Wednesday, March 25, 2009

VIETNAM

http://xaydungqh.blogspot.com/2008/11/nguyn-thanh-giang.html


Việtnam và chúng ta
Xin được chia sẻ vài cảm nghĩ về Quê hương, Gia Đình và Xã hội(3/2007)
Thứ bảy, ngày 08 tháng mười một năm 2008

Nguyễn Thanh Giang
Ông Nguyễn Thanh Giang là một nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp trí thức tiến bộ.TIỂU SỬ:Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang sinh ngày 6 tháng 7 năm 1936 trong một gia đình trí thức ở thị xã Thanh Hóa. Ông nội là một nhà nho bất đắc chí. Thân sinh ông, sau khi cùng Nguyễn Khắc Viện rải truyền đơn tổ chức tang lễ Phan Châu Trinh, bị đuổi học khỏi trường Collège Vinh về làm quan phán ở Tòa sứ Thanh Hóa (tương đương Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa ngày nay).Tuổi thơ ông rất gian nan. Cha mẹ ly dị từ ngày mới một tuổi, ông phải về sống với bà nội. Do nhà cửa bị phá trong “tiêu thổ kháng chiến”, phải tản cư về nông thôn nên gia đình bà nội trở nên nghèo khó. Ông vừa đi học vừa phải góp phần tự kiếm sống từ năm lên tám. Lúc lê la cổng chợ bán xôi bán nước, lúc ra đồng kéo te kéo tép, lúc ngồi xe bông kéo sợi, lúc đi cày thuê cuốc mướn …Măc dầu vậy, nhờ chăm chỉ học hành và nhờ học nhẩy lớp nên năm 1947 ông đã đỗ Primaire ( thuở ấy phải học 7 năm tiểu học mới được đi thi Primaire ) Năm 1952, ông phải khai tăng tuổi để được vào biên chế nhà nước và được bổ làm giáo viên dạy học ở Hoằng Đức, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Không yên lòng sống với nghê giáo tĩnh lặng, ông tự cạo trọc đầu xung phong đi bộ dội chống Pháp nhưng vì sức yếu ông được cho giải ngũ sau một thời gian ngắn.Năm 1962, tốt nghiệp khoa Lý –Toán Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông được phân công công tác tại Vụ Kỹ thuật Tổng cục Địa chất rồi sau đó về làm giám đốc bộ môn Địa Vật lý Cục Bản đồ Địa chất. Ông là người đầu tiên phát hiện khả năng chứa Uranium của địa tầng than Nông Sơn, là người tự thiết kế và lắp ráp phòng thí nghiệm Cổ từ đầu tiên ở Đông Nam Á và đã thực hiện gần 30 công trình nghiên cứu cùng một số tập sách khoa học đã được xuất bản …Ông được chính quyến cơ sở đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động nhưng vì “ lý lịch có vấn đề ” (thân sình ông di tản sang Hoa Kỳ) nên không được xét duyệtNăm 1980, ông là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên trong ngành địa chất được một tổ chức khoa học kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc (CCOP) mời đọc báo cáo về Cổ từ học trong một Hội thảo Quốc tế ở Kuala Lumpur. Nhờ vậy, trong thế hệ ông, ông là một trong số rất ít nhà khoa học Viêt Nam được Phương Tây biết đến sớm nhất. Năm 1989, được mời trình bầy báo cáo tại Hội nghị Địa chất Quốc tế lần thứ 28 tổ chức tại Washington D.C., ông là nhà khoa học Việt Nam XHCN đầu tiên đọc báo cáo khoa học tại Thủ đô Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.Ông cũng là nhà khoa hoc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đầu tiên đã tham gia tổ chức một vài cuộc Hội thảo khoa học Địa chất – Địa Vật lý tại các trường đại học Illinoi- Chicago, Texas A&M, và đại học UCLA ở Los Angeles vào các năm 1991, 1996. Từ đấy, chính ông đã bắc những nhịp đầu tiên cho cây cầu nối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ qua việc mời mấy đoàn cán bộ khoa học Địa Vật lý và Địa chất Dầu khí đầu tiên vào Việt Nam. Thông qua mối quan hệ với các nhà khoa học Mỹ và quan chức Đại sứ quan Hoa Kỳ tại Việt Nam ông đã thiết thực vận động cho BTA, PNTR và cho tiến trình hội nhập Việt Nam vào thế giới tiên tiến từ rất sớm.Vợ ông, bà Nguyễn thị Tuyết Mai là con một nhà cách mạng, nhà thơ nổi tiếng thời chống Pháp. Tên ông – Thôi Hữu – được đặt cho một đường phố ở thành phố Thanh hóa và một trường học ở quê ông. Tốt nghiệp cử nhân văn khoa, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, bà Nguyễn thị Tuyết Mai trở thành trưởng biên tập chương trình Phát thanh Phụ nữ và là đảng ủy viên đảng bộ Đài Tiếng nói Việt Nam. Chuyển công tác sang Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bà là chánh Văn phòng, ủy viên ban bí thư Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.Nguyễn Giang Vũ, con trai, tiến sỹ tốt nghiệp cùng khoa, cùng trường đại học và trở thành dồng nghiệp của thân sinh. Anh là một trong bốn nghiên cứu sinh Việt Nam xã hội chủ nghĩa đầu tiên tại Hoa Kỳ và đã lấy bằng thạc sỹ ở đại học Texas A&M.Nguyễn thị Mai Thủy, con gái, tiến sỹ tốt nghiệp cùng khoa, cùng trường đại học với mẹ. Chị lấy bằng thạc sỹ dân số học ở Ấn Độ và hiện làm việc cho một tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ.Năm 1996, tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nghỉ hưu và chuyển dần sang hoạt động chính trị. Mặc dù phương pháp đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền của ông không những hoàn toàn bất bạo động mà còn chỉ gồm những bài viết, những thư từ góp ý gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội với lời lẽ rất ôn hòa, năm 1999 ông vẫn bi nhà cầm quyền Việt Nam bỏ tù. Không đưa được ông ra tòa vì không thể chính thức ghép ông tội gì, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã lẳng lặng thả ông ra nhưng sau đó vẫn tiếp tục hành hạ, đầy đọa ộng. Đặt trạm gác trước nhà, theo giõi trên đường, nghe lén điện thoại là chuyện thường tình đối với chính quyền cộng sản. Đã năm lần khám nhà, tịch thu tài sản, sáu lần bắt bớ tra hỏi; rồi thuê trẻ con ném đá vào nhà, bố trí người tông xe dọc đường, thuê côn đồ giả danh thương binh xông vào tư thất gây sự hành hung; rồi viết bài xuyên tạc, bôi bẩn, lăng mạ trên các báo của Đảng, tổ chức đấu tố ở phường, cắt điện thoại nhằm cô lập với bà con, họ hàng, bè bạn.(Xin xem http://nguyenthanhgiang.com/)Bài viết “Tiểu sử ông Nguyễn Thanh Giang” trong cuốn “Nhật ký Rồng Rắn” của nhà xuất bản “Tủ sách thời sự Việt Nam và Thế giới” đã đánh giá ông như sau : “ … ông được xem như một Sakharov hay Lý Phương Chi của Việt Nam."Bài viết này chỉ nói được phần rất nhỏ những gian truân của đời ông nhưng hy vọng trang web này sẽ giới thiệu được phần nào tinh thần ông, tư tưởng ông, tư cách của ông, sức làm việc cần cù, bền bỉ của ông. Qua đấy thấy được sức đóng góp lớn lao của ông trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt đối với công cuộc đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam."Ðảng CSVN phải sám hối, tạ tội với nhân dân"Hà Nội (2/11/2000)- "Ðảng Phải Tạ Tội, Xóa Cảnh Khốn Cùng Của Ðất Nước... Ðảng CSVN phải sám hối, tạ tội với nhân dân, để mau chóng xóa đi cảnh khốn cùng của đất nước." Ðó là lời kêu gọi của một trí thức Hà Nộị Bản văn do nhóm Nối Kết gửi ra hải ngoại hôm Thứ? Năm, 2/11/2000, như sau:Ðảng CSVN cần phải thực tế, phải nhìn nhận và sáng suốt dứt bỏ những sai lầm quá khứ, "mau chóng xoá đi cảnh cùng khốn, nỗi tủi nhục của dân tộc tạ.. để tạ tội với nhân dân". Ðó là mong muốn của nhà trí thức Nguyễn Thanh Giang phản ánh qua bài "bàn luận góp ý Dự thảo các văn kiện trình Ðại hội IX của Ðảng", được viết bằng sự trăn trở của ông dù không chắc rằng lãnh đạo Ðảng CSVN sẽ tham khảo tiếp thu nghiêm túc. Nối kết trân trọng gửi đến các bạn.Góp y頭 Dự thảo các văn kiện trình Ðại hội IX của Ðảng. Ðôi điều bàn luận về "Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2001 - 2010". Ðánh giá tổng quát thành tựu phát triển kinh tế - xã hội 10 năm qua, những dòng sau đây có lẽ dễ nhận được sự tán thưởng rộng rãi: - "Nền kinh tế có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất... và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng được thế và lực hơn hẳn 10 năm trước, khắc phục một bước tình trạng nghèo và kém phát triển" (trang 55). Trong đó, những biểu hiện cụ thể là: "Tổng sản phẩm trong nước sau 10 năm tăng gấp đôị Tích luỹ nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể đến năm 2000 đã đạt 25% GDP. Từ tình trạng khan hiếm, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu, nay đã đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, nhiều loại hàng tiêu dùng, có dự trữ xuất khẩu ngày càng tăng... Cơ cấu nền kinh tế có bước dịch chuyển tích cực... Các thành phần kinh tế khác phát triển khá nhanh... Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, nước ta đã... từng bước hội nhập có hiệu quả với kinh tế thế giới, bình thường hoá... với các tổ chức tài chính quốc tế... Nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu gần gấp ba nhịp độ tăng GDP... Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của nước ta) giảm từ trên 30% xuống 11%... Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 2,31% xuống 1,53%" (trang 54). Tuy nhiên "Bên cạnh những thành tựu, vẫn còn những ặt yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của nhân dân và đất nước" (trang 55).Thật vậy, dù thành tích 10 năm qua có lớn đến bao nhiêu thì tính đến nay ta vẫn là một trong vài mươi nước nghèo nhất thế giớị Không biết dự thảo văn kiện tính theo tiêu chuẩn nào chứ nếu tính rằng thu nhập dưới 80.000đ/người/tháng cho vùng nông thôn, hải đảo, miền núi; thu nhập dưới 100.000đ/người/tháng cho vùng đồng bằng thì con số người nghèo đến mức làm cả tháng không đủ mua nửa chai rượu ngoại trong bữa tiệc của các "quan tham" đang chiếm khoảng ? dân số. Nếu tính theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc (dưới 14.000 đồng/ngày) thì phải đến quá nửa dân số nước ta còn thuộc diện khổ nghèọ Nói là - "đã bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm", nhưng thực tế, đến đầu 1999, ở miền núi và các tỉnh Miền Trung vẫn có 2,3 triệu người thiếu đói; và đến nay vẫn còn tới 1.700 xã đặc biệt khó khăn, trong đó nhiều vùng thiếu ăn tới 4-5 tháng.Cho nên, phải bàn bạc nghiêm túc lắm về một chiến lược phát triển thì mới mong thoát khỏi cảnh cùng khốn, tủi nhục nàỵ Mau chóng xoá đi cảnh cùng khốn, nỗi tủi nhục này là để ta tạ tội được với nhân dân, với một đất nước đầy tiềm năng thiên nhiên và nguồn lực trí tuệ mà suốt mấy thập kỷ qua chịu đoạ đầy trong nghịch cảnh phi lý hết sức đau lòng, chứ không phải chỉ vì lo lắng như dự thảo:"...Sự tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế so với các nước xung quanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới niềm tin của nhân dân, sự ổn định chính trị..." (trang 58). Suy ngẫm nghiêm túc mà xem. Tại sao lại chỉ đặt vấn đề lo toan và tìm phương kế để làm cho dân tin hay không tin? Tại sao lại chỉ quan tâm ổn định chính trị? Kiểu tư duy bao giờ cũng chỉ xuất phát từ chính quyền, từ lãnh đạo, từ những chiếc ghế như vậy quả là ngược với đạo lý do dân, vì dân.Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội cho 10 năm đầu của thế kỷ XXI được dự thảo vạch ra bằng dòng chữ đậm là:"Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp" (trang 53).Nghe thì trang trọng và hùng hồn đấy, nhưng liệu rồi có đạt được không?, và, nếu đạt được như vậy thì có đáng hài lòng không?Thứ nhất, nếu còn tiếp tục đeo đẳng cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" thì chắc là không đạt được.Thứ hai, chỉ đạt được như vậy thì khoảng cách tụt hậu của ta so với thế giới lại càng xa hơn. Phải chăng tiêu chí được vạch ra như trên là cốt phải phù hợp với "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội". Bởi vì, Cương lĩnh đã hoạch định: "Khi kết thúc thời kỳ quá độ, hình thành về cơ bản nền kinh tế công nghiệp..." (Cương lĩnh trang 12). Phán quyết nghe rất tiên trị Nhưng, biết đến lúc nào và, như thế nào thì là "kết thúc thời kỳ quá độ"? Trung Quốc bảo 100 năm. Việt Nam bảọ.. có thể lâu hơn nữa!Công nghệ tin học phát triển rầm rộ đang thúc đẩy thế giới mau chóng bỏ lại sau lưng Thời đại Công nghiệp để tiến bước vào Thời đại Thông tin. Sự xuất hiện những mầm mống của nền kinh tế tri thức đang được so sánh với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 18 - 19. Ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành. Trong các nước OECD kinh tế tri thức đã chiếm hơn 50% GDP. Cho nên, nhiều người dự đoán vào khoảng năm 2030 nền kinh tế ở các nước phát triển đều sẽ trở thành kinh tế tri thức. Không chỉ Mỹ khẩn trương chuyển nhanh sang kinh tế tri thức, Nhật Bản nỗ lực nâng cấp các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, đầu tư sâu vào chương trình nghiên cứu nano, Singapore tập trung ưu tiên phát triển công nghệ điện tử, tin học và tự động mà nhiều nước đang phát triển cũng bàn bạc về khả năng và quyết tâm tiến thẳng từ kinh tế nông nghiệp tới kinh tế tri thức. Họ noi theo tấm gương của Phần Lan. Cách đây 50 năm, Phần lan còn là một nước nông lâm nghiệp. 70% dân số trong nước làm nông nghiệp. Ðại bộ phận diện tích lãnh thổ là rừng và đầm lầy nên lâm nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong kinh tế quốc dân. Vậy mà nay lao động nông nghiệp chỉ còn 6%, kinh tế rừng chỉ chiếm 3% GDP. Từ nền kinh tế nông nghiệp, Phần Lan đã tiến thẳng vào kinh tế tri thức và đang đứng đầu thế giới về tỷ lệ số người sử dụng internet và điện thoại di động. Không chỉ Phần Lan, thực tế cho thấy nhiều nước đang phát triển biết vạch ra đường lối đúng, chỉ sau vài ba chục năm đã bứt lên thành nước công nghiệp mới.Do bị ràng buộc chặt chẽ với ý chí cố cựu đã được thể hiện rất đanh thép: "Chúng ta một lần nữa khẳng định: Ðảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa" (trang 15), cho nên dự thảo vẫn phải chủ trương: "Ðẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ... xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng" (trang 18), "... phát triển thêm một số doanh nghiệp mà nhà nước cần đầu tư 100% vốn... Xây dựng và củng cố một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước" (trang 24), "hình thành các cụm công nghiệp lớn" (trang 66), Thế nào là một nền kinh tế độc lập tự chủ?Ðối với người Việt Nam, hai chữ độc lập thật là thiêng liêng. Thiêng liêng đến mê mẩn. Cho nên, khi đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám ta nghĩ rằng độc lập là tiền đề tiên quyết và tất yếu của tự do, của hạnh phúc. Và ta viết: độc lập, tự do, hạnh phúc. Lâu dần ý niệm thiêng liêng đó bị lạm dụng đến nỗi làm cho người ta mê mẩn độc lập mà sẵn sàng quên đi cả tự do, hạnh phúc. Trong lịch sử cận hiện đại không có dân tộc nào trên thế giới giành giật độc lập bằng cái giá núi xương sông máu kinh khủng và cay đắng như Việt Nam. Tiếc rằng, khi ta giành được trong tay rồi thì ý nghĩa và những giá trị của hai chữ độc lập lại không còn tồn tại như xưa nữa! Nội hàm của độc lập ngày nay không còn kết đọng trong cái trọng số tự lực, tự cường mà đã hợp vào không gian hội nhập, hoà đồng thoáng đãng. Không còn tĩnh mà đã trở nên rất động. Không chỉ là hạt mà còn là sóng.Nền kinh tế thế giới hiện đại đang được cấu trúc thành một mạng toàn cầụ Về bản chất, mạng được cấu trúc ngang, khác căn bản với các nền kinh tế trước đây vận động trong cấu trúc hình tháp. Do các chất liệu phát triển cơ bản đã khác trước, đặc trưng của mạng cấu trúc này là thời gian ngắn lại, không gian thu hẹp và các đường biên giới nhoà dần. Dưới tác động của toàn cầu hoá, tư duy truyền thống về độc lập chủ quyền, về an ninh quốc gia đã thay đổi.Các cường quốc đang gạt dần tham vọng về quân sự , về chính trị và về lãnh thổ để nhằm tới xâm chiếm các hợp phần trong tổng sản phẩm quốc tế. Lợi ích kinh tế trở thành động lực chủ yếu của các tập hợp lực lượng trong các khu vực và trên phạm vi toàn cầụ Quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước về kinh tế ngày càng phát triển, các thể chế kinh tế toàn cầu ngày càng hoàn thiện.Do hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị bãi bỏ dần, biên giới kinh tế của các quốc gia dường như bị xoá trước sự xuất hiện một nền kinh tế toàn cầu không biên giớị Trong điều kiện đó, một nền kinh tế hướng nội, chủ trương tự cung tự cấp mọi nhu cầu thiết yếu, ra sức chống lại sự lệ thuộc quốc tế một cách mù quáng sẽ không thể đứng vững. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Bắc Triều Tiên vốn kiên trì con đường này và đến 1997 vẫn còn kiêu hãnh không bị tác động bởi cơn khủng hoảng tài chính khu vực dữ dội. Song, đến nay cảnh bần hàn xơ xác đã dẫn đến hồi nguy kịch đang buộc họ phải thức tỉnh.Mở rộng cửa hội nhập, quyết chí cạnh tranh là con đường duy nhất để sống còn và vươn tới vinh quang. Hùng cường như nền kinh tế Mỹ mà vẫn bị các quốc gia khác ép phải mở cửa thị trường, ép mua dầu mỏ giá cao. Ðấy là lẽ thường, là tác nhân bình đẳng đáng trân trọng của toàn cầu hoá. Nhỏ bé như Singapore, thiếu vắng hầu như hoàn toàn ngành công nghiệp nặng, nhập khẩu hầu hết các loại nguyên, nhiên liệu, kể cả nước ngọt (nhập khẩu 100% từ Malaysia). Vậy mà nền kinh tế Singapore vẫn phát triển mạnh và không thể nói là không độc lập tự chủ.Có nên khăng khăng quyết tâm - "phát triển thêm một số doanh nghiệp mà nhà nước cần đầu tư 100% vốn" - không, khi mà khối doanh nghiệp nhà nước đã sản sinh ra khoản nợ khổng lồ 200.000 tỷ đồng, gần bằng một nửa GDP? ; khi mà, trong số 13.000 lao động thuộc Công ty Gang Thép Thái Nguyên, chỉ 4.000 người gọi là có việc làm, với đồng lương chết đói trung bình 100.000 đồng/người/tháng? Có nên "Xây dựng và củng cố một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước " không, khi mà ngay cả ở Mỹ hiện tượng siêu sát nhập các công ty xuyên quốc gia chỉ thản hoặc trong khi việc chia tách các công ty lớn thành nhiều công ty nhỏ để thích nghi với môi trường của nền kinh tế tri thức đang trở thành xu hướng chung nổi lên mạnh mẽ.Công ty điện báo, điện thoại Mỹ bị chia thành 8 công ty con và 22 công ty cháụ Công ty IBM bị chia thành 13 công ty nhỏ. Trên 90% số công ty ở Mỹ là công ty nhỏ. Nhờ vào hệ thống mạng internet các công ty nhỏ này hoạt động linh hoạt hơn, hiệu quả hơn vì dễ dàng chuyển hoá, thích ứng kịp thời với sự xuất hiện thường xuyên những công nghệ mới, sáng chế mới.Có nên vội vã "hình thành các cụm công nghiệp lớn", "các mạng lưới đô thị với một số ít thành phố lớn, nhiều thành phố vừa và hệ thống đô thị nhỏ" không, khi mà bản chất cấu trúc mạng của kinh tế thế giới mới gắn với quá trình phi tập trung hoá cấu trúc. Các đô thị khổng lồ ngoài sự ngột ngạt, bức bối vì tốc độ ô nhiễm môi trường thiên nhiên và xã hội cao, không còn là cấu trúc không gian cần thiết cho phát triển bởi vì công việc chủ yếu của xã hội sẽ là sản xuất tri thức, được tiến hành trong môi trường tự động hoá cao trên cơ sở mạng thông tin, với các công cụ chính là máy vi tính nối mạng. Vội vã hình thành các cụm công nghiêp lớn, các mạng lưới đô thị đồ sộ phải chăng chẳng qua là biểu hiện rơi rớt của quy mô đại công nghiệp, của ý chí luận bốc giời.Dẫu sao, so với các văn kiện đại hội trước, kỳ này đã xuất hiện những chủ trương mới rất hay: "Phát triể n mạnh công nghệ phần mềm phục vụ tốt yêu cầu trong nước và trở thành lĩnh vực xuất khẩu quan trọng" (trang 59) "Phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử. Chú trọng phát triên công nghiệp sản xuất phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển vượt trội" (trang 66) "Hoàn thành xây dựng những khu công nghệ cao và hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia" (trang 22) "Có chính sách phát huy thế mạnh về trí tuệ của người Việt Nam, tiếp thu một cách sáng tạo những công nghệ nhập, từng bước tạo ra công nghệ mới, đẩy mạnh việc hợp tác về công nghệ với các nước" (trang 22). "Mở mang các làng nghề, điểm công nghiệp và khu công nghiệp nhỏ..., chú trọng phát triển các đô thị và các trung tâm văn hoá cụm xã" (trang 118) "Chuyển một phần các doanh nghiệp gia công như may mặc, da giàỵ.. và chế biến nông sản ở thành phố về nông thôn" (trang 65).Những chủ trương trên thể hiện được một phần đường lối đúng đắn trên con đường vươn tới kinh tế tri thức, hiện đại hoá nông thôn. Tuy nhiên, nếu đã hoạch định chi tiết đến mức như: "Giá trị sản lượng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) tăng bình quân hàng năm khoảng 4,5%. Duy trì khoảng 4 triệu ha đất trồng lúạ.." (trang 65) thì sao lại không hoạch định cụ thể kế hoạch xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin. Cần phấn đấu xây dựng được mạng xa lộ thông tin, kết nối với tất cả các trường học, các cơ quan, các xí nghiệp và phần lớn các hộ gia đình vào trước năm 2010.Phù hợp với những chủ trương kinh tế đúng đắn đó là những chủ trương mới khá hay về giáo dục: "Xây dựng hệ thống giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục cho mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, tạo môi trường học tập cho toàn xã hội với các hình thức đa dạng" (trang 22). "Tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi học tập liên tục, suốt đời trong môi trường giáo dục lành mạnh" (trang 79), "Ðổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành" (trang 79), "Coi trọng việc đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao, kỹ sư thực hành và nhà kinh doanh giỏi" (trang 79).Ðúng vậy, cần quan tâm thực sự và đề cao hơn nữa vấn đề giáo dục và đào tạọ Cách đây 40 năm, các nhà lãnh đạo Mỹ đã tuyên bố: "Trong cuộc cạnh tranh giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, sự thành công hay thất bại được quyết định ở các trường đại học Mỹ. Ðây là một trong những mặt trận chính, đảm bảo sức mạnh và khả năng đứng vững của một quốc gia". Quả nhiên, ngày nay khoảng cách giầu nghèo giữa các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào tri thức. Càng rút ngắn khoảng cách tri thức bao nhiêu, càng thu hẹp được sự chênh lệch giầu nghèo.Cần "Tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi học tập liên tục, suốt đời", cần "Coi trọng việc đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao", cần "coi trọng thực hành"; nhưng dứt khoát không nên "Ðẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường phổ thông" (trang 146), Ðẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp thiết thực trong trường phổ thông " (trang 79). Ðây quả là một chủ trương quái đản. Ðến nỗi nó từng thúc ép các trường phổ thông đua nhau mở hết xưởng mộc, xưởng cơ khí lại đi nung vôi, đóng gạch...! Chẳng nhẽ chỉ có mấy cái nghề cơ bắp đó là cao quý và cần thiết cho xã hội? Nếu không thì mỗi trường phổ thông cần "hướng" cho học sinh của mình bao nhiêu cái "nghiệp"?Trong vòng 15 năm nay, Mỹ đã loại bỏ hơn 8.000 thứ nghề nghiệp cũ, trong khi hơn 6.000 ngành nghề mới đã nẩy sinh. Với sự bùng nổ thông tin và tiến trình luôn luôn đổi mới kiến thức, trong nền kinh tế tri thức, công nghệ mới, sáng chế mới thường xuyên xuất hiện. Bởi vậy, mô hình giáo dục truyền thống: đào tạo xong rồi cứ thế ra làm việc đến hết đời là không thể phù hợp. Ở trường chỉ đào tạo cơ bản, ra làm việc lại đào tạo, vừa đào tạo, vừa làm việc.Ðề cập đến mục tiêu chung của sự nghiệp đào tạo giáo dục, dự thảo văn kiện đại hội VIII đã từng viết "Giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu nước, nuôi dưỡng hoài bão, ý chí vươn lên lập thân lập nghiệp, vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục nhân văn và bản sắc văn hoá dân tộc". Lược đi những yếu tố mơ hồ, phù phiếm, dự thảo lần này viết thiết thực hơn "Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, hun đúc tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn" (trang 79). Nếu bỏ bớt mấy chữ "lý tưởng xã hội chủ nghĩa" thì đây là một mệnh đề thật hay.Mấy thiển ý này được viết bằng sự trăn trở rất công phu nhưng vẫn e rằng khó được tham khảo nghiêm túc và tiếp thu dù chỉ một vàị Dẫu thế nào đi nữa, một Hiệp định Thương mại khá toàn diện đã được ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Tổng thống của một siêu cường đứng đầu thế giới tiên tiến lần đầu tiên sắp đến với Việt Nam.Luồng gió lành đang thổi tớị Hãy sáng suốt dứt bỏ những sai lầm quá khứ để vượt vũ môn hoá rồng bay lên, tựa vào sức nâng toàn cầu mà phát huy nội lực.Hà Nội 23 tháng 10 năm 2000Nguyễn Thanh GiangNhà A13 P9 TTPK Hoà MụcPhường Trung Hoà - Quận Cầu Giấy*SAO CHÍNH QUYỀN TA LẠI TÙY TIỆN CHÀ ĐẠP NGƯỜI DÂNNguyễn Thanh Giang (12.06.2006)Gần hai chục năm nay, tôi kiên trì và nhẫn nhục làm nhiệm vụ của một công dân trí thức đối với đất nước tôi, nhân dân tôi. Tôi đã không làm được gì hơn, mà chỉ là, phát biểu ý kiến bằng thư riêng lên các cấp lãnh đạo hoặc qua các bài viết. Những bài viết này dạo đầu thường được đăng trên trang nhất báo Nhân Dân. Ngoài những bài viết rời rạc chưa được tập hợp, non trăm bài đã được in trong các tập: “Khát vọng ngàn đời”, “Suy tư và Ước vọng”, “Nhân quyền và Dân chủ ở Việt Nam”. Đọc tất cả những bài viết ấy, ai cũng thấy biểu hiện một tấm lòng thành, thực sự muốn giãi bầy, muốn đóng góp một cách hiền hòa, chân thực cho quốc kế dân sinh. Hầu như không ai thấy sự quá khích, sự chát chúa, sự phạm thượng trong các bài viết của tôi. Nhiều người nhận xét rằng, bây giờ nhiều bài viết của các lão thành cách mạng, các trí thức lớn, kể cả các chức sắc đương nhiệm … được đăng chính thức trên các báo, các tạp chí của Đảng hiện nay đã rất giống những bài tôi viết cách đây hơn chục năm. Có người cho rằng tôi chỉ có mỗi cái tội nói sớm, nói trước, nhưng nhiều người khác cho rằng nếu lúc ấy chúng ta tạo điều kiện cho nhiều ý kiến như vậy phát biểu và Đảng, Chính phủ biết lắng nghe trân trọng thì đâu đến nỗi đất nước chúng ta, không những tiếp tục tụt hậu mà còn đang rơi vào khủng hoảng thảm hại như hiện trạng.Vậy mà người ta nỡ nào đầy đọa tôi thảm khốc và dai dẳng … cho đến tận bây giờ ! Ba lần khám nhà, tịch thu tài liệu, máy vi tính, máy photocopy. Sáu lần bắt bớ, tra vấn. Rồi tù biệt giam; rồi đấu tố; rồi tông xe gây gổ; rồi tổ chức trẻ em ném đá vào nhà và cho bọn đầu gấu xưng danh thương binh xông vào nhà hành hung; rồi tung dư luận và thuê bồi bút viết bài đăng báo xuyên tạc, thóa mạ, lăng nhục; rồi hăm dọa bắt mọi người tuyệt giao để cô lập, để vây hãm, để bỏ tù tôi giữa xã hội ….Ngày 28 tháng 5 năm 2006, tôi vào Saigon đưa tang bà chị vợ tôi. Đã lâu, không có dịp đi xa, tôi giành 12 ngày cho chuyến đi này để thăm thú và gặp gỡ không chỉ bà con họ hàng mà cả một số bạn bè Miền Nam tại Saigon, Huế, Quảng Ngãi. Ngoài các bạn học và bạn công tác cũ, tại Saigon, tôi có đến thăm cụ Nguyễn Hộ. Cụ Nguyễn Hộ tuy đã 90 tuổi, tai hơi nặng nhưng tất cả những gì tôi nói về tình hình thế giới, trong nước cụ đều tiếp thu được một cách thích thú. Cụ rất hoan hỷ khi biết bức tranh siêu thực do cụ vẽ tặng tôi trong lần thăm cụ cách đây dăm năm dã được tôi đặt tên là bức tranh “Đa nguyên” và vẫn được treo rất trang trọng trong nhà tôi ở Hà Nội. Sau khi mời cơm, cụ bảo người con gái tên là Nguyễn Hồng Vân đưa tôi đến nhà cựu thủ tướng Võ văn Kiệt ở số 16 Tú Xương. Tíếc rằng ông Kiệt vắng nhà.Nhà báo Lê Phú Khải mời tôi đến nhà ăn tối, và một tối khác, nhà văn Trần Mạnh Hảo tự lái xe đưa chúng tôi chiêu đãi tại nhà hàng Thiên Thai rất sang trọng ở đường Cách mạng Tháng Tám.Trưa 29 tháng 5 năm 2006 tôi mời anh Lũ Phương, mục sư Nguyễn Hồng Quang, mục sư Phạm Ngọc Thạch, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết ăn trưa tại một nhà hàng gần trung tâm thành phố. Gần 12 giờ đêm hôm đó, bỗng chuông gọi cửa nhà em vợ tôi dồn thúc. Bốn người xộc vào nhà : một công an thường phục, một công an sắc phục cùng hai cán bộ dân phố ập vào. Họ không chỉ đòi kiểm tra sổ hộ khẩu mà còn đòi khám xét từng phòng. Bà mẹ vợ tôi ngủ ở tầng 2 cũng bị dựng dậy. Tôi không nén nổi bục tức nên từ tầng 3 bước xuống quát lớn :- Các anh định tìm Nguyễn Thanh Giang phải không ? Tôi đây !- Chúng tôi đi kiểm tra hộ khẩu- Thiếu gì lúc kiểm tra. Sao giữa đêm vào lục soát nhà dân tùy tiện thế này. Sao quấy nhiễu cả một bà già gần 90 tuổi đang trong cảnh tang gia bối rối thế này. Các anh không thấy thế là dã man sao? Các anh định đe dọa hay dằn mặt tôi thì cũng nên chừa bà cụ này ra chứ. Các anh biết bà ấy là ai không ?- Kiểm tra hộ khẩu là việc làm bình thường của chúng tôi.- Không thể xem thế này là bình thường được.Không có nước nào “bình thường” kiểu như thế này cả. Không nước nào xem người dân như cỏ rác, muốn khám xét lúc nào cũng được, muốn hạnh họe lúc nào cũng được. Thế này là một chính quyền man rợ.Đêm ấy hầu như chúng tôi mất ngủ. Mấy ngày sau giọng tôi vẫn còn khản đặc.Hôm sau tôi phải rủ Đỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết đi thăm bác sỹ Nguyễn Đan Quế rồi đến thắp hương tại khu lăng mộ Phan Châu Trinh cho tinh thần được dịu đi đôi phần.Bẩy giờ sáng ngày 4 tháng 6 năm 2006 tôi đáp máy bay ra Huế dự Festival. Vừa nhận phòng khách sạn xong, một giáo dân đến đón tôi đi găp linh mục Nguyễn văn Lý và linh mục Phan văn Lợi. Tôi vừa vào đến Tu viện Phú Cam thì 2 công an đi xe máy và sau đó là một ôtô xông vào. Nhưng, cửa đã đóng. Trò chuyện với 2 linh mục được khoảng 2 tiếng đồng hồ thì tôi phải trở về khách sạn.19h30 tối hôm đó cuộc hàn huyên giữa 3 chúng tôi cùng với Đỗ Nam Hải và Nguyễn Chính Kết lại được tiếp tục tại khuôn viên nhà thờ Phú Cam. Công an vây vòng trong vòng ngoài và buộc một giáo dân đến đuổi chúng tôi ra.Sự thực là tôi không có âm mưu gì xấu xa. Gặp gỡ anh em ở Saigon chỉ để thăm hỏi nhau. Đến Huế, gặp linh mục Nguyễn văn Lý thì có chút việc. Số là, linh mục Nguyễn văn Lý đã 3 lần gọi điện thoại ra Hà Nội vận động tôi đứng ra làm đại diện toàn quốc cho “Khối Dân chủ 8406”. Khối này được hình thành sau Tuyên ngôn Tự do Dân chủ với 118 chữ ký ra đời ngày 8 tháng 4 năm 2006. (Nay đã có hàng ngàn chữ ký gia nhập từ trong nước và hàng vạn chữ ký từ nước ngoài). Cả 3 lần tôi đều từ chối vì lý do tuổi tác và một vài lý do tế nhị khác. Qua điện thoại, nói không hết ý được, tôi muốn gặp trực tiếp để giãi bầy tường tận cùng các linh mục.13h30 chiều ngày 5 tháng 6 năm 2006, tôi vào một cửa hàng internet gần khách sạn để xem thư điện tử từ các nơi gửi đến. Tôi đọc chưa được nửa bài của ông Huỳnh văn Tiểng phản đối ông Hoàng Minh Chính tuyên bố phục hoạt Đảng Dân chủ Việt Nam thì chủ cửa hàng đến bảo có công an gọi điện thoại đến yêu cầu tôi tắt máy. Tôi bảo : công an nào mà ra lệnh vô lý vậy, rồi cứ thế tiếp tục làm việc của mình. Chuông điện thoại lại reo. Chủ cửa hàng đề nghị tôi ra nghe điện thoại. Tôi cầm máy nói: “Alô ! tôi, Nguyễn Thanh Giang đây. Anh là công an phải không ?”. Đầu dây bên kia cúp máy. Tôi lại quay lại với chíếc computer. Mấy phút sau, hàng chục công an ầm ầm kéo tới, đứng vòng trong, vòng ngoài. Một người xông vào bóp mạnh vai tôi lôi ra.- Anh là ai mà vô lễ và thô bạo thế này ? - Tôi công an đây. Ông không được đọc tài liệu xấu.- Ai bảo anh đây là tài liệu xấu. Giấy tờ xác định đâu, quyết định của chính quyền đâu ?- Tôi là chính quyền đây !- Chính quyền nào lại hàm hồ như anh. Anh là một công an tồiCuộc đôi co quyết liệt khiến mọi người vây quanh ngơ ngác. Cuối cùng họ ra lệnh cửa hàng phải đóng cửa. Tôi đề nghị cửa hàng cho thanh tóan. Cửa hàng chỉ đòi một ngàn. Tôi xin thanh toán nhiều hơn để được bù lại những thiệt thòi cho cửa hàng. Hình như sau cuộc dối thoại, họ đã hiểu ra và từ chối nhận tiền của tôi với ánh nhìn rất thiện cảm.Người dân xứ mình quả chỉ như con ong cái kiến. Không cần trình giấy tờ, không có lệnh của chính quyền, không rõ lý do vì sao, chỉ một người tự xưng công an ra lệnh cũng đành đóng cửa hàng, mất cả làm ăn. Có chế độ nào tàn ác hơn thế nữa không ? Có nơi đâu quyền con người dễ dàng bị công an chà đạp hơn thế nữa không ? !Tôi gọi một Honda ôm chở đi tham quan Huế và đến một số địa điềm Festival. Sau gần 3 giờ hành trình Honda, tôi trả tiền xe ôm rồi ngồi nghỉ giải khát bên bờ sông Hương. Viên trung tá có mặt trong đám công an ở cửa hàng internet lúc nãy không biết từ đâu lập tức xuất hiện bên tôi. Anh này không lỗ mãng như mấy người đã xông vào cửa hàng. Anh ta cứ thế bám theo tôi lẵng nhẵng suốt từ bấy cho đến 22h15, khi tôi trở về khách sạn. Tôi phải miễn cưỡng chấp nhận một hướng dẫn viên du lịch bất đắc dĩ.Anh ta hầu như không biết gì về tôi, đến nỗi tôi phải giảng giải cho anh nghe vì sao anh phải làm cái việc anh đang làm. Tôi tóm lược một số nội dung cơ bản những bài viết của tôi và hình như anh nghe chăm chú để rồi đã ngộ được ra. Trước lúc chia tay, tôi nói :- Bác cảm ơn cháu, nếu không phải vì một thái độ trân trọng thì cũng là một cư xử không đến nỗi tồi tệ của cháu đối với bác. Bác tin chắc sẽ có một ngày cháu nhớ lại buổi này với niềm cảm thương và tự hào về một con người đáng nhẽ các cháu không nên tham gia vào việc hành hạ bằng bất cứ hình thức nào.Sáng hôm sau, tôi rủ Dỗ Nam Hải và Nguyễn Chính Kết đi xem đua voi ở Hồ Thủy Tiên. Ra khỏi khách sạn, phía bên kia đường đã thấy năm sáu công an ngồi canh chúng tôi. Khi chúng tôi vào cửa hàng ăn sáng, ngoài một số đứng bên kia đường, một công an trẻ xông thẳng vào cửa hàng ngồi ém sát bàn chúng tôi. Lên đến Hồ Thủy Tiên họ vẫn vòng trong vòng ngoài và cử mấy người đi sát chúng tôi, đứng sát chúng tôi, ngồi sát chúng tôi.Nhà văn Hà Khánh Linh ( tên thật là Nguyễn Khoa Như Ý, chị họ của Nguyễn Khoa Điềm ) gọi mobai hẹn sau khi ở Hồ Thủy Tiên thì về ăn trưa tại nhà để có dịp thưởng thức tài mọn của một nữ sỹ xứ Huế. Bốn mươi phút sau chị gọi lại cho tôi, cáo lỗi : “Công an Văn hóa đến đầy cửa nhà em rồi anh ạ. Đành hẹn dịp khác anh nhé !”.Ba chúng tôi đành rủ nhau ra bờ Sông Hương ngồi nghỉ trưa. Công an lại vẫn vòng trong, vòng ngoài và hai cậu quen mặt vẫn áp sát bàn chúng tôi . Tôi khó chịu quá, thấy mình như một tên tù bị công an áp tải. Không nén nổi cơn giận dữ, tôi chỉ mặt hai cậu thét lên : “Các cậu là công an đi theo giõi thì phải ở xa kia chứ sao lúc nào cũng áp sát vào như một cái đuôi bẩn thỉu đối với tôi thế này. Các cậu có cút ra xa kia không ! Đồ chó săn vô ý thức !”.Sau cơn giận dữ cũng không kém phần vô ý thức của mình, tôi thấy mình vô lý. Họ có tỏ ra mẫn cán một cách u mê thật nhưng xét cho cùng, họ cũng chỉ là nạn nhân thôi. Vấn đề là ai đã chỉ huy và bắt họ phải làm như vậy. Ai đã nhồi vào đầu óc họ sự thù hận tối tăm, đảo ngược đạo lý, lộn trái trắng đen. Ai đã thí cho họ mấy dồng lương chết đói (nhưng được tiếng là gấp đôi so với các ngành khác) để buộc họ phải trung với Đảng mà sẵn sàng chà đạp, tàn sát Con Người ?14h ngày 6 tháng 6 năm 2006, ba chúng tôi rủ nhau đi Quảng Ngãi. Khi xe vùa chuyển bánh, một công an chạy theo đập vào vửa kính, giọng trọ trẹ : “Đi nhé ! Bữa sau đừng đến Huế nữa nhé !”.Ai dạy họ như thế nhỉ ? Đảng CSVN hay công an ? Sao họ cứ khăng khăng nhồi vào óc nhau rằng đất nước này chỉ là của họ, quê hương này chỉ là của họ. Chỉ họ mới có công đánh đuổi ngoại xâm và chỉ đảng CSVN của họ mới được độc quyền cai trị đất nước ! Họ không biết rằng khi chúng tôi đã lăn xả vào cuộc cách mạng, đã ôm súng lăn lê bò toài nơi thao trường … thì bộ trưởng của họ, tổng bí thư của họ chỉ mới biết mài đũng quần trên ghế nhà trường hay chăn trâu ngoài bãi.Thế rồi, mặc trang trang trưa nắng, hai chiếc Honda của công an cứ thế bám theo ôtô của chúng tôi suốt non trăm kilomet, cho đến khi xe chúng tôi ra khỏi địa phận Huế.Trời đầy họ, hay đảng CSVN đầy đọa họ !Hồi tháng 12 năm 2005 vừa rồi cũng vậy. Nhớ nhau ( nói chung chúng tôi bị cô lập nên thèm tình cảm bạn bè, đặc biệt là bạn bè cùng chí hướng ), anh em Hải Phòng rủ tôi xuống chơi. Tôi đến hơi muộn trong khi toàn bộ “cánh dân chủ Hải Phòng” đã ngồi đợi tôi ở nhà một người tên là Vân Giang ở gần cảng Chùa Vẽ. Chúng tôi vừa ngồi vào bàn tiệc thì 2 công an mặc thường phục ập vào. Vì đã hẹn trước, chủ nhà đành mời họ cùng ăn. Họ ếm chúng tôi suốt buổi, khiến cho bữa cơm liên hoan không còn ý nghĩa gì. Cơm nước xong, tôi đành quyết liệt thẳng thừng đuổi họ đi để có được 45 phút thoải mái chuỵện trò trước khi chia tay.Trong “cánh dân chủ Hải Phòng” có một cựu trung tá công an. Anh không cho tôi gọi xe mà trực tiếp đèo tôi bằng Honda để đề phòng bất trắc. Ra ngõ, quan sát phía bên trái, thấy mấy công an đang lố nhố trực sẵn, anh đèo tôi ngoặt về phía phải. Đầu đường phía phải cũng có mấy xe đuổi theo chúng tôi. Tôi vào thăm và trò chuyện với nhà văn Bùi Ngọc Tấn đến hơn một giờ đồng hồ. Ra về, vẫn gặp mấy anh công an kiên trì ngồi đợi ở một quán nước đầu ngõ !Ở Hải Phòng, công an chỉ lẳng lặng theo giõi mà không sách nhiễu nên tôi thấy không nên phản ứng gì. Chỉ thắc mắc rằng sao họ thừa tiền, thừa cơm gạo, thừa phương tiện đến thế. Đất nước còn nghèo, trẻ em không đủ trường sở, người dân ốm không dủ thuốc chữa bệnh, vào bệnh viện phải nằm 2 người chọc chân vào mặt nhau trên một chiếc giường đơn … Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục, Bộ Giao thông Vận tải không có Trung ương ủy viên trong khi quân đội và công an có tới 17 ủy viên trung ương Đảng. Mặc cho giáo duc bê bối, mặc cho y tế xuống cấp, mặc cho tại nạn xe cộ giết người không kém gì đang có chiến tranh, họ ưu tiên tuỵệt đối nhân tài, vật lực cho quân đội và công an không phải vì lo bảo vệ tổ quốc mà để giữ chặt ngai vàng. Họ sẵn sàng tàn sát, sẵn sàng trấn áp, sẵn sàng đe dọa, sẵn sàng quấy nhiễu. Bất chấp luật pháp và Hiến pháp, bất kể lương tri và đạo lý.Ôi cái đất nước Việt Nam muôn ngàn yêu quý và vô cùng khốn khổ của tôi ơi ! Biết đến bao giờ !Sáu giờ sáng ngày 9 tháng 6 năm 2006 tôi từ Quảng Ngãi về đến nhà. Bắt đầu tư 7h30 sáng đó họ cắt cả mobai lẫn điện thoại cố định nhà tôi. Thân sinh tôi, 94 tuổi đang ốm liệt giường bất chợt cần gọi xe cấp cứu; con trai tôi rất cần điện thoại trong việc làm ăn. Hình như họ không chỉ muốn triệt hạ tôi !Hà Nội 12 tháng 6 năm 2006Nguyễn Thanh GiangSố nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bayTrung văn – Từ Liêm – Hà Nôi, Điện thoại : 5 534370*Hãy Trả Tự Do Cho Những Người Bị Giam Cầm Vô LýCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập tự do hạnh phúcHà Nội ngày 28 tháng 10 năm 2008Kính gửi:ông Tổng Bí thư ĐCSVN Nông Đức Mạnhông Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triếtông Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũngông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọngcác ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương ĐCSVNNhững người có lương tri và có nhãn quan đúng đắn đều vô cùng đau xót và hết sức ngỡ ngàng trước chiến dịch đàn áp dữ dội cùng một lúc cả số đông bà con giáo dân và những người hoạt động dân chủ Việt Nam. Bản thân người viết bức thư này cũng sửng sốt tưởng rằng đâu đó đã xuất hiện dấu hiệu nguy biến khiến nhà cầm quyền không thể không ra tay kịp thời và quyết liệt.Thực tế, khi hàng vạn bà con giáo dân từ nhiều địa phương trong cả nước ùn ùn kéo về khu vực nhà thờ Thái Hà thì không thể không đưa ra những biện pháp ngăn chặn khẩn cấp và việc ngăn chặn hữu hiệu nguy cơ xẩy ra động loạn đã biểu tỏ sức mạnh đáng nể của lực lượng chuyên chính vô sản Việt Nam.Nhưng thử hỏi, vì sao chính nhà cầm quyền lại đẩy tình hình trở thành phức tạp đến mức có nguy cơ bùng nổ như vậy ?Trấn áp đành đã quá giỏi vì đấy là sở trường của chuyên chính vô sản, nhưng rồi đây, hai cái công viên bên cạnh nhà thờ Thái Hà và bên cạnh Tòa Khâm Sứ sẽ vẫn cứ còn gợi lại chứng tích rất không đẹp của ĐCSVN trong lòng những ai ngày nay đi qua và các thế hệ mai sau nhìn thấy nó. Người ta bảo rằng hai công viên kia là công tích đáng tôn vinh của giáo dân, đặc biệt là giám mục Ngô Quang Kiệt và linh mục Vũ Khởi Phụng. Ai cũng biết rằng, không có họ thì công viên Tòa Khâm Sứ đã biến thành vũ trường và các quán bia ôm uế tạp cho tư bản đỏ hốt bạc. Không có họ thì công viên Nhà thờ Thái Hà đã được phân lô xây lầu cho các quan chức và bộ hạ.Lại nữa, rồi đây vẫn cứ còn xói mãi vào tâm khảm con người về nỗi xấu hổ đối với những thủ đoạn hạ đẳng khi người ta cắt xén, xuyên tạc lời Đức Cha Ngô Quang Kiệt để báng bổ, hạ nhục ông.Thử hỏi, cái hậu hoạ thảm hại cho uy tín và danh dự của ĐCNVN này do ai gây ra ?Càng ngạc nhiên hơn, gần như đồng thời với đàn áp giáo dân, người ta mở chiến dịch truy lùng và bắt giam hàng loạt những người hoạt động dân chủ.Như trên đã nói, vì tưởng rằng đã xuất hiện nguy cơ từ một âm mưu chính trị ghê gớm nào đấy nên tôi giữ im lặng để thận trọng tìm hiểu. Sau những trao đổi với một số người hiểu biết, trong đó có công an và người bị công an thẩm vấn, đặc biệt là qua trò chuyện trong buổi “Gặp mặt thân nhân các chiến sĩ dân chủ đang gặp hoạn nạn” tại nhà tôi hôm nay tôi mới xác định được rằng đợt tra xét, giam cầm này chủ yếu nhằm truy bức hành động treo biểu ngữ của những nhà hoạt động dân chủ.Nếu quả đúng vậy thì hành động này của nhà cầm quyền cần được xem xét lại.Hãy xem, họ đã treo những khẩu hiệu gì ?Biểu ngữ treo ở Nam Thăng Long, Hà Nội viết:- Tham nhũng là hút máu dân- Lạm phát, giá cả tăng cao là giết dân- Mất đất, biển, đảo là có tội đối với tổ tiên- Yêu cầu đảng cộng sản thực hiện ngay dân chủ hoá đất nước, đa nguyên đa đảng.Biểu ngữ treo ở Hải Phòng viết:- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo Việt Nam- Dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam- Đa nguyên, đa đảng cho Việt NamBiểu ngữ treo ở cầu Lai Cách Hải Dương viết:- Lạm phát, dân nghèo khổ là do chính quyền CS- Mất dân chủ tự do nhân quyền là do chính quyền CS- Mất đất mất đảo là do chính quyền đảng CS- Yêu cầu: đa nguyên đa đảngNhững khẩu hiệu trên sai ở chỗ nào ?Không sai !Hầu hết đúng. Một vài câu có thể là nên chỉnh sửa đôi chút.Những câu nên chỉnh sửa không phải là sai hoàn toàn.Những câu đúng phải được xem là lời tuyên thệ, là sự tự vấn nghiêm khắc của một chính quyền thực sự vì dân.Có người bảo các khẩu hiệu treo ở Hà Nội và Hải Phòng không có vấn đề gì. Nhưng khẩu hiệu treo ở Hải Dương phạm tội kêu gọi lật đổ chính quyền.Không, nói như vậy là phạm tội vu khống, là cố tình suy diễn gán ghép bằng dã tâm ác ý. Mọi người đều có quyền khen hay chê, có quyền phân tích và xét đoán. Người nói hoàn toàn có quyền phát biểu nhận định rằng sở dĩ có tham nhũng ở tầm quốc nạn, sở dĩ nhân dân nghèo khổ, đất nước tụt hậu là do Đảng đã tha hoá, biến chất, đã trở nên quá kém cỏi. Đấy là tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. Người lĩnh hội có thể biến nhận thức đó thành hành động: hoặc ra sức đấu tranh buộc Đảng cải tổ triệt để, đổi mới thực sự để may chăng còn có thể tồn tại; hoặc tiến hành đấu tranh vũ trang lật đổ Đảng đi. Và, chỉ người lĩnh hội mới chịu trách nhiệm về hành động của họ.Toàn Đảng, trước hết là TBT Nông Đức Mạnh và các ủy viên Bộ Chính trị muốn xứng đáng thì hãy hô thật to các khẩu hiệu trên. (Riêng câu “ Đa nguyên đa đảng cho Việt Nam” các ông có thể lờ đi hoặc hô nho nhỏ). Dẫu sao, đa nguyên đa đảng là tất yếu. Sợ cũng không được, trốn tránh cũng không được, cưỡng lại cũng không được, mưu ma chước quỷ để ngăn chặn mấy thì rồi cái gì phải đến cũng sẽ đến như mùa xuân sẽ đến.Người ta nói đúng, người ta làm đúng, người ta chỉ bảo, khuyến khích các người làm đúng lời dạy của cha ông, đúng ước nguyện của nhân dân, sao lại bắt bớ người ta, đánh đập đầy đoạ người ta, gieo đau khổ cho cha mẹ, vợ con người ta ? !Sao lại dã man tàn bạo đến thế ! Không còn biết xót thương là gì ! Không còn sợ quả báo đời con, đời cháu hay sao ?Người trong nước hẳn không thể không khinh ghét, oán giận, song vì sợ hãi không dám lên tiếng; nhưng hãy nghe kia, Nghị viện Châu Âu mạnh mẽ lên án vì cho rằng ở Việt Nam: “tự do hội họp bị hạn chế nghiêm trọng: tháng 9-2008 chính quyền Việt Nam phát động cuộc đàn áp khắc nghiệt nhất trong nhiều thập niên qua đối với người công giáo biểu tình ôn hòa tham gia cầu nguyện tại Hà Nội để đòi đất đai giáo sản bị nhà cầm quyền tịch thu”... “Việt Nam thiết lập những điều luật hạn chế quyền tự do vào mạng internet, thông qua việc kiểm tra và kiểm soát nội dung văn bản, và đã bắt giam những “ nhà ly khai sử dụng internet” với lý do dùng internet để phổ biến các quan điểm nhân quyền và dân chủ hay thảo luận dân chủ ”.Họ yêu cầu:- Trả tự do tức khắc cho mọi cá nhân bị tù đầy hay giam giữ vì lý do biểu tỏ ôn hòa ý kiến hay tôn giáo …- Bãi bỏ các luật pháp Việt Nam nhằm kết tội các nhà bất đồng chính kiến hay các hoạt động tôn giáo căn cứ theo khái niệm mơ hồ xâm phạm “ an ninh quốc gia”, để các luật pháp này không áp dụng cho những cá nhân sử dụng các quyền cơ bản của họ về tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do tín ngưỡng.Quyết nghị về vấn đề nhân quyền và dân chủ ấn định trong Hiệp ước đối tác và hợp tác Liên Âu – Việt Nam được Quốc hội Châu Âu thông qua ngày 22 tháng 10 năm 2008 với gần như tuyệt đại đa số: 479 phiếu thuận, 21 phiếu chống, 4 phiếu trắng. Liên Âu không phải Hoa Kỳ nên không thể suy diễn rằng họ cay cú, thù địch gì mà phải hiểu rằng họ đang thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của nhân loại. Đồng thời hãy ghi nhớ rằng họ đang là đối tác quan trọng hàng đầu của chúng ta.Tôi cũng khẩn thiết yêu cầu:1) Trả tự do ngay cho những người bị bắt một cách vô lý: Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn, Vũ Hùng, Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê thị Kim Thu … và các giáo dân cầu nguyện trong vụ Thái Hà bị đưa ra tòa xét xử...2) Bộ Chính trị và Ban Bí thư cần họp kiểm điểm về việc chỉ đạo giải quyết các vụ việc nêu trên. Xác định cho được những ai do nhận thức non kém, do mắc mưu sự chỉ đạo từ nước ngoài hay bản thân là tình báo nước ngoài đã thực hiện âm mưu phản động đối với Đảng, đối với Tổ quốc.Những bước đi đúng đắn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc xúc tiến giao hòa với Tòa thánh Vatican, hứa hẹn giải quyết êm thấm vấn đề Tòa Khâm sứ Hà Nội; trong việc đẩy mạnh mối giao hảo với Hoa Kỳ đến mức Tổng thống Bush tuyên bố khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam và đang có bước đi tích cực trong quan hệ quân sự, quốc phòng Việt- Mỹ hẳn đã làm cồn cào bụng dạ những kẻ vốn coi Viêt Nam là đối tượng thuộc phạm vi bành trướng. Họ muốn kích động chính quyền ta phải ra tay đàn áp dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để buộc Hoa Kỳ và Phương Tây phải lên tiếng, từ đấy khoét sâu mâu thuẫn giữa ta với thế giới tiên tiến, thiết lập lại tình trạng cô lập để buộc ta không còn con đường nào khác ngoài con đường chui vào vòng đô hộ của họ.Có tin cho biết những ngày vừa qua quân đội Trung Quốc đã áp sát biên giới phía Bắc và người ta chủ trương kích động giáo dân nổi loạn để bọn Lê Chiêu Thống có cớ mời họ vào.Dù những nhận thức, những ý kiến nêu trên sai đúng đến mức nào, tôi vẫn mong các vị nghiêm túc quan tâm đến bức thư này không chỉ vì số phận nghiệt ngã đau lòng của những người đang bị giam cầm vô lý mà còn vì quyền lợi của nhân dân Việt Nam, vì danh dự của chính ĐCSVN.Trân trọngNguyễn Thanh GiangSố nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bayTrung Văn – Từ Liêm – Hà NộiĐiện thoại: 35 534 370* Báo Nhân Dân - Tiếng Nói Của Đảng CSVN, Sao Đăng Tải Lời Càn Bậy?Nguyễn Thanh GiangBài này nói đến bài “ Thêm một nghị quyết sai trái của Hạ viện Hoa Kỳ ” của Quang Hà , đăng trên báo Nhân Dân ra ngày 20 tháng 9 năm 2007.Ngày 18 tháng 9 năm 2007, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết HR 3096 với đa số phiếu áp đảo (414 phiếu thuận/3 phiếu chống). Nghị quyết quy định không tăng viện trợ cho Việt Nam, nếu Tổng thống Hoa Kỳ không chứng thực được rằng Việt Nam có tiến bộ đảng kể về nhân quyền. Hiện nay, viện trợ phi nhân đạo của Hoa Kỳ cho Việt Nam vào khoảng 8 – 10 triệu USD/năm.Nếu Nghị quyết này được thực thi thì đây là một thiệt thòi lớn cho nhân dân Việt Nam. Không chỉ mất đi những khoản tiền lớn mà đất nước cứ phải chịu bao điều tiếng xấu với bộ mặt dân chủ, nhân quyền nhem nhuốc.Ai đã kích thích tác tạo nên nghị quyết HR 3096 ?Chính là bộ máy chuyên chính của ĐCSVN đã kích thích tác tạo nên Dự luật Nhân quyền HR 3096 !Dù không phải vì nhân dân, vì đất nước mà chỉ vì giữ ghế lãnh đạo cho Bộ Chính trị ĐCSVN, người ta cũng không thể hiểu, không thể lý giải vì sao bộ máy chuyên chính của Đảng lại làm nhiều việc vô lý đến như vừa qua.Vì sao, trong suốt Hội nghi APEC 14 công an lại phải đặt trạm gác một cách lộ liễu, thô bạo trước tư thất tất cả các nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội? Trong thời đại thông tin, tất cả những ý kiến, những bản tố cáo đều được nhanh chóng loan tải khắp toàn cầu. Nếu ai đó được dịp gặp gỡ và tố cáo trực tiếp với một vài người nước ngoài nào đó nữa thì tác hại cho Đảng, cho Nhà nước đâu lớn được bằng những điều tiếng xấu tự nói lên từ việc vô cớ “ bỏ tù tại gia ” nhũng công dân vô tội của mình đang được quốc tế quan tâm?Nhiều người hiểu biết (trong đó có một đại tá công an nghỉ hưu) trao đổi với tôi rằng: có lẽ đấy là biểu hiện mối bất hòa trong nội bộ công an, bộ phận thuộc ông lãnh đạo này muốn “chơi xỏ” bộ phận dưới quyền lãnh đạo của ông kia. Hoặc giả, cũng có thể do người ta thực thi lệnh chỉ huy từ bên ngoài muốn phá đám Hội nghị APEC 14 và ngăn không cho Việt Nam vào WTO?Vụ việc đàn áp biểu tình rồi đổ vấy, thóa mạ, hăm dọa hòa thượng Thích Quẩng Độ cũng vậy. Làm sao có thể chứng minh một cách thuyết phục rằng hành động cứu trợ dân oan của Hòa thượng hoàn toàn không xuất phát từ phát tâm cứu nhân độ thế của Phật mà chỉ là dã tâm kích động bạo loạn của nhà chùa?Trong đám vật vờ thất thểu ở số 1 Mai Xuân Thưởng, 210 Cầu Giấy- Hà Nội và ở Văn phòng 2 của Quốc hội tại thành phố Hồ Chí Minh nếu có những phần tử cào mặt ăn vạ thì cánh họ chỉ đếm được trên đầu ngón tay thôi chứ. Làm sao có thể nghĩ rằng hàng trăm, hàng nghìn người kia (trong đó có cả các thương bệnh binh, các bà mẹ Việt Nam anh hùng) lếch thếch từ hàng trăm, hàng ngàn cây số đến ăn nằm vạ vật, phơi nắng dầm sương hết tháng này qua năm khác lại chỉ vì hong hóng chờ được “phảt chẩn” dăm bẩy chục hay vài trăm nghìn đồng bạc. Nghĩ như vậy, nói như vậy là vô lương tâm, là khinh miệt, là hỗn xược với nhân dân.Từ chủ trương công hữu hóa sai lầm đã biến ruộng đất thành mồi ngon cho quan tham của Đảng nhâu nhâu xâu xé, cướp bóc, hà hiếp nhân dân, đẩy nông dân vào cảnh khốn cùng. Nhẽ ra Đảng phải thấy đấy là nguyên nhân cơ bản của biểu tinh khiếu kiện kéo dài, ngày càng đông, càng quyết liệt; từ đấy biết đau xót, biết ân hận mà dũng cảm sửa sai chứ sao lại đưa hòa thượng Thích Quảng Độ ra làm cái bung xung để trút mọi tội lỗi vào đấy! Cách làm như vậy làm sao thuyết phục nổi ai. Thế là nó đánh vào lương tri con người. Dân trong nước vì sợ tai bay vạ gió đành nén nỗi xúc động và lòng khinh ghét vào âm thầm nhưng thế giới bên ngoài người ta không thể không lên tiếng và tỏ thái độ.Rồi đến vụ thầy giáo Vũ Hùng và cô giáo Trần thị Ao ở Hà Tây. Vì sao đọc sách, đọc báo (dù là sách gì, báo gì đi nữa) mà lại phải bị giam cầm. Vì sao họ vẫn là thầy giáo, cô giáo không bị luận tội chính thức mà cũng bị tống giam, mặc áo tù, ăm cơm tù, ngủ sàn đất lạnh?Vì sao công dân Úc Peter Leech đã có công đóng góp không nhỏ vào đẩy mạnh giao thương, mời gọi đầu tư cho Việt Nam nhưng không những không được nhà nước Việt Nam tuyên dương mà cũng không được pháp luật Việt Nam bảo vệ khi bị mấy công an vì tự ái cá nhân, bất bình mà trù dập tàn ác? Rồi những pa-nô ảnh công an Việt Nam bịt mồm linh mục Nguyễn văn Lý giữa phiên tòa được giăng khắp các đại lộ Châu Âu, Châu Mỹ. Rồi những dòng nước mắt xót thương nữ tù nhân lương tâm Lê thị Công Nhân đầm đìa lương tri nhân loại. v v …Nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam có thể không giống của Hoa Kỳ hay nước nào khác nhưng nó phải không được vô luân, phi pháp như thế chứ ! Và, khi ai đó vì tình người, vì đau nỗi đau nhân loại mà lên tiếng thì sao cứ lải nhải rống lên là “ can thiệp nội bộ ”!Cũng phải thừa nhận Việt Nam đã có tiến bộ phần nào. Không còn cái giọng trịch thượng, ngỗ ngược trước đây, phản đối dự luật HR 3096, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng dè dặt bầy tỏ nỗi quan ngại: “ Dự luật này … ảnh hưởng tới chiều hướng phát triển tích cực hiện nay của quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ ”.Sau khi giải bầy: “Hiến pháp Việt Nam quy định rõ nhà nước tôn trọng và bảo đảm tất cả các quyền kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, dân sự của nhân dân, trong đó có các quyền tự do tôn giáo, ngôn luận, báo chí, thông tin, hội họp, lập hội ”; thay mặt Nhà nước, ông Lê Dũng ôn tồn đề nghị: “Việt Nam đã và luôn sẵn sàng đối thoại với Hoa Kỳ về các vấn đề quan tâm, trong đó có vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo. Chúng tôi đề nghị phía Hoa Kỳ nhìn nhận vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam một cách toàn diện, khách quan …”.Phải như vậy chứ, phải đổi mới thái độ để được hòa hợp cùng thế giới tiên tiến, để thực sự thêm bạn, bớt thù. Không thể nào khác được đâu. Không thể cứ khăng khăng ôm lấy một mớ giáo lý cũ mèm của mấy vị “gia trưởng”, mấy ngài giáo sư mác- xit trây ỳ, lẩm cẩm.Dù muốn hay không, các vị lãnh đạo mới, dưới sức ép thực tiễn cũng đang phải bước về “phía hữu”. Bước về “phía hữu” để mong còn tồn tại được. Tình thế nó phải như vậy, xin các cụ đừng nắm tóc kéo giật lại bắt họ phải hô to một cách khiên cưỡng: “Thà chết không rời con đường XHCN”.Bước chân đã dấn khá sâu về “phía hữu” và lực hút ngày càng rất mạnh. Nếu cứ nghiến răng ra sức nắm tóc trì kéo lại, e sẽ đứt cổ. Nhân dân, công nhân, nông dân còn ở xa lắm mới được ngửi mùi tư bản chứ bọn tư bản đỏ, địa chủ đỏ - lũ con cháu, lũ cận thần của các cụ- chúng ăn bả tư bản từ lâu rồi Bây giờ rời tư bản, rời Phương Tây, rời Mỹ ra là chúng khốn quẫn. Cho nên, công nông thì nghèo khổ lắm, ốm o lắm, lại sợ sệt, không dám ho he gì đâu. Song, chính cái đám con cháu, cận thần kia sẽ kề gươm vào cổ, gí súng vào đầu Đảng của các cụ nếu cắt đường làm ăn, cai triệt mùi sống xa hoa tư bản của chúng..Trớ trêu là, trong khi ông Lê Dũng chỉ ôn tồn khuyến dụ như trên thì đâu đó lại có kẻ xắn tay đồ tể lên một cách du đãng. Quang Hà trong bài báo “Thêm một nghị quyết sai trái của Hạ viện Hoa Kỳ” hàm hồ quy chụp: “Hạ viện Hoa Kỳ đã trực tiếp khẳng định “nhân quyền” mà họ quan niệm thực chất là “phi nhân quyền”, vì nó đã được sử dụng để gây sức ép đối với tiến trình phát triển của quốc gia khác, bất chấp lợi ích của người dân của quốc gia đó…. để hỗ trợ cho hoạt động chống phá Việt Nam…”.Hắn suy diến một cách ngu xuẩn: “ …bản chất văn bản do dân biểu C. Xmit cùng chin dân biểu khác bảo trợ chỉ là một hành vi để tranh thủ phiếu bầu của cử tri …”. Thóa mạ hàng chục quan chức của một quốc gia một cách vô lối, không biện giải, không chứng lý là hành động đáng được đưa ra xử phạt ở tòa án. Hơn thế, khi nói các quan chức Hoa Kỳ làm như vậy chỉ “để tranh thủ phiếu bầu của cử tri ”, Quang Hà vô tình hay hữu ý còn thóa mạ cả nhân dân Hoa Kỳ - những người khuyến khích các dân biểu hành động (theo Quang Hà là) sai trái để được nhận phiếu bầu đông đảo cử tri.Sự hàm hồ chỉ biểu hiện một khía cạnh dốt nát của Quang Hà. Không biết hắn đã ăn bao nhiêu tiền lương của Đảng (rút từ nhân dân), nhận bao nhiêu nhuận bút mà hắn vẫn chưa biết sử dụng ngoặc kép. Trong nhiều trường hợp, một từ được đóng trong ngoặc kép tức là từ đó đã phải được hiểu khác hoặc ngược hẳn lại. Quang Hà cao giọng giảng giải: “Nói một cách ngắn gọn “ nhân quyền ” là quyền được làm người ” Ở chỗ khác trong bài, hắn cũng lại đã viết: “ …bị phân biệt đối xử, xã hội không tạo cho họ cơ hội được làm “người” …”. Ai cũng muốn có cơ hội để được làm người, nhưng không ai muốn làm “người” cả. Khi nói Quang Hà là người thì tức là người ta đánh giá hắn ta là một người như tất cả mọi người trong xã hội. Khi nói Quang Hà là một “người” tức là cùng lắm hắn chỉ được xem là ngợm.Thế giới đều tôn trọng và phấn đấu vì nhân quyền – một giá trị chung của nhân loại - nhưng nếu nói “nhân quyền” Việt Nam, tức là Việt Nam chỉ có một thứ nhân quyền quái đản, gớm ghiếch. Tệ hại hơn, Quang Hà còn viết: “Các “khách mời” thường xuyên của RFA là những tổ chức khủng bố của người Việt lưu vong, những tổ chức cực đoan chống phá Việt Nam trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, những thành phần lưu manh và cơ hội chính trị mang danh hiệu “ nhà dân chủ ” như Trần Khuê, Nguyến Thanh Giang … ”. Ai cho Quang Hà ăn càn nói bậy, hỗn xược, xấc láo như vây? Chẳng nhẽ bố mẹ Quang Hà dạy hay Đảng của Quang Hà dạy hắn như thế sao! Nhưng, bố mẹ Quang Hà cũng không được và không dám xếch mé như vậy mà Đảng của Quang Hà cũng chưa bao giờ chính thức quy chụp như vậy kia mà. Cũng có thể là tội nghiệp cho Quang Hà, vì hắn chỉ như một đứa trẻ thiểu năng trí tuệ, nói mà không hiểu mình đang nói gì. Quang Hà có hiểu thế nào là cơ hội không? Ngoài những định nghĩa ngắn gọn trong các từ điển, tôi cho Quang Hà biết thêm một nhận xét sau đây của Lê-nin về bản chất của chủ nghĩa cơ hội: “ … đặc điểm của tất cả chủ nghĩa cơ hội hiện đại trong mọi lĩnh vực là: nó mang tính chất không rõ ràng, lờ mờ và không thể nào hiểu nổi. Do bản chất của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tránh đặt vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát; bao giờ nó cũng tìm con đường trung dung, nó quanh co uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau …”.Vậy, cái đường lối “kinh tế thị trường định hướng XHCN ” của đảng CSVN có đúng là con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi: tư bản và XHCN không? Chính vì thế mà “ nó mang tính chất không rõ ràng, lờ mờ và không thể nào hiểu nổi”. Tỷ như khái niệm giá đất và giá trị quyền sử dụng đất quy định trong Luật Đất đai mà tôi đã bình luận trong bài viết gần đây “Đất đai – Nguồn sống và hiểm họa”: “Cái ghế tổng bí thư ngồi thì có giá chứ quyền ngồi trên cái ghế tổng bí thư thì làm sao định giá bằng tiền được. Có chăng chỉ định bởi sự chấn hưng của đất nước hay nỗi thống khổ của nhân dân”Quang Hà có hiểu thế nào là lưu manh không? Tôi chỉ nêu ở đây định nghĩa ngắn gọn trong “Từ điển Tiếng Việt” của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Lưu mạnh: “Chuyên làm những việc phi nghĩa như ăn cắp, ăn trộm, bịp bợm, đánh bạc, làm đĩ … để sinh sống” .Ăn cắp, ăn trộm: hàng loạt cán bộ từ to đến nhỏ của đảng CSVN ăn cắp thông qua tham nhũng; ăn trộm thông qua tước đoạt ruộng đất của nông dân để chia chác cho nhau.Bịp bợm, làm đĩ : loại như Quang Hà sẵn sàng vứt bỏ nhân phẩm, vu khống, xuyên tạc, nói láo, đem ngòi bút đánh đĩ cho các thế lực đen tối, ngõ hầu nhanh chóng kiếm thêm một bậc lương, một sao, một gạch gì đó.Gần hai chục năm nay, người ta đã bố trí không biết bao nhiêu lực lương, tiêu tốn không biết bao nhiêu tiến của để canh gác, dò xét, lục tìm gia phả, bới móc đời tư … nhưng không hề tìm được một vết đen nào trong hành xử thực tế, trong tư cách đạo đức của Nguyễn Thanh Giang. Bí quá, người ta đành nuôi cả một đạo quân hết gửi thư qua mạng, qua bưu điện để chửi bới, đe dọa, lại dựng tài liệu giả để gây ngộ nhận và xúc xiểm nhiều loại người khác nhau xúm vào chê bai, rỉa xói; đồng thời cho một loạt Quang Hà tương lên các báo của Đảng những quy chụp lếu láo.Không thể hiểu, sao mà một Đảng khổng lồ, một bộ máy chuyên chính đồ sộ lại phải dùng những mánh khóe lén lút, ty tiện như vậy để đối phó với một cá nhân ? !Nhân đây cũng xin nhắc ông tổng biên tập báo Nhân Dân Đinh Thế Huynh phải thận trọng. Cái chức Trung ương ủy viên của ông kể đã to nhưng ông có biết rằng ngay một số ủy viên Bộ Chính trị của ông cũng chỉ thuộc trang lứa những thiếu nhi Tháng Tám, những học sinh thời chống Pháp của tôi.Chỉ vì hai phóng viên Agnieszka Borowska và Monika Michalak đưa lên kênh truyền hình TPV1 (Kênh truyền hình lớn nhất của Ba Lan) bài phóng sự trong đó có nhắc đến ông Trần Ngọc Thành, cho ông như maphia người Việt chuyên đi thu bảo kê ở một chợ tại Ba Lan mà sau vụ kiện kéo dài 5 năm, ngày 1 tháng 2 năm 2007, hãng Truyền hình này đã phải chính thức xin lỗi và bồi thường cho ông Trần Ngọc Thành 30.000 USD.So với xã hội pháp trị, Việt Nam còn rất mông muội, nhưng lẽ nào ngày phán xử công minh không tới.Gần hai chục năm nay, số lượng chính luận của Nguyễn Thanh Gaing gồm các bài viết, các cuộc trả lời phỏng vấn … đã tới vài nghìn trang (xin tham khảm ở Thư viện trên mạng của Nguyễn Thanh Giang: “ www. nguyenthanhgiang.com ” ). Nhiều trí thức, lão thành cách mạng cảm tình đã quá lời khi đánh giá đấy là những giáo huấn rất giá trị đối với đảng CSVN.. Đúng mực hơn, tôi chỉ khẳng định toàn bộ kho tàng ấy không hề có yếu tố lưu manh, cơ hội.Tôi mong báo Nhân Dân cùng hơn 600 tờ báo khác của Đảng hãy nghiêm túc xem xét kho tàng ý kiến công dân đầy tâm huyết và công phu đó, lọc ra đôi phần trân trọng, đồng thời mổ xẻ, phân tích những gì chưa đúng, những gì có hại cho xã hội trên cở sở có phân tích, trích dẫn cụ thể, đàng hoàng, không nên vì đuối lý mà xua ra những bọn nhâu nhâu như Quang Hà cắn càn, xủa bậy.Đừng để cho những loại Quang Hà bôi bẩn báo Nhân Dân và mong có ngày được thấy báo Nhân Dân xúng đáng là tiếng nói của nhân dân Việt Nam.Hà Nội ngày 24 tháng 9 năm 2007Nguyễn Thanh GiangSố nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bayTrung Văn – Từ Liêm – Hà Nội,Điện thoại : ( 84 ) 5 534370
Publié par DAT NGUYEN à 14:28


Liens vers ce message blog
Tạo một Liên kết

No comments: