, bị nghi ngờ chủ mưu ném lựu đạn ‘‘phá hoại cách mạng’’. Chưa hết đâu bạn à! CS tuần tự gọi những bạn tù có máu mặt trước kia tức là các SQ từng phục vụ trong các đơn vị thiện chiến hoặc tình báo, chiến tranh chính trị. Những người này được CS “chiếu cố” thẩm vấn “tận tình” hơn. Chúng rất thâm độc, chúng tạo cảm giác sợ hãi cho tất cả tù nhân; lúc nào họ cũng thấp thỏm không biết bọn chúng có gọi mình lên hay không? Họ băn khoăn không biết có ai tố cáo mình hay không? Người tù thắc mắc: những người bị chúng gọi lên đã khai báo gì, có phải trong số người được gọi lên có người là antenne của chúng không và họ có khai rằng họ nghi ngờ mình không? Mọi người đều phân vân: trong số người bị gọi lên đó có ai bị mua chuộc, chịu làm thằng antenne mới cho chúng không? Bao nhiêu câu hỏi “sợ hãi” như thế cứ lởn vởn trong đầu óc của mọi tù nhân. Tù nhân bấy giờ trông có vẻ trầm tĩnh hơn, ít nói hơn; họ tự hạn chế tiếp xúc, nói cười bàn tán với nhau. Mọi người tuy không nói ra nhưng ai cũng đề phòng hoặc nghi kỵ người này người kia làm cho cuộc sống trong tù ngột ngạt hơn, khó thở hơn. Bấy giờ chỉ còn các bạn bè hiểu nhau hoặc thật sự thân thiết như tôi với Tài mới thật tình tâm sự một cách kín đáo để không ai biết được những gì hai đứa nói cho nhau nghe. Đó bạn có thấy thủ đoạn thâm độc của CS chưa? Chúng vừa khủng bố tinh thần vừa tạo mối nghi kỵ lẫn nhau giữa các tù nhân nhằm gây mầm chia rẽ trong nội bộ tù nhân đấy!Thế rối thời gian cũng qua đi... ( còn tiếp )
Cuộc vượt ngục tù cải tạo trại tù Bùi Gia PhúcVào tháng 7/1979 thì Nguyễn văn Độ ( Đao phủ thủ SVSQ/HQ khóa 20 ) chuyển trại về chung với chúng tôi ở trại Bùi Gia Phúc tỉnh Phước Long( ngày xưa gọi là Bà Rá ). Lúc này tôi và Hà Mạnh Hùng (khóa 20) đã thảo luận và quyết định trốn trại nên đã có chuẩn bị kỹ lưỡng. Chúng tôi định đi về biên giới Thái Miên khoảng trên 200 cây số đường chim bay, thời gian dự trù đi là hai tháng. Lương thực mang theo là cơm phơi khô, muối, rất ít đường, thuốc chống muỗi, võng, một cái rựa, la bàn và bản đồ từ vĩ tuyến 17 xuống phía Nam. Nhưng khi tôi vác cái balô vào, đồ dùng định mang theo quá nặng nên đứng dậy không nổi, vì vậy chúng tôi quyết định phải trốn về Saigon rồi tìm đường vượt biên sau. Bàn chuyện trốn trại với Hùng và Dũng (khóa I OCS), anh em đồng ý xúc tiến và nhờ gia đình làm giấy tờ giả mạo ( là công nhân viên nhà nước VC ) gởi lên gấp theo những lần đi thăm nuôi. Đó cũng là định mệnh nhờ ơn Trên phò hộ, chứ anh em tù khác trốn trại đi đường bộ vượt biên ngả biên giới Thái Lan thì không ai có tin tức gì cả. Đường băng rừng rất gian khổ và rất nhiều nguy hiểm, đụng VC, Thượng Cộng, lính Pol Pot, thú dữ .... cỡ nào cũng khó thoát.Độ vừa mới chuyển trại về gặp chúng tôi và ngỏ ý muốn trốn trại. Độ nhờ chúng tôi hướng dẫn đường đi. Thời gian thật gấp rút vì Độ muốn đi trong vòng tuần này. Chúng tôi nhờ ở vùng này khá lâu nên rành mọi nẻo, do đó có thể chỉ Độ cặn kẽ mọi thứ. Ngày quyết định của Độ đã tới. Độ vượt ngục trước. Khi Độ trốn đi được chừng một tuần sau thì chúng tôi biết tin Độ đã an toàn về đến Saigon .Sau khi Độ trốn trại rồi thì VC áp dụng các biện pháp an ninh gắt gao, siết chặt lại sự canh phòng kỷ luật. Chúng tôi thấy phải ra đi càng sớm càng tốt dù quá nguy hiểm vì sự canh phòng bây giờ rất nghiêm nhặt. Nhiều anh em tù trốn trại bị VC bắt lại, chúng đánh đập rất tàn nhẫn, mặt mày anh em sưng húp không thể nhận ra được, sau đó bị biệt giam và chỉ được cho ăn mỗi ngày một chén cơm và một ít muối.Ngày 14 tháng 7 năm 1979, lúc mười hai giờ khuya, chúng tôi ba đứa gồm Hùng, Dũng và tôi cắt hai lớp hàng rào trại để trốn ra. Âm thanh của những cây tre lồ ồ bị chặt gãy kêu rốp rốp giữa đêm khuya làm chúng tôi lo sợ bị phát giác. Dù là đã nghiên cứu rất kỹ với những điểm chuẩn để định vị trí trong đêm tối nhưng chúng tôi vẫn bị lạc, đi vòng vòng trong rừng. Thình lình, Hùng nghe tiếng bước chân đi gần tới, Hùng nắm áo kéo tôi lại và ra hiệu bảo ngồi xuống, tai tôi không được thính lắm, nếu Hùng không phát giác kịp thì chắc là bị bắt rồi. Vừa ngồi xuống khoảng một phút thì có hai thằng VC đi tuần ngang qua chỉ cách chúng tôi hai mét, hú vía. Tụi nó vừa đi xa, tôi bàn lại với anh em là không nên đi tiếp vì không định được vị trí, nếu đi lòng vòng thế nào cũng gặp lại tụi VC đi tuần, chi bằng đợi trời vừa sáng, ráng cố gắng và phải đi thật nhanh. Nếu không may gặp VC hay người Thượng ( đồng bào Thượng ) thì đi chậm lại và dò xét coi bọn chúng có nghi ngờ gì mình không ? Nếu bị nghi thì ba người ba ngả phóng đại vô rừng tới đâu hay tới đó. Trời vừa mờ sáng, khoảng năm giờ chúng tôi nghe tiếng kẻng báo thức và tụi VC đang tập thể dục hô 1,2,3,4. Không thể ngờ được là cả đêm chúng tôi không đi được bao xa, chúng tôi vẫn còn thấy trại ở cách mình khoảng chừng không xa hơn một trăm thước. Như dự định, chúng tôi bước thật nhanh như chạy để càng xa vùng nguy hiểm chừng nào càng tốt chừng nấy. Chúng tôi quyết định phải đi đường mòn cho lẹ, dọc đường nếu bị chận lại thì nói là đi đốn cây khi còn ở gần trại và khi hơi xa trại thì nói là đi khiêng heo cho tiểu đoàn. Hơn một năm không trở về đường mòn cũ, lối đi ít người lai vãng, chỉ một mùa mưa thôi, khi đi lại con đường mòn quen thuộc nay đã bị cây cỏ che khuất, chúng tôi phải vất vả lắm mới dò tìm lại được đường cũ ra tỉnh Phước Long. Trước khi ra đến tỉnh, chúng tôi đã trốn vào vườn bắp của dân chúng cởi bỏ bộ đồ tù và mặc đồ như một công nhân. Ra đến Phước Long gần mười hai giờ trưa, chúng tôi đến bến xe đò thì nghe nói là xe đò chạy về Saigon mỗi ngày chỉ một chuyến lúc mười giờ sáng mà thôi. Dũng nóng lòng muốn đi sớm và đã lấy chuyến xe đò vào Dak E ( một xã lân cận ). Tôi và Hùng quyết định ở lại, hai đứa bàn nhau đi một vòng xung quanh bến xe thăm dò tình hình, địa thế.Chúng tôi dự định trời vừa sập tối là lao vào một bụi rậm gần chùa, nằm đó chờ qua đêm rồi sáng mai sẽ tính. Đó là dự tính nếu không có xe về. Trời vẫn còn sớm chúng tôi đi lại bến xe đò xem xét với hy vọng còn chuyến xe nào về Sài Gòn không. Khi đến chỗ bán vé thì họ nói là muốn mua vé ( VC kêu là đăng ký ) thì phải đưa giấy tờ đăng ký, ai đưa trước thì đi trước. Tôi và Hùng đành phải nộp giấy tờ cho họ. Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng ! Đúng hai giờ chiều một chuyến xe đò từ Saigon đến Phước Long và quay về Saigon liền trong ngày. Nơi bán vé thông báo và chúng tôi lại sắp hàng. Họ kêu tên từng người và bảo trả tiền rồi lên xe. Chúng tôi rất hồi hộp, khi nghe kêu tên cũng trả lời " có mặt " mọi sự đều êm xuôi, tôi và Hùng đã lên xe đò, ngồi nghĩ lại phải Dũng đừng hốt hoảng thì giờ này đã đi chung với nhau rồi. Xe lăn bánh, chạy gần đến Phước Bình, lơ xe nói trước với hành khách là mọi người phải xuống xe, tên công an VC đọc tên người nào thì người đó bước lên xe đi tiếp ( danh sách hành khách do tài xế đưa cho nó ).Quả thật là một đòn cân não hú tim, ai yếu bóng vía chắc phải bỏ cuộc, tôi bàn với Hùng đứng xa coi thằng công an nó làm gì ? Xem hành khách làm sao ? Nếu có gì bất trắc thì lặn luôn.Thời gian lúc này dài như vô tận, chúng tôi rất lo lắng trong lòng vì biết rằng diện mạo của mình bất thường. Sống trong rừng quá lâu, mặt mũi xanh xao không giống như mọi người dân bình thường ở ngoài đời, trong lòng đang hồi hộp nên trông gương mặt còn xanh hơn nữa. Tới phiên chúng tôi được kêu tên từng đứa, Hùng được gọi trước rồi đến tôi sau Hùng. Khi tiếng trả lời " có mặt " , thằng công an nhìn mặt chúng tôi một lúc, xong đưa lại giấy tờ bảo lên xe. Mừng hú vía, nhưng phải làm mặt tỉnh. Xe chạy hơn một giờ tới gần Đồng Xoài, tài xế nói là mọi người ngồi yên tại chỗ để cho công an làm việc. Lại một lần hết hồn ! Tới trạm kiểm soát Đồng Xoài, xe từ từ dừng lại, thằng công an đi tới, ngó qua cửa kiếng xe nhìn từng mặt hành khách thật lâu, chúng tôi đang ở thế đã leo lên lưng cọp đành phó mặc cho định mệnh. Thời gian nặng nề trôi qua vô cùng chậm, sau cùng nó khoát tay bảo tài xế đi. Lại một phen hú vía, chúng tôi rất mừng vì nghe hành khách nói là xe đi thẳng về Sàigòn luôn, khỏi ngừng lại ở Bình Dương. Gần bảy giờ tối, chiếc xe đò ung dung tiến vào thành phố Sàigòn, lòng tôi rạo rực, nước mắt rưng rưng khi nhìn lại Sàigòn thân yêu sau hơn bốn năm trời xa cách. Sàigòn xe cộ thưa thớt hẳn, đa số người dân dùng xe đạp, thỉnh thoảng có vài chiếc xe Honda chạy qua chầm chậm, người qua lại vẫn đông, nhưng vẽ nhộn nhịp và trù phú năm nào đã mất hẳn. Tôi và Hùng xuống xe đò, hai đứa ghé lại một xe bán đồ ăn ven đường, kêu hai dĩa bánh cuốn và hai chai bia lớn để gọi là ăn mừng thoát nạn. Chúng tôi tự hỏi không biết giờ này Dũng ra sao ? Tối nay Dũng sẽ ngủ ở đâu ? Cầu mong Trời Phật phò hộ cho Dũng về Saigon bình an suông sẻ như chúng tôi. Sau khi ăn xong, chúng tôi chia tay và hẹn sẽ nhờ người nhà liên lạc sau. Tối hôm đó tôi kêu xe Honda ôm về nhà một người bà con và ngủ một giấc yên lành,lòng tôi thầm cảm ơn Trời Phật đã phò hộ cho mình vừa thoát nạn.Đấy là giai đoạn đầu của cuộc tranh đấu đi tìm “TỰ DO”. Chúng tôi đã thoát được trại tù CS, nhưng chúng tôi chưa thoát khỏi sự kềm kẹp, truy lùng của bọn chúng. Chúng tôi còn phải tiếp tục phấn đấu để tìm đường vượt biển hầu đến được một đất nước tự do mà trong đó con người còn có được giá trị của họ........Huỳnh văn Tàihttp://www.denhihocap.com/thovan20/hoikyhtct.html

No comments: