Wednesday, March 25, 2009

WIKIPEDIA

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Th%E1%BB%8B_C%C3%B4ng_Nh%C3%A2n

Lê Thị Công Nhân
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Sinh
20 tháng 7 năm 1979 (29 tuổi)Gò Công Tây, Tiền Giang, Việt Nam
Quốc tịch
Việt Nam
Nghề nghiệp
Luật sư
Luật sư Lê Thị Công Nhân (sinh năm 1979) là một nhân vật bất đồng chính kiếnViệt Nam. Hiện nay cô đang trong thời gian chịu án tù vì bị kết án tội tuyên truyền chống phá nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mục lục[ẩn]
1 Tiểu sử
2 Hoạt động
3 Phản ứng xung quanh vụ án Lê Thị Công Nhân
3.1 Theo hệ thống truyền thông nhà nước Việt Nam
3.2 Theo hệ thống truyền thông quốc tế
4 Giải thưởng
5 Ghi chú
6 Liên kết ngoài
//

[sửa] Tiểu sử
Lê Thị Công Nhân sinh tại Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam; trú tại tập thể Văn phòng Chính phủ, phường Phương Mai, Hà Nội, xuất thân trong một gia đình công nhân viên chức và tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm 2001.
Năm 2004, cô tốt nghiệp lớp luật sư và công tác tại bộ phận thư ký quan hệ quốc tế, Văn phòng Đoàn Luật sư Hà Nội. Năm 2005, thôi việc tại Văn phòng Đoàn Luật sư Hà Nội để về làm việc tại văn phòng Luật sư Thiên Ân.
Lê Thị Công Nhân là thành viên của Khối 8406 và đồng thời là đảng viên của Đảng Thăng Tiến Việt Nam.
Lê Thị Công Nhân bị bắt tạm giam tại Hà Nội vào ngày 6 tháng 3 năm 2007 với lý do "hoạt động tuyên truyền chống nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam", và bị xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư Hà Nội[1].
Vào ngày 11 tháng 5 năm 2007, sau hơn hai tháng tạm giam, cô và Nguyễn Văn Đài được đem ra xét xử, bị kết án 4 năm và 3 năm quản chế[2].

[sửa] Hoạt động
Lê Thị Công Nhân tham gia phong trào đòi đa nguyên, đa đảng. Lê Thị Công Nhân đã từng viết tham luận, nội dung tố cáo Tổng Công đoàn Việt Nam hiện nay không bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và kêu gọi thế giới hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất để lập ra những công đoàn độc lập cho công nhân Việt Nam, thể hiện đúng chức năng của Đảng Cộng sản Việt Nam được nêu trong điều 4 Hiến pháp Việt Nam 1992[3]. ("Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.")
Cô là phát ngôn viên công khai của Đảng Thăng Tiến Việt Nam[4][5], cô đã trả lời một số cuộc phỏng vấn của các đài và báo chí ngoại quốc và viết bài nói về thực trạng của Việt Nam[6]. Vào tháng 12 năm 2006, trả lời cuộc phỏng vấn hội đoàn Lên Đường ở hải ngoại với những lời lẽ phê phán chỉ thị số 37/2006/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc quy định một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, cô nói: "Là một luật sư thì tôi xin khẳng định với những hiểu biết cá nhân của mình rằng chỉ thị 37-TTG ngày 29/11/2006 là hoàn toàn vi hiến"[7].
Cô đã được mời tham dự Hội nghị Công đoàn Tự do tổ chức tại Warszawa, thủ đô của Ba Lan, (28 - 30 tháng 10 năm 2006), nhưng cô không tham dự được vì bị công an giữ lại trước khi lên máy bay[8]. Trong thời gian Hội nghị APEC 14 họp ở Hà Nội, theo hội đoàn Quê Mẹ của người Việthải ngoại, cô là một tiếng nói đối lập với nhà nước Việt Nam bị lập chốt gác giám sát ngay trước nhà để ngăn chặn cô tiếp xúc với các thành viên trong đoàn dự APEC[cần dẫn nguồn].
Từ đầu tháng 12 năm 2006 đến tháng 2 năm 2007, cô đã cùng luật sư Nguyễn Văn Đài tổ chức các lớp học về dân chủnhân quyền, vận động giới thiệu các tổ chức như Đảng Dân chủ, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Khối 8406... cho một số sinh viên, trí thức và người khiếu kiện, tại văn phòng luật sư Thiên Ân. Theo báo Lao Động, một số người tham gia lớp học này đã viết đơn tố cáo hoạt động này [9].

[sửa] Phản ứng xung quanh vụ án Lê Thị Công Nhân
Xung quanh vụ án Lê Thị Công Nhân có các chiều hướng phản ứng khác nhau:

[sửa] Theo hệ thống truyền thông nhà nước Việt Nam
Các báo và đài trong hệ thống truyền thông của nhà nước Việt Nam đều phê phán Lê Thị Công Nhân và cho rằng vụ án này cần được xử lý nghiêm khắc. Báo Lao động gọi việc Lê Thị Công Nhân gặp gỡ và cùng hoạt động đòi đa nguyên, đa đảng với Nguyễn Văn Đài là "Ngưu tầm Ngưu"[10]. Tờ báo này viết[11]: Lê Thị Công Nhân "bập" vào Nguyễn Văn Đài rất nhanh. Về làm nhân viên Văn phòng Luật sư Thiên Ân năm 2004, Nhân nhanh chóng trở thành trợ thủ đắc lực của Đài. Khiếu ăn nói, viết lách của cô luật sư trẻ đã được Đài tận dụng triệt để khi giao cho Nhân "trách nhiệm" chính biên soạn những tài liệu có nội dung xuyên tạc dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, cung cấp cho bọn phản động lưu vong người Việt và các thế lực thù địch ở bên ngoài sử dụng vào các mục đích tuyên truyền chống phá Nhà nước VN. Hàng loạt bài viết, trả lời phỏng vấn mà nội dung xuyên suốt là xuyên tạc, bịa đặt và vu cáo tình hình dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam như “Khía cạnh pháp lý về đình công và yêu cầu có hệ thống công đoàn độc lập tại Việt Nam”, “Sự thật về việc bãi bỏ nghị định 31/CP ngày 14-4-1997”, “Bài trả lời phỏng vấn và đối thoại” nhằm vu cáo chỉ thị 37/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ... đã được Nhân phát tán trên các trang web hay đài phản động bên ngoài. Có nghe Nhân trả lời phỏng vấn trên đài, báo của bọn phản động lưu vong người Việt và nước ngoài như “Chân trời mới”, “Tiếng nước tôi”, “Đối thoại”, RFA... mới thấy hết sự lộng ngôn. Chưa đầy 30 tuổi và rời ghế nhà trường chưa lâu mà Nhân cứ đứng lên hô hào rằng “tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa XII”, “Việt Nam đàn áp những người bất đồng chính kiến”, “ngày toàn dân mặc áo trắng ủng hộ dân chủ”... Thậm chí Nhân còn thề thốt “chiến đấu tới cùng, không bao giờ đầu hàng, thỏa hiệp với cộng sản”.
Cũng theo hệ thống truyền thông tại Việt Nam, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân còn đứng ra mở một số lớp học nhằm tuyên truyền chống Nhà nước, vận động giới thiệu cho các tổ chức bất hợp pháp do những đối tượng chống đối thành lập như: Đảng Dân chủ thế kỷ 21, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Khối 8406...
Theo các báo trong nước, hoạt động của Lê Thị Công Nhân đã gây phẫn nộ đối với quần chúng nhân dân và dư luận xã hội[12]; nhân dân đã tỏ rõ thái độ bất bình tại các cuộc họp dân phố[13], sự xử lý của pháp luật cũng đã được dư luận hoan nghênh[14][15].
Theo báo Lao động: "Đều là những đối tượng tuổi đời còn trẻ, được sinh ra, lớn lên trong nền hòa bình độc lập của Tổ quốc, được học tập và đào tạo thành những luật sư nhưng chưa có hoạt động gì đóng góp cho đất nước, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã quay lưng phủ nhận tất cả những gì đã được thừa hưởng từ xã hội, đất nước…"[cần dẫn nguồn]

[sửa] Theo hệ thống truyền thông quốc tế
Trong khi đó, một số tổ chức quốc tế, trong đó có Quốc hội Hoa Kỳ[16], Liên minh Châu Âu[17], Ân xá Quốc tế[18], Tổ chức Theo dõi Nhân quyền[19], Phóng viên Không biên giới[20], đã lên tiếng phản đối việc Lê Thị Công Nhân bị bắt giữ và xét xử. Các tổ chức này này kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho hai người và một số nhân vật bất đồng chính kiến khác. Những tổ chức này cho rằng việc bắt bớ các nhân vật đối kháng bất bạo động là vi phạm quyền tự do ngôn luận và hội họp, những quyền được Hiến pháp Việt Nam bảo vệ trong điều 69[17] và được bảo đảm theo công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết[18]. Đồng thời, họ cho rằng việc xét xử các nhân vật bất đồng chính kiến là theo kiểu các tòa án ở Liên Xô thời Stalin, chỉ là hình thức mà thôi[20][21].
Theo hệ thống truyền thông của người Việt hải ngoại, đã có những phản ứng phản đối đối với vụ án này.
Sau phiên tòa luật sư Trần Lâm cho biết: “Bản thân hai bị can trong quá trình xử án khi được hỏi đều cho rằng họat động của họ không phải là tội, không vi phạm luật pháp của Việt Nam mà chỉ hành xử các quyền tự do phát biểu và lập hội mà thôi. Trước khi phiên xử kết thúc, luật sư Lê Thị Công Nhân, phát biểu phản đối phiên toà, cho rằng không chính đáng”.[cần dẫn nguồn]
Bác sỹ Phạm Hồng Sơn một nhân vật bất đồng chính kiến cáo buộc trong quá trình khởi tố luật sư Lê Thị Công Nhân cũng như luật sư Nguyễn Văn Đài và linh mục Nguyễn Văn Lý đã có những dấu hiệu thông tin bị cơ quan truyền thông (Báo Nhân Dân, đài truyền hình VTV1) đưa tin trái với tinh thần khách quan, công bằng của pháp luật gây bất lợi cho vị linh mục và hai luật sư[cần dẫn nguồn].
Một số hội đoàn của người Việt hải ngoại đã đăng những bài thơ, bài hát ca ngợi Lê Thị Công Nhân, trong đó sử dụng những từ như “thiên thần”, “anh thư của nước Việt", "bông hồng có ánh thép”[1], [2]. Nhạc sĩ Trúc Hồ viết bài hát "Thiên thần trong bóng tối" nhằm vinh danh luật sư Lê Thị Công Nhân, được trình bày trên video Mùa hè rực rỡ của Trung tâm Asia[22].
Trên các báo và một số diễn đàn, tranh luận khá gay gắt xung quanh vụ án này. Luật sư Trần Lâm, người nhận biện hộ cho hai bị can, sau khi phiên xử kết thúc đưa ra nhận định về bản án vừa tuyên cho hai thân chủ của ông: “Nói về mặt luật là nặng nhưng nói về chính trị là không nặng. Vụ này họ nhìn về mặt chính trị; tôi có cãi về mặt luật pháp nhưng họ không chịu. Nhìn về mặt chính trị thì có nguy hiểm thật; nhưng về luật pháp thì chưa đến mức như vậy. Trong phiên xử đấu tranh giữa hai quan điểm đó.”[cần dẫn nguồn]

[sửa] Giải thưởng
Lê Thị Công Nhân là một trong tám người Việt Nam được tổ chức Theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW), một tổ chức phi chính phủ, trao giải thưởng Hellman/Hammett năm 2008 [23]

[sửa] Ghi chú
^ Xóa tên 2 luật sư có hành vi chống nhà nước
^ Phạt 9 năm tù Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân
^ Vai trò của công đoàn đối với công nhân tại Việt Nam hiện nay
^ Phát Ngôn Viên: Nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân
^ Phỏng vấn nữ luật sư Lê thị Công Nhân - phát ngôn viên của Đảng Thăng Tiến
^ Phỏng vấn tại BBC tiếng Việt
^ Trao đổi với Luật Sư Lê Thị Công Nhân về chỉ thị báo chí 37
^ Bà Công Nhân bị cấm xuất cảnh - BBCnews Việt ngữ
^ Báo Người lao động, "Chiếc loa" Lê Thị Công Nhân
^ Thành ngữ: "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" tức ngựa tìm ngựa, trâu tìm trâu
^ "Chiếc loa” Lê Thị Công Nhân
^ Đài truyền hình trung ương, Lê Thị Công Nhân - phần tử nòng cốt cho Nguyễn Văn Đài chống phá Nhà nước Việt Nam
^ Báo Quân đội Nhân dân, Bộ mặt thật của các “nhà dân chủ” (Tiếp theo và hết)
^ Đài truyền hình Hà Nội, Hai luật sư bị bắt vì chống nhà nước
^ Báo Sức khỏe Đời sống, Tòa án TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội xét xử 2 vụ án chống phá nhà nước Việt Nam: Bản án thích đáng cho những kẻ ngông cuồng
^ House Res 243
^ a b Liên minh Châu Âu (15 tháng 5, 2007). "Declaration by the Presidency on behalf of the EU on the sentencing of human rights defenders in Viet Nam". Truy cập 23 tháng 6 năm 2007.
^ a b Ân xá Quốc tế (24 tháng 4, 2007). "Viet Nam: Silenced critics must be released". Truy cập 23 tháng 6 năm 2007.
^Vietnam: Crackdown on Dissent in Wake of WTO and APEC”, 9 tháng 3, 2007. Truy cập 23 tháng 6 năm 2007.
^ a b Phóng viên không biên giới (11 tháng 5, 2007). "Two more cyber-dissidents get long jail terms in Stalinist trial". Truy cập 9 tháng 8 năm 2007.
^ TIME, “A Show (and Tell) Trial in Vietnam”, 30 tháng 3, 2007. Truy cập 9 tháng 8 năm 2007.
^ Tạ Xuân Thạc, “ASIA 56 Vinh Danh Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Thiên Thần Trong Bóng Tối”, Việt Báo, 29 tháng 9, 2007. Truy cập 23 tháng 11 năm 2007.
^ BBC Tám người Việt nhận giải nhân quyền 23 Tháng 7 2008 - Cập nhật 04h30 GMT

[sửa] Liên kết ngoài
"Chiếc loa” Lê Thị Công Nhân
Nguyễn Văn Đài:5 năm, Lê Thị Công Nhân:4 năm tù giam
Những hành động cần thiết nhằm bảo vệ Nhà nước và ổn định xã hội
Bà Công Nhân bị cấm xuất cảnh (BBC)
Hai nhân vật đối kháng bị bắt (BBC)
Hai cựu luật sư chống nhà nước VN được giảm án tù
Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Th%E1%BB%8B_C%C3%B4ng_Nh%C3%A2n
Thể loại: Nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam Sinh 1979

No comments: